Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Ngày 10/2/2014 - Giải pháp nào cho cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam?

  • 'Khi chính quyền bị dân quay mặt đi' (BBC) - Đâu là những xu hướng chuyển đổi chính của xã hội VN hiện nay và hậu quả của việc chính quyền bị người dân quay mặt, bất hợp tác?
  • Putin: Con người còn nhiều bí ẩn (RFI) - Các tạp chí số ra tuần này đều quan tâm đến sự kiện thế vận hội mùa đông diễn ra tại Sotchi. Trang nhất tuần báo Le Nouvel Observateur đăng ảnh tổng thống Nga Putin kèm dòng tựa:« Bộ mặt ẩn giấu của Putin» để nói về những điều cònít được biết đến trong con người của vị Tổng thống Nga đầy quyền lực này. 
  • Trung Quốc vơ vét tài nguyên Châu Phi như những tên thực dân (RFI) - Trung Quốc đã khai thác các tài nguyên của Châu Phi như những tên thực dân ChâuÂu đã làm thời trước, gây ra những hậu quả thảm khốc đối với môi trường và những khu rừng thiên nhiên.Trên đây là lời tố cáo của chuyên gia nghiên cứu loài linh chưởng, Jane Goodall, bên lề một hội nghị được tổ chức tại đại học Witz de Johannesburg, Nam Phi.
  • Mỹ-Nhật ngăn Trung Quốc mở vùng phòng không trên Biển Đông (RFI) - Khả năng Trung Quốc thiết lập thêm một vùng nhận dạng phòng không mới trên Biển Đông tiếp tục gây lo ngại. Hôm 07/02/2014 vừa qua, hai Ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã nhất trí với nhau là sẽ nỗ lực ngăn cản, không cho Trung Quốc mở rộng vùng phòng không mà Bắc Kinh đã thiết lập trên Biển Hoa Đông qua các vùng biển khác, có thể là trên Biển Đông.
  • Ấn Độ kêu gọi thiết lập bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (RFI) -  Vào lúc tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, trước thôgn tin cho rằng không quân Trung Quốc cóý định thành lập một vùng phòng không trên Biển Đông, nơi mà tỉnh Hải Nam bắt đầuáp dụng một vùng cấm tàu cá, Ấn Độ đã góp phần cùng với hai nước ngoài khu vực là Hoa Kỳ và Nhật Bản bày tỏ thái độ quan ngại.
  • Ăn lòng đỏ trứng gà không làm tăng cholesterol (RFI) - Có thể nói đây là một tin vui cho những ai khoái ăn sáng với món bánh mì trứng gà ốp la : ăn lòng đỏ trứng gà không làm tăng cholesterol, tức là không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nguy cơ béo phì. 
  • Lưỡi bò trên Biển Đông : Bị Mỹ chỉ trích, Trung Quốc phản ứng tức tối (RFI) - Trong một tuyên bố đưa ra vào tối khuya hôm 09/02/2014, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ những lời chỉ trích của Mỹ, liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Một lãnh đạo ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ gần đây cho rằng các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, phảnánh trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, không phù hợp với luật pháp quốc tế.
  • Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc buộc các nước Châu Á chạy đua vũ trang (RFI) - Việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự buộc các nước láng giềng phải gia tăng chi phí quốc phòng. Nhận định này không phải là mới, nhưng vừa được các chuyên gia thuộc Học viện quốc tế nghiên cứu chiến lược– IISS, trụ sở tại Luân Đôn, Anh Quốc, khẳng định lại, trong báo cáo thường niên về cán cân quân sự 2014.
  • Ba ngày sau khi kết thúc UPR (RFA) - Ba ngày sau khi buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam trước Ủy ban Nhân Quyền Liên hiệp quốc kết thúc, một số hình ảnh, sự việc chứng minh ngược lại với những gì mà Việt Nam khẳng định tại Geneve.
  • Giải pháp nào cho cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam? (RFA) - Trong công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam hiện chưa có một giải pháp thống nhất giữa các tổ chức và lực lượng trong và ngoài nước. Đối đầu một mất một còn hay đối thoại thông qua con đường diễn biến hòa bình?
  • Hạt nhân : Iran và AIEA đạt thỏa thuận hợp tác trên bẩy điểm mới (RFI) - Sau hai ngày đàm phán tại Teheran, hôm nay, 09/02/2014, đại diện của chính phủ Iran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - AIEA– đã đạt thỏa thuận hợp tác về bẩy điểm cụ thể, trong lĩnh vực hạt nhân và các biện pháp này sẽ đượcáp dụng từ nay đến 15/05/2014.
  • Pháp phá hủy ba tấn ngà voi công khai dưới mắt người Paris (RFI) - Ngay dưới chân tháp Eiffel Paris, sáng Thứ Năm 06/02/2014, một hoạt động khác thường nhưng ngoạn mục đã diễn ra. Ba tấn ngà voi nhập lậu vào Pháp đã bị phá hủy công khai, dưới sự chứng kiến của du khách cũng như của Bộ trưởng Bộ Sinh thái Philippe Martin và Nicolas Hulot, đặc sứ của Tổng thống Pháp François Hollande về vấn đề bảo vệ hành tinh.
  • Thụy Sĩ trưng cầu dân ý chống nhập cư ồ ạt (RFI) -  Hôm nay, 09/02/2014, Thụy Sĩ tổ chức trưng cầu dâný về việc« chống nhập cư ồ ạt», chủ yếu đối với các công dân trong Liên Hiệp ChâuÂu. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phe chống nhập cư ồ ạt thắng thế.
  • KHỦNG HOẢNG: Đối lập Ukraina lại huy động hàng chục ngàn người biểu tình tại Kiev (RFI) - Khủng hoảng chính trị tại Ukariana đã kéo dài từ 80 ngày qua, một cuộc khủng hoảng được xem là dai dẳng nhất mà nước này từng kinh qua. Thế nhưng đối lập Ukraina vẫn tiếp tục đấu tranh. Vào hôm nay, 09/02/2014, họ lại huy động hàng chục ngàn người tập hợp ở quảng trường Độc lập, một địa điểm được phe phản kháng chiếm cứ từ hơn 2 tháng nay.
  • Foxconn muốn đặt cơ sở tại Indonesia để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc (RFI) - Hãng gia công hàng điện tử số một thế giới hiện nay là tập đoàn Đài Loan Foxconn đang có kế hoạch đặt một phần cơ sở sản xuất tại Indonesia để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tập đoàn này vừa ký một biên bản ghi nhớ đầu tư khoảng 1 tỷ đô la vào quốc gia Đông NamÁ này
  • Bầu thống đốc Tokyo, cuộc trưng cầu dân ý về năng lượng hạt nhân (RFI) -  Hôm nay, 09/02/2014, các cử tri của thành phố Tokyo Nhật Bản đi bầu tân thống đốc. Cuộc bầu cử này có thể coi là một cuộc trưng cầu dâný về điện hạt nhân, bởi vì trong số 15 ứng viên, có hai nhân vật nổi bật hơn cả, có lập trường trái ngược nhau về điện hạt nhân. 
  • Trung, Nhật thực sự muốn gì ở biển Hoa Đông? (BaoMoi) - Bế tắc ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trôi dạt theo hướng bị đẩy tới một cuộc đối đầu quân sự. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos hồi tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã công khai so sánh mối quan hệ căng thẳng Trung- Nhật hiện tại với những gì từng xảy ra giữa Anh và Đức trước Thế chiến thứ nhất. Một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông giờ đây không phải là vấn đề có xảy ra hay không, mà là khi nào, nếu như các hành động khiêu khích vẫn tiếp diễn. Vì thế, hiểu được Trung Quốc và Nhật Bản thực sự muốn gì từ tranh chấp trên biển Hoa Đông là điều kiện tiên quyết cho bất cứ nỗ lực hiệu quả nào nhằm duy trì hòa bình trong khu vực.
  • Rợp bóng cờ đỏ sao vàng trên Biển Đông (BaoMoi) - Mới đây trên đỉnh núi Thới Lới, Trung ương Đoàn đã chính thức khánh thành cột cờ Tổ quốc từ đóng góp của hàng trăm nghìn sinh viên trên khắp mọi miền đất nước.
  • Trung Quốc lại phản pháo Mỹ về biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) – Trung Quốc cáo buộc rằng Mỹ phá hoại hòa bình và phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau khi một quan chức cao cấp của Mỹ bày tỏ những quan ngại về các tuyên bố của Trung Quốc xoay quanh vấn đề biển Đông.
  • Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Già néo đứt dây (BaoMoi) - (PetroTimes) - Trung Quốc đang trên đường trở thành nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và để giải cơn khát năng lượng ngày càng trầm trọng, Bắc Kinh đang vươn “vòi bạch tuộc” tới bất kỳ nơi nào có năng lượng trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sóng gió, bất ổn tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
    Ông Evan Medeiros, Giám đốc cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết (30/1), Mỹ đã đề nghị Trung Quốc không thiết lập thêm ADIZ ở châu Á bởi động thái này sẽ khiến quân đội Mỹ thay đổi tình thế của Washington trong khu vực. Ngày 1/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, ADIZ trên Biển Đông là không cần thiết và cảnh báo Nhật Bản đang “lan truyền tin đồn” về kế hoạch
  • Trung Quốc tố Mỹ “vô trách nhiệm” (BaoMoi) - (PetroTimes) – Một số quan chức Mỹ “cực kỳ vô trách nhiệm” khi cáo buộc Trung Quốc có kế hoạch thành lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết hôm 7/2.

Giải pháp nào cho cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam?

Sơn phết lại biểu tượng đảng.                          AFP
Trong công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam hiện chưa có một giải pháp thống nhất giữa các tổ chức và lực lượng trong và ngoài nước. Đối đầu một mất một còn hay đối thoại thông qua con đường diễn biến hòa bình?

RFA có cuộc trao đổi với một số nhà chính trị trong và ngoài nước để tìm câu trả lời. Anh Vũ cho biết thêm chi tiết.

Trong bối cảnh chính trị Việt nam với một thể chế chính trị đượm màu sắc cộng sản, quyền lực chính trị thuộc độc quyền của đảng CSVN một chính đảng duy nhất hợp pháp, tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Còn các tổ chức chính trị xã hội khác đều bị coi là hoạt động bất hợp pháp.

Hai phương cách cho cuộc đấu tranh cho dân chủ

Các lực lượng tổ chức chính trị và cá nhân đối lập của người Việt hầu hết ở nước ngoài, nơi có cộng đồng lớn của người Việt sinh sống. Còn ở trong nước thì phần lớn hoạt động bí mật hoặc bán công khai và hầu hết đều bị đàn áp, tù đầy. Do vậy về quy mô các cá nhân và tổ chức hết sức nhỏ bé và yếu ớt.

Tuy nhiên, công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam hiện chưa có một giải pháp thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân, lực lượng trong và ngoài nước. Khi được hỏi về 2 khả năng mà phong trào đấu tranh cho dân chủ phải lựa chọn, đó là:

1. Đối đầu, một mất một còn.
2. Bằng cách gây lòng tin, thông qua phản biện đối lập trên tinh thần xây dựng theo cái gọi là diễn biến hòa bình.





Hai khả năng mà phong trào đấu tranh cho dân chủ phải lựa chọn, đó là:1. Đối đầu, một mất một còn. 2. Bằng cách gây lòng tin, thông qua phản biện đối lập trên tinh thần xây dựng theo cái gọi là diễn biến hòa bình
Phương cách 2 phù hợp với hoàn cảnh VN

Từ Sài gòn, nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm cho rằng phương thức đấu tranh ôn hòa là một phương thức được cộng đồng Quốc tế ủng hộ trong hoàn cảnh hiện nay. Nếu nhà cầm quyền xử dụng bạo lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người dân, thì họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Vì bạo lực luôn chỉ đổi lấy bằng bạo lực, trong thực tế điều này đã xảy ra tại Libia, Siria… và sắp tới đây có thể là Campuchia.

Lực lượng cảnh sát đặc biệt diễu hành
Ông Truyển cũng cho rằng vận động quốc tế thông qua người Việt tại hải ngoại để gây áp lực lên nhà cầm quyền là hết sức quan trọng. Đây cũng là hậu phương lớn cho phong trào đấu tranh Dân chủ ở Việt nam. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bắc Truyển nói:

“Là một người vận động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam tôi chọn phương thức thứ hai: đó là đấu tranh ôn hòa thông qua phản biện – tranh luận – xây dựng tiến trình dân chủ. Tôi không chọn phương thức đối đầu “một mất một còn” vì tôi không có khả năng để xóa bỏ đảng cộng sản hay bất kỳ một đảng phái chính trị nào và nó cũng dễ nảy sinh ra tình trạng bạo lực một khi chúng ta không muốn lắng nghe. Song còn tùy thuộc vào thành tâm của nhà cầm quyền.“




Tôi không chọn phương thức đối đầu “một mất một còn” vì tôi không có khả năng để xóa bỏ đảng cộng sản hay bất kỳ một đảng phái chính trị nào và nó cũng dễ nảy sinh ra tình trạng bạo lực một khi chúng ta không muốn lắng nghe

Nguyễn Bắc Truyển
Nhà báo LS. Vũ Đức Khanh cho rằng đảng CSVN có những khó khăn riêng của họ với tư cách một lực lượng chính trị, một thực thể cầm quyền độc quyền và cường quyền. Trong điều kiện các tổ chức đối lập chưa có một tổ chức chung mạnh và ít có kinh nghiệm trong việc quản trị nhà nước. Về phía đảng cầm quyền đang tứ bề thọ địch, nên không cách nào khá hơn là phải "hợp tác" nếu đảng cầm quyền muốn tiếp tục đóng một vai trò nào đó trong chính trường Việt Nam tương lai.

Trao đổi với chúng tôi, LS. Vũ Đức Khanh từ Canada cho biết:

“Theo suy nghĩ của tôi thì khả năng "đối đầu" giữa chính quyền và người dân rất hiếm vì  tôi biết rằng "đảng cầm quyền vẫn có chủ trương đối thoại!" Hơn thế nữa, tình hình chính trị thế giới, trong khu vực và ngay cả trong nước vẫn đang có xu hướng "hợp tác" hơn là “đối đầu” để giải quyết những bất đồng thì không có lý do nhân dân Việt Nam lại đi ngược với xu hướng thời đại.”.

Lực lượng cảnh sát cơ động. AFP
Từ Hà nội LS. Nguyễn Văn Đài cựu tù nhân lương tâm cho rằng, nếu so sánh như vậy, thì khả năng thứ nhất chưa thể xảy ra trong nhiều năm tới, bởi chính quyền tuy suy yếu, suy giảm và đã đánh mất niềm tin trong dân, nhưng họ vẫn còn các công cụ trấn áp rất mạnh. Đồng thời phe đối lập còn quá yếu, chưa đủ sức để đối đầu trực diện với đảng CS cầm quyền. Và ông Đài cũng cho biết, ông cũng không ủng hộ giải pháp đầu tiên. Vì phương pháp này theo ông Đài chỉ có nhược điểm mà không thấy ưu điểm trong thời gian nhiều năm tới.

Trao đổi với chúng tôi, LS. Nguyễn Văn Đài nói:

“Phương án thứ hai, thì phù hợp hơn với hoàn cảnh và con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Và trên thực tế những cá nhân, tổ chức đấu tranh cho tự do và dân chủ ở VN vẫn đang thực hiện trong suốt những năm qua. Phương án này chắc chắn sẽ được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế ủng hộ. Nhược điểm của nó là chậm, cần nhiều thời gian. Tôi ủng hộ phương án này. “




Chính quyền tuy suy yếu, suy giảm và đã đánh mất niềm tin trong dân, nhưng họ vẫn còn các công cụ trấn áp rất mạnh. Đồng thời phe đối lập còn quá yếu, chưa đủ sức để đối đầu trực diện với đảng CS cầm quyền

LS. Nguyễn Văn Đài
Với một thái độ thẳng thắn, dứt khoát ông Nguyễn Quang Duy – cựu Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu và là đại diện Khối 8406 tại Úc châu đã nhận định và cho rằng Diễn biến hòa bình là một điều có thật là một nỗi lo sợ hàng đầu của đảng Cộng sản. Điều đó đã xẩy ra bên trong và bên trên đảng Cộng sản thách thức quyền lực của giới chức cầm quyền cộng sản.

Ông Duy cho rằng không tin vào thiện tâm của đảng CSVN sẽ chịu từ bỏ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ. Trao đổi với chúng tôi, từ Úc châu ông Nguyễn Quang Duy nói:

“Chúng tôi không tin chuyện xẩy ra, nhưng chấp nhận và thúc đẩy Việt Nam theo con đường Miến Điện. Còn nếu những người cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục xem những lực lượng dân tộc như đối thủ thì đương nhiên cuộc chiến sẽ vẫn tiếp tục đến khi đảng Cộng sản bị lật đổ và lẽ đương nhiên những người cầm quyền sẽ phải chịu trừng phạt đích đáng.”




Phương thức thứ 2 chậm nhưng chắc, không gây ra nhiều tổn thất để cảnh tỉnh người dân và ngay cả các đảng viên CS. Từng bước làm sói mòn lòng tin của nhân dân vào đảng CSVN, để đưa họ về phía mình

MS. Nguyễn Trung Tôn
MS. Nguyễn Trung Tôn, một cựu tù nhân lương tâm  ở Thanh Hóa cho rằng khả năng thứ nhất không khả thi, vì vào thời điểm này tương quan lực lượng 2 bên thì không cân bằng. Phía chính quyền có đầy đủ lực lượng và phương tiện hùng hậu, ngược lại lực lượng đối lập còn mỏng, vũ khí duy nhất chỉ có tấm lòng và tinh thần tranh đấu. Nếu đấu tranh đối đầu trực diện thì dễ gây tổn thất cho phong trào và gây hoang mang cho quần chúng nhân dân. Thậm chí có thể tạo cơ hội cho Trung Cộng có cơ hội xâm chiếm VN trên danh nghĩa bảo vệ CNXH.

Trao đổi với chúng tôi, từ Thanh hóa MS. Nguyễn Trung Tôn cho biết:

“Phương thức thứ 2 chậm nhưng chắc, không gây ra nhiều tổn thất để cảnh tỉnh người dân và ngay cả các đảng viên CS. Từng bước làm sói mòn lòng tin của nhân dân vào đảng CSVN, để đưa họ về phía mình. Khi lực lượng đã tăng lên có đủ số lượng lúc đó nếu phía chính quyền không chịu trao trả quyền lãnh đạo cho nhân dân thì sẽ áp dụng khả năng số 1 để rút ngắn thời gian”

Việc độc quyền chính trị trong một thể chế chính trị độc tài ở mỗi quốc gia sẽ khiến cho cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực nhà nước bị vô hiệu hóa. Điều đó dẫn tới muôn vàn các hậu quả xấu khác về kinh tế - xã hội…, đồng thời làm giảm thiểu sức mạnh của quốc gia do không huy động được sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA, Bangkok
========
Nghe bài này

Lê Phú Khải - Ngày Xuân nhớ Nguyễn Khải

Ngày 15-3-2008 Nguyễn Khải qua đời. 
clip_image002
Nguồn: Wikipedia

Các báo quốc doanh nhất loạt đưa tin Đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Khải đã qua đời. Điện thoại bàn nhà tôi réo liên hồi. Người ta muốn tôi viết bài về Nguyễn Khải. Sự nghiệp văn chương của ông thì cái giải thưởng Hồ Chí Minh đã nói đầy đủ. Người ta muốn có những “kỷ niệm”, những câu chuyện về cuộc đời, về nghiệp văn của ông để… báo bán chạy hơn. Tôi từ chối. Thấy tôi từ chối đến mấy lần, bà xã nhà tôi bảo: “Thôi thì người ta nhờ, ông viết cho người ta. Ông cũng quen Nguyễn Khải mà”.

Tôi biết viết gì cho báo chí quốc doanh về Nguyễn Khải, nhà văn mà tôi đã từng nghe tiếng thở dài não nề của ông qua năm tháng?

Nguyễn Khải bảo tôi: “Nhà văn Việt Nam bị ba đứa nó khinh, thứ nhất là thằng lãnh đạo nó khinh, thứ hai là độc giả nó khinh, thứ ba là đêm nằm vắt tay lên trán… mình lại tự khinh mình!”.

“Mình lại tự khinh mình” thì đau quá!!! Vì thế, tôi không lấy gì làm lạ, không ngạc nhiên tý nào khi đọc bài bút ký chính trị Đi tìm cái tôi đã mất của ông sau ngày ông từ trần ít lâu. Một con người mang tâm trạng suốt đời như thế mà vẫn phải sống, vẫn phải viết để tồn tại thì nhất định sẽ phải để lại một cái gì trước khi ra đi, để “cáo lỗi” với hậu thế. Nguyễn Khải chính là nỗi đau đớn trên hành tinh này của một người cầm bút và nhất định ông phải đi tìm “cái tôi” đã mất ở thế giới bên kia. Theo tôi, bài bút ký chính trị đó là bản án nghiêm khắc nhất, sâu sắc nhất cho tội ác của chế độ toàn trị đối với giới cầm bút ở nước ta thời Cộng sản. Phương Tây đi trước phương Đông về thể chế văn minh, đã đặt tên cho giới nhà văn là “personnel littéraire” trong đó danh từ “personnel” (giới) không ngẫu nhiên mà trùng với tính từ “personnel” (mang tính cá nhân). Cái “pẹc” (personnel) mà Chế Lan Viên hay dùng để ca ngợi cái cá nhân, cái tôi… của nhà văn làm nên sự khác biệt, làm nên cái riêng, phong cách của một cây bút, đã bị chế độ toàn trị biến thành bầy đàn thì còn gì là văn chương chữ nghĩa. Vậy mà cả đời phải cầm bút trong một thể chế bầy đàn như thế, Nguyễn Khải đau là phải. Không đau mới lạ…
clip_image003
Nguồn: T.N. – Tuổi Trẻ

Nguyễn Khải khi còn ở đường Nguyễn Kiệm, tôi đến chơi, thấy nhà cao cửa rộng, phòng khách sang trọng, tôi khen rối rít. Ông tâm sự, thằng con trai đang làm ngành hàng không, lương mười mấy triệu một tháng, nó bỏ, ông lo lắm. Nó nói hết giờ chỉ ngồi tán gẫu phí sức lực của nó, nên nó ra kinh doanh và giàu có. Căn nhà to tát này là của nó.

Ở cái nhà như cái lâu đài thế mà ông chỉ nói chuyện buồn. Buồn lắm. Ông kể: “Thằng con tôi hay đi mua sách về đọc. Mẹ nó mắng: Sách của bố mày đầy ra đấy, sao không đọc mà phải đi mua. Nó nói: Sách của bố viết không đọc được! Mẹ nó mắng: Không viết thế thì lấy cứt mà ăn à (!)” Tôi nghe đến đấy thấy… choáng quá! Tôi không ngờ Nguyễn Khải có thể nói ra điều đó với tôi và ông bạn tôi là giáo viên Văn, dạy chính những bài văn của ông trong sách giáo khoa. Cái thứ văn nếu “không viết thế thì lấy cứt mà ăn…”! Chính anh bạn này đã đưa tôi đến chơi với Nguyễn Khải ở ngôi nhà sang trọng này. Dằn vặt, đau khổ đến tận cùng nên nhà văn mới thốt ra những lời như thế.

Dịp kỷ niệm 50 năm báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn, sau khi tổ chức ở Hà Nội, còn được tổ chức ở TP HCM, tại dinh Thống Nhất. Là cộng tác viên của báo, tôi cũng được mời. Tôi gặp Nguyễn Khải và nói với ông rằng, tôi có đọc trên báo Văn Nghệ một bài mô tả một ông nhà văn nổi tiếng chuyên đi về Thái Bình, viết về Thái Bình… rồi đặt câu hỏi: Vậy mà sự kiện bạo loạn ở Thái Bình xảy ra rung chuyển dư luận trong ngoài nước, không biết trước đó ông nhà văn nổi tiếng kia đã nghe được cái gì, thấy được cái gì mà chẳng thấy ông báo trước được gì… Tôi bảo Nguyễn Khải: “Rõ ràng là người ta chỉ trích anh đấy!”. Nguyễn Khải nghe tôi nói chỉ cười rồi bỏ đi. Anh bạn biên tập viên báo Văn Nghệ trong ban tổ chức buổi lễ đứng ngay cạnh tôi, khi Nguyễn Khải đi rồi, anh bảo tôi: “Bài đó chính Nguyễn Khải viết, ông ấy đến toà soạn năn nỉ bọn tôi đăng. Ông ấy nói: Thôi thì mình chửi mình trước đi, người ta thương, sau này không chửi nữa”.

Ít lâu sau Nguyễn Khải lại dọn về ngôi nhà bảy tầng lầu ở đường Tôn Đản Quận 4. Nhà đó cũng của con trai ông mới xây. Đây là một trong những nhà tư nhân có cầu thang máy sớm nhất ở TP HCM. Ngôi nhà này là văn phòng công ty của con ông. Anh ấy để bố ở trên tầng 7, có sân thượng rộng, thoáng mát. Khi tôi đến, anh chàng bảo vệ công ty mặc đồng phục như cảnh sát, nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hất hàm hỏi: “Kiếm ai?” Tôi nói: “Kiếm ông Nguyễn Khải, bố của ông chủ anh”. Y hỏi: “Kiếm có việc gì?” Tôi nói: “Anh báo với ông Nguyễn Khải là, tôi là Lê Phú Khải kiếm ông Nguyễn Khải để… đòi nợ!”. Tay bảo vệ vội vào phòng thường trực gọi điện.

Khi lên đến lầu 7 rồi, tôi bảo Nguyễn Khải: “Tôi đến để đòi nợ bài ông hứa viết cho tạp chí Nghề Báo đây!”. Nguyễn Khải chưa cho tôi về ngay, giữ ở lại ăn trưa và bảo tôi nằm xuống sàn… nói chuyện như mọi lần. Đó là cách tiếp khách quen thuộc của ông. Hai người (nếu là ba người cũng thế) nằm xuống sàn, đấu đầu vào nhau thành một hàng thẳng… mà nói chuyện. Theo Nguyễn Khải thì nằm như thế nói chuyện được lâu, đỡ mỏi lưng.

Hôm đó Nguyễn Khải nói với tôi: “May quá ông ạ! Bữa trước ông Nguyên Ngọc đến đây, nếu nó đưa ông ấy lên phòng khách ở lầu 3 thì tôi xấu hổ không biết chui vào đâu!”. Tôi hỏi: “Vì sao?” Nguyễn Khaỉ trả lời: “Vì ở lầu 3 tôi có treo cái bằng giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông Nguyên Ngọc mà không được giải thuởng HCM mà tôi lại được thì xấu hổ quá!” Ngẫm nghĩ một lúc ông nói: “Nguyên Ngọc quyết liệt lắm, tôi không thể có cái quyết liệt ấy. Tôi hèn lắm!”

Nguyễn Khải là thế. Một nhà văn tên tuổi như ông mà nhận mình hèn thì ông không hèn chút nào. Ít nhất ông cũng là một con người chân thực, có liêm sỉ. Bút ký Đi tìm cái tôi đã mất của ông là một áng văn bất hủ. Một “hiện thực muốn có” bên cạnh một hiện thực “không muốn có” là nền văn học hiện thực XHCN xuất hiện ở Việt Nam thời Cộng sản. Người ta hay nói đến một “chủ nghĩa hiện thực không bờ bến”… phải chăng…

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đến viếng ông. Khi người ta bảo không còn chỗ trong nghĩa trang thành phố để an táng ông, ông Kiệt đã nói: “Lấy xuất của tôi cho Nguyễn Khải” (!).
Lê Phú Khải
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Nguyễn Văn Thạnh - Thư gửi các vị nhân sĩ trí thức thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng, ngày 9 tháng 2 năm 2014

Kính gửi: Các vị nhân sĩ trí thức Tp Đà Nẵng

Nhân dịp xuân mới, tôi xin kính chúc quí vị một năm dồi dào sức khỏe, trí tuệ.

Hôm nay, tôi viết thư này trình bày quí vị một việc.
Chú thích ảnh: Đây là hình ảnh tôi phải chuyền nhà trong đêm 30 tết vì chủ nhà không dám cho tôi ở khi đăng ký tạm trú không được.

Tôi là Nguyễn Văn Thạnh, sinh 1983, Kỹ sư hóa, quê Tây Sơn-Bình Định. Tôi ra học tập và cư trú tại TP Đà Nẵng từ năm 2002 đến nay. Ngoài việc học tập và làm việc cho sự thăng tiến sự nghiệp bản thân, tôi còn hoạt động, đóng góp cho xã hội. Năm 2006, tôi có làm dự án hỗ trợ bệnh nhân máu khó đông ở đây và đạt được nhiều kết quả tốt. Về việc này tôi được Chủ tịch UBND TP và Thành đoàn khen tặng.

Thời gian gần đây, ý thức trách nhiệm của một công dân trong việc đóng góp xây dựng xã hội, tôi có viết một số bài phản biện. Các bài viết được đăng trên các diễn đàn như: bauxite, diendanxahoidansu,… Từ đó tôi gặp rắc rối với cơ quan an ninh, từ nhẹ là mời làm việc, tác động lên gia đình: bố mẹ, vợ con,… đến nặng nề là bị những kẻ lạ mặt đánh, làm liên lụy đến anh em. (Quí vị có thể tham khảo thêm thông tin ở đây http://www.danquyen.org/)

Đặc biệt là việc tôi liên tục bị chủ nhà cho thuê thôi hợp đồng, có chủ nhà nói lại với tôi là do công an họ bảo “không cho tôi thuê”. Không chỉ tôi bị hiện tượng làm khó trong việc thuê nhà ở mà em trai tôi-Nguyễn Văn Thống-hiện là sinh viên trường ĐHBK Đà Nẵng cũng bị. Em Thống cũng bị chứng bệnh máu khó đông như tôi nên đi lại cũng rất khó khăn.

Trước tết, tôi có thuê phòng trọ của ông Trần Văn Liên-Địa chỉ: Đường Phan Hành Sơn-Phường Mỹ An-Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng, nhưng hiện nay ông đã từ chối vì lý do là công an không đồng ý cho tôi đăng ký tạm trú. (Họ yêu cầu ông rất nhiều giấy tờ phi lý).

Em trai tôi cũng bị chủ nhà là ông Đặng Thanh Nguyên-Địa chỉ: Tổ 123 Hòa Minh-Liên Chiểu-Đà Nẵng thôi không cho thuê phòng sau khi về quê ăn tết ra.

Việc sách nhiễu, dùng chiêu trò bẩn thỉu này không đủ chứng cứ để tôi thưa kiện ra tòa hay khiếu nại nên cơ quan chức năng nhưng làm cho một công dân như tôi hết sức mệt mỏi, cùng đường.

Trong nỗ lực hóa giải vấn đề, tôi xin gửi thư này đến các vị nhân sĩ trí thức để các vị bằng uy tín xã hội của mình lập một ủy ban xem xét, kiểm tra những việc tôi nói, phản ảnh cho nhân dân, chính quyền biết. (Quí vị cần, tôi sẽ cung cấp số điện thoại các chủ nhà trọ).

Tôi cho rằng, một người có tâm với đất nước, với xã hội mà bị sách nhiễu vào đường cùng, không ai bênh vực sẽ dẫn đến hệ quả là không một ai dám lên tiếng đóng góp cho xã hội; lòng yêu nước sẽ bị bịt miệng, hủy diệt trong trứng nước. Hậu quả là xã hội đi vào suy đồi cùng cực.

Tôi tin rằng, nhân sĩ trí thức Tp Đà Nẵng có hào khí của những bậc tiền nhân như các cụ: Hoàng Diệu, Ông Ích Khiêm, Phan Chu Trinh, Phan Bôi,… mà dấn thân, thấy việc bất bình ra tay.

Vì lý do không biết nên gửi thư này đi đâu (do chưa có tổ chức nhân sĩ trí thức) nên tôi xin gửi thư này lên cơ quan truyền thông với mong muốn quí vị nào tự thấy mình là nhân sĩ, trí thức thì lên tiếng giúp.

Trân trọng
Nguyễn Văn Thạnh
ĐT: 0984.973.376
Email: thanhipi@gmail.com
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét