Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Ngày 19/12/2013 - Thủ tướng: “Kiên quyết độc quyền xuất nhập vàng” & Việt Nam trong danh sách 5 chế độ cầm tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới

  • Than đá vẫn ăn khách dù gây ô nhiễm (RFI) - Trong bối cảnh khí hậu bị hâm nóng, không khí bị ô nhiễm, do đó cần phải giảm khí thải CO2, nhật báo Pháp La Croix hôm 18/12/2013 lại quan tâm đến sự vươn lên trở lại của than đá, môt loại nhiên liệu mà tờ báo, trong hàng tựa, cho là << bẩn thỉu, gây ô nhiễm, nhưng càng ngày càng có giá >>. Bài báo trang kinh tế còn khẳng định là << than không báo lâu sẽ là năng lượng hàng đầu thế giới >>.
  • Các dân biểu Pháp tranh cãi về vấn đề Tây Tạng (RFI) - Hai đồng chủ tịch nhóm nghiên cứu về Tây Tạng tại Quốc hội Pháp, dân biểu đảng Xã hội Jean-Patrick Gille và dân biểu đảng Sinh thái Noël Mamère, hôm 17/12/2013 đã tố cáo chuyến viếng thăm của Phó trưởng khu tự trị Tây Tạng đến Pháp tiếp xúc với nhóm hữu nghị Pháp-Trung.
  • Thủ tướng Đức khởi đầu nhiệm kỳ thứ ba với chuyến công du Paris (RFI) - Thủ tướng Đức Angela Merkel, theo một quy định bất thành văn, hôm nay 18/12/2013 khởi đầu công du nước ngoài đầu tiên của nhiệm kỳ thứ ba bằng chuyến viếng thăm nước Pháp. Các nhà quan sát hy vọng liên minh vừa hình thành với phe Dân chủ Xã hội sẽ giúp bà xích lại gần hơn với Paris trong các hồ sơ châu Âu, kinh tế và xã hội.
  • Bắc Kinh dịu giọng sau khi "cố tình" khiêu khích Hải quân Mỹ trên Biển Đông (RFI) - Sau khi để cho báo chí liên tục tố cáo hành động bị cho là << sách nhiễu >> của Mỹ sau vụ << suýt va chạm >> giữa tầu chiến hai nước trên Biển Đông, sau nhiều ngày im lặng, Trung Quốc vào hôm nay 18/12/2013 đã chính thức lên tiếng giảm nhẹ hẳn tầm mức nghiêm trọng của vụ việc. Bắc Kinh đã có phản ứng như trên trong bối cảnh ngày càng có nhiều thông tin về sự cố được nhiều chuyên gia xem là động thái khiêu khích mới của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.
  • Vì sao trẻ em bị bạo hành? (BBC) - Cây viết Trường Yên bình về chuyện đối xử với trẻ em ở Việt Nam nhân vụ bạo hành mới nhất với trẻ nhỏ.
  • 'Hổ và ruồi' (BBC) - Liệu Tập Cận Bình có ‘làm thịt’ ‘con hổ hết móng vuốt’ Chu Vĩnh Khang?
  • Trung Quốc “có thể muốn đấu với Mỹ” (BaoMoi) - Thiếu một bộ hướng dẫn chi tiết hoạt động giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh khiến các vùng biển khắp châu Á dễ nhận lãnh hậu quả của tính toán sai lầm. Trường hợp tàu chiến Mỹ - Trung suýt va chạm trên biển Đông là một ví dụ.
  • Kỳ lạ chàng trai có bàn tay mọc gần...bàn chân (BaoMoi) - Các bác sĩ ở thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc đã cứu bàn tay của anh Xie Wei bị đứt rời sau một vụ tai nạn lao động, bằng cách cấy và nuôi sống bàn tay này trên mắt cá chân của chính bệnh nhân.
  • Trung Quốc đang cố tình gây chiến với Mỹ (BaoMoi) - Trung Quốc đang cố tình gây chiến với Mỹ và đồng minh ở Đông Á sau khi ra lệnh cho tàu đổ bộ ngăn chiến hạm USS Cowpens ở biển Đông - ông Richard Fisher, chuyên gia về hiện đại hóa quân đội Trung Quốc - cho biết trên tờ Washington Free Beacon ngày 17.12.
  • Trung Quốc 'nổi đóa' vì phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ ở Việt Nam (BaoMoi) - Hôm 17/12, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã đăng tải một bài xã luận cho rằng, trong những tháng vừa qua Trung Quốc đã nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và rằng các nước Đông Nam Á nên tránh một trò chơi có tổng bằng không trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
  • Trung Quốc xác nhận vụ "chạm trán" với tàu Mỹ (BaoMoi) - (HNMO) - Trung Quốc cho biết, một trong những tàu chiến của nước này đã "chạm trán" với một tàu Mỹ, xác nhận thông tin của Mỹ về một vụ suýt va chạm trên Biển Đông hồi đầu tháng này.
  • Kerry: 'Trung Quốc không nên lập ADIZ ở Biển Đông' (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Trung Quốc không nên lập vùng phòng không trên Biển Đông và tái khẳng định quan hệ hợp tác quốc phòng lâu dài với Philippines khi tới thăm nước đồng minh.
  • Từ SEA Games 27 nghĩ về "đại cuộc ASEAN" (BaoMoi) - Sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á chưa kết thúc, nhưng chuyện “chơi đẹp" - Fair Play tại kỳ SEA Games này một lần nữa đưa vấn đề “tinh thần ASEAN” hay “đại cuộc ASEAN” lên bàn cân.
  • Chiến lược an ninh mới của Nhật: Kế hoạch bảo vệ đảo tranh chấp (BaoMoi) - Trong một động thái chuyển đổi hiệp ước hòa bình vốn kéo dài nhiều thập kỷ, Nhật Bản đã công bố chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của mình cùng với việc đánh giá nhu cầu quân sự trong tương lai. Chiến lược này sẽ góp phần tăng cường thế trận quốc phòng của Nhật Bản trong việc bảo vệ các hòn đảo đang tranh chấp và nó ra đời chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, trong đó bao phủ cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà phía Nhật Bản đang kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
  • Mỹ “vừa đấm vừa xoa” Trung Quốc (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (17/12) đã đến thăm Philippines – đồng minh thân thiết nhất của họ ở Đông Nam Á, đem theo cam kết hỗ trợ tới 40 triệu USD để nước này củng cố sức mạnh hàng hải. Đây được xem là một “cú đấm” của Mỹ vào Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng rất nhanh sau đó, ông Kerry đã có hành động xoa dịu cường quốc số 1 Châu Á bằng việc nói giảm nhẹ về căng thẳng giữa hai nước ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Mỹ dịu giọng sau vụ suýt va chạm với tàu Trung Quốc (BaoMoi) - Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của tin nói rằng vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến nước này và Trung Quốc hôm 5/12 ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng giữa quân đội hai nước.
  • Đưa tàu sân bay xuống gần Hoàng Sa, Trung Quốc đang mưu đồ gì? (BaoMoi) - Việc Hải quân Trung Quốc bắt đầu đưa tàu sân bay xuống khu vực Biển Đông là động thái hết sức đáng chú ý trong bối cảnh thực tế là khu vực này còn đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, thậm chí hoạt động này có thể xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong khu vực.
  • Vụ chặn tàu USS Cowpens: Mỹ - Trung vẫn thiếu niềm tin chiến lược (BaoMoi) - Vụ tàu USS Cowpens vừa qua cho thấy sau rất nhiều năm nỗ lực đàm phán về một hiệp định an toàn hàng không và hàng hải, Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa làm sao gây dựng được niềm tin chiến lược cũng như sự hiểu biết lẫn nhau. Vẫn còn đó một hố sâu ngăn cách khá lớn trong quan hệ song phương Mỹ - Trung.

Thủ tướng: “Kiên quyết độc quyền xuất nhập vàng”

Thủ tướng: “Kiên quyết độc quyền xuất nhập vàng”
Nếu ở hội nghị năm trước, Thủ tướng nói thẳng về vấn đề đạo đức trong ngành ngân hàng, những bất cập và khó khăn lớn cần nhanh chóng xử lý, thì tại hội nghị lần này, ít nhất ba lần ông nhấn mạnh sự hài lòng với kết quả và thành công của Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng nói chung trong năm 2013.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành gần một giờ đồng hồ để đánh giá lại việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua, cũng như giao các nhiệm vụ rất cụ thể tại hội nghị toàn ngành ngân hàng diễn ra sáng 18/12 tại Hà Nội.

Nếu ở hội nghị năm trước, Thủ tướng nói thẳng về vấn đề đạo đức trong ngành ngân hàng, những bất cập và khó khăn lớn cần nhanh chóng xử lý, thì tại hội nghị lần này, ít nhất ba lần ông nhấn mạnh sự hài lòng với kết quả và thành công của Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng nói chung trong năm 2013.

Nhưng không vì thế mà ít đi những khó khăn, bất cập mà người đứng đầu Chính phủ điểm lại, cũng như khi giao các nhiệm vụ cụ thể cho năm 2014.

Ổn định lãi suất và tỷ giá

“Chính phủ đánh giá cao những thành công, kết quả của Ngân hàng Nhà nước, của hệ thống ngân hàng hai năm qua, đặc biệt năm 2013. Tôi tin rằng các đồng chí có thực tiễn kinh nghiệm để tiếp tục điều hành, hoạt động hiệu quả hơn nữa”, Thủ tướng đánh giá tổng quát.

Nhiệm vụ đầu tiên mà Thủ tướng giao cho ngành ngân hàng là tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, mà chịu trách nhiệm trực tiếp là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó để giữ ổn định mặt bằng lãi suất, tính toán chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng cho phù hợp.

Giữ ổn định lãi suất, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp được người đứng đầu Chính phủ giao trách nhiệm chủ yếu cho hệ thống ngân hàng. Bởi theo ông, hiện nhiều doanh nghiệp khó khăn, vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay nên lãi suất là một điểm gỡ có tính quyết định, cần giữ ổn định và thấp như hiện nay.

Đáng chú ý là Thủ tướng nêu cụ thể mục tiêu giữ ổn định tỷ giá trong năm tới, bên cạnh yêu cầu tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối. Đánh giá cao sự ổn định của tỷ giá trong hai năm qua, ông yêu cầu năm tới tiếp tục giữ được khoảng biến động chỉ từ 1 - 2%, như các khoảng cam kết mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua.

“Nhân đây tôi cũng nói, các cơ quan mà dự báo làm cho tỷ giá tăng lên trồi xuống thì phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm. Chính mình gây ra định hướng làm cho xã hội không ổn định. Phải phối hợp các yếu tố để giữ ổn định”, Thủ tướng nói khi điểm lại một số biến động thời gian gần đây.

“Kiên quyết độc quyền xuất nhập vàng”

Với quản lý thị trường vàng, Thủ tướng đánh giá Ngân hàng Nhà nước đã làm tốt trong năm 2013.

“Chúng ta có thể nói là đã thành công bước đầu, bước quan trọng về quản lý thị trường vàng. Vừa qua là đúng hướng, đúng Nghị định 24. Cái này chúng ta muốn rất lâu rồi mà chưa được, nhưng năm nay chúng ta làm có kết quả rất rõ”, Thủ tướng nói và đưa ra ba đề nghị cần tiếp tục làm mạnh.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước dứt khoát phải độc quyền xuất nhập khẩu vàng.

Thủ tướng nêu một thực tế để nhấn mạnh quan điểm trên rằng: “Có rất nhiều sức ép nói này nói khác, nhưng tôi có nói với Thống đốc là Chính phủ phải kiên quyết cái này. Nhà nước phải độc quyền xuất nhập khẩu”.

Thứ hai, các ngân hàng dứt khoát không được huy động và cho vay vàng.

Những bất cập trong huy động và cho vay vàng đã được nhìn thấy từ lâu, thực tiễn đã cho thấy những bất ổn, nhưng phải đến năm 2013 Ngân hàng Nhà nước mới chấm dứt được. Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục kiên định việc cắt bỏ hoạt động này, tránh hỗ trợ cho vàng hóa trong nền kinh tế.

Thứ ba, thị trường vàng cần được quản lý chặt chẽ để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định vĩ mô, tác động đến tỷ giá, đến lãi suất.

Và năm 2014, nhiệm vụ mà Thủ tướng giao là Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu làm sao để huy động nguồn lực vàng tích trữ trong dân trở thành nguồn vốn đầu tư phát triển cho xã hội.

“Tôi tin các đồng chí đã làm được những cái tốt thời gian qua, thì sẽ tiếp tục làm tốt trong năm tới”, Thủ tướng tin tưởng.

Xử lý sở hữu chéo bằng pháp lý

Tại hội nghị năm trước, điểm mà Thủ tướng nhấn mạnh khá gay gắt là tình trạng lũng đoạn trong hệ thống ngân hàng, quan hệ sở hữu chéo; xem đây là một nguyên nhân chính khiến nợ xấu tăng cao.

Tại hội nghị sáng nay, một lần nữa người đứng đầu Chính phủ đề cập lại hạn chế trên trong hệ thống ngân hàng, vạch hướng xử lý khá cụ thể.

Đánh giá cao những kết quả ngành đạt được trong năm qua, nhưng hệ thống đã an toàn, lành mạnh chưa, còn khả năng đổ vỡ hay không. “Tôi thấy cái này là vẫn còn đấy, chứ không phải nói phơi phới được đâu”.

“Những ngân hàng còn yếu kém, nếu không kiên quyết thì sẽ dẫn tới khó khăn. Ngân hàng nào khó khăn thì tự giác làm đi. Sân sau, sở hữu chéo, lũng đoạn, làm ngân hàng cho công ty mình vay rồi đổ vào bất động sản, rồi hàng đống nợ. Năm ngoái tôi đã nhấn mạnh cái này, năm nay tôi tiếp tục nói. Đó không chỉ là trách nhiệm với mình mà còn trách nhiệm với xã hội, với nền kinh tế”, Thủ tướng nêu trách nhiệm cá nhân của các lãnh đạo ngân hàng yếu kém.

Ông cũng điểm lại những vụ việc tiêu cực đã và sẽ được xét xử trong hệ thống ngân hàng. Và một kết luận đưa ra là hệ thống văn bản pháp quy lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa thực sự hoàn thiện.

“Sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng, nhưng giải quyết bằng cách gì? Bằng văn bản pháp quy chứ bằng cách gì! Ngăn chuyện rút vốn của cổ đông lớn phải bằng luật pháp. Thấy không lành mạnh rồi thì phải ngăn, phải hoàn thiện thể chế. Muốn khắc phục sở hữu chéo, các ngân hàng cổ phần đại chúng rồi thì dứt khoát phải đưa lên sàn chứng khoán, giao dịch công khai minh bạch để khắc phục sở hữu chéo. Nếu đúng thì các đồng chí ban hành văn bản quy định bắt buộc. Đây là pháp luật. Anh không chần chừ được nữa, anh phải niêm yết”, Thủ tướng nhấn mạnh và mở ra một hướng định hình trong năm tới - các ngân hàng có thể sẽ bắt buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác thanh tra. Một lần nữa Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, đội ngũ thanh tra cũng như cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Bây giờ có thể nói Thống đốc đã nắm được tình hình sức khỏe thực tế của tất cả các ngân hàng, kể cả ngân hàng nước ngoài. Nhưng vẫn phải làm tốt hơn nữa”.

Cùng với công tác thanh tra, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu là nhiệm vụ Thủ tướng giao cho ngành ngân hàng trong năm 2014. Dù ghi nhận nỗ lực của hệ thống trong việc trích lập dự phòng hai năm qua, song nợ xấu vẫn là quan ngại lớn, khi ông đề cập đến con số vẫn ở khoảng 8% theo các tiêu chí giám sát, thay vì con số khoảng 4,6% mà các tổ chức tín dụng báo cáo.

“Để giảm nợ xấu trở về 2 - 3% như Thống đốc báo cáo trước Quốc hội thì còn nặng nề, còn khó khăn lắm!”, Thủ tướng nhìn nhận.
  (VnEconomy) 

Việt Nam trong danh sách 5 chế độ cầm tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới


REUTERS

Trọng Nghĩa (RFI)


Trong bản báo cáo thường niên công bố vào hôm nay, 18/12/2013, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ - Committee to Protect Journalists – đã báo động về sự kiện năm 2013 sắp kết thúc là « Năm tệ hại thứ hai trên bình diện nhà báo bị cầm tù » trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là cai ngục sừng sỏ nhất hành tinh, sát theo sau là Iran và Trung Quốc. Điểm đáng buồn là Việt Nam lại bám sát các nước trên, nằm trong danh sách năm nước có nhiều nhà báo bị tù nhất.
Báo cáo của CPJ chỉ có một điểm tích cực duy nhất, nhưng không đáng kể lắm. Đó là so với năm 2013, số lượng các nhà báo bị bỏ tù có giảm đôi chút : 211 người được thống kê, so với con số kỷ lục 232 người trong tù của năm 2012. Dù vậy, mức của năm nay, theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, vẫn là mức cao thứ hai kể từ năm 1990, tức là từ khi CPJ bắt đầu lập thống kê hàng năm.

Trong bản xếp hạng năm 2013, bộ ba Thổ Nhĩ Kỳ (với 40 nhà báo còn trong vòng lao lý), Iran (với 35 người) và Trung Quốc (32 người) chiếm hơn một nửa số lượng ký giả bị cầm tù trên thế giới. Theo CPJ, các chế độ khe khắt tại ba quốc gia này đã chủ yếu sử dụng các tội danh « chống Nhà nước » để bịt miệng các nhà báo, blogger hay biên tập viên dám lên tiếng phê phán.

Danh sách của CPJ đã được tiếp nối với Erithrea, cai ngục sừng sỏ nhất Châu Phi, với 22 nhà báo sau song sắt, và Việt Nam, nước nắm kỷ lục Đông Nam Á về số lượng nhà báo bị giam cầm với 18 tù nhân là người viết báo.

Điểm được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nhấn mạnh là Việt Nam lại biểu thị cho một xu hướng đáng ngại, tức là ngày càng tống giam nhiều nhà báo hơn. Từ 14 người bị cầm tù, con số này đã tăng lên thành 18, kết quả của một điều được CPJ mệnh danh là « chiến dịch gia tăng đàn áp các blogger ».

Trong danh sách được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố, ngoài những tù nhân kỳ cựu như blogger Điếu Cày, nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa…, từ cuối năm ngoái cho đến hiện nay, Việt Nam đã tống giam thêm các ông Lê Quốc Quân, một luật sư viết blog, hai blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, và ông Võ Thanh Tùng, ký giả của tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Joel Simon giám đốc điều hành tổ chức CPJ, được AFP trích dẫn : « Bỏ tù các nhà báo vì công việc của họ là đặc trưng một xã hội không khoan dung mà chỉ biết đàn áp… Hiện tượng các nhà báo bị bỏ tù gia tăng ở các nước như Việt Nam và Ai Cập là điều đáng quan ngại ».

 

 Bắc Kinh dịu giọng sau khi "cố tình" khiêu khích Hải quân Mỹ trên Biển Đông

Tàu sân bay Liêu Ninh họat động trên vùng biển đảo Hải Nam hôm 29/11/2013.
Tàu sân bay Liêu Ninh họat động trên vùng biển đảo Hải Nam hôm 29/11/2013. (REUTERS/Tân Hoa Xã/Hu Kaibing)

Trọng Nghĩa (RFI)


Sau khi để cho báo chí liên tục tố cáo hành động bị cho là « sách nhiễu » của Mỹ sau vụ « suýt va chạm » giữa tầu chiến hai nước trên Biển Đông, sau nhiều ngày im lặng, Trung Quốc vào hôm nay 18/12/2013 đã chính thức lên tiếng giảm nhẹ hẳn tầm mức nghiêm trọng của vụ việc. Bắc Kinh đã có phản ứng như trên trong bối cảnh ngày càng có nhiều thông tin về sự cố được nhiều chuyên gia xem là động thái khiêu khích mới của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.
Phản ứng của Bắc Kinh được đưa ra trong một bản thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng trên trang web của bộ này. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Bắc Kinh, gần hai tuần sau khi vụ việc xẩy ra, và năm ngày sau khi phía Mỹ công khai tiết lộ vụ việc, được mô tả như là một sự cố nghiêm trọng, trong đó tuần dương Mỹ USS Cowpens và một chiếc tàu đổ bộ Trung Quốc suýt va chạm vào nhau.

Ngược lại với phía Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trình bày vụ việc dưới một lăng kính hoàn toàn nhẹ nhàng khi xác định rằng đây chỉ là một sự « gặp nhau » giữa hai bên. Bản thông cáo ghi nhận như sau : « Mới đây, một tàu hải quân Trung Quốc khi đang tuần tra bình thường đã gặp một tàu quân sự Mỹ ở Biển Đông. Trong suốt cuộc gặp gỡ, tàu hải quân Trung Quốc đã xử lý tình huống một cách đúng đắn, theo đúng các quy định khi hoạt động ».

Trong bản thông cáo của mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không cho biết thêm chi tiết về vụ việc, nhưng không ngần ngại tố cáo một số bài báo nói về vụ này là đã không đúng với sự thực.

Về sự cố xẩy ra hôm 05/12 và sau đó được Hoa Kỳ tiết lộ hôm 13/12, báo chí chủ yếu dựa trên các chi tiết được Hải quân Mỹ cung cấp, theo đó, khi đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển quốc tế ở biển Đông, tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ đã bị buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm với một tàu hải quân Trung Quốc đã lao đến cắt đường.

Trong bài nhận định đăng trên báo mạng The Diplomat hôm qua, 17/12/2013, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viên Quốc phòng Úc xác nhận rằng chiếc USS Cowpens của Mỹ đã được giao nhiệm vụ giám sát hành trình của tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh từ khi chiếc này tiến vào hải phận trong vùng Biển Đông. Về sự cố ngày 05/12, ông cho biết :

« Ngày 05/12, một chiếc trong đội tàu bảo vệ chiếc Liêu Ninh đã liên lạc vô tuyến với chiến hạm Mỹ Cowpens và yêu cầu chiếc này khỏi khu vực. Tàu USS Cowpens trả lời rằng họ đang ở hải phận quốc tế, do đó từ chối thay đổi hành trình. Ngay sau đó, chiếc Cowpens đã bị một chiếc tàu đổ bộ Trung Quốc đuổi theo, qua mặt rồi đột ngột quay mũi chỉ cách mũi tàu Mỹ khoảng không đầy 500 mét và dừng lại. Vào lúc đó chiếc Cowpens đã bị buộc phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va chạm. ».
Diễn tiến vụ việc là như trên, nhưng theo Giáo sư Thayer, tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc, nổi tiếng với quan điểm hiếu chiến, đã đổ lỗi cho chiếc USS Cowpens là đã thâm nhập vào vùng bảo vệ có bán kính 40km của tàu sân bay Liêu Ninh, đã bám đuôi và sách nhiễu đội tàu hộ tống cho chiếc Liêu Ninh, thậm chí đã có hành vi gây hấn trước.

Ai đúng ai sai trong việc thuật lại sự cố, câu hỏi này đang còn chờ đáp án, nhưng rõ ràng là trong vụ « suýt va chạm trên Biển Đông », một lần nữa lại có hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi người, giữa một bên là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, và bên kia là báo chí tại Trung Quốc, được lệnh nã pháo vào Mỹ, nhưng đến khi chính quyền thay đổi cái nhìn thì đã muộn.
  • Luxury market cooling down (Washington Post) - China's anti-corruption campaign is cited as one of major factors dragging down growth in its luxury goods market. Growth is expected to cool in 2013.
  • Production to slow down: HSBC (Washington Post) - China's manufacturing sector will likely see the slowest expansion in three months in December because of lower output growth, HSBC Holdings Plc said on Monday.
  • An emphasis on stability (Washington Post) - The Chinese government wrapped up its annual Central Economic Work Conference and released afterwards a statement, which suggests an emphasis on stability.
  • Putting best foot forward in Africa (Washington Post) - Chinese footwear maker Huajian Group plans to make Ethiopia the hub for the global footwear industry and create more than 100,000 jobs locally.
  • Slashing capacity 'prime task' for 2014 (Washington Post) - Tackling excess capacity will be one of the top tasks on China's economic agenda in 2014, as the issue becomes a major challenge to maintaining the pace and quality of economic growth.
  • Jazzing up Beijing (Washington Post) - When Huang Yong was a young man studying bass, jazz music held little appeal. "When I was 20 years old, I couldn't bear listening to Miles Davis for 10minutes," says the founder of the Nine Gates Jazz Festival.
  • A new role for Peking Opera (Washington Post) - When Wang Xiaoxin was pursuing her studies at the Yale University School of Drama in 2006, she hoped to become an avant-garde theater director.
  • Breads for my daughter (Washington Post) - Her daughter is Jennifer Yeh's inspiration and motivation, and that is why she named her artisan bakery after the little girl - Boulangerie Nanda.
  • Life in poetry (Washington Post) - When a 17-year-old Ya Hsien waved goodbye to his mother in his hometown of Nanyang, Henan province, to join the Kuomintang army heading to Taiwan in 1949, he didn't expect the departure would be the last time they saw each other.
  • LV boutique reborn in Beijing (Washington Post) - If you enter Louis Vuitton's new boutique in the Peninsula Hotel Beijing, the first thing that pops into sight is a shelf where various kinds of bags are place.
  • Restoring a golden touch (Washington Post) - Two collections featuring a clover-leaf motif revive the painstaking procedure of gold beading, a technique originating in Mesopotamia.
  • Subterranean homesick blues (Washington Post) - Wang Xiuqing had been living in an underground utility compartment for some 10 years before his living conditions became a news story that started a chain reaction.
  • Take-out Christmas (Washington Post) - Not eager to brave the weather and fight the crowds? Stay home and enjoy a cozy Yuletide celebration with friends and family. Our food writers tell you where to go for the best goodies.
  • Distributors connect with China Mobile (Washington Post) - China Mobile Ltd signed strategic agreements with 10 mobile phone distributors on Tuesday, aiming to gain an upper hand in selling 4G handsets.
  • Japan seeks bigger role for military (Washington Post) - Japan agreed on Tuesday to spend more to boost its military in the coming years, a move that experts believe aims to counter China's rising influence.
  • Continuity in DPRK policies expected (Washington Post) - Beijing said it hopes there won't be a "major change" in DPRK policies, as the execution of the country's No 2 has brought fear of instability to the region.
  • Clashes with US can be avoided: FM (Washington Post) - Clashes with the US can be avoided, FM Wang Yi said after media reports that a Chinese warship confronted the USS Cowpens in the S China Sea.
  • Yutu gets rolling on the moon (Washington Post) - China's first lunar rover and the lander took pictures of each other, marking the success of the country's Chang'e-3 lunar probe mission.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét