Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Phong trào dân chủ, phát triển và những yếu điểm - Ba ngày sau khi kết thúc UPR - Sự trở lại Đông Nam Á của Liên bang Nga và tác động đối với Việt Nam

Đinh Tấn Lực – Ái Èn Iển Ạy Ằng Ủi Ạt Ờ…

Tác giả gửi đến Dân Luận
“Những ai lầm tưởng kẻ ngọng ngại nói và đách sợ gì, hãy chịu khó đọc xã luận trên báo Nhân Dân” (ĐTL).

Tiêu biểu là bài viết mới nhất (và có lẽ là công phu nhất xưa giờ) của tác giả Nguyễn Hải Đăng, hiển thị trên Cơ quan Ngôn luận trung ương vào ngày hạ nêu Tết Giáp Ngọ, dưới tựa đề “Sự ‘bùng nổ’ của Facebook và một số vấn đề đặt ra”. Mọi chữ in nghiêng ở đây đều là những dòng trích từ bài báo vừa dẫn.
Thời điểm bài xã luận hạng cối (và đầy từ nhức nhối) này chính thức lên trang chính quy Nhân Dân điện tử trùng khớp vào dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 10 của mạng xã hội lẫy lừng Facebook (tạm viết tắt là FB). Điều đó khiến “một bộ phận không nhiều” độc giả báo đảng bỗng chốc chuyển sang tâm trạng cực hoang mang: Cậu bé 10 tuổi này đã “bùng nổ” cái gì, thế nào, ở đâu, lúc nào, với ai, bởi ai, chọc ai, triệt ai, hay có ai chứng kiến…? Nỗi hoang mang của người đọc tăng lên gấp bội, khi phải ức đoán xem chú em này tự nảy nòi ra những vấn đề nào, hay đã có những ai tận lực ưu lo chuyện sinh tử cận kề, và những ai tận dụng nỗi ưu lo đó để tận tâm sản xuất ra (một số) vấn đề cho nó?
*Trước tiên, hãy níu lấy Wiki xem thử chú em Facebook là ai, tóc tai/mặt mũi/đầu mình/ngũ chi… ra sao? Hóa ra chàng nhóc FB này xuất thân từ khuôn viên trường Havard danh giá của Mỹ, bởi một nhúm sinh viên năng động, đứng đầu là Mark Zuckerberg. Khởi thỉ họ chỉ muốn có một phương tiện hữu hiệu để liên lạc/trao đổi/chia sẻ/tâm tình với nhau giữa các sinh viên cùng trường, sau đó lấn qua một sân trường danh giá khác của Mỹ là Stanford, rồi lan ra nhiều trường khác, Columbia, Yale, MIT, NYU…, trước khi bung rộng ra ngoài công chúng.
Ban đầu FB chỉ như một trò giải trí, nhằm mục tiêu “nối liền bằng hữu” tiến tới “nối liền nhân loại” (nghe có vẻ như một tụ điểm thế giới đại đồng… tình?). Về sau thành một hấp lực sinh nghiện của cộng đồng mạng (và qua đó, sinh cả ý niệm thế giới đại đồng… đô). Ngay vào đầu năm 2014, giá trị thương mại của FB chỉ vượt quá 134 tỷ USD một tị, tức là tròm trèm ngang bằng với tổng lượng của cải làm ra của toàn thể nhân dân VN ta suốt năm trước (cái mà giới kinh tế vẫn gọi tắt là GDP). Tất cả chỉ nhờ vào số người sử dụng mạng ảo (thuật ra tiền thật) này lên đến 1,23 tỷ người (tương đương với 1/5 nhân loại), trong đó, non 1 tỷ người truy cập bằng điện thoại đi động trong năm 2013.
Có nghĩa là, bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, chỉ cần có đường truyền nối mạng, là FB có thể đưa bất kỳ một công dân FB nào (trên 13 tuổi & có 1 địa chỉ email nghiêm túc) đến thăm viếng tức khắc và vui buồn tức khắc với bạn bè của họ, bằng cả hình ảnh, âm thanh và chữ viết.
Trên báo cáo công khai, kể từ tháng 3 năm 2011, FB đã phải vất vả mỗi ngày trục xuất hai vạn trương mục có nội dung không lành mạnh hoặc làm phiền các trương mục lành mạnh khác. Vào giữa năm 2011, theo thống kê của Cty DoubleClick, FB đã với tới con số kỷ lục một nghìn tỷ (số 1 đứng trước 12 số không) lượt truy cập trong nội tháng 6-2011, đứng đầu thế giới tại thời điểm đó. Cuối năm 2011, theo nghiên cứu của Cty Nielsen Media Research, FB được xếp hạng là trang mạng có số lượt truy cập đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Google.
Trung Quốc không ưa cả hai, Google lẫn FB, và ra quyết sách cấm đoán. CHXHCNVN cũng rụt rè mon men cái chủ trương “Bài Phây-Tẩy Gúc” (của quan thầy). Cao điểm là thời “Quản lý là quản có lý” của Lê Doãn Hợp, ngay vào giai đoạn thoái trào tự thân của Yahoo!360 (chứ chẳng phải do ai “quay lưng dần” với nó cả, cũng chẳng phải vì không thể “cộng sinh hoặc đánh cắp ý tưởng của người khác“ như lãnh đạo từng quen tay ăn cắp ý tưởng “khoán 10” của dân rồi biến thành nội dung “đổi mới” của đảng!). Yahoo!VN, tưởng là có thể nhân khoảng trống mạng mà “cướp chính quyền”, thế chỗ cho Yahoo!360 quốc tế, nhưng rất tiếc, đã hấp hối quá nhanh. Đó cũng là thời xiết báo chí và triệt Blog dưới tay Đỗ Quý Doãn, đa phần là nhắm vào mạng Multiply thế chỗ cho Y-360.…
Ngay vào lúc cao trào ngăn chặn các thứ phương tiện tác động (và thu hoạch) Hoa Lài Hoa Sói không thể không khiếp, hệ truyền thông nín thở đứng nghiêm hàng một của Hà Nội bỗng dưng nhảy dựng sóng cồn với một loạt thông tin đánh võng tẹt ga, nung nóng dư luận hơn cả lò luyện thép Thái Nguyên:
“Ông chủ” Facebook bất ngờ đến Việt Nam
Facebook xác nhận “ông chủ” Mark Zuckerberg đang ở Việt Nam
Những hình ảnh đầu tiên về CEO Facebook ở Hà Nội
CEO Mark Zuckerberg sẽ gặp gỡ ai tại Việt Nam?
Mark Zuckerberg, “ông chủ” Facebook đang ở Sa Pa
Gặp Mark Zuckerberg – CEO Facebook tại Vịnh Hạ Long
CEO Facebook hứng thú đi cầu treo vượt suối và cưỡi trâu
CEO Facebook – Mark Zuckerberg nhiều khả năng đã rời Hà Nội
5 bí mật kinh doanh khó tin của CEO Facebook
Toàn cảnh chuyến du ngoạn “tung hỏa mù” của CEO Facebook
Ông chủ Facebook lên trực thăng về HN
Người con gái đứng sau “ông trùm” Facebook là ai?
Mệt mỏi “săn lùng” ông chủ Facebook tại VN
Ông chủ Facebook thích thú Sa Pa
CEO Facebook cưỡi trâu, chơi bịt mắt bắt dê
CEO Facebook được nuôi dạy thế nào?
CEO Facebook tung hỏa mù ở Sa Pa
Hình ảnh CEO Facebook tại vịnh Hạ Long
CEO Facebook thăm Hạ Long bằng trực thăng
Những tỷ phú giàu nhất thế giới đến Việt Nam để làm gì?
Thậm chí:
Mark Zuckerberg ăn gì khi ở Việt Nam?…
Chỉ cần ngần ấy, FB được hưởng một quả PR miễn phí, rầm rộ hết công suất, cuồng nộ như lệnh trên cho xả đập mùa lũ, và cái ngón cái chỉ thiên (Good job!) của Mark mặc sức tung hoành ở đây, cả nước, từ bấy…

*Thế là đã hai năm trôi qua. Đủ để nỗi sợ tưởng đâu nguội lạnh tro than chợt ngún bùng ngọn lại. Với bài Nhân Dân xã luận thượng dẫn, tác giả Hải Đăng không ngần ngại hé lộ gốc gác bộ phận đặt hàng, ngay ở dòng đầu in đậm của bài viết: “Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC)…”.
Trang nhà của Bộ 4T ghi rõ (nguyên văn, cả lỗi văn phạm):
“Trung tâm Internet Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet ở Việt Nam (gọi chung là tài nguyên); thông tin hướng dẫn, thống kê về mạng Internet tham gia các hoạt động quốc tế về Internet.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Internet Network Information Center (viết tắt là: VNNIC)”.
Đó cũng là bộ phận mặt tiền (chí ít cũng là mặt thiếu tiền) của chính phủ xứ này, từng nhiều lần báo cáo thất bại thảm hại về nỗ lực “quản lý mạng ảo & blogger”. Gì thì gì, thất bại là ngoại thành công, cũng là bà đỡ của các thứ dự án chống sợ hãi (và véo thêm tiền) của lãnh đạo.
Ngay dòng đầu in đậm nay, tác giả Hải Đăng còn hé lộ thêm một bí mật nhà nước khác nữa:
“Từ hiện tượng ‘hạ nhiệt blog’ để thay thế bằng ‘cơn sốt Facebook’ lại đặt ra một số vấn đề cần được khảo sát, nghiên cứu và điều chỉnh…”.
Con số 31 triệu người Việt Nam sử dụng internet (theo thống kê của VNNIC), tức 1/3 dân số, đã là điều đáng lo. Lại thêm 1/3 con số đó tham gia Facebook, hỏi có chết người không?
Hiện tượng “hạ nhiệt blog” không phải là thành quả gì sất, nhưng rất đáng mừng. Nó là chuỗi thoái trào (theo định luật đào thải tự nhiên) của Y-360 qua tới Multiply, trên toàn thế giới, chứ chẳng riêng gì VN. Và, lắm kẻ đồ rằng, bất chiến tự nhiên thành mà được ngần đó đã đủ để …thở phào. Nào ngờ, họa vô đơn chí, “cơn sốt Facebook” ập tới, khiến bộ 4T và dàn lãnh đạo trên đầu nó rụng rời chết khiếp khi nghe mô tả độ “hung hãn” của FB không kém gì trận sóng thần Tsunami-2004.
Thực tế, có muốn đừng khiếp cũng không xong:
“Theo công bố của Facebook thì trung bình ba giây có một tài khoản mới đến từ Việt Nam; số người dùng Facebook tại Việt Nam đạt 19,6 triệu người, chiếm 74,1% lượng người sử dụng internet, vượt qua các trang mạng trong nước nhiều lần…”.
Tác giả vừa muốn dọa lãnh đạo, lại vừa ngây ngô ngờ nghệch đặt lên bàn cân một “vấn đề nhức nhối”, như một sơ kết lỏng đoạn 1: “Vậy, với sự phát triển chưa có dấu hiệu dừng lại, Facebook có phải là mạng xã hội hữu ích thật sự hay chỉ là ‘mốt’ mới của một số người Việt Nam, nhất là giới trẻ?”. Thế nào là thật sự hữu ích? Phục vụ cho cỗ máy xay thịt này mới là hữu ích? Ý thích của dân vừa khớp với ý đảng bầy đàn “nhập hán” thì là hảo hảo, ngược lại thì thành “mốt” (ở cái nghĩa tiêu cực của từ này) chăng? Mà nói cho cùng, “mốt” thì đã sao?
Chỉ tiếc mỗi điều, cơn bão FB chưa qua (và hẳn còn lâu mới qua), nhưng đã tận lực giúp cho các “vấn đề cần được khảo sát, nghiên cứu và điều chỉnh” cái “kỷ nguyên số” thần kỳ của Việt Nam đã để lộ ra cái trình IT không mấy cao của tác giả Hải Đăng (ngay cả tên mạng liên kết giới chuyên gia LinkedIn cũng bị tác giả viết sai thành “Linkelin”, hay hồn nhiên mắng người lấy nick Phồng Tôm, chẳng hạn). Tức là, ít ra, cũng không cao bằng những ưu lo về mặt chính trị rất đỗi đáng phiền của “hệ quả Facebook”.
Một trong những hệ quả ngày càng khiến lãnh đạo khó thở là sự chuyển đổi thái độ của quần chúng, từ tiếu lâm/xa gần bóng gió sang hát nhại/mắng xéo, rồi bật ngay sang cao điểm gọi thẳng tên/mắng thẳng mặt, với độ nhặt và độ khuếch âm tỷ lệ thuận theo con số trương mục FB ngày càng gia tăng ở đây. Điều này quả khó nói thẳng. Tác giả đã phải tự tụt hậu về thời xa xôi bóng gió mà định danh rằng đó là “trào lưu bôi xấu, hạ thấp danh dự người khác trên mạng”. Người dân thường không phải là mối lo được ghi là “người khác” ở đây. Tác giả chỉ duy nhất bày tỏ một lòng cúc cung bảo vệ loại “người khác” thuộc hàng lãnh đạo. Và do đó, nói thế là nói điêu, bởi chưng, loại đó có cóc gì danh dự mà bôi xấu với chả hạ thấp? Có chăng, đó là khúc quanh lịch sử từ ý tưởng ra tới hành động Nói Thẳng & Nói Thật, của các FBker, thông qua phương tiện tuyệt vời FB.
Y-360 ngày trước giới hạn số bạn thân quen là 300 người. FB ngày nay nâng vòng đai thân hữu lên 5000 người. Hãy tưởng tượng những vòng đai 5000 người ấy đan chéo và chồng chất lên nhau… Một bức ảnh, một mẩu tin, một ý tưởng, một bình luận, hay một đề nghị nào đó… đăng lên FB, chỉ trong vòng đôi ba phút là có thể lan ra đến nhiều vạn người và từ đó nhồi sóng liên hoàn đến hàng chục vạn người khác. Cho nên, từ đó nảy sinh ra một hệ quả sinh tử khác (rất đáng ngại,) là số người mới gia nhập cộng đồng FB Việt Nam tự làm quen kết thân với nhau và với những cư dân cũ (thông qua những nút Like), sẽ đi tắt đón đầu rất nhanh trong việc tìm hiểu/cập nhật Sự Thật (bằng những nút Share), rồi chuyền nhau cái Sự Thật đó ra theo lũy thừa/cấp số nhân. Cứ 1 người chuyền đến 2 người (tầng 1), 2 ra 4 (tầng 2)… cứ thế, hãy mường tượng đến cấp thứ 25-26 là mẩu thông tin ấy đã “phủ sóng” được một phần đất nước!
Nguyễn Hải Đăng đã thành công khá cao về mặt trưng bày sự sợ hãi, của lãnh đạo, và có thể phần nào của cá nhân, đối với tài năng tận dụng FB của dân Việt.
Nhưng xem ra, tác giả thất bại nặng nề trong lý luận tuyên án “Facebook là mạng xã hội mà người dùng có thể khai báo, sử dụng, trao đổi, chia sẻ các thông tin, thông điệp một cách công khai, bán công khai hay hoàn toàn bí mật”. Thế, quá rõ là FB không văn minh, dân chủ, công bằng…! FB, lẽ ra, phải học tập lối sống và làm việc theo hiến pháp và luật pháp của Việt Nam chăng?
Càng nặng nề hơn khi tác giả ghép tội đại trà cho giới blogger VN, rằng: “…blog không phải là nơi để người dùng giãi bày việc khó nói, đưa ra phát ngôn tùy tiện, nhất là những điều sai sự thật… phát ngôn bừa bãi, tung tin hiếu kỳ, vu cáo người khác”. Chính trong dòng chữ này, tác giả (như khá nhiều tác giả khác của hệ báo đảng) đã vơ đũa vu cáo cho nhiều triệu blogger Việt Nam. Hẳn là bởi sự xuất hiện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và những Tuyên Bố (rất thẳng thắn và rất phiền lòng đảng) chăng?
Hay, khi tác giả ghép tội đại trà cho giới FBker Việt Nam là: “quảng cáo về mình… mắc bệnh nghiện được ‘like’… không đọc kỹ các thông tin đăng trên các trang báo ‘lá cải’ và một số trang tin hải ngoại, rồi bình luận thiếu trách nhiệm”.
Đại loại như những bài đầy lá gần đây:
“Trò diễn mới của mấy đào kép cũ”! (20/01)
Về cuộc “chạy đua bằng cấp”! (16/01)
Những nhận định hồ đồ (13/01)
Họ đã tự loại mình khỏi đội ngũ (09/01)
Thêm một “trò hề” lộ diện! (02/01)
CPJ bảo vệ, tiếp tay cho cái xấu (26/12)
Rồi thân tình khuyến cáo “bạn bè theo đúng nghĩa trên Facebook luôn có thể là người xa lạ, người dùng chỉ biết đến thông qua những mối quan hệ rời rạc”… Trong đoạn công tố hùng hồn này, phe kiểm sát đã tiết lộ một chi tiết động trời mà thủ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng từng lắm phen vất vả phủ định: Báo Lá Cải. Phải chăng nền truyền thông nước nhà đã vào cuối ngõ cụt, và mọi người lên FB là vì muốn tránh mùi bắp cải úng gom đống ở chợ chiều Cầu Muối?
Xong phần công tố FBker, tác giả lại quay ra tuyên án lần nữa “Facebook đã ‘vô tình’ cổ động cho hành vi không minh bạch của nhiều người sử dụng”. Bởi, cứ ngữ này thì có khác gì sinh hoạt của giới giám đốc/tổng giám đốc ngân hàng các loại, hay, sinh hoạt thượng tầng của BCT, trong việc sử dụng tiền thuế của người dân VN. Đã thế, FB lại còn “ru ngủ và gây nghiện ” người tham gia, khiến người người bỏ bê họp đảng, hoặc là đi họp với khối kiến thức trang bị từ mạng FB…
Chưa hết, tội đáng chém là: “Facebook đã gián tiếp lôi kéo người sử dụng làm việc riêng trong giờ hành chính”… “và như thế là vi phạm Luật Lao động”. Rõ là FB đã tập cho công nhân viên chức Việt Nam thay đổi tập quán (cùng luật lao động) cà phê thuốc lá/thuốc lào (từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa) và bia bọt/cuốc lủi (từ 11 giờ trưa tới 11 giờ đêm) thành tập quán hoàn toàn tai hại là cà phê + bia bọt + FB suốt ngày!
Túm lại, trong bài xã luận này, tác giả muốn gì (cho đúng ý trên)?
“Xử lý được loại tin đồn nhảm, xúc phạm, bôi xấu người khác với đầy rẫy trên các trang Facebook cộng đồng, hội không rõ nguồn gốc”…
“Các trang Facebook của các thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam lập ra để vu cáo, vu khống, bình luận xuyên tạc về Việt Nam”…
Tác giả mớm ý điều gì?
“Facebook và những quyền lợi phù du mà nó đem lại có đáng để đánh đổi những gì mà chúng ta không thể đánh mất?”.
“Hiện tại một số nước không cho phép mạng xã hội này được hoạt động tại nước họ”.
Giải pháp?
“Để hạn chế người dùng Facebook một cách tiêu cực là cần xây dựng, phát huy tốt vai trò của những mạng xã hội trong nước cũng như nâng cao văn hóa của người sử dụng internet”.
Ngắn gọn, đó là đoạn Ouverture dạo đầu nhằm diễn ý kẻ đặt hàng: 1) Miệt thị Bloggers; 2) Tuyên án FB; 3) Tuyên án FBkers; 4) Mớm ý cấm FB; 5) Chỉ đạo tiến trình cấm FB.
Người ta có thể cảm thông cho ý chí ngăn chận/cấm đoán bất kỳ điều gì đảng không quản nổi. Mà không cấm được thì cũng cứ ra quyết định cho một bộ phận không nhỏ có cái mà làm luật với dân. Bình thường xưa giờ vẫn vậy, không có gì ngạc nhiên. Cũng chẳng ai ngạc nhiên về cái giải pháp “Không Bãi Đáp” kia. Chưa nói là sẽ làm cách nào, làm khi nào… Trước mắt đã đạt thành quả bước đầu là một số câu hỏi treo lơ lửng: Ai xây dựng? Ai phát huy các mạng xã hội trong nước? Ai nâng cao văn hóa của người sử dụng internet? Cho việc phục vụ cái guồng máy ép dân ra nước cốt này?
Lại phải hoan hô báo Nhân Dân đã dụng công đưa bài lãnh đạo mớm ý cấm tiệt Facebook trùng khớp vào lúc LHQ tổ chức Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát Nhân Quyền 2014.
*FB không làm phiền ai, và cật lực cố tránh làm phiền bất cứ ai. Tuy nhiên, trong tay những người bị đàn áp, vào thời buổi này, thì quả thực không có phương tiện truyền thông nào bảnh hơn FB, để bày tỏ/truyền đạt ý tưởng, thực thi quyền phát biểu/phản biện, và nối kết hành động với nhau… bất kể nhà nước có đồng ý hay không.
Túm lại, ở đây, Nguyễn Hải Đăng chỉ cắm cúi/cặm cụi làm tròn cái việc bày tỏ sự sợ hãi của lãnh đạo đảng, không phải đối với FB, mà là đối với Sự Thật đại trà do nhân dân trưng ra ánh sáng, thông qua mạng FB.
Doãn Hợp & Quý Doãn, ở cương vị thủ trưởng và thủ phó của bộ 4T, đã từng đích thân mày mò làm công việc trưng bày sự sợ hãi đó từ nhiều năm trước, và cũng từng gãy răng sứt trán với dàn blogger Việt Nam non trẻ thời ấy. Chỉ cần duyệt sơ chuyện gì xảy ra trong hai năm qua, người ta thấy ngay là truyền thông đảng đã thực sự vỡ trận. Một bài báo nhận định kém và giải pháp tồi như của Nguyễn Hải Đăng, cho dù là viết theo đơn đặt hàng hay do lòng cúc cung bẫm sinh, cũng hẳn là khó lòng lật ngược tình hình cái trận thế nhão nhoét hiện nay.
FBker Trung Bảo đã phát hiện một điểm vỡ trận (và vỡ mặt) lý thú ngay trong bài báo đề xuất đối sách cấm FB:
“Nhiều khi không hiểu báo Nhân Dân muốn gửi thông điệp gì đến người đọc. Bên dưới bài viết kêu gọi cấm facebook là một nút share bài viết đó trên… facebook” (FBker Trung Bảo – ảnh minh họa của FBker Hao-Nhien Q. Vu).
Chúc tác giả bài xã luận gai góc thượng dẫn thật nhiều may mắn trong tiến trình dựng bảng cấm.
Bởi, nhân loại ngày nay có hai thứ sinh hoạt mê hồn, viết theo tiếng Anh, cùng bắt đầu bằng chữ F và chấm dứt bằng chữ K. Chỉ trong vòng 10 năm nay, sinh hoạt FacebooK đã thong thả dẫn đầu, và loại sinh hoạt kia, có cố gắng cách mấy, tự thân hay được hỗ trợ bằng các thứ tiên dược màu xanh, cũng không thể nào theo kịp, cả sô lượng lẫn thơi lượng. Cái còn lại kia đó, nhân đây, cũng trân trọng và hết lòng ưu ái gửi tặng tác giả Nguyễn Hải Đăng cùng các thứ “trên” của bạn.
Suýt quên: FBker Hương Xuân Hồ đã chịu khó đọc giúp tựa bài là: Cái Đèn Biển Chạy Bằng Củi Dạt Bờ.

08-02-2014 – Kỷ niệm tròn 110 năm Nhật tuyên chiến với Nga.
Blogger Đinh Tấn Lực

Phong trào dân chủ, phát triển và những yếu điểm

Nhóm các cá nhân và đại diện Tổ chức Phi chính phủ (NGO) tham dự Sự Kiện Ngày Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve chụp ảnh lưu niệm với các khách mời ngày 4 htáng 2, 2014. Vietnam UPR – Facebook
vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.

Diễn đàn bạn trẻ hôm nay xin mời các bạn trở lại với câu chuyện giữa Kính Hòa cùng với Đoan Trang và Anh Tuấn đến từ Việt Nam. Câu chuyện hôm nay của chúng tôi là về phong trào dân chủ hiện nay tại VN.

Trở lại vấn đề chúng ta đặt ra từ đầu buổi nói chuyện hôm nay, và cũng là mục đích của chuyến đi của các bạn là đấu tranh cho nhân quyền. Theo các bạn thì phong trào đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam nói chung, trong thời gian vừa qua có những tiến bộ đáng kể hay không? Điều thứ hai là có những vấn đề gì cần giải quyết để nó phát triển hơn nữa?

Anh Tuấn: Thưa anh thì với quan điểm của tôi thì có nhiều tín hiệu là nó nhiều hơn về số lượng và sâu sắc hơn về chất lượng. Chẳng hạn như là đã có những chuyến thăm viếng các tổ chức nhân quyền quốc tế, cũng có những cuộc làm việc với các tổ chức Liên hiệp quốc về nhân quyền. Số người quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhiều hơn, các dạng hoạt động ngày một phong phú hơn. Thì đó là những tín hiệu tốt. Dĩ nhiên là trong cái bối cảnh mà khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn thiện, trong bối cảnh một xã hội toàn trị chính quyền vẫn coi các nhóm hội là nằm ngoài vòng pháp luật thì nó gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì anh cũng biết có những sự sách nhiễu từ phía công an và những người được coi là dư luận viên ở trên mạng. Nhưng mà tôi cũng tin đây là một xu thế không thể đảo ngược lại được. Việc dân chủ hóa, tự do hóa là xu thế không thể đi ngược lại được. Và cũng hy vọng là trong nước và cả ngoài nước phối hợp tốt với nhau để những năm tới những nhóm hội ngày một nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, kết hợp với nhau tốt hơn.

Đoan Trang: Tôi thì nhìn sự việc với tư cách một người làm báo, quan sát ngôn ngữ báo chí trong hơn một thập kỷ qua thì thấy nhận thức của giới truyền thông lẫn độc giả là tiến bộ nhiều. Cách đây mấy năm, một chục năm thì những từ như nhân quyền, quyền con người nó nhạy cảm lắm. Thậm chí cả cái từ xã hội dân sự, như tôi đã nói là vào năm 2010 viết về xã hội dân sự mà còn bị xử lý. Hai ba năm gần đây quyền con người, nhân quyền được nhắc đến nhiều hơn. Tất nhiên là nó được nhắc đến nhiều hơn trên các blog, mạng xã hội. Nhưng mà tốt hơn là không có một chút nào như ngày trước. Rõ ràng là chúng ta đang phi nhạy cảm hóa vấn đề nhân quyền, quyền con người. Còn về tình hình đấu tranh cho nhân quyền với sự thành lập của nhiều hội nhóm thì tôi nghĩ là một biểu hiện tốt.

Kính Hòa: Nhưng mà theo các bạn thì phong trào đấu tranh cho nhân quyền trong nước có những yếu diểm gì hay không? Hay là có những gì cần làm cho tốt hơn không?

Đoan Trang: Những điểm yếu của phong trào đấu tranh cho nhân quyền trong nước hay cao hơn là cho dân chủ, mang tính chính trị hơn, tôi nghĩ đó là sự mất lòng tin vào nhau, sự chia rẽ. Sự chia rẽ xuất phát từ sự mất lòng tin vào nhau, tức là nhóm này không tin nhóm kia, người này không tin người kia, rồi thì có sự tranh giành công trạng, muốn được ghi nhận nhiều thứ. Tất nhiên đó là điểm yếu nhưng tôi không nghĩ rằng đó là cái gì đó đáng nản.
Vì tôi nghĩ rằng,

Thứ nhất nó phổ biến ở tất cả các nước, không riêng Việt nam. Dư luận viên thường nói là… “nước nào chả thế.” (cười)…thì ở đây tôi công nhận là đúng. Chắc là các phong trào dân chủ trước kia ở Đông Âu, hay gần đây là Ai Cập, Tunisia cũng vậy. Bản thân cái công việc của họ là dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh giành công trạng, v.v… Đó là chuyện bình thường.

Thứ hai là riêng về người Việt Nam xuất phát từ một xã hội không tôn trọng quyền con người đã lâu, ai cũng có nhu cầu được thể hiện bản thân. Khi thấy anh em nhóm này nhóm khác thì muốn được ghi nhận công trạng. Tôi thấy đó cũng là điều bình thường. Kể cả khi họ không làm được nhiều nhưng cũng muốn cho mọi người biết là mình làm rất nhiều, đóng góp rất nhiều cho công cuộc dân chủ hóa tôi nghĩ cũng là việc bình thường. Cho nên việc tranh giành công trạng với nhau là việc có thể hiểu được và thông cảm được.

Anh Tuấn: Về cá nhân tôi thì sau một thời gian sinh sống ở Philippines, là một nước có mật độ các tổ chức xã hội dân sự thuộc loại cao ở châu Á thì tôi thấy phong trào đấu tranh cho nhân quyền ở Việt nam có một vài cái thiếu sau,

Thứ nhất là thiếu người, thiếu người tham gia công việc, thiếu kỹ năng, thiếu đào tạo, cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng mềm trong hoạt động.

Nhưng mà tôi nghĩ cần đặt trong bối cảnh xã hội dân sự là một khái niệm còn mới mẽ ở Việt Nam, và nó vẫn đang tồn tại dưới một chính thế toàn trị. Nhưng tôi vẫn hy vọng là việc dân chủ hóa, tự do hóa, quyền con người, như tôi nói lúc nãy là một xu hướng của thời đại. Đó là con đường đúng mà mình phải đi, việc đúng mà mình phải làm. Cá nhân tôi rất là hy vọng.

Kính Hòa: như Tuấn có đề cập đến vấn đề thiếu người, rồi Đoan Trang đề cập đến ngôn ngữ báo chí, sự phát triển của truyền thông ở Việt Nam. Các bạn có nghĩ rằng là những hoạt động về nhân quyền, dân chủ hóa Việt Nam mới chỉ thu hẹp trong một tầng lớp tiếp cận được với internet, những tầng lớp ở thành thị, còn đa số dân chúng Việt Nam ở nông thôn vẫn chưa tiếp cận được với những ý tưởng như thế này? Và nếu các bạn cho là đúng thì làm thế nào để cho những ý tưởng ấy đi vào số đông quần chúng ở Việt nam?

Anh Tuấn, Tôi hoàn toàn đồng ý với anh và nếu so sánh thành thị với nông thôn thì thành thị có ưu điểm hơn trong vấn đề tiếp cận với những ý tưởng tự do dân chủ và nhân quyền. Mặc dù internet đã được phủ sóng cả nước nhưng thu nhập ở nông thôn thấp hơn thành thị rất là nhiều. Bà con ở nông thôn rất khó khăn trong vấn đề tiếp cận, mặc dù nếu mình nhìn lại thì đã có nhiều cố gắng từ những anh em trong nước như là cô Bùi Hằng, chị Thúy Nga đã đi phân phối các tài liệu về nhân quyền cho bà con dân oan ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Tôi nghĩ rằng đó cũng là một thiếu sót của phong trào đòi nhân quyền trong nước khi mà đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến.

Nhưng mà tôi nghĩ rằng đây là câu chuyện diễn ra ở rất nhiều nước, ngay cả những nước mà bây giờ họ đã thành công. Tức là ngay từ điểm xuất phát của họ, những người quan tâm đến các quyền tự do dân chủ nhân quyền đều là thiểu số, bao giờ cũng là một thiểu số. Đó là cái lý do mà chúng tôi phải làm việc, đó là cái lý do mà chúng tôi đi Hoa Kỳ và Geneva hôm nay. Bây giờ nó là thiểu số nhưng mà hy vọng ngày mai nó thành đa số.

Kính Hòa: câu hỏi cuối cùng xin dành cho Đoan Trang, một nhà báo, người làm việc trong truyền thông khá lâu năm. Đoan Trang cho một nhận xét về khả năng Việt nam có tự do báo chí trong tương lai gần!

Đoan Trang: Trong tương lai gần thì tôi không tin có tự do báo chí. Nhưng tôi nghĩ là trong rất nhiều việc, thì truyền thông lề trái, truyền thông lề dân, mạng xã hội, đã đi trước báo chí chính thống. Hiệ giờ thì tự do truyền thông nằm ở lề trái chứ lề phải hầu như không có. Tôi tin là lề trái sẽ mở đường cho lề phải, nói cách khác là họ sẽ mở rộng không gian tự do cho lề phải, báo chí chính thống của nhà nước…

Kính Hòa: nhưng mà không phải trong tương lai gần?

Đoan Trang: không, không phải trong tương lai gần. Ngay cả khi có một thay đổi về chính trị theo nghĩa là đảng cộng sản nới long tay với báo chí chính thống hơn, thì ngay cả như thế, thì trong những năm đầu tự do báo chí vẫn không được đảm bảo. Vì rằng vấn đề ở đây là chúng ta không có người, chúng ta không có nền tảng. Bản thân các nhà báo trong thời gian đầu sẽ rất là chật vật để làm quen với tự do ngôn luận, tự do báo chí, luật pháp, các khái niệm xa lạ với báo chí Việt nam từ trước tới giờ. Bản thân các nhà báo Việt nam cũng phải nổ lực nhiều để làm mới mình, phải nổ lực lắm để có thể bảo vệ tự do báo chí. Nên tôi tin là ngay cả khi có tự do chính trị thì trong thời gian đầu vẫn chưa có tự do báo chí được.

Kính Hòa: tức là vai trò của đài Á châu tự do vẫn còn dài…(cười)

Đoan Trang, Anh Tuấn:…(cười)

Đoan Trang,…vẫn còn (cười) và các mạng xã hội, các blog.

Kính Hòa: xin cảm ơn Đoan Trang và Anh Tuấn đã tham gia buổi thảo luận hôm nay, kính chào quý vị thính giả.

Đoan Trang, Anh Tuấn: Dạ xin kính chào.

Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo Đài RFA

Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org hoặc vietweb@rfa.org hay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/kinhhoa.rfa Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn. 

Tạp chí Diễn Đàn bạn trẻ xin tạm dừng nơi đây. Hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau. Kính Hòa chào tạm biệt.
=========
Nghe bài này

Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt

Ông Nguyễn Bắc Truyển kêu gọi trả tự do cho gia đình luật sư Lê Quốc Quân
Ông Nguyễn Bắc Truyển một tù nhân lương tâm bị tù ba năm rưỡi về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật tố tụng hình sự khi tham gia “Đảng dân chủ nhân dân”, rải truyền đơn, biểu tình vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC năm 2006.

Nghe tường trình
Sau khi mãn hạn tù ông liên tục bị chính quyền theo dõi, sách nhiễu và tìm mọi cách ngăn cản ông trong các sinh hoạt bình thường của một công dân sau khi mãn án. Trường hợp mới nhất xảy ra vào sáng hôm nay theo lời ông kể trước khi bị bắt:

Vào lúc 10 giờ sáng hôm nay thì công an ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tới nhà yêu cầu tôi ra đồn công an. Họ bố trí công an vào nhà tôi rất đông con đường vào nhà tôi bị chận lại. Những người đồng đạo Phật giáo Hòa hảo cũng như những người thân thuộc của mình tới hỗ trợ thì bị họ chặn lại bên ngoài hết và không cho ai vào.




Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều nay trên đường ra nhà con tôi thì tôi thấy vợ chồng Bắc Truyển bị áp tải bằng xe Honda tới xe bít bùng của công an và xe bít bùng đã chở đi mất tới giờ này không biết đi đâu Một người dân

Một người dân
Cách đây gần ba tháng ông Nguyễn Bắc Truyển về huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp để chuẩn bị cưới vợ là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo, từ đó công an tiếp tục có hành vi sách nhiễu ông và gia đình bên vợ:

Trong thời gian qua gia đình vợ tôi là một gia đình Phật giáo Hòa Hảo do đó thường xuyên bị sách nhiễu kỳ thị bởi chính quyền địa phương ở đây. Khi tôi về sinh sống ở đây được ba tháng thì họ bao vây họ cho công an mặc thường phục bao vây chung quanh nhà, những nhà chung quanh họ đều đặt các chốt gác hết.

Công an bao vây nhà ông Nguyễn Bắc Truyển ngày 9 tháng 2, 2014
Khi được hỏi ông đã hết thời gian quản chế hay chưa ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết:

Tôi bị quản chế hai năm sau khi rời nhà tù thì họ tự ý tăng thêm ba tháng nữa có nghĩa là hai năm ba tháng. Bây giờ đã hết quản chế rồi thì họ không có lý do gì cản trở việc tôi cư trú tại đại phương. Hiến pháp 1992 và 2013 đã quy định quyền tự do đi lại của người dân do đó tất cả luật pháp và văn bản dưới luật yêu cầu công dân phải lập hộ khẩu, phải đăng ký tạm trú tạm vắng là sai và vi phạm hiến pháp và tôi đã phản đối, đấu tranh việc này đã mấy năm nay rồi.

Vào lúc 4 giờ 30 phút công an đã phá cửa xông vào nhà ông Truyển và bắt ông đi giữa sự chứng kiến của gia đình và đồng đạo bất kể luật pháp quy định việc bắt người phải có trát của tòa án. Một đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo sống gần với gia đình cho chúng tôi biết:

Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều nay trên đường ra nhà con tôi thì tôi thấy vợ chồng Bắc Truyển bị áp tải bằng xe Honda tới xe bít bùng của công an và xe bít bùng đã chở đi mất tới giờ này không biết đi đâu
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển nếu có thêm diễn biến mới.

Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
=========
Nghe bài này  

Ba ngày sau khi kết thúc UPR

   Một buổi họp UPR tại Genève .                                                                                   Courtesy of hrbrief.org

Nam đã chuẩn bị rất kỹ bài vở để đọc trước Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đặc biệt trong lần điều trần này Việt Nam đã là một thành viên của Ủy ban Nhân quyền sau khi vận động hết sức để được cái ghế đầy khó khăn ấy.

Rất nhiều nước dè dặt ủng hộ và chúc mừng Việt Nam điều mà họ cho là Việt Nam đã có các tiến bộ trong việc thực hiện nhân quyền như Trung Quốc, Cuba, Campuchia cùng vài nước Phi Châu và Nam Mỹ. Tuy nhiên hầu như các nước Âu Châu và Hoa kỳ đã có những đề nghị gay gắt buộc Việt Nam phải có những hành động cụ thể hơn nữa trước bản thuyết trình, đặc biệt là phải thả các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Luật sư Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ những tù nhân mà cả thế giới biết là họ bị bắt, bị kết án chỉ vì bất đồng chính kiến và thực hiện việc phát biểu công khai các suy nghĩ của họ.

Người dân tộc H'Mong
Ba ngày sau khi UPR diễn ra, một vài sự kiện có thể được xem là thước đo những báo cáo đầy phấn khởi của Việt Nam. Việc thứ nhất thuộc lĩnh vực tự do tôn giáo và chăm sóc người có nhu cầu chữa bệnh thuộc sắc dân thiểu số. Trước UPR người đại diện cho sắc tộc thiểu số đã phát biểu:

-Hệ thống bệnh viện tỉnh huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm dầu tư. Hơn 99% xã có trạm y tế, người dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí và các chính sách an sinh xã hội.

Trong khi đó, bệnh nhân Dương Văn Mình người dân tộc H’mong đã không được các bệnh viện Việt Nam chạy chữa theo yêu cầu. Cháu của ông là Lý Văn Dũng nói với chúng tôi vào trưa ngày hôm nay 8 tháng 2 năm 2014:

-Vâng em tên là Lý Văn Dũng em là người dân tộc H’mong và Dương Văn Mình là chú ruột của em. Chú em đang chữa bệnh tại bệnh viện 198 nhưng mà không biết lý do gì họ không tiếp tục điều trị mà tới bây giờ bọn em đi tìm khắp nơi mà không có bệnh viện nào nhận hết chú ơi. Bọn em đi đến đâu thì bọn họ đều bám theo và si nhan (signal) các bệnh viện không nhận chữa cho chú em. Đầu tiên thì điều trị ở bệnh viện Khánh Dương rồi công an tới áp giải đưa về bệnh viện 198 điều trị từ ngày mùng 7 tháng 6 năm 2013.

Ông Dương Văn Mình không phải bị từ chối chữa trị vì bệnh viện thiếu điều kiện nhưng bởi công an đã tới các bệnh viện răn đe họ không cho ông nhập viện do ông đang bị công an giám sát một cách đặc biệt vì đã vận động đồng bào H’mong thờ phụng thượng đế theo cách mà người văn minh đang làm, đó là bỏ những hủ tục tang ma mất vệ sinh cũng như mang hình ảnh cây thánh giá vào đời sống tín ngưỡng của họ.

Việc làm của ông Dương Văn Mình đã cuốn hút mãnh liệt đồng bào H’mong và chính quyền đã mạnh tay đàn áp, đập bỏ nhà nguyện của họ khiến hàng trăm người về Hà Nội hôm trước tết để biểu tình và bị đàn áp mạnh mẽ.

Tuy vậy phát biểu trước Liên Hiệp Quốc, người đại diện cho ban tôn giáo chính phủ vẫn khẳng định:

-Đối với tín đồ là người dân tộc thiểu số nhà nước đã cho nhập và in sách bằng chữ dân tộc hoặc bàng chữ song ngữ, chữ Việt và chữ dân tộc như chữ Khmer chữ Bana chữ Eđê chữ J’rai chữ H’mong.

Blogger Điếu Cày, bị giam giữ bằng luật pháp tuỳ tiện
Về quyền tự do phát biểu của người dân, đặc biệt trên mạng Internet, người đại diện cho thông tin và truyền thông của Việt Nam nói:

- Chúng tôi xin cảm ơn đại biểu của các nước Na Uy, Ba  Lan, Hungary, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ đã có những bình luận và phát biểu quan tâm đến vấn đề tự do bày tỏ biểu đạt tại Việt Nam. Về những vấn đề này tôi xin trình bày và cung cấp thêm thông tin như sau:

Quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua đã có bước cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng và mạng Internet. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam ghi rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không có kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet. Trong một năm qua việc thực hiện tự do ngôn luận của người dân Việt Nam đã có bước tiến bộ. Các cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện chủ trương chính sách của nhà nước đã diễn ra sôi nổi và thực chất tại Quốc hội cũng như tại các diễn đàn khác.

Để trả lời cho lời lẽ chắc nịch này, hai ngày sau khi UPR bế mạc tờ USA Today loan danh sách 10 nước có nền kiểm duyệt tồi tệ nhất hành tinh cho thấy Việt Nam không hề chịu thua trong thành tích này, Hà Nội xếp thứ 9. Tệ hơn nữa USA Today còn nêu lên bằng chứng rằng Việt Nam đã yêu cầu Yahoo, Google cùng Microsoft phải cung cấp mọi thông tin cá nhân của những bloggers sử dụng dịch vụ của họ. Việt Nam đã khóa các trang blog nào chỉ trích chính phủ cũng như hô hào, vận động cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo trên trang blog của họ.

Người đại diện Bộ công an sau khi cho UPR biết những điều tốt đẹp đã nói thêm về chế độ trại giam của Việt Nam như sau:

-Việt Nam có luật quy định về hoạt động giám sát thực hiện chế độ trại giam để đảm bảo thực hiện quyền con người của những người bị giam giữ, các cơ quan có quyền giám sát bao gồm quốc hội, đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân Mặt trận tổ quốc vá các thành viên liên quan. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm sức khỏe danh dự nhân phẩm của người bị giam giữ và họ được hưởng thụ đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước và chính phủ Việt Nam.

Ba ngày, sau lời khẳng định của đại diện Bộ công an, em trai của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân là Lê Quốc Quyết kể lại câu chuyện của người tù nhân này, ông Quân đang tuyệt thực phản đối bản án dành cho ông và đòi nhà tù có thái độ đối xử tử tế đúng với luật pháp quốc tế đối với ông và những tù nhân khác:

LS Lê Quốc Quân, mới tuyệt thực trong trại giam
-Hôm qua nhận được cái điện người bạn trong tù họ gọi ra thông báo rằng anh Quân tuyệt thực họ không nói ngày nào nhưng hôm qua gia đình vào thì họ trả lời là anh Quân bị kỷ luật không được thăm nuôi. Nhưng mà đêm hôm qua họ lại gọi điện họ bảo sáng nay gặp anh Quân. Gia đình vào gặp thì anh ấy báo là đã tuyệt thực từ ngày mùng 2. Nếu họ không đáp ứng các yêu sách của ảnh thì anh ấy sẽ tuyệt thực cho đến phiên xử phúc thẩm sắp tới và nếu phiên phúc thẩm vẫn chỉ là kịch bản để hợp thức hóa bản án sai phạm ở phiên sơ thẩm thì anh ấy lại tiếp tục tuyệt thực nữa.

Người dân Việt Nam hôm nay hình như đã chú ý nhiều hơn tới những gì diễn ra tại Geneve. Qua Internet, hình ảnh và những phát ngôn của phái đoàn Việt Nam đã thể hiện đầy đủ vì vậy khi tờ báo VietnamNet cho đăng bài tường trình UPR và cho phép độc giả tỏ thái độ qua nút nhấn thích hay không thích, chỉ sau 30 tiếng đồng hồ số người thích là 212 và số không thích 6.942.

Con số này nói lên mặt trái của buổi thuyết trình, nó cũng là con dấu do nhân dân đóng trên hồ sơ Nhân Quyền của Việt Nam sau khi UPR kết thúc.
Măc Lâm
Theo RFA

Ngày tết nói chuyện văn hóa rượu vang (p.2 và hết)

wine-4
Món uống "đỏng đảnh" của loài người
Courtesy of pickywallpapers.com
Kính thưa qúy vị trong chương trình văn hóa nghệ thuật tuần trước nhà báo Lê Văn đã chia sẻ cách chọn một chai rượu vang để mua và chúng tôi thấy thật thích thú vì khác với suy nghĩ thông thường của chúng tôi là không phải cứ đắt tiền là chúng ta có một chai rượu vừa ý nhưng trước nhất chi rượu ấy phải thỏa mãn cái khẩu vị của người mua trước nhất. Và rồi sau đó ông cũng cho chúng ta biết tên của các loại vang xuất xứ từ trái nho để làm ra chúng.  Ông cũng cho biết vang trắng và vang đỏ tác dụng khác nhau ra sau cũng như độ cồn mà chúng ta cần biết khi phải chọn một chai vang vừa ý.

Trong chương trình hôm nay chúng tôi tiếp tục trao đổi với ông những câu hỏi còn lại cho loại thức uống có vẻ đỏng đảnh này, tuy chúng rất ngon và tốt cho sức khỏe cho người dùng.

-Thưa nhà báo Lê Văn, tiếp tục phần trao đổi về rượu vang mà chúng ta bị gián đoạn vào tuần vừa qua, kỳ này có lẽ xin ông giải thích một đôi điều về cách thử rượu. Nói không sợ ông cười mỗi khi vào nhà hàng ngoại quốc kêu một chai vang thì trước tiên người hầu bàn sẽ đem ra chai rượu cho mình xem, sau đó rót một ít vào ly đưa cho mình. Tôi thấy nhiêu người cầm ly khoắn vòng tròn nhè nhẹ để rượu dính vào thành ly rồi sau đó mới thử. Thật xấu hổ, tôi không biết làm như vậy để tác dụng thế nào ....
wine-1
Rượu vang

-Vâng đó là một phần trong cách thưởng thức rượu vang thôi. Người ta nói rượu vang là một món quà của thượng đế ban cho nhân loại tựa như là người mẹ khi đi chợ vể mua quà cho con thay vì cho nó ăn cơm không thôi thì cho nó cái kẹo cái bành như một món quà. Rượu vang nó như món quà điểm xuyết thêm cho cuộc sống thêm thú vị. Khi uống rượu vang là chúng ta thưởng thức bằng tất cả giác quan mà tạo hóa ban cho con người.

Trước hết chúng ta nhìn mắt nhìn để thưởng thức màu của rượu vang, cái đó tiếng Pháp người ta kêu La rope du vin, tức áo khoác ngoài của rượu vang tức là màu sắc của nó rượu trắng hay đỏ gì cũng thế. Rượu trắng thì có màu từ trắng trong gần như nước lã nó đi dần dần lên tới màu vàng nhạt, màu rơm rồi gần như vàng đậm giống như hổ phách.

Đó là một loạt về màu sắc mà khi chúng ta cầm cái ly rượu lên nhìn màu sắc của rượu thì lúc đó chúng ta thưởng thức bằng mắt, kế đó phần quan trọng là thưởng thức bằng mũi. Chúng ta đưa ly gần mũi của mình để thưởng thức mùi của rượu vang. Mùi của nó rất thơm, rất đặc sắc. Mỗi loại nho nó cho một mùi vị riêng thành ra khi làm ra rượu thì người ta thấy rằng rượu vang nó có rất nhiểu mùi khác nhau. Nó giống như một bó hoa. Có khi nó là bó hoa hồng có khi là bó hoa nhài rồi có khi là bó hoa huệ mỗi một loại hoa nó cho ta một mùi hương và rượu vang cũng thế, nỗi loại vang trằng nó khác, đỏ nó khác, nó cho ta từng mùi hương đặc biệt ta thưởng thức mùi hương đó tiếng Pháp người ta gọi là Bouquet, tức là một bó hoa. Đó là khứu giác giúp ta thưởng thức mùi thơm của vang.

-Rồi tới phiên nếm rượu có lẽ là khâu quan trọng nhất. Có cách gì ông chỉ cho biết những vị nào cần có và vị nào không nên có để có một loại vang ngon?

-Chúng ta dùng lưỡi tức giác quan quan trọng nhất là vị giác để nếm rượu thì chừng đó chúng ta mới biết loại rượu nào cũng phải có ba vị hài hòa với nhau. Ba vị cơ bản của nó là vị chua, không có vị chua không được. Vị ngọt, nó phải có vị ngọt đi vào miệng thì nó mới balance out (cân bằng) thì nó mới dung hòa với nhau và cuối cùng là vị chát. Vị chát là xương sống giữ cho rượu vang được lâu khiến cho người uống vào cảm thấy thú vị nhất là khi ăn những loại thịt có vị béo.
wine-3
Món uống mang trong nó cả một triết lý?
Đó là ba thứ mà khi người ta cầm ly rượu vang lên người ta tìm cách nhìn ngắm, rồi ngửi nó đệ thưởng thức mùi hương và nểm để biết vị của nó. Khi anh thấy người ta cầm ly rượu vang người ta khoắn khoắn là để cho cái oxygen ở trong không khí nó hòa lẫn vào rượu khi rượu được oxygen tan vào đó thì nó oxýt hóa và tỏa hương thơm của nó lên. Nều không lắc lắc thì oxygen không vào được và không bốc mùi thơm lên được.

-Đôi khi tôi thấy ở nhà hàng khi chúng ta kêu một chai vang thì họ lại rót ra một cái bình thủy tinh nhỏ rồi từ đó họ phục vụ cho khách mà giới uống vang gọi là decane. Ông giải thích giùm khi decane như thế thỉ mục đích là gì?

-Decane tức là mở một chai rượu vang ra xong rồi lại phải rót vào một cái bình khác. Trong khi rót như vậy thì dòng rượu vang từ chai chảy xuống bình nó tiếp xúc với không khí nhiều hơn vì chiếc bình có mặt thoáng nhiều hơn tì nó dễ oxýt hóa, tức là để oxygen nó vào bên trong chất rượu và nó tỏa mùi thơm ra.

Khi người ta cầm ly lắc cho rượu dính vao thành ly thì người ta nhìn cái màu và hai nữa người ta nhìn cái chân của rượu vang. Tiếng Anh nó kêu là legs of the wine. Đó là dòng rượu nó chảy dài xuống bên thành ly những vệt chạy dài giống như những cẳng, chân để lại trên thành ly. Chân càng nhiều bao nhiêu thì rượu càng đậm bấy nhiêu tức  alcohol của nó là chất cồn bên trong  rượu nó càng cao hơn. Thí dụ như rượu vang nó để 12 độ thì chân của nó ít mà 14 hay 14 độ rưỡi thì chân nó nhiều hơn. Đấy là cái mà chúng ta có thể nhìn thấy trên nhãn hiệu của mỗi chai rượu vang mức độ alcol là bao nhiêu. Cái đó nó cho mình biết vị đậm hay nhạt của rượu vang ấy và cái đó người ta gọi là body tức là thân thể của rượu vang. Thế nên khi chúng ta nhìn thấy legs of the wine, trong khi tiếng Pháp dùng chữ larme, tức nước mắt, giống như dòng nước mắt chảy xuống đó là lý do tại sao người ta cầm lắc lắc ly rượu. Đấy là những điều chúng ta cần và nên biết để thưởng thức rượu vang.

-Bây giờ có lẽ là lúc quan trọng nhất đây. Xin ông cho biết loại vang nào thích hợp khi kèm với seafood còn các loại thịt thì loại nào có thể làm tăng hương vị của thịt mà không bị trống đánh xuôi kèn thổi ngược?  
wine-2
Thức uống đỏng đảnh
-Trong thời tiết mùa hè nều chúng ta muốn ăn một thứ nhẹ nhàng như đồ biển chẳng hạn thì chúng ta có thể uống hoặc là rượu trắng hoặc là rượu đỏ nhưng thuộc loại nhẹ nhàng làm bằng nho Cabernet làm bằng nho Pinot Noir hay những loại nho tuy nó đỏ nhưng có tính nhẹ nhàng thôi thì nó vẫn hợp với đồ biển. 

 Còn với những món như thịt dù là bò hay heo hay trừu thì nó cần phải đi với một thứ rượu  đỏ đậm đà hơn. Tại sao vậy? Bởi vì những món thịt ấy thường nó có vị béo nhiều, nó có mỡ nên nó cần vị chát của ly rượu vang. Chúng ta ăn một miếng steak một miếng bít tết thịt bò mà lại cắt ra xong chúng ta thưởng thức vị béo của món thịt bò ấy trong miện và chúng ta cảm thấy cần có một cái gì có vị khác đi theo thì đấy là vị chát của loại nho Chardonnay Sauvignon hay nho Merlot tức nó đậm đà chứ nó không nhẹ như các loại nho trắng tức là loại Chardonnay hay là Sauvignon Blanc chẳng hạn.

Chúng ta phải lựa chọn tùy theo nhu cầu của lúc mình uống rượu hay tùy theo món ăn má mình cần có loại rượu nào đi kèm. Thực ra nghệ thuật ẩm thực nó phải dung hòa với nhau, nó phải bù trừ cho nhau.

Thí dụ như ngày tết chúng ta ăn một miếng giò thủ, trong đó nó có vị béo nhiểu lắm. Hay chúng ta ăn một miếng thịt đông chẳng hạn thì chúng ta cần có vị chua để dung hòa gọi là quân bình hóa mùi vị như một miếng dưa chua chẳng hạn. Khi ăn những vị béo như thịt heo quay hay giò thủ giò bì, ngay cả bánh chưng thì chúng ta muốn có vị chua đi theo để dung hòa khẩu vị của chúng ta do đó chúng ta cần loại rượu đỏ đậm đà làm bằng nho Carbenet Sauvignon hay Merlot đó là thú của người uống vang hợp với món ăn mà mình đang thưởng thức.

-Xin cám ơn nhà báo Lê Văn. Xin cám ơn quý vị đã theo dõi câu chuyện về rượu vang trong hai tuần qua.
  Mặc Lâm - RFA 
2014-02-08

Ngoại giao VN có người phát ngôn trẻ

Lê Hải Bình. Ảnh mofa
Lê Hải Bình. Ảnh mofa
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bổ nhiệm chuyên viên 37 tuổi vào vị trí Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, theo TTXVN.

Tin cho hay ông Lê Hải Bình, sinh năm 1977 và có khoảng 14 năm công tác tại Bộ Ngoại giao, cũng sẽ giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí của bộ này.

Với quyết định này, ông Bình được xem là người phát ngôn trẻ nhất từ trước đến nay của Bộ Ngoại giao (BNG).

Trước khi nhận nhiệm vụ này, ông Bình được mô tả là đã “làm quen” với công việc trong lĩnh vực báo chí và thông tin với cương vị Phó vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí và đã một số lần chủ trì các cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, mặc dù ông mới làm việc ở Vụ Thông tin Báo chí được khoảng hơn sáu tháng.

Trước khi chuyển sang Vụ Thông tin Báo chí vào tháng sáu năm ngoái, ông Lê Hải Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược.

Ông Bình cũng đã làm việc tại Vụ Châu Á 2 (nay là Vụ Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương), Văn phòng Bộ, Thư ký Lãnh đạo Bộ, Thư ký Bộ trưởng.

‘Đánh giá cao nỗ lực’

Được biết ông Lương Thanh Nghị, nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ chuyển sang làm Đại sứ Việt Nam tại Australia.

Bấm Phát biểu mới nhất của Người Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn để tên ông Nghị trả lời về câu hỏi “Việt Nam đã bị một số quốc gia chỉ trích” trong Phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ (UPR) vào 07/02/2014, một ngày trước quyết định bổ nhiệm Người Phát ngôn mới kể trên.

Ông Lương Thanh Nghị cho biết:

“…Tại phiên họp đã có 107 nước phát biểu. Hầu hết các nước đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người và sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR,
“Tuy nhiên, có một số ít nước đưa ra những nhận xét bình luận dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người tại Việt Nam. Đây cũng là việc bình thường trong quá trình đối thoại trong khuôn khổ UPR,
“Với tinh thần đối thoại thẳng thắn và xây dựng, đoàn Việt Nam đã trao đổi, cung cấp thông tin toàn diện liên quan đến quan tâm của một số nước”, phát ngôn bằng văn bản đề tên của ông Nghị cho hay.

——————————————————–

Ông Lê Hải Bình: Sinh năm 1977. Tốt nghiệp Học viện Ngoại giao năm 1999.
Vào Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao năm 2000

Tùy viên Đại sứ quán VN tại Brunei (2000-2003)

Từ 12/2008, làm Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại

Kiêm Thư ký Bộ trưởng Ngoại giao.

6/2013 vào Vụ Thông tin Báo chí

Tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.
(BBC)

TQ lên án Mỹ về lập trường Biển Đông

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi muốn Hoa Kỳ giữ thái độ 'công bằng.'

Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ gây nguy hại tới hòa bình và phát triển trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương sau khi một thứ trưởng ngoại giao chuyên trách khu vực Đông Á nói Washington ngày càng quan ngại thái độ của Trung Quốc đối với việc tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

"Những hành động này không mang tính xây dựng", ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào cuối ngày thứ Bảy.
"Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ giữ một thái độ hợp lý và công bằng, sao để có một vai trò xây dựng cho hòa bình và phát triển của khu vực, và không phải là ngược lại", ông Hồng Lỗi nói.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông Danny Russel nói trong phiên điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ hôm 05/02 rằng Hoa Kỳ "đang gia tăng quan ngại" đối với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hàng hải như một nỗ lực nhằm lấn dần việc kiểm soát vùng biển tại trong khu vực.

Tuyên bố của Trung Quốc đã "tạo ra sự bất chắc, bất an và bất ổn", ông Russel nói.

"Bất cứ tuyên bố chủ quyền biển nào của Trung Quốc không gắn với các đặc điểm địa lý đã được xác định đều là trái với luật pháp quốc tế."

Ông Russel khi đó nói thêm: "Trung Quốc có thể chứng tỏ mình tôn trọng luật pháp quốc tế bằng cách giải thích yêu sách chủ quyền thể theo luật biển quốc tế".

Cho tới trước lời phát biểu kể trên của thứ trưởng ngoại giao chuyên trách khu vực Đông Á, chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Á châu.
'Mỹ ủng hộ Philippines'

Thế nhưng ông Russel nói ông ủng hộ quyết định của Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế của LHQ về Luật biển nhằm tìm giải pháp hòa bình.

Thứ trưởng Danny Russel
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Danny Russel yêu cẩu TQ giải thích các yêu sách chủ quyền theo luật quốc tế.
Tổng thống Aquino của Phillipines mới đây kêu gọi lãnh đạo các nước trên thế giới không để sai lầm lần nữa xảy ra.

Trong phỏng vấn với báo New York Times đăng hôm 5/2, ông Aquino nhắc tới việc năm 1938, Anh và Pháp đã đồng ý nhượng vùng Sudetenland lúc đó thuộc Czechoslovakia cho Đức quốc xã nhưng rồi chiến tranh thế giới vẫn nổ ra.

Philippines nhiều lần tố cáo Trung Quốc đơn phương khẳng định chủ quyền Biển Đông và ông tổng thống cũng nhiều lần cảnh báo Manila không thể một mình đương đầu với người láng giềng hùng mạnh này.

Phát biểu của ông Aquino nhanh chóng bị truyền thông Trung Quốc phản bác và chỉ trích rằng nhà lãnh đạo Phillipines là "thiếu hiểu biết" và "thật đáng xấu hổ" khi so sánh tham vọng chủ quyền của nước này với chính sách Đức quốc xã.

Cho tới nay Trung Quốc muốn đàm phán song phương hay riêng rẽ với từng nước có tranh chấp chủ quyền thay vì đàm phán với ASEAN.

Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh cũng nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”

“Tuy nhiên tranh chấp tại Trường Sa thì có nhiều hơn một nước tuyên bố chủ quyền. Do đó ASEAN sẽ mạnh hơn nếu đàm phán như một khối,” ông Minh nói tại một cuộc thảo luận ở Davos, Thụy Sỹ.

Đường yêu sách chín đoạn, hay còn gọi là đường "lưỡi bò" của Trung Quốc, kéo dài hàng trăm hải lý và chiếm phần lớn Biển Đông.

Tháng 1/2014, giới chức Trung Quốc đòi tàu thuyền nước ngoài vào bên trong đường "lưỡi bò" phải xin phép tỉnh Hải Nam ở một khu vực được lượng định là rộng hơn 2/3 tổng diện tích Biển Đông.
(BBC)

Sự trở lại Đông Nam Á của Liên bang Nga và tác động đối với Việt Nam

Bước vào thế kỷ XXI, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa – chính trị, địa – quân sự, địa - kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệtăng trưởng kinh tế ấn tượngvượt xamức trung bình toàn cầu, với vaitrò hàng đầu trong sự liên kếtlực lượng mới đang nổi lênở khu vực[1]. Những yếu tố đó khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của hàng loạt nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của LB Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực.
Chủ tịch Trương Tấn Sang & tổng thống Putin

 
 
1. Liên bang Nga trên chặng đường trở lại

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, so với một số nước lớn khác, sự có mặt của Liên Xô ở Đông Nam Á tuy có muộn hơn, song ảnh hưởng của Liên Xô tại đây lại khá sâu đậm. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và Liên Xô tan rã (1991), nước Nga kế thừa tư cách pháp lý của Liên Xô, cam kết tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương mà Liên Xô đã tham gia hoặc ký kết. Song do phải đối diện với những khó khăn kinh tế - xã hội to lớn và do trọng tâm đối ngoại được đặt vào phương Tây, nên nước Nga đã không mấy chú ý đến Đông Nam Á. Ảnh hưởng của nước Nga tại khu vực này suy giảm đáng kể, Nga đứng ngoài những hoạt động quan trọng của khu vực cả về chính trị - ngoại giao, an ninh và kinh tế - thương mại trong khi các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc lại đang có vai trò nhất định tại đây.

Cũng từ giữa những năm 90 (XX), quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện một bước cơ bản, bầu không khí khu vực ấm lên nhanh chóng, xu thế hợp tác - liên kết giữa các nước Đông Nam Ábước sang một giai đoạn phát triển mới. Một tương lai mới cho Đông Nam Á được mở ra và nước Nga đã không chậm chễ. Tháng 7-1996, Nga trở thành một trong 10 bên đối thoại đầy đủ của ASEAN; trên cơ sở đó, nhóm Công tác Nga - ASEAN được thành lập năm 1997 với những ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; môi trường, phát triển nguồn nhân lực… Đây là những điều chỉnh chính sách quan trọng, đánh dấu bước trở lại đầu tiên của Nga ở khu vực địa – chính trị quan trọng này.

Những năm đầu thế kỷ XXI, sự có mặt của Nga tại Đông Nam Á được đẩy lên một bước mới với những hoạt động ngoại giao diễn ra dồn dập, sôi động: Chính thức tham gia Hiệp ước Hợp tác hữu nghị  ASEAN (2004); ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế (2004); tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nga - ASEAN (2005); thành lập Trung tâm ASEAN tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow để thúc đẩy quan hệ Nga - ASEAN (2010); tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ hai (2010)… Ở thời điểm hiện tại, Nga tham gia hầu như tất cả các hoạt động chính trị, đối thoại an ninh cũng như các hợp tác trong khuôn khổ ASEAN; trong đó, nước Nga đặc biệt chú trọng thảo luận những vấn đề về thiết lập trật tự thế giới đa cực với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, về an ninh năng lượng, an ninh môi trường, về kiến ​​trúcan ninh khu vực… và đã có những đóng góp tích cực, được cộng đồng ASEAN đánh giá cao.

Nhằm vừa tạo những tiền đề vững chắc cho sự trở lại Đông Nam Á, vừa ghi dấu sự hiện diện tại đây, nước Nga hết sức chú ý đến các quan hệ hợp tác song phương về công nghệ quốc phòng trên nền tảng giá thành hợp lý và các điều kiện hợp đồng linh hoạt. Trong những năm 2001-2003, làn sóng vũ khí Nga lần thứ nhất đã tràn vào Đông Nam Á. Trong hai năm 2001-2002, Malaysia mua của Nga hệ thống tên lửa chống tăng “Metis-M”, ký kết hợp đồng mua vũ khí trị giá lên tới 48 tỷ USD; Myanmar nhập của Nga14 máy bay chiến đấu MiG-29[2]. Trong năm 2003, Nga đã ký hợp đồng cung cấp vũ khí cùng lúc cho ba quốc gia “có máu mặt” ở Đông Nam Á là Việt Nam, Indonesia, Malaysia với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ USD, nhiều hơn tổng số tiền các hợp đồng vũ khí trong cùng kỳ với Ấn Độ và Trung Quốc – những quốc gia vốn được coi là những đối tác chiến lược hàng đầu của Nga trên thị trường vũ khí[3]. Nga trở thành nhàcung cấp máy bay chiến đấu VVS, trực thăng đa năng Mi-17-1V,máy bay ném bomSu-30, tên lửa chống tăng “Metis-M”… cho Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Ngay cảmột số nước như Brunei, Singapore,Bangladesh-những  nước luôn nhập khẩu vũ khí từ Anh, Pháp và Mỹcũng đã chuyển sang lựa chọn vũ khí của Nga.Các nước như Myanmar, Thailand đã và đang tích cực tìm kiếm sự hợp tác kỹ thuật quân sự với LB Nga.

Làn sóng vũ khí Nga lần thứ hai ào vào Đông Nam Á một cách hết sức mạnh mẽ từ năm 2007 và kéo dài cho đến nay. Hàng loạt hợp đồng trong lĩnh vực hợp tác vũ khí – kỹ thuật quân sự đã được ký kết với nhóm nước đối tác truyền thống (Việt Nam, Malaysia, Indonesia) và nhóm nước đối tác giầu tiềm năng (Brunei, Myanma,Thailand). Hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các nước Đông Nam Á ở thời điểm này có sự khác biệt đáng kể so với trước đây: 1). Giá trị các hợp đồng lớn; 2). Vũ khí được các quốc gia Đông Nam Á đặt mua có tính năng, tác dụng rất hiện đại (máy bay tiêm kích tàng hình Su-27SK và Su-30MK2, hộ tống hạm Gepard, tàu ngầm lớp Kilo…); 3. Mở rộng phạm vi hợp tác cả về không gian địa lý lẫn nội dung hợp tác. Các nhà phân tích cho rằng, “hiện nay, vũ khíNga là mặt hàng "nóng" trong các thị trường Đông Nam Á”[4]. Bên cạnh đó, các chiến hạm chống tàu ngầm đồ sộ, trang bị kỹ thuật, vũ khí chiến đấu hết sức hiện đại[5](tàu Đô đốc Vinogrado, Đô đốc Panteleev, Đô đốc Tributs…) của Nga tăng cường sự hiện diện tại khu vực với các chuyến viếng thăm tới Việt Nam, Indonesia, Philippines – những “thượng đế” thường xuyên và cao cấp của Nga. Những động thái đó cho thấy: Một mặt, Nga đang có những tính toán mở rộng thị trường bán vũ khí ở Đông Nam Á; mặt khác, củng cố chặt chẽ hơn nữa quan hệ chính trị - an ninh với các đối tác truyền thống, hướng tới việc đóng vai trò chi phối ở khu vực.

 Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, Nga, ASEAN đã thỏa thuận và thực thi chính sách khuyến khích các công ty của Nga, của các nước thành viên ASEAN cùng tham gia đầu tư vào các dự án lớn, các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao, chế tạo cơ khí, chế tạo thiết bị xe hơi, xây dựng đường giao thông, kỹ thuật nông nghiệp, các thiết bị điện tử… Những lĩnh vực hợp tác quan trọng, then chốt của Nga với ASEAN là năng lượng, vận tải hàng không và vũ trụ.Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ nhất (Kuala Lumpur, 2005) và Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ hai (Hà Nội, 2010), vấn đề hợp tác năng lượng được coi là điểm sáng của toàn bộ tiến trình hợp tác Nga - ASEANgiai đoạn 2005-2015. Hai bên đưa ra các biện pháp đảm bảo hợp tác năng lượng bền vững thông qua cung cấp, khai thác dầu, khí đốt, than đá, năng lượng hạt nhân, năng lượng điện… Theo “Chiến lược năng lượng của Cộng hòa Liên bang Nga đến năm 2030”, năng lượng xuất khẩu sang ASEAN vào năm 2030 sẽ chiếm khoảng 26-27% tổng năng lượng xuất khẩu của nước Nga[6]. Là nước vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu dầu mỏ (xuất siêu)[7], với những phân tích kinh tế nhạy bén, LB Nga đã “bắt đúng mạch”, nắm đúng “yết hầu” nền kinh tế các nước ASEAN – năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Hợp tác năng lượng được nhà nghiên cứu I.V.Usovví như “động cơ chuyển dịch quan hệ Nga – ASEAN từ điểm chết đến quan hệ đối tác chiến lược”[8]. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, bởi hầu hết các nước ASEAN là những nhà nhập khẩu dầu mỏ[9]và sản phẩm dầu mỏ, phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường năng lượng toàn cầu, mà thị trường năng lượng toàn cầu dưới sự chi phối của Tổ chức OPEC[10]và một số “ông Trùm” dầu khí là bất lợi đối với những nước phải nhập khẩu nguồn “vàng đen” này. Để giải quyết thiếu hụt năng lượng trong khi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, ngoài việc tích cực nhập khẩu dầu mỏ - thứ tài nguyên mà Nga đang sẵn có, nhiều khả năng các nước ASEAN sẽ tìm tới cứu cánh năng lượng hạt nhân – một lĩnh vực thế mạnh của nước Nga, nơi không thiếu các nhà khoa học dày dạn kinh nghiệm. Không chỉ với năng lượng hạt nhân, trong thăm dò địa chất, xây dựng các nhà máy nhiệt, thủy điện, khai thác dầu khí, xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt, các công trình đường dây tải điện… các chuyên gia Nga cũng có những ưu thế vượt trội.

Hợp tác vận tải hàng không Nga – ASEAN là một lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng và triển vọng. Thị trường hàng không Đông Nam Á là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới[11]. Năm 2010 đánh dấu bước đột phá trong hợp tác hàng không Nga – ASEAN: Nga đã ký ba hợp đồng[12]cung cấp máy bay cho Indonesia, Malaysia, Lào với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD[13]. Hợp tác chinh phục vũ trụ với các nước ASEAN tuy là lĩnh vực mới mẻ, song cũng không kém sôi động. Nga đã có các hợp đồng phóng vệ tinh viễn thám, vệ tinh viễn thông vào vũ trụ với Việt Nam,Indonesia, Malaysia.

Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng, hợp tác kinh tế - thương mại của LB Nga với các nước ASEAN trong so sánh với hợp tác chính trị - an ninh, quốc phòng còn khá khiêm tốn. Năm 2009, thương mại của Nga với ASEAN vào khoảng gần 6,8 tỷ USD – con số không vượt quá 0,5% thương mại của các nước thành viên[14], dù trong khoảng thời gian này Nga là nước xuất khẩu đứng thứ 7 trên thế giới[15]và nếu so sánh với xuất khẩu thương mại vào ASEAN trong cùng năm của quốc gia láng giềng Trung Quốc là 178 tỷ USD[16], thì thương mại Nga - ASEAN quả là nhỏ bé. Năm 2010, thương mại của Nga với ASEAN đã có bước tăng đáng kể, đạt 12,5 tỷ USD, chiếm 1,8 tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga[17], song con số đó vẫn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Danh mục hàng hóa Nga xuất khẩu sang Đông Nam Á còn hạn hẹp, kể cả các mặt hàng máy móc, thiết bị - những mặt hàng thế mạnh của Nga. Đánh giá năng lực kinh tế - thương mại của Nga tại khu vực Đông Nam Á, nhà nghiên cứuI.V.Usovcho rằng, “trong phần lớn những sân chơi các nước ASEAN, các doanh nghiệp Nga mới chỉ là những đấu thủ non trẻ”[18]. Dòng vốn đầu tư trực tiếp của Nga tại khu vực Đông Nam Á trong những năm 2007-2009 cũng không chiếm ưu thế trong quan tâm đầu tư, chỉ đạt 270,6 triệu USD[19], tương đương 0,2% toàn bộ FDI của Nga ở nước ngoài[20]. Quá trình lưu chuyển vốn giữa Nga với các nước Đông Nam Á cũng có những điểm khác biệt so với trước đây. Nga không còn là một trong những nước cung cấp viện trợ, đầu tư lớn nhất ở Đông Nam Á như Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh, mà cung cấp vốn thông qua hình thức vay để các nước thanh toán các khoản tiền mua vũ khí, kỹ thuật quân sự của Nga; đổi lại, Nga cũng được các nước ASEAN cho vay để mua gạo, nông sản và các hàng hóa tiêu dùng khác.

Như vậy, sự trở lại của Nga ở Đông Nam Á chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng hơn là trong kinh tế - thương mại và đầu tư. Đó cũng là sự lựa chọn phù hợp với thời điểm, bối cảnh tình hìnhvà với thế mạnh mà Nga đang có, song là sự lựa chọn ngắn hạn. Để sự trở lại Đông Nam Á của nước Nga thật sự có dấu ấn sau thời gian dài “ngủ đông”, Nga và ASEAN cần nỗ lực khắc phục sự chênh lệch trong quan hệ hợp tác giữa hai lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế - thương mại, “cần hết sức nghiêm túc nhìn nhận và có biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ hơn”[21]- như nguyên Tổng thư ký ASEAN Keng Yong đã phát biểu.

2. Quan hệ Việt – Nga trong khung cảnh hợp tác Nga – ASEAN

Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với nước Nga. Trong chiến lược trở lại Đông Nam Á của Nga, Việt Nam có nhiều thế mạnh, vừa là đòn bẩy trong hợp tác Nga – ASEAN, vừa mang tính xúc tác trong chính sách lan tỏa ảnh hưởng của Nga tại khu vực. Trong những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga liên tục phát triển, mang tính chất mới. Gần đây nhất, với chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7-2012)[22], từ quan hệ đối tác chiến lược hai nước đã nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ Việt – Nga có các đặc điểm: 1). Có một hành lang pháp lý thông thoáng cho hai nước xúc tiến mạnh mẽ quan hệ hợp tác cùng có lợi với 60 hiệp định, hiệp ước, văn bản thỏa thuận hợp tác được ký kết trên nhiều lĩnh vực[23]; 2). Cả hai nước đều mong muốn và có biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả; 3). Hai nước không ngừng mở rộng các lĩnh vực hợp tác; 4). Quan hệ hai nước mang tính thực tế cao dựa trên sự nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về vị trí, vai trò của mỗi nước với tư cách là yếu tố tác động và đảm bảo hệ thống lợi ích của từng nước. Nhìn chung, quan hệ hợp tác Việt – Nga vừa có nét tương đồng, vừa có những điểm khác biệt so với quan hệ của Nga với các quốc gia Đông Nam Á. Ngoàiđiểm tương đồng là hợp tác an ninh – quốc phòng có sự nổi trội so với hợp tác kinh tế  - thương mại, đầu tư, thì điểm khác biệt là quan hệ hợp tác Việt – Nga rất chặt chẽ, gắn bó, có tương lai bền vững, khả quan; hai nước dễ tìm tiếng nói chung, nhất là về những vấn đề chính trị - an ninh khu vực.

Hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và LB Nga, tuy đang khởi sắc, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước. Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,98 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2010; năm tháng đầu năm 2012 đạt 918,8 triệu USD[24]. Tháng 7-2012, hai nước đã thỏa thuận sẽ nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2015 và tiến tới 10 tỷ USD vào năm 2020. Hợp tác đầu tư giữa hai nước còn khá khiêm tốn, Nga đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký chỉ đạt gần 1 tỷ USD với 78 dự án, đứng thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam[25]. Về phía Việt Nam, tính đến tháng 7-2012, số vốn của các dự án đã được cấp phép mà Việt Nam đầu tư sang LB Nga là 967,17 triệu USD, chiếm khoảng 50% tổng vốn của các dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài[26]; Nga hiện đứng thứ 4 trong số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam[27].

Điểm nhấn trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Nga là hợp tác năng lượng với hai nhánh chủ chốt: Dầu khí và năng lượng hạt nhân. Liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập vào năm 1980, gia hạn thời gian hoạt động đến tháng 12-2030. Trong hơn 30 năm hoạt động, Vietsovpetro đã khai thác gần 200 triệu tấn dầu mỏ, chiếm gần 60% tổng sản lượng dầu mỏ và gần 100% tổng sản lượng khí đốt do Việt Nam khai thác, trở thành lá cờ đầu của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và lọt vào Top 10 công ty khai thác dầu khí đạt hiệu quả kinh tế cao nhất của thế giới[28]. Hàng năm, Vietsovpetro đóng góp cho ngân sách LB Nga 8 tỷ USD[29]. Điều đặc biệt trong hợp tác dầu khí Việt – Nga là hai nước mở rộng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và Liên bang Nga, tiến tới các nước thứ ba (trước tiên là ở Cuba)[30]. Tại Việt Nam, bên cạnh Gazprom và Zarubezhneft, các Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga như Lukoil và TNK-BP đã bắt đầu triển khai các dự án dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Tại Nga, Liên doanh Rusvietpetro đã đón dòng dầu đầu tiên ở mỏ Bắc Khosedaiu (9-2010); mỏ Visovoje (7-2011); mỏ Tây  Khosedai (7-2012). Năm 2012, sản lượng khai thác của Rusvietpetro sẽ tăng lên hơn 2 triệu tấn và sẽ đạt mức 5 - 5,5 triệu tấn/năm vào năm 2018[31]. Hợp tác trên lĩnh vực điện hạt nhân là bước đột phá lớn, với việc hai nước ký Hiệp định liên Chính phủ về xây dựng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam (10-2010). Trong chuyến thăm LB Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7-2012), phía Nga hứa sẽ cung cấp cho Việt Nam 10 tỷ USD tín dụng, trong đó “khoảng 8 tỷ dollar tín dụng sẽ được chi cho công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam”[32].

Trong điều kiện Việt Nam tăng cường chi phí quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, đối tác ưu tiên số một trong ở hợp tác kỹ thuật quân sự được lựa chọn tất yếu là LB Nga. Năm 1998, hai nước ký Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Năm 1999, Ủy ban liên Chính phủ Nga – Việt về hợp tác kỹ thuật quân sự được thành lập – đây là cơ sở quan trọng cho một giai đoạn hợp tác mới sôi động. Trong những năm 2002-2007, Việt Nam đặt mua của Nga những loại vũ khí tối tân, hiện đại: Tầu tuần traven biển Svetlyak Project 10.412, tổ hợp tên lửa S-300PMU1,tàu khu trục Gepard-3.9 Project 11.661; hệ thống rada phòng không tự động... Ngoài mua mới, Việt Nam cònký kết hợp đồng nâng cấp hệ thống S-125M, phiên bản "Pechora-2M", đào tạo lực lượng vận hành… Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các hợp đồng mới chỉ có giá trị trên dưới 500 triệu USD. Năm 2008 là một dấu mốc mới trên con đường hợp tác kỹ thuật quân sự Việt – Nga. Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga tại Đông Nam Á và là đối tác lớn thứ ba ở châu Á – Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ[33]. Trong năm 2008, trị giá các hợp đồng ký kết mua bán vũ khí Việt – Nga đã lên đến trên 1 tỷ USD. Năm 2009, giá trị mua bán của các hợp đồng tăng vọt - đạt 3 tỷ USD; trong đó, đáng lưu ý là hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 lớp "Kilo"[34]– “sát thủ vô hình” dưới biển. Trong quý I-2010, các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Việt Nam với LB Nga đã vượt quá 1 tỷ USD[35]. Nga hợp tác sản xuất tại Việt Nam phi đạn Uran (SS-N-25 Switchblade) theo một dự án tương tự như việc hợp tác sản xuất loại tên lửa siêu âm BrahMos giữa Nga và Ấn Độ. Việt Nam và LB Nga còn tiến hành đàm phán về việc xây dựng căn cứ dành cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam và những cơ sở hạ tầng, đội ngũ vận hành tương ứng. Năm 2012, Việt Nam và Nga cũng thỏa thuận về một hợp đồng sửa chữa, tân trang Cảng Cam Ranh trị giá 220 triệu USD.

Như vậy, trong khung cảnh hợp tác Nga – ASEAN được mở rộng, ngày càng đi vào thực chất, Nga coi Việt Nam là một trong đối tác chiến lược chính. Về phía Việt Nam, trước những biến động trong tình hình thế giới, khu vực, Việt Nam cần bạn bè, đồng minh và nhanh chóng thúc đẩy quan hệ toàn diện với LB Nga. Quan hệ hai nước là quan hệ hợp tác trên cơ sở lợi ích, khác hẳn về chất so với thời kỳ chiến tranh lạnh, mang giá trị hiện thực và tiềm năng to lớn.

3. Việt Nam trước sự trở lại của Liên bang Nga ở khu vực: Thời cơ, thách thức và đối sách

Là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, sau những năm tháng cải cách, đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, song hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên những vấn đề “nóng” như nguy cơ tụt hậu ngày càng cao, nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, nạn tham nhũng trầm trọng, vấn đề dân chủ, vấn đề biển Đông… Để giải quyết những vấn đề của mình, Việt Nam không thể đặt mình ra ngoài những vận động, biến đổi tại khu vực.

Cũng như một số quốc gia trong khu vực, Việt Nam có người láng giềng phương Bắc to lớn là Trung Quốc. Quan hệ Việt - Trung đã trải qua những thăng trầm lịch sử, được bình thường hóa vào năm 1991 và hiện tại trong quan hệ giữa hai nước “điểm nhạy cảm” là biển Đông lại dậy sóng.Với tầm quan trọng của biển Đông, Trung Quốc luôn coi đây là "không gian sinh tồn",đặt mục tiêu phải sở hữu bằng được các lợi ích của biển Đông, tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết lãnh hải biển Đông, biến biển Đông thành “ao sau” nhà mình, nhằm mở rộng cương vực sinh tồn, tạo thêm sức mạnh trong cán cân quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương. Các lấn chiếm của Trung Quốc trên biển Đông không những sẽ hạn chế khả năng, triển vọng kinh tế của Việt Nam, mà còn làm cho Việt Nam rất dễ bị sức ép của Trung Quốc về phương diện quân sự. Xung quanh những bất đồng về biển Đông, hai nước đã không ít lần có đụng độ vũ trang, va chạm trên biển, lúc căng thẳng, lúc chùng xuống, song mật độ thì có vẻ như ngày càng dày hơn dù hai nước tuyên bố kiềm chế và giải quyết thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình. Trong điều kiện đó, Việt Nam cần nhiều bạn bè đồng minh hơn bao giờ hết. Sự trở lại Đông Nam Á của Nga làm cho các mối quan hệ quốc tế tại khu vực vốn tồn tại chồng chéo, đan xen phức tạp, tiếp tục có những vận động, biến chuyển mới, tạo ra những cơ hội, mà nếu khéo nắm bắt, Việt Nam có thể có những đối trọng cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình.

Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và tiểu khu vực Đông Nam Á làm tăng vị thế địa - chính trị của Việt Nam. Án ngữ vị trí quan trọng ở Đông Nam Á, từ đó có thể kiểm soát các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch đi qua khu vực biển Đông - nơi LB Nga có nhiều lợi ích thiết thân với yêu cầu bảo đảm các quyền lợi an ninh, kinh tế, hàng hải có ý nghĩa chiến lược, nên trong bước trở lại Đông Nam Á của nước  Nga, Việt Nam là một mặt xích quan trọng. Ngày tuyên thệ nhậm chức (7-5-2012), Tổng thống V.Putin đã ký Sắc lệnh "Về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại"; trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia mà nước Nga đặt yêu cầu “củng cố và làm sâu sắc thêm đối tác tin cậy công bằng và sự hợp tác chiến lược” trong quan hệ  Nga – châu Á – Thái Bình Dương, nhằm “bảo đảm các lợi ích quốc gia Nga trên cơ sở các nguyên tắc thực dụng, cởi mở và đa phương trong bối cảnh đang hình thành hệ thống đa cực trong quan hệ quốc tế"[36]. Trên thực tế, Nga đã lập tức có những động thái cụ thể, dựa trên đó, có thể hoàn toàn tin vào “tính thực dụng” trong chính sách đối ngoại của nước Nga – đó là vấn đề biển Đông.

Vốn lâu nay giữ thái độ thận trọng và trung lập trong các tranh chấp biển Đông, gần đây nước Nga đã không đứng ngoài cuộc. Tháng 4-2012, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và Vietsovpetro đã thỏa thuận về việc Gazprom sẽ tiến hành cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam – nơi mà Bắc Kinh cho là “nằm bên trong hải giới truyền thống” của mình và công ty Anh BP (British Petroleum) đã phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc. Trong khi Mỹ đang lưỡng lự, chưa rút lui nhưng cũng không có dấu hiệu tiến tới thực hiện dự án Exxon Mobil khai thác dầu tại lô 119 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, còn Ấn Độ cũng đang chần chừ xem có nên bước thêm bước nữa trong dự án thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128, dù dự án được sự ủng hộ của Nhật Bản, thì động thái nói trên của Nga là một diễn biến quan trọng, thể hiện  bước chuyển trong lập trường của Nga đối với vấn đề biển Đông. Nếu Nga khai thác dầu khí thành công có nghĩa là Việt Nam có thêm đồng minh trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông - nơi đang nóng lên từng ngày do các xung đột lãnh hải và việc khai thác tài nguyên diễn ra êm thấm là một hình thức xác định/khẳng định chủ quyền trên vùng biển đó.

Nếu như tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 11 (Shangri -La, 6-2012), Nga hầu như không có một phát biểu cụ thể gì về biển Đông, trong khi Mỹ khá mạnh dạn bày tỏ quan điểm, thì tại cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Nga (7-2012), vấn đề biển Đông được Nga đề cập đến với thái độ khá dứt khoát: 1). “Tăng cường phối hợp nhằm đối phó với các thách thức, nguy cơ mới đe dọa an ninh và phát triển bền vững ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”[37]; 2). “Cáctranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác tại không gian Châu Á-Thái Bình Dương cần được giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành, nhất là Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”3; 3). “Ủng hộ việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 và tiến tới sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại biển Đông”4.  Như vậy, các tuyên bố của nước Nga rất rõ ràng, là cam kết có nguyên tắc của một cường quốc đang từng bước tái can dự trở lại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á. Cũng lưu ý thêm rằng, những cam kết này có nội dung gần gũi với “Nguyên tắc 6 điểm về biển Đông” mà ASEAN đạt được vào tháng 7-2012.

Bên cạnh đó, quan hệ Nga – Trung tuy được tuyên bố là “quan hệ đối tác chiến lược”, song đây lại mà mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Nga và Trung Quốc tuy có nhiều lợi ích chung, song các bất đồng và mâu thuẫn lợi ích cũng không ít. Tuy coi nhau là “đối tác chiến lược”, nhưng trung tâm đối ngoại của cả hai nước lại là những quốc gia khác nhau: Trung Quốc coi Mỹ là đối tác trung tâm, còn các nước châu Âu lại là điểm đến của nước Nga từ truyền thống đến hiện tại. Thương mại Trung – Nga chỉ chiếm 9,5% kim ngạch, nhưng thương mại Nga-EU cùng kỳ chiếm tới 49% kim ngạch[38]. Là hai cường quốc, hai đối thủ chiến lược lâu dài trong cùng một khu vực, giữa hai nước không thể tránh khỏi đụng độ lợi ích và có những nghi kỵ. Gần đây nhất, Nga đã từ chối bán những loại vũ khí tối tân như máy bay SU-35, tên lửa phòng không S-400, tàu ngầm lớp Amur… cho Trung Quốc với lý do “không có đạo luật nào đảm bảo những sản phẩm này không bị Trung Quốc xâm phạm bản quyền”[39], song theo nhà báo Alexander Plekhanov thì nguyên nhân chính nằm ở chỗ “trong một ngày không xa, những vũ khí ngày hôm nay nước Nga bán cho Trung Quốc có thể được sử dụng để chống lại nước Nga”[40]. Alexander Plekhanov cảnh báo: “Dù thương vụ mua bán máy baySU-35 có thể mang lại cho ngân sách Nhà nước 4 tỷ USD, nhưng Chính phủ Nga cần cân nhắc kỹ trước sau ít nhất ba lần trước khi quyết định”[41]. Điều đó không phải là không có cơ sở, Trung Quốc  luôn có những hành động để nước Nga phải cảnh giác. Bằng chứng là gần đây thông qua tận dụng đầu tư thương mại trong khối Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Trung Quốc đã xâm nhập mạnh mẽ, “lấn sân” ở khu vực Trung Á - một khu vực vốn được Nga coi là địa bàn chiến lược của mình.

Những phân tích trên cho thấy quan hệ Nga – Trung còn nhiều bất ổn, khó bền chặt, khó kết thành quan hệ đồng minh, bởi đồng minh là những quốc gia luôn coi trọng lợi ích, xem xét, tham gia giải quyết các vấn đề của nhau. Sẽ không có quan hệ như vậy giữa Nga và Trung Quốc, đơn giản là vì Trung Quốc không tham gia các liên minh, liên kết thật sự với bất kỳ nước nào. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, quan hệ Nga - Trung dù có lỏng lẻo, nhưng Nga có hàng loạt lợi ích ở người láng giềng Trung Quốc: Thương mại Nga – Trung tuy chưa lớn, nhưng không ngừng gia tăng (đạt 55,45 tỷ USD vào năm 2010, tăng 43,1% so với năm 2009[42]); Trung Quốc là đối tác số một của Nga trên thị trường kỹ thuật quân sự khu vực châu Á – Thái Bình Dương (chiếm 15% tổng khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2011[43]). Trung Quốc và Nga có chung sự quan tâm giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên, đều có mục tiêu kiềm chế Mỹ. Trong tranh chấp trên biển Đông, tuy Nga không phản đối đưa vấn đề ra bàn bạc ở các diễn đàn đa phương, song Nga ủng hộ thương lượng song phương là chủ yếu (trùng với lập trường của Trung Quốc), cho rằng, diễn đàn đa phương chỉ có ý nghĩa làm rõ lập trường của các bên tranh chấp và hỗ trợ các giải pháp song phương tiến triển thuận lợi. Giữ thái độ trung dung, Nga muốn đóng vai trò trung gian thúc đẩy các giải pháp song phương; qua đó có thể tăng cường vị thế ở khu vực và dành những lợi ích cụ thể từ mỗi bên tranh chấp.

Như vậy, coi trọng quan hệ với Việt Nam, song LB Nga cũng coi trọng cải thiện, phát triển quan hệ song phương, đa phương với các nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, phục vụ mục tiêu vươn ra khu vực, tái tham dự một cách mạnh mẽ vào các tiến trình của khu vực, trở thành cường quốc toàn cầu trong “kỷ nguyên hậu Mỹ”. Nước Nga sẽ không hy sinh lợi ích của mình vì những mối quan hệ cụ thể. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải luôn có đầu óc thực tế, có cái nhìn tỉnh táo đối với từng diễn biến và thái độ các bên, nắm bắt những mâu thuẫn, cũng như lợi ích trong các quan hệ quốc tế chủ đạo của khu vực để có đối sách phù hợp, nhằm đảm bảo an ninh, phát triển bền vững, loại bỏ nguy cơ tụt hậu, trở thành quốc gia có tiếng nói, có vị trí trong khu vực và trên trường quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, trước thời cơ và thách thức mới, Việt Nam cần hết sức lưu ý:

 Thứ nhất, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ. Trong quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ, các nước lớn thường muốn đặt các nước nhỏ trong vùng ảnh hưởng, chế định, lái các nước nhỏ đi theo quỹ đạo của mình. Vì thế, độc lập tự chủ trong đường lối vừa là yêu cầu, vừa điều kiện tiên quyết cho thành công của mỗi quốc gia, nhất là các nước nhỏ và vừa. Có độc lập, tự chủ thì mới tránh được tác động và sức ép bên ngoài, tránh trở thành con bài trong tay người khác, mới có thể bảo tồn lợi ích quốc gia dân tộc.

Thứ hai,giữ vững đồng thuận xã hội. Việt Nam đã trải qua những tình thế lịch sử “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng trong khó khăn, nguy nan, Nhà nước với dân tộc là một, chế độ chính trị - nhân dân - đất nước là một. Chính sự gắn kết bền chặt ấy đã tạo ra sức mạnh bất khả chiến bại - sức mạnh của tinh thần dân tộc, ý chí dân tộc để đưa đất nước vượt qua và trụ vững. Chỉ có đồng thuận xã hội mới khơi dậy được sức sống mãnh liệt và nghị lực sáng tạo của dân tộc. Đồng thuận xã hội chính là điều kiện đảm bảo tương lai cho đất nước, là vũ khí sắc bén trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, dù cho có cam go, ngặt nghèo đến mấy.

Thứ ba, mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ các nước lớn. Nội lực của đất nước mới chỉ là một nửa con đường cần đi, thiếu đi bạn bè bên ngoài, thiếu sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, con đường ấy sẽ không đến đích. Nếu Việt Nam bị cô lập, quan hệ đối ngoại hẹp, quan hệ song phương với các nước lỏng lẻo, thì Việt Nam sẽ trở nên nhỏ yếu. Tuy nhiên, triển khai mạnh mẽ quan hệ song phương, đa phương không có nghĩa là tạo ra một tập hợp lực lượng giữa những nước này để chống nước khác. Thúc đẩy, phát triển quan hệ với các nước, các trung tâm kinh tế - chính trị là tranh thủ yếu tố quốc tế thuận lợi, tăng cường thực lực đất nước, vì ổn định, hòa bình của khu vực và của chính Việt Nam.

Thứ tư, thay đổi căn bản tư duy về quan hệ quốc tế, về bạn – thù. Nền tảng của mọi mối quan hệ quốc tế đương đại là lợi ích, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn, ý thức hệ hay lý tưởng chỉ là thứ yếu. Vì thế, bạn, thù, đồng minh… đều chuyển hóa nhanh chóng trên nền tảng chuyển hóa lợi ích. Việt Nam cần có cái nhìn thực tế về lợi ích,về sự can dự của các nước lớn, các khối nước trong khu vực Đông Nam Á, tránh để tư duy bạn – thù cứng nhắc, tránh để nỗi lo sợ “diễn biến hòa bình” cản trở con đường hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại.
 
Nguyễn Thị Mai Hoa
 

[1]Đông Nam Á có dân số vào khoảng hơn590 triệu người(10% dân số thế giới), cóGDPkhoảng1,491nghìn tỷ USD(2,5% của GDP toàn cầu), kim ngạch xuất khẩu là 1,521nghìn tỷ USD; nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương. Đông Nam Á làtrung tâm của các quá trình hội nhập trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các quốc gia Đông Nam Á có các hình thức hợp tác chặt chẽ và ngày càng mở rộng phạm vi hợp tác.
[2]Светлана Ключанская,Военно-техническое сотрудничество России и стран Юго-Восточной Азии в стратегических областях”, ЖурналНовый Оборонный Заказ. Стратегии, №3 (20), 6-2012.
[3]Оружейная вертикаль”, Коммерсантъ “Власть”, № 4 (557), 2-2-2004.
[4]Kang Lin, “Nước Nga hưởng lợi từ các xung đột trên biển Nam Trung Hoa”, http://opinion.huanqiu.com,7-8-2012.
[5]Đây đều là những chiến hạm chủ lực của hạm đội Thái Bình Dương với các thông số kỹ thuật: Dài 163m, rộng 19 m, lượng choán nước 6840 tấn, mướn nước 7,8 m, tốc độ 29,5 hải lý, chế độ bơi tự động 30 ngày đêm, thủy thủ đoàn gồm 293 người (35 sĩ quan), được trang bị 2 pháo hạm AK-100, 4 АК-630 М; tên lửa - ngư lôi - rocket chống ngầm: 2x4 tên lửa chống ngầm-tên lửa chống hạm Rastrub, 2х4 533mm ТА, 2х12 RBU-6000; vũ khí chống máy bay: 8x8 tên lửa phòng không Kinzhal, 2 máy bay trực thăng Ka-27.
[6]Энергетическая стратегия России на период до 2030 г.//Министерство энерге- Энергетическая стратегия России на период до 2030 г.// Министерство энерге-  г.//Министерство энерге- г.// Министерство энерге-и РФ (утверждена распоряжением Правительства РФ от 13 ноября 2009 г. № 1715-р): офиц. сайт. URL: http://minenergo.gov.ru/activity/energostrategy/
[7]Hàng năm nước Nga nhập 380 tỷ USD, xuất 500 tỷ USD dầu mỏ, khí đốt (Nguồn: Việt Nam và thế giới, 26-7-2012).
[8]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”,ЖурналПроблемы национальной стратегии, № 2 (7) 2011, стр.59.
[9]Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á thì nhu cầu dầu mỏ của các nước ASEAN năm 2030 lên tới 382,4 triệu tấn, trong khi năm 2006, các nước này chỉ tiêu thụ hết 185,9 triệu tấn (Nguồn: Energy Outlook for Asia and the Pacific: Repo/Asia-Pacific Economic Coortpe-ration, Asian Development Bank//Asian Development Bank:website. 2009. October.P.339.URL:http://www.adb.org/Documents/Books/Energy-Outlook/Energy-Out-look.pdf).
[10]Tổ chức này đang điều khiển khoảng 70% tổng dự trữ dầu và chiếm khoảng 41% nguồn cung dầu toàn cầu. Lượng dầu xuất khẩu bởi OPEC chiếm 60% tổng lượng thương mại dầu toàn cầu. Tổ chức này dự tính đến 2030 chỉ tăng chưa đến 10% mức xuất khẩu dầu.
[11]Theo dự đoán của Boeing Company thì đến năm 2029, vận tải hành khách các hãng hàng không các nước ASEAN tăng trung bình 6,9%/năm, vận tải hành khách nội khối tăng khoảng 8,3%/năm và các nước ASEAN sẽ phải có 2770 chiếc máy bay – nghĩa là mua mới gần 2000 máy bay (so với năm 2009 với 980 chiếc (Nguồn: Current Market Outlook 2010–2029//Boeing: aerospace company website. 2010. P. 18. http://www.boeing.com/commercial/cmo/pdf/Boeing_Current_Market_ Outlook_2010_to_2029.pdf).
[12]Đó là hợp đồng với Hãng hàng không Indonesia Kartika Airlines (trị giá 951 triệu USD); Hãng hàng không Malaysia Crecom Burj Resources Ltd (trị giá 3 tỷ USD); Hãng hàng không Lào Phongsavanh Airlines(trị giá 95,1 triệu USD).
[13]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”,TLđd, стр.63.
[14]ASEAN Trade by Selected PartnerCountry/Region, 2005−2009//ASEAN: offic. site. URL: http://www. aseansec.org/stat/Table19.xls.
[15]World Investment Report 2010: Investing in a Low-Carbon Economy//UnitedNations Conference on Trade and Developments, website. New York : Geneva, 2010. P. 6.
[16]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”,TLđd, стр.56.
[17]Тезисы выступления заместителя директора Департамента Азии и Африки Н.Н. Стригуновой “О торгово-экономическом и инвестиционном сотрудничестве России и АСЕАН и о проекте «дорожной карты» торгово-экономических связей Россия–АСЕАН”,13-5-2010, стр.3.
[18]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”, TLđd, стр.55.
[19]Foreign Direct Investment Net Inflow to ASEAN from Selected Partner Countries/Regions (as of 15 July 2010) : Table 26// Association of Southeast Asian Nations: offic. URL: http://www.aseansec.org/stat/Table26.pdf/
[20]Платёжный баланс Российской Федерации//Центральный банк РоссийскойФедерации: офиц. сайт. URL: http://www.cbr.ru/statistics/?Prtid=svs.
[21]Ong Keng Yong H. E, ASEAN-Russia: Partnership for Peace and Prosperity in Asia Pacific (Moscow, 9 October 2006)//Association of Southeast Asian Nations: offic. website.URL: http://www.aseansec.org/18878.htm.
[22]Đây là chuyến thăm Châu Âu đầu tiên trên cương vị mới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cũng là vị nguyên thủ Châu Á đầu tiên thăm chính thức Liên bang Nga kể từ khi Tổng thống Putin đắc cử tổng thống nhiệm kỳ mới.
[23]“Quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” Việt Nam – Liên bang Nga”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 24-7-2012.
[24]Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, Thế giới và Việt Nam, 26-7-2012.
[25]Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, TLđd.
[26]Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, TLđd.
[27]Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, TLđd.
[28]Đinh Lanh, “Hợp tác dầu khí Việt – Nga đơm hoa, kết trái”, Tin tức – TTXVN, ngày 26-7-2012.
[29]Зачем России АСЕАН? Журнал Российская Фередация сегодня, №22 за 2010г.
[30]Tháng 5-2008, hai bên đã thành lập Liên doanh VietGazprom tại Việt Nam; đồng thời, thành lập Liên doanh GazpromViet để thăm dò, khai thác dầu khí ở Nga và các nước thứ ba với tỷ lệ góp vốn Gazprom 51% và PetroVietnam 49% (Nguồn: Đinh Lanh, “Hợp tác dầu khí Việt – Nga đơm hoa, kết trái”, TLđd).
[31]Đinh Lanh, “Hợp tác dầu khí Việt – Nga đơm hoa, kết trái”, TLđd.
[32]“Nga cấp cho Việt Nam khoản tín dụng khoảng 10 tỷ dollar, Tiếng nói nước Nga,27-7-2012.
[33]Министр обороны обсудит во Вьетнаме военно-техническое сотрудничество. URL: http://army.lv/ru/armiya-vetnama/901/23650.
[34]Việt Nam đã trở thành khách hàng chính mua thiết bị kỹ thuật hải quân của Nga”, Tiếng nói nước Nga, 31-8-2012.
[35]Сердюков обсудит во Вьетнаме двустороннее сотрудничество. URL: http://army.lv/ru/armiya-vetnama/901/23668.
[36]“Энергетика и внешняя политика Владимира Путина”, NewsLand.ru, 10-6-2012.
[37],3,4“Внешняя политика Путина", Мир новостей Best of Hot News, 8-5-2012.
[38]“Thông tin cơ bản về Liên bang Nga và quan hệ Việt – Nga”, Trang Thông tin điện tử, Bộ Ngoại giao, ngày 7-9-2012.
[39]Nga từ chối bán vũ khí hiện đại nhất cho Trung Quốc, Tiền phong Online, 28-8-2012.
[40]Александр Плеханов, “Проданное нами Китаю оружие однажды может быть повернуто против нас”, KM.RU, 29-3-2012.
[41]Александр Плеханов, Проданное нами Китаю оружие однажды может быть повернуто против нас, TLđd.
[42]Хэ Чжэньвэй,По мнению эксперта, китайско-российское торговое сотрудничество прощается с «челноками», Радио голос Росии, 18-4-2011.
[43]“Trung Quốc lấy lại vai trò hàng đầu trong lĩnh vực mua vũ khí Nga”, Tiếng nói nước Nga, ngày 29-8-2012.
(Văn hóa Nghệ an) 

Kiên quyết chống tự diễn biến, tự chuyển hóa

QĐND - V.I. Lê-nin, vị thầy của cách mạng vô sản từng nói: “Không có ai đánh đổ được chúng ta, trừ chúng ta”. Ở hoàn cảnh hôm nay của cách mạng nước ta, câu nói này càng phải được coi là chân lý bằng vàng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải ý thức một cách sâu sắc, triệt để. Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, trước hết là bài học về sự thiếu kiên quyết, không tỉnh táo trong việc chống tự diễn biến, tự chuyển hóa dẫn đến tan rã mang tính hệ thống.
“Tự diễn biến” là quá trình biến đổi bên trong tư tưởng, từ đúng sang sai, từ tích cực sang tiêu cực, từ tiến bộ sang phản tiến bộ. Biểu hiện rõ nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Ví dụ có cán bộ cả đời phấn đấu vì lý tưởng cách mạng, nghiêm túc, mẫu mực, trong sáng nhưng đến khi về hưu thì hoàn toàn ngược lại, phủ nhận thành tựu của cách mạng, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận chính mình… “Tự chuyển hóa” là sự thay đổi về chất của tư tưởng chính trị làm cho người cán bộ đánh mất mình, đánh mất vai trò tiên phong, gương mẫu, tha hóa rồi trở thành kẻ chiết trung, có khi trở thành kẻ phản bội, chống lại Đảng, cách mạng. Goóc-ba-chốp, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có thể coi là một ví dụ điển hình về vấn đề này.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là biện pháp hiệu quả phòng, chống "tự diễn biến". Ảnh: Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương tuyên dương 500 bí thư chi bộ tiêu biểu. Nguồn: Congan.com.vn
Từ “tự diễn biến” đến “tự chuyển hóa” là một quá trình phát triển của một căn bệnh nặng. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, nhất là phòng từ khi chưa có bệnh hoặc phát hiện sớm thì cơ thể mới luôn được khỏe mạnh. Cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cuộc đấu tranh không tiếng súng nhưng cực kỳ căng thẳng, gay gắt, âm thầm, bởi nó vô hình và diễn ra bên trong con người.
Lê-nin và Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy tầm cực kỳ quan trọng của vấn đề, nên trong nhiều bài viết, bài nói chuyện đã nhấn mạnh, coi đó như là một trong những vấn đề then chốt của nhiệm vụ cách mạng. Một nhiệm vụ mà Bác Hồ yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên quan tâm là “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
Đi tìm nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thì vấn đề căn cốt của nó không hề xa lạ. Đó là điều mà Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở phải cảnh giác: “Chủ nghĩa cá nhân”. Người đã chỉ ra những căn bệnh mà nếu không chữa trị kịp thời thì sớm muộn sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Đó là bệnh công thần: “Một số ít cán bộ già mắc bệnh công thần, cho mình là người có công lao, hay có thái độ "cha chú" với cán bộ trẻ, đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là "trứng khôn hơn vịt"…” (Hồ Chí Minh toàn tập, 1996, 2004, tập 12, tr.211). Đó là tư tưởng “nạnh kẹ” bảo thủ của những người cán bộ lớp trước: “Các đồng chí già đánh Tây. Đánh Tây là dọn đường. Nhưng không thể nạnh kẹ: Chúng tôi vác cuốc, vác cào làm đường, già rồi mà chưa được đi xe, các anh mới lớn lên đã được đi xe. Thế là nạnh người đi xe. Có đúng không? Sau này đến chủ nghĩa Cộng sản, bọn trẻ còn đi xe sướng hơn nữa kia. Già có việc già, trẻ có việc trẻ. Tục ngữ có câu “măng mọc quá pheo”. Măng mọc sau, mà tốt hơn tre đấy. Không lẽ ta ngồi nói: “Măng, sao mày mọc quá tao?” (Sđd, tập 10, tr.465). Đó là căn bệnh xa rời thực tiễn, giáo điều, sách vở: “… hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lê-nin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác” (Sđd, tập 12, tr.554). Đó là bệnh tham nhũng đục khoét, lãng phí: “… coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan phát tài. Họ không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ lo nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Họ quên rằng mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân, do đó mà sinh ra phô trương, lãng phí” (Sđd, tập 11, tr.374). Đó là căn bệnh cơ hội, xu nịnh, a dua: “Lại có những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái” (Sđd, tập 5, tr.261)…
Soi những lời giáo huấn của Lê-nin, của Hồ Chí Minh vào tình hình nước ta hôm nay có thể đưa ra mấy biện pháp dưới đây về chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”:
Một là, chú trọng hơn nữa, thực hiện thiết thực hơn nữa Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Phải coi đây là việc làm thường xuyên liên tục chứ không phải làm theo giai đoạn, theo thời kỳ. Một trong những phương thức lãnh đạo hiệu quả là cách làm nêu gương, thì cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng nhất, thuyết phục nhất.
Hai là, tăng cường bồi dưỡng lý tưởng chính trị, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta cho mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng trên thực tế vấn đề này ở một số nơi được làm một cách hình thức. Họ coi đây là việc làm miễn cưỡng vì mất thời gian, xa lạ với chuyên môn.
Ba là, đưa việc phê bình và tự phê bình vào thực chất. Bác Hồ từng nói một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng. Nhìn từ góc độ này thì trong Đảng ta cần tiến hành một sự phê bình dân chủ rộng rãi, các đảng viên, các cơ sở Đảng cấp dưới thường xuyên góp ý phê bình cho cơ quan Đảng cấp trên. Đối với đảng viên, thì vẫn lời Bác Hồ, “Ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ. Thì ai cũng cần tự phê bình cho tư tưởng và hành động được đúng đắn” (Sđd, tập 6, tr.209). Bài học sự sụp đổ của Liên Xô có một nguyên nhân là coi nhẹ, thậm chí bỏ qua vấn đề phê bình và tự phê bình. Ai cũng có bệnh, và như một quy luật, càng già thì càng nhiều bệnh. “Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết "cũng la lết quả dưa" (Sđd, tập 5, tr.261).
Bốn là, công tác cán bộ phải theo quy trình chặt chẽ, bởi xét đến cùng, vấn đề con người luôn mang tính quyết định. Bác Hồ từng ví công việc cách mạng như một bộ máy, cán bộ là dây chuyền: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt,… toàn bộ máy cũng tê liệt” (Sđd, tập 5, tr.54). Phải ngăn chặn ngay một thực tế đau lòng: Có nơi sử dụng, bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ không theo năng lực, nghề nghiệp mà theo quan hệ, ô dù, thậm chí bằng tiền bạc. Có một thành ngữ dân gian đang phổ biến trong xã hội phần nào nói lên điều này: “Thứ nhất quan hệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba hậu duệ, thứ tư trí tuệ”. Nếu tình trạng này là có thật, cứ diễn ra không phanh thì “dây chuyền” cán bộ sớm muộn sẽ bị đứt. Một vài vụ án tham nhũng nghiêm trọng gần đây, nhìn ở góc độ này chính là bài học về sử dụng sai cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt.
Năm là, tăng cường hơn nữa niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Sống ở xứ sở nhiệt đới khí hậu khắc nghiệt, nghề canh tác chủ yếu gắn với cây lúa nước nên người dân Việt phải cô kết lại với nhau thành một khối để lao động và chống thiên tai địch họa. Họ sống trọng tình và trọng niềm tin, “một điều bất tín vạn sự bất tin”. Dân ta rất thiết tha với Đảng, yêu Đảng và vì Đảng, do vậy Đảng phải đáp lại tấm lòng ấy, phải gần dân hơn, yêu dân và vì dân hơn, nói phải đi đôi với làm, nói ít làm nhiều. Tránh tình trạng nghị quyết ở các cấp rất hay, nhưng xong nghị quyết là cũng xong luôn công tác lãnh đạo, đến kỳ lại ra nghị quyết, trong khi tình hình chuyển biến chậm chạp, hoặc không chuyển biến. Điều kỳ vọng nóng bỏng của dân ta hôm nay với Đảng, đặt niềm tin vào Đảng là việc chống tham nhũng triệt để và hiệu quả.
Sáu là, ngăn chặn kịp thời sự xâm lăng về chính trị, văn hóa từ bên ngoài. Các tư tưởng, quan điểm, lối sống độc hại bằng nhiều con đường đang tiêm nhiễm vào một bộ phận dân ta. Chống lại cuộc xâm lăng này thì cách khả thi và đúng đắn hơn cả là tự tạo ra một sức đề kháng văn hóa đủ mạnh. Phải xây dựng một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến, hiện đại. Đây là chủ trương lớn của Đảng mà chúng ta đang tiến hành, nhưng tiếc rằng có nơi, có lúc xác định mục tiêu phát triển còn nhẹ về văn hóa mà nặng về kinh tế. Phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để đầu tư cho văn hóa đúng mức, hiệu quả.
NGUYỄN THANH TÚ
(QĐND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét