Việt Nam sẽ mất thêm vài thế hệ
Theo phong tục mùa xuân nên nói toàn chuyện lạc quan để lấy hên, nhưng
không thể bịt mắt để mơ mộng về ‘tiền rừng bạc biển’, về ‘tự hào dân
tộc’ hay về ‘quốc gia công nghiệp cho 2020′. Với tôi, ý nghĩa của mùa
xuân là sự định giá chuẩn xác vị trí của mình và đem lại một kế hoạch
bài bản để thực hiện nghiêm túc, đem lại một mùa xuân đích thực cho quê
hương.
Dĩ nhiên đến một lúc nào đó, những chùm hoa mai, hoa cúc…rồi sẽ đâm
chồi, những con chim trốn tuyến rồi lại quay về cố hương và những hy
vọng mới về một tương lai tốt đẹp hơn sẽ đến trong lòng số đông. Nhưng
hiện nay, ngay tại quê hương, chúng ta vẫn phải trực diện với những vấn
nạn chưa giải quyết được, dù vài tín hiệu cho thấy sự đổi thay cũng gần
kề.
Hai điểm sáng duy nhất của kinh tế xứ này, và dĩ nhiên chúng sẽ đem theo
những điều chỉnh về chính trị xã hội, là sự phát triển mạnh của khu vực
FDI (đầu tư từ nước ngoài) và TPP (hiệp định thương mại xuyên Thái Bình
Dương). Sự ký kết và thực hiện TPP được nhiều chuyên gia tiên liệu vào
cuối năm 2014 sẽ mở rộng thị trường may mặc, giầy dép…và đương nhiên
cũng lôi kéo thêm nhiều FDI trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, giá tăng của FDI sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho công
nhân, cho họ một thu nhập cao hơn, kích thích tiêu dùng và ổn định xã
hội. Các đầu tư nước ngoài cũng gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường chứng
khoán và bất động sản, hạ thấp áp lực về nợ xấu ngân hàng và ngân sách
chính phủ.
Ở bình diện khác có những thử thách quá lớn như ” năm con voi to tướng
trong phòng” có thể giảm thiểu, ngay cả phá vỡ, tác dụng của hai “con
én” FDI và TPP, đang lẻ loi trong mùa xuân mới. Năm con voi đó là:
Bình rượu cũ
Kinh nghiệm khi nhìn qua Trung Quốc và những cố gắng cải cách gần đây
của ông Tập Cận Bình và nhóm lãnh đạo bao quanh là một sự thất vọng của
hành động nửa vời. Khi nhất định giử cơ chế chính trị và quyền lợi của
nhóm tư bản đó qua sự chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, mọi thay đổi về
kinh tế sẽ hời hợt và chỉ gia tăng lợi thế của khu vực FDI.
Thực ra, nhóm lãnh đạo Trung Quốc cũng không đủ quyền lực để lựa chọn.
Ngày xưa, khi ông Đặng Tiểu Bình thực hiện “cải cách” kinh tế Trung Quốc
còn nghèo và nhóm lợi ích rất thưa thớt. Ngay nay đối thủ của ông Tập
mạnh và giàu hơn nhiều. Mọi người thỏa hiệp là “bứt dây động rừng” nên
có lẽ họ không thực sự muốn thay đổi.
Chỉ số “giàu nghèo”, “thành phố – nông thôn” ,”các tỉnh Đông – Tây”… vẫn
rất nhiều khác biệt và sự bất mãn của đa số của dân Tàu nghèo vẫn ám
ảnh an sinh xã hội. Kinh tế sẽ vẫn bế tắc về lâu dài và mọi thay đổi
đang được đẩy lùi về phía sau để một thế hệ trẻ mới của Trung Quốc tự lo
liệu.
Việt Nam đang sao chép kịch bản tái cấu trúc này của Trung Quốc.
Yếu kém của khu vực tư nhân
Sau tám năm thử thách khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp tư nhân Việt
vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, dù cạnh tranh trên sân nhà, với chi phí điều
hành và vẫn bảo vệ với nhiều đặc lợi trong nhiều lãnh vực.
Ngoài việc sản suất gia công và tiến bộ trong nông nghiệp, thành quả về
tài chánh cho thấy sự thua yếu trong quản trị, thiếu sót về quản trị,
thiếu sót vế sáng tạo, nhất là kiến thức kinh nghiệm về biển lớn ngoài
kia. Thử tách lớn nhất vẫn là một tư duy “xin – cho”, làm ăn theo quan
hệ …đã mọc rễ sau 80 năm của bao cấp, tiểu nông và gia đình.
Không một thương hiệu Việt nào có thể thâm nhập thị trường Âu Mỹ dù lợi
thế nguyên liệu về gạo, càphê, giầy dép, nội thất…rất dồi dào. Thay đổi
tình thế là việc làm khả thi, những sẽ mất rất nhiều năm ngay cả thập
kỷ.
Yếu tố thời gian
Trong khi đó, những tiến bộ về công nghệ mới, hệ thống quản trị, nguồn
lực tài chánh …của thế giới không ngừng tăng tốc. Trong định chế cạnh
tranh tự do, không ai chờ đợi Việt Nam tái cấu trúc để cúng song hành.
Điều này có nghĩa là sự cách biệt về kinh tế của các nước đang và đã
phát triển so với các nước tụt hậu sẽ mỗi ngày càng lớn.
Với thông tin đa dạng và cập nhận từng giây qua Interner, áp lực đòi hỏi
từ dân chúng, từ nhu cầu mới, từ thu nhập…. sẽ vô cùng lớn lao, gây bất
ổn trầm trọng cho an ninh xã hội.
Giáo dục văn hóa
Một yếu tố quan trọng và luôn luôn là khởi điểm cho mọi phát triển hiện
đại là dân trí hình thành từ nền giáo dục khai phóng tự do. Những hiện
tượng gần đây xảy ra trong hành xử nhỏ nhặt nhất của tương tác xã hội
(nạn hôi của, lừa đảo, chụp giựt, côn đồ, vô cảm…) cho thấy Việt Nam cón
mất ít nhất vài ba thế hệ nữa mới sản sinh một đa số văn minh và có đạo
đức dân sự .
Hiện tượng du học cao độ chẳng qua là một hình thức tỵ nạn vì hệ thống
giáo dục trong nước gần như không còn điểm sáng. Sự tuyệt vọng của các
bậc phụ huynh, cô thầy cũng như con em học sinh hiện rõ qua từng lời kêu
cứu trên mọi mạng truyền thông, trái hay phải. Nền giáo dục hiện tại
còn tiếp tục thì chuyện phát triển đất nước cho kịp đà tiến của nhân
loại vẫn chỉ là một chuyện “chém gió”, càng nói nhiều càng thấy khôi
hài.
Môi trường an sinh
Quan trọng hơn hết, để có cuộc sống khả dĩ chấp nhận được, con người cần
một môi trường bảo bọc yến ấm của gia đình, bạn bè, tha nhân. Khi chúng
ta phải đối diện hàng ngày với thực phẩm pha trộn hóa chất độc hại,
nước và không khí ô nhiễm tệ hại, trộm cướp từ những người quen hay sơ,
phong bì đều đều cho các cơ quan… thì tâm không an và thân xác thì phó
mặc cho may rủi. Ngay cả khi vào bệnh viện, không ai biết những gì sẽ
xẩy ra cho mình vì một hệ thống y tế cực kỳ xuống cấp trên mọi góc độ.
Alan Phan
Theo SGTT/VNN
(Tiêu đề bài báo do Tuần Việt Nam đặt)
Nhìn lại nhân vật Nguyễn Trường Tộ: Lý do Nhật đổi mới thành công còn VN thì không?
Sự tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và
các đại thần là điều kiện cần nhưng chưa đủ để VN canh tân như Nhật
Bản.
Kỳ 1: Sáp nhập, tinh gọn để giảm bớt... quan
LTS: Nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm nhân vật Nguyễn Trường Tộ
cũng như lý giải vì sao cùng thời đại ông, nước Nhật canh tân thành công
còn VN lại thất bại, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Trân
Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen TP.HCM. TS. Phượng từng bảo
vệ luận văn cao học về Nguyễn Trường Tộ và tiến sĩ lịch sử tại Pháp.
TS Bùi Trân Phượng. Ảnh: Hoasen.edu.vn |
Con người của hành động
Thưa TS Phượng, từ những nghiên cứu của mình, bà đánh giá đâu là đặc
điểm nổi bật ở Nguyễn Trường Tộ, khiến ông khác biệt và tiến bộ hơn
những nhà Nho cùng thời?
Nguyễn Trường Tộ là nhà Nho thực tế nhất mà tôi từng biết, ông không chỉ
là người nêu ý tưởng mà còn là con người hành động. Ông đã dành phần
lớn cuộc đời mình, dù ngắn ngủi, để thực hiện các ý tưởng của mình. Ông
hành động liên tục, mạnh mẽ, không được việc này thì làm việc khác, gần
như không ngừng nghỉ.
Ví dụ, ngay từ thời chiến tranh Việt - Pháp chưa xảy ra, ông đã nghiên
cứu tình hình thế giới, đã thấy trước VN trong cái thế có thể bị xâm
lược như nhiều dân tộc khác đã bị trước đó bởi sự phát triển của Tây Âu.
Nguyễn Trường Tộ đã đặt vấn đề với triều đình: "Tại sao một nhúm nhỏ
các quốc gia có thể đi khắp cùng thế giới, đi tới đâu cũng thắng người
ta, nó chiếm đất, cai trị người ta?".
Để trả lời cho được câu hỏi, Nguyễn Trường Tộ đã đọc rất nhiều sách, đi
rất nhiều nơi, gặp nhiều người, nghiên cứu cách đương đầu (nhưng đều
thất bại) của từng nước là nạn nhân của phương Tây. Ông tìm ra, sớm hơn
những người cùng thời vài chục năm, căn nguyên nằm ở sức mạnh KHKT của
phương Tây. Vì thế, muốn đương đầu với họ, chúng ta cũng phải có được
sức mạnh đó.
Không chỉ am tường nhiều lĩnh vực, Nguyễn Trường Tộ còn biết làm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực và làm đến nơi đến chốn.
Ông vẽ thiết kế và chỉ huy thi công chủng viện lớn ở Sài Gòn, tham gia
thiết kế xây dựng, sửa chữa nhiều nhà cửa, cầu cống ở quê hương Nghệ An.
Ông lặn lội ra nước ngoài thuê mướn người về đi khai mỏ. Nếu lúc đó các
chương trình khai thác thành công thì chúng ta đã đi trước cuộc khai
thác, vơ vét nguồn lợi của người Pháp rất lâu.
Bản thân Nguyễn Trường Tộ lúc ấy thuộc thành phần bị tình nghi, bị loại
ra ngoài vòng pháp luật. Ông là người công giáo, đã đi nước ngoài nhiều
lần, được các linh mục người Pháp tin dùng. Với "lý lịch" như vậy, ông
vẫn dám viết điều trần, gặp các quan đầu triều đình như Phan Thanh Giản,
Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành... Làm chính trị như Nguyễn Trường Tộ đâu
phải ai cũng làm được?
Còn mục đích canh tân của ông thì rõ ràng là để cứu nước, giữ chủ quyền
quốc gia. Ông hoàn toàn vì đất nước, dân tộc chứ không hề vụ lợi gì cho
mình.
Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ đã sớm nhận ra những hạn chế,
tác hại của Nho giáo với công cuộc đổi mới. Nhưng theo bà tại sao Nho
giáo lại "ăn sâu bám rễ" đến vậy ở những quốc gia như Việt Nam, Trung
Quốc?
Từ sau thời Tần Thủy Hoàng trở đi, các triều Hán, Đường, Tống, Nguyên,
Minh, Thanh đều lấy tư tưởng của Khổng Tử làm chính thống. Bởi tư tưởng
của Khổng Tử quá có lợi cho kẻ cầm quyền.
Xã hội yên trị ai mà chẳng muốn. Nhưng muốn yên trị thì dưới phải phục
tùng trên, từ trong gia đình cho đến xã hội đều phải có tôn ti trật tự,
vợ phục tùng chồng, con phục tùng cha, trẻ phụ tùng già. Ngoài xã hội
cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cao nhất là vua: "Quân sử thần tử,
thần bất tử bất trung...". Kẻ cầm quyền nào mà không bám vào đấy để cai
trị cho dễ.
Giờ đã là thế kỷ 21 mà một nước như Trung Quốc đã làm Cách mạnh rồi vẫn
khôi phục Viện Khổng Tử là vì thế. Thực ra bản thân Khổng Tử dù đề cao
tôn ti trật tự trên dưới nhưng ông cũng nhấn mạnh, trên phải xứng đáng
nằm trên để dưới toàn tâm toàn ý nằm dưới. Ông đã cẩn thận có ràng buộc
như vậy.
Mặt khác, lý tưởng hòa bình của Khổng Tử có cái vĩ đại ở chỗ, thời loạn
cần lấy nhân đức để cai trị. Nhưng vế sau này thường bị người cầm quyền
lờ đi. Hậu duệ của Khổng Tử, tức là giới Tống Nho đã "hóa thạch" quan hệ
trên - dưới và ai ngoi lên bị xem là "làm loạn", chẳng cho phép thay
đổi khiến nó trở nên tai hại.
Cái vĩ đại của Nguyễn Trường Tộ là ai cũng bằng lòng với nhận thức lấy xưa làm mẫu mực, lý tưởng thì ông nhận ra sự vô lý đó!
Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi |
Thưa bà, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ, nước Nhật Bản có nhà canh
tân Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát 1835 - 1901). Câu hỏi nhiều
người đặt ra là tại sao Nhật Bản, một đất nước khi ấy còn nghèo hơn cả
VN, cải cách thành công mà ta lại thất bại?
Thời ấy, vua Tự Đức đã cử các đoàn đi Pháp công tác. Một điều đáng chú ý
là những người được chọn đều phải là những người hiểu văn minh phương
Tây, thuận với việc giao thiệp với phương Tây.
Trong khi đó, lực lượng bảo thủ thì đông hơn số chấp nhận canh tân, chấp
nhận giao thương với phương Tây. Thế lực của họ cũng mạnh hơn, kể cả
khi những người canh tân ở vị trí rất cao như ông Phan Thanh Giản, Trần
Tiễn Thành.
Bởi vậy nên ông Phan Thanh Giản đi sứ về, kể lại những điều mắt thấy tai
nghe, sau đó làm bài Tự than rất nổi tiếng, "Từ ngày đi sứ tới Tây
kinh; Thấy việc Âu châu phải giật mình; Hết lời năn nỉ chẳng ai tin..."
Đây là hậu quả của việc đi sứ mở mang chỉ có người canh tân mới được đi,
còn người bảo thủ ở nhà.
Còn Nhật Bản thì khác. Họ cử đoàn đi gồm cả những người canh tân và
những người bảo thủ. Ẩn ý sâu sắc của người Nhật cải cách là cho những
người bảo thủ tận mắt chứng kiến và nghe thấy, không để họ ở nhà chẳng
biết gì rồi cứ phê phán bừa và ngáng trở cải cách.
Hơn nữa, dù suy nghĩ trái ngược, 2 phe vẫn làm việc với nhau được bởi vì
họ giống nhau ở lòng trung thành với Nhật Hoàng. Nhật hoàng lúc ấy còn
trẻ nhưng nói một tiếng thì canh tân, bảo thủ đều làm theo.
Còn người Việt miệng thì nói trung quân nhưng trong lòng chỉ chờ chực cơ
hội để dấy loạn. Phái canh tân không nổi loạn vì lo cải tổ, cải cách
vực dậy kinh tế, còn bên bảo thủ có nhiều phe nổi loạn tứ tung, triều
đình yếu ớt không có hậu thuẫn.
Một số ý kiến cho rằng, do Nhật Bản tiến hành cải cách từ dưới lên
nên thắng lợi, còn ta thì ngược lại, cải cách từ trên xuống nên thất
bại? Bà đánh giá thế nào?
Tôi không tán thành nhận định này! Nếu Nhật Bản không có Minh Trị Thiên
Hoàng thì làm sao có cuộc cải cách thành công? Minh Trị Thiên Hoàng thực
ra là một đứa trẻ, nghĩa là triều đình Nhật phải có một lực lượng nào
đó đủ sức mạnh để đưa Nhật Hoàng lên, nhân danh Nhật Hoàng điều hành cải
cách, canh tân đất nước chứ không phải đơn độc để đến nỗi phải tự sát
như Phan Thanh Giản hay bị giết như đại thần Trần Tiễn Thành ở Việt Nam.
Thời Minh Trị Thiên Hoàng tạo ra môi trường, không khí cởi mở, hoặc ít
nhất là để yên, thì các nhà trí thức mới tiến hành các hoạt động cải
cách được chứ.
Không chỉ mở trường dạy kiến thức mới, các nhà cải cách Nhật còn dịch
sách, phát hành tài liệu, phổ biến tri thức phương Tây rộng rãi cho dân
chúng. Thử hỏi dưới chế độ quân chủ tập trung, một vài cá nhân đơn độc
có làm nổi những việc đó nếu Nhà nước không đồng ý?
Lịch sử cho thấy, tư tưởng cải cách, hay nói theo ngôn ngữ thời trước
là canh tân, không phải là thế mạnh của VN như các nước phương Tây?
Thậm chí, ngược lại tư tưởng bảo thủ có vẻ mạnh hơn?
Đúng vậy! Canh tân hay đổi mới ban đầu luôn là thiểu số, còn bảo thủ là
số đông. Các nước phương Tây có nhiều tư tưởng canh tân bởi họ đã trải
qua cuộc Cách mạnh công nghiệp. Tôi đã nghiên cứu sâu lịch sử nước Pháp
và thấy rằng, trước Cách mạng công nghiệp họ cũng chẳng khác gì ta.
Sự sáng suốt "vượt lên chính mình" của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu
thị của vua Tự Đức và các đại thần trong Cơ mật viện là điều kiện cần
nhưng chưa đủ để Việt Nam bước vào canh tân như Nhật Bản. Thế lực bảo
thủ, hủ lậu luôn là lực cản, nhân danh những thứ rất dễ lừa mị người
dân. Một phần do nhận thức, một phần do đặc lợi. Đó là bài học kinh
nghiệm đắt giá mà chúng ta luôn phải ghi nhớ.
Xin cảm ơn bà vì buổi trò chuyện hôm nay!
Duy Chiến (thực hiện)
(VNN)
Về ý kiến lên án vua Tự Đức (1829 - 1883) là người thiển cận, bảo thủ khiến 58 Điều trần của Nguyễn Trường Tộ không được áp dụng, TS Bùi Trân Phượng cho rằng:Tôi đã đọc được thủ bút của Tự Đức trên bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Nhà vua rất trân trọng, lắng nghe những điều mới lạ.Vua nhà Nguyễn hồi ấy tiến bộ hơn ta nghĩ và sách sử chính thống viết. Thử tưởng tượng, vua Tự Đức được nuôi dạy trong môi trường Nho giáo từ trong trứng nước, làm gì cũng hay sợ phạm Nho phong.Nhưng bằng tố chất thông minh, Tự Đức đã vượt ra khỏi cái bóng Nho phong đè nặng. Ông trực tiếp đọc kỹ tất cả các bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nghiêm túc đánh dấu và ghi chú vào đó. Cái gì quá mới lạ, Tự Đức gọi cận thần lên hỏi rõ. Xong nhà vua đưa ra Cơ mật viện để bàn bạc, thảo luận và căn dặn: "Những gì Tộ gửi từ trước đến nay phải đóng thành tập để không lạc mất". Thử hỏi liệu có nhiều nguyên thủ đứng đầu làm được như vậy?Xin nói thêm là những điều trần phân tích của Nguyễn Trường Tộ rất "nghịch nhĩ" với Nho giáo, tức là cũng rất trái tai nhà vuaChưa hết, Tự Đức không chỉ lắng nghe mà còn cử một đoàn đi công tác gồm có Nguyễn Trường Tộ và giám mục Gouchie người Pháp, nhận nhiệm vụ của nhà vua qua Pháp thăm dò về ngoại giao tìm cách lấy lại đất Nam kỳ và mua một số máy móc cơ khí, tuyển người về đào kênh, khai mỏ để về xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế. Đồng thời Nguyễn Trường Tộ được giao mua thiết bị, mời thầy giáo về mở trường dạy nghề tại Huế.
Phái đoàn lênh đênh trên biển mấy tháng trời qua Pháp và trở về. Hay tin tàu vừa cập bến, chở theo nhiều máy móc thiết bị, vua Tự Đức đã hối hả xuống tận nơi xem và lệnh bố trí vào kho cất giữ cẩn thận.Cái không may của dân tộc là máy móc thiết bị mở trường đã mua về thì vào năm đó, năm 1867 thực dân Pháp chà đạp hiệp ước đã ký, dùng mưu mô cưỡng chiếm tỉnh thành Vĩnh Long và 2 tỉnh thành còn lại, bức tử Phan Thanh Giản (chứ không phải Phan Thanh Giản mở cửa dâng thành cho Pháp lịch sử ghi).Mất thêm 3 tỉnh miền Tây, quan đại thần Phan Thanh Giản tự sát, thì làm sao mở trường thực hành tại Huế được? Mặt mũi nào, danh dự ở đâu mà có thể mở trường Tây tại Kinh đô được? Không làm là điều dễ hiểu. Tiếc thay, nếu mở được trường thực hành tại Huế vào năm 1867 thì đó sẽ là bước canh tân tương đối sớm cho đất nước...
Báo Nhân Dân đòi cấm nhưng lại 'share' Facebook
Báo
Nhân Dân, tiếng nói của đảng Cộng sản Việt Nam vừa cho đăng bài bình
luận nói về sự tác hại của Facebook, với tựa đề “Sự bùng nổ của Facebook
và một số vấn đề đặt ra.”
Sự kiện này xuất hiện chưa đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, kể từ khi mạng xã hội Facebook cho hay, đã chọn được đại lý quảng cáo chính thức đầu tiên của mình tại Việt Nam.
Sự kiện này xuất hiện chưa đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, kể từ khi mạng xã hội Facebook cho hay, đã chọn được đại lý quảng cáo chính thức đầu tiên của mình tại Việt Nam.
Bài báo của báo Nhân Dân đòi cấm Facebook nhưng ngay phía dưới lại có nút 'share' facebook. (Hình: Facebook Hao-Nhien Q.Vu) |
Tuy nhiên điều trớ trêu, là ngay phía dưới bài báo này trên Nhân Dân
Online lại có nút 'share' với biểu tượng của Facebook để độc giả bấm
vào.
Tác giả bài viết, ông Nguyễn Hải Ðăng đặt ra nhiều vấn đề, rằng “Facebook có thật sự cần thiết tại Việt Nam hay không.” Bài viết cũng đề cập đến việc cấm sử dụng Facebook như một số quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Cũng theo ông Nguyễn Hải Ðăng, Facebook giúp người sử dụng trao đổi, chia sẻ thông tin dưới nhiều hình thức: công khai hoặc bán công khai hay hoàn toàn bí mật. Bởi những điều này, ông Nguyễn Hải Ðăng nói rằng, Facebook “không phải là một mạng xã hội đúng nghĩa, vì không khuyến khích đối thoại và làm nảy sinh tình huống mà người sử dụng sẽ gặp, sẽ đọc những thứ không cần thiết.”
Ông Nguyễn Hải Ðăng còn đề cập đến những “quyền lợi phù du” mà Facebook mang lại, cộng với khả năng “gây nghiện” không tốt. Ông này viết rằng, “Facebook gián tiếp lôi kéo người sử dụng làm việc riêng trong giờ hành chính, gây ra tình trạng vi phạm luật lao động và đồng thời là mảnh đất mầu mỡ cho các tin đồn, xúc phạm bôi xấu xuất hiện...”
Ông Nguyễn Hải Ðăng cũng nhấn mạnh rằng, “đáng chú ý nhất là các trang Facebook được các thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí lập ra để vu cáo, vu khống, bình luận xuyên tạc tình hình Việt Nam.”
Dư luận nghi ngờ rằng, một bài bình luận kiểu phê phán kịch liệt sự phát triển của mạng xã hội Facebook trên báo đảng, có thể được coi là “bước dọn đường cho một chính sách can thiệp trắng trợn” của nhà nước Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Hiện nay, vẫn cò nhiều vùng mà người dân Việt Nam không vào được Facebook như tại thành phố Ðà Lạt, và một số tỉnh miền Tây.
Dư luận khác, cũng cho rằng nếu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chặn đường hoạt động của Facebook tại Việt Nam thì đây sẽ là thảm họa đối với hàng ngàn nhà kinh doanh. Họ có trang web và đang sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook mỗi ngày
(Người Việt)
Tác giả bài viết, ông Nguyễn Hải Ðăng đặt ra nhiều vấn đề, rằng “Facebook có thật sự cần thiết tại Việt Nam hay không.” Bài viết cũng đề cập đến việc cấm sử dụng Facebook như một số quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Cũng theo ông Nguyễn Hải Ðăng, Facebook giúp người sử dụng trao đổi, chia sẻ thông tin dưới nhiều hình thức: công khai hoặc bán công khai hay hoàn toàn bí mật. Bởi những điều này, ông Nguyễn Hải Ðăng nói rằng, Facebook “không phải là một mạng xã hội đúng nghĩa, vì không khuyến khích đối thoại và làm nảy sinh tình huống mà người sử dụng sẽ gặp, sẽ đọc những thứ không cần thiết.”
Ông Nguyễn Hải Ðăng còn đề cập đến những “quyền lợi phù du” mà Facebook mang lại, cộng với khả năng “gây nghiện” không tốt. Ông này viết rằng, “Facebook gián tiếp lôi kéo người sử dụng làm việc riêng trong giờ hành chính, gây ra tình trạng vi phạm luật lao động và đồng thời là mảnh đất mầu mỡ cho các tin đồn, xúc phạm bôi xấu xuất hiện...”
Ông Nguyễn Hải Ðăng cũng nhấn mạnh rằng, “đáng chú ý nhất là các trang Facebook được các thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí lập ra để vu cáo, vu khống, bình luận xuyên tạc tình hình Việt Nam.”
Dư luận nghi ngờ rằng, một bài bình luận kiểu phê phán kịch liệt sự phát triển của mạng xã hội Facebook trên báo đảng, có thể được coi là “bước dọn đường cho một chính sách can thiệp trắng trợn” của nhà nước Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Hiện nay, vẫn cò nhiều vùng mà người dân Việt Nam không vào được Facebook như tại thành phố Ðà Lạt, và một số tỉnh miền Tây.
Dư luận khác, cũng cho rằng nếu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chặn đường hoạt động của Facebook tại Việt Nam thì đây sẽ là thảm họa đối với hàng ngàn nhà kinh doanh. Họ có trang web và đang sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook mỗi ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét