Chính trị – Xã hội
Mạng lưới blogger Việt Nam hoạt động nhân ngày Quốc tế Nhân quyền -(RFI) —-Cảm nghĩ người trẻ về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (VOA) —Biểu tình chống vi phạm nhân quyền của VN nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền (VOA)
‘Phương Uyên không lùi bước vì bị đuổi học’ -(BBC) -SV
Nguyễn Phương Uyên nói quyết định của nhà trường đuổi học cô là ‘bất
công’ và mặc dù gia đình đang bị sách nhiễu, cô lập, cô vẫn không thay
đổi lý tưởng.‘Bị đuổi học, tôi có tấm bằng nhân dân’ – (BBC /nghe) -Sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói việc nhà trường Đại học, nơi cô từng học tập trước khi bị bắt và bị kết án tù, vừa ‘buộc thôi học’ đối với cô là đã cấp cho cô một ‘tấm bằng đại học nhân dân’ giành cho cô.
<<<===Phương Uyên nói trước sau cô sẽ không thay đổi lý tưởng dù chính quyền bôi nhọ và sách nhiễu
Cô Nguyễn Phương Uyên bị buộc thôi học (RFA)
Ông Huỳnh và bà Kim Liên ‘sẵn sàng đi bất cứ đâu để cứu con’ (NV) -Ông Trần Văn Huỳnh (thân phụ kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức), và bà Nguyễn Thị Kim Liên (thân mẫu Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy) có cuộc tiếp xúc ở báo Người Việt sáng 6 tháng 12, 2013.==>>
Thêm một trí thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam -(RFI) —-Luật mới vẫn cho Nhà nước Việt Nam quyền định đoạt đất đai của dân (RFI)
Việt Nam nên tập trung cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước (RFI) - Ngày
05/12/2013, Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội.
Diễn đàn này là thay thế cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho
Việt Nam, vẫn được tổ chức vào tháng 12 hàng năm từ 20 năm qua. Nhưng kể từ nay, Diễn đàn sẽ không bàn về các cam kết viện trợ phát triển cho Việt Nam nữa
Trao đổi thư tín với thính giả (RFA) -Hiến
pháp mới của VN được Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhận định
“Hiến pháp được thông qua… là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân”. Mục
thư tín kỳ này trích đăng những ý kiến của quý khán thính giả cùng độc
giả gửi về đài xoay quanh sự kiện này.
Phản ứng của dư luận về việc đảng viên bỏ đảng -(RFA) -Việc các cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam trong vài ngày qua khiến dư luận xôn xao.
“Tự sướng” với thu nhập người Việt đạt 1960 USD (RFA) —-Bệnh nhân ung thư ở thành phố lớn tại VN tăng vọt (NV)
Cán bộ đánh “hội đồng” dân qua lời kể của nạn nhân (VNN) -Nhiều người dân có đơn làm chứng, việc ông Tình bị tổ công tác UBND P.25, Q.Bình Thạnh đánh đập dã man, trong khi đó chủ tịch phường này cho rằng “không có gì”.
Những hình ảnh người dân ghi nhận được tại hiện trường (ảnh cắt từ clip do người dân cung cấp)=>
Cú ‘đại nhảy vọt’ của Nhân Dân Tệ (TVN)
Tư duy trần thế (TVN) -Người dân cần thiết đối thoại được thẳng thắn, trong sự tôn trọng, với đảng cầm quyền, vào thẳng các công việc thiết thực, với tinh thần trần thế. Hàng vạn năm trước đây, đời sống con người chưa khác với đời sống loài vật bao nhiêu. Cái tiêu biểu nhất có lẽ ở chỗ khác, ở khả năng phản tư về sự tồn tại của chính mình.
Chung cư tứ bề kiện cáo: Mua bất ổn, ở bất an (VNN)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chấm dứt tình trạng thu hồi đất chỉ có lợi cho doanh nghiệp (TN) —-Nguyện vọng của nhân dân (TN) —Chống tham nhũng chưa như mong muốn -(NLĐ) —Tổng Bí thư thấy khổ cho Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến (ĐV)
Ăn giựt của kẻ khó, tốt lành gì mà cười mãn nguyện! (NLĐO) —-Bộ Công an ủng hộ nhập khẩu pháo hoa (NLĐO) —-Băng nhóm tội phạm ngày càng lộng hành (NLĐO)
Những Bà Mẹ…Anh Hùng -(AlanPhan) ====>>>
Vợ chồng ông Ngô Hào – Nạn nhân của sự vi phạm Nhân quyền nghiêm trọng -(Danluan)
thihạnh – Sẽ một ngày mai sống lại-(Danluan) —Lê Tuấn Huy – Cơ quan lập pháp và sự tan rã xã hội: nhìn từ John Locke-(Danluan) —-Công bố bức thư của Tô Ngọc Vân gửi Picasso, Matisse-(Danluan)
Trần Đình Sử – Bài thơ Vấn thoại của Hồ Chí Minh và vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn-(Danluan)
Một bài viết về Nelson Mandela từ sáu năm trước: Nhìn Nam Phi Ngẫm đến Việt Nam-(Danluan)
Thông báo của MLBVN về việc CA Hà Nội thu giữ trái phép áo kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền - (MLBVN)
Thông báo chuyển địa chỉ trang web (MLBVN)
‘Tôi tự tháo vòng kim cô Mác -Lênin’ (Quang Thiều) - Thongluan —Chuyện “Vùng nhận diện phòng không” (Lữ Giang)- Thongluan —-Liên kết hay đoàn kết ? Ngộ nhận cần tránh để đấu tranh (Dương Thành Tân)- Thongluan
Bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng của Trung Quốc? -(Kim Dung blog) -Tác giả: Trâm Anh (theo NYTimes) -KD: Mình nhận được bài báo này với lời bình của Ts Phạm Gia Minh về tham vọng của anh láng giềng 04 tốt. Xin đăng nguyên văn, và xin đăng toàn văn bài báo lên Blog để bạn đọc theo dõi, chia xẻ:
Ấn Độ sẽ cung cấp tên lửa Pragati, tàu tuần tra cho Việt Nam? (Soha) —-Hé lộ âm mưu Trung Quốc tập trận 8 ngày trên biển Hoàng Hải (Infonet)
Thủ tướng yêu cầu TP.HCM quyết liệt phòng chống tội phạm (TN) —-Nghìn người chống khủng bố tại Phú Quốc (ĐV)
Chuyện người phụ nữ đơn chiếc vá xe (MTG) —Ngân hàng tăng phí ATM lúc dân rút vài đồng tiêu Tết? (ĐV)
Hàng inox sẽ đồng loạt tăng giá mạnh -(VEF) —10 thương hiệu Tàu đình đám bậc nhất -(VEF)
Tiền chảy ngược, đại gia đón lộc cuối năm -(VEF) —-Nợ xấu đang giảm nhanh như nợ Vinashin (ĐV)
Tỉ lệ thất nghiệp Mỹ xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2008 (VOA) —Tổng thống Obama hối thúc quốc hội triển hạn chương trình trợ cấp thất nghiệp (VOA)
Ông Hagel đến Afghanistan sau khi trấn an Trung Đông về cam kết của Mỹ (VOA)
6 người phô nhiễm phóng xạ ở Mexico được đưa vào bệnh viện (VOA)
Người đẹp Venezuela đăng quang Hoa hậu trái đất (Dân trí) >>>> “Cận cảnh” vẻ bốc lửa của tân Hoa hậu Trái đất ====>>>
Thế giới tuần qua: “Vùng xác nhận phòng không” gây căng thẳng ở Đông Bắc Á (QĐND)
Học sinh học giỏi sao nước chưa giàu? (DT)
Trá hình xe cứu thương để buôn lậu, CSGT gắt gao tuần tra (VNN) ——Triều cường ở Cà Mau gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng (TN)
Cơn lốc ma túy “đá” ở Quảng Ninh – Kỳ 3: Kết cục của dân chơi (TN) —-Giả công an để nhậu, có “em út” miễn phí (NLĐO) —-Cãi nhau, chồng đâm chết vợ tại vườn cao su (NLĐ)
Đại gia Việt khoe siêu giường và niềm tự hào giáo dục (ĐV) – Tư bản đỏ thì tự hào chớ cái đám Vô sản, bần cố không tự hào được đâu!
Phản ứng của dư luận về việc đảng viên bỏ đảng -(RFA) -Việc các cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam trong vài ngày qua khiến dư luận xôn xao.
“Tự sướng” với thu nhập người Việt đạt 1960 USD (RFA) —-Bệnh nhân ung thư ở thành phố lớn tại VN tăng vọt (NV)
Cán bộ đánh “hội đồng” dân qua lời kể của nạn nhân (VNN) -Nhiều người dân có đơn làm chứng, việc ông Tình bị tổ công tác UBND P.25, Q.Bình Thạnh đánh đập dã man, trong khi đó chủ tịch phường này cho rằng “không có gì”.
Những hình ảnh người dân ghi nhận được tại hiện trường (ảnh cắt từ clip do người dân cung cấp)=>
Cú ‘đại nhảy vọt’ của Nhân Dân Tệ (TVN)
Tư duy trần thế (TVN) -Người dân cần thiết đối thoại được thẳng thắn, trong sự tôn trọng, với đảng cầm quyền, vào thẳng các công việc thiết thực, với tinh thần trần thế. Hàng vạn năm trước đây, đời sống con người chưa khác với đời sống loài vật bao nhiêu. Cái tiêu biểu nhất có lẽ ở chỗ khác, ở khả năng phản tư về sự tồn tại của chính mình.
Chung cư tứ bề kiện cáo: Mua bất ổn, ở bất an (VNN)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chấm dứt tình trạng thu hồi đất chỉ có lợi cho doanh nghiệp (TN) —-Nguyện vọng của nhân dân (TN) —Chống tham nhũng chưa như mong muốn -(NLĐ) —Tổng Bí thư thấy khổ cho Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến (ĐV)
Ăn giựt của kẻ khó, tốt lành gì mà cười mãn nguyện! (NLĐO) —-Bộ Công an ủng hộ nhập khẩu pháo hoa (NLĐO) —-Băng nhóm tội phạm ngày càng lộng hành (NLĐO)
Nguyễn Quang Thân: Thừa gió bẻ… gỗ (PNTP)
___________________________________________________________________________Những Bà Mẹ…Anh Hùng -(AlanPhan) ====>>>
Tầm quan trọng của liên minh -(Huỳnh trọng Hiếu -VOA) —-Nelson Mandela, quyền lực của sự tha thứ -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)
Hy vọng ở tương lai -(Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) —-Một miếng khi đói bằng một gói khi no… -(Đức Tuấn -Nguoiviet)Vợ chồng ông Ngô Hào – Nạn nhân của sự vi phạm Nhân quyền nghiêm trọng -(Danluan)
thihạnh – Sẽ một ngày mai sống lại-(Danluan) —Lê Tuấn Huy – Cơ quan lập pháp và sự tan rã xã hội: nhìn từ John Locke-(Danluan) —-Công bố bức thư của Tô Ngọc Vân gửi Picasso, Matisse-(Danluan)
Trần Đình Sử – Bài thơ Vấn thoại của Hồ Chí Minh và vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn-(Danluan)
Một bài viết về Nelson Mandela từ sáu năm trước: Nhìn Nam Phi Ngẫm đến Việt Nam-(Danluan)
Thông báo của MLBVN về việc CA Hà Nội thu giữ trái phép áo kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền - (MLBVN)
Thông báo chuyển địa chỉ trang web (MLBVN)
‘Tôi tự tháo vòng kim cô Mác -Lênin’ (Quang Thiều) - Thongluan —Chuyện “Vùng nhận diện phòng không” (Lữ Giang)- Thongluan —-Liên kết hay đoàn kết ? Ngộ nhận cần tránh để đấu tranh (Dương Thành Tân)- Thongluan
Thư Hà Nội -(DCVOnline) —-Chuyện viết ra để khỏi phải nghĩ đến nữa-(DCVOnline)
“Đòn nhử” và “cú đấm thật”. -(Phi Vũ) —-Nên đất Việt phải chìm trong bể khổ —-Trận đá banh. —Thời kỳ “đảng ma, nhà nước quỷ”. (Phi Vũ)
Kiều hối – mỏ vàng lộ thiên -(Tranhung09)
Chiến lược nguy hiểm của Obama ở Biển Đông -Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước -Ted Galen Carpenter, CATO Institute
Tuổi phong sương ta vẫn gắng đi tìm. -(Nguoibuongio)
HAI NGƯỜI ĐÃ DỨT KHOÁT BỎ ĐẢNG KHI CÒN ĐƯƠNG CHỨC -(Huynhngocchenh)
TƯỞNG NIỆM NELSON MANDELA -(Boxitvn) —-Lồng nhốt sóc - André Menras Hồ Cương Quyết -(Boxitvn)
Phán quyết của Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện (UBNQLHQ) về vụ giam giữ ông Lê Quốc Quân -(Boxitvn)
Kẻ sĩ can ngăn -Phạm Kỳ Đăng -(Boxitvn) —-Trao đổi với quý độc giả -Phan Thành Đạt -(Boxitvn)
Thiên tai, biến đổi khí hậu và an toàn điện hạt nhân -Đặng Đình Cung -Kỹ sư tư vấn -(Boxitvn)
KHÔNG CHỈ LÀ XẤU HỔ MÀ LÀ NHỤC, RẤT NHỤC -(Văn công Hùng)
Mất mặt cùng mất chức » - -(ĐCV) -
Để loại bỏ những quan chức hại dân, hại nước này, bắt họ khi “mất mặt”
thì phải mất chức, việc làm cần thiết đầu tiên là loại bỏ chế độ độc
tài,…
CHƯA ĐƯỢC HUẤN LUYỆN…LƯỠI! -(Sơn Thi Thư) —Biểu tình Bangkok – Góc nhìn của một người Việt -(Hiệu Minh)
Nhìn Nam Phi ngẫm đến Việt nam -(Đào Hiếu) - Bài cũ từ 2008Bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng của Trung Quốc? -(Kim Dung blog) -Tác giả: Trâm Anh (theo NYTimes) -KD: Mình nhận được bài báo này với lời bình của Ts Phạm Gia Minh về tham vọng của anh láng giềng 04 tốt. Xin đăng nguyên văn, và xin đăng toàn văn bài báo lên Blog để bạn đọc theo dõi, chia xẻ:
Ấn Độ sẽ cung cấp tên lửa Pragati, tàu tuần tra cho Việt Nam? (Soha) —-Hé lộ âm mưu Trung Quốc tập trận 8 ngày trên biển Hoàng Hải (Infonet)
Vùng ADIZ: Trung Quốc ngậm ngùi nhìn Nhật ghi điểm với ASEAN (ĐV) —Bay trong sợ hãi giữa đối đầu Trung – Nhật (MTG)
Giám đốc Công ty xếp hạng doanh nghiệp VN lãnh án tù vì trốn thuế (MTG) –Bài 1: Thực hư chuyện “có tiền mua tiên” cũng được (MTG)
Tổng Bí thư: Những gì giải quyết được phải giải quyết ngay (TT). “Có
những điều tưởng như không sửa nhưng thật ra sửa rất quan trọng. Ví dụ
như điều 4, gọi là giữ nguyên điều 4 ngày xưa, chúng ta vẫn khẳng định
phải có vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN. Các thế lực xấu, thế lực
thù địch rất muốn xóa bỏ điều này đi, mà cái sâu xa là muốn xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng, để thực hiện chế độ đa đảng, muốn thành lập đảng
khác…”Thủ tướng yêu cầu TP.HCM quyết liệt phòng chống tội phạm (TN) —-Nghìn người chống khủng bố tại Phú Quốc (ĐV)
Chuyện người phụ nữ đơn chiếc vá xe (MTG) —Ngân hàng tăng phí ATM lúc dân rút vài đồng tiêu Tết? (ĐV)
Kinh tế
Bà Phạm Chi Lan: “Sợ nhất ngọn lửa kinh doanh của doanh nghiệp không còn” (Infonet)Hàng inox sẽ đồng loạt tăng giá mạnh -(VEF) —10 thương hiệu Tàu đình đám bậc nhất -(VEF)
Tiền chảy ngược, đại gia đón lộc cuối năm -(VEF) —-Nợ xấu đang giảm nhanh như nợ Vinashin (ĐV)
Ông Nguyễn Văn Đực: Gói 30.000 tỷ đã thất bại vô cùng thảm hại (MTG) —-Đà Lạt: “Bà hỏa” nuốt trọn một kho hàng (MTG)
Bộ Tài chính chưa giảm thuế nhập khẩu gas (SGGP) —-Trở về thời… bếp củi (PLTP)
Thế giới
Rước linh cữu ông Mandela trong ba ngày (BBC) —Nam Phi : Tuần quốc tang tiễn đưa Mandela (RFI) —-Nelson Mandela bất tử về với cõi vĩnh hằng -(RFI) — Các nhà lãnh đạo thế giới tưởng niệm ông Nelson Mandela (VOA) —-Nam Phi tưởng niệm ông Mandela (VOA) —Tổng thống Mỹ sẽ đến viếng ông Mandela (VOA)
Nelson Mandela, một lãnh tụ vĩ đại (Nguoiviet)
Căng thẳng trên Biển Hoa Đông: Mỹ muốn Trung Quốc lập “đường dây nóng” -(RFI) —-Úc lặp lại quan ngại về “vùng phòng không” của TQ (RFA) —Philippines – Nhật cảnh báo “vùng phòng không” làm tăng căng thẳng (RFA)
Cảnh sát Thái dựng lại chiến lũy đối phó với biểu tình -(RFI) —-TT Yingluck tuyên bố sẽ không bám giữ quyền lực (RFA)
Phim chính thức xóa hình chú dượng Kim Jong Un -(RFI) —Bình Nhưỡng trục xuất một tù nhân Mỹ 85 tuổi -(RFI) — Bắc Triều Tiên thả cựu quân nhân Mỹ (VOA)
Tổng thống Ukraina chịu áp lực sau chuyến thăm Putin -(RFI) —Giới chức Nga: Ukraina và Nga chưa đạt được thỏa thuận nào (VOA)
Đàm phán cấp bộ trưởng 12 nước tham gia hiệp định TPP -(RFI) —-Tổ chức Thương mại Thế giới thông qua được thỏa thuận lịch sử -(RFI) —WTO đạt được hiệp ước thương mại toàn cầu đầu tiên (VOA)
Ông Hagel đến Afghanistan sau khi trấn an Trung Đông về cam kết của Mỹ (VOA)
6 người phô nhiễm phóng xạ ở Mexico được đưa vào bệnh viện (VOA)
Người đẹp Venezuela đăng quang Hoa hậu trái đất (Dân trí) >>>> “Cận cảnh” vẻ bốc lửa của tân Hoa hậu Trái đất ====>>>
Thế giới tuần qua: “Vùng xác nhận phòng không” gây căng thẳng ở Đông Bắc Á (QĐND)
Lý do nào khiến Kim Jong-un vào doanh trại náu mình? (ĐV) - Sau
khi phế truất người chú của mình là Jang Song-thaek, lãnh đạo trẻ tuổi
của Triều Tiên, Kim Jong-un đã gần như biến mất tại một căn cứ quân sự
gần Trung Quốc.
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội
Xoá hệ trung cấp, cao đẳng sư phạm? -(NLĐ)Học sinh học giỏi sao nước chưa giàu? (DT)
Bệnh thành tích, triệt tiêu kỹ năng sống của học sinh (MTG) —-Cần Thơ: Phụ huynh tố trường cho DN dạy ngoại ngữ trong giờ chính khóa (DV)
Trường học hay cái chợ! (KT) —–Bố mẹ lo bắt chuột để… con nộp đủ 3 đuôi (Báo Bình Định/Infonet) >>>>Từ cái đuôi chuột-(baobinhdinh.com.vn) -Gần
hai tuần nay, thông tin mỗi học sinh THCS nộp 2 đuôi chuột, THPT nộp 3
đuôi chuột cho trường đã khiến không ít học sinh và phụ huynh ở địa bàn
thành phố, thị trấn, thị tứ lo lắng.
Vĩnh Long: Báo động tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên (TN) —-Đại gia nuốt vàng vụn, khâu vàng sợi cầu khỏe đẹp (VEF)
Trá hình xe cứu thương để buôn lậu, CSGT gắt gao tuần tra (VNN) ——Triều cường ở Cà Mau gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng (TN)
Cơn lốc ma túy “đá” ở Quảng Ninh – Kỳ 3: Kết cục của dân chơi (TN) —-Giả công an để nhậu, có “em út” miễn phí (NLĐO) —-Cãi nhau, chồng đâm chết vợ tại vườn cao su (NLĐ)
Đại gia Việt khoe siêu giường và niềm tự hào giáo dục (ĐV) – Tư bản đỏ thì tự hào chớ cái đám Vô sản, bần cố không tự hào được đâu!
KINH VÔ TỰ VÀ SỰ GIÁC NGỘ CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG VỚI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời Đường của
Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi
tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh
kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh
đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan
và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
Nhưng trước khi tặng kinh, Anan và Ca Diếp làm khó dễ, Đường Tăng bèn
lấy cái chuông bằng vàng ròng, mà Vua Đường tặng cho ông trước khi lên
đường đi thỉnh kinh hối lộ cho Anan và Ca Diếp. Sau đó Anan và Ca Diếp
mới tặng bộ đại kinh vô tự - bộ kinh lớn không có chữ - và dặn dò là khi
nào về đến Trung Nguyên thì hãy mở ra xem. Nhưng đi đến con suối thì
thầy trò Tam Tạng phải lãnh thêm 1 kiếp nạn nữa để đủ số kiếp nạn mà trở
thành Bồ Tát. Kiếp nạn ấy là trận lũ lụt làm cho toàn bộ đại kinh vô tự
rơi xuống suối, thầy trò Tam Tạng phải vớt lên và đem phơi. Lúc ấy mới
hay toàn bộ Đại kinh không có chữ!
Lúc ấy, thầy trò Tam Tạng mới chưng hửng và suy nghĩ: Tại sao kinh vô
tự? Chỉ có Tề Thiên Đại Thánh là thông minh hơn người hiểu ý của Anan và
Ca Diếp rằng: "Khi mi tu đắc đạo thì mi chỉ có hành, chứ không còn học.
Khi mi đã hành thì tự mi viết ra kinh - sách giáo lý có tính triết học
của nhà Phật - để răn đời. Còn nếu mi cần phải sao chép kinh của ta, tức
là mi chưa đạt đạo". Vỡ lẽ này thấy trò Tam Tạng trở về Trung Nguyên để
hành đạo và đắc đạo trở thành Bồ Tát, kể cả Trư Bác Giới đầy nhục dục.
Qua câu chuyện trên tác giả Ngô Thừa Ân còn muốn nhắn gửi đến các thầy
tu theo Phật giáo rằng: Còn xây chùa, tìm chốn hoang sơn cùng cốc để
lánh bụi trần để mà tu, thì chỉ mới học tu. Tu mà còn mở kinh ra đọc như
con vẹt học nói cũng chỉ là mới học tu. Người tu đạt đạo là người phải
dấn thân vào chốn phàm trần để hành sự giảng dạy triết lý uyên tha6mj
của Phật học để đời giảm bớt điêu linh khốn khổ. Nên với những ai vẫn
sống trên đời mà, tâm cứ tịnh như không, lấy sức mình giúp đời tốt đẹp
hơn thì cũng là đắc đạo vậy - và họ còn hơn cả những ông thầy tu đangt
học đạo ở chùa.
Câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh ở trên hôm nay được ông Tổng bí thư
đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam lấy câu chuyện Tây Du Ký này để giải
thích cho những đại biểu nhân dân quận Ba Đình Hà Nội rằng: "Đến Đường Tăng đi thỉnh kinh mà cũng còn hối lộ,
huống hồ chi người phàm là các đảng viên đảng cộng sản đang được đảng
cầm quyền ban cho quyền định đoạt số mệnh quốc gia, dân tộc làm sao
không có hối lộ?"
Cũng vậy, sáng nay ông phó chủ tịch ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam cho rằng: hiến pháp mới khẳng định kinh tế nhà nước làm chủ đạo là đúng đắng. Nó cũng cho thấy nơi ăn chia của các vị là điều không có gì bàn cãi.
Đây là một cách ông Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam ngắt bớt chi
tiết kinh vô tự, và sự giác ngộ của thầy trò Tam Tạng để che đậy một sự
thật là, hầu hết các đảng viên và lãnh đạo đảng cộng sản ở Việt Nam đề
hiểu rằng chính cái chủ nghĩa Marx Lenin mà các vị đang đi theo là kinh
sách để tạo ra tha hóa và tham nhũng. Các vị đã ngộ ra hết, nhưng các vị
vẫn cứ đi theo, mặc cho tổ quốc và dân tộc có điêu linh, khốn khổ. Vì
kinh sách đó là lợi ích của các vị. Đó là bi kịch của tổ quốc và giống
nòi Lạc Hồng.
“Đòn nhử” và “cú đấm thật”.
Theo
tin từ tờ báo Thanh Niên Online ở trong nước trích dịch bài
báo của tờ Wall Street Journal của Hoa Kỳ đưa tin là Trung Cộng
đang muốn tìm kiếm những xác tàu cổ trong khu vực Biển Đông để
củng cố cho sự việc chúng đưa ra đòi hỏi đường lưỡi bò chín
đoạn là thuộc lãnh hải của chúng. Theo tờ báo này, nhà cầm
quyền Trung Cộng đã ngang ngược ra lệnh cho tàu tuần duyên của
chúng cấm các tàu thuyền của các nước vào trong khu vực vùng
biển này để chúng có thể khảo sát các xác tàu cổ bị đắm
tại đây.
Đây
là hành động ngang ngược mới của Trung Cộng đã làm cho nhiều
người cảm thấy căm phẫn không thể nào chấp nhận sự tham lam vô
bờ bến này của chúng. Sau khi chúng tạo nên tình hình căng
thẳng trên không phận vùng trời của biển Nhật Bản, lần này
chúng lại vươn cánh tay ma quỷ của chúng xuống vùng biển Đông.
Từ thuở xa xưa, tàu thuyền của chúng đi khắp nơi trên thế giới,
không lẽ xác tàu của chúng đắm ở đâu là chúng có quyền xem
đó là thuộc vùng biển của chúng? Vô số xác tàu của chúng bị
đắm ở vùng biển của Malaysia, Indonésia, Australia, Philippine,
Korea, Nga...và nhiều nơi khác nữa như ở Mỹ chẳng hạn, không lẽ
chúng lại sẽ muốn nhận vơ tất cả những vùng biển này là
thuộc chủ quyền của chúng? Vậy thì thời đệ nhất và đệ nhi
thế chiến, một số tàu thuyền của Nhật Bản bị đắm trong vùng
biển cũng như tại những con sông ở trong nội địa nước Tàu vì
lúc ấy Nhật Bản đang cai trị một phần nước Tàu, không lẽ Nhật
Bản cũng đòi hỏi vùng biển trong hải phận Trung Cộng bây giờ
là thuộc chủ quyền Nhật Bản. Hay là chúng đang có ý đồ mượn
cớ tìm kiếm những xác tàu đắm này để thực hiện tiếp những
mưu ma chước quỷ khác của chúng.
Chỉ
có duy nhất tờ Thanh Niên Online của Cộng Sản Việt Nam lên
tiếng về vấn đề này mà chưa thấy những tờ báo khác lên
tiếng. Người dân Việt Nam đang chờ xem thái độ và phản ứng của
nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước sự ngang ngược mới này
của Trung Cộng.
Và
Trung Cộng có thể là đang giương đông kích tây chăng? Đòn của
chúng ở vùng không gian biển Nhật Bản chỉ là “đòn nhử”, còn
“cú đấm thật” của chúng chính là tại biển Đông? Vậy thì
Philippine và Việt Nam cũng cần phải cẩn thận đề phòng tên tà
ma ngụy tặc Trung Cộng này.
Phi Vũ
XIN HỎI LÃNH ĐẠO CÔNG AN HÀ NỘI: NHÂN QUYỀN LÀ CÁI GÌ THẾ ?
Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, được các nước trên thế giới kỷ niệm, là ngày Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Ngày này vào năm 1948, bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân
Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân
quyền lịch sử này tại Paris, Pháp.
Ngày 4/12/1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là “Ngày Nhân Quyền” (Human Rights Day).Trong những năm gần đây, Liên Hiệp Quốc còn chọn chủ đề cho ngày Nhân Quyền trong mỗi năm.
Ngày 4/12/1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là “Ngày Nhân Quyền” (Human Rights Day).Trong những năm gần đây, Liên Hiệp Quốc còn chọn chủ đề cho ngày Nhân Quyền trong mỗi năm.
Mới đây, sáng 12/11 (theo giờ New York), với 184 phiếu thuận trên tổng số 192
phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành
viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp Quốc.
Lo
sợ quần chúng nhân dân và các cơ quan ngoại giao tại HN mít tinh, gặp
gỡ, tuyên truyền về sự kiện này cũng như ý nghĩa việc VN được vào Hội
đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nên công an Hà Nội tỏ rõ sự lo lắng. Mấy
ngày nay đã thấy gọi điện, hỏi thăm, nhắn nhe và thậm chí có người còn
có cả giấy mời làm việc nữa.
Sáng
nay, 7.12.2013, lúc 09h00 tôi đi ra ngoài uống trà với mấy người bạn
thì đã có 3 chú em an ninh Hà Nội chầu chực sẵn dưới nhà, chào tôi bằng
câu: Đại ca đi đâu mà sớm thế! Tôi lấy xe máy và đi. Hai xe máy
bám theo ngay. Và họ đi theo tôi đến tận Lư trà quán ở Thanh Xuân Bắc
rồi chầu chực ở bên ngoài, mời vào uống trà không vào.
(Năm ngoái, 2012, an ninh Hà Nội gác dưới nhà tôi suốt ba tháng 7,8, 9. Tổ gác thường có 8 người chia làm 2 ca, sáng 4 người, chiều 4 người. Riêng hai ngày bà Hillary Clinton (Ngoại trưởng Mỹ đang ở thăm VN thì bọn họ theo sát từng bước và tỏ ý uy hiếp tinh thần tôi).
(Năm ngoái, 2012, an ninh Hà Nội gác dưới nhà tôi suốt ba tháng 7,8, 9. Tổ gác thường có 8 người chia làm 2 ca, sáng 4 người, chiều 4 người. Riêng hai ngày bà Hillary Clinton (Ngoại trưởng Mỹ đang ở thăm VN thì bọn họ theo sát từng bước và tỏ ý uy hiếp tinh thần tôi).
Nhân quyền là gì thế? Xin hỏi lãnh đạo ngành công an Hà Nội và các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Chứ
còn về lý thuyết thì tôi cũng đã đọc nhiều. Ông bạn già của tôi là Phạm
Chuyên - nguyên GĐ Công an Hà Nội đã tặng tôi nhiều sách về Nhân quyền,
trong đó có một số quyển ở bên dưới đây:
Nhân
quyền, quyết không phải là chót lưỡi đầu môi của các nhà tuyên giáo,
của phát thanh viên truyền thông nhà nước, cũng không phải ở mấy câu
trích lục có lợi cho nhà cầm quyền. Nhân quyền phải được thể hiện ở
những công việc rất cụ thể, người dân phải được thực thi nó, tự nhiên
như hơi thở vậy!
Một văn bản quan trọng về lịch sử Việt Nam được rất ít người đọc – An Nam chí [nguyên]
Le Minh Khai - Người dịch: Hoa Quốc Văn
Năm 1932, Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp xuất bản ở Hà Nội một văn bản gọi là An Nam chí nguyên/Annan zhiyuan 安南志原.
Ấn bản này có một nghiên cứu dẫn nhập
của Émile Gaspardone trong đó ông quy công trình này cho một học quan
người Trung Quốc thế kỉ XVII có tên là Cao Hùng Trưng, Gao Xiongzheng
高熊徵 và cố gắng lí giải cái tên khó hiểu (Nguồn gốc của An Nam chí?)
Cuốn sách này xuất hiện ở các thư viện
các nước phương Tây từ lúc bấy giờ, nhưng tôi thấy rất ít học giả dẫn
dụng nó. Tôi biết rằng tôi đã thấy cả John Whitmore và Li Tana đều dẫn
dụng nó, nhưng tôi không thể nhớ là đã thấy có học giả nào khác làm việc
ở các nước phương Tây sử dụng công trình này (có lẽ có một hay hai
người khác, nhưng không nhiều).
Điều tương tự cũng áp dụng cho các học
giả Việt Nam. Mặc dù có nhiều bản thảo của văn bản này có ở Việt Nam,
nhưng tôi nghĩ chỉ có một học giả tôi thấy có sử dụng là Tạ Chí Đại
Trường, nhưng tôi không chắc liệu ông đã đọc nó trong khi ở Việt Nam hay
khi ra nước ngoài (và một lần nữa, có thể có những người khác đã dẫn
dụng nó, nhưng không nhiều).
Cũng như trong phạm vi tôi biết, văn bản
này chưa bao giờ được dịch sang tiếng Việt hiện đại ngay dù nó là một
trong những văn bản sớm nhất chúng ta có liên quan đến lịch sử Việt Nam.
Tôi từng hỏi một người nguyên nhân của thực trạng đó, và điều người ấy phản hồi là “Bởi vì nó là của Trung Quốc…”
Năm 1992, Trương Tú Dân Zhang Xiumin
張秀民 công bố một tiểu luận viết về văn bản này trong đó ông cho rằng nó
là sự kết hợp của 2 văn bản An Nam chí kỉ yếu Annan zhi jiyao 安南志既要 [Summary of the Treatise on Annan] và Giao Chỉ tổng chí Jiaozhi zongzhi 交阯縂志 [Comprehensive Gazetteer of Jiaozhi].
Theo Trương Tú Dân, Giao Chỉ tổng chí là
một cuốn “địa phương chí” (difang zhi 地方誌) được viết vào đầu thế kỉ XV
trong thời Minh thuộc. Theo đó, đây là một văn bản rất quan trọng vì nó
là những ghi chép sớm nhất một số thông tin về khu vực này.
Các học giả Việt Nam nghi ngờ những
thông tin chép về khu vực này được lưu giữ ở “Trung Quốc”. Họ ngờ rằng
thông tin này bị thay đổi cho mục đích chính trị.
Cá nhân tôi thấy những nghi ngờ như thế
là rất khó chứng minh, và cũng rất khó tin. Trong khi đó, một trong
những tài liệu giá trị nhất để tìm hiểu lịch sử Việt Nam vẫn chưa được
đọc, chưa được dịch và chưa được nghiên cứu năm này qua năm khác.
Cho những ai đọc được tiếng Trung, tôi đính kèm tiểu luận của Trương Tú Dân dưới đây:
Phát hiện về Giao Chỉ tổng chí thời Vĩnh Lạc
Người dịch: Hoa Quốc Văn
Giao Chỉ tổng chí thời Vĩnh Lạc
(3 quyển)[1], là cuốn địa phương chí [Giao Chỉ] (địa giới tương đương
với miền Bắc của nước Việt Nam Cộng hòa ngày nay) được tu soạn bởi Bố
chính sứ ty mới được thiết lập sau năm Vĩnh Lạc thứ 5 thời Minh (1407).
Sách không được chép trong thiên Nghệ văn chí của Minh sử. Trong nước,
sách đã bị thất lạc hơn 500 năm. Năm 1932, khi xuất bản cuốn sách tại Hà
Nội, Việt Nam, người Pháp đã ghi nhầm tên sách là An Nam chí nguyên [2]. Thư
viện Bắc Kinh nhân tên cuốn sách bằng tiếng Pháp và nhân bài khảo cứu
dài bằng tiếng Pháp, khi biên mục tên sách, đã biên vào thư mục sách
tiếng Tây, các thư viện khác cũng ít có lưu tàng văn bản, do vậy mà rất
ít người ở trong nước biết có văn bản này.
Sách vốn khôbg đề tên họ tác giả. Gần
đây có người căn cứ vào khảo cứu của người Pháp, cho sách do Cao Hùng
Trưng người Quế Lâm thời Minh mạt Thanh sơ biên soạn. Xét bộ phận “Tổng
yếu” ở đầu sách, thì đó chính là sách “An Nam chí kỉ yếu” do vị Giáo thụ
Nho học phủ Tư Minh, Quảng Tây thời Thanh là Cao Hùng Trưng soạn. Bài
Tự tự của họ Cao nói nhân tổng hợp sách Tỉnh chỉ (tức Quảng Tây thông chí), và hai sách Minh sử kỉ sự bản mạt của Cốc Ứng Thái, Sử sự kỉ yếu của Lí Tiên Căn mà sợn thành sách này; đề tên là An Nam chí kỉ yếu. Vì
thế cuối sách vẫn phụ thêm nguyên văn sách của họ Lí và họ Cốc, mỗi
sách một đoạn. Sách này tường thuật các sự kiện lịch sử quan hệ Trung
Việt, dừng lại ở việc hòa giải tranh chấp giữa họ Lê và họ Mạc vào năm
Khang Hi thứ 30 (1691). Nội dung giản lược, khỏi cần phải nói. Sách của
họ Cao hiện này cũng ít truyền, duy thư viện Đại học Nam Kinh có lưu giữ
một bản khắc thời Thanh. Bìa sách có 3 chữ to đề “An Nam chí”, đầu
quyền đề “An Nam chí kỉ yếu” [3]. Quyển đầu có hai bài tựa “An Nam chí
kỉ yếu” của họ Cao và Hoàng Lương Kí người đất Mân vào năm Khang Hi thứ
30, thứ đến là bài nguyên tự “An Nam chí” của họ Cao. Có lẽ sách của họ
Cao nguyên tên là “An Nam chí”, sau đó đổi tên thành “An Nam chí kỉ
yếu”. Bản Hà Nội hiện nay không có hai bài tựa “An Nam chí kỉ yếu” của
họ Hoàng, họ Cao, chỉ chép bài nguyên tự An Nam chí. Nhà hán học Pháp,
tác giả của cuốn Tần đại sơ bình Nam Việt khảo là L.Aurouseau và E. Gaspardone do đó đọc nhầm tên sách là An Nam chí nguyên. Không biết rằng mấy chữ “nguyên tự” An Nam chí tức bài tựa cũ của họ Cao, chứ không phải là bài tựa sách An Nam chí nguyên. Đọc
sai tên sách, bèn thành chuyện cười. Và hoàng đế Vĩnh Lạc đã đổi tên An
Nam thành Giao Chỉ, sách nhà nước hiển nhiên không thể lại xưng là An
Nam, cũng có thể thấy người đổi tên không biết điều đó.
Sách Tổng yếu dẫn dụng trước tác
của người đời Thanh, lại gọi triều Thanh là “bản triều”. Mà cả sách lại
đều gọi triều Minh là “quốc triều”, quân đội Minh là “quan quân”, triều
Nguyên là “tiền Nguyên”. Nếu quả là do một tay họ Cao viết, thì trước
sau không thể có mâu thuẫn như thế. Sau nguyên văn của Cốc Ứng Thái,
tiếp liền là “Kiến Xương phủ”, chẳng có thứ tự gì, khí văn đứt đoạn,
khiến độc giả thấy quái lạ, qua nghiên cứu kĩ, mới biết từ phần Kiến
Xương phủ trở đi, là tổng chí các phủ huyện ở Giao Chỉ được ghi chép
thời Minh sơ. Đại khái chính là “Giao Chỉ quận chí” được ghi chép trong Bình định Giao Nam lục của Khâu Tuấn [4]. Khảo Văn Uyên các thư mục thời Minh có hai dạng Giao Chỉ tổng chí, Thông chí, mà bản này mấy lần dẫn dụng Giao chỉ thông chí, biết rằng tên sách này hẳn là Giao chỉ tổng chí mà không phải là An Nam chí nguyên.
Năm Vĩnh Lạc thứ 10 (1412) và thứ 16
(1418), từng 2 lần ban bố “Tu chí phàm lệ” [5]. Do Giao Chỉ mới được sáp
nhập vào bản đồ Trung Quốc, nên cũng vâng mệnh tu chỉnh. Nay nội dung
bản này chia làm 12 loại “kiến trí duyên cách, phận dã, cương vực, thành
trì, sơn xuyên, phường quách trấn thị, thổ sản, cống phú, phong tục, hộ
khẩu, học hiệu, quân vệ, quận huyện giải xá, tự quán từ miếu, kiều
lương, cổ tích, hoạn tích, nhân vật, Tiên Thích, tạp chí, thi văn”, cùng
với phàm lệ năm thứ 16 hoàn toàn giống nhau. Chẳng qua phần “kiến trí
duyên cách”, trước phần Kiến Xương phủ, quyển đầu bản này, đã bị khuyết
đi một ít. Trong đó loại “cổ tích”, thì phàm lệ năm thứ 10 lại chia nhỏ
ra làm “thành quách cố chỉ, cung thất, đài tạ, lăng mộ, quan tái, nham
động, viên trì, tỉnh tuyền, pha yển, cảnh vật”, so với bản này cũng
tương đồng; duy chỉ thiếu “đài tạ, lăn mộ” mà thêm “tân độ”, lại đổi
“quan tái” thành “quan ải”. Trong sách mấy lần nói đến việc “kính cẩn
theo phàm lệ”… Vì vậy thể chế sách này hoàn toàn căn cứ theo phàm lệ
được ban bố hai lần đương thời; chẳng qua sau phần “quân vệ” có thêm
phần “chiến phạt huân tích, thủ ngự huân tích” mà thôi. Trong sách 2 lần
dẫn dụng “Vĩnh Lạc ngũ niên tu tri sách”, kể việc đến năm Vĩnh Lạc thứ
17 (1419) thì dừng lại. Như thế biết rằng việc tu soạn trong khoảng năm
thứ 17, có lẽ là từ bàn tay của bọn Hoàng Phúc ở Bố Chánh sứ ti và Án
sát sứ ti Giao Chỉ mà ra. Trong sách phần lớn dẫn dụng báo cáo điều tra,
hồ sơ của 17 phủ, châu, huyện ở đó đương thời. Vì vậy phía trên trang
đầu của bản tiếng Pháp ghi “Collection de texts et Documents sur L’
Indo-chine – Ấn Độ Chi Na chính văn dữ đương án vựng tập”. Ở giữa đề là
“Ngan-nan Tche Yan – An Nam chí nguyên”. Một họ Cao sau 200 năm, vốn là
một giáo quan bình thường, há có thể nhòm được những hồ sơ, văn thư
thời Minh kiểu như thế ư? Sách này tư liệu phong phú, là cuốn sách không
thể thiếu để nghiên cứu các phương diện: chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hóa, kiến trúc của đất Giao Chỉ thời Minh sơ. Như: thiết lập 837 nha
môn lớn nhỏ, 19 thành, 20 đồn, 161 trường học (trong đó phủ 14 trường,
châu 34 trường, huyện 113 trường, 374 “cấp đệ phô” (dịch trạm); 335 cầu,
861 chùa, quán, đền, miếu. Quay trở lại hai bên bờ Đông Tây của sông Lô
ở Đông Quan, thuyền bè đầy bến, thường bị cản trở bởi sóng gió, Anh
Quốc công Trương Phụ mới sáng kiến ra cầu nổi để tiện cho giao thông.
Lại phụ thêm cách loại văn kiện đương thời như văn lộ bố, bảng văn, có
mấy bài mà Vĩnh Lạc thực lụckhông chép, đều là những tư liệu cực kì có giá trị bậc nhất.
Căn cứ vào phân tích ở trên, có thể biết
cái tên “An Nam chí nguyên” ở bản Hà Nội, thực chất là do hai sách đính
kèm với nhau mà thành. Phần “Tổng yếu” gồm hơn 13.000 chữ, đều là
nguyên sách An Nam chí kỉ yếu của họ Cao. Còn lại 3 quyển với hơn 50.000 chữ, đều là Giao Chỉ tổng chí. Sách của họ Cao là sách do tư nhân làm ra, so với Giao Chỉ tổng chí là
sách của nhà nước, tính chất khác nhau, nội dung cũng khác. Rồi bị thay
hoa đổi cây, đem hai sách gượng gép lại, mà 2 thành 1, thật là mắt cá
lẫn với hạt châu. Có lẽ do sách gốc vốn là bản sao, người sao chép đem
hai sách chép làm một mà thành một sách. Vì thế nên đem 1 chia làm 2,
nên chia nó ra làm 2 sách, để mà trả lại khuôn mặt thật của Lư Sơn.
Năm Tuyên Đức thứ tư (1429) thời Minh, sách Văn Uyên các thư mục do Dương Sĩ Kì biên định mới chép thêm chữ “Vãng” để đặt tên cho kho thư mục thứ 3, biên chép Giao Chỉ thông chí, Giao chỉ tổng chí [6]
và “phủ chí” của 16 phủ ở Giao Châu (trong 17 phủ khuyết mất “Lạng Sơn
phủ chí). Nếu [phủ] có tư liệu tương đối ít thì gộp 2,3 phủ thành một
thiên, như “Kiến Xương, Trấn Man nhị phủ chí”, “Phụng Hóa, Kiến Bình nhị
phủ chí”, “Tân Bình, Thuận Hóa, Thăng Hoa tam phủ chí” là 1 sách; lại
có “Quảng Oai, Gia Hưng, Quy Hóa, Tuyên Hóa, Diễn Châu ngũ châu chí” là 1
sách. Các sách này không biết số quyển, người tu soạn và ván khắc, có
khả năng là nguyên bản hoặc bản sao. Thời Tuyên Đức và Vĩnh Lạc rất gần
nhau, vì vậy gọi là “tân chí”, bản cũ tàng trữ ở Đại nội Bắc Kinh đều
sớm bị thất lạc, thật là đáng tiếc. Phương chí đời Vĩnh Lạc thời Minh
sơ, còn ở trong nước rất ít. Duy chỉ có Giao Chỉ tổng chí, tuy bị người nước Pháp sửa đổi tên gọi, nhờ may mắn mà vẫn còn, thực là lông phượng sừng lân, bản quý hiếm có vậy.
Sách này xuất bản ở Hà Nội, vì vậy trong
các học giả Việt Nam, nhiều người được thấy nó, nhưng đến ngay những
học gia Việt Nam trứ danh gần đây vẫn tin vào sự khảo đính của
Gaspardone, cho đó là sách của Cao Hùng Trưng. Điều này hiển nhiên là
sai lầm. Vả lại còn nói rằng “An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng thời
Minh, thành sách vào thời Thanh Sơ”. Họ Cao làm quan vào cuối đời Khang
Hi, cách thời điểm nhà Minh diệt vong đến sáu bẩy mươi năm, há có thể
gọi là người thời Minh? Hơn 40 năm nay, học giả trong và ngoài nước
trước sau đều không rõ bản chất của sách này, lấy ngoa truyền ngoa, vì
thế nói Minh nói Thanh loạn lên là tất yếu. Lại nghe nói ở Hà Nội vẫn
còn có cuốn GIao Châu chí không rõ soạn giả, là sách đã thất truyền ở Trung Quốc, không biết với sách Giao Châu tổng chí này có khác nhau gì không. Tiếc rằng không có cơ duyên đến Long Biên (Hà Nội) để tìm hiểu khảo đính, nghiên cứu so sánh.
Hiện tại những người nghiên cứu Việt
Nam, tất cả đều cảm thấy sự khuyết thiếu các sách chuyên dụng có tính hệ
thống. Từ Hán Đường đến Tông Nguyên các trước tác của nước ta ghi chép
về lịch sử địa lí Giao Châu nhiều đến hơn 40 loại; nhưng dường như đã
thất tán hết. Hiện tại cuốn An Nam chí lược (20 quyển) của
Lê Tắc lưu truyền khá rộng, là bản in chì của Lạc Thiện Đường ở Thượng
Hải vào năm Quang Tự Giáp Thân đời Thanh (1884) của một người Nhật Bản,
sai ngoa rất nhiều. Mà bản Tứ khố toàn thư của Văn Tân các, sai lầm mất mát còn đến mức hoang đường. Trong đời Gia Tĩnh nhà Minh, cuốn danh tác Việt Kiệu thư (20
quyển) của Lý Văn Phượng người Quảng Tây, trước sau cũng không có bản
khắc in trong nước, chỉ có bản sao lưu luyền, sai lầm không ít. Cùng với
bản Giao Chỉ tổng chí đời Vĩnh Lạc này, chúng là ba bộ sách
tham khảo quan trọng nhất của những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
Trong khi tiến công vào văn hoá khoa học, các mặt đều cần kíp tư liệu,
hi vọng giới xuất bản có thể chỉnh lí và công bố rộng rãi các văn bản
này.
Chú thích:
[1] Tháng 7 năm 1949, mượn được một bản An Nam chí lược của
Thư viện Bắc Kinh, nhờ đồng chí Thịnh Triệu Mẫn sao lục cả sách, bao
nhiêu năm qua chỉ biết tư liệu trong sách đó rất quý giá, không biết
rằng nó là cuốn Giao Chỉ tổng chí.
[2] Tên bằng tiếng Trung của sách có 4
chữ lớn “An Nam chí nguyên”, bên cạnh có dòng chữ “Hà Nội Tây lịch 1931
phát hành”, bên dưới có dòng chữ “Pháp Quốc Viễn Đông học viện đính san”
(2 hàng nhỏ). Trang ghi tên bằng tiếng Pháp ghi 1932.
[3] “An Nam chí” (An Nam chí kỉ yếu) của
họ Cao”, năm 1963, được một bạn già là đồng chí Giám đốc Thư viện Đại
học Nam Kinh là Thi Diên Dung nhờ đồng chí Vương Thụ Đàm sao lại. Sách
bị nghi là bản nguyên khắc đời Khang Hi thời Thanh là đếm được 13154
chữ, đầu sách phụ thêm địa đồ.
[4] Họ Khâu nói: “Tôi nhân khảo những bảng văn, lộ bố trong sách Giao Chỉ quận chí,… cho là cuốn ghi chép này”. Nay ở phần thi văn của sách này, có chép: bảng văn của bọn Chu Năng, bài văn lộ bố Bình định An Nam của Quan Tổng binh là Tân Thành hầu Trương Phụ, và bài văn lộ bố Bình An Nam hiến phu, rồi biểu văn Tiến hạ bình định An Nam. Thứ đến là 2 văn kiện: chiếu thư về việc bắt đầu đặt Giao chỉ tam ti và Quân dân nha môn, bảng văn Thân minh giáo hoá; bài biểuTiến hạ Giao Chỉ thái bình của Hoàng Phúc; đều là những tư liệu cực kì quý giá, có mấy bài là: Vĩnh Lạc thực tế, sách Việt kiệu thư của họ Lí không chép. Họ Khâu nói sách Giao Chỉ quận chí chép các bài lộ bố và bảng văn. Nay bản này có lộ bố và bảng văn, vậy có thể nói Quận chí thực tế chính là Tổng chí. Hoặc ngờ rằng Giao Chỉ quận chí chỉ là tên gọi khác của Giao Chỉ phủ chí, lệ
thường thời Minh Thanh chỉ có 1 phủ, 1 châu mới có thể gọi là một quận.
Xét tên quận chí mà họ Khâu dùng, có thể chỉ tên quận cũ theo nghĩa
rộng, như Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận. Văn Uyên các thời Minh có chép Giao Chỉ thông chí, Tổng chí, lại có Giao Châu phủ chí mà không có Giao Chỉ quận chí. Vì vậy cái gọi là “quận chí” của họ Khâu, hẳn chỉ “tỉnh chí”, mà không phải là “phủ chí”.
[5] Đại Minh Vĩnh Lạc năm thứ 10, ban hành phàm lệ, xem Thọ Xương huyện chíthời Gia Tĩnh. Phàm lệ năm thứ 16, xem bài tựa Thiên Nhất các phương chí mụccủa Phùng Trinh Quần.
[6] Ông bạn là Giáo Sư Đàm Kì Nhượng? hoài nghi Giao Chỉ thông chí, Giao Chỉ tổng chí thực
ra chỉ có 1 sách. Ông nói: “Tu soạn phương chí một tỉnh, là một sự kiện
tương đối quan trọng. An Nam được sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc chỉ có
20 năm (Vĩnh Lạc năm thứ 5 đến Tuyên Đức năm thứ 2, tức 1407 – 1427),
theo lẽ thường tình, không thể tu soạn xong 1 lần, lại làm một lần nữa,
vì vậy có khả năng trên thực tế chỉ có một loại sách. Khi sao truyền tên
sách không còn giữ nguyên, khi Văn Uyên các sao chép, chỉ căn cứ vào
tiêu đề, nên liệt kê làm 2 mục khác nhau, chưa bao quát được nội dung
của chúng”. Lời nói ấy có vẻ cũng có lí. Chẳng qua ông nói bản Hà Nội
“chỉ có 3 quyển, là tổng chí của một tỉnh, không thể giản lược như thế,
vì vậy sách này nhiều khả năng là một bản trích sao bản thông chí hoặc
tổng chí”. Ấy là mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau. Văn Uyên các
chép địa phương chí Giao Chỉ, đều không có số quyển. Bản Hà Nội ghi 3
quyển, ấy là nguyên bản hay người đời sau phân chia, vẫn chưa thể khảo
được. Khi tu soạn địa phương chí Giao Chỉ, nhân khuyết thiếu sách vở để
tham khảo, tài liệu tự nhiên sẽ không quá nhiều, vì vậy có chỗ 2,3 phủ
hợp thành một sách. Nay cuốn tổng chí này, cả sách có hơn 50.000 chữ,
không thể cho là quá giản lược, hơn nữa không tìm thấy vết tích của việc
trích sao.
(Mùa xuân năm 1975, viết tại Chiêm(?) Sơn, huyện Thặng (?) làm thành bài bạt, chép sau bản sao sách Giao Chỉ tổng chí. Mùa xuân năm [19] 78, có tu sửa một chút, đổi tên như hiện nay).
Nguồn:
1. http://leminhkhai.wordpress.com/2013/12/05/an-important-text-for-vietnamese-history-that-very-few-people-read/
2. Một văn bản quan trọng về lịch sử Việt Nam được rất ít người đọc – An Nam chí [nguyên]. Blog LeMinhKhaiViet. Hoa Quốc Văn. 6/12/2013.
Đấu Trí Hơn Đấu Lực
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 131206
Cuộc cờ "Phòng Không" của Bắc
Kinh trong thuyết đấu trí...
* Hình minh diễn của Ark of Awareness *
Chúng
ta bình luận thế nào về việc Bắc Kinh đơn phương mở ra "vùng nhận diện
phòng không" bao trùm lên các quần đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản?
Vào đề thì xin lạc đề mà
nói về kinh tế học đã. Chuyện của Bắc Kinh xin cứ để đó.
Năm 1994, một nhà toán
học và hai kinh tế gia cùng được giải Nobel về Kinh tế nhờ lý luận về thuyết đấu
trí hay "game theory". Đó là nhà toán học John Nash và kinh tế gia John
Harsanyi tại Hoa Kỳ cùng kinh tế gia Reinhard
Selten người Đức gốc Do Thái. Thuyết đấu trí của họ về sau được gọi là "Mô
hình Nash/Harsanyi" vì do ông Nash viết ra khi còn là sinh viên toán và
ông Harsanyi giải thích cho tinh vi hơn về mặt tâm lý và kinh tế.
Xin hãy lạc thêm: Về đại lược, thuyết đấu trí giải thích cách ứng xử của
hai người căn cứ trên những tính toán lợi hại trong thế tương hằng. Giả dụ như
A mà đi nước cờ này thì phản ứng của B sẽ dẫn tới kết quả nào và cục diện cứ thể
thay đổi liên tục qua nhiều cân nhắc của đôi bên cho tới sự ngã ngũ sau cùng là
thắng hay bại.
Thói thường, khi lâm trận như vậy, ai cũng muốn được tối đa và bị mất tối
thiểu nhưng sau cùng thì đành nhượng bộ một phần vì gặp rủi ro là bị mất hết. Người
ta cứ nghĩ là trong cuộc đấu trí hay đàm phán như vậy, đôi bên đều biết tiến và
lùi để sau cùng nhường nhau một phần quyền lợi hầu đạt một tỷ lệ chia chác hay
nhượng bộ quân bình là 50-50.
Tức là bất phân thắng bại hoặc đôi bên cùng có lợi, còn hơn là chẳng được
gì.
Nghịch lý được ba giải Nobel Kinh tế nêu ra là trong mọi cuộc đấu trí,
duy nhất có một kết quả chung cuộc là tỷ lệ 65-35, tức là một phe lại được nhiều
hơn. Ông Harsanyi giải thích sự ngược ngạo mà nhà toán học John Nash đã tìm ra:
là vì một phe có khả năng chịu đựng rủi ro thấp hơn và vì sợ mà nhượng bộ nhiều
hơn.
Về nội dung của Mô hình Nash/Harsanyi thì sự thể biến hóa vô lường và chúng
ta bước vào Đông Á qua một bát trận đồ.
Thứ nhất, cuộc đấu trí có nhiều đối tác chứ không chỉ có hai người, như ả
Hoa đòi vuốt mũi kép Nhựt. Vì còn có Nam Hàn, Hoa Kỳ, Đài Loan, Bắc Hàn và cả
Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á, lẫn Ấn Độ và Úc Đại Lợi, tức là có ít
ra 18 nước! Thứ hai, trong tập thể ấy, hãy tưởng tượng đến sự tính toán giữa từng
cặp, ví dụ như Hoa Kỳ với Trung Quốc, Nhật Bản với Nam Hàn căn cứ trên những
quan hệ song phương của họ. Bước thứ ba là nghĩ đến thế liên kết đa phương để từng
nước tranh thủ hay thuyết phục nhau, ví dụ như giữa bốn nước dân chủ theo kinh
tế thị trường và có hiệp ước phòng thủ hỗ tương là Mỹ, Nhật, Hàn, và Đài Loan. Từ
đó thì từng nước hay từng nhóm đối tác có nhiều chiến lược trong tinh thần biến
hoá là liên kết hay đối lập với nhau, kể cả chiến lược hăm dọa có thể sử dụng,
thí dụ như những thiệt hại khả dĩ xảy ra nếu không đạt nổi đồng thuận.
Bước thứ năm, sau khi tính ra những chiến lược khác nhau mà từng nước có
thể áp dụng khi đấu trí hay đàm phán thì ta vẫn trở lại chuyện thế và lực. Tức
là từng nước phải nghĩ đến phương tiện kinh tế hay quân sự họ có thể huy động
được từ bên trong, hoặc vận dụng từ các nước liên kết khác ở vòng ngoài. Bước
thứ sáu là trong lối tính toán về huy động và vận dụng ấy, phải nghĩ đến quyền
lợi có thể chia cho nước khác căn cứ trên sự đóng góp của họ: thế gian không có
chuyện hợp tác hay yểm trợ miễn phí. Thứ bảy và quan trọng nhất trên một trận
thế có nhiều giải pháp và chiến lược khả dụng, từng nước phải châm thêm yếu tố
rủi ro hoặc khả năng chịu đựng hiểm tai trong cách tính toán về quyền lợi của
mình. Nếu chỉ nghĩ đến giải pháp ta cho là có lợi nhất mà không lý đến rủi ro
hay thiệt hại thì mình bị nhược điểm duy ý chí trong cuộc đấu trí.
Sau cùng, chuyện rất quái trong cuộc cờ bát quái, nếu có người chủ quan mà
đòi tự sát thì sao?
Chúng ta trở lại nước cờ của Bắc Kinh.
***
Thiên hà ngôn tai, trời chẳng nói gì mà quốc
tế cũng không có quy định gì về quyền thiết lập hay quản trị vùng phòng không của
các nước.
Nhiều quốc gia lập ra vùng phòng không,
gọi là ADIZ Air Defense Identification Zone, để theo dõi phi cơ dân sự bay vào
không phận của họ trên đất liền hay ngoài biển hầu bảo vệ an ninh lãnh thổ. Mọi
phi cơ dân sự đi vào vùng ADIZ phải xác nhận căn cước và đối thoại với cơ quan
phòng không của nước "chủ nhà". Khu vực này phải rộng hơn không phận
để bộ máy phòng không kịp thời ứng phó với mối đe dọa khả dĩ xảy ra. Gặp trường
hợp khả nghi, Không quân mới đưa chiến đấu cơ lên trực tiếp nhận diện máy bay lạ
và kịp đối phó theo phép hỏi han, dụng lễ rồi mới dụng binh, nếu có phi cơ đòi....
tự sát!
Ngoài Hoa Kỳ, gần hai chục nước kể cả Việt
Nam, cũng có vùng bảo vệ như vậy. Là một quốc gia quần đảo, Nhật có vùng ADIZ từ
lằn ranh do Hoa Kỳ vạch ra sau Thế chiến II, nhằm bảo vệ không phận từ hướng Tây.
Vùng ADIZ do Nhật thiết lập năm 1969 trùng với vùng đặc quyền kinh tế EEZ, nhưng
Tháng Sáu vừa qua, Nhật mở vùng ADIZ thêm 22 cây số về hướng Tây, và khi ấy, Đài
Loan than phiền là "đáng tiếc". Rồi thôi: Đài Loan không sợ Nhật đòi
tiền mãi lộ!
Chi tiết lý thú là lằn ranh xa nhất của
Nhật nằm cách lãnh thổ Trung Quốc có 130 cây số. Cho nên, Bắc Kinh không phát
minh ra trò này mà chỉ phản ứng.
Khốn nỗi, vùng ADIZ của họ đi tới mức xa
nhất về hướng Đông, trùm lên đảo Jeju của Nam Hàn, vùng ADIZ của Đài Loan và nhất
là vùng ADIZ mới của Nhật. Việc Bắc Kinh vẽ ra lằn ranh phòng vệ lên vùng phòng
không của các lân bang mới bị cho là có thái độ khiêu khích, hoặc gây bất ổn vì
làm thay đổi hiện trạng (statu quo).
Trở lại "Mô hình
Nash/Harsanyi", ta thấy vấn đề không chỉ là trận đấu trí giữa Bắc Kinh và
Tokyo trên không phận của cụm đảo Senkaku của Nhật mà Trung Quốc nhận là của mình
và gọi là Điếu Ngư.
Nhưng rồi sao?
Trên bậc thềm không gian trước khi bay
vào lãnh thổ, Thiên triều Bắc Kinh giao hẹn với thiên hạ là từ nay ra vào thì
phải xin phép. Nếu không, máy bay vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Các
hãng hàng không dân sự đều cân nhắc rủi ro và lấy quyết định an toàn cho khách
hàng, theo kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào. Sau khi ngần ấy nước than phiền
thì mọi hãng máy bay đành tuân thủ để tránh họa. Yếu tố rủi ro trong màn đấu trí
khiến Thiên triều coi như thắng một keo!
Nhưng nếu mối nguy không đến từ phi cơ
dân sự mà từ một quốc gia thì Thiên triều tính sao?
Tính
gì thì tính, sau khi vạch ra luật
chơi mới thì mình còn phải có khả năng động thủ nếu quả thật là bị đối
thủ khiêu khích.
Khả năng đó gồm có hai mặt. Một là phải theo dõi được mọi chuyện trên
không phận mình vạch ra và trùng lập với lằn phòng thủ của xứ khác. Thứ
hai là phải thi hành được lời răn đe hăm dọa, tức là bóp cò... rồi tránh
đạn.
Thứ nhất, khả năng theo dõi đó đòi hỏi sự phối hợp
giữa lục quân, hải quân với không quân và "Đệ nhị Pháo binh" (hệ thống
hỏa tiễn). Bắc Kinh chưa có khả năng phối hợp này nếu so với đối thủ thật, là
Nhật Bản. Nước Nhật là quần đảo có cơ sở quân sự nằm sát Hoa lục, với trình độ
kỹ thuật cao hơn. Hệ thống bảo vệ trên đất liền của Trung Quốc lại ở quá xa
"hiện trường" là lằn ranh ADIZ nằm mãi ngoài khơi.
Thứ hai, khi hữu sự thì phải có khả năng
ra đòn và đỡ đòn khi bị phản đòn. Cụ thể là muốn thật sự bảo vệ không phận thì
còn phải xác định đối tượng, chứ không thể bắn hạ hay hăm dọa bắn hạ những vật
lạ mình chưa biết là gì và bắn hạ bằng võ khí nào là thích ứng. Yêu cầu ấy đòi
hỏi loại chiến đấu cơ có thể ngăn chặn và tiêu diệt đối thủ theo đúng lời hăm,
và các chiến đấu cơ phải có căn cứ ở gần hiện trường.
Vì nhoài mình quá xa ra ngoài, Bắc Kinh
cũng chưa có khả năng đó.
Cho
nên, Thiên triều mới chỉ dọa già
trong khi ráo riết thi đua để tiến tới trình độ ta gọi là "lực tòng
tâm". Nhưng kết quả thì thần dân hỷ hả khi thấy lãnh đạo đơn phương vẽ
lằn
ranh lên trời mà người đời đều sợ. Đấy là kết quả 65/35 khi hàng không
của các nước, kể cả Hoa Kỳ, đều đồng ý thông báo cho giới chức phòng
không của Bắc Kinh khi bay qua "Phòng không Nhận biệt Khu" của Trung
Quốc. Thế gian thiếu gì người tránh voi và không muốn dây với hủi.
Nhưng kết luận
như vậy vẫn chưa là đấu trí thật trên trận đồ bát quái!
***
Nhật từng là đại cường hải dương khi Thiên
triều còn ăn mắm mút giòi, mắt đăm đăm nhìn vào trong núi và bị đánh cho tơi tả.
Không có Mỹ đế nhập cuộc và dứt điểm bằng hai quả bom nguyên tử vào năm 1945 thì
chưa chắc Mao Trạch Đông đã lên ngôi Hoàng đế. Cũng từ cục diện đó mà Nhật bị
giải giới, trong mọi chuyện thì chỉ có thế thủ chứ không được phép công.
Là quốc gia quần đảo, ngày nay Nhật chỉ
có một đất lùi là... lùi ra biển. Trên đầu thì đến Bắc Hàn còn có thể tung hứng hỏa
tiễn làm vui, dưới nước thì Thiên triều Bắc Kinh lại vẽ ra lằn ranh mới. Trên lãnh
thổ bát ngát của mình, khi gặp rủi ro, lãnh đạo Trung Quốc còn có hậu phương là
khu vực nội địa. Nhật Bản thì không.
Vì vậy, trong khi Hoa Kỳ dẫn rượu và ăn
nói nước đôi với nhiều bửu bối yểm sẵn ngoài khơi, và trong khi Trung Quốc tưởng bở mà lấn
đất giành hơi, Nhật Bản phải nghĩ tới kịch bản tệ nhất của trận đấu trí. Không ồn ào
múa may như anh Sơn Đông mãi võ ngoài chợ đời, họ tự chuẩn bị cho trận đấu lực.
Trên cuộc cờ rắc rối ấy, giữa cái danh giả của một Trung Quốc hung hăng mà đầy
mặc cảm và nỗi lo thật của Nhật Bản, yếu tố nào mới thật sự đáng sợ?
Và khi có chuyện, các lân bang và thế giới
sẽ phản ứng thế nào? Bênh vực Trung Quốc ư? Ảo!
Té ra Việt Nam ngày nay trong việc tôn trọng quyền học tập của con người, không khá hơn chế độ Apartheid và cũng không bằng chế độ mà người ta vẫn thường cho là ngụy quyền!
Author: GS Nguyễn Đăng Hưng
SỰ TÔN TRỌNG QUYỀN HỌC TẬP CỦA CON NGƯỜI
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tại Nam Phi dưới chế độ kỳ thị chủng tộc Apartheid Nelson Madela (vừa qua đời) đã phải trả giá 27 tù tội vì dấn thân đấu tranh cho dân chủ và công bằng. Trong nhà tù, ông đã được phép đi học hàm thụ và ông đã tốt nghiệp cử nhân luật đại học London.Tại Việt Nam, trong những năm 60, ông Lê Hiếu Đằng (vừa chính thức tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam sau 40 năm tuổi đảng) đã từng bị chính quyền Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt, cũng được chế độ Việt Nam Cộng hòa cho đi thi tú tài khi đang ở tù.
Tại Việt Nam hiện nay, dưới chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, sinh viên Nguyễn Phương Uyên vừa bị ông hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp thực phẩm ký quyết định đuổi không cho tiếp tục học chỉ vì bị án treo!
Té ra Việt Nam ngày nay trong việc tôn trọng quyền học tập của con người, không khá hơn chế độ Apartheid và cũng không bằng chế độ mà người ta vẫn thường cho là ngụy quyền!
Thú thật hôm nay tôi buồn vô cùng và và để giải sầu tôi quyết định đăng lại sau đây bài thơ:
EM HAI MƯƠI TUỔI
(Thơ viết tặng Phương Uyên sau phiên tòa lịch sử tháng tám 2013)
Em hai mươi tuổi nào ngờ
Em thành thần thoại giữa bờ tương lai
Em cười áo trắng mảnh mai
Em mang thế hệ trên vai nhẹ nhàng
Cái thời tà chánh ngổn ngang
Cái thời biển đảo bạn vàng lấn xâm
Cái thời như dại như câm
Cái thời ô nhục óai oăm làm người!
Em hai mươi tuổi một lời
Em như nói hết lẽ đời ngàn xưa
Lời em là nắng là mưa
Là sớm là tối là trưa vĩnh hằng
«Tôi tin ở lẽ công bằng
Tôi chỉ chống cái nhố nhăng cường quyền»
Đỏ tươi màu máu còn nguyên
« Giặc Tàu phải cút » lời nguyền sắt son
Lời em là của nước non
Lời em là lẽ sống còn hôm nay
Ơi người con gái thơ ngây
Nghìn năm lịch sử còn đây rạng ngời…
2/9/2013
MẤT MẶT CÙNG MẤT CHỨC
Đinh Minh ĐạoHai câu chuyện mà tôi sẽ kể đưới đây chẳng có gì hấp dẫn, nhất là đối với các bạn đọc hiện đang sống ở những nước theo thể chế dân chủ. Nhưng đối với các bạn đọc hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, có lẽ đây là chuyện chưa bao giờ xẩy ra. Các nhà chính trị Việt Nam thường không „biết” từ chức. Đảng „đặt” họ ở đâu, họ „ngồi” đấy. Khi họ có biểu hiện tham những hoặc làm việc quá kém cỏi, có ai đó gợi ý họ nên từ chức, họ trả lời một cách trơ trẽn, rằng họ có xin chức vụ đâu, họ không thể làm trái với sự phân công của Đảng.
Câu chuyện thứ nhất.
Slawomir Nowak là một thanh niên Ba Lan đầy nhiệt huyết, khi anh còn là sinh viên chuyên ngành chính trị học tại đại học Tổng Hợp Gdansk, anh ghi danh học thêm ngành quản trị kinh doanh. Cũng trong thời gian còn là sinh viên, năm 1994 anh đã thành lập và điều hành công ty quảng cáo.
Sau khi tốt nghiệp hai ngành chính trị và quản trị kinh doanh, anh trở thành giám đốc hãng quảng cáo „Signum Promotion” .
S. Nowak tham gia hoạt động chính trị từ khi còn là sinh viên, năm 1994 anh đã ghi tên sinh hoạt đảng Dân Chủ. Từ 1998 đến 2002, S. Nowak là đảng viên của Liên Minh Tự Do, phụ trách hội thanh niên của đảng. Năm 2001, một số đảng viên của Liên Minh Tự Do tách ra thành lập đảng Nền Tảng Công Dân (PO), S. Nowak là một trong những đảng viên đẩu tiên của PO.
Năm 2007, trong cuộc bầu cử vào hạ và thượng viện, PO đánh bại đảng đương quyền – Đảng Luật Pháp và Công Lý (PiS), đảng do hai anh em song sinh của cố tổng thống Lech Kaczynski sáng lập . Trong thành phần chính phủ mới do PO thành lâp. S. Nowak trở thành bộ trưởng trẻ nhất ( 33 tuổi ) trong nội các của thủ tướng Donald Tusk.
Năm 2010, S. Nowak là trưởng ban vận động tranh cử tổng thống cho ứng cử viên của PO – ông Bronislaw Komorowski. Sau khi B. Komorowski thắng cử , S. Nowak trở thành bộ trưởng trong phủ tổng thống.
Tháng 11-2011, sau khi PO thắng cử nhiệm kỳ thứ 2, S. Nowak nhận chức bộ trưởng bộ giao thông, xây dựng và kinh tế bỉển. Anh là một bộ trưởng trẻ (37 tuổi), năng động, biết tổ chức và thực hiện công việc một cách hoàn thiện, đặc biệt anh rất chịu khó học hỏi. Chỉ trong một thời gian ngắn, anh đã bao quát, chấn chỉnh các ngành thuộc bộ quản lý, thậm chí anh còn học hỏi nắm chắc công nghệ xây dựng đường cao tốc, phân biệt được các lọai bê tông nhựa khác nhau để trải trên mặt đường cao tốc. Dưới sự chỉ đạo của S. Nowak, tốc độ xây dựng mạng lưới đường cao tốc quốc gia đã được đẩy nhanh, những lộn xộn trong nghành đường sắt đã được chấn chỉnh, guồng máy hoạt động của bộ chạy đều đặn và hiệu quả. Với khả năng lãnh đạo hiện tại cùng với quá trình hoạt động chính trị của anh, nhiều người dự đoán anh còn tiến xa trên đường sự nghiệp chính trị. Có người còn nói chắc như đinh đóng cột, rằng 5 năm nữa anh sẽ trở thành thủ tướng và 20 năm nữa anh sẽ là tổng thống. Tại vùng Gdansk quê hương anh, còn lan truyền câu chuyện về anh. Chuyện kể rằng, một người quen đến thăm gia đình anh, bà Halina Nowak mẹ anh đã dẫn người đó đến bên chiếc bàn trên để ảnh của S. Nowak, với vẻ đầy tự hào bà giới thiệu : „Đây là bộ mặt của tổng thống Ba Lan tương lai”.
Mọi việc rắc rối đến với S. Nowak bắt đầu từ một buổi chiều mùa hè. Phóng viên của tạp chí WPROST ( Nói Thẳng ) gặp anh đang ngồi với một thương gia trong một nhà hàng sang trọng giữa Warsaw. WPROST là tuần báo đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ bê bối của các nhà doanh nghiệp, chính trị nổi tiếng. Ngay trong số báo tuần đó, ảnh của T. Nowak xuất hiện cùng với bài báo nói về anh. Trong ảnh, anh mặc bộ com lê đen, tay trái đặt trên bàn, chiếc đồng hồ Thụy Sỹ với dây đeo mầu đen, nổi bật bên cạnh màu trắng của cổ tay áo sơ mi cài măng sét.
Các nhà báo Ba Lan là những tay moi tin, săn tin khá chuyên nghiệp. Họ là một trong các lực lượng chống tham nhũng rất hiệu quả. Họ đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ tham nhũng, nhiều vụ bê bối của các quan chức, đảng phái chính trị. Hàng năm cũng thường xẩy ra các vụ kiện cáo của các nghệ sỹ, các nhà chính trị kiện các báo, tạp chí, nhà báo đăng những bài báo xâm phạm danh dự và cuộc sống riêng tư của họ. Nhiều nhà chính trị rất cảnh giác với các nhà báo, họ ngại tiếp xúc và trả lời phỏng vấn. Nhưng T. Nowak thì khác, anh gặp gỡ, trò chuyện, trả lời phỏng vấn một cách bình thường. Qua các lần gặp gỡ, phỏng vấn…, các nhà báo đã đưa lên các trang báo về chiếc đồng hồ đeo tay của anh. Đó là chiếc đồng hồ của hãng Ulysse Nardin của Thụy Sỹ, nhãn hiệu Maxi Marine Chronometer. Một số tờ báo còn đưa ra những thông tin mâu thuẫn nhau về giá cả và nguồn gốc của chiếc đồng hồ mà họ nói đã được anh cho biết. Có tờ báo đưa tin chiếc đồng hồ này này anh đã nhờ người bạn mua hộ, trị giá 17.000 Zoty ( khoảng 5.500 USD ). Tờ báo khác thì đưa tin chiếc đồng hồ đó trị giá 20.000 Zoty ( khoảng 6.500 USD ).
Dư luận báo chí về chiếc đồng hồ của bộ trưởng S. Nowak đã làm cho Trung Tâm Chống Tham Nhũng ( CBA ) để mắt. Họ đã kiểm tra lại bản kê khai tài sản của vị bộ trưởng. Chiếc đồng hồ trị giá 17.000 Zoty đã không được kê khai. Để chống tham nhũng, luật pháp Ba Lan quy định, các quan chức nhà nước phải kê khai tài sản cá nhân và tài sản chung góp với người khác, bao gồm những vật dụng, bất động sản, tiền bạc, đồ trang sức v…v, trị giá từ 15.000 Zoty trở lên. S. Nowak đã vi phạm luật kê khai tài sản.
Theo đề nghị của CBA, ngày 15-11-2013 vừa qua, công tố viên trưởng đã gửi hạ viện hồ sơ đề nghị truất quyền miễn tố của S. Nowak ( vì anh cũng là dân biểu của hạ viện ).
Ngay sau đề nghị của công tố viên, anh đã tuyên bố từ chức bộ trưởng và tự nguyện từ bỏ quyền miễn tố của dân biểu. Trong tuyên bố anh viết : „ Tôi vô tội. Nhưng là người trọng danh dự, cũng để không gây khó khăn cho thủ tướng và các cơ qua điều tra, tôi tuyên bố từ chức bộ trưởng và từ bỏ quyền miễn tố của dân biểu.”
Câu chuyện thứ 2
Adam Hofman là dân biểu hạ viện ba khóa liên tục từ 2005 đến nay. Anh là dân biểu thuộc đảng Luật Pháp và Công Lý (PiS), đảng có số dân biểu đứng thứ 2 trong hạ viện. Anh là một dân biểu trẻ (sinh năm 1980), một trong những cán bộ quan trọng của đảng PiS, đồng thời là người phát ngôn của đảng.
Hiện nay Ba Lan có 5 đảng có chân trong hạ viện. PO là đảng có số dân biểu nhiều nhất, liên minh với một đảng nhỏ để có đủ đa số thành lập chính phủ. Ba đảng còn lại đứng ờ vị trí đối lập. Mỗi đảng đều có một phát ngôn viên , những phát ngôn viên này kiêm phát ngôn viên của nhóm dân biểu của Đảng. Các phát ngôn viên đều là những người trong bộ máy lãnh đạo của đảng, họ luôn bận rộn và làm việc khá vất vả. Họ phải tổ chức họp báo định kỳ hay đột xuẩt, đưa ra những nhận định phản ảnh quan điểm của đảng đối với các nghị quyết, dự luật sẽ thảo luận và bỏ phiếu tại hạ viện. Hàng ngày, vài chục nhà báo chờ ngoài phòng họp hạ viện để săn tin và phỏng vấn các phát ngôn viên.
So với các phát ngôn viên của các đảng khác trong quốc hội, A. Hofman nổi trội như một ngôi sao sáng nhất giữa các vì sao. Đẹp trai, ăn nói lưu loát, anh luôn đưa ra các nhận định sắc sảo về những vẩn đề chính trị, kinh tế. Anh luôn làm chủ tình hình trong các cuộc họp báo, không né tránh các câu hỏi của các phóng viên. Khi phê phán đảng đương quyền PO, anh dùng như từ ngữ, hình ảnh rất ẩn tượng, làm người nghe khó quên. Có lẽ ngành chính trị học mà anh tốt nghiệp, chức chủ tịch diễn đàn sinh viên của trường Đại Học Tổng Hợp Wroslaw trước đây đã giúp anh trở thành một phát ngôn viên hoàn chỉnh của một đảng.
Nhưng CBA đã không nể mặt ai, dù họ giữ chức vụ gì, thuộc đảng phái nào. Sau một thời gian điều tra, giữa tháng 11, họ đã gửi bản báo cáo đến công tố viên trưởng. Báo cáo nêu rõ, trong 5 năm gần đây (5 năm là thời hạn các chứng từ, hóa đơn về tài chính có giá trị để cơ quan thuế có quyền kiểm tra), trong tài khỏan dân biểu và tài khoản cá nhân của A. Hofman, tổng số 140.000 Zoty ( khoảng 43.750 USD ) chuyển đến với những lần khác nhau. Theo luật tài chính của Ba Lan, nếu số tiền trên là số tiền A. Hofman vay mượn, mỗi lần tiền chuyển đến, trong vòng 14 ngày anh phải thông báo cho cơ quan thuế và nộp thuế 2% tổng số tiền vay ( tức 2.800 Zoty). Nhưng anh đã „quên” thông báo và nộp thuế. Giờ đây anh sẽ phải chịu mức thuế phạt là 20% tổng số tiền vay (tức 28.000 Zoty). Dĩ nhiên, CBA sẽ không dừng ở bước truy phạt tiền thuế, họ sẽ tìm nguồn gốc của những số tiền chuyển đến cho anh.
Khi những tin tức trên đây được lan truyền trên báo chí và truyền hình, A. Hofman tuyên bố từ chức phát ngôn viên của đảng PiS và tự nguyện từ bỏ quyền miễn tố của dân biểu. Nhưng ông Jaroslaw Kaczynski, chủ tịch đảng PiS còn đi một bước xa hơn, ông tuyên bố trứơc báo chí, rằng đảng của ông quyết định khai trừ đảng viên và thành viên trong nhóm dân biểu của A. Hofman trong thời gian chờ kết luận của cơ quan điều tra.
*
Bạn đọc thân mến !Tôi đã kể 2 mẩu chuyện nhỏ về hai quan chức trong bộ máy chính quyền của Ba Lan. Đọc xong, chắc nhiều bạn tặc lưỡi :”Đó là chuyện của Ba Lan”, . Vâng! Đúng là chuyện của Ba Lan. Nhưng „trông người lại nghĩ đến ta”. Vì sao trong bộ máy chính quyền cộng sản Việt Nam đầy dẫy các quan chức, từ „đồng chí X” đến các bộ trưởng, các quan tỉnh, quan huyện, tham nhũng, bất tài, bất lương …,vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Họ thà „mất mặt chứ không chịu mất chức”. Họ là con đẻ của Đảng Cộng Sản, được đảng dung dưỡng và bảo vệ.
Để loại bỏ những quan chức hại dân, hại nước này, bắt họ khi „mất mặt” thì phải mất chức, việc làm cần thiết đầu tiên là loại bỏ chế độ độc tài, toàn trị , thiết lập thể chế tự do dân chủ, trong đó báo chí tự do giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là con đường mà hầu hết các quốc gia của thế giới văn minh đã đi qua.
Warsaw tháng 12-2013
Kẻ sĩ can ngăn
Phạm Kỳ Đăng
Bài viết của nhà báo Lê Phú Khải
rất thú vị như nhiều bài báo về Nguyễn Kiến Giang - một người chí sĩ ở
thời hiện đại đeo xiềng gông chịu đày ải giữa cuộc đời này. Con người
ông ấy, theo như tôi biết, chỉ có thao thức với những nghĩ suy tường
tận, chuyên chú vào hoạt động tư duy của mình vậy mà va chạm, rồi hứng
chịu bao chịu bầm dập. Một nhân vật phát sáng cả khi đang giãy giụa hẳn
cung cấp cho người đọc nhiều chi tiết đáng để đời ngẫm nghĩ, nhìn ở góc
độ nào cũng ấn tượng cả.
Là người trí thức cộng
sản từ thời trai trẻ nghiên cứu chủ nghĩa Marx, ông đã nhìn bao quát
được chủ thuyết phê phán và vượt bỏ nó, gỡ được khỏi đầu mình cái vòng kim cô.
Rồi cũng với tinh thần trọng thị và điềm tĩnh, ông “ đặt bàn thờ chủ
nghĩa Mác-Lênin sang một bên, chứ không đặt lên đầu (…) nữa, tức là
ngang với những nhà tư tưởng lớn của loài người như Rousseau,
Robespierre, Montesquieu.”
Karl
Marx, sinh thời tâm niệm mọi thứ thuộc về con người đối với chính ông
không xa lạ, thật phi lý làm sao, đã tạo nên một học thuyết phiêu lưu về
xã hội, xa lạ thuộc tính con người vào bậc nhất. Sinh thời Karl Marx bị
khai trừ khỏi Quốc tế II; các lý thuyết gia của phong trào công nhân và
dân chủ xã hội phê phán ông ở sự cực đoan và không tưởng. Friedrich
Engels khi về già thừa nhận lỗi lầm tuổi trẻ ở những phát ngôn ngông
cuồng non dại. Suốt trong thế kỷ 20, cả khi hình thành hệ thống xã hội, ở
thời thịnh trị với những thành tựu đạt được, thêm phần phóng đại qua
tuyên truyền, chủ nghĩa Marx-Lênin vẫn phải đương đầu nhiều đợt phê phán
toàn diện hơn nữa, kể cả sau khi hệ thống ấy sụp đổ. Căn cứ vào cái bản
tính người trong thực tế, ta thử nhìn lại, làm gì có chuyện làm theo
năng lực hưởng theo nhu cầu. Ai cũng thích hưởng thụ cả và ngay cái sự
hưởng thụ này đã phung phí tài nguyên, thải ra bao là rác rưởi ảnh hưởng
và tàn phá môi sinh, vậy ai tự giác đứng ra làm cái việc dọn cho người
hàng xóm hưởng thụ hơn cả mình đây, thử nêu một ví dụ như vậy. Chưa kể
là nền sản xụất tập trung, kế họach hóa theo nhu cầu sẽ giữ trình độ sản
xuất đứng nguyên tại chỗ, trừ công nghệ quốc phòng, và mọi nỗ lực cải
tiến chỉ có thể đưa về nền sản xuất của thế kỷ 19.
Đương
thời Marx đã chứng kiến sự thất bại của cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên
của giai cấp công nhân là Công xã Paris xảy ra năm 1871. Ngay sau đó
Marx phát minh ra chuyên chính vô sản, cướp đọat và duy trì quyền lực
một cách bạo liệt. Trám vào lỗ hổng trong lý thuyết vị nhân sinh bằng
một luận thuyết bạo lực, vô hình chung, ông đã giáng một đòn chí tử vào
đồng loại. Sau này người ta truy nguyên các lãnh tụ cộng sản độc tài, từ
Mao Trạch Đông, Stalin, Lenin v.v., đều tìm thấy ông tổ tinh thần của
họ chính là Karl Marx. Các đường phố cũng như nhiều tượng đài Karl Marx
vẫn được giữ nguyên, nhưng Hội đồng châu Âu vào ngày 25.01.2006, tại
Straßburg ban hành Nghị quyết 1481 về sự Cần thiết lên án tội ác của các
thể chế cộng sản toàn trị.
Nguyễn Kiến Giang nghiên cứu chủ nghĩa Marx và đi đến bác bỏ nó.
Nếu
đọc lại một bài viết của ông thôi, ta thấy những ý kiến phê phán, đánh
giá, và đề xuất của ông từ gần một phần tư thế kỷ trước, hiện vẫn còn
như mới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ chối kiến nghị của ông yêu cầu bỏ
điều 4 trong Hiến pháp. Vẫn bằng thái độ bất chấp và ngạo ngược, cho đến
hôm nay Đảng vẫn đòi cho mình vị trí độc tôn cai trị này, và như vậy
Hiến pháp hiện hành phô diễn Cương lĩnh Đảng, sẽ lại tổ chức hết khủng
hoảng này đến khủng hoảng khác, đợt sau mỗi lúc một tiềm ẩn nhiều hệ lụy
và bi kịch.
Sẽ nhiều người trong chúng ta nuối
tiếc, giá như các vua chúa, lãnh tụ biết nghe lời hiền giả, sĩ phu xưa
như Nguyễn Trường Tộ và ngày nay là Nguyễn Kiến Giang, giá như họ đừng
bỏ ngoài tai Tế Cấp Bát Điều hay tham luận “Khủng hỏang và lối ra”.
Sự thật, tôi nghĩ, sẽ không có chỗ cho những giả tưởng đó. Một nền
chuyên chính vô sản thiết lập, những kẻ tà ác và vô học cuối cùng sẽ
thắng thế. Họ liên kết được với nhau, vì quyền và tiền ở giai đọan sau,
đó là chất gắn kết nhất những kẻ đam mê nó thành một liên mình ma quỉ,
trong khi những người có tri thức tập trung trí lực vào chuyên môn của
họ sớm lạc lõng, thành con mồi cho liên minh này. Trong đội ngũ lãnh đạo
cao nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, có hai nhà lãnh đạo kiệt xuất ở
lĩnh vực của họ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh (ở
giai đoạn giành độc lập) cũng là hai người trí thức duy nhất - chính vì
vậy một sớm một chiều bị cô lập và chịu câu thúc trong nhà lầu và nhà
sàn. Nguyễn Kiến Giang, một trí thức độc lập, ở khả năng tư duy tổng
hợp, dự báo và năng lực phản tư, hơn hai nhà trí thức kia, bị giam cầm
trong nhà đá.
Nhưng cùng số phận với họ ông lọt
vào tâm điểm của những người ngu muội, giáo điều nắm trong tay chuyên
chính. Cái nền chuyên chính tàn bạo này, ăn thịt những đứa con của nó,
và đau đớn thay điều này, xưa kia cho tới mai sau, mang tính quy luật.
Ông từng nói: “Chúng ta không sợ lạc hậu, sợ nhất là lạc lõng giữa loài
người.” Ngày hôm nay dân tộc này vẫn bơ vơ như thế, trong bi kịch dân
tộc, tôi nghĩ còn có thân phận giới trí thức phản biện, tranh đấu, mọi
bề thiệt thòi trong vây khốn, lẻ loi.
Nguyễn
Kiến Giang thổ lộ : "Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có
tội gì nữa.„ Tôi nghĩ rằng, ông phải trở thành nạn nhân tất yếu của
sự thanh trừng kẻ sĩ. Một trí thức độc lập tỏa sáng như ông, luôn làm kẻ
vô học quáng mắt khó chịu, đặc biệt khi bầy đàn của họ chiếm thế lấn
lướt, áp đảo. Ở bài có một chi tiết được nhà báo Lê Phú Khải ghi lại,
khiến tôi đặc biệt chú ý: „…Kiến Giang còn kể: Lần cuối cùng Lê Đức Thọ
vào thăm tôi, ông ta nói: Các cậu hay đề cao trí thức, phó tiến sĩ đi
học về thì tớ cho thêm 5 đồng vào lương, thế thôi! Tôi nhìn thẳng Thọ
nói: Xưa Đảng vô học vì phải đi đánh giặc, nay Đảng có chính quyền mà
Đảng lại sùng bái sự vô học thì không được! Lê Đức Thọ đứng lên ra về. „
Khái
quát nhược điểm người trí thức Việt Nam, cũng Nguyễn Kiến Giang đưa ra
khái niệm “phò chính thống” lột tả thái độ tuân phục bợ đỡ của trí thức
đối với thế quyền. Trong nhiều cuộc thảo luận, người ta đã chê bai không
thương tiếc lỗi lầm của người trí thức cùng chung xây một nhà nước tòan
trị, độc tài chuyên chế và đóng góp phần tổ chức cuộc khủng hoảng toàn
diện của nó. Nhưng ta cũng nên ngó lại bộ mặt của kẻ đảng quyền với
người trí giả vì nước dám liều mình can gián.
Chi
tiết trên nêu ra biểu thị không gì sống động hơn thái độ của hôn quân
vô học, bỉ ổi với chí sĩ và đến ranh giới tột cùng, mối quan hệ giữa độc
tài và trí thức.
P.K.Đ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Lê Tuấn Huy - Cơ quan lập pháp và sự tan rã xã hội: nhìn từ John Locke
Lê Tuấn Huy
Theo blog pro&contra
Viết cho việc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII thông qua Hiến pháp sửa đổi, và cho việc một giảng viên quân đội, đang làm luận án tiến sỹ, liên lạc với tôi sau khi đọc Khảo luận thứ hai về chính quyền.Trước khi mang diện mạo như ngày nay dưới một số hình thức khác nhau, đã có hai định chế làm luật ghi lại dấu ấn trong quá trình tiến hóa của cơ quan lập pháp và của lịch sử loài người. Đó là Hội nghị Công dân ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, và Nghị viện ở nước Anh trung và cận đại. Cái đầu là cơ quan lập pháp trực tiếp, cái sau là cơ quan lập pháp đại diện.
Với sự phát triển của cộng đồng lãnh thổ, lập pháp toàn dân, với tư cách một định chế thường trực, đã ngày càng trở nên bất khả ngay ở thời đại của nó. Đến thời phong kiến, trên tổng thể, lập pháp không còn là định chế riêng.
Tuy nhiên, tại Anh, sau khi cho ra đời Đại Hiến chương (Magna Carta, Great Charter, 1215), trong thế kỷ XIII và XIV, cũng đã hình thành nên nghị viện. Ở những thế kỷ tiếp sau, kinh tế, văn hóa, xã hội châu Âu có những bước phát triển vượt bậc. Nghị viện Anh quốc không tránh khỏi sự tác động chính trị từ đó, và trở thành một trong những tuyến đầu chống lại quyền lực lỗi thời của nhà vua và giới quý tộc cũ, góp phần làm nên cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688, định hình nền quân chủ lập hiến.
Trong tiến trình chuẩn bị bước ngoặt này, John Locke viết Khảo luận thứ hai về chính quyền, công bố lần đầu năm 1689.
Sau khi mở đầu bằng lý lẽ bác bỏ kiểu nhà nước truyền nối, Locke bàn về các quyền tự nhiên, về một số tiến trình kinh tế liên quan, về các chính thể…, và kết thúc với việc giải thể chính quyền bằng sức mạnh của nhân dân.
Có thể diễn giải tiến trình khiến chính quyền phải giải thể từ việc xác định, rằng nhà nước không phải là cái tự dưng có quyền lực mà mọi người mặc định phải chấp nhận và phục tùng. Ngược lại, chính mỗi con người trong cộng đồng mới là cái đem lại cho nó điều đó, khi họ chấp nhận chuyển giao quyền lực tự nhiên của mình cho chính quyền, để tránh tình trạng ai cũng tự sử dụng uy quyền ở mức cao nhất đối với người khác. Việc chuyển giao này diễn ra từ hình thức thô sơ nhất, là chính quyền của người cha, để tiến triển thành chính quyền của xã hội.
Và như vậy, quyền lực nhà nước chỉ là loại quyền lực được ủy thác, chứ không phải cái quyền lực mặc nhiên và tuyệt đối.
Sự chuyển giao vừa nói đưa con người và cộng đồng từ trạng thái tự nhiên bước vào trạng thái xã hội. Nhưng dù trong bối cảnh phi trạng thái tự nhiên, chính quyền vẫn phải tôn trọng các quyền tự nhiên của con người, với những cái nổi bật nhất là quyền sinh mạng, quyền tự do, quyền sở hữu. Bảo toàn các quyền này là mục đích của những chính quyền chân chính. Xâm phạm các quyền này là mục đích của những chính thể bất chính.
Một khi đã xâm phạm các quyền của con người, chính quyền đã tự đặt mình vào trạng thái chiến tranh với nhân dân, đẩy xã hội về lại trạng thái tự nhiên.
Dù vậy, trạng thái tự nhiên không phải là cái dễ dàng tái diễn, vì một khi đã chuyển giao quyền lực vào tay cộng đồng, người ta không thể rút lại cho mình (§243) [1]. Đồng thời, nhân dân lại luôn nhẫn nại với áp bức. Những trường hợp riêng lẻ không khiến họ khác đi. Nhiều sự việc như thế có thể vẫn khiến họ chịu đựng. Sự thiệt hại lớn hơn nữa, có lẽ họ cũng chưa sẵn sàng phản kháng. Thế nhưng, một khi chúng trở nên phổ biến, cùng với xác tín rõ rệt về sự xâm phạm, thì khó mà giữ cho họ bất động (§235, 230).
Đến khi đấy, quyền lực tối cao được ủy thác vào một cá nhân hay một hội đồng sẽ bị chính những người đã ủy thác tước bỏ. Nhân dân sẽ tự hành động với tư cách tối cao, lập nên chính thể mới hoặc giữ chính thể cũ nhưng trao quyền lực vào tay những con người mới (§243).
Suốt quá trình ấy, có hai định chế mà Locke tập trung vào như những cái khiến đi đến kết cục này, là quốc vương và cơ quan lập pháp. Vai trò của chủ quân trước biến động của quốc gia, là rõ ràng. Còn lập pháp, sao phải đặt nặng vấn đề khi nó vốn không thể vượt qua cái quyền uy mặc định kia?
Đó là bởi, một khi đã tồn tại với tư cách đại diện, lập pháp là nơi lưu giữ và công bố ý chí của xã hội, và cũng là cái linh hồn tạo nên hình thể và sự thống nhất của chính quyền. Khi cơ quan này bị phá vỡ hay giải thể, mọi sự vụ chính trị cũng theo đó mà kết thúc (§212).
Do vậy, đối với Locke, lập pháp bị hoán đổi là nhóm nguyên nhân đầu tiên khiến chính quyền bị giải thể. Có bốn biểu hiện khiến cơ quan này rơi vào tình trạng đó: 1. Quốc vương đặt ý chí độc đoán của mình cho lập pháp công bố; 2. Quốc vương cản trở lập pháp nhóm họp; 3. Quốc vương khiến cho cử tri hoặc cách tuyển cử bị hoán đổi mà không có sự châp thuận của nhân dân; và 4. Lập pháp khiến nhân dân rơi vào cảnh khuất phục ngoại bang (§214-217).
Trong nhóm nguyên nhân thực hiện trách nhiệm, ngoài lập pháp, còn có việc hành pháp sao nhãng, bỏ mặc việc thực hiện luật pháp. Và một khi luật pháp không còn được thực thi, cũng hiển nhiên xem như chính quyền không còn tồn tại (§219).
Nhóm nguyên nhân khác khiến chính quyền biến động, là sự phản loạn trách nhiệm. Đó là việc lập pháp hoặc hành pháp tối cao, hoặc cả hai hành động trái ngược sự ủy thác của nhân dân, khi thay vì bảo vệ, lại xâm đoạt sở hữu của người dân, tự biến mình thành ông chủ và định đoạt tài sản của họ. Khi hai nơi này đặt quyền lực độc đoán vào tay kẻ khác để áp bức người dân, cũng là một hành động chống lại sự ủy thác (§221).
Locke nói rằng một khi những nơi nắm giữ quyền lực bị, hoặc tự hoán đổi mình, thì chính họ đã làm loạn chống lại nhân dân (§227). Khi đó, họ tự đánh mất quyền lực mà nhân dân đặt vào, và nhân dân có quyền khôi phục quyền tự do nguyên thủy của mình (§222).
Trước khi đề cập đến sự giải thể chính quyền, ở những phần trước, Locke thường nói đến việc mọi người phải cáo kiện đến trời cao khi không có sự phân xử thế tục một cách công minh. Đến phần cuối của tác phẩm, người đọc sẽ hiểu, ông không khuyên nhân dân thụ động “kêu trời”, mà là sau khi cáo với trời, đến lượt người dân phải tự đưa ra phán xét để bảo vệ mình (§241-242). Lúc đấy, không tránh khỏi họ phải “đánh đấm” tương xứng với sự “đánh đấm” của những kẻ áp bức (§235).
Với giải pháp đó, không phải Locke cổ xúy cho loại bạo lực tuyệt đối. Ông nói rõ rằng học thuyết của mình, chủ trương quyền lực nơi nhân dân, mới chính là cái để ngăn ngừa bạo loạn, vì chính quyền phải biết rằng nó phải bảo toàn sở hữu của mọi người, nếu không, nhân dân sẽ phải thực hiện quyền thiết lập một cơ quan lập pháp mới (§226). Nổi loạn của người dân là điều răn đe mà Locke muốn nhà nước phải biết để tránh, để không buộc nhân dân phải đi đến giải pháp cuối cùng, sau khi chính quyền đã làm loạn trước bằng việc xâm đoạt những thứ mà nó phải bảo vệ cho họ.
Ngoài ý nghĩa chung của một tác phẩm kinh điển triết học chính trị, Khảo luận thứ hai về chính quyền đặc biệt có giá trị với những nơi mà ngày nay vẫn mang nhiều đặc trưng của hoàn cảnh ra đời cuốn sách.
Về kinh tế, đó là bối cảnh của chủ nghĩa tư bản buổi sơ khai và mông muội, tức sự vận hành của một nền kinh tế thị trường không đầy đủ, và tước đoạt bằng sức mạnh phi kinh tế là chuyện phổ biến. Trong đó, tích lũy đất đai, mà cũng là tích lũy tư hữu, diễn ra dưới hai hình thức trái ngược nhau, là sự tích lũy tự nhiên bằng lao động và chiếm hữu, và sự tích lũy bằng quyền lực và cưỡng đoạt. Nước Anh xưa cũng có hình thức sở hữu toàn dân về đất đai, để rồi trên danh nghĩa đất công, nhà vua (quyền lực trung ương) hay lãnh chúa (quyền lực đia phương) có quyền tước đoạt của nơi này hay người này, để trao cho nơi khác hay người khác, chung phe nhóm (lợi ích) của mình.
Về chính trị, đó là sự tồn tại của một chính thể dựa trên sự mặc định lịch sử và bất biến từ sự mặc định đó. Nhà vua đương nhiên cai trị xã hội nhờ công lao của vương triều và do mệnh trời quy định. Nghị viện thì có đó nhưng chỉ là cánh tay nối dài của chủ quân, không phải là cơ chế thường trực và thực quyền, mà là chỉ nơi hợp thức hóa những quyết định có sẵn của định chế tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện kia, bởi đa phần “đại biểu” là người thân tín và có đặc quyền đặc lợi gắn liền với sự chuyên chế ấy. Ngày nay, những thể chế lấy “lịch sử mệnh” (sứ mệnh lịch sử), “dân tộc mệnh” hay “giai cấp mệnh” làm nền tảng cho sự lãnh đạo tuyệt đối thì chẳng qua chỉ là thay ngôn từ cho cái thiên mệnh cai trị được Thượng đế ban phong bất di bất dịch khi xưa.
Mâu thuẫn ngày càng trở gay gắt hơn giữa xu hướng biến đổi của kinh tế với định hướng bất biến của chính trị, sẽ khiến chính quyền ngày càng sử dụng những phương cách khắc nghiệt hơn để duy trì cái phải thay đổi. Và càng như thế thì chủ thể vận dụng chúng cũng càng tự hoán đổi, từ chính quyền chân chính trở thành chính quyền bất chính, từ sự giải thể tự trong lòng nó đi đến sự giải thể của nhân dân. Quá trình đó cũng đồng thời là quá trình tan rã xã hội, mà kết cục sẽ là định hình một xã hội mới, với một chính quyền mới an toàn hơn cho mọi người. Thời của Locke đã vậy, mà thời mang danh của bất kỳ ai cũng vậy.
Locke không nói đến sự tan rã về mặt văn hóa, đạo đức, hay giáo dục…, mà diễn đạt sự tan rã xã hội về mặt chính trị.
Sự hoán đổi của cơ quan lập pháp, sự phản loạn của chính quyền đối với những người đã ủy thác quyền lực cho mình, bằng cách tước đoạt sở hữu của họ, chính là sự tan rã đó.
Thực thi luật pháp yếu kém, khiến xảy ra tình trạng vô chính phủ khi người thừa hành luật pháp lẫn người dân đều thực thi luật tự nhiên đối với sinh mạng người khác, chính là sự tan rã đó.
Khi chính quyền tự đặt mình vào trạng thái chiến tranh với dân chúng bằng việc sử dụng loại bạo lực không có quyền dùng, ra những luật không có thẩm quyền ra, chính là sự tan rã đó.
Ở thời hiện đại, sự tương đồng bối cảnh tan rã xã hội càng được cụ thể hóa, đến độ đặc thù, mà có lẽ tư duy sắc bén của Locke cũng khó lòng nghĩ đến.
Xưa, vua chúa công nhiên khẳng định phẩm giá và quyền lực tối thượng, chỉ sau có Thượng đế. Nay, cũng là sự công nhiên nhưng là công nhiên lập lờ, khi có một kiểu “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” có luật định, nhưng đứng sau một quyền lực cao nhất khác (không kèm chữ “nhà nước”), phi luật định nhưng quyền hạn vô biên và siêu tối thượng.
Xưa, người ta lấy đất công chuyển thành đất tư và thẳng thắn với sự phân phong sở hữu đó. Nay, “sở hữu toàn dân” nơi những người dân cụ thể được “chuyển nhượng” cho những người, những nhóm tư nhân được mang danh công lợi mơ hồ.
Xưa, chính quyền không đồng bộ nên người dân phải bột phát tự vệ. Nay, chính quyền hoàn chỉnh với lập pháp, hành pháp, tư pháp vừa thống nhất, vừa có sự phân công và phối hợp để “chăm lo” tốt nhất, mà người dân phải tự đứng ra định liệu mình cả theo kiểu tự phát lẫn tự giác [2].
Xưa, hành xử luật tự nhiên là để bảo toàn các quyền tự nhiên, trong điều kiện thiếu vắng luật xã hội. Nay, giữa “rừng luật” người ta lại sử dụng “luật rừng” để bảo toàn các quyền chuyên chế, cả ở phạm vi dân sự lẫn hình sự.
Xưa, luật tự nhiên về sinh mạng là bởi phải “mạng đổi mạng”. Nay, luật rừng về sinh mạng là để người dân liều mạng để giữ lấy sinh mạng trước đe dọa mất mạng thường xuyên từ những người phải bảo vệ nó, là để người dân đi đến chỗ tự đoạt mạng người đổi lấy mạng chó, là để chính quyền trọng vật mạng hơn nhân mạng.
Đương nhiên, còn nhiều thứ nữa có độ khác biệt giữa xưa và nay về biểu hiện của sự tan rã xã hội về chính trị, nhưng đối với lập pháp, những gì góp phần to lớn vào sự tan rã ấy, thì thời nào cũng thế. Đó là, do tham vọng, sợ sệt hay tham nhũng mà cơ quan này cố nắm giữ một quyền lực tuyệt đối, hay đặt nó vào tay người khác, áp nó lên cuộc sống, quyền tự do và tài sản của nhân dân. Rồi thực thể tuyệt đối ấy lại tiếp tục gạ gẫm, đe dọa, hứa hẹn để lôi kéo và sử dụng cơ quan này phục vụ cho mưu đồ của mình, để nhận trước từ các thành viên lập pháp lời hứa là sẽ bỏ phiếu cho cái gì và sẽ ban hành cái gì. Vào khi trạng thái chính trị đã như thế, nhân dân sớm muộn cũng phải giành lại vị trí tối cao của mình (§222).
Vào thời của Locke, quyền thay đổi chính quyền bằng lá phiếu chưa được chế định, tức chưa có biện pháp hòa bình để nhân dân “đuổi chính phủ” (theo ngôn từ của Hồ Chí Minh, mà đúng từ ngữ phải là “đuổi chính quyền”), nên ông phải khẳng định biện pháp vũ lực để cảnh báo.
Ngày nay, dù đã phát kiến phương pháp bất bạo động, nhưng nếu thực chất quyền thay đổi chính quyền vẫn chỉ là như xưa, tức chỉ tồn tại những quyền hiến định trên giấy, thì bối cảnh hiện diện của bạo lực vẫn còn nguyên đấy – đặc biệt ở thể chế nào xác tín sự tồn tại của mình bằng vũ lực – mà không thực thể bất bạo động nào có thể ngăn cản khi nó đã chín muồi (và ngược lại, không thực thể bạo động nào có thể thúc ép khi nó không là cái tất thiết).
Chủ nghĩa tư bản giãy hoài không chết bởi đã biết mở con đường hòa bình và đa nguyên cho người dân thay đổi cả thể chế kinh tế lẫn chính trị, cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chủ nghĩa xã hội không giãy cũng chết bởi chỉ biết có con đường vũ lực và đơn nguyên, để người dân phải chấp nhận và thuần phục những định chế “toàn năng” mặc nhiên và những quyết định “lịch sử” sẵn có.
Marx không sai khi nói vũ khí phê phán không thể thay thế cho sự phê phán bằng vũ khí. Nhưng trước đó, Locke đã bổ khuyết cho ông, với việc vạch rõ phạm vi bối cảnh của hai loại phê phán này, ở sự tan rã chính trị của xã hội và sự hoán đổi của lập pháp, cùng với sự chuyên chế của chủ thể nắm trong tay quyền lực tối thượng.
Vấn đề còn lại chính là nhận thức của giới quyền lực sẽ đẩy hiện thực vào bối cảnh nào. Thay đổi hòa bình hay chuyển biến vũ lực đều là do họ. Chỉ là, trì hoãn càng lâu, sự phân rã xã hội càng rộng, tàn phá kinh tế càng lớn, hậu quả chính trị càng nặng, hụt hẫng chiến lược càng sâu.
29/11 – 05/12/2013
_________________________
[1] Con số chỉ số tiết trong sách.
[2] Các link được dẫn chỉ là tượng trưng những sự việc gần đây trong dòng sự việc cùng loại.
Một bài viết về Nelson Mandela từ sáu năm trước: Nhìn Nam Phi Ngẫm đến Việt Nam
Nguồn Blog Đào Hiếu
Hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc họp thượng đỉnh G8 tại Heiligen-Damm, miền bắc nước Đức. Thiên hạ bàn cãi về những kết quả của cuộc họp này, về các cuộc biểu tình của những người phản đối G8 v.v... Nhưng đối với tôi có một tin làm cho tôi suy nghĩ khá nhiều. Đó là việc hôm nay nhóm G8 sẽ phải ngồi lại để bàn về các vấn đề nổi cộm của nhân loại với nhóm G5 bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Brazil và Nam Phi. Nhóm này được đánh giá là đại diện của các nền kinh tế đang vươn lên và trong tương lai sẽ là thành viên của G13. Khi đó mọi vấn đề của nhân loại sẽ không thể thiếu tiếng nói của họ. Về các nước như Trung Quốc, Ấn độ, Brazil, Mexico thì ta khỏi phải bàn, vì tiềm năng về nhân lực tài nguyên, và xuất phát điểm của họ đều trội xa Việt Nam. Nhưng trường hợp Nam Phi làm tôi rất ngạc nhiên, vì trước đây nhóm G8 có đề cử Nam Triều Tiên là nước sẽ tham gia vào, bên cạnh các nước kia. Sự ngạc nhiên này làm tôi nhớ lại Nancy, một cô gái Nam Phi mà tôi gặp trên chuyến bay Bangkok–Sài gòn (BKK–SGN) khi về Việt Nam ăn Tết đầu năm nay. Cô gái da trắng dễ thương này ngồi bên cạnh tôi trong chuyến bay ngắn đó và khi cô nhờ tôi giúp khai tờ Xuât Nhập Cảnh thì tôi mới biêt cô mang hộ chiếu Cộng Hòa Nam Phi. Tôi hỏi:
– Cô đi Việt Nam làm gì vậy ?
– Tôi tự đi theo kiểu “tây Balô“ để thăm Việt Nam xem sao, nghe nói đất nước ông đẹp lắm mà.
– Vâng, nhưng bên Nam Phi cô cũng nghe nói đến Việt Nam à?
– Ông nghĩ là Nam Phi ít thông tin lắm sao, không có Internet sao? Cô nhìn tôi ngạc nhiên và hỏi lại.
– Không, tôi xin lỗi, vì tôi hiểu quá ít về nước của cô. Trước kia tôi chỉ biết có Apartheid, nay thì chỉ biết đến ông Nelson Mandela.
Cô ta nói ngay: Phải ông ấy là con người nổi tiếng! và cũng là con người đáng kính!
Bây giờ đến lượt tôi ngạc nhiên, vì nghe câu nói đó từ mồm một người Nam Phi da trắng. Thế là chúng tôi trao đổi với nhau rất nhiều. Nancy hỏi tôi về cách đi du lịch ở Việt Nam, về ngày Tết, về đổi tiền v.v... Còn tôi thì hỏi cô về cuộc sống ở Nam Phi hiện nay, đặc biệt là của cộng đồng da trắng.
Qua câu chuyện tôi được biết Nancy 26 tuổi, mới tốt nghiệp đại học kinh tế ở Cape Town, trong khi gia đình cô lại ở Port Elisabeth. Bố cô có một hãng dệt may nhỏ, với vài chục công nhân, chuyên có hơp đồng may cho quân đội và cảnh sát nên lúc nào cũng sống được. Anh cô hiện vẫn là sỹ quan cảnh sát. Khi tôi hỏi có phải anh cô mang hợp đồng về cho bố cô không? Nancy cười hiền khô và nói là anh ta chỉ là sỹ quan trinh sát (detective), chứ không phải là cán bộ quản lý (manager). Rõ ràng cô không hiểu ý của môt lão già Viêt láu cá như tôi. Nhưng sự việc đó làm tôi liên tưởng đến cậu Thông, em họ tôi, trước 1975 là cảnh sát giao thông ở Nha Trang, sau đó đi cải tạo mấy tháng rồi về đạp xích lô cho đến nay, dù đã ngoài 60 tuổi.
Khi tôi hỏi cô về cảm tuởng sau khi người da trắng bị thất cử năm 1994 và chính quyền rơi vào tay African National Congress (ANC), đại diện cho đa số da mầu, Nancy nói là khi đó cô còn nhỏ đâu có hiểu gì, chỉ nghe kể lại. Bố mẹ cô là người thiên chúa giáo sùng đạo, không hề làm điều ác gì với dân da đen trước đó nên hiện nay công ty của bố cô còn lớn mạnh hơn trước kia. Bố cô vẫn cứ nói vói gia đình: Ơn chúa mà chúng ta được thế này! Cô chỉ biết là trong 5 năm học ở đại học mỗi năm cô lại thấy có nhiều sinh viên da đen hơn năm trước mà thôi. Nhưng giáo sư da đen thì chưa có nhiều...
Chúng tôi chia tay nhau tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Tôi không biết qua chuyến đi này, Nancy sẽ có ấn tượng gì về Việt Nam của tôi, nhưng tôi thì rất có ấn tượng vế những điều cô ta kể về đất nước Nam Phi của cô. Câu chuyện tình cờ đó làm tôi suy nghĩ và so sánh khá nhiều với nội tình nước ta. Một bên là cuộc nội chiến giữa Cộng Sản và Quốc gia suốt 20 năm, bên kia là cuộc xung đột chủng tộc diễn ra suốt 3 thế kỷ. Cuộc chiến tranh Việt Nam được kết thúc bởi tiếng xích xe tăng phá cửa dinh Độc lập, trong khi xung đột chủng tộc tại Nam Phi được kết thúc bằng cuộc bầu cử dân chủ năm 1994, sau khi tổng thống W.F. De Klerk trả lại tự do cho Nelson Mandela và mời ANC tham gia tranh cử.
Tuy những người tiến vào dinh Độc Lập tuyên bố là không có bên thắng, bên thua, nhưng sau ngày 30/04/1975, ở Việt Nam đã không có hòa giải dân tộc. Hàng trăm ngàn binh lính, sỹ quan, công chức, chính khách chế đô Sài Gòn cũ lần lượt bị đưa đi cải tạo, giam giữ. Thậm chí nhiều người bị xử tử mà không có bản án. Từ những hi vọng được làm lại cuộc đời trong một quốc gia hòa bình thống nhất, nhiều người Việt thua trận sau đó đã mang nặng hận thù với bên chiến thắng. Cuộc vượt biên lớn nhất trong lịch sử loài người với gần hai triêu người tham gia ra đời từ những bi kịch đó. Hàng trăm ngàn mạng người Việt Nam nằm lại giữa biển đông. Danh từ “Boat people", "Thuyền Nhân” xuất hiện trong tự điển quốc tế là hậu quả và thành quả của nền chuyên chính vô sản ở nuớc ta.
19 năm sau đó, tháng 4, 1994 ông De Klerk, thủ lĩnh đảng Quốc gia cầm quyền của người da trắng tuyên bố thua cuộc bầu cử và chúc mừng ông Mandela lên nhậm chức tổng thống. Hành động dũng cảm và cao thượng đó của De Klerk đã đưa ông đi vào lịch sử như một người có công trong công cuộc giải phóng Nam Phi khỏi chế độ Apartheid và năm sau, 1995 ông được trao giải thưởng hòa bình Nobel.
Song cao thượng hơn nữa là thái độ của những người chiến thắng. Nelsson Mandela, người bị giam giữ suốt 27 năm liền trong nhà tù, và các đồng chí của ông đã không tìm cách trả thù những kẻ đã đàn áp nòi giống mình suốt 3 thế kỷ. Trong giai đoạn quá độ từ 1994–1997, khi đang chờ xây dựng hiến pháp mới, chính phủ ANC hầu như tìm cách giữ nguyên hiện trạng (chỉ thay đổi các bộ truởng và các vị trí chủ chốt trong hành pháp). Tất cả các đảng phái chính trị tham gia bầu cử tự do đều tiếp tục được hoạt động, không hạn chế. Bộ máy công an và quân đội giũ nguyên hiện trạng. Một “Ủy ban tìm hiểu Sự thât và Hòa giải” (Truth and Reconciliation Commission) do tổng giám mục Desmond Tutu dẫn đầu với sự có măt của tất cả các đảng phái (kể cả da trắng) có nhiệm vụ tìm hiểu sự thật đã xảy ra trong chế độ Apartheid. Những kẻ vi phạm tội ác, bất kể mầu da, đều bị xử bởi các phiên tòa công khai, có luật sư bào chữa (đa số luật sư là da trắng). Những ai được kết luận là không có tội thì vẫn là công dân tự do.
Khi đọc đến đây trong wikipedia.org, tôi mới hiểu ra, tại sao gia đình Nancy vẫn sống đàng hoàng, vì sao anh cô vẫn là cảnh sát sau khi người da trắng mất quyền lãnh đạo.
Khi ông Mandela rút khỏi chính trường, nhiều người lo ngại sẽ có phân biệt chủng tộc ngược của người da mầu. Nhưng Thabo Mbeky, người kế tục sự nghiêp của Mandela vẫn tiếp tục chính sách hòa giải dân tộc, và về nhiều mặt, nhất là kinh tế, còn rộng mở hơn ngừoi tiền nhiệm. Lý do đơn giản là ông Mbeky được giao du học hành nhiều hơn lãnh tụ Mandela, người mà gần nửa cuộc đời chỉ biết có lao tù. Chính sự cao thượng, sự công minh của Mandela và đảng ANC đã biến Nam Phi từ một quốc gia bị cả thế giới tẩy chay năm 1994, nay thành quốc gia đứng đầu châu Phi, được cả thế giói kính nể, kể cả các nước G8 ngạo mạn nhất. Uy tín của Mandela và ANC cũng góp phần đưa giải vô địch bóng đá thế giới đến với Nam Phi năm 2010, mặc dù cho đến nay họ chưa có lấy 1 sân nào đạt tiêu chuẩn. Đôi bóng của họ, xét về thứ hạng, chỉ hơn Việt Nam ta mấy cấp, còn về sự cuồng nhiệt bóng đá thì dân họ thua xa dân mình (Bên đó khúc côn cầu và cricket thịnh hành hơn)
Xét về kinh tế, tuy chỉ có 43 triệu dân, trong đó hơn 70% là da đen, kém về văn hóa, nghèo về kinh tế, nhưng Nam Phi đã đạt tổng sản phâm quốc dân gần 600 tỷ USD, đứng thứ 24, (Việt Nam đông dân gấp đôi nhưng Tổng sản phẩm = 258 tỷ USD). Thu nhập đầu người Nam Phi đạt 13.100 USD, đứng thứ 76, vượt xa nhiều nước đã có hòa bình trươc họ (Việt Nam với 3100 USD/ đầu người, xếp thứ 157 trong bảng xếp hạng 2006. Theo www.Cia.gov).
Đọc đến đây ắt sẽ có người nêu ý kiến: Nam Phi trong suốt cả thời gian Apartheid cho đến nay vẫn là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đứng đầu thế giới về xuất khẩu kim cương, đúng thứ 10 về dịch vụ ngân hàng nên được hưởng những lợi thế mà Việt Nam không có! Điều đó đúng, nhưng chỉ là tương đối. Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi, phong trào giải phóng dân tộc da mầu ở Namibia và Zimbabwe cũng lên nắm chính quyền. Cả ba vùng này đều có những đặc điểm y hệt nhau trong những năm 90 đó. Namibia thì tôi không biết nhiều lắm. Nhưng chính phủ của ông Mugabe ở Zimbabwe lại thi hành chính sách độc tài, triệt hại người da trắng, tước đoạt của cải đất đai của họ, đàn áp chính cả các đảng phái đối lập của người da đen. Hậu quả của nó thế nào thì đã rõ. Hiên nay tại Zimbabwe , nạn đói đang bắt đàu hoành hành! Một ví dụ khác: Việt Nam đã liều mạng tiêu diệt cơ sở của CN tư bản ở Miền Nam, làm mất đi cả một đôi ngũ trí trức, kỹ nghệ gia sau năm 1975, kéo lùi lịch sử dân tộc lại vài chuc năm. Nay đến cả ông Võ Văn Kiệt và nhiều lãnh đạo cao cấp khác của đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải công nhận sai lầm này, chỉ có điều họ không đủ dũng cảm và cao thượng để xin lỗi cả dân tộc.
Như vậy rõ ràng việc tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki hôm nay đến Heiligen Damm để toạ bàn với Bush, Merkel, Blair v.v về phân chia lại quyền lợi kinh tế, tài nguyên, khí thải trên thế giới này là kết quả của đường lối hòa giải dân tộc và chính sách thu phục nhân tâm đúng đắn của ông ta và những người tiền nhiệm, chứ không phải là sự thừa huởng của một nền móng kinh tế đã có sẵn. Tư thế của lãnh tụ da đen này khác hẳn với chủ tịch Nguyễn Minh Triết, khi đi thăm Mỹ phải cò kè bằng việc thả hai, ba hay bốn người đối lập.
Bài học Nam Phi này làm cho chúng ta xót xa, khi mà một dân tộc mang tiếng có 4000 năm văn hiến, vậy mà 32 năm sau chiến tranh vẫn chưa biết hòa giải với nhau. Những đề tài như „Nghĩa trang Biên Hòa“, „Bia mộ thuyền nhân“ chỉ làm tăng thêm sự hổ thẹn. Vì người ngoại quốc khi nghe chuyện này, họ không quan tâm đến việc Cộng sản hay Chống cộng, mà họ chỉ nghĩ đên một dân tộc! Một giống nòi không có nhân đạo với cả người chết! Báo chỉ trong nước thì vẫn luôn nhắc nhở đến “chiến thắng lịch sử“, và coi những kẻ thua chạy ra bên ngoài, vẫn ôm mối hận cũ là các “thế lực phản động“. Trong khi họ đã lại nhìn nhận các kẻ thù cũ, đã đưa quân sang bắn giết người Việt như Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc thì lại là bạn thậm chí là đồng chí.
Còn các “thế lực phản động” thì chỉ còn biết viết báo chửi Cộng sản cho sướng miệng mặc dù biết rằng người trong nước đâu có đọc được các bài báo đó. Mà nếu có ít người vượt tường lửa đọc được thì họ đâu có chia sẻ những quan điểm đó, vì họ sống trong thế giới khác hẳn. Thấy chửi Cộng sản mãi không được, họ quay lại chửi cả những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, làm cho những người như Phương Nam, hay cả tướng Trần Độ bị bắn cả từ hai phía (xem “Những tên đặc công đỏ...” trên Vietnamexodus.org)
Qua đó chúng ta thấy dân tộc Việt không có sự đồng thuận, kể cả giữa các nhóm lợi ích ở trong nước, giũa các nhóm ở nước ngoài, giữa người trong và ngoài nước, giữa người đã trót thắng và người đã thua. Tôi đọc báo của cả hai bên mà ít thấy (không phải là không có) những bài báo chỉ ra được con đường để dân tộc ta được mở mày mở mặt, mỗi khi đi đâu không phải xin xỏ như kiểu ông Nguyễn Văn Bàng*, hay chí ít cũng không phải nhờ vào các dân biểu nước ngoài (như cô Sanchez) gây áp lực hộ mình .
Bài học của Nam Phi cho thấy, để xứ sở của họ đạt được tầm cỡ về kinh tế và uy tín như ngày nay, kể cả kẻ thắng và người thua đều phải có bản lĩnh và đạo đức. Lẽ tất nhiên trách nhiệm chính nằm trên vai những người “chiến thắng“ đang cầm quyền!
Nguyễn Việt
08/06/2007
* Cựu đại sứ VN tại Liên Hợp Quốc, phải bay cấp tốc sang Mỹ để giàn xếp cho chuyến đi của chủ tịch Nguyễn Minh Triết sang Mỹ bằng cách hứa thả 2 tù nhân lương tâm
Hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc họp thượng đỉnh G8 tại Heiligen-Damm, miền bắc nước Đức. Thiên hạ bàn cãi về những kết quả của cuộc họp này, về các cuộc biểu tình của những người phản đối G8 v.v... Nhưng đối với tôi có một tin làm cho tôi suy nghĩ khá nhiều. Đó là việc hôm nay nhóm G8 sẽ phải ngồi lại để bàn về các vấn đề nổi cộm của nhân loại với nhóm G5 bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Brazil và Nam Phi. Nhóm này được đánh giá là đại diện của các nền kinh tế đang vươn lên và trong tương lai sẽ là thành viên của G13. Khi đó mọi vấn đề của nhân loại sẽ không thể thiếu tiếng nói của họ. Về các nước như Trung Quốc, Ấn độ, Brazil, Mexico thì ta khỏi phải bàn, vì tiềm năng về nhân lực tài nguyên, và xuất phát điểm của họ đều trội xa Việt Nam. Nhưng trường hợp Nam Phi làm tôi rất ngạc nhiên, vì trước đây nhóm G8 có đề cử Nam Triều Tiên là nước sẽ tham gia vào, bên cạnh các nước kia. Sự ngạc nhiên này làm tôi nhớ lại Nancy, một cô gái Nam Phi mà tôi gặp trên chuyến bay Bangkok–Sài gòn (BKK–SGN) khi về Việt Nam ăn Tết đầu năm nay. Cô gái da trắng dễ thương này ngồi bên cạnh tôi trong chuyến bay ngắn đó và khi cô nhờ tôi giúp khai tờ Xuât Nhập Cảnh thì tôi mới biêt cô mang hộ chiếu Cộng Hòa Nam Phi. Tôi hỏi:
– Cô đi Việt Nam làm gì vậy ?
– Tôi tự đi theo kiểu “tây Balô“ để thăm Việt Nam xem sao, nghe nói đất nước ông đẹp lắm mà.
– Vâng, nhưng bên Nam Phi cô cũng nghe nói đến Việt Nam à?
– Ông nghĩ là Nam Phi ít thông tin lắm sao, không có Internet sao? Cô nhìn tôi ngạc nhiên và hỏi lại.
– Không, tôi xin lỗi, vì tôi hiểu quá ít về nước của cô. Trước kia tôi chỉ biết có Apartheid, nay thì chỉ biết đến ông Nelson Mandela.
Cô ta nói ngay: Phải ông ấy là con người nổi tiếng! và cũng là con người đáng kính!
Bây giờ đến lượt tôi ngạc nhiên, vì nghe câu nói đó từ mồm một người Nam Phi da trắng. Thế là chúng tôi trao đổi với nhau rất nhiều. Nancy hỏi tôi về cách đi du lịch ở Việt Nam, về ngày Tết, về đổi tiền v.v... Còn tôi thì hỏi cô về cuộc sống ở Nam Phi hiện nay, đặc biệt là của cộng đồng da trắng.
Qua câu chuyện tôi được biết Nancy 26 tuổi, mới tốt nghiệp đại học kinh tế ở Cape Town, trong khi gia đình cô lại ở Port Elisabeth. Bố cô có một hãng dệt may nhỏ, với vài chục công nhân, chuyên có hơp đồng may cho quân đội và cảnh sát nên lúc nào cũng sống được. Anh cô hiện vẫn là sỹ quan cảnh sát. Khi tôi hỏi có phải anh cô mang hợp đồng về cho bố cô không? Nancy cười hiền khô và nói là anh ta chỉ là sỹ quan trinh sát (detective), chứ không phải là cán bộ quản lý (manager). Rõ ràng cô không hiểu ý của môt lão già Viêt láu cá như tôi. Nhưng sự việc đó làm tôi liên tưởng đến cậu Thông, em họ tôi, trước 1975 là cảnh sát giao thông ở Nha Trang, sau đó đi cải tạo mấy tháng rồi về đạp xích lô cho đến nay, dù đã ngoài 60 tuổi.
Khi tôi hỏi cô về cảm tuởng sau khi người da trắng bị thất cử năm 1994 và chính quyền rơi vào tay African National Congress (ANC), đại diện cho đa số da mầu, Nancy nói là khi đó cô còn nhỏ đâu có hiểu gì, chỉ nghe kể lại. Bố mẹ cô là người thiên chúa giáo sùng đạo, không hề làm điều ác gì với dân da đen trước đó nên hiện nay công ty của bố cô còn lớn mạnh hơn trước kia. Bố cô vẫn cứ nói vói gia đình: Ơn chúa mà chúng ta được thế này! Cô chỉ biết là trong 5 năm học ở đại học mỗi năm cô lại thấy có nhiều sinh viên da đen hơn năm trước mà thôi. Nhưng giáo sư da đen thì chưa có nhiều...
Chúng tôi chia tay nhau tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Tôi không biết qua chuyến đi này, Nancy sẽ có ấn tượng gì về Việt Nam của tôi, nhưng tôi thì rất có ấn tượng vế những điều cô ta kể về đất nước Nam Phi của cô. Câu chuyện tình cờ đó làm tôi suy nghĩ và so sánh khá nhiều với nội tình nước ta. Một bên là cuộc nội chiến giữa Cộng Sản và Quốc gia suốt 20 năm, bên kia là cuộc xung đột chủng tộc diễn ra suốt 3 thế kỷ. Cuộc chiến tranh Việt Nam được kết thúc bởi tiếng xích xe tăng phá cửa dinh Độc lập, trong khi xung đột chủng tộc tại Nam Phi được kết thúc bằng cuộc bầu cử dân chủ năm 1994, sau khi tổng thống W.F. De Klerk trả lại tự do cho Nelson Mandela và mời ANC tham gia tranh cử.
Tuy những người tiến vào dinh Độc Lập tuyên bố là không có bên thắng, bên thua, nhưng sau ngày 30/04/1975, ở Việt Nam đã không có hòa giải dân tộc. Hàng trăm ngàn binh lính, sỹ quan, công chức, chính khách chế đô Sài Gòn cũ lần lượt bị đưa đi cải tạo, giam giữ. Thậm chí nhiều người bị xử tử mà không có bản án. Từ những hi vọng được làm lại cuộc đời trong một quốc gia hòa bình thống nhất, nhiều người Việt thua trận sau đó đã mang nặng hận thù với bên chiến thắng. Cuộc vượt biên lớn nhất trong lịch sử loài người với gần hai triêu người tham gia ra đời từ những bi kịch đó. Hàng trăm ngàn mạng người Việt Nam nằm lại giữa biển đông. Danh từ “Boat people", "Thuyền Nhân” xuất hiện trong tự điển quốc tế là hậu quả và thành quả của nền chuyên chính vô sản ở nuớc ta.
19 năm sau đó, tháng 4, 1994 ông De Klerk, thủ lĩnh đảng Quốc gia cầm quyền của người da trắng tuyên bố thua cuộc bầu cử và chúc mừng ông Mandela lên nhậm chức tổng thống. Hành động dũng cảm và cao thượng đó của De Klerk đã đưa ông đi vào lịch sử như một người có công trong công cuộc giải phóng Nam Phi khỏi chế độ Apartheid và năm sau, 1995 ông được trao giải thưởng hòa bình Nobel.
Song cao thượng hơn nữa là thái độ của những người chiến thắng. Nelsson Mandela, người bị giam giữ suốt 27 năm liền trong nhà tù, và các đồng chí của ông đã không tìm cách trả thù những kẻ đã đàn áp nòi giống mình suốt 3 thế kỷ. Trong giai đoạn quá độ từ 1994–1997, khi đang chờ xây dựng hiến pháp mới, chính phủ ANC hầu như tìm cách giữ nguyên hiện trạng (chỉ thay đổi các bộ truởng và các vị trí chủ chốt trong hành pháp). Tất cả các đảng phái chính trị tham gia bầu cử tự do đều tiếp tục được hoạt động, không hạn chế. Bộ máy công an và quân đội giũ nguyên hiện trạng. Một “Ủy ban tìm hiểu Sự thât và Hòa giải” (Truth and Reconciliation Commission) do tổng giám mục Desmond Tutu dẫn đầu với sự có măt của tất cả các đảng phái (kể cả da trắng) có nhiệm vụ tìm hiểu sự thật đã xảy ra trong chế độ Apartheid. Những kẻ vi phạm tội ác, bất kể mầu da, đều bị xử bởi các phiên tòa công khai, có luật sư bào chữa (đa số luật sư là da trắng). Những ai được kết luận là không có tội thì vẫn là công dân tự do.
Khi đọc đến đây trong wikipedia.org, tôi mới hiểu ra, tại sao gia đình Nancy vẫn sống đàng hoàng, vì sao anh cô vẫn là cảnh sát sau khi người da trắng mất quyền lãnh đạo.
Khi ông Mandela rút khỏi chính trường, nhiều người lo ngại sẽ có phân biệt chủng tộc ngược của người da mầu. Nhưng Thabo Mbeky, người kế tục sự nghiêp của Mandela vẫn tiếp tục chính sách hòa giải dân tộc, và về nhiều mặt, nhất là kinh tế, còn rộng mở hơn ngừoi tiền nhiệm. Lý do đơn giản là ông Mbeky được giao du học hành nhiều hơn lãnh tụ Mandela, người mà gần nửa cuộc đời chỉ biết có lao tù. Chính sự cao thượng, sự công minh của Mandela và đảng ANC đã biến Nam Phi từ một quốc gia bị cả thế giới tẩy chay năm 1994, nay thành quốc gia đứng đầu châu Phi, được cả thế giói kính nể, kể cả các nước G8 ngạo mạn nhất. Uy tín của Mandela và ANC cũng góp phần đưa giải vô địch bóng đá thế giới đến với Nam Phi năm 2010, mặc dù cho đến nay họ chưa có lấy 1 sân nào đạt tiêu chuẩn. Đôi bóng của họ, xét về thứ hạng, chỉ hơn Việt Nam ta mấy cấp, còn về sự cuồng nhiệt bóng đá thì dân họ thua xa dân mình (Bên đó khúc côn cầu và cricket thịnh hành hơn)
Xét về kinh tế, tuy chỉ có 43 triệu dân, trong đó hơn 70% là da đen, kém về văn hóa, nghèo về kinh tế, nhưng Nam Phi đã đạt tổng sản phâm quốc dân gần 600 tỷ USD, đứng thứ 24, (Việt Nam đông dân gấp đôi nhưng Tổng sản phẩm = 258 tỷ USD). Thu nhập đầu người Nam Phi đạt 13.100 USD, đứng thứ 76, vượt xa nhiều nước đã có hòa bình trươc họ (Việt Nam với 3100 USD/ đầu người, xếp thứ 157 trong bảng xếp hạng 2006. Theo www.Cia.gov).
Đọc đến đây ắt sẽ có người nêu ý kiến: Nam Phi trong suốt cả thời gian Apartheid cho đến nay vẫn là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đứng đầu thế giới về xuất khẩu kim cương, đúng thứ 10 về dịch vụ ngân hàng nên được hưởng những lợi thế mà Việt Nam không có! Điều đó đúng, nhưng chỉ là tương đối. Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi, phong trào giải phóng dân tộc da mầu ở Namibia và Zimbabwe cũng lên nắm chính quyền. Cả ba vùng này đều có những đặc điểm y hệt nhau trong những năm 90 đó. Namibia thì tôi không biết nhiều lắm. Nhưng chính phủ của ông Mugabe ở Zimbabwe lại thi hành chính sách độc tài, triệt hại người da trắng, tước đoạt của cải đất đai của họ, đàn áp chính cả các đảng phái đối lập của người da đen. Hậu quả của nó thế nào thì đã rõ. Hiên nay tại Zimbabwe , nạn đói đang bắt đàu hoành hành! Một ví dụ khác: Việt Nam đã liều mạng tiêu diệt cơ sở của CN tư bản ở Miền Nam, làm mất đi cả một đôi ngũ trí trức, kỹ nghệ gia sau năm 1975, kéo lùi lịch sử dân tộc lại vài chuc năm. Nay đến cả ông Võ Văn Kiệt và nhiều lãnh đạo cao cấp khác của đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải công nhận sai lầm này, chỉ có điều họ không đủ dũng cảm và cao thượng để xin lỗi cả dân tộc.
Như vậy rõ ràng việc tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki hôm nay đến Heiligen Damm để toạ bàn với Bush, Merkel, Blair v.v về phân chia lại quyền lợi kinh tế, tài nguyên, khí thải trên thế giới này là kết quả của đường lối hòa giải dân tộc và chính sách thu phục nhân tâm đúng đắn của ông ta và những người tiền nhiệm, chứ không phải là sự thừa huởng của một nền móng kinh tế đã có sẵn. Tư thế của lãnh tụ da đen này khác hẳn với chủ tịch Nguyễn Minh Triết, khi đi thăm Mỹ phải cò kè bằng việc thả hai, ba hay bốn người đối lập.
Bài học Nam Phi này làm cho chúng ta xót xa, khi mà một dân tộc mang tiếng có 4000 năm văn hiến, vậy mà 32 năm sau chiến tranh vẫn chưa biết hòa giải với nhau. Những đề tài như „Nghĩa trang Biên Hòa“, „Bia mộ thuyền nhân“ chỉ làm tăng thêm sự hổ thẹn. Vì người ngoại quốc khi nghe chuyện này, họ không quan tâm đến việc Cộng sản hay Chống cộng, mà họ chỉ nghĩ đên một dân tộc! Một giống nòi không có nhân đạo với cả người chết! Báo chỉ trong nước thì vẫn luôn nhắc nhở đến “chiến thắng lịch sử“, và coi những kẻ thua chạy ra bên ngoài, vẫn ôm mối hận cũ là các “thế lực phản động“. Trong khi họ đã lại nhìn nhận các kẻ thù cũ, đã đưa quân sang bắn giết người Việt như Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc thì lại là bạn thậm chí là đồng chí.
Còn các “thế lực phản động” thì chỉ còn biết viết báo chửi Cộng sản cho sướng miệng mặc dù biết rằng người trong nước đâu có đọc được các bài báo đó. Mà nếu có ít người vượt tường lửa đọc được thì họ đâu có chia sẻ những quan điểm đó, vì họ sống trong thế giới khác hẳn. Thấy chửi Cộng sản mãi không được, họ quay lại chửi cả những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, làm cho những người như Phương Nam, hay cả tướng Trần Độ bị bắn cả từ hai phía (xem “Những tên đặc công đỏ...” trên Vietnamexodus.org)
Qua đó chúng ta thấy dân tộc Việt không có sự đồng thuận, kể cả giữa các nhóm lợi ích ở trong nước, giũa các nhóm ở nước ngoài, giữa người trong và ngoài nước, giữa người đã trót thắng và người đã thua. Tôi đọc báo của cả hai bên mà ít thấy (không phải là không có) những bài báo chỉ ra được con đường để dân tộc ta được mở mày mở mặt, mỗi khi đi đâu không phải xin xỏ như kiểu ông Nguyễn Văn Bàng*, hay chí ít cũng không phải nhờ vào các dân biểu nước ngoài (như cô Sanchez) gây áp lực hộ mình .
Bài học của Nam Phi cho thấy, để xứ sở của họ đạt được tầm cỡ về kinh tế và uy tín như ngày nay, kể cả kẻ thắng và người thua đều phải có bản lĩnh và đạo đức. Lẽ tất nhiên trách nhiệm chính nằm trên vai những người “chiến thắng“ đang cầm quyền!
Nguyễn Việt
08/06/2007
* Cựu đại sứ VN tại Liên Hợp Quốc, phải bay cấp tốc sang Mỹ để giàn xếp cho chuyến đi của chủ tịch Nguyễn Minh Triết sang Mỹ bằng cách hứa thả 2 tù nhân lương tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét