Hiến pháp sửa đổi là đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc
Trước hết, Hiến pháp sửa đổi đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan
điểm của Ðảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân
chủ XHCN và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ðây là
quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp sửa đổi, chỉ rõ
nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực nhà nước ta là ở
nhân dân, thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
nhà nước. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi đã khẳng định mạnh mẽ "Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân". Ngay từ lời nói đầu đã long trọng tuyên bố nhân
dân Việt Nam là chủ thể "xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này",
đến bổ sung đầy đủ các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước,
không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân
như trước đây mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, bằng quyền
biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân trong đó có trưng cầu ý
dân về Hiến pháp. Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo nhà
nước và xã hội của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò đó do lịch sử giao
phó, nhân dân thừa nhận và được Hiến pháp xác nhận. Ðồng thời Hiến pháp
làm rõ hơn và sâu sắc hơn bản chất tiên phong, bản chất nhân dân của
Ðảng và bổ sung một yêu cầu rất quan trọng của nhân dân đó là "Ðảng gắn
bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân
dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình". Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính
trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp,
tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, được Hiến pháp lần này bổ
sung vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động
của nhà nước. Những tư duy chính trị pháp lý mới này, xuất phát từ nhận
thức sâu sắc nguyên lý tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sức
mạnh của nhà nước dựa trên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Ðó là quy
luật, là giá trị quý báu để tiếp tục đưa đất nước ta phát triển cùng
với thời đại.
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao, đưa
lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp (chương II). Ðó vừa là
sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trưởng ban soạn
thảo; vừa thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế
hóa quan điểm của Ðảng và nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi
con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát
triển. Theo đó, Hiến pháp đã khẳng định nguyên tắc nhà nước "công nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội"; "Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng". Ðây là những nguyên tắc căn bản
nhằm đề cao trách nhiệm của nhà nước trong mối quan hệ với quyền con
người, quyền công dân; phòng ngừa sự tùy tiện cắt xén, hạn chế, cho chỗ
này, lấy lại ở chỗ khác từ phía các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà
nước. Ðồng thời cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và công dân
bảo vệ và thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Trên cơ
sở của các nguyên tắc căn bản này, Hiến pháp đã quy định các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có bổ sung một số quyền mới một
cách chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ước quốc tế về
nhân quyền mà nhà nước ta là thành viên.
Với quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát
triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, được Hiến pháp lần này thể chế hóa ở
trong cùng một chương (chương III). Các quy định trong chương này mang
tính khái quát, ổn định về mục tiêu, định hướng và các chính sách cơ bản
ở tầm Hiến pháp làm căn cứ pháp lý cao nhất cho sự phát triển nhanh và
bền vững của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn
hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và môi trường.
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN từ trước đây cũng như trong tình hình quốc
tế mới hiện nay là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Hiến pháp đã khẳng
định bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng,
là quyền cao quý của công dân. Nhà nước có trách nhiệm củng cố và tăng
cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực
lượng vũ trang nhân dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và
đối ngoại; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh để không ngừng
tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, góp phần gìn giữ hòa bình ở khu vực
và trên thế giới.
Về đối ngoại, Hiến pháp sửa đổi long trọng tuyên bố nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp
quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Ðể tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta,
Hiến pháp sửa đổi khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân và vì dân, dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức; đồng thời bổ sung thêm một nguyên
tắc mới về tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta. Ðó là quyền lực nhà
nước là thống nhất không chỉ được phân công, phối hợp mà còn có sự kiểm
soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðây
là một nguyên tắc mới được bổ sung trong Cương lĩnh của Ðảng ta và Hiến
pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa. Nguyên tắc này là cơ sở Hiến định
để các cơ quan nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp phát huy đầy
đủ vai trò, trách nhiệm và thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được nhân dân giao cho mỗi quyền; hạn chế và ngăn
ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực nhà nước, phòng, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí. Ðồng thời đây còn là cơ sở pháp lý vững chắc để
xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm phòng, chống sự tha
hóa của quyền lực nhà nước, đảm bảo cho quyền lực nhà nước thực sự thuộc
về nhân dân.
Dựa trên nền tảng đó, bộ máy nhà nước trong Hiến pháp đã có những điều
chỉnh để làm rõ hơn, minh bạch hơn, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của
từng cơ quan, bảo đảm sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có hiệu lực và hiệu
quả. Theo đó, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
nhà nước.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội,
đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc
phòng và an ninh.
Chính phủ được Hiến pháp chỉ rõ không chỉ là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp. Việc bổ sung vị trí và vai trò mới này của Chính phủ
trong tổ chức bộ máy nhà nước vừa phản ảnh nguyên tắc phân công, phối
hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là
cơ quan chấp hành của Quốc hội nhằm tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế
và thẩm quyền độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước đất nước và nhân
dân, chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội và cơ chế giám sát, phản biện
của nhân dân.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Quy định như vậy, là để thể hiện sự
phân công quyền lực nhà nước một cách mạch lạc, để đề cao trách nhiệm
của Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp; công bằng và công lý của
một quốc gia được thể hiện tập trung ở việc thực hiện quyền tư pháp bằng
hoạt động xét xử của Tòa án. Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Ðồng thời theo định hướng cải
cách tư pháp để đảm bảo tính độc lập trong việc thực hiện quyền tư pháp,
tăng cường tranh tụng trong hoạt động xét xử; Hiến pháp đã bổ sung một
số nguyên tắc nền tảng mang tính Hiến định về tổ chức và hoạt động của
các cơ quan tư pháp.
Ðể đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước trong thời kỳ mới, Hiến pháp đã quy định một cách khái
quát về mô hình chính quyền địa phương làm cơ sở Hiến định để Luật Tổ
chức chính quyền địa phương sau này cụ thể hóa. Theo đó "Chính quyền địa
phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị,
hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Luật định". Hiến pháp quy
định những vấn đề có tính nguyên tắc về phân công, phân cấp giữa trung
ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm sự chỉ
đạo thống nhất của trung ương, đồng thời phát huy tính năng động, sáng
tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước lần đầu tiên được thể chế
hóa trong Hiến pháp nước ta với tư cách là các thiết chế Hiến định và
được quy định trong một chương riêng của Hiến pháp. Ðây là xu hướng lập
hiến, pháp quyền hiện đại. Việc ra đời hai thiết chế này trong Hiến pháp
nước ta là tiếp tục phát huy dân chủ, thực hiện nguyên tắc tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhà nước ta do nhân dân làm chủ, tạo
điều kiện và cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình
trong bầu cử và trong kiểm soát quyền lực nhà nước. Theo đó, Hội đồng
bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và
hướng dẫn bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Kiểm toán nhà nước
thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của
đất nước.
Mặc dầu Hiến pháp sửa đổi lần này chưa hình thành thiết chế bảo vệ Hiến
pháp chuyên trách để kiểm soát về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt
động lập pháp, hành pháp và tư pháp như văn kiện của Ðảng đã đề ra,
nhưng Hiến pháp đã nhấn mạnh và có những quy định rõ ràng giao cho Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước và toàn thể
nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp; mọi hành vi vi phạm Hiến pháp
đều bị xử lý. Trên cơ sở đó, các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước ban
hành sau này sẽ có những quy định cụ thể để hình thành cơ chế bảo vệ
Hiến pháp, nhằm đảm bảo cho Hiến pháp thực sự trở thành "thần linh pháp
quyền" được mọi người, mọi tổ chức, mọi cơ quan tôn trọng và bảo vệ.
So với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp sửa đổi lần này đã có các quy
định cụ thể về hiệu lực và quy trình thủ tục làm và sửa đổi Hiến pháp;
thể hiện tính chất dân chủ và pháp quyền của nhà nước ta ngày càng hoàn
thiện và phát triển. Theo đó, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước,
có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp
với Hiến pháp. Quốc hội được nhân dân giao cho thực hiện một số quyền
lập hiến như thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, thảo luận và thông qua
Hiến pháp khi có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành; quyết định
việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp.
Hiến pháp sửa đổi gồm 11 chương 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so
với Hiến pháp năm 1992) với kỹ thuật lập hiến khoa học và có nhiều đổi
mới, vừa kế thừa những nhân tố hợp lý của kỹ thuật lập hiến nước ta,
nhất là của Hiến pháp năm 1946, vừa kế thừa kỹ thuật lập hiến của nhân
loại. Theo đó, các quy định của Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh và cách
thức thể hiện vừa bao quát vừa đủ cụ thể, vừa khái quát lại vừa đủ chi
tiết, vừa nguyên tắc lại vừa đủ độ mềm dẻo để đảm bảo xứng tầm là Hiến
pháp, đủ sức chỉ đạo và giữ vị trí cao nhất làm cơ sở, làm nền tảng cho
sự ra đời của toàn bộ các quy định pháp luật khác của nhà nước.
Ngày 01-01-2014, ngày có hiệu lực của Hiến pháp sắp tới, Quốc hội đã có
Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp, trong đó đã quy định Quốc hội,
Chính phủ, các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính
trị có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp; kịp thời triển khai các
biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo Hiến pháp nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan tổ chức hữu
quan khác có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong
nhân dân nội dung của Hiến pháp, nâng cao tình cảm và lòng tin về Hiến
pháp để hình thành ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo
đảm cho Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong mọi tầng
lớp nhân dân và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôi tin
tưởng sâu sắc rằng, Hiến pháp sửa đổi là đảm bảo chính trị - pháp lý
vững chắc để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đồng lòng vững bước
tiến lên trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới đất nước.
NGUYỄN SINH HÙNG
(Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp)
Bí mật của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch
Nguyễn Cơ Thạch đã nói với tôi rằng Việt Nam sẽ chắc chắn gia nhập
ASEAN. Tôi đã viết điều đó, nhưng năm 1986 không ai tin tôi. Tôi đã viết
sớm hơn sự kiện xảy ra 9 năm.
LTS: Nhân Hội nghị Ngoại giao Việt Nam sắp diễn ra, Tuần Việt Nam xin được
giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn,
người đã đưa tin về Việt Nam trong những năm tháng khó khăn của bao vây
cấm vận. Kavi là người có mối quan hệ mật thiết với các lãnh đạo ngoại
giao Việt Nam thời đó như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, Lê Mai, hay Vũ
Khoan.
Tôi từng gặp rắc rối khi ở Việt Nam về
Hôm nay, tôi muốn bắt đầu câu chuyện bằng lời của nguyên Thứ
trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ trong phần 2 hồi ký của mình với tựa đề
"Ngược dòng thời gian".
Trong đó, ông viết rằng năm 1996, 10 năm sau kết thúc nhiệm kỳ đại
sứ ở Thái Lan, ông có việc quay lại Bangkok, và được anh bạn nhà báo
Kavi Chongkittavorn hỏi về cảm tưởng sau những năm làm đại sứ ở Thái
Lan.
Nghe giọng điệu của Trần Quang Cơ, có vẻ ông có quan hệ khá thân mật với ông Cơ, đúng không?
Đúng. Trần Quang Cơ rất hiểu biết về Thái Lan, nước trong thời gian
ông làm đại sứ (1982-1986) quan hệ với Việt Nam còn đầy nghi kỵ. Ông rất
muốn phóng viên trẻ như tôi hiểu rõ về Việt Nam để làm cầu nối về thông
tin giữa hai nước.
Hồi đó, ông là phóng viên chuyên về Việt Nam?
Đúng vậy. Nhưng ngoài Việt Nam, tôi còn theo dõi là Lào và
Căm-pu-chia. Và đó là lý do tôi là phóng viên Thái Lan đầu tiên đến thăm
Việt Nam, và, sau đó, đã lập văn phòng thường trú tại Hà Nội vào 1988,
sau khi tôi gặp Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Thú vị đấy nhỉ. Ông gặp ông Nguyễn Cơ Thạch ở đâu?
Ở Thành phố HCM cuối năm 1986. Ông Thạch nói với tôi rằng The Nation
có thể mở văn phòng tại Hà Nội. Thế là năm 1988, tôi đã vào Hà Nội làm
phóng viên thường trú. Cùng với tôi, còn có các hãng Tạp chí Kinh tế
Viễn Đông, Reuter và Kyodo - những hãng đầu tiên được mở văn phòng tại
Hà Nội sau năm 1975. Và chúng tôi đều đóng tại số 8 Trần Hưng Đạo.
Nhà báo Kavi Chongkittavorn Ảnh Hoàng Ngọc |
Vậy Trần Quang Cơ là người giới thiệu ông sang Sài Gòn?
Không. Trần Quang Cơ lúc đó đã về nước (tháng 10.1986), và Lê Mai sang thay.
Lê Mai rất thích những bài viết của tôi, và ông ta đã mời tôi đến Thành Phố Hồ Chí Minh, vào cuối 1986.
Lê Mai nói: "Việc tôi mời ông, trong bối cảnh của Việt Nam bây giờ,
là khá mạo hiểm, bởi ông không phải là đảng viên cộng sản, hay, ít ra,
là người có tư tưởng mác xít. Nhưng tôi vẫn cứ mời ông, vì tôi muốn ông
hiểu rõ hơn về Việt Nam."
Ông ta nói đúng. Bởi ở Thái Lan, lúc đó, chỉ có những người có tư
tưởng mác xít và được phía Việt Nam ủng hộ, cung cấp tư liệu, mới viết
bài về Việt Nam. Còn tôi là phóng viên trung lập, như số đông, nhưng lại
được giao mảng Việt Nam, vì, trước đó, tôi đã viết về Hồ Chí Minh thời ở
Thái Lan (1928-1929), về cái cây do ông trồng, và cả cộng đồng Việt
Kiều ở đó.
Lê Mai biết ông qua Trần Quang Cơ?
Tôi không biết. Nhưng tất cả các đại sứ Việt Nam ở Bangkok đều biết tôi.
Ở Thành phố HCM ông gặp những ai?
Nhiều người lắm. Trong đó có hai nhân vật quan trọng là Ngoại trưởng
Nguyễn Cơ Thạch và Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Phan Quang. Với Phan
Quang chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp tốt.
Còn Nguyễn Cơ Thạch đã nói với tôi rằng Việt Nam sẽ chắc chắn gia
nhập ASEAN. Tôi đã viết điều đó, nhưng năm 1986 không ai tin tôi. Tôi đã
viết sớm hơn sự kiện xảy ra 9 năm.
Khi tôi trở lại Bangkok, tôi gặp rắc rối với mật vụ Thái Lan, vì họ
nghi tôi là cộng sản mới được mời sang Việt Nam. Họ đã gọi tôi lên thẩm
vấn.
Sau đó, khi sang Việt Nam thường trú, tôi viết rất nhiều về Việt Nam,
bởi vì tôi là phóng viên đầu tiên của ASEAN ở Hà Nội, và thông tin về
Việt Nam rất cần cho ASEAN để hiểu Hà Nội hơn.
Thời đó, báo Quân Đội Nhân Dân thường cho dịch những bài viết của tôi về Việt Nam.
Cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch trở về từ Bangkok với mái tóc khá đen (Ảnh Internet) |
Từ 1988 đến 1991. Ngoài Việt Nam, tôi hay đi công tác sang
Căm-pu-chia. Thời ấy, không đi máy bay mà đi tàu hỏa vào Thành phố HCM,
rồi từ đó đi xe buýt sang Phnompenh qua cửa khẩu Mộc Bài.
Tôi nhớ lúc tôi sang báo Nikkei làm năm 1994 thì không còn The Nation ở Việt Nam nữa.
Đúng rồi, khi tôi về thì The Nation đóng cửa luôn văn phòng. Bởi vì,
lúc đó mối quan tâm ở Thái Lan về Việt Nam giảm xuống, và những báo ở
Thái Lan đã vào Việt Nam như Bangkok Post, chẳng hạn.
"Kavi, tôi nói với anh nhiều chuyện cơ mật"
Sau đó, ông vẫn tiếp tục theo dõi Việt Nam?
Vâng. Tôi viết tiếp đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Nhưng đến năm 1994, tôi đã tham gia vào công việc của ASEAN với tư
cách là trợ lý đặc biệt của Tổng Thư ký ASEAN Ajit Singh. Và tôi là
người đã ghi chép các câu hỏi của ông Thứ trưởng Vũ Khoan, đại diện cho
Việt Nam với tư cách là quan sát viên, về ASEAN.
Việt Nam quan tâm đến liệu Việt Nam gia nhập ASEAN có ảnh hưởng tiêu
cực không đến mình không. Ông Vũ Khoan hỏi nhiều lắm, độ chừng 200 câu
hỏi.
Ấn tượng của ông về Vũ Khoan?
Không nhiều người biết rằng trước khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có đóng góp cho hiệp hội này.
Chả là tại cuộc gặp ở Brunei, các nước ASEAN bàn nhau về tên gọi cuộc
gặp Á - Âu mà bây giờ vẫn gọi là ASEM ấy. Đầu tiên, có người định đặt
là AEM (Asia Europe Meeting), nhưng những người khác đã phát hiện ra là
AEM là tên gọi tắt của ASEAN Economic Meeting.
Lúc đó, Vũ Khoan mới đưa ra gợi ý là nên gọi là ASEM, tức là lấy hai chữ viết tắt của châu Á (ASia). Và mọi người đã đồng ý.
Trước đó, ông có gặp Thứ trưởng Vũ Khoan ở Việt Nam?
Có. Nhưng tôi biết bà Hồ Thể Lan, phu nhân của ông ấy, nhiều hơn.
Thời tôi ở Việt Nam, bà Lan là Vụ trưởng Vụ Báo chí, Bộ Ngoại giao,
người cung cấp những ý tưởng và phiên dịch trong các cuộc phỏng vấn giúp
tôi.
Những kỷ niệm khi ông làm thường trú ở Việt Nam?
Tôi còn nhớ ở Lý Thường Kiệt, chỗ cắt phố có đài phát thanh (Bà
Triệu) có người bơm mực bút bi. Bây giờ không ai dùng nữa, nhưng lúc đó
rất phổ biển ở Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên tôi tháy người ta dùng
xi lanh để bơm mực vào ruột bút.
Ông nhìn nhận Việt Nam thay đổi như thế nào sau hơn 20 năm?
Việt Nam đã có bước tiến lớn trong quá trình hội nhập. Tham gia vào
ASEAN, gia nhập WTO, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thúc đẩy quan hệ
kinh tế với EU, cũng như thúc đẩy cơ chế các hợp tác của ASEAN và với
bên ngoài.
Nhưng tôi nghĩ bây giờ Việt Nam phải tiếp tục tiến bước mạnh hơn nữa,
bởi vì những nước chậm tiến của khu vực trước đây, như Myanmar, thậm
chí là Lào, đã có những bước tiến mạnh mẽ. Việt Nam, nếu không muốn tụt
lại phía sau, phải kiên quyết tiến lên phía trước.
Việt Nam có một thế hệ dân số vàng. Nhưng điều quan trọng là giáo dục
họ như thế nào để họ có thể góp sức vào cải cách, vào đổi mới.
Tóm lại, trong các lãnh đạo Bộ Ngoại giao thuở đó, ông nhớ ai nhất?
Tôi nhớ tất cả. Mỗi người có đặc điểm riêng.
Đối với Trần Quang Cơ, tôi nghĩ ông ấy là một người lịch lãm, hiểu
biết, và sâu sắc. Ông muốn nhìn thấy quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan
phát triển tốt đẹp.
Đối với Lê Mai, ông nhìn thấy Thái Lan là đất nước vô cùng quan trọng
đối với sự ổn định của Việt Nam và Căm-pu-chia, chính vì vậy ông làm
mọi cách để Thái Lan hiểu rõ tình hình Việt Nam, trong đó có việc can
đảm mời tôi vào Việt Nam cuối năm 1986. Sự hiểu biết của tôi về Việt Nam
đã được hình thành từ đó.
Tôi còn thích Lê Mai vì tiếng Anh của ông rất tốt, và ông hay nói về Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế.
Vũ Khoan là người thực hiện việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Ông đã làm
những công việc hết sức cụ thể, khi Việt Nam còn là quan sát viên.
Nhưng, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người mà tôi đưa tin nhiều nhất, bởi ông dính dáng nhiều đến vấn đề Căm-pu-chia.
Câu nói thường lệ của Nguyễn Cơ Thạch khi gặp tôi: "Kavi, tôi nói với
anh nhiều chuyện cơ mật. Anh chỉ được đưa tin, chứ không được trích dẫn
tôi là nguồn tin đâu nhé. Nếu anh trích dẫn tôi, tôi nghe được, tôi sẽ
nói là anh nói láo. Độc giả sẽ không tin anh nữa."
Ông Nguyễn Cơ Thạch có một bí mật ở Thái Lan: Mỗi lần đến Bangkok,
ông đều tìm mua thuốc nhuộm tóc của Nhật, bởi vì tóc ông lúc ấy bạc
nhiều. Vì vậy, rời Bangkok trở về Việt Nam, tóc ông lại đen trở lại.
(Còn nữa)
Huỳnh Phan
Alan Phan - Tiến Bộ kiểu Việt Nam
Hôm qua, trong lúc chờ đợi khám bệnh, tôi rãnh rổi lướt Net và tình cờ đọc vài tin tức trên các báo mạng. Nói chung là nếu không sống ở Việt Nam, chúng ta sẽ có một cảm giác vô cùng lạc quan vì sự tiến bộ về mọi mặt trên bình diện chính trị, kinh tế, xã hội…của đất nước. Sau một giờ lục lọi, chúng ta không thể có kết luận nào khác là chỉ vài năm nữa thôi, Việt Nam sẽ qua mặt Singapore để dẫn đầu Á Châu về mức thu nhập, về môi trường sống, về vị thế quyền lực…để mọi người Việt cùng hãnh diện khắp năm châu.
Về cơ chế chính trị, chúng ta vừa có một bản hiến pháp mới toanh, yêu
thích bởi 99% dân số và quốc hội. Chúng ta còn là hội viên quản trị gì
đó của hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (bọn tư bản Âu Mỹ sẽ câm
miệng lại về nhân quyền của Việt Nam). Về xã hội, ngoài việc đăng cai
liên tục trong Top 3 của chỉ số hạnh phúc suốt 10 năm qua, người Việt
còn hãnh diện với số lượng siêu xe, hàng hiệu, đại gia và chân dài. Về
kinh tế, chúng ta đạt chỉ tiêu dài dài, thành tích đếm không xuể.
Hai mẫu tin tiêu biểu cho sự tiến bộ vượt bực:
Một tờ nhật báo nói về triều cường lịch sử ngày 5/12 vừa qua tại
thành phố HCM. Sau những hình ảnh ngập lụt, xe sụp ổ gà…là một bầy tỏ vô
cùng cảm động của một người dân. “Cách đây vài năm, mỗi lần lụt là nước
tràn vào nhà ngập lên tới cổ. Bây giờ chỉ lụt có đến đầu gối.” Anh ta
chỉ quên câu…nhờ ơn Bác và Đảng…như đồng chí gì vừa được minh oan sau 10
năm tù.
Trong khi đó, các cơ quan chính phủ truyền điệp rộng rãi thông tin là
chỉ riêng năm nay, thu nhập GNP mỗi đầu người Việt Nam gia tăng 23%,
chạm mức 2,000 USD. Tức là năm ngoái bạn thu được 10 triệu một tháng,
năm rồi lương đã tăng thành 12.3 triệu. Tôi không biết có bao nhiêu bạn
vừa coi lại túi tiền mình? Chỉ một chú thích nhỏ: tập đoàn Samsung năm
rồi xuất khẩu hơn 20 tỷ USD, gần 15% GDP của Việt Nam. Tôi không biết họ
có đem chia cho 90 triệu dân theo tinh thần XHCN; nhưng nghe nói họ chỉ
đóng thuế có 50 triệu USD.
Thực ra đây chỉ là một chiêu PR nhằm vào các nhà đầu tư quốc tế. Tiếc
là không hãng truyền thông nước ngoài nào loan báo cho nhân loại mừng.
Vì đây là một kỷ lục mới của niên đại công nghệ số.
Trong khi đó thì các báo mạng lề phải chỉ lướt qua mà không cho chúng
ta biết về những tiến bộ khác, như tỷ lệ tội phạm, như số lượng hoá
chất độc hại nhập từ Trung Quốc, như số bệnh nhân u bứu ung thư trên
toàn quốc, như chỉ số hàng ngày về ô nhiễm cùa không khí và nước, như
con số thất thoát về lãng phí và tham ô của các doanh nghiệp nhà nước…
Thôi Tết cũng sắp về. Chúng ta lại có một cơ hội khác để hy vọng và
mơ mộng về một tương lai rực rỡ đang chờ đón quê hương. Mong chúng sẽ
sống lâu hơn những nhánh hoa mai đang khoe sắc cùng vạn vật để rồi sửa
soạn héo tàn chỉ trong vài tuần.
Alan Phan
(Blog Góc nhìn Alan )
Thưởng Tết ngân hàng, ‘ăn mày dĩ vãng’
Một năm xáo trộn với ngành ngân hàng khi phải cắt giảm số lượng lớn nhân
viên, chi phí. Nhắc đến chuyện thưởng Tết năm nay, nhiều nhân viên nhà
băng không muốn bàn đến mà chỉ hoài niệm về mức thưởng hoành tráng của
3-4 năm về trước.
Mơ về thời hoàng kim
Hàng năm, thưởng Tết của ngành ngân hàng luôn bị soi rất kỹ vì thường ở
mức cao. Tuy vậy năm nay, hầu hết nhân viên nhân hàng đã không còn hào
hứng về chuyện thưởng tết như mấy năm trước. Cách đây khoảng 2 năm, cứ
cuối tháng 11, họ đã rục rịch nghe đến chuyện thưởng tết. Nhưng hiện đã
bước sang tháng 12, tất cả các ngân hàng đều im lặng về việc này.
Theo chị Nguyễn Kim Ngọc, nhân viên một ngân hàng lớn trên địa bàn
TP.HCM, năm 2010 chị được thưởng tết cả trăm triệu đồng. Năm ngoái, con
số này bằng bốn tháng lương cộng lại. Sang 2013 thì thưởng tết trở nên
xa xỉ. Chỉ chỉ mong có thưởng tết là vui rồi chứ không quan tâm đến mức
thưởng nữa.
Cũng trong tâm trạng đó, anh Lê Hữu Công, nhân viên tín dụng một ngân
hàng TMCP ở quận 7 nói rằng, những năm trước, anh từng được thưởng tết
với số tiền cao nhất ngất ngưởng lên đến 12 tháng lương. Tuy nhiên, lợi
nhuận của ngân hàng năm nay không mấy khả quan thì con số đó là ngoài
tầm với.
Vì vậy, anh chẳng còn tâm trạng háo hức nữa. “Tất cả các ngân hàng đều
đang trong thời suy thoái, làm ăn khó khăn, ngân hàng tôi cũng vậy. Chỉ
hy vọng năm nay sẽ có thưởng, bao nhiêu cũng được, để lấy không khí tết
là vui rồi”.
Chị Đặng Thị Thảo Nguyên - giao dịch viên chi nhánh ngân hàng cổ phần ở
quận Bình Thạnh, tiết lộ năm nay, nhân viên ngân hàng hầu hết đều bị
giảm lương và chị cũng không ngoại lệ. Ngân hàng chị làm không lớn nên
lương cũng không cao bằng những nơi khác. Do đó, từ ngày lương bị hạ thì
cuộc sống càng chật vật hơn. Khi hỏi về tiền thưởng tết, chị buồn bã:
“Chỉ được thưởng chừng một tháng lương là may mắn lắm rồi”.
Thậm chí, anh Quang Định, làm việc tại một ngân hàng có nhiều biến động
trong năm qua, chia sẻ rất nhiều nhân viên đã bị sa thải, lương sụt
giảm. Anh may mắn là vẫn còn được giữ lại. “Các đồng nghiệp khác cũng
chỉ nhắc đến những mức thưởng tết từ 3 năm trước để an ủi. Hi vọng tình
trạng khó khăn của ngân hàng sớm qua. Riêng năm nay, tôi chỉ mong không
bị sa thải chứ nói gì đến thưởng tết”, anh Định ngậm ngùi.
Vẫn trên đà tiết giảm chi phí
Suốt 2 năm nay để giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động, nhiều ngân hàng
đã cắt giảm nhân sự, đóng bớt chi nhánh. Đặc biệt với 2013, khi tăng
trưởng tín dụng thê thảm thì lương thưởng cũng được nhìn nhận dưới gam
màu u ám hơn.
Lương giảm, nhân viên ngân hàng không dám mơ thưởng Tết cao (ảnh minh họa) |
Hiện nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng chưa bàn nhiều về việc thưởng Tết mà
vẫn trong chủ trương tiết giảm tối đa chi phí. Cả hơn một năm nay, hầu
hết các ngân hàng đều xoay quanh việc điều chỉnh cắt giảm nhân sự. Điều
dễ nhận thấy nhất là lương nhân viên cũng giảm liên tục từ năm 2011 tới
nay, nhất là 2013 khi tình hình tín dụng bi đát hơn các năm trước.
Những ngân hàng nằm trong Top trên, như Eximbank, cũng phải xây dựng kế
hoạch này khi đã cắt giảm 25-30% lương từ cấp lãnh đạo trở xuống. ACB
năm nay không giảm nhiều, nhưng trước đó cũng chủ động cắt 25% lương cán
bộ khi ngân hàng gặp khủng hoảng vào tháng 8/2012. Ở một số nhà băng
khác, việc sa thải nhân viên và cắt giảm lương, thưởng cũng được thực
hiện một cách mạnh mẽ để giảm chi phí.
Như vậy, trong quá trình cắt giảm chi phí thì khoản thưởng tết cuối năm
cũng được các ngân hàng cân nhắc kỹ lưỡng. Chẳng hạn, tại Eximbank, giai
đoạn 2009-2011, khi hoạt động tín dụng tăng trưởng cao, lợi nhuận vượt
chỉ tiêu, nhân viên nhà băng này có mức thưởng tết bình quân từ 4 - 5
tháng thu nhập, thậm chí còn cao hơn cho các cấp trưởng phòng. Nay thì
chế độ thưởng giảm nhiều do tín dụng không tăng, lợi nhuận sụt giảm. Mới
đây, bà Đinh Thị Thu Thảo, Phó tổng giám đốc Eximbank, cho hay theo quy
định, mỗi cán bộ ngân hàng này sẽ được công đoàn thưởng Tết nguyên đán
1,2 triệu đồng (ngoại trừ tháng lương thứ 13).
“Ngoài mức thưởng cố định trên, phần thưởng thêm tùy thuộc vào kết quả
hoạt động kinh doanh. Song, năm nay, lợi nhuận ngân hàng chỉ ước đạt 50%
chỉ tiêu nên nhiều khả năng thưởng tết sẽ khó tránh chuyện sụt giảm”,
bà Thảo nói.
Nhiều ngân hàng khác cũng đang cân nhắc chuyện thưởng Tết cho nhân viên.
Mặc dù chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể về thưởng Tết nguyên đán năm nay,
nhưng theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, nếu hoàn thành
chỉ tiêu lợi nhuận năm nay thì cán bộ nhân viên sẽ nhận được mức thưởng
tết 1-2 tháng lương. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh trong quý IV..
Nam Phong(VNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét