Trần Gia Phụng - NHÂN QUYỀN KHÔNG TỰ NHIÊN MÀ CÓ
Trần Gia Phụng -
Phần
mở đầu Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776 “khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều
bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong
đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”
Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền Pháp ngày 26-8-1789, văn kiện căn bản của Cách mạng
Pháp (14-7-1789), xác định ngắn gọn: “Con
người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua tại Palais de Chaillot ở Paris (Pháp) ngày
10-12-1948 mở đầu bằng câu: “Sự công nhận nhân
phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng
không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế
giới.”
Trên
lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, nhân quyền không phài tự nhiên mà
có. Tuy Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ra đời năm 1776, khẳng định mọi người
sinh ra đều bình đẳng, có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc, nhưng
cho đến giữa thế kỷ 19, chế độ nô lệ vẫn còn hợp pháp ở các tiểu bang miền Nam
Hoa Kỳ. Khi Abraham Lincoln đắc cử tổng
thống năm 1860, đưa ra Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ và tu chính án thứ 13
bãi bỏ chế độ nô lệ cùng năm 1861, thì các tiểu bang miền Nam ly khai, đưa đến
cuộc nội chiến giải phóng nô lệ. Thế
cũng chưa xong. Cho đến giữa thế kỷ 20,
mục sư Martin Luther King lãnh đạo cuộc tranh đấu bất bạo động đòi tôn trọng nhân
quyền, bình đẳng màu da thì nhân quyền Hoa Kỳ mới được cải thiện.
Tại
Pháp, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được đưa ra năm 1789, nhưng phải
trải qua 5 nền Cộng hòa, tình hình nhân quyền Pháp mới được như ngày nay. Bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội
đồng LHQ thông qua năm 1948, nhưng vẫn cò nhiều thành viên LHQ xem nhẹ nhân quyền
và đàn áp nhân quyền một cách thô bạo. Trên
thế giới hiện nay, có thể chia thành hai nhóm quốc gia về nhân quyền:
Nhóm
quốc gia tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, và nhóm quốc gia độc tài không tôn trọng
nhân quyền. Trong nhóm quốc gia tôn trọng
nhân quyền, tuy chính phủ luôn luôn đồng hành với nhân quyền, nhưng vẫn còn có
những cá nhân hay những tổ chức tư nhân vi phạm nhân quyền, đôi khi vi phạm một
cách trầm trọng. Vì vậy, tuy chính phủ
chủ trương tôn trọng nhân quyền, nhưng vẫn phải luôn luôn theo dõi để bảo vệ
người dân khỏi bị vi phạm nhân quyền.
Trái
lại, nhóm quốc gia độc tài không tôn trọng nhân quyền thì bộ Thông tin mở hết
năng suất ca tụng nhân quyền, nhưng thực tế thì những nhà cầm quyền nầy vi phạm
và đàn áp nhân quyền rất có hệ thống, bài bản, chà đạp người dân hết sức tàn bạo. Trong nhóm nầy, có Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam (CHXHCNVN) do đảng CS điều khiển.
Bản
chất của đảng CS là độc quyền, toàn trị nên đảng CSVN không chấp nhận đối lập, tiêu
diệt tất cả những ai không đồng chính kiến.
Khi mới từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh)
bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu tại Thượng Hải ngày 1-7-1925. (Tưởng Vĩnh
Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa
đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của
Thượng Huyền, Hồ Chí minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghê, 1999, tt.
84-85.)
Khi
cướp được chính quyền và thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tiền
thân của CHXHCNVN) ngày 2-9-1945, thì ngày 11-9-1945, Hội nghị Trung ương đảng
Cộng Sản tại Hà Nội đưa ra quyết định đảng CS nắm độc quyền điều khiển cách mạng,
tức độc quyền chính trị, độc quyền cai trị. (Philippe Devillers, Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952,
Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.)
Khi
bị áp lực của quân Pháp từ trong Nam ra và áp lực của quân Trung Hoa (Quốc Dân
Đảng) sang giải giới quân đội Nhật sau thế chiến thứ hai, Hồ Chí Minh và đảng
CSVN lúng túng, giả vờ nhượng bộ, lập chính phủ Liên hiệp ngày 1-1-1946, tổ chức
bầu cử quốc hội đa đảng ngày 6-1-1946.
Trong
thời gian quốc hội đa đảng đang họp để soạn thảo hiến pháp, thì tình hình chính
trị thay đổi. Quân đội Trung Hoa Quốc
Dân Đảng (THQDĐ) rút về nước tháng 3-1946.
Hồ Chí Minh ký hai hiệp định nhượng bộ Pháp là Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Quốc
hội đa đảng soạn thảo xong bản Hiến pháp và thông qua ngày 9-11-1946, gồm “Lời
nói đầu”, 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu
nhấn mạnh: "Đoàn kết toàn dân, không
phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ…” Nếu có tự do dân chủ thì chắc chắn đảng CS
không thể độc quyền chính trị.
Khi
bản Hiến pháp được thông qua, cũng là lúc Việt Minh (VM) cộng sản đã tạm yên với
THQDĐ và với Pháp. Hồ Chí Minh và VM trước
đây bị áp lực của THQDĐ, phải liên hiệp với các đảng phái theo chủ trương dân tộc.
Nay quân THQDĐ rút về nước, CSVN liền mạnh
tay đàn áp đối lập, nhất là sau ngày 9-11-1946.
Những dân biểu các đảng đối lập theo chủ nghĩa dân tộc hoặc bị bắt, hoặc
bị giết hay phải bỏ trốn. Sau khi Quốc hội
chỉ còn lại những dân biểu CS và thân cộng, nghĩa là quốc hội đa đảng trở thành
quốc hội độc đảng, CSVN liền ra lệnh quốc hội bỏ phiếu ngày 14-11-1946, đình chỉ
bản Hiến pháp vừa được thông qua. Như thế
là Hiến pháp “đảm bảo các quyền tự do dân
chủ” bị chận đứng ngay tức khắc, và chỉ còn là chiếc bánh vẽ mà thôi. Quốc hội CSVN ngày nay (2013) cũng là quốc hội
độc đảng, chuyên sản xuất những chiếc bánh vẽ cung cấp cho dân chúng, mà chiếc
bánh vẽ khổng lồ mới ra lò là Hiến pháp 2013.
Dầu
khi
còn đang chiến tranh hay khi nắm chính quyền, chưa bao giờ CS Quốc tế
nói
chung và CSVN nói riêng tôn trọng nhân quyền, mà chỉ chú tâm phát huy
đảng quyền. Dân chúng Việt Nam đau khổ dưới sự cai trị của
CS, luôn luôn tìm cách chống đối. Những
cuộc chống đối trước đây bị CS dập tắt tàn nhẫn nhanh chóng, dễ dàng và
kín đáo
nên bên ngoài không biết được, vì chế độ CS quá bưng bít và tuyên truyền
lừa phỉnh
khôn khéo dư luận bên ngoài.
Tuy
nhiên từ sau năm 1975, cuộc di tản và vượt biên vĩ đại của người Việt Nam đã
làm thức tỉnh mọi người và nhức nhối lương tâm nhân loại. Hơn nữa, khi mạng lưới thông tin toàn cầu với
kỹ thuật tiến bộ phát triển từ thập niên 80 cho đến nay, những cuộc phản đối chống
nhà nước đảng quyền CS đàn áp tự do, những bloggers đòi hỏi nhân quyền và dân
quyền một cách bất bạo động, càng ngày càng nhiều và được phổ biến rộng rãi
trên toàn cầu, khiến cho cả thế giới phải lên tiếng. Nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đã trao giải
thưởng nhân quyền cho những nhà tranh đấu dân chủ bất bạo động Việt Nam.
Thấy
vậy, nhà nước CS mới bày ra chuyện thành lập “Ngày pháp luật” 9-11, bày ra chuyện
ký vào bản “Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (United Nations Convention against Torture
and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment), và
CSVN xin vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Đến
năm 2013 mới thừa nhận có “Ngày pháp luật”.
Vậy từ khi nhà nước CS được thành lập năm 1945 cho đến năm nay, chế độ
CSVN không có pháp luật hay sao? “Bản
Công ước chống tra tấn…” được LHQ ban hành năm 1984 mà cho đến nay, năm 2013, gần
30 năm sau mới chịu thừa nhận, như vậy từ trước cho đến nay, CSVN không chống tra
tấn hay sao?
Dầu
sao, trễ còn hơn không, và việc CSVN tự thú nhận nầy một lần nữa cho thấy nhân
quyền không phải tự nhiên mà có. Chính
nhờ công cuộc tranh đấu đòi hỏi nhân quyền bền bỉ của đồng bào trong nước, nhất
là công cuộc tranh đấu can đảm của thanh niên trong nước mấy chục năm qua mà
CSVN mới phải thừa nhận có “Ngày pháp luật”, thừa nhận “Bản công ước chống tra
tấn…” và CSVN xin ngồi vào Hội đồng Nhân quyền LHQ để bào chữa cho bộ mặt đầy tội
ác của chế độ CSVN. Nghĩa là nhân quyền
phải tranh đấu và tranh đấu bền bỉ mới được.
Nhìn
vào danh sách những nhà tranh đấu nhân quyền và những tù nhân lương tâm hiện
nay ở trong nước, phải thừa nhận đại đa số là những thanh niên trẻ, có học vấn,
tốt nghiệp dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có địa vị, nghề nghiệp vững vàng,
mà vẫn hy sinh dấn thân tranh đấu vì nhân quyền và dân quyền, chịu tù đày, chịu
mất sự nghiệp, tài sản để tranh đấu cho dân chúng Việt Nam trong nước.
Xin
chú ý là ngang đây, CSVN mới chỉ thừa nhận có “Ngày pháp luật”, thừa nhận “Bản
tuyên ngôn chống tra tấn…”, chưa có nghĩa là CSVN sẽ hành xử theo pháp luật,
cũng như CSVN sẽ chấm dứt tra tấn, tôn trọng nhân quyền. Nhà nước CSVN đã bao lần phỉnh gạt chẳng những
dân chúng Việt Nam mà cả dân chúng thế giới nữa. Trong thời chiến, hôm nay tuyên bố đình chiến
nhân lễ Tết thiêng liêng, hôm sau vi phạm đình chiến, đem quân giết chóc thường
dân vô tội đang hưởng Tết. Trong thời
bình, hôm nay tuyên bố đi học tập từ 3 ngày đến một tuần lễ, hôm sau bắt đi tù
không thời hạn, không xét xử. Hôm nay
tuyên bố không đổi tiền, hôm sau đổi tiền cái rụp, lường gạt ăn cướp tài sản
toàn dân… Có thể nói cộng sản đồng nghĩa với lừa dối. Cộng sản sinh ra trong nghèo đói, lớn lên nhờ
lừa dối và tồn tại bằng bạo lực.
Như
thế, cuộc tranh đấu đòi hỏi nhân quyền cho người Việt hiện nay ở trong nước sẽ vẫn
còn kéo dài, cam go và đòi hỏi nhiều hy sinh hơn nữa. Ngành Công an CSVN hoạt động theo câu châm
ngôn “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng
còn mình”. Câu nầy bao hàm ý hai ý nghĩa:
1) Thứ nhứt Công an nhân dân chỉ phục vụ và trung thành với đảng
CSVN. 2)
Thứ hai vì đảng CSVN đàn áp dân chúng nên còn đảng CSVN thì còn đàn áp,
mà còn đàn áp thì mới còn dùng Công an nhân dân. Nghĩa là còn đảng thì công an còn việc làm, hết
đảng thì công an hết việc làm, tức thất nghiệp.
Vậy
là còn CS, sẽ còn đàn áp, còn đánh đập, còn tù đày. Thanh niên Việt Nam hiện nay trong nước chắc
chắn dư biết điều nầy, nhưng thanh niên Việt Nam chắc chắn không lùi bước trước
những điều nầy. Tương lai Việt Nam đang
chờ đợi các bạn ở phía trước. Chỉ có người
trong nước mới quyết định vận mạng của đất nước.
Hiện
nay, ở trong nước, quân đội, công an là hai lực lượng võ trang được gọi là
“nhân dân”, nhưng thực chất chỉ là công cụ của đảng CS, thậm chí kể cả làm công
cụ cho đảng CSVN bán nước cho Trung Quốc vì “quân đội nhân dân” thì im lặng như
cá, mà chỉ là loại cá kiểng bơi tới bơi lui làm cảnh mà thôi; còn “công an nhân
dân” thì tiếp tay với đảng CSVN, đàn áp người dân biểu tình chống “Tàu khựa”
xâm lược. “Xin hỏi anh là ai? / Không cho tôi xuống đường để tỏ bày / Tình yêu quê
hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay! / Xin hỏi anh ở đâu? / Ngăn bước
tôi chống giặc Tàu ngoại xâm…(Việt Khang)
“Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Cộng sản chà đạp nhân quyền thô bạo, kể cả với
phụ nữ, nên cộng sản đến nhà, đàn bà phải chống. Vì vậy Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam chính
thức ra mắt vào cuối tháng 11 vừa qua, nhằm chủ động tự bảo vệ chống lại sự đàn
áp của cộng sản, chứ không thụ động để cho CS đến nhà chà đạp nhân quyền rồi mới
chống như trước đây, theo như lời cô Huỳnh Thục Vy, một thành viên của Hội.
Nòng
cốt của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền đa số là những người ở tuổi thanh niên. Từ thời Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa vào
đầu Công nguyên, cho đến thời Nguyễn Thái Học vào đầu thế kỷ 20, trải qua bao
thăng trầm lịch sử, thanh niên luôn luôn là lực lượng chính yếu tranh đấu, đòi
hỏi độc lập, tự do, nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Đầu
thập niên 60 của thế kỷ trước tại Hoa Kỳ, Martin Luther King đã có một giấc
mơ. “Tôi
có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trổi dậy để sống theo ý nghĩa
thật của niềm xác tín của chính mình: Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn,
ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng". Đây là giấc mơ của Martin Luther King và cũng
là của toàn dân da màu ở Hoa Kỳ vào thập niên 60 thế kỷ trước.
Thanh
niên Việt Nam cũng đang ấp ủ một giấc mơ.
Nhân quyền, dân quyền là giấc mơ vàng của thanh niên Việt Nam và cũng là
giấc mơ vàng của toàn thể dân tộc Việt Nam hiện nay. Với sự tranh đấu bền bỉ của các bạn, giấc mơ
vàng của dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ được thực hiện, như giấc mơ của Martin
Luther Kinh đã được thực hiện. Ai cũng đều
vững tin rằng nhân quyền sẽ tất thắng và trường tồn.
TRẦN
GIA PHỤNG
(Toronto,
1-12-2013)Đấu tranh cho quyền làm người: Dĩ bất biến ứng vạn biến
(viết nhân ngày Nhân quyền Thế giới 10-12)
Đào Thanh Hương
Chúng
ta biết đến danh ngôn DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN vào năm 1946, do chủ
tịch Hồ phát biểu ngày 31-5-1946, trước khi lên máy bay sang Pháp.
Trong cuốn “Những chặng đường lịch sử”
của ông Võ Nguyên Giáp, có đoạn nói cuộc chia tay của cụ Hồ với cụ
Huỳnh Thúc Kháng (phó chủ tịch nước) như sau: “Sắp đến giờ lên máy bay,
Bác tới nắm tay cụ Huỳnh, nói: Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải
đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ cùng với anh em giải
quyết cho. Mong cụ: “dĩ bất biến ứng vạn biến (Sđd. tr. 457).
Dĩ bất biến ứng vạn biến là "lấy cái không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi".
Cái BẤT BIẾN phải cao cả, tốt đẹp
Có như vậy mới có thể biến danh ngôn thành hiện thực.
Thời
đó, khi đất nước mới có độc lập, trước những diễn biền phúc tạp với vô
số yếu tố và nguy cơ đe doạ nền độc lập non trẻ, thì... "cái bất biến"
gốc rễ nhất phải là gì? Hẳn phải là Tổ quốc trên hết, Dân tộc trên hết.
Đây là cái nền để toàn dân đoàn kết, dù mọi người rất khác nhau về giới, tuổi, tôn giáo, chính kiến, giai cấp...
Tiếp theo, từ cái bất biến "gốc" nói trên, cái bất biến tiếp theo phải là độc lập và tự do. Độc lập có giả hiệu hay không; tự do có "bánh vẽ" hay không, lại phải được đo bằng toàn dân có hạnh phúc - cả vật chất và tinh thần - hay không.
Cái BẤT BIẾN của ĐCS hiện nay: từ tốt đã sang xấu
- Quá khứ.
Từ lâu, đảng CSVN từng tuyên bố: Đảng không có lợi ích nào khác, ngoài lợi ích của nhân dân, đất nước.
Đây cũng là danh ngôn (chứ sao). Vấn đề là thực hiện danh ngôn thế nào
mà thôi! Và các thế hệ đảng viên CS đầu tiên đã từ đáy lòng coi đây là
phương châm sống của mình. Đây cũng là thời kỳ đấu tranh giành độc lập -
khát vọng số 1 của dân tộc. Do vậy, đây cũng là thời kỳ đảng CS được
dân tín nhiệm, ủng hộ. Và sau đó, là cả thời kỳ đảng "giương cao hai ngọn cờ: Độc lập dân tộc và CNXH".
Xin chớ mau quên rằng CNXH đã từng hấp dẫn đa số nhân loại, trước hết
là nhân dân các nước nhược tiểu. Cao trào là khi gần một nửa số quốc gia
tham gia Phong trào Không Liên Kết, dưới ảnh hưởng của Liên Xô và phe
XHCN. Các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã chứng kiến Liên Xô chỉ sau ba-bốn
thập niên đã từ nông nghiệp lạc hậu (1917) trở thành nước công nghiệp
hiện đại - có bom nguyên tử (1949) và có vệ tinh bay lên vũ trụ (1957).
Việc khẳng định CNXH là hoang tưởng chỉ chính thức từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991.
Thế hệ trẻ (có tôi) nhiều lúc tỏ ra "khôn hậu", cứ tha hồ phê phán cha anh.
Đảng
CSVN có nhiều sai lầm, nhưng nhờ đảng viên hy sinh lợi ích cá nhân vì
lợi ích chung, nên trong quá khứ vẫn được dân tha thứ, tiếp tục tín
nhiệm.
Hiến Pháp năm 1959 và 1980 - mặc dù gián
tiếp hay trực tiếp - khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối
của mình, đảng CSVN vẫn được đa số nhân dân thừa nhận. Sau 1975, mọi
người hy vọng CNXH sẽ được thực hiện ở nước ta, sau khi nước nhà thống
nhất, với ấm no, hạnh phúc.
Hiện tại
Hiến
pháp 1992 đánh dấu sự thoái hóa và tha hóa của đảng CSVN. Đó là thời
điểm Liên Xô sụp đổ. Điều 6 Hiến Pháp Liên Xô đã không cứu được đảng CS,
nhưng Hiến Pháp VN vẫn đưa một điều tương tự: Điều 4. Nguyên nhân: Đảng
CS tự thấy địa vị lung lay.
Cụ thể, cái BẤT BIẾN của đảng CSVN lúc này là quyền lực độc tôn.
Đảng lấy đó để đối phó với "vạn biến": Đó là sự phản kháng diễn ra
"thiên hình, vạn trạng" và ngày càng gay gắt quyết liệt... Và trong "vạn
biến" có cả nạn tham nhũng.
Cái bất biến của phong trào dân chủ: Quyền Làm Người
Giác ngộ.
Nhân loại sinh ra trên mặt đất đã nhiều triệu năm, tới 1948 mới có ý
thức về Quyền Làm Người. Đó là khi nhân loại nhận ra có những "con
người" bị những "con người" khác đối xử "không ra con người". Thậm chí
bị đối xử như những "con vật".
Do vậy Quyền Làm
Người là những quyền tối thiểu nhất, nhưng cũng thiêng liêng nhất, cao
cả nhất, để sinh ra kiếp người thì ắt phải "làm người".
Quyền Làm Người (human right)
Xuất
phát từ khát vọng cơ bản nhất, bức xúc nhất - Quyền Làm Người - phong
trào dân chủ mới có thể thu hút đống đảo nhất mọi người cùng tham gia.
Câu đầu lưỡi: Trước khi muốn đa nguyên, dân chủ, tự do... phải làm người cái đã. Chưa được "làm người", vội nói gì tự do ứng cử, tự do ra báo...
Sinh ra là kiếp người, thử hỏi có ai không muốn sống "cho ra người"?.
Con
người phương Tây hay phương Đông, dù có vô số khác biệt (báo chí của
đảng khai thác triệt để điều này), nhưng họ đều là CON NGƯỜI (báo chí
tuyên truyền của đảng cố ý lờ tịt điều này).
Nói
"con người" là để so sánh với "con vật". Quyền làm người là những quyền
- hễ là một con người - thì đương nhiên phải có. Để phân biệt với con
vật.
Khác với quyền công dân (kèm với nghĩa vụ),
quyền làm người là đương nhiên, không đòi hỏi bất cứ nghĩa vụ nào kèm
theo hết. Thế lực thù địch hay cố ý đánh tráo ở chỗ này.
Tử huyệt
Việt Nam đã có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền. Hiến Pháp 1992 từ chỗ ghi "dân VN được hưởng nhân quyền thông qua các quyền công dân"
(nguỵ biện trơ tráo, cố ý không phân biệt 2 thứ quyền) đến nay buộc
phải đưa Nhân Quyền vào một số điều khoản vào bản sửa đổi.
Đây là sự đối phó để tồn tại, nhưng cũng là tử huyệt. Khỏi cần phân tích dài.
Chúng ta có cơ sở pháp lý để đấu tranh và càng có khả năng tập hợp đông đảo.
Đ.T.H.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
SỢ DÂN HAY COI THƯỜNG DÂN MÀ XA DÂN ?
Còi hụ, đoán xe đưa rước khi Lãnh đạo "xuống" cơ sở |
* BÙI VĂN BỒNG
Sáng ngày 8/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp. Tuy nhiên, từ sau khi Quốc
hội biểu quyết thông qua đến 97% “nhấn nút” tán thành thông qua Hiến pháp, dư
luận cho rằng, thể nào một thừi gian không xa lai đặt ra vấn đề cần có một hiên
spháp mới, hoặc cần phải sớm sửa đổi Hiến pháp này lần nữa. Nhiều nội dung cơ
bản, quan trọng của Hiến pháp sửa đổi lần này không phù hợp ý nguyện của nhân dân.
Khi trưng cầu dân ý, phần nhiều chỉ tổ chức rất hình thức, nội dung góp ý in sẵn,
áp đặt, và cùng khó tin con số thống kê, tổng hợp công dân góp ý, nhiều góp ý
xây dựng rất xác đáng của dân không được dưa vào nội dung sửa đổi. Ngay như đại
biểu Dương Trúng Quốc cũng nói là “sửa’, nhưng không "đổi”…
Dư luận cùng cho
rằng, các vị Bộ Chính trị khoá XI này
ít đi cơ sở. Hiếm thấy có vị nào đi thăm ruộng với nông dân hoặc về tận
các xóm
làng, chưa nói đến vùng sâu vùng xa. Cũng chưa thấy vị “tứ trụ” nào đến
thăm, trò
chuyện với công nhân trong xường máy, trên các công trường. Tiếp xúc cử
tri thì
toàn chọn những cán bộ hưu trí đã bị “bê tông hoá tư duy’ đặc cả đầu,
suy nghĩ
bảo thủ thâm căn cố đế, khen nịnh một chiều, suốt ngày cười nửa miệng!.
Một số
vị có đến các tỉnh, thành phố , nhưng kế hoạch báo trước, mọi sự chuẩn
bị sẵn, cả phát biểu cũng...do tỉnh, thành soạn trước, in rõ, chỉ làm
việc trong hội trường, rồi vù về
luôn. Thế là Đảng đã ‘chủ động’ xa dân.
Như thế là
né dân, do sợ dân, ngại gần dân, không muốn nghe chất vấn tại chỗ, hay
coi thường dân? .Càng gần đây càng thấy rõ hiện tượng 'đáo quan liêu';
quan liêu còn nặng hơn trước đại hội VI chống quan liêu bao cấp.
Khi đương chức, ông Sáu Dân (Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt)
nói: “Ai cũng hô vì dân, nhưng gặp dân
thì né, ngại nghe dân nói, bị dân phê bình thì cứ giãy nãy lên. Cán bộ chỉ
thích khen, không thích ai phê bình. Xa dân là Đảng tự tiêu, tồn tại sao được?
Mà Đảng không được dân ủng hộ coi như tự mình đánh mất dân, thì Đảng còn tồn
tại để làm gì?”.
Phóng viên Huỳnh Phan (Tuần Việt Nam) phản ánh: Khi trao đổi về dân
chủ và phê bình, ông Sáu Dân đã nói: "Gần đây, tôi thấy buồn và lo ngại
trước hiện tượng thủ tiêu đấu tranh phê bình, chủ yếu thiên về vuốt ve nhau.
Một người sai, nhiều người biết nhưng không nói, hoặc không dám nói. Hoặc giả
có định phê một câu thì phải rào trước đón sau, phải nêu, thậm chí phải tụng ca
một loạt ưu điểm, rồi mới đưa ra khuyết điểm. Mà điều đáng lo ngại ở chỗ hiện
tượng này đã trở thành phổ biến, không kể ở cấp nào, từ cơ sở tới cấp Trung
ương."
Đó là chưa nói đến có trường
hợp ý kiến dân đề xuất với Đảng nhưng cấp ủy không báo cáo lên trên; hay chỉ
báo cáo chung chung, phiên phiến; hoặc các tổ chức đoàn thể nắm bắt không kịp,
không đủ, nắm sai thông tin nên báo cáo không chu đáo; có khi còn vì động cơ
khác mà giấu nhẹm thông tin, thiếu mạnh dạn, thiếu bản lĩnh đấu tranh, sợ mất
lòng, ngại đụng chạm...
Niềm tin của dân chính là sự thể hiện rõ nét
hiệu lực lãnh đạo của Đảng. Cho nên, nếu xa dân là tự tách mình ra khỏi hiện
thực cuộc sống, không có những thông tin xác thực cần cho người lãnh đạo, mất
lòng dân mà không biết nguyên nhân sâu xa từ những lý do gì. Khi người dân được
quyền tự do dân chủ, nhận rõ sự phát huy ngày càng cao bản chất ưu việt của một
Đảng cầm quyền, đem lại lợi ích thiết thực cho họ, thì niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng ngày càng được khẳng định vững chắc. Thực tế chứng minh rằng, nếu cán
bộ đảng viên không chăm lo “tích thiện”, từ đạo đức, lối sống đến tư cách, tác
phong không làm gương trước quần chúng, thì bị mất ngay niềm tin, tạo ra hố
ngăn cách giữa dân với Đảng. Và như vậy, rất có hại cho cách mạng, trì kéo, kìm
hãm sự phát triển của xã hội, báo động về nguy cơ mất chế độ chính trị-xã
hội.
Phải luôn luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ
tương hỗ: Nhờ dân mới có Đảng, và dân xây dựng Đảng để giao quyền lãnh đạo cho
Đảng. Người dân chỉ phục tùng, chấp nhận sự lãnh đạo của đảng khi đảng thực sự
vì dân, giữ được uy tín và hiệu lực lãnh đạo của đảng cầm quyền. Cho nên,
mất lòng dân là Đảng tự đánh mất chính mình. Khi một đất nước có một chính đảng
cầm quyền biết tôn trọng dân và thực thi dân chủ một cách thường xuyên, thực sự
đi đúng đường lối, chủ trương, chính sách, thực hiện đúng và sáng tạo với hiệu
quả cao các nghị quyết đã đề ra, thì lòng tin của nhân dân đối với Đảng sẽ được
dân đồng tâm xây đắp, không ngừng củng cố ngày càng bền vững.
Điều lệ Đảng đã quy định
rõ nhiệm vụ của người đảng viên, nhiệm vụ của tổ chức Đảng các cấp là phải
thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân: “Phải tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ của quần chúng, chăm lo đời sống của quần chúng, đoàn
kết với quần chúng, học tập quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng và lắng nghe ý
kiến của quần chúng, để phản ánh trung thực cho Đảng và kịp thời giải quyết một
cách thích đáng. Phải ủng hộ sáng kiến, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm sáng tạo
của quần chúng. Phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động quần
chúng, phát triển ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, kiên quyết đấu tranh
chống quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, chuyên quyền, xa rời thực tế, xa rời quần
chúng”.
Cương lĩnh, Điều lệ, các Nghị quyết của Đảng,
rồi biết bao thông tri, chỉ thị, các văn bản chuyên đề của Trung ương hướng dẫn
về công tác Đảng đều nhấn mạnh yêu cầu giữ vững nguyên tác tập trung, dân chủ,
yêu cầu phát huy vũ khí sắc bén đấu tranh phê bình, tự phê bình, tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng với dân, nhưng bệnh quan liêu, xa thực tế, xa dân, làm mất
dân chủ vẫn tràn lan. Đó là sự tự thân của chính những cán bộ, đảng viên có
chức có quyền đã làm cho Đảng bị yếu kém.
So với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Nhất năm 1935
(Đảng Cộng sản Đông Dương lúc đó có hơn 600 đảng viên), nay Đảng ta đã có số
lượng đảng viên đông gấp hơn 5.000 lần (hơn 3,6 triệu đảng viên). Đảng cần phải
mạnh, chất lượng phải tương ứng với số lượng. Đông mà không mạnh, số lượng
nhiều mà chất lượng kém là điều rất đáng lo ngại, và như thế cũng chẳng có gì
đáng tự hào. Không ngẫu nhiên mà người ta đã phải đúc kết: “Nhìn thấy đảng viên
nhan nhản mà Cộng sản được mấy người?”. Đó là nỗi lo lớn, đặt ra sự cần thiết, cấp
bách phải chỉnh đốn Đảng. Sự mất chất Cộng sản trong khi vẫn mang danh đảng
viên đã làm xói mòn niềm tin trong nhân dân đối với Đảng lãnh đạo. Khi cố tình
làm trái pháp luật thì không nghĩ đến đảng, nhưng khi có nguy cơ lung lay cái
ghế, những gian tham bị lộ tẩy, thì lại bấu víu vào đảng để tự trì bám quyền
lực: "Tôi không xin, nhưng đảng còn tín nhiệm thì tôi làm theo yeu cầu của
đảng!". Tấm bình phong đảng quả là có sức bao trùm lớn.
Có những vị lãnh đạo
rất ít khi đi cơ sở, ít gặp người dân, quan liêu trên mây, mặt vênh lên hợm
hĩnh. Cho nên, khi đã đối thoại với dân, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải
“tâm tự vấn tâm”, đối thoại với chính mình, hỏi lại lòng mình. Như phát biểu
của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Từng cán bộ, đảng viên, trước hết
là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì
phải tự giác, gương mẫu làm trước (ngay sau Hội nghị này, không phải chờ gì cả)
tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát
huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa
mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà
"phán", hoặc "chờ xem", coi như mình vô can”. Nói vậy,
nhưng mấy ai tự soi. Biết tự soi đã không làm bậy! Tham quyền cố vị khi uy tín
đã mất thì quả là thái độ trơ lỳ thực dung, không biết xấu hổ.
Có
những vị có đến 3 khóa liền là "cận tứ trụ", vài khóa giữ cương vị
trong "tứ trụ" ngồi tót trên thượng đỉnh Trung ương'. nhưng chỉ xuất
hiện gọi là đi cơ sở tỉnh, huyện vài lần, phần nhiều lễ lạt, khánh thành này
kia được mời giải quyết khâu oai, xe đưa xe đón, xe bám đít rồng rắn cả mấy
chục chiếc. Khó tìm ra ông có bức ảnh nào gần gũi, chân tình tiếp xúc nói
chuyện với nông dân, công nhân, các thành phần lao động khác. Lên bục phát biểu
thì chẳng cần suy nghĩ cân nhắc gì, phần nhiều đọc những văn bản có sẵn được
nghĩ và viết ra từ cái đầu người khác. Đến đâu cái mặt cũng nghênh ngang, hai
cánh tay khuỳnh ra chống nạnh, nhìn người dân không được nửa con mắt, ý kiến
góp ý của 'đồng chí' và nhân dân cứ bị coi như dế gáy, ve kêu:
Chức ông lớn, ghế ông cao
Tưởng mình chẳng khác vi sao trên trời
Đi đâu phải có lời mời
Đến đâu cũng thấy rực trời cờ hoa
Đi theo cả đám lâu la
Mâm cao, cỗ hậu lại quà trao tay
Nhậu say, lời nói càng sai
Lúc nào cũng thấy "tương lai tuyệt vời"..
Chức ông lớn, ghế ông cao
Tưởng mình chẳng khác vi sao trên trời
Đi đâu phải có lời mời
Đến đâu cũng thấy rực trời cờ hoa
Đi theo cả đám lâu la
Mâm cao, cỗ hậu lại quà trao tay
Nhậu say, lời nói càng sai
Lúc nào cũng thấy "tương lai tuyệt vời"..
Hoặc là:
Bộ phán rồi bộ vội về
Nhân dân chịu đủ mọi bề oan khiên….
Đừng có đổ vấy cho "thế
lực thù địch" nào để che đậy những xấu xa, mục ruỗng ngay trọng nội tại cơ
thể đảng. Quan liêu, tham nhũng, hủ hóa là sự "tự diễn biến" làm mất
hẳn niềm tin, uy thế lãnh đạo của một đảng cầm quyền. Khi đi tiếp xúc với dân
thì nhũn nhặn, hứa hão để lấy lòng, xin phiếu. Khi được dân bầu lên, có ghế cao
chức lớn thì quay lại đè dầu cưỡi cổ dân lành. Hỏi có còn cái thứ đạo đức nào
dơ dáy hơn không? Tự thả lỏng cho mình, khắt khe với người khác cũng là sự ích
kỷ quá đáng. Thiệt thòi và bất lợi cho người lãnh đạo là bị người dân sợ tiếp
xúc, người dân xa lánh và nhất là không nghe được những lời nói thẳng, nói thật
từ miệng người dân. Khi khoảng cách chưa bị triệt tiêu, sự xa lánh, né tránh
còn đầy tâm tư, người dân còn phải “tỏ thái độ” thì không ai muốn nói, và càng
không nói thật. Nếu như ý kiến đã phát biểu, lãnh đạo nghe hết, nhưng nghe rồi
để đó, không làm, thì chẳng ai muốn nói. Khi người ta không tin, thì có gặng
hỏi người ta cũng không nói. Bởi vì: “Nói ra làm gì, chẳng đi đến đâu, mất công
lại thêm bị để ý, bị thù oán…” Cho nên, tổ chức đối thoại phải đi vào
thực chất, phải có hiệu quả, nếu không thì coi như chỉ là thứ hình thức, mị
dân, lừa dối dân. Cũng vì thế, văn hóa đối thoại là phải biết lắng nghe, phải
chống bệnh bảo thủ, phải thực sự khiêm tốn, cầu thị và cái gì đã hứa thì phải
làm.
Thực trạng giảm uy tín của Đảng
lãnh đạo đối với nhân dân đã rõ, nhưng không thể không có lối ra. Trong bất kỳ
khó khăn nào, khi có dân ủng hộ nhiệt tình, Đảng ta đều có thêm sức mạnh nội
tại của lòng dân để vượt qua. Thế nên, cần nhắc lại một đúc kết đã thành chân
lý: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu / Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.Vững tin
ở sức mạnh toàn dân, biết coi trọng “dân là gốc, cách mạng là sự nghiệp của
nhân dân”, thực sự biết dựa vào dân, việc gì dù gian khó đến mấy cũng hoàn
thành. Chỉ có những kẻ đã mất chất Cộng sản, phản bội các nguyên tắc điều lệ
Đảng, đi ngược lại lý tưởng, tự cho mình cái quyền đứng trên thiên hạ, gây thù
chuốc oán cho dân, bị dân khinh thường mới sợ phải đối thoại với nhân dân.
BVBNHẬN DIỆN TỆ ĐỘC ĐOÁN VÀ CHUYÊN QUYỀN
·
MẠNH MINH TÂM
…Hiện nay một thực trạng khá phổ biến là có không ít
hiện tượng cán bộ các cấp lợi dụng chức quyền để làm những điều sai trái, dẫn
đến tệ độc đoán và chuyên quyền. Độc đoán là tự mình quyết đoán mọi việc, không
thèm nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Chuyên quyền là thâu tóm mọi quyền
hành, tự cho mình có quyền muốn làm gì thì làm, bất chấp tổ chức. Độc đoán và
chuyên quyền thường đi đôi với nhau như hình với bóng, cái này vừa là nhân, vừa
là quả của cái kia.
Cán bộ nào cũng vậy, khi được Đảng và Nhà nước giao
cho một chức vụ nào đó thì đồng thời cũng dành cho họ những quyền hạn cần thiết
để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đối với cán bộ phụ trách một địa phương, đơn
vị có quyền ban hành các quyết định, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó,
lựa chọn người cộng sự, đề bạt, khen thưởng, tuyển dụng hoặc xử lý kỷ luật cán
bộ, nhân viên dưới quyền theo quy định của pháp luật, v.v… thiếu các quyền đó
thì người phụ trách khó mà đảm đương được nhiệm vụ của mình. Một người lãnh
đạo, phụ trách được coi là công minh chính trực là người biết lắng nghe đầy đủ
ý kiến của những người cộng sự, cân nhắc các phương án khác nhau để có những
lựa chọn, quyết đoán sáng suốt và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Như vậy, chức và quyền đi đôi với nhau, hổ trợ cho
nhau. Quyền giúplàm tròn chức vụ, chức vụ bảo đảm pháp lý cho quyền. Quyền với
nội dung chân chính của nó là một thứ vũ khí của người cán bộ cách mạng. Quyền
đảm bảo hiệu lực công tác giữ vững nguyên tắc, kỷ cương trong nội bộ Đảng và
Nhà nước. Nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý có cơ sở pháp lý để thực
thi nhiệm vụ, chủ động đứng mũi chịu sào để giải quuyết những vấn đề thuộc phạm
vi trách nhiệm, công tác của mình.Vì vậy, đối với cán bộ lãnh đạo phụ trách nắm
vững quyền và trách nhiệm là điều cần thiết. Buông lỏng quyền được giao là trốn
tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay một thực trạng khá
phổ biến là có không ít hiện tượng cán bộ các cấp lợi dụng chức quyền để làm
những điều sai trái, dẫn đến tệ độc đoán và chuyên quyền. Độc đoán là tự mình
quyết đoán mọi việc, không thèm nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Chuyên
quyền là thâu tóm mọi quyền hành, tự cho mình có quyền muốn làm gì thì làm, bất
chấp tổ chức. Độc đoán và chuyên quyền thường đi đôi với nhau như hình với
bóng, cái này vừa là nhân, vừa là quả của cái kia.
Chúng ta hãy xem sự phát triển và diễn biến của tệ độc
đoán chuyên quyền.
Khi một cán bộ nào đó được giao một chức vụ mới, thường trong thời gian đầu anh ta vẫn giữ được tính khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến những người chung quanh, biết tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng đến một lúc nào đó, anh ta thấy rằng mình được những người chung quanh vì nể, thậm chí nịnh hót, bợ đỡ vì mình có quyền. Và như vậy anh ta thấy rằng có thể sử dụng quyền đó để làm những điều có lợi cho bản thân, gia đình mình thay vì sử dụng quyền đó vì lợi ích tập thể cơ quan, đơn vị. Từ đó, nếu không giữ được mình, thiếu sự kiểm tra của tập thể, anh ta bắt đầu thâu tóm và kiếm chác bằng chức quyền của mình. Sau những đợt làm thử bằng những việc sai trái dễ được nguỵ trang như: Buộc cấp dưới phải răm rắp làm theo ý mình, cô lập những kẻ tỏ ra “bướng bỉnh”, “ban ơn” cho những kẻ cùng “cánh hẩu” với mình, lạm dụng tiêu chuẩn đãi ngộ về vật chất… lâu dần thấy trót lọt, “ngon ăn”, cứ thế mà trượt dài trên con đường sai lầm. Và nhiều hành động sai trái nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra. Chẳng hạn khi đề ra kế hoạch công tác thường xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, coi thường chủ trương, chính sách của Đảng, phớt lờ ý kiến của những người cộng sự. Trong việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, thì vin vào quyền chủ động, sáng tạo của địa phương, coi thường sự chỉ đạo của cấp trên. Thậm chí có lúc còn coi địa phương, đơn vị mhình phụ trách như là một “giang sơn” riêng.
Khi một cán bộ nào đó được giao một chức vụ mới, thường trong thời gian đầu anh ta vẫn giữ được tính khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến những người chung quanh, biết tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng đến một lúc nào đó, anh ta thấy rằng mình được những người chung quanh vì nể, thậm chí nịnh hót, bợ đỡ vì mình có quyền. Và như vậy anh ta thấy rằng có thể sử dụng quyền đó để làm những điều có lợi cho bản thân, gia đình mình thay vì sử dụng quyền đó vì lợi ích tập thể cơ quan, đơn vị. Từ đó, nếu không giữ được mình, thiếu sự kiểm tra của tập thể, anh ta bắt đầu thâu tóm và kiếm chác bằng chức quyền của mình. Sau những đợt làm thử bằng những việc sai trái dễ được nguỵ trang như: Buộc cấp dưới phải răm rắp làm theo ý mình, cô lập những kẻ tỏ ra “bướng bỉnh”, “ban ơn” cho những kẻ cùng “cánh hẩu” với mình, lạm dụng tiêu chuẩn đãi ngộ về vật chất… lâu dần thấy trót lọt, “ngon ăn”, cứ thế mà trượt dài trên con đường sai lầm. Và nhiều hành động sai trái nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra. Chẳng hạn khi đề ra kế hoạch công tác thường xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, coi thường chủ trương, chính sách của Đảng, phớt lờ ý kiến của những người cộng sự. Trong việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, thì vin vào quyền chủ động, sáng tạo của địa phương, coi thường sự chỉ đạo của cấp trên. Thậm chí có lúc còn coi địa phương, đơn vị mhình phụ trách như là một “giang sơn” riêng.
Trong công tác
thì dùng mệnh lệnh, cưỡng bức hơn thuyết phục, cho ý kkiến của mình là chân lý
tuyệt đối; coi người cộng sự như là kẻ tay sai, dung dưỡng những kẻ nịnh hót,
bợ đỡ; đưa tay chân, bậu xậu của mình vào những cương vị công tác chủ chốt
trong cơ quan, đơn vị để vây cánh, dễ bề lũng đoạn tổ chức. Đồng thời tìm mọi
cách để bưng bít sự thật, bao che cho những hành động tiêu cực; cô lập những
người chính trực, trù úm những ai có ý thức đấu tranh chống lại. Thế là anh ta
tự biến mình thành một con người khác với mọi người, thành một thứ người mà
sinh thời Bác Hồ đã từng phát hoạ chân dung và lên án một cách nghiêm khắc: “
Khi phụ trách một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch,
hoạnh hoẹ.
Đối với cấp trên thì coi thường, đối với cấp dưới thì
độc quyền lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ quan cách, làm cho quần chúng sợ
hãi. Cái đầu “ông tướng” “bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ…”
Tệ độc đoán chuyên quyền do nhiều nguyên nhân. Có
người do tự cao tự đại, đặt mình cao hơn những người chung quanh; có người do
đầu óc gia trưởng, dựa vào chút công lao, lên mặt cha chú đối với những người
cộng sự; có người do động cơ xấu, muốn lợi dụng quyền hành để thực hiện những
mưu toan cá nhân…Bất kỳ nguyên nhân nào, độc đoán chuyên quyền cũng là một tội
lớn. Vì nó gây những tác hại, những tổn thất nghiêm trọng cho bộ máy của Đảng
và Nhà nước. Nơi nào có tệ độc đoán chuyên quyền thì ở đó tính chủ động, sáng
tạo và năng lực của cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kìm hãm, họ thường sợ
sệt, không dám phê bình người phụ trách, hoặc nể nang e dè, bỏ qua cho xong
chuyện khuyết điểm của cơ quan, đơn vị nhất là của người phụ trách. Ở đó, quyền
làm chủ của tập thể chỉ là hình thức, tiếng nói của những người tích cực dám
thẳng thắng đấu tranh thường bị xem là “tiêu cực”.
Thực tế cho thấy, để che giấu tội lỗi, những kẻ độc
đoán chuyên quyền thường không từ một thủ đoạn nham hiểm, xảo trá nào. Họ giữ
quyền bằng cách tìm những chiếc ô che, cho nên họ rất khéo bợ đỡ, nịnh hót cấp
trên. Họ dùng quyền để giữ quyền. Vì vậy họ ngày càng độc đoán, càng tàn nhẫn.
Họ giữ quyền bằng vây cánh, bằng cách lừa bịp quần chúng, khéo mị dân.
Để phòng ngừa và khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền ở
các cấp, các ngành thì có nhiều việc phải làm đồng bộ: Tăng cường công tác giáo
dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên; Phát huy dân chủ nội bộ, đề cao tự phê bình
và phê bình; đẩy mạnh công tác kiểm tra của Đảng; xử lý kịp thời và nghiêm minh
những kẻ độc đoán, chuyên quyền…Cùng với những công việc đó, phải không ngững
cải tiến công tác tổ chức, xây dựng và chỉnh đốn nội bộ đảng, xây dựng và hoàn
thiện quy chế làm việc ở từng cấp, từng ngành; xác định trách nhiệm của từng tổ
chức và cá nhân một cách rõ ràng, rành mạch.
Một tổ chức, bộ máy mạnh, hợp lý, với những quy định
rõ ràng về chức trách, ngguyên tắc và lề lối làm việc sẽ có tác dụng không nhỏ
trong việc phòng ngừa và kiềm chế tệ độc đoán, chuyên quyền. Vấn đề đặc biệt lưu
ý là phải coi trọng phát huy quyền làm chủ và lắng nghe ý kiến của quần chúng.
Với sự nhạy cảm rất tài tình của quần chúng, chúng ta dễ dàng nhận diện “chân
tướng” của những biểu hiện độc đoán chuyên quyền mà lên án, gạt bỏ những kẻ lợi
dụng chức quyền để thoả mãn những dục vọng, những mưu toan vì lợi ích cá nhân
để không ngừng xây dựng tổ chức, bộ máy của Đảng và Nhà nước ngày càng trong
sạch vững mạnh.
M.M.T
Ba vấn đề của đất đai
(DĐDN) - Trên số báo 97 ra ngày 4/12, DĐDN có bài viết “bàn về quyền thu hồi đất” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện. Đồng tình với quan điểm trên TS. Nguyễn Văn Tài cũng nhấn mạnh:
Việc bồi
thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất cũng phải coi đất đai với đầy đủ vai
trò của nó, vừa là tài nguyên quốc gia, vừa là tài sản của người sử dụng đất, vừa
là tư liệu sản xuất tạo thu nhập và sinh kế cho người sử dụng đất, vừa là môi
trường để con người sinh sống, ăn ở, cơ chế phải khác với việc chỉ coi đất đai
là tài sản như hiện nay. Do đó, vấn đề chúng ta quan tâm sẽ là:
Thứ nhất,
hướng dẫn về Luật Đất đai cần xem xét bồi thường về đất không chỉ với tư cách
là tài sản mà còn là tài nguyên và tư liệu sản xuất. Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn
giữ nguyên tắc khi Nhà nước lấy đất thì bồi thường bằng đất cùng loại, nếu
không có đất cùng loại thì bồi thường bằng tiền với giá trị tương đương. Cách
tiếp cận này xuất phát từ quan niệm đơn giản coi đất đai là tài sản có thể được
trả thay bằng tiền bồi thường để mua được một thửa đất tương đương.
Trên thực
tế, ngoài ý nghĩa là tài sản, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản
xuất và nguồn sống của con người. Vì đất là tư liệu sản xuất của người bị thu hồi
đất nên nhà đầu tư ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi
thường về thu nhập, sinh kế cho người mất đất. Nếu chỉ là khoản hỗ trợ trong một
thời gian nhất định thì coi như đã phó mặc việc tìm sinh kế mới cho người mất đất.
Do đó, thay vì phó mặc gánh nặng hỗ trợ đào tạo nghề đối với người mất đất cho
nhà nước, nhà đầu tư cần phải được yêu cầu cùng bàn bạc với người mất đất về cơ
hội tìm sinh kế mới cho họ; đồng thời, nhà đầu tư phải chi trả cho người mất đất
một khoản tiền tương ứng với mức thu từ sử dụng đất trước đây cho tới khi người
bị mất đất có nguồn thu nhập mới và theo nguyên tắc, càng để lâu, chi phí bồi
thường càng lớn để bắt buộc nhà đầu tư không thể trì hoãn. Theo nguyên tắc này,
nhà đầu tư cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng đất đai trong bài toán đầu tư để chi phí
ít nhất, chính quyền địa phương cũng khó đánh đổi mọi giá cho sự phát triển, như
vậy chắc chắn sẽ giảm được tham nhũng từ đất đai và bảo vệ được nguồn lực đất
đai.
Thứ hai,
cần đa dạng hóa hình thức bồi thường trên cơ sở nâng cao đồng thuận xã hội.
Hình thức bồi thường theo pháp luật hiện hành thiếu sự đồng thuận của người dân
đang dẫn đến khiếu kiện về đất đai ngày càng nhiều. Trên thế giới, hầu hết các
nước có nhiều phương thức bồi thường linh hoạt để đạt được sự đồng thuận xã hội
cao. Hai cơ chế điển hình là “chia sẻ lợi ích” và “góp đất, điều chỉnh lại đất
đai” thường được áp dụng. Theo đó, để tạo nguồn vốn phát triển cho địa phương,
tạo quan hệ đối tác dài hạn giữa nhà đầu tư và cộng đồng dân cư địa phương, các
nước thường áp dụng cơ chế “chia sẻ lợi ích”. Hình thức chia sẻ gồm: giảm giá
cung ứng điện, nước cho dân cư địa phương; chuyển một phần nguồn thu ngân sách
nhà nước cho chính quyền địa phương và chia sẻ nguồn thu cho những người bị ảnh
hưởng; chính quyền địa phương được bình đẳng với chủ đầu tư tham gia vào các
quyết định vận hành dự án; tạo điều kiện cho địa phương để phát triển hạ tầng,
đào tạo nghề, tạo việc làm mới trong khu vực phi nông nghiệp; địa phương được
thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ dự án; khôi phục và phát triển đời sống
của cư dân địa phương; đóng góp cho phát triển hạ tầng cho cộng đồng địa phương…
Do vậy, hướng dẫn mới cho Luật Đất đai cần tiếp nhận cơ chế “chia sẻ lợi ích” để
áp dụng vào phương thức bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi triển khai các dự
án khai thác tài nguyên thiên nhiên như thủy điện, khai khoáng…
Thứ ba,
nâng cao sự đồng thuận của người dân đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư. Để phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan có thẩm quyền
đưa ra phù hợp, nhận được sự đồng thuận của người dân; bảo đảm việc hỗ trợ được
khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định, cần bổ sung nguyên
tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau: “Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư được phê duyệt khi đạt được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người
tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cư địa phương.
TS Nguyễn
Văn Tài
Viện trưởng, Viện Chiến lược,
Chính sách TN – MT, Bộ TN- MT
Viện trưởng, Viện Chiến lược,
Chính sách TN – MT, Bộ TN- MT
“Các bác nhìn Bộ trưởng Y tế có khổ không” và căn bệnh “ngồi không đúng chỗ”Enter a post title
Vương Trí Dũng
Theo Vnexpress,
ngày 7/12, trong cuộc tiếp xúc của Tổng bí thư với cử tri hai quận Ba
Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội), ông Nguyễn Phú Trọng có nói:
“Các
bác nhìn Bộ trưởng Y tế có khổ không? Rất là đau khổ, buồn rười rượi.
Có nhiều cái nằm ngoài tính toán, những việc rất đau đầu không đáng có”.
Đọc mấy câu trên, nghĩ đến “tầm” của người đứng đầu đất nước mà khóc ra máu mắt.
Thưa ông Tổng bí thư:
- Nói đến buồn và đau khổ thì gia đình nạn nhận vụ Cát Tường, các bà mẹ có con chết oan vì tiêm nhầm thuốc, gia đình hàng ngàn bệnh nhân bị chẩn đoán sai và không được điều trị kịp thời mà chết oan - còn đau khổ bội phần hơn khuôn mặt bà Bộ trưởng Y tế.
- “Có nhiều cái nằm ngoài tính toán” - ông lại nhầm. Thực trạng tồi tệ của nghành Y tế nói riêng, và toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, là hệ quả trực tiếp của một đội ngũ cán bộ lãnh đạo yếu kém. Chính bởi họ không tính toán được nên đã gây ra hàng triệu “việc rất đau đầu không đáng có”- như ông nói.
Xót xa
triệu lần hơn vẻ đau khổ của bà Bộ trưởng Y tế là sự tụt
hậu toàn diện của ngành Y tế nước ta so với các nước khác,
mang tai họa và thiệt thòi đến cho tất cả 90 triệu đồng bào
cả nước.
- Nếu bà Bộ trưởng Y tế “rất là đau khổ” như vậy, tại sao bà không từ chức để thôi phải đau khổ. Từ chức, bà sẽ không phải gánh trách nhiệm ngoài khả năng tính toán của bà, có phải sẽ khỏe cho bà và có tốt cho quốc gia hơn không!
- Tại họa của đất nước hiện nay là do căn bệnh “Ngồi không đúng chỗ”. Mà nguyên nhân dẫn đến căn bệnh “Ngồi không đúng chỗ” là thể chế bổ nhiệm cán bộ phi dân chủ.
Không
chỉ riêng trong ngành Y tế, vụ án oan của ông Nguyễn Thanh
Chấn, vụ Vinashin, vụ Vinalines và hàng ngàn vụ tham nhũng đang
phá hoại nền kinh tế quốc dân - tất cả là do đội ngũ cán bộ
yếu kém gây ra.
Thưa ông Tổng bí thư:
Dường
như ông hay cảm thông. Nhưng lãnh đạo đất nước phải dựa trên
tài năng và theo luật pháp chứ không nhờ vào sự cảm thông.
Chừng
nào chưa có một thể chế dân chủ đích thực với phương thức bầu
cử tự do khoa học, thì chừng đó không chỉ khuôn mặt bà Bộ
trưởng Y tế “buồn rười rượi”, mà tất cả 90 triệu đồng bào sẽ khóc hết nước mắt.
Tất
cả các ông lãnh đạo cao nhất hiện nay, trong đó có ông Tổng
bí thư, hãy tự hỏi bản thân rằng, “Mình có ngồi đúng chỗ hay
không”? Nếu không ngồi đúng chỗ thì xin các ông hãy từ chức
cho.
Được như vậy thật phúc đức cho các đời con cháu.
V.T.D.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Tương lai bất ngờ
Christoph Hein/Udo SchmidtPhan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”
Mong ước của người dân
Soe Wie bán DVD ở cạnh Anawyadar Road
trong nội thành Rangoon. Nghe có vẻ hết sức bình thường – nhưng trong
Myanmar của những cải cách chính trị thì còn chưa được lâu. Vì người đàn
ông hai mươi chín tuổi đó chất hàng chồng bản sao lậu “The Lady” của
Luc Besson lên trên quầy hàng của anh ấy ở ven đường, cuốn phim về người
nữ lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi.
Các bản sao đó có giá năm trăm kyat, độ
chừng năm mươi euro cent, rõ ràng là một cái giá có thể chấp nhận được,
vì người bán hàng trẻ tuổi trên đường phố này bán được tròn bốn trăm cái
DVD trong một ngày, theo như anh ấy nói. Hẳn cũng vì nội dung của những
cái đĩa bạc đấy. Người dân trong Rangoon muốn có Aung San Suu Kyi, họ
tôn sùng người nhận Giải Nobel Hòa bình và con gái của vị anh hùng giành
độc lập Tướng Aung San đó. Có thể họ cũng trả một ngàn kyat cho một bản
sao. Soe Wie có thể kiếm thêm nhiều tiền nữa.
“Không, tôi
không hề muốn điều đó”, anh quả quyết, “tôi chỉ làm việc này cho Aung
San Suu Kyi, tiền chỉ đóng một vai trò phụ mà thôi.” Chắc chắn là một
vai phụ hết sức dễ chịu, vì Soe Wie với những cuốn phim của anh trong
một ngày kiếm được nhiều hơn là một người thầy giáo hay một nhà báo
trong cả một tháng.
Soe Wie không đơn độc với ý tưởng buôn
bán của anh ấy: huy hiệu đeo áo, áp phích đủ loại với Aung San Suu Kyi
như là “Covergirl” – người phụ nữ đứng ở tiền tuyến của phong trào dân
chủ là món hàng bán chạy.
“Thật là tốt, khi Daw Suu – ‘bà Suu kính
mến’, như bà ấy được nhiều người ở đây gọi như thế – ngồi ở trong Quốc
Hội”, con người hai mươi chín tuổi này nói, người trong lúc đó lại nhanh
chóng bán thêm được một cái DVD nữa, “nhưng hoàn cảnh sống của tôi
không được cải thiện qua đó.” Nó chắc sẽ được cải thiện nhiều hơn qua số
tiền dành dụm mà Soe Wie sẽ tích lũy được, nếu như anh vẫn còn tiếp tục
bán DVD thêm một vài tuần hay vài tháng nữa.
Nhưng cả những người thật sự không có tài
sản gì cũng phản ứng tương tự. Như Nae Mae Weh ở quầy hàng chợ của cô
ấy trong Dala, tỉnh cực nghèo ở bên kia sông, đối diện với Rangoon. Thật
ra thì đấy không phải là một quầy hàng, nó là một mảnh vải đầy vết dơ
nằm trên mặt đất. Trên đó là cá khô, trong cái nóng nực thì đúng là một
thách thức cho khứu giác.
Tất nhiên là Nae Mae Weh có biết Aung San
Suu Kyi. “Vâng”, cô nói, “tôi rất kính trọng bà nữ lãnh tụ đối lập”,
nhưng việc Lady có thể cải thiện cuộc sống cá nhân của cô, điều đấy thì
cô không cho là như thế. Cuộc sống cá nhân của cô nhất định phải được
cải thiện, điều đó thì cô biết, người phụ nữ bán cá trên cái chợ dơ bẩn
của tỉnh nhỏ Dala, cách Rangoon chưa tới hai mươi kilômét nhưng nằm
trong một thế giới hoàn toàn khác. Cô biết, và cô cũng nói điều đấy ra.
“Tôi hầu như không thể sống được với số tiền kiếm được ở đây”, người phụ
nữ không không rõ tuổi tác nói, mù một con mắt từ một cơn bệnh khi còn
bé, “tôi nói chung là chỉ sống được qua ngày vì anh tôi thường hay nhét
thêm ít tiền cho tôi.” Và về mặt sức khỏe thì cô cũng không được tốt,
vào buổi trưa, cô thu lại tấm vải với cá không bán được, cô không còn
sức để mà bán tiếp nữa.
Cả ở đây trong Dala cũng có một cái gì đó
có thể nhận rõ được. Nae Mae Weh và những người buôn bán khác ở chợ nói
chung là sẵn sàng phát biểu ý kiến của mình, tin tưởng một con người xa
lạ. Điều đấy hoàn toàn không phải là tự nhiên sau năm mươi năm độc tài.
Không một ai ở đây đã hưởng được sự tự do ngôn luận trong cuộc đời của
họ. Điều đấy cũng giải thích cho cách diễn đạt “kính trọng Aung San Suu
Kyi”. Tuyên bố kính trọng biểu tượng bất khuất của phe đối lập, điều đấy
thì đã được phép lâu rồi, ngay cả khi không được thích nhìn thấy và
nghe thấy, chỉ là người ta không được phép nói về sự ủng hộ, nếu không
thì sẽ bị trừng phạt.
Có thể đến Dala, tỉnh lỵ trong đồng bằng
sông Irrawaddy, bằng chiếc phà qua lại đều đặn, trong giờ cao điểm quá
tải rất nhiều. Người ta mời mua bánh kẹo trên con tàu gỉ sét đó, mì sợi
khô làm thức ăn cho những con chim hải âu bay theo tàu – một món hàng
thân ái vô lý và thương yêu thú vật trong lúc bản thân còn nghèo khổ –,
và tất nhiên là ở đây cũng có bán mọi thứ mà người có thể nghĩ ra được
để tôn sùng phong trào dân chủ.
Nhưng vẫn còn chưa có cầu qua sông, vì
thế mà các thế giới ở đây không hòa nhập vào nhau. Vì thế mà người dân
đô thị của Rangoon và người dân tỉnh lẻ Dala khác nhau và có thể dễ dàng
phân biệt được với nhau đến như thế. Nhưng có một điều mà người trong
Dala đi trước người trong Rangoon. Họ được phép chạy xe gắn máy và mô
tô, nếu như họ có khả năng. Ít nhất thì có thể mua một chỗ ngồi trên yên
của một chiếc xe ôm. Chính trong Rangoon thì xe gắn máy và mô tô đã bị
cấm từ lâu vì sợ những kẻ khủng bố, sợ những vật nổ được quẳng đi từ
chiếc xe hai bánh chạy lạch cạch ngang qua. Cái khiến cho những người từ
Phương Tây đến thăm thành phố sáu triệu dân này vui mừng thì lại không
phải là thú vui cho những người đi làm hàng ngày.
Thao Thin đi xe đạp và vẫn như thế. Trên
một con đường phụ bên cạnh ngôi chợ lớn dành cho du khách, anh đứng với
chiếc xe đạp của anh, ở trên yên chở hàng có cột chặt một cái lồng chim
to, và chờ khách hàng. Những người này mua ba con chim của anh với giá
một ngàn kyat, tròn một euro, chỉ để thả tự do cho chúng ngay tại chỗ.
“Điều đấy mang lại may mắn”, Thao Thin nói, “và với một ít tiền như thế
thì lúc nào cũng đáng giá cả.” Ba lần may mắn cho một ngàn kyat, ngay
trong Myanmar cũng đã là một tỷ giá tốt rồi – và trong lúc đó thì Thao
Thin chẳng phải mất tiền. Những con chim nhỏ màu nâu đỏ đã được thuần
phục sau khi bay một vòng thoải mái dưới ánh nắng mặt trời của Rangoon
sẽ lại quay trở về lồng của chúng. Chúng là cái tương xứng ở Đông Nam Á
cho con chim bồ câu đưa thư ở Đức. Công việc kinh doanh của Thao Thin
không phụ thuộc vào mùa trong năm và dân chủ, ít nhất thì anh hy vọng là
như thế. “May mắn”, anh nói, “cái đấy thì lúc nào cũng cần cả.”
Đứng cách đó chưa đến một trăm mét đường
chim bay là Ko Shwe Htaay trong một gian phòng trưng bày nhỏ trước bức
tranh mà ông thích nhất. Ko Shwe Htaay Maung lâu nay đã là một nhà nghệ
sĩ trong Myanmar và tất nhiên là đã tự sáng tác lấy tác phẩm nghệ thuật
mà ông thích nhất. Nó thể hiện một bức tường có nhiều ổ cắm điện, dây
điện kéo lộn xộn trên lớp vữa, đến những cái bóng đèn tròn mà trong số
đó có cái sáng, cái không. Một lồng cầu thang đặc trưng trong Rangoon,
có lẽ hơi ít nấm mốc một chút, người xem tranh ít hiểu biết nghĩ như
thế. Chính người nghệ sĩ thì lại nhìn nó khác đi. Đối với ông ấy thì đó
là những kết nối của cuộc sống, những cái không bao giờ được phép ngắt
quảng, để có thể vẫn là con người.
Bức tranh làm đẹp cho trang bìa quyển
danh mục triển lãm của Myanmar Traditional Artists and Artisans
Organisation – và người ta cho rằng nó có giá tới ba ngàn dollar Mỹ. Ko
Shwe Htaay Maung, người nghệ sĩ với mái tóc thưa và rõ ràng là đã ở
trong nửa sau của cuộc đời, phản ứng với thị trường đang thay đổi bằng
cách đó. Ông muốn cuối cùng thì cũng có một lần kiếm được tiền, với cái
mà ông có khả năng và với cái mà ông làm ra. Và cho tới nay thì ông đã
làm được nhiều. Triển lãm có quy mô rộng lớn, rộng lớn như sự yên lặng
mà ông vẽ tranh ở trong đó. Điều đấy luôn phụ thuộc vào tâm trạng của
ông. Và phần lớn các bức trang tâm trạng đó có giá từ ba trăm cho tới
năm trăm dollar Mỹ.
Nhưng điều mà ông chờ đợi trước hết là
bắt đầu từ bây giờ có thể làm việc mà không bị kiểm duyệt. “Trong những
thập niên vừa qua thì điều đó là không thể”, ông nói, và chỉ đến một bức
tranh thành phố khổ lớn. Giữa những ngôi nhà ở ven đường Rangoon luôn
có các chai bia Myanmar to như một ngôi nhà đứng đó. Cách phê phán sự
tiêu thụ của Ko Shwe Htaay Maung và hẳn không phải là bức tranh thành
công nhất của ông. Nhưng cả một thời gian dài nó là một bức tranh bị
cấm, và vì thế mà ngày nay là bức tranh được người nghệ sĩ rất yêu quý.
Tranh bị cấm, ảnh chụp bị cấm một thời
gian dài cũng là cái khiến cho người mua chú ý đến những tờ báo của U
Tchai, những cái mà anh ấy trải ra ở ven đường. Thật ra thì các tờ báo
của anh ấy không còn đáng giá của chúng nữa. Chúng cũ cả tuần rồi,
chuyện đã qua rồi, yesterday papers. Ai mà còn muốn trả tiền cho
chúng nữa chứ? Trong Rangoon thì tương đối có nhiều người muốn thế. Vì
báo của tuần rồi rẻ tiền, hai trăm kyat so với năm trăm kyat cho số mới
ra. Và một tờ nhật báo của tuần trước thì lúc nào cũng còn tốt hơn rất
nhiều khi so với những gì có thể đọc lúc trước đây, cho tới trước đây
hai năm, trong Myanmar của các nhà độc tài. Có thể nhìn thấy ảnh chụp
Aung San Suu Kyi cũng như những bức ảnh của một phóng viên ảnh ở miền
Bắc của đất nước này, người có mang máy chụp ảnh cuả mình đi theo cùng
khi cảnh sát dùng bạo lực dã man để giải tán một trại biểu tình của
những người nông dân, cái mà những người này muốn dùng để nhận được tiền
bồi thường cho đất bị tịch thu. Không còn gì là bí mật nữa cả. Hai trăm
kyat, nếu tin tức cũ đã một tuần rồi, chỉ một trăm khi số ra trước đây
hai tuần là đã đủ.
U Tchai hài lòng với việc kinh doanh và
cuộc sống của anh ấy. Hài lòng tới mức hầu như anh không biết diễn đạt
một ước muốn nào cho tương lai. Nhưng rồi thì vẫn có một điều mà anh
quan tâm đến: “Chẳng bao lâu nữa ngày nào cũng có báo, không chỉ một lần
trong tuần. Tôi hồi hộp không biết điều đấy có ảnh hưởng như thế nào
đến công việc làm ăn của tôi. Thế thì tôi có thêm được rất nhiều sự lựa
chọn.”
Đường xá thật là xấu trong tỉnh Dala gần
Rangoon. Ở Bagan, cách Rangoon nhiều trăm kilômét, ở đấy, nơi có nhiều
ngôi chùa có cho tới cả ngàn năm tuổi nằm trên nhiều kilômét vuông,
những cái về phần chúng lại chứa hàng ngàn tượng Phật, một phần còn
không có đường nữa. Chỉ có những con lộ bằng cát hay bùn lầy đầy bụi.
Tùy theo mùa trong năm. Mặc dù Bagan ngay trong thời của chế độ độc tài
đã là điểm thu hút chính cho con số ít khách du lịch, những người mang
lại danh dự cho đất nước bị nô dịch đó với lần đến thăm. Và mặc dù Bagan
bây giờ chắc chắn sẽ bùng nổ trở thành một điểm nóng cho khách du lịch.
Nhưng vẫn còn tương đối yên tịnh trong Bagan, Win Nih Tu Tu vẫn còn có
thời gian tán gẫu về cuộc sống của ông trong cửa hàng của anh ấy. Win
Nih Tu Tu là thế hệ thứ năm bán lacquerware, những cái hộp, đĩa,
cốc sơn mài. Không đơn giản là chỉ sơn lên, mà được phủ có cho tới hai
mươi lăm lớp sơn trong một phương pháp thủ công nhiều tốn kém. Ông của
Win Nih Tu Tu đã được giới thiệu trong National Geographic năm
1972, một tạp chí với những loạt ảnh tuyệt vời. Lúc đấy, ngay trong
những thời kỳ tồi tệ nhất của nền độc tài, việc này đã khiến cho anh tin
rằng kinh doanh với lacquerware là có tương lai. Win Nih Tu Tu đã bọc
nhựa số xuất bản đó của tờ tạp chí đặt trong cửa hàng của ông. Để chỉ
cho xem. Để hãnh diện. Nếu như số đông người mua chẳng bao lâu nữa sẽ
tràn đến đây, thì rồi những tờ giấy rõ ràng là đã hư hại đấy chẳng mấy
chốc nữa sẽ không còn tồn tại.
Vật liệu cơ bản cho các tác phẩm sơn mài
nghệ thuật trong cửa hàng của Win Nih Tu Tu là tre. Để có độ cứng phải
cần thật nhiều lớp sơn. “Chỉ từ hai mươi lớp sơn trở lên thì ví dụ như
một cái đĩa mới có thể bền được, tới mức người ta có thể dễ dàng sử dụng
và rửa nó mà nó không bị vỡ”, người nghệ nhân thủ công gầy gò nói, vừa
ăn mừng sinh nhật thứ bốn mươi của ông. Sơn, ông còn giải thích, được
cung cấp chỉ từ vùng xung quanh Inle Lake. Inle Lake là một cái hồ cách
Mandalay không xa, thị trấn ngay sau Bagan, hẳn sẽ thu hút khách du lịch
thật đông.
Các thị trấn quanh Inle Lake thật sự là
được xây trên nước. Những ngôi nhà đứng trên cột trong hồ nước cạn,
người dân làng chỉ đi lại bằng ghe chèo. Họ cũng ra vườn của họ với
những chiếc ghe đó, để làm đồng. Cây cỏ ở đây mọc trên những luống đất
hẹp, ở giữa đó là những con kênh đào nhỏ cho các nhà nông đi lại trên
nước. Và cả người ta đi làm cũng bằng ghe. Như đi đến xưởng dệt, cái
quảng cáo rằng sẽ ảo thuật khăn quàng cổ ra không chỉ từ sợi tơ và còn
từ sợi sen nữa. Nae Weh Ah là giám đốc. Ông hy vọng nhiều vào tương lai
gần đây. “Nếu như khách hàng của chúng tôi chẳng bao lâu nữa có thể trả
bằng thẻ tín dụng thì công việc kinh doanh của chúng tôi sẽ tốt hơn
nhiều”, ông lạc quan cho rằng như thế. Có thể là ông đúng. Khăn quàng và
áo sơ mi có giá tính ra từ ba mươi đến một trăm euro. Những số tiền đó
ít đập vào mắt hơn như nếu thanh toán bằng thẻ.
Cả vùng xung quanh Inle Lake sống nhờ vào
du lịch. “Chắc chắn có hai ngàn người phụ thuộc vào du lịch”, Khun Htun
Oo nói; “và thêm vào đó là nhiều người kiếm tiền bằng cách bán thứ gì
đó cho khách du lịch.” Khun Htun Oo là giám đốc của một công ty nhỏ,
Golden Island Cottages Group, lo tổ chức tất cả cho những người đi du
lịch cá nhân. Từ xe đạp qua thuyền cho tới phòng khách sạn hay xác nhận
giờ bay. Khun Htun Oo vì thế đã nhận ra ngay từ bây giờ, thời này đã tốt
hơn rồi. Trong khu vực du lịch của Myanmar, các mong đợi ở tương lai
gần là lớn nhất, và có lẽ là ở đây chúng cũng bị làm thất vọng ít nhất.
Những người khách du lịch với ý thích của họ, không muốn đến quá muộn,
không muốn đến mãi khi tất cả những người khác đã đến đây rồi và những
con đường đi đã bị dẫm nát rồi, những người đó đã bắt đầu lên đường và
con số của họ đang tăng lên.
Ngược lại, nguồn thu nhập của Swe Swe
Mieh chỉ có thể được xem là tạm thời. Người phụ nữ giữa độ tuổi ba mươi
đó đứng ở cạnh một ngã tư trong Rangoon. Nói cho chính xác thì cô đứng ở
giữa đường, che nắng bằng một cái nón vùng nhiệt đới được đan bằng mây
lá và giơ hàng của cô vào kính của những chiếc xe ô tô đang dừng lại
trước đèn đỏ. Hàng của cô gồm một vài tờ tuần báo, nhưng trước hết là
bản bìa cứng, mỏng, của “Foreign Investment Law”, của Luật Đầu tư do
Quốc hội Myanmar thông qua, để khuyến dụ các nhà đầu tư và qua đó là
tiền đi vào trong nước. Đạo luật này có nhiệm vụ đưa ra những bảo đảm về
mặt luật pháp. Trên gần mười lăm trang giấy, nó mới đưa ra một cái gì
đó giống như tuyên bố ý định mà thôi. Vâng, chúng tôi muốn doanh nghiệp
nước ngoài hãy đầu tư vào Myanmar, có thể đọc được qua những hàng chữ
như thế. Điều đó cần phải diễn ra như thế nào, điều này thì cuối cùng
không có trong tập sách mỏng. Và Swe Swe Mieh cũng không thể nói gì về
điều đó cả. “Tôi không biết đọc”, cô giải thích một cách gần như là
thích thú vậy. “Tôi lúc nào cũng chỉ nhìn xem có người nước ngoài nào
ngồi trong chiếc taxi hay không và rồi tôi chào bán tập sách mỏng đó.”
Bản luật này có bằng tiếng Anh ở cô ấy, nhưng cũng cả bằng tiếng Miến
Điện nữa. Ai cần nên mua bản tiếng Miến Điện, điều này thì Swe Swe Mieh
không thể nói được. Mặc dù vậy, cô vẫn cố bán nó. “Chồng tôi đau bệnh và
không thể đi làm được. Chúng tôi có hai đứa con và tôi là người duy
nhất kiếm được một ít tiền, tính ra khoảng ba euro một ngày”, Swe Swe
Mieh còn nói và rồi phải quay trở lại với đường phố. Swe Swe Mieh là cái
đối xứng với Sow Wie với những cái DVD về Aung San Suu Kyi. Cuốn phim
đấy chắc chắn là hay hơn và dễ chịu hơn, hiện bây giờ đang quan trọng
hơn trong Myanmar thì lại là đạo luật đầu tư mà Swe Swe Mieh đang cầm ở
trong tay.
Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba dịchNước cờ cuối nơi chính trường Việt Nam
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Thế
cờ Domino cuối cùng trong chính trị cho việc thiêu hủy và cáo chung 4
nghĩa trang mang học thuyết Mác-Lê leo queo còn lại trên thế giới đã
xuất phát và bùng nổ mà khởi đầu là ờ VN. Những điều phải đến đã đến,
nước đã sôi bùng bên trong (lòng dân) hàng thập kỷ qua mà cái nồi áp
suất CNCS không còn đủ sức để nén lại và đành bó tay chịu cảnh nổ tung,
tuy có chậm nhưng không là muộn. Lớp vỏ của quả bong bóng tích chứa CNCS
quái thai và rừng rú càng ngày càng mỏng mà áp lực hơi phản lại từ bên
trong mỗi ngày mỗi tăng nhanh khủng khiếp thì quả bong bóng kia phải nổ
tung banh xác là điều tất yếu.
Sự kiện bỏ đảng như từng nước cờ đi nhanh một cách không tưởng. Ngày
4/12/2013 phát pháo của Luật gia Lê Hiếu Đằng khai hỏa, ngày 5/12 tiếp
theo là tiến sỹ Phạm Chí Dũng và ngày 6/12 là Bs Nguyễn Dắc Diên và… lũ
lượt đảng viên CSVN (cả số đảng viên đã âm thầm bỏ đảng từ lâu nhưng
chưa có can đảm công khai) sẽ nối bước hiên ngang công bố bỏ đảng mà về
với nhân dân trong những ngày sắp tới. Những người tiên phong đi đầu là
đội ngũ trí thức. Đã là người trí thức thì hơn ai hết luôn biết rõ con
đường mình đang đi, tư duy cùng học thuyết dẫn đường, vạch lối là sai
lầm hay chân lý! Người trí thức hơn kẻ tầm thường là đủ sáng suốt và
dũng khí tìm ra “cửa sinh” để thoát một khi bị sa vào ma trận cuồng đồ.
Vũ đài chính trị VN mà CSVN đã độc chiếm và độc diễn trong gần thế kỷ
qua nay nó bắt đầu đi vào tử lộ. Con đường thoát để đổi màu là không
thể, chỉ có một các duy nhứt là “cáo chung” vì các lẽ:
- Từ nguyên thủy trong cốt lõi của học thuyết Mác-Lê nó đã được hình
thành từ những hạt giống quái thai và hoang dã mà tầm trí thức thì bằng
không.
- Dùng bạo lực để áp đặt người dân làm mảnh đất để nuôi dưỡng cho những
hạt giống đó sinh sôi và lớn lên bằng máu xương của dân tộc.
- Dùng công cụ bạo tàn máu lửa đe dọa cả tinh thần lẫn mạng sống của
người dân và bắt buộc mọi người đi theo sự chăn dắt của chúng như một
đàn lừa.
- Dùng lý thuyết, ngôn từ mỹ miều để lừa mị, bịt tai che mắt người dân trong thời gian dài.
- Dùng uy quyền vũ lực, ngụy tạo Hiến Pháp và Pháp Luật rừng rú để tước
đoạt mọi quyền lợi, tài sản, công lao xương máu của toàn dân, đẩy nhân
dân vào nghịch cảnh đói nghèo, chết chóc lầm than… bên cạnh đó các quyền
căn bản của con người để tự bảo vệ lấy bản thân và đối kháng lại mọi
hành vi đe dọa từ tinh thần, vật chất, mạng sống đều bị đảng CS tước
đoạt.
- Luôn bảo thủ cái man rợ, sai trái của mình và luôn tự hào là đỉnh cao
trên mọi mặt trong lúc trí thì lùn, tâm đen tối, hành động thì ngông
cuồng, xem vũ trụ bằng hạt tiêu nằm gọn trong lòng bàn tay mình và tự
hào là mình vô địch không đối thủ. Do đó từ trước nay nơi các nghĩa
trang XHCN từ hố xí đến đầm lầy, chợ búa đều có câu biểu ngữ “Chủ nghĩa
Mác-Lê nin vô địch, bách chiến bách thắng muôn năm” một cách rỡm đời và
ngạo mạng. Vì thế cả tập đoàn CSVN từ trung ương đến cơ sở tha hồ múa
gậy vườn hoang. Mạnh ai nấy đục khoét xà xẻo nguyên khí Quốc Gia một
cách không thương tiếc. Cướp đoạt xương máu nhân dân một cách ngang
ngược, điên cuồng với vũ khí trên tay là súng, còng của đảng. Chúng hành
động như một bầy sâu, bầy dã thú… mặc sức tung hoành giữa rừng hoang vô
chủ.
Từ những nguyên nhân và các sự kiện trên mà lòng dân ly tán, xã tắc tan
hoang điêu đứng và băng hoại trên mọi mặt đến độ không còn cứu chữa
được. Mọi giá trị trong xã hội đều bị rơi tự do xuống vực thẳm và chạm
đáy.
Dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay hầu hết là hiền hòa và nhân hậu, luôn sẵn
sàng chịu thiệt phần lớn để hòa giải hoặc thứ tha tội ác cho dù kẻ đó
là quân thù. Trong lịch sử dân tộc, sau khi đánh dẹp quân Minh, phá tan
quân nhà Thanh xâm lược thì Vua Lê Thái Tổ và Quang Trung Hoàng Đế đều
sai sứ sang Bắc triều cầu hòa nhằm tránh máu lửa binh đao… đôi khi phải
hạ mình triều cống để mua chữ “AN” cho bá tánh vì lẽ nước mình là nước
nhỏ nằm cạnh nước lớn lòng đầy nham hiểm và tham lam.
Trong mấy chục năm qua-Nếu đảng CSVN thấy được lỗi lầm của mình đối với
dân tộc. Nhận ra sự lạc lối sai đường mà quan tâm, chia sẻ nỗi niềm với
nhân dân thì con đường “hòa giải dân tộc” là điều khả thi. Cũng vì quá
tự cao và ngạo nghễ chứ trên thế giới những tấm gương sáng chói như
A.Lincoln, M.Gandhi, N.Mandela… mà CS bỏ qua tầm mắt và chẳng thèm soi.
Và hơn thế nữa các nước CS còn lại mà cụ thể là CSVN không nhìn vào thế
trận của cuộc cờ Domono trên trường chính trị thế giới ở cuối thập niên
80 thế kỷ trước và những năm tiếp theo… một bức tường Berlin ô nhục đã
đổ sụp, CS Đông Âu tan vỡ như thế chẻ tre và Liên Xô cái nôi khai sinh
ra CNCS cũng đành chôn sâu vào lòng đất lạnh… thế mà hơn 20 năm qua CSVN
vẫn làm một võ sĩ đui mù điên cuồng múa kiếm trong đêm trường mưa bão…
Thế thì ngày hôm nay những việc cần đến phải đến, thời cơ đã chín muồi
mà thực ra nó đã đến từ lâu nhưng vì cái lằn ranh sợ hãi, cái chần chừ
rụt rè cố hữu của nhân dân ta làm cản bước, ngăn đường tiến tới… nhìn
trước ngó sau sợ không có bạn đồng hành rồi sẽ quạnh hiu, đơn thương độc
mã và gục ngã trên bước đường dong ruổi chống lại cường quyền.
Trong thời gian gần đây các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước ra sức
quan tâm cho chính sự… trong đó việc sửa đổi Hiến Pháp là nổi băn khoăn
và ray rức nhất. Thế nhưng với bản chất mị lừa và gian dối… CSVN vẫn
đường xưa lối cũ, vẫn hoang phí tiền của nhân dân mà ngụy tạo ra bản HP
sửa đổi mà rêu rao là “hợp với ý đảng lòng dân” nhưng thực chất là chẳng
sửa đổi được gì mà còn siết chặt hơn. Buộc toàn dân phải phục tùng và
chịu sự đè đầu của đảng, xem cương lĩnh của đảng là trên hết, trên cả
Hiến Pháp và Pháp Luật. Quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng
(một tập thể nhỏ trong XH), đất đai tài sản nguyên khí Quốc Gia hoàn
toàn là của đảng.
Nhân dân VN mà đại diện là hàng ngũ trí thức, các hội đoàn tôn giáo, các
tổ chức trong XH đều ra sức ngăn cản Quốc Hội (bù nhìn) thông qua bản
HP sửa đổi nói trên nhưng tất cả đều hoàn toàn thất vọng và sau ngày
28/11/2013 một nốt lặng buồn, sâu thẳm âm vang trong lòng dân tộc. Nhưng
theo tôi-Qua những sự việc áp bức nhân dân như trước đây và bây giờ là
sự kiện 486 con lừa làm tay sai cho giặc, vô thức gật đầu thông qua “bản
án treo cổ” toàn dân. Riêng tôi, tôi thấy lạc quan…
- Bởi! Nếu như CSVN có sửa đổi một chút nào đó thì cũng chỉ là tạm xoa
dịu lòng dân trong cơn phẫn nộ, xì bớt hơi của quả bong bóng để vượt qua
nguy cơ nổ tung banh xác thì cũng chỉ nằm trong âm mưu củng cố thế và
lực để chúng vun đắp giấc mộng trường tồn trên con đường độc trị mà thôi
và nhân dân vẫn mãi là nô lệ và là nạn nhân của chúng chưa biết đến
kiếp nào thoát được???
Bản chất CS là gian manh và không thể nào sửa chữa được, chỉ có cáo
chung, thay đổi toàn diện thể chế và xã hội mới đưa nhân dân đến bờ hạnh
phúc.
Cây cổ thụ đảng CSVN đã ăn sâu, rễ mọc tràn lan trong lòng đất đúng hơn
là da thịt của toàn dân. Thế thì nhân dân ta khó mà dứt khoát rứt ra cho
được nếu CSVN dùng chiêu bài nay đánh mai xoa… chúng khôn ngoan hơn là
để cho nhân dân tạm ổn chốn đi về qua cơn gió sương mưa nắng, cơm cháo
muối dưa đạm bạc nhưng cũng đủ ấm no để chúng được cao sang, ngựa xe
vọng lọng, cao lương mỹ vị rượu chè… thì nhân dân chắc cũng phó mặc…
khép lại đấu tranh cho qua ngày đoạn tháng và miễn cưỡng để cho chúng vơ
vét dài dài…
Đàng này chúng điên cuồng hơn loài quỉ dữ, đẩy nhân dân lên bờ xuống
ruộng… chịu cảnh màn trời chiếu đất, bỏ mình nơi công viên, đói rét ăn
nằm lết la khắp chốn hang cùng phố chợ… chết đi cũng không có một thẻo
đất để dựng nấm mồ. Bóc lột nhân dân bằng mọi hình thức… nếu dân có phát
lên tiếng nói phản kháng nào thì đánh đập tù đày, bắn giết không tha…
biết bao người đã bỏ mạng một cách oan ức nơi đồn bót công an, nhà tù và
bất cứ nơi nào có thể. Thế thì rõ ràng chúng đã tự vạch ra con đường để
nhân dân nổi dậy. Chúng đã cho nhân dân một liều thuốc cực mạnh để tăng
thêm lòng can đảm mà thoát ra bức màn sợ hãi mà chúng đã phủ lên đầu
nhân dân gần thế kỷ qua. Cái huyệt mộ ngày hôm nay là do chính đảng CSVN
tự tay đào để tự chôn lấy mình.
Chính những hành động điên cuồng vô nhân tính và âm mưu treo cổ nhân dân
bằng bản HP sửa đổi vừa qua là những cục đá ném vào ly nước. Không phải
là một giọt nước tràn ly mà nơi đây chiếc ly đã vỡ và nước tung tóe lan
tràn ra tứ phía.
Có phải vì bản HP vô đạo được thông qua mà ông Lê Hiếu Đằng không còn
dằn lòng hơn được nữa và cũng nhờ nó làm động lực mà ông đã đem hết dũng
khí của mình viết lên lời tuyên bố công khai bỏ đảng? Cái điều mà ông
trăn trở, nhùng nhằng khó xử bấy lâu nay và cũng chưa đủ can đảm mặc dù
ông đã viết lời “tính sổ” với đảng trên giường bệnh và kêu gọi các đảng
viên khác cùng nhau bỏ đảng ra thành lập đảng mới-đảng DCXH để đấu tranh
phản biện với mọi cái xấu hầu góp phần làm trong sạch xã hội.
Có phải vì Lê hiếu Đằng công khai bỏ đảng mà Phạm Chí Dũng cũng công
khai bỏ đảng sau khi vào thăm Lê hiếu Đằng và chính tai nghe LHĐ tuyên
bố công khai bỏ đảng. Mặc dù anh cũng đã tự bạch là đã nhận chân ra sự
sai lầm, độc tài toàn trị của đảng đã đưa xã hội đến mục ruỗng, băng
hoại và tham nhũng tràn lan… lòng người ly tán hơn mười năm qua… thế
nhưng anh vẫn im lặng như những đảng viên im lặng khác mà không dám nói
lên chính ngôn phản biện.
Rồi cũng từ hai nhân vật trên mà Bs Nguyễn Đắc Diên một đảng viên có
truyền thống gia đình CM như PCD. Bản thân một thời say mê với tấm lòng
tràn đầy nhiệt huyết, dấn thân và cống hiến cho đảng CSVN. Nay đã không
bằng lòng với cái ác, cái xấu, đồng lõa với bóng đêm… và đã hưởng ứng
theo LHĐ, PCD cùng nhau bỏ đảng để đứng về phía chính danh.
Tất cả ba vị trên là ở hàng ngũ trí thức, là luật gia, tiến sỹ, Bác sĩ…
và quan trọng hơn là tất cả đều có truyền thống CM và bề dày cống hiến
cùng những chức vụ kinh qua trong chế độ này.
Không ai hiểu rõ CS và nhận thức chính xác các điểm sai lầm, đen tối và
nham hiểm của đảng bằng chính người CS một khi đã thức tỉnh, thoát khỏi
mê trận mà về với chính danh, dân tộc. Do đó họ sẽ có sự đối kháng và
phản biện mạnh mẽ với tà quyền sát cánh cùng những nhà yêu nước xây dựng
lại non sông bù đắp lại những sai lầm trong quá khứ.
Tôi hy vọng rằng với hàng ngũ trí thức và sự tầm cỡ trong đảng mà các vị
này sẽ là những ngọn đuốc sáng dẫn đường cho hàng vạn đảng viên khác về
chung lưng với toàn dân tiêu trừ độc tài toàn trị lèo lái con thuyền
Quốc Gia cập bờ hạnh phúc.
Thời cơ chín muồi đã đến và đang đến. Thế cờ Domino của chính trường VN
đã đến nước “Triệt buộc”. Đảng CSVN phải thoái trào trao chính quyền lại
cho nhân dân nếu không muốn đối diện với hoàn cảnh bị “Giải giáp” như
các đế quốc xâm lược trước đây trong lịch sử thế giới.
Ngày 7/12/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét