Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Ngày 08/12/2013 - “Tự sướng” với thu nhập người Việt đạt 1960 USD

  • Tổ chức Thương mại Thế giới thông qua được thỏa thuận lịch sử (RFI) - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối cùng đã thông qua được một hiệp định << lịch sử >> tại Bali hôm nay 07/12/2013 sau nhiều sóng gió. Đây là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên được ký kết từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1995, cứu vãn WTO khỏi bị lỗi thời.
  • Đàm phán cấp bộ trưởng 12 nước tham gia hiệp định TPP (RFI) - Hôm nay, 07/12/2013, tại Singapore bắt đầu mở ra cuộc đàm phán cấp bộ trưởng của 12 nước tham gia xây dưng một hiệp định về thương mại xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP (Trans-Pacific Partnership). Hội nghị sẽ diễn ra trong bốn ngày. Mục tiêu chính thức là TPP sẽ được ký kết từ đây cho đến cuối năm. Tuy nhiên, con đường để TPP trở thành hiện thực vẫn còn nhiều chông gai. Hoa Kỳ bị chỉ trích vì các chiến thuật nhằm << thao túng >> các đối tác.
  • Phim chính thức xóa hình chú dượng Kim Jong Un (RFI) - Kênh truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên hôm nay 07/12/2013 đã chiếu lại một bộ phim tài liệu về Kim Jong Un, trong đó hình ảnh người chú dượng là Jang Song Thaek đã biến mất. Sự kiện này càng củng cố thêm giả thiết là ông Jang đã bị cách chức.
  • Nelson Mandela bất tử về với cõi vĩnh hằng (RFI) - Cái tên Nelson Mandela xuất hiện đầy kín trên trang nhất các báo Pháp ra ngày tuối tuần này, đi kèm theo là vô số cụm từ trân trọng, xúc động nhất có thể để dành cho cựu tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, nhân vật huyền thoại của cuộc đấu tranh chống chế độ apartheid, vừa từ trần hôm qua tại Pretoria thọ 95 tuổi.
  • Bình Nhưỡng trục xuất một tù nhân Mỹ 85 tuổi (RFI) - Hôm nay 07/12/2013 Bình Nhưỡng loan báo đã trục xuất ông Merrill Newman, một người Mỹ 85 tuổi bị giam giữ từ cuối tháng 10 vì << lý do nhân đạo >>. Hãng thông tấn chính thức Bắc Triều Tiên KCNA nhấn mạnh đến tình trạng sức khỏe của tù nhân này và << sự chân thành hối cải >> của ông.
  • Tổng thống Ukraina chịu áp lực sau chuyến thăm Putin (RFI) - Tổng thống Ukraina, ông Viktor Ianoukovitch hôm nay 07/12/2013 đang dưới áp lực càng lúc càng tăng của đường phố sau khi hôm qua đã đến Nga để thảo luận về << đối tác chiến lược >>, một động thái diễn ra sau việc ngưng một thỏa thuận liên kết với Liên hiệp châu Âu. Hôm nay điện Kremli đã cải chính thông tin về việc hai nước đã ký kết hiệp định về khí đốt và thuế quan.
  • Cảnh sát Thái dựng lại chiến lũy đối phó với biểu tình (RFI) - Hôm nay, 07/12/2013, chính quyền Thái Lan tuyên bố lập lại các chiến lũy trên đường phố Bangkok để sẵn sàng đối phó với một cuộc biểu tình lớn, có thể sẽ diễn ra vào thứ Hai 09/12, theo lời kêu gọi của lãnh đạo đối lập Suthep Thaugsuban.
  • Nam Phi : Tuần quốc tang tiễn đưa Mandela (RFI) - Theo AFP hôm nay 07/12/2013, Nam Phi chuẩn bị một tuần quốc tang để tiễn đưa nhà lãnh đạo huyền thoại Nelson Mandela về nơi an nghỉ cuối cùng. Tuần quốc tang chính thức bắt đầu từ ngày mai, Chủ nhật 08/12 với << ngày cầu nguyện và mặc niệm toàn quốc >> và kết thúc với việc an táng thi hài nhà lãnh đạo tại quê hương ông vào Chủ nhật tuần tới 15/12.
  • Luật mới vẫn cho Nhà nước Việt Nam quyền định đoạt đất đai của dân (RFI) - Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi. Nhưng qua kinh nghiệm trợ giúp cho những người dân khiếu kiện về đất đai, Cha Đinh Hữu Thoại, phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình của Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cho rằng Luật mới vẫn không giải quyết được tận gốc rễ các vụ khiếu kiện ở Việt Nam, vì quyền định đoạt đất đai của dân vẫn thuộc Nhà nước.
  • Tấn công ở Yemen: Không có nạn nhân người Việt (RFI) - Báo chí trong nước hôm nay 07/12/2013 dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, không có người Việt nào bị thiệt mạng trong vụ tấn công tự sát tại Yemen hôm thứ Năm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã phủ nhận thông tin cho rằng có hai bác sĩ Việt Nam bị thiệt mạng trong vụ khủng bố.
  • World Cup 2014 : Đội Pháp rơi vào bảng dễ thở (RFI) - Sau cuộc lội ngược dòng ngoạn mục thắng Ukraina 3-0 giành chiếc vé vớt đi dự vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới 2014, đội tuyển Pháp có vẻ như vẫn còn giữ được vận may trong buổi lễ rút thăm chia bảng đấu, diễn ra tối qua tại Costa do Sauipe, Brazil. Đội tuyển của ông Didier Dechamps rơi vào bảng E gồm những đối thủ vừa tầm và được cho là dưới cơ Pháp.
  • Thêm một trí thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam (RFI) - Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Việt Nam nên tập trung cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước (RFI) - Ngày 05/12/2013, Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Diễn đàn này là thay thế cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, vẫn được tổ chức vào tháng 12 hàng năm từ 20 năm qua. Nhưng kể từ nay, Diễn đàn sẽ không bàn về các cam kết viện trợ phát triển cho Việt Nam nữa
  • Bạo động lại bùng ra ở Cộng hòa Trung Phi (VOA) - Những vụ bạo động lại bùng ra ở Cộng hòa Trung Phi, trong lúc số tử vong của 2 ngày giao tranh tăng lên tới gần 300 người. Hàng ngàn người đã chạy tới phi trường Bangui
  • Nam Phi tưởng niệm ông Mandela (VOA) - Nam Phi đang chuẩn bị cho tang lễ của cố Tổng Thống Mandela, biểu tượng của hòa bình và hòa giải, qua đời hôm thứ năm 5/12, thọ 95 tuổi
  • Bắc Triều Tiên thả cựu quân nhân Mỹ (VOA) - Một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Triều Tiên, Merill Newman, 85 tuổi, đang trên đường về nhà sau khi được thả khỏi nhà giam ở Bắc Triều Tiên
  • Mandela qua năm tháng (BBC) - Đoàn rước linh cữu của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela sẽ đi qua các con phố ở Pretoria, ba ngày trước đám tang.
  • Vĩnh biệt Nelson Mandela (BBC) - Các ý kiến khác nhau về ý nghĩa của cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh cho tự do của ông Mandela.
  • Đinh Nguyên Kha bị thêm tội khủng bố? (BBC) - SV Nguyễn Phương Uyên nói quyết định của nhà trường đuổi học cô là 'bất công' và mặc dù gia đình đang bị sách nhiễu, cô lập, cô vẫn không thay đổi lý tưởng.
  • Dân tham và quan tham (BBC) - Từ vụ 'hôi bia' của xe gặp nạn nhìn về cách tổ chức xã hội và giáo dục công dân.
  • VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền? (BBC) - Sinh viên Phương Uyên nói bằng việc bị trường Đại học buộc thôi học, cô đã nhận được một 'tấm bằng đại học nhân dân' và trước sau không thay đổi lý tưởng.
  • Ông Lê Hiếu Đằng bỏ Đảng Cộng sản (BBC) - Blogger Nguyễn Lân Thắng nói Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Phạm Chí Dũng bỏ Đảng CSVN là một 'tổn thất rất lớn' về mặt chính danh của Đảng và tiên đoán một phong trào ly khai sắp 'ồ ạt' diễn ra.
  • Nelson Mandela: một ngọn hải đăng (BBC) - Nhà báo Nguyễn Công Khế nói Việt Nam nên học theo tình thần hòa giải của Nelson Mandela để tránh những rạn nứt và hận thù kéo dài.
  • Hội thi thả diều Việt Nam 2013 tại Vũng Tàu (BaoMoi) - Ngày 7-12, tại Khu du lịch Biển Đông (thành phố Vũng Tàu) đã diễn ra Hội thi thả diều Việt Nam 2013 với sự tham gia của gần 130 nghệ nhân của 19 câu lạc bộ diều trong toàn quốc thi đấu ở sáu nội dung.Hội thi thu hút hầu hết các đơn vị có truyền thống diều của quốc gia như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Nam Định, Quảng Nam, Hải Phòng, Đồng Nai.Với gần 200 cánh diều, các nghệ nhân đã tạo nên một bức tranh đầy mầu sắc tại TP Vũng Tàu, góp phần tuyển chọn những cánh diều đẹp trình diễn tại Liên hoan Diều quốc tế tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu tháng 4-2014.
  • Nhật Bản, Philippines thảo luận khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 7/12 tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc mới lập trên biển Hoa Đông đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh cộng đồng quốc tế phải phản đối mọi động thái nhằm thiết lập một vùng ADIZ tương tự trên Biển Đông.
  • Mỹ nhất trí với kế hoạch mở rộng ADIZ của Hàn Quốc (BaoMoi) - Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf hôm 6/12 cho biết Phó Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã thảo luận về "câu trả lời của Hàn Quốc đối với tuyên bố khiêu khích của Trung Quốc", ám chỉ việc Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
  • ASEAN-Nhật kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng không (BaoMoi) - (Petrotimes) – Nhật Bản và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ ra thông cáo kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng không ở không phận của các vùng biển trong hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Tokyo vào tuần tới. Đây là động thái có liên quan tới “vùng nhận diện phòng không” do Trung Quốc đơn phương áp đặt mới đây trên bầu trời biển Hoa Đông.
  • Triển lãm ảnh Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Từ ngày 6 đến 16-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc triển lãm ảnh, tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử.” Dự lễ khai mạc có các lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, đại biểu các tỉnh khu vực Đông Bắc, cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh.
  • Thời tiết (BaoMoi) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với đới gió đông bắc mạnh nên khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động. Khu vực nam Biển Đông có mưa rào và dông, trong cơn dông đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
  • Khói bụi Trung Quốc tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản (BaoMoi) - Người dân ở rất nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc đã phải vật lộn với một bầu không khí nghẹt thở do ô nhiễm khói bụi. Loại khói độc từ hai nhà máy sản xuất than tại thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân, cùng lượng khói thải từ ô tô lưu thông trên các đường phố của quốc gia này đã tràn sang cả sang khu vực phía tây biển Hoa Đông, tiến vào lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • "Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh chống Nhật Bản" (BaoMoi) - Chuyên gia quân sự Hồng Kông - Li Fung nhận định Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến vũ trang chống lại Nhật Bản liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sau sự kiện Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông.
  • Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013 (BaoMoi) - Ngày 7-12, tại Khu du lịch Biển Đông (thành phố Vũng Tàu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Công ty cổ phần Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013.
  • Vì sao Trung Quốc không thể lập ADIZ trên Biển Đông? (BaoMoi) - Rõ ràng là không ai có thể nghi ngờ ý định tham vọng của Trung Quốc, nhưng không phải lúc nào muốn cũng được, cho nên phải chờ sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan. Vậy, những công việc chuẩn bị có liên quan đó là gì, liệu điều kiện khách quan, chủ quan có cho phép Trung Quốc thực hiện tham vọng đó hay không?...
  • Mã Anh Cửu yêu cầu Trung Quốc không áp ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu khẳng định ông sẽ yêu cầu Trung Quốc không thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông bởi hành động đơn phương của Bắc Kinh không có lợi cho quan hệ hai bờ eo biển.
  • Mỹ không công nhận “vùng phòng không” (BaoMoi) - TT - Có mặt tại Hàn Quốc, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Washington không chấp nhận cái gọi là vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc vừa thiết lập trên biển Hoa Đông.
  • Mã Anh Cửu yêu cầu Trung Quốc không áp đặt ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Nhà lãnh đạo vùng lãnh thổ Đài Loan Mã Anh Cửu cho hay, ông sẽ yêu cầu Trung Quốc không đơn phương áp đặt một “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông. Ông Mã cũng nhấn mạnh rằng, ADIZ là vô ích cho sự phát triển tích cực của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
  • Mã Anh Cửu: Sẽ nói Trung Quốc đừng áp đặt ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Mã Anh Cửu kêu gọi 2 bên thông qua đàm phán để giải quyết các vấn đề bất đồng, đồng thời khẳng định: "Tới đây Đài Loan cũng sẽ phản ánh với Trung Quốc rằng đừng thiết lập ADIZ ở Biển Đông (tương tự như ở Hoa Đông)."
  • Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Ai đang phải hạ giọng? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Chuyến thăm Trung Quốc (4 ngày, từ 4/12) của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kang Chang-hee được dư luận quan tâm bởi diễn ra đúng thời điểm Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đang có cuộc gặp với Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phó chủ tịch nước Lý Nguyên Triều tại Bắc Kinh. Tại cuộc hội đàm với 2 nhà lãnh đạo Trung Quốc hôm 4/12, ông Joe Biden không mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông như khi phát biểu tại Tokyo. Phó tổng thống Mỹ cũng không đề cập tới ADIZ, chỉ nhấn mạnh đến quan hệ song phương cần phải được xây dựng bằng lòng tin, cần mở rộng hợp tác thực chất…
  • Tân Hoa Xã bất ngờ chỉ trích Thủ tướng Campuchia Hun Sen (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc cần phải duy trì tình hình ở Campuchia bởi Bắc Kinh cần bàn tay của Phnom Penh trong khối ASEAN về vấn đề Biển Đông. "Người Trung Quốc sợ Campuchia có thể rơi vào tình trạng tương tự như Thái Lan, và do đó Bắc Kinh muốn chính phủ Hun Sen thực thi những cải cách này", Kem Ley cho biết.
  • Dự báo thời tiết ngày 7/12: Có nơi rét 9 độ C (BaoMoi) - (Xã hội) - Khu vực Hà Nội: Ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 14 – 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 23 – 26 độ C.
  • Dấu ấn lớn trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe (BaoMoi) - (HNM) - Trong một bước đi được xem là quan trọng nhằm đối phó với những bất ổn an ninh ở Châu Á, ngày 4-12, Nhật Bản đã chính thức thành lập Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) theo mô hình của Mỹ nhằm đẩy nhanh việc hoạch định các quyết sách liên quan đến an ninh quốc phòng, đặc biệt khi Nhật Bản và Trung Quốc đang có mâu thuẫn ngày càng gay gắt xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • 5 điểm yếu lớn của biên đội tàu sân bay Trung Quốc đang ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Liêu Ninh đi xa xuống Biển Đông huấn luyện, lần đầu tiên tổ chức theo hình thức cụm chiến đấu tàu sân bay. Trong cụm chiến đấu tàu sân bay này có 2 tàu khu trục Project 051C (tàu 115 Thẩm Dương và tàu 116 Thạch Gia Trang) và 2 tàu hộ vệ Project 054A (tàu 538 Yên Đài và tàu 550 Duy Phường).

Nguyễn Thị Từ Huy - Lê Hiếu Đằng, đơn độc và mạnh mẽ


Hôm thứ hai tuần này, tôi và một người bạn vào thăm anh Lê Hiếu Đằng ở bệnh viện 115. Anh rất yếu, đến mức lúc đầu không nhận ra tôi. Chúng tôi trò chuyện, dĩ nhiên câu chuyện xoay quanh sức khỏe của anh. Rồi đột nhiên, anh nói, chẳng ăn nhập gì vào chủ đề :
« Tôi sẽ tuyên bố ra khỏi đảng ».
Con người đó, Lê Hiếu Đằng, không lúc nào, không giây phút nào nguôi quên nỗi đau khổ mà dân tộc này đang phải gánh chịu.
Phản ứng của tôi lúc đó là phản ứng của một phụ nữ, trước một người đang bệnh nặng. Tôi nói :
« Điều anh phải làm bây giờ là phục hồi sức khỏe. Những chuyện đó tính sau. Để lúc nào sức khỏe bình phục đã. »
Và rồi hôm nay đọc được tuyên bố của anh.
Anh Đằng thực sự là một chiến sĩ. Anh đang chiến đấu với căn bệnh trong căn phòng nhỏ màu trắng ở bệnh viện, và đồng thời, trong tình trạng đó, vẫn tiếp tục chiến đấu với cả căn bệnh của thời cuộc. Lê Hiếu Đằng ốm nhưng không yếu. Đó là một con người mạnh mẽ. Một chiến binh mạnh mẽ.
Trên giường bệnh, anh đơn độc. Chẳng ai có thể hỗ trợ anh trong việc chống chọi với sự tàn phá mà các tế bào ung thư đang gây ra cho cơ thể anh.
Và khi viết tuyên bố này, anh cũng đơn độc. Một mình anh tuyên bố ra khỏi đảng. Sự đơn lẻ này không phải là ý nguyện của anh, nhưng rốt cuộc anh đã quyết định hành động một mình.
Tôi nhớ lại đề nghị tha thiết của một người bạn trẻ, chồng của cô Huỳnh Thục Vy, trong một cuộc gặp gỡ cách đây ít lâu. Bằng tuyên bố ngày hôm nay, một mình Lê Hiếu Đằng đã đáp ứng lời đề nghị đó. Dĩ nhiên, nếu anh không đơn độc thì lời đề nghị đó sẽ được thực hiện một cách trọn vẹn hơn.
Lời tuyên bố hôm nay của Lê Hiếu Đằng vang lên trong đơn độc. Nhưng hy vọng rằng nó sẽ được tiếp nối và hưởng ứng. Hy vọng rằng những người Việt Nam khác không để người chiến binh đó phải cô đơn trong cuộc chiến chung này, một cuộc chiến không có kẻ thù, một cuộc chiến chống lại những căn bệnh của thời đại.
Sài Gòn, thứ năm, ngày 5/12/2013
Nguyễn Thị Từ Huy
(Diễn đàn)

Em trai Lê Quốc Quân bị phạt 28 tháng tù giam về tội trốn thuế

http://2.bp.blogspot.com/-BDJrOvexolY/UG635E_3TfI/AAAAAAAAMxU/FqyiP9Alm2k/s1600/2012-10-03+vnhsts.blogspot.com+-+An+ninh+bao+v%C3%A2y,+c%C6%B0%E1%BB%9Bp+ph%C3%A1+t%C3%A0i+s%E1%BA%A3n+c%C3%B4ng+ty+gia+%C4%91%C3%ACnh+LS+L%C3%AA+Qu%E1%BB%91c+Qu%C3%A2n+1.jpg

Ngày 6.12, TANDTP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án trốn thuế xảy ra tại Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Cty Việt Nam Credit).
Những bị cáo bị truy tố gồm Lê Đình Quản (sinh năm 1981, Giám đốc Công ty Việt Nam Credit, em trai Lê Quốc Quân), Phạm Thị Phương (sinh năm 1982, kế toán trưởng) Nguyễn Thị Oanh (sinh năm 1988, thủ quỹ Cty Việt Nam Credit).
Theo cáo trạng, trong 4 năm (từ 2008-2011) Lê Đình Quản và các đồng phạm tại Cty Việt Nam Credit đã lập khống các hợp đồng môi giới thương mại, chứng từ và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng số tiền đã trốn là 2.065.066.641 đồng.
Sau khi xem xét toàn bộ vụ án, HĐXX đã tuyên phạt Lê Đình Quản 28 tháng tù giam; Phạm Thị Phương 7 tháng tù giam, cùng với 8 tháng tù của bản án trước đó cũng về tội trốn thuế, tổng hợp hình phạt chung là 15 tháng tù giam. Bị cáo Nguyễn Thị Oanh bị phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng.
Trước đó, ngày 2.10, anh trai Lê Đình Quản là Lê Quốc Quân cũng bị TANDTP Hà Nội tuyên phạt 30 tháng tù giam về tội trốn thuế với số tiền thuế đã trốn là gần 650 triệu đồng.
(Lao động)

Xử xong “Bầu” Kiên, Dương Chí Dũng sẽ tới lượt 41 đại án khác

Thông tin trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ (Hà Nội) chiều 6/12.
Đề cao kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đạt được, song cử tri Nguyễn Hồng Toán cũng thẳng thắn cho rằng, tại phiên chất vấn nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành còn trả lời vòng vo, né tránh…

Ông Toán dẫn dụ phiên chất vấn của Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình giải đáp về cải cách tư pháp, công tác xét xử nói không sâu. Tình trạng oan sai, kiện lên kiện xuống nhiều, nhưng trả lời chưa thỏa mãn.
Đề cập đến tình trạng khiếu kiện nhiều trong thời gian qua, ông đề nghị cần có một chủ trương, cách làm sâu sắc hơn về việc này, xem lỗi ở đâu, do ai.

Cử tri quận Tây Hồ phản ánh nhiều bức xúc với đoàn ĐBQH chiều 6/12. (Ảnh: Nguyễn Dũng)

“Dân không yên thì lãnh đạo chính quyền không ổn được, nên phải cải cách tiếp công dân, xử lý triệt để tận gốc vấn đề. Muốn vậy trước tiên cần phải thanh lọc cán bộ yếu kém, thậm chí không hiểu gì về luật pháp” – ông Toán đề nghị.

Cùng đề cập đến phiên chất vấn tại kỳ họp, cử tri Nguyễn Kinh Thành cũng cho rằng, các thành viên Chính phủ ít đề cập đến chữ “tôi”. Theo ông nếu cứ dùng chữ “chúng tôi”, hay “Bộ”, “Chính phủ” thay chữ “tôi”  thì mọi vấn đề còn muôn vàn khó khăn, phức tạp. “Khi thành tích thì cá nhân lấy cả, nhưng nếu xảy ra việc gì chẳng ai dám nói thẳng tôi phải chịu trách nhiệm”.

Liên quan đến vụ án oan sai ở Bắc Giang, cử tri Thành cho hay, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn dù chỉ học hết lớp 3 nhưng vẫn tìm ra hung thủ. Ông thẳng thắn cho rằng, dù trình độ chỉ có lớp 3 nhưng vẫn còn hơn cả Luật sư, Tiến sĩ, hay viện trưởng nọ kia.

“Cần phải đề cao chữ “tôi” hơn. Phiên chất vấn tỏ ra gay gắt và kiên quyết, nhưng chưa ai dám đứng ra nhận trách nhiệm về mình. Thế cho nên sau khi kỳ họp kết thúc không ai phải chịu trách nhiệm, ra đến cửa chỉ phủi tay cái là xong” – ông Thành nói.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, cử tri cũng bức xúc trước những vụ việc liên quan đến ngành y và cá nhân Bộ trưởng Bộ Y tế trong thời gian qua. Thậm chí có cử tri còn gay gắt: “Người dân thất vọng và rất bức xúc không muốn xem phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế trên truyền hình. Nhiều yếu kém của ngành y tế ảnh hưởng tới xã hội, tại sao chúng ta không có văn hóa từ chức?”.

Bên cạnh đó, cử tri Tây Hồ cũng bày tỏ lo lắng trước vấn nạn tham nhũng đang rất nhức nhối hiện nay. Để kiểm soát việc này, cử tri kiến nghị tham nhũng 1 tỷ phải lĩnh án tử hình. Không chỉ người đương chức, ngay cả cán bộ về hưu cũng cần phải thực hiện kê khai tài sản.

Năm 2014 xử tiếp 41 vụ trọng án

Trao đổi với cử tri quận Tây Hồ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, kỳ họp thứ 6 vừa qua có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giải quyết khối lượng công việc rất lớn, không chỉ cho trước mắt mà cho cả lâu dài. Nhiều vấn đề khó, phức tạp như Hiến pháp, Luật đất đai sửa đổi nhưng cuối cùng cũng tạo ra được sự đồng thuận cao và đã được thông qua với tuyệt đại đa số tán thành, đặc biệt là Hiến pháp.
Tổng Bí thư phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 6/12. (Ảnh: Nguyễn Dũng)

Xung quanh vấn đề giải quyết khiếu kiện, Tổng Bí thư cho đây đúng là vấn đề bức xúc, dai dẳng. Riêng chính sách về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chỗ này một giá, chỗ kia một giá cũng rất khó khăn, rồi phát sinh khiếu kiện.

“Chúng tôi lắm lúc cũng rất buồn, không biết giải quyết như thế nào. Sáng ra đã có bà con đến, chiều về cũng có bà con đến. Đi đường cũng có mà đến cơ quan cũng có” - Tổng Bí thư cho biết.

Liên quan đến vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng, Tổng Bí thư khẳng định Đảng và nhà nước đã “làm hết sức, hết lòng”. Nhưng tham nhũng vấn còn nhức nhối như ngứa ghẻ, rất khó chịu, cứ ra tới phường tới xã là đòi hỏi bôi trơn, lót tay rất trắng trợn. Còn quyền lực thì còn tham nhũng. Ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế, chỉ có ít hay nhiều, trắng trợn hay ngấm ngầm.

Theo Tổng bí thư, điều trước tiên phải làm với tham nhũng là phải phòng trước, ngăn chặn trước, răn đe trước để nó đừng xảy ra. Đồng thời tới đây cũng sẽ đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác kê khai tài sản, quy rõ trách nhiệm người đứng đầu.

Mặt khác, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng thời gian qua cũng làm quyết liệt việc này. Từ đầu năm tới nay đã đưa ra xét xử nghiêm nhiều vụ án tham nhũng lớn. Thậm chí có những vụ trọng án còn xét xử ngay trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Các vụ án tham nhũng nghiêm trọng đều áp dụng mức khung hình phạt cao nhất, thậm chí vụ án lớn vừa xét xử có tới hai án tử hình.

Ngoài hai vụ đại án đã xét xử vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết tới đây sẽ tiếp tục xét xử 8 vụ án nghiêm trọng khác. Đặc biệt tới đây sau khi xử xong vụ “Bầu” Kiên, Dương Chí Dũng sẽ làm tiếp 41 vụ trọng án trong năm 2014.
Nguyễn Dũng 
  (Infonet)

Báo TQ: Chu Vĩnh Khang âm mưu ám sát Tập Cận Bình?

Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị bắt vào hôm 1/12 vì tội tham nhũng. Gần đây, báo chí Trung Quốc xuất hiện thông tin Chu Vĩnh Khang đã có mưu đồ ám sát Tập Cận Bình
Hành trình bắt Chu Vĩnh Khang
 
Ngày 21/10, tờ South China Morning Post của Hong Kong dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (vừa mới về hưu vào cuối năm 2012).
 
Đứng đầu đơn vị đặc biệt này là ông Phó Chính Hoa, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh.
 
South China Morning Post dẫn nguồn tin từ cảnh sát và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) cho biết ông Phó Chính Hoa sẽ báo cáo trực tiếp tiến độ cuộc điều tra với ông Tập Cận Bình.
 
Cho đến ngày 1/12 Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định bắt Chu Vĩnh Khang vì tội "tham ô, hủ bại", chỉ định cho Ủy ban Kỷ luật trung ương và Ủy ban Tuyên truyền trung ương sẽ chính thức công bố vụ việc này.
 
Tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông đêm 4/12 đưa tin, Lênh Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng trung ương ĐCSTQ chiều tối 1/12 đã dẫn theo các nhân viên an ninh tới nhà Chu Vĩnh Khang đọc lệnh bắt của Trung ương.
 
Khi nghe lệnh bắt, Chu Vĩnh Khang đã ngất tại chỗ. Vợ của Chu Vĩnh Khang, Giả Hiểu Diệp cũng bị bắt cùng chồng.
 
Chu Vĩnh Khang ngày còn tại vị
Chu Vĩnh Khang ngày còn tại vị
 
Reurters ngày 4/12 đưa tin, Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang vài tháng trước đã trở về Trung Quốc và hiện tại đang ở Bắc Kinh trong tình trạng bị giam lỏng để phục vụ điều tra, hãng tin nhận định 100% là Chu Vĩnh Khang đang gặp rắc rối.
 
Còn hãng tin CNA Đài Loan đưa tin, từ sau Đại hội 18 đảng CSTQ, các tay chân thân tín nhất của Chu Vĩnh Khang gồm Lý Xuân Thành, Ngô Vĩnh Văn, Quách Vĩnh  Tường, Tưởng Khiết Mẫn, Lý Hoa Lâm đều đã bị bắt, trong đó có tin cựu Phó bí thư Tứ Xuyên Lý Xuân Thành đã nhảy lầu tự vẫn, trong đó có liên quan tới Chu Vĩnh Khang.
 
Như vậy, vợ chồng Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ, đồng thời các tay chân thận cận, vây cánh của ông này cũng lập tức bị bắt giữ, triệu tập. Đây là chiến dịch lớn thứ hai mà ông Tập Cận Bình phát động từ sau khi bắt Bạc Hy Lai nhằm chống tham nhũng, hủ bại trong nội bộ Đảng, kể cả những đối tượng về hưu.
 
Chu Vĩnh Khang đã từng muốn ám sát Tập Cận Bình?
 
Cũng tờ báo Minh Kính số xuất bản ngày 4/12 đưa tin, trước hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ về tiến triển của vụ án Chu Vĩnh Khang, ông Vương Kỳ Sơn đã tạm quy 4 vấn đề vi phạm nghiêm trọng của đối tượng, bao gồm:
 
Thứ nhất, đẩy Bạc Hy Lai leo cao để làm con rối chính trị; thứ hai là thông qua việc khống chế Bạc Hy Lai để thực hiện âm mưu chiếm đoạt các lợi ích hủ bại lớn hơn;
 
Chu Vĩnh Khang và Tập Cận Bình trao đổi trong một cuộc họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chu Vĩnh Khang và Tập Cận Bình trao đổi trong một cuộc họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
 
Vi phạm thứ ba là tìm cách thay thế vai trò của Giang Trạch Dân ở hậu trường và tội đặc biệt nghiêm trọng thứ 4, Chu Vĩnh Khang đã lên kế hoạch ám sát Tập Cận Bình sau khi ông Bình được xác định là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. 
 
Ngoài ra, Chu Vĩnh Khang đã chỉ thị cho Quách Vĩnh Tường, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên và từng là Thư ký riêng của mình hạ lệnh cho 2 cảnh sát vũ trang lái xe tông chết vợ cũ. Hai viên cảnh sát này đã bị bắt vài tháng trước. Chu Hàn, con trai Chu Vĩnh Khang vì việc mẹ mình bị sát hại đã tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ cha con.
 
Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, người tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Viện Dầu khí Bắc Kinh (nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc) vào năm 1966. Ông lãnh đạo Công ty dầu khí quốc gia từ năm 1996 - 1998 rồi chuyển sang làm Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên đến năm 1999.
 
Sau đó, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên trong giai đoạn 1999 - 2002 rồi vào Bộ Chính trị và giữ chức Bộ trưởng Công an đến năm 2007. Chu Vĩnh Khang trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 và về hưu cuối năm 2012.
  Nguyên Minh (Tổng hợp ĐVO, TPO)

Chiến lược nguy hiểm của Obama ở Biển Đông

Chính quyền Obama dường như không thể không can thiệp vào tình hình tranh chấp lãnh thổ hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (và vấn đề tiềm ẩn chính chính là khai thác dầu và khí đốt) ở khu vực Biển Đông.

Động thái mới nhất diễn ra vào đầu năm nay khi Philippines đưa hồ sơ tranh chấp ra tòa án Liên Hợp Quốc – bất chấp những phản đối từ phía Trung Quốc – nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở của Công ước Liên Hiộp Quốc về Luật Biển. Thay vì ngấm ngầm yên lặng theo dõi, Ngoại trưởng John Kerry đã có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày 10 tháng Mười ở Brunei.

Trong bài phát biểu với các lãnh đạo tại buổi họp, trong đó có cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Ngoại trưởng Kerry đã ngầm ủng hộ những bước đi và tuyên bố về vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Manila trong thời gian vừa qua.

“Tất cả các bên tranh chấp đều có trách nhiệm thực hiện đúng, rõ ràng, đảm bảo yêu cầu phù hợp với luật pháp quốc tế. Các bên có thể tham gia, đưa vấn đề ra tòa án quốc tế và giải quyết chúng trên tinh thần đàm phán hòa bình”. Trong một đoạn văn ngầm chỉ trích những hành động bành trướng của Bắc Kinh về chủ quyền tại vùng Biển Dông, ông Kerry nói thêm rằng “tự do hàng hải và hàng không là vấn đề trụ cột an ninh tại Thái Bình Dương”.

Đây không phải lần đầu tiên Washington đưa ra các lâp trường ủng hộ các bên tranh chấp – trừ Trung Quốc – trong các động thái, thái độ của các bên có liên quan đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Trong nhiêm kỳ đầu tiên ủa Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã có chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam, bày tỏ thái độ ủng hộ các tuyên bố Việt Nam đồng thời cũng nỗ lực đi đến hợp tác chiến lược song phương.

Những hành động của chính quyền Obama đã gây chú ý và đầy tính khiêu khích khi tuyên bố ủng hộ Manila trong Hội nghị Thượng đinh Kinh tế các nước Đông Á tại Bali diễn ra vào tháng Mười năm 2011, rằng Tổng thống Obama đã khăng định lập trường của mình để nhấn mạnh tầm quan trọng trong liên minh quân sự lâu dài giữa Hoa Kỳ và Phillipines. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn trong tương lai giữa hai nước. Chỉ một ngày trước đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã có bài phát biểu có cùng chủ đề tại Manila, khẳng định rằng “Hoa Kỳ sẽ luôn đứng về phía Phillippines và chúng tôi sẽ đứng liên chiến đấu cùng cá bạn”. Bình luận đó mang sắc thái khá mạnh, nhất là khi nó được nhấn mạnh hơn nữa trong các đoạn liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông. “Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng họ không có quyền có được những điều đó thông qua các hành động đe dọa hay cưỡng ép”, bà Clinton nói.

Lãnh đạo Trung Quốc không còn cố gắng che dấu những bất bình của họ về những thiên vị rõ ràng chống lại quan điểm của Bắc Kinh. Khi được hỏi về nhận xét của ô g Kerry, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho rằng, “Những bên không liên đến vấn đề tranh chấp phải tôn trọng những nỗ lực của các bên liên quan trong việc đi đến một giải quyết tranh chấp trên tinh thần hòa bình và đàm phán trực tiếp thay vì có những hành động có thể gây hại đến hòa bình và ổn định khu vực”. Bà còn nói thêm (với giọng điệu khá nhấn mạnh) rằng “Tình hình ở Miền Nam Trung Quốc đang khá ổn định, vì vậy, nếu có bất kỳ một quốc gia nào thực sự muốn bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, họ cần ngừng việc khuấy động vấn đề đó lên”.

Tuyên bố của Bắc Kinh đã đánh động tình hình lên khá nhiều, và Hoa Kỳ – cường quốc có sức mạnh hải quân hàng đầu thế giới – hiểu rằng họ không hề muốn Biển Đông trở thành vùng lãnh hải của Trung Quốc. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Washington cần phải thận trọng vì hai lí do. Đầu tiên, vấn đề này liên quan trực tíêp đến nền tự hào quốc gia của Trung Quốc, nó không đơn giản chỉ là vấn đề về lãnh thổ và kinh tế. Các quan chức Trung Quốc khẳng định tính chủ quyền “không thể chối cãi lịch sử” của họ ở Biển Đông và dường như xem hành động của Hoa Kỳ như một biểu hiện cho ý định không muốn Trung Quốc vươn lên trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Lãnh đạo Trung Quốc cũng đã lo lắng về chính sách “Trục xoay châu Á” của Washington hay chính sách “tái cân bằng” vị thế quân sự ở khu vực Đông Á. Những động thái nỗ lực tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang làm Bắc Kinh tiếp tục bất bình. Việc ủng hộ Philippines và các bên liên quan trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ càng làm tăng mối nghi ngờ và lo ngại của Trung Quốc.

Điều thứ hai, việc một cường quốc đưa ra những động thái bảo vệ một quốc gia láng giêng nhỏ trong khu vực tranh chấp trước một cường quốc lớn thứ hai trên thế giới là một bước đi khá mạo hiểm. Những quốc gia láng giềng yếu thế hơn ở khu vực này dường như có xu hướng dựa vào và đôi khi quá tin rằng vị thế mạnh mẽ của người bảo trợ sẽ giúp họ đạt  được hầu hết các quyết định nhằm giành lại những lợi thế của mình. Hành động ở Serbia năm 1914 đối với Áo–Hungary có thể có kết quả tốt hơn và dễ dàng hơn nếu không có sự hỗ trợ của Nga. Và gần đây hơn, hành động khiêu khích quân sự của chính phủ ly khai Gruzia chống lại chế độ Nga ở miền Nam Ossetia dường như đã khẳng định thêm niềm tin sai lầm rằng, Hoa Kỳ và NATO sẽ nỗ lực bảo vệ và ủng hộ những nước nhỏ khỏi bị trả thù.

Philippines là một quốc gia nghèo, nhỏ, có thể chế chính trị khá mong manh và yếu. Việc tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Manila đã khiêu khích Bắc Kinh khá nhiều lần trong vài năm qua bằng cách gửi tàu vào vùng biển đang tranh chấp. Nếu Washington thiếu thận trong trong việc hỗ trợ cũng như kết quả có thể mang lại đối với một đồng minh yếu thế có thể kéo Hoa Kỳ vào một cuộc đối đầu mạo hiểm với Trung Quốc. Chính quyền Obama cần phải suy nghĩ lại chiến lược này trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông trước khi trở thành một nhân tố trong cuộc khủng hoảng lớn trong tương lai.
Ted Galen Carpenter, CATO Institute 
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Ted Galen Carpenter là thành viên cao cập tại Viện Cato, Biên tập viên của trang The National Interest, đồng thời cũng là tác giả của chín quyển sách và hơn 500 bài báo, nghiên cứu về các chính sách quốc tế.

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
 

Vụ “Cưỡng chế hơn 3.000 tấn càphê”: Đã xảy ra xô xát!

Đã xảy ra xô xát tại kho hàng càphê của Cty Trường Ngân. Ảnh: Phùng Bắc
Như Lao Động phản ánh trong bài “Giám đốc Cty Trường Ngân bán tài sản đảm bảo”, cảnh báo về tình trạng lại xảy ra tranh chấp gây mất an ninh trật tự lần thứ 3, tại kho hàng của Cty Trường Ngân… và chiều hôm nay (6.12) tình trạng xô xát đã xảy ra!
Hàng loạt dấu hiệu vi phạm luật pháp của Cty TNHH Trường Ngân, không những mang tài sản đảm bảo vay đi bán một cách lén lút như ông giám đốc Cty này thừa nhận, thì kho hàng đã bị dấu hiệu “móc ruột” một cách bí ẩn, bởi đến nay phát hiện một số bao được cho là chứa càphê nhân xô, nhưng bên trong toàn… giấy và rác!
Chiều nay (6.12), đại diện một số ngân hàng (NH) trong số 7 NH cùng cho Cty TNHH Trường Ngân vay khoảng 600 tỉ đồng, nhưng thế chấp cùng một kho hàng được cho rằng chứa 3.360 tấn càphê nhân xô, đã xảy ra căng thẳng dữ dội.
Các bên đều cho rằng kho hàng có chứa càphê là tài sản thế chấp đảm bảo vay của mình, do vậy lực lượng của một số NH đã xảy ra xô xát. Tình hình căng thẳng đến mức phải cầu cứu lực lượng cảnh sát.
Ngay sau khi nhận tin báo, CS113 đã đến để vãn hồi căng thẳng. Các bên đã ổn định, rất may việc xô xát không làm ai bị thương. Các bên tranh chấp đã đồng ý trở lại “ôn hòa” trong sự cảnh giác cao độ lẫn nhau vì tất cả đều nhăm nhăm vào kho hàng!
Trong một diễn biến mới nhất về vụ việc này, càng làm tình hình thêm phức tạp và cho thấy có dấu hiệu “lừa đảo” nghiêm trọng khi có thông tin một số bao được cho rằng chứa càphê nhân, thì bên trong lại toàn là… rác, thậm chí chỉ là vỏ càphê?
(Lao động)
 

“Tự sướng” với thu nhập người Việt đạt 1960 USD

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Đối tác Phát triển 2013 hôm 05/12/2013 được tổ chức ở Hà Nội. World Bank Photo/Việt Tuấn
∇ Nghe tường thuật bài này
Ý nghĩa thực như thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra một bức tranh kinh tế màu hồng khi ông phát biểu trước Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) ngày 5/12 tại Hà Nội. Theo đó, quy mô kinh tế hiện đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD tăng gần 23% so với năm 2012.

Báo mạng lề phải, tờ Sống Mới SM Online ngày 3 tháng 12 có bài ‘Tự Sướng’ với con số tăng trưởng ‘ảo.’ Bài báo dẫn nhập, “Sự chênh lệch quá lớn giữa GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) và GNI (Tổng thu nhập quốc dân) trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng: Tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi các doanh nghiệp nội phần nhiều đã suy kiệt.”

Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã tự giải thể, đưa ra thí dụ về sản phẩm xuất khẩu của Samsung chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tính đến hết tháng 10/2013. Theo đó lợi nhuận của Samsung đương nhiên chuyển ra khỏi Việt Nam, phần Việt Nam được hưởng rất nhỏ nhưng toàn bộ đều được tính vào GDP. TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh:




Người ta chỉ thích các con số mà không biết đàng sau những con số đó ý nghĩa thực của nó như thế nào.

» TS Nguyễn Quang A
“Cái việc ‘tự sướng’ với các con số là một truyền thống lâu đời ít ra cũng phải ít ra mấy chục năm của Việt Nam này rồi. Người ta chỉ thích các con số mà không biết đàng sau những con số đó ý nghĩa thực của nó như thế nào. Thí dụ cái gọi là tăng trưởng GDP, con số đó có thể có nhiều ý nghĩa nhưng xét về thu nhập của người dân lấy GDP hàng năm chia cho 90 triệu người dân để ra con số thu nhập đầu người một nghìn mấy (1960 USD) thì nó không thực sự là người dân được hưởng. Thí dụ họ làm một cái cầu chẳng hạn thì cái phần giá trị gia tăng ấy được tính vào GDP, sau đó vì làm kém cái cầu ấy bị sập, công dọn dẹp cây cầu sập cũng được tính vào GDP, khi sửa cái cầu ấy cũng tính vào GDP. Nhưng thực sự nó chẳng mang lại gì cả, nói cách khác người ta bảo là đào đường lên, lấp xuống xong lại đào và lấp thì cái quá trình vô bổ ấy cũng làm tăng trưởng GDP và GDP chia cho đầu người là không có ý nghĩa lắm.”

Con số thu nhập bình quân đầu người 1960 USD/năm được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tương đương 41,3 triệu đồng một năm hay 3,4 triệu đồng/người một tháng. Con số này có thể thích hợp với các thành thị lớn, nhưng ở nông thôn nơi 70% dân số Việt Nam sinh sống thì ngay như các tỉnh miền Tây Nam bộ trù phú, nhiều vị Chủ tịch Tỉnh cũng lắc đầu. Nghiên cứu chung giữa tổ chức phi chính phủ Oxfam và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn công bố ngày 17/10 ở Hà Nội cho thấy thu nhập trung bình của người nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 535.000 đ/ người/tháng. Mức thu nhập bình quân đầu người này kém con số Thủ tướng đưa ra tới 8-9 lần và cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam là rất lớn. Thực tế này cũng đi ngược với tinh thần xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam theo đuổi và xưng tụng. Đáp câu hỏi của chúng tôi, TS Nguyễn Quang A nhận định:

Toàn cảnh Diễn đàn Đối tác Phát triển VDPF 2013. World Bank Photo/Việt Tuấn.
“Ở Việt Nam người ta sử dụng ngôn ngữ khác, người ta gọi là xã hội chủ nghĩa nhưng thực sự cái người ta đang xây dựng là chủ nghĩa tư bản man rợ chứ không phải theo kiểu xã hội chủ nghĩa bên Tây âu. Tức là những chuyện công bằng xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động thì ở đây người ta nói như vậy, nhưng thực sự không phải là như vậy. Khoảng cách gia tăng giữa giàu và nghèo, giữa những người thu nhập rất là lớn và những người rất nghèo thì càng ngày càng dãn thêm ra và nếu họ không để ý đến thì vấn đề này sẽ sinh ra bất ổn xã hội lớn.”

Báo mạng Sống Mới có trụ sở tại Hà Nội và TP.HCM cho rằng Việt Nam mải say sưa với con số GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) vẫn tăng trưởng qua các năm mà quên một điều cốt yếu rằng: GDP không loại bỏ số tiền mà người Việt Nam phải dành ra để trả nợ, và khoản lợi nhuận doanh nghiệp nước ngoài chuyển về nước họ. Trong khi đó, GNI (Tổng thu nhập quốc dân) chỉ tính theo hoạt động sản xuất kinh doanh của công dân hay pháp nhân một nước, bất kể họ đang ở đâu-phản ánh chân thực hơn nền kinh tế Việt Nam thực sự đã làm được những gì-lại thường xuyên bị bỏ quên trong báo cáo.

Tờ báo mạng, trích số liệu Ngân hàng Thế giới cho biết GDP năm 2012 của Việt Nam đạt 141,7 tỷ USD thì GNI lại chỉ đạt 134,2 tỷ USD chênh lệch 7,5 tỷ USD. Trước kia vào năm 2003 chênh lệch giữa GDP và GNP của Việt Nam chỉ có 0,6 tỷ USD. Như vậy mức chênh lệch đã tăng 16 lần từ 2003 tới 2012 và trong tương lai có thể mở rộng hơn nữa, khi Việt Nam phải trả lãi nợ nước ngoài ngày một nhiều hoặc doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phát triển hơn hiện nay.

Kinh tế sáng sủa?

Tường thuật Diễn đàn Hà Nội 5/12/2013, báo mạng VnExpress trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng: “từ một quốc gia nhận tài trợ trong 20 năm qua, Việt Nam đã trở thành quốc gia đối tác phát triển. Việt Nam hiện đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, do đó thay vì tổ chức các hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) để công bố cam kết vốn tài trợ phát triển của nước ngoài (ODA), thì nay lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF).




Những khó khăn và những vấn đề của kinh tế Việt Nam thì vẫn đang còn ở phía trước chưa giải quyết được.

» TS Lê Đăng Doanh
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói tại Diễn đàn VDPF rằng, sẽ kiểm soát chặt nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bảo đảm trong giới hạn an toàn. Một tuần trước khi Diễn đàn VDPF diễn ra, trong dịp trả lời chúng tôi TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định là, Thủ tướng công bố con số nợ công trong ngưỡng an toàn là theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong đó chỉ tính đến những số nợ nước ngoài và nợ trái phiếu chính phủ ở trong nước, chứ không xem xét đến những khoản nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước mà các khoản nợ này thì ít nhiều đều có liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước. TS Lê Đăng Doanh tiếp lời:

“Một số chuyên gia kinh tế đã đi đến một con số nợ đó là cộng nợ của Doanh nghiệp Nhà nước với nợ của chính phủ thì tất cả đã đi lên tới 95% GDP tức là vượt qua giới hạn an toàn mà Ngân hàng Thế giới đã đề ra cho các nước là 65% GDP. Ngoài ra, TS Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra một con số thì số nợ đó có thể lên tới 105% GDP. Đấy là những con số mà chúng ta cần tham khảo cho những cách tính và cách tiếp cận khác nhau.”

Ngày 4/12 tại Hà Nội cũng diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), theo báo mạng VnEconomy giới đầu tư kêu gọi thúc nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tờ báo trích lời ông Alain Cany, đồng chủ tịch VBF nói rằng: “Để thực hiện, khuyến khích tăng trưởng kinh tế lành mạnh, các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ các qui luật thị trường và phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước làm thương mại được hưởng các ưu đãi, đối xử đặc biệt của nhà nước thì những doanh nghiệp này sẽ có khả năng kiểm soát, chi phối thị trường, từ đó ảnh hưởng đến cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân.”


Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chủ tọa VDPF 2013. World Bank Photo/Việt Tuấn.
Vẫn theo VnEconomy, ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu lên mối quan tâm chính của các nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Tại Diễn đàn VDPF Hà Nội ngày 5/12, Theo VnExpress Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức 7%. Tuy bội chi ngân sách năm 2013-2014 được nâng lên 5,3% nhưng sẽ điều chỉnh giảm dần từ năm 2015. Ngoài ra Thủ tướng Việt Nam hứa hẹn tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng hứa hẹn xử lý tình trạng sở hữu chéo, nợ xấu và sử dụng cơ chế Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC để mua từ 130.000 tới 180.000 tỷ đồng nợ xấu trong hai năm 2013-2014.

Phải chăng tình hình kinh tế Việt Nam có vẻ sáng sủa như phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi xin trích lại nhận định của TS Lê Đăng Doanh:

“Những khó khăn và những vấn đề của kinh tế Việt Nam thì vẫn đang còn ở phía trước chưa giải quyết được. Thí dụ như vấn đề tái cấu trúc đầu tư công cũng chưa giải quyết được, rồi vấn đề tái cấu trúc các Tập đoàn và Doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa giải quyết được. Con số gần đây cho thấy là các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước có món nợ tổng cộng lên đến một triệu năm trăm tám mươi tám ngàn tỷ đồng (1.588.000.000 đ), tức là một con số cực lớn và chưa biết số nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào.

Ngoài ra về bất động sản, chúng ta được biết gói 30 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ giải quyết bất động sản nhưng sau 6 tháng mới giải ngân được có 1,1%. Như vậy để giải ngân hết số tiền đó thì chúng ta cần 100 lần của 6 tháng, tức là cần 30 năm. Đó là một viễn cảnh không mấy sáng sủa đối với việc giải quyết bất động sản đó. Ngoài ra ngân sách Nhà nước cũng gặp khó khăn rất lớn và có lẽ cũng phải điều chỉnh lại. Và Nông nghiệp Nông dân Nông thôn Việt Nam cũng đang rất cần cuộc cải tổ và điều chỉnh để bơm thêm tín dụng vào cho nông nghiệp và nông dân có thể phát triển được mạnh mẽ hơn.”


Những tín hiệu từ Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam 2013 cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có sự ổn định mang tính bền vững. Giám đốc quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới bà Victoria Kwakwa khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục tài chính ngân hàng, cải cách kinh tế quốc doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho kinh tế tư nhân cũng như đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực tài chính, tạo sự minh bạch trong quản trị doanh nghiệp.

Các chuyên gia nhân định là tất cả những vấn đề vừa nêu thật ra không có gì mới, vì những khuyến nghị như thế được liên tiếp đưa ra tại các Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam(CG) những năm vừa qua. Nhất là giờ đây khi Việt Nam đổi vị thế trở thành đối tác quan hệ phát triển mà sự hứa hẹn cải cách vẫn được xem là dậm chân tại chỗ.

Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Theo RFA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không ai thích thú gì đi khiếu kiện


TT - Chiều 6-12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tổ đại biểu số 1 Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

>>Cử tri không hài lòng phần trả lời của các bộ trưởng

Cử tri Nguyễn Bốn Bảy đặt vấn đề: “Vừa rồi chúng ta thấy Chính phủ, các bộ, ngành nợ rất nhiều văn bản. Đây là điều rất đáng nói, tôi đề nghị Quốc hội cần giám sát để làm rõ nguyên nhân. Phải xem trong đội ngũ cán bộ có bao nhiêu người làm được việc, bao nhiêu người không làm được việc?”. Còn cử tri Nguyễn Hồng Toán đề nghị: “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt chú ý đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bởi dân không yên thì lãnh đạo các cấp không thể ổn. Trong thời gian tới lãnh đạo phải bàn rất sâu, cải cách công tác tiếp dân, giải quyết bức xúc để yên dân”.

Trả lời cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng kỳ họp thứ 6 của Quốc hội “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đã giải quyết những vấn đề không chỉ cho trước mắt mà còn cho lâu dài. Hiến pháp, Luật đất đai là cho lâu dài”. Đối với vấn đề khiếu kiện, Tổng bí thư tâm sự: “Nhìn cảnh hằng ngày rất buồn, rất đau lòng. Tôi nghĩ không ai thích thú gì đi khiếu kiện. Vì còn có những việc không hài lòng, chính quyền giải quyết chưa ổn thỏa thì mới phải đi khiếu kiện. Chúng tôi nhiều lúc rất buồn. Sáng ra có bà con đón, đi đường có bà con đón, đến cơ quan có bà con chờ rồi...”. Tuy vậy theo Tổng bí thư, đây là thực tế khách quan không thể né tránh mà phải bình tĩnh để giải quyết có lý có tình.

“Về công tác chống tham nhũng, lần nào tiếp xúc cử tri cũng nói và Nhà nước đã làm hết lòng, hết sức, quyết tâm rất cao. Đã hoàn thiện thể chế luật pháp, thành lập ban này ban kia. Kết quả đã đẩy lùi được một bước nhưng vẫn còn nhức nhối, dân chưa hài lòng. Các bác, các cụ ví như ngứa ghẻ hằng ngày” - Tổng bí thư nói. Theo ông, “tham nhũng hiện nay khó chịu ở chỗ khá phổ biến, đua nhau. Thứ hai là nó có tổ chức rồi, như chúng tôi nói là lợi ích nhóm, câu kết với nhau. Còn quyền lực là còn tham nhũng. Mục đích đặt ra là phải tìm cách trị tận gốc. Thời gian tới phải tập trung vào phòng, làm cho người ta không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng...”. Chứng minh quyết tâm chống tham nhũng, Tổng bí thư cho biết từ đầu năm đến nay đã đưa ra xét xử một số vụ án nghiêm trọng, tới đây sẽ đưa ra xử những vụ án lớn như vụ bầu Kiên, vụ Dương Chí Dũng... “Vừa rồi chúng ta vừa xử vụ lớn có hai án tử hình. Từ trước đến nay chúng ta chưa có tử hình, trừ vụ Trần Dụ Châu trước kia (thời Bác Hồ)” - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn chứng.

“Nghe bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu trên đài truyền hình, dân không muốn xem nữa vì thất vọng. Tại sao chúng ta không có văn hóa từ chức? Bao nhiêu xét nghiệm nhân bản như thế, văcxin làm trẻ em chết như thế...” - cử tri Nguyễn Bốn Bảy bày tỏ. Trong khi cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng: “Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình trả lời về cải cách tư pháp, oan sai nhưng nói không sâu, không đi thẳng vào vấn đề. Xét xử đặt ra nhiều vấn đề, oan sai, kiện lên kiện xuống mà chánh án trả lời như vậy không đáp ứng yêu cầu”. Còn cử tri Nguyễn Kinh Thành phát hiện: “Cái chữ tôi trước Quốc hội sao khó nói ra thế, các thành viên Chính phủ khi nói về trách nhiệm, giải pháp thì đều nói rằng Chính phủ sẽ thế này, bộ sẽ thế kia, chúng ta sẽ thế nọ. Không thấy vị lãnh đạo nào cam kết rằng tôi sẽ quyết tâm làm việc này, tôi hứa việc kia”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Nhà nước ta đã có nhiều cơ chế khuyến khích người đứng đầu nhận trách nhiệm cá nhân. “Tôi hiểu ý các bác, tinh thần là phải nhận trách nhiệm cá nhân cho rõ ràng, tránh tình trạng công của mình nhưng trách nhiệm lại đẩy cho người khác” - Tổng bí thư nói.

LÊ KIÊN
(Tuổi trẻ)
“Thành phố đáng sống” chưa ổn
Đó là ý kiến đánh giá của ông Trần Thọ - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 14 (mở rộng) diễn ra ngày 6-12 khi nói về thực trạng an ninh đô thị của Đà Nẵng trong năm 2013.
Theo báo cáo, trong năm 2013 toàn Đà Nẵng xảy ra 531 vụ phạm pháp hình sự (tăng 45 vụ), đã bắt xử lý 762 đối tượng, người nghiện ma túy không giảm mà còn tăng thêm 377 người, tai nạn giao thông tuy có giảm về số vụ nhưng tăng về số người chết... “Ma túy, trộm, cướp, tai nạn giao thông đều tăng, như vậy nói Đà Nẵng là thành phố đáng sống chưa ổn, cần phải làm mạnh, siết chặt hơn nữa trong năm 2014” - ông Thọ chỉ đạo.
Cũng tại hội nghị, ông Võ Duy Khương - phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - đề nghị chính quyền xem xét việc xóa bỏ một số cơ chế bao cấp như tiền giữ xe tại các bệnh viện: ba năm qua, ngân sách đã bỏ ra không dưới 14 tỉ đồng cho việc này. “Kể từ năm 2014 tôi đề nghị nên dừng chính sách này để giảm nguồn chi không đáng có cho ngân sách” (đây là chủ trương do nguyên bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khởi xướng - PV) - ông Khương nói.
ĐĂNG NAM
 
  • China cultivates plans to boost grain output (Washington Post) - Despite rising imports, China is committed to feeding its people on its own, though it will also take advantage of the global market, Minister of Agriculture Han Changfu reaffirmed on Friday.
  • CSRC to boost IPO reform plan (Washington Post) - The China Securities Regulatory Commission will launch a support system for the nation's IPO reform plan and strictly implement a delisting system, the commission said on Friday.
  • Britain set to OK Huawei cyber center (Washington Post) - Huawei will sink $200m into a new research and development center in the UK and is working with BT Group to expand a national broadband network in UK.
  • Banks not allowed to use Bitcoin (Washington Post) - China's central bank barred financial institutions from handling Bitcoin transactions after investors lost money on fraudulent online platforms for the virtual currency.
  • Huawei putting US on hold (Washington Post) - Huawei Technologies Co Ltd, China's largest maker of phone network equipment, is indicating it will abandon the United States carrier equipment market.
  • Govt initiates city development plan (Washington Post) - China has identified 262 resource-dependent cities in its first national framework plan for the sustainable development of those cities.
  • Service vendor website no pig in a poke (Washington Post) - Zhubajie, China's largest online service transaction platform, has created the equivalent of more than 10,000 full-time jobs and many more part-time gigs.
  • Nation worked up over days off (Washington Post) - The debate over the length and sum of public holidays belies the deeper causes of a weak private sector and decisions that should be made below the national level.
  • At Mao's Table (Washington Post) - History is in the food at Cheng Fu Yan, literally translated as "Cheng's official banquet". Few people would fail to notice the importance of its location, as they arrive at No 38 Nanchangjie.
  • Smog disrupts daily life in Nanjing (Washington Post) - For many Nanjing residents, the closure of the city's schools, expressways, ferries and airport on Thursday because of heavy smog was just as irritating as the pollution.
  • Finding the green side of crabs (Washington Post) - Liu Yuanju and his wife closed their small rural restaurant in 2004 and started to raise crabs in a small pond in their backyard. Almost 10 years later, their business, in Dongying in East China's Shandong province, has expanded into a crab farm that can bring in 2.5 million yuan ($408,500) a year.
  • Royal care for swans (Washington Post) - If Li Jian were Prince Siegfried in Swan Lake, the princess would be Xiao Xue (Little Snow). Li, 28, is a poultry feeder at the Yellow River Delta National Nature Reserve in Dongying, East China's Shandong province. The young man can be easily spotted on the vast wetlands, not because of his deep sun-tanned skin, but the white swan often clumsily tagging along with him. The swan is one of the birds that the young man takes care of, and it has won much of his attention. "When we found her in 2007, she had serious wing injuries and was left behind by a flock of swans on their way to the south," Li says.
  • A new hope (Washington Post) - Medical programs are helping HIV-infected women give birth to healthy babies. Liu Zhihua investigates the challenges facing these new mothers and their families.
  • Keep moving, stay healthy (Washington Post) - A generally active life, even without regular exercise sessions, was tied to better heart health and greater longevity in a study of older Swedes.
  • Mr big mama (Washington Post) - Hamid Dehghani is an Iranian man. But Chinese would refer to his job title as "big mama" (dama), or "auntie".
  • Marriage of a life time (Washington Post) - Shanghai does not lack fancy photo studios competing for young customers with avant-garde fashion styles.
  • Nations to jointly tap nuclear markets (Washington Post) - China and France will jointly explore the international nuclear power market, while pushing ahead with existing nuclear projects.
  • Xi leads China's tributes to Mandela (Washington Post) - President Xi Jinping expressed deep grief on Friday over the death of former South African presidentNelson Mandela, extending sincere sympathy to Mandela's family on behalf of the Chinese government and people.
  • Broader economic prospects pursued (Washington Post) - Premier Li Keqiang and visiting US Vice-President Joe Biden envisioned broader economic cooperation between the world's top two economies during a meeting on Thursday.
  • Chinese food-delivery workers want NYC e-bike ban repealed (Washington Post) - "Mayor Bloomberg Destroys the Livelihood of Food Delivery Workers," some of the neatly handwritten signs read. Others called on New York Mayor-elect Bill de Blasio to repeal a ban on electric bicycles (e-bikes).
  • Dialogue 'key to relations' (Washington Post) - Strengthening dialogue and cooperation is the "correct choice" for China and the United States, President Xi Jinping told visiting US Vice-President Joe Biden on Wednesday.
  • New urbanization plan on the way (Washington Post) - A new national urbanization plan will be released and implemented next year, according to a statement from the Political Bureau of the Communist Party of China.
  • Nation's rise 'an opportunity' (Washington Post) - British Prime Minister David Cameron hailed China's transformation as "one of the defining facts of our lifetime".
  • Off to Beijing, US-EPA chief is upbeat about joint clean-up (Washington Post) - US Environmental Protection Agency (EPA) Administrator Gina McCarthy is going to China to discuss the two countries' cooperation on clean air and climate change, a trip she is excited about and hopeful for fruitful results, she said at a briefing in Washington on Monday, the day before her departure.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét