Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Thứ Tư, 18-12-2013 - Gánh nặng đè lên vai Đại biểu Quốc hội & Kết luận điều tra vụ án Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2<- Nhớ Trường Sa! (QĐND).  – Bài 2: Vững vàng nơi đầu sóng (tiếp theo và hết).
- Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam (1) (Lê Mai). – Trưởng ban nội chính VN thăm TQ (BBC).
- Hỗ trợ cảnh sát biển VN là thiện chí của Mỹ (VNN).
- Mỹ mong muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hòa bình (VOV).
- Ngoại trưởng Mỹ: TQ không nên lập vùng phòng không ở Biển Ðông (VOA).  – Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc về vùng phòng không (TN).  – Video: Ngoại trưởng Kerry nói ‘TQ nên kiềm chế’ (BBC).
- Tàu Mỹ phải tránh tàu TQ ở Biển Đông (BBC).  – Ngũ Giác Ðài giảm nhẹ nghiêm trọng vụ tàu chiến suýt đụng tàu Trung Quốc (VOA).
- Tokyo chủ động hơn trong chiến lược đối đầu với Bắc Kinh (RFI). – Nhật tăng ngân sách quân sự để đối phó với Trung Quốc. – Nhật xây dựng chiến lược an ninh, quốc phòng để đối phó với TQ (VOA).  – Nhật tăng cường phòng vệ và tấn công (BBC).  – Video: Phản ứng về chiến lược quốc phòng của Nhật Bản (VTV).
- Mỹ cảnh cáo ý đồ Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông (RFI). – Ngoại trưởng Mỹ hy vọng có tiến bộ về thỏa thuận quân sự với Philippines (VOA).  – Mỹ giúp Philippines 40 triệu USD bảo vệ lãnh hải (NLĐ).
- Kết luận điều tra vụ án về Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất (DĐXHDS).
- Đinh Nhật Uy: Trại giam K3, Xuyên Mộc – Bà Rịa – Vũng Tàu – Lần thăm Kha đầu tiên (Boxitvn).
- Tường thuật của blogger Hư Vô – Đào Trang Loan về việc bị cấm xuất cảnh và bị bắt về đồn công an ngày 15/12/2013 (MLBVN).  - Đôi dòng chia sẻ đến Đặng Chí Hùng và các bạn (DLB).  - Thông báo khẩn từ KS Nguyễn Văn Thạnh về tình trạng bị sách nhiễu (DĐXHDS).
- ĐÀN ÁP PHÁP LUÂN CÔNG TẠI SÀI GÒN BẰNG THỦ ĐOẠN HÈN HẠ (Bùi Hằng).
- ‘VN cần tiến bộ thêm về nhân quyền’ (BBC).
- Những lưu ý về dân chủ hóa từ Samuel P. Huntington (1) (pro&contra). – Neil J. Kritz – Luật Pháp Và Hoà Giải Chính Trị – Các Kinh Nghiệm Quốc Tế (2) (Dân Luận). – Tương lai nào cho phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt nam? (RFA).
- Phạm Nhật Bình – Ông Lê Hiếu Đằng và những nỗi đau cuối đời (Dân Luận). “Không đau lòng sao được khi vào những năm tháng cuối đời mình lại phải thừa nhận một sự thật phũ phàng. Đó là biết bao hy sinh đóng góp của mình và rất nhiều đồng đội lại chỉ góp phần tạo ra một tầng lớp thống trị mới, còn khắt khe và tàn bạo hơn cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ“.
- Nhật Lệ: QUY TRÌNH CỦA ĐẢNG, QUY TRÌNH CỦA DÂN … (DĐXHDS).
- Nhìn lại 2013: Tinh thần Võ Nguyên Giáp và đòi hỏi chính đáng của dân (VNN). “nhân dân cũng khẳng định đòi hỏi chính đáng của mình về những phẩm chất cần có đối với người lãnh đạo đất nước: có lòng yêu nước, có trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách đủ để gánh vác nhiệm vụ, sứ mệnh được giao”.
- Khó có luật Trưng cầu ý dân (VNN). ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền: “bây giờ lấy ý kiến nhân dân, họ phát biểu khác ý mình là “chụp mũ” đủ điều, thì ai dám nói nữa”.
- Đôi lời “bàn loạn”: TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN – MẮC BẪY HAY TỰ CHUI VÀO BẪY? (FB Nhất Nam).
- Những vấn đề Việt Nam trong năm 2013: Vấn đề “xây dựng niềm tin chiến lược” (Trương Nhân Tuấn). – Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu (VNN).   – Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại (NLĐ).
- Gánh nặng đè lên vai Đại biểu Quốc hội (Tia Sáng).
- Tham nhũng vì người hay thể chế? (BBC). – Phương tú, Ứng Hoà Hà nội – quan tham nhũng đất đai nghiêm trọng (tiếp theo) (Lê Hiền Đức).
- Truyện cực ngắn: Nhà tài trợ hào phóng (Nguyễn Hoa Lư). – LỜI CHÚ THÍCH CHO MỘT BỨC ẢNH (FB Nguyễn Đình Bổn/ Bùi Hằng).
- Bản án Vinalines trên báo chí quốc tế (BBC).  – ÔI, “VINH QUANG” VINALINES ! (Bùi Văn Bồng). - Dương Chí Dũng và con bài chưa lật (RFA). – Dương Chí Dũng: và nụ cười đặc trưng “búa liềm” (DLB). – Dương Chí Dũng và những vần thơ của lũ quỷ sa tăng.  - Đảng vắt chanh bỏ vỏ.   – Audio phỏng vấn Luật sư Trần Đình Triển: Kết tội ông Dũng ‘chưa đủ bằng chứng’  – Luật sư nói gì về 2 án tử hình trong vụ Vinalines? (VOA).   – Việt Nam tuyên án tử hình 2 cựu lãnh đạo Vinalines.
- BS không phải trực tiếp tham gia tiêm thuốc độc cho tử tù (PNTP).
- Nguyễn Đình Ấm: Dự án sân bay Long Thành “thiêng” thật! (Boxitvn).
- Dự án du lịch bít lối đi lại, làm ăn (NLĐ).  – Dự án ngưng, người dân lúng túng.
- Vụ “bắt giam… hòn đá”: Tiếp tục rắc rối (NLĐ).
- BI HÀI TRANH CHẤP, KIỆN TỤNG: Độc chiêu mang bầu trốn án (NLĐ).
- Nhiều “côn an” lắm “mẹ mìn” (DĐXHDS).
1- Phẫn nộ clip cô giáo Trường mầm non tư thục Phương Anh “Hành hạ” dã man trẻ em (Tube Leak).  – Nhà Trẻ đẻ Nhà Nước? (Đinh Tấn Lực). – Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM (Kênh 14). =>
- Cáo buộc hành hạ trẻ ở trường mầm non (BBC).  – Thứ trưởng Giáo dục ám ảnh vụ đọa đày trẻ mầm non (VNN).  – Bảo mẫu đâu rồi! (NLĐ). – TP.HCM: Phát hiện thêm trường mầm non tư thục bóp cổ, dí đầu trẻ (aFamily). – Xem Video clip đày đọa trẻ mầm non (TT). – BẮT TẠM GIAM 3 THÁNG “CHỦ NHÓM” GIỮ TRẺ PHƯƠNG ANH VÀ 1 NGƯỜI TRÔNG TRẺ (Tân Châu).
- Sea Games có phải là cái ao làng (Lương Kháu Lão). “Tại sao năm nào Việt nam cũng bị kêu xử ép tước mất huy chương vàng. Tại sao khi Việt Nam được huy chương vàng thì mình không đưa tin các nước khác phản đối vì trọng tài thiên vị cho Việt nam. Cứ làm như thể thao Viêt Nam trong sáng, lành mạnh lắm !!! Và từ đó họ gọi Sea Games là cái ao làng chẳng đáng quan tâm mà phải vươn tới Châu Lục và Olympic !!!
- Chu Vĩnh Khang sẽ đổ tiếp theo? (BBC).
- Trung Quốc : Một tờ báo đòi tăng cường đàn áp tại Tân Cương (RFI). – TQ đổ lỗi cho khủng bố về vụ đụng độ chết người ở Tân Cương (VOA).
- Ân xá Quốc tế : Chế độ lao cải vẫn tồn tại ở Trung Quốc (RFI). – Ân Xá Quốc Tế: Trung Quốc thay thế các trại lao cải bằng ‘nhà tù đen’  (VOA).
- 1.5 Triệu Người Thuộc 53 Quốc Gia Nói “Không” Với Thu Hoạch Nội Tạng Ở Trung Quốc (ĐKN).
- Thanh trừng nội bộ: Kim Jong Un áp đặt luật huyết thống (RFI). – Cảnh sát Pháp bảo vệ cháu Kim Jong Un. - Sự đào tẩu của « hoàng gia » Bắc Triều Tiên (Courrier International/ Thụy My). - Jang Song Thaek bị xử tử do âm mưu đảo chính ?. – Bắc Triều Tiên : Quân đội và Đảng bày tỏ trung thành với Kim Jong Un (RFI). – Vụ hành quyết gây kinh ngạc và sợ hãi (BBC).   – Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il.  – Bắc Triều Tiên kỷ niệm 2 năm ngày ông Kim Jong Il qua đời (VOA).  – Thế giới 24h: Tiết lộ động trời về Triều Tiên (VNN).
- Mềm yếu một cách anh hùng (Phan Ba). – Miến Điện: Bom nổ làm ít nhất 3 người thiệt mạng (RFI).


- Thống kê chính thức: Official statistics (Giangle).
KINH TẾ
- Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam (VOV).  – Học cách xử lý nợ xấu của Trung Quốc thế nào? (Bizlive).
- Ngân hàng khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận 2013 (TBKTSG).
- Vietcombank cảnh báo nguy cơ lừa đảo qua thẻ (TT).
- Nhập siêu giảm nhưng chưa vội mừng (QĐND).
- Ngành giấy Việt Nam: Vàng mã là sản phẩm xuất khẩu chính (TN).
2- Hội thảo các giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển: Phát huy vị thế ngành kinh tế chủ lực (SGGP).
- Đường lậu đại náo (NLĐ).
<- Người trồng cà phê oằn mình trả nợ (NLĐ).
- 18 doanh nghiệp nhập inox gửi kiến nghị đến Thủ tướng (TBKTSG).
- Ireland ra khỏi kế hoạch cứu nguy của khối euro (VOA).
- TPP : Bảo hộ nông nghiệp, trở ngại lớn của Nhật (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đề nghị công nhận các di tích nhà Trần ở Thái Bình là di tích cấp Quốc gia đặc biệt (ND).
- Phân ưu cùng gia đình học giả Đào Hùng (Boxitvn).
- Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN (KỲ 19) (Nhật Tuấn).
- BA BUỔI SÁNG VỚI TRẦN DẦN (Ngô Minh).
- Núi Đoạn Sông Lìa – Phần 32 (Da Màu).
- Thế là mất một… nhà thơ (Trọng Bảo).
- NGUYỄN TIÊN YÊN – Lời Nói Đầu trong tác phẩm Ý Thức Mới (Du Tử Lê).
- THUỘC THƠ – NHỮNG LỢI ÍCH (FB Phạm Hiển).
- GIA LAI CÀ KÊ 9 (Văn Công Hùng).
- Sài Gòn, tháng mười hai … (Anh Vũ).
rez_910_tranh 1- Đồng Khánh Địa Dư Chí (DCVOnline).
- Màu sơn dầu (Nguyễn Đình Đăng).
- CHUYỆN LOÀI NGỰA (Lê Đức Thịnh).
- Có “bó tay” với bản quyền điện ảnh? (TQ).
- Như thế là hội hoạ… (TQ). =>
- Táo Quân cuối năm: Đừng cười trên những nỗi đau (SK&ĐS).
- Anvi Hoàng: Tiếng bồi kiểu mới / New version of ‘me no say English’ (DiaCritics).
- Tinh Thần Trung Hoa Qua Vũ Đạo (ĐKN).
- U23 Việt Nam: Chia tay chẳng hề tiếc nuối (VNN).  – HLV Hoàng Văn Phúc chỉ xin lỗi, quyết không từ chức (TN).  – Video: Tổng hợp ngày thi đấu 17/12 SEA Games 27 (VTV).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Các trường tổ chức tuyển sinh riêng: Kiểm soát chất lượng ra sao? (SGGP).
- Học sinh và giáo viên phải hát quốc ca trực tiếp trong lễ chào cờ (TN).
- GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÊNH CHUẨN, VÌ SAO? Yếu chuyên môn vì thiếu thực (NLĐ).
- Bùng nổ du học tự túc Bài 2: Thiếu quản lý, định hướng  (SGGP).
2- Video: Nghị lực cậu bé người H’ Mông hiếu học (VTV).
- Chuyện “hôi bia” vào đề văn và tâm sự người trong cuộc (TT).
<- Loay hoay bài toán nhà trẻ cho con công nhân (Tin tức).  – Trường mầm non cho con em công nhân: Bài toán khó! (PNTP).
- Xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện sớm ung thư tụy (RFA).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
2- Nghịch lý khan hiếm nhóm máu “phổ thông” (PL&XH).  – CAI NGHIỆN TẠI GIA: KHÓ TRĂM BỀ! Thách thức với Methadone (NLĐ).
- BÌNH DƯƠNG: Hơn 200 công nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm (PNTP).
- Chuyện tái định cư của người làng phong (BBC).
- Hỗn chiến tại đám tang do ‘hát nhạc chế’: 1 người chết, 3 người bị thương (TN).  – Đám tang Sài Gòn: Người sống khổ, người chết có vui?
- Lá đơn xin cho con đi tù và cuộc đời bất hạnh của bà lão gần 80 tuổi (PL&XH). =>
- Khó xử phạt hành vi ‘cởi đồ khoe thân’? (TN).
- Sài Gòn mùa Giáng Sinh (RFA).
- Lại bê bối thịt ngựa nghiêm trọng ở Pháp (Tin tức).


QUỐC TẾ 
- Hàng nghìn chiến binh nước ngoài đang tham chiến ở Syria (TTXVN).
- Iran có thể không tham dự Hội nghị Geneva 2 (VOV).
- Căng thẳng gia tăng trong vùng biên giới Israel-Liban (VOA).
2<- Pakistan bác bỏ hành động quân sự nhằm vào Taliban (VOV).
- Iraq: Tấn công bằng xe cài bom, 47 người hành hương thiệt mạng (VOA).
- Ai Cập cố gắng tái lập hòa bình trong năm 2014 (VOA).
- Nga triển khai tên lửa ở Kaliningrad (RFI).  – Nga, EU tìm cách san bằng cách biệt về Ukraina (VOA).  – Đảng cầm quyền Ukraina đòi cải tổ chính phủ.  – Khí đốt : Vũ khí cuối cùng của Nga chống lại Ukraina (RFI).
- Cơ quan tình báo Mỹ NSA bị buộc tội vi phạm Hiến pháp (RFI). – Mỹ: Việc theo dõi điện thoại của NSA có phần chắc là vi hiến (VOA).   – Thu thập thông tin điện thoại là ‘vi hiến’ (BBC).  – Edward Snowden muốn xin tị nạn chính trị ở Brazil (TTXVN).
- Cựu Bộ trưởng Nội vụ Pháp bị tạm giữ để điều tra về biển thủ công quỹ (RFI).
- Đối lập Thái Lan muốn “cải tổ chính trị” trước khi bầu cử (RFI). – Video: Thăm ngôi làng ủng hộ Thaksin (BBC).
- Indonesia bắt 3 nghi can khủng bố (VOA).
- Cái chết của ông Mandela khơi lên tranh luận chính trị ở Nam Phi (VOA).
- Tai nạn máy bay quân sự, 6 binh lính NATO thiệt mạng (TTXVN).


* Video: + Bản tin video tối16-12-2013; + Thấy gì từ vụ “hôi bia” ở Biên Hoà?; + Bản tin video sáng 17-12-2013; + Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy VN cải thiện nhân quyền; + Nhật cung cấp tàu tuần tra cho VN; + Ngoại trưởng Mỹ: TQ không nên lập vùng phòng không ở Biển Ðông.

* VTV: + Chào buổi sáng – 17/12/2013;  + Điểm báo – 17/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 17/12/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 17/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 17/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 17/12/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 17/12/2013;  + Tin quốc tế 17h – 17/12/2013; + Thời sự 19h – 17/12/2013.

2158. Gánh nặng đè lên vai Đại biểu Quốc hội

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
*Phần I: Những nghị sỹ lập kỷ lục
Ngày nay, nghị sỹ hay đại biểu quốc hội có ở mọi quốc gia, mọi chế độ; dù bầu cử thực chất hay không, tranh cử dưới hình thức đảng phái hay cá nhân, đều được tổng hợp từ lá phiếu của cử tri. Đảng FDP do Rösler gốc Việt làm chủ tịch vốn thuộc những đảng lớn nhất tham chính từ ngày thành lập CHLB Đức đến nhiệm kỳ này bị loại ra khỏi Quốc hội là do vậy; từ kỷ lục thắng cử 14,6% phiều bầu ở nhiệm kỳ trước, bỗng tụt xuống 4,8% nhiệm kỳ này dưới ngưỡng được quyền tham chính theo luật định 5%. Thành thử ở nước họ, vai trò, ảnh hưởng nghị sỹ trên chính trường quyết định số phận tham chính của đảng phái thuộc những nghĩ sỹ đó; buộc nghị sỹ phải là những “chiến sỹ“ thực sự trên chính trường. Các kỷ lục thành tích đó của họ thường được truyền thông tổng kết vào cuối năm hoặc nhiệm kỳ.
Cùng lúc ở ta kết thúc kỳ họp thứ 6 trong 2 tháng trước của Quốc hội khoá 13, thì ở Đức cũng kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội họ 4 năm và đang đàm phán để thành lập chính phủ nhiệm kỳ mới. Số lượng nghị sỹ hiện ở ta 500, nhưng chỉ có 154  chuyên trách, bằng 1/4 so với tổng số nghị sỹ họ 631 tất cả đều chuyên nghiệp, trên tổng dân số 2 nước tương đương nhau. Quốc hội 2 nước cũng hoạt động khác nhau; trong khi ở ta chỉ có 2 kỳ họp 1-2 tháng trong năm, thì ở Đức họ phải làm việc toàn phần cả năm như bất kỳ công chức nào. Mỗi tháng, cứ 2 tuần họp thì 2 tuần chuẩn bị. Trong 2 tuần nội họp, các ngày đầu tới giữa tuần dành cho các cuộc họp của các nhóm nghị sỹ thuộc các đảng phái khác nhau, các cuộc họp ủy ban, hội đồng, các nhóm làm việc, các cuộc chất vấn, 2 ngày tiếp theo họp toàn thể. Mỗi ngày kéo dài tới 15 tiếng, căng thẳng như bất cứ lao động nặng nhọc nào. Chính vì vậy vai trò nghị sỹ họ thường trực trong đời sống chính trị đất nước; ”thời thế tạo anh hùng” ở họ đã sản sinh ra bao nghị sỹ với bao kỷ lục thường xuyên được lập mới; không chỉ tạo dấu ấn bản thân họ mà cả hình ảnh quốc hội trong tiềm thức người dân.
Nhiệm kỳ vừa qua, danh hiệu vua thuyết trình được truyền thông trao cho Nghị sỹ Pascal Kober, 42 tuổi, đảng FDP, vốn là cha xứ ở Sindelfingen, Baden-Württemberg. Không nghị sỹ nào phát biểu nhiều như ông. Trong 251 buổi họp nhiệm kỳ qua từ tháng 10.2009 tới 9.2013, ông phát biểu chẵn đúng 140 lần. Ông bình luận trung thực về kỷ lục của mình: „Tôi không phải nhà hùng biện của FDP. Tôi phát biểu nhiều vì trách nhiệm của tôi phải theo dõi trợ cấp cho người thất nghiệp lâu năm và hưu trí vốn rất nóng“. Các đảng khác SPD, Linken và đảng Xanh đặt nhiều câu hỏi về các vấn đề đó, nên ông có nhiệm vụ giải trình dưới danh nghiã đại diện cho FDP trong Liên minh cầm quyền. Vị trí số 2 thuộc về Nghị sỹ Heinrich Kolb của FDP với 119 lần thuyết trình. Tiếp đó có 6 nghị sỹ thuyết trình trên 100 lần.
Danh hiệu Nữ hoàng chất vấn thuộc về nghĩ sỹ Ulla Jelpke, 62 tuổi,  Đảng Linke. Trong vòng 4 năm, bà đã đặt tới 958 câu hỏi buộc Chính phủ Liên bang phải trả lời, suýt soát bằng toàn thể nghị sỹ quốc hội ta giả định thay nhau chất vấn liên tục suốt cả 2 kỳ họp quốc hội trong 1 năm. 99 lần bà lên diễn đàn phát biểu, chất vấn, lập luận rất kỹ càng, và tự mệnh danh là „búa bổ“ làm đau đầu Bộ trưởng Nội vụ Hans-Peter Friedrich trước các câu hỏi hóc búa của bà. Thần tượng mà Ulla Jelpke theo đuổi không ai khác chính là nhà sáng lập Đảng Cộng sản Đức, Karl Liebknecht – người đã chất vấn với vô vàn câu hỏi làm „đảo điên“ Chính phủ Đế chế Đức cũng như những người trong Đảng Cộng sản ủng hộ chiến tranh hồi thế chiến thứ nhất – từng được thế giới những người cộng sản tôn vinh ngưỡng mộ, và nay trở thành linh hồn của chính“Nữ hoàng“ trong quốc hội một quốc gia tư bản, CHLB Đức. Vị trí số 2 thuộc về Nghị sỹ Bärbel Höhn, Đảng Xanh, đã đặt 701 câu hỏi chất vấn về môi trường và năng lượng trong 4 năm qua. Chất vấn không đăng ký trước, kỷ lục thuộc về 2 nghị sỹ của đảng Xanh, ông Volker Beck với 139 lần và Hans-Christian Ströbele với 111 lần. Tổng kết lại, nghị sỹ phe đối lập chất vấn tích cực hơn phe cầm quyền, bởi ai không cầm quyền thì chỉ còn cách chiếm lĩnh diễn đàn Quốc hội, nếu muốn những chủ trương chính sách nhà nước mà Đảng mình ủng hộ hay phản đối, được thừa nhận.
Kỷ lục trả lời chất vấn nhiều nhất được lập bởi nghị sỹ Hartmut Koschyk, thuộc đảng CSU – Quốc vụ khanh của Bộ Tài chính (Thứ trưởng, chịu trách nhiệm quan hệ với Quốc hội). Ông trả lời tổng cộng 1.314 lần trước các câu hỏi của nghị sỹ đảng đối lập. Giả định mỗi lần trả lời nội dung chừng 1 trang giấy A4, để đọc nó bình quân hết cỡ 5 phút, thì Hartmut Koschyk đã dành tổng số 110 tiếng, tức 13 ngày họp, 8 tiếng mỗi ngày, trả lời liên tục trước Quốc hội không giải lao – tính ra chiếm chừng 1/8 tổng thời lượng cả 2 kỳ họp Quốc hội nước ta trong 1 năm.
Người ký dự thảo luật luật nhiều nhất là Chủ tịch đoàn Nghị sỹ của Đảng SPD, ông Frank-Walter Steinmeier tổng cộng 516 lần. Phần lớn các dự thảo này bị bác bỏ, bởi phe đối lập SPD chiếm thiểu số trong Quốc hội. 
Nghị sỹ cũng là con người, “nhân bất thập toàn“, không phải ai và bất cứ lúc nào cũng có thể đáp ứng được đầy đủ mong đợi của người dân. Có 2 chính trị gia hàng đầu bị xếp vào những nghị sỹ ít hoạt động nhất. Trong suốt 4 năm, Cựu Chủ tịch đảng FDP Wolfgang Gerhardt chỉ có 2 bài phát biểu trên diễn đàn, 2 lần phát biểu không đăng ký trước và 2 lần đưa ra sáng kiến nhóm. Ít hơn nữa là Phó Chủ tịch đoàn nghị sỹ thuộc đảng CDU/ CSU (cầm quyền), chỉ có 2 bài phát biểu trên diễn đàn, 1 lần đề xuất luật và 1 lần chất vấn Chính phủ. Cả 2 đều ý thức được thực tế đó của mình vốn không đáp ứng được đòi hỏi cao cả của một nghị sỹ, nên không ứng cử tiếp kỳ bầu cử Quốc hội 2013. Đó chính là lòng tự trọng tối thiểu của một chính khách không thể “cố đấm ăn xôi“, một khi lá phiếu người dân quyết định chính sinh mệnh chính trị họ!
Ý nghĩa to lớn của các kỷ lục trên nằm ở chỗ, các phiên họp Quốc hội họ đều được truyền hình trực tiếp (trừ ngoại lệ), giúp dân chúng vốn là đồng chủ nhân đất nước hình dung được toàn bộ những gì “công bộc“ do họ trả lương đã làm, cả về tinh thần lẫn khả năng, cả cống hiến đóng góp, lẫn sai phạm thất bại, để quyết định lá phiếu của mình cho kỳ bầu cử tới !
Về mặt yếu, khác với kỷ lục của họ, ở ta nổi bật bởi những phát ngôn ấn tượng làm nóng truyền thông mỗi kỳ họp Quốc hội; thậm chí qua đó được gắn những biệt danh, như “nghị sỹ rau muống“ khi Đại biểu Quốc hội này lấy giá rau muống Việt Nam so với thế giới để đòi xem lại độ chính xác chỉ số lạm phát lớn ở ta; hay “nghị sỹ IQ“ khi Đại biểu Quốc hội này ủng hộ xây dựng đường sắt cao tốc ở ta bằng cách lấy chỉ số IQ vốn chẳng liên quan trực tiếp gì, ra so sánh; có Đại biểu Quốc hội còn công khai phỉ báng biểu tình là sự “ô danh“ trong khi biểu tình chính là quyền cơ bản của con người được thế giới trân trọng.
Tên gọi Đại biểu đã cho thấy nghị sỹ chỉ là đại biểu được cử tri tín nhiệm; về tiêu chí bầu cử, họ không phải những nhà khoa học thông thái, cũng không phải những nhà tài tử, những doanh nhân tài giỏi, những nghệ sỹ trứ danh, những nhà văn hoá lỗi lạc, hay những nhà quân sự xuất chúng… Những phát ngôn trên sẽ như các nước hiện đại không thể xảy ra, nếu Quốc hội và nghị sỹ ta được đầu tư nhân, tài, vật lực đáp ứng mọi đòi hỏi cho công việc nghị sỹ như ở họ. Ở Đức, riêng bộ máy phục vụ cho 631 nghị sỹ hiện nay lên tới  2600 nhân viên chuyên nghiệp, chưa kể mỗi nghị sỹ có một văn phòng riêng ở điạ phương với ít nhất 3 nhân viên văn phòng trình độ đại học. Mọi vấn đề liên quan tới khoa học kỹ thuật, thông tin, mà nghị sỹ đòi hỏi đều được đáp ứng bởi một trung tâm khoa học sẵn sàng thực hiện và cung cấp, chỉ cần nghị sỹ đặt yêu cầu. Bên cạnh đó còn trung tâm cung cấp thông tin bao gồm thư viện, trung tâm lưu trữ tư liệu của quốc hội, hồ sơ công báo…  nghị sỹ tha hồ tra cứu! Chỉ khi đó mới tránh được sức ép lên nghị sỹ do thiếu thông tin, thiếu kiến thức cập nhật; người dân có thể kỳ vọng và có quyền đòi hỏi những kỷ lục mà những đại biểu của dân có thể và phải mang lại cho họ !
*(Còn tiếp)
Nguồn: Tia Sáng

2159. Kết luận điều tra vụ án Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất

Diễn đàn Xã hội Dân sự
18-12-2013
Ghi chú: Tài liệu được gia đình Trương Duy Nhất gửi tới, và để nghị công bố theo yêu cầu của ông. Được biết, dựa trên kết luận điều tra này, ngày 17/12/2013 Viện kiểm sát đã có cáo trạng, tòa sẽ xét xử trong thời gian tới, tại Đà Nẵng.

1
2
3
4
5
6
7
8
9







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét