Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Chủ Nhật, 09-02-2014 - Đơn kiến nghị về vai trò của luật sư trong các phiên tòa quân sự

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Ngư dân Lý Sơn ra khơi đầu xuân (CAĐN). – Mùa biển mới ở Hoàng Sa – Trường Sa (NLĐ).  – Gửi tình theo sóng (SGGP).
- Tiến sĩ Trần Công Trục: Đừng ‘xui dại’ Việt Nam (BBC). “Cách lý giải Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký như ông Lý Thái Hùng chính là chiêu bài Bắc Kinh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ và bẫy dụ chúng ta vào tròng. Một khi nghe theo lời xúi dại này, Việt Nam sẽ không bao giờ thoát ra khỏi thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn”.

-  Tàu Trung Quốc xâm phạm, không “thích phạt” chỉ “thích phóng” (Chép sử Việt). Bình luận về tin  Phóng thích tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam (DT).  – Quảng Bình: Phóng thích “tàu lạ” vi phạm lãnh hải Việt Nam (LĐ).
- 3 tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc cùng lúc xuất hiện ở Biển Đông (Soha).
- Mỹ và Nhật đề cao quan hệ đồng minh (VTV).
- LS Lê Quốc Quân lại tuyệt thực trong tù (RFI). – Audio phỏng vấn Lê Quốc Quyết: LS Lê Quốc Quân ‘tuyệt thực trong trại giam’ (BBC). – LS Lê Quốc Quân sẽ tuyệt thực đến ngày ra tòa phúc thẩm? (DLB).
- Hội nghị UPR thảo luận, thông qua báo cáo của Việt Nam (RFA). - Trên 200 nước khuyến nghị Việt Nam tại UPR 2014-Liên Hiệp Quốc (RFA). – Liên Hiệp Quốc đưa ra 227 khuyến nghị về nhân quyền cho Việt Nam (RFI). – LHQ công bố danh sách khuyến nghị nhân quyền cho VN (VOA). - Việt Nam bị LHQ khuyến nghị 227 điểm về quyền con người (DLB). – Thành quả của Chúng Ta trong UPR (DLB).
- ‘Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền’ (BBC).  – Việt Nam thành công trong báo cáo về quyền con người (TTXVN).  – Việt Nam đối thoại thẳng thắn, cởi mở về nhân quyền (VOV).  – Hội đồng Nhân quyền đánh giá cao báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam (QĐND).
- Hồng Trung: Khát Vọng Dân Chủ (ĐVD).
- Nhật ký mở lần thứ 77: “Tuyển Tập Blog Tô Hải tập 3″ (Tô Hải).
- Báo Nhân Dân đòi cấm nhưng lại ‘share’ Facebook (Người Việt).
- Tăng cường quan hệ láng giềng, chia sẻ kinh nghiệm (CP).
- Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo chống khủng bố (TTXVN). – Ông Lê Hải Bình làm Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (TTXVN).
- Thầm lặng vì dân (NLĐ).
- “Đồng thuận là không chỉ khen một chiều“ (PLTP).
- PAR Index: Bộ Y tế “đội sổ (NLĐ).
- Công bố dự thảo tinh giản biên chế mới (RFA).
- Công bố đường dây nóng “xử lý” cán bộ dùng xe công đi lễ hội (GDVN).  – Hà Nội cấm công chức đi lễ hội trong giờ làm việc (VnEco).
1- Được nộp phạt thẳng cho CSGT (NLĐ).
- Nghi án thiếu uý công an đánh đồng nghiệp (VNE).
- Và câu chuyện sau đêm giao thừa (DLB).
- Thung lũng tử thần (bài 29) (Người Việt). – NGUYỄN HỮU BA: VƯỢT BIÊN BẰNG BÈ (Sơn Trung).
Gêm Việt và Gái Việt cùng “vươn tầm thế giới” (Chép sử Việt). ““Gái Việt” là cái thông tin nhăng nhít của Xuân Lan ỡm ờ con mình là của  danh thủ bóng đá Beckham. Còn “Gêm Việt” là phần mềm trò chơi Flappy Bird.”
- Mỗi ngày, 300 ngôi làng Trung Quốc bị triệt hạ (Soha). =>
- Tư tưởng hệ: độc tài chống dân chủ (Phan Ba). “Mặc dù Trung Quốc về công khai vẫn còn tự gọi mình là cộng sản, nhưng trong cuộc cạnh tranh hệ thống mới, đó không phải là lần tái bản của lần đấu tay tôi giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Không, nó giống như một cuộc ganh đua giữa các phiên bản khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhiều hơn, giữa một chủ nghĩa tư bản tự do Tây Phương và một chủ nghĩa tư bản nhà nước đặc sắc Trung Quốc“.
- Điện Toán Đám Mây – Hy vọng Cho Tự Do Internet Ở Trung Quốc (ĐKN).
- Nga sẽ viện trợ cho Bắc Triều Tiên 50 nghìn tấn ngũ cốc (BFM/ Kichbu).
- Bình Nhưỡng đưa Kenneth Bae vào trại cải tạo (RFI). – Công dân Mỹ bị giam ở Triều Tiên bị đưa về 1 trại tù lao động khổ sai (VOA).
- Nữ thủ tướng Thái Lan đầu tiên (NLĐ).  – Chiến dịch đóng cửa bangkok Thủ tướng cam kết trả tiền cho nông dân (PLTP).  – Khủng hoảng Thái Lan và bóng ma nội chiến.

- Lê Diễn Đức: Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền (Blog RFA).
KINH TẾ
- Của để dành ngày một giảm (ĐBND).
- Áp lực hội nhập mới và ba nguyên tắc công bằng (PLTP).
- ‘Sản xuất của VN đang lấy lại động lực’ (BBC).
- Giá vàng tuần tới: Xu hướng tăng còn tiếp diễn? (VnEco).  – Hàng vàng tìm chiêu độc hút khách ngày Thần Tài (VNE).
- Tính kỹ để bảo đảm tính khả thi của mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở (ĐBND).
- Tata rút khỏi dự án 5 tỷ USD (SGGP).
- 3G và kiểm soát cạnh tranh (TBKTSG).
- Cà phê hồn Việt Nam, da… Brazil! (PLTP).
1<- Cá tra gặp khó ngay đầu năm (TP/ĐBND).
- Video: Xây dựng nông thôn mới – 08/02/2014: Vấn đề nông nghiệp – nông thôn 2013 và thách thức cho năm mới (VTV).  – Năm 2014: Các đại gia đổ bộ vào nông nghiệp (PLTP).
- McDonald’s khai trương ở Việt Nam (BBC).  – Thức ăn nhanh Mỹ rầm rộ tới Việt Nam (TT).  – Big Mac ở Sài Gòn đắt hay rẻ? (TBKTSG). – McDonald’s khai trương hiệu ăn đầu tiên tại Việt Nam (RFI). – Việt Nam nếm những chiếc Big Mac đầu tiên (RFA).
- Tăng trưởng việc làm Mỹ thấp hơn dự đoán (BBC).  – Mỹ lại sắp vỡ nợ (NLĐ).
- Khủng hoảng choàng lên kinh tế Đức (PLTP).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Cảnh quan Nam bộ dưới ngòi bút của Hồ Biểu Chánh (Chép Sử Việt).
- Lo ngại chất lượng trùng tu di sản (QĐND).
1- Méo mó lễ hội (NLĐ).  – Video: Các lễ hội có đang quá đà? (VTV).  – Nhiều lễ hội đã có chuyển biến tích cực (TQ).  – Trai làng mặc váy múa hội ở Hà Nội  (Zing).  – Khán giả bất tỉnh, kỵ sĩ bị thương tại hội đua ngựa Gò Thì Thùng (TN).
- Người giữ lửa cho điệu Xoan (QĐND). =>
- Giữ gìn tập tục xin chữ đầu năm (ĐBND).  – Xin chữ chứ không phải mua chữ.
- Video phỏng vấn nghệ sĩ Lê Cát Trọng Lý: Âm nhạc ‘từ dân tộc đến hiện đại’ (BBC).
- Đền Sóc – Nơi Đức Thánh Gióng về trời (VTV).  – Câu chuyện văn hóa – 08/02/2014.  – S – Việt Nam: Thưởng trà đầu năm.
- Sĩ Nhiếp có vai trò thế nào trong lịch sử Việt Nam? (KT).
- Tổng cục thuế ‘để mắt’ tới ‘cha đẻ’ game Flappy Bird (TN).  – Nghi án Flappy bird… đạo game.  – ‘Cha đẻ’ Flappy Bird không sợ bị kiện, tập trung phát triển phiên bản mới.  – Tranh cãi quanh doanh thu tiền tỷ của Flappy Bird (VNE).
- Bài toán định hướng thẩm mỹ công chúng trẻ (SGGP).
- “Người đàn bà hát chín chắn” (NLĐ).
- BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 91) (Nhật Tuấn).
- ‘Sặc mùi cải lương’?! (Người Việt).
- Tát Nước Gầu Dây (Hiệu Minh).
- Nhà nghiên cứu Inrasara: “Người Cham ở đâu trong văn hóa Việt Nam”? (Inrasara).
- “Chung Tình”, CD Phản Ánh Truyền Thống Phụ Nữ Việt (Du Tử Lê).
- Thư giãn cuối tuần: NGÀY XUÂN, RƯỚC ÔNG CỤ ĐI XEM CHÉM LỢN (Tễu).
- Diễn viên hài Thúy Nga: Không biến thành cái máy diễn vô hồn (SGGP).
- Triển lãm về nhà thơ John Keat (VTV).
- UNESCO kêu gọi bảo vệ di sản Syria (SGGP).
- Ngày tết nói chuyện văn hóa rượu vang (p.2 và hết) (RFA).
- Nga tưng bừng Thế vận hội Sotchi 2014 (RFI). – Mặt trái của Thế vận hội Sotchi (RFI). – Phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc đổi hướng sang Sotchi (RFI). – Trận chiến ngầm ở Sochi (NLĐ).  – Thế vận hội Sochi: Thể thao, Chính trị và An ninh (TQ).
- Nga khai mạc Olympics ở Sochi (BBC).  – Thế vận hội Sochi bắt đầu vào ngày thứ bảy (VOA). – Video: Khai mạc Olympic Sochi 2014 (VTV).  – Thế Vận hội ở Sochi – những góc bi hài sau ánh hào quang (SM).  – Mỹ đoạt huy chương vàng đầu tiên tại Thế vận hội Sochi (VOA).

…Và câu chuyện sau đêm giao thừa (Nguyễn Tường Thụy). - CỘI MAI GIÀ (Tương Tri).
MỘT GIẤC MƠ VỪA (Tương Tri).
- Quanh cái chết của diễn viên Philip Seymour Hoffman: Vòng xoáy nghiện ngập của các sao giải trí (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Các trường đua nhau kêu oan vì bị đình chỉ tuyển sinh (VNE).  – Thuốc đắng cần thiết (TT). “Dư luận lâu nay vẫn nói bộ không làm quyết liệt vì còn giằng níu nhiều thứ. Không ít chuyên viên phụ trách nhóm trường nào là “vua” ở đấy, vừa nghiêm nghị trong vai quản lý, giám sát, lại vừa là “người nhà” thân thiết với các trường nên “đi qua, đi lại”, rốt cuộc chẳng trường nào bị xử lý”.
- ‘Người hùng Đồi Ngô’ trở lại, GS Châu cải cách chính mình (VNN).
- Trăn trở khi nghe trẻ tâm tư (NLĐ).  – Bạn nhỏ hồn nhiên chia sẻ với lãnh đạo cao nhất TP.HCM (TT).
- Nữ tướng của Giáo sư Trần Thanh Vân (TP).
1- Áp dụng khung năng lực ngoại ngữ 3 cấp và 6 bậc (CP).
- Nhà khoa học trẻ sẽ sống được bằng chất xám (ĐBND).
<- Kinh nghiệm xin học bổng các trường (NLĐ).
- Thiết bị duy trì “sự sống” nội tạng bên ngoài cơ thể (TT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- “Họ hàng nhà cúm” bủa vây (NLĐ).  – Thêm trường hợp tử vong vì H5N1 tại VN (BBC).  – Dịch cúm gia cầm ở người – trong bùng phát, ngoài rình rập (ĐBND).  – Video: Diễn biến Cúm A H5N1, H7N9 trên người (VTV).
- Bị phát hiện, cơ sở giết mổ tẩu tán thịt lợn thối (VOV).
1
- Bơ phờ trở lại Sài Gòn sau Tết (VNE).  – Các tuyến xe khách Bắc – Nam sau Tết Giáp Ngọ: Giá vé cao, chở quá số người (QĐND).  – Hành khách bất bình vì xe không xuất bến (TN). – Người miền Tây ùn ùn cưỡi xe máy đổ lên Sài Gòn (TT). =>
- ‘Người hùng’ Trần Hữu Hiệp được công nhận liệt sĩ (TN).
- Đi xe buýt sẽ được giữ xe máy miễn phí (TBKTSG).
- ‘Cái bang’ đội lốt nhà sư (TN).  – Video clip: Ngày đóng giả nhà sư, tối đi mua dâm.
- Bệnh ung thư: thủ phạm là chính mình! (TBKTSG).
- Xem chim: Vất vả, tốn kém (NLĐ).
- Bão tuyết ở Nhật : 2 người chết, 89 người bị thương (RFI).

QUỐC TẾ
- Phiến quân Syria đã phá vỡ lệnh ngừng bắn tại Homs (TTXVN).  – Syria- xung đột tiếp diễn bất chấp lệnh ngừng bắn (VOV).  – LHQ chuẩn bị đưa hàng cứu trợ tới thành phố Homs ở Syria (VOA). – Syria, thỏa thuận ngưng bắn bị vi phạm (RFI).
1- Iran mở lại cuộc đàm phán với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (VOA). – “Iran cần cảnh giác trước những tuyên bố từ phía Mỹ” (TTXVN).
<- LHQ: Số tử vong của thường dân ở Afghanistan gia tăng trong năm 2013 (VOA).
- Kẻ khống chế máy bay Thổ Nhĩ Kỳ muốn thả tù nhân ở Ukraine (VOV).  – Nga cam kết hỗ trợ tài chính cho Ukraine (VOV).
- Trung Quốc có thể lập kỷ lục chi tiêu quốc phòng năm nay (VNE).
- Quan chức Mỹ thú nhận rò rỉ tin tình báo (BBC).  – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ từ chối bình luận về cuộc gọi bị tiết lộ (VOA).  – Các giới chức Âu châu lên án phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ.
- Tổng thống Obama muốn nới rộng cơ hội cho tất cả mọi người Mỹ (VOA).
- Xung đột trong biểu tình ở Bosnia-Herzegovina (PLTP).
- Tunisia mừng bản Hiến pháp mới, ba năm sau Cách mạng Hoa Lài (RFI).
- Thất nghiệp sinh ra phong trào chống chính phủ Bosnia (RFI).
- Công chúa Tây Ban Nha hầu tòa vì bê bối tham nhũng liên quan đến chồng (LĐ). – Công chúa Tây Ban Nha ra tòa vì tội trốn thuế (RFI).


* Video: + Bản tin video tối 07-02-2014; + Bản tin video sáng 08-02-2014; + VN: ‘Chỉ trích nhân quyền VN tại UPR không khách quan,…; + RSF: ‘VN hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền; + TQ: Philippines phát biểu ‘hồ đồ’ về tranh chấp; + Chuyên gia: Lịch sử TQ chứng minh chủ quyền lãnh hải.

* VTV: + Chào buổi sáng – 08/02/2014;  + Điểm báo – 08/02/2014;  + Cuộc sống thường ngày – 08/02/2014;  + Tài chính tiêu dùng – 08/02/2014;  + Bản tin quốc tế 17h – 08/02/2014;  + Thế giới trong ngày – 08/02/2014;  + Thời sự 12h – 08/02/2014;  + Thời sự 19h – 08/02/2014.

Tự do và sức mạnh của tư tưởng

Có một niềm tin mà tôi thường nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là chúng ta đang có chiến tranh-không phải là một cuộc chiến dùng súng đạn và sức người, nhưng dù sao vẫn là một cuộc chiến có đầy đủ khả năng để trở thành một cuộc chiến cũng khốc liệt, hủy diệt và phí tổn tương tự.

Cuộc chiến để bảo tồn và phát huy tự do là một cuộc chiến không nhằm vào chống lại cá tính [khác nhau] nhưng để chống lại những tư tưởng đối nghịch. Victor Hugo, một nhà văn người Pháp, đã tuyên bố rằng "Ta chống lại sự xâm lăng của những đạo quân; nhưng ta không chống lại nổi sự xâm lấn của những tư tưởng". Điều này thường được nhắc lại như sau: "Không có gì mạnh mẽ hơn những đạo quân cho bằng một ý tưởng hợp thời đến đúng lúc."

Trong quá khứ đã từng có những tư tưởng mà hệ quả làm chấn động cả trái đất. Những tư tưởng này xác định hướng đi của lịch sử.

Hệ thống phong kiến đã hiện hữu cả hàng ngàn năm một phần lớn vì những học giả, giáo sư, trí thức, giới tăng lữ, nhà giáo dục và chính trị gia đã phổ biến những tư tưởng phong kiến. Câu nói "Con sãi ở chùa lại quét lá đa" đã khiến cho hàng triệu người không dám nghĩ đến việc đặt lại vấn đề này.
Dưới hệ thống [kinh tế] trọng thương, một khái niệm được nhiều người chấp nhận là của cải của thế giới chỉ có giới hạn, đã khiến người ta chiếm đoạt lấy từ những người khác những gì họ muốn trong không biết bao là cuộc chiến đẫm máu.

Sự ấn hành tác phẩm Quốc Phú của Adam Smith năm 1776 là một dấu ấn trong lịch sử về sức mạnh của tư tưởng. Khi thông điệp của Smith về tự do mậu dịch được phổ biến, những hàng rào chính trị ngăn cản sự hợp tác hòa bình bị sụp đổ, và hầu như cả thế giới đã quyết định thử nghiệm tư tưởng tự do.

Marx và những người theo Marx muốn cho ta tin rằng chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu, là một chủ nghĩa chắc chắn sẽ bao trùm cả thế giới như mặt trời mọc lên từ hướng đông. Tuy nhiên, khi người ta có ý chí tự do (có đủ sức mạnh để chọn lựa giữa cái phải và trái), thì không có điều gì liên quan đến cái ý chí này có thể được xem là tất yếu! Nếu chủ nghĩa xã hội có xảy ra, đó là vì người ta chọn và chấp nhận nó.

Chủ nghĩa xã hội là một sự thất bại từ lâu đời rồi, tuy thế, tư tưởng xã hội tiếp tục là một mối đe dọa chính cho tự do ngày hôm nay. Theo thiển ý, chủ nghĩa xã hội có thể được phân tích thành năm ý tưởng.

1. Hội chứng dùng Đạo luật

Thông qua những đạo luật đã trở thành một thú tiêu khiển toàn quốc. Một thương nghiệp bị trở ngại ư? Hãy thông qua một đạo luật để trợ cấp cho công chúng hay giới hạn sự tự do hoạt động của thương nghiệp đó. Nạn nghèo đói ư? Thông qua một đạo luật để hủy bỏ nạn nghèo đói. Có lẽ nước Mỹ cần một đạo luật cấm không cho thông qua thêm nhiều đạo luật như vậy.

Hầu như bao giờ cũng vậy một đạo luật mới có nghĩa là: (1) tăng thuế để trả cho bộ máy điều hành; (b) thuê thêm viên chức chính quyền để điều hành cái khía cạnh của đời sống mà trước nay không bị hạn chế; và (c) những hình phạt mới khi vi phạm đạo luật mới. Nói tóm lại, càng nhiều đạo luật có nghĩa là càng có thêm nhiều sự phân biệt, nhiều sự cưỡng bách. Ta nên hiểu rõ từ cưỡng bức có những ý nghĩa như sau: sức mạnh, cưỡng đoạt, ép buộc, hạn chế. Những chữ đồng nghĩa của động từ cưỡng bách có lẽ dễ cho ta hình dung hơn là: ép buộc, đòi hỏi, bắt phục tùng, bắt lính, tống tiền, tịch thu, đàn áp bằng khủng bố, đàn áp bằng gậy gộc, và đòi tiền hối lộ.

Khi chính quyền bắt đầu xen vào nền kinh tế tự do, quan lại và chính trị gia tiêu tốn hầu như toàn bộ thì giờ của họ để "sửa sai" những công trình mà họ đã làm ra. Để sửa những thiệt hại của Đạo luật A, họ thông qua Đạo luật B. khi thấy B cần phải được sửa đổi, họ thông qua Đạo luật C, và để sửa C, họ cần D, và cứ thế tiếp tục cho hết bảng chữ cái và sự tự do của ta cũng cạn kiệt.

Hội chứng dùng Đạo luật là thí dụ điển hình cho sự tin tưởng bị đặt sai chỗ trong tiến trình chính trị, một biện pháp dựa trên sức mạnh, tức là một phản đề đáng nguyền rủa của xã hội tự do.

2. Ảo tưởng Nhận được trợ cấp Chính quyền

Chính quyền, theo định nghĩa không có gì để phân phối ngoại trừ những gì nó thu được từ nhân dân lúc ban đầu. [Phải nhớ là] Tiền thuế không phải là tiền quyên góp của dân.

Trong một nhà nước phúc lợi[1], điều cơ bản này thường bị quên lãng vì những sự ưu đãi đặc biệt hay tặng phẩm của nhà nước. Người ta thường nói đến "tiền nhà nước" như thể đó là "tiền chùa".
Kẻ nào mà nghĩ rằng mình đang nhận được điều gì đó từ chính quyền, những điều mà họ không thể tự mình kiếm được nên tự đặt câu hỏi, "Cái này lấy từ túi của ai đây? Có phải tôi đang bị cướp để trả cho món trợ cấp này hay chính quyền đang cướp của ai để trả cho tôi?" Thông thường câu trả lời là cả hai.

Những kết quả chung cục của "ảo tưởng" này là mọi người trong xã hội đều thọc tay vào túi của người khác.

Vấn đề của Người khác

3. Chứng rối loạn thần kinh - Đổ Lỗi

Gần đây một người nhận trợ cấp xã hội viết thơ cho nhân viên xã hội và đòi hỏi: "Đây là đứa con thứ sáu của tôi. Ông có làm cái gì không đi chứ?"

Một người trở thành nạn nhân của bệnh thần kinh Đổ Lỗi khi người đó từ bỏ trách nhiệm là chính mình phải giải quyết vấn nạn của mình. Người đó có thể nói: "Những vấn nạn của tôi thực ra không phải là của tôi, mà là những vấn nạn của xã hội, và nếu xã hội không giải quyết thật lẹ, thì sẽ có chuyện với tôi!"

Chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh nhờ vào sự trốn tránh trách nhiệm [của người dân]. Khi người ta mất đi tinh thần độc lập, sáng tạo, và tự tin nơi chính họ, họ trở thành hòn đất sét để cho bạo chúa và độc tài muốn nhồi nắn như thế nào thì làm.

4. Bệnh Thông Thái

Leonard Read, trong cuốn sách Thị trường Tự do và Kẻ thù của nó, đã nhận dạng ra "sự thông thái" (cái gì cũng biết) là điểm đặc trưng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Kẻ thông thái là người xía vào công việc của người khác. Y tỏ thái độ với người khác như thế này: "Tôi biết điều gì là tốt nhất cho anh, nhưng tôi không chỉ hài lòng với việc thuyết phục anh về sự đúng đắn của tôi; tôi muốn bắt anh phải chấp nhận phương cách của tôi." Kẻ thông thái kiểu này tỏ lộ thái độ kiêu ngạo và không dung thứ cho những sự khác biệt lớn lao giữa người với người với nhau.

Trong chính quyền kẻ thông thái vẫn thường có cái điệp khúc này: "Nếu tôi không nghĩ đến chuyện đó, thì chuyện đó không thể làm được, và vì nó không thể thực hiện được, chúng ta phải ngăn cản những kẻ nào đang muốn tìm cách thử." Có một nhóm thương gia ở Bờ biển Phía Tây nước Mỹ gặp phải vấn nạn khi yêu cầu-được điều hành dịch vụ chở hàng bằng phà từ những tiểu bang phía Tây bắc Thái-bình-dương xuống miền Nam California-của họ bị từ chối bởi cái Ủy ban Thương mại Liên tiểu bang (ủy ban này nay đã bị dẹp tiệm) vì cơ quan này cảm thấy rằng nhóm thương gia này không thể điều hành một dịch vụ như vậy mà có lời.

Sự mầu nhiệm của thị trường là khi người ta được tự do để thử nghiệm, họ có thể và thực hiện được nhiều điều vĩ đại. Sự cảnh báo mạnh mẽ mà ai cũng biết của Read: "không có ai được chế biến ra những điều gì làm ngăn trở sự giải phóng năng lực sáng tạo" là sự phản bác mạnh mẽ đối với căn Bệnh Thông Thái

5. Nỗi Ám ảnh Ganh tị

Thèm muốn tài sản và lợi tức của người khác đã khiến cho xã hội ngày nay có cả đống những luật lệ theo xã hội chủ nghĩa. Sự ganh tị là nhiên liệu thúc đẩy bộ máy tái phân phối. Ta thấy rõ ràng là những mưu chước lấy của nhà giàu xuất phát từ sự ganh tị và thèm muốn.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi người ta bị sự ganh tị ám ảnh? Họ tìm cách đổ lỗi về những điều khó khăn trong đời họ cho những người khá hơn. Xã hội bị nứt rạn thành những giai cấp và nhóm này coi những nhóm khác là những con mồi cần bị thanh toán. Những nền văn minh mà ta biết đã sụp đổ dưới gánh nặng của ganh tị và thái độ xem thường tài sản của người khác mà sự ganh tị này mang theo.

Có một sợi chỉ chung xuyên suốt năm tư tưởng xã hội chủ nghĩa này. Đó là, tất cả đều khơi dậy phần đen tối hơn của con người-sơ khai, không có sự sáng tạo, lười biếng, lệ thuộc, phi đạo đức, phi sản xuất, và phần phá hoại của bản năng con người. Không một xã hội nào có thể tồn tại lâu dài được nếu người dân của xã hội đó thực hành những ý tưởng tự hủy diệt như vậy.

Hãy xem xét triết lý tự do. Đó là một triết lý hướng thượng, tái tạo, khích lệ, sáng tạo, đấy phấn khích. Triết lý này khơi dậy và dựa vào những phẩm chất cao hơn của bản năng con người như tự túc, trách nhiệm cá nhân, sáng kiến cá nhân, tôn trọng tài sản của kẻ khác, và tự nguyện hợp tác với nhau.
Kết quả của cuộc tranh đấu giữa tự do và tôi đòi hoàn toàn tùy thuộc vào những điều đã ngấm vào tâm trí và tình cảm của con người. Cho đến nay, bồi thẩm đoàn vẫn còn đang cân nhắc xem xã hội sẽ nghiêng về hướng nào.

Lawrence W. Reed
© Theo Học Viện Công Dân

[1] Nhà nước phúc lợi (welfare state) là một khái niệm về chính quyền trong đó nhà nước "chăm lo" mọi sự cho người dân về phương diện xã hội, y tế, và chính trị. Khái niệm này đặt trên căn bản ‘bình đẳng về cơ hội," "phân phối tài sản đồng đều cho toàn dân."

Nguồn: Liberty and the Power of Ideas - Lawrence W. Reed, The Freeman

Lawrence W. ("Larry") Reed làm chủ tịch của Tổ chức Giáo dục Kinh tế (Foundation for Economic Education­-FEE) năm 2008. Trước đó Larry là người sáng lập và chủ tịch-trong 20 năm-của Trung tâm Mackinac về Chính sách Công tại Midland, bang Michigan. Ông cùng từng dạy toàn thời gian môn Kinh tế học và là Chủ nhiệm Phân khoa Kinh tế tại Viện Đại học Northwood ở Michigan từ 1977 đến 1984.

LS Lê Quốc Quân sẽ tuyệt thực đến ngày ra tòa phúc thẩm?


Nhà hoạt động chính trị đối lập nổi tiếng Việt Nam là luật sư Lê Quốc Quân hiện đang tuyệt thực sang ngày thứ 7 liên tiếp tại nhà tù Hỏa Lò khét tiếng. Thông tin này được anh Lê Quốc Quyết, em trai LS Lê Quốc Quân xác nhận trên facebook với lời kêu gọi: “Xin mọi người cầu nguyện thêm cho anh mình, hôm nay đã sang ngày thứ 7. Cuộc tuyệt thực lần này nếu yêu sách không được đáp ứng thì sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 18 tháng 2 khi có bản án phúc thẩm”.

Luật sư Lê Quốc Quân năm nay năm nay 43 tuổi, là một trong 4 tù nhân chính trị được phái đoàn ngoại giao Mĩ nêu đích danh nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam 'thả vô điều kiện'. 3 người còn lại cũng được nêu tên trong phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) là tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải và anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Được biết, LS Lê Quốc Quân bắt đầu tuyệt thực từ hôm 2/2/2014, tức đúng vào ngày mùng 3 tết để đưa ra yêu sách và phản đối chế độ lao tù cộng sản khắc nghiệt.

Trong bức thư đầu xuân gửi ra ngoài, LS Lê Quốc Quân xác quyết tinh thần: "Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết nếu điều đó là tốt đẹp hơn cho tổ quốc và Nhân dân Việt Nam anh hùng."
Trang facebook của em trai LS Quân là anh Lê Quốc Quyết cho biết:
"Sáng hôm qua (ngày 6 tháng 2), có điện thoại từ trong nhà tù báo ra rằng Ls. LÊ QUỐC QUÂN đang tuyệt thực. Sau khi nghe tin, gia đình lên đăng kí thăm gặp theo thông lệ. Mỗi tháng được gặp một lần theo luật định, khi lên làm thủ tục trại trả lời là đang bị kỷ luật và cắt thăm gặp, sau gần một buổi chiều đấu tranh đòi gặp lãnh đạo trại, cuối giờ chiếu lãnh đạo trại đã chính thức xác nhận LQQ đang tuyệt thực, còn việc gặp thì phải chờ xin ý kiến chỉ đạo. Vào buổi tối thì phía trại gọi điện thoại cho gia đình thông báo là sáng ngày 7 tháng 2 có thể sắp xếp cho gặp. (Luật pháp nước này thật như đùa, vi phạm kỷ luật không cho gặp, rồi lại nói phải hỏi lãnh đạo. Tức vi phạm hay không là do lãnh đạo quyết chứ không phải do luật hay quy định gì hết). Trong quá trình gặp anh Quân đã xác nhận về thông tin tuyệt thực như sau:
Anh bắt đầu tuyệt thực từ ngày 2 tháng 2 (tức đúng ngày 3 Tết). Các yêu sách bao gồm:
1. Yêu cầu sách, kinh thánh. Đặc biệt sách luật để anh nghiên cứu để bào chữa cho mình vào hôm phúc thẩm sắp tới. Điều kiện giam giữ rất tệ, vì anh bị giam đông người và chưa bao giờ được cho phép dùng sách và bút.
2. Cần gặp linh mục sau hơn 1 năm ngồi tù.
3. Anh có thể tuyệt thực cho đến ngày xử là ngày 18 tháng 2, và sẽ tiếp tục sẽ tuyệt thực nếu phiên phúc thẩm diễn ra chỉ nhằm hợp thức hóa bản án sai trái ở sơ thẩm."

Mẹ luật sư Lê Quốc Quân tại trụ sở Liên Hợp Quốc

Phiên tòa phúc thẩm – đúng hơn là trò hề xử án đối với LS Quân bằng tội danh trốn thuế sắp diễn ra vào ngày 18/2/2014 sắp tới. Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 10 năm ngoái, ông bị kết án 30 tháng tù.

Bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ ruột LS Quân hiện đang thực hiện một chuyến đi kéo dài sang nhiều nước để vận động quốc tế can thiệp trả tự do cho con trai mình và tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Các thành viên trong gia đình LS Quân đều là những người thành đạt. Nhằm mục đích trả thù một gia đình đầy lòng yêu nước, nhà cầm quyền CSVN đã dàn dựng âm mưu 'trốn thuế' nhằm triệt hạ và cướp đoạt toàn bộ tài sản do gia đình ông gày dựng suốt 10 năm trời. Em trai ông Quân là anh Lê Đình Quản bị kết án 28 tháng tù giam vào tháng 12 năm ngoái, một người em họ khác chị Nguyễn Thị Oanh thì bị xảy thay sau khi bị côn an bắt giam nhiều tháng trời. Người còn lại là anh Lê Quốc Quyết liên tục bị công an, côn đồ hành hung, thậm chí truy sát. Cả gia đình LS Quân đều là nạn nhân của chế độ cộng sản.

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Thư của giám đốc Ân xá Quốc Tế Ba Lan gửi Đỗ Thị Minh Hạnh

Thư của giám đốc Ân xá Quốc Tế Ba Lan gửi Đỗ Thị Minh Hạnh nhân chiến dịch viết thư cho nữ tù nhân lương tâm của Việt Nam

"Đỗ Thị Minh Hạnh mến,

Xin hãy vững mạnh. Tôi hy vọng chị sớm được tự do.

Ân Xá Quốc Tế có trình giải cho tôi thông tin về hiện trạng của chị và tôi hy vọng không lâu nữa chị sẽ nhớ lại những ngày đã trải qua trong ngục tù như một ác mộng mà thôi.

Những việc chị làm lẽ ra không bao giờ đẩy chị vào tù. Tôi chúc chị những điều tốt đẹp nhất.

Tôi cũng muốn chị biết rằng rất nhiều người trên thế giới biết tới sự việc của chị và sẽ không bao giờ rời xa chị.

Tôi rất ngưỡng mộ lòng quả cảm của chị. Tất cả những gì xảy ra với chị trong lúc này không thể tước đi phẩm giá làm người của chị.

Trân mến,
Draginja Nadazdin"


Chân dung Hạnh, đồng hương nhí vẽ trong chiến dịch viết thư vào nhà tù cho Hạnh, hy vọng sẽ tới được tay Hạnh.


Những lá thư đáp lại chiến dịch vận động của Ân Xá Quốc Tế tại Ba Lan kêu gọi gửi thư riêng cho Đỗ Thị Minh Hạnh, thư đã được gửi sau dịp Tết vừa qua.


Tôn Vân Anh
Theo FB Tôn Vân Anh

Ai Thắng Ai Thua Không Cần Biết, Nhưng Xã Hội Dân Sự Việt Nam Đã Thắng


Kết thúc phiên họp UPR (phiên họp kiểm điểm định kì phổ quát) vào ngày 5-2-2014 vừa qua, mình thấy có rất nhiều thông tin và nhiều nhận định của hai bên. Bên lề đảng và bên lề dân, bên nào cũng cho là mình thắng và bên kia là thất bại.

Vậy ai thắng, ai thất bại?

Tuy vì một vài lý do khách quan Lâm không được tham gia đầy đủ vào chuyến vận động này, như là đi qua Mỹ, qua Bỉ, đến Geneva, hay là bay giờ đang qua Úc.

Nhưng chuyện ai thắng ai thất bại, với riêng bản thân Lâm là một người tham gia trực tiếp vào trong phái đoàn của các tổ chức Xã Hội Dân Sự ở Việt Nam hiện nay trong chuyến vận động này, Lâm xin đưa ra nhận định của mình là:

Chiến thắng thuộc về phong trào Xã Hội Dân Sự của Việt Nam.

Ừ thì chắc sẽ có nhiều ý kiến phản đối hay không đồng tình, nhưng Lâm xin nêu ra một vài quan điểm và nhận định của bản thân.

Thứ nhất:

Như chúng ta đã biết, XHDS là những tổ chức hoạt động vì mục đích thúc đẩy và phát triển chung của xã hội mà không bị chi phối bởi chính trị, đảng phái hay quyền lực. Xã Hội Dân Sự là một bàn tay quyền lực thứ ba trong một xã hội hiện hành. Chính trị và kinh tế là hai mặt không thể thiếu trong một quốc gia hay một cộng đồng xã hội, và nó luôn song hành với nhau, chi phối và cũng như hợp tác với nhau. Chính trị không thể tách rời với kinh tế, và ngược lại.

Vậy thì nếu như một nhóm hay một đảng phái nào đó trong một tổ chức xã hôi, hay nói rõ hơn là trong một quốc gia nắm được cả hai mặt đó thì sao?

Rồi khi mà chính trị và kinh tế đều bị thao túng và điều hành bởi một tổ chức hay một đảng phái, thì nó sẽ thao túng xã hội hay đất nước đó. Vậy thì Xã Hội Dân Sự sẽ như là cách tay vô hình thứ ba, can thiệp vào sự cấu kết và thao túng quyền lực, mà ở đó mọi vấn đề đều để đem về lợi ích và quyền lực cho những nhóm lợi ích hay là một đảng phái chính trị nắm quyền nào đó.

Vì vậy, sự tham gia của các tổ chức Xã Hội Dân Sự vào vòng xoáy này của xã hội nói chung, và một đất nước nói riêng là cần thiết. Nhằm đem về một sự cân bằng và lợi ích cho thành phần tuy yếu nhưng là chủ đạo trong một xã hội, đất nước, đó là người dân.

Nói đến đây, cũng đủ thấy sự thành công cho các phong trào XHDS thật sự của Việt Nam, trong cuộc vân động để đem những tiếng nói sự thật bên trong nước ra cho quốc tế biết.

Thứ hai:

Vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử về việc thúc đẩy phát triển cho nhân quyền của Việt Nam, có một nhóm đại diện vận động bên trong nước dám vượt qua sự khó khăn và sợ hãi để đi ra ngoài. Nhằm đem đến những tiếng nói của sự thật cho cộng đồng quốc tế biết được những nội tại về tình trạng nhân quyền bên trong Việt Nam.

Và Việt Nam là một nước vừa mới được bầu vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng do những lá phiếu của họ. Tuy còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện và chưa đạt được mọi mong muốn như ý, vì dù sao cũng là lần đầu tiên, và chắc không khỏi thiếu sót. Nhưng mặt khác cũng là sự thành công cho những bước tiến ban đầu về một sự lớn mạnh của phong trào Xã Hội Dân Sự bên trong nước cho những vấn đề lên tiếng để thúc đẩy sự phát triển nhân quyền của Việt Nam. Và một mặt khác giúp cho các bạn trẻ bên trong nước, đang tham gia vào các hoạt động thúc đẩy cho sự phát triển quyền con người, thoát ra được sự cô lập và sự sợ hãi vẫn đang còn bao trùm.

Thứ Ba:

Và theo bản thân mình nghĩ đây là điều quan trọng nhất, đó là vấn đề lên tiếng và dám nói thẳng với phía chính quyền. Đó là họ không thể lúc nào cũng nói láo và che đậy được sự thật. Xã Hội Dân Sự là một phần không thể thiếu trong sự phát triển bền vững của một xã hội văn minh, nơi mà người dân được quyền nói và làm những điều tốt đẹp để thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh của một xã hội, một quốc gia.

Có thể tiếng nói của các đại diện cho nhóm XHDS lần này còn yếu và chưa thực sự thuyết phục, nếu có. Nhưng ít nhất cũng nói lên được cho phía lãnh đạo của nhà nược Việt Nam rằng, họ không thể nói láo và bịt miệng người dân như lúc trước được nữa. Họ phải biết rằng, người dân bây giờ không còn yếu và bị cô lập như trước kia, nên họ không thể dùng sự dối trá để che đậy sự thật được.

Có thể còn rất nhiều vấn đề và nhiều khía cạnh, nhưng với bản thân mình, Lâm thấy ba điều trên cũng đủ để nói lên cho sự thành công ban đầu của phong trào XHDS ở Việt Nam.

Xã Hội Dân Sự không phải là đảng phái chính trị, không hoạt động nhằm mục đích lật đổ hay tranh dành quyền lực. Mà những hoạt động của XHDS cốt yếu là để thúc đẩy và nâng cao sự phát triển chung của một xã hội, một quốc gia. Nơi đó, sự phồn vinh và các quyền cơ bản của con người phải được tôn trọng.

Vì vậy, qua chuyến đi vận động này, phía XHDS đã ít nhất là làm được một việc, đó là gióng lên tiếng nói với phía nhà cầm quyền là hãy thay đổi. Hãy thay đổi và tôn trọng các quyền và các giá trị cần có của người dân. Hãy hiểu rằng, không thể nào bưng bít hay che đậy các sự dối trá được nữa.
Và vấn đề thứ hai là ít nhất phá đi rào cảng của sự sợ hãi và im tiếng của người dân lâu nay. Và đó có thể là một bước ngoặc, là một sự khởi đầu cho một thời kì mới nhằm hướng đến một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn trong nay mai, nơi mà sự dã dối sẽ không thể còn chổ và nhường lại cho sự thật lên ngôi. Nơi mà các giá trị phổ quát về quyền con người phải được tôn trọng và một xã hội Việt Nam tươi đẹp, phát triển và phồn vinh hơn.

Bùi Tuấn Lâm
Manila, Philippines. 9-2-2014

P/s: tôi không phải là một nhà phân tích hay là chuyên gia, mà chỉ nhận định theo quan điểm cá nhân. Có thể với ai đó tôi nói nhảm, nhưng với tôi đó là điều tôi suy nghĩ...:)
Theo FB Peter Lam Bui

2306. CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH VỚI CHIẾN DỊCH CHỐNG THAM NHŨNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 06/02/2014
Tờ “Chính trị thế giới” vừa đăng lại bài viết của đồng nghiệp trên trang mạng “chinausfocus”, nhận định rằng sau một năm kể từ khi nhận vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cách thức điều hành của Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã dần được định hình rõ ràng bao gồm 3 trụ cột chính, đó là: tiếp tục cải cách kinh tế; chống tham nhũng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội.

Những nỗ lực cải cách kinh tế của ông Tập Cận Bình đã được thể hiện rõ ràng tại Hội nghị Trung ương 3 vừa diễn ra vào tháng 11/2013, và thách thức trước mắt của ông trong năm 2014 là thực hiện những kế hoạch đã đề ra, trên cơ sở những nỗ lực của ban lãnh đạo Trung Quốc nhằm tăng cường sự quản lí đối với xã hội nước này cũng đã đạt được những kết quả bước đầu.
Rõ ràng, thành công đáng ghi nhận nhất của ông Tập Cận Bình là trên mặt trận chống tham nhũng. Trong năm 2013, chiến dịch chống nạn hối lộ, lạm dụng quyền lực và phí phạm ngân sách đã tạo ra được một không khí chính trị mới tại Trung Quốc, khi mà các quan chức nước này cần phải cẩn trọng hơn. Những con số dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được một bức tranh tương đối khả quan:
Chính phủ Trung Quốc đã điều tra và xét xử các vụ án tham nhũng đối với cả “ruồi” (các công chức cấp thấp) và “hổ” (các quan chức cấp cao) trong bộ máy Nhà nước. Năm 2013, tổng cộng 17 “con hổ” (các quan chức từ cấp Thứ trưởng và Phó Chủ tịch tỉnh trở lên) đã bị “sờ gáy”, trong đó có 2 ủy viên Trung ương Đảng. So sánh với năm 2012, các cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã điều tra tổng cộng 197,000 vụ (tăng 16%) và hoàn tất hồ sơ 172.000 vụ (tăng 11%). Khoảng 182.000 quan chức và Đảng viên đã bị kỷ luật hoặc trừng trị (tăng 5% so với năm 2012).
Một cách nhìn khác để thấy được những kết quả mà chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập phát động đã đạt được, đó là sự đi xuống trong giá thành của các mặt hàng xa xỉ cũng như công việc làm ăn của các nhà hàng hạng sang. Trước khi chiến dịch chống tham nhũng diễn ra, các cửa hàng kinh doanh xa xỉ phẩm, như đồng hồ Thụy Sĩ, rượu cognac Pháp, đồ trang sức và túi xách hiệu Gucci… đều kinh doanh rất tốt (doanh số tăng 30% vào năm 2011 và 7% vào năm 2012). Tuy nhiên đến năm 2013, công việc kinh doanh của các hãng này đã trở nên ảm đạm hơn nhiều: Doanh số bán hàng của hãng Gucci giảm 6.4% trong ba quý đầu năm 2013, Kim ngạch nhập khẩu các chủng loại đồng hồ của Thụy Sĩ cũng giảm 14% trong 10 tháng đầu năm 2013. Mao Đài, hãng, rượu nổi tiếng của Trung Quốc cũng đã phải giảm gíá mạnh mẽ để tiêu thụ hết sản phẩm của mình.
Mặc dù chiến dịch chống tham nhũng cho ông Tập Cận Bình phát động đã đạt được những kết quả bước đầu, giúp ông tạo dựng được hình ảnh đẹp trước công chúng Trung Quốc, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt Việc có duy trì được chiến dịch này hay không có ý nghĩa sống còn đối với toàn bộ những chiến lược chính trị của ông Tập. Chiến địch này, nếu thành công sẽ giúp ông có được thiện cảm của người dân Trung Quốc và tạo được lòng tin của nhân dân đối với chính quyền Trung ương. Tuy nhiên, những chiến dịch chống lại một sự sai phạm đã thành hệ thống như nạn tham nhũng rất khó đạt được kết quả thực sự. Trước đây, những người tiền nhiệm của ông Tập cũng đã mạnh mẽ thực hiện chiến dịch chống tham nhũng nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân và củng cố quyền lực. Chẳng hạn, trong năm 2003, năm đầu tiên ông Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, tổng số vụ xét xử các quan chức tham nhũng đã tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó (tuy nhiên, con số này ở các năm tiếp theo đã giảm). Rất khó để khiến cho một tổ chức chính trị với 86 triệu thành viên nghe theo lời kêu gọi liêm chính và tiết kiệm của ông Tập trong một thời gian dài.
Chiến lược tốt hơn là dự thảo các quy định mới và huy động dân chúng Trung Quốc. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 đã đi đúng hướng, khi yêu cầu bất kỳ cuộc điều tra tham nhũng nào được thực hiện bởi các tổ chức Đảng ở địa phương cần phải báo cáo lên tổ chức Đảng ở trên một cấp, nhằm ngăn chặn tình trạng bao che ở chính quyền các cấp địa phương. Đáng tiếc là nghị quyết này đã không vạch ra được những khuôn khổ hiệu quả hơn nữa để phục vụ cho chiến dịch chống tham nhũng, như việc kiểm kê tài sản của tất cả các quan chức chính phủ cùng gia đình. Việc thông qua đạo luật cho phép công khai tài sản của các quan chức sẽ là liều thuốc thử để đánh giá quyết tâm chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình và đây chính là điều mà ông nên thực hiện trong tương lai gần. Một biện pháp hiệu quả khác để phòng chống tham nhũng tại Trung Quốc là dựa vào sự tố giác của người dân. Các nghiên cứu khoa học về tham nhũng đã chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông tự do cùng với xã hội chính là công cụ hữu hiệu để phát hiện các vụ tham nhũng. Trong trường hợp Trung Quốc, những vụ án tham nhũng của quan chức cấp cao bị phát hiện gần đây phần lớn đều do người dân hoặc báo chí đưa ra ánh sáng. Việc sử dụng truyền thông và công luận để theo dõi và trợ giúp cho các nỗ lực chống tham nhũng sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó quan trọng nhất là những vụ tham nhũng bị người dân tố cáo sẽ không bị coi là do động cơ chính trị, và điều đó sẽ càng làm tăng uy tín của chính quyền.
Tất nhiên là trong bối cảnh hiện nay, với những nỗ lực từ phía chính quyền Trung Quốc nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với xã hội và công luận, thì việc trao thêm quyền tự do cho các phương tiện truyền thông và công luận là điều rất mạo hiểm. Tuy nhiên, Trung Quốc cần cân nhắc sự mạo hiểm này đối với mối đe dọa từ nạn tham nhũng. Nhiều người vẫn thường nói: “Nạn tham nhũng sẽ phá hủy đất nước Trung Quốc, nhưng phòng chống tham nhũng sẽ phá hoại Đảng Cộng sản đang cầm quyền”. Ông Tập Cận Bình có thể hành động để chứng minh rằng câu nói trên là sai, bằng cách đưa chiến dịch chống tham nhũng của ông lên một mức mới, để vừa bảo vệ được đất nước, lại vừa giữ được Đảng.
***
Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hong Kong) phiên bản tiếng Anh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa cảnh báo ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – cơ quan chống tham nhũng cấp cao nhất của đảng này – rằng tình trạng tham nhũng, hối lộ đã diễn ra rất nghiêm trọng.
Chống tham nhũng là một vấn đề trọng tâm trong năm đầu cầm quyền của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, khi người đứng đầu Trung Quốc liên tục tái khẳng định rằng nạn tham nhũng hối lộ là một mối đe dọa lớn đối với tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nỗ lực gấp đôi nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng hối lộ, mô tả tình hình tham nhũng hối lộ hiện nay là “rất nghiêm trọng” và là “một bệnh dịch cần phải có liều thuốc mạnh”.
Phát biểu tại một phiên họp toàn thể của ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ngày 14/1, Chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện cũng là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã trích dẫn một câu thành ngữ của Trung Quốc khi nói về cuộc chiến chống tham nhũng: “Cuộc chiến chống tham nhũng hối lộ cần phải dũng cảm, giống như một người đàn ông dùng bàn tay bị rắn cắn để cứu mạng sống của mình. Chúng ta không nên để cho hệ thống theo dõi và giám sát trở thành một con hổ giấy hay một con bù nhìn.”
Phiên họp hai ngày của ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã kết thúc vào ngày 14/1 sau một năm kỷ lục về số lượng quan chức bị cơ quan này kỷ luật, với hơn 180.000 người, tăng hơn 13% so với năm 2012. Con số này đã được nêu trong báo cáo thường niên mà ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương công bố tuần trước.
Hàng chục quan chức cấp cao, trong đó có một số người có liên quan đến cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính Pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, hiện đang bị điều tra. Một thông báo về số phận của ông Chu Vĩnh Khang dự kiến sẽ sớm được đưa ra.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã kêu gọi thực hiện những cải thiện ở cấp độ thể chế và ủng hộ sự độc lập của các cơ quan chống tham nhũng hối lộ thuộc các chính quyền địa phương. Nhà lãnh đạo này cũng nói về tầm quan trọng của việc các quan chức vận dụng quyền lực một cách minh bạch. Ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sẽ không dung thứ nạn tham nhũng hối lộ và cam kết trừng trị nghiêm khắc các quan chức tham nhũng hối lộ. Ông nói: “Mỗi một quan chức của đảng nên luôn có suy nghĩ rằng tất cả những bàn tay vấy bẩn đều sẽ bị xử lý. ”
Tuy nhiên, một người được mời tới dự cuộc họp vừa qua của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nói rằng cơ quan này đã thất bại trong việc thảo luận về một chế độ được mong đợi từ lâu, qua đó yêu cầu các quan chức công khai tài sản của họ, điều được cho là rất quan trọng đối với một chính quyền trong sạch.
Lời kêu gọi tăng cường chống tham nhũng hối lộ của Chủ tịch Tập Cận Bình được đưa ra cùng ngày với một thông tin mới được tiết lộ trên truyền thông về những chi tiết mới của một vụ án chống tham nhũng kéo dài liên quan đến một quan chức bị ‘“ngã ngựa” là Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Trung tướng Cốc Tuấn Sơn.
Cổng thông tin điện tử Caixin ngày 14/1 đã đăng tải những chi tiết mới về Tướng Cốc Tuấn Sơn. Tên của vị Trung tướng này, người trước đây phụ trách bộ phận tài sản và nhà ở của quân đội Trung Quốc, đã biến mất khỏi trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ hồi tháng 2/2012.
Caixin đưa tin, không nêu danh tính các nguồn tin, rằng các nhà điều tra chống tham nhũng hối lộ riêng của PLA đã đột kích các căn nhà của ông Cốc Tuấn Sơn ở Bộc Dương và Hà Nam trong năm 2012. Họ đã thu giữ một bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng thật và phải mất hai đêm để di chuyển các chai rượu Mao Đài, một lavabo và một chiếc thuyền bằng vàng thật, trong số những vật dụng đắt tiền từ một ngôi nhà của ông Cốc Tuấn Sơn. Các nhà điều tra đã chuyển đi khoảng 4 xe tải chở đầy đồ từ các ngôi nhà của ông Cốc Tuấn Sơn.
Trang tin này cũng nói rằng ông Cốc Tuấn Sơn đã bị phát hiện sở hữu hàng chục ngôi nhà ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Có tin nói rằng vị tướng này đã khai với các nhà điều tra rằng ông ta đã lên kế hoạch sử dụng những ngôi nhà đó làm “quà tặng.”
Người em rể của Cốc Tuấn Sơn là Trương Đào cũng đã bị cảnh sát Trung Quốc truy nã. Sau đó Trương Đào đã tự ra đầu thú. Tiếp đó, em trai của ông Cốc Tuấn Sơn là Cốc Hiến Quân đã bị bắt giữ.
Ngoài việc một chuyên gia nghiên cứu quân sự đề cập đến cuộc điều tra ông Cốc Tuấn Sơn trên truyền thông Trung Quốc, đến nay vẫn không có một từ ngữ chính thức nào về vụ án này được đăng tải trên báo chí Trung Quốc.
***
(Đài Bắc Kinh 16/1)
Ngày 15/1, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18 đã bế mạc tại Bắc Kinh. Thông cáo của hội nghị đã nêu rõ phải tăng cường tạo ra thể chế cơ chế và đảm bảo chế độ chống tham nhũng, trong khi phải tiếp tục thẳng tay trừng trị những kẻ tham nhũng. Chuyên gia hữu quan cho rằng so với “thành tích diệt hổ” năm 2013, công tác chống tham nhũng của Trung Quốc trong năm 2014 sẽ chú trọng hơn vào “loại trừ tận gốc”, chú trọng xây dựng chế độ và thực hiện chi tiết, phấn đấu phòng chống tham nhũng tận gốc.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Liêm chính và Quản lý thuộc Đại học Thanh Hoa Trung Quốc Trần Văn Hạo khi trả lời phỏng vấn đã cho rằng thông cáo của hội nghị cho thấy công tác chống tham nhũng của Trung Quốc năm 2014 sẽ chú trọng hơn vào việc phòng chống tham những tận gốc, chống tham nhũng từ giải quyết phần “ngọn” đi tới “loại trừ tận gốc”.
“Năm 2013, chúng ta đã giành được nhiều thành quả trong việc giải quyết phần “ngọn” trong công tác chống tham nhũng, cải tiến tác phong của Đảng, đạo đức chính phủ, điều tra xử lý các vụ án tham nhũng. Năm 2014 cần thừa thắng tiến lên, lấy điều tra xử lý vụ án làm chủ yếu, từng bước quá độ đến giải quyết tận gốc vấn nạn tham nhũng”.
Tăng cường xây dựng chế độ là biện pháp loại trừ tận gốc trong công tác chống tham nhũng, Hội nghị toàn thể lần này của ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ rằng phải tăng cường sáng tạo thể chế cơ chế và đảm bảo chế độ chống tham nhũng, Đảng ủy các cấp phải thực sự gánh vác trách nhiệm chủ thể xây dựng tác phong Đảng liêm chính, ủy ban Kiểm tra Kỷ luật phải gánh vác trách nhiệm giám sát. Về việc này, Giáo sư thuộc Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tạ Xuân Đào nói rằng để Đảng ủy gánh vác trách nhiệm chủ thể xây dựng tác phong Đảng liêm chính tức là tăng cường trách nhiệm chống tham nhũng của “người đứng đầu” đơn vị, khi nhân viên của mình có vấn đề, lãnh đạo chủ chốt là người chịu trách nhiệm đầu tiên cũng phải gánh vác trách nhiệm.
“Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật là cơ quan chuyên phụ trách xây dựng tác phong Đảng liêm chính, nhưng chỉ dựa vào Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật là không đủ, Đảng ủy các cấp đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ như vậy. Đây là sự thúc đẩy mạnh mẽ, là sự đảm bảo tổ chức đối với việc xây dựng tác phong Đảng liêm chính và cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.
Trong năm qua, từ việc ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mở trang web của quần chúng tố cáo việc làm sai trái, đến việc kịp thời công khai ghi nhận các quan chức cấp cao vi phạm kỷ luật bị điều tra, biện pháp chống tham nhũng “mở” của cơ quan kiểm tra kỷ luật được ca ngợi rộng khắp. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Liêm chính và Quản lý Đại học Thanh Hoa Trung Quốc Trần Văn Hạo chỉ rõ rằng công tác chống tham nhũng năm 2014 sẽ công khai minh bạch hơn, chế độ liệt kê nhiệm vụ, quyền hạn do Hội nghị toàn thể lần này nêu ra có thể được thúc đẩy thực hiện trong năm nay. Liệt kê nhiệm vụ, quyền hạn tức là chính quyền các cấp phải công khai với xã hội toàn bộ những nhiệm vụ, quyền hạn được phép sử dụng, để công tác giám sát hiệu quả hơn.
Ngoài việc tạo ra chế độ chống tham nhũng, đà “diệt hổ”, “đánh ruồi” trong năm 2014 sẽ không suy giảm, loại bỏ “bốn tệ nạn” (chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng lạc và lối sống xa hoa) sẽ triển khai bền bỉ, kịp thời điều tra xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật, công khai tên tuổi với dư luận, hội nghị nhấn mạnh phải “thúc đẩy truy thu tiền tham nhũng đã tuồn ra nước ngoài, quyết không cho phép phần tử tham nhũng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”./.

2307. MỸ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM VỀ AN NINH HÀNG HẢI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 07/02/2014
Một sĩ quan của Lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG) được biên chế tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Động thái này của Chính quyền Barack Obama được đưa ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang nóng lên với các tuyên bố gây quan ngại cho các nước khác của Trung Quốc liên quan tới vùng biển này. Bắc Kinh từ ngày 1/1/2014 áp đặt quy định buộc các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi tới đánh bắt tại ngư trường thuộc vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc cũng vừa tuyên bố sẽ đưa một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn tới hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam gọi là Phú Lâm (Woody Island).

Trả lời phỏng vấn của đài VOA được đăng tải ngày 22/1, Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, Đô đốc Bob Papp, cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ cử một sĩ quan tuần duyên tới Đại sứ quán tại Hà Nội. Hiện tại trong Đại sứ quán cũng đã có các thành viên khác nhau của quân đội Mỹ làm nhiệm vụ trong vai trò sĩ quan liên lạc và tùy viên quân sự. Việc đưa một sĩ quan của lực lượng tuần duyên tới làm việc tại một Đại sứ quán Mỹ trên thế giới không phải là điều bất bình thường. Chức năng của một sĩ quan tuần duyên tại cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ ở nước ngoài là làm việc với các đối tác nước sở tại và cố vấn cho Đại sứ Mỹ về các vấn đề về hàng hải.
Tháng 9/2013, Đô đốc Bob Papp trở thành Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam. Chuyến thăm này nằm trong nỗ lực củng cố hợp tác của Mỹ với các lực lượng tuần duyên trên thế giới. Trả lời phỏng vấn báo giới trong chuyến thăm này, Đô đốc Bob Papp nói rằng “tăng cường mối quan hệ đối tác với các lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”. Trả lời phỏng vấn đài VOA về việc gia tăng hợp tác với đối tác Việt Nam, Đô đốc Bob Papp nói: “Như mọi người đều biết, có tới 90% thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường hàng hải trên thế giới, cần phải có các cơ chế, các luật lệ cũng như quy tắc ứng xử về việc quản lý các tuyến hàng hải liên quan tới các tranh chấp lãnh hải, quyền tiếp cận và tự do hàng hải. Nước Mỹ nói chung, và lực lượng tuần duyên nói riêng, sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới để tăng cường an ninh và an toàn hàng hải. Chúng tôi hoan nghênh cơ hội như vậy”. Đô đốc này cho biết lực lượng do ông phụ trách hiện đang giúp Việt Nam tăng cường năng lực quản lý hàng hải sau khi nhận được đề nghị từ Hà Nội về việc ‘tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm’. Lực lượng tuần duyên Mỹ cũng đã cử một số sĩ quan huấn luyện tuần duyên tới Hải Phòng đe giảng dạy cho lực lượng cảnh sát biển và các lực lượng có liên quan về công tác tìm kiếm và cứu hộ của Việt Nam. Về tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng tuần duyên Mỹ và Việt Nam đối với an ninh khu vực, Đô đốc Bob Papp cho biết “Lực lượng tuần duyên Mỹ quan tâm tới các hoạt động an toàn, an ninh cũng như thân thiện với môi trường để đảm báo việc vận chuyền hàng hải an toàn cho mọi người. Chúng tôi quan tâm tới các tranh chấp lãnh hải ở khu vực. Chúng tôi hiểu rằng vấn đề tranh chấp sẽ được giải quyết giữa các nước khác. Tất cả các bên cần phải hợp tác, làm việc với nhau. Chừng nào các bên còn trao đổi thảo luận với nhau thì chừng đó ta có thể hóa giải vấn đề một cách hòa bình. Lực lượng tuần duyên Mỹ đã tham gia Diễn đàn tuần duyên Bắc Thái Bình Dương với các thành viên như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Canada. Chúng tôi nỗ lực hết sức để liên lạc với tất cả các nước đó nhằm tránh hiểu nhầm, để hợp tác làm việc nhằm đảm bảo việc sử dụng an toàn hàng hải”.
Hợp tác trong lĩnh vực hàng hải là một trọng những lĩnh vực chính mà Mỹ và Việt Nam tăng cường thời gian qua. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12/2013, Ngoại trưởng John Kerry đã thông báo về khoản viện trợ 18 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam ‘tăng cường năng lực cho các đội tuần tra trên biển nhằm nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đối phó với thảm họa thiên nhiên và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc huấn luyện và cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam’, về việc chuyên giao các tàu tuần tra cho phía Việt Nam, Đô đốc Bob Papp cho biết “Lực lượng tuần duyên Việt Nam đã yêu cầu được tiếp cận các tàu tuần tra khi chúng tôi ngừng sử dụng các tàu này. Dĩ nhiên chúng tôi muốn Việt Nam nhận những chiếc tàu mà chúng tôi cho ‘nghỉ hưu’. Nhưng cho tới lúc này, chúng tôi mới chỉ bắt đầu tiến hành trao đổi và thương thảo về việc đó”.
Thời gian qua, Việt Nam đã có những bước đi nhằm tăng cường lực lượng tuần duyên như trang bị 3 tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển. Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ Tư lệnh cảnh sát biển. Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên khác như Nhật Bản. Năm 2013, đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Tokyo ‘hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển’.
Lực lượng tuần duyên Mỹ được thành lập vào tháng 8/1790, là 1 trong 7 quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang Mỹ. Trong thời bình, lực lượng này hoạt động dưới sự quản lý của Bộ An ninh Nội địa, nhưng có thể được tổng thống hoặc quốc hội quyết định chuyển sang cho Bộ Hải quân khi nước Mỹ có chiến tranh. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2012 lực lượng này có khoảng 42.000 lính thường trực, 7.900 lính dự bị, 32.000 tình nguyện viên và 8.700 nhân viên dân sự.
Trong ba năm qua, Lực lượng tuần duyên Mỹ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trong việc giúp Việt Nam xây dựng năng lực quản lý hàng hải. Chương trình huấn luyện của Lực lượng tuần duyên Mỹ tại Việt Nam tập trung vào việc thực thi luật pháp, tìm kiếm-cứu nạn và lập kế hoạch cho các hoạt động. Chi phí cho chương trình này được trích từ quỹ của Bộ Ngoại giao Mỹ. Cơ sở để Lực lượng tuần duyên Mỹ hỗ trợ trực tiếp cho Việt Nam là dựa trên một loạt hiệp định và thỏa thuận giữa hai nước, trong đó có thỏa thuận tìm kiếm và cứu nạn song phương năm 2002, thỏa thuận chống ma túy năm 2006, thỏa thuận hợp tác hàng hải song phương năm 2007 và Hiệp định Megaports năm 2010. Nỗ lực hợp tác giữa lực lượng tuần duyên của hai nước nằm trong chủ trương chung của Chính quyền Barack Obama nhằm tăng cường các mối quan hệ với Việt Nam. Trong cuộc hội đàm ngày 25/7/2013 tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã thông báo về việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, trong đó có việc hợp tác chống khủng bố, thực thi luật hàng hải, chống cướp biển, buôn bán ma túy, tội phạm công nghệ cao và an ninh mạng./.

2308. Đơn kiến nghị về vai trò của luật sư trong các phiên tòa quân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
Nam Định, ngày 8 tháng 2 năm 2014
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(Về vai trò của luật sư trong các phiên tòa quân sự)
Kính gửi:
- BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRUNG ƯƠNG
- BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG
- VIỆN TRƯỞNG VKSND TỐI CAO NGUYỄN HÒA BÌNH, TRƯỞNG BAN SOẠN THẢO BLTTHS SỬA ĐỔI
- CÁC LUẬT SƯ ĐỒNG NGHIỆP
- CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
I/ NGƯỜI KIẾN NGHỊ
Tôi là: Ngô Ngọc Trai
Trưởng Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, Đoàn luật sư tỉnh Nam Định
II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC KIẾN NGHỊ
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 Điều 28 quy định: 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Điều 93 quy định: Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đang được rà soát sửa đổi, là luật sư hành nghề bào chữa trong các vụ án hình sự tôi nhận thấy và góp ý sửa đổi một việc như sau:
Đã 8 năm hành nghề bản thân tôi chưa từng tham gia một phiên tòa quân sự nào, nhiều luật sư mà tôi biết thì cũng chưa từng tham gia. Một vị luật sư có thâm niên và tên tuổi khi được hỏi về việc đã từng tham gia bào chữa trong phiên tòa quân sự chưa thì viện dẫn đến một phiên tòa tham gia cách đây đã 10 năm.
Điều đó cho thấy là trong quân đội ít xảy ra tội phạm và cũng có khả năng là lâu nay việc giải quyết vụ án trong quân đội luật sư không được hoang nghênh và ít được tham gia.
Qua xem xét thì thấy những hành vi phạm tội của cán bộ chiến sĩ, sĩ quan quân đội được giải quyết bởi một hệ thống cơ quan riêng biệt trực thuộc quân đội. Quân đội có cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và cơ quan thi hành án riêng, độc lập. Đó là một hệ thống tiến hành tố tụng khép kín.
Vì sự riêng biệt, độc lập và tính chất kín đáo như vậy nên có cảm tưởng rằng đó là hệ thống tố tụng của một quốc gia xa lạ.
Trong khi đó Bộ luật hình sự là luật áp dụng chung, không phân biệt hành vi phạm tội được thực hiện bởi cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan quân đội hay dân thường, cho nên dù có trân trọng đến mấy cũng không loại trừ trong quân đội cũng xảy ra những tội phạm về chức vụ, tham nhũng hay các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người và các tội phạm khác.
Bộ luật tố tụng hình sự cũng là luật áp dụng chung, trong đó luật sư được tham gia bào chữa trong mọi phiên tòa. Không có phiên tòa nào mà luật sư không được tham gia. Bộ luật tố tụng hình sự quy định nguyên tắc pháp lý căn bản là tòa án xét xử công khai. Chỉ trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước thì tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Xử kín nhưng luật sư cũng vẫn được tham gia.
Lâu nay tình trạng tội phạm trong quân đội thế nào thật khó biết, tỉ lệ án có luật sư tham gia bào chữa là bao nhiêu? Luật sư ít được tham gia là do không được mời hay bị can, bị cáo e ngại điều gì nên không mời luật sư bào chữa?
Sự tham gia của luật sư bào chữa là hết sức cần thiết vì không có gì đảm bảo rằng tòa án quân sự là không mắc sai lầm và không gây oan sai. Coi trọng vai trò của luật sư trong các phiên tòa quân sự là nâng cao tỉ lệ án hình sự có luật sư bào chữa, giảm tránh oan sai, điều này phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước.
Sẽ có người cho rằng cần giữ “bí mật quân sự” nên hạn chế tính công khai của các phiên tòa quân sự nhưng đó là cách thức ngụy biện để che dấu đi tình trạng sai phạm trong quân đội. Việc giữ bí mật vẫn được đảm bảo vì đó là một trong những nguyên tắc hành nghề của luật sư.
Điều 25 Luật luật sư năm 2006 đã quy định rõ: Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề…
Hành lang pháp lý về luật sư là thiết chế quan trọng trong hệ thống luật pháp của quốc gia pháp quyền vì thiết chế về luật sư thực chất là một thiết chế giám sát. Khi luật sư tham gia vào các hoạt động là thực hiện vai trò giám sát hoạt động thực thi và tuân theo pháp luật của cán bộ và cơ quan công quyền, kiểm tra việc am hiểu và áp dụng đúng luật trong khi giải quyết các vụ việc, vụ án, phát hiện ra những lỗ hổng luật pháp và cơ chế dẫn đến tội phạm.
Khi luật sư được hoạt động rộng rãi đó cũng là cách Đảng, Nhà nước và Nhân dân soi dọi ánh sáng công lý vào rộng khắp các vùng mảng đời sống xã hội, giúp kiểm soát bạo quyền và bảo vệ quyền tự do dân chủ. Để xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật trước mắt cần thực hiện các hoạt động có tính chất phá băng đối với những rào cản hay chướng ngại cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.
Từ những nội dung trên tôi đề nghị:
IV/ KIẾN NGHỊ
  1. Đề nghị Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Ban nội chính trung ương, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao kiêm Trưởng ban soạn thảo BLTTHS sửa đổi, xem xét bổ sung quy định buộc mọi vụ án mà người phạm tội là cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan quân đội đều phải được có luật sư bào chữa giống như quy định hiện tại áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm vào tội với khung hình phạt chung thân, tử hình hoặc người phạm tội là người chưa thành niên. Nếu không có luật sư mời thì phải có luật sư chỉ định.
  2. Đề nghị các luật sư đồng nghiệp có hoạt động thiết thực ủng hộ chương trình cải cách tư pháp của đảng và nhà nước, quan tâm bàn thảo tạo chuyển biến về vấn đề này góp phần bảo vệ quyền hành nghề của luật sư đồng thời cũng là bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân.
  3. Đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm phản ánh những sự việc thực tế có liên quan đến nội dung ý kiến nêu trong kiến nghị này, góp phần xây dựng nền tư pháp nước nhà được trở lên công minh tiến bộ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Email: lsngoctrai@gmail.com Website: www.ngongoctrai.com
Người kiến nghị


LS. Ngô Ngọc Trai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét