Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nhìn lại 70 năm lịch sử Việt Nam & Vì sao trẻ em bị bạo hành? - 17 người dân “cõng” một ông cán bộ

Nguyễn Hữu Liêm - Nhìn lại 70 năm lịch sử Việt Nam

Tác giả gửi Dân Luận
(Trích chương cuối Dân Chủ Pháp Trị: Luật Pháp, Công Lý, Tự Do và Trật Tự Xã Hội)

Cách đây 70 năm, trong những ngày cuối năm bên đèn dầu heo hắt, Lý Đông A, một chàng thanh niên trẻ Việt Nam, nhìn lên tấm lịch cũ treo trên tường đất, suy tư về ý nghĩa của con đường đấu tranh và lịch sử dân tộc. Đối với Lý Đông A, cha đẻ của chủ thuyết Duy Dân, thì lịch sử là một tiến trình hiện thực hóa lý tưởng của con người, của nhân loại. Với phong thái quán tưởng của một con người trong giai đoạn chuyển tiếp, Lý Đông A kêu gọi thanh niên Việt Nam, nhân những ngày cuối năm, “Hãy nhắm mắt lại, trở lại tự mình, xem cái sinh mệnh của tự mình tất thấy tất cả cái kết hợp và sinh mệnh của loài người, của lịch sử muôn năm cho đến ngày hôm naỵ"
Đối với Lý Đông A thì cuộc đời, “chỉ thấy đau khổ và chỉ còn rớt lại đau khổ trong cái vạch hướng thượng của đời sống.” Là một Phật tử, Lý Đông A chiêm nghiệm cuộc đời trên căn bản của một con người nhận chân ra giá trị của khổ đau để vươn mình đi tới. Ông trích Mạnh Tử rằng, “Trời sắp giáng đại mệnh cho ai, tất bắt người đó óc mỏi, gân nhừ, tim héo, phổi mòn, đủ điều khốn khổ, bách chiết thiên ma, làm cho người đó đứng dậy mà lớn lao lên.” Theo Lý Đông A thì mỗi dân tộc có một khổ nạn của số phận. Dân tộc phải chịu đau khổ như cá nhân để dân tộc đó được đi đến con đường “Thắng Nghĩa” và “Thắng Nhân”. Có thể ông đã chịu một ít nhiều ảnh hưởng của Immanuel Kant cách khoảng 150 năm trước, Lý Đông A chủ trương rằng mục đích của lý tưởng quốc gia và dân tộc là thể hiện được chân lý và đạo đức của Tạo hóa. Theo ông, “Quốc gia với dân tộc chỉ là một khái niệm, một tên gọi rỗng không nếu không sung thực cho nó một thực thể ở bên trong.” Lý Đông A nói tiếp, “Quốc gia hay dân tộc chỉ là hư danh” mà phải tìm thấy và phải thực hiện “cái sinh mệnh thực thể của giống nòi và toàn dân hướng theo một lý tưởng và chính nghĩa.”
Khi Lý Đông A đang viết những dòng chữ trên thì Thế chiến thứ Hai đang tiếp diễn. Những con người thao thức của thời đại đang đi tìm và bị đẩy vào những chọn lựa quyết liệt. Mỗi bước đi tới của Việt Nam thời đó đều mang thảm họa trộn lẫn với cơ hội. Lý Đông A nhìn
lên tường, trầm tư để nghĩ đến cái “Sử hồn” của dân tộc Việt. Từ những thao thức đó, ông viết thành một tiểu luận phân bày một ý nghĩa về tiến hóa lịch sử gọi là “Duy Dân Biện Chứng.”
Lý Đông A hỏi, “Trải 5.000 năm qua, nòi giống chưa bị diệt vong, phải có một lẽ gì? Và phải có một việc gì để làm?” Có thể ông đã hỏi tiếp, “Không lẽ cái giá trị hiện hữu của dân tộc Việt chỉ là để bị đau khổ?” và “Đau khổ cho mục đích gì?” Lý Đông A không trả lời những câu hỏi này mà chỉ còn hy vọng là “Chỉ có những người dưới địa ngục mới thực nghiệm thấy cái đau khổ của nòi giống và chúng sinh.”
Nhưng khi nhìn vào khối nhân loại trước mặt, nhất là dân tộc Việt, Lý Đông A nhìn thấy được luồng “Gió Đáy”. Luồng “Gió Đáy” của ông là thế hệ của thập niên 1940-50. Thế hệ của thời đó “tác dụng chủ đạo của mình” để làm việc cho “Thời Đại 2000.” Ông nói, “Chỉ có thế hệ thực tiền tiến” trang bị cho mình “trí viễn kiến và dũng cảm” để “đủ huyết tính ra gánh vác công việc lớn lao của thời đại trao cho.” Lý Đông A nhấn mạnh rằng dân tộc tính chỉ “tỏ lộ được sinh mệnh thực thể” khi chúng ta mang “chính nghĩa kiến thiết.” Và cái nền tảng căn bản là sự tiến hóa. Tiến hóa cho mỗi con người và cho cả dân tộc. Theo ông, “Người Việt ta phải hiểu thấu cái Để Uẩn tối thiêng liêng của nòi mình, cái lý niệm tối thực tại của Tiên với Rồng.” Ông trầm tư về “Một thế kỷ lâm ly, khố ải để thẩm thấu vào lòng mọi người Việt, cái bột phát của tương lai, cái đột biến của sự nghiệp.”
Lý Đông A có lẽ là triết gia chính trị duy nhất của Việt Nam trong gần thế kỷ qua. Ông là cha đẻ của sử quan mới trong đó cái “Lẽ Sống” của dân Việt phải được suy nghiệm. Tất cả chính trị và cách mạng đều phải cho sự tiến hóa của đạo lý dân tộc. Nhưng Lý Đông A chỉ nói lên được nỗi khát khao của con người thời đại với những vốn liếng kiến thức giới hạn và cũng còn quá nhiều cực đoan tính. Lý Đông A chỉ dừng lại ở biên giới dân tộc và chủ trương cách mạng bạo
lực với những ngôn từ của một nhà giảng đạo hơn là một tư tưởng gia - mặc dầu ông đã nói lên được nhiều nội dung triết học cách mạng sâu sắc của thời đại. Năng lực cách mạng của thời đại Lý Đông A ở tiền bán thế kỷ XX này vẫn còn mang nhiều tính chất thô sơ của tình cảm “non song,” “dân tộc” mơ hồ khi đối diện với một logic mới của lịch sử mà Tây phương đang nắm đầu dây chuyển động. Lý Đông A đáng cố gắng vùng vẫy thoát ly khỏi qua khứ ràng buộc nặng nề vào tư duy của một người Việt Nam đang đi làm cách mạng cứu nước.
Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của triết học chính trị Lý Đông A là không đưa ra được một nội dung giá trị cơ chế nào ngoại trừ lẫn quẫn ở chữ “Nhân” mơ hồ ràng buộc bởi cái đạo làm người trong hệ thống giá trị của Trung Hoa và Khổng Giáo. Lý Đông A cũng như toàn thể hệ thống triết học Đông phương đã thần tượng và lý tưởng hóa quá mức về khả năng chính trị của con người, vượt qua khỏi biên độ thực tế cần thiết, nhằm xác định một tầm mức khả thể thực tiễn cho vấn đề chính trị và xã hội vốn đòi hỏi những phương thức giải quyết trên căn bản định chế, tổ chức, và chính sách.
Từ trong khoảng trống to tát của triết học chính trị này, thanh niên Việt lên đường đi tìm tư tưởng chính trị mới. Trong đó có Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu và biết bao nhiêu người trẻ thao thức khác. Trường hợp của Hồ Chí Minh và các nhà tiền phong Cộng sản đại diện cho một trào lưu cách mạng tuyệt đối và cực đoan mà thời đại tạo nên. Những người Cộng sản Việt Nam là những người yêu nước với lý tưởng dân tộc, công bình xã hội. Họ ra đi trong cái nỗi đau chung của thế hệ với cực đoan tính của thời đại với những năng lực cách mạng sôi bỏng. Kết tụ lịch sử oai hùng của dân tộc và của người Cộng sản Việt Nam là chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một chiến thắng hiển hách, mang đủ anh hùng tính của dân tộc ta thời đại đó trước vấn nạn thực dân bạo lực.
Có lý luận cho rằng người Cộng sản đã “cướp công” kháng chiến chống Pháp của toàn dân vì những người đi kháng chiến thời Việt Minh đã không ra đi và chiến đấu cho lý tưởng Cộng sản. Lý luận này mang tính chất tình cảm để phủ nhân giá trị lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta phải có một cái nhìn quân bình hơn.
Nguồn gốc của chủ nghĩa Cộng sản, hay Xã hội Chủ nghĩa theo mô thức Marxist-Leninism, là lương tâm nhân bản hiện thực hóa qua ảo tưởng triết học. Đây là một hệ thống triết học chính trị phát xuất từ sự bất mãn với tình trạng dã man và bất công của giai đoạn kinh tế tư bản non nớt ở Âu châu ở thế kỷ thứ XIX. Chủ nghĩa này đặt niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của con người đối với lịch sử và muốn chuyển hóa xã hội bằng lý tưởng quản trị lịch sử. Lịch sử phải được nắm đầu và dìu dắt đến một chọn lựa lý tưởng trừu tượng và toàn thiện. Chủ nghĩa Cộng sản lạc quan quá đáng vào khả năng cách mạng giá trị toàn bộ để chuyển hóa con người và xã hội một cách khẩn cấp. Tính lạc quan này tập trung được những ước mơ đầy ảo tưởng của nhiều thế hệ từ những con người có đầu óc nhìn thấy được những hiện tượng bất thường và bất thiện của lịch sử. Họ phân tích sâu sắc căn bệnh của thời đại và đổ tội vào cơ chế và cơ cấu xã hội èo uột và bất công đương thời. Chính ảo tưởng lịch sử với những lý luận mang nhiều tính chất khoa học và triết lý Tây phương mà chủ nghĩa này đã nắm được năng lực tình cảm chính trị của quần chúng, nhất là giới trí thức đang được mở mắt ra trước giá trị Tây phương nhưng vốn ngây thơ và nông cạn về triết học chính trị.
Chủ Nghĩa Cộng sản đóng vai trò của một tôn giáo cho những xúc động nhân bản để biến tất cả những con chiên thành những chiến sĩ cực đoan cho một lý tưởng cực đoan. Thảm họa bắt nguồn từ đó. Khi một tuyệt đối luận như Marxist-Leninism được trang bị cho những con người cực đoan thì hậu quả không lường được. Chính câu nói của Lenin, "Cực đoan cộng với ngu dốt là thảm họa" đã áp dụng đúng cho trường hợp này. Thêm vào đó, người Cộng sản biết sử dụng tình cảm lý tưởng cao độ này để biến thành sức mạnh tổ chức, biến chính quyền thành khí cụ để chuyển hóa toàn bộ xã hội. Đối với giới trí thức, nhất là khối quần chúng vừa bắt đầu có ý thức chính trị ở các nước chậm tiến như Việt Nam thì chủ nghĩa này vừa khoa học, vừa nhân bản, lý tưởng, tuyệt đối, cách mạng toàn diện, có mục tiêu tôi hậu và điểm đi đến cho lịch sử nhân loại.
Giới tiền phong Cộng sản Việt Nam lớn lên trong bối cảnh đầu thập niên này khi nước nhà thì nghèo đói, nô lệ, lạc hậu, nhục nhã, với cơ chế thực dân áp bức, bất nhân cùng với triều Nguyễn bất lực, lạc hậu, ngu dốt. Việt Nam thời đó không những chỉ đương đầu với hai cơ chế trên mà thôi mà còn bất mãn tận cùng cái truyền thống văn hóa, xã hội lạc hậu, phong kiến, thiển cận không đủ năng lực để chuyển hóa. Những giá trị và cấu trúc xã hội Khổng Nho và Phật giáo giống như những ngôi miếu trong góc vườn thiếu khả năng đương đầu với chao động toàn diện của giai đoạn lịch sử đó. Chúng ta hãy đọc lại những vần thơ Chế Lan Viên để thấy được tâm tình này: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ!” Ở đầu thế kỷ XX, nếu không có Pháp đô hộ Việt Nam đi nữa, thanh thiếu niên Việt Nam cũng lên đường ra đi. Thời đại như thế đã sinh ra những đứa con lãng tử lịch sử bị chơi vơi với trước ánh sáng mới của văn minh nhân loại. Họ ra đi không những chỉ vì bất mãn mà còn muốn tìm kiếm một linh hồn cho chính mình, cho dân tộc. Đây là những con người dân tộc muốn phủ nhận quá khứ và hiện tại phủ phàng để mong cứu đất nước và chính mình. Dù họ có muốn trở lại căn nhà xưa đi nữa, họ cũng đã phải bước vào ngõ cụt không lối thoát. Căn nhà tổ tiên đã mục nát tận rường cột. Đình làng, chùa chiền, đền miếu bị Pháp, tức là văn minh Tây phương, đang tiêu diệt cả về phương diện vật thể lẫn tinh thần. Tâm hồn của họ chìm ngập trong tâm trạng đau xót của nỗi “nước mất, nhà tan.” Những đứa con dân tộc Việt ở đầu thế kỷ XX đã phải đương đầu với hai công trình lịch sử lớn: Giành độc lập và xây dựng một Việt Nam mới.
Đứng giữa hai gọng kềm, một là bất mãn và thất vọng với truyền thống và hiện tại; hai là mặc cảm và hận thù đối với Pháp và Tây phương, người con Việt chỉ còn muốn đi tìm một con đường thứ ba. Phan Bội Châu, Lý Đông A, Phan Chu Trinh cùng các nhà yêu nước thời đại đều nhìn ra phía ngoài, hy vọng tìm một mô thức mới khả dĩ có thể cứu nước, xây dựng nước nhà trên căn bản giá trị Đông phương nhưng với tính thực tiễn và khoa học Tây phương. Nhưng những nhà cách mạng này lúng túng cho một hệ ý thức cho thời đại. Họ chỉ có diễn đàn đánh đuổi thực dân nhưng mơ hồ về một mô hình chính trị và xã hội cho Việt Nam khi đã giành được độc lập. Trong khi đó, Hồ Chí Minh và đồng chí của ông nao nức và triệt để hơn. Họ cảm nhận được cái lúng túng của những nhà cách mạng thời đó. Họ muốn có một phương thức cách mạng sâu rộng và toàn diện để đáp ứng nhu cầu to lớn của thời đại.
Trước bối cảnh tinh thần và hoàn cảnh mà những người Cộng sản tiền phong đã có như thế, chúng ta hãy thử đặt chính mình vào thực tế khách quan và nội tại đó - bỏ đi mấy chục năm cái xa xỉ đứng nhìn những thảm họa từ chủ nghĩa Cộng sản đối với Việt Nam - thì chúng ta đã có khuynh hướng chính trị như thế nào?
Những người như Hồ Chí Minh, Trần Phú, Tạ Thu Thâu... lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Cộng sản Marxist-Leninism đã cảm thấy như một người lạc lõng, tuyệt vọng giữa sa mạc tìm được nước uống và bản đồ. Sự chọn lựa chủ nghĩa Cộng sản đối với họ, trong hoàn cảnh đó, là sự chọn lựa sai lầm của những người yêu nước. Nhưng sự sai lầm này không thế tránh được.
Khi họ đã có chủ hướng, người Cộng sản từ đó đã được trang bị một ý thức hệ và khoa học tổ chức cách mạng chính trị hiệu năng và tàn bạo. Cộng sản Việt Nam, từ đó, đáp ứng được với nhu cầu chiến tranh bạo động chống thực dân. Họ không ngần ngại sử dụng hết mọi thủ đoạn để phục vụ chọ lý tưởng ý thức hệ và mục tiêu tổ chức. Bất cứ cản trở nào đối với họ đều phải bị tiêu diệt, kể cả các phe cách mạng dân tộc chống Pháp, những nhà yêu nước, những chiến sĩ dân tộc. Cuối cùng, người Cộng sản làm chủ được năng lực cách mạng dân tộc thời đại và thành công đánh đuổi thực dân Pháp.
Chúng ta phải nhớ rằng, trong đấu tranh chính trị quyết liệt, nhất là ở mức độ lạc hậu của dân tộc ta thời đó, mục tiêu giành được chủ động độc tôn cách mạng và lãnh đạo chính trị là điều đương nhiên. Cái tàn bạo, giết chóc không cần thiết cũng không chỉ có người Cộng sản đã vi phạm. Hãy nhìn thực dân Pháp đã tàn sát dân lành như thế nào trong thời gian này. Hãy nhìn lính Nhật và trận đói khủng khiếp Ất Dậu. Chính đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chương trình cứu đói cho các tỉnh miền Bắc và Trung Phần. Các đảng phái quốc gia thì bất lực, thụ động, làm ngơ, lo tranh chấp nội bộ, và cũng tàn sát lẩn nhau không kém. Tuy nhiên, cái nỗi bật là tính triệt để và tàn ác cao độ khi người Cộng sản hành xử đấu tranh và cách mạng.
Phán xét nghiêm khắc trên phương diện chính sách và phương thức hành xử chính trị của người Cộng sản Việt Nam đối với các đoàn thể tổ chức, cá nhân yêu nước thời đại là một việc. Tuy nhiên, sự “đổ tội” cho người Cộng sản khi họ vận động, sử dụng được sức mạnh cách mạng bằng lý tưởng chủ nghĩa nằm trên phương diện khác. Nên nhớ rằng cách mạng phải cho một lý tưởng chính trị và xã hội nào đó khi đất nước đã được độc lập. Dân chủ, Tư bản, hay Cộng sản đều là những mô hình chính trị, xã hội Tây phương cả. Hãy ví dụ: Nếu Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học vận dụng được sức mạnh thời đại và đánh đuổi được thực dân Pháp, thiết kế Việt Nam bằng một mô thức mới (Quốc Dân Đảng là mô thức chính trị Trung Hoa) đem đến những hậu quả tai hại cho nước nhà, thì liệu cái lý luận Quốc Dân Đảng “cướp công” kháng chiến có hợp lý hay không?
Người Cộng sản Việt Nam đã không cướp công của ai cả. Tác phẩm chính trị, kinh tế, lịch sử hiện nay của Việt Nam là của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang đi về đâu?
Trước hết, trên bình diện rộng lớn về một viễn kiến chính trị cho tương lai, người Cộng sản Việt Nam, cho đến nay, 1991, vẫn tiếp tục xác nhận lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa, mô thức Marxist-Leninism. Họ vẫn tin vào rốt ráo tính của những dự phóng ý thức hệ mà lịch sử và nhân loại đã đào thải. Hãy bình thản nhìn lại ý nghĩa của cách mạng và chính trị.
Những vận động cách mạng, chính trị, xã hội đều nằm trong sự vật lộn của con người đương đầu với vấn nạn ngàn năm về mục tiêu tối hậu của lịch sử và giá trị hiện hữu. Những chuyển biến liên tục trong khoảng năm thế kỷ qua đều nhằm đánh thức và mở lối những con
đường có thể của ý thức. Một lộ trình đã được mở ra là “lịch sử tuyệt đối luận” không còn bị kềm kẹp bởi ảnh hưởng thần học. Nhân loại kinh nghiệm tuyệt đối luận này qua kinh nghiệm Cộng sản trong suốt thế kỷ qua. Tinh hoa của hệ thống triết học chính trị Marxism thu gọn trong niềm tin rằng vật thể cấu tạo tiền đề cho ý thức. Xuống một mức nữa, Marxism muốn lấp cái hố sâu chia cách cá nhân và xã hội để chấm dứt hiện tượng vong thân cho nhân loại. Cơ chế xã hội không thỏa mãn được lý tưởng nhân bản là nguồn gốc thao thức không cùng để tìm cách phế bỏ. Niềm tin vào khả năng của con người có khả năng kiến tạo cơ chế phản ảnh giá trị nội tại chủ quan là động cơ cách mạng thường trực. Nhưng niềm tin đó đã được hiện thực chưa và có thể thành đạt không?
Hãy nhìn vào lịch sử cận đại. Hãy nhìn vào Việt Nam. Hố ngăn cách giữa giá trị nội tại giữa cá nhân và cơ chế xã hội lại càng sâu thẵm. Tình trạng vong thân, tha hóa ở nước nhà còn trầm trọng hơn ở các nước tư bản, hay ngay cả những quốc gia nghèo đói lạc hậu không Cộng sản. Nền tảng triết học của Marxism sụp đổ trước kinh nghiệm lịch sử từ các quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản.
Lịch sử không thể uốn nắn bằng tuyệt đối luận, lãnh đạo bởi một thiểu số mang ảo tưởng. Lịch sử là tiến trình chọn lựa hợp lý, vừa phải, trong giới hạn của thời đại, hoàn cảnh và con người. Lịch sử là một trường tiến hóa bất tận. Lịch sử phủ nhận chủ nghĩa Cộng sản vì nó không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, cải tiến xã hội, giáo hóa con người. Nó đè bẹp và bóp chẹt giá trị nhân bản vì bản chất độc tài và hoàn cảnh đời sống kinh tế, vật chất khó khăn. Nó không mở lối tự do để đáp ứng những ước vọng phổ quát cho cá nhân. Nhân loại đã đổ quá nhiều máu xương và nước mắt để thử nghiệm xã hội chủ nghĩa. Cái mà người Cộng sản Việt Nam phải công nhận bây giờ là xã hội chủ nghĩa không có tương lai cho nhân loại và cho dân tộc.
Nghĩa là, Yêu nước là phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa. Lúc này và bây giờ!

***
Cách đây hơn một thế kỷ rưỡi, Karl Marx bắt đầu bình chú về cơ chế chính trị của các quốc gia Âu châu thời đó. Marx mở đầu bằng công trình phê phán luận đề chính trị quan trọng nhất của Hegel thời đó, Triết Học Pháp Quyền. Marx viết,
Cái chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng. Sờ dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nội dung hãnh tiến vô vọng. Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì chính tự bản chất cùa nó là một lỗi lầm lịch sử... Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai. Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vờ bi hài kịch khủng khiếp.

***
Lịch sử là tiến trình của nỗ lực con người - cá nhân - tự cai quản chính mình, tự ý thức về mình, tự làm chủ được mình, tự thắng mình, tự vượt qua đau khổ, tự hòa nhập khách quan với chủ quan để thực hiện hóa tự do. Như Hegel đã nói thì lịch sử là sự chuyển hóa tiệm tiến của lý trí. Cách mạng hướng thượng là nỗ lực xây đắp tương lai bằng những kết quả lịch sử đã được tích trữ. Tiến bộ đích thực là tinh thần của tương lai trở về hòa nhập và bắt tay với nỗ lực hiện tại.
Trong đó, quốc gia là cơ chế vận hành lịch sử. Và luật pháp đóng được thế đứng cung cấp cơ hội, tự do tích cực, phương tiện cho sự thể hiện tiềm năng và ý lực cá nhân. Quốc gia trong lý tưởng này phải là một tập thể được sống chung trong cơ chế dân chủ pháp trị. Chỉ có luật pháp thể hiện được năng lực ý chí và lý trí để được tự ý thức, tự quản của cá nhân đối với xã hội.
Luật pháp là máu huyết của cơ thể quốc gia nuôi dưỡng những tế bào quốc dân. Hướng đi của quốc dân là tiến trình nâng cao ý thức về chính mình. Luật pháp, khi kiến tạo bởi cơ chế chính trị dân chủ, thể hiện được chính nội tâm của cá nhân.
Luật pháp, từ đó, là ngôn ngữ của tự do. Luật pháp là hơi thở của lịch sử.
(NHL: 1991)

Pín – Người giàu là xấu?

...cc : Nếu như không ĐẤU TRANH GIAI CẤP ( Tức là Giai cấp VÔ SẢN do CS lãnh đạo toàn diện ) thì làm sao mà có cái “chủ nghĩa CS” ?
  – Người giàu là xấu , mà phải là “xấu xa ” : ” Bọn giàu có nó chỉ biết thương tiền chớ không thương ai cả – Chỉ từ khi có Đảng năm 1930 đến giờ ( thời điểm 1976) thì đảng mới vì nhân dân , chăm lo cho nhân dân , hy sinh tất cả vì Đất nước và Nhân dân”….
   – ” Trong khi Nhân dân ta còn đói khổ ,bọn Tư sản tư bản , bọn địa chủ do nó bóc lột Nhân dân ta mới giàu có- Vậy nếu của cải do Ông Bà để lại thì sao? – Vậy là Ông Bà anh bóc lột mà có”….
   – ” Nhân dân ta cùng Cách mạng (CS) đứng lên lật đổ chế độ độc tài gia đình trị NĐD tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai vong bản ,bán nước cho ĐQ Mỹ…quay lại đàn áp bắn giết bóc lột Nhân dân ta , khi cách mạng thành công trong công cuộc giải phóng Miền Nam thoát khỏi bọn tay sai và ĐQ Mỹ , cào nhà bọn nhà giàu , lấy ruộng đất của nó chia cho nhân dân , ai làm nấy ăn , không sưu tô thuế tức cho thằng nào con nào cả , không thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ nhân dân ta”…( thời điểm 1960s)

Danluan

 Nguồn: Voong Ngau Pin blog

Dân Luận: Tác giả chỉ ra cái tâm lý căm ghét người giàu của người dân bắt nguồn từ sự lãnh đạo của một đảng chuyên đại diên cho tầng lớp vô sản. Tức là trong xã hội này, người giàu khó ngóc đầu lên được. Thế thì muốn đất nước phát triển để không quay về tình trạng ai cũng nghèo như nhau ngày xưa, điều cần làm có phải là sửa đổi hoặc dẹp bỏ cái tổ chức chuyên tuyên truyền ý thức hệ công nông vô sản, cổ vũ cho tinh thần căm thù đấu tranh lật đổ giai cấp mà ai cũng biết?
Hồi bé đi học, tất cả các chuyện tôi đọc và được học đều có nhân vật phản diện là lão nhà giàu độc ác xấu xa, chưa 1 lần nào tôi đọc được những chuyện cổ mà nhà giàu lại tốt cả. Và nhân vật hiền lành tốt bụng, bao giờ cũng nghèo rớt mùng tơi, và luôn luôn không đủ ăn, phải ăn cháy, phải vào rừng kiếm củi đổi gạo kiểu Thạch sanh khố dây lòi dái, phải thậm chí không có cái khố để mặc như anh Trương chi dái to hát như thằng đéo gì bụng to người Ý.
Người cộng sản cướp được chính quyền chính nhờ những người nông dân nghèo, với lòng hận thù ghanh ghét luôn đầy tràn với kẻ giầu là những tên thực dân, những thằng địa chủ, những tên tư sản, tất cả bọn chúng đều đáng ghét vì thừa ăn thừa mặc, nhà chúng luôn kín cổng cao tường và nghêng ngang xe-pháo.
Và khi người Pháp bỏ đi, tư sản bị cải tạo, thì vụ cải cách điền địa vĩ đại năm 1950s chính là minh chứng rõ rệt nhất về việc ghét người giàu, họ bị những bần nông nghèo đấu tố và làm nhục, tất cả những ruộng đất của địa chủ, những người được coi là giàu, đều bị tịch thu để chia cho bần nông, là tầng lớp nghèo khó, và khi có làng chưa đủ số địa chủ, những người trung nông bị đôn lên thành địa chủ cho đủ số.
Cô Cụ đã khóc xin lỗi nhân dân sau dịp này vì những sai lầm mắc phải, nhưng những giọt nước mắt của cô là dành cho người nghèo, tức trung nông bị “đôn” thành địa chủ, chứ các anh địa chủ xịn giàu nứt khố đổ vách dường như không thuộc về những lời xin lỗi này.
Nghèo, với tôi hồi đó được học trong sách vở đều là người hiền lành tốt bụng, thương người và có hiếu. Cứ nghèo được mặc định là tốt. Nhà tôi thời bao cấp khá giàu, giàu thời đó là có 2 cái gường, 1 cái tủ, 1 cái xe đạp Phơ gô và 1 honda 50 cũ, hồi đó thức ăn phải mua tem phiếu, thịt lợn thường ko có thường xuyên và hay bị kém chất lượng, thịt bò chỉ có trong sách và giấc mơ, nhưng thịt gà thì mẹ tôi vẫn nuôi và thịt ăn, mỗi lần thịt đều phải dấu và mang lông chôn kĩ, mẹ tôi lo sẽ bị ghét nếu có thịt gà ăn thường xuyên.
Thời bao cấp đó, nghèo là nghèo tất, những người giàu có nhờ buôn bán đều bị gọi là bọn gian-thương, các lãnh đạo cố ăn mặc giản dị nhất có thể, và thậm chí vào năm 1983, theo chỉ thị mật danh Z30, cho phép tịch thu tất cả những nhà xây 2 tầng và tài sản trong đó, Lí do là tài sản có được do phạm tội mà có, và tất nhiên, không cần chứng minh, bằng cớ lẫn luật sư hay tòa án. Hà nội đã thu 105 nhà, lí do duy nhất khi thu nhà là “Giàu” với lập luận đơn giản: Giàu là có tội, tài sản đó mặc định là bất minh.
Ở cái thời toàn dân nghèo thì người giàu nào cũng bị mặc định là của cải có được do phạp pháp.
Khi xảy ra va chạm giao thông, xe máy đền xe đạp, ô tô thì đền xe máy bất biết đúng sai, cũng do 1 phần quan niệm giàu hơn là mặc định sai.
Nghèo luôn luôn được thông cảm, vì người nghèo luôn đông hơn nhiều, ở Việt nam, càng nghèo càng đẻ khỏe, và tất nhiên, những đứa trẻ đáng thương không được phép chọn cha mẹ đó cũng sẽ nghèo. Người nghèo luôn tự tin đẻ tràn với tâm niệm sai lầm : Trời sinh voi trời sinh cỏ.
Những người nghèo luôn được thông cảm từ mọi phía, ngay cả khi họ phạm luật, tôi đọc báo thấy 1 anh bán rong bị thu đồ đã khóc ầm lên và than: “con ơi, thế là không có tiền đóng học cho con rồi” và anh được rất nhiều người cảm thông và chửi rủa những người bắt anh là bất-nhân, trong khi họ chỉ đang thừa hành pháp luật. Hay 1 anh bán rong ở nơi bị cấm trên xe ba gác, 1 loại xe cũng bị cấm trong thành phố, được cho rằng bị đánh ngất khi cố chạy theo để giằng lại đồ từ xe, hay 1 anh lái xe chở bia chạy như 1 tay đua F1 ở đường cua khiến bia văng tung tóe theo lực li tâm và suýt giết chết 1 người đi xe máy..
Và các anh đều nhận được rất nhiều chia sẻ cảm thông và mọi người đều quên đi việc các anh phạm luật.
Thực sự mà nói, những người nghèo ngày 1 đông dần và họ tràn về thành phố kiếm ăn vô luật pháp, họ làm tắc đường, mất mĩ quan đô thị, xả rác bừa bãi và bán đồ độc hại không nguồn gốc. Và lời thanh minh được nói nhiều nhất của họ khi bị thu giữ đồ nghề là “ Do quá nghèo, mong được thông cảm”.
Trên các diễn dàn khi các báo trong nước nô nức đưa tin với niềm hân hoan không giấu diếm có 1 đại gia nào đó bị phá sản và bán tống bán tháo nhà máy phân xưởng sản xuất thì luôn có những phản hồi mang tính chất hả hê thỏa mãn sự đố kị, và thống kê ra hàng loạt những tội lớn nhỏ của đại gia kém may mắn này, nhưng không ai quan tâm rằng, khi 1 đại gia giàu có bị phá sản, nghĩa là hàng ngàn công nhân sẽ bị mất việc, và càng nhiều doanh nghiệp phá sản, nghĩa là thất nghiệp và phạm tội sẽ càng gia tăng. Ai sẽ nuôi gia đình những công nhân thất nghiệp? Họ lại gia nhập tầng lớp nghèo cố gắng mưu sinh và bị cuốn vào thành phố vốn đã thừa mứa hàng rong ve chai vé số ăn mày kẻ cướp.
Thật buồn để nói rằng, các quan chức hay đại gia giàu có khó có thể trong sạch, khi bị lộ, thì tội họ dễ bị buộc nhất là đưa, nhận hối lộ và trốn thuế.
Và gần như không né tránh, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳn thắn nói khi tiếp xúc với cử tri: ““Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta phải xem xét, bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt. Tham nhũng đúng như các bác nói phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Và 1 vị phó chủ tịch nước cũng nói: ” làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc?”
Theo cá nhân tôi, riêng ở Việt nam, nơi đâu có hối lộ tham nhũng, ở đó có phát triển, có công ăn việc làm, dân giàu hơn những nơi quan thanh liêm trong sạch.
1 người dân đi chạy việc bất kì ở cơ quan công quyền nào cũng thích gặp những anh nhận hối lộ hơn, vì chỉ có hối lộ mới có cơ may xong việc được.
Mặc dù hối lộ hay trốn thuế, nếu người giàu mở rộng kinh doanh, có thêm nhiều việc làm, giúp những người nghèo giàu hơn, thì cần phải mừng hơn là việc họ bị phá sản chứ?
1 đất nước liệu có giàu mạnh được không, nếu quá đông người nghèo và tất cả mọi người trong số họ đều hả hê khi những anh giàu bị tán gia bại sản và nghèo như họ?
Và đất nước này sẽ phát triển thế nào, nếu mọi người đều trở về thời nghèo như nhau giống những năm bao cấp?

Vì sao trẻ em bị bạo hành?

Trường Yên

Hình ảnh hành hạ trẻ em ở cơ sở Phương Anh
Những hình ảnh hành hạ trẻ em gây sốc trong dư luận
Dư luận xã hội lại một lần nữa bức xúc vụ việc giáo viên và bảo mẫu của Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh (Tp. Hồ Chí Minh) bạo hành các cháu bé từ 10 tháng đến 4 tuổi được các gia đình gửi bán trú.
Clip do báo Tuổi Trẻ đăng tải ngày 17/12 đã cho thấy, những người này bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt,… các cháu bé.
Cách đây hơn 1 tháng, cũng tại Tp. HCM, một bảo mẫu tư đã đánh và gây tử vong đối với một cháu bé 18 tháng tuổi.
Mặc dù trước đây, đã có nhiều vụ bạo hành trẻ em tại các trường mầm non và các cơ sở trông trẻ tư nhân.
Và những bạo hành trẻ em mất nhân tính này đã bị pháp luật trừng trị. Nhưng vấn nạn này không có dấu hiệu giảm.
Vậy nguyên nhân vì sao lại gây ra những vụ bạo hành mất nhân tính đó?

Trường công quá tải

Những gia đình có trẻ ở độ tuổi mẫu giáo tại các thành phố lớn, những nơi có các khu công nghiệp tập trung thì việc gửi con tại các trường mầm non luôn là bài toán nan giải.
Đặc biệt đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp và những hộ gia đình chưa có hộ khẩu thành phố.
Hệ thống trường mầm non công lập đang quá tải. Việc xin một suất học cho trẻ em sẽ trở nên rất khó khăn nếu không đủ các tiêu chuẩn như nộp hồ sơ đúng hạn, thậm chí cả những người có hộ khẩu tại địa phương và là đối tượng ưu tiên.
Hệ thống trường mầm non công lập đang quá tải. Việc xin một suất học cho trẻ em sẽ trở nên rất khó khăn nếu không đủ các tiêu chuẩn như nộp hồ sơ đúng hạn, thậm chí cả những người có hộ khẩu tại địa phương và là đối tượng ưu tiên.
Với mức độ tăng dân số mạnh mẽ tại các đô thị trong thời gian qua, và mỗi phường thường chỉ có một đến hai trường mầm non. Các trường mầm non công lập chỉ đáp ứng khoảng 40 – 60% số trẻ tại địa phương.
Một số trường điểm có điều kiện vật chất và đội ngũ giáo viên mầm non đạt chuẩn.
Nhưng vì thế luôn có cuộc chạy đua từ đầu hè đối với các gia đình muốn con cái mình học ở đấy.
Các vấn đề tiêu cực sẽ phát sinh kèm theo như chạy suất vào trường, chạy tạm trú để đủ điều kiện vào trường.
Dĩ nhiên, khi trường đã nhận đủ số học sinh theo quy định, thì những em khác sẽ không còn cơ hội và gia đình phải gửi con họ vào các trường tư thục.

Bạo hành tại trường tư thục

Những vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra trong thời gian qua chủ yếu xảy ra ở các trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân. Đối với các trường công lập, thi thoảng vẫn xảy ra, nhưng không nhiều.
Chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non đã tạo điều kiện cho các trường tư thục ra đời, đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của các gia đình không đủ điều kiện cho con vào học các trường mầm non công lập.
Tuy nhiên, hầu hết các trường mầm non tư thục chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng và chất lượng của đội ngũ giáo viên.
Các trường tư thục thường sử dụng các nhà ở cải tạo thành trường học, thiếu khuôn viên, sân chơi cho trẻ theo quy định. Mỗi phòng học chỉ từ 15 – 20 m2 và có đến 30 – 40 cháu trong một phòng học.
Số lượng các cháu trong một lớp đông như vậy vì những người mở trường muốn tăng lợi nhuận bằng cách giảm số lượng giáo viên.
Hình ảnh hành hạ trẻ em ở cơ sở Phương Anh
Các cô bảo mẫu ở cơ sở Phương Anh đã bị khởi tố
Phần lớn các trường tư thục chỉ có một số lượng nhỏ các giáo viên có bằng cấp chuyên môn, chủ yếu dạy các lớp học sinh lớn. Còn giáo viên dạy các lớp học sinh nhỏ và các cô bảo mẫu thường chưa được đào tạo nghề nghiệp hoàn chỉnh.
Lý do là mức lương của các giáo viên ở các trường mầm non tư thục không cao, các chính sách bảo hiểm xã hội không lâu dài. Vì vậy những người được đào tạo chuyên môn chính quy thường tìm cơ hội ở các trường công lập hoặc làm trái nghề.
Và để bù đắp sự thiếu hụt này, nhà trường thường tuyển dụng những người chỉ được đào tạo ngắn hạn, thậm chí cả những người chưa có chuyên môn và chỉ mới tốt nghiệp phổ thông. Trường hợp tại Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh là một ví dụ.
Giáo dục mầm non là một lĩnh vực giáo dục đặc thù. Bởi vì đối tượng dạy dỗ là các cháu bé từ đang tập nói đến độ tuổi có thể học chữ. Vì vậy, thi tuyển giáo viên mầm non cũng có đặc thù riêng.
Ngoài việc thi các môn kiến thức phổ thông, còn phải thi năng khiếu để đánh giá mức độ đam mê nghề nghiệp và tình yêu thương đối với con trẻ.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự xuống cấp của đào tạo đại học Việt Nam nói chung và đào tạo giáo viên mầm non nói riêng, nên việc thi năng khiếu đã bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ. Vì thế có một lượng không nhỏ giáo viên mầm non ra trường thiếu hẳn niềm đam mê nghề lẫn tình yêu thương đối với con trẻ.
Trong một môi trường dạy dỗ thiếu cơ sở vật chất, không gian và các dụng cụ hỗ trợ giảng dạy. Mức thu nhập của các giáo viên thấp.
Các giáo viên không tâm huyết với nghề hoặc chưa từng được đào tạo chuyên môn. Thì việc dạy dỗ một số lượng trẻ lớn như vậy chắc chắn gây ức chế và quá tải cho các giáo viên này.
Đối với họ, bạo hành với trẻ để hoàn thành nhiệm vụ là điều dễ hiểu.

Sự buông lỏng quản lý

Việt Nam có hai cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến trẻ em gồm Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Vụ Giáo dục mầm non (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bên cạnh đó, còn có một hệ thống quản lý hành chính tại địa phương và các tổ chức chính trị xã hội. Nhưng hầu hết những vụ bạo hành trẻ em lẫn sai phạm trong các trường mầm non được phát hiện là do phụ huynh, người dân và các cơ quan báo chí.
Việc cấp phép các trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân lẫn quản lý các hoạt động của các đơn vị này hầu như bị buông lỏng trong thời gian qua.
Việc cấp phép các trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân lẫn quản lý các hoạt động của các đơn vị này hầu như bị buông lỏng trong thời gian qua.
Điều này thể hiện ở việc hàng nghìn các cơ sở mầm non tư thục không đạt tiêu chuẩn quy định về trường học vẫn được cấp phép thành lập.
Hàng nghìn các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân không giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Chắc chắn rằng, không thể nói tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành không biết.
Rõ ràng nếu các cơ quan quản lý chuyên ngành lẫn chính quyền địa phương làm đúng quy định và có trách nhiệm, thì không thể có những cơ sở mầm non tư nhân chưa đạt tiêu chuẩn quy định về trường học, không thể có các giáo viên chưa có trình độ chuyên môn trông dạy trẻ tại các trường này, không thể có các cơ sở trông giữ trẻ không giấy phép.
Và chắc chắn rằng, sẽ không có những vụ bạo hành trẻ em mất hết nhân tính, thậm chí gây thương tật vĩnh viễn và tử vong trong thời gian qua.

Trách nhiệm của gia đình và xã hội

Gia đình của những trẻ em bị bạo hành cũng không thể không có trách nhiệm.
Họ đã không tìm hiểu kỹ và quan tâm hơn đến cơ sở mầm non mà họ gửi gắm con cái của mình. Cho dù vì lý do bươn trải với cơm áo gạo tiền hay vì tin tưởng vào cơ sở trông dạy trẻ thì vẫn là điều đáng trách.
Khi những vụ việc bạo hành xảy ra, họ [phụ huynh] quay ra đổ hết trách nhiệm cho cô giáo, cho nhà trường và cho các cơ quan quản lý. Và họ cho rằng mình chỉ là nạn nhân đáng thương của sự mất nhân tính của các cô giáo, của sự quản lý thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Họ hầu như giao phó con mình cho nhà trường, cho cô giáo. Họ tin tưởng tuyệt đối vào cô giáo. Nếu có điều gì bất thường đối với con, thay bằng việc truy tìm nguyên nhân từ con mình, họ thường hỏi các cô giáo và luôn nhận được câu trả lời là do con họ nghịch ngợm nên trợt ngã, hoặc xảy ra xô xát với bạn.
Họ thường gửi “phong bì” cho các cô giáo trong các dịp lễ tết, thậm chí cho từng tháng với mong muốn cô giáo quan tâm đến con mình hơn, và không đánh cũng như quát mắng đứa trẻ.
Dĩ nhiên, những gia đình khó khăn sẽ chịu sự thiệt thòi trong đối xử của cô giáo thiếu tâm lẫn trách nhiệm nghề nghiệp với con của họ.
Nghĩa là, họ biết sẽ có bạo hành trong cơ sở mầm non họ gửi con cái, và họ chấp nhận bằng cách mua chuộc cô giáo. Khi những vụ việc bạo hành xảy ra, họ quay ra đổ hết trách nhiệm cho cô giáo, cho nhà trường và cho các cơ quan quản lý.
Và họ cho rằng mình chỉ là nạn nhân đáng thương của sự mất nhân tính của các cô giáo, của sự quản lý thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Cũng không thể không nói đến trách nhiệm của xã hội trong những vụ bạo hành này. Những người dân gần cơ sở mầm non, những tổ chức xã hội trên địa bàn,… không thể không biết sự việc.
Nhưng họ bàng quan, thậm chí vô cảm với những hành vi bạo hành trẻ. Nhiều người trả lời báo chí rằng, họ biết sự việc, nhưng không nghĩ là có sự bạo hành mất nhân tính như vậy, mà chỉ nghĩ là các cô giáo chỉ hay đánh để răn dỗ con trẻ.
Nếu họ có trách nhiệm với xã hội, và có lương tâm của một người làm cha làm mẹ, thì chính họ phải thông báo cho phụ huynh lẫn tố cáo lên các cơ quan chức năng. Khi đó, những sự việc đáng tiếc sẽ được ngăn chặn sớm.

Lời kết

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Là đối tượng được gia đình, nhà trường và xã hội bảo trợ, bao bọc và chăm sóc. Việt Nam đã phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em từ năm 1990. Thế nhưng còn có bao nhiêu trẻ em hàng ngày vẫn bị bạo hành một cách vô nhân tính?
Ở các quốc gia phát triển, trẻ em trong độ tuổi mầm non được nhà nước bảo trợ và nuôi dưỡng. Nhưng ở Việt Nam, trách nhiệm này do các gia đình tự đảm nhận.
Ngoài được hưởng bảo hiểm xã hội và tiêm chủng miễn phí theo quy định, hầu như trẻ em không nhận thêm được sự bảo trợ nào, kể cả trong giáo dục.
Đối tượng trẻ em bị bạo hành chủ yếu xảy ra tại các trường mầm non tư thục, và phần lớn là con em các gia đình có thu nhập thấp. Phải chăng, sự nghèo đói là một tội nợ, và không chừa cả trẻ em?
Và có phải, sự vô cảm cũng như những tội ác do các thế hệ trẻ gây ra ngày một nhiều hơn trong xã hội chính là hậu quả của việc bạo hành tâm lý và thể xác của trẻ em trong giai đoạn giáo dục mầm non?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Nguyễn Vạn Phú - Mạng xã hội và bảo mẫu


995579_792036847489731_1246590214_n.jpg

Báo chí Việt Nam thường chọn mảng đề tài "dễ và an toàn" để đưa tin: Ảnh 1: Nhà báo bu quanh tội phạm giết người Nguyễn Đức Nghĩa. Ảnh 2: Nhà báo bu quanh 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý. Ảnh 3: Nhà báo bu quanh "hoa hậu bán dâm" Minh Xuân. Ảnh 4: Nhà báo bu quanh... vô tuyến truyền hình đang phát trực tiếp buổi xét xử Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI toàn quốc Dương Chí Dũng. (Ảnh: Nhật Ký Yêu Nước)

Đang quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa mạng xã hội và báo chí nên tôi quan sát vụ hai bảo mẫu hành hạ con trẻ dưới góc độ này và thấy một số điều như thế này.

Lúc nào xảy ra một vụ gây xôn xao như thế này đều xuất phát từ báo chí trước, ngay sau đó mạng xã hội là nơi làm bùng phát sự phẫn nộ của mọi người dưới nhiều sắc thái khác nhau, lan tỏa như đám cháy rừng. Sự phẫn nộ đó lây lan ra báo chí chính thống, buộc hàng loạt tờ báo khác vào cuộc. Mọi việc bị đẩy tới đỉnh điểm.

Sau đó một thời gian, ngắn dài tùy lúc, nhưng thường xuất phát từ mạng xã hội với một cây bút được nhiều người theo dõi, đưa ra một góc nhìn khác, tỉnh táo hơn, có trách nhiệm hơn. Ví dụ ở đây là trách nhiệm của bố mẹ vì không lẽ con họ bị hành hạ như thế suốt một thời gian dài mà họ không phát hiện được? Dư luận mạng xã hội chùng lại và có khả năng bục ra ở một hướng hoàn toàn mới. Chẳng hạn trong vụ này là tấm hình hai bảo mẫu chịu sự soi mói của báo chí làm một số người đặt vấn đề sự căm thù, tính bạo lực không giải quyết được vấn đề…. Cứ như thế mạng xã hội như một cơ thể sống, thay đổi liên tục.

Theo tôi ở trên mạnh xã hội các làn sóng xúc cảm thay đổi từng giờ là chuyện bình thường – vậy nó mới là mạng xã hội. Chẳng hạn, sự phẫn nộ ban đầu (hoàn toàn chính đáng) có thể là để giải tỏa mặc cảm (bỗng nhận ra) là lâu nay mình không quan tâm đến con cái, không lắng nghe chúng, không biết vì sao nó sợ hãi khi bị đưa đi nhà trẻ. Đó có thể là cảm giác ân hận, cảm giác mình cũng có lỗi… và đó chính là hiệu ứng tích cực từ câu chuyện đáng buồn này – nó giúp cảnh tỉnh mọi người trong một chừng mực nào đó. Mọi tranh cãi đều có ích, ít nhất nó giúp nhiều người giảm stress.

Nhưng làm báo phải thận trọng không thể chạy theo xúc cảm của mạng xã hội vì rất dễ chạy quá đà, rơi vào chỗ lố bịch. Làm báo là phải có sự tỉnh táo cần thiết. Ví dụ chạy theo mạng xã hội để lôi các trang Facebook của hai người bảo mẫu này với người thân của họ là quá đáng. Ví dụ cho nhịp phim chạy nhanh lên nhiều chỗ để nhấn mạnh hành vi bạo lực là không trung thực. Ví dụ đẩy làm sao thành “sẽ xét xử lưu động” sao giống thời Trung Cổ quá.

Theo tôi lẽ ra báo chí chính thống nên khai thác những đề tài này, nó quan trọng hơn nhiều:

- Vì sao công nhân nghèo không gởi con được vào các trường mầm non công lập? Các trường mầm non công lập hiện dành cho ai?

- Vì sao một nhà giữ trẻ chưa có phép mà vẫn hoạt động, không ai xử lý?

- Vì sao quy trình đào tạo đại học giáo dục mầm non vẫn đẻ ra những nhân vật bảo mẫu như thế?

- Có biện pháp gì để ngăn chận hiện tượng bạo hành với trẻ nhỏ vì đây không phải là trường hợp cá biệt. Gắn camera có phải là điều khả thi?

- Bạo lực thân thể đã là đáng lên án nhưng trẻ nhỏ và ngay cả học sinh cấp một hiện còn chịu nhiều cảnh bạo hành tinh thần còn ghê gớm không kém. Cái quan trọng nhất là không ai lắng nghe trẻ nhỏ cả. Vì sao?
 
Nguyễn Vạn Phú
Theo FB Nguyễn Vạn Phú

17 người dân “cõng” một ông cán bộ


Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có hơn 400 “cán bộ” hưởng lương, phụ cấp trên 19.000 dân. Quá khủng khiếp. Còn nữa, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) của tỉnh này với 50.000 dân, có 639 người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách. Thất kinh.

Sốc với phường có 475 “cán bộ”

Đó là hai trường hợp điển hình. Còn cả tỉnh Quảng Ninh có 68.000 người được hưởng lương theo ngân sách trong tổng số 1,2 triệu dân. Bình quân cứ 17 người dân có 1 người được hưởng lương. Và tất nhiên, số tiền trả cho cán bộ không nhỏ, chỉ riêng Quảng Ninh mỗi năm ngốn mất 4.120 tỉ đồng.

Nếu địa phương nào cũng công bố công khai như Quảng Ninh, chắc chắn bức tranh “dân cõng quan” cũng tương tự. Cán bộ đông như vậy, nhưng chất lượng của nền hành chính công và năng lực quản lý như thế nào thì quá rõ.

Tình trạng cán bộ công chức ăn không ngồi rồi nhiều đến ba - bốn chục phần trăm thì ai cũng hiểu. Vậy thì, chứng cứ rành rành do UBND tỉnh Quảng Ninh tự công bố về thực trạng cán bộ “cắp ô” của địa phương, xin hỏi những người chỉ nhận 1% công chức vô tích sự đã hiểu chưa?

Ông Nguyễn Văn Đọc - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - nói dứt khoát: “UBND tỉnh sẽ rà soát lại biên chế của tỉnh, dứt khoát từ nay sẽ không tăng biên chế tới năm 2016”. Nói như vậy, có nghĩa là không cắt giảm ai trong số cán bộ đông đúc của tỉnh. Nói như vậy, có nghĩa là sau cái mốc 2016 có thể sẽ tăng.

Vấn đề đặt ra hiện nay cấp bách hơn nhiều, đó là phải tinh giản biên chế  đến mức tối đa và ngay lập tức, để nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước và tăng lương cho người làm việc thực sự. Không chỉ với Quảng  Ninh, mà với đất nước này, không cắt giảm được 30% số cán bộ “vác ô” coi như là một sự thất bại trong quản lý. Không có bất cứ cách giải thích nào khác.

Và chắc chắn rằng, nếu như không giảm mà còn tăng biên chế cán bộ công chức, thì chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ không được cải thiện, thậm chí còn xấu đi.

Nói xấu đi là vì, “dân cõng quan” trên lưng không chỉ bằng cái việc è cổ ra đóng thuế nuôi các ông “quan” vô tích sự ấy, mà cõng trên lưng sự quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu của những cán bộ công chức hư đốn. Loại quan lại này không chỉ hưởng đồng lương mà còn tìm mọi cách để moi tiền của Nhà nước cũng như của dân.

Còn những cán bộ công chức “cắp ô” và ăn cắp tiền trong bộ máy, thì mọi chính sách tốt đẹp của Nhà nước, Chính phủ sẽ khó thực hiện thành công. Biết là vậy, nhưng tại sao vẫn bắt “dân cõng quan” ngày càng nhiều như thế?
 Lê Thanh Phong
 

Sự đào tẩu của « hoàng gia » Bắc Triều Tiên

Kim Jong Nam (ngồi, ngoài cùng bên phải), người con trai lớn thất sủng của Kim Jong Il.
(Courrier International 12-18/12/2013) Cũng giống như những người dân Bắc Triều Tiên khác, nhiều người thân của Kim Jong Un phải sống lưu vong ở nước ngoài.
Gần 25.000 người tị nạn Bắc Triều Tiên hiện đang sống tại Hàn Quốc, tức cứ 1.000 người thì có 1 người tị nạn, vì tổng dân số Bắc Triều Tiên là 24,7 triệu người. Nếu người ta thường xuyên phát hiện được các điệp viên trong số này, thì đó là một hậu quả của lượng người tị nạn đông đảo. Thực ra dù được đào tạo kỹ lưỡng đến đâu, một nhân viên tình báo cũng khó thể giấu được tông tích khi phải đối chất với một người đồng hương.
Một nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết : « Nếu một người tị nạn nói rằng anh ta đến từ làng này hay làng nọ, khu phố này hay khu phố kia, người ta sẽ tìm kiếm một người khác đã từng sống tại đó và luôn luôn tìm ra ít nhất một người. Nếu người đó là gián điệp, anh ta sẽ không thể đối phó được với một cuộc thẩm vấn gắt gao ».
Gia đình Bắc Triều Tiên có số thành viên đang sống lưu vong đông đảo nhất có thể là…gia đình của lãnh tụ Kim Jong Un.
Báo chí Hàn Quốc mới đây đã tiết lộ dì ruột của Kim Jong Un là bà Ko Yong Suk - em gái út của mẹ Jong Un là bà Ko Yong Hi, đã tị nạn tại Hoa Kỳ vào khoảng năm 1998. Bà đã chăm sóc cho Kim Jong Un lúc anh ta đang học tại Berne, Thụy Sĩ (1996-2001), tại đây bà Ko Yong Suk và chồng có tư cách nhà ngoại giao.
Được đưa ra khỏi Bắc Triều Tiên với sự hỗ trợ của CIA, được giải phẫu thẩm mỹ, hai vợ chồng sống tại Mỹ và được hưởng chế độ bảo vệ dành cho các nhân chứng. Được áp dụng cho các nhân vật bị đe dọa, chế độ này đảm bảo bí mật toàn bộ các thông tin cá nhân. Người ta có thể sống tại California và có một số điện thoại mang mã số New York, thậm chí cảnh sát cũng không biết được tông tích thực sự.
Anh của bà Ko Yong Hi là Ko Tong Hun, tức cậu ruột của lãnh tụ Bắc Triều Tiên, cũng tị nạn tại một nước châu Âu vào đầu thập niên 2000. Mẹ Kim Jong Un rất bực tức trước việc anh chị em trong gia đình mình bỏ trốn, gọi họ là những kẻ phản bội. Bà thề sẽ tìm ra được và trừng trị họ, nhưng bà đã qua đời tại Pháp vào năm 2004, nơi bà sang điều trị bệnh ung thư.
Những thành viên của « hoàng tộc » đã rời Bắc Triều Tiên là Song Hye Rang, chị ruột của Song Hye Rim – người yêu đầu tiên của Lãnh tụ kính yêu Kim Jong Il – và các thân nhân của bà. Kim Jong Il đã làm Song Hye Rim phải ly dị chồng mình và có với ông ta con trai đầu Kim Jong Nam năm 1971. Nhưng chỉ vài năm sau đó, Kim Jong Il gặp gỡ cô vũ công Ko Yong Hi, người đã rời Nhật Bản để đến Bắc Triều Tiên.
Trở nên trầm cảm, Song Hye Rim tự an ủi với những chuyến đi các nước phương Tây với em gái và những người thân. Báo chí Hàn Quốc nói rằng tháng 2/1996 bà được chấp nhận tị nạn chính trị, nhưng không nói rõ tại nước nào. Đến cuối tháng 7/1996, tình báo Hàn Quốc và Nga cho biết bà Song Hye Rim có mặt tại Matxcơva, và không hề có ý định lưu vong. Ngược lại, em gái bà cùng với các con là Yi Han Yong và Yi Nam Ok, đã đi sang Hàn Quốc và các nước phương Tây (Yi Han Yong tị nạn tại Hàn Quốc năm 1982 và bị ám sát năm 1997, có thể là do tình báo Bắc Triều Tiên).
Đầu năm ngoái, người ta đã bị mất dấu Kim Jong Nam, con trai lớn của Kim Jong Il, vốn sống ở Macao và Singapore. Có thời tên của Jong Nam đã được nêu ra như người kế vị cha, nhưng rốt cuộc đã bị thay thế bởi người em khác mẹ trẻ tuổi là Kim Jong Un, và vì vậy đã bị mất tất cả các quyền hành trong chế độ. Ông ta tự đặt mình vào một tình thế tế nhị khi chỉ trích chế độ độc tài cha truyền con nối trước báo chí ngoại quốc.
Một số thành viên của « hoàng gia » phải lang thang ở nước ngoài, mà không thể trở lại Bình Nhưỡng. Đó là hai người em trai và một em gái cùng cha khác mẹ của Kim Jong Il (đều là con của Kim Il Sung và bà Kim Song Ae). Những người này khi Kim Jong Il trở thành thái tử kế vị, đều bị loại ra ngoài trung tâm quyền lực. Người em trai, Kim Pyong Il là đại sứ tại Ba Lan. Em gái, Kim Kyong Jin sống tại Áo từ hai mươi năm qua, chồng bà là đại sứ tại nước này. Em trai còn lại là Kim Yong Il cũng là nhà ngoại giao ở nước ngoài, đã qua đời năm 2005 ở tuổi 45 vì bệnh.
Về phía Bình Nhưỡng thì đả kích những người tị nạn Bắc Triều Tiên, nói họ là « rác rưởi của nhân loại, đã phản bội Tổ quốc và Đảng ». Chế độ cũng đã từ chối sự hiện diện của đại biểu Hàn Quốc Cho Myong Chol gốc miền Bắc trong đoàn đại biểu vừa mới đến đặc khu kinh tế Kaesong trên đất Bắc Triều Tiên.
Còn các thành viên « hoàng tộc » xin tị nạn chính trị trong thế giới phương Tây thường được nhiều cơ quan tình báo khác nhau bảo vệ. Sự đào thoát của những người hiểu biết hơn ai hết về cuộc sống riêng tư của các lãnh đạo Bắc Triều Tiên và cơ chế vận hành của chế độ rốt cuộc đã gây ra một số xáo động trong giới lãnh đạo nước này, và cái chính quyền non trẻ của Kim Jong Un chắc hẳn không thể tránh khỏi.

Thụy My
(Blog Thụy My)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét