Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Lượm lặt - QUY TRÌNH CỦA ĐẢNG, QUY TRÌNH CỦA DÂN …

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Gặp mặt gia đình quân nhân công tác tại Trường Sa (TTXVN).

KINH TẾ
- Xung quanh Đề án tái cơ cấu VNPT: Sân chơi viễn thông vẫn khó có cạnh tranh công bằng! (PT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

 Dương Chí Dũng: và nụ cười đặc trưng “búa liềm”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Dưới cái lạnh mùa đông, hàng trăm ngàn gia đình đồng bào, khúc ruột miền trung phải khốn khổ vì giá rét trong những căn nhà trống trước hở sau vì bão lũ, thì hắn, Dương chí Dũng kẻ “ăn cắp” mồ hôi nước mắt nhân dân lấy hàng chục tỷ đồng mua 2 căn hộ cao cấp, sang trọng cho bồ nhí. Vậy mà trước pháp đình hắn vẫn thản nhiên cười vui hí hửng đọc thơ tặng quan tòa và những người tham dự vì cho rằng mình “vô tội”, dù trước đó hắn bị bắt dẫn độ từ nước ngoài về do lén lút chạy trốn sau khi “ăn cắp”!?
Nụ cười “bệnh hoạn” CS/XHCN khi đối chất với công lý, pháp luật của Dương Chí Dũng. 
BỘ LUẬT HÌNH SỰ - CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG: Điều 278. Tội tham ô tài sản - 1) Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Tính “rợ” cho đúng, cho đủ, theo cư dân chợ Đồng Xuân Hà Nội thì Dương Chí Dũng phải bị “cắt bùm” đến 20 lần mới sòng phẳng, bởi ngoài tham ô 10 tỷ đồng từ mồ hôi nước mắt nhân dân đóng thuế để mua căn hộ cao cấp cho bồ nhí thì nhà nước như mất cả chì lẫn chài khi Ụ nổi 83M mua về hiện tại giá trị như đống sắt vụn không thể sử dụng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại cho tài sản nhân dân hơn 366 tỷ đồng.
Điều gì khiến hắn lạc quan “bệnh hoạn” vô liêm sỉ như kiêu binh mà chúng ta hiếm thấy với các can phạm thuộc nhóm tội “đại hình” như vậy?
Điểm tựa của hắn cái gọi là “Gia Đình cách mạng” chăng, như hắn tự hào đã khoe trước tòa? hay một thế lực “dấu mặt” nào khác?
“Bị cáo sinh ra trong một gia đình nội ngoại đều có truyền thống cách mạng.” (Dương chí Dũng).
Dương Chí Dũng là con trai của ông Dương Khắc Thụ - nguyên Đại tá cựu Giám đốc Công an TP/Hải Phòng. Các anh em của Dương Chí Dũng đều công tác trong ngành Công an TP này. Em trai là Đại tá Dương Tự Trọng (bị Bộ CA bắt tạm giam ngày 22/2/2013) từng giữ chức vụ PGĐ/CA Hải Phòng sau đó được thăng cấp lên Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội và em rể là Nguyễn Bỉnh Kiên, nguyên Đại tá PGĐ/CA/TP Hải Phòng (bị mất chức, khai trừ Đảng ngày 29/03/2013), em gái là bà Băng Tâm sĩ quan Công an PC 25 TP/Hải Phòng. (Cả 2, Trọng và Kiên hổ trợ cho việc đào tẩu của Dương Chí Dũng, cũng sẽ bị ra tòa nay mai).
Nguyễn Bỉnh Kiên Dương Chí Dũng Dương Tự Trọng 
Trước vụ việc hoàn thành âm mưu vừa ăn cắp cho chính mình vừa chia tiền % biếu không cho thiên hạ nước ngoài trong khi đại bộ phận nhân dân (những người đóng thuế số tiền ấy) còn quá nghèo, gây ra thiệt hại quá lớn về tinh thần và vật chất cho xã hội đả rõ như ban ngày, chứng minh bằng các thành viên cao cấp của gia đình hỗ trợ hắn chạy trốn, nhưng không thoát - Vậy mà trước tòa án tự tin vào “truyền thống cách mạng” Hắn - Dương Chí Dũng - rất vô liêm sỉ khi nhân cách còn thua cả trâu ngựa (một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ) vẫn tỉnh queo vô tư khẳng định rằng:
“Về tội tham ô tài sản thì bị cáo hoàn toàn không biết đến khoản tiền 1, 666 triệu USD và không chỉ đạo ai làm việc này. Thực tình là không nhận đồng nào anh Sơn đưa cho. Đây là việc oan cho bị cáo. Mong HĐXX hết sức xem xét kỹ lưỡng cho bị cáo- Đến chết trong tù bị cáo cũng không bao giờ nhận, tội này.” (Dương Chí Dũng) - Vậy thì HĐ xét xử và ông CT/Nước có nên cho hắn “sống” không? Một kẻ lì lợm, khi hắn như trực tiếp công khai nói với nhân dân cả nước rằng cáo trạng đã vu oan cho hắn?
Toa rập tẩu tán tài sản mồ hôi nước mắt nhân dân? Đã có vợ và ba con gái, nhưng Dương Chí Dũng vẫn lao vào cuộc chơi tình ái với cô bồ nhí tuổi gần bằng con gái, kém mình 25 tuổi tên là Ph.T.T (sinh năm 1982, quê Thanh Hóa). Kết quả cuộc tình này là cô bồ đẻ cho ông Dũng một đứa con. Ông Dũng lấy tiền tham ô mua hai căn hộ chung cư cao cấp cho bồ nhí.
Nhưng rất buồn cười, bà Phạm Thị Mai Phương (vợ chính ông Dũng) lại cho báo chí biết: “Tôi biết chồng tôi có con với người phụ nữ trẻ khác và tôi đồng ý việc này!?? (đồng lõa với vi phạm pháp luật hôn nhân?) - và 10 tỉ đồng mà ông Dũng dùng mua 2 căn hộ chung cư cho “bồ nhí”, bà Phương cho rằng đây là số tiền của bà. (mua một lúc đến 2 căn hộ trị giá 10 tỷ cho bồ nhí của chồng đứng tên???) “Ghé tai hỏi nhỏ ông “tà”, vợ nào tốt bụng như bà “Mai Phương”?
Không biết đây có phải tội đồng lõa âm mưu che giấu, tẩu tán tài sản “ăn cắp” của nhà nước, nhân dân??.
Bà Phạm Thị Mai Phương - vợ của bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên xét xử.
Đã vậy Dương Chí Dũng còn vênh mặt nói trước tòa: Mong hội đồng xét xử và nhân dân hiểu rằng tấm lòng của bị cáo không vì động cơ cá nhân mà vì năng nổ, nhiệt huyết!?? “Điều này không phải thanh minh cho sai lầm, khuyết điểm, sai phạm. Mà tấm lòng của tôi mong bà con người dân Việt Nam hiểu được cái tâm của tôi”. Một cái tâm “ăn cắp” trong tấm lòng “bất lương”? - Rồi như tức cảnh sinh tình trước các quan tòa, Dương Chí Dũng đọc 4 câu thơ:
"28 năm qua lại trở về, 
Những người hàng hải nặng thề năm xưa, 
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa, 
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang..".
Thật khôi hài - Chủ sở hữu ụ nổi 83M “quá đát” này của Nga chào bán với giá dưới 5 triệu đô la Mỹ. Nhiều năm không bán được (AP Singapore đã thương lượng thỏa thuận mua ụ nổi này từ Nakhoka, Nga, chỉ có 2, 3 triệu USD), Dương Chí Dũng và đồng bọn lãnh đạo Vinalines toa rập mua lại với giá 9 triệu USD thông qua Công ty AP. Từ lúc mua về đến nay, tổng số tiền Vinalines đổ vào ụ nổi này trước sau đã là gần 24 triệu đô la nhưng giờ vẫn như đống sắt phế thải khổng lồ không thể sử dụng được, đang nằm phơi nắn mưa bên “bờ vinh quang” trên sông Thị Vải cảng Gò Dầu B.
Ụ Nổi nhưng Đời chìm!?
Không biết hắn ta - Dương Chí Dũng - có còn là một con người hay động vật 2 chân? Trước tòa không hề ăn năn hối hận mà phủ nhận gần như 100% các sai phạm tội lỗi cố ý của chính mình, quan trọng hơn hết là không tự nguyện khắc phục hoàn trả tang vật đã “ăn cắp” mà thông qua gia đình mưu toan tham lam che giấu tài sản từ mồ hôi nước mắt của nhân dân mà hắn thông đồng “ăn cắp” được qua sự khai báo đồng mưu của vợ là Phạm Thị Mai Phương nói trên.
Án đã tuyên - 17h30 - Ngày 16/12 HĐXX sơ thẩm đưa ra phán quyết cuối cùng, tuyên án Dương Chí Dũng mức án tử hình về tội tham ô tài sản. Dù luật sư của hắn ra sức thuyết phục hội đồng xét xử và công luận rằng hắn không “ăn cắp” bằng những lập luận mỏng tanh về giá trị, xa rời chân lý đạo đức, bởi: Nếu hắn không chủ mưu “ăn cắp” thì 2 Đại Tá ngành công an (và còn ai nữa?) sao lại liều lĩnh tổ chức mở đường cho hắn đào tẩu như thế?
Mới là án “sơ thẩm” - phía sau nụ cười bệnh hoạn đầy “bí ẩn” của hắn vẫn còn 2 cửa ải chung thẩm, giám đốc thẩm, và cuối cùng nếu vạn bất đắc dĩ Dương Chí Dũng không có được “ai đó” gỡ giùm cái gông “án tử” thì hình như hắn vẫn còn tự tin thay đổi được định mệnh của mình do xuất thân là dòng dõi “búa liềm” có quá trình “đóng góp” cho cách mạng?
Tuy nhiên, nói như cư dân chợ Đồng Xuân, sau khi tham ô “ăn cắp” 10 tỷ rồi đào tẩu thì tội của hắn phải “cắc bùm” tới 20 lần mới sòng phẳng vậy thì có gia ân cho “cống hiến” của hắn 1 lần và cho gia đình CS nòi của hắn 1 lần nữa thì vẫn còn hàng chục lần cửa “tử” mà hắn phải bước qua.
Liệu ngài CT/Nước “Tư Sâu” có đủ can đảm dập tắt cái nụ cười “ngạo mạn, kiêu binh” của Dương Chí Dũng hay cũng cùng một tư duy công thức CS/XHCN cứ tha hồ tham ô, ăn cắp nhiều vào, càng nhiều càng tốt bởi khi bị phát hiện, năm trăm triệu hay năm trăm tỷ thì cũng chỉ một án tử, lấy quá trình công lao phục vụ trung thành với “đảng ta” mà trao đổi!?  Cái này nhân dân phải hỏi ngài “TƯ Sâu” cho rõ.
Các đồng chí bị lộ trước vành móng ngựa của các đồng chí chưa bị lộ

QUY TRÌNH CỦA ĐẢNG, QUY TRÌNH CỦA DÂN …

Nhật Lệ

Thời gian qua, hàng loạt vụ việc kinh hoàng, gây bức xúc tột đỉnh trong dư luận vẫn cứ đều đều diễn ra. Thật khó hình dung, thế kỷ hăm mốt đã tiến những bước dài rồi mà tại Việt Nam, trước những sự việc kinh thiên động địa như vậy, câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm thì rốt cuộc …vẫn loanh quanh và bí ẩn. Cay đắng hơn, những người có trách nhiệm trong việc làm rõ trách nhiệm dường như lúc nào cũng thủ sẵn câu nói: Đúng quy trình. Thế là hoà cả làng. Thế là người dân – Ông Chủ đành lòng vậy, cầm lòng vậy…Lạ thật, Đầy tớ cứ nói, cứ làm theo cách của Đầy tớ, còn Ông Chủ thì vẫn cứ phải cam chịu, hết ngày dài lại đêm thâu, hết vụ việc này đến vụ việc khác và mức độ tàn độc, khủng khiếp thì càng lúc, càng nghiêm trọng.

Có thể liệt kê trên dưới chục vụ gắn liền với câu nói cửa miệng “Đúng quy trình” của các quan Phụ Mẫu thời nay. Trước nhất là bổ nhiệm Dương Chí Dũng, rồi NICOTEX Thành Thái, tiêm vaccine, thẩm mỹ viện Cát tường, Thuỷ điện miền Trung xả lũ đồng loạt; tham nhũng thì càng phòng chống, càng vui; rồi oan sai thấu tận trời xanh của Nguyễn Thanh Chấn, bê bối vệ sinh an toàn thực phẩm; rồi mới đây là rượu độc 29 Hà Nội và hàng tạ ma tuý đi qua cửa khẩu hàng không như chỗ không người. Đó quả đang là muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam thời hiện đại. Những thảm hoạ như vậy chắc không ai muốn xẩy ra. Đảng và Nhà nước lại càng không mong nó xẩy ra, nếu không muốn nói là đang khẩn trương, kiên quyết, quyết liệt…để phòng tránh. Chúng ta cứ mong muốn, chúng ta đang rầm rộ triển khai và rồi con tạo vẫn làm cái việc của nó là cứ xoay vần để đo đếm hiệu quả, hiệu lực từ lời nói đến hành động của chúng ta. Trong những câu nói “Đúng quy trình” gắn liền với các thảm hoạ (được liệt kê chưa đầy đủ) nói trên, có câu làm bẽ bàng cả hệ thống chính trị mà hệ luỵ của nó chắc chắn còn chưa chấm dứt; có câu tanh nồng máu thịt của đồng bào vô tội và có loại câu nói ngô nghê hết biết, không xứng đáng (dù chỉ Công bộc!) hưởng lương từ tiền thuế của dân.
Đúng quy trình nhưng là quy trình nào, ai xây dựng, vì lợi ích của ai và ai kiểm soát việc thực hiện các quy trình đó ? Những câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời, ấy thế mà cứ vòng vo, không làm rõ được trách nhiệm. Không làm rõ được không phải vì không muốn mà trong nhiều trường hợp là không thể. Quái ác nhất là ở chỗ đấy. Bởi, biết đâu, trưa nay, chiều nay, ngày mai, tháng sau…lại xảy ra những vụ việc y chang, rồi Ông Chủ lại thảng thốt, bàng hoàng (dù đã được trang bị sự bình tĩnh, nhẫn nại), còn Đầy tớ thì cứ trơ trơ và vênh mặt lên…
Theo lối tư duy, Vua không nói chơi. Vua ở đây là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Cục phó…Thì thấy rõ, lời nói đã thốt ra, hòn bấc đã ném đi, nhưng nào có thấy hòn chì ném lại, người viết buộc phải hiểu, các vị đó đã nói lời của hệ thống chính trị. Kết quả của quy trình mà các vị hay nói như thế nào thì ai cũng đã biết. Sinh mạng và tài sản của nhân dân bị tàn phá, chà đạp một cách không thương tiếc. Quy trình đó, xét đến cùng, là của ai mà man rợ như vậy ? Chắc chắn không thể là quy trình của dân, lý do thật đơn giản là không người dân nào lại tự mình khai vu vơ để nhận lấy cái án tử hình hoặc chung thân, không dân nào lại đề ra quy trình có thể giết hại cả làng, cả huyện như quy trình xả lũ vừa rồi. Dân cũng không có quyền tham gia quy trình đề bạt quản lý cán bộ cỡ Dương Chí Dũng…Do vậy, quy trình đó càng không phải là sản phẩm của ý Đảng lòng Dân. Thế thì, nếu xét, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình, có thể kết luận quy trình là của Đảng, do đội ngũ cán bộ Đảng viên viết ra.
Có thể hiểu khác được không khi biết chính Dương Chí Dũng đang bị Thanh tra quần cho lên bờ xuống ruộng, bỗng xuất hiện quy trình nhấc về làm Cục trưởng, để “dưới ngọn cờ của Đảng/đưa ngành hàng hải đến bến bờ vinh quang”?!. Còn nhớ, Bộ trưởng Đinh La Thăng khi đó nói thẳng, đưa Dương Chí Dũng về cục hàng hải là để ổn định nội bộ, vốn đang mất đoàn kết của Vinalines, Ông cho rằng mình đã có công khi làm như vậy. Thì ra, cái “Đại cục” dưới vòm trời này đâu cũng “rứa” cả. Người viết tin, chỉ cần một phân tử “ý Đảng lòng Dân thôi”, chỉ cần sự công khai, minh bạch, để nhân dân và công luận giám sát thôi thì có Thánh Thần ủng hộ Dương Chí Dũng không thể trở thành cục trưởng được. Vụ án Dương Chí Dũng đang xét xử nhưng những người nặn ra Dương Chí Dũng thì vẫn cứ như không, ngồi xem xử án trên truyền hình. Vì sao vậy, tại sao không có vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong việc đề bạt Dương Chí Dũng. Nếu lắng nghe nhân dân, nếu nghiêm khắc với cán bộ thì Dương Chí Dũng không thể từ sai ít đến sai nhiều, từ sai nhiều đến gây thảm hoạ cho đất nước và chính mình đến mức ấy…Vì sao và do ai?.
Có cách nào giải thích sự vô can của thuỷ điện trong đợt xã lũ vừa rồi khi mà lượng mưa đo được năm nay chỉ bằng nửa lượng mưa lịch sử trước đó. Có lẽ nào phủ định lời nói của những người nông dân miền Trung chất phác, hiền lành rằng trăm năm, lũ lụt là bình thường nhưng chưa bao giờ thấy lũ (Lưu tốc dòng lũ, NL.) kinh hoàng như thế. Nên nhớ, khi nói vậy, người nông dân với bộ mặt thất thần, cam chịu làm lay động hàng triệu tâm can chứ tuyệt nhiên không phải nói để đòi bồi thường. Tất cả các thuỷ điện miền Trung, mỗi năm làm ra khoảng 6000 tỷ đồng cho EVN, nhưng chỉ trận lũ vừa rồi đã cuốn phăng nhà cửa, ruộng vườn, hoa màu và của cải của hàng chục ngàn hộ dân, tính ra, hàng chục ngàn tỷ. Nghiêm trọng nhất là làm khoảng 50 người lương thiện đã chết một cách thảm khốc và oan trái. Biết phát triển thủy điện là cần thiết. Nhưng nếu cái lợi của thuỷ điện thì EVN hưởng, để mua xe sang gấp 250% quy định, để xây biệt thự, bể bơi, sân tennis, còn cái hoạ, bắt đồng bào chịu… thì thấy cái giá phải trả sao tàn độc và mắc khủng khiếp. Phải chi quy trình đưa ra nhắm đến sự an toàn của hạ du, chủ động xả nước bớt đi trước khi lũ về, ăn bớt đi chút đỉnh thì kiểm soát thảm hoạ là trong tầm tay. Sao nỡ nói là dân chết phần nhiều là do giúp nhau, đi kiếm con tôm, con cá, dân thiếu cẩn thận…Làm đến cỡ đó mà không hiểu lời dạy của Đức Phật trong kinh nhân quả 3 đời: “Muốn biết Nhân đời trước, xem hưởng Quả đời này/Muốn biết Quả tương lai, xét Nhân gieo hiện tại”…
Lại bàn về câu nói “luồng xanh” của Hải quan. Người dân đóng thuế để nuôi ông cục phó và các ông to hơn, nhỏ hơn của Hải quan, của hàng không, của…nhiều nữa, không phải để hiểu luồng xanh, luồng xám của các Quí Ông là cái gì. Người dân cần các ông mẫn cán, học lấy cái hay, cái tiến bộ của thiên hạ để quản lý xã hội, quản lý cơ quan tốt hơn, hiệu quả hơn. Khi đề ra quy trình các Ông phải lường hết rủi ro, song hành với nó là cơ chế giảm thiểu rủi ro và quy trách nhiệm khi có sai sót, thảm hoạ. Người dân hiểu rất rõ, ai cũng có thể mắc sai lầm khuyết điểm và bất cứ xã hội nào, bất cứ công việc gì luôn luôn tiềm ẩn rủi ro dẫn đến thảm hoạ. Nhưng người dân đòi hỏi khi nói đúng quy trình mà thảm hoạ vẫn cứ diễn ra thì chắc chắn quy trình có vấn đề. Do thế, người dân mong mỏi, khi các Ông mở miệng nói đúng quy trình thì phải nói thêm vế khác: sẽ khẩn trương xem xét lại quy trình để sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục thảm hoạ tương tự. Đồng thời giải quyết đền bù thiệt hại cho nhân dân. Thật ra, đó là mệnh lệnh mới chính xác nhưng, rất cam chịu, người viết cũng chỉ giám mong mỏi mà thôi. Chỉ có như vậy thì mới không có Dương Chí Dũng tương lai, người dân vùng hạ du mới an cư và lạc nghiệp, những NICOTEX Thành thái, thẩm mỹ viện Cát tường, hàng không dùng để chuyên chở ma tuý, Nguyễn Thanh Chấn…mãi mãi là quá khứ.
Làm được như thế cũng không quá khó. Kinh nghiệm của nhân loại trong quản trị xã hội, quản trị đất nước, quản trị doanh nghiệp …sẽ là ánh sáng soi đường. Nhân dân và công luận là bà đỡ. Vấn đề còn lại là tâm thế của chúng ta: Mãi mê đi tìm lá diêu bông hay học hỏi, ứng dụng tinh hoa của các nước tiên tiến để nhanh chóng cải biến xã hội, nhanh chóng tiến kịp thời đại ?.

Official statistics

Mấy tuần trước nhà báo Nguyễn Vạn Phú viết một số bài báo và blog về sự thay đổi số liệu GDP của VN năm 2012. Vấn đề trở nên nóng hơn khi một đại biểu HĐND TPHCM chất vấn về sự thay đổi đột ngột của chỉ số GDP đầu người của địa phương này. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi ông Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm đăng đàn trần tình về việc TCTK bị phê phán về chất lượng số liệu. Với tựa đề bài viết "Cần trách nhiệm hơn khi đánh giá số liệu thống kê" có lẽ không chỉ trần tình mà ông Tổng cục trưởng còn trách cứ những người phê phán đã không có trách nhiệm.

Công bằng mà nói số liệu thống kê kinh tế bị phê phán không chỉ ở VN. Ngay cả ở Mỹ, nơi có hệ thống thống kê tốt nhất thế giới, cũng không tránh khỏi những phê phán/nghi kỵ của người dân và giới nghiên cứu về chất lượng các chỉ tiêu kinh tế. Nổi tiếng nhất trong số những người nghi ngờ số liệu thống kê của Mỹ phải kể đến John Williams, hàng chục năm qua đã không ngừng công kích số liệu CPI và unemployment rate của nước này. Williams còn lập ra một website tính lại những chỉ số kinh tế phổ thông để đối trọng lại các con số chính thức do các cơ quan thống kê công bố. Một ví dụ đình đám khác là vụ George Welch, cựu CEO của GM, chỉ trích số liệu việc làm của Mỹ trong mùa tranh cử tổng thống năm ngoái. Ông này ám chỉ chính phủ Obama đã nâng số liệu việc làm lên để tranh thủ lấy phiếu cử tri. Giới thống kê và học giả Mỹ đã đăng đàn phản bác những nghi ngờ và cáo buộc của cả Williams lẫn Welch, tương tự như bài của ông Nguyễn Bích Lâm.

Nói vậy để thấy việc "phản biện" và "chống phản biện" số liệu thống kê là khá bình thường. Nhưng hỏi 10 nhà nghiên cứu kinh tế chắc phải có 9 người tỏ ý nghi ngờ về độ chính xác của số liệu thống kê của VN. Tôi nằm trong số 9 người đó và đã không dưới một lần nêu ra sự nghi ngờ của mình trên blog này, thậm chí đã từng viết một entry riêng về chất lượng số liệu thống kê của TCTK. Bởi vậy, là đối tượng mà ông Nguyễn Bích Lâm phê phán (thiếu trách nhiệm), tôi không thể không có vài dòng phản-phản biện lại ông Tổng cục trưởng. Nhân tiện tôi sẽ giới thiệu thêm với các bạn một số qui tắc/thông lệ liên quan đến việc thu thập và phổ biến số liệu thống kê kinh tế của một số nước mà tôi được biết. Xin lưu ý trước, những gì tôi viết dưới đây là dưới góc độ của người sử dụng thống kê kinh tế chứ không phải người thu thập và xử lý số liệu. Giá mà bác Vũ Quang Việt hoặc Bùi Trinh viết cho một bài về khía cạnh thu thập số liệu thì tuyệt.

Trước hết cần phải xác định rõ thế nào là chất lượng của số liệu thống kê (kinh tế), ông Nguyễn Bích Lâm chỉ nói về ba yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng số liệu (sẽ bàn thêm bên dưới) chứ không đưa ra định nghĩa về chất lượng. Có bạn sẽ nghĩ ngay chất lượng ở đây là độ chính xác chứ có gì mà phải bàn. Tất nhiên chính xác là tiêu chuẩn  quan trọng nhất đối với số liệu thống kê. Nhưng bên cạnh đó một hệ thống thống kê "có chất lượng" còn phải bảo đảm các yếu tố coverage, timely, consistency, và transparency.

Coverage (bao quát?): một hệ thống thống kê có chất lượng phải đảm bảo cung cấp đủ những chỉ số quan trọng của một nền kinh tế. Tất nhiên "đủ" là một khái niệm khôn cùng và subjective, vd nếu tôi quan tâm đến lĩnh vực tài chính tôi sẽ muốn có hàng nghìn chỉ tiêu liên quan đến hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán..., ngược lại nếu bạn nghiên cứu về lao động thì bạn muốn có nhiều số liệu về việc làm, lương bổng... Một vấn đề nữa là chi phí, những nước giàu có ngân sách lớn cho cơ quan thống kê quốc gia hiển nhiên sẽ có coverage tốt hơn các nước nghèo, bởi vậy "đủ" còn có nghĩa sử dụng budget cho thống kê một cách hợp lý. Cách đây 5-6 năm Niên giám thống kê của VN còn thu thập số liệu số quạt máy, phích nước được sản xuất hàng năm, số máy công nông được lắp ráp, thậm chí số huy chương Seagames, số lễ hội/festival tổ chức ở các tỉnh thành, trong khi không có số liệu về thất nghiệp (không biết bây giờ đã thay đổi chưa). Coverage như vậy là không "đủ" và số liệu thống kê của VN không thể nói là có chất lượng về mặt này.

Có thể thấy mong muốn coverage "đủ" là khó, nhưng chí ít phải có một mức tối thiểu nào đó. Ở hầu hết các nước, số liệu thống kê kinh tế phải đảm bảo coverage cho hệ thống tài khoản quốc gia (theo chuẩn SNA của LHQ), thống kê tài chính (theo chuẩn của IMF), thống kê về giá cả (CPI/PPI, house price...), thống kê việc làm, thống kê xuất nhập khẩu, và thống kê ngân sách/chi tiêu chính phủ. Ngoại trừ thống kê việc làm, coverage của VN đã đủ cho các lĩnh vực còn lại mặc dù đi vào chi tiết có thể chưa hoàn chỉnh. Đon cử là thống kê tài chính theo yêu cầu của IMF (cho hệ thống cảnh báo rủi ro sớm của họ) VN còn thiếu khá nhiều và tần suất cung cấp số liệu cũng không đạt yêu cầu (nói cho chính xác thì đây là trách nhiệm của NHNN chứ không phải TCTK, nhưng tôi tạm gộp các cơ quan có trách nhiệm thu thập số liệu kinh tế vào làm một).

Một điều khá thú vị liên quan đến coverage là hầu hết các nước đều đã "xã hội hóa" một phần việc thu thập số liệu (kinh tế) để mở rộng coverage mà không phải tốn thêm ngân sách. Thông tin kinh tế luôn là một mặt hàng bán chạy nên các công ty tư nhân có động cơ tiến hành thu thập và bán số liệu này. Trong một số trường hợp số liệu thống kê tư nhân còn "cạnh tranh" với số liệu chính thức của nhà nước, vd ShadowStats của John Williams tôi link bên trên hoặc Billion Price Project của MIT (bây giờ đã bán cho State Street). Vấn đề là các cơ quan thống kê quốc gia (và cả cơ quan an ninh) nên "thoáng" hơn với các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động thu thập số liệu. Nên tạo điều kiện phát triển thị trường mua bán thông tin để giúp tăng coverage cho nền kinh tế.


Timely (thuật ngữ này có thể dịch là kịp thời nhưng nó còn bao hàm một số ý rộng hơn): giới tài chính có một thuật ngữ là real-time data, nghĩa là số liệu có ngay tức thì khi hoạt động kinh tế tương đương kết thúc hoặc thậm chí đang diễn ra, vd chỉ số chứng khoán được cập nhật ngay lập tức trên màn hình cá nhân song song với trên sàn giao dịch. Tất nhiên số liệu kinh tế vĩ mô không thể và không cần phải cập nhật nhanh như vậy. Không thể vì rất nhiều số liệu thống kê phải khảo sát và thu thập trên toàn quốc, rồi phải xử lý thô trước khi công bố. Không cần vì như đã đề cập đến trước đây, nền kinh tế là một cỗ máy khá nặng nề có quán tính lớn nên hai thời khắc gần nhau quá không đem lại nhiều thông tin có ích. Vấn đề timely của số liệu thống kê cũng phụ thuộc vào budget/chi phí thu thập số liệu và độ chính xác, càng nhanh càng tốn kém và càng ít chính xác.

Thông thường số liệu SNA được thu thập và công bố theo quí, các thể loại số liệu khác theo tháng. Số liệu thống kê của VN có một điểm rất khác biệt so với các nước. Số liệu quí (vd GDP) thường được công bố vài ngày trước khi quí kết thúc, số liệu tháng (vd CPI) cũng được công bố trước khi tháng kết thúc. Điều này tưởng chừng cho thấy tính timely của số liệu VN cực cao, nhưng thực tế nó chứng tỏ cơ quan thống kê của VN đã không sử dụng hết thông tin của chu kỳ thống kê cho mỗi chuỗi số liệu. Tất nhiên sau đó cơ quan thống kê sẽ tiếp tục hiệu chính các chỉ số thống kê khi có thêm thông tin như thông lệ quốc tế. Nhưng điều khác biệt giữa VN và thế giới là thời điểm của các hiệu chỉnh đó không được công bố rộng rãi và các chuỗi số liệu cũ không được lưu giữ.

Lấy ví dụ số liệu GDP của các nước thường được công bố ít nhất 3 lần: preliminary release, first revision, và second revision. Preliminary release thường được công bố 1-2 tháng sau ngày cuối cùng của quí, first revision thường trước khi quí tiếp theo kết thúc, second revision sau đó 1-2 tháng. Hầu hết những ngày công bố số liệu đều được báo trước rộng rãi và số liệu chính sửa ra sao sẽ được nêu ra cụ thể. Thường thì cơ quan thống kê không có nghĩa vụ (theo luật) phải giải thích tại sao số liệu lại thay đổi như vậy nhưng trên thực tế họ vẫn nêu ra/gợi ý những lý do khách quan (vd government shutdown, thiên tai, đình công...) để báo giới và những người sử dụng thông tin có cơ sở phân tích. Một vấn đề quan trọng nữa là tất cả số liệu của các lần công bố/sửa đổi phải được lưu trữ để các nhà nghiên cứu có thể phân tích/đánh giá thực trạng kinh tế chính xác. Giới economists vẫn thường tranh luận với nhau nên sử dụng số liệu preliminary release hay số liệu final revision.

Ngoài vấn đề tần suất và thời điểm công bố/sửa đổi số liệu, tính chất timely còn thể hiện qua cách thức công bố số liệu ra công chúng. Rất nhiều số liệu thống kê kinh tế có ảnh hưởng lớn lên thị trường tài chính nên các cơ quan thống kê thường có qui định về cách thức công bố rất chặt chẽ để đảm bảo tính công bằng. Trước đây một số nước "nhốt" phóng viên của các báo và hãng tin vào một phòng, công bố số liệu cho họ để học có thời gian nghiên cứu và viết tin rồi đúng giờ mở cửa phòng cho họ ra chuyển tin về tòa soạn. Hiện nay công nghệ thông tin đã phát triển hơn nên số liệu thường được công bố vào một thời điểm định trước trên website hoặc một hệ thống điện tử để bất kỳ ai cũng có thể truy cập và biết thông tin như nhau. Các hệ hãng tin tài chính lớn như Bloomberg/Reuters thường sẽ relay số liệu từ các cơ quan thống kê ngay lập tức cho khách hàng dưới dạng flash news, sau đó họ mới viết bài phân tích sau. Đảm bảo thông tin được cung cấp công bằng như vậy cũng là một khía cạnh chất lượng mà cơ quan thống kê phải tính đến.

Một điểm nhỏ nữa liên quan đến vấn đề timely là ngoài việc cung cấp số liệu cho người sử dụng trong nước, các cơ quan thống kê còn cung cấp thường ký cho các tổ chức quốc tế như WB, IMF, BIS... Một điều trái khoáy là trong khi TCTK công bố số liệu rất nhanh vào mỗi cuối quí hoặc tháng, VN lại rất chậm chạp khi cập nhật số liệu ở các tổ chức quốc tế. Điều này ít ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách trong nước nhưng gây khó khăn cho những nhà nghiên cứu và đầu tư nước ngoài cần. Về mặt này chất lượng của thống kê VN không thể nói là timely.


Consistency (nhất quán?): một chuỗi số liệu có tính chất consistency khi nó phản ánh một khía cạnh/hoạt động kinh tế ổn định theo thời gian và không gian. Ổn định theo thời gian có nghĩa là giữa 2 thời điểm khác nhau bản chất của chuỗi số liệu không thay đổi. Điều này tưởng đơn giản nhưng thực ra rất khó đảm bảo, ngay cả ở những nước phát triển. Có một số nguyên nhân làm bản chất các chuỗi số liệu thay đổi theo thời gian. Thứ nhất là khía cạnh/hoạt động kinh tế mà nó phản ánh thay đổi nên buộc người làm công tác thống kê phải thay đổi cách thu thập dữ liệu và tính toán thống kê. Lấy ví dụ GDP của Mỹ đã có một thay đổi lớn trong năm 2013 vì cách tính thay đổi để phản ánh giá trị gia tăng của các hoạt động liên quan đến intangible assets. Các đây 2 năm GDP của TQ cũng có một revision lớn vì họ đổi cách tính để đưa một số hoạt động kinh tế trước đó bị cho là ngoài luồng vào GDP chính thức. Hiển nhiên chuỗi số GDP trước và sau những thay đổi đó không còn consistent nữa và các nhà nghiên cứu phải chú ý đến điểm này. Ở đây việc lưu trữ song song chuỗi dữ liệu theo cả hai cách tính trong một thời gian đủ dài sẽ giúp những người sử dụng số liệu tránh sai xót khi có những thay đổi lớn như vậy.

Lý do thứ hai là bản thân cơ quan thống kê thay đổi cách tính vì có những phương pháp thống kê mới ra đời. Ví dụ chuỗi số NFP của Mỹ khoảng hơn chục năm trước được thay đổi cách tính áp dụng một mô hình về số lượng công ty mới thành lập và phá sản (birth-death model) để hiệu chỉnh số liệu khảo sát thô. Một ví dụ khác là chuỗi số CPI thô được chỉnh lại theo mô hình imputable quality improvement (vd một cái máy tính có tốc độ xử lý tăng 20% thì nếu giá tăng lên 20% coi như chỉ số giá của nó không đổi). Những thay đổi về phương pháp tính như vậy làm các chuỗi số liệu bị mất tính consistency, nhiều trường hợp gây ra tranh cãi và nghi ngờ trong dư luận. Trong trường hợp này tính chất transparency (tôi sẽ nói thêm bên dưới) vô cùng quan trọng.

Lý do thứ ba là mẫu khảo sát thay đổi. Đây cũng có thể coi là sự thay đổi của phương pháp thống kê nhưng trong một số trường hợp do mẫu khảo sát tăng lên hay giảm xuống vì thay đổi ngân sách thống kê. Cách đây khoảng 2 năm Úc giảm bớt số lượng khảo sát việc làm vì budget bị cắt nên cho dù phương pháp lấy mẫu và cách tính không đổi chuỗi số liệu mới sẽ không consistent với chuỗi số trước đây, chí ít về mặt sai số và volatility.

Ổn định về không gian nghĩa là chuối số liệu đại diện cho một khía cạnh/hoạt động kinh tế ở các địa phương khác nhau, các quốc gia khác nhau về bản chất phải giống nhau. Đây là lý do các tổ chức quốc tế nhưu UN, WB, IMF... đưa ra các bộ tiêu chuẩn thống kê như SNA, BoP để thống kê của các nước có thể so sánh được với nhau. Trong phạm vi từng quốc gia, thống kê địa phương dễ được thu thập và tính toán theo cùng một chuẩn, nhưng chất lượng chọn mẫu, thu thập, xử lý có thể vẫn khác nhau. Ví dụ GDP ở khu vực nông thôn có thể sẽ bị bỏ xót nhiều hoạt động phi chính thức hơn GDP của thành phố.

Tóm lại số liệu thống kê "có chất lượng" theo khía cạnh consistency sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế, phương pháp thu thập và xử lý ổn định, mẫu khảo sát đủ lớn để sai số không vượt quá ngưỡng cho phép. Những điều này đòi hỏi cơ quan thống kê phải có budget và resource đủ mạnh, là điều chưa thể mơ ước ở VN.
(Còn tiếp)

Neil J. Kritz - Luật Pháp Và Hoà Giải Chính Trị - Các Kinh Nghiệm Quốc Tế (2)

Neil J. Kritz
Đỗ Kim Thêm dịch
Dịch giả gửi tới Dân Luận

Tội Ác Chiến Tranh Và Vi Phạm Khác Trong Quá Khứ

warcrime.jpg
Vấn đề chính mà các xã hội trong thời kỳ tái thiết hậu chiến phải đối đầu là giải quyết các tồn đọng những phạm pháp quy mô gây thương tổn cho cả hai phiá tranh chấp. Những vi phạm trầm trọng nhất được quy đinh theo luật quốc tế là tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng. Các quốc gia cần tuân theo vấn đề trách nhiệm cho những vi phạm này, trong khi chưa cấu thành tội phạm theo hình sự quốc tế, vẫn còn gây cảm tưởng sâu xa thù hận và xung khắc trong thời hậu chiến.
Một số các vi phạm này xãy ra trong khi tranh chấp đang sôi bỏng, một số các vi phạm khác xãy ra trước kia, thỗi bùng uất hận đưa đến xung đột. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau cần tìm hiểu để tham khảo vấn đề.

Trách Nhiệm Hình Sự

Có nhiều lập luận cho rằng không những tòa án và trừng phạt các vi phạm là chù yếu để đạt đến công lý, mà còn thảo luận công khai và kết án tội phạm là cách tốt nhất làm ngăn cách giữa quá khứ và hiện tại, từ đó công luận sẽ cảm nhận trật tự mới ít nhất cũng hơn trật tự củ.
Có những người khác cáo giác rằng những phiên toà nặng phần trình diễn không phù hợp cho tìm kiếm hoà bình và dân chủ. Xét lại công khai các tội ác thời chiến chỉ khơi động thù hận thay vì xoa dịu. Cách tốt nhất để tái thiết và hoà giải đất nước là giã từ quá khứ bằng cách quên đi và tha thứ tội ác của các phe trong tranh chấp.
Trong một vài quốc gia, truy tố các vi phạm trong thời chiến có nhiều chức năng, đem lại cho nạn nhân về ý nghĩa công lý và phấn khởi - bất bình có thể được giải toả, một ý nghĩ dễ đặt ra hơn làm âm ỷ cháy cho ước vọng về một tranh chấp khác. Hơn thế, những truy tố có thể đem lại năng động mới cho xã hội, một sự hiểu biết là người tấn công và vi phạm quyền của người khác phải bị quy trách.
Bởi vì toà án được dân chúng địa phương và quan sát viên ngoại quốc quan tâm, họ thường chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống tư pháp và tư pháp hình sự phù hợp với những nguyên tắc về uy lực pháp quyền. Có lẽ quan trọng nhất cho mục tiêu của hoà giải lâu dài là cách nhấn mạnh đến những cá nhân đặc biệt - không phải là toàn thể những nhóm sắc tộc, tôn giáo hay chính trị.- Làm được như thế thì cách này gạt bỏ được một loại tinh thần nguy hiểm về tội lỗi tập thể và báo thù thường sinh ra vòng lẩn quẩn của thù oán và bạo lực.
Khi tiến hành truy tố thì mạng lưới trừng phạt cần được đặt ra như thế nào cho những người phạm tội chiến tranh và các tội ác tương tự? Giới lãnh đạo sẽ chịu cách nhiệm về việc sai phạm của thuộc cấp mình như thế nào? Ngược lại, quân nhân và công chức vi phạm khi tuân lịnh thượng cấp sẽ bị quy trách như thế nào?
Các chuẩn mực quốc tế được triển khai nhằm giải quyết các vấn đề này. Người ta ngày càng đồng thuận hơn vì ít nhất là đối với những vi phạm trầm trọng về nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, ân xá tất cả là chuyện không được phép. Mặt khác, tội phạm như diệt chủng hay tội ác chống nhân loại, nói chung, đòi hỏi tham gia đông đảo quần chúng và luật quốc tế không đòi hỏi phải truy tố từng cá nhân liên quan đến tội ác. Đưa hàng trăm hoặc đôi khi hàng ngàn người ra toà, dù trước tòa địa phương hay quốc tế, là một việc bất khả về phương diện tài chính, chính trị hay tổ chức hậu cần. Một số các truy tố có tính biểu tượng những phạm nhân này có thể làm thỏa mãn nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt nếu chương trình xét xử trên quy mô quá mức sẽ đe doạ đến ổn định đất nước. Thí dụ như Argentina, Ethopia và các quốc gia Đông Âu đã chấp nhận phương thức này khi giải quyết vấn đề tồn đọng trong việc vi phạm nhân quyền của các chế độ sụp đổ.
Trong một số trường hợp, có nhiều khó khăn có thể giải quyết được bằng cách phân loại các đặc tính của tội phạm và đề xuất phương cách giải quyết khác nhau. Nói chung, các phân loại này như sau:
1) những nhà lãnh đạo vi phạm vào tội ác chiến tranh và những nguời trực tiếp thực sư thi hành (một số lượng nhỏ nhất phạm nhân không thể tránh được);
2) những người vi phạm tội trầm trọng khác nhưng không thuộc vào nhóm người thứ nhất; và
3) những người vi phạm tối thiểu. Tính cách gia trọng của từng biện pháp được xử lý tùy theo cách tương ứng.
Hoà ước Dayton chung quyết chiến cuộc tại Nam Tư củ đã theo phương cách này.
Trong cách phân loại thứ nhất, các phe lâm chiến tự kết ước hợp tác với tòa án hình sự quốc tế lập thủ tục truy tố các phe tranh chấp vi phạm các tội diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tội ác chống nhân loại. Những hiệp ước này cũng cấm đoán cá nhân khi bị toà truy tố sẽ không được giữ chức vụ công.
Trong loại phạm tội thứ hai, hiệp ước cũng quy định nghĩa vụ phải khởi tố, miễn tố, chuyển giao phạm nhân thuộc lực lượng quân sự, bán quân sự, cảnh sát, công chức trách nhiệm khi vi phạm trầm trọng đến những quyền căn bản của con người. Hiệp ước xem đây như là những biện pháp xây dựng niềm tin.
Chung qui, tất cả những người tỵ nạn và những người lưu lạc hồi hương, khi họ bị cáo giác với các tội danh khác hơn là các vi phạm gia trọng thuộc về luật nhân quyền quốc tế, sẽ được đảm bảo ân xá vì những vi phạm này. Trong khi việc thi hành các điều khoản này còn thiếu sót nhưng căn bản pháp lý rất vững chắc.
Trường hợp Rwanda cho thấy cần có nhu cầu thực tế nhằm xoa dịu các truy tố theo cách cực đoan. Với nhiều thập niên, giới lãnh đạo dùng mọi thủ đoạn nắm quyền để làm biến chất các tranh chấp sắc tộc giữa Hutu đa số và Tusti thiểu số cho cứu cánh chính trị mà không lo sợ bị quy trách về hành động của mình. Hành vi này đạt đến cao điểm vào năm 1994, đây là một trong những diệt chủng kinh hoàng nhất trong ký ức gần đây khi 500.000 cho đến 1 triệu người Tutsi và nhiều người hiếu hòa Hutus bị giết chết một cách tàn nhẩn trong vòng 14 tuần.
Để phá vỡ vòng bạo lực lẩn quẩn này, chính phủ mới của Rwanda kiên quyết một cách đúng đắn là phải thay đổi quyền đặc ân miễn tố với tinh thần chịu trách nhiệm theo luật, đây là điều tất yếu. Để đạt mục tiêu này, trong năm nhậm chức đầu tiên, các giới chức cao cấp của chính quyền mới kiên quyết là các cá nhân tham gia vào việc thảm sát phải bị truy tố và trừng trị. Kết quả là khoảng 125.000 bị cáo buộc tội diệt chủng bị giam nhiều năm trong tù trước khi xét xử. Việc giam giữ phân thành nhiều nhóm nhỏ, làm số lượng này ít hơn tống số phạm nhân, nhưng lại quá nhiều để xử lý trong một thời gian hợp lý trong bất cứ hệ thống tư pháp hình sự nào.
Vấn đề càng trầm trọng hơn, khi hệ thống tư pháp hình sự Rwanda đã bị dẹp bỏ trong thời diệt chủng, các luật sư và chánh án đã bị giết, đi tị nạn hay vào tù. Trong ba năm vừa qua, toà án Rwanda đã xử hơn ba ngàn vụ tội diệt chủng - một thành tích kỷ lục chưa từng có trong bất cứ xã hội nào trong lịch sử - khi người ta còn bị quay cuồng trong đổ vỡ - Nhìn chung, theo nhận xét của các quan sát viên độc lập, kể cả những người đại diện cho bị cáo, thì các phiên xử được tiến hành khách quan.
Cuối năm 2001, chính phủ Rwanda dự kiến giao đa số các vụ kiện thụ lý cho hệ thống tòa án địa phương gọi là gacaca, một mô hình tư pháp cổ truyền lõng lẽo hơn. Dân làng từng địa phương sẽ tuyển chọn chánh án toà gacaca cho làng mình. Bị cáo sẽ ra trước toà địa phương để điều trần, kể cả có sự tham gia tích cực của các thành viên thuộc cộng đồng địa phương. Chương trình này không hội đủ những tiêu chuẩn quốc tế như được đề cập trong phần đầu của bài viết này, vì còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là trong điều kiện phù hợp với chuẩn mực quốc tế hiện nay về thủ tục hình sự và quyền bảo vệ hình sự.
Vài nạn nhân sợ rằng tại một vài địa phương nơi mà tội diệt chủng bị xoá đến độ không còn nhân chứng, toà gacaca sẽ là phiên toà xoá sạch do láng giềng của bị cáo, những người đã hỗ trợ cho tội diệt chủng; một vài bị cáo sợ rằng một hệ thống tư pháp được làm rùm beng trước toà gacaca tại điạ phương sẽ bị nạn nhân khống chế; các tổ chức quốc tế và điạ phương hoạt động nhân quyền bày tỏ mối quan tâm này, trong đó kể cả việc loại trừ luật sư cho bị cáo trong thủ tục trước toà gacaca.
Dù thế, hầu hết người Rwanda cảm thấy là họ không có cách nào khác; toà không thể xử án theo đúng thời gian quy định vì công việc quá nhiều. Về phương diện chính trị, không thể chọn cách mở cửa nhà tù và thả hàng trăm người bị cáo buộc tội diệt chủng; nhưng lại không thể chấp nhận tiếp tục giam người trong nhiều năm mà không xét xử. Dù chương trình toà án gacaca gây nhiều tranh luận, các luật sư Rwanda lập luận rằng chương trình sẽ cam kết các địa phương s ẹ theo tiến trình công lý, đưa các phạm nhân tái hội nhập vào sinh hoạt địa phương và thả hết tù trong thời hạn tương đối ngắn trong các vụ không được xét xử.
Trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, có thể lập luận chung là không có những trừng phạt quy mô trong các phiên toà chuyển tiếp này. Dù đồng ý là có nhiều cảm xúc và áp lực chính trị nặng nề gắn liền với các vụ kiện này, án tử hình có thể làm trầm trọng xung đột hơn cho xã hội trong thời kỳ tái thiết.
Vấn đề quy trách và miễn tố không chỉ liên quan tới việc giải quyết tranh chấp trong quốc gia bị chiến tranh tàn phá, mà còn có ảnh hưởng trầm trọng cho tương lai, dường như cho cả những xung đột không liên quan tại các nơi khác trên thế giới. Khi giải thích về niềm tin tại sao tham gia diệt chủng mà không sợ bị cộng đồng quốc tế báo thù, Adolf Hitler đã nhạo báng một cách đáng khinh bỉ: "Ai nhớ người Armenian?" - khi đề cập tới nạn nhân cũa diệt chủng hai mươi lăm năm trước đó mà không ai bị quy trách. Bằng chứng gần đây cho thấy giới lãnh đạo Serb ở Bosnia khi thực hiện chiến xóa sạch sắc tộc và diệt chủng vào thập niên 1990 được thúc đẩy bởi sự kiện là lực lượng Khmer đỏ không hề bị truy tố hay buộc tội về những vi phạm tại Cambobia vào những thập niên 1970.

Thanh Lọc Cấu Trúc Chính Quyền

Quy trách cá nhân bao hàm đến việc xét xử hình sự. Trong nhiều quốc gia, nhiều nguời có liên hệ tới quá khứ phạm pháp có thể bị giới hạn, khi tham gia sinh hoạt công quyền. Một nền hòa bình dài lâu đòi hỏi niềm tin chung trong thể chế về trật tự mới. Niềm tin chung có thể bị suy giảm trầm trọng nếu thể chế này được cũng được điều hành bởi các viên chức đã gây nên nhiều thù oán trước đây hay hiện nay. Những người trước đây giữ đầu máy cho việc lạm quyền, nhưng nay không còn trong bộ máy chính quyền, có thể bị coi như không trung thành. Những người hỗ trợ cho quan điểm phân biệt hay các chiến thuật lạm quyền của các phe nhóm chống chính quyền trước đây, nay không được coi như những ứng viên khả tín cho những chức vụ trong bộ máy hành chánh công quyền khách quan.
Một vài xung đột có thể thiếu những phần tử thuộc về những nhóm thủ phạm và nạn nhân, nhưng hầu hết những xung đột nội chiến sau thời chiến tranh lạnh bao gồm nhiều khuôn mẩu tội ác hay các vi phạm trầm trọng do phe này hay nhóm kia gây ra. Ngay cả khi họ không bị quy trách theo luật hình, những người gây thuận lợi cho những vi phạm trong quá khứ không được phép gây tác hại hay làm đại biểu trong cơ cấu trong chính phủ mới. Cùng lúc, người ta có thể lập luận rằng trong thời tái thiết hậu chiến những nhân tài giàu kinh nghiệm thuộc về giới trẻ thuộc cấp thấp ở cơ quan hành chánh cho đến các bộ trưởng có thể còn khan hiếm, một vài người trong số này, đặc biệt thuộc về chính quyền củ, rất quan trọng trong việc tái thiết đất nước, kiến thức và kinh nghiệm của họ rất cần thiết cho viêc tạo trật tự mới.
Có nhiều thí dụ cho việc thử nghiệm thanh lọc như thế. Tại El Salvador, hoà uớc lập ra một Ủy Ban chuyên trách đặc biệt nhằm minh danh một trăm sĩ quan cao cấp để hồi hưu vì những vi phạm nhân quyền trong quá khứ. Tại Bosnia, Toán Đặc Nhiệm Cảnh Sát quốc tế được giao chuyên trách loại trừ tất cả những ứng viên cho ngành cảnh sát tân lập điạ phương, khi họ phạm tội với sắc tộc thiểu số trước đây. Ngay cả đối với những ứng viên không bị truy tố vi phạm các tội này, nhưng khi cho phép họ nắm chức vụ, mà sự hiện diện của họ sẽ tạo nên một cảm tưởng bất công trong những nạn nhân trước đây, sẽ cản trở nỗ lực xây dựng hoà bình.
Tuy nhiên, thanh trừng bằng luật hành chánh không có mức độ bảo vệ đúng luật thủ tục giống như thủ tục hình sự. Vì khuynh đảo kiểu này liên hệ đến nhiều người, nên thường có khuynh hướng thực hiện trong một phương cách ngắn gọn và bị lạm dụng, nhất là khi trừng phạt theo công lý của kẻ chiến thắng và phân chia các chức vụ chính quyền.
Trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm luật định, tinh thần thượng tôn pháp luật từ bỏ khái niệm về tội lỗi tập thể. Nhiều người phải bỏ việc làm chỉ vì họ đã ở điạ phương có tranh chấp hoặc là đảng viên một đảng chính trị, khi họ không có biểu hiện sai trái cá nhân, thì họ có thể kêu oan và đòi công lý và dân chủ của chính quyền mới.
Thay vì đóng góp cho hoà giải và tái thiết, những xáo trộn này chỉ tạo thêm chống đối làm đe doạ ổn định cho chế độ mới. Trong một số trường hợp, ảnh hưỏng của những biện pháp này được giảm đi nhờ cấm đoán chỉ giới hạn trong một vài năm cho các cá nhân có dính liú; họ được tham gia công vụ, sau khi tình hình lắng dịu, hoặc cho phép họ tham gia sau thời kỳ tái thiết và sau khi thể chế công quyền đi vào nề nếp và được tín nhiệm. Vấn đề này cần cân nhấc cẩn trọng về các quyền lợi.

Tạo Tư Liệu Lịch Sử

Trong thời kỳ chuyển tiếp sau khi tranh chấp giữa các quốc gia, lịch sử luôn là đề tài gây tranh luận. Mỗi phiá vẫn còn có người ủng hộ để phủ nhận các cáo buộc vi phạm đã xãy ra và cáo giác luôn là mình bị đối thủ vi phạm hoặc biện luận trường hợp hành động do tình thế đòi hỏi. Dù không thể kiểm chứng, nhưng những cáo buộc nhau làm suy yếu trật tự mới và nỗ lực xây dựng hoà bình. Cáo buộc làm tăng thêm thoá mạ về tổn hại đã gây ra cho nạn nhân, gieo giống oán thù và chỉ gặt thêm bạo lực mới. Chiến tranh Bosnia phơi bày những vấn đề không giải quyết của lịch sử và oán thù kể từ bảy thế kỷ truớc.
Hậu quả là ngoài việc theo dõi các cá nhân thủ phạm, việc thu thập tài liệu chính thức của quá khứ thường là một yếu tố quan trọng cho một thời kỳ chuyển tiếp thành công, mang lại ý nghĩa cho công lý và phấn khởi. Một mặt, muốn được toà hình sự xử nghiêm minh phải tìm sự kiện và bằng chứng về vi phạm trong qúa khứ và thiết lập „uỷ ban chân lý“ là một mặt khác.
Trong khi hai tiến trình này có thể bổ sung nhau, ủy ban chân lý sẽ hữu ích hơn cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh và hoà giải nếu đất nước không trang bị để xúc tiến những phiên toà công minh và khả tín. Hoà giải trong trường kỳ đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn trọng cách phối hợp này. Nó sẽ thích ứng tốt nhất cho xã hội.
Tại El Salvador, cuộc nội chiến kéo dài 12 năm giữa chính phủ và Mặt Trận Giải Phóng Farabundo Marti National Liberation Front (FMLN), làm cho khoảng 27.000 người chết. Khi hòa đàm tiến hành, những cáo buộc và phản biện về các tội các vi phạm của hai bên, đe doạ trở thành những trở ngại trầm trọng cho việc tìm một giải pháp hoà bình cho xung đột. Tuy thế, phải công nhận là hận thù và bất tín nhiệm chồng chất qua thời gian đòi hỏi một số cơ chế cho phép mô tả trung thực về các hành động kinh hoàng này.
Khi chiến tranh kết liễu vào năm 1992, cơ quan tư pháp được thành hình, nhưng bị chính trị hoá cao độ và thoả hiệp và không có khả năng và đủ tín nhiệm để giải quyết những vấn đền khó khăn thuộc về trách nhiệm tội ác trong chiến tranh hay những vi phạm về nhân quyền một cách khách quan. Một Ủy Ban ba thành phần của LHQ về Chân Lý được thiết lập do thoả ước giữa các phe tranh chấp được xem như là bước tiến khởi đầu nhằm đạt được ý nghĩa của công lý và trách nhiệm.
Mặc dù không phải là Toà án, Ủy Ban - giống như những cơ chế tương tự được lập ra tại nhiều quốc gia phải giải quyết các tồn động từ những vi phạm với mức độ quy mô - điều tra và báo cáo về tội ác do hai phiá vi phạm trong thời chiến, tạo cho nạn nhân và thủ phạm hai phiá có cơ hội làm chứng tích cho các tài liệu chính thức. Bởi vì thiếu một hệ thống tư pháp hình sự khả tín, Uỷ ban này cảm thấy bị buộc phãi giải thích vài phán quyết theo như Baó cáo 1993, nếu không phải giao lại cho cơ quan tư pháp El Salvador để xử lý.
Một thí dụ chính là quyết định của Ủy ban đã công bố danh tính những thủ phạm các trường hợp nghiêm trọng, dù là trong tiến trình của Uỷ Ban không đòi hỏi phải bảo vệ cho các phạm nhân này được hưởng quyền đúng theo luật thủ tục quy định. Nếu khi hoạt động của hệ thống tư pháp quốc gia đạt đến mức khả tín, thì Ủy ban sẽ giữ danh tánh này bí mật trong các báo cáo, thay vì giao cho chính quyền để truy tố. Trong một báo cáo của mình, Ủy ban phân tích những đường lối mà việc quân sư hoá xã hội El Salvador đã làm tê liệt hoạt động tam quyền phân lập của chính quyền. Ủy Ban cũng khuyến cáo nâng cao triển vọng của từng thể chế này vai trò của quân đội cho phù hợp với tinh thần thuơng tôn pháp luật.
Nhiều Ủy ban chân lý lập ra một diễn đàn cho hàng trăm hay hàng ngàn nạn nhân mà họ chưa bao giờ đưọc mời ra toà làm chứng. Trong nhiều quốc gia các Uỷ ban này không chỉ đơn thuần cứu xét đến các trường hợp cá nhân, mà còn vấn đề hệ thống đã gây ra vi phạm, tùy theo vai trò của từng lĩnh vực khác nhau, các lực luợng an ninh, lãnh đạo tôn giáo, truyền thông, hệ thống giáo dục, cơ quan tư pháp, v.v… tạo nên một môi trường cho vi phạm phát sinh. Dựa trên các phân tích này, Ủy ban được giao chuyên trách cho việc soạn thảo các khuyến cáo thật chi tiết về những biện pháp cải cách cho chính phủ và xã hội. Các Uỷ ban chân lý được lập ra trong thời hậu chiến, lúc gần đây, bị cáo giác là làm việc trong mức độ rộng lớn hơn dự kiến trong thời chuyển tiếp từ chế độ đàn áp, khi triển khai phương cách đóng góp cho tiến trình hoà giải.
Tại Guatemala, nội chiến tàn phá đất nước hơn 35 năm với cái giá phải trả là hơn một trăm ngàn nhân mạng, hoà ước uỷ nhiệm cho Uỷ ban chân lý tìm ra „một chân lý toàn diện“ về những vi phạm trong quá khứ của các phe phái, thể hiện việc này như một tiến trình để tạo nền tảng cho sự sống chung an hoà và sẽ xoá bỏ mọi hình thức báo thù như điều kiện tiên quyết cho một nền hoà bình vững chắc và dài lâu. Tại Sierra Leone, người ta hy vọng rằng Uỷ ban chân lý sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề quân nhân vị thành niên vi phạm tội ác. Tại Bosnia, Ủy ban chân lý sẽ trình bày thành tích cá nhân từ các phe phái trong tranh chấp, những người dám mạo hiểm để bảo vệ cho đồng bào và các nhóm sắc tộc trước các vi phạm.

Bồi Thường Thiệt Hại và Phục Hồi Danh Dự

Cuối cùng, theo quan điểm của uy lực pháp quyền, việc đề cập đến vi phạm trong quá khứ không chỉ dành cho thủ phạm mà còn cho nạn nhân. Dù thế, những đòi hỏi tranh nhau về những phương tiện giới hạn luôn là một đặc điểm của nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự cho nạn nhân phải được đưa vào trong hầu hết các kế hoạch tái thiết hậu chiến. Bồi thường thiệt hại có ít nhất ba chức năng trong tiến trình hoà giải quốc gia.
Thứ nhất, giúp cho nạn nhân nắm bắt được các khía cạnh thiệt hại vật chất đã mất. Thứ hai, tạo nên sự công nhận chính thức về vết thương đất nước. Cả hai tạo thuận lợi cho việc tái hội nhập xã hội chịu nhiều đau khỗ trong câm lặng. Thứ ba là làm ngăn trở vi phạm của nhà nước trong tương lai bằng cách đặt ra những bồi thưòng tài chính cho những hành vi sai trái. Trong luật quốc tế có sự đồng thuận là nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân qua những sai phạm nghiêm trọng về luật nhân quyền do chính quyền gây ra. Nếu chế độ vi phạm nhân quyền mà không bồi thường thì chính phủ kế nhiệm phải lãnh trách nhiệm này.
Trong một vài quốc gia, người ta đặt ra quyền luật đinh mới có liên hệ đến khía cạnh phức tạp về công lý này trong giai đoạn hậu chiến. Sau khi chiến tranh chấm dứt tại nước Nam Tư củ, hoà ước quy định thành lập ủy ban giao lại đất đai cho những người bị lưu lạc trong thời chiến, giải quyết vô số các tranh chấp tài sản, bồi thường thiệt hại cho những nạn nhạn lưu lạc trong thời xung đột.
Tại Rwanda có hàng ngàn khiếu nại do nhiều nhóm khác nhau về tài sản: nhóm ngưòi tỵ nạn Tutsi đã ra khỏi nước từ hơn 35 năm, nhữngnguời lưu lạc trong thời diệt chủng, những người tỵ nạn thuộc sắc dân Hutu rời nước vào năm 1994, có những tù nhân hồi hương trước đó rất lâu cũng được tham gia khiếu nại.
Tại cả hai nước Rwanda và Nam Tư củ, tinh thần thượng tôn pháp luật đòi hỏi bồi thường thoả đáng thiệt hại, đó là điểm thiết yếu cho việc xây dựng hoà bình dài lâu. Tùy thuộc vào tình hình, việc bồi thưòng thiệt hại có thể sắp vào chương trình trả lại tài sản đã mất hoặc là cho học bổng hoặc trả tiền hưu cho thân nhân còn sống của nạn nhân hoặc tài trợ cho những Qũy hoạt động văn hoá của nhóm thiểu số.

Nhu Cầu Kết Hợp Các Khảo Hướng

Những tội ác tập thể có hệ thống thường làm bộc phát những vấn đề phức tạp trong xã hội hoặc là tạo thêm điều kiện cho sự bộc phát này. Nói chung, những tội ác này không có những giải pháp đơn thuần. Càng thể hiện rõ hơn là việc xây dựng một nền hoà bình hậu chiến có hiệu năng đòi hỏi không những những cơ chế như đã khởi thảo mà còn là một khảo hướng liên kết nhằm tổng hợp và phân định những phương cách dị biệt để giải quyết các trường hợp đặc thù.
Trong hơn hai năm trong hậu chiến Bosnia, một số người đồng ý rằng Ủy Ban chân lý và hoà giải phải được thành hình để bổ sung cho công việc của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế tại The Hague, tạo diễn đàn cho hàng ngàn nạn nhân, triển khai những khuyến cáo cho những cải cách hệ thống và đãm nhiệm các công tác khác. Nỗ lực bị ngăn trở vì có những người cự tuyệt cho một cơ chế như thế không nên thành hình, cho đến nào mà khi toà án đảm nhận công việc. Kết qủa có hàm ngụ một lời tuyên bố: nếu xã hội đang tái thiết xác định mình không có khả năng tự tổ chức những phiên toà khả tín để xử tội phạm và nếu cộng đồng quốc tế đãm nhận được khả năng này, thì xã hội sẽ phải bị kềm hãm rất lâu để theo đuổi bất cứ chương trình nào khác để giải quyết quá khứ xáo trộn của mình.
Cũng tương tự như vậy, tại Sierra Léone, hoà ước Lomé năm 1999 đề ra việc thành lập Ủy Ban chân lý và hòa giải. Sau đó, Hội Đồng Bảo An LHQ ủy nhiệm thành lâp toà án chuyên trách tội ác chiến tranh tại Sierra Léone - điểm mà vài giới chức quốc tế đề nghị nỗ lực ủy ban có thể được hủy bỏ. Trong cả hai trường hợp, nhũng cuộc thảo luận sâu rộng giữa các giới chức địa phương và quốc tế vào cuối năm 2000 đạt được sư đồng thuận về nhu cầu về toà án và Ủy ban chân lý, cả hai cùng tiến hành để bổ sung nhau hoàn thành những chức năng khác nhau, đưa các quốc gia xáo trộn này thăng tiến.
Trong việc giải trình trách nhiệm đối với bạo lực tập thể tại Đông Timor, LHQ và các chính quyền địa phương cũng đã chấp nhận một phương cách tương tự nhằm liên kết gồm nhiều đường hướng.

Tiến Trình Lập Hiến

Tại nhiều quốc gia chuyển tiếp từ nội chiến sang chính quyền mới, một trong những công tác quan trọng nhất là thảo hiến. Dĩ nhiên, hiến pháp là một tài liệu pháp lý nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật pháp của quốc gia, hiến pháp là viên đá đầu tiên cho tinh thần trọng pháp. Hơn nữa, hiến pháp bao gồm viễn kiến cho một xã hội mới, đề ra những nguyên tắc cơ bản để công nhận hệ thống chính trị, cách phân bổ quyền lực trong một nước, những điều khoản về luật nội dung và thủ tục mà cả hai có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cũng cố hoà bình.
Khi việc thảo hiến và áp dụng do một nhóm ưu tú của phe thắng cuộc đề ra, kết quả mang lại là nền tảng này không những chỉ thiếu dân chủ mà còn không ổn định. Nói một cách tương tự, nếu đồng ý với đặc điểm của hiến pháp, thì lập hiến có thể tạo nên một tiến trình đối thoại quốc gia, cho phép những viễn kiến đối nghịch và những khiếu nại trong xã hội hậu chiến được diễn đạt và kết hợp, để tạo điều kiện cho việc hoà giải giữa các phe nhóm. Đó cũng có thể là một tiến trình cho giáo dục quốc gia trong các chiều hướng về các khái niệm chính quyền, vấn đề và quan tâm của các phe nhóm khác nhau trong đất nước, phát triển xã hội dân sự và trách nhiêm công dân và chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, nguyên tắc không phân biệt và khoan dung, tất cả phải được du nhập trong hiến pháp mới. Tóm lại, tiến trình lập hiến có thể đóng góp cho hoà bình và ổn định.
Tại Eritrea, sau ba mươi năm chiến tranh giành độc lập, tiến trình lập hiến đặt tr ọng tâm vào cấu trúc nhằm tạo thuận lợi cho cũng cố hoà bình. - trong hai năm nỗ lực và tuyên bố là đạt một tiến trình lịch sử cho sự đoàn kết của ngưòi dân Eritrea trong một cuộc đối thoại đầy sáng taọ cho cả nước. Ủy Ban Hiến Pháp bao gồm nhiều thành phần tôn giáo, sắc tộc, và địa phương khác nhau. Nhiều văn phòng được thành lập tại năm khu vực trong nước, trong tiến trình này còn có một văn phòng phụ thuộc khác chuyên trách cho 750.000 người Eritrea sống ở hải ngoại.
Uỷ Ban Hiến Pháp chuẩn nhận một chiến lược liên hệ đến một cuộc tham khảo ý kiến công luận sâu rộng nhất, một chiến lược tránh đưọc phương cách từ trên đi xuống. Những cuộc thảo luận được để xuất qua hàng loạt các hội thảo về công dân giáo dục, thảo luận, hội luận tại các làng và tỉnh đạt được hàng trăm ngàn người tham dự. Bích chương, báo chí, truyền hình và truyền thanh được dùng đễ tạo điều kiện dễ dàng cho việc giáo dục công dân và đối thoại. Trình bày những nguyên tác cơ bản và thảo hiến là đề tài cho những thảo luận của quần chúng và tiền đề sâu rộng khác.
Tại Cambodia, dù không có được một cuộc tham khảo ý kiến công luận sâu rộng tương tự, soạn thảo và chuẩn nhận hiến pháp sau Hòa uớc Paris cũng bao gồm mức độ đối thoại quốc gia cùng với tranh chấp các phe phái trong việc phân chia quyển lực và quyền lợi trong xã hội Cambodia. Lập Hiến tại Nam Phi đem lại một thí dụ rõ hơn về sự hữu ích của cách này. Thí dụ như trong một khoá họp mùa xuân 1995, Quốc Hội Lập Hiến dành nhiều thì giờ để thảo luận để thảo luận dự thảo hiến pháp mới liên quan đến lực lượng an ninh cho Nam Phi, một đề tài quan trọng và gây tranh luận đối với nhóm đối kháng, những người được hình thành trong thời còn xung đột.
Nhiều loại vấn đề nhạy cảm khác - thí dụ như sử dụng quyền trong trường hợp khẩn cấp và những giới hạn, cho phép quân nhân không tuân lịnh thượng cấp khi vi phạm luật quốc tế, kiểm soát dân sự của các lực luợng an ninh -, tất cả những vấn đề này cũng được những kẻ cựu thù, nay ngồi trong Quốc Hội, thảo luận, họ gồm đủ thành phần mọi giới từ đại biểu thuộc Đảng Quốc hội Liên Phi (Pan-African Congress) thuộc cánh tả đến Mật Trận Tự Do (Freedom Front) thuộc cánh hữu. Nhiều tham dự viên công nhận rằng chỉ trong một vài năm trước đó những cuộc tranh luận như thế không thể nào nghĩ ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thời kỳ chuyển tiếp, tiến trình Quốc Hội Lập Hiến dai dẳng đem lại một lộ trình quan trọng cho những người đối nghịch bằng bạo lực trước đây, nay lại thương thuyết và hợp tác trong việc xây dựng từng giai đoạn của trật tự mới.
Triển khai hiến pháp thông qua tiến trình đối thoại quốc gia cũng có những giới hạn nhất định. Một mô hình tương tự về những điều kiện cho đồng thuận xã hội nếu được một nhóm nhỏ đóng kín cửa quyết định và trao cho dân chúng ít hiệu năng hơn. Tiến trình thảo hiến có thể gây bất ổn, thí dụ như trường hợp nếu thời kỳ chyển tiếp quá dài không có luật lệ cơ bản cai trị hoặc là trong thời kỳ chuyển tiếp mà hiến pháp củ được tiếp tục sử dụng, thì sẽ làm cho xung đột trầm trọng hơn.
Đó là trường hợp của Nam Phi khi hiến pháp lâm thời được thương thảo để lập ra một cơ sở chuyển tiếp và một tiến trình dài hơn cho phép thảo luận những vấn đề khó khăn và triển khai tài liệu chung quyết. Hơn nữa, điểm chính phải công nhận là không phải tất cả mọi vấn đề xã hội sẽ được hiến pháp giải quyết. Như đã đề cập trước đây trong vấn đề liên hệ đến toà án, coi lập hiến như một phương tiện giải quyết các khiếu nại từng phe nhóm có thể buộc phải giải quyết đủ loại vấn đề không thích hợp cho tiến trình này. Việc này có thể đem lại kết quả hoặc là các phe nhóm thất vọng để từ bỏ tiến trình hoặc là chấp nhận kết hợp những điều hứa hẹn trong hiến pháp mới mà biết là không thực hiện được, cả hai chỉ làm hại cho sự khả tín của tiến trình và của hiến pháp mới.
Tạo điều kiện căn bản rộng rải cho xã hội tham gia có nghĩa là làm cho tiến trình này sẽ kéo dài hơn để đúc kết, bao gồm những chi phí hành chánh nặng nề và thảo luận sâu xa, và kết quả là một số thoả hiệp có thể tránh được. Cùng lúc, có thể tạo nên một hiến pháp được hiểu biết và chấp nhận, ổn cố và hỗ trợ cho hoà bình nhiều hơn. Những quyết định liên hệ đến tiến trình sẽ ảnh hưỏng tất yếu đến tính chất của các tranh chấp riêng biệt và những trường hợp của giải pháp.

Tầm Quan Trọng Của Ngoại Viện

Như đã đề cập, trong khi minh chứng cho một khai nguyên của xã hội dựa trên công lý và uy lực pháp quyền trong thời hậu chiến còn là thách thứ mới, nhưng việc lập thể chế mới, huấn luyện luật sư, chánh án, cảnh sát và tất cả các loại nhân viên khác cần nhiều thời gian. Đây chính là khó khăn đang còn xãy đến.
Trong nhiều trường hợp công lý và hoà giải là giải pháp đạt được nhờ phương tiện của các tổ chức quốc tế. Thí dụ như tại El Salvador là một nước có dân số tương đối ít nhưng lại cảm thấy bị phân hoá để đạt được đồng thuận về các vấn đề vi phạm đã xãy ra trong thời xung đột. Do đó, một Uỷ Ban chân lý LHQ được thành hình hoàn toàn không có người El Salvador tham gia để đảm bảo tính trung lập khách quan, khả chấp và để không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một cơ chế quốc nội nào trong thời kỳ đầu tiên của chuyển tiếp.
Để giải quyết vấn đề nội chiến và diệt chủng tại Rwanda và Nam Tư củ, Hội Đồng Bảo An LHQ thành lập hai toà án hình sự quốc tế - đây là hai cơ chế đầu tiên thành hình kể từ khi có Toà án Nuremberg từ nữa thế kỳ trước. Nhiều yếu tố ngăn trở cho việc quốc tế hoá cần đáp ứng trong những trường hợp này:
- tội ác cực kỳ kinh khiếp là một thách thức to lớn cho những nguyên tác luật quốc tế;
- nhu cầu phục hồi công lý là thành tố thiết yếu trong việc đạt đến hoà giải và phá vờ vòng lẩn quân của bạo lực là quá hiển nhiên; và
- hệ thống tư pháp quốc nội (đặc biệt là tại Rwanda) hoàn toàn bị hủy diệt.
Hơn nữa, tòa quốc tế có vị thế tốt đẹp hơn toà quốc nội, vì các lý do
- mang một thông điệp rõ ràng là cộng đồng quốc tế không thể khoan dung các thãm hoạ như thế, hy vọng làm giảm bớt các tội ác này trong tương lai, không phải chỉ tại Rwanda và Bosnia, mà khắp thế giới;
- được huy động bỡi nhũng chuyên gia có khả năng áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn luật quốc tế;
- có nhiều phương tiện về nhân sự và vật chất cần thiết khả dụng;
- có chức năng dựa trên cơ sở độc lập trung dung hơn là báo thù, và chức năng này được cảm nhận là được vận hành;
- thúc đẩy sư phá triển và chấp hành các quy luật hình sự quốc tế; và
- có quyền tài phán đối với những thủ phạm trong những trường hợp gia trọng nhất khi họ đã trốn ra khỏi nước. Hai toà án này đã đem lại mang đến nhiều tiến bộ quan trọng trong sự hiểu biết và xử lý về tội phạm chiến tranh, tội án chống nhân loại và diệt chủng.
Trong những trường hợp khá hiếm hoi như vậy, tạo cơ chế quốc tế nhằm mang lại ý nghĩa cho công lý là điểm chủ yếu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây chỉ là giải pháp thứ hai phải chọn lựa. Ngay trong trường hợp của Rwanda và Bosnia, nơi mà việc thành lập toà án hình sự quốc tế là phù hợp, nền hoà bình dài lâu đòi hỏi phải thiết lập thể chế quốc nội vững chắc, trong nội bộ các quốc gia này phải triển khai mọi khả năng nhằm nỗ lực thực hiện công lý và hòa giải. Dù đây gần như là chuyện một phương trình bằng không, sung dụng tương đối các phuơng tiện ưu tiên đem lại một khẳng định về vai trò quốc tế trong lĩnh vực công lý và uy lực pháp quyền trong thời hậu chiến. Trong khi chi phí đóng góp cho hai toà này lên đến 1 tỷ, kinh phí sử dụng nhằm phát triển các thể chế pháp luật quốc nội thấp hơn.
Nếu vấn đề quy trách và công lý đạt được thông qua toà án hay ủy ban chân lý hay không, nói chung, cả hai vấn đề này sẽ đạt hiệu quả cao nhất qua một tiến trình quốc nội do chính các quốc gia này điều động. Nếu công việc tiến hành phù hợp với tinh thần thượng tôn luật pháp, việc truy tố truớc toà án quốc nội làm gia tăng tính chính thống của chính quyền thời hậu chiến và cơ quan tư pháp có nhạy bén hơn ngưòi ngoại quốc với những đặc điểm của cộng đồng địa phương. Đặc biệt là nhấn mạnh đến vai trò chính quyền trong việc quy trách cá nhân khi vi phạm hình sự và đem lại một nền tư pháp hoạt động trong cảnh giác.
Ngoài ra, nhà nước và các cơ quan sẽ có điều kiện kết hợp các bài học về công lý, trách nhiệm và hoà giải sau những tiến trình quốc nội đầy phấn khởi, khi kết hợp được mọi đại biểu của tất cả các đảng phái. Tiến trình hướng nội cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng hoà bình. Ngược lại, nếu nhà nước giải quyết các nhu cầu phải đối phó vấn đề bằng cách dựa vào người ngoại quốc, thì kinh nghiệm đóng góp cho một nền hoà bình lâu dài và đảm bảo của pháp luật ít hơn (tuy nhiên, vấn đề chính quyền có thể từ bỏ dễ dàng, khi lãnh đạo địa phương càng có nhiều kinh nghiệm chính trị hơn).
Ủy ban chuyên gia của LHQ khi lập toà án Rwanda công nhận điểm này, họ ghi nhận là tòa án quốc nội nhạy cảm hơn trong những trường hợp cá nhân, có thể đi đến những quyết định có những tác động gây ấn tượng hơn, vì phán quyết giải quyết được vấn đề mà tòa đã quen thuộc với cộng đồng địa phương.
Có hai cách giảỉ thích về sự công nhận ưu tiên tuần tự cho giải pháp tư pháp quốc nội trong tiến trình này. Thứ nhất, từ năm 1995, cũng đã có cơ chế không thuần túy quốc tế thành lập song hành với Ủy Ban El Salvador, hoặc Toà án tại Nam Tư và Rwanda. Khi thấy vai trò quốc tế là cần thiết, thì sẽ có khuynh hướng chung là lập toà hỗn hợp quốc tế và quốc gia, mà giới chức địa phương tham gia chiếm đa số. Những thí dụ kể đến Uỷ Ban chân lý được lập tại Guatemala, hiện cũng đang cứu xét tương tự tại Bosnia, Toà án đặc biệt được đề nghị tại Cambodia và Sierra Léone.
Thứ hai, không giống như toà án quốc tế tại Nam Tư củ và Rwanda, đem đến quyền tài phán ưu tiên trước khả năng toà án quốc nội trong việc truy tố, Hiệp uớc Rome năm 1998 thành lập Toà án Hình Sự Quốc Tế (ICC) nhằn điều chỉnh thẩm quyền này. Toà ICC nhằm bổ sung thẩm quyền hệ thống tư pháp quốc nội và có thể hành sử thẩm quyền tài phán bổ sung qua các vụ tội diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tội ác chống nhân loại, khi hệ thống tư pháp quốc gia không có khả năng và không muốn làm như thế.
Một khuynh hướng có liên quan đến với sự trợ giúp của hải ngoại mà người ta nhận ra được là trong vụ kiện chống nhà độc tài Chile Augusto Pinochet. Dựa trên sư đồng thuận về nguyên tắc tài phán phỗ quát về một vài tội ác quốc tế, một số quốc gia bắt đầu khẳng định quyền tài phán của toà án quốc gia trước các tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và tra tấn kể cả khi vi phạm trong nội chiến có vũ trang tại một quốc gia thứ hai, mà cả hai thủ phạm và nạn nhân là công dân của quốc gia này. Trong thập niên vừa qua, trường hợp hình sự đã thụ lý tại ít nhất mười một quốc gia nhằm chống lại các dân ngoại quốc vi phạm tội ác chống nhân loại và các vi phạm liên quan bị cáo buộc tại quê hương. Trong một số trường hợp này, các nạn nhân né tránh không muốn hoặc chính quyền không có khả năng truy tố.
Trong trường hợp Pinochet, chánh án Tây Ban Nha tìm cách dẫn độ Pinochet từ Luân Đôn, nạn nhân và chánh án có khả năng buộc ba chính quyền liên quan là Chile, Tây Ban Nha và Anh. Cuối cùng, kết quằ chính là chánh án Tây Ban Nha đạt được những gì mà xã hội Chile đã không tự thực hiện được trong hai thập niên qua là làm bung ra hàng loạt các hoạt động và òa vỡ các cảm xúc tại Chile. Những nỗ lực truy tố Pinochet tại quê nhà, những cuộc điều tra hình sự công khai chống lại một vài người khác, buộc quân đội sau nhiều trì hoản phải thoả mãn các luật sư nhân quyền, bất đầu xác định điều tra và thông tin về định mệnh của các người mất tích đến mức độ tác đông những vụ án tại hải ngoại, có ảnh hưởng làm kết thúc thời kỳ chuyển tiếp của Chile sang dân chủ. Sau một vài năm phát triển việc hành sử quyền tài phán phỗ quát lại tạo nên một tiến trình khá hỗn độn.

Kết Luận

Những thách thức mới cho hoà bình đòi hỏi những phương tiện mới. Khi chiến tranh trên khắp mọi nơi trên thế giới thay đổi sự phức tạp, chiến tranh liên quốc gia ngày càng nổi bật hơn, tạo ra tinh thần thượng tôn pháp luật đóng một vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ tái thiết hậu chiến và vãn hồi hoà bình.
Kể cả đến hiện nay có nhiều còn người cho rằng việc đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật là không quan trọng, hoặc tốt nhất chỉ làm thay đổi gián tiếp lối suy nghĩ cho những công việc thực tế để giải quyết xung đột và xây dựng hoà bình thời hậu chiến - vì họ có niềm tin là áp đặt luật lệ và thể chế sẽ tự nó xoá đi những thù hận sâu xa, và đấu tranh dành quyền lực. Một điều mà không có gì là có thể chính xác.
Uy lực pháp quyền từ trong nền tảng là một vấn đề khó khăn và đặc biệt không có một lượng giá lạc quan về bản chất của con người và triển vọng giải quyết cho xung đột. Chúng ta có thể cho rằng hứa hẹn long trọng hiếu hoà và lập luận hoà giải hiển nhiên là quan trọng cho việc xây dựng hoà bình, nhưng thực ra rất là mong manh.
Trong trường hợp tệ nhất, uy lực pháp quyền đề ra một mạng lưới của thể chế, cơ chế và thủ tục kiểm soát những nguồn gốc của mọi sự xung đột trong thời kỳ khởi thủy, ngăn ngừa khả năng của mọi phe phái gây những hành vi bạo lực và vi phạm, buộc phải có vụ kiện công khai, và một phạm vi hành động tương đối phù hợp.
Trong trường hợp tốt nhất, khi tinh thần trọng pháp được vun bồi cẩn trọng, một hệ thống quy trách, giải quyết xung đột, giới hạn quyền lực, cơ hội trình bày các quan điểm đối nghịch - nếu tất cả đều được thực hiện qua phương tiện bất bạo động - sẽ trở thành một tập quán tạo điều kiện để ngăn ngừa một cuộc nội chiến khác.
(Hết)
  
 
FBNhất Nam  - TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN - MẮC BẪY HAY TỰ CHUI VÀO BẪY? – Đôi lời “bàn loạn”.


Điểm lại 60 năm xây dựng CNXH.
KINH TẾ:
Bỏ thì thương, vương thì tội!
Đây là tình cảnh thực tế của nền kinh tế VN sau một cuộc "tấn công tổng lực" với phương châm: Đánh nhanh, thắng nhanh của nhà nước khi "bật mí" cho thị trường địa ốc và chứng khoán bùng nổ. Cuộc tấn công đã giúp ra đời những đại gia nhờ từ đâu đó có những nguồn vốn khổng lồ đua nhau lập dự án, đua nhau đền bù - thông qua bàn tay chính quyền - với giá rẻ mạt hoặc lấy không để vẽ nên một cái bong bóng khổng lồ. Kết quả là các "con tôm, con tép" đua đòi học theo cầm cố nhà cửa, vay mượn bạn bè – thậm chí là cả lửa đảo - để mong đổi đời để vô tình vét kiệt mọi thứ để trắng tay, tù tội, tha phương cầu thực.v.v. Giờ đây tất cả tiền bạc nằm trong tay ai thì chắc không cần phải suy luận nhiều!
Không quốc gia nào có cách qui hoạch, phát triển địa ốc, chứng khoán lạ đời như VN. Trên thế giới, người ta qui hoạch địa ôc, buộc nhà đầu tư phải chọn những nơi đất đai không có giá trị khai thác cao để làm khu dân cư, khu công nghiệp... Không có tài nguyên trong lòng đất để tránh sau này muốn lấy không được, trồng trọt kém hiệu quả để giữ vững an ninh lương thực,.v.v. dành lại quỹ đất cho tương lai lâu dài. Còn VN thì :Tiện - đẹp - tốt - dễ bán" là xây(!). Xây.. xây ... và xây.. Xây vô tội vạ để rồi giờ đây cái dang dở thì phải bỏ tiền gìn giữ, bỏ tiền xấy tiếp. Cái xây rồi thì mặc xác cho ngân hàng và các chủ nợ góp vốn cãi nhau(!). Thị trường chứng khoán ở các nước phát triển thì hệ thống sàn giám sát tình hình các cổ phiếu ghi danh thông qua kiểm toán độc lập, đảm bảo hạn chế thấp nhất rủi ro về khai man hồ sơ năng lực, giá trị tài sản. Ở VN thì .. căn cứ vào "quảng cáo" trên báo cáo tài chính của Doanh nghiệp(!) Những cái chết của chứng khoán là câu trả lời, thiết nghĩ không cần giải thích thêm cho dài dòng.
Con số nợ nần nước ngoài theo tính toán sơ bộ chia cho đầu người với hơn 90 triệu dân nghe vừa nhức nhối vừa chua chát khi nó bắt nguồn từ hàng tỷ USD thất thoát do tham nhũng, cố ý làm trái… từ các Doanh nghiệp nhà nước(!)

VĂN HÓA:
Đúng cũng nói sai, sai thì chẳng biết nói thế nào(!)
Gần đây, báo chí chính thống nhà nước có nhiều động thái rất lạ -mà thực ra không hề lạ! - Hàng chục năm trời, biển đảo bị lấn chiếm, ngư dân bị bắn, bị đâm tàu, bị bắt.v.v. ngay trên vùng biển của mình thì xuất hiện "tàu lạ" khi mà ngay cái "lạ" đó không dấu nổi nữa mới phải nói ra!
Sau những hào hứng ca tụng hết lời thì đột ngột quay lưng "đánh hội đồng" một cách bất ngờ đến khó coi(!). Gần nhất xin chỉ lấy cái vụ Vinashin làm ví dụ: Chỉ cách đây 2-3 năm thì thông tin về Vinashin lúc nào cũng hoành tráng với hàng loạt thông tin mà nhìn vào ai cũng thấy "sướng con mắt". Nhưng khi vụ tham nhũng đổ bề thì lòi ra nó lỗ triền miên từ đời nào tới giờ, thất thoát, tham nhũng lên tới hàng tỷ USD. Đến khi ra tòa mấy hôm nay thì vẫn thấy đâu đó trò vừa quăng vừa đập: Kẻ phê phán, người biện bạch.. thôi thì đủ cả! Nhưng riêng chuyện một đại án xử trong vài ngày với cái án tử hình như vội vã che dấu đi cái phạm vi ung nhọt mà ai đó muốn nó nhỏ lại “vì đại cục” rồi đây sẽ còn nhiều chuyện để bàn!
Công cuộc “trồng người” của Đảng giờ đây là một xã hội vô cảm, thô lỗ, vừa ích kỷ vừa tham lam(!) . Với đủ các gam màu sáng tối nhòe nhoẹt không đâu ra đâu cả. Hãy nhìn người ta đổ xô đi tranh giành cái áo mưa miễn phí, những bộ quần áo, thùng mì cứu trợ, hôi bia.v.v. thì chúng ta hẳn sẽ thật “tự hào” ???
Không xa xôi gì, ngay trên ạng xã hội thôi. Cái cách mà mà từ lớn tới bé, từ người bình thường tới những nhân viên AN ẩn sau các nick name chửi rủa., bài xích nhau bằng những thứ ngôn từ vô học nhất thì có thể nhận ra cái gọi là “tư tưởng chính trị” và “trình độ” trong vấn đề đào tạo toàn dân và cả hệ thống công quyền là như thế nào(!)

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.
Cuộc khủng khoảng lòng tin vào lý tưởng và niềm tiin vào chế độ Cộng sản có thể nói bắt đầu từ nỗi oan ức sau Cải cách ruộng đất 1954 ở một bộ phận khá đông ở Miền Bắc được khỏa lấp bởi cuộc sửa sai sau lời xin lỗi và đặt cược bằng uy tín của thần tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ở Miền Nam thì có thể nói nó bắt đầu từ cuộc di tản 1975 khi cuộc giải phóng đất nước hoàn tất 30/4/1975 cũng có thể giải thích bằng lý do chính trị. Nhưng hậu quả nỗi đau và mất mát bởi oan sai, sự tủi nhục của thuyền nhân vẫn còn đâu đó day dứt không ít những con người còn mang nặng trong tâm trí cả đời sau. Dù thời gian đã lùi xa thêm hơn gần nửa thế kỷ.
Cuộc Cải tạo công thương mới thực sự là dấu ấn khoét vết thương không lời lý giải, không gì biện minh khi sau đó là cả một “Thời kỳ quá độ” với hàng loạt chính sách sai lầm dẫn tới tình cảnh đất nước bị tụt hậu quá xa, vướng vào quá nhiều mâu thuẫn không đáng có. Chính sách lưỡng lự, đu dây thiếu nhất quán đưa đến cuộc chiến 1979 với TQ khiến VN không chỉ sút giảm uy tín trước quốc tế do việc đưa quân qua Camphuchia mà nó cũng đánh dấu một sa lầy trong quan hệ đối ngoại với TQ – Anh láng giềng khổng lồ đầy tham vọng nhưng rất “dẻo miệng” bằng những khẩu hiệu hoa mỹ. Bài học “xiết nợ nóng” sau khởi nghĩa chưa xa, Đảng và nhà nước vì cố tìm lôi thoát đối phó khủng khoảng kinh tế - hay cả vì phía sau đó còn có nhiều chuyện khác dễ hiểu nhưng khó kiểm chứng thực tế không nhắc tới.
Giờ đây, khi TQ chính thức công khai nhắm tới vị trí siêu cường số 1 thế giới thì VN thêm một lần nữa bị kẹt giữa bàn cờ địa chính trị của các nước lớn. Những cố gắng của Đảng và Chính phủ, công bằng mà nói cũng có vài điều đáng ghi nhận. Nhưng hãy thử đặt một giả thuyết nho nhỏ: Khi TQ và Mỹ ngấm ngầm thỏa hiệp một sự phân chia quyền lực, liệu có tình huống nào cho VN không có quyền lựa chọn? Hình như giả thuyết này dễ không là giả thuyết mà là sự thật: Mỹ giữ lại “vành đai” Nhật Bản – Philipin – Hàn Quốc.. có thể là có cả Đài Loan ở một mức độ nào đó. VN sẽ thành “tiền đồn” của TQ ở Biển Đông và Đông Nam Á kèm một số vị trí mà TQ chuẩn bị nhắm nhe bằng kế hoạch “vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông”.. Không biết các nhà quân sự nghĩ sao về giả thuyết này?
Cục diện bên ngoài thì vậy. Trong nước thì tham nhũng chặn chỗ này nó trồi chỗ kia, kêu gọi chống tham nhũng nhưng ai dám đứng ra tố cáo thì hoặc bị gài ngược (Hoàng Khương chẳng hạn) hoặc bị trù dập, mất việc, thậm chí là bị hạ nhục (vụ tố cáo nhân bản xét nghiệm chẳng hạn). Quản lý thì quản không được thì cấm(!) Xong chuyện! Vô hình chung chính sách đưa ra tạo kẽ hở cho sự công kích, phản đối.
Nếu nói cuộc khủng khoảng lòng tin chính trong nội bộ Đảng có thể lấy điều gì làm cột mốc? Sự thay đổi về quan niệm từ chủ nghĩa vô thần sang tư tưởng đồng bóng , ma mị khi quan chức thay vì tin tưởng vào Đảng, vào phẩm chất, đạo đức, tài năng thì chuyển sang lạy lục các hình tượng siêu nhiên cầu danh cầu lợi chăng? Điều này có vẻ mâu thuẫn khi giờ đây lộ ra cả một hệ thống lừa đảo, lộ ra những hành vi ghê tởm nhất: Từ chuyện chùa chiền đua nhau mọc ra để sư sải ăn chơi trụy lạc, kẻ lợi dung buôn thần bán thánh kiếm lời.. tới chuyện bọn đồng bóng được khóac cái danh mỹ miều “nhà ngoại cảm” để ăn trên xương cốt thú vật và vong linh người chết(!) Phía sau đó là gì, do đâu thì hãy nhìn vào những “nhà tài trợ”, các tổ chức xâu lại với nhau trong vụ hài cốt liệt sĩ thì ai cũng hiểu!
Cao trào nhất của khủng khoảng lòng tin có thể nói tới phát ngôn của Tổng bí thư: “chưa biết đến hết thế kỷ này có thấy CNXH hay không” (!) Để “hưởng ứng” cái hiệu ứng mất lòng tin này là các tuyên bố công khai bỏ Đảng vì mất lòng tin. Thêm một hệ quả đặt ra câu hỏi:
TẤT CẢ LÀ DO SAI LẦM MÀ MẮC BẪY HAY CHÍNH ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG LÀ TỰ CHUI ĐẦU VÀO BẪY ???
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét