Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Thế đảng, nhìn qua những đám tang

Thế đảng, nhìn qua những đám tang

Có những nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử. Họ hoặc là những người góp phần làm nên, hoặc là nạn nhân, hoặc nhiều khi là người chứng kiến giai đoạn lịch sử đó. Có những con người, vừa kết hợp cả ba vai trò nói trên.

Sẽ là oai hùng, vinh hoa cho những người làm nên và hưởng thành quả và cũng sẽ là đau đớn cho các nạn nhân của từng giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, giai đoạn lịch sử Việt Nam thời Cộng sản, lịch sử sẽ ghi lại nhiều câu chuyện hiếm có. Ở đó có nhiều nhân vật, nhiều con người đã từng là những trụ cột làm nên triều đại Cộng sản, rồi chính họ trở thành nạn nhân của chế độ đó cho đến khi lìa đời.

Thậm chí, thông thường, lẽ đời thì chết là hết, song với chế độ Cộng sản, chết chưa phải là kết thúc. Tôi đã được đọc, nghe nói nhiều về những nhân vật như vậy, song gặp gỡ chưa được bao nhiêu.

Thật may mắn cho thời đại ngày nay, khi internet đã lan tràn mọi ngõ ngách, xóm làng thì các thông tin dù bưng bít kỹ đến đâu cũng không thể tuyệt đối. Và do đó, tôi có dịp hiểu nhiều hơn về những số phận, những con người trong chế độ này. Có thể không phải khi họ đang sống, mà khi họ đã lìa đời.

Từ tiếng vỗ tay trong đám tang cụ Trần Độ

Hơn 11 năm trước, khi Internet chưa phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như hôm nay, tôi đọc được bài viết về một đám tang lạ, đám tang Trung Tướng Trần Độ vào ngày 14-8-2002.

Đám tang Trung tướng Trần Độ Đám tang Trung tướng Trần Độ
Đám tang Trung tướng Trần Độ Đám tang Trung tướng Trần Độ

Ở đám tang đó có nhiều điều lạ. Đó là đám tang không được có chữ “Vô cùng thương tiếc”, không có chữ “Trung Tướng” là quân hàm ông Trần Độ đã được phong tặng sau khi góp công sức, xương máu cho Đảng bao nhiêu năm, không được tự do đến viếng, chia buồn hay đưa tiễn. Ở đó, có bản cáo trạng đọc trong lễ truy điệu kể lể những “tội” của người đã chết… Hẳn nhiên, đám tang đó vẫn được tiến hành trong sự quan sát, kiềm tỏa của lực lượng an ninh, công an. Nhưng, chi tiết cả đám tang đông đúc đồng loạt vỗ tay, khi người nhà cụ Trần Độ đã khảng khái khước từ bản “điếu văn kể tội” trước vong linh người đã mất do Vũ Mão thực hiện đã có tiếng vang rất xa và tiếng vọng rất lớn.

Và cụ Trần Độ cũng đã về với đất mẹ 11 năm qua, thời gian càng qua đi, thì những nội dung câu chuyện trên càng được chứng minh là hiện thực. Cụ đã về với đất mẹ, nhưng dư âm đám tang của cụ thì còn mãi với dân tộc Việt Nam như một điển hình của một thời khắc lịch sử đau thương của đất nước: Thời đại Cộng sản.

Ở thời đại đó, người ta không chỉ đểu với nhau khi sống, ác độc với nhau khi là đồng chí, hãm hại nhau khi là anh em mà ngay cả khi đã biến thành ma, đã về với cát bụi. Quả là mẫu hình của sự thù hận của con người được phát huy triệt để.

Tất cả tội ác, sự đểu cáng, sự táng tận lương tâm đó được giải thích là do “lệnh trên”, kể cả gần đây, Vũ Mão đã có thư phân trần về bản điếu văn là do “lệnh trên” chứ ông ta không muốn thế, ông ta đã đề nghị thay đổi nhưng “lệnh trên” là để nguyên.

Lệnh trên là cái gì? Là những tội ác được ngang nhiên thực hiện, bất chấp các nguyên tắc pháp luật, lương tâm, đạo đức làm người… trong những thời điểm nhất định.

Trên là ai? Thì đã bao năm nay, kể từ những cuộc thanh trừng trắng trợn trong Cải Cách ruộng đất, rồi Nhân văn giai phẩm, Cải tạo tư sản, cải tạo tù binh Việt Nam Cộng hòa, các sai lầm nặng nề về kinh tế, ngoại giao và nội trị đầy những sai lầm, tội ác, tham nhũng, phá hoại… Nhưng chẳng ai dám chỉ mặt, vạch tên nó ra cho thiên hạ biết mặt mũi cái “Trên” nó là cái gì mà gớm ghiếc, bất nhân, bất nghĩa đến vậy.

Những chiếc camera và cảnh sát, an ninh ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính

Cụ Hoàng Minh Chính, một cựu quan chức công thần Cộng sản, đã từng là Chủ nhiệm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, Tổng thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam. Chính cụ cũng là người tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ 21. Mùa rét mướt năm 2008 đã ra đi sau một thời gian dài chịu khá nhiều sự khủng bố trắng trợn và cay đắng.

Tối 15/2/2008, chúng tôi đến nhà lạnh của Bệnh viện Thanh Nhàn vì có một cụ già người thân chết và được đưa vào đó. Khi vào đó, tôi nhận ra bức di ảnh cụ Hoàng Minh Chính trên bàn thờ. Chúng tôi thắp cho cụ nén hương lên đó để tiễn biệt một con người đã nghe đến nhiều nhưng chưa lần nào gặp mặt thì cụ đã ra đi, khi gặp nhau lại là nơi lạnh lẽo này.

Bước ra khỏi nhà xác, dù trời đã khá khuya, chúng tôi vẫn rất ngạc nhiên mà một đội quân cứ lầm lũi bắc thang, rải dây và gắn các thiết bị lên nhà tang lễ Thanh Nhàn. Chúng tôi chú ý mới biết họ chuẩn bị cho đám tang ngày mai của ông Hoàng Minh Chính.

Ngày 16/2/2008, lễ tang cụ Hoàng Minh Chính được tổ chức tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn sau khi có những cuộc giằng co giữa gia đình và nhà nước. Nhưng gia đình đã quyết định giành chủ động việc tự tổ chức lễ tang. Khi chúng tôi đến, đông đúc lực lượng công an, an ninh với đủ loại sắc phục… đã tề tựu đông đủ và có phần hùng hậu, lạnh lùng. Ngoài hệ thống camera bí mật mà tôi đã thấy tối qua, các Cameraman hùng hậu cầm máy quay chĩa vào mặt nhiều người hăm dọa, hùng hổ. Một vài nhân vật từ xa xôi đến dự lễ tang bị đã bị một vài người gây sự tạo nên vài việc lộn xộn nho nhỏ. Nhưng, nói chung không đến mức căng thẳng và có sự can thiệp tàn bạo như đám tang cụ Trần Độ mà tôi đã được nghe.

Khung cảnh đám tang cụ Hoàng Minh Chính
Khung cảnh đám tang cụ Hoàng Minh Chính. Những kẻ không mời mà đến lạnh lùng chĩa camera vào mặt những người tới viếng.

Đám tang cụ Hoàng Minh Chính chỉ cách đám tang cụ Trần Độ hơn 5 năm, nhưng có nhiều khác biệt. Trong đám tang, tôi nhận ra nhiều người tranh đấu cho dân chủ, nhiều trí thức, nhân sĩ và nhiều người kính trọng cụ đến tiễn biệt người đã khuất. Tuy nhiên họ đến, họ tiễn biệt cụ và ra về âm thầm.

Đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang

Ông Nguyễn Kiến Giang, tên thật là Nguyễn Thanh Huyên, ra đi khi 73 tuổi. Cuộc đời ông là cuộc đời sớm tham gia mặt trận Việt Minh và khi 14 tuổi đã là đảng viên Cộng sản. Là một người theo đảng từ tấm bé, lớn lên nhiệt thành, thông minh và năng lực tràn đầy, để rồi ông trở thành nạn nhân của Đảng chính vì sự thông minh, can đảm của mình. Cuộc đời ông cũng như bao nạn nhân khác trong nhà nước Cộng sản, ông được “tặng” 6 năm tù không án và một số năm quản chế sau đó.

Đoàn đại diện Diễn Đàn Xã hội Dân sự viếng ông Nguyễn Kiến Giang
Đoàn đại diện Diễn Đàn Xã hội Dân sự viếng ông Nguyễn Kiến Giang

Cuộc đời bị cầm tù, bị quản chế về thể xác, bị ngược đãi trả cho công lao của ông, nhưng ông đã chứng tỏ ý chí của mình và được nhiều người kính phục. Ngày 2/12/2013, ông từ biệt thế giới này. Chúng tôi đến đám tang của ông vào chiều ngày 4/12/2013 tại nhà tang lễ Phùng Hưng.

Khi chúng tôi đến, nhà tang lễ Phùng Hưng đang chật cứng người trong ngoài đến viếng ông. Không chỉ các cơ quan nhà nước, mà các bạn bè, nhân sĩ, trí thức đều đến viếng ông với lòng kính cẩn và ngưỡng mộ. Không chỉ những người đang phấn đấu cho nước nhà có nền dân chủ thật sự, mà ngay cả cơ quan công an, những người đã trực tiếp và gián tiếp tạo nên những đau đớn của cuộc đời ông, cũng đến viếng ông.

Chứng kiến cảnh từng đoàn người đông đúc vào viếng một người đã từng có thời là “tên phản động của đảng” chúng ta mới thấy thực sự tầm vóc của ông ra sao.
Đám tang ông Nguyễn Kiến Giang
Đám tang ông Nguyễn Kiến Giang
Nếu như, trước đó không lâu, cả đất nước đã lên đồng trong một đám tang một thần tượng được bắt nguồn và là sản phẩm của truyền thông Cộng sản. Đám người trong cơn lên đồng đó do sự kích động của tuyên truyền, của truyền thông một chiều, thì đoàn người ở đây đến viếng ông với những nhịp đập của chính trái tim mình và bằng lý trí cảm phục nhân cách một con người đã từng là nạn nhân nhưng anh dũng, kiên cường vượt lên mọi gian lao, trở ngại để giữ vững khí tiết của mình.

Vị thế của đảng

Nếu như với cụ Trần Độ, thì ông Vũ Mão đương chức ở quốc hội làm Trưởng ban lễ tang, để rồi có bài “điếu văn kết án bất hủ”, thì ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính, gia đình đã kiên quyết giành thế chủ động đế tổ chức. Và đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang, thì chuyện gia đình tổ chức lễ tang, truy điệu hẳn nhiên là vậy không cần bàn cãi mà đảng không thể thò bàn tay vào điều khiển theo ý của mình.

Nếu như ở đám tang cụ Trần Độ, lực lượng công an, an ninh ngang nhiên chặn, xét, cắt, xé băng rôn, ngay cả chữ “Vô cùng thương tiếc” có sẵn trong tường nhà tang lễ cũng bị gỡ đi, trên các băng tang bị cắt đi để thể hiện đến mức cao nhất sự hèn hạ, bủn xỉn đến độc ác của đảng đối với đồng đội và ân nhân mình, thì ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính, điều đó chỉ là vài vụ lộn xộn nho nhỏ và nhanh chóng được giải tỏa. Và đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang, mọi sự diễn ra bình thường trong sự tiếc thương kính phục của bạn bè, anh em.

Nếu như ở đám tang cụ Trần Độ, những người đến viếng là những lão thành, những người từng có công với đảng, với chế độ nên có thể hiện diện mà khộng ngại va chạm, không sợ bị dòm ngó dọa dẫm… Thì ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính, lực lượng anh em trẻ, những người đấu tranh cho nền dân chủ nước nhà đã có mặt, dù không rầm rộ. Rồi đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang, đầy đủ mọi thành phần đến tiên đưa ông mà không hề e ngại những cặp mắt, cái nhìn dòm ngó, không có những chiếc camera gí vào mặt người khác dọa dẫm hung hăng.

Thậm chí, đoàn đại diện của Cục An ninh chính trị nội bộ A83 – Bộ Công an cũng đến viếng ông Nguyễn Kiến Giang. Khi nhìn thấy đoàn người này vào viếng, một vài người tỏ ý ngạc nhiên: “Lẽ nào, bây giờ lại có chuyện con sói thương tiếc cụ thỏ?” Một người giải thích: “Theo các nhà khoa học, con cá sấu sau khi ăn xong con mồi vẫn có nhu cầu thải các chất muối trong cơ thể nó vừa hấp thụ qua hai lỗ trên hốc mắt và người ta cứ tưởng là nước mắt của cá sấu”.

Những thay đổi đó, chắc hẳn không phải vì “đảng ta” đã thay đổi thái độ đối với các “nguyên đồng chí” của mình. Với bản chất bạo lực đấu tranhh giai cấp, điều đó vẫn chỉ là câu chuyện huyễn hoặc.

Thực tế thì vẫn chưa có thay đổi kể cả trong nhận thức của “Trên”. Song điều kiện ngày nay, khi mọi thông tin đều gần như không thể giấu kín, mọi hành động bạo tàn, nhẫn tâm và bất chấp đạo đức, luật pháp càng không thể dễ dàng giấu kín. Do vậy, những bàn tay hành động cũng phải rón rén hơn.

Vào thời điểm đám tang cụ Trần Độ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ rằng: Có lẽ nào một người có công lao to lớn như thế với đảng mà đảng để đàn em đối xử tệ bạc đến vậy? Chắc chỉ là bọn phản động thù địch bịa ra mà thôi. Còn nếu không do thù địch gây ra, thì hẳn nhiên là ông Trần Độ đã gây ra tội trạng nặng nề và xứng đáng bị như vậy, việc công an vây đám tang gây sự là hiển nhiên. Bởi lúc bấy giờ vị thế của đảng trong lòng dân còn chút gì đó là sự hăm dọa, hãi hùng, là bí hiểm bởi những thông tin thực chưa hề đến với dân chúng, dư âm món bánh vẽ còn đâu đó trong cuộc sống hàng ngày.

Thế rồi, qua đám tang cụ Hoàng Minh Chính đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang hôm nay, sự chủ động của gia đình, anh em bạn bè cũng như những người khát khao sự công chính, sự tiến bộ cho đất nước, cho dân tộc đã có thể bước đàng hoàng, vượt qua sự sợ hãi vô lý.

Cũng trong quá trình 11 năm giữa hai đám tang, “đảng ta” từ một tổ chức tự nhận là “đạo đức, văn minh, lương tâm thời đại” chuyển thành nơi chứa “một bầy sâu”.

Cho đến hôm nay, thì ngay cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận: “Tham nhũng đã thành đường dây có tổ chức”.

Như vậy, có thể nói, đã thành một quy luật: Khi đảng càng suy yếu, thế đảng càng xuống dốc, thì những hành động độc ác càng bị hạn chế và xã hội ngày càng dễ thở hơn.

Liên tiếp mấy hôm nay thông tin về việc các đảng viên công khai từ bỏ đảng Cộng sản đã làm nóng cộng đồng mạng xã hội.

Như vậy là vẫn có những con người dù đã là đảng viên, vẫn còn lòng tự trọng và sự tỉnh táo cần thiết.

Và, người ta có quyền mơ đến một ngày người dân giành lấy quyền làm người tối thiểu của mình đã bị cướp đoạt hơn nửa thế kỷ qua.

Hà Nội, ngày 7/12/2013
Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA)

Phản ứng của dư luận về việc đảng viên bỏ đảng

lhd-250
Luật gia Lê Hiếu Đằng, ảnh chụp trước đây. File photo
Việc các cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam trong vài ngày qua khiến dư luận xôn xao.
Cảm thông và ủng hộ

Gia Minh ghi nhận phản ứng của một blogger quan tâm sát thời cuộc là ông Nguyễn Ngọc Già về vấn đề đó. Trước hết ông này cho biết:

Nguyễn Ngọc Già: Tôi rất cảm thông và ủng hộ khi anh Đằng rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, và tôi có thể hiểu, hiểu rất kỹ một sự khó khăn, nỗi đau khổ và ray rứt (có thể nói như vậy). Thú thật tôi rất xúc động khi thấy anh trả lời phóng viên Huyền Trang, Đài TV Đức Mẹ.

Khi hỏi tôi có đồng ý với chuyện quá khứ hay không, thì chuyện quá khứ tôi không nhắc lại ở đây. Một chế độ độc đảng như hiện nay, tôi rất buồn cười về chế độ độc đảng: nó giống như một vương quốc nữ giới trong chuyện Tây Du Ký - một vương quốc không có đàn ông, và khi Thầy trò Đường Tam Tạng đến thỉnh kinh thì bao nhiêu người phụ nữ, kể cả Nữ vương cũng nhào ra để kiếm chồng. Một chế độ độc đảng cũng không khác gì một vương quốc dành cho nữ giới thôi mà không có đàn ông. Đó là một điều trái với qui luật tự nhiên. Nhưng rất tiếc người Cộng sản họ lại không nhận ra.

Gia Minh: Ông có thấy rằng ông Lê Hiếu Đằng, ông Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên và cách đây một vài năm có vài người nữa, đến nay mới nhận ra có quá chậm không?

Nguyễn Ngọc Già: Theo tôi nghĩ, bây giờ chúng ta nói đến chuyện chậm hay nhanh rất là khó vì nó thuộc về tính chủ quan. Chúng ta cần nói về sự vận động. Cuộc sống là vận động, ai cũng biết điều đó. Điều tôi muốn chia xẻ với quí thính giả của RFA đó là tại sao anh Đằng, anh Dũng, anh Diên bỏ đảng vừa rồi, mới nhất lại gây ra một làn song - có thể nói - lớn; mặc dù không phải là những người đầu tiên; mặc dù họ cũng không thuộc loại cao cấp hay tiếng tăm lừng lẫy. Chỉ riêng anh Đằng, theo quan điểm của tôi, có một sự ảnh hưởng lớn, vì sao? Vì anh Đằng từng bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa kết án vắng mặt, và những cái mà anh đi theo con đường của Cộng sản trước năm 75 đã tạo nên một chỗ đứng trong lòng của người dân, và đó là một sự vị nể đối với tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam. Còn những người khác như anh Dũng, anh Diên (có thể nói như anh Dũng trả lời nhiều trang báo) chỉ là hậu bối; tôi thấy đúng. Điều chúng ta đặt ra là tại sao lúc này, nên tôi không muốn nói chuyện nhanh - chậm mà tôi cho là đúng thời điểm. Trước đó hai ba năm gì đó, nhà văn Phạm Đình Trọng cũng đã làm điều này, rồi anh Nguyễn Chí Đức cũng làm điều này nhưng không gây được tiếng vang, mà bây giờ anh Đằng làm điều này lại gây được tiếng vang. Đó là điều chúng ta nên suy nghĩ.

Gia Minh: Theo ông đánh giá vào thời điểm hiện nay, tiếng vang đó và theo như những người trong cuộc nói họ chỉ đóng góp những dợn sóng để tạo nên cơn sóng lớn, ông có tin tưởng qua sự việc này có dẫn đến một làn sóng nào đó ở Việt Nam không?

phamchidung
TS Phạm Chí Dũng (thứ 2 bên phải) cùng bạn hữu trong một chuyến đi Long An thăm hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước đây.
Nguyễn Ngọc Già: Tôi tin rằng sẽ có sự thay đổi lớn. Ít nhất trong những ngày qua, khi tôi lên một số diễn đàn về chính trị nói chung, tôi thấy một điều rất tốt ở người Việt Nam: đó là tính bao dung. Mặc dù đạo đức suy đồi, nhưng tôi thấy một đặc tính, một phẩm chất của người Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ được. Tôi tin rằng đó là hồng phúc của tổ tiên. Đó là tính bao dung. Thành phần gọi là ném đá anh Đằng ít hơn rất nhiều so với thành phần ủng hộ và khích lệ. Điều đáng buồn là những người ném đá nếu không có ưa thích chế độ cộng sản hoặc có những ân oán với chế độ cộng sản, tôi hoàn toàn có thể thông cảm với họ; nhưng điều đáng trách nhất là những người ném đá là những người trước đây lại gọi anh Đằng là đồng chí. Họ rất dở và rất kém, họ không có đủ khả năng nhận thức, họ càng ném đá anh Đằng, họ càng chết, càng phơi lột bộ mặt đạo đức giả, thực dụng và thất nhân tâm ít nhất đối với một người từng gọi là đồng chí, ít nhất đối với một ông già đã ngoài 70 đang mang trọng bệnh. Đó là một sự bất nhân và họ tự tố cáo họ thôi, và người dân càng xa lánh thôi.

Gia Minh: Theo ông, mặc dù có những phản ứng bất lợi như thế, nhưng theo ông số người vượt qua sự sợ hãi đó để truyền cảm hứng đến cho người khác cùng vượt qua nỗi sợ hãi mà ai cũng nói đang bao trùm ở Việt Nam khiến cho nhiều người không thể hành động trước những bất công, những cái gây cản trở cho xã hội phát triển?

Nguyễn Ngọc Già: Về ý kiến này tôi cũng muốn chia xẻ thế này: tức là tôi đồng ý đây chính là thời điểm phù hợp nhất theo sự quan sát của tôi, để cho anh Đằng, anh Dũng, anh Diên làm ngọn gió. Như tôi có viết một bài gửi cho anh Đằng, nhưng viết theo văn phong của những người quen, tôi có nói với ảnh “sống trên đời sống, cần có một tấm lòng để làm gì anh biết không? Để gió cuốn đi, tôi tin anh, anh Đằng.” Và tôi tin rằng anh sẽ trở thành ngọn gió lớn để cuốn hút những ngọn gió khác tạo thành một cơn bão để quét sạch hết những đau khổ cho dân mình. Sau khi tôi viết bài đó, tôi biết anh Phạm Chí Dũng cũng từ bỏ đảng, và sau anh Dũng đến anh Diên. Tôi tin tưởng tiến trình đó đang đến, và tôi cũng tin những người còn lương tri, còn lương tâm, còn biết đau khổ với đất nước, với dân tộc mình hiện nay, thì chắc chắn họ phải bước ra thôi, họ không có con đường nào khác bởi vì như bác sĩ Nguyễn Đắc Diên đã viết và đã nói là ‘nếu như Đảng hoàn lương’; mà tôi nghe chữ hoàn lương, tôi đã thấy kinh khủng lắm rồi. Một đảng cướp, ăn cướp, người ta mới dùng chữ hoàn lương; và không thể thay đổi được Đảng cộng sản. Điều này ai cũng biết hết, hằng trăm nhân vật nổi tiếng trên thế giới người ta cũng đã khẳng định điều đó rồi. Không còn gì để băn khoăn hay nghị ngợi. Tôi tin rằng quá trình đó đang tiến tới, và tôi tin rằng trong năm 2014 sẽ có một sự thay đổi lớn. Thú thật đó là một sự cảm nhận thôi!

Gia Minh: Cám ơn Ông về những ý kiến, về những chia xẻ của ông về vụ việc vừa xảy ra là tuyên bố ra khỏi đảng của ông Lê Hiếu Đằng và sau đó là của những người như ông Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên.

Ông Nguyễn Văn Đực: Gói kích cầu 30.000 tỷ đã thất bại vô cùng thảm hại

Từng lên tiếng không ít lần về sự đổ vỡ của thị trường bất động sản (BĐS) và sự thất bại của gói 30.000 tỷ. Và thêm một lần nữa, sau gần 6 tháng triển khai gói cứu trợ này, tại thời điểm năm 2013 sắp qua đi, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành không còn từ nào để diễn tả thêm về gói 30.000 tỷ ngoài cụm từ: đã thất bại vô cùng thảm hại...

Người dân đã mất niềm tin!

Năm 2013 sắp qua, cho đến thời điểm này ông có đánh giá gì về gói cứu trợ BĐS 30.000 tỷ?

Vào tháng 7, tháng 8 vừa qua tôi đã nói rất nhiều về sự thất bại của gói 30.000 tỷ, và cho đến ngày hôm nay, nếu có nói tiếp sự thất bại thì cũng bằng thừa. Có chăng là gần 4 tháng trước, tôi nói gói 30.000 tỷ thất bại, còn bây giờ là thất bại rất thảm hại, vô cùng thảm hại chứ không còn từ nào hơn. 
 
Có thể lấy ví dụ như sự trầm lắng của BĐS TP. HCM trong một thời gian rất dài và đã đưa đến một tình trạng mới là nguồn cung đã bắt đầu có nhưng cầu thì lại bị liệt. Tức là một số dự án chết đã được mua lại và dựng lại, nhưng số bán ra tương đối chậm.
 
Nguyên nhân chủ yếu là do người dân mất niềm tin vào doanh nghiệp, bởi nhiều doanh nghiệp không giữ đúng lời hứa. Đối với người dân bây giờ, doanh nghiệp nào giao nhà trễ 5 - 6 tháng là rất mừng. Trễ 1 năm thì cũng cố gắng chịu. 
 
Nguyên nhân thứ hai là người dân không tin rằng nền kinh tế sẽ tốt hơn và người ta bắt đầu dự trữ tiền mặt, không bỏ tiền ra mua. Bằng chứng là các siêu thị, chợ năm nay đều trầm lắng mặc dù Giáng Sinh và Tết sắp đến. Đi ngang qua các siêu thị thấy bãi gửi xe rất vắng vẻ, chứng tỏ người đến rất ít. Và trong số những người đến đó thì không phải ai cũng bỏ tiền ra mua, mà có khi phần đông là đến xem, đến chơi. 
 
Từ đó, người dân đã không dám mạo hiểm bỏ tiền ra mua nhà mà chỉ đi thuê nhà. Nếu thuê nhà thì 1 tháng chỉ bỏ ra 2 - 3 triệu để trả. Còn mua nhà thì ngoại trừ 30 - 40% đặt cọc trước, còn lại sẽ phải trả góp từ 5 - 7 triệu/tháng hoặc cao hơn rất nhiều. Đồng lương lại rất bấp bênh, không biết giảm lương, không việc mất việc lúc nào, nên bỏ tiền ra mua nhà với người dân hiện nay là mạo hiểm.
 
Nguyên nhân thứ ba là nguồn cung có rất nhiều vấn đề, không bền vững. Chẳng hạn như mới chỉ có 2, 3 dự án được khởi công, mà 2, 3 dự án này phải đợi thêm 2 năm nữa mới bàn giao được nhà. Trong suốt 2 năm đó cũng chứa đựng đầy rủi ro, như biến động về vật giá, về nhân công, về lãi suất... Những biến động này sẽ đẩy doanh nghiệp đến khó khăn và phá sản bất cứ lúc nào.
 

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM - Phó Giám đốc
Công ty địa ốc Đất Lành

Không còn gì để cứu vãn

Theo ông, những nguyên nhân nào đã khiến cho gói 30.000 tỷ thất bại thảm hại?

Nguyên nhân khiến cho gói 30.000 tỷ thất bại là do Nghị quyết 02 và gói này đã ra trễ mất 2 năm. Lúc bệnh nhân còn có sức khỏe thì thuốc còn có khả năng trị được, vậy mà lúc đó chúng ta lại không chịu cho thuốc, ai nấy đều tự che dấu bệnh tật của BĐS, ai cũng lạc quan vượt qua khó khăn, chuẩn bị phát triển. Cho nên đợi đến khi BĐS chìm nặng trong bệnh tật thì việc cứu chữa là cực kỳ khó khăn.

Thuốc thì không đủ mạnh, tức là không đúng liều, mà trị khi bệnh đã nặng là không đúng lúc. Nên ngay tại thời điểm này, bệnh nhân đã từ chối thuốc. 

Gói 30.000 tỷ là nhỏ so với căn bệnh của BĐS, bởi BĐS phải tính bằng 300 - 500.000 tỷ nằm trong đó. Bây giờ lấy 30.000 tỷ để cứu 300 - 500.000 tỷ thì không thể cứu được, chỉ cứu được một phần nào đó thôi. 

Nhưng ngược lại, gói 30.000 tỷ là rất lớn, ở chỗ tiêu thụ được 350 tỷ rồi đứng luôn, không tiêu được nữa, không hấp thu được nữa. 

Có thể hình dung như một người đang hấp hối, ta tiêm thuốc hay đem thuốc đổ vào miệng, nhét vô bao tử thì làm sao mà tiêu hóa, mà trị bệnh được. Cho nên chỉ còn có một câu là đã quá trễ, quá thất bại rồi.

Tôi đã từng nói từ rất lâu, cứu BĐS không phải bằng tiền mà bằng chính sách, và những luật lệ thì cần phải hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân. Thế nhưng những thủ tục của chúng ta rất lâu, rất rườm rà, không muốn nói là ngăn cản doanh nghiệp như ở TP. HCM. Mà kể cả bây giờ có thay đổi chính sách thì cũng là quá muộn

Vậy theo ông, có cách nào để cứu vãn thị trường BĐS lúc này?

Bây giờ chẳng còn gì để mà cứu chữa nữa vì đã quá trễ rồi. Trí tuệ của cả nước đều tập trung để cho ra đời Nghị quyết 02, giống như một liều thuốc để cho rất nhiều người hy vọng, nhưng cuối cùng lại thất bại. 

Cho nên sang năm là 2014, tôi cho rằng không còn Nghị quyết nào tốt hơn Nghị quyết 02, mà nếu có được chính sách tốt đi chăng nữa thì đã quá muộn. Năm 2013 này là liệu pháp cuối cùng để trị bệnh nhưng không thành, nên 2014 sẽ đổ vỡ hàng loạt thôi.

Xin cảm ơn ông!

Duyên Duyên
 
(Một thế giới)

Tổng bí thư: 'Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem'

Năm tới sẽ xử 8 vụ tham nhũng lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm, sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa - Tổng bí thư nói với cử tri quận Tây Hồ.
Sợ chữ “tôi”?
Gặp Tổng bí thư và các ĐBQH Hà Nội chiều nay (6/12), cử tri quận Tây Hồ đánh giá cao những công việc quan trọng mà QH kỳ này làm được như sửa Hiến pháp và luật Đất đai, nhưng thẳng thắn "chê" phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.
tổng bí thư, cử tri, tham nhũng, khiếu kiện, bộ trưởng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri quận Tây Hồ. Ảnh: Minh Thăng
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (phường Bưởi) thấy nhiều bộ trưởng trả lời lòng vòng, hời hợt: "Ngành tòa án có bao nhiêu vấn đề như oan sai, kiện tụng lên xuống mà Chánh án trả lời không sâu sát, không tập trung".
"Bộ Y tế, bao nhiêu vấn đề như vắc-xin, Cát Tường... mà nói vòng vo lên xuống, không mạnh dạn, không biết bộ trưởng suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình", cử tri phường Bưởi nói.
Cử tri Nguyễn Kinh Thành (Yên Phụ) cũng thẳng thắn: "Không hiểu các bộ trưởng, quan chức sợ chữ 'tôi' đến mức nào mà không hề dùng. Chừng nào chưa dám nói 'tôi' thì mọi vấn đề còn muôn vàn khó khăn, thành tích thì cá nhân lấy, khó khăn phức tạp sự cố thì do tập thể".
"Cứ 'chúng tôi' thì đến hết nhiệm kỳ, các vị ra khỏi văn phòng là phủi tay, không 'tôi' nào chịu trách nhiệm", ông Thành nhận xét.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ "không được QH chất vấn nên không thể nói được": "Nhưng vấn đề trách nhiệm cá nhân là phải rõ ràng, làm tốt thì được khen thưởng, khuyến khích, làm sai thì phải xử lý".
Tổng bí thư sáng ra khỏi nhà bà con đã chờ
Cử tri Nguyễn Thị Hòa (phường Yên Phụ) thì chia sẻ việc người dân khiếu kiện kéo dài.
CLIP Tổng bí thư trao đổi với cử tri về tình trạng khiếu kiện:
"Là do công tác tiếp công dân, nếu xã phường giải quyết dứt điểm thì sẽ không có khiếu kiện. Nếu là do đất đai, giải phóng mặt bằng thì phải công bằng, người tình nguyện di dời phải khen thưởng, người chây ì phải kỷ luật, chứ chây ì lại được tăng tiền bồi thường thì khó tránh người dân lại so bì, chống đối", bà Hòa phân tích.
Ngay tại cuộc tiếp xúc cử tri hôm nay, nhiều người, thậm chí đến từ các quận khác, tranh thủ đưa đơn tận tay Tổng bí thư.
Ông Nguyễn Phú Trọng chân thành chia sẻ "hàng ngày nhìn thấy người dân đi khiếu kiện mà buồn và đau lòng".
"Người đi khiếu kiện cũng đâu thích thú gì, cơ quan nhà nước làm không đúng dân mới phải đi kiện", Tổng bí thư nói. "Bản thân tôi sáng ra khỏi nhà có bà con chờ, chiều về nhà cũng có bà con chờ, ra đường là có bà con đón".
Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có sự không đồng bộ về chính sách, đặc biệt về đất đai, đền bù..., phải dần từng bước hoàn thiện pháp luật, cải tiến việc tiếp dân...
Tổng bí thư mong bà con thông cảm: "QH không có thẩm quyền giải quyết mà chỉ có thể 'kính chuyển' đơn thư và giải thích cho bà con. Nhưng khó vì người dân chỉ thấy mình thiệt thòi, giải quyết được một việc lại xảy ra nhiều việc khác, nơi nào càng nhiều dự án thì đất đai càng phức tạp".
Tham nhũng không còn 'ăn mảnh'
Chống tham nhũng là vấn đề không lúc nào thiếu vắng khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri.
Ông Nguyễn Hồng Toán cho rằng kết quả công tác này vẫn chưa tốt lắm, còn tình trạng né tránh, cán bộ sai vẫn chỉ khiến trách, cảnh cáo, phê phán...
Ông Nguyễn Bốn Bảy (phường Phú Thượng) thì kiến nghị các biện pháp mạnh: tham nhũng 1 tỷ đồng trở lên phải tử hình, cả người về hưu - "hạ cánh an toàn" cũng phải kê khai tài sản, bảo vệ người chống tham nhũng...
CLIP Tổng bí thư cam kết xử nghiêm các vụ tham nhũng lớn:

Tổng bí thư thừa nhận Đảng và Nhà nước dù đã cố gắng nhưng tham nhũng vẫn còn nhức nhối.

"Các vụ án lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, đi đâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũng nhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", ông Nguyễn Phú Trọng chia sẻ. "Còn quyền lực là còn tham nhũng".

"Tệ nhất là tham nhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thành đường dây, có tổ chức chứ không phải từng người 'ăn mảnh'", Tổng bí thư nói về lợi ích nhóm. "Cần cơ chế trị tận gốc vì quốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc, tôi cũng không hài lòng".

Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng bí thư, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, cũng cam kết mạnh mẽ: Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem.

"Vừa rồi xử hai vụ, hai án tử hình, mấy người hàng chục năm tù, cử tri xem như thế là nặng hay nhẹ?", ông Trọng nói. "Năm tới sẽ xử 8 vụ đều lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm và sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa".

Tổng bí thư cũng khẳng định sẽ hạn chế tình trạng án treo hoặc chỉ xử phạt hành chính.

Chung Hoàng - Đức Yên - Minh Thăng - Bạt Tuấn
(VNN) 

Học, học nữa, học mãi vẫn thế ?

cuakhausantrinh

Cửa 'Khổng sân Trình' nay được phục hồi ở Trung Quốc

Tôi không hoàn toàn chia sẻ ý kiến của nhà giáo Phạm Toàn cho rằng kết quả xếp hạng cao của Việt Nam trong bảng đánh giá PISA mới đây là 'không có ý nghĩa'.

Với các học sinh học giỏi ở tuổi 15 được nêu trong bảng đánh giá đang gây chấn động cả dư luận ở Anh, Trung Quốc, Việt Nam thì nỗ lực và thành tích cá nhân của các em là rất đáng khuyến khích.

Về mặt cá nhân, học giỏi sẽ tăng cơ hội du học nước ngoài, phát triển chất xám, có 'đầu ra' phù hợp.

Đánh giá cũng mang lại sự lạc quan rằng nếu môi trường học tập được cải thiện, các thế hệ tiếp theo có cơ hội tiếp thu kiến thức đúng đắn, tạo động lực cho cả xã hội đi lên.

Nhưng tôi đồng ý với thầy giáo Bấm Phạm Toàn rằng chỉ thành tích không sẽ ‘không dẫn đến một cái gì có ích cả’.

Vì sao học giỏi ?

Điều khiến Việt Nam có nhiều học sinh học giỏi chính là truyền thống Khổng giáo hiếu học giống Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc và một phần là Nhật Bản.

Trong một bài báo hồi 1995 về dân chủ và truyền thống Khổng giáo, nhà nghiên cứu Mỹ gốc Nhật, ông Francis Fukuyama đã đặt Việt Nam vào nhóm các nước trên cùng cả Singapore.

Ở những nước này, Khổng giáo được thể chế hóa qua hệ thống khoa cử và quan chế đã “nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong xã hội», và cũng là yếu tố tạo ra “bình đẳng học thuật», và cơ hội tiến thân, theo Fukuyama.

Nhưng đó có phải chỉ là chuyện ngày xưa ?

Hóa ra điều này nay vẫn hiện rõ ở các chỉ số học tập.

Vì cùng ở Đông Nam Á nhưng học sinh Việt Nam thường có thành tích học tập cao hơn Phililippines (Thiên Chúa giáo), Indonesia (Hồi giáo) và Lào, Campuchia, Thái Lan (Phật giáo).

Tuy thế, Việt Nam và cả Trung Quốc hiện vẫn thua kém các nước châu Á khác trong sáng tạo khoa học.

Bài phân tích ‘Giáo dục : nhà máy sản xuất bằng tiến sỹ’ (Education : The PhD factory) trên trang Nature 04/2011, viết về Trung Quốc :

“Số người có bằng tiến sỹ tại Trung Quốc đang tăng tới mức bùng nổ, với chừng 50000 người hoàn tất nghiên cứu cấp tiến sỹ ở mọi ngành chỉ trong năm 2009, gần như là vượt xa tất cả các nước. Nhưng vấn đề chính là chất lượng thấp của các tấm bằng tiến sỹ đó”.

Điều này dẫn đến vấn đề thứ nhì với các ‘ông nghè’ Trung Quốc mà nghe cũng quen quen như ở Việt Nam : đa số “khó tìm được việc làm trong giới khoa bảng quốc tế” còn những người đã ra nước ngoài thì “hiếm khi quay trở về”, theo trang Nature.

Khổng giáo vừa là tác nhân cho tinh thần hiếu học, là hòn đá cản đường cho sáng tạo.

Hồi đầu thế kỷ 20, giữa lúc giao thời Đông Tây, Phạm Duy Tốn, Ngô Tất Tố, Phan Kế Bính đã phê phán tệ nạn thi cử tại Việt Nam.

Bên Trung Quốc, hồi thế kỷ 18, Ngô Kính Tử trong 'Chuyện làng Nho' đã xếp các nạn nhân của chế độ khoa cử thành bốn loại : hèn nhát, hãnh tiến công danh, tham lam và thanh tịnh.

Nhà Nho thanh tịnh là tấm gương đạo đức sáng chói nhưng suy ra cũng là vô dụng vì thường chọn thái độ lánh đời.
caukhan
Cầu may ở nơi thờ Khổng tử trong Văn Miếu, Hà Nội trước kỳ thi

Vẫn Fukuyama khi ca ngợi các điểm hay của truyền thống Khổng giáo ở châu Á cũng viết về sự cản trở của đầu óc Nho gia cho xã hội.

Ông dẫn Samuel Huntington viết về các nước Khổng giáo như sau :

“Truyền thống Khổng giáo của Trung Quốc và các nhánh của nó ở Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Đài Loan, và ở dạng loãng hơn tại Nhật Bản cùng đặt tập thể lên trên cá nhân, đặt uy quyền cao hơn tự do và đề cao trách nhiệm hơn là các quyền... Quyền của các các nhân có tồn tại nhưng do chính Nhà nước tạo ra. Hài hòa và hợp tác được chú trọng hơn là bất đồng và cạnh tranh”.

Trong thế giới ngày nay mà chỉ biết nghe lời, bắt chước và cạnh tranh thì chỉ có cầm chắc thất bại trong giáo dục, kinh tế hay bất cứ ngành nghề gì khác.

Thử hỏi nếu người Hàn Quốc vẫn tư duy như vậy thì làm sao Samsung có thể chiếm lĩnh thị trường toàn cầu ?

Học sinh Việt Nam học tốt trong một môi trường khuôn phép như giỏi giải các phép toán đã định trước, và học chủ yếu để thi đỗ nhưng khi vào đời lại dần bị uốn nắn theo các mô thức cũ kỹ, thiếu phản biện, cạnh tranh.

Học đừng khôn lỏi

Trước đây, người châu Á từng nghĩ văn hóa truyền thống, phần hồn của mình tốt lắm rồi, ta chỉ tụt hậu Âu Mỹ về công nghệ nên cũng chỉ cần học kỹ thuật thật giỏi là đuổi kịp.

Nhưng sự thực thì kỷ nguyên Khai Sáng ở châu Âu không chỉ là bùng nổ phát kiến khoa học mà căn bản là một phong trào tư tưởng.

Cải tổ là phải toàn diện và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, người trước kẻ sau, đã tiến mạnh khi chọn con đường đó.

Riêng mấy nước Á châu còn lại tiếp tục cho rằng cứ theo khuôn mẫu tư duy chính quyền quy định là đủ, và mở cửa vẫn e dè, ghét bỏ các giá trị quốc tế chung.
gioitrevietnam
Giới trẻ Việt Nam rất muốn du học sang Phương Tây

Ngay cả cải cách kiểu Đặng Tiểu Bình vẫn có giọng khinh Phương Tây, coi làn gió từ bên ngoài vào có cả nhiều ruồi muỗi.

Mặc cảm vừa tự ti, vừa tự tôn đó đã khiến người ta không chân thành hiểu được phần quan trọng nhất của giáo dục cho loài người mà Âu Mỹ chỉ có đi trước chứ không hề độc quyền quản lý.

Đó là tự do tư tưởng, dẫn đến tôn trọng các cá nhân khác, phần cơ bản của nhân quyền.

Đó là lý tính, nền tảng của tinh thần khai phá và thái độ dẫn thân, dám thể nghiệm.

Về tinh thần, to như Trung Quốc nhưng vẫn bị coi là ‘thiếu vắng điều gì đó’ như lời cô Kelly Zong, con gái tỷ phú Tông Khánh Hậu (trên 10 tỷ USD) nói trên trang Sunday Times gần đây.

Với thực trạng tệ hại của giáo dục Việt Nam, vừa tham nhũng điểm số, vừa thiếu tự do sáng tạo, vừa nặng học vẹt mà sinh viên sang Singapore du học vẫn được ông Lý Quang Diệu cảm phục khen ngợi thì đó quả là điều phi thường cho các cá nhân người Việt.

Ở tầm quốc gia và xã hội, Việt Nam chắc cũng sẽ thành công như vậy nếu dứt bỏ được các ràng buộc tư duy kiểu Khổng, Mao và Đặng.
Nguyễn Giang (BBC)

VTV chính thức xin lỗi 2 trường hợp đoàn tụ sai

Êkip “Như chưa hề có cuộc chia ly” vừa mới đăng tải bài viết xin lỗi khán giả và nói rõ về hai trường hợp sai sót gây tranh cãi trong thời gian gần đây trên báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam VTV Online.
Bài viết mở đầu bằng lời xin lỗi, đồng thời khẳng định của nhà báo Thu Uyên, rằng sai sót hai trường hợp đoàn tụ gia đình trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL) không đồng nghĩa với việc chương trình cố tình lừa dối khán giả.

“Khi phát hiện ra sai sót, những người làm chương trình đã thành khẩn xin lỗi những người trong cuộc và không làm họ tổn thương, bằng chứng là đã được họ thông cảm và luôn thân thiết từ đó đến nay.

Những người làm chương trình cũng nghiêm túc xin lỗi toàn thể khán giả về sai sót và từ đó đến nay làm việc hết sức cẩn trọng và quên mình, để không xảy ra bất cứ một vụ sai sót nào nữa. Sai sót trên là hai bài học đắt giá, mà chúng tôi thường xuyên nhắc lại để ê kíp NCHCCCL cùng nhau ghi nhớ, tuyệt đối tránh sai phạm.

Chương trình NCHCCCL không ngại phải nói lời xin lỗi, vì lời xin lỗi khó khăn nhất là với nhân vật của chương trình, chúng tôi đã không e ngại. Chúng tôi chỉ không tán đồng việc cho rằng vì bị “phanh phui” vào thời điểm hiện nay, chúng tôi mới xin lỗi nhân vật là không đúng” - nhà báo Thu Uyên, chia sẻ. 



Nhà báo Thu Uyên. 
Thông qua VTV, ê kip sản xuất chương trình cũng giải thích cụ thể 2 trường hợp sai sót xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của chương trình (12/2007 - 2/2008).

Một là, trường hợp anh Nguyễn Hữu Thành bị cho đi từ sơ sinh, tìm mẹ có thể tên Lê Thị Út. Đây là cuộc tìm kiếm có 6 đội viên tìm kiếm tham gia, tiến hành 5 chuyến công tác, được công an xã mách bảo, nên tìm ra được một phụ nữ giống trường hợp anh Thành từ nét mặt, đến hoàn cảnh cho con đi. Có công an, hàng xóm, gia đình người phụ nữ thừa nhận và đón nhận, anh Thành rất xúc động trong số 3 của NCHCCCL phát sóng trực tiếp ngày 2/2/2008.

Đây là trường hợp mẹ - con, mà cả 2 bên đều không thể có 1 kỷ niệm gì để khớp nối. Những trường hợp như thế này hiện nay chúng tôi đều phải nhờ đến sự hỗ trợ miễn phí của Trung tâm ADN và Công nghệ di truyền. Nhưng vào thời điểm đầu năm 2008 đó, chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận được với công nghệ xét nghiệm ADN.

Đến đầu năm 2011, anh Thành có đề nghị cho xét nghiệm ADN bí mật để hoàn toàn yên tâm, chúng tôi lập tức thực hiện, không ngại kết quả có thể không đúng. Ngày 24/5/2011, nhận được kết quả anh Thành không phải con đẻ của bà Nguyệt, chúng tôi lập tức báo để anh Thành biết, chân thành xin lỗi anh và được anh rất thông cảm. Anh Thành nhờ chúng tôi tiếp tục tìm mẹ cho anh, và luôn thân thiết với các đội viên tìm kiếm của chương trình.

Theo nguyện vọng của anh Thành không muốn cho bà Nguyệt biết kết quả như vậy, nhưng sợ dư luận ồn ào gây tổn thương, anh Thành đã cùng NCHCCCL tới báo tin và xin lỗi cho bà Nguyệt vào ngày 25/11/2013, và được bà rất thông cảm như đối với người trong gia đình.

"Như vậy, chương trình NCHCCCL chỉ nhận ra sai sót sau 3 năm 3 tháng kể từ cuộc đoàn tụ, hoàn toàn không có chuyện đã có kết quả AND mà vẫn cố tình tổ chức nhận mẹ - con như một số người đã có ý kiến" - ê kíp chương trình, khẳng định. 
 

Ê kip thực hiện chương trình sẽ phát sóng phóng sự nói lại về lý do dẫn đến sai sót. 

Hai là trường hợp đại tá Đinh Hữu Tấn tìm con nuôi Võ Văn Phước, mà ông nhận nuôi trong vòng 2-3 tháng trên đường truy kích vào tháng 4/ 1975. Đây là trường hợp khó, mà 1 nhân viên tìm kiếm đã dầy công đi tìm từ Củ Chi – Bình Dương – Vũng Tàu, gặp hàng chục nhân chứng, nhưng cuối cùng, đã tắc trách báo cáo về 1 thanh niên tên Long. Long cũng là trẻ lạc trên Đường Bảy cùng hoàn cảnh như Phước, cũng có sẹo ở gót chân. Gia đình vợ Long cũng khẳng định Long vốn tên là Võ Văn Phước. Anh Long cho biết đã rất ao ước có được người thân, nên đã rất vui mừng nhận. Vì vậy, tìm ra vào tháng 2/2008, đến tháng 8/2008, chúng tôi cho xác minh lại lần nữa, rồi mới tổ chức đoàn tụ trong NCHCCCL số 11, phát trực tiếp ngày 4/10/2008.
Sau đó, có một người mẹ có con là Võ Văn Phước đã tìm đến và Long lại dẫn bà đến gặp 1 “Phước lớn” sống tại Củ Chi. Tới lúc đó, những người làm chương trình vẫn tin là có hai Phước, chênh nhau 4 - 5 tuổi, hoàn cảnh khá giống nhau (đã đưa phóng sự này trong NCHCCCL số 12, 11/2008). Chương trình NCHCCCL vẫn thân thiết với các bên, thậm chí còn xin một doanh nghiệp hỗ trợ cho Long một xe máy để đi làm. Ông Đinh Hữu Tấn rất hạnh phúc với cuộc đoàn tụ và thường xuyên gửi thư trao đổi với nhà báo Thu Uyên.
Đến giữa năm 2011, Đội tìm kiếm giở lại hồ sơ Võ Văn Phước, thấy có khả năng Phước lớn mới đúng là con nuôi ông Tấn, nên đã đi điều tra lại. Khi đã khẳng định Long không phải là Phước, nguyên đội trưởng tìm kiếm Lê Cao Tâm đã chủ động gửi báo cáo và thư xin lỗi, sau đó đã xin phép ông Tấn để đưa Võ Văn Phước và vợ con ra Thanh Hóa thăm ông. Ông Tấn đã thông cảm với chương trình và coi cả Long và Phước như con.
Như vậy, thời điểm tổ chức đoàn tụ, tất cả đều tin tưởng vào kết quả của 2 đợt tìm kiếm, là Long chính là con nuôi ông Tấn. Sau 2 năm, Đội tìm kiếm mới phát hiện ra sai lầm, và lập tức sửa chữa, khắc phục hậu quả và được những người trong cuộc thông cảm, tha thứ và tiếp tục tin yêu. Hoàn toàn không có chuyện là chương trình NCHCCCL và nhà báo Thu Uyên cố tình ngụy tạo một cuộc đoàn tụ để lấy nước mắt khán giả.
Trước đó, luật sư Trần Đình Triển đã viết bài đăng trên facebook cá nhân để nói về những vụ tìm sai của chương trình NCHCCCL và nhận định nhà báo Thu Uyên - VTV không trung thực. Sau đó, luật sư Trần Đình Triển còn viết và đưa những dẫn chứng "tố" hai chương trình có ý nghĩa sâu sắc về phương diện xã hội trên VTV là Trở về ký ức và Như chưa hề có cuộc chia ly được thực hiện bởi công ty tư nhân, mà gia đình chị Thu Uyên chiếm 70% cổ phần nhận tài trợ, quảng cáo, tự tìm kiếm thông tin và quyết định nhiều công đoạn khác…
Ê kíp chương trình NCHCCCL có bài nói rõ về 2 vụ việc tìm sai này trên website chính thức của chương trình. Kể từ đó, những cuộc đáp trả qua lại giữa hai phía, mỗi bên có một lý lẽ riêng, cuộc tranh luận như chưa có hồi kết.
Dư luận thì cho rằng, NCHCCCL nợ khán giả truyền hình lời xin lỗi chính thức. Khẳng định, từ tháng 3/2008, chương trình áp dụng một quy trình mới, chặt chẽ hơn nên đã không để xảy ra một sự nhầm lẫn nào tương tự, ê kíp đã chính thức lên tiếng xin lỗi khán giả chương trình.
Cùng với việc viết bài giải thích đăng trên báo điện tử VTV Online, trong chương trình NCHCCCL phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 vào tối ngày 14/12/2013, ê kip thực hiện chương trình sẽ phát sóng phóng sự nói lại về lý do dẫn đến những sai sót đó và ý kiến phát biểu của người thân hai trường hợp đoàn tụ có sai sót đã có những đồng cảm cùng những người làm chương trình.
Hương Quỳnh (Tổng hợp)

(Người Đưa tin) 
 

Kim Jong-un vào doanh trại náu mình?

Sau khi phế truất người chú của mình là Jang Song-thaek, lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên, Kim Jong-un đã gần như biến mất tại một căn cứ quân sự gần Trung Quốc.
Lãnh đạo Triều Tiên đi ở ẩn?
 
Sau khi cơ quan tình báo Hàn Quốc đưa thông tin người chú quyền lực Jang Song-thaek của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị phế truất, nhà lãnh đạo này dường như đã rút khỏi Bình Nhưỡng để “náu mình”.
 
Lần gần đây nhất ông Kim Jong-un xuất hiện trước công chúng là tại một căn cứ quân sự ở tỉnh Ryanggang hôm 29/11. Hôm 30/11, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin về chuyến thăm của ông Kim đến tỉnh này, tuy nhiên từ đó đến nay không thấy bất cứ tin tức nào về hành tung của ông Kim.
 
KCNA cho hay ông Kim đã gửi điện chúc mừng tới nước Lào hôm 1/12, và có một bài diễn văn động viên các công nhân Triều Tiên vào ngày 5/12, tuy nhiên họ không đăng bất cứ bức ảnh nào của ông Kim như thường lệ. Một số chuyên gia phân tích Hàn Quốc tin rằng hiện ông Kim đang ẩn mình tại tỉnh Ryanggang giáp biên giới với Trung Quốc.
 
Ông Kim Jong-un tới thăm doanh trại quân đội ở Ryanggang hôm 29/11
Ông Kim Jong-un tới thăm doanh trại quân đội ở Ryanggang hôm 29/11
 
Tình báo Hàn Quốc cho rằng nhiều khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã rời khỏi Bình Nhưỡng đúng thời gian hai phụ tá thân cận của ông Jang Song-thaek bị xử bắn công khai. Các quan chức tình báo Hàn Quốc nhận định ông Kim đã được các quan chức an ninh cấp cao hộ tống rời khỏi Bình Nhưỡng.
 
Chuyên gia Chung Sung-jang thuộc Viện nghiên cứu Sejong Hàn Quốc cho hay hai phụ tá bị xử tử này là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil, những quan chức cao cấp trong đảng Lao động Triều Tiên, và nhiều khả năng họ đã bị điều tra với tội danh phá hoại đảng. Theo chuyên gia này, ông Ri Yong-ha đã bị kết tội lạm dụng chức vụ quyền hạn, trong khi Jang Soo-kil bị kết tội tìm cách gây dựng một đảng phái mới và chống lại chế độ hiện nay.
 
Một diễn biến khác, một trong những thư ký của ông Jang Song-thaek đã trốn khỏi quốc gia và xin tị nạn tại Hàn Quốc. Hiện người thư ký này đang bị Triều Tiên truy nã, và được sự bảo vệ của các nhân viên tình báo Hàn Quốc và được giấu tên trước truyền thông.
 
Quan chức tình báo cho biết, viên thư ký này hiện đang lẩn trốn tại Trung Quốc và sẽ sớm có mặt trên đất Hàn Quốc. Nếu thông tin này có thật, đây sẽ là vụ đào tẩu tệ hại nhất của Triều Tiên trong hơn 15 năm qua.
 
Như vậy, cũng cùng lúc thanh tẩy những người thân cận của ông Jang Song-taek, Kim Jong-un cũng không có mặt tại Bình Nhưỡng, nơi mà xung quanh là binh lính của Quân ủy Trung ương Triều Tiên, nơi mà người chú đã từng làm Phó Chủ tịch Quân ủy.
 
Ông Jang Song-thaek khi còn tại vị
Ông Jang Song-thaek khi còn tại vị
 
Điều gì khiến Kim Jong-un xuất thành?
 
Động thái lạ không xuất hiện trước công chúng của Kim Jong-un được giới phân tích cho rằng, vị lãnh đạo trẻ tuổi này đã có sự đề phòng rất chu toàn khi quyết định rời Bình Nhưỡng lắm thị phi, nơi mọi việc có thể xảy ra để đến một căn cứ quân sự, nơi có những tướng sỹ thân cận và trung thành, đồng thời cách không xa biên giới Trung Quốc để náu mình.
 
Có thể nói, người chú Jang Song-thaek mà Kim Jong-un vừa miễn nhiệm và thu hồi quyền lực là một người đàn ông có vai vế trong chính quyền Triều Tiên. Trước khi bị bãi miễn, Jang Song-taek đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Triều Tiên.
 
Đây có thể coi sự kiện đánh dấu một sự biến động chính trị quan trọng nhất của Triều Tiên kể từ khi tân lãnh đạo Kim Jong-Un lên nắm quyền hồi tháng 12/2011. 
 
Ông Jang Song-thaek được cho là có một sự nghiệp thăng tiến nhanh tới chóng mặt. Năm 1972, ông kết hôn với bà Kim Kyong Hui (67 tuổi) - cô em gái mà cố chủ tịch Kim Jong-Il sinh thời yêu quý và tin tưởng hết mực, đồng thời bà cũng là người phụ nữ quyền lực bậc nhất Triều Tiên. 
 
Ngày 25/12/2011, ông Jang Song-thaek khiến báo giới đặc biệt quan tâm khi lần đầu xuất hiện trong bộ quân phục đại tướng, đứng hàng đầu trong nhóm các tướng lĩnh quân sự cấp cao cùng tân lãnh đạo Kim Jong-un tại lễ tang nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il.
 
Ông Jang và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Ông Jang và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
 
Có thể nhận thấy, sau khi Kim Jong-il qua đời, Jang Song-thaek đã được phong hàm đại tướng và nắm giữ một chức vụ quan trọng trong quân đội, cũng như giá trị trong việc bảo vệ “ngôi vị” của tân lãnh đạo trẻ tuổi, sẵn sàng đối phó với những mối nguy hiểm, bất phục.
 
Lúc này, rất có thể Jang Song-thaek là một trong những vệ sĩ thân cận trong quá trình chuyển giao quyền lực của Kim Jong-un.
 
Tuy nhiên sau đó 2 năm, Kim Jong-un đã tiến hành từng bước một những cuộc thanh trừng để chắc chắn cho chiếc ghế quyền lực của mình. Dấu hiệu rõ ràng nhất là bà vợ thứ 4 của cố lãnh đạo Kim Jong-il, Kim Ok, đã bị chính Kim Jong-un bãi nhiệm, tước bỏ toàn bộ quyền lực, và những người thân cận của Kim Ok cũng chịu chung số phận.
 
Tuy nhiên, Jang Song-thaek không phải là một nhân vật tầm thường, ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, trong những năm nắm quyền, Jang Song-thaek như tướng quân nắm giữ đội “cấm vệ quân” ngay sát chân “thiên tử”. Một khi vị tướng quân bị khép tội, việc xảy ra bạo động hoặc đảo chính tại Bình Nhưỡng là rất có khả năng.
 
Điều này biểu hiện ở chỗ ngay khi Hàn Quốc nhận được thông tin Jang Song-thaek bị tước quyền lực, Tình báo Trung ương nước này và hàng loạt các cơ quan khác ngay lập tức tiến hành điều tra diễn biến vụ việc, thậm chí quân đội Hàn Quốc đã phải chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu bởi lẽ không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra ở quốc gia láng giềng.
 
Tuy nhiên, nước cờ của Kim Jong-un là cao tay. Một người trẻ, nhưng đã từng bước loại được những nhân vật tầm cỡ, đủ thấy được vì sao cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đặt niềm tin và quyền lực vào tay người con trai này.
 
Đỗ Minh Tú (Tổng hợp)
(Đất Việt)

Vụ 229kg heroin: "Chốt" sai lầm cho nhân viên soi chiếu

Liên quan đến vụ để lọt 229kg heroin tại sân bay Tân Sơn Nhất trong chuyến bay từ TP. HCM đi Đài Loan hôm 17/11, Cục hàng không cho biết lỗi là do nhân viên soi chiếu đã chủ quan, phát hiện có đồ vật chèn trong thùng loa nhưng lại không báo cáo.
Ngày 7/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Cục Hàng không Việt Nam đã có báo cáo Bộ GTVT về công tác đánh giá và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân ngành Hàng không đối với vụ vận chuyển kiện hàng loa thùng 438 kg, chứa 229 kg heroin bên trong, trên chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Đài Loan bắt giữ tại sân bay Đào Viên ngày 17/11/2013 vừa qua.
 
229 kg heroin vận chuyển qua đường hàng không bị Đài Loan bắt giữ
229 kg heroin vận chuyển qua đường hàng không bị Đài Loan bắt giữ
Theo đó, công ty TNHH Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) cho biết, tất cả quy trình kiểm tra đều đúng nhưng nhân viên soi chiếu lại không hoàn thành nhiệm vụ.
 
Cụ thể là, trong quá trình làm nhiệm vụ nhân viên soi chiếu đã không thực hiện việc kiểm tra trực quan mặc dù đã thấy sự bất thường trong quá trình soi chiếu là có đồ vật khác chèn chặt trong loa thùng. 
 
Nhân viên soi chiếu đã mắc lỗi đánh giá chủ quan, yếu về nghiệp vụ an ninh hàng không khi cho rằng đấy là những vật thông thường như giấy báo, cát tông được chèn để giữ các cấu kiện trong loa nên không tiến hành kiểm tra trực quan và sau đó tiếp tục mắc sai lầm khi không thông báo cho kíp trưởng.
 
Công ty TCS khẳng định, quá trình soi chiếu hàng hóa bảo đảm an ninh hàng không, máy soi tia X đã hoạt động tốt, đảm bảo chức năng và chất lượng soi; đảm bảo nguyên tắc 100% hàng hóa phải qua máy soi.
 
Vậy nên, Cục Hàng không đã kiểm điểm, tiếp tục đình chỉ năng định soi chiếu an ninh hàng không của nhân viên trực tiếp soi chiếu; phê bình, rút kinh nghiệm đối với kíp trưởng.
 
Trước đó, cũng đã có nhiều sự việc nghiêm trọng xảy ra nhưng sau khi điều tra kết quả, các câu trả lời đều là do sự nhầm lẫn của nhân viên.
 
Ngày 11/10/2009, Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TP.HCM đã khiến nhiều người bất bình khi công ty Vedan - một công y xả nước thải gây ô nhiễm sông trầm trọng nhưng lại được  trao giải “Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
 
Giải thích về giải thưởng trên, bà Nguyễn Thị Sinh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TPHCM cho rằng đó chỉ là nhầm lẫn do nhân viên đánh máy và ngay sau đó đã ký quyết định đuổi việc nữ nhân viên N.T.H.V, bộ phận văn thư đánh máy.
 
Cụ thể, bà V. lấy danh sách các doanh nghiệp đủ tiêu chí tham gia để điền vào giấy chứng nhận mà không hỏi lại ý kiến của lãnh đạo. Ngoài ra trong đêm trao giải, bà V. đã cung cấp danh sách cho MC dẫn đến “sai sót” và trao nhầm giải cho Vedan.
 
Trước đó, vào đầu tháng 4/2013,  một sự việc cũng gây hoang mang cho nhiều khách hàng khi có thông tin sữa dê Danlait không rõ nguồn gốc. Các thành phần sữa ghi trên bao bì không đúng với thành phần sữa thật khi mang đi kiểm chứng. Cụ thể là hàm lượng Kali là 3553,7 mg/100g (bông bố của Mạnh Cầm là từ 500-620mg/100g).
 
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết về việc hàm lượng Kali doanh nghiệp công bố là 500-620 mg/100g, nhưng kết quả kiểm tra hàm lượng này là 890/100g, ông Trung khẳng định, đấy là “lỗi đánh máy của nhân viên”.
 
Ngày 15/3, khi khách hàng phát hiện siêu thị BigC The Garden bán Nho xanh Việt Nam nhưng lại dán cờ Trung Quốc  trên sản phẩm thì lãnh đạo công ty cho biết đây là lỗi của nhân viên khi đóng hành lý sơ ý dán cả cờ Trung Quốc vào.
 
Thùy Vân (Tổng hợp)
 
(Đất Việt)

“Té ghế” cuối tuần: Ông Nhăng và bài đồng dao “chỉ muốn chửi bậy”


“Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy thì nó là một trò bình thường vãi. Mục đích của nó là gì? Ý nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư? Không! Thế thì bạn bè đã đ… chửi nhau. Sao? Đấy chỉ là một số thằng à? CCC. Đ… ai mà chả nói tục chửi bậy”.
Đây là một đoạn trong bài luận về nói tục chửi bậy của một học sinh lớp 12 xuất hiện hồi đầu năm nay và được cho như là một “thảm họa giáo dục”.
Trong muôn vàn những phân tích, triết lý bấy giờ, các nhà giáo dục, những giáo sư tiến sĩ đáng kính của chúng ta đổ lỗi cho “văn hóa hàng tôm hàng cá” đang phổ biến ngoài xã hội ảnh hưởng quá mạnh đến lời ăn tiếng nói và cả suy nghĩ của “lũ trẻ”, mà quên khuấy mất rằng sách dành cho thiếu nhi, từ ngoài đường đến trong trường, cũng “hàng tôm hàng cá” đâu có kém.
Ngày hôm qua, NXB Mỹ thuật đã có văn bản đề nghị Nhà sách Đinh Tị phải thu hồi lại cuốn “Đồng dao dành cho trẻ em mầm non”. Vì sao vậy?
Vì chuyện ông Nhăng. “Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng/Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi/Ông Nhăng bảo để mà nuôi/Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro...”. Đây là những câu đầu trong một bài đồng dao dành cho thiếu nhi, khiến những người lớn “đau cái đầu”, còn dư luận thì... “chỉ muốn chửi bậy”.
Ông Nhăng là ai, chỉ NXB Mỹ thuật mới biết. Sao ông Nhăng, bà Nhăng lại đẻ ra “con rắn thằn lằn cụt đuôi” thì chỉ có Nhà sách Đinh Tị mới hay. Đau đầu còn ở chỗ giá thử những đứa trẻ nó hỏi tại sao bà Nhăng lại “đập chết đem vùi đống tro” thì chịu, người lớn cũng không trả lời được.
Và thế là chúng ta có một sự “đáng tiếc” - như cách nói của NXB Mỹ thuật - về một nhân vật đồng dao bạo lực, kỳ quái, trong một bài đồng dao vô nghĩa như “con rắn thằn lằn cụt đuôi”.
Nói đến những ''hạt sạn'' to tướng trong sách thiếu nhi, không thể không nhắc lại câu chuyện “Thỏ (từ trên cây) nhẹ nhàng nhảy xuống bóp dái Hổ”. Các bạn đọc thấy ngượng cái miệng phải không? Không sao, cứ phải chép thẳng cái từ đó ra đây, vì trong thực tế, người ta đã in vào trong sách kể cho con trẻ chúng ta rồi cơ mà.
Nhớ chỉ 3 hôm trước, một đề bài - được phản ánh là ngờ nghệch, phi giáo dục, phi nhân tính: “Em có 5 ngón tay, em chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón?”, hay: “Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi của Nam, hỏi mẹ Nam bao nhiêu tuổi?” đã được đặt ra với Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận.
Vị bộ trưởng của chúng ta sau đó đáp: “Đây là biểu hiện của tác động tiêu cực của kinh tế thị trường vào giáo dục. Những tài liệu này do người viết không đủ kiến thức về khoa học giáo dục, kiến thức về thực tiễn, thiếu trách nhiệm, được nhà xuất bản, nhà in xuất bản chạy theo đồng tiền đơn thuần đã đưa ra thị trường, xâm nhập vào hệ thống nhà trường”. Ông còn cải chính thêm rằng “Rất may là tài liệu được lưu hành chính thống trong nhà trường thì không có sai sót như thế”.
Đúng là rất may khi chưa có cô cậu học sinh nào - ở độ tuổi học một phép trừ đầu đời - phải... dùng dao để giải toán; cũng như chưa có một người mẹ 12 tuổi nào có con 4 tuổi.
Nhưng thật không may, rất có thể cậu trò có bài luận về nói tục trứ danh - cũng như tất cả “lũ trẻ” - đều đang đọc sách truyện thiếu nhi ở nhà, có lúc sẽ băn khoăn tự hỏi vì sao Thỏ lại... nhảy từ trên cây xuống (?!).
Lê Thanh Phong
(Lao động)

Video CÔNG AN Trật tự đô thị đánh ngất xỉu người bán hàng rong

https://www.youtube.com/watch?v=IlRIRXVKsyE&noredirect=1

Người bán hàng rong bị dân phòng còng tay, đánh dã man

Trong lúc đang bày bán rau củ tại khu chợ tự phát thì lực lượng dân phòng cùng trật tự đô thị đi kiểm tra dọn dẹp lề đường. Sau một hồi cự cãi, nạn nhân bị lực lượng này lao vào đánh hội đồng đến mức phải nhập viện.


Nhiều người dân bức xúc khi trông thấy cảnh một nhóm khoảng 10 người thuộc lực lượng dân phòng, trật tự đô thị cùng bảo vệ dân phố lao vào đánh một người bán hàng rong khi anh này không chịu đưa xe hàng về trụ sở UBND phường. Nhiều người chạy lại can ngan thì lực lượng này hù dọa bắt luôn về đồn.

Nạn nhân bị túm cổ, đánh hội đồng

Chiều ngày 7/12, Đại diện UBND P.25, Q.Bình Thạnh TP.HCM xác nhận có trường hợp người bán hàng rong bị lực lượng quản lý trật tự đô thị (QLTTĐT và dân phòng trên địa bàn “xử lý” vi phạm.

Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 6/12 tại một khu chợ tự phát nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Nạn nhân là anh Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hoá, tạm trú tỉnh Bình Dương), là người bán rau củ quả dạo.

Theo những người chứng kiến vụ việc cho biết, thời điểm trên anh Tình đang bày bán rau củ trên xe ba gác tại khu vực thì khoảng chục người thuộc lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố cùng trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh tới kiểm tra và dọn lề đường. Sau khi lập biên bản thì lực lượng này yêu cầu anh Tình đưa xe về trụ sở UBND phường để xử lý. Khi anh Tình không đồng ý, 2 bên xảy ra cự cãi thì lực lượng này xông vào đánh hội đồng khiến nạn nhân gục xuống đường rồi dùng còng số 8 còng tay anh Tình vào xe.

Sau khi đánh hội đồng, nhóm người cơ quan chức năng còn ép nạn nhân lên xe gắn máy để đưa đi. Anh Tình la hét và không đồng ý nhưng lực lượng này kè cổ, khoá tay rồi ép lên xe ô tô của tổ công tác, tiếp tục đánh đập nạn nhân đến ngất xỉu.

Anh Tình bị còng tay, đánh ngất xỉu nằm dưới đất

Khi sự việc xảy ra, nhiều người dân xung quanh chạy lại can ngăn thì lực lượng này hù dọa sẽ bắt luôn về đồn.

Trước tình hình càng thêm căng thẳng, người dân đã báo lên Công an phường 25. Khi các cán bộ phường đến hiện trường thì nạn nhân mới được thả ra và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Ngay trong đêm, anh Lê Văn Trường (em vợ anh Tình) đã có đơn tường trình toàn bộ sự việc anh Tình bị đánh đến cơ quan chức năng để mong muốn làm rõ. Những người dân chứng kiến sự việc cho biết, họ rất bức xúc trước cách hành xử “côn đồ” của một số cán bộ phường trong sự việc này và đã đứng tên ký xác nhận trong đơn với người nhà nạn nhân gửi đến chính quyền.


Đơn tường trình của người nhà nạn nhân được nhiều nhân chứng ký xác nhận

Anh Nguyễn Văn Huy (33 tuổi, người dân tại khu vực) cho biết: “Chưa biết đúng sai thế nào nhưng đánh người ta đến ngất xỉu như vậy là không được”.

Anh Lê Văn Trường (em vợ của ông Tình), cho biết trong bản tường trình, khi bị nhân viên QLTTĐT và bảo vệ dân phố tịch thu xe ba gác và rau quả, ông Tình có giằng co lại, nên bị 4 người nhân viên QLTTĐT và bảo vệ dân phố túm tóc, bóp cổ và chích điện mấy lần rồi đánh đấm khắp người.

Hai người bán dạo khác là anh Vũ Văn Dũng (SN 1980) và Trịnh Văn Đông (SN 1985, cùng ngụ Hải Dương) bàng hoàng cho hay vừa tới khu vực này và nhìn thấy sự việc định can nhưng tổ công tác này quá hung tợn.

Nhiều người dân bất bình đã quay lại clip, hình ảnh cảnh ông Tình nằm ngất xỉu và có người dũng cảm gọi xe đưa anh đi cấp cứu dù bị nhóm công tác nói trên ngăn chặn. Lúc công an đến thì anh mới được đưa đi.

Khoảng 21 giờ ngày 6/12, vợ và vài người bạn ông Tình đến bệnh viện đưa ông Tình về nhà trọ ở tỉnh Bình Dương để điều trị vết thương vì không có tiền. Sáng 7/12, do đau trong người nên ông Tình phải vay mượn người quen 200.000 đồng để chụp phim. Hiện trên lưng ông Tình vẫn còn nhiều vết bầm do bị nhân viên QLTTĐT và bảo vệ dân phố đánh vào chiều 6/12.

Anh Tình được vợ đưa về nhà chăm sóc sau một trận đòn "thừa sống thiếu chết"
(Ảnh: Công Quang)
Anh Tình vẫn nằm bất động trên giường

Những vết thương trên cơ thể anh Tình

Được biết, anh Tình có vợ và 2 con nhỏ, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hằng ngày anh Tình thức dậy từ 4h sáng chạy xe máy ra chợ Đầu Mối Thủ Đức lấy trái cây rồi đi bán dạo khắp TPHCM để mưu sinh cho gia đình.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được lực lượng chức năng điều tra làm rõ.

Hình ảnh ông Tình bị nhân viên QLTTĐT, dân phòng khống chế, còng tay và quẳng dưới đất như tội phạm nguy hiểm được người dân ghi lại và cung cấp:






Bảo Ân - Đặng Giang
Đất Việt 

Lê Diễn Đức - “Đúng quy trình”, quy trình gì?

matuy
600 bánh heroin, 229 kg được phía Đài Loan phát hiện

Tội phạm sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ ma túy hoành hành khắp cả nước Việt Nam, từ thành thị tới nông thôn.

Trong tháng 10/2013, hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đã sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”. Các tỉnh từ Bắc chí Nam, không có tỉnh nào không bị ma tuý xâm nhập. Từ  Sơn La, Bắc Giang , Lào cai, Quảng Ninh, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Nội, tới Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Sài Gòn…

Cục Phòng, Chống ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, cho biết hiện nay hai tuyến biên giới giáp Trung Quốc và Campuchia đã hình thành nhiều cơ sở điều chế, sản xuất ma túy với số lượng lớn và dễ dàng vận chuyển vào nội địa.

Ngày 30/5, ông Nguyễn Kiên, đại tá Chánh Văn phòng Thường trực Phòng Chống tội phạm và ma túy, Bộ Công an, cho biết gần đây, ngoài nguồn ma túy tổng hợp nhập lậu từ nước ngoài, tình trạng sản xuất ma túy tổng hợp ở trong nước đang ở mức báo động. Thống kê của cơ quan này cho hay chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng chức năng đã triệt phá 17 vụ sản xuất trái phép ma túy tổng hợp.

Năm năm qua, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy diễn biến rất phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào. Hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Thế nhưng trong hàng ngàn vụ án triệt phá tội phạm ma tuý tại các tỉnh thành, chưa có một vụ nào có quy mô lớn như trong ngày 15/11/2013. Trước đó, chỉ tóm những con chuột nhắt, cao nhất cũng vài chục cân. Kể cả vụ án ầm ĩ nhất trong thế kỷ 20 của Vũ Xuân Trường, cựu đại úy lực lượng cảnh sát đặc nhiệm chống ma túy phòng 5, C14 (nay là C45 – Bộ Công an), bị án tử hình năm 1998, cũng không đạt tới tầm như thế.

229 kilogram, 600 bánh heroin, giấu trong 12 thùng loa được công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân (đường Võ Văn Tần, Sài Gòn) đứng tên xuất khẩu, lọt lưới kiểm tra của Hải quan Sài Gòn ra nước ngoài.  Phát hiện và bắt giữ không phải công an hải quan Việt Nam mà là của Đài Loan.

Theo báo chí trong nước, thời gian đăng ký xuất khẩu lô hàng đặc biệt này là 12 giờ ngày 15/11, thời gian thông quan là 15 giờ 39 cùng ngày và thời gian xuất khẩu là gần 0 giờ rạng sáng 17/11 trên chuyến bay số hiệu CI5886 của hãng hàng không China Airlines.

Ông Trần Mã Thông, Cục phó Cục Hải quan Sài Gòn, nói “Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình, hết trách nhiệm. Nếu kết luận điều tra xác định có cán bộ sai phạm thì Cục Hải quan sẽ cương quyết xử lý”.

Liên quan đến quá trình xuất khẩu lô hàng, ông Thông cho biết: “Hệ thống thông quan điện tử rất thông thoáng, đặc biệt là với hàng xuất khẩu. Lô hàng đó được phân luồng xanh trên hệ thống (doanh nghiệp chỉ mang tờ khai hải quan tới là cho thông quan ngay, không thông qua thủ tục kiểm tra nào)”.

Theo giải thích của lãnh đạo Cục Hải quan thì sở dĩ lô hàng này được phân luồng xanh là do hải quan chỉ chủ yếu kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu thì tùy tính chất. Còn việc lô hàng 12 loa thùng (có chứa ma túy) được phân luồng xanh trên hệ thống là do doanh nghiệp tự khai trên giấy tờ. Và luồng xanh đa số là ưu tiên cho hàng xuất khẩu. Do được đi luồng xanh nên lô hàng được hải quan thông quan. An ninh sân bay sẽ soi chiếu lô hàng để đảm bảo an ninh chuyến bay.

“An ninh hàng không thực hiện soi chiếu cuối cùng trước khi lô hàng lên tàu bay. Sau vụ việc này đã có một số cán bộ an ninh bị đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm”, ông Thông cho biết.

Quy trình được định nghĩa là thứ tự các bước tiến hành trong một quá trình sản xuất, làm việc. Thứ tự các bước tiến hành của Hải quan Sài Gòn thật chuẩn xác và đồng bộ! “Lô hàng 12 loa thùng (có chứa ma túy) được phân luồng xanh” là đúng với quy trình vì “doanh nghiệp tự khai trên giấy tờ” và “ưu tiên cho hàng xuất khẩu”! Trẻ con cũng chẳng thể nào nghe nổi!

Đó là nói về khâu kiểm tra, còn sở hữu chủ là ai? Thật nghịch lý dù đã biết công ty giao nhận và vận tải, nhưng có sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ lạ.  Khi số ma tuý lọt cửa khẩu Tân Sơn Nhất thì lãnh đạo công ty Long Vân cũng đã đi nước ngoài! Đi nước nào, làm gì, không thấy đưa tin!?

Trả lời phỏng vấn của Báo Giao thông về những diễn biến mới nhất, Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh nói rằng, “không thể nói đây là trách nhiệm của tốp an ninh hàng không soi chiếu liên quan đến vụ việc, mà đây là lỗi hệ thống”.

Cái quy trình của hệ thống nhà nước CHXHCN Việt Nam áp dụng này có thể gọi là quy trình quái đản, lưu manh nhất, quy trình của băng nhóm mafia.

Gia công, xây dựng “đúng quy trình” nhưng đường xá, cầu cống bị sụt lún ngay sau khi khánh thành, trở thành nạn dịch trên toàn quốc.

Cũng đúng với “quy trình” của hệ thống này, trong trận lụt vừa qua ở miền Trung, hàng chục người đã chết vì các nhà máy thuỷ điện xả lũ. Và tới nay vẫn huề vốn, chẳng có bất kỳ ai chịu trách nhiệm.

Cũng đúng với “quy trình” của hệ thống này, nhiều cháu bé đã chết sau khi được tiêm vác xin ngừa bệnh.

Như vậy cái được gọi là “đúng quy trình” ngoài sự quái đản, lưu manh còn có thêm tội ác nữa!

“Quy trình” được áp dụng cho mọi hành động gian trá và tắc trách của một nhà nước mà trong đó những tên bất tài chuyên nghề dối trá, ăn cắp, ăn cướp (đuợc khoác mỹ từ tham nhũng) quản lý, điều hành.

Cái “quy trình” đang buộc cả đất nước dân tộc đi theo, đầy bất trắc và vô định. Quy trình của sự huỷ hoại và tan rữa các tiêu chuẩn đạo đức và chuẩn mực xã hội. Quy trình ma quỷ của sự kiếm tiền, trục lợi bất chấp tất cả.

Có trụ sở Cơ quan Phòng chống ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Interpol tại Việt Nam. ​ Nhưng họ không được mời vào cuộc dù đây là vụ buôn bán ma túy lớn, xuyên quốc gia. Một cái gì đó vẩn đục, mờ ám, cho phép nghi ngờ một đường giây được một ma lực mang tính nhà nước bảo kê, che chở. Và nếu vậy thì vụ này rồi sẽ bị chìm xuồng, bởi vì ma túy đã ra đi “đúng quy trình”, nếu bị phát giác thì sở hữu chủ của lô hàng có thể hoàn toàn phủi tay!
© Lê Diễn Đức – RFA
 

Doanh nhân Trung Quốc thuê người tẩm hóa chất vào sầu riêng

TT - Công an tỉnh Tiền Giang vừa phát hiện và xử lý tám đối tượng người Thái Lan được các ông chủ người Trung Quốc thuê mướn đến địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tuyển chọn, gom mặt hàng sầu riêng để xuất đi Trung Quốc và Indonesia.

Nhóm người nước ngoài nói trên đến thu mua nông sản, thủy sản với nhiều hình thức khác nhau. Họ dùng nhiều thủ đoạn hòng qua mặt cơ quan chức năng để mua hàng nông sản đưa đi Trung Quốc.

Tuyển lựa sầu riêng, nhúng thuốc, dán tem...

Nghe tin người Thái Lan xuất hiện và có dấu hiệu thu mua sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy, chúng tôi lân la nhiều ngày để xác minh địa chỉ cụ thể, số lượng người và mục đích của họ khi vào VN.

Chúng tôi đến cơ sở thu mua sầu riêng của Công ty TNHH thương mại Thái Lan (gọi tắt là Công ty Thái Lan, trụ sở chính ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có vựa thu mua trái cây tại chợ trái cây Long Trung đóng trên địa bàn xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Lúc này cơ sở có trên 20 công nhân nam nữ người VN và hai người Thái Lan đang thực hiện các công đoạn chuyển sầu riêng từ trên xe xuống rồi đem đến cho một nhóm người Thái Lan tuyển chọn, mang vào nhúng thuốc, dán chữ Trung Quốc lên cuống, xếp vào thùng giấy có dán chữ Trung Quốc và đóng thùng mang vào kho chờ đem lên xe đưa đi xuất khẩu.

Phì phà điếu thuốc trên miệng, một người Thái Lan dùng cây roi mây có quấn lớp nhựa ở phần đầu gõ từng trái sầu riêng. Khi chọn được trái ngon, đạt tiêu chuẩn, người này cho qua giỏ và ra dấu kêu người VN mang vào trong nhúng thuốc, dán tem và đóng thùng.

Một nhân công nữ đang dán tem chữ Trung Quốc vào sầu riêng cho biết những người Thái Lan chỉ việc gom và tuyển chọn sầu riêng, còn các công đoạn khác họ hướng dẫn để người địa phương làm.

Trong cơ sở của Công ty Thái Lan, các công đoạn thu mua, tuyển chọn sầu riêng đều nằm ở phía ngoài và có thể dễ dàng tiếp cận.

Riêng khu pha chế thuốc để nhúng sầu riêng tách biệt và có cửa đóng cẩn thận. Một người có quốc tịch Thái Lan đi vào khu pha chế thuốc rất lâu, một thời gian sau hai người VN ì ạch bưng ra một cái xô lớn thuốc dạng nước màu vàng sậm và thực hiện công đoạn nhúng từng trái sầu riêng vào.

Các nhân công ở đây cho biết mỗi thùng trên 40 lít thuốc có thể nhúng được 700 trái sầu riêng lớn, nhỏ. Mỗi ngày cơ sở này sử dụng khoảng 10 thùng thuốc do người Thái Lan pha chế.

Thâm nhập khu pha chế thuốc, chúng tôi thấy một người Thái Lan bơm nước lọc vào phuy khoảng 30 lít rồi cho bột màu vàng, thuốc màu xanh dạng lỏng, một ít thuốc màu vàng dạng lỏng, cùng những hóa chất khác rồi khuấy đều.

Khi phát hiện sự có mặt của chúng tôi, một người Thái Lan tỏ vẻ giận dữ và ra dấu đuổi chúng tôi ra khỏi nơi pha chế thuốc. Một công nhân nam đang nhúng sầu riêng vào thuốc cho biết khi nhúng thuốc thì trái sầu riêng bảo quản được lâu, chín đều và kiểm soát được thời gian chín.
Những người Thái Lan tuyển lựa sầu riêng để xuất đi cho ông chủ Trung Quốc Ảnh: Thành Bắc

Thu mua nông sản trái phép

Qua nhiều ngày trinh sát, sáng 6-12, Công an Tiền Giang phối hợp với Công an huyện Cai Lậy đã ập vào kiểm tra hành chính cơ sở trái cây của Công ty Thái Lan và cơ sở trái cây Sang Hương.

Tại đây, cơ quan công an phát hiện tám đối tượng có quốc tịch Thái Lan nhập cảnh, hành nghề tuyển lựa, gom trái cây tại VN trái pháp luật.

Làm việc với cơ quan công an, các đối tượng người Thái Lan khai tên Siriruang, Sursing, Aumsuepchue (làm việc tại cơ sở của Công ty Thái Lan) và Phaeyai, Phuangkan, Srikanmsuk, Kiadthawiphong, Sutham (làm việc ở cơ sở trái cây Sang Hương).

Các đối tượng này khai nhập cảnh vào VN hơn một tháng với hộ chiếu du lịch và lưu trú lại hai cơ sở trên, nhưng thực chất nhằm hoạt động gom và tuyển lựa sầu riêng đạt chất lượng để những cơ sở này xuất khẩu đi Trung Quốc và Indonesia.

Những người Thái Lan cũng khai họ được các ông chủ bên phía Trung Quốc và Indonesia cử sang VN chọn lựa những trái sầu riêng ngon, chất lượng để xuất sang bên đó.

Riêng công đoạn nhúng sầu riêng vào hóa chất thì họ hướng dẫn và để người địa phương làm. Nhóm người nước ngoài này thừa nhận với cơ quan công an rằng những loại thuốc, hóa chất do họ đem từ Trung Quốc sang.

Vựa trái cây Sang Hương do ông Khổng Minh Sang làm chủ. Ông Sang đã khai với cơ quan công an rằng cơ sở của ông đứng ra thu mua sầu riêng của nhà vườn và xuất khẩu sang Công ty Quốc Chính (Trung Quốc) qua cửa khẩu Tân Thanh. Xuất hàng qua đến nơi thì phía Công ty Quốc Chính sẽ chuyển khoản tiền về mà không có hợp đồng.

Hơn một tháng nay, Công ty Quốc Chính có cử năm người Thái Lan nhập cảnh vào VN với tư cách là du lịch để đến cơ sở của ông chọn lựa, kiểm tra sầu riêng theo yêu cầu của ông chủ Trung Quốc, trước khi xuất khẩu.

Ông Sang còn cho biết ông chỉ lo chỗ ăn ở, còn tiền công những người Thái Lan này đều do Công ty Quốc Chính chi trả. Sau khi những người Thái Lan đến lưu trú thì ông có khai báo với chính quyền địa phương nhưng không được hướng dẫn, đến khi công an kiểm tra ông mới biết việc lưu trú của những người nước ngoài này là vi phạm pháp luật.

Ông Sang cũng thừa nhận những loại thuốc mà người Thái Lan đem qua từ Trung Quốc là để nhúng sầu riêng vào nhằm thúc chín đúng thời điểm và bảo quản được lâu.

Còn bà Trần Thị Thu Thanh, phó giám đốc Công ty Thái Lan, cho biết việc thu mua sầu riêng tại địa phương là để xuất đi Indonesia. Trong sáu tháng nay, cơ sở của bà xuất đi Indonesia bốn container, mỗi container từ 400-850 thùng, mỗi thùng 18-18,5kg. Riêng đối với ba người Thái Lan có nhiệm vụ tuyển lựa và gom sầu riêng cho đạt chất lượng để bà xuất khẩu.

Theo cơ quan công an, hành vi vi phạm của những người Thái Lan có thể bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng và chủ cơ sở cũng có thể bị xử phạt hành chính.

Tại hai cơ sở thu mua trái cây này, cơ quan công an lập biên bản thu giữ, niêm phong sáu mẫu thuốc không rõ nguồn gốc gồm một bịch bột màu vàng, một bình có chứa hóa chất dạng lỏng màu vàng, một chai thuốc lớn dạng nước màu xanh, một chai thuốc có chứa chất lỏng đặc màu trắng... của cơ sở thu mua trái cây của Công ty Thái Lan.

Cơ quan chức năng cũng niêm phong, thu giữ hai mẫu “thuốc” có chất lỏng đặc màu trắng tại cơ sở thu mua trái cây Sang Hương. Tất cả loại thuốc này đều không có nhãn mác và được những người Thái Lan mang từ Trung Quốc qua.
Sai quy định
TS Nguyễn Văn Hòa - viện phó Viện Cây ăn quả miền Nam - nói: “Một số loại trái cây xuất khẩu đi các nước, thỉnh thoảng nông dân cũng có sử dụng một số loại thuốc để xử lý cho chín đồng đều và bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, các ngành chức năng quy định các loại thuốc này phải nằm trong danh mục cho phép và đều có nhãn mác rõ ràng. Việc những người nước ngoài mang thuốc không rõ nguồn gốc và không nhãn mác để sử dụng cho việc nhúng trái sầu riêng là sai quy định. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang tiến hành kiểm tra xem những sản phẩm này là gì và mục đích của họ sử dụng các loại thuốc trên”.
Tháng 1-2013, Công an Tiền Giang phát hiện ông Chen Si Leng, quốc tịch Trung Quốc, thu mua sầu riêng trái phép trên địa bàn huyện Cai Lậy. Công an xử phạt đối tượng này 15 triệu đồng và trục xuất về nước.
Ngày 16-4-2013, Công an Tiền Giang phát hiện Zang Wen Bin và Gao Rong có quốc tịch Trung Quốc đến thu mua khóm tại địa bàn xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước và đã xử lý, trục xuất về nước.
Tháng 7-2013, Công an Tiền Giang tiếp tục phát hiện ba người Trung Quốc đến Công ty TNHH Minh Thắng, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông thu mua mực tươi vận chuyển về Trung Quốc trái phép và đã xử lý theo pháp luật.
THÀNH BẮC - HOÀI THƯƠNG
(Tuổi trẻ) 

Zone 9 và ông chủ tịch


clip_image002

Thông tin về việc Hà Nội đóng cửa Zone 9 chẳng khác nào những que hàn trong tay những người nông dân bất cẩn từng gây nên hỏa hoạn tang thương ở Fuse ngày 19 tháng 11. Văn bản đầu tiên của Chủ tịch UBND thành phố đã làm bùng lên, loang rộng trên mạng xã hội hàng loạt ý kiến trái chiều, thái độ, phản ứng khác ngược. Là một công dân, chắc chắn ông Nguyễn Thế Thảo quá rõ chúng ta đang sống trong một xã hội quá bất toàn. Người Hà Nội đang tồn tại trong một đô thị đầy ngập rủi ro. Việc xảy ra sự cố nhỏ nhưng có quá nhiều cái chết thương tâm, tiếc thay, đau đớn thay lại không phải là những vụ việc, sự kiện hy hữu, chưa từng.

Là chủ tịch thành phố, ông Thảo phải quá rành rẽ: như bất kỳ một dự án bất động sản lớn nào khác, khu vực số 9 Trần Thánh Tông luôn ẩn giấu quá nhiều những câu chuyện loằng ngoằng về lợi ích và tiềm ẩn những xung đột giữa các nhóm đầu tư. Zone 9 là một phát sinh nhỏ bé, đơn lẻ, tự phát, ngẫu hứng, cảm tính và dựa trên những quyền lợi ngắn hạn. Đó là một thực thể quá mong manh, yếu đuối trước các quyền lực hành chính.

Là một nhà quản lý, ông Thảo dễ dàng nhận biết Zone 9 cũng là một cuộc chơi mà dường như tất cả các bên đều có lợi. Kinh doanh tự gắn bó với nghệ thuật, kết nối với văn hóa, giáo dục, mở lối cho du lịch, dần hướng đến chăm sóc sức khỏe tinh thần của cư dân đô thị. Chính quyền không phải chi thêm một nguồn tài chính. Chủ đầu tư lớn có một giải pháp tình thế. Doanh nghiệp có chỗ kiếm tiền. Nghệ sĩ có không gian sáng tạo hay xả bỏ các ẩn ức. Người dân có thêm những giá trị gia tăng trong đời sống văn hóa.

Là một kiến trúc sư từng du học nước ngoài, một người có học, ông Thảo quá hiểu: Zone 9 không mới với các đô thị phát triển trên thế giới nhưng lại là một hiện tượng lạ nhất trong lịch sử phát triển đô thị của Hà Nội, của Việt Nam, của Đông Dương từ sau khi người Pháp rút đi. Đó không chỉ là thái độ của các nhà đầu tư, giới văn sĩ, tri thức trẻ. Đó cũng là cảm nhận của rất nhiều người nước ngoài đang sinh sống ở Hà Nội, của bà Viện trưởng Viện Goethe, của người đồng cấp với ông Thảo ở Berlin từng biểu lộ trong chuyến đi tới Zone 9 gần đây.

Là một chính trị gia dạn dày, ông Thảo không thể không lưu tâm rằng: Trong tương lai không xa, Zone 9 chính là những thử nghiệm đầu tiên, hình ảnh hấp dẫn của một đô thị sáng tạo, nhân văn và bền vững, những khái niệm, thuật ngữ mà người dân Hà Nội mới chỉ thấy trên giấy tờ, nghe được từ diễn văn của lãnh đạo chính quyền trong 59 năm qua. Không chỉ thế, những mô hình như Zone 9 còn là cơ hội để những nhà quản lý bày tỏ một thái độ gần gũi, thân thiện và có trách nhiệm hơn với đời sống.

….Vậy vì sao cùng cháy như Đồng Xuân, Keangnam, Marriott, cao ốc Điện lực…, mà thành phố chỉ quyết Zone 9 ngừng hoạt động? Vì sao từ hiện tượng Fuse, là thủ lĩnh, là người có trách nhiệm, ông Thảo lại không chuyển ngữ cho đúng hay hành xử phù hợp với một nhu cầu mới thiết thân của các công dân Zone 9, một cộng đồng các nghệ sĩ năng động bậc nhất của thủ đô? Vì sao ông Thảo không hàn gắn lại những sự cố nhỏ, không nhen nhóm và thổi bùng lên một sinh khí mới cho cái thành phố đang mất dần sức hấp dẫn, đang triệt tiêu các động năng và đang quá khốn khó này?

Với những phán quyết của mình, ông Thảo chỉ tiếp tục cho người Hà Nội nhận thấy một quán tính trong nhận thức, một mô thức hành xử quen thuộc của chính quyền. Thao tác hành chính ấy, chân dung chính trị đó có khác mấy những người nông dân ngoại thành vừa bỏ tay cày, cầm mỏ hàn và châm lên biến cố?

Loại trừ những nguyên nhân chìm ẩn khác, cho đến mai này, tai nạn của Fuse ngày 19 tháng 11 năm 2013 sẽ chỉ là một đám cháy nhỏ, mô hình Zone 9 sẽ đóng, mở bình thường, nếu những người nông dân không đi ngược con đường cần để thoát hiểm. Từ thảm họa này, không ai, không bao giờ được chọn cách hành xử dễ dãi khi muốn tránh xa ngọn lửa dữ. Phải chấp nhận bịt mặt, lao qua đám cháy để không hít khói độc và làm mồi cho tử khí. Bài học đau thương đó luôn đúng với tất cả mọi trường hợp, mọi người, với cả sự nghiệp chính trị của ông Thế Thảo?

Muôn đời, tai nạn và biến cố là bất ưng, là không đổi. Người ta chỉ có thể thay đổi góc đứng, cách nhìn và thái độ hành xử với nó. Nhận thức đúng điều này, duy trì và phát triển hơn nữa mô hình Zone 9 phải là quy hoạch mới, hiệu lệnh mới của thực tại. Người Hà Nội không cho phép biến Zone 9 thành nhà tang lễ cho những không gian sống sáng tạo và nhân văn. Không ai lỡ giết chết những mầm sống, niềm tin nhỏ nhoi vào những điều… có thể tử tế!
 
Xuân Bình
  (BVN)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét