Việt nam: Nhận quà Mỹ, nhưng thề trung thành với Trung Quốc
Từ Trung Quốc trở về Việt Nam tham dự Hội nghị Ngoại vụ 17 và Hội nghị Ngoại giao 28, ông Thơ đã dành cho báo giới Việt Nam một cuộc trò chuyện xoay quanh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển.
Ông Nguyễn Văn Thơ, đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, người thề “Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc.” (Hình: SGTT) |
Trong cuộc trò chuyện này, những tuyên bố của ông Thơ về quan hệ
Việt-Trung được xem như hành động “đăng ký lập trường” của Việt Nam với
Trung Quốc.
Ông Thơ lập đi, lập lại rằng giới lãnh đạo Việt Nam lúc nào cũng mong muốn quan hệ với Trung Quốc sẽ là “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục-đào tạo, đến hợp tác giữa hai đảng và an ninh quốc phòng.” Ðặc biệt là ông Thơ thề thốt: “Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc!”
Trên Internet, nhiều blogger, facebooker gọi thề thốt của ông Thơ là “hèn hạ,” một “bằng chứng về sự lệ thuộc toàn diện.”
“Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc” được gửi ra cùng lúc với việc chủ tịch nhà nước Việt Nam, tổng bí thư đảng CSVN đón ngoại trưởng Hoa Kỳ và thủ tướng Việt Nam đến thăm Nhật.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ dành cho Việt Nam 18 triệu đô la trong gói viện trợ để phát triển năng lực hàng hải tại Ðông Nam Á, vốn trị giá 32,5 triệu đôla. Khoản tiền trị giá 18 triệu đô la mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam là nhằm “hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho các hải đội tuần tra nhằm có thể nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, đối phó với thảm họa và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc huấn luyện và cấp năm tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.”
“Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc” còn được gửi ra đúng lúc ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam đến thăm Nhật.
Tại Nhật, ông Dũng tuyên bố, “cần phải bảo đảm hòa bình - ổn định và thịnh vượng trong khu vực bằng cách bảo đảm quyền tự do hàng không và hàng hải theo đúng luật quốc tế,” kèm theo đề nghị Nhật cho vay thêm tiền. Sau cuộc gặp ông Dũng, thủ tướng Nhật loan báo, sẽ bắt đầu thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Thời gian vừa qua, tuy có không ít dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang tìm cách mở rộng “hợp tác về quốc phòng” với các quốc gia khác, sau khi liên tục nhượng bộ nhưng vẫn tiếp tục bị Trung Quốc chèn ép và bị dân chúng Việt Nam chỉ trích bởi “nhu nhược, hèn yếu” đối với việc bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên cách thức hành xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc hết sức mâu thuẫn. Ðó cũng là lý do tạo ra nhiều nghi ngại.
Chẳng hạn, ngoài những thỏa thuận với Nhật, Việt Nam còn cam kết “tăng cường hợp tác quốc phòng,” “cùng nhau phát triển khả năng quốc phòng” với Philippines và gia tăng thăm viếng, hội đàm, tìm kiếm những thỏa thuận tương tự với Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật, Nam Hàn, Ấn Ðộ, Nga.
Bên cạnh đó, Việt Nam không bỏ qua những cơ hội bày tỏ sự ủng hộ Trung Quốc vì là “láng giềng,” vì “đang cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội,” hứa hẹn “tăng cường hợp tác - phối hợp trong các vấn đề của khu vực và quốc tế.”
Dẫu Việt Nam đã chi hàng ngàn tỷ đô la cho việc sắm các loại vũ khí, thiết bị quân sự (chiến đấu cơ, vận tải cơ, trực thăng vũ trang, chiến hạm, tàu ngầm, hỏa tiễn,...) song cách thức hành xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, khiến một số người am tường hiện tình chính trị Việt Nam cho rằng, đó chỉ là những áp phe vũ khí, vừa giúp kiếm tiền bỏ túi riêng, vừa “ghi điểm trước một dân chúng đang hừng hực chống Trung Quốc.”
(Người Việt)
Ông Thơ lập đi, lập lại rằng giới lãnh đạo Việt Nam lúc nào cũng mong muốn quan hệ với Trung Quốc sẽ là “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục-đào tạo, đến hợp tác giữa hai đảng và an ninh quốc phòng.” Ðặc biệt là ông Thơ thề thốt: “Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc!”
Trên Internet, nhiều blogger, facebooker gọi thề thốt của ông Thơ là “hèn hạ,” một “bằng chứng về sự lệ thuộc toàn diện.”
“Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc” được gửi ra cùng lúc với việc chủ tịch nhà nước Việt Nam, tổng bí thư đảng CSVN đón ngoại trưởng Hoa Kỳ và thủ tướng Việt Nam đến thăm Nhật.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ dành cho Việt Nam 18 triệu đô la trong gói viện trợ để phát triển năng lực hàng hải tại Ðông Nam Á, vốn trị giá 32,5 triệu đôla. Khoản tiền trị giá 18 triệu đô la mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam là nhằm “hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho các hải đội tuần tra nhằm có thể nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, đối phó với thảm họa và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc huấn luyện và cấp năm tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.”
“Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc” còn được gửi ra đúng lúc ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam đến thăm Nhật.
Tại Nhật, ông Dũng tuyên bố, “cần phải bảo đảm hòa bình - ổn định và thịnh vượng trong khu vực bằng cách bảo đảm quyền tự do hàng không và hàng hải theo đúng luật quốc tế,” kèm theo đề nghị Nhật cho vay thêm tiền. Sau cuộc gặp ông Dũng, thủ tướng Nhật loan báo, sẽ bắt đầu thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Thời gian vừa qua, tuy có không ít dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang tìm cách mở rộng “hợp tác về quốc phòng” với các quốc gia khác, sau khi liên tục nhượng bộ nhưng vẫn tiếp tục bị Trung Quốc chèn ép và bị dân chúng Việt Nam chỉ trích bởi “nhu nhược, hèn yếu” đối với việc bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên cách thức hành xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc hết sức mâu thuẫn. Ðó cũng là lý do tạo ra nhiều nghi ngại.
Chẳng hạn, ngoài những thỏa thuận với Nhật, Việt Nam còn cam kết “tăng cường hợp tác quốc phòng,” “cùng nhau phát triển khả năng quốc phòng” với Philippines và gia tăng thăm viếng, hội đàm, tìm kiếm những thỏa thuận tương tự với Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật, Nam Hàn, Ấn Ðộ, Nga.
Bên cạnh đó, Việt Nam không bỏ qua những cơ hội bày tỏ sự ủng hộ Trung Quốc vì là “láng giềng,” vì “đang cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội,” hứa hẹn “tăng cường hợp tác - phối hợp trong các vấn đề của khu vực và quốc tế.”
Dẫu Việt Nam đã chi hàng ngàn tỷ đô la cho việc sắm các loại vũ khí, thiết bị quân sự (chiến đấu cơ, vận tải cơ, trực thăng vũ trang, chiến hạm, tàu ngầm, hỏa tiễn,...) song cách thức hành xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, khiến một số người am tường hiện tình chính trị Việt Nam cho rằng, đó chỉ là những áp phe vũ khí, vừa giúp kiếm tiền bỏ túi riêng, vừa “ghi điểm trước một dân chúng đang hừng hực chống Trung Quốc.”
Dương Chí Dũng úp mở về người mật báo tin khởi tố
Dù tòa tra hỏi nhiều lần, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng
vẫn không tiết lộ danh tính người đã gọi điện thoại mật báo để mình bỏ
trốn trước thời điểm công an thực thi lệnh bắt, với lý do "không muốn
khai tại đây".
Trong ngày thứ hai của phiên xử 10 bị cáo trong vụ tham ô và cố ý làm
trái xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines, hôm 13/12, cựu
chủ tịch HĐQT Vinalines, cựu Cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng bất
ngờ khai: "Khoảng 18h ngày 17/5/2012, nhận được cuộc gọi của người quen
mật báo: Chú tránh đi". Ông hoảng sợ nên rời nhà ngay.
HĐXX hỏi: "Tại sao lại phải bỏ trốn?", ông Dũng trả lời: “Vì trước đó có ký nhiều văn bản nên nghĩ thế nào cũng liên quan trách nhiệm". Ngày ông Dũng bỏ trốn cũng chính là ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines; đồng thời khởi tố ông Dũng về tội danh này.
Trước tòa, ông Dũng cố giải thích việc bỏ trốn không liên quan đến quyết định khởi tố, bởi ngày hôm sau cơ quan điều tra mới tống đạt các quyết định trên.
“Ai là người đã điện thoại báo bị cáo lánh đi”, chủ toạ Ngô Thị Ánh truy hỏi. Cựu chủ tịch HĐQT Vinalines úp mở: “Tôi đã khai tại cơ quan điều tra và nó ở một vụ án khác nên tôi không muốn nói ở đây”.
Chủ toạ hỏi: "Trong hơn 3 tháng bỏ trốn, bị cáo sống bằng nguồn tiền do ai cung cấp, có móc ngoặc với tổ chức nước ngoài nào không?". Ông Dũng đáp do thường xuyên đi công tác đột xuất nên lúc nào cũng chuẩn bị sẵn tiền, hộ chiếu. “Bị cáo móc nối với các tổ chức nước ngoài thì đã phản bội lại bố mẹ và chính bản thân mình”, cựu Cục trưởng Hàng hải đáp.
Trong hai ngày sau đó, trong các lần thẩm vấn tiếp theo, chủ tọa và đại diện VKS cũng hỏi lại bị cáo Dũng về nội dung cú điện thoại mật báo, tuy nhiên ông này đều tránh trả lời cụ thể.
HĐXX hỏi: "Tại sao lại phải bỏ trốn?", ông Dũng trả lời: “Vì trước đó có ký nhiều văn bản nên nghĩ thế nào cũng liên quan trách nhiệm". Ngày ông Dũng bỏ trốn cũng chính là ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines; đồng thời khởi tố ông Dũng về tội danh này.
Trước tòa, ông Dũng cố giải thích việc bỏ trốn không liên quan đến quyết định khởi tố, bởi ngày hôm sau cơ quan điều tra mới tống đạt các quyết định trên.
“Ai là người đã điện thoại báo bị cáo lánh đi”, chủ toạ Ngô Thị Ánh truy hỏi. Cựu chủ tịch HĐQT Vinalines úp mở: “Tôi đã khai tại cơ quan điều tra và nó ở một vụ án khác nên tôi không muốn nói ở đây”.
Chủ toạ hỏi: "Trong hơn 3 tháng bỏ trốn, bị cáo sống bằng nguồn tiền do ai cung cấp, có móc ngoặc với tổ chức nước ngoài nào không?". Ông Dũng đáp do thường xuyên đi công tác đột xuất nên lúc nào cũng chuẩn bị sẵn tiền, hộ chiếu. “Bị cáo móc nối với các tổ chức nước ngoài thì đã phản bội lại bố mẹ và chính bản thân mình”, cựu Cục trưởng Hàng hải đáp.
Trong hai ngày sau đó, trong các lần thẩm vấn tiếp theo, chủ tọa và đại diện VKS cũng hỏi lại bị cáo Dũng về nội dung cú điện thoại mật báo, tuy nhiên ông này đều tránh trả lời cụ thể.
Ông Dương Chí Dũng trước khi nghe tòa tuyên án tử hình chiều 16/12. Ảnh: Việt Dũng.
|
Chiều 16/12, cùng thời điểm TAND Hà Nội tuyên án với ông Dũng và 9 đồng
phạm, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn
Hiếu cho biết vụ án tổ chức đưa ông Dũng trốn đi nước ngoài vẫn đang
được điều tra nên chưa thể công bố danh tính, cụ thể vụ việc. Dù vậy,
tướng Hiếu khẳng định: "Không có chuyện bỏ lọt tội phạm".
Trước đó, VKSND Tối cao cho hay dù vụ án tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn đã dần khép lại bằng việc ra cáo trạng truy tố 4 công an và 3 đồng phạm, tuy nhiên thông tin về người bí mật báo tin cho ông Dũng vẫn sẽ tiếp tục được làm rõ.
Theo cáo trạng, chủ mưu vụ án là bị can Dương Tự Trọng (em trai ông Dũng, nguyên đại tá, cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an) lại không phải là người mật báo. Cụ thể, chiều 17/5/2012, chính ông Dũng biết được thông tin bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam nên đã thông báo em trai. Từ tin do anh cung cấp, ông Trọng gọi cho nhiều người thân cận yêu cầu giúp đỡ ông Dũng bỏ trốn. Đến 2h hôm sau, ông Dũng được các công an Hải Phòng đưa đến tỉnh Quảng Ninh.
Theo kế hoạch, ông Dũng sẽ vào TP HCM rồi trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, rồi qua Mỹ... Tuy nhiên, mọi toan tính đã đổ bể khi ông Dũng quá cảnh ở Đức đã không được đi tiếp sang Mỹ. Ngày 4/9/2012, sau nhiều tháng ở Campuchia, ông Dũng đã bị nhà chức trách phát hiện tung tích, bắt đưa về Việt Nam.
Trước đó, VKSND Tối cao cho hay dù vụ án tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn đã dần khép lại bằng việc ra cáo trạng truy tố 4 công an và 3 đồng phạm, tuy nhiên thông tin về người bí mật báo tin cho ông Dũng vẫn sẽ tiếp tục được làm rõ.
Theo cáo trạng, chủ mưu vụ án là bị can Dương Tự Trọng (em trai ông Dũng, nguyên đại tá, cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an) lại không phải là người mật báo. Cụ thể, chiều 17/5/2012, chính ông Dũng biết được thông tin bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam nên đã thông báo em trai. Từ tin do anh cung cấp, ông Trọng gọi cho nhiều người thân cận yêu cầu giúp đỡ ông Dũng bỏ trốn. Đến 2h hôm sau, ông Dũng được các công an Hải Phòng đưa đến tỉnh Quảng Ninh.
Theo kế hoạch, ông Dũng sẽ vào TP HCM rồi trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, rồi qua Mỹ... Tuy nhiên, mọi toan tính đã đổ bể khi ông Dũng quá cảnh ở Đức đã không được đi tiếp sang Mỹ. Ngày 4/9/2012, sau nhiều tháng ở Campuchia, ông Dũng đã bị nhà chức trách phát hiện tung tích, bắt đưa về Việt Nam.
Ngày 16/12, ông Dũng bị TAND Hà Nội tuyên phạt án tử hình về tội Tham ô
và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng. Cựu tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc cũng bị kết án
tử hình về cùng tội danh. 8 người còn lại bị phạt từ 4 đến 22 năm tù.
Vụ án đưa ông Dũng trốn ra nước ngoài do ông Trọng và 6 người liên quan tổ chức sẽ được TAND Hà Nội xét xử vào cuối tháng 12.
|
Việt Dũng
(VnExpress)
Dương Chí Dũng sẽ kháng cáo bản án tử hình
"Giả sử Dương Chí Dũng có được Công ty AP chuyển cho một phần nào đó
thật, thì đó cũng là tài sản của Công ty AP. Ở đây, cùng lắm là xét xử
Dũng về tội nhận hối lộ..." - luật sư Trần Đình Triển nói.
Đó là lời của luật sư Trần Đình Triển - Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân
- một trong 3 vị luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng trong vụ
án tham ô, làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiệm trọng tại
Vinalines sau khi nghe HĐXX TAND TP.Hà Nội tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng
vào chiều 16.12. Theo ông Triển, khoản tiền mà HĐXX cho là Dương Chí
Dũng đã tham ô là thuộc sở hữu của Công ty AP (Singapore) chứ không phải
tiền của Vinalines nữa, công ty AP có quyền chi tiêu số tiền này.
Dương Chí Dũng trên đường vào phòng xét xử.
Ngoài ra, ông Triển cũng cho rằng, chưa có đủ căn cứ để xác định Dương Chí Dũng có nhận số tiền 10 tỷ đồng "lại quả" hay không khi chỉ dựa vào lời khai của một số người liên quan mà không có sự tìm hiểu từ nơi chuyển số tiền này về.
"Giả sử Dương Chí Dũng có được Công ty AP chuyển cho một phần nào đó thật, thì đó cũng là tài sản của Công ty AP. Ở đây, cùng lắm là xét xử Dũng về tội nhận hối lộ..." - luật sư Trần Đình Triển nói.
Chính vì thế, luật sư Trần Đình Triển khẳng định: "Tất nhiên là ông Dương Chí Dũng sẽ có đơn kháng cáo với bản án sơ thẩm này".
Đồng thời, ông Triển cũng kết lại: "Việc chống tham ô, tham nhũng là
việc làm của toàn Đảng, toàn dân và của cả luật sư. Luật pháp không bao
giờ khoan dung cho những hành vi sai trái, gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là một đại án lớn được dư luận quan tâm nhưng không phải vì sức ép của dư luận mà không căn cứ vào những bằng chứng, tình tiết của vụ việc để xét xử. Đặc biệt mức án tử hình là liên quan đến tính mạng của một con người vì thế càng cần phải xử cẩn trọng để tránh oan sai".
Được biết, khi nghe tòa tuyên án tử hình với tội danh tham ô tài sản, Dương Chí Dũng cũng mất đi sự thản nhiên, bình tĩnh trong những ngày xét xử trước đó, thay vào đó là tâm lý sững sờ, chết lặng.
Trong suốt quá trình diễn ra phiên xét xử sơ thẩm, Dương Chí Dũng cho rằng mình không tham ô mà do các đồng phạm đã "khai láo" để nhằm đổ tội. Dương Chí Dũng cũng không nhận mình đã cố tình làm trái quy định nhà nước mà chỉ là thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Sự việc bỏ trốn sang Campuchia được Dương Chí Dũng giải thích đó là kết quả của sự hoảng loạn về mặt tâm lý chứ không phải là để trốn tránh tội lỗi hay kết bè phái với những phần tử chống đối.
Tuy nhiên, những lời nói này của Dương Chí Dũng đã bị HĐXX bác bỏ bằng các chứng cứ và lời khai của nhân chứng.
Đây là một đại án lớn được dư luận quan tâm nhưng không phải vì sức ép của dư luận mà không căn cứ vào những bằng chứng, tình tiết của vụ việc để xét xử. Đặc biệt mức án tử hình là liên quan đến tính mạng của một con người vì thế càng cần phải xử cẩn trọng để tránh oan sai".
Được biết, khi nghe tòa tuyên án tử hình với tội danh tham ô tài sản, Dương Chí Dũng cũng mất đi sự thản nhiên, bình tĩnh trong những ngày xét xử trước đó, thay vào đó là tâm lý sững sờ, chết lặng.
Trong suốt quá trình diễn ra phiên xét xử sơ thẩm, Dương Chí Dũng cho rằng mình không tham ô mà do các đồng phạm đã "khai láo" để nhằm đổ tội. Dương Chí Dũng cũng không nhận mình đã cố tình làm trái quy định nhà nước mà chỉ là thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Sự việc bỏ trốn sang Campuchia được Dương Chí Dũng giải thích đó là kết quả của sự hoảng loạn về mặt tâm lý chứ không phải là để trốn tránh tội lỗi hay kết bè phái với những phần tử chống đối.
Tuy nhiên, những lời nói này của Dương Chí Dũng đã bị HĐXX bác bỏ bằng các chứng cứ và lời khai của nhân chứng.
(Đất Việt)
Dương Chí Dũng và con bài chưa lật
Bản án tử hình cho hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc chưa ngã ngũ vì còn phúc thẩm và nhất là còn phiên tòa thứ hai xử vụ Dương Tự Trọng đàng sau nó vẫn còn nhiều uẩn khúc. Mặc Lâm có thêm chi tiết.
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
|
Sự thiệt hại trong vụ tham ô này lên đến 366 tỷ. Số tiền quá lớn đó được Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc phù phép và dĩ nhiên là có những liên hệ từ cấp lớn hơn trong hệ thống để rồi kết quả hai bản án tử hình đã khiến cả phiên tòa náo động khi thân nhân cả hai bị cáo òa khóc kêu gào là oan sai tại tòa.
Tương trợ Tư pháp, một yếu tố quan trọng bị bỏ qua
LS Trần Đình Triển, một trong bốn luật sư bào chữa chính cho bị can Dương Chí Dũng đã phân tích chi tiết rất quan trọng của vụ án này:
Việc mua ụ nổi 83 M đó từ một công ty bên Nga, công ty bên Nga này ký hợp đồng với công ty AP của Singapore và công ty Singapore này đã mua ụ nổi từ Nga và bán trở lại cho Vinalines. Trong hồ sơ vụ án có một bản hợp đồng váo ngày 7 tháng 7 năm 2007 giữa công ty AP của Singapore và Nga có nói chi cho bên thứ ba 1 triệu 600 ngàn đô. Còn hợp đồng giữa Tổng công ty Hàng Hải của Việt Nam với Singapore thì không thể hiện việc ăn chia trong việc mua bán này cả.
Tại phiên tòa tôi đã trình bày rằng giả sử mai sau này phía công ty
của hai nước Nga và Singapore có bằng chứng người ta chứng minh rằng
việc thỏa thuận này không liên quan gì tới ông Dũng và ông Phúc và hai
ông này không ăn chia gì trong số tiền này...thì có dẫn đến oan sai hay
không?
LS Trần Đình Triển
|
Theo luật sư Triển thì số tiền hơn 1 triệu sáu trăm ngàn đô la này sau đó được chuyển về một công ty tư nhân mang tên Phú Hà mà chủ công ty này là em gái ông Trần Hải Sơn, Phó ban dự án của Vinalines. Số tiền này chuyển về qua hợp đồng hợp tác đầu tư liên quan đến việc xây dựng một dự án thông quan tại Hải Phòng và do đó không chắc gì có liên quan đến ụ nổi 83M.
Luật sư Trần Đình Triển cho biết chính ông đã yêu cầu tòa án chú ý đến yếu tố này nhưng bị bác bỏ, ông chia sẻ:
|
Chủ tịch Hội đồng Quản trị không có quyền?
Trong cáo trạng của VKS cho biết Dương Chí Dũng lúc ấy là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt việc mua sắm ụ nổi và tự tiện nâng giá lên gấp đôi so với dự toán ban đầu. Ông Dũng bị cáo buộc về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”,.
Trong phần bào chữa mà báo chí ghi nhận lại, LS Ngô Ngọc Thủy cho rằng, “bị cáo Dũng chỉ là Chủ tịch HĐQT, là người phải thực hiện ý kiến của tập thể HĐQT mà thôi. Sai sót của bị cáo xuất phát từ sai sót của cả HĐQT” và “Việc xây dựng nhà máy, mua ụ nổi là phù hợp với chủ trương của Bộ GTVT. Bị cáo Dũng chỉ nóng vội phê duyệt Dự án trong khi thẩm quyền là của cấp trên chứ không có động cơ vụ lợi cá nhân”.
Bị cáo Dũng chỉ là Chủ tịch HĐQT, là người phải thực hiện ý kiến của
tập thể HĐQT mà thôi. Sai sót của bị cáo xuất phát từ sai sót của cả
HĐQT
LS Ngô Ngọc Thủy
|
Trong khi tòa yêu cầu Dương Chí Dũng khai báo người đã tiết lộ thông tin cho ông này biết là ông ta đang bị điều tra về ụ nổi 83M để kịp bỏ trốn trước khi vụ án bắt đầu vài ngày, Dương Chí Dũng đã làm cử tọa bực bội khi liên tiếp trả lời là ông ta đã khai báo với cơ quan điều tra. Khi tòa nhắc lại yêu cầu thì Dương Chí Dũng cũng nhắc lại câu trả lời của mình như vậy.
Nhân vật bí ẩn.
Dư luận nổi giận với cách tránh né này và cho rằng hành động này là có chủ đích ít nhất là kéo dài thời gian chuẩn bị cho người trực tiếp rò rỉ thông tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn.
LS Bùi Quang Nghiêm giải thích thái độ của Dương Chí Dũng dưới cái nhìn của luật pháp, ông nói:
Bản án tử hình hiện nay cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Giả sử có
hiệu lực pháp luật đi chăng nữa nhưng ông Dũng vẫn còn liên quan đến vụ
án khác thì vẫn phải giải quyết cho xong cái vụ án còn lại
LS Bùi Quang Nghiêm
|
Khi được hỏi với bản án tử hình trên cổ chắc gì Dương Chí Dũng thành khẩn hợp tác với tòa án để khai ra người từng ban ơn cho ông ta vì có khai thật cũng phải chịu chết thà không khai còn được tiếng không phản bội. Luật sư Bùi Quang Nghiêm giải thích trình tự của vụ án này nếu xảy ra sau khi phiên phúc thẩm của Dương Chí Dũng:
Bản án tử hình hiện nay cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Giả sử có hiệu lực pháp luật đi chăng nữa nhưng ông Dũng vẫn còn liên quan đến vụ án khác thì vẫn phải giải quyết cho xong cái vụ án còn lại. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi thì giả sử như bản án phúc thẩm bác đơn kháng cáo của Dương Chí Dũng liên quan đến án tử hình thì chưa thi hành án mà phải chờ giải quyết xong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài thì mới thi hành án.
Con chủ bài sẽ hành động ra sao?
Tuy nhiên sự việc có thể phát sinh một kịch bản khác nếu người tiết lộ tin tức cho Dương Chí Dũng lại là một nhân vật tầm cỡ, đã có vai trò trực tiếp trong vụ ăn chia ụ nổi mà cả 9 bị can đều ra sức che dấu. Bảy người không bị tử hình chắc sẽ cam tâm với hy vọng giảm án nhưng Dương Chí Dũng không thể đem sinh mạng ra che dấu cho ông ta.
Hành động vững vàng thậm chí ngâm thơ trước tòa cho thấy Dương Chí Dũng rất tin tưởng khi đối diện với HĐXX. Có lẽ ông ta đã nhận được một lời hứa nào đó rất nặng ký cho số phận của mình.
Người dân chờ đợi phiên xử Dương Tự Trọng, em ruột của Dương Chí Dũng trong vụ án tổ chức cho anh vượt biên trốn tránh sự truy nã của công an. Tuy chưa diễn ra nhưng nhiều người cho rằng bản án đã được tính trước như mọi khi, có điều nhân vật bí ẩn ấy có xuất hiện hay không thì còn phải chờ xem thái độ của người tử tù Dương Chí Dũng.
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
Theo RFA
=========
Nghe bài này
AFR Dân Nguyễn - Dê tế thần
Án đã tuyên: Dương Chí Dũng lãnh mức khung hình phạt cao nhất. Tuy chưa
đến giờ hành quyết, vì còn chờ phiên tòa phúc thẩm, nhưng dư luận bình
rằng Dũng khó tránh khỏi giây phút “Tựa cột” (hay “Chích ngừa”). Cũng có
người vặn vẹo rằng, sao Dũng “Lạc quan cach mạng” tới mức đọc thơ trước
án tử hình và trước mặt quan tòa uy nghiêm? Chắc sẽ đến lúc Dũng quyết
khai “Mấy đồng chí trong đống rơm” để đánh tráo lại mức khung hình phạt?
Cứ cho kết quả điều tra vụ án Dũng là đúng sự thật, không thêm bớt để
buộc tội hay gỡ tội (Điều người ta hay thấy trong các vụ xử án ở nước
ta), thì với những thiệt hại Dũng gây ra như “Cố ý làm trái quy định gây
hậu quả nghiêm trọng” đến vài trăm tỷ, kể cả số tiền được ăn chia coi
như tham nhũng bỏ túi riêng chục tỷ, mà đã bị khép vào tội Đại án, Gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…e không công bằng cho Dũng. Với khoản tiền
chục tỷ bỏ túi, ngờ rằng là khoản tiền tiêu vặt hay mua quà tặng bồ nhí
của quan lại hàng tỉnh mà thôi. Ai cũng có thể tin rằng, cỡ trưởng
phòng tài nguyên môi trường của hàng huyện, chưa nói hàng tỉnh cũng có
ít ra là đôi lần số tiền mà tòa đang đòi Dũng họ Dương phải trả lại cho
Nhân Dân. Đấy là các đồng chí bên tài nguyên (Mà chỉ là hàng huyện hàng
tỉnh thôi, chứ chưa là các đồng chí đồng cấp ở mấy tp lớn HN, SG hay Đà
Nẵng.). Còn các đồng chí đồng cấp nhưng bên ngành khác, lĩnh vực khác,
như trưởng phòng Giao thông, trưởng phòng công an kinh tế, công an hình
sự hay bên trưởng phòng sở tư pháp, tòa án, viện kiểm sát…thì Ôi thôi
rồi!…
Vậy sao Dũng họ Dương vẫn “Lãnh đủ” từ việc làm rất lấy làm bình thường
trong hệ thống quan lại nước nhà? Số 10 tỷ quá là nhạt. Còn “Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng”, mới có vài trăm tỷ đã la làng…đúng là đảng bỏ
rơi Dũng thật rồi. Vì nhắm mắt nói đại cũng có thể kể “Một lô xích xông”
những cái còn Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hơn. Kể cả cái sắp
được người ta gây ra. Vụ Bo-xit (Chủ trương lớn của đảng) đang cho thấy
số tiền thất thoát nó gây ra ko chỉ là vài trăm tỷ. Mà cái “thất thoát”
nó gây ra không chỉ dừng ở tiền bạc. So với thất thoát khác mà nó gây
ra, tiền bạc không là cái đinh gì! Vụ 30 nghìn tỷ cứu bất động sản hay
hỗ trợ người nghèo mua nhà mà dư luận phỏng đoán một phần mười số đó
người nghèo được tiếp cận để vay cũng hạnh phúc lắm rồi. Còn nhiều chục
nghìn tỷ trong “Gói” ấy thất thoát đi đâu, có Trời biết. Sắp tới là vụ
Cảng Lạch Huyện, dự án Sân bay Long Thành, mà đang có các “Thế lực”
không thù địch dọn đường dư luận để nó khả thi, cho dù bất chấp những
thiệt hại mà nó gây ra cho Đất Nước này số tiền không thể tính bằng VND
được, mà phải tính bằng USD cho những chữ số “O” bớt dài. Riêng Dự án
cảng Lạch Huyện HP, có doanh nghiệp tư nhân (Do ông Thắng là chủ tịch
HĐQT), một con người rất có Tâm và Tầm dám lấy tất cả những gì mình có,
kể cả tiền bạc và sinh mạng để đảm bảo cho dự án cảng Lạch Huyện nếu
mình trúng thầu. Số tiền mà Bộ GTVT dự toán cho cảng này gấp tới cả chục
lần số tiền mà ông Thắng cam kết cho gói thầu này!…(Vậy mà ông Thắng
vẫn bị đá bay ra biên trong đấu thầu, bất chấp lời kêu gọi lập một Hội
đồng khoa học trung gian để thẩm định tính khoa học của dự án của hai
bên-Ông và Bộ GTVT).
Đó chỉ là một vài “Nét chấm phá” chứng minh cái số tiền mà Dũng làm thiệt hại đâu đã đến mức la lối dữ vậy.
Nói thế không có nghĩa bênh Dũng hay góp tình tiết giảm nhẹ án cho Y. Càng không có ý kêu oan cho bị cáo.
Nói đi cũng phải nói lại. Cũng phải cảm thông cho “dảng ta” chứ. Trong
mớ bùng nhùng tham nhũng không lối thoát này, nhiều khi người ta không
biết phải bắt đầu từ đâu; Thế chẳng lẽ cứ mặc tình hình mãi sao? Nói dối
hứa hão mãi đâu có được. Thôi thì cũng phải bắt đầu từ đâu đó chứ: Và
Dũng họ Dương may mắn được đảng chọn làm người đi tiên phong trong đội
ngũ tiên phong này. Nếu không phải do phe phái đấu đá hay do Dũng ky bo
đóng phong bì không “Đủ đô” mà bị đưa lên đoạn đầu đài làm dê tế thần,
thì đây đúng là tín hiệu thể hiện quyết tâm tuyên chiến với tham nhũng
của đảng. Dám vác đá ghè chân mình chẳng đáng khen lắm sao?
Nếu áp dụng “Lối đá” này, đảng sẽ kéo dài được… tuổi thọ? Nhưng chưa hẳn
chiếm lại ngôi đầu bảng, vì còn phụ thuộc vào “Phong độ”, nhất là “Đẳng
cấp” , và nếu đồng chí Dương chỉ bị xem là vật hy sinh để giải quyết
tình thế, hạ nhiệt dư luận.
Dec/18/2013AFR Dân Nguyễn
(Quê choa)
Điều gì khiến "đồng chí X" bất khả xâm phạm như vậy?
Với khoản nợ các ngân hàng tính đến cuối tháng 7.2013 lên tới gần
120.000 tỉ đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành "con nợ" lớn
nhất trong số các tập đoàn - tổng công ty nhà nước. Ấy vậy mà Báo cáo
tài chính hợp nhất năm 2012 đã được kiểm toán của EVN lại cho thấy, "con
nợ" này vẫn có tiền mang đi cho vay rồi sau đó lại đi... vay lại chính
"con nợ" của mình.
Để có thể hình dung, tạm phác thảo lại đường đi ra - đi vào dòng vốn của
EVN từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán như sau: EVN vay vốn Ngân
hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, sau đó năm 2006, tập đoàn này "trích"
6.900 tỉ đồng cho Công ty CP Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (PPC) vay. Lúc
này, EVN đóng vai trò "chủ nợ" của PPC. Đến năm 2010, trong khi vẫn đang
là"chủ nợ", EVN lại quay sang vay của PPC 2.350 tỉ đồng và vừa là chủ
nợ, vừa là con nợ...
Điều không rõ ràng là chỉ cách đây hơn 1 tháng, phản hồi trước kết luận
của Thanh tra Chính phủ, EVN còn phân trần, do nhu cầu vốn đầu tư các
công trình điện rất lớn, mỗi năm EVN đầu tư hơn 60.000 tỉ đồng. Riêng
năm 2013 kế hoạch đầu tư của tập đoàn này cho các công trình điện là
106.600 tỉ đồng, trong khi đó khả năng thu xếp vốn không đáp ứng được
nhu cầu đầu tư, nên lúc nào EVN cũng thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Thiếu
vốn trầm trọng là lý do ngành điện liên tục tăng giá nhằm đảm bảo đủ vốn
đối ứng để có thể vay vốn đầu tư dự án. Vậy thì tại sao EVN lại phải
"ngắt" gần 7.000 tỉ đồng từ vốn vay để cho PPC vay lại? Ngoài PPC, liệu
EVN còn cho công ty nào khác vay nữa không?
EVN cho PPC vay vốn với lãi suất ưu đãi 2,42%/năm cộng với chi phí cho
vay lại là 0,2%/năm. Vậy PPC cho EVN vay với lãi suất bao nhiêu? Nên nhớ
năm 2010, năm "chủ nợ" EVN bỗng dưng chuyển sang vay tiền của PPC là
năm diễn ra cuộc chạy đua lãi suất khốc liệt giữa các ngân hàng với lãi
vay trên thị trường được đẩy lên 18 - 20%/năm. Khả năng EVN cho vay giá
rẻ nhưng vay lại giá cao là rất lớn. Tất nhiên, chi phí này, người cuối
cùng phải "gánh" vẫn là người tiêu dùng.
Năm có lãi vẫn không chịu giảm giá; năm lỗ lớn vẫn lương cao, thưởng
lớn; hạch toán vào giá điện cả việc xây biệt thự, sân tennis, mua xe
sang; chịu lỗ thay doanh nghiệp nước ngoài; đầu tư 42 dự án thì có tới
20 dự án chậm tiến độ gây thiếu điện và dẫn tới tăng chi phí đầu tư...
và tới giờ là nhập nhằng vốn vay đi - vay lại với PPC. Với bảng "thành
tích" này, rất khó hiểu khi EVN lại được trao quyền tự quyết tăng giá
không quá 10% thay vì 5% như hiện nay. Và với khung giá bán lẻ điện bình
quân mới ban hành, giá điện có thể sẽ tăng tới 22% vào năm 2014.
"Bộ Công thương có “làm ngơ” tiêu cực của EVN?" - là câu hỏi được Trưởng
đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công
thương trong văn bản chất vấn. Còn với người dân, những người đã gánh 9
lần tăng giá trong 7 năm qua và sẽ phải chấp nhận việc điện tăng giá
mạnh ngay khi những sai phạm, khuất tất chưa được làm rõ, câu hỏi lớn
hơn là "điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?".
Nguyên Hằng
(Vietinfo.eu)
Bản tường trình về việc bị công an, côn đồ tại Đà Nẵng đánh đập một cách dã man ngay trong ngày Quốc tế Nhân Quyền
Kính gửi:- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Các Chính phủ dân chủ tự do khắp hoàn vũ
- Các Cơ quan, Tổ chức nhân quyền quốc tế
Tôi là Nguyễn Đức Quốc; hiện thường trú tại: Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế.
Tôi tố cáo lên Công luận Quốc tế, cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước, về việc công an, côn đồ tại Đà Nẵng đánh đập tôi và nhiều bạn của tôi một cách dã man ngay trong ngày Quốc tế Nhân Quyền, 10/12/2013. Diễn biến vụ việc như sau:
Vào ngày 10 tháng 12 ngày năm 2013, ngày Quốc tế Nhân Quyền, tôi cùng Lê Anh Hùng, Lê Thị Phương Anh, Phan Đình Thành đi từ Lăng Cô đến công an thành phố Đà Nẵng số 80 Lê Lợi, TP Đà Nẵng để đòi lại tài sản là máy Laptop hiệu Dell SX năm 2013, và hai máy điện thoại cầm tay của vợ chồng Lê Anh Hùng và Lê Thị Phương Anh, bị công an phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu , TP Đà Nẵng thu giữ đêm 07-08 tháng 12 năm 2013, khi tôi và vợ chồng Lê Anh Hùng đang thuê phòng ở nhà nghỉ Hồng Ngọc, đường Nguyễn Huy Tự, TP Đà Nẵng. Khi đến địa chỉ trên có thêm một số anh em ở Đà Nẵng đến hỗ trợ chúng tôi đi đòi lại tài sản.
Đúng 8h30 ngày 10/12/2013, tôi và Phương Anh đi vào phòng trực ban của công an TP Đà Nẵng, gặp người nữ trực ban và chúng tôi đưa biên bản thu giữ tài sản cho họ xem, và yêu cầu trả lại tài sản như họ đã hẹn chúng tôi tại công an phường Hòa Minh là đến công an Thành phố Đà Nẵng để giải quyết.
Sau khi chờ đợi đến 9h15 phút, có một viên chức từ công an thành phố Đà Nẵng mặc thường phục, tên là Tuấn như người trực ban gọi, ra tiếp chúng tôi. Tôi và Phương Anh trình bày và đưa biên bản thu giữ tài sản cho người này xem, sau khi đọc hết nội dung trong biên bản, người này nói với chúng tôi rằng công an thành phố Đà Nẵng không nhận được báo cáo của công an phường Hòa Minh về sự việc này. Anh ta nói với chúng tôi: Anh chị về tại công an phường Hòa Minh yêu cầu họ trả lại tài sản vô điều kiện vì họ đã bắt người và thu giữ tài sản như vậy là sai rồi, anh ta còn nói với chúng tôi, về đó nếu họ không trả phải đề nghị công an phường Hòa Minh báo cáo về cho công an thành phố Đã Nẵng, cùng yêu cầu họ phải giao giấy hẹn để làm việc có ngày giờ theo đúng qui định.
Sau khi anh này hướng dẫn xong, chúng tôi rời công an thành phố Đà Nẵng, ra phía trước chỗ mọi người đang chờ chúng tôi, và cùng nhau đi đến công an phường Hòa Minh.
Chúng tôi gồm tám người. Tôi, Lê Anh Hùng, Lê Thị Phương Anh, Phan Đình Thành từ Lăng Cô và Đông Hà Quảng Trị vào, ở Đà Nẵng có các anh Nguyễn Văn Thạnh, Nguyễn Duy Quang, Khúc Thừa Sơn, và một người bạn của anh Thạnh tôi không biết tên, đã đến công an phường Hòa Minh, để đòi lại tài sản.
Đến nơi, mọi người ngồi ở trước ngoài cổng công an phường Hòa Minh. Tôi, Lê Thị Phương Anh và Lê Anh Hùng vào văn phòng công an phường Hòa Minh, gặp Đại uý Phó Công an phường Vương Đình Tuấn, số hiệu sỹ quan: 352-101, anh này cầm biên bản của chúng tôi, rồi nói với chúng tôi chỉ gặp riêng Lê Anh Hùng, tôi nói ngay với viên công an tên Tuấn rằng: Cả ba chúng tôi đều bị các anh bắt trong đêm 07/12/2013 đến sáng 08/12/2013, và thu giữ tài sản của chúng tôi một cách trái phép, chúng tôi là những người đã bị các anh bắt và giữ tài sản, nên đề nghị anh phải để chúng tôi cùng làm việc. Nghe vậy thì anh ta mời chúng tôi vào phòng để làm việc. Vừa vào phòng thì điện thoại của anh ta đổ chuông, sau nhiều lần điện thoại reo chuông và không làm việc với chúng tôi, bắt chúng tôi ngồi chờ hơn một tiếng đồng hồ. Tôi phải nói với Đại uý Vương Đình Tuấn, đề nghị anh tắt điện thoại và làm việc với chúng tôi, các anh đã thu giữ tài sản của chúng tôi trái phép, bây giờ cứ bắt chúng tôi chờ lâu như vậy… vì chúng tôi từ Đông Hà Quảng Trị vào đây gần 200 km, mà cứ chờ đợi như thế này thì không được.
Khi đó ông Tuấn công an phường mới chịu ngồi và nói với chúng tôi, các anh chị lên công an thành phố Đà Nẵng giải quyết, vì đã chuyển lên công an thành phố Đà Nẵng rối. Tôi nói với viên công an Vương Đình Tuấn: chúng tôi từ công an thành phố Đà Nẵng đi về đây, trên đó họ nói công an phường Hòa Minh làm sai phải giải quyết cho chúng tôi để chúng tôi còn ra về, vì nhà chúng tôi ở xa.
Nghe vậy viên công an Tuấn nói với chúng tôi: hẹn các anh chị đúng 8h30 phút ngày 12/12/2013 đến công an thành phố giải quyết, khi đó Lê Anh Hùng nói với viên công an, thế thì anh phải cho chúng tôi giấy hẹn để đi làm việc, các anh là công an, đại diện pháp luật, thu giữ tài sản của tôi trái phép mà cứ hẹn bằng mồm là không đúng nguyên tắc, đề nghị anh phải có giấy hẹn cho chúng tôi, còn không thì công an phường Hòa Minh phải trả tài sản cho tôi. Ông Tuấn công an phường lại nói: tôi không biết , vì các anh thấy nãy giờ điện thoại của cấp trên chỉ đạo như vậy thì tôi phải thông báo với các anh chị thôi. Khi đó tôi nói với ông Tuấn công an phường Hòa Minh rằng: Anh phải thừa nhận đêm hôm đó chúng tôi bị bắt về đây, chính anh cũng đã bắt nạt chúng tôi, không cho tôi ra đi vệ sinh, bắt tôi chỉ được ngồi trong phòng, nếu hôm đó các anh làm việc đúng thì đâu có hành hạ chúng tôi đi lui, đi tới vất vả như thế này. Khi đó điện thoại của ông Tuấn công an lại reo lên, ông lại nghe điện thoại, nghe xong ông nói với chúng tôi thêm một lần nữa , hẹn các anh chị ra về và đúng 8h30 ngày 12/12/2013 đến công an thành phố Đà Nẵng giải quyết, tôi không có giấy hẹn cho các anh chị được.
Cô Phương Anh đã nói với viên công an Tuấn rằng: nếu hôm nay các anh không trả lại tài sản cho chúng tôi hay không đưa giấy hẹn làm việc cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ đứng trước cổng công an phường Hòa Minh, biểu tình tố cáo các anh xâm phạm chỗ ở của người khác, bắt giữ người và thu giữ tài sản trái phép.
Ông Tuấn nói: Các anh chị làm gì thì cứ làm tôi chỉ hẹn vậy thôi, không có giấy hẹn cho các anh chị. Khi đó Phương Anh đi ra ngoài nhờ anh em đang ngồi chờ chúng tôi đi in biểu ngữ bằng giấy A3, với nội dung: “Phản đối công an phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, bắt người và thu giữ tài sản của công dân trái phép”. Cùng với nội dung: yêu cầu trả tài sản cho chúng tôi vô điều kiện. Sau đó tôi và Lê Anh Hùng đi ra trước cổng công an phường Hòa Minh thì các biểu ngữ đã được một người đi in và đem về. Lúc đó chúng tôi cầm những tờ giấy có nội dung như trên đưa cao lên và hô to như nội dung in trên giấy, lúc đó nhiều người đi đường đã nhìn thấy và họ dừng lại xem và đọc những nội dung nơi giấy chúng tôi đang giương lên để phản đối. Khi chúng tôi dương biểu ngữ và hô lên theo nội dung thì phía công an gọi rất nhiều người từ đâu đến, mặc thường phục, mặt bịt khẩu trang quay phim và chụp hình chúng tôi, khi đó phía chúng tôi cũng cũng quay phim chụp hình để làm tư liệu đề phòng công an vu khống chụp mũ. Nhưng sau đó đã bị công an tước đoạt và lột sạch (rất may còn sót lại một số hình ảnh). Khi đó tôi nhận ra đó là những người đã bắt chúng tôi đêm 07/12/2013.
Sau một hồi, phía công an và những người mặc thường phục cũng như sắc phục công an xông vào giật biểu ngữ từ tay chúng tôi, họ giật phăng hết các biểu ngữ chúng tôi đang cầm trong tay. Họ xông vào đánh đập Lê Anh Hùng, tôi rút máy ảnh ra chụp hình khi Lê Anh Hùng bị đánh, thì một tên trong bọn họ xông vào giật máy ảnh của tôi. Họ đánh đập Lê Anh Hùng ngã xuống thì bốn tên lôi Lê Anh Hùng vào công an phường Hòa Minh, thấy vậy tôi và Lê Thị Phương Anh đi theo vào công an phường và hô lên công an đánh đập dân.
Ngay khi đó có rất nhiều tên xông vào đánh tôi và Phương Anh. Phương Anh là phụ nữ nhưng họ đánh đập và dùng chân đạp vào ngực rất dã man, đang khi bị đánh đập thì có hai người đi xe Honda ghé vào hô lên công an không được đánh dân, thì hai người này cũng bị họ đánh, sợ quá hai người này chạy xe đi.
Khi đó có rất nhiều tên côn đồ từ đâu đến rất đông và công an áo xanh, áo vàng xuất hiện, đuổi tôi và anh em ra khỏi khu vực cổng công an phường Hòa Minh. Tôi nói: công an phường Hòa Minh đánh đập chúng tôi và đang bắt giữ bạn tôi, chúng tôi không đi đâu hết, yêu cầu các anh thả bạn tôi ra. Lúc đó nhiều tên côn đồ xông vào đánh tôi rất dã man, liền thấy viên công an Vương Đình Tuấn dắt xe của tôi vào cổng công an phường, tôi chạy theo và nói: các anh bắt giữ bạn tôi và giữ xe thì tôi cũng vào công an làm việc, ở ngoài các anh ra lệnh côn đồ đánh đập chúng tôi như vậy, chúng tôi chết thì sao? Nghe vậy viên công an Tuấn đẩy xe của tôi ra ngoài lại và đưa xe cho tôi. Vừa dắt xe thì tôi lại bị những tên bịt mặt, và những tên bắt chúng tôi hôm 07/12/2013 và côn đồ xông vào đánh đập tôi tiếp. Thấy vậy, anh Phan Đình Thành nói các anh để cho người ta đi chứ các anh đánh như vậy là người ta chết các anh mang trọng tội đó.
Họ để tôi đi, tôi chạy xe qua bên kia đường đối diện với công an phường Hòa Minh, vì khu vực này có con lươn ở giữa, tôi dừng lại phía bên này nhìn qua cổng công an phường Hòa Minh, thấy công an và côn đồ đánh đập Phương Anh. Khi Phương Anh đã té xuống, tôi hô lên: Phương Anh ơi, anh sẽ chết với em. Nói xong, tôi chạy xe vòng con lươn để qua chỗ cổng công an phường bảo vệ Phương Anh, liền khi đó có nhiều tên lại xông vào đánh tôi, đạp xe bắt tôi phải đi chỗ khác, tôi vừa chạy thì nhìn thấy sáu bảy tên xông vào giật giỏ xách của Nguyễn Văn Thạnh (người bạn đi cùng chúng tôi). Họ giật máy ASUS của Nguyễn Văn Thạnh, họ đánh vào ngực anh Thạnh. Anh Thạnh la lên cứu với và anh chạy ra giữa đường. Anh Thạnh nói: “Tôi bị chứng máu không đông. Các anh đánh tôi tôi chết mất”. Khi đó thấy tôi đang dừng xe thì những tên này xông vào đánh đập tôi, họ dùng gậy có cột vải ở một đầu thọc vào người tôi. Chịu không nỗi vì cú thọc hiểm hóc này tôi chạy xe vòng con lươn về chỗ Phương Anh bị đánh đập. Vừa vòng con lươn tôi thấy hơn chục tên đang rượt đánh anh Nguyễn Duy Quang gục tại chỗ, ngay bên đường cách công an phường Hòa Minh 20 mét. Tôi nhìn Nguyễn Duy Quang bị đánh dã man như vậy nên la lên: “Bà con ơi công an, côn đồ đánh dân, xin cứu chúng tôi”.
Liền khi đó, tôi bị những tên côn đồ và những tên bắt tôi hôm trước, đánh đập và dùng cây gậy cột vải một đầu thọc vào người. Chịu không nỗi tôi đã kêu công an mặc áo quần xanh, vàng đang dẹp trật tự đang đứng gần chỗ tôi: “Các anh công an hãy cứu tôi”. Nhưng họ vẫn đứng nhìn tôi bị đánh. Khi đó tôi bỏ chạy cố ý đến trước cổng công an phường, nhưng khi tôi vừa thoát khỏi tay những tên côn đồ, thì bị tên công an mặc đồ màu xanh có khoác áo giáp ở ngoài, dùng cây gậy của công an đánh vào mặt tôi rất mạnh, làm tôi đỗ máu và gục xuống. Ngay lúc đó những tên côn đồ đạp vào ngực và mặt của tôi. Họ nói cho mày chết. Một tên dùng chân có mang giày cứng đạp vào mặt tôi rất mạnh. Tôi bị đập mạnh xuống đường và không kêu cứu được nữa. Khi đó máu ra quá nhiều và tôi đã kiệt sức, bọn chúng bồng tôi lên xe máy của tôi bắt tôi phải ôm vào tên đang lái xe máy của tôi. Tôi đã không ngồi được, ngay lúc đó lúc đó một tên khác ngồi lên xe và kẹp tôi ở giữa, những tên đứng đó nói: “Chở đi thủ tiêu nó luôn”.
Nghe vậy tôi cố gắng vùng lên nhưng đã hết sức, xe bị đảo tay lái. Tên ngồi sau nói: “Mày mà không ngồi yên, sẽ bị lao vào xe tải chết đó.” Tôi cố gắng vùng vẫy, và nói: “Nếu các anh chở tôi đi thủ tiêu, tôi sẽ vùng vẫy cho xe tải cán chết cả ba, ngay lúc đó xe bị ngã cách công an phường 10 mét về phía nam, tôi ngã xuống và nằm bất động. Hai tên này nói: “Nó bị tai nạn”. Những người ở đó phản ứng ngay: “Các ông đánh đập người ta dã man giữa thanh thiên bạch nhật mà còn nói họ bị tai nạn được sao?”.
Khi tôi nằm, không thể nói được, tôi nhớ lại mình đang mang cây thánh giá, tôi đưa tay cầm thánh giá bỏ lên nơi mặt, có ý muốn anh em đi đường biết để đưa tôi đi bệnh viện. Rồi đó tôi bất tỉnh luôn.
Sau khi tỉnh lại tôi mở mắt nhìn thấy mình đang nằm trong xe, và có một người đàn ông mặc áo ngành y khoa ngồi bên cạnh. Tôi hỏi anh là bác sĩ phải không, người này trả lời là đúng rồi. Ngay khi đó điện thoại trong túi quần của tôi reo lên. Người đàn ông này đã nghe và nói anh này bị tai nạn, tôi liền la lên cố để người nhà hay bạn bè của tôi nghe: “Quốc bị công an đánh, anh Quốc bị công an đánh gần chết, xe bác sĩ đưa đi cấp cứu”.
Sau đó tôi rơi vào hôn mê. Đến khi tỉnh lại tôi thấy có người nhà và những anh em tôi không quen biết đến rất đông. Họ nói họ xem thông tin trên mạng nên đã đến bệnh viện chăm sóc cho tôi. Lúc đó là 17h30 ngày 10/12/2013 – ngày Quốc tế Nhân Quyền.
Vợ tôi và những người xung quanh tôi trong bệnh viện cho tôi biết, bác sĩ đã chụp CT, chẩn đoán tôi bị chấn thương sọ não.
Sau ba ngày nằm tại bệnh viện, bác sĩ cho tôi về nhà uống thuốc và dặn theo dõi, nếu có biến chứng gì thì quay trở lại bệnh viện gấp. Hiện tôi đang uống thuốc điều trị và theo dõi ở nhà.
Trên đây toàn bộ diễn biến của vụ việc tôi bị côn đồ và công an cộng sản Việt Nam đánh đập dã man ngay trong ngày cả thế giới mừng kỷ niệm 65 năm "Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền".
Lăng Cô, ngày 15.12.2013
Người tường trình
Nguyễn Đức Quốc
Điện thoại anh Nguyễn Đức Quốc: 0905-607-003, và của vợ anh Trần An Quốc: 01225982869.
Dương Tự Trọng đối mặt mức án 20 năm tù
TP - Theo truy tố của Viện KSNDTC, Dương Tự Trọng là
người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho Vũ Tiến Sơn cùng các đối
tượng khác tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Quá trình điều tra, ông Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi của mình.
Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan truy tố, có đủ căn cứ khẳng định ông Trọng phạm tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, theo Khoản 3 Điều 275 BLHS, khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù.
Ông Dương Tự Trọng. |
Theo cáo trạng của Viện KSNDTC, chiều 17/5/2012, Dương
Chí Dũng (khi đó đang là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) biết thông
tin mình bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì sai phạm
trong vụ Vinalines.
Ông Dũng lập tức thông báo cho em trai Dương Tự Trọng, lúc đó là Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, được em trai hướng dẫn lánh nạn tại nhà Hoàng Kim Nhung (bạn ông Trọng) ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sau đó, Dương Tự Trọng triệu tập một số đồng đội thân tín gồm Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hải Phòng) và Hoàng Văn Thắng (Công an Hải Phòng) đến phòng làm việc thông báo tình hình, cùng nghiên cứu phương án đưa Dương Chí Dũng xuất ngoại.
Để tránh sự “để mắt” của cơ quan điều tra, ông Trọng giao nhiệm vụ cho Vũ Tiến Sơn đứng ra xử lý mọi việc, từ liên lạc, tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các đồng phạm.
Nhận lệnh từ ông Trọng, Sơn “lệnh” cho các chiến hữu tập kết tại nhà bố mẹ đẻ của Sơn ở quận Kiến An, TP Hải Phòng để lên kế hoạch chi tiết. Sơn còn dùng điện thoại của mình rồi bảo Dương Tự Trọng “có lời” trực tiếp với Đồng Xuân Phong (cựu cán bộ hải quan Hải Phòng) cùng một số đối tượng khác.
Trưa 19/5/2012, nhóm Sơn gặp nhau và thống nhất tìm mọi cách để Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch khu vực cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, sau đó sẽ tìm cách sang Mỹ.
Quá trình di chuyển, các đối tượng liên tục thay đổi địa điểm, phương tiện, sim điện thoại... để tránh sự truy lùng của CQĐT. Sau khi nhập cảnh trót lọt vào Campuchia, trưa 23/5/2012, các đệ tử của Dương Tự Trọng đặt phòng cho Dương Chí Dũng tại một khách sạn sang trọng để hôm sau bay qua Singapore, rồi nhập cảnh vào Mỹ.
Do không được nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, ông Dũng buộc quay lại Campuchia. Trước tình thế đó, Dương Tự Trọng tiếp tục triệu tập Vũ Tiến Sơn yêu cầu bố trí chỗ để Dương Chí Dũng ăn ở an toàn. Trước khi chia tay Sơn, ông Trọng gửi 30.000 USD cho anh trai.
Nhiều lần chuyển địa điểm, dùng nhiều biện pháp tinh vi lẩn trốn cơ quan chức năng, song đến ngày 4/9/2012 ông Dũng đã bị bắt tại Campuchia, kết thúc hành trình trốn chạy.
Ông Dũng lập tức thông báo cho em trai Dương Tự Trọng, lúc đó là Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, được em trai hướng dẫn lánh nạn tại nhà Hoàng Kim Nhung (bạn ông Trọng) ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sau đó, Dương Tự Trọng triệu tập một số đồng đội thân tín gồm Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hải Phòng) và Hoàng Văn Thắng (Công an Hải Phòng) đến phòng làm việc thông báo tình hình, cùng nghiên cứu phương án đưa Dương Chí Dũng xuất ngoại.
Để tránh sự “để mắt” của cơ quan điều tra, ông Trọng giao nhiệm vụ cho Vũ Tiến Sơn đứng ra xử lý mọi việc, từ liên lạc, tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các đồng phạm.
Nhận lệnh từ ông Trọng, Sơn “lệnh” cho các chiến hữu tập kết tại nhà bố mẹ đẻ của Sơn ở quận Kiến An, TP Hải Phòng để lên kế hoạch chi tiết. Sơn còn dùng điện thoại của mình rồi bảo Dương Tự Trọng “có lời” trực tiếp với Đồng Xuân Phong (cựu cán bộ hải quan Hải Phòng) cùng một số đối tượng khác.
Trưa 19/5/2012, nhóm Sơn gặp nhau và thống nhất tìm mọi cách để Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch khu vực cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, sau đó sẽ tìm cách sang Mỹ.
Quá trình di chuyển, các đối tượng liên tục thay đổi địa điểm, phương tiện, sim điện thoại... để tránh sự truy lùng của CQĐT. Sau khi nhập cảnh trót lọt vào Campuchia, trưa 23/5/2012, các đệ tử của Dương Tự Trọng đặt phòng cho Dương Chí Dũng tại một khách sạn sang trọng để hôm sau bay qua Singapore, rồi nhập cảnh vào Mỹ.
Do không được nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, ông Dũng buộc quay lại Campuchia. Trước tình thế đó, Dương Tự Trọng tiếp tục triệu tập Vũ Tiến Sơn yêu cầu bố trí chỗ để Dương Chí Dũng ăn ở an toàn. Trước khi chia tay Sơn, ông Trọng gửi 30.000 USD cho anh trai.
Nhiều lần chuyển địa điểm, dùng nhiều biện pháp tinh vi lẩn trốn cơ quan chức năng, song đến ngày 4/9/2012 ông Dũng đã bị bắt tại Campuchia, kết thúc hành trình trốn chạy.
Trong 5 anh em ông Dũng, người được coi là
học hành nghiêm túc nhất, tính tình ngay thẳng và đầy chất nghệ sĩ là
đại tá Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát
điều tra, Công an TP Hải Phòng). Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Trọng
gia nhập lực lượng Công an Hải Phòng.
Với tố chất thông minh, bản lĩnh của lính
hình sự, ông Trọng nhanh chóng được đồng nghiệp nể phục, cấp trên tin
dùng khi chỉ huy triệt phá nhiều băng nhóm giang hồ đất Cảng.
Con đường quan lộ đầy hứa hẹn của đại tá
Trọng bỗng chốc tiêu tan, lâm cảnh lao lí khi luỵ tình tổ chức cho anh
trai là ông Dũng bỏ trốn ra nước ngoài. Cuộc trốn chạy của ông Dũng đã
làm gần chục cán bộ công an Hải Phòng nhúng chàm chỉ vì tình nghĩa giúp
sức ông này bỏ trốn.
Khi bị bắt giam điều tra về hành vi tổ chức
cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn, cựu đại tá Dương Tự Trọng cũng bị
phát hiện có bồ nhí và con riêng ở Hà Nội như anh trai.
|
Bảo Thắng
(Tiền phong)
Bắt giam cựu Giám đốc Bệnh viện Bưu điện
TP - Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam
ông Nguyễn Văn Oai (SN 1953), nguyên Giám đốc BV Bưu điện, để điều tra
về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo tin bước đầu, trong quá trình xác minh đơn thư tố cáo tiêu cực tại BV Bưu điện, CQĐT phát hiện trong thời gian giữ chức Giám đốc, ông Nguyễn Văn Oai đã chỉ đạo một số cán bộ dưới quyền lập khống chứng từ, báo cáo sai sự thật số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này để được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hỗ trợ khoản tiền hơn 66 tỷ đồng. Phần lớn số tiền trên được ông Oai chia cho cán bộ nhân viên BV và mua sắm trang thiết bị.
Ông Nguyễn Văn Oai quê Hải Dương, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Oai tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên khoa Nội năm 1978. Ông Oai giữ chức vụ Giám đốc BV Bưu điện từ năm 1997 – 2012, và được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” vào năm 2008.
Theo tin bước đầu, trong quá trình xác minh đơn thư tố cáo tiêu cực tại BV Bưu điện, CQĐT phát hiện trong thời gian giữ chức Giám đốc, ông Nguyễn Văn Oai đã chỉ đạo một số cán bộ dưới quyền lập khống chứng từ, báo cáo sai sự thật số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này để được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hỗ trợ khoản tiền hơn 66 tỷ đồng. Phần lớn số tiền trên được ông Oai chia cho cán bộ nhân viên BV và mua sắm trang thiết bị.
Ông Nguyễn Văn Oai quê Hải Dương, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Oai tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên khoa Nội năm 1978. Ông Oai giữ chức vụ Giám đốc BV Bưu điện từ năm 1997 – 2012, và được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” vào năm 2008.
Lê Dương
(Tiền phong)
Kết luận điều tra sai phạm của Trương Duy Nhất (Có bổ xung)
(NLĐO)- Cơ quan an ninh điều tra cho biết Trương Duy Nhất đã thừa nhận
có hơn 1.000 bài viết với nội dung sai lệch, tuyên truyền xuyên tạc
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh
đạo Đảng, Nhà nước song không nhận tội, không ăn năn hối cải.
Di lý Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng ra Hà Nội phục vụ công tác điều tra - Ảnh: TTO
Trước đó, cuối tháng 5-2013, một công ty
cung cấp dịch vụ viễn thông có công văn gửi Cơ quan an ninh điều tra
tài liệu liên quan việc phát hiện trên website truongduynhat.vn có
nhiều nội dung trái pháp luật.
Căn cứ vào kết quả điều tra ban đầu và
tài liệu do công ty viễn thông cung cấp, thấy có dấu hiệu tội phạm,
ngày 26-5-2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án
hình sự và đến 31-5 đã bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất (trú ở phường Tống
Phước Phổ, TP Đà Nẵng).
Cơ quan điều tra xác định, năm 2010,
Trương Duy Nhất đăng ký tên miền truongduynhat.vn, lập website và đã
đăng tải trên website này trên 1.000 bài viết của bản thân cùng một số
bài viết của tác giả khác trong đó có nhiều bài viết có nội dung vi
phạm pháp luật.
Theo điều tra ban đầu, trong thời gian
từ 2009 đến tháng 5-2013, Trương Duy Nhất đã viết và đăng tải lên mạng
hơn 1.000 bài viết, trong đó có 12 bài viết mang nội dung sai lệch,
tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan một
chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần
chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, bị can Trương
Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết song không
thừa nhận đó là hành vi phạm tội, không tỏ ra ăn năn hối cải về hành
vi của mình.
Cơ quan an ninh điều tra đã chuyển hồ sơ
vụ án sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố bị can
Trương Duy Nhất về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy
định tại Điều 258 Bộ Luật hình sự.
Được biết, từ năm 2011 đến năm 2012, Sở
Thông tin- Truyền thông TP Đà Nẵng, Công an TP Đà Nẵng đã 4 lần trực
tiếp làm việc, nhắc nhở yêu cầu bị can này chấm dứt hành vi viết bài,
đăng tải lên website truongduynhat.vn.
Sau đó, bị can này đã gỡ bỏ một số bài
viết, ý kiến bình luận. Song sau đó lại tiếp tục viết, lựa chọn, đăng
tải, hiển thị bình luận một số bài viết có nội dung vi phạm pháp luật.
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1.
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ
khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
|
Nguyễn Quyết
----------------Kết luận điều tra vụ án về Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất
Ghi chú: Tài liệu được gia đình Trương Duy Nhất gửi tới, và để nghị công
bố theo yêu cầu của ông. Được biết, dựa trên kết luận điều tra này,
ngày 17/12/2013 Viện kiểm sát đã có cáo trạng, tòa sẽ xét xử trong thời
gian tới, tại Đà Nẵng.
(Diễn đàn XHDS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét