Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Ngày 19/12/2013 - Vấn đề người lao động Việt Nam bỏ trốn tại nước ngoài

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Trung Quốc NỔI ĐÓA vì phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ ở Việt Nam


Hôm 17/12, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã đăng tải một bài xã luận cho rằng, trong những tháng vừa qua Trung Quốc đã nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và rằng các nước Đông Nam Á nên tránh một trò chơi có tổng bằng không trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
Vì vậy, theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không cần thiết phải chỉ trích các chính sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông khi đến Hà Nội hôm 16/12.
Trong cuộc họp báo chung với Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 16/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố: “Hòa bình và ổn định tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và của các nước trong khu vực.
Chúng tôi rất quan ngại và phản đối mạnh mẽ các âm mưu gây hấn và cưỡng ép nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền. Các bên liên quan phải có trách nhiệm làm rõ các lời tuyên bố về chủ quyền và điều chỉnh các lời tuyên bố đó cho khớp với luật pháp quốc tế, đồng thời theo đuổi các tuyên bố đó với các định chế hòa bình quốc tế…
Khi thảo luận về các tranh chấp chủ quyền, tôi cũng đã nêu các quan ngại sâu sắc về tuyên bố của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Hành động này rõ ràng làm tăng nguy cơ của những tính toán sai lầm rất nguy hiểm hay các sự cố, và nó làm gia tăng hơn nữa căng thẳng.
Tôi đã nói với ngài Phó Thủ tướng (Phạm Bình Minh) rằng Hoa Kỳ không công nhận vùng nhận dạng phòng không đó và không chấp nhận nó.
Tuyên bố của Trung Quốc không làm thay đổi việc Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực. Đây là quan ngại mà chúng tôi đã nêu rất thẳng thắn và trực tiếp với Trung Quốc.
Vùng nhận dạng đó không nên được lập ra và Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt tại Biển Đông”.
Tân Hoa Xã cho rằng, Ngoại trưởng John Kerry chắc chắn sẽ thúc đẩy một thỏa thuận tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với các nước Đông Nam Á về những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ có thể sẽ truyền đạt những tín hiệu sai, khiến một số nước trong khu vực đưa ra những chính sách thiếu thận trong về những tranh chấp hàng hải với Trung Quốc.
Trong vài năm qua, Biển Đông đã trở thành một chủ đề mới trong chiến lược của Washington ở châu Á. Tân Hoa Xã cáo buộc rằng ‘giới diều hâu’ Mỹ đã biến Bắc Kinh thành một mối đe dọa để một số nước Đông Nam Á tin vào một kịch bản trò chơi có tổng bằng không trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã bình luận rằng, tuy nhiên, như thường thấy trong lịch sử, những nước có mối quan hệ với Trung Quốc đều thu được nhiều lợi ích. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong 3 thập kỉ qua đều đem lại những lợi ích lớn lao cho các nước láng giềng. Thương mại nở rộ, đầu tư tăng vọt nhờ những chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc có mối liên hệ rất chặt chẽ với phần còn lại của thế giới bằng một con đường phát triển hòa bình. Khi Trung Quốc phát triển hơn thì mọi người càng có lợi. Một khu vực Đông Á thịnh vượng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nước có quyền lợi trong khu vực, trong đó có Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã, theo kế hoạch tăng cường các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đã cung cấp nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn cho những nước này, bao gồm việc thiết lập ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, nhằm thúc đẩy hòa bình và phát triển trong khu vực.
Những dự án hợp tác đầy sáng tạo này rất phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Để đảm bảo hòa bình, môi trường hợp tác trong khu vực, Mỹ cần phải có một phải có một thái độ tích cực để thực hiện một trò chơi có tổng bằng một số dương.
Tân Hoa Xã còn cảnh bảo rằng Washington đã thiếu thận trọng khi tiếp tục thúc đẩy sự hiện diện quân sự tại khu vực, làm mất cân bằng cán cân quyền lực và khiến một số nước trong khu vực lựa chọn đối đầu thay vì tham gia và các cuộc đàm phán hiệu quả.
Hãng thông tấn này còn cho rằng, Mỹ, siêu cường quốc duy nhất trên thế giới, nên tìm cách để làm tiêu tan sự ngờ vực, thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông, nơi mà tất cả mọi người đều có thể là người chiến thắng.
Theo Infonet

Đàm phán TPP: Vấn đề người lao động Việt Nam bỏ trốn tại nước ngoài 

Điều khoản quy định tiền phạt nặng nề của chính quyền Việt Nam đối với những người lao động của họ tại nước ngoài bỏ trốn là một nan đề sẽ được đưa ra xem xét tại đàm phán TPP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến dừng chân hiện tại ở Viễn Đông chắc chắn sẽ đặt sự quan tâm về vấn đề nhân quyền đối với nước chủ nhà Việt Nam, vốn đang có những hoạt động rất sôi nổi tích cực nhằm được gia nhập và hưởng lợi từ việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương.
Tuy vậy, vẫn có một số điều nghi ngại ở đây, đó là nghị định số No. 95/2013/ND-CP được ban hành bởi chính phủ Việt Nam sẽ được đặt vấn đề trong chương trình nghị sự của ông Kerry. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 10 và được thi hành sau khoảng thời gian 3 tháng nới lỏng, những điều khoản bắt buộc những lao động Việt Nam tại nước ngoài phải đối mặt với khoản phạt từ 80 tới 100 triệu VNĐ (tương đương 3,800 tới 4,700 USD) nếu họ từ bỏ hợp đồng lao động, và một số lượng lớn lao động bỏ trốn khỏi sự bóc lột của môi giới lao động khi hợp đồng lao động của họ tới hạn.
Theo Uỷ ban chuyên trách những vấn đề liên quan tới lao động của Đài Loan, số lượng những người lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú trái phép chưa bị bắt giữ lên tới 19,878 vào cuối tháng 10, phản ánh một tỷ lệ gia tăng rất nhanh là 31.2% hàng năm, dường như là để trốn khỏi án phạt tiền quá lớn.
Chỉ cần thực hiện một phép toán đơn giản để nhìn nhận vấn đề về nhân quyền ở đây, liên quan tới nghị định No.95: vì mức thu nhập trung bình của người Việt Nam là vào quãng 3,2 triệu đồng (tương đương 150$) hàng tháng nên rất nhiều người đang làm việc ở trong nước sẽ phải vật lộn rất vất vả với những công việc cực nhọc, thiếu thốn trong hơn 2 năm để trả nợ.
“Vì xuất khẩu lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam, hình phạt nặng nề áp dụng đối với những người công nhân bỏ trốn dường như là chịu tác động và áp lực từ nước ngoài” Zheng Y, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Connecticut quan tâm tới Việt Nam bày tỏ với Asia Sentinel.
Vào tháng 8 năm 2012, Hàn Quốc tạm dừng những thỏa thuận song phương về vấn đề tuyển dụng lao động nhập cư Việt Nam vì một số lượng lớn người bỏ trốn và cư trú quá hạn bất hợp pháp. Mặc dù sự đình chỉ này gần đây đã được nới bỏ, nhưng nó cũng làm cắt giảm tới công việc của 10,000 lao động từ Việt Nam, là một sự thiệt hại lớn đối với mảng xuất khẩu lao động
Theo số liệu chính thức từ Việt Nam, hơn 500 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, có tới 80 ngàn công nhân lao động Việt Nam được gửi ra nước ngoài và những điểm đến chính là Đài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc và Nhật Bàn. Tại Đài Loan, nơi những tổ chức phi chính phủ vào giữa tháng 12 đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối nghị đình 95 trước cửa văn phòng ngoại giao của nhà nước Việt Nam tại Đài Loan, hiện tại có tới 122 ngàn lao động Việt Nam trên tổng số 480 ngàn lao động nước ngoài ở hòn đảo này, với hơn 20 % trong số họ đang làm việc trong những xưởng sản xuất kim loại và giúp việc gia đình (đi ở) hay chăm lo ăn uống, vệ sinh cho người già.
Các tổ chức phi chính phủ này không quá ngạc nhiên rằng có tới 20,000 lao động Việt Nam đang bỏ trốn. “Luật do nhà nước Việt Nam hiện nay ban hành áp đặt một khoản phí môi giới tối đa là 4500 USD và người lao động phải kí hợp đồng với môi giới trước sự chứng kiến của cảnh sát Việt Nam”, linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn phòng trợ giúp cô dâu và lao động nhập cư Việt Nam tại Đài Loan cho biết. “Tuy nhiên, gần tới ngày khởi hành đi lao động, môi giới thường bắt người lao động phải kí một bản thỏa thuận khác đã được sửa đổi với tổng số tiền phí lên tới 6500 hay 7500 USD” Những người lao động hầu như không có sự lựa chọn rút bỏ hợp đồng, cha Nguyễn Văn Hùng cho biết, bởi vì thông thường từ trước đó họ đã phải cầm cố giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà cửa, ruộng vườn để nhận được những khoản vay từ ngân hàng rồi đem nộp cho môi giới, hộ chiếu, vé máy bay, khám sức khỏe và nhiều khoản khác nữa.
“Họ gần như không có sự lựa chọn bởi vì nếu không họ sẽ mất hết tất cả tiền” cha Hùng cho biết. Theo cha Hùng, những gì tiếp sau đó thật tồi tệ. Sau khi người lao động tới xứ bạn (Đài Loan), chủ thuê bản xứ có thể sẽ không sẵn lòng trả lương theo như môi giới đã hứa hẹn, và có rất nhiều trường hợp lao động bị chủ thuê bóc lột sức lao động. Theo đó, có một thị trường khác, đen và mờ ám cho những người lao động bỏ trốn được dẫn dắt bởi nhu cầu lớn trong ngành xây dựng, nông trại và chế tạo, và hợp đồng miệng nhấn mạnh với những người lao động đang ở vào tình cảnh tuyệt vọng cho một con đường khả thi duy nhất.
Cách duy nhất để đối phó với tình trạng này là bỏ trốn. Quyết định này thường sẽ khiến những người lao động trở thành chủ thể cho việc lạm dụng lao động thêm một lần nữa. Cha Hùng nói. Cha ước tình rằng số lượng người lao động Việt Nam bỏ trốn sẽ bắt đầu giảm chút ít liên quan tới nghị định 95 nhưng sau đó sẽ quay ngược trở lại tăng nhanh hơn bởi vì vấn đề cốt lõi ở đây chỉ được giải quyết trên bề nổi. Theo cha hùng, có nhiều ý kiến chỉ ra rằng nếu điều đó xảy ra, công an Việt Nam sẵn sàng bắt giữ họ hàng của những người bỏ trốn ở Việt Nam và giữ họ ở cửa khẩu cho tới khi tiền phạt được đóng.
Cha Hùng đồng ý rằng động cơ chính của Hà Nội là tạo dựng ấn tượng tốt đối với các đối tác quốc tế và chính quyền các nước bạn, trong hoàn cảnh hiện tại Đài Loan đang phải tiến tới việc giỡ bỏ việc hạn chế nhập khẩu người giúp việc từ Việt Nam sau một thập kỷ.
Nhưng nếu chính quyền Việt Nam biết rằng nghị định 95 sẽ không giúp được gì nhiều cả, mà nó còn đồng lõa với việc bọc lột con người và ép buộc sự quy phục một cách không tự nguyện. Án phạt nặng nề này cũng sẽ khiến cho những người không tự nguyện, quay sang gây ra những vấn đề đối với xã hội Đài Loan. Cha Hùng nhận định.
Cha Hùng và nhiều người quan tâm khác nhận định rằng phía Đài Loan đã tiến một bước dài trong vài năm gần đây. Thông thường, cách lựa chọn tiếp cận theo truyền thống vẫn là truy tìm người, như một vụ án vào mùa thu năm 2004 khi cảnh sát Đài Loan hợp tác với chính những người làm môi giới, là nguyên nhân chính dẫn tới cảnh đời cực khổ của những người lao động, tập hợp lại vào quãng 500 mỗi tháng. Thêm 100 nhân viên môi giới khác rỗi việc từ Việt Nam bay qua, chỉ làm một nhiệm vụ là truy tìm đường dây chuyển kiều hối từ những người bỏ trốn và đe dọa gây áp lực với họ hàng của họ ở Việt Nam để họ khai ra thông tin của những người bỏ trốn đâu đó quanh Đài Loan.
Trả lời câu hỏi của Asia Sentinel, Ủy ban hữu trách những vấn đề liên quan tới lao động của Đài Loan cho biết rằng chính quyền Việt Nam vẫn chưa thông báo cho Đài Loan về nghị định 95. Cơ quan này ngay lập tức còn phủ nhận nghi vấn rằng Đài Loan, với vị thế là thị trường cho lao động nhập cư nước ngoài đã gây áp lực lên Hà Nội để áp đặt khoản phạt nặng nề này, và cho biết rằng thay vào đó họ từ lâu còn khuyến nghị nên cắt giảm phí môi giới một lần quá cao như vậy.
Cơ quan này còn cho biết thêm rằng họ vẫn đang chủ động hỗ trợ những người bỏ trốn, những người tự nguyện tham gia vào chương trình gia hạn 3 tháng, và hơn thế nữa còn chỉ ra rằng họ đang xây dựng một hệ thống và cơ sở hoàn chỉnh để bảo vệ cho lao động nước ngoài và sẽ được áp dụng từ trước khi đến và sau khi rời khỏi hòn đảo. Và mục tiêu là hướng những người làm công việc môi giới và những thứ không cần thiết khác tập trung lại cùng nhau và tham gia vào một “Trung tâm liên danh dịch vụ thuê mướn trực tiếp” sẽ được thành lập là một trong những phương án.
Vấn đề người lao động nhập cư nước ngoài cực kì phức tạp mà ngay cả những người cảnh sát đã được huấn luyện nghiệp vụ rất kĩ cũng dễ dàng trở nên không hữu dụng, không đương đầu hết nổi. Tuy nhiên cha Hùng cho biết rằng, giải pháp tốt hơn là những người chủ thuê nước ngoài nên trả cho môi giới lao động tiền để họ giúp thuê mướn những người lao động phù hợp.
Nhưng nỗ lực để hạn chế hoạt động của đường dây môi giới lại tạo ra một tình huống khá dè dặt: “Tôi nghe nói rằng những người môi giới hiện nay đã trả cho chủ thuê số tiền mà họ đã giữ của người lao động.” Cha Hùng cho biết.
Trong lúc đó, Hàn Quốc chỉ mở cửa lại thị trường nhập khẩu lao động Việt Nam sau một chương trình đảm bảo thí điểm rằng rằng một khoản tiền đặt cọc bắt buộc vào quãng 4800 USD phải được trả lại cho người lao động bởi chính quyền Hà Nội. Không cần phải nói, cùng với nghị định No. 95, chương trình thí điểm này sẽ khiến cho tổn thất lớn nhất về tài chính thực sự là đối với những người bỏ trốn.
Tốt nhất, Hà Nội cần đảm bảo với Kerry trong chuyến viếng thăm của ông rằng chính phủ sẽ đạt được sự cam kết về vấn đề người lao động trong những điều khoản của TPP, đó luôn là một trong những vấn đề cốt lỗi trong đàm phán kí kết hiệp định thương mại song phương với Hòa Kỳ.
Theo giáo sư Zheng, Việt Nam có thể sẽ đàm phán một khoảng thời gian để dần dần cải thiện luật lao động của họ và chứng tỏ sự tôn trọng của họ đối với quyền lợi của người lao động, đặt biệt là đối với những ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Vấn đề ở đây là án phạt nặng nề đối với những người lao động bỏ trốn sẽ là một bước đường dẫn tới việc cải thiện quyền lợi cơ bản của người lao động khi họ đặt một tiêu chuẩn cao hơn cho người lao động đi xuất khẩu. Ông Zheng nói. “Nhưng mặt khác nó sẽ làm gia tăng những mối quan ngại về vấn đề vi phạm nhân quyền đối với người lao động phi pháp” Đó là một nan đề đối với nhà nước Việt Nam”
Jens Kastner/Asian Sentinel

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét