Bẫy lệ thuộc
Một khi đã hội nhập, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, nhập siêu là không tránh khỏi và cũng rất cần thiết để phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Vấn đề là chúng ta bảo đảm được tỉ lệ nhập siêu hợp lý, tiến tới cân bằng xuất khẩu.
Thế nhưng, dường như nhập
siêu chưa được kiểm soát. Tình trạng nhập siêu của Việt Nam, nhất là từ
Trung Quốc, ngày càng đáng lo ngại. Hồi chuông này đã được gióng lên
cách đây nhiều năm nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cảnh tỉnh, thậm chí
tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Đã hơn 25 năm kể từ khi thực hiện chính
sách đổi mới về kinh tế, Việt Nam nhập siêu triền miên, ngoại trừ năm
1992 xuất siêu được 40 triệu USD. Hầu hết hàng nhập khẩu là nguyên phụ
liệu cho gia công, xuất khẩu và hàng tiêu dùng. Cũng có những giai đoạn
nhập siêu giảm nhưng chẳng thể lấy đó làm mừng vì khi ấy sản xuất trong
nước ngưng trệ, sức mua thấp và xuất khẩu suy giảm nên nhập khẩu ít đi.
Những giai đoạn còn lại, nhập siêu đều tăng phi mã.
Kim ngạch nhập khẩu lớn nhưng kim ngạch
xuất khẩu ít là bởi 2 lý do chính. Một là, hàng xuất bán (được làm từ
nguyên phụ liệu nhập khẩu) chủ yếu là gia công, có giá trị thấp. Hai là,
sản phẩm nhập khẩu là hàng tiêu dùng. Từ đó thấy rằng năng lực cạnh
tranh của hàng hóa và doanh nghiệp nước ta còn rất yếu ớt; thị trường
trong nước trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm nhập ngoại, chứng tỏ sản xuất
trong nước yếu kém, thiếu hẳn những ngành phụ trợ cho sản xuất - xuất
khẩu.
Ở một đất nước từ “ngày xưa đã có bờ tre
xanh”, sao cây tăm tre, chiếc rổ rá cũng phải nhập khẩu để dùng?! Mà nào
chỉ tăm tre, đến khoai lang, nấm mối..., những thứ ở xứ ta hễ ra ngõ là
gặp, vậy mà cũng mua của Trung Quốc! Việt Nam xuất siêu sang EU nhưng
nhập siêu chủ yếu từ ASEAN và các nền kinh tế APEC, trong đó lớn nhất là
Trung Quốc - những khu vực, quốc gia không đem lại cho chúng ta công
nghệ hiện đại. Trung Quốc hiện cung ứng đến khoảng 1/4 đầu vào cho nền
kinh tế Việt Nam. Nguyên phụ liệu từ Trung Quốc vẫn rất cần cho sản xuất
của Việt Nam nên hiện chưa thể thôi nhập siêu từ nước này mà phải xây
dựng kế hoạch giảm dần sự phụ thuộc.
Trước hết là phải nâng năng lực cạnh tranh
của hàng hóa trong nước bằng yếu tố khác biệt về chất lượng, sự hợp lý
về giá và tính khoa học trong tổ chức phân phối, bán hàng. Một điều nữa
không khó làm là xây dựng được thêm nhiều thương hiệu quốc gia, nhà nước
phải hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước
ngoài. Căn cơ hơn là cách mà nhiều quốc gia phát triển đã thực hiện
thành công đó là chuyển đổi mạnh mẽ mô hình gia công, lắp ráp sang mô
hình tích hợp công nghệ trong sản xuất ở hầu hết các ngành nghề nhằm
tăng giá trị sản phẩm, tối ưu hóa lợi nhuận. Một điều cũng quan trọng
không kém nữa là khơi gợi tinh thần dân tộc và ý thức tự cường trong mỗi
con người qua hành vi tiêu dùng.
Sự lệ thuộc luôn là mối nguy đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Khi đã
lệ thuộc về kinh tế thì dễ dẫn đến những sự lệ thuộc khác. Phải hạn chế
hết mức sự lệ thuộc để tránh bất trắc, rủi ro và tạo đà phát triển.
An Quý
Nhận lỗi
Vậy là, người đại diện của công an tỉnh Bắc Giang đã nhận lỗi có sai
sót trong vụ án oan nghiệt ngã của người tù 10 năm Nguyễn Thanh Chấn.
Vậy là, người đại diện của "Như chưa hề có cuộc chia ly" đã nhận lỗi có
sai sót trong quá trình tác nghiệp, dẫn đến sự cố... gặp "không đúng"
người thân, đây là một trong những chương trình truyền hình gây nhiều
xúc động và tạo được sự chú ý quan tâm của dư luận, khán giả xem truyền
hình trong và ngoài nước.
Vậy là, người đại diện của Cục hàng không đã nhận lỗi có sai sót trong
vụ "con voi" 600 bánh heroin lọt qua "lỗ kim" an ninh cửa khẩu bay đến
tận Đài Loan, người đại diên cho biết rõ thêm đây là "lỗi hệ thống"...
Những sự viêc trên đang thu hút dư luận, nhưng diễn biến vẫn chỉ là giai
đoạn "tinh mơ", báo chí truyền thông sẽ tiếp tục khai thác trong thời
gian tiếp theo với những vấn đề được mở ra rất rộng. Người viết chỉ đề
cập đến phạm trù nhận lỗi.
Đáng mừng! Cho dù việc nhận lỗi này do yếu tố chủ quan hay khách quan,
do sức ép dư luận, cấp trên hay sức ép lương tâm, và cũng có thể hơi
"muộn"... nhưng là điều đáng mừng, là dấu hiệu đáng mừng. Vì trong thực
tế cuộc sống, yêu cầu một người, một tổ chức làm sai nhận lỗi là việc
rất khó, nhiều lúc còn bị quở trách, la mắng ngược lại, thậm chí còn bị
"để bụng", thù vặt... mà hậu quả thì không sao lường trước được, khó
chứng minh được.
Đã vậy, nhận lỗi thường đi đôi với thái độ phục thiện, thành tâm khắc
phục sai sót mà mình đã gây ra và tránh lặp lại lỗi lầm cũ. Điều đó thực
ra chỉ là những quan niệm đạo đức cơ bản truyền thống ai cũng hiểu, ai
cũng nhìn nhận được, nhưng ở đời, có những chuyện biết rõ người sai sót
chỉ nhận lỗi cho xong chuyện, rồi những lỗi cũ ấy vẫn lặp đi lặp lại như
thường và cũng chẳng ai làm gì được họ cả. Không cần dẫn chứng vì nó
đầy khắp mặt báo từ năm này sang năm khác mà bạn đọc... thấy là chẳng
buồn xem, buồn tin.
Có một hành động nhận lỗi mới đây mà người viết cho là rất chân thành,
nghiêm túc, đúng mực. Ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người dẫn
chương trình An toàn giao thông đường phố của HTV1 đã lỡ lời. Sự
cố đã được khắc phục kịp thời, người đại diện của HTV1 cho đăng báo và
lên sóng nhận lỗi, nhận trách nhiệm và xin rút kinh nghiệm, đó là một
thái độ tích cực được dư luận cảm thông, thán phục và đánh giá rất cao.
Câu chuyện nhận lỗi của các "đầy tớ nhân dân" xin tạm dừng tại đây, vì
đó là đề tài muôn thuở, và "biết rồi khổ lắm nói mãi". Cho công bằng,
hãy quay về câu chuyện "người chủ nhân dân" mà việc "hôi bia" mới đây
trên một chiếc xe tải bị tai nạn ở Biên Hòa - Đồng Nai trong sự bất lực
của tài xế. Việc sai đúng đã rõ rành rành, những khuôn mặt "nhân dân"
hớn hở khi cầm những chai bia, lon bia, thùng bia trên tay đã "vô tình"
đẫy người tài xế không may mắn kia càng thêm bất hạnh, thậm chí là khốn
khó, kiệt quệ, trắng tay, nợ nần... Anh ta kiếm đâu ra một lúc số tiền
lớn như vậy để bù vào thiệt hại do mình và do nạn hôi của gây ra.
Để xóa bớt cái nạn vô cảm đang tràn lan trong xã hội, mỗi "người chủ
nhân dân" cũng có phần trách nhiệm rất lớn trong đó. Vậy ai sẽ là "nhân
dân" làm gương đầu tiên đứng ra nhận lỗi và khắc phục hậu quả, cùng
chung tay giúp anh tài xế kia vơi bớt đi nổi gánh nặng vật chất kia. Có
người đầu tiên sẽ có người thứ hai và sẽ có rất nhiều người làm theo...
Ngày hết Tết đến, cuối năm không may mắn, nổi đau vật chất là một, nổi
đau tinh thần về một xã hội vô cảm sẽ là bao nhiêu và đâu dễ xóa nhòa.
Trong khi đạo lý Việt Nam mình rất đẹp, thương người như thể thương
thân, lá lành đùm lá rách. Hãy nhận lỗi và khắc phục, một vài lon bia
không đáng bao nhiêu, nhưng nhiều người chung tay sẽ thành "hòn núi
cao"... và cũng để làm gương cho những ai mà ngày ngày "nhân dân" thường
phê phán.
MPTHAM NHŨNG – CHỚ CUỒNG NGÔNG: Chùm thơ PHẠM MẠN
.
.
HỎI THĂM QUAN THAM SA VÒNG LAO LÝ
(Họa thơ Nguyễn Khuyến – “Hỏi thăm bạn bị cướp”)
Nghe tin pháp luật “nó sờ” ông
Và giải ông đi giữa cánh đồng:
Lúa tốt! Mây bay!... Đời đẹp thế!!!
Thân già! Tội nặng!... Bụng lo không!?
Rồi đây lao lý, gầy trơ khuỷ…
Ngày trước phong lưu, béo mượt lông!
Thôi cũng đừng nên ân hận nữa;
Kiếp sau: THAM NHŨNG - chớ cuồng ngông!!!
1/12/2013
Ghi thêm: Hoàn thành bài thơ, tôi đọc cho bà vợ già nghe. Nghe tôi đọc xong bà nói ngay với giọng “phỉ báng nhà thơ”: “Còn lâu chúng nó mới “gầy trơ khủy”! Chúng có ối tiền để “ăn và béo” ở trong tù!!!”
.
BUỒN CHO GIÁO DỤC
(Họa bài “Giáo dục buồn” của V.Cường)
“Xem ra” gì nữa – “xuống” lâu rồi!
TRƯỜNG HỌC, sao ngày quá tệ thôi?
Học trò, kính cận, tay lo chép;
Cô giáo, váy cao, ghế mải ngồi!
“Trọng đạo, tôn sư” – phong giấy bạc!
“Cầu thần, bái tổ” – oản mâm xôi!
Học xong, tốt nghiệp đành thất nghiệp!
May mắn “phu hồ” – phúc phận tôi!!!
12/2013
.
RỤNG CÁI RĂNG
Vui vẻ hôm nay chén thịt gà
Lung lay hơi mạnh bỗng rơi ra;
Cái này, cái thứ mười lăm rụng.
Tuổi ấy, tuổi gần tám chục qua!
Bùi - ngọt - cứng - dai - giòn… đã nếm;
tiếc - thương - mong - nhớ - xót… nay xa!
Bao năm gắn bó răng cùng lợi
Giờ bỗng rời nhau, máu chảy ra!!!
20/10/2013
PHẠM MẠN
Cảm nhận từ: phauthuattk [Blogger] 08.12.13@09:14
Cảm nhận bài "Hỏi thăm..." KHÔNG PHẢI ĐƯỜNG LUẬT! Ăn chia không đủ phải không ông? chúng chĩa vào ông đánh hội đồng? Đã dầy đã rạn sao ngu thế! Bớt mồm bớt miệng chắc hơn không! Cứ ngỡ thẳng đường, ra khúc khuỷu Tưởng mình tinh tú, hóa cái lông Trường học cõi trần thêm lớp nữa Kiếp sau càng khỏe, lại chơi ngông |
Beijing Pressures Spain Over Tibet Genocide Case Bắc Kinh gây sức ép lên Tây Ban Nha về vụ án diệt chủng Tây Tạng
Beijing Pressures
Spain Over Tibet Genocide Case
|
Bắc Kinh gây sức ép
lên Tây Ban Nha về vụ án diệt chủng Tây Tạng
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A Tibetan monk
arrives at Spain's National Court in Madrid, on Monday May 19, 2008, ready to
give evidence about genocide by the Chinese Communist Party's troops in
Tibet. After the court issued arrests warrants against former CCP head Jiang
Zemin and four other high-ranking officials in connection with this case, the
Chinese regime warned Spain the case could damage Chinese-Spanish relations.
(AP Photo/Paul White)
|
Một nhà sư Tây Tạng
đến Tòa án Quốc gia ở Madrid, Tây Ban Nha, hôm thứ hai 19 tháng 5 năm 2008, để
đưa ra bằng chứng về tội ác diệt chủng của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc
ở Tây Tạng. Sau khi tòa án ban hành lệnh bắt giữ đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ
Giang Trạch Dân và bốn quan chức cấp cao khác liên quan với vụ việc này,
chính quyền Trung Quốc đã cảnh báo Tây Ban Nha rằng vụ án này có thể làm tổn
thương mối quan hệ Trung Quốc-Tây Ban Nha. (AP Photo / Paul White)
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
By Anastasia Gubin
Epoch Times
November 24, 2013
|
Anastasia Gubin
Epoch Times
November 24/11/2013
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
In diplomatic meetings in Beijing and Madrid, the Chinese
regime made known its displeasure with a Nov. 18 decision by the Spanish
National Court to issue arrest warrants for former Chinese regime head Jiang
Zemin and four other high-ranking officials. The warrants are in connection
with the court’s investigation of genocide in Tibet.
|
Trong các cuộc gặp ngoại giao ở Bắc Kinh và Madrid, chế độ
Trung Cộng thể hiện sự không hài lòng với quyết định ngày 18 tháng 11 của tòa
án quốc gia Tây Ban Nha về việc ra lệnh bắt cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang
Trạch Dân và bốn quan chức cấp cao khác. Các lệnh bắt có liên quan đến vụ
điều tra tội ác diệt chủng ở Tây Tạng của tòa án.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Upon the decision against Jiang Zemin and the four other
officials being issued, China Foreign Ministry spokesman Hong Lei,
immediately called a press conference and warned, “We hope that the relevant
parts in Spain take seriously China’s concern and don’t do anything that
might harm this country or the relationship between China and Spain.”
|
Trước việc quyết định chống lại Giang Trạch Dân và bốn
quan chức khác được thông qua, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng
Lỗi lập tức triệu tập một cuộc hội nghị báo chí và cảnh báo, “Chúng tôi hy
vọng rằng các biên liên quan ở Tây Ban Nha nghiêm túc với mối bận tâm của
Trung Quốc và không làm bất cứ điều gì có thể gây hại đến đất nước này hay
quan hệ giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha”.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
On Nov. 20, Beijing summoned the Spanish ambassador to
discuss the court ruling and, on the same day in Madrid, Director General for
North America and the Asia Pacific of the Spanish Ministry of Foreign Affairs
Ernesto Zulueta, met with a representative from the Chinese Embassy.
|
Vào ngày 20 tháng 11, Bắc Kinh triệu hồi đại sứ Tây Ban
Nha để thảo luận về quyết định của tòa án, cùng ngày ở Madrid, Tổng giám đốc
chi nhánh Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương của Bộ ngoại giao Tây Ban Nha
Ernesto Zulueta đã gặp một đại diện từ đại sứ quán Trung Quốc.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Also on Nov. 20, the Spanish Minister of Foreign Affairs
Jose Manuel Garcia Margallo, on his return from a trip to California and
Florida convened an emergency meeting “to address this crisis,” while saying
that the issue could be discussed in the Council of Ministers, said the
Spanish newspaper El País.
|
Cũng vào hôm 20 tháng 11, Bộ trưởng bộ ngoại giao Tây Ban
Nha Jose Manuel Garcia Margallo trong chuyến bay trở về từ California và
Florida đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp “để xử lý cuộc khủng hoảng này”,
trong khi nói rằng vấn đề có thể được thảo luận tại Hội đồng bộ trưởng, Báo
El País của Tây Ban Nha cho biết.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A Spanish Foreign Ministry spokeswoman said on Nov. 21
that in the Beijing meeting China repeated the concern that the court
decision could damage relations between the two nations. The spokeswoman said
that in the Madrid meeting the Chinese official spoke of the court decision
as interference in China’s judicial system.
|
Một người phát ngôn bộ ngoại giao Tây Ban Nha nói vào hôm
21 tháng 11 rằng trong cuộc gặp mặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc nhắc lại mối bận
tâm rằng quyết định của tòa án có thể làm tổn hại các mối quan hệ giữa hai
quốc gia. Người phát ngôn nói rằng trong cuộc gặp mặt ở Madrid một quan chức
Trung Quốc đã nói rằng quyết định của tòa án [Tây Ban Nha] là một sự can
thiệp vào hệ thống tư pháp của Trung Quốc.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
China claims “sovereign immunity” for its former
presidents. In international law, a head of state only has immunity while in
office.
|
Trung Quốc đòi hỏi “quyền miễn truy tố không hạn định” cho
cựu chủ tịch nước của mình. Nhưng trong luật pháp quốc tế, người đứng đầu một
nhà nước chỉ có quyền miễn truy tố khi đang đương chức.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
In the past, the Chinese regime has punished nations for
taking actions it disapproves of. European nations whose leaders have met
with the Dalai Lama, have found that the Chinese regime refuses high-level
meetings and blocks economic deals.
|
Trong quá khứ, chế độ Trung Quốc đã trừng phạt các quốc
gia làm những việc mà họ không tán thành. Những quốc gia Châu Âu có các lãnh
đạo từng gặp Đạt Lai Lạt Ma phát hiện rằng chế độ Trung Quốc từ chối các cuộc
gặp cấp cao và chặn các giao dịch kinh tế.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Jose Elias Esteve, the lawyer representing the plaintiffs
in genocide case before the National Court, told Epoch Times that China’s
diplomatic protests are “expressly asking the Spanish government to close the
case because it can damage the relationship between Spain and China.”
|
Jose Elias Esteve, luật sư đại diện cho các nguyên đơn
trong vụ án diệt chủng trước Tòa án quốc gia, nói với Đại Kỷ Nguyên rằng
những sự phản đối ngoại giao của Trung Quốc là để “yêu cầu chính phủ Tây Ban
Nha khép lại vụ án vì nó có thể làm tổn hại quan hệ giữa Tây Ban Nha và Trung
Quốc.”.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
“Spain is a democratic country and the judiciary should be
independent of the executive power,” said Esteve.
|
“Tây Ban Nha là một quốc gia dân chủ và hệ thống tư pháp
phải độc lập với chính quyền điều hành”, Esteve nói.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Esteve rejected the argument that Spain’s economic
self-interest lays in appeasing China.
|
Esteve bác bỏ lập luận rằng lợi ích kinh tế của Tây Ban
Nha nằm ở việc nhượng bộ Trung Quốc.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
“Many of the products we buy are made by Tibetan prisoners
in detention centers, which are like concentration camps,” Esteve told the
Spanish newspaper Levante. “From the economic point of view, the subsidized
relocation of textile and toys companies not only takes advantage of the
violation of human rights there, but also causes unemployment here [in
Spain].”
|
“Nhiều sản phẩm mà chúng ta mua được làm bởi các tù nhân
người Tây Tạng trong các nhà tù giống như trại tập trung”, Esteve nói với báo
Levante của Tây Ban Nha. “Từ góc độ kinh tế, việc bố trí có trợ cấp lại ngành
dệt may và các công ty đồ chơi không chỉ lợi dụng tình trạng vi phạm nhân
quyền ở đó mà còn gây thất nghiệp ở [Tây Ban Nha] này.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
The decision by Spain’s National Court comes during a time
of increasing tensions in Tibet. Since February 2009 123 Tibetans have
self-immolated in protest of the Chinese regime’s policies, according to
International Campaign for Tibet. On Oct. 1, at least 60 Tibetans were
injured when Chinese forces fired on protesters, according to the
International Campaign.
|
Quyết định của tòa án quốc gia Tây Ban Nha đến trong một
giai đoạn căng thẳng dâng cao ở Tây Tạng. Kể từ tháng 2 năm 2009, 123 người
Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối các chính sách của chế độ Trung Quốc, theo
tổ chức International Campaign for Tibet. Vào ngày 1 tháng 10, ít nhất 60
người Tây Tạng bị thương khi các lực lượng Trung Quốc nổ súng vào những người
phản đối.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bí ẩn bên trong nơi quyết định vận mệnh quốc gia Trung Quốc
Hồng Anh - theo Trí Thức Trẻ | 08/12/2013 19:39
(Soha.vn) - Từng là cung điện của các bậc đế vương và nay là trụ sở làm việc của chính phủ Trung Quốc, Trung Nam Hải là nơi quyền lực nhất, cũng là nơi bí ẩn nhất nước này.Cũng giống như Nhà Trắng ở Mỹ hay điện Kremlin của Nga, Trung Nam Hải vừa là nơi làm việc của các quan chức cấp cao của chính phủ, vừa là nơi ở của những nhà lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc. Một trong những đồn đoán gây tò mò nhất về Trung Nam Hải là đường ngầm bên trong khuôn viên Trung Nam Hải nối nơi này với Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) dẫn lời một cựu quan chức quân đội Trung Quốc cho biết, ông đã từng được đi tàu điện ngầm bên trong con đường bí ẩn dưới lòng đất này. Theo ông, đường ngầm này có khả năng tránh bom nguyên tử, được xây dựng nhằm đề phòng trường hợp chiến tranh xảy ra. Đây là ý tưởng của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông vào những năm 1960, khi quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ xấu đi. Tuy nhiên, đồn đoán xung quanh nơi này vẫn chỉ là đồn đoán, bởi chính phủ Trung Quốc không hề cung cấp thông tin cũng như phủ nhận hay xác nhận tất cả mọi tin đồn. Trung Nam Hải, cho tới ngày nay, vẫn là một cái tên rất quen thuộc nhưng cũng ẩn chứa đầy bí ẩn đối với ngay cả chính người dân Trung Quốc.
Theo tờ Nhân Dân (Trung Quốc), Trung Nam Hải được tạo nên từ 2 hồ
nước nhân tạo: Zhonghai (Hồ Trung) và Nanhai (Hồ Nam). Hiện nay, Trung
Nam Hải nằm trên khuôn viên rộng 100 ha, trong đó một nửa diện tích là
nước.
Được xây dựng từ đời nhà Kim và mở rộng trở thành vườn thượng uyển
trong các đời nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, Trung Nam Hải từng được
lựa chọn là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, tổ chức yến tiệc của các bậc đế
vương.
Toàn cảnh Trung Nam Hải nhìn từ Đại Lộ Trường An. Trung Nam Hải nằm
cuối đại lộ rộng lớn này và tiếp giáp quảng trường Thiên An Môn.
Cổng chính Tân Hoa Môn dẫn vào Trung Nam Hải.
Điểm nổi bật trên cánh cổng này là dòng chữ vàng "Vì nhân dân phục vụ" do chính cố Chủ tịch Mao Trạch Đông viết.
Tuy nhiên, ở phía bên ngoài, mọi hoạt động của đời sống, kể cả chụp ảnh hay vui chơi giải trí, vẫn diễn ra bình thường.
Phòng họp bên trong Cần Chính Điện, nơi Ủy ban Thường trực Bộ Chính
trị Trung Quốc họp bàn. Các chính sách quan trọng nhất, có liên quan tới
vận mệnh qốc gia cũng ra đời tại phòng họp rộng khoảng 100 m2 này.
Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đón tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
tại Ziguangge, nơi đón tiếp các đoàn khách của nhà nước.
Trước đây, Ziguangge là nơi các đời vua nhà Thanh ngự để xem các cuộc đấu võ thuật.
Phòng làm việc của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông bên trong Trung Nam Hải.
Khu tòa nhà văn phòng bên trong Nam Trung Hải.
Phòng làm việc của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Một bể bơi bên trong Trung Nam Hải.
Cho tới nay, Trung Nam Hải vẫn là vườn thượng uyển cổ kính nhất, rộng
lớn nhất, đẹp nhất, được giữ gìn cẩn thận nhất và vẫn đóng vai trò
chính trị sâu sắc nhất trên thế giới.
Sư tử đá kiểu Trung Quốc vẫn "nghễu nghện" ở đình, chùa Việt
VOV.VN - Ở Trung Quốc, sư tử
đá là linh vật để canh mộ nhưng không hiểu sao nhiều người Việt Nam
thiếu hiểu biết lại vẫn sử dụng như một biểu tượng may mắn.
Cách đây 4 tháng, VOV online đã có loạt
bài viết về hiện trạng sư tử đá kiểu Trung Quốc được sử dụng rộng rãi,
tràn lan tại các đình, chùa và công sở Việt Nam. Phóng viên VOV online
cũng đã có cuộc phỏng vấn đại diện các cơ quan chức năng như Bộ
VHTT&DL, Quốc hội cũng như Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt
Nam và được các cơ quan này cho biết sẽ tiến hành tìm hiểu và có các
biện pháp ngăn chặn hiện trạng này.
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã
khẳng định với phóng viên VOV online rằng: Ủy ban sẽ có văn bản kiến
nghị với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra và khuyến nghị những
cơ sở, đơn vị thờ tự hay chùa chiền… mà có những con sư tử đá ấy thì nên
bỏ, thay vào đó là những linh vật Việt Nam.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín,
Viện trưởng Viện khảo cổ học: Ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh
mộ. Đặc điểm chung của sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức
dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa. Khi được du nhập “sao y bản chính”
vào Việt Nam thì không hiểu sao lại được “nghễu nghện” ở lối ra vào các
đình, chùa, công sở và một số nhà dân với suy nghĩ cặp sư tử đá này sẽ
giúp phát tài phát lộc.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ
tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho biết về phía
Phật giáo sẽ có ý kiến với các bộ, ban, ngành chức năng và Ban Phật giáo
các tỉnh để ngăn chặn hiện tượng này.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn VOV
mới đây, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du
lịch Hà Nội cho biết, thời gian tới, Sở sẽ tiến hành thanh tra, kiểm kê
di tích trên toàn bộ địa bàn. Đặc biệt, Sở sẽ kiên quyết loại bỏ những
hiện vật như đèn lồng, sư tử đá kiểu Trung Quốc… những hiện vật có yếu
tố ngoại lai ra khỏi các di tích.
Tuần qua, trong một cuộc hội thảo về
di sản, Bộ VHTT&DL cũng nêu quyết tâm loại bỏ những hiện vật có yếu
tố ngoại lai trong đó có sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi di tích ở Việt
Nam.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng
viên VOV online, sư tử đá kiểu Trung Quốc vẫn tiếp tục “án ngữ” tại
nhiều đình, chùa, công sở và một số nhà dân Việt Nam./.
Mỹ Trà/VOV online
Top 5 Imported Foods From China You Should Avoid Top 5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà bạn nên tránhMục tiêu của TQ là quần đảo Trường Sa, "xử" các đối thủ trên Biển Đông
(GDVN) - Bài báo đã
điểm tên các đối thủ của tàu Liêu Ninh ở Biển Đông và chỉ ra một phần
chiến thuật tác chiến của con tàu này, răn đe vũ lực trên mặt báo.
Theo bài báo, Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, nhưng lại là một trong những vùng biển có diện tích tranh chấp (bất hợp pháp) lớn nhất giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ( Trung Quốc chủ trương chủ quyền bất hợp pháp, không có bất cứ căn cứ lịch sử, pháp lý, khoa học nào). Mặc dù chưa hình thành sức chiến đấu, nhưng bài báo lại cho rằng, tàu Liêu Ninh xuất hiện đã "làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở khu vực Biển Đông". Bài báo tự tin khẳng định, cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh có hỏa lực kiểm soát trên không, trên biển mạnh, có thể tấn công và có thể phòng thủ, cự ly xa thì sử dụng máy bay chiến đấu tiến hành tấn công, ở gần thì dùng tàu hộ tống (tàu khu trục, tàu hộ vệ). Theo lý luận ngang ngược không thể chấp nhận của bài báo, "trước đây, Không quân Trung Quốc hàng năm không thể duy trì "tuần tra bình thường trên Biển Đông", cho dù Không quân Trung Quốc đã sớm thực hiện phối hợp giữa máy bay tiếp dầu H-6 với máy bay chiến đấu J-8 để tuần tra, nhưng hoạt động tuần tra này chỉ thích hợp với bay đến quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, TQ dùng vũ lực cưỡng đoạt, hoạt động này là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam), còn quần đảo Trường Sa ( chủ quyền của Việt Nam) ở xa thì máy bay Trung Quốc cơ bản "không thể tuần tra bình thường". "Tình hình này đến nay vẫn chưa được cải thiện, dù sao về vị trí địa lý, khu vực này rất xa, Không quân Trung Quốc ở đất liền không thể với tới".- Bài báo tiếp tục luận điệu cùn.
Theo đó, bài báo cho rằng, khoảng cách như vậy làm cho các máy bay chiến đấu chủ lực hiện có của Trung Quốc "tương đối vất vả". Cho dù được tiếp dầu trên không có thể vươn tới quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam), thì nhiều nhất cũng chỉ có thể "tuyên bố chủ quyền" (bất hợp pháp), căn bản không thể "tuần tra bình thường" và bảo đảm "an ninh lãnh hải" có hiệu quả. Bài báo cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh là một trang bị di động trên biển, có thể tùy ý di động "sân bay trên biển", như vậy đã gia tăng khoảng cách tấn công và tuần tra, đồng thời có thể bảo đảm di chuyển bất cứ lúc nào. Ngoài ra, máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh cũng có hành trình lớn, đã nâng cao hiệu suất sử dụng ở khu vực Biển Đông. Bài báo tự tin khẳng định, đối với Biển Đông, tàu sân bay Liêu Ninh xuất hiện đã "gây ảnh hưởng to lớn". Bài báo coi tàu sân bay Liêu Ninh là chủ lực trong chiến tranh trên Biển Đông tương lai, đồng thời đã chỉ thẳng những đối thủ của nó ở khu vực này, trong đó có Không quân Việt Nam.
Bài báo cho rằng, Việt Nam có một lực lượng không quân thực lực mạnh, do khu vực Biển Đông cách lãnh thổ Việt Nam tương đối gần, Không quân Việt Nam chiếm ưu thế "địa lợi". Đồng thời, Việt Nam có một lực lượng máy bay chiến đấu ném bom dòng Sukhoi chính hãng, uy lực nhất là máy bay chiến đấu tấn công Su-30MK2, khi nó thực hiện nhiệm vụ chống hạm, nó có thể lắp tên lửa chống hạm Kh-31, tên lửa chống hạm tầm xa bay lướt biển tốc độ cận âm (chưa bằng tốc độ âm thanh) và tên lửa dòng 3M-54. Ngoài ra, Việt Nam có lực lượng tàu ngầm mới - mua 6 tàu ngầm lớp Kilo "lỗ đen đại dương" của Nga. Những tàu ngầm này trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm. Ngư lôi và tên lửa chống hạm của tàu ngầm lớp Kilo là mối đe dọa chí tử đối với tàu chiến mặt nước cỡ lớn. Đặc biệt là loại tàu này trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Club-S. Hệ thống này lắp tên lửa chống hạm phóng ngầm 3M14E Club, phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, tầm bắn tối đa gần 300 km. Trong khi đó, tính năng của tên lửa chống hạm siêu âm 3M54E1 tiên tiến hơn, tên lửa này có tốc độ nhanh, nhất là khi bay gần tới mục tiêu trên mặt biển khoảng 3-5 m, đầu đạn tấn công với tốc độ 1 km/giây, kẻ thù rất khó đánh chặn. Những tên lửa này trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu chiến mặt nước cỡ lớn của kẻ thù. Nếu tàu ngầm Việt Nam có thể mai phục trước trên đường đi của tàu sân bay Liêu Ninh, thì nó có thể sẽ trở thành mối đe dọa chí tử đối với tàu Liêu Ninh.
Do Mỹ thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, để ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, các tàu sân bay Mỹ như USS George Washington, USS John C Stennis, USS Carl Vinson và USS Abraham Lincoln thường xuyên tuần tra Biển Đông. Trong thời gian trước đây, một số tàu sân bay có thể tiến hành hoạt động "không nể nang ai", nhưng nếu tàu sân bay Liêu Ninh có thể "triển khai bình thường ở Biển Đông", thì khi đó Mỹ "đừng hòng hoạt động thuận lợi như vậy" (!?). Mặc dù lời lẽ đao to búa lớn như vậy, nhưng theo báo Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh nếu có chiến đấu với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, thì phía Trung Quốc sẽ gặp bất lợi và bị thiệt hại. Bởi vì, tàu sân bay lớp Nimitz có thể mang theo nhiều nhất trên 50 máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, trong khi đó tàu sân bay Liêu Ninh chỉ có thể mang theo nhiều nhất 24 máy bay chiến đấu J-15 Phi Sa, như vậy số lượng máy bay chiến đấu của tàu sân bay Trung Quốc ít hơn rất nhiều của Mỹ. Đồng thời, người Mỹ còn có tới 10 chiếc tàu sân bay lớp này, trong khi Trung Quốc chỉ tạm thời có 1 chiếc tàu sân bay Liêu Ninh, khi bị tiêu diệt thì chẳng còn cái gì. Vì vậy, so sánh về số lượng, Trung Quốc tạm thời cũng không chiếm ưu thế và có khoảng cách rõ rệt với Mỹ.
Hơn nữa, khả năng mang theo tên lửa chống hạm cũng chỉ có 2 quả YJ-83 có thể tiến hành nhiệm vụ chống hạm cự ly gần. Còn máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet một lần có thể mang theo 4 quả tên lửa chống hạm tầm xa Harpoon, thực lực mạnh hơn nhiều máy bay Trung Quốc. Đồng thời, quân Mỹ sở hữu khả năng do thám cảnh báo sớm mạnh, họ trang bị máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye có thể thực hiện các nhiệm vụ của hải quân ở độ cao 9.150 m, trong mọi điều kiện thời tiết. Đồng thời, có thể dò tìm các loại máy bay ở khoảng cách 556 km. Khả năng bám theo các mục tiêu và xử lý tốc độ cao tự động làm cho mỗi chiếc E-2C có thể đồng thời theo dõi hơn 2.000 mục tiêu, đồng thời kiểm soát hơn 40 nhiệm vụ chặn đánh trên không. Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh hiện chỉ sử dụng máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 để tiến hành cảnh báo sớm, radar của máy bay Ka-31 có thể dò tìm các mục tiêu nhỏ trên không ở cự ly 110-115 km. Do đó, về khoảng cách dò tìm, khả năng của nó kém hơn nhiều so với máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Mỹ.
Theo bài báo, khi đối mặt với Hải quân Philippines, tàu sân bay Liêu Ninh có "ưu thế mang tính áp đảo". Tàu chiến lớn nhất, có hỏa lực mạnh nhất của Hải quân Philippines là tàu hộ vệ BRP Rajah Humabon, PF-11. Con tàu này là tàu hộ vệ lớp Cannon, có thể thấy tàu lớp này sớm đã lạc hậu. Tàu này có tốc độ tối đa là 18 hải lý/giờ, thậm chí không bằng tàu thương mại hiện đại, khả năng chạy liên tục còn không bằng một số tàu tên lửa. Tàu này trang bị 3 pháo trần 76 mm Mk22, xạ thủ lộ ở bên ngoài, không được bảo vệ bằng bọc thép cơ bản, 3 pháo phòng không 2 nòng cỡ 40 mm Bofors, 6 pháo phòng không cỡ nòng 20 mm Oerlikon, 4 khẩu súng máy 12,7 mm, đều là tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hỏa lực không đầy đủ để tham gia chiến tranh trên biển hiện đại. 1 máy phóng tên lửa săn ngầm M10 và 8 bệ bắn bom phá tàu ngầm, những trang bị nêu trên không sử dụng phù hợp với chiến tranh trên biển hiện đại. Tàu chiến chủ lực lớn nhất, tiên tiến nhất BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines là tàu tuần tra lớp Hamilton cũ mua của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, trước đây đã được Mỹ sử dụng 44 năm, sau cải tạo tuy được nói là "mạnh vô cùng", nhưng đây vốn là một tàu khu trục nhỏ (khinh hạm, tàu tuần phòng), cơ bản không phải thể coi là tàu chiến chủ lực gì.
Hơn nữa, các tàu chiến khác của Hải quân Philippines còn cũ hơn, những tàu cũ này cơ bản mất đi khả năng tác chiến, phần lớn thời gian để ở cảng cho công chúng tham quan. Cho nên, bài báo chê bai thậm tệ cho rằng, máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh sẽ không phải sử dụng đến tên lửa chống hạm YJ-83 khi đối mặt với "đống sắt vụn" này, đạn hàng không và đạn tên lửa bình thường đã có thể "tiêu diệt toàn bộ" lực lượng Hải quân Philippines. Vì vậy, trên hướng này, tàu sân bay Liêu Ninh có "ưu thế tuyệt đối". 4. Hải quân Malaysia Tàu chiến chủ lực của Hải quân Malaysia là tàu hộ vệ, trong đó uy lực nhất là tàu lớp Lekin lượng giãn nước 2.390 tấn, Malaysia có 2 tàu lớp này. Tàu lớp Lekin là tàu hộ vệ Malaysia mua của Anh, trang bị 16 hệ thống phóng thẳng đứng 16 ống, sử dụng tên lửa phòng không tầm gần Seawolf; 8 quả tên lửa chống hạm MM40 Exocet II, sử dụng 2 bệ bắn 4 nòng.
Bài báo tuyên truyền cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh nếu triển khai lâu dài ở Biển Đông sẽ có thể làm thay đổi cục diện lâu dài ở Biển Đông của Trung Quốc, thậm chí có thể "ra tuyến ngoài tác chiến". Hiện nay, nước duy nhất có thể tiến hành phong tỏa biển đối với Trung Quốc là Mỹ, nhìn vào tình hình lâu dài, Mỹ không thể thường xuyên điều vài tàu sân bay hiện diện trên Biển Đông. Nếu họ muốn làm như vậy, họ không có khả năng duy trì như thế mãi. Đây là do Biển Đông "rất gần cửa nhà" Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc lại "có thực lực". Trong khi đó, Mỹ phải đi xa mới với tới được, nếu đấu lâu dài thì họ sẽ "được không bằng mất". Tức là, nếu tàu sân bay Trung Quốc chỉ cần động một chút, họ liền vượt mấy nghìn hải lý đến, đợi họ đến, tàu Trung Quốc đã quay trở về. Đây chính là trò chơi "mèo vờn chuột".
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét