Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Blogger Trương Duy Nhất “không nhận tội”

Blogger Trương Duy Nhất “không nhận tội”

Chủ nhân blog “Một góc nhìn khác” có rất đông độc giả sắp bị đưa ra tòa lãnh án vì bị cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” nhưng ông “không nhận tội.”  
Ông Trương Duy Nhất bị công an áp giải từ Đà Nẵng ra giam tại Hà Nội ngày 26/5/2013 vì những bài viết trên blog “Một góc nhìn khác”. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ông Trương Duy Nhất, 49 tuổi, chính thức bị quy chụp tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo điều 258 của Luật Hình Sự CSVN, qua bản “Kết luận điều tra” của Bộ Công An đề ngày 19/11/2013, được gia đình ông cho công bố trên mạng Xã Hội Dân Sự và nhiều trang mạng khác tiếp tay phổ biến.

Ông bị Bộ Công an cho người tới Đà Nẵng bắt ngày 26/5/2013 vừa qua, đưa về giam giữ ở Hà Nội. Bản “Kết luận điều tra” nêu ra 11 “chứng cứ” lọc ra từ 11 bài viết trên blog “Một góc nhìn khác” của ông. Đó là những câu phân tích, bình luận mang tính phê phán, đả kích các sai trái của giới lãnh đạo đảng và nhà nước độc tài đảng trị tại Hà Nội.

Hiến pháp CSVN,  dù là bản cũ có từ năm 1992 đến bản mới được thông qua sửa đổi hồi tháng trước, vẫn tuyên xưng “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật,” nhưng điều luật hình sự 258 lại bỏ tù người dân khi họ bị vu cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã nhiều lần đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ điều luật phi lý này. Nó không những trái với hiến pháp của chế độ , mà đồng thời còn ngược lại với Công Ước Quốc Tế về Các Quyền dân Sự và Chính Trị mà CSVN đặt bút ký cam kết tôn trọng từ năm 1982.

Bản kết luận điều tra của công an nói rằng ông Trương Duy Nhất “không thừa nhận hành vi phạm tội, không tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi của mình” nên cơ quan này đòi “cần nghiêm trị trước pháp luật”. Bản án sẽ có vẻ không nhẹ đối với ông nếu bị lôi ra tòa trong những ngày sắp tới.

Điều 258 Luật Hình Sự CSVN viết rằng “1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Bản “Kết luận điều tra” cáo buộc ông Trương Duy Nhất “bôi nhọ tư cách đạo đức người đảng viên, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng CSVN” qua bài “Trong đảng, ngoài đảng”; “bôi nhọ, hạ thấp uy tín của thủ tướng chính phủ, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ...” qua bài “Chấm điểm thủ tướng”; “có nội dung sai sự thật, thể hiện kết quả chấm điểm vô căn cứ, vô thẩm quyền nhằm hạ thấp uy tín cá nhân tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ...” qua bài “Chấm điểm bộ tứ nguyên thủ”....

Các bài viết trên blog “Một góc nhìn khác” của ông Trương Duy Nhất đều liên quan đến các vấn đề thời sự chính trị và xã hội tại Việt Nam. Ông viết blog này từ năm 2009 khi còn là một ký giả của báo Công An Đà Nẵng rồi qua làm cho tờ Đại Đoàn Kết ở Đà nẵng. Năm 2011 ông bỏ viết báo nhà nước, chỉ viết blog cho đến khi bị bắt.

Blog của ông Nhất có rất đông độc giả. Nhiều bài có hàng  ngàn độc giả và hàng trăm người viết bình luận. Blog này từng bị tin tặc phá nhiều lần và phải đổi qua nhiều địa chỉ khác nhau. Công an cáo buộc ông đã phổ biến hơn 1,000 bài viết và một số bài của những người khác mà nhiều bài “có nội dung vi phạm pháp luật”.

Trong các năm 2011 và 2012, ông Trương Duy Nhất đã bị gọi tới các cơ quan công an và thông tin ở  Đà Nẵng “nhắc nhở”, đòi ông chấm dứt những bài viết không có lợi cho chế độ, nhưng không được đáp ứng.

Hơn hai tuần lễ sau khi bắt Trương Duy Nhất, nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã bắt giam ông Phạm Viết Đào, một blogger khác cũng khá nổi tiếng với những bài châm chọc chế độ. Ông bị bắt ngày 13/6/2013 và cũng bị vu cho tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”

Sau hai vụ bắt giữ này, một nhóm Bloggers ở Việt Nam đã thành lập “Mạng Lưới Blogger Việt Nam” mở chiến dịch chống điều luật 258. Họ đã tới các tòa đại sứ tây phương quan tâm đến nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và đi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, vận động sự tiếp tay của họ cải thiện nhân quyền tại Việt Nam mà cụ thể là đòi nhà cầm quyền Việt Nam bỏ điều luật 258.
(Người Việt) 

Dương Tự Trọng đe dọa trả thù điều tra viên sau khi ra tù

(Soha.vn) - Trong quá trình điều tra, ông Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi của mình, thậm chí còn đe dọa trả thù cả điều tra viên sau khi ra tù.

Dự kiến vào cuối tháng này, TAND Hà Nội sẽ đưa ra xét xử 7 bị can trong vụ án đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn, trong đó có Dương Tự Trọng  (nguyên Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng, em trai Dương Chí Dũng).

Các đối tượng còn lại là Vũ Tiến Sơn và Vũ Trọng Ánh (nguyên Phó phòng và cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP.Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP.Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng), Phạm Minh Tuấn (ngụ quận Hồng Bàng, Hải Phòng) và Trần Văn Dũng (hành nghề tự do).

Theo đánh giá của cơ quan truy tố, có đủ căn cứ khẳng định ông Dương Tự Trọng phạm tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, theo Khoản 3 Điều 275 BLHS, khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù. Trong quá trình điều tra, ông Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi của mình, thậm chí còn đe dọa trả thù cả điều tra viên sau khi ra tù.
 
Dương Tự Trọng đe dọa trả thù điều tra viên sau khi ra tù
Dương Tự Trọng.
Trước đó, ngày 17/5/2012,  ông Trọng đã hướng dẫn anh trai đến trốn tạm ở nhà một người quen ở phường Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội).
Theo kế hoạch ban đầu, Dũng sẽ vượt biên sang Trung Quốc. Sau khi xem một quẻ bói, thấy lộ trình này không thuận lợi, Dương Chí Dũng đã quyết định chuyển hướng xuống phía Nam sang Campuchia rồi bay sang Mỹ. Thế nhưng, do có  lệnh truy nã quốc tế với Dương Chí Dũng đối với Văn phòng Interpol của Mỹ nên đối tượng này đã không được phép nhập cảnh Mỹ và quay trở về Campuchia.
Dương Chí Dũng bị bắt ngày 4/9/2012.
Thời điểm ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, đại tá Dương Tự Trọng giữ chức vụ Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP Hải Phòng.
Ngày 7/11/2013, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị can Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Phó cục trưởng Cục cảnh sát QLHC về TTXH về tội danh tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. 

Chánh thanh tra bổ cuốc vào phụ nữ vẫn công tác bình thường

“Để xảy ra sự việc, thì hãy đề cập tôi với tư cách là một người dân chứ đừng nói gì đến ngạch công tác của tôi, không liên quan gì đến ngành y cả, nói thế là tôi không đồng ý”.
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở Y tế Kon Tum và các cá nhân liên quan trong vụ "chánh thanh tra bổ cuốc vào đầu một phụ nữ" giải trình, báo cáo sự việc lên UBND tỉnh để có cơ sở xử lý sự việc.
Đó là nội dung được ông Đặng Thanh Long, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum, cho biết vào sáng nay 30/10 sau khi tiếp nhận thông tin việc ông Nguyễn Đức Hoàng hiện là Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum dùng cuốc bổ vào đầu một phụ nữ khiến người này phải nhập viện cấp cứu. 
Trao đổi với PV, bác sĩ Đào Duy Khánh, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, cho biết trong sáng 30/10 sở đã yêu cầu ông Nguyễn Đức Hoàng tường trình sự việc để báo cáo lên UBND tỉnh.

Mặt bà Trâm đầy máu sau cú xuống tay của ông Hoàng.
Theo ông Khánh, trước khi xảy ra việc xô xát một ngày ông Nguyễn Đức Hoàng có báo cáo với lãnh đạo sở là ông có nhận được giấy triệu tập của tòa án với tư cách là cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong một vụ tranh chấp đất đai. Vì lí do này ông Hoàng đã xin được nghỉ phép và không đến làm việc tại sở vào ngày xảy ra vụ việc.

“Chúng tôi xác định rằng dù ông Hoàng liên quan đến sự việc với tư cách là một người dân nhưng là cán bộ thuộc sự quản lý của Sở Y tế nên chúng tôi đã tiến hành đầy đủ các thủ tục để xử lý”, ông Khánh nói.

Cũng theo ông Khánh, bản thân ông Hoàng từng là người kinh qua các vị trí lãnh đạo, hiện là Chánh Thanh tra sở và cũng là bác sĩ chuyên khoa I.

Ông Khánh cho biết thêm, trong ngày hôm nay Sở Y tế sẽ có báo cáo đầy đủ sự việc lên UBND tỉnh nắm.
Trước mắt, ông Hoàng vẫn công tác bình thường bởi lĩnh vực vi phạm không liên quan đến chuyên môn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hoàng cho biết ông không chủ ý dùng cuốc đánh vào bà Phan Kim Uyên Trâm.

Khi được hỏi về tính chất nghiêm trọng của sự việc, ông Hoàng nói: “Tôi rất mệt mỏi nhưng tôi không cảm thấy đáng tiếc gì cả. Đúng sai thế nào cơ quan chức năng phân định”.

Ông Hoàng cũng nói: “Để xảy ra sự việc, thì hãy đề cập tôi với tư cách là một người dân chứ đừng nói gì đến ngạch công tác của tôi, không liên quan gì đến ngành y cả, nói thế là tôi không đồng ý”.

Ông Phan Tân Tiến, người nhà của bà Phan Kim Uyên Trâm, cho biết, hiện bà Trâm đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai với vết thương ở vùng đầu. Hiện sức khỏe bà Trâm vẫn đang khá nghiêm trọng.
(Tuổi Trẻ)

Siêu lừa Huyền Như “lôi” từ sếp lớn đến sếp nhỏ cùng hầu tòa!

 Siêu lừa Huyền Như “lôi” từ sếp lớn đến sếp nhỏ cùng hầu tòa!
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tại Vietinbank, Huyền Như đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo
Phiên tòa sơ thẩm xét xử “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng sẽ diễn ra từ 6 - 25/1/2014. Vụ đại án thứ 3 được xét xử tại TPHCM này có 23 bị cáo, bị VKSND Tối cao truy tố với 6 tội danh.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, có 23 bị cáo trong vụ án này bị truy tố 6 tội danh, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Cho vay nặng lãi”, “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”.
Cầm đầu vụ án tham nhũng này là bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, nguyên Quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TPHCM). Huyền Như bị truy tố 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Bị cáo Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank chi nhánh TPHCM, bị truy tố tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong vụ đại án này, có 13 bị cáo nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên của phòng giao dịch Điện Biên Phủ, phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng, phòng giao dịch Võ Văn Tần và Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh (SN 1972, nguyên Phó Giám đốc Công ty CP đầu tư Hoàng Khải, chị ruột của Huỳnh Thị Huyền Như) bị truy tố tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài 23 bị cáo bị truy tố được triệu tập đến tòa, còn có 15 nguyên đơn dân sự và người bị hại, 25 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Có gần 40 luật sự thuộc nhiều đoàn luật sư trong cả nước tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân, công ty bị hại trong vụ án.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, từ năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như, lúc đó là cán bộ tín dụng Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TPHCM, đã vay cá nhân trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, TP Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, nên mất khả năng thanh toán.
Nắm được nghiệp vụ ngân hàng, cộng với chức quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỷ đồng một lệnh. Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như đã giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM để huy động tiền.
Để thực hiện mục đích của mình, Huyền Như đã thuê người đàn ông trên đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23/9, quận 1 làm giả 8 con dấu đứng tên các cơ quan, đơn vị gồm: Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, An Lộc, Đức Minh Quang, Bảo hiểm toàn cầu, Saigonbank - Berjaya.
Tuyệt chiêu huy động vốn với mức hưởng lãi suất chênh lệnh cao bằng việc sử dụng con dấu giả, tài liệu giả của ngân hàng và một số cá nhân đơn vị, Huyền như đã dễ dàng đưa các con mồi vào bẫy đã giăng sẵn. Một số ngân hàng thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TPHCM đã bị Huyền Như lừa mất trắng cả nghìn tỷ đồng.
Theo thỏa thuận với Huyền Như, Ngân hàng MSB thông qua 3 công ty đã gửi tổng số tiền là 2.501 tỷ đồng vào Viettinbank chi nhánh Nhà Bè với lãi suất 18 - 22%/năm đã bị Như lừa đảo chiếm đoạt 1.598 tỷ đồng; Ngân hàng Navibank thông quan 14 nhân viên để gửi tổng số tiền hơn 1.543 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP.HCM với lãi suất từ 16,5 - 22,5%/năm, đã bị Như lừa đảo chiếm đoạt 200 tỷ đồng.
Tương tự, 2 công ty gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh TPHCM theo hợp đồng 14%/năm, trả thêm lãi suất ngoài hợp đồng từ 5 - 5,5%/năm, cũng bị Huyền Như “nuốt” mất hơn 550 tỷ đồng. Ngân hàng ACB thông qua 19 nhân viên để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh TPHCM và Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với lãi suất từ 17,8 - 18,5%/năm đã bị Huyền Như lừa lấy toàn bộ số tiền 719 tỷ đồng.
Như vậy, Huyền Như sử dụng các con dấu giả này làm giả các chứng từ, hợp đồng và trả lãi suất cao để huy động tiền của các tổ chức cá nhân rồi chiếm đoạt của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân tổng số tiền là 3.982 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, Như trả tiền vay lãi nặng cho 14 cá nhân, trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho 9 cá nhân, trả nợ gốc, nợ lãi…
Kết quả điều tra cũng xác định, Huyền Như thực hiện trót lọt tội phạm có phần giúp sức của một số bị cáo, trong đó, trợ thủ đắc lực nhất là Võ Anh Tuấn, (nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank chi nhánh TPHCM), Huỳnh Hữu Danh (nguyên nhân viên ngân hàng VIB TPHCM), Pham Anh Tuấn (nguyên Giám đốc công ty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương)…
Theo đó, bị cáo Võ Anh Tuấn là cánh tay đắc lực của Huyền Như. Trong quá trình huy động tiền của ngân hàng MSB, công ty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương, Ngân hàng ACB, ngân hàng Navibank đều có sự tham gia của Tuấn.
Trong lúc gặp gỡ giao dịch với ngân hàng Navibank, Tuấn để Huyền Như tự giới thiệu là nhân viên của mình, tạo điều kiện cho bị cáo Như thực hiện việc mạo danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè huy động và chiếm đoạt gần 1.600 tỷ đồng.
Bị cáo Huỳnh Hữu Danh, làm thủ tục hồ sơ cho 12 cá nhân do Huyền Như giới thiệu đến VIB TPHCM vay tổng số tiền 480,3 tỷ đồng. Bị cáo Danh đã không làm đúng trách nhiệm kiểm tra, thẩm định tài sản đảm bảo, tin tưởng các xác nhận phong tỏa tài sản đảm bảo cho do Huyền Như chuyển cho, dẫn đến việc bị cáo Như lừa đảo vay tiền của VIB TPHCM rồi chiếm đoạt 180 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Anh Tuấn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thỏa thuận hiện việc ký 15 hợp đồng ủy thác đầu tư gửi tổng số tiền gần 1.500 tỷ đồng là số tiền vốn đóng tàu để lấy lãi suất cao; hợp đồng ký gửi tiền với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, nhưng lại thực hiện việc chuyển tiền vào công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hoàng Khải mà không có sự kiểm tra; hưởng lợi cá nhân hơn 121 tỷ đồng chênh lệch ngoài hợp đồng; dẫn đến bị Huỳnh Thị Huỳnh Như lừa đảo chiếm đoạt mất 80 tỷ đồng.
Nguồn: Dân Trí
 

Vụ chia chác hơn 66 tỉ đồng của nguyên GĐ Bệnh viện Bưu điện

(Dân trí) - Chỉ đạo nhân viên lập khống chứng từ, báo cáo sai sự thật số bệnh nhân qua đó rút khoản tiền hỗ trợ hơn 66 tỉ đồng để chia nhau, đó là hành vi của nguyên Giám đốc bệnh viện Bưu điện vừa bị Cơ quan CSĐT (Bộ CA) khởi tố bắt tạm giam.
Từng được mệnh danh bệnh viện không phong bì.
Bệnh viện Bưu điện từng được mệnh danh "bệnh viện không phong bì".

Trước đó, vào tối 16/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Văn Oai (60 tuổi, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nguyên Giám đốc Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội), về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo tài liệu điều tra, trong những năm qua, dưới thời ông Oai làm lãnh đạo tại bệnh viện Bưu Điện, ông đã chỉ đạo một số cán bộ dưới quyền lập khống chứng từ và báo cáo sai sự thật số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này để được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chi khoản tiền hỗ trợ hơn 66 tỉ đồng. Số tiền này được ông Oai sử dụng phần lớn để chia cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện và sử dụng mua sắm trang thiết bị...

Cũng trong thời điểm này, một số cán bộ khác còn lập khống chứng từ hội chẩn của Khoa Chẩn đoán hình ảnh để rút số tiền hơn 1,39 tỷ đồng. Số tiền này chia cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, bác sĩ trong khoa này.

Ngay sau đó, đã có đơn tố cáo về vụ việc trên tới cơ quan chức năng. Đồng thời, cán bộ, công nhân viên trong khoa này đã phải nộp lại số tiền trên để khắc phục hậu quả và đã bị Thanh tra xử lý hành chính.

Hồng Ngân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét