Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Thứ Hai, 09-12-2013 - CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH: NHÀ CẢI CÁCH HAY PHI CẢI CÁCH?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Khởi công xây dựng trường tiểu học trên đảo Sinh Tồn (CAND).  – 12 tỉ đồng xây trường ở đảo Sinh Tồn (NLĐ).  – Một chủ doanh nghiệp hiến tặng bộ đội Trường Sa tài sản gần 170 tỉ đồng (LĐ).
- Bao giờ lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng đất đã mất về tay Trung Cộng? (DLB).
- Nhìn lại 2013: Tàu ngầm đầu tiên xuất xưởng (VNN).
- Tàu sân bay Trung Quốc sẽ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (RFI).

- Tỉnh Phú Yên sắp xử phúc thẩm tù nhân lương tâm Ngô Hào (DCCT). – Huỳnh Thục Vy: Vợ ông Ngô Hào – Nạn nhân của sự vi phạm Nhân quyền nghiêm trọng (DL).
- Giáo xứ Tam Tòa bị quấy rối (DCCT).
- ‘Bị thôi học, Phương Uyên không lùi bước’ (BBC). – Nên đất Việt phải chìm trong bể khổ (Phi Vũ).
hnnq7- Trần Gia Phụng: NHÂN QUYỀN KHÔNG TỰ NHIÊN MÀ CÓ (DĐTK). – Việt Nam chủ động, tích cực góp phần vào nỗ lực chung vì quyền con người (Tin tức).
- Đào Thanh Hương: Đấu tranh cho quyền làm người: Dĩ bất biến ứng vạn biến (Boxitvn).
<- Nhà báo Trần Quang Thành: Mạng lưới blogger Hà Nội chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền và ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam (DĐXHDS). – Chiều nay Mạng lưới blogger Hà Nội và Sài Gòn tổ chức Ngày Nhân Quyền (DCCT). – Công an ngăn cản blogger Hà Nội và Sài Gòn phổ biến tài liệu nhân quyền (RFI).
Tường thuật Ngày Hội Nhân Quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam khởi xướng ngày 8/12/2013 (DL). - Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Công An Hà Nội thu giữ trái phép áo kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền.- Bóng bay nhân quyền hả? Về đồn! (Phương Bích).
Blogger Hà Nội thả bong bóng kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền (Huỳnh Ngọc Chênh). - Sài Gòn: Kỷ niệm Ngày Nhân quyền, an ninh ném mắm tôm vào blogger. – Kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền, CSVN có cải thiện được Nhân quyền? (DLB). – Hà Nội – Sài Gòn: Blogger công khai các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền. – Hà Nội: Công an sắc phục cướp ba-lô, bỏ chạy thục mạng.
- Thục Quyên: Có phải là mảng trời xanh mà ta hằng quen thuộc? (DL).
- Khởi đầu của mọi khởi đầu (DCCT).
- Bắc Phong – Chuyện Cha già dân tộc (DL).
- Có phải đảng CSVN hiện nay không có đối thủ? (RFA).
- Hạ Đình Nguyên: Đi thăm anh Lê Hiếu Đằng, có lẽ… chưa phải là lần cuối! (Boxitvn).
- Mời độc giả tiếp tục tham gia cuộc Thăm dò dư luận về:  TUYÊN BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của ông LÊ HIẾU ĐẰNG trên trang Diễn đàn XHDS. Cho đến hôm nay, sau chưa đầy 3 ngày, đã có 1.330 ý kiến, trong đó số tán thành chiếm hơn 97%, số không tán thành vẫn chỉ là 1%.
- Nói với người đảng viên cộng sản (DLB). – Ngày trở về.
- Minh Văn: Điềm báo diệt vong (Thông luận).
- Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng (QĐND/DĐXHDS). “Gần đây, một số người lập ra cái gọi là “diễn đàn xã hội dân sự” với ý định không úp mở thúc đẩy “chuyển hóa” chế độ chính trị ở Việt Nam. Thực chất ý đồ lợi dụng “xã hội dân sự” của họ là gì?”. Diễn đàn XHDS mở chuyên trang BỎ ĐẢNG (DĐXHDS). “…để cùng độc giả cập nhật thường xuyên danh sách những người đã công khai từ bỏ đảng, và những thông tin liên quan.”
- Hiến pháp sửa đổi là đảm bảo chính trị – pháp lý vững chắc để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đồng lòng vững bước tiến lên trong thời kỳ mới (QĐND).  – Quyền con người – điểm nhấn trong Hiến pháp (DĐDN). – David Thiên Ngọc: Nước cờ cuối nơi chính trường Việt Nam (DLB). – Tâm sự với đồng bào tôi.
- SỢ DÂN HAY COI THƯỜNG DÂN MÀ XA DÂN ? (Bùi Văn Bồng).
- Vì sao người phát ngôn hay né báo chí? (SGGP).
- Ba vấn đề của đất đai (DĐDN).
- MẠNH MINH TÂM: NHẬN DIỆN TỆ ĐỘC ĐOÁN VÀ CHUYÊN QUYỀN (Bùi Văn Bồng). – Do đâu mà có phản ứng này? (FB Xê Nho NVP).
- “Các bác nhìn Bộ trưởng Y tế có khổ không” và căn bệnh “ngồi không đúng chỗ”Enter a post title (Boxitvn).
- Thực hư chuyện 30% công chức không làm việc (Tin tức).
- 4. Phó cục trưởng Cục điều tra VKS tối cao Nguyễn Văn Hải trắng trợn bao che cho tên Cao Thị Minh Hằng (Nguyễn Tường Thụy).
- CHUYỆN ĐƯỜNG TĂNG HỐI LỘ Ở NƯỚC PHẬT AI CŨNG HIỂU CHỈ MỘT NGƯỜI KHÔNG HIỂU (Huỳnh Ngọc Chênh). - Nam mô A di đà Phật – mọi người đều được quyền hối lộ! (Phương Bích). – THAM NHŨNG – CHỚ CUỒNG NGÔNG (Trần Mỹ Giống).
- Tiến Bộ kiểu Việt Nam (Alan Phan). – Đất nước mình vẫn còn đói khổ (FB Phan An/HDTG). – Ai đã tàn phá tình người quê tôi ? (Kinhtebien).
- Vụ trật tự đô thị bị tố đánh người: Nạn nhân ‘chỉ cố van xin’ (TN).  – Đang bị đánh thì lăn ra ngủ (LĐ).
- Nhận lỗi (Phước béo).
- Thủy điện ở miền Trung – Tây Nguyên: Bài 1: Xâm hại môi trường (Thanh tra).  – Quá nhiều hồ, đập mất an toàn (NLĐ).  – Video: Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời: Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời về vấn đề thủy điện (CP).  – Năm 2014, sẽ có quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện (TTXVN).
- Huyện Từ Liêm tách thành 2 quận: Những vấn đề đặt ra? (VTV).
- Lê Hữu Thọ: Chứng minh nhân dân theo mẫu mới: thiệt hại thuộc về nhân dân (Boxitvn). – CMND sẽ thay sổ hộ khẩu? (NLĐ).  – Không làm được chứng minh nhân dân vì tranh chấp tài sản! (TT).
- Xuất hiện nhiều loại tội phạm mới (NLĐ).  – Đừng ‘lùa’ tội phạm từ chỗ này sang chỗ khác (VNN).
- VIẾT TIẾP “SỰ THẬT VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ 10 TỈ USD”: Lộ diện đường dây siêu lừa đảo (NLĐ).
- Campuchia phân biệt đối xử với người Việt và Khmer Krom? (RFA).
- Hoàng Hưng: TƯỞNG NIỆM NELSON MANDELA (Boxitvn).
- Beijing Pressures Spain Over Tibet Genocide Case Bắc Kinh gây sức ép lên Tây Ban Nha về vụ án diệt chủng Tây Tạng (Góc sân). – Bí ẩn bên trong nơi quyết định vận mệnh quốc gia Trung Quốc (Soha).
- Hé lộ nguyên nhân người chú của ông Kim Jong-un bị “hất cẳng“ (LĐ).  – ‘Cắt hình ảnh người chú của Kim Jong-un’ (BBC).
- Myanmar: Tương lai bất ngờ (Phan Ba).

KINH TẾ
- TS. Phạm Chí Dũng: Khi nào một ngân hàng Việt Nam sụp đổ? (Boxitvn).
- Giai đoạn mới của tiến trình cải cách kinh tế (DĐDN).  – Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất (NLĐ).
2- TS. Phạm Chí Dũng: Khi nào một ngân hàng Việt Nam sụp đổ? (BBC).   – Có thật là ngân hàng có tiền “tươi” cho vay? (Infonet).  – “Thúc” các ngân hàng cổ phần lên sàn (DĐDN).
- Những sự kiện kinh tế nổi bật trong tuần (TBNH).
- “Ma trận” thổi phồng bất động sản (TQ). – Biệt thự hàng tỉ đồng ở Hà Nội dùng để nuôi gà, trồng rau, thu mua sắt vụn (Kênh 14). =>
- Chứng khoán còn hấp dẫn (NLĐ).
- Thưởng Tết khó cao (NLĐ).
- Dè dặt bơm vốn cho ĐBSCL (NLĐ).
- Bất thường nhập siêu từ Trung Quốc (NLĐ).  – Bẫy lệ thuộc.
- Trứng phế phẩm xuống đường (PNTP).
- Nơi người dân yêu quý cơ quan… thuế (VNN).
- Pháp muốn đuổi kịp các đối tác Châu Âu trên thị trường Trung Quốc (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
2<- Sức sống của Đờn ca tài tử bắt nguồn từ sức sống của dân tộc (QĐND).  – Phim tài liệu: Đờn ca tài tử Bạc Liêu (VTV).
- Lăng mộ cụ Trương Công Hy được công nhận là di tích quốc gia (TN).
- Nguyễn Hồng Thục: Những giá sách của ba tôi – Nguyễn Kiến Giang (Boxitvn).
- THẦN THI VƯƠNG BỘT – VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (2) (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đố vui: Trắc nghiệm đo lường bản sắc văn hóa (Inrasara).
- Bút lực nhà văn tuổi 70 (Trần Nhương).
- LÁO QUÁ THỂ (Văn Công Hùng).
- Rót: Chùm thơ Vương Văn Kiểm (Trần Mỹ Giống). – QUÁ ĐỖI VÔ TÌNH (Tương tri). – NGẠC NHIÊN. – then khoá ngoài trời (Tiền vệ).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 101) (Nhật Tuấn). – SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 3) (Trần Mỹ Giống). – QUÀ GIÁNG SINH CHO MẸ (Tương tri). – LÊ ANH DŨNG * SẤM PETRUS KÝ (Sơn Trung).
- Những nhóm nhạc Việt Nam (RFA).
- Người đóng vai Ngô Đình Nhu trong “Ông cố vấn” giờ ra sao? (LĐ).
- Phim Việt: nhanh – nhiều – nhạt (ĐBND).
- Mùa Xuân tỉnh nhỏ (ĐCV).
- Độc đáo những bộ váy bằng… sữa (Kim Dung).
- Nhà hát Bolshoi bị tố tham nhũng (VTV).

2GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- BA ĐIỀU… Chùm thơ TRẦN VĂN CƯỜNG (Trần Mỹ Giống).
- ĐHQG TP HCM sẽ thí điểm đổi mới giáo dục (NLĐ).
- Ươm mầm chữ nơi vùng đất khát (GD&TĐ). =>
- Báo Mỹ: Trung Quốc gian lận về PISA (Infonet).
- Nỗi lo của sinh viên tháng cuối năm (Kênh 14).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- CƠ CỰC MIỀN THÙY DƯƠNG: Vùng biển lắm tai ương (NLĐ).
- Hạng mục cống bản đã được thi công xong! (Thành).
ImageView.aspx<- Băngrôn phản ứng chuyện “hôi bia” (TT). “một cán bộ trực ban Công an P.Bình Đa xác nhận công an phường đã gỡ băngrôn vì mất mỹ quan đô thị”.  – Tấm băng rôn phản đối hôi của gây xôn xao trên facebook (VNN).  – Tác giả tấm băng rôn ‘xấu hổ’ về hành động ‘hôi bia’ ở Đồng Nai là ai? (TN).  – Những hành vi không có lương tri trước hoạn nạn của người khác… (PL&XH).
- Doanh nhân Trung Quốc thuê người tẩm hóa chất vào sầu riêng (TT).
- Vụ nhiều người trong gia đình tử vong trong bồn hóa chất: Nạn nhân thứ 4 qua đời (TN).  – Bốn người chết ngạt trong bồn chứa dịch tôm (VNE).
- Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Đám ma chị Huyền không quan tài, không bia mộ (LĐ).
- Cháy lớn tại công trường khu đô thị An Hưng, 4 người nhập viện (TN).  – Bé gái ba tuổi mất tích sau vụ cháy lớn tại dự án Khu đô thị An Hưng (DV).
- Công nhân không dám ăn, dám tiêu chờ… tết (LĐ).
- Vụ QL1A tắc nghẽn vì dân dựng rạp phản đối tai nạn chết người: Tài xế xe tải ra đầu thú  (TN).  – 3 lần gặp tai nạn giao thông, 7 người thân lần lượt qua đời (NLĐ).  – Vụ tông chết công nhân vệ sinh: Kháng nghị tăng án.
- Biển “ăn” đất liền, Cà Mau mất 1,5km (TT).
- Buôn người và cuộc chiến chống nạn nô dịch thời hiện đại (VOA).
- Đồ gỗ và rừng, so sánh Anh – Việt (BBC).  – Video: Phá rừng ở khu Ramsar Mũi Cà Mau (VTV).
- Top 5 Imported Foods From China You Should Avoid Top 5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà bạn nên tránh (Góc sân).
- Bão tuyết hoành hành nước Mỹ (NLĐ).

QUỐC TẾ 
Syria712
- Phiến quân Syria đấu súng, cướp kho vũ khí của nhau (Tin tức). =>
- TT Obama hoài nghi về thành công của thỏa thuận hạt nhân với Iran (VOA).  – Thanh sát viên LHQ thăm cơ sở hạt nhân Iran.   – Thỏa thuận hạt nhân tác động tích cực lên kinh tế Iran (VOV).
- 30 người chết trong các vụ đánh bom khắp thủ đô Iraq (VOA).
- “Thỏa thuận Israel-Palestine có thể đạt được trong vài tháng” (TTXVN).
- Hiệp ước an ninh Mỹ-Afghanistan sẽ ký ‘vào lúc thích hợp’ (VOA).  – TT Afghanistan, Iran gặp nhau tại Tehran (VOA).  – LHQ: Afghanistan không thực thi luật chống bạo lực đối với phụ nữ.
- Lính Pháp đến nơi xung đột ở Trung Phi (BBC).  – Pháp, AU đưa thêm binh sĩ tới Cộng hòa Trung Phi (VOA). – Pháp chú trọng xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự (RFI).
- Tiếp tục biểu tình ở Kiev (BBC). – Ukraina : Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi Tổng thống từ chức (RFI). – Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại Ukraina (VOA).  – Giới chức Nga: Ukraina và Nga chưa đạt được thỏa thuận nào.  – Bà Tymoshenko: Tổng thống Yanukovych phải từ chức ngay lập tức (TTXVN).
- Thái Lan : Toàn bộ dân biểu đối lập tại Quốc hội thoái nhiệm (RFI). – Thái Lan trước ‘ngày quyết định’ (BBC).  – Thủ tướng Thái Lan: Chính phủ muốn thương thuyết với người biểu tình (VOA).  – Thủ tướng Thái Lan sẽ trưng cầu dân ý về việc từ chức (Tin nóng).  – Đảng đối lập Thái tuyên bố rút toàn bộ nghị sĩ khỏi quốc hội (TN).
- Hoa Kỳ kỷ niệm ngày Trân Châu Cảng bị tấn công (VOA).
- Mỹ định “phủ sóng” hệ thống phòng thủ tên lửa khắp vùng Vịnh (ANTĐ).
- Tổng thống Obama hối thúc quốc hội triển hạn chương trình trợ cấp thất nghiệp (VOA).
- A Prisoner’s Reflections on Nelson Mandela Suy nghĩ của một người tù về Nelson Mandela (Góc sân). – Nam Phi bắt đầu tuần lễ tưởng niệm lãnh tụ Mandela (RFI).
- Nam Phi tổ chức Ngày Cầu Nguyện để tưởng niệm ông Mandela (VOA).  – Bắt đầu ngày cầu nguyện cho Mandela (BBC).  – Mandela: Là lãnh đạo thì phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì dân (VOV).  – Video: Nelson Mandela – Một di sản còn dang dở (VTV).
- Chính phủ Philippines và MILF ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực (TTXVN). – Philippines : Một trong những nước nguy hiểm nhất đối với phóng viên (RFI).
- Công luận Nhật cực lực phản đối luật bảo vệ bí mật quốc gia (RFI).

* Video: + World Cup 2014: thực lực các đội tuyển Châu Âu.
* VTV: + Chào buổi sáng – 08/12/2013;  + Điểm báo – 08/12/2013;  + Báo chí toàn cảnh – 08/12/2013;  + Toàn cảnh thế giới – 08/12/2013;  + Tin quốc tế 17h – 08/12/2013;  + Thời sự 12h – 08/12/2013;  + Thời sự 19h – 08/12/2013.

2147. CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH: NHÀ CẢI CÁCH HAY PHI CẢI CÁCH?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 6/12/2013
TTXVN (Hong Kong 5/12)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam bui sáng (Hong Kong), trong năm qua, kể từ khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Ông Tập Cận Bình có phải là một nhà cải cách hay không? Giờ đây, sau Hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, chúng ta đã có câu trả lời. Đó là “Tập Cận Bình vừa không phải là một nhà cải cách vừa không phải là một nhà phi cải cách”.

Không hề nghi ngờ gì, Hội nghị Trung ương 3 bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách hệ thống nhằm tìm cách chuyển đổi nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Những chi tiết cụ thể sẽ được công bố sau và việc thực hiện những cải cách này sẽ phải mất nhiều năm, nhưng cải cách lớn là chính sách cuối cùng, chứ không phải là sự khoa trương. Đó là cam kết không mơ hồ của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, rằng thị trường phải dẫn dắt nền kinh tế, chính phủ rút khỏi sự điều hành và giám sát, những người nông dân và công nhân di cư có các quyền và cơ hội bình đẳng, và hệ thống tư pháp được cải cách “sâu sắc”.
Tất cả đều là sự cải cách tuyệt vời. Tuy nhiên, một số cải cách đã không được ban hành, đặc biệt là việc phá vỡ những sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, sẽ bị soi qua thấu kính động cơ chính trị.
Ngoài ra, trong thời gian đầu của năm đầu tiên cầm quyền, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình dường như đã công bố rõ ràng một chương trình nghị sự tự do: hạn chế sự xa hoa lãng phí, ca ngợi hiến pháp bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc (nhưng chủ yếu là các quyền không thích đáng), và đề xuất một vài hình thức tư pháp độc lập. Gần đây hơn, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ủng hộ Thủ tướng Lý Khắc Cường trong việc thiết lập Khu Thương mại Tự do Thượng Hải.
Điều ngạc nhiên là nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc – tổ chức vẫn duy trì thuyết vô thần như một niềm tin vững chắc và yêu cầu đối với tư cách đảng viên – khoan dung hơn đối với “các văn hóa truyền thống” hoặc các tôn giáo của Trung Quốc. Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm như vậy để ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức và lấp đầy khoảng trống tinh thần được tạo ra bởi chủ nghĩa vật chất do thị trường chi phối, nhưng điều này không phải là việc làm của một người lấy chủ nghĩa Mác làm nòng cốt.
Tuy nhiên, sự hi vọng và lạc quan ban đầu của những người ủng hộ đường lối tự do đang ngày càng lụi tàn và trở nên bi quan hơn khi Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát truyền thông, khống chế truyền thông xã hội, bắt giữ các nhà hoạt động tự do và cấm thảo luận về “các giá trị phổ quát” như xã hội dân sự, sự độc lập tư pháp và tự do báo chí. Trong các bài phát biểu nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng sự sụp đổ của Liên Xô và sự lật đo đảng Cộng sản Liên Xô làm một kinh nghiệm để nghiên cứu về điều mà nhà lãnh đạo này nói rằng đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ cho phép xảy ra. Chắc chắn, ông Tập Cận Bình sẽ không phải là “Mikhail Gorbachev của Trung Quốc”.
Điều đáng lo ngại nhất có lẽ là Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đi theo đường lối của cố lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông: đi thăm những nơi thờ Mao Trạch Đông, thực hiện những hoạt động phỏng theo các chiến dịch “chỉnh đốn” đảng và “mặt trận quần chúng” của Mao Trạch Đông, bảo vệ sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông (Ông Tập Cận Bình nói rằng “không được phủ nhận khoảng thời gian 30 năm trước cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình), và chống lại “thuyết hư vô lịch sử” (hạn chế việc lên án những ảo tưởng quá mức của Mao Trạch Đông, đặc biệt là các chiến dịch chính trị lớn đã khủng bố và ngược đãi hàng triệu người).
Vậy thì chúng ta đã thấy một “Tập Cận Bình chống cải cách” và “nhà cải cách Tập Cận Bình” đã cân đối nhau như thế nào tại Hội nghị Trung ương 3? Tác giả đặt câu hỏi này với một vị bộ trưởng, người đã làm việc với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Vị bộ trưởng đó đã trả lời rằng Chủ tịch Tập Cận Bình không phải là một người cải cách mà cũng không phải là một người phi cải cách. Vị Bộ trưởng nhấn mạnh: “Tập Cận Bình giống như Đặng Tiểu Bình, là một con người thực dụng”.
Nhận xét này là đúng. Chuyến công tác của ông Tập Cận Bình bên ngoài thủ đô Bắc Kinh lần đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư là chuyến đi tới Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Việc ông Tập Cận Bình đến Thâm Quyến dường như là đi theo dấu chân chuyến công du miền Nam nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình năm 1992, chuyến đi đã dẫn đến sự bùng nổ cải cách, sau sự trì trệ của Trung Quốc kể từ tấn thảm kịch Thiên An Môn hồi tháng 6/1989.
Đối với những người lo lắng bởi những lời nói tốt đẹp của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình về cố lãnh tụ Mao Trạch Đông, họ vẫn nhớ lại những điều đó ngay cả trong trường họp ở đây là Tập Cận Bình đi theo Đặng Tiểu Bình. Theo Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông có “70% đúng và 30% sai”, và “những đóng góp của Mao Trạch Đông là điều quan trọng nhất và những sai lầm của ông ấy là điều thứ hai”. Cho dù là Đặng Tiểu Bình đã bị Mao Trạch Đóng thanh trừng tới 3 lần, Đặng Tiểu Bình vẫn phản đối những người đã đánh giá quá khắt khe về Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình, một người thực tế, đã bảo vệ Mao Trạch Đông không phải là để ủng hộ Mao Trạch Đông, mà là bảo vệ đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức mà ở vào thời điểm bắt đầu cải cách, Đặng Tiểu Bình đã tin tưởng sâu sắc là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của Trung Quốc.
Năm 1981, tại Hội nghị Trung ương 6 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11, “Nghị quyết về những vấn đề cụ thể trong lịch sử Đảng ta” đã được thông qua như sự đánh giá vai trò lịch sử và tư tưởng của Mao Trạch Đông vào thời điểm mà Cách mạng Văn hóa vẫn còn nhiều ảnh hưởng.
Nghị quyết đã gọi Mao Trạch Đông là “một người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại và là nhà cách mạng, chiến lược gia, nhà lý luận vô sản vĩ đại”. Văn kiện này thừa nhận Mao Trạch Đông “đã phạm phải hàng loạt sai lầm trong thời kỳ ‘Cách mạng Văn hóa,’ nhưng nếu chúng ta đánh giá toàn bộ các hành động của ông, những đóng góp của ông đối với cách mạng Trung Quốc to lớn hơn nhiều so với các sai lầm của ông”.
Nghị quyết đã ca ngợi “Tư tưởng Mao Trạch Đông” cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng, chính trị và văn hóa, xây dựng đảng, tìm kiếm sự thật từ những thực tế; mặt trận quần chúng, độc lập và tự tôn dân tộc.
Giọng điệu tương tự đã được ông Tập Cận Bình đưa ra năm 2013? Hãy nhớ điều này xuất phát trực tiếp từ nghị quyết năm 1981 về Mao Trạch Đông, mà Đặng Tiểu Bình là người hoàn toàn chịu trách nhiệm. Điều đó giải thích tại sao đầu năm nay ông Tập Cận Bình nói rằng “việc phủ nhận Mao Trạch Đông sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đảng Cộng sản Trung Quốc và gây ra sự hỗn loạn lớn ở Trung Quốc”. Ông Tập Cận Bình đang làm theo Đặng Tiểu Bình chứ không phải là Mao Trạch Đông.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình được thuyết phục rằng sự liên tục trong việc cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc là điều cần thiết để Trung Quốc đạt được các mục tiêu lịch sử của nước này, và bởi vì ông Tập Cận Bình tin rằng nếu như Mao Trạch Đông bị “hạ bệ,” những nền tảng của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ rạn nứt và có thể sụp đổ. Vì vậy, để đạt được điều tốt đẹp cho Trung Quốc, ông Tập Cận Bình phải gìn giữ và bảo vệ di sản của Mao Trạch Đông. Xã hội cho phép sự liên kết không hoàn hảo giữa thành công với sự thật, và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đang lựa chọn những ưu tiên của ông bằng tầm nhìn và cam kết.
Vậy thì có phải ông Tập Cận Bình “đang phát đi tín hiệu rẽ trái mặc dù ông lại rẽ phải”? Sau Hội nghị Trung ương 3, chúng ta sẽ biết nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thực sự là ai và điều gì ông ấy thực sự tin tưởng. Chỉ cần xem giá trị bề ngoài của những điều mà ông Tập Cận Bình nói, sau đó cân đối với những gì dường như là những lập trường đối lập bên trong triết lý chính trị cấp cao của nhà lãnh đạo này, điều mà ông Tập Cận Bình đã “dán mác” nổi tiếng là “giấc mộng Trung Hoa”.
Ông Tập Cận Bình là người do mục tiêu định hướng, chứ không phải là người bị kiềm chế bởi ý thức hệ. Những điều mà nhà lãnh đạo này theo đuổi là nhằm tăng cường sự thịnh vượng tông thể của người dân Trung Quốc và xây dựng sức mạnh tổng thể của nước này. Để đạt được những mục tiêu to lớn và phức tạp này – đem lại những điều tốt đẹp vĩ đại nhất cho nhiều người nhất – ông Tập Cận Bình tin, cũng như nhiều người tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc phải tiếp tục là đảng cầm quyền và không thể loại trừ biện pháp nào trong việc đảm bảo sự kiểm soát của đảng này.
Vậy thì nhà lãnh đạo Tập Cận Bình có phải là một nhà cải cách hay không? Đây là những gì chúng ta biết, ông Tập Cận Bình “không phải là một nhà cải cách” và cũng “không phải là một người phi cải cách”. Vị Chủ tịch Trung Quốc là một người thực dụng. Hình mẫu của ông Tập Cận Bình là Đặng Tiểu Bình. Nhà lãnh đạo này là một người tiến bộ về các vấn đề kinh tế và xã hội, nhưng lại là người bảo thủ về các vấn đề chính trị và đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đây là những điều chúng ta không biết. Nếu như trong thập kỷ lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, khi mà mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng sự kiểm soát chính trị chặt chẽ không còn là điều tối ưu cho sự phát triển của Trung Quốc nữa, ông Tập Cận Bình sẽ làm gì? Mặc dù vì nhiều lý do mang những sắc thái khác nhau, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi, có lẽ là đến giữa nhiệm kỳ hai của nhà lãnh đạo này, sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét