Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Tư tưởng hệ: độc tài chống dân chủ - Trung Quốc phủ bóng Biển Đông

Tư tưởng hệ: độc tài chống dân chủ

“Sớm hay muộn thì cuộc cạnh tranh toàn cầu này cũng sẽ dẫn tới một xung đột về các giá trị và quy tắc xã hội, và rồi đối với Phương Tây thì đó sẽ là về bản chất cốt lõi của nó.” Joschka Fischer, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức.
Sau khi cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất chất dứt, Phương Tây tin rằng đã thắng toàn diện. Quân sự, kinh tế và tư tưởng hệ. Sử gia người Mỹ Francis Fukuyama viết quyển sách bán chạy Kết cuộc của lịch sử. Dân chủ và kinh tế thị trường – anh em sinh đôi không thể tách rời khỏi nhau được của Phương Tây – sẽ thắng thế ở khắp mọi nơi. Lựa chọn khác cuối cùng – chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội – đã chìm xuống cùng với Liên bang Xô viết. Mãi bây giờ mới trở nên sự thật, những gì mà một sử gia người Mỹ khác, William McNeill, đã quả quyết ngay từ năm 1963 trong tác phẩm kinh điển The Rise of the West của ông, rằng chỉ có một con đường đi vào thời Hiện đại, và đó là con đường của Phương Tây.

Cả Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ đi theo con đường này. Vì một giới trung lưu ngày càng tăng sẽ yêu cầu có tự do về chính trị và cuối cùng sẽ dẫn tới – hòa bình hay đổ máu – một thay đổi hệ thống. Tuy là đúng. Giới trung lưu ở đó tăng lên liên tục, nhưng họ không yêu cầu thay đổi chế độ.
Điều gì diễn ra – theo cách nhìn của Phương Tây – không đúng? Tại sao giới trung lưu Trung Quốc không nổi loạn? Vì chính phủ biết cách khéo léo thỏa mãn nhu cầu vật chất của họ. Chính phủ ở Bắc Kinh biết rất chính xác, rằng tính chính danh duy nhất của họ là việc họ phải làm sao cho tất cả mọi người trong nước có một cuộc sống tốt hơn. Việc người này (người dân thành thị) nhanh chóng có được cuộc sống tốt hơn là những người khác (ở nông thôn), việc này thì họ tạm thời chấp nhận.
Cho tới nay, chính phủ đã thành công trong việc là phần lớn người Trung Quốc mỗi năm đều có nhiều tiền hơn trong ví của họ. Thêm vào đó, họ đã giải thoát họ ra khỏi bộ máy giám sát địa phương của đơn vị lao động [danwei – 单位] và cho phép họ tự do đi lại. Trung Quốc của ngày nay không phải là một nhà nước đàn áp thô thiển như Liên bang Xô viết lúc trước đã từng là, nơi người dân đứng xếp hàng vì chuối và quần jean. Ở Trung Quốc, từ hàng chục năm nay đã không còn có ai đứng xếp hàng hàng giờ liền vì những món hàng “từ nước ngoài” đó nữa. Ở đó, người tiêu thụ ngày nay chỉ còn suy nghĩ mình nên mua quần jean rẻ tiền ở H&M hay đắt tiền ở Levis’s nữa thôi.
Điều này đã trở nên có thể, vì Trung Quốc đã tạo ra một mô hình mới. Đó là một hình thức pha trộn: về chính trị là một sự thống trị độc đảng, nhưng về kinh tế phần lớn là tư bản. Họ sử dụng một phần những biện pháp kinh tế thị trường của chúng ta, nhưng tuy vậy vẫn không muốn trở thành như chúng ta. Điều này khiến cho nhiều người ở Phương Tây lúng túng.
Tức là mô hình tự do Phương Tây đã có một mô hình đối nghịch – mô hình Trung Quốc, dù người ta có muốn gọi nó như thế nào đi chăng nữa. Và là trong một thời kỳ mà nền dân chủ Phương Tây đang ở trong một cuộc khủng hoảng. Vì tất cả ba khối dân chủ lớn của Phương Tây – Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản – hiện nay đang suy yếu từ những lý do khác nhau.
Ở Hoa Kỳ, tổng thống và quốc hội làm trở ngại lẫn nhau. Hậu quả của hệ thống rối loạn chức năng này là một sự trì trệ gây tê liệt. Trong EU, một cuộc tranh giành thẩm quyền đang bùng nổ dữ dội về việc những quyết định nào cần phải được đưa ra trên bình diện nào. Và ở Nhật, chính phủ và bộ trưởng thay đổi trong một vận tốc nghẹt thở, tới mức không có một sự liên tục nào thành hình trong đường lối chính sách của Nhật Bản. Trong tất cả ba vùng, cử tri tạo một khoảng cách xa rất nguy hiểm với những người cầm quyền được bầu lên. Từ ngữ hậu dân chủ đang được nói tới.
Cả một thời gian dài, chính khách cũng như giới trí thức ở Phương Tây đã không xem trọng mô hình đối nghịch Trung Quốc. Nhưng rồi dần dần họ mới thấy rằng ở đó đang thành hình một sự lựa chọn khác. Lần trỗi dậy của Trung Quốc “đối với Phương Tây cũng là một thách thức về tư tưởng hệ”, ví dụ như Hanns Günther Hilpert, chuyên gia châu Á ở thinktank Berlin Stiftung Wissenschaft und Politik (swp), đã nói. Charles Kupchan còn đi xa hơn và nhìn thấy “sự thống trị về tư tưởng hệ của Phương Tây đang bị đe dọa”.
Không buộc phải như vậy. Tuy là mô hình độc tài Trung Quốc có được một sức quyến rũ nhất định tại một vài nước đang phát triển và nước sắp trở thành nước công nghiệp, nhưng nó sẽ không chuyển hóa được một quốc gia công nghiệp Phương Tây nào sang phái Trung Quốc. Mặc dù vậy, hệ thống Phương Tây phải đối đầu với thách thức Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc về công khai vẫn còn tự gọi mình là cộng sản, nhưng trong cuộc cạnh tranh hệ thống mới, đó không phải là lần tái bản của lần đấu tay đôi giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Không, nó giống như một cuộc ganh đua giữa các phiên bản khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhiều hơn, giữa một chủ nghĩa tư bản tự do Tây Phương và một chủ nghĩa tư bản nhà nước đặc sắc Trung Quốc.
Trong khi Phương Tây để cho bàn tay vô hình của thị trường dẫn dắt nhiều hơn thì Trung Quốc tin vào bàn tay hữu hình và điều khiển của chính phủ. Và qua đó cũng hoàn toàn không tệ trong những lĩnh vực nhất định. Ví dụ – như đã mô tả trong những chương vừa qua – trong chính sách về công nghiệp, nghiên cứu và nguyên liệu.
Và một chính phủ độc tài cũng có thể phản ứng và quyết định nhanh hơn một chính phủ dân chủ rất nhiều. Nó thường có hiệu quả hơn, suy nghĩ trong những khoảng thời gian kế hoạch khác và qua đó mà thích hợp hơn để bước đến và giải quyết các vấn đề trong tương lai.
Ở đây, ngay tờ Spiegel mang nhiều tính phê phán Trung Quốc cũng phải trầm tư và mạo hiểm bước vào một địa hình trơn trượt: “Có một câu hỏi lẫn khuất đâu đây, một câu hỏi đáng sợ: có thể nào, mà một chính phủ phi dân chủ lại là một chính phủ tốt hay không?”
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

TIN VÉC-TƠ


Như đã nói từ tin trước, nay nhấn lại, gặp gỡ báo chí đầu năm, bác Huynh quán triệt báo chí là phải cổ vũ đất nước, không được thông tin bình luận làm phân tâm chao chạnh các véc-tơ phát triển của xã hội, dứt khoát như thế, ý bác dạy là phải nghe, phải khen, phải động viên véc-tơ, hy vọng năm nay sẽ được mùa ngợi ca trên báo chí. Đó là báo bác Huynh. Còn báo chí theo chỉ đạo của bác Đam thì phải phản ánh đa chiều cuộc sống, cả xấu và tốt. Hai bác đã thành hái véc-tơ rồi, mần báo giờ khó nhỉ?


Chiểu theo hướng véc-tơ thi người ta thống kê, véc-tơ tự tử tết năm nay cao hơn véc-tơ tự tử tết năm trước, véc-tơ tự tử năm nay dùng thuốc trừ sâu cao hơn véc-tơ thuốc trừ sâu năm trước. Xin mọi người hãy chú ý rằng thuốc trừ sâu phục vụ trừ sâu để nâng cao véc-tơ phát triển mùa màng, không phục vụ cho việc tự tử, dù đau khổ đến mấy, khó khăn bao nhiêu, thất tình dữ dội cũng đừng nhầm lẫn chức năng nhiệm vụ của thuốc trừ sâu nhé, nếu cần tự tử, hãy tự tử trên fb sẽ có nhiều người cứu, nhé.

Nhưng có vẻ như véc-tơ phát triển trên fb đang bị báo Nhân Dân đánh tiếng là phải ngăn chặn. Điều đáng sợ không phải người ta vạch rõ cái xấu, cái kém trên những véc-tơ cuộc sống của đất nước để vạch mặt trò dối trá, thế đã rất may mắn để mình có cơ hội sửa chữa, điều đáng sợ nhất là tất cả nhắm mẳt tung hô, tung hô, tung hô rồi níu nhau rơi tỏm xuống vực, hết véc-tơ.

Bất ngờ đau đớn nhất là véc-tơ hôi của, ăn cắp hàng hóa khi xe chở hàng gặp tai nạn lại chỉa vào địa chỉ tỉnh Quảng Bình, huyện Minh Hóa, mà báo chí gọi là hôi của dã man, rất đau, dã man hơn là công an, chính quyền có mặt rất nhanh ngay trước khi hành vi hôi của xảy ra nhưng họ cứ khoanh tay nhìn người ta hôi của.

Trong đề án cải cách giáo dục lần này, các bác bộ dục có một chỉ tiêu là năm mười năm nữa sẽ đưa một trường đại học nước nhà nằm trong top đầu quốc tế, ôi, các bác lại mê mẩn véc-tơ số 1 mất rồi, nhanh thì 30 chục năm, 50 năm nữa cơ, hãy cải cách đi, nâng cao chất lượng, ham hố top đầu top cuối mần chi ...

TIN TRÊN CAO


Tin cao nhất là cao khi Thủ tướng đã đồng ý cho một lộ trình quan trọng về những kế hoạch khổng lồ của Bộ giao thông, trong đó có việc chuẩn bị lộ trình thực hiện sử dụng xe đạp công ở các thành phố to. Nghe phân tích cũng có lý, cũng hay, Bộ giao thông đang cố sức hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường thông hè thoáng, chống ùn tắc bằng các công trình thế kỷ như xe điện trên cao, xe điện dưới đất, đường sá, cầu vượt. Nói thiệt với Thủ tướng, nếu cơ sở hạ tầng giao thông ngon thì chẳng cần chỉ thị, công văn dân cũng bỏ xe máy đi phương tiện công cộng mần việc. Nhưng e là còn lâu lắm. Mà chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng lại vội vàng ban lệnh xe đạp thì bỏ mẹ, náo loạn đường phố, lại khổ lắm.

Tin cao cao thuộc về tỉnh Phú Yên, ngoạc mồm xin gạo Chính phủ hỗ trợ bà con nghèo ăn tết mà tới giờ, tết nhất xong rồi, vẫn còn 444 tấn gạo vẫn chưa đưa về tay dân là răng?

Tin cao ngang ngang là mới rồi, quá nhiều vị to phát biểu rất máu thịt, rất hăng hái, rất nồng nhiệt về những quyết tâm rung chuyển trong năm nay, nghe hả dạ quá. Bộ trưởng Giáo dục thì cam kết sẽ thắng lớn trong sự nghiệp cải tổ giáo dục đang triển khai, thắng từng trận nhỏ. Ừ thì tin ông và cùng háo hức theo ông nhưng ông ơi, lần nữa nhắc, ông coi lại cái cách quan liêu máy móc cũ kỹ khi đùng đùng đưa chỉ tiêu chỉ tiếc, tiến sĩ tiếc siếc để đòi dừng nhiều chuyên ngành đào tạo ở các trường Đại học đi ông nhé, cái này không tơ lơ mơ được đâu. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng tuyên bố cam kết rất mạnh. Bên Bộ giao thông cũng cam kết rất mạnh. Các bác đều dẫn câu của tướng Giáp ra để thể hiện quyết tâm, nại ra thêm những từ cho phù hợp tình hình ví như Bộ giao thông là: “Đổi mới hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tăng tốc hơn nữa và phát triển hơn nữa”. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là: Chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”. Tóm lại, dân mong lắm mọi sự thay đổi, thay đổi mạnh mẽ, chứ không từ lời nói, đừng để bà con cuối năm lại chê các bác chém gió là được.

Tin cao trung bình là bác Huynh tuyên giáo sáng nay động viên an ủi báo chí nước nhà tiếp tục hăng hái, vượt mọi khó khăn, xốc tinh thần đất nước tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng bác Đam Phó thủ tướng thì khác, không động viên suông, mà yêu cầu báo chí cần phản ánh trung thực tốt, xấu, phản ánh cả nguyện vọng nhân dân, phản ánh cả những ý kiến phản biện miễn là động cơ tốt, vì đất nước. Còn bác Son thì phấn khởi khoe thứ trưởng mới là đồng chí Tuấn sẽ thay đồng chí Doãn phụ trách báo chí. Như vậy, vẫn là người Quảng Bình phụ trách mảng này, vinh dự tự hào nhỉ?

Tin không cao lắm nhưng được chú ý rất cao là nhiều báo ca ngợi doanh nhân Bảo Hoàng, con rể Thủ tướng. Mình không biết chi nên không bình, chỉ hơi hơi nhíu trán khi thấy báo khẳng định Bảo Hoàng có lý lịch sạch. Là lạ nhỉ?
Tin chót vót cao mà nghe cái tin ngay, hôm nay đã là 8 tết Giáp Ngọ. Rứa đó.

Trà Giang - Lại về trèo cây khế ngọt

Ông phát huy truyền thống quê hương cách mạng, sớm bày tỏ chí hướng làm chính trị bù đắp cho những khiếm khuyết chuyên môn để kinh qua nhiều chức vụ quan trọng, đến đỉnh cao nhất là Chủ tịch Nước. Cái chức trong sự định vị, phân công của thể chế một đảng lãnh đạo cộng với cốt cách của ông, cũng hết sức nhạt phèo. Hình như ông chỉ tạo ấn tượng bằng việc học theo gương vị cố Thủ tướng đồng hương để phát âm giọng Quảng thành giọng bắc, và là những người hiếm hoi từ miền nam tập kết nói giọng “chuẩn”, cho khác với phần lớn nhóm Nam bộ.

Cuối đời chính trị và chuẩn bị về hưu, ông bị tố cáo vì lùm xùm chuyện sửa nhà riêng bằng ngân sách nhà nước, chuyện đất đai ở Hà Tây, Quảng Ninh, chuyện có khách sạn 5 sao riêng. Dân Hà Nội chắc không ưa gì ông lắm, đến nỗi đưa lên mạng tin đùa ông trèo lên khách sạn của mình để nhảy lầu tự tử. Hình như ông cũng biết điều ấy và đôi khi cảm thất bất an.

Hòa vào xu thế tập quyền xã hội chủ nghĩa, ông cũng đã sớm bồi dưỡng cho cậu ấm thái tử đỏ của ông đi làm ngoại giao ở Mỹ, rồi về làm Phó Chủ tịch Cần Thơ lơ mơ thế nào mà bị thanh niên chặn đánh khi tự lái xe biển xanh đi dạo phố. Thấy không ổn, ông chạy cho cậu về Thứ trưởng Công Thương. Biết không thể phân công phụ trách mảng nào có hiệu quả ở trung ương, ông vận động phân công cậu ở hẳn văn phòng phía nam. Tại đó, cậu đã tham gia chỉ đạo đánh gục tay hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM vốn phạm nhiều sai trái, dù có sự đỡ đầu của Trưởng ban Tổ chức trung ương. Nhân vậy, cậu được phân công kiêm nhiệm hiệu trưởng cơ sở tư bản giáo dục dùng ngân sách nhà nước này với thu nhập hàng trăm triệu /tháng.

Cũng từ ngày về hưu, ông rất siêng về quê, nhân giỗ kỵ hiếu hỷ tết nhất, mượn tiếng về làm việc với tỉnh để khỏi tốn tiền nhà, lại có quà cáp mang ra. Cứ mỗi chuyến như thế, tỉnh lại phải đón đưa, họp lãnh đạo chủ chốt để nghe ông huấn thị trồng cây gì nuôi con gì, đột phá và mũi nhọn, năng động và sáng tạo, không để dân đói khát nghèo khổ... và đưa ông đi thăm thú một vài địa phương, một vài doanh nghiệp (có máu mặt để có quà to).

Năm nay, cũng vào dịp ấy của họ tộc, ông về làm việc với tỉnh, mang theo cả gia đình, cùng ông Bộ trưởng cấp trên của con trai ông. Ông cũng làm việc với tỉnh như những lần trước; cũng về quê vọng bái tổ tiên ông bà; nhưng đặc biệt sáng kiến là đưa cả bầu đoàn nói trên đến dự một sự kiện văn nghệ lớn do tỉnh tổ chức, có mời nhiều thế hệ lãnh đạo của tỉnh dự, bằng nguồn ngân sách của tỉnh (tiền thuế), nguồn đóng góp của trường đại học do con ông làm hiệu trưởng (học phí cao nhất nước), và vài nguồn tài trợ nào đó (tiền thuế không có hóa đơn thu). Mục đích chính của ông là giới thiệu thái tử đỏ của mình để mọi người biết, và chuẩn bị cho cậu cơ cấu về làm lãnh đạo tỉnh, trong năm 2014 hoặc từ nhiệm kỳ tới, với chức danh Chủ tịch hay Bí thư gì đó, tùy tình hình, cách tính toán và lựa chọn, song đích cuối vẫn là Ủy viên trung ương, Bộ trưởng.

Cách làm rất công khai, nên nó vô sỉ, chỉ có ở xứ sở và thể chế này. Chỉ tội cho ông Bí thư hiện tại, vừa lo cho mình cách chuồn về Sài Gòn để thay ông Chủ tịch sắp hưu theo chuỗi Lê – Dõ (Võ) tức là lo dễ, vừa phải chu tất cái sự kiện có định hướng kia của ông cựu Chủ tịch nước, như là một món quà để ông có thể nói giúp một tiếng cho được ta được người.
Trà Giang
(Dân luận)

Trung Quốc phủ bóng Biển Đông

Phiatruoc

Richard Javad Heydarian, Asia Times Online
MANILA – Trung Quốc đã bước vào năm 2014 bằng cách phát tín hiệu về ý định của nước này nhằm củng cố các tuyên bố tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Chính quyền tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, đã thực hiện một quy định hàng hải được sửa đổi, theo đó yêu cầu các tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải được sự cho phép của nhà chức trách địa phương trước khi đi vào đánh bắt cá tại vùng lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố thuộc quyền thực thi pháp lý của họ ở Biển Đông.
China East Sea
Quy định mới đã được thông qua bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân (Hội đồng Nhân dân) tỉnh Hải Nam từ hồi tháng 11 năm ngoái và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1 vừa qua. Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Tân, các tàu thuyền đánh cá nước ngoài có thể bị bắt giữ và bị trục xuất đồng thời đối mặt với mức phạt lên tới 500.000 nhân dân tệ (khoảng 83.000 USD) nếu như họ không được các cơ quan chính quyền có trách nhiệm của tỉnh Hải Nam cho phép mà đã đi vào đánh bắt tại các khu vực chịu lệnh cấm của tỉnh Hải Nam ở Biển Đông.
Như đã được Giáo sư Taylor Fravel của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) dịch lại, Điều 35 quy định đánh bắt cá mới nêu rõ: “Người nước ngoài hoặc các tàu đánh cá nước ngoài đi vào các vùng biển do chính quyền tỉnh Hải Nam quản lý và tham gia hoạt động đánh bắt cá hoặc các cuộc khảo sát nguồn cá cần phải được sự chấp thuận từ các cơ quan liên quan của Quốc Vụ viện”.
Biện pháp mới là lần sửa đổi thứ hai đối với Luật Nghề cá năm 1993 của tỉnh Hải Nam và phù hợp với một bộ luật Hàng hải Quốc gia của Trung Quốc. Lường trước được khả năng các biện pháp mới sẽ gây ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao, nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng hạ bớt những tác động của quy định mới bằng việc nhấn mạnh vai trò chủ yếu của quy định này là một văn kiện làm sáng tỏ luật pháp hàng hải đã tồn tại từ trước của nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đưa ra tuyên bố biện minh cho biện pháp mới của chính quyền tỉnh Hải Nam: “Trung Quốc có quyền và trách nhiệm điều chỉnh các hòn đảo và bãi đá ngầm cũng như là các nguồn tài nguyên phi sinh học có liên quan. Trong hơn 30 năm qua, các luật ngư nghiệp và quy định liên quan của Trung Quốc đã được thực hiện trước sau như một theo một cách thức thông thường và chưa bao giờ gây ra bất kỳ căng thẳng nào.”
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh tiếp tục miêu tả biện pháp mới là một quy định môi trường nhằm đảm bảo việc bảo tồn và sự bền vững của các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh: “Mục tiêu của biện pháp này là nhằm tăng cường an ninh các nguồn cá và để sử dụng công khai, hợp lý, đồng thời bảo vệ các nguồn cá”.
Những người có quan điểm chỉ trích biện pháp mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã tuyên bố rằng quy định mới đã tạo vỏ bọc gần như hợp pháp cho nỗ lực của Trung Quốc nhằm thực thi các tuyên bố chủ quyền rộng khắp các vùng nước tranh chấp mênh mông ở Biển Đông. Dựa trên các tài liệu do Cục Hải dương và Ngư nghiệp tỉnh Hải Nam công bố năm 2011, nhà chức trách tỉnh này tuyên bố quyền thực thi pháp lý đối với hơn một nửa Biển Đông, hay nói cụ thể hơn là khoảng 2 triệu km vuông trên tổng số diện tích gần 3,5 triệu km vuông của vùng biển này.
Ngay sau khị quy định mới của Trung Quốc có hiệu lực, các cơ quan truyền thông Việt Nam đã đưa tin về vụ việc hôm 3/1 trên Biển Đông, khi một tàu đánh cá Việt Nam bị nhà chức trách thực thi luật pháp của Trung Quốc tịch thu. Khi đó, Chính phủ Việc Nam, nước đang thương lượng một kế hoạch “phát triển chung” với Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Hoàng Sa/Tây Sa, đã giữ im lặng về vấn đề này.
Tuy nhiên, các nước và khu vực láng giềng như Philippines và Đài Loan, cũng như Mỹ, đã chỉ trích Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng thông qua biện pháp luật pháp mới. Nhà chức trách Philippines, ít nhất đã tính toán kỹ hơn trong phản ứng ban đầu của họ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã lịch sự bày tỏ Manila không hài lòng về việc không được thông báo một cách phù hợp về việc thực hiện quy định mới của Trung Quốc và sau đó đã tìm kiếm “sự sáng tỏ” hơn nữa từ nhà chức trách Trung Quốc thông qua Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh.
Phản ứng thận trọng ban đầu của Bộ Ngoại giao Philippines đã đánh dấu một sự chuyển hướng nổi bật so với sự chỉ trích thẳng thừng hơn của nước này đối với các biện pháp tương tự của Trung Quốc trong quá khứ. Trong những tháng gần đây, chính quyền của Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tìm cách mở lại các kênh liên lạc với Trung Quốc bằng cách hạ bớt giọng điệu khoa trương của họ và nhấn mạnh các khu vực lợi ích chung cũng như là tâm quan trọng của việc đối thoại giữa hai bên.
Quyết định mang tính chiến thuật được đưa ra vào cuối năm 2013 nhằm sửa đổi chiến lược của Manila đối với Bắc Kinh, đã được thể hiện rõ ràng qua: những lời kêu gọi liên tiếp của Tổng thống Benigno Aquino về việc đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Trung Quôc; sự ủng hộ thận trọng của Tổng thống Benigno Aquino đối với quyết định của Trung Quốc trong việc lại một lần nữa thương lượng về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc của các bên liên quan trên Biển Đông; một quyết định của Tổng thống Benigno Aquino mâu thuẫn rõ ràng với các thành viên nội các của nhà lãnh đạo này bằng việc bác bỏ những thông tin cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu đặt các khối bê tông tại bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, Philippines gọi là Panatag), một điểm nóng tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.
Với sự ủng hộ của Washington trong vấn đề này, Philippines kể từ đó đã tăng cường những tuyên bố mang tính khoa trương của mình, với việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez sau đó đã đề cập đến quy định mới của Trung Quốc là một “sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế” làm “leo thang các căng thẳng và gây phức tạp quá mức cần thiết đối với tình hình Biển Đông, đồng thời đe dọa hòa bình và sự ổn định của khu vực”.
Tuyên bố của Manila đã được hưởng ứng bởi sự chỉ trích của Washington đối với biện pháp mới của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Paski tuyên bố: “Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay cơ sở nào theo luật pháp quốc tế cho những tuyên bố bành trường lãnh hải này. Bà Jen Psaki đã nhấn mạnh Washington cam kết tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế. Bà Jen Paski nêu rõ: “Lập trường từ lâu của chúng tôi là tất cả các bên liên quan nên tránh bất kỳ hành động đơn phương nào làm gia tăng các căng thẳng và xói mòn những triển vọng về một giải pháp ngoại giao hay các giải pháp h
Một số chuyên gia phân tích đã đánh giá thấp những tác động địa chính trị của biện pháp mới mà Trung Quốc vừa áp đặt, bằng cách nhấn mạnh tính chất có thể thay đổi và bản chất tùy tiện của việc thực hiện biện pháp này. Ông Thời Ân Hoằng, Giáo sư Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, nhận định: “Tôi nghĩ chính quyền tỉnh Hải Nam muốn nói với các quốc gia liên quan là chúng tôi có một quy định như vậy, nhưng việc chúng tôi thực hiện nó như thế nào phụ thuộc vào các mối quan hệ song phương. Nếu các mối quan hệ diễn ra tốt đẹp, quy định này có thể được nới lỏng. Nếu các mối quan hệ không tốt đẹp, chúng tôi sẽ thực hiện nó nghiêm ngặt, một điều có nghĩa là bạn phải nhận được sự phê chuẩn của chúng tôi (Chính phủ Trung Quốc) trước khi đi vào vùng biển đó”.òa bình cho các bất đồng”.
Quy định hàng hải mới của Trung Quốc ở Biển Đông được đưa ra trong bối cảnh những căng thẳng do tranh chấp lãnh hải đang gia tăng, chủ yếu là do quyết định hồi cuối tháng 11 năm ngoái của Bắc Kinh về việc áp đặt một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao gồm các vùng lãnh hải được tuyên bố chủ quyền bởi Hàn Quốc (bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham) và Nhật Bản (quần đảo Điếu Ngư/Senkaku). Mỹ và các đồng minh của nước này đã nhanh chóng thách thức biện pháp mới của Trung Quốc bằng việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong khu vực, trong khi tuyên bố rằng Trung Quốc phá vỡ tự do hàng không trong khu vực.
Sự thách thức này đã được Nhật Bản hưởng ứng bằng những nỗ lực mạnh mẽ nhằm tập trung sự ủng hộ của khu vực chống lại Trung Quốc. Trong một sự chỉ trích gián tiếp đối với ADIZ của Trung Quốc, Nhật Bản và 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ sự quan ngại chung của họ đối với tự do hàng không và an toàn hàng không dân sự trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản vào giữa tháng 12 năm ngoái.
Đối với các quốc gia Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam, quan ngại lớn hơn là khả năng Trung Quốc có thể áp đặt một ADIZ ở khu vực Biển Đông. Trong bối cảnh này, quy định hàng hải mới nhất của chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là một sự lựa chọn dự trữ của Trung Quốc – trong bối cảnh không có một ADIZ ở Biển Đông – trong việc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ ở khắp khu vực Tây Thái Bình Dương và đáp lại những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Quy định hàng hải mới nhất của Trung Quốc không báo hiệu ngay lập tức một sự leo thang mạnh mẽ ở Biển Đông, do những bất ổn đối với bản chất thực tế và mức độ quyết liệt trong việc thực thi quy định đó. Tuy nhiên, quy định này phục vụ cho một động thái mang tính tượng trưng cho những nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của họ ở trong khu vực, bất chấp những ảnh hưởng căng thăng ngoại giao và chiến lược tiềm tàng.
__________
Richard Javad Heydarian là một chuyên gia phân tích ngoại giao thường trú tại Manila chuyên về  Biển Đông và các vấn đề an ninh quốc tế. Ông là một giảng viên tại Khoa Chính trị học thuộc Đại học Ateneo De Manila, và là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản Chủ nghĩa tư bản thất bại ở thế giới Ả Rập như thế nào: Gốc rễ kinh tế và tương lai bấp bênh của các nước trổi dậy ở Trung Đông. Liên lạc: theo địa chỉ jrheydarian@gmail.com.
Trích từ Một góc của tôi

Johnson quyết định leo thang chiến tranh

Danchimviet

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/02/0102024902900.jpg
Tổng thống Mỹ Johnson (1908 – 1973)
Bối cảnh lịch sử
Trong khi CSBV có đường đi rõ ràng: chiếm cho được vựa lúa miền nam thì người Mỹ còn đang thảo luận về chính sách đối với VNCH: tham chiến hoặc rút quân. Sau khi lên nhậm chức Tổng thống thay Kennedy bị ám sat ngày 22-11-1963, Johnson vẫn giữ McNamara tại chức vụ Bộ trưởng quốc phòng, ông không tiếp tục chương trình rút quân dần như Kennedy đã thông báo từ tháng 10-1963. Không những thế, ông còn tăng thêm số cố vấn từ 16,000 năm 1963 lên 23,000 cuối năm 1964 (1) vì tình hình an ninh tại miền nam không cho phép rút.
Theo McNamara (2), Johnson tập trung vào cuộc tranh cử Tổng thống cuối năm 1964 nên đã không có quyết định về vấn đề VN để cho mọi người biết ông muốn hòa bình. Johnson chưa hề có ý định leo thang chiến tranh vì thực ra vào thời điểm này các cố vấn, tham mưu trưởng cũng như viên chức cao cấp trong tòa Bạch ốc chưa đồng thuận với nhau, một số ít bi quan không muốn can thiệp, nhiều người nói phải giữ miền nam VN bằng mọi giá.
Tình hình quân sự tại VNCH không ổn định, CS gia tăng xâm nhập. Miền nam không thể tự đứng vững nêu không có sự can thiệp của Mỹ nguyên do quân viện của họ cho VNCH thua kém viện trợ của Nga, Trung cộng cho Hà Nội. Mặc dù Hoa Kỳ là một nước giầu nhưng viện trợ quân sự của họ cho đồng minh bao giờ cũng thua sút viện trợ của Nga, Trung Cộng cho cho các nước CS bạn. Năm 1950 Bắc Hàn mặc dù dân số chỉ bằng một nửa Nam Hàn, nhờ Nga, Trung Cộng cung cấp hỏa lực mạnh đã tiến đánh Nam Hàn thua chạy khiến Mỹ phải  đưa quân vào. Năm 1954 mặc dù viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp chiếm 78% chiến phí (3) nhưng Pháp vẫn phải thất trận tại  Điên Biên Phủ vì hỏa lực Việt Minh quá mạnh, không quân Pháp bị vô hiệu hóa trước màng lưới phòng không dầy đặc của đối phương (4)
Nhân vụ tầu Maddox bị hải quân CS tấn công tại Vịnh Bắc Việt đầu tháng 8-1964, ngày 7-8 Johnson đưa ra Quốc hội để được ủng hộ can thiệp vào VN. Johnson đã được ủng hộ tối đa tại lưỡng viện Quốc hội và được thông qua lấy tên là Tonkin Gulf Resolution, Đạo luật Vịnh Bắc Việt.  Chính sách của ông đã được Quốc hội ủng hộ vững chắc (5).
Quốc hội cũng như Ngũ giác đài không đòi hỏi Hoa Kỳ phải tuyên chiến vì người ta tưởng cuộc xung đột sẽ kéo dài không bao lâu. TT Johnson tin tưởng kế hoạch oanh tạc giới hạn tại BV sẽ khiến họ chấm dứt cuộc xâm lăng nhưng đó là một lỗi lầm tai hại.  Vả lại nếu tuyên chiến với Hà Nội, Nga và Trung cộng sẽ có cớ can thiệp mạnh như chiến tranh Triều tiên. Johnson cũng không muốn tham dự cuộc chiến khi ông đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm 1964.
Mặc dù Tướng tư lệnh Westmoreland nhiều lần đề nghị cho tăng quân tác chiến vì tình an ninh miền nam VN ngày càng xấu nhưng Tổng thống Johnson còn do dự, e ngại cuộc chiến sẽ làm hỏng nhiệm kỳ và chương trình phúc lợi xã hội của ông như, medicaire, medicaid, nhân quyền, giúp người nghèo (6). . .
Diễn tiến tăng thêm quân
Tháng 2-1965 qua thăm dò của Harris poll, 78% người dân ủng hộ cuộc chiến chống CS tại đông nam Á, lưỡng viện Quốc hội ủng hộ Chính phủ, thuyết Domino được tin tưởng mạnh
Đầu tháng 3-1965, sau khi đắc cử Tổng thống , Johnson cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt mục đích ngăn chận xâm nhập và  vận chuyển tiếp liệu của địch vào miền nam để khiến họ phải từ bỏ cuộc chiến, ngồi  vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Johnson và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào miền nam để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất (7). Giữa tháng 4-1965 ông đề nghị gửi một trung đoàn tới bảo vệ phi trường Biên Hòa
McNamara nói (8) sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Tổng thống Johnson đã có một lựa chọn định mệnh, nó đã buộc Hoa Kỳ đi vào con đường can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự. Một cuộc can thiệp mà cuối cùng nó đã hủy hoại nhiệm kỳ của ông và phân hóa nước Mỹ chưa từng có từ thời Nội chiến. Trong giai đoạn định mệnh này Johnson đã oanh tạc Bắc Việt và đưa quân vào VNCH từ 23,000 ngươi (1964) lên 175,000 (1965) và khoảng 100,000 cho năm sau và còn tăng thêm nữa. Việc tiến hành không đưa ra bàn thảo trước công luận, gieo niềm bất tín mãi mãi
Ngày 17-2-1965 Tổng thống Johnson họp tại tòa Bạch ốc , McNamara, Tướng Bus Wheeler, Tướng Andy Goodpaster, các viên chức hồi Thế chiến thứ hai ngồi nghe trong hai giờ rưỡi bản tường trình về quyêt định oanh tạc và các vấn đề Vietnam. Cựu tổng thống Eisenhower được mời tham dự, ông nói nhiệm vụ đầu tiên của Johnson là ngăn chận CS tại Đông Nam Á, oanh tạc để hoàn thành mục tiêu này. Có thể nó sẽ không ngăn chận được sự xâm nhập của địch nhưng sẽ làm Hà Nội nhụt chí và từ bỏ cuộc chiến, Johnson sẽ chuyển từ trả đũa sang gây sức ép. Eisenhower nói có thể ta sẽ không cần đưa quân đội vào nhưng nếu Nga, Trung Cộng đe dọa can thiệp sẽ cho họ biết coi chừng hậu quả (9).
Có lần Dean Rusk, Bộ trưởng ngoại giao nhắc nhở Johnson nếu Đông Nam Á bị CS chiếm sẽ là thảm họa cho Mỹ và Thế giới tự do, nếu cần phải leo thang để đánh bại BV xâm lăng, thương thuyết rút quân tức là bỏ Đông Nam Á cho CS phương Bắc. Cuối cùng ngày 19-2, Johnson quyết định cho oanh tạc BV đều đặn nhưng không thông báo công khai như lời khuyên của Mac Bundy. Tháng 2-1965 người dân ủng hộ chính sách về Việt nam rất mạnh theo thăm dò, 64% ủng hộ cuộc chiến chỉ có 18% chủ trương rút ra. McNamara nói những con số này thay đổi dữ dội ba năm sau vì Johnson mất niềm tin của người dân, ông thiếu thành thật.
McNamara, Bộ trưởng quốc phòng toàn quyền đã đổ hết trách nhiệm cho Tổng thống mà thực ra ông che dấu sự sai lầm về chiến thuật, chiến lược cũng như sự sai lầm của chính mình khiến cho người dân chán nản mấy năm sau. Bắt đầu ngày 2-3-1965, hơn 100 máy bay từ các hàng không mẫu hạm và các phi trường VNCH tấn công một kho đạn tại BV, chiến dịch Rolling Thunder bắt đầu, nó tiếp tục trong ba năm và đã ném nhiều bom hơn tại Âu châu hồi Thế chiến thứ hai.
Tướng Tư lệnh Westmoreland lo bảo vệ các phi trường và yều cầu chính phủ gửi hai tiểu đoàn TQLC để giữ an ninh. Đại sứ Taylor ngạc nhiên, ông ủng hộ oanh tạc nhưng chống đem quân và đánh điện về Hoa Thịnh Đốn xin bãi bỏ yêu cầu của Tướng Westmoreland (Westy) nhưng Tổng thống chấp nhận đề nghị gửi quân của Tướng Tư lệnh. Theo McNamara có vài cố vấn nói đây chỉ là bước đầu, sau đó ông Tướng sẽ xin nhiều hơn. Các Tham mưu trưởng chia làm hai khối về chiến lược tại VN, ném bom chỉ để gây áp lực cho Hà nội và nâng cao tinh thần cho VHCH.
Sau này Westmoreland cũng chống lại kế hoạch oanh tạc trước khi đem quân vào, Johnson bi quan về dùng không quân và muốn thấy tiến bộ ở mặt trận tại miền nam. TT Johnson bèn cử Tướng tham mưu Trưởng Harold K. Johnson tới Sài Gòn để lượng giá tình hình. Tướng TMT  được biết tại nhiều nơi VNCH chưa đủ đông hơn địch theo tỷ lệ 5 trên 1  mà cuộc bình định chống du kích tại Phi luật Tân và Mã Lai đã đòi hỏi phải gấp 10 hay 12 lần. Tướng Westmoreland gửi lời nhắn chính phủ Mỹ phải có hành động để ngăn chận sự sụp đổ của VNCH.
Tướng Harold Johnson làm báo cáo gồm cả lời nhắn tăng quân, ông đề nghị tăng oanh tạc, đưa 16,000 quân đóng gần Sài gòn và Cao nguyên. Ngày 15-3 -1965 Tổng thống họp với McNamara, Tướng Johnson và các Tham mưu trưởng khác tại tòa Bạch ốc để thảo luận về bản tường trình. Trong phiên họp, Tướng Johnson ước lượng có thể cần tới 500,000 quân Mỹ trong năm năm để thắng CS, dự đoán của ông khiến Tổng thống, McNamara và các tham mưu trưởng khác rất băn khoăn, không ai nghĩ tới thời hạn như thế.
Sự chia rẽ quan điểm về VN vẫn sâu xa, một số ủng hộ oanh tạc BV, một số cho rằng muốn giải quyết cuộc chiến phải thắng ở miền nam, số còn lại tin không thể thắng được, Mỹ phải thương thuyết. Mc Bundy khuyên Tổng thống đưa quân vào, John McNaughton, Westmoreland ủng hộ đưa quân tác chiến vào nhưng Đại sứ Maxwell Taylor phản đối, cho là sẽ khiến quân đội miền nam ỷ lại vào Mỹ. (10). Mùa xuân và hè 1965, chính phủ phải giải quyết những yêu cầu tăng viện. Ngày 17-3 Tướng Westmoreland xin một tiểu đoàn TQLC nữa cho căn cứ Đà nẵng, đô đốc Sharp cũng yêu cầu một tiểu đoàn nữa hôm 19-3. Ngày hôm sau các Tham mưu trưởng sợ thua CS nên yêu cầu đưa một sư đoàn TQLC các tỉnh phía bắc VNCH và Cao nguyên trung phần.
Ngày 1-4-1965 Tổng thống họp với các ông Dean Rusk, Mac Bundy, McNamara để bàn về yêu cầu các Tướng lãnh, mọi người cho biết nếu đưa nhiều quân có thể gây chống đối, TT Johnson hoãn lại đề nghị các Tham mưu trưởng mà chỉ cho hai tiểu đoàn TQLC theo yêu cầu của Tướng Westmoreland và Đô đốc Sharp.
Trong phiên họp Hội đồng an ninh QG, McCone, giám đốc CIA đề nghị tăng cường oanh tạc, McNamara đồng ý với mọi người: BV và VC không thể thay đổi lập trường nếu cứ tiếp tục chương trình ném bom như bây giờ. Các Tham mưu trưởng cũng nhận xét nếu chỉ oanh tạc BV sẽ không thay đổi mà cần có thêm quân Mỹ giúp VNCH. TT Johnson muốn không được tiết lộ cho công luận, ông muốn tăng quân dần dần.
Hôm sau Dean, Mc Bundy, Taylor và McNamara ra trước Quốc hội, họ nói với các vị dân cử: Tổng thống luôn tham khảo Quốc hội tất cả mọi hành động như thế này nhưng nó chỉ khiến uy tín chính phủ ngày càng sứt mẻ nhiều hơn (vì nói dối)
Từ 6-3 Mac (Bundy) báo cáo Johnson tình hình miền nam đã đỡ, ta có thể đám phán, McNamara cũng tin là đàm phán sẽ chấm dứt cuộc chiến nhưng thực ra ông đã ngủ mơ cho tới khi rời Ngũ giác đài  ba năm sau. Có hai đề nghị đầu tháng bẩy: Ông U Thant Tổng thư ký Liên hiệp quốc đề nghị ba tháng ngưng  bắn hai miền Nam Bác; mười bẩy nước không liên kết kêu gọi đàm phán không điều kiện. Johnson chấp nhận đề nghị sau của mười bẩy nước, ông đọc diễn văn tại trường Đại học Johns Hopkins ngày 7-4 và nói sẵn sàng thảo luận không điều kiện. Ông nhấn mạnh quyết không chịu thua trận, không nản chí, không rút lui dù công khai hay dưới danh nghĩa hiệp ước vô nghĩa, tiếp tục chiên đấu lâu dài. Tổng thống cũng dụ dỗ VC, BV thương thuyết nên đưa ra chương trình giúp một tỷ đô la cho phát triển Đông Nam Á, một chính sách cây gậy và củ cà rốt.
Hà Nội bác bỏ, nêu chương trình bốn điểm: Quân đội nước ngoài phải rút, hai miền không liên kết quân sự với các nước khác, thống nhất đất nước, nội bộ miền nam VN phải do nhân dân miền nam định đoạt hòa hợp với  chương trình của Mặt trận giải phóng miền nam. Tất cả đều không thể chấp nhận được.
Ngày 6-4-1965, CIA báo cho Tổng thống biết một tiểu đoàn quân đội  BV xâm nhập Cao nguyên , một đơn vị chính qui nữa gần Đà nẵng, cấp chỉ huy quân sự Mỹ yêu cầu gửi thêm hai trung  đoàn khoảng 8,000 người tới miền nam VN. Tình hình ngày càng xấu, Johnson tỏ ý chấp nhận yêu cầu của các tướng. Ngày 20-4-1965 cuộc họp của các viên chức cao cấp và Tướng lãnh Hoa Kỳ diễn ra tại bộ chỉ huy Thái bình dương Honolulu . Mấy hôm trước Đại sứ Taylor điện cho Dean nói “Oanh tạc nhiều cũng không làm BV từ bỏ ý định.. nếu không có chiến thắng ở miền nam, Hà nội sẽ không thay đổi”
McNamara chia xẻ quan điểm này, mặc dù chỉ có một, hai Tham mưu trưởng không đồng ý nhưng đa số trong buổi họp Taylor, Westmoreland, Tướng Bus, Đô đốc Sharp, Bill Bundy, thứ trưởng John McNaughton đều đồng ý chỉ oanh tạc (không gửi quân) sẽ không có kết quả. Ý kiến chung xin tăng thêm quân giúp miền Nam đang có nguy cơ sụp đổ. Bus, Sharp, Westmoreland lập lại đề nghị cũ xin hai sư đoàn, thêm hai trung đoàn, lực lượng yểm trợ tiếp vận, tổng cộng khoảng 60,000 người. McNamara và Taylor bác việc xin hai sư đoàn , đồng ý tăng quân Mỹ nhưng từ 33,000 tới 82,000
Hôm 21-4 McNamara thúc dục TT Johnson sớm đưa quân sang để cứu nguy miền nam, McNamara biết sự triển khai số lượng đông như vậy sẽ có nhiều người chết và người dân sẽ quan tâm. Johnson chưa muốn thực hiện, ít lâu sau đầu tháng 5 ông đưa ra Quốc hội được chấp thuận với số phiếu tối đa: Hạ viện 408 thuận, 7 chống, Thượng viện 88 thuận, 3 chống.
George Ball, (Thứ trưởng ngoại giao) góp ý kiến muốn thương thuyết trước hết phải tiêu diệt các lực lượng VC tại miền nam VN, ông khuyên nên nhờ trung gian (như Thụy điển, Nga, mười bẩy nước không liên kết) cho Hà Nội biết Hoa Kỳ khó có thể chấp nhận lập trường của họ. Ít ngày sau McNamara  bảo thứ trưởng Mc Naughton thảo một đề nghị ngưng ném bom BV một tuần  để họ có thể thương thuyết hay giảm xâm nhập nhưng đa số các viên chức quân sự cao cấp đều chống lại đề nghị này sợ Hà Nội lợi dụng nó để gia tăng viện trợ cho VC.
Johnson chấp nhận lời đề nghị này và và cho ngưng oanh tạc từ ngày 13-5, cùng ngày đại sứ Mỹ tại Moscow gửi thư cho Đại sứ BV tại đây nói về việc ngưng ném bom nhưng Đại sứ BV từ chối không tiếp Đại sứ Mỹ. Johnson muốn tái oanh tạc ngày 16 nhưng McNamara đề nghị ngưng bẩy ngày, và sau sáu ngày Mỹ lại tiếp tục cho oanh tạc.
Ba tuần sau tình hình chính trị miền nam ổn định, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức vụ tương đương Quốc trưởng, Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ giữ chức tương đương Thủ tướng. Trong khi oanh tạc vô hiệu quả, tại miền nam cuộc chiến mở rộng. Ngày 3-6 Đại sứ Taylor đánh điện về Hoa Thịnh Đốn cho biết oanh tạc không có kết quả nhưng nếu ta thắng cuộc chiến ở miền nam thì gió sẽ đổi chiều và khuyên cho phép lính Mỹ tác chiến.
Trong khi ấy CSBV gia tăng xâm nhập và được Nga, Trung Cộng, các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ vũ khí dồi dào và giúp đỡ tích cực về mọi mặt. Giai đoạn 1961-1964 Hà nội được CS Quốc tế viện trợ 70,065 tấn vũ khí và giai đoạn 1965-1968 đã nhận được số lượng tăng gấp 6 lần : 411,779 tấn (11). Như thế CSVN được CS quốc tế kết hợp chặt chẽ leo thang chiến tranh, xâm nhập, họ đã đặt đường đi rõ rệt, chiếm cho được vựa lúa miền nam.
Ngày 5-6-1965, tại văn phòng Dean Tòa Bạch Ốc, các viên chức cao cấp  Dean, Mac, Bill, George, Tommy Thompson, McNamara bàn thảo về bức công điện của Taylor, khi ấy TT Johnson bước vào đọc bức điện lo âu khôn cùng. McNamara nói chúng ta đứng trươc tình trạng bế tắc ở miền nam, chẳng biết ta có làm gì được không, CS nghĩ họ sẽ thắng
Ngày 7-6 như một quả bom nổ tung khi  Tướng Westmoreland (Westy) gửi điện cho Ngũ giác đải: CSBV xâm nhập nhiều và còn tiếp tục, Quân đội VNCH gặp nhiều trở ngại, thiệt hại nhiều, cán cân quân sự ngiêng về phía CS, miền Nam cần tăng cường thêm quân Mỹ hay một nước thứ ba để chống CS.
Giữa tháng 6, VNCH bị mất nhiều tiểu đoàn lưu động tinh nhuệ, tướng Westmoreland kêu cứu Tổng thống Johnson, quân đội miền nam không thể đứng vững nếu không có quân tác chiến Mỹ vào giúp. Để cứu miền nam không sụp đổ, ông yêu cầu tăng gấp hai số quân Mỹ hiện có. Ông muốn 180,000 người –34 tiểu đoàn Mỹ và 10 tiểu đoàn Nam Hàn do Mỹ chi phí, đó chỉ là bước đầu ngoải ra cần thêm 100,000 người cho năm 1966 và còn gửi thêm nữa…
Johnson đứng trước sự lựa chọn, hoặc người Mỹ chấp nhận lao vào tham chiến hay đối mặt với thất bại (12)
Theo McNamara, Westy cần thêm 41,000 người nữa và sau đó 52,000 người, coi như sẽ tăng từ 82,000 lên 175,000 người, ông cho biết cần nghiên cứu và tăng thêm quân (13). McNamara cho biết trong bẩy năm phục vụ tại Bộ quốc phòng cái điện tín này làm ông băn khoăn nhất, ta phải lựa một quyết dịnh không còn để từ từ sẽ lựa chọn con đường: Chúng tôi bắt đầu thảo luận tại Phòng bầu dục (tòa Bạch ốc) sáng hôm sau, miền nam VN như đang sụp đổ nhanh chóng, chỉ có mũi thuốc giải độc cứu nguy bằng quân đội Mỹ, mọi người chưa biết giải quyết ra sao. Họ thảo luận tiếp ngày 10-6, Johnson hỏi có cần hơn 75,000 quân hay không?
Tổng thống và McNamara cho rằng Westmoreland còn tiếp tục xin thêm quân. Trả lời phỏng vấn ngày 16-6 về việc tăng quân, McNamara nói chúng tôi làm tất cả để hoàn tất mục tiêu ở VN, chúng tôi nói cho BV và VC cuộc chiến của họ để lật đổ chính phủ VNCH không thể thực hiện được và sau đó họ sẽ đàm phán cho hòa bình và an ninh đất nước.
Cùng ngày 16-6 Johnson cử Tướng Andy Goodpaster đi hỏi ý kiến cựu Tổng thống Eisenhower về yêu cầu cho tăng quân của Tướng Westy, cựu Tổng thống trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào đề: “Hoa Kỳ  phải tập trung sức mạnh tại VN, chúng ta phải thắng, yêu cầu của Tướng Westy phải được chấp thuận (14). Trưa hôm sau Johnson coi thăm dò thấy 65% người dân ủng hộ cuộc chiến của ông, 47% ủng hộ tăng thêm quân, 23% không có ý kiến, 19% muốn giữ nguyên quân số hiện nay (80,000), 11% muốn rút quân. Johnson cũng biết người dân thay đổi ý kiến luôn. Ông thú thực với McNamara sự khó khăn điều khiển một cuộc chiến xa xôi với sự chia rẽ tại Mỹ, chúng ta không thấy kế hoạch chiến thắng quân sự hay ngoại giao. Ta cũng không hy vọng rút ra bằng sự ký kết với những cái ta đã nói (BV, VC phải ngưng cuộc chiến xâm lược), ta sẽ mất mặt.
Quyết định được hoãn lại và mò mẫm đi đường cũ. Nhiều ký giả thúc dục Tổng thống việc Thượng viện muốn hành động xa hơn, mặc dù được đa số người dân và Quốc hội ủng hộ leo thang nhưng Johnson, McNamara vẫn lưỡng lự.
Mỗi khi nhận được điện tín từ VN của Tướng Westmoreland và Đại sứ Taylor tường trình tình trạng tồi tệ của miền nam và xin tăng quân. Ngày 18-6 George Ball gửi thư choTổng thống và và Dean xin tăng quân không quá 100,000 người. Tuy nhiên sự thiệt hại gia tăng của quân đội VNCH và yêu cầu của Tướng Westy đưa nó vượt quá 100,000. Vì thế tại phiên họp 23-6 George giữ mức 100,000 và nói nếu thua sẽ rút về Thái Lan và giữ vững tại đây. Dean và McNamara phản đối mạnh cho rằng nêu VNCH sụp đổ Thái Lan sẽ không đứng vững. McNamara đề nghị tăng quân theo yêu cầu của Tướng Westy nhưng cũng cố gằng thương thuyết. George Ball giới hạn việc tăng quân vì muốn giảm tổn thất nhân mạng, Bill Bundy chỉ muốn tăng 85,000.
Westmoreland đánh điện xin thêm quân và nói còn phải tăng thêm sang năm 1966, sau khi thảo luận với Tham mưu trưởng liên quân, McNamara thảo một văn thư về yêu cầu của Tướng Westy và gửi Dean, Mac, George và Bill để hỏi ý kiến. Văn thư này nhấn mạnh Mỹ-VNCH phải tăng lực lượng để cho VC thấy họ không thế thắng cuộc chiến. Westy ước lượng cần 175,000 quân cho năm 1965 và một số chưa xác định cho năm 1966, McNamara chấp nhận con số này mục đích áp lực quân sự với BV, mở ngoại giao với Hà nội, Bắc Kinh, và Việt Cộng. Chương trình thành công nhờ VNCH giữ được tinh thần và nhờ quân đội Mỹ
Cựu TT Eisenhower nói ta phải có một hành động lớn, đe dọa để nói chuyện với Hà Nội, chẳng lẽ ta ta đưa 200,000 quân để bảo vệ triệt thoái
Quan điểm của Dean là ta không thể bỏ rơi VNCH mà không đưa tới thảm họa cho quyền lợi của Hoa kỳ trên thế giới
TT Johnson bàn với McNamara rồi cử ông này qua Sài Gòn nghiên  cứu yêu cầu của Westy và Taylor, đồng thời cử ông Harriman đi Moscow thăm dò mở lại hội nghị Genève và cử George Ball nghiên cứu tiếp xúc với đại diện Hà Nội tại Paris để tiếp xúc thương thuyết. Cuộc tiếp xúc của Harriman lấy bí danh là XYZ, mở vào tháng 8 giữa cựu viên chức ngoại giao Mỹ Edmund  Gullion và Mai văn Bộ của BV nhưng chỉ được một thời gian ngắn và Hà Nội ngưng bàn vào tháng 9.
Johnson hỏi ý kiến của nhiều nhân vật lớn trong nhiều lãnh vực, giới bảo thủ Quốc hội thúc dục tăng chi phí quốc phòng yểm trợ chương trình. Dân biểu Gerald Ford và Melvin Laird kêu gọi một bổ túc quốc phòng khoảng từ 1 tới 2 tỷ và kêu gọi ít nhất 200,000 quân trừ bị. Thượng nghị sĩ Dirksen thúc dục Tổng thống tìm thêm quyền và tiền. Khi ấy chương trình Great Society, Xã Hội Lớn tới khúc quành. Thượng viện chấp nhận medicaire và sẽ đưa vào nghị trình về cải tổ di dân, chống nghèo….Johnson nghĩ ngân sách quốc phòng sẽ làm hỏng chương trình xã hội của ông.
Johnson lưỡng lự giữa chiến tranh và chương trình phúc lợi xã hội, ông muốn đóng góp vào việc làm dịu kỳ thị chủng tộc tại Mỹ, năng đỡ nhân quyền, thực hiện được Đạo luật Nhân quyền (Civil Rights Act) năm 1964 và Quyền đầu phiếu 1965 một trong những thành tựu chính trị lớn  nhất thế kỷ
Ngày 14-7, McNamara nói điện thoại với Johnson, ông đề nghị Tổng thống ra Quốc hội xin yểm trợ, cần thêm quân vì với số quân hiện có không  thể thắng CS, hy vọng quốc hội sẽ ủng hộ. Johnson đồng ý, McNamara nhận xét Dean là người cực đoan không bao giờ muốn miền nam VN mất, ông muốn ta phải tránh cuộc chiến lớn nhưng nếu cần để giữ miền nam ta sẽ không ngại đại chiến.
McNamara gặp Westmoreland ở Sài Gòn ngày 16 và 17-7-1965, Westy nói cần 175,000 quân năm 1965 và thêm 100,000 quân nữa cho năm 1966, McNamara thảo luận với tướng Westmoreland về chiến dịch oanh tạc xâm nhập và kết luận
- VC và BV sẽ tuyển quân nhiều, chúng ta cũng phải tăng quân.
- Địch không chuyển nhiều tiếp liệu, ném bom không gây hại tiếp liệu
- Ta cần thêm nhiều quân để chống CS ở miền nam VN.
Westmoreland và McNamara tin rằng VC và BV sẽ tiến tới giai đoạn cuối: đánh lớn, tổng công kích (Tướng Giáp gọi là giai đoạn ba) mà Mỹ có thể tiêu diệt bằng chiến thuật qui ước. Trường hợp họ không tiến tới giai đoạn này Mỹ sẽ áp dụng chiến tranh chống du kích.
Ngày 21-7 McNamara từ Sài gòn về Mỹ tường trình với Tổng thống nội dung như sau.
Tình hình VN tệ hơn năm ngoái, sau ít tháng bế tắc nhịp độ chiến tranh đã nhanh hơn. VC đánh mạnh có thể chia cắt  miền nam và giáng cho VNCH một đòn nặng, nếu không giúp miền nam thì họ sẽ họ sẽ mất các trục giao thông chính và những vùng dân cư đông đúc nhất là Cao nguyên, tiêu diệt dần các đon vị VNCH, người dân mất tin tưởng.
Không thấy dấu hiệu gì cho biết đã cắt hết vận chuyển tiếp liệu địch vì nhu cầu của họ thấp (đánh du kích), những cuộc oanh tạc không cho thấy dấu hiệu đưa Hà nội tới chỗ đàm phán
BV, VC tin miền nam VN sẽ sụp đổ, họ không tỏ dấu hiệu gì hơn là muốn nuốt trọn
Sau đó McNamara duyệt lại ba kế hoạch đã được xem xét nhiều lần.
1-Rút quân dưới những điều kiện tốt nhất cũng chẳng khác gì đấu hàng không điều kiện
2- Tiếp tục ở mức độ hiện tại, chắc chắn sẽ đưa ta tới kế hoạch 1
3- Mở rộng lực lượng theo yêu cầu Westy, trong khi nỗ lực nhiều hơn để đàm phán hầu như sẽ tránh được thất bại nhưng sẽ tăng khó khăn và trả giá đắt cho cuộc rút lui sau này.
McNamara chọn kế hoạch 3, coi như điều kiện tiên quyết để thực hiện bất cứ cuộc thương thuyết nào coi được. Nếu chính trị quân sự hợp nhất mạnh và cương quyết sẽ có cơ hội hoàn tất một kết quả trong khoảng thời gian hợp lý, McNamara tự thú những biến cố tiếp theo chứng tỏ quan điểm của mình sai.
Tổng thống chấp nhận đề nghị tăng quân của McNamara ngày 27-7-1965 và thông báo cho dân chúng biết trong bài diễn văn trưa hôm sau 28-7-1965.
Theo sử gia  Bernard C. Nalty, tại phiên họp tại Honolulu ngày 20-4-1965 , mọi người đều cho cuộc oanh tạc BV không có kết quả, phải gửi thêm quân (9 tiểu đoàn, tổng cộng 13 tiểu đoàn) và kêu gọi các nước đồng minh Đông nam Á giúp đỡ yểm trợ gọi là more flags, thêm nhiều cờ (15)
Kết luận
Trên đây là hậu trường chính trị về diễn tiến đưa tới quyết định tăng quân của TT Johnson dựa theo lời kể của McNamara và ý kiến các nhà nghiên cứu sử Stanley Karnow, Marilyn B. Young, Bernard C. Nalty…
Như chúng ta thấy những năm 1963, 1964, 1965 người Mỹ còn tin tưởng mạnh vào thuyết Domino và chính sách be bờ ngăn chặn CS tại Đông nam Á. Đạo luật Vịnh Bắc Việt tháng 8-1964 cho phép chính phủ Mỹ tham chiến tại VN đã được Quốc hội và người dân ủng hộ với tỷ lệ rất cao. Sự ủng hộ nhiệt tình của người dân đã khiến Hành pháp dấn thân vào cuộc chiến nhưng người dân cũng thay đổi ý kiến rất nhanh, mấy năm sau họ chống đối cuộc chiến dữ dội và đòi phải rút khỏi vũng lầy.
Mới đầu Johnson tưởng chỉ dùng oanh tạc BV là có thể khiến Hà nội nản chí từ bỏ cuộc chiến để vào bàn hội nghị nhưng ông đã lầm, Hà Nội đã được Nga Trung Cộng và cả khối CS Đông Âu yểm trợ rất nhiều về tinh thần cũng như vật chất, CSBV ngoan cố không chịu thương thuyết tiếp tục đưa quân xâm nhập. Qua lời khuyên các cố vấn, của Bộ Tham mưu liên quân  đã đi tới quyết định đưa thêm lực lượng tác chiến vào miền nam theo lời yêu cầu của Tướng Westmoreland, Johnson đã quyết định tăng quân
Theo tác giả Stanley Karnow, McNamara đề nghị thỏa mãn lời yêu cầu của Westmoreland, McNamara còn đi xa hơn đề nghị Tổng thống gọi quân trừ bị, cũng đề nghị tấn công mạnh CSBV, phong tỏa hải cảng, phá phi trường , đường xá cầu cống , cơ sở quân sự kho dầu.. mục đích cho địch thấy không thể thắng được mà phải từ bỏ cuộc chiến (16)
Tình hình quân sự miền nam tồi tệ, Tướng Tư lệnh Westmoreland khẩn thiết yêu cầu chính phủ gửi thêm quân, Quốc hội và người dân nhiệt tình ủng hộ nhưng Johnson McNamara vẫn còn lưỡng lự. Johnson sợ nó sẽ làm hỏng chương trình xã hội của ông.
Giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (17), giữa tháng 7-1965 McNamara sang viếng Sài Gòn quan sát tình hình. Ông được nhận được điện của Tổng thống gọi về, trả lời các ký giủa ông nói quân đội Mỹ đã gây tổn thất nặng cho VC nhưng khi báo cáo cho Tổng thống ông nói tình hình tồi tệ hơn năm ngoái (1964), những phi vụ oanh tạc không ngăn được CS xâm nhập, VNCH có thể sụp đổ trong vòng 6 tháng (18). Thực trạng nguy kịch của miền nam khiến Johnson quyết định tăng quân, leo thang chiến tranh.
Theo tác giả Stanley Karnow Hoa Kỳ đem quân vào miền nam VN đơn phương không bàn với chính phủ VNCH nhưng Marilyn B.Young lại nói từ tháng 4-1965 Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân lực) đã cho người Mỹ biết tình hình nguy kịch của miền nam và nói rất cần quân Mỹ can thiệp. Ngoài ra theo tác giả Lloyd C. Gardner, Tổng thống Johnson mong được chính phủ VNCH chấp nhận cho Mỹ đưa quân qua, Washington sốt ruột chờ Đại sứ Taylor xác nhận Thủ tướng Quát đồng ý (19)
Khi đưa vào miền nam một số lượng nhân sự đông đảo nhưng thực ra số quân tác chiến không nhiều lắm, người Mỹ tổ chức quân đội theo nguyên tắc một người tác chiến có năm người yểm trợ. Quân đội Mỹ tổ chức cồng kềnh không thích hợp chiến trường với những kho hàng quân tiếp vụ rộng lớn  gồm thuốc lá, rượu bia, kẹo chocolate, đồ hộp…
Người Mỹ hành động tùy thời trái ngược với phía Cộng sản, họ có đường đi rõ ràng, khối CS quốc tế đã yểm trợ Hà Nội tối đa để nuốt trọn miền nam VN. Thiếu tin tức tình báo, không nhận định rõ âm mưu của Hà nội, của CS quốc tế nên Johnson –McNamara đã thất bại không đưa được BV, VC vào bàn hội nghị. Johnson suy nghĩ quá đơn giản, ông tưởng cuộc chiến chỉ kéo dài một thời gian ngắn nhờ oanh tạc BV, khi kế hoạch này thất bại không ép được địch vào bàn hội nghị Johnson mới chịu đưa thêm quân để thắng CS ở miền nam.
Tác giả Marilyn B. Young cho rằng McNamara, các cố vấn và Bộ tham mưu liên quân đã quả quyết theo đuổi mục tiêu bảo vệ VNCH, nhưng đó sẽ là một cuộc chiến lâu dài, cần đưa nhiều quân để đạt thắng lợi, họ ước tính: với từ 200,000 tới 400,000 quân cộng với sồ quân đã có hy vọng được  20% thánh công năm 1966, 70% bế tắc và 10% sụp đổ. Năm 1968 có hy vọng thắng 50%.
Cơ hội đạt được đàm phán thỏa đáng với từ 200,000 tới 400,000 quân chỉ có 40% năm 1966, mặc dù lên 70% năm 1968, nếu ít quân chỉ có một ít cơ hội thắng.(20)
Thực ra việc tăng quân có kết quả tốt về quân sự , sau mấy năm lùng diệt địch, Mỹ và VNCH đã tiêu diệt được mấy trăm ngàn cán binh BV, địch bị dồn lên những vùng hẻo lánh hoặc rút chạy qua bên kia biên giới Mên, Lào. Tuy nhiên họ dưỡng quân tại các căn cứ địa bên kia biên giới chờ bổ sung nhân lực, vũ khí tiếp tục cuộc chiến dù bị tổn thất nặng nề.
Trái với ước tính của Johnson-McNamara cuộc chiến đã kéo dài gần 10 năm cho tới cuối 1972, người Mỹ đã phải liên tục đưa thêm quân vào miền nam, năm 1965 lên 184,300, năm 1966 lên 385,300, năm 1967 lên 485,600, năm 1968 lên 536,100 người (21).
Johnson-McNamara đánh giá quá thấp sự yểm trợ của CS quốc tế, cho rằng lực lượng đông đảo của Mỹ sẽ khiến Hà nội nản chí từ bỏ cuộc xâm lăng. Sự thực không phải thế, quân viện của Nga sô, Trung cộng và các nước Đông Âu không đến nỗi tệ, từ đầu chí cuối cuộc chiến họ đã giúp Hà Nội :
Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí (22)
Nixon và một số tướng lãnh Việt Mỹ cho rằng Johnson-McNamara đã có nhiều sai lầm lớn trong giai đoạn những năm chiến tranh 1965, 1966, 1967… Nixon chỉ trích cuộc chiến tranh hạn chế của Johnson, chỉ cho oanh tạc giới hạn mục đích đe dọa Hà Nội để họ phải vào bàn hội nghị, ta không thể đe dọa hay dụ dỗ mà phải bắt ép Hà Nội, làm mạnh để buộc họ phải đàm phán. Nixon cũng cho thấy chiến lược đánh hao mòn, giết hại nhiều VC không có kết quả mà phải ngăn chặn đường xâm nhập vào miền nam của địch (23)
Tướng Westmoreland và đô đốc Sharp sau này cũng lên tiếng tố cáo cuộc  chiến tranh hạn chế cùa Johnson-McNamara đã khiến  kế hoạch oanh tạc miền Bắc, cuộc bình định miền Nam trở thành vô hiệu. Bộ tư lệnh Mỹ tại VN bó tay trước chính sách chiến tranh giới hạn không cho đánh qua bên kia biên giới Mên, Lào. Tướng Cao Văn Viên cũng đã nêu quan điểm y như Westmoreland chỉ trích McNamara không cho đánh qua biên giới và nới rộng oanh tạc khiến cho địch tiếp tục tấn công miền nam (24) đẩy mạnh phong trào phản chiến, kết quả là cuộc chiến ngăn chận CS thất bại hoàn toàn.
Trong hồi ký In Retrospect (trang 320), McNamara nói cuộc chiến VN là sai lầm đáng lý Hoa Kỳ phải rút bỏ miền nam VN từ cuối 1963, cuối 1964 hay đầu 1965 khi tình hình tại đây bị xáo trộn nặng nề.
Đó chỉ là một nhận định hoàn toàn không tưởng khi tình hình trong nước Mỹ hồi đó khác hẳn nhiều năm sau.  Những năm đầu và giữa thập niên 60, trong khi người dân và Quốc hội ủng hộ cuộc chiến VN với tỷ lệ rất cao từ 60 tới 80%, đảng Dân Chủ của Johnson-McNamara sẽ mất hết phiếu trong cuộc tranh cử Quốc hội cũng như Tổng thống nều họ rút bỏ miền nam VN .
CS quốc tế sẽ không chịu ngưng tại VN nếu họ chiếm được miền nam năm 1964, 1965. Nga và Trung Cộng dù chia rẽ nhưng vẫn tiếp tục chủ trương bành trướng của họ. Hoa kỳ sẽ phải tiếp tục ngăn chận CS tại Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai…
Mãi cho tới 1972 Hoa Kỳ mới hòa hoãn được với CS quốc tế. Chẳng phải Nixon, Kissinger có thiên tài ngoại giao bắt tay được Trung Cộng tháng 2-1972, hòa được với Nga tháng 5-1972 mà thực ra  khối CS quốc  đã quá mệt mỏi sau khi  cung cấp cho Hà Nội khối viện trợ quân sự khổng lồ như đã nói trên. Đụng độ mạnh với Mỹ trong cuộc chiến VN, CS quốc tế mới chịu từ bỏ chính sách bành trướng của họ tại Đông Nam Á.
Năm 1965 Johnson–McNamara quá lạc quan khi nghĩ rằng có thể hăm dọa BV để lấy được hòa bình, các vị này quên rằng Hà Nội luôn có khối CS quốc tế đứng sau lưng họ
Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
 —————————————————————————-
Chú thích
(1) Nixon, No More Vietnams trang 73, tăng 7,000 cố vấn.
(2) McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, Chương 6 trang 45
(3) The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2
(4) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine, trang 188-258, La Bataille De Dien Bien Phu
(5) No More Vietnams trang 73, 74, 75
(6) No More Vietnams trang 76
(7) Stanley Karnow. Vietnam A History trang 435
(8) In Retrospect, trang 169
(9) In Retrospect trang 172, 173
(10) Viet Nam A History trang 432, 433
(11) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006; Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh
(12) Vietnam A History trang 437, 438
(13) In Retrospect trang 188
(14) In Retrospect trang190: “The United States had now “appealed to force” in Vietnam and therefore “we have got to win”. Westy’s request should be approved”.
Lloyd C. Gardner, Pay Any Price, Lyndon Johnson anh The Wars of Vietnam trang 228-229.
(15) Bernard C. Nalty, The Vietnam War trang 110
(16) Vietnam A Hisrory trang 439
(17) Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17
(18) Vietnam A History trang 440,441
(19) Viet nam A History trang 432. The Vietnam wars 1945-1990, trang 142.
Lloyd C. Gardner, Pay Any Price, Lyndon Johnson anh The Wars of Vietnam trang 204.
(20) The Vietnam wars 1945-1990, trang 159
(21) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 886.
(22) Về chi tiết:  3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng;  27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không;  2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải… (theo BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006; Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh; Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121)
(23) No More Vietnams trang 82, 86
(24) Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối VNCH trang 282, 292

Vì sao du khách nước ngoài không bao giờ quay lại Việt Nam?

Nomadic Matt, người Mỹ, là một tay du lịch "phượt" chuyên nghiệp. Từ năm 2006, anh bỏ việc để trở thành một người lữ hành. Anh lập ra website cùng tên để cổ vũ và đưa ra những lời khuyên cho những ai thích cuộc sống rong ruổi. Những kinh nghiệm du lịch của anh đã được giới thiệu trên các hãng tin, tờ báo lớn của thế giới như CNN, BBC, Yahoo!, Times, New York Times... Dưới đây là bài viết "Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam" của Nomadic Matt.

Năm 2007, tôi đi du lịch đến Việt Nam và khi quay về, tôi thề sẽ không bao giờ trở lại. Chỉ khi gặp một cô gái thực sự muốn đi hoặc phải đi công tác, tôi mới quay lại Việt Nam lần hai. Ai biết trước tương lai thế nào nhưng hiện tại tôi không hề muốn quay trở lại. Điều tệ hại nào ở Việt Nam - đất nước duy nhất tôi yêu thích?

Vâng, tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời cho bạn.

Câu trả lời đơn giản là chẳng ai muốn quay lại nơi mà mình bị đối xử tệ bạc Khi ở Việt Nam, tôi liên tục bị dân địa phương chèo kéo, chặt chém, lừa gạt và xử tệ.

Người bán hàng rong cố chặt chém tôi. Cô bán bánh mì không trả lại tiền thối, người bán đồ ăn “chém” đắt gấp ba lần dù tôi thấy rõ người khách trước mặt trả bao nhiêu tiền, hay các tài xế taxi gian lận quãng đường đến trạm xe buýt. Khi mua áo thun ở Hội An, ba phụ nữ giữ cửa hàng lại, kéo áo sơ mi đến lúc tôi mua một món gì đó.
Vì sao du khách nước ngoài không bao giờ quay lại Việt Nam?
Tác giả Nomadic Matt trong một chuyến du lịch
Du ngoạn Vịnh Hạ Long, những nhà điều hành tour quá số khách và không có nước uống trên thuyền, do đó, những khách phòng đơn đột nhiên thấy mình có thêm bạn cùng phòng ... thỉnh thoảng cùng giường!

Một trong những trải nghiệm tệ nhất là đến đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đang bắt xe buýt về thành phố Hồ Chí Minh. Tôi khát nên đi mua một món đồ uống phổ biến ở Việt Nam - nước, chanh, phụ gia và đường trong một túi nilon, nhưng cô bán nước đã lừa dối trước mặt tôi.

"Cô ấy nói với bạn bè sẽ chặt chém và lừa gạt vì anh là người da trắng", anh bạn Mỹ gốc Việt mới quen nói. "Cô ấy nghĩ anh không để ý". "Thứ này thực ra giá bao nhiêu? " Tôi hỏi anh. Tôi trả đúng số tiền, nói cô là người xấu và bỏ đi. Thứ tôi quan tâm là lời nói thiếu tôn trọng, không phải tiền.

Chắc chỉ mình tôi có trải nghiệm tệ hại và Việt Nam thực sự tuyệt diệu. Chỉ mình tôi xui xẻo, gặp những người đó vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, vô số du khách khác gặp chuyện giống tôi. Khó ai có chuyện hay có lẽ đã giải thích tại sao 95% du khách không quay lại. Tất cả đều kể chuyện bị lừa đảo hoặc bịp bợm. Họ cũng cảm thấy không được chào đón.

Tôi chứng kiến nhiều người gặp rắc rối ở Việt Nam. Bạn tôi mua chuối và người bán hàng bỏ đi mà không trả tiền thối. Tại siêu thị, họ trả sô-cô-la thay tiền thối. Hai bạn tôi đã ở Việt Nam 6 tháng, dù thành "dân địa phương" vẫn cứ nói Việt Nam thô lỗ. Hàng xóm không thân tình. Họ luôn là người ngoài cuộc. Thậm chí những người gặp gỡ hàng ngày cũng là xa lạ. Trải nghiệm của tôi hầu như không phải ngoại lệ, dù đi đến đâu đi nữa.

Rất nhiều người nghĩ người Việt Nam thực sự tốt. Họ rất thích chuyến đi làm tôi tự hỏi tại sao trải nghiệm lại khác biệt nhau đến thế. Điểm chú ý là đa số du khách trải nghiệm tốt đi du lịch sang trọng, còn lại là khách ba lô và khách bình dân. Sự kỳ lạ đó củng cố câu chuyện tôi nghe

Ở Nha Trang, tôi gặp một giáo viên tiếng Anh sống tại Việt Nam nhiều năm. Ông nói người Việt được dạy rằng tất cả các vấn đề đều do người Tây gây ra, đặc biệt là Pháp và Mỹ, và người phương Tây "nợ" người Việt Nam. Họ mong khách Tây tiêu tiền ở Việt Nam, nên khi thấy du khách tiết kiệm từng xu, họ buồn bã và nhìn vào trên ba-lô và đối xử tệ. Những người tiêu tiền, tuy nhiên, có vẻ được đối xử khá tốt. Tôi không biết điều này có đúng hay không nhưng với những gì tôi thấy, nó có ý nghĩa nhất định.

Tôi không đánh giá về đất nước hay con người Việt Nam. Tôi không tin mọi người dân đều xấu xa, thô lỗ. Tôi chỉ phản ánh trải nghiệm du lịch. Ba tuần tôi ở Việt Nam không thể nói lên tất cả. Tại sao tôi muốn ở lại đất nước đối xử như thế với tôi? Tại sao tôi lại muốn quay lại? Tôi không quan tâm mình bị chặt chém. Không phải về tiền. Tôi rất vui khi trả nhiều tiền hơn - một đô la giúp ích chọ họ nhiều hơn cho tôi.

Nhưng tôi là một khách ba lô không có nghĩa tôi đáng được tôn trọng ít hơn người khác. Tôi không mong được tiếp đãi như ông hoàng, chỉ cần tôn trọng cơ bản mà thôi. Và tôi chưa thấy mình được tôn trọng ở Việt Nam. Họ nhìn tôi như thể “một con lừa” để lừa bịp. Người thô lỗ ở khắp mọi và sự bất lương cũng vậy, song tôi không bao giờ trở lại Việt Nam để mình khỏi phải cảm thấy nó quá tồi tệ.

Nhưng đừng thấy tôi không thích Việt Nam mà bạn không đi. Đây là trải nghiệm của tôi, còn bạn nên tự mình đi thử để trải nghiệm. Và nếu bạn không đi vì bài báo này , tôi sẽ tìm và lôi bạn đến đó!

Thùy Anh
(Một thế giới)

Trang Nguyễn - Đọc sách như thế nào để hiệu quả?

Trang Nguyễn
Theo Triết Học Đường Phố
Cũng không phải là dân chuyên đọc sách gì cho lắm, nhưng kệ, cứ viết đại đi biết đâu có người tìm được ý gì đó hay ho cho cái sự “đọc”.
“Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt của các thế kỷ” – Decartes
Nhớ ngày trước Tôi có bài viết “Đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng” đã nói tới vấn đề cần thiết của việc đọc sách nên giờ chỉ đề cập tới cách đọc sách của bản thân.
Mỗi người yêu thích một thể loại sách khác nhau, có người thích tác phẩm văn học – tiểu thuyết – truyện ngắn, có người lại thích các cuốn sách về kỹ năng sống – nghệ thuật sống, có người lại muốn đọc sách kinh tế – làm giàu, có người lại yêu thích triết lý cuộc sống, người khác lại đam mê truyện tranh….
Mỗi loại sách yêu cầu người đọc có những cách khác nhau, hay ít nhất là sự điều chỉnh tương ứng. Vậy nên nó khó hơn hẳn so với bài viết về cách học Toán của cô học trò cấp 2.
Đối với thể loại truyện ngắn – tiểu thuyết: Chúng ta đọc đôi khi vì giải trí, vì những tình tiết câu chuyện. Tôi thì không đọc nhiều những thể loại này cho lắm, hầu hết những tiểu thuyết ngôn tình thì đọc mấy chương đầu rồi chuyển sang chương cuối, nếu diễn biến hấp dẫn thì có thể đọc hết cuốn…
Còn đối với tác phẩm văn học hay và dân chuyên về văn học, thích viết lách thì họ tập trung vào cách sử dụng ngôn từ, cách hành văn để học hỏi,….đòi hỏi người đọc sách phải biết cảm thụ và biết cách đặt mình vào trong chính câu chuyện để hiểu được ý sâu xa của tác phẩm. Có cô bé từng viết cho Tôi thế này:
“Văn” là “cảm” và “nhận”
“Cảm” khi nhắm mắt lại và thấy mình như Billie đang để cơn gió, tia nắng ve vuốt làn da của thế giới thực. Khi siết chặt tay theo nỗi đau của Jennifer khi Jafub rời xa. Hay nhói lòng, se sắt với nụ cười giễu cợt của người cha của “Ba ơi, mình đi đâu?” …
Thích một quyển sách, bài hát… hầu hết vì tìm thấy nét gì đó tương đồng với ta (dù là của hiện tại, quá khứ hay tương lai trông đợi). Không đồng cảm sẽ rất khó để sẻ chia.
“Cảm” là sống cùng nhân vật.
Những trang sách đưa em đi rất xa, đến những vùng miền thậm chí chưa từng nghe tên, có khi chị tồn tại trong tưởng tượng. Trang sách có thể đưa em đến cảm giác hạnh phúc bình an của cái nắng mùa hè, hay nỗi đau dai dẳng của những ngày xa cũ…
Em “nhận” lại một tâm hồn rộng mở hơn, biết chan hòa yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc. “Nhận” những niềm tin và an ủi, như những chàng tra, cô gái, ông bố, bà mẹ đó đang bên cạnh ôm lấy mình. “Nhận” thấy mình còn quá bé giữa dòng đời, rất mong manh và cũng vô cùng cứng cỏi.
Đối với bản thân Tôi thì hiện tại việc đọc sách chủ yếu là tìm kiếm thông tin, nhưng biết đâu được một ngày nào đó chuyển sang cảm nhận văn học để viết lách. Và hầu hết những cuốn sách, rất hiếm khi Tôi nuốt hết từng chữ trong đó. Không phải cứ nuốt hết từng chữ trong một cuốn sách mới gọi là tốt. Quan trọng là ta tìm và thấy được thông tin trong đó. Kiến thức thì vô biên, còn cảm giác “đủ” của con người lại không giới hạn. Vậy đọc sách như thế nào mới hiệu quả?

Trước hết, phải nắm bắt được từ khóa và ý chính

Trong một cuốn sách thì chỉ có 20% là từ khóa, còn 80% còn lại không phải là từ khóa. Chỉ cần nắm bắt được 20% từ khóa thì chúng ta nắm bắt được ý cần hiểu. Chúng ta phải tìm ra những ý chính và đánh dấu chúng lại, nó sẽ giúp cho việc tăng tốc độ đọc, khả năng tập trung và nắm bắt thông tin để lĩnh hội kiến thức.

Học cách di chuyển đôi mắt

Theo một nghiên cứu thì đôi mắt và bộ não có khả năng tiếp thu 2000 từ/ phút. Nhưng thực tế thì chúng ta chỉ mới tận dụng được khả năng khoảng 200 từ/ phút. Khi đọc sách thì chúng ta nên di chuyển mắt theo hướng từ trên xuống, không nên di chuyển theo hướng ziczac, và phải mở rộng tầm mắt đọc theo cụm từ.

Đọc lướt và đọc phụ lục tìm thông tin cần thiết cho mình

Không phải tất cả những kiến thức trong một cuốn sách đều cần thiết cho bạn ở thời điểm hiện tại, tất nhiên sẽ không phủ nhận nó là vô ích, nhưng bạn nên tập trung vào những ý cần thiết cho mình. Đặc biệt, nên đọc kỹ tóm tắt của từng chương – vì ở đó là cô đọng nhất kiến thức của toàn chương.

Luôn có một cuốn sổ và cây viết bên cạnh

Nhiều người giữ sách rất kỹ, quý sách như vàng, không bao giờ để cho sách có từng nếp gấp huống gì là viết lên đó, nhưng Tôi có một thói quen xấu là hay gạch bậy bạ lên sách, gạch lên những ý chính mà mình thấy hay và muốn nắm bắt. Và cũng hay viết những câu văn hay ra cuốn sổ nhỏ (Bạn có thể áp dụng cách này nếu bạn muốn giữ sách cẩn thận).

Đọc sách nhiều lần

Kiến thức thì chẳng bao giờ thừa, với cùng một cuốn sách nhưng thời điểm đọc khác nhau chúng ta cũng sẽ cảm nhận và học hỏi được những điều khác nhau. Chính những nhận thức, kinh nghiệm và hiểu biết ở mỗi thời điểm hiện tại đôi khi không đủ để ta hiểu hết tất cả những giá trị trong sách. Bởi thế, không nên đọc những cuốn sách chỉ một lần duy nhất, đọc lại nhiều lần vừa củng cố được kiến thức đã nắm bắt hoặc đã quên, vừa tìm ra được những thông tin hay ho mới phù hợp hơn.
Và quan trọng nhất chính là tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Xem sách là một người bạn thân mà mỗi ngày không gặp khiến ta luôn có cảm giác thiếu thiếu.
P/S: Chỉ là những quan điểm của bản thân, sai lầm hay thiếu sót thì mong mọi người góp ý nhé.
Trang Nguyễn
 

Đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng

Tối hôm trước có một cô bé vào chia sẻ với tôi rằng: “thường ngày những thứ công nghệ như laptop, điện thoại, ipad…thường có sức sexy hơn so với một cuốn sách. Nhưng em vẫn muốn duy trì thói quen đọc sách“.
Chúng ta phải công nhận rằng hiện nay những phương tiện nghe nhìn thường hấp dẫn con người hơn so với những cuốn sách. Hàng ngày, những cái tựa giật tít, những clip sống động, hình ảnh, âm thanh thu hút…dần dần kéo con người rời xa văn hóa đọc. Có người chẳng bao giờ/ chẳng hề/ hoặc rất hiếm khi cầm tới cuốn sách. Dường như con người dần quên đi một kho tri thức khổng lồ cần được khai thác.
Tất nhiên đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng. Hiện nay có nhan nhản những cuốn sách “thị trường”, được PR truyền thông một cách rầm rộ, thậm chí tác giả đặt những cái tên vô cùng hay ho. Có những cuốn sách đọc rồi chẳng thấy học được điều gì trong đó, văn phong chán ngắt, nội dung nhảm nhí, mua về rồi cảm thấy tiếc rẻ số tiền mình bỏ ra. Đọc sách không phải chỉ để giết thời gian, mà đọc để nâng cao nhận thức, tích lũy vốn văn học, học những lời hay, ý đẹp.
Cô bé còn chia sẽ thêm rằng: “bản thân em thích mua những cuốn bestseller nhưng chẳng bao giờ đọc hết, đọc chừng 100 trang lại để đó”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân những cuốn sách “nhảm” nhưng viết theo tâm lý người đọc thường thu hút hơn những cuốn sách hay.

ĐỌC SÁCH CẦN SỰ KIÊN NHẪN.

Chúng ta cần phải xác định lại MỤC ĐÍCH đọc sách là gì? Đó không đơn thuần là sự giải trí. Đọc sách là một trong những cách để nâng cao khả năng tư  duy, liên kết các thông tin, tìm động lực sống, tìm kiếm kiến thức. Bước vào một cuốn sách là bước vào một thế giới, rồi chúng ta sẽ lượm lặt được ít nhiều điều trong đó.
Tôi đọc sách không hy vọng mình thành công, cũng không kỳ vọng nhiều trong những cuốn sách đó. Tôi tìm tới sách đơn giản khi tinh thần  xuống dốc, tâm lý đang vướng mắc, tôi tìm thấy những suy nghĩ tích cực hơn trong đó, cũng có khi giúp tôi khám phá thêm chính bản thân mình.
Đọc sách giúp Tôi khám phá thế giới, ví dụ như sự đa dạng và phức tạp của thế giới ngầm, hoạt động mafia trong tác phẩm Bố Già, bức tranh về một đất nước Afghanistan nghèo đói và chiến tranh ở 30 năm trước trong tiểu thuyết “Người đua diều”,  bức màn bí ẩn của đời kỹ nữ Nhật Bản trong “Hồi ức của một Geisha”, Hé lộ những bí mật chính trị – kinh tế – xã hội trong “Kỹ nguyên hỗn loạn”, Thế giới phẳng, Lời thú tội của một sát thủ kinh tế…
Có những cuốn sách khó đọc, nó đòi hỏi người đọc phải đủ trình, kiến thức lịch sử xã hội, hoặc những kinh nghiệm sống cần thiết. Tuy nhiên, đừng nản lòng, đọc sách cần phải có sự kiên nhẫn, có thể ở ngay lúc đọc bạn chẳng thể hiểu được, nhưng tới một lúc bất chợt nào đó, gặp phải chuyện gì đó, bạn sẽ bất ngờ nhớ lại những gì đã đọc được đâu đó. Bạn sẽ càng bất ngờ hơn với khả năng liên kết thông tin và tư duy của mình. Không tin à? Bạn thử đọc sách đi. ^.^
Những cuốn sách làm giàu, những cuốn sách dạy kỹ năng, chẳng thể phủ nhận rằng đọc nó khiến chúng ta tìm thêm động lực, thôi thúc bản thân hành động. Đọc nhiều quá, dần cảm thấy chán ngắt, vì chúng thường viết theo một xu hướng, truyền động lực theo cũng những kiểu giống nhau, rồi lại cảm thấy chúng chỉ mang tính lý thuyết mà chẳng thể giúp ta được gì. Cũng có một thời gian Tôi rơi vào tình trạng như thế, tôi đã đọc quá nhiều cuốn thể loại như  Cha giàu – Cha nghèo, Tôi đã làm giàu như thế, Bí quyết tay trắng thành triệu phú, Think and Grow Rich, Phụ nữ thông minh khởi nghiệp…Điều tôi học được là bạn không cần đọc quá nhiều cuốn, cũng không nên đặt kỳ vọng mình sẽ thành công như những người viết chúng, nhưng cũng đừng hoài nghi, chỉ cần bạn tìm thấy chút thông tin bổ ích cho mình trong đó, hoặc đơn giản chỉ cần chúng giúp bạn thêm động lực thôi. Bạn đã thành công khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với những gì mình học được.
Hoặc có khi Tôi tìm tới sách chỉ để giải tỏa những áp lực của công việc và cuộc sống. Cho phép mình sống trong một thế giới khác, mơ màng và bay bổng trong những câu chuyện, để rồi học được trong đó tình yêu thương, những giá trị nhân văn của cuộc sống, những tiêu chuẩn đạo đức, cách sống giữa người và người.
Đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng. Nhưng hãy duy trì thói quen đọc sách.
-Trang Nguyễn-
*Featured image: spudballoo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét