Luật mới vẫn cho Nhà nước Việt Nam quyền định đoạt đất đai của dân
Đất trồng lúa của nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - REUTERS /Mua Xuan
Thanh Phương (RFI)
Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội Việt
Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi. Nhưng qua kinh nghiệm trợ giúp
cho những người dân khiếu kiện về đất đai, Cha Đinh Hữu Thoại, phụ
trách Phòng Công lý và Hòa bình của Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn,
cho rằng Luật mới vẫn không giải quyết được tận gốc rễ các vụ khiếu
kiện ở Việt Nam, vì quyền định đoạt đất đai của dân vẫn thuộc Nhà nước.
RFI : Xin kính chào Cha Đinh
Hữu Thoại. Trước hết xin Cha nhắc lại sự hình thành và phương châm hoạt
động của Văn phòng CL và HB?
∇ Cha Đinh Hữu Thoại, phụ trách Phòng Công lý và Hòa Bình
∇ Cha Đinh Hữu Thoại, phụ trách Phòng Công lý và Hòa Bình
Cha Đinh Hữu Thoại : Đứng trước tình trạng bất công xã hội tràn lan, công lý và sự thật bị chà đạp tại Việt Nam suốt hàng chục năm nay, ban đầu Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn chúng tôi tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình vào mỗi Chúa Nhật cuối tháng, lúc 20g. Việc cầu nguyện này khởi sự từ tháng 5/2011. Chúng tôi quan niệm “Cầu nguyện phải đi đôi với hành động”, sau gần 2 năm, ngày 24/3/2013, VP. CLHB đã được ra mắt và chính thức hoạt động từ ngày 8/4/2013, tính đến nay gần 9 tháng.
- Sứ mạng của Phòng Công lý và Hoà bình là Xây dựng một xã hội công bằng, bác ái trong sự thật. Những người được trợ giúp là những nạn nhân của các chính sách sai lầm và của các cá nhân, tổ chức độc tài. Chúng tôi hỗ trợ cho họ ba việc: Giúp nghiên cứu và nghiên cứu pháp luật; Hỗ trợ truyền thông; Thay mặt thân chủ chất vấn các cá nhân và cơ quan có liên quan.
RFI : Thưa Cha, kể từ khi hoạt động đến nay, Văn phòng CL và HB đã tiếp nhận bao nhiêu hồ sơ khiếu kiện và khiếu kiện đất đai chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Cha Đinh Hữu Thoại : Tính từ ngày 24/03/2013 cho đến nay (04/12/2013) chúng tôi tiếp nhận tổng cộng 511 hồ sơ cá nhân và tập thể, trong đó có 477 hồ sơ khiếu kiện đất đai, chiếm tỉ lệ 93.35 %.
RFI : Qua những khiếu kiện về đất đai đó, Cha nhận thấy luật đất đai cũ có những bất cập gì, nhất là trong vấn đề giải tỏa và đền bù cho người dân bị trưng thu đất ?
Cha Đinh Hữu Thoại : Như đã nói ở trên, qua hơn 500 hồ sơ khiếu nại, khiếu kiện gửi đến Văn phòng Công Lý và Hoà Bình, có đến 93.35 % là về thu hồi, giải toả, đền bù đất. Nguyên nhân chính ở đây là Luật đất đai đã cho Nhà nước “quyền định đoạt” đối với đất đai, “quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai” và quyền “giao đất, cho thuê đất, công nhận QSD đất, thu hồi đất…”
Đồng thời, nói theo cách mà người dân hay chỉ trích là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, Nhà nước vừa “ban hành văn bản… xác định địa giới, quản lý quy hoạch, tài chính, giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất,…” lại vừa có quyền “thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm… của chính mình, và giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đất đai…” Đặc biệt từ 2011 đến nay, Nhà nước còn tự cho mình thêm đặc quyền mới là “chấm dứt giải quyết khiếu nại”. Sau khi có quyết định chấm dứt giải quyết khiếu nại thì các cơ quan không nhận đơn nữa… Quý vị thấy có bất công không?
Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật đất đai 2003, chỉ sau gần 7 năm thực hiện, tổng diện tích đất đã thu hồi là 728 nghìn ha (trong đó có 536 nghìn ha đất nông nghiệp) của 826.012 hộ gia đình, cá nhân. Một ảnh hưởng ghê gớm lên đời sống xã hội.
Đơn cử 2 trường hợp thực tế : a-Một gia đình có 6 người, ở trên mảnh vườn 3.000m2 đã 3 đời. NN gọi là quy hoạch, thu hồi đất thực hiện Dự án. Chủ đầu tư tư nhân đền bù đất theo giá đất nông nghiệp, một m2 được đền bù không đủ mua tô cháo lòng, chứ đừng nói đến ổ bánh mì của cảnh sát giao thông mà ông Trần Đại Quang vừa tuyên bố với báo chí trong nước. Sau một vài năm, nhà đầu tư chuyển mục đích sử dụng thành khu dân cư, bán lại theo giá kinh doanh đất ở.
Dân bị giải toả tiền đền bù không mua nổi thêm một nền đất 100 m2. Chưa kể, trước đây gia đình 6 người sống bằng hoa lợi khu đất vườn, nay thất nghiệp… kéo nhau đi khiếu nại. Nhà nước giải quyết “thế là thoả đáng”… khiếu nại TW, chuyển về địa phương… sau đó ra Quyết định : đã xem xét, giải quyết thoả đáng, nay chấm dứt giải quyết khiếu nại…/ Chưa kể đến áp dụng giá đất.
Theo quy định, hàng năm, địa phương ban hành giá đất, thường chỉ bằng 30% giá thị trường. Áp dụng giá từ 1/1 đầu năm. Thế thì, người nhận đền bù đầu năm được 100 đồng mua được nửa căn nhà trị giá 2 lượng vàng chẳng hạn. Đến cuối năm, người nhận đền bù vẫn giá ấy 100 đồng chỉ mua được 1/3 căn nhà trị giá l lượng rưỡi vàng chẳng hạn do trượt giá, do vàng lên, do nhà – đất lên chẳng hạn… Rồi người chưa nhận, đến năm sau nhận theo giá mới cao hơn… Thế là phát sinh khiếu nại.
b-Vụ án Ông Đoàn Văn Vươn, ở Hải Phòng là điển hình khác về “thời hạn sử dụng đất”. Gia đình Ông bỏ công sức, tiền của “quai đê chống biển” biến khu đất hoang, sình lầy thành đầm nuôi thuỷ sản. Nhà nước quản lý, cấp Giấy CN thời hạn 20 năm. Hết hạn, không gia hạn, thu hồi và có ý định cấp cho Cán bộ.
Trước nguy cơ “mất trắng” công sức, tiền của, và viễn cảnh không nhà, không công ăn việc làm, Đoàn Văn Vươn buộc phải chọn “tiếng nổ”. Vì nếu cứ đi khiếu nại thì chắc giờ cũng nhận được Quyết định “chấm dứt giải quyết khiếu nại”.
RFI : Theo Cha, luật vừa được sửa đổi có những điểm gì tiến bộ hay không? Luật còn cần phải được sửa đổi thêm như thế nào để hạn chế tối đa các vụ khiếu kiện ở Việt Nam ?
Cha Đinh Hữu Thoại : Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2013, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai (sửa đổi) có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều.
Có một vài điểm xem là mới, có tích cực, như : trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân… Xác định rõ và quy định cụ thể những trường hợp thu hồi đất mà theo NN là nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội…
Gọi là quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi; Mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản suất nông nghiệp;… Luật sửa đổi cũng quy định đầy đủ hơn sự bình đẳng về sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài…
Cuối cùng, theo phân tích lạc quan thì điểm đặc biệt trong Luật sửa đổi, bổ sung lần này là đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch để mong ước đảm bảo dân chủ hơn v.v…
Nhưng, vấn đề mấu chốt là quyền định đoạt đất đai của người dân vẫn thuộc Nhà nước, không thay đổi. Có nghĩa, gốc rễ của khiếu nại, khiếu kiện đất đai vẫn tồn tại… Dân oan vẫn ngày càng tăng. Thật ra, chỉ có thể thay áo mới, chứ việc vá vải mới trên chiếc áo đã mục, đã nát chỉ dẫn đến áo rách hơn, xấu hơn mà thôi …
RFI : Xin cám ơn Cha Đinh Hữu Thoại.
Mạng lưới blogger Việt Nam hoạt động nhân ngày Quốc tế Nhân quyền
Lễ đốt nến do Liên hiệp quốc tổ chức nhân ngày thông qua Bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền - Reuters
Trọng Thành (RFI)
Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm 2013 là một dịp đặc biệt đối với Việt Nam, sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nhân dịp này, Mạng lưới blogger Việt Nam – một nhóm do hơn 100 blogger chủ trương, được thành lập hồi tháng 7/2013 – kêu gọi tổ chức một số hoạt động quảng bá các giá trị nhân quyền, độc lập với các hoạt động dưới sự điều hành của Nhà nước.
Hai hoạt động chủ yếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai 08/12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Riêng sáng nay, tại Nha Trang, một nhóm thành viên của Mạng lưới blogger Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền bằng cách phân phát các tài liệu về nhân quyền trực tiếp đến người dân.
Từ Nha Trang, blogger Phạm Văn Hải mô tả diễn biến của hoạt động sáng nay :
∇ Blogger Phạm Văn Hải
Blogger Phạm Văn Hải : Nhóm của tôi sáng nay đã bắt đầu xuất phát từ 8 giờ rưỡi, chia thành hai hướng. Hướng của blogger Mẹ Nấm Như Quỳnh, và hướng của tôi với anh Thiện. Chúng tôi đi trên những tuyến xe buýt có người dân lao động và các em học sinh. Chúng tôi phổ biến bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho mọi người. Phần đông họ tiếp nhận niềm nở và rất vui vẻ. Vì họ đọc dòng đầu tiên, thấy con người có quyền, và những quyền liên quan đến quyền lợi của họ.
Khi chúng tôi giải thích những chi tiết liên quan đến « Công ước chống tra tấn » mà Việt Nam vừa mới ký kết ngày 7/11 vừa rồi, thì họ cũng tỏ ra quan tâm rất nhiều. Vì hiện tại, có một số chuyện nổi cộm trong xã hội Việt Nam, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, trước đó có một số vụ các em học sinh, bị nghi oan ăn cắp đưa vào đồn công an, bị tra hỏi là các em phải nhận tội ăn cắp, tương tự như ông Chấn. Cái sự kiện đó, người dân họ liên hệ với Công ước chống tra tấn, thì họ rất là thích thú. Họ biết cách, nếu mà bản thân lâm vào trường hợp đó, thì sẽ biết xử thế như thế nào.
Nói chung trong suốt đợt phát, chỉ có một hai người, hình như họ hơi dị ứng với quảng cáo, nên họ nói vui là không biết chữ. Còn đa phần tiếp nhận rất tích cực.
Thực ra Nhân quyền phổ quát thì chung chung hơn, không cụ thể như là Công ước chống tra tấn, vì đối với Công ước này, thì có các hiện tượng đang bức xúc trong xã hội, nên họ dễ liên hệ hơn. Còn về Nhân quyền thì tôi thấy, khi đọc họ cũng nắm bắt được cái căn, tức các quyền hạn của mình.
RFI : Bình thường, tại Việt Nam, bên phía chính quyền cũng có tổ chức những hoạt động phổ biến về Nhân quyền, cũng có những kênh khác nhau để phân phát những tài liệu tương tự, vậy thì việc các blogger trong mạng lưới mình làm có gì khác ?
Blogger Phạm Văn Hải : Theo tôi được biết, thì việc phổ biến về Nhân quyền của Nhà nước thì đâu có phổ biến rộng rãi trên thông tin đại chúng. Chỉ là nằm trong các văn bản có tính quy phạm, chứ đâu có được phổ biến mạnh mẽ trên truyền thông như những hoạt động khác. Ví dụ ngày thành lập Đảng, trùng với dịp Tết, thì tất cả các ngả đường, các nơi công cộng đều có các băng rôn chào mừng nhiệt liệt, « Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm »… Nhân quyền đâu có được phổ biến rộng rãi như vậy ?!
RFI : Hoạt động hôm nay có gặp trở ngại nào không từ phía chính quyền ?
Blogger Phạm Văn Hải : Hoạt động của chúng tôi làm không có công bố trên mạng như những lần trước, nên hầu như không gặp phản đối hay cản trở nào từ chính quyền. Tôi chỉ có một ý muốn nhắn gởi chung đến tất cả mọi người Việt Nam, nếu xã hội chúng ta muốn phát triển được, thì trước hết phải có một hệ thống pháp lý, pháp luật hoàn chỉnh. Và trước hết là con người mình phải hiểu cái quyền căn bản của mình. Nó là nền tảng căn bản nhất để xã hội phát triển. Nếu không hiểu quyền căn bản của mình, thì cái việc thực thi luật pháp sẽ không tối ưu, sẽ có những điểm bất cập.
Về hoạt động ngày mai 08/12 tại Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các cho biết :
∇ Blogger Phạm Lê Vương Các
Blogger Phạm Lê Vương Các : Tôi được biết ngày mai tại Sài Gòn sẽ có một buổi tổ chức sinh hoạt để quảng bá và vinh danh các giá trị Nhân quyền, bằng các hình thức như thả bóng bay và các anh chị em sẽ ngồi lại với nhau, để trao đổi, tìm hiểu bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những hoạt động đó đều nhằm hướng đến việc xây dựng cho mỗi cá nhân, công dân có được ý thức về quyền con người. Thông qua việc tìm hiểu về Nhân quyền, họ sẽ có được các kiến thức bổ ích, để có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm Nhân quyền đối với mỗi người dân.
Theo tôi, hiện nay có những vấn đề Nhân quyền đang còn bị vi phạm rất nặng nề ở Việt Nam, chẳng hạn như quyền lập hội. Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mọi công dân đều có quyền tự do lập hội. Tuy nhiên, chúng ta đã biết, ở Việt Nam vấn đề lập hội độc lập đối với Nhà nước là vô cùng khó khăn, và đã bị ngăn cản. Ngoài ra còn có một số quyền, như quyền biểu tình của công dân, mỗi khi công dân thực hiện quyền này, thì luôn bị chính quyền đàn áp nặng nề. Như chúng ta đã thấy. Và có một cái quyền là quyền giáo dục và phổ biến về quyền con người, thì như chúng ta biết, ở Việt Nam ngày 5 tháng 5 vừa rồi, buổi tìm hiểu dã ngoại nhân quyền nhanh chóng bị dập tắt, bị đàn áp. Những người tổ chức buổi giáo dục nhận thức cho cộng đồng về quyền con người, thì lại bị đánh đập, bị bắt đi.
Chúng ta thấy là ở Việt Nam, Nhân quyền đang còn bị rất hạn chế. Chính vì vậy, tôi thấy buổi dã ngoại, buổi vinh danh các giá trị Nhân quyền ngày mai, trước tiên để cho những người dân Việt Nam sẽ có cơ hội hiểu hơn về giá trị Nhân quyền và về phía chính quyền, thì đây là điều khiến họ phải tôn trọng quyền làm người của các công dân Việt Nam.
RFI : Xin cảm ơn blogger Phạm Văn Hải và blogger Phạm Lê Vương Các.
'Phương Uyên không lùi bước vì bị đuổi học'
Nữ sinh Nguyễn Phương Uyên (trái) và mẹ đẻ sau phiên xử sơ thẩm
Nữ sinh Phương Uyên vừa lên tiếng nói quyết định của nhà trường đại
học, nơi cô tu nghiệp tới năm thứ ba trước khi bị bắt giữ và ra tòa,
buộc cô phải thôi học là một quyết định 'bất công' đối với cô.
Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, 07/12/2013 từ quê nhà ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, Nguyễn Phương Uyên nói cô sẽ chất vấn với Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh về căn cứ mà trường này dựa vào để đuổi học cô.
Nữ sinh sinh năm 1992 nói: "Tất nhiên đây là một việc bất công đối với tôi vì quyền được đi học của tôi đã bị tước bỏ bởi cái quyết định buộc thôi học này của nhà trường,
"Bên cạnh việc cảm thấy mình bị tước bỏ quyền được đi học là việc cảm thấy mình bị xâm phạm quyền con người."
Phương Uyên cho rằng trường Đại học đã mượn việc thông báo quyết định này tới toàn thể nhà trường để 'bôi nhọ danh dự' của cô.
Cô nói: "Tôi nghĩ rằng họ chỉ lợi dụng việc này để bôi nhọ danh dự và nhân phẩm, cũng như là hình ảnh từ xưa đến giờ của tôi trong mắt của bạn bè."
Cô nói: "Trong tống đạt ngày 26/9 họ phổ biến cho tôi theo điều 61, 62, năm 2000, của Nghị định Chính phủ, họ phổ biến là họ phải tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp tục học , thì ngày giờ này đây, cái quyết định gửi tới cho tôi đã đi ngược lại hoàn toàn với điều mà họ đã nói."
Quyết định buộc thôi học sinh viên do Hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn, ký ngày 29/11, tại điều I, ghi rõ lý do đuổi học Phương Uyên:
"Buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên - nguyên là sinh viên của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM... lớp 10 CDTP1, khóa 2010-2013, do vi phạm pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam."
Văn bản ghi rõ quyết định được thông báo tới toàn trường và gửi tới địa phương nơi cư trú của Nguyễn Phương Uyên.
"Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:
Quyết định của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM buộc thôi học với Phưong Uyên
"Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
"Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn."
Và ông kết luận: "Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không."
Trong một trao đổi từ trước với BBC về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bà Phạm Chi Lan từng lên tiếng quan ngại về trường hợp của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, người mà theo bà không đáng bị chính quyền đối xử với những biện pháp khắc nghiệt như vậy vì cô còn trẻ, lại là phụ nữ, đồng thời chỉ 'biểu lộ tình cảm yêu nước của mình'.
Tuy thế, tại phiên phúc thẩm hôm 16/8/2013 do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức ở tỉnh Long An, nữ sinh này đã bị tuyên 3 năm tù cho hưởng án treo, kèm 52 tháng thử thách vì tội 'Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Hôm thứ Bảy, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên cho BBC hay từ ngày Phương Uyên trở về nhà cô bị an ninh theo dõi chặt chẽ, chính quyền còn cô lập bằng cách 'phong tỏa' hàng xóm, láng giếng tiếp xúc vớ gia đình của bà.
Bà cũng nhắc lại sự việc hôm 25/9 đã bị an ninh hành hung cùng với con gái khi họ ra Hà Nội và bị áp giải một cách 'thô bạo' về địa phương cư trú.
Bà nói với BBC: "Cái việc ngày 25/9 mà mẹ con tôi bị hành hung, cũng như nhiều người bị hành hung, thì không có ai vi phạm cái gì cả, kể cả con gái tôi chưa có một quyết định nào ràng buộc để mà cấm đi ra khỏi địa phương,
"Ngày 25/9 cơ quan tư pháp của nhà nước mới ra quyết định thi hành án và ngày 26/9 mới có tống đạt."
Bà nói: "Hầu như cơ quan chức trách họ cố tình gán cho gia đình chúng tôi một cái mác 'phản động', vì thế ai đến gần có người vận động rằng 'đừng có đến gần', 'đừng có đến thăm gia đình', cũng như đừng có quan hệ gì hết."
"Nếu mà nó đúng, tôi chấp nhận mình bị thôi học ở một đất nước và một xã hội dưới chế độ như thế này, còn nếu nó được dùng cho một ý định xấu khác bôi nhọ danh dự của tôi, thì tôi sẽ yêu cầu bồi thường về mặt danh dự và nhân phẩm của tôi."
Hiện tại, thay vì đến trường học tập, nữ sinh này hàng ngày phải ra đồng để làm công việc đồng áng, một phương cách duy nhất để duy trì cuộc sống của gia đình cô ở tỉnh Bình Thuận.
Hôm thứ Bảy 07/12/2013, BBC đã tìm cách liên lạc với Đại học Công nghệ Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về bản quyết định, nhưng chưa liên lạc được.
Về phần mình, tối cùng ngày, nữ sinh Phương Uyên cho biết về cuộc sống hiện tại và nguyện vọng tiếp tục được học hành của cô.
"Từ sáng cho đến xế chiều, tôi giúp mẹ trồng cải, đi ra ruộng coi lúa, vì nhà tôi đang bị ngập lúa, buổi tối, tôi học Anh văn, và làm bài tập Anh văn để củng cố kiến thức để tìm một môi trường nào đó, được học tập ở một môi trường tốt hơn," cô nói với BBC sau khi vừa ra đồng làm việc trở về.
(BBC)
Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, 07/12/2013 từ quê nhà ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, Nguyễn Phương Uyên nói cô sẽ chất vấn với Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh về căn cứ mà trường này dựa vào để đuổi học cô.
Nữ sinh sinh năm 1992 nói: "Tất nhiên đây là một việc bất công đối với tôi vì quyền được đi học của tôi đã bị tước bỏ bởi cái quyết định buộc thôi học này của nhà trường,
"Bên cạnh việc cảm thấy mình bị tước bỏ quyền được đi học là việc cảm thấy mình bị xâm phạm quyền con người."
Phương Uyên cho rằng trường Đại học đã mượn việc thông báo quyết định này tới toàn thể nhà trường để 'bôi nhọ danh dự' của cô.
Cô nói: "Tôi nghĩ rằng họ chỉ lợi dụng việc này để bôi nhọ danh dự và nhân phẩm, cũng như là hình ảnh từ xưa đến giờ của tôi trong mắt của bạn bè."
"Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không"Theo cô, quyết định buộc thôi học này đã trái ngược với cam kết mà chính quyền nói sẽ đảm bảo quyền trở lại học tập của cô.
Blogger Nguyễn Tường Thụy
Cô nói: "Trong tống đạt ngày 26/9 họ phổ biến cho tôi theo điều 61, 62, năm 2000, của Nghị định Chính phủ, họ phổ biến là họ phải tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp tục học , thì ngày giờ này đây, cái quyết định gửi tới cho tôi đã đi ngược lại hoàn toàn với điều mà họ đã nói."
Quyết định buộc thôi học sinh viên do Hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn, ký ngày 29/11, tại điều I, ghi rõ lý do đuổi học Phương Uyên:
"Buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên - nguyên là sinh viên của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM... lớp 10 CDTP1, khóa 2010-2013, do vi phạm pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam."
Văn bản ghi rõ quyết định được thông báo tới toàn trường và gửi tới địa phương nơi cư trú của Nguyễn Phương Uyên.
'Quyết định vô nhân đạo'
Hôm thứ Năm, blogger Nguyễn Tường Thụy nhận xét về quyết định của chính quyền trên blog của mình:"Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:
Quyết định của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM buộc thôi học với Phưong Uyên
"Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
"Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn."
Và ông kết luận: "Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không."
Trong một trao đổi từ trước với BBC về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bà Phạm Chi Lan từng lên tiếng quan ngại về trường hợp của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, người mà theo bà không đáng bị chính quyền đối xử với những biện pháp khắc nghiệt như vậy vì cô còn trẻ, lại là phụ nữ, đồng thời chỉ 'biểu lộ tình cảm yêu nước của mình'.
Tuy thế, tại phiên phúc thẩm hôm 16/8/2013 do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức ở tỉnh Long An, nữ sinh này đã bị tuyên 3 năm tù cho hưởng án treo, kèm 52 tháng thử thách vì tội 'Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Hôm thứ Bảy, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên cho BBC hay từ ngày Phương Uyên trở về nhà cô bị an ninh theo dõi chặt chẽ, chính quyền còn cô lập bằng cách 'phong tỏa' hàng xóm, láng giếng tiếp xúc vớ gia đình của bà.
Bà cũng nhắc lại sự việc hôm 25/9 đã bị an ninh hành hung cùng với con gái khi họ ra Hà Nội và bị áp giải một cách 'thô bạo' về địa phương cư trú.
Bà nói với BBC: "Cái việc ngày 25/9 mà mẹ con tôi bị hành hung, cũng như nhiều người bị hành hung, thì không có ai vi phạm cái gì cả, kể cả con gái tôi chưa có một quyết định nào ràng buộc để mà cấm đi ra khỏi địa phương,
"Ngày 25/9 cơ quan tư pháp của nhà nước mới ra quyết định thi hành án và ngày 26/9 mới có tống đạt."
'Nguyện vọng được học tiếp'
Bà Nhung phản ánh hàng xóm, láng giềng và người dân địa phương ở gần nơi gia đình bà và Phương Uyên sinh sống, người dân hiện 'rất sợ hãi'.Bà nói: "Hầu như cơ quan chức trách họ cố tình gán cho gia đình chúng tôi một cái mác 'phản động', vì thế ai đến gần có người vận động rằng 'đừng có đến gần', 'đừng có đến thăm gia đình', cũng như đừng có quan hệ gì hết."
"Nếu mà nó đúng, tôi chấp nhận mình bị thôi học ở một đất nước và một xã hội dưới chế độ như thế này, còn nếu nó được dùng cho một ý định xấu khác bôi nhọ danh dự của tôi, thì tôi sẽ yêu cầu bồi thường về mặt danh dự và nhân phẩm của tôi"Trở lại với bản quyết định buộc thôi học của trường đại học với mình, nữ sinh Phương Uyên nói cô sẽ "yêu cầu họ trả lời rõ ràng về cái quy chế của học sinh sinh viên" mà nhà trường đã dựa vào để cáo buộc cô vi phạm.
Nguyễn Phương Uyên
"Nếu mà nó đúng, tôi chấp nhận mình bị thôi học ở một đất nước và một xã hội dưới chế độ như thế này, còn nếu nó được dùng cho một ý định xấu khác bôi nhọ danh dự của tôi, thì tôi sẽ yêu cầu bồi thường về mặt danh dự và nhân phẩm của tôi."
Hiện tại, thay vì đến trường học tập, nữ sinh này hàng ngày phải ra đồng để làm công việc đồng áng, một phương cách duy nhất để duy trì cuộc sống của gia đình cô ở tỉnh Bình Thuận.
Hôm thứ Bảy 07/12/2013, BBC đã tìm cách liên lạc với Đại học Công nghệ Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về bản quyết định, nhưng chưa liên lạc được.
Về phần mình, tối cùng ngày, nữ sinh Phương Uyên cho biết về cuộc sống hiện tại và nguyện vọng tiếp tục được học hành của cô.
"Từ sáng cho đến xế chiều, tôi giúp mẹ trồng cải, đi ra ruộng coi lúa, vì nhà tôi đang bị ngập lúa, buổi tối, tôi học Anh văn, và làm bài tập Anh văn để củng cố kiến thức để tìm một môi trường nào đó, được học tập ở một môi trường tốt hơn," cô nói với BBC sau khi vừa ra đồng làm việc trở về.
(BBC)
Dân tham và quan tham
Nguyễn Hùng
BBC Tiếng Việt
BBC Tiếng Việt
Người dân lấy đi hơn 1000 thùng bia (ảnh Phương Thanh/Tuổi Trẻ)
Sau một loạt các quan tham trong những 'đại án' tham nhũng, giờ tới
lượt dân tham lên mặt báo vì đi hôi bia của xe gặp tai nạn giao thông.
Báo Tuổi Trẻ đăng đoạn video của một độc giả ghi lại cảnh hàng trăm người dân công khai trộm bia giữa ban ngày của xe tải chở bia bị sự cố bất chấp "sự bất lực và gào khóc đến khản cổ của tài xế".
Vụ việc xảy ra hôm 4/12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Video cho thấy người ta ào ào đổ tới lấy bia, cả nam lẫn nữ, cả người dùng tay lẫn người dùng túi.
Tuổi Trẻ nói đây là những hình ảnh "hết sức xấu xí" của người dân "vô cảm" trong khi có báo dùng từ "dân man rợ" để chỉ những người hôi của.
Đông đảo độc giả đã lên án hành động hôi của của người dân.
Nhưng phải nói rằng chuyện hôi của cũng không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam. Nó cũng xảy ra khi Philippines hay Hoa Kỳ gặp bão hay khi London bị đốt phá.
Xuân Hùng viết: "Đổ môṭ xe bia trôi hết bao nhiêu liêm sỉ."
Diep Hai Nguyen nói: "Thật nhục nhã thay cho kiếp con người, hoạn nạn chả giúp nhau thì thôi, lại tranh thủ kiếm trên hoạn nạn của người khác."
Độc giả Koanh Huynh bình luận: "Từ nhỏ đã được dạy "hãy chép bài của bạn để được điểm cao", "ăn xong rồi à! con vứt vỏ ngoài đường đi", "nó đánh con thì con đánh nó đi, cô giáo không giúp được gì đâu", "đồ của bạn con, con xài đi có sao đâu", "mình lấy thêm có một trái cà thôi mà", "cô ơi, bạn này đánh con,... mày không biết đánh lại à?"...
Trong khi đó An Truong không đồng tình với chuyện gọi những người hôi bia là "vô cảm" và nói:
Cũng có người bình luận cực đoan. Linh Hải viết: "Phải mình làm thêm xe bia nữa xong bơm đầy thuốc sâu vào rồi quay lại làm đổ tiếp..."
Còn độc giả có nick Nguoi Ha Noi bình luận: "Khi nghe tin ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép, đánh đập tàn nhẫn, quẳng ngư cụ xuống biển thì có được bao nhiêu người lên tiếng phản đối Trung Quốc và ủng hộ ngư dân?
"Chính cái chính quyền đang điều hành đất nước này đang tìm mọi cách để người dân bàng quan với chính đồng bào của mình, bưng bít thông tin, nói sai sự thật, ngu dân để trị, từ đó nó dẫn đến những việc như hôi của mà BBC đưa."
Độc giả có nick Một Chén Say lại viết: "Người Việt Nam đây sao? Dân việt nam là vậy sao? Đâu rồi: lá lành đùm lá rách. Nhân cách con người để đâu. Thật đáng xấu hổ."
Không phải người dân Việt nào cũng đi hôi của và không phải cứ có tai nạn xảy ra là hôi của xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.
Nhưng chuyện một số lượng lớn người lấy đi hàng ngàn thùng bia cho thấy trình độ và đạo đức của một bộ phận dân chúng.
Hàng trăm người bình luận trên Facebook của BBC
Nó cũng phần nào cho thấy cách họ từng được giáo dục trong gia đình và nhà trường.
Nhân đây xin kể hai chuyện nhỏ, một về ảnh hưởng của giáo dục tới cách ứng xử và một về thay đổi cách tổ chức xã hội để thay đổi hành vi.
Chuyện thứ nhất liên quan tới cậu con trai lớn của tôi, năm nay 12 tuổi.
Hồi đầu năm tôi dẫn cậu và hai đứa em đi thăm Công viên Olympics đang được sửa sang lại.
Tôi có sẵn vé đi tàu hàng năm và cần mua vé cho lũ con. Với vé năm của tôi, khi mua vé cho người khác tôi được giảm 30% đối với mỗi vé mua thêm.
Phòng vé đóng cửa mà máy bán vé thì không biết cách giảm giá cho tôi nên tôi quyết định khi đến ga cuối sẽ mua vé để được giảm giá.
Cậu con trai thấy tôi không mua vé vùng vằng đòi về không đi. Sau khi bị tôi bắt phải lên tàu, cậu liền gọi nhân viên nhà ga đứng điều khiển tàu lên hỏi.
Thấy nhân viên này gật gù đồng ý với giải thích của tôi cậu ta mới thôi.
Nếu ở một nước quan liêu, tôi sẽ phải ra công an phường hay quận, tốt nhất là cầm theo cái phong bì, để làm mọi thủ tục.
Người Anh muốn làm hộ chiếu chỉ việc ra bưu điện
Nhưng ở Anh, tôi chỉ việc ra bưu điện lấy bộ hồ sơ, điền vào, lấy chữ ký và cam đoan của một người có tư cách và có hộ chiếu Anh là họ biết tôi, biết con tôi và ảnh đúng là của cháu.
Tôi nhờ một đồng nghiệp chứng thực rồi mang ra bưu điện. Bưu điện lại có dịch vụ kiểm tra xem tôi điền có đúng quy định của nhà nước không, dĩ nhiên tôi phải trả cho họ vài bảng, rồi họ thu tiền lệ phí hộ chiếu gần 50 bảng cho trẻ con và gửi đi.
Chừng một tuần sau tôi nhận được tin nhắn qua điện thoại của cơ quan cấp hộ chiếu báo là họ đã nhận được và đang xử lý hồ sơ, ba ngày sau họ gửi hộ chiếu về.
Thay đổi hành vi của người dân và của quan chức không phải là điều bất khả thi và rất nhiều nước đã làm thành công.
Vấn đề là người ta có dũng cảm để chấp nhận rằng những gì họ làm là không hợp lý và từ đó thay đổi hay không.
(BBC)
Báo Tuổi Trẻ đăng đoạn video của một độc giả ghi lại cảnh hàng trăm người dân công khai trộm bia giữa ban ngày của xe tải chở bia bị sự cố bất chấp "sự bất lực và gào khóc đến khản cổ của tài xế".
Vụ việc xảy ra hôm 4/12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Video cho thấy người ta ào ào đổ tới lấy bia, cả nam lẫn nữ, cả người dùng tay lẫn người dùng túi.
Tuổi Trẻ nói đây là những hình ảnh "hết sức xấu xí" của người dân "vô cảm" trong khi có báo dùng từ "dân man rợ" để chỉ những người hôi của.
Đông đảo độc giả đã lên án hành động hôi của của người dân.
Nhưng phải nói rằng chuyện hôi của cũng không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam. Nó cũng xảy ra khi Philippines hay Hoa Kỳ gặp bão hay khi London bị đốt phá.
'Đổ bia, trôi liêm sỉ'
Các độc giả của BBC cũng có những phản ứng mạnh trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt.Xuân Hùng viết: "Đổ môṭ xe bia trôi hết bao nhiêu liêm sỉ."
"Đổ môṭ xe bia trôi hết bao nhiêu liêm sỉ."Tim Nguyen bình luận: "Nghĩ lại ông Hồ và Đảng cộng sản giỏi thật. Họ chỉ cần trồng con người 40 năm thì đã có cây ăn trái rồi."
Xuân Hùng
Diep Hai Nguyen nói: "Thật nhục nhã thay cho kiếp con người, hoạn nạn chả giúp nhau thì thôi, lại tranh thủ kiếm trên hoạn nạn của người khác."
Độc giả Koanh Huynh bình luận: "Từ nhỏ đã được dạy "hãy chép bài của bạn để được điểm cao", "ăn xong rồi à! con vứt vỏ ngoài đường đi", "nó đánh con thì con đánh nó đi, cô giáo không giúp được gì đâu", "đồ của bạn con, con xài đi có sao đâu", "mình lấy thêm có một trái cà thôi mà", "cô ơi, bạn này đánh con,... mày không biết đánh lại à?"...
Trong khi đó An Truong không đồng tình với chuyện gọi những người hôi bia là "vô cảm" và nói:
"Phải mình làm thêm xe bia nữa xong bơm đầy thuốc sâu vào rồi quay lại làm đổ tiếp...""Vô cảm à, thôi cho tôi xin, cứ lấy từ đó ra mị hoài. Vô cảm mà biết đem xe ba gác đến hôi bia, người người đổ ra hôi của người ta. Đó là tham lam, trên tham nhũng, dưới tham lam chung quy gọi là ăn cướp có quy trình."
Linh Hải
Cũng có người bình luận cực đoan. Linh Hải viết: "Phải mình làm thêm xe bia nữa xong bơm đầy thuốc sâu vào rồi quay lại làm đổ tiếp..."
Còn độc giả có nick Nguoi Ha Noi bình luận: "Khi nghe tin ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép, đánh đập tàn nhẫn, quẳng ngư cụ xuống biển thì có được bao nhiêu người lên tiếng phản đối Trung Quốc và ủng hộ ngư dân?
"Chính cái chính quyền đang điều hành đất nước này đang tìm mọi cách để người dân bàng quan với chính đồng bào của mình, bưng bít thông tin, nói sai sự thật, ngu dân để trị, từ đó nó dẫn đến những việc như hôi của mà BBC đưa."
Độc giả có nick Một Chén Say lại viết: "Người Việt Nam đây sao? Dân việt nam là vậy sao? Đâu rồi: lá lành đùm lá rách. Nhân cách con người để đâu. Thật đáng xấu hổ."
'Giáo dục công dân'
Cũng có độc giả BBC, người có nick Shaco Aquarius bình luận: "Sự thất bại của bộ môn giáo dục công dân."Không phải người dân Việt nào cũng đi hôi của và không phải cứ có tai nạn xảy ra là hôi của xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.
Nhưng chuyện một số lượng lớn người lấy đi hàng ngàn thùng bia cho thấy trình độ và đạo đức của một bộ phận dân chúng.
Hàng trăm người bình luận trên Facebook của BBC
Nó cũng phần nào cho thấy cách họ từng được giáo dục trong gia đình và nhà trường.
Nhân đây xin kể hai chuyện nhỏ, một về ảnh hưởng của giáo dục tới cách ứng xử và một về thay đổi cách tổ chức xã hội để thay đổi hành vi.
Chuyện thứ nhất liên quan tới cậu con trai lớn của tôi, năm nay 12 tuổi.
Hồi đầu năm tôi dẫn cậu và hai đứa em đi thăm Công viên Olympics đang được sửa sang lại.
Tôi có sẵn vé đi tàu hàng năm và cần mua vé cho lũ con. Với vé năm của tôi, khi mua vé cho người khác tôi được giảm 30% đối với mỗi vé mua thêm.
Phòng vé đóng cửa mà máy bán vé thì không biết cách giảm giá cho tôi nên tôi quyết định khi đến ga cuối sẽ mua vé để được giảm giá.
Cậu con trai thấy tôi không mua vé vùng vằng đòi về không đi. Sau khi bị tôi bắt phải lên tàu, cậu liền gọi nhân viên nhà ga đứng điều khiển tàu lên hỏi.
Thấy nhân viên này gật gù đồng ý với giải thích của tôi cậu ta mới thôi.
Hành không là chính
Chuyện thứ hai liên quan tới việc xin hộ chiếu cho cậu út.Nếu ở một nước quan liêu, tôi sẽ phải ra công an phường hay quận, tốt nhất là cầm theo cái phong bì, để làm mọi thủ tục.
Người Anh muốn làm hộ chiếu chỉ việc ra bưu điện
Nhưng ở Anh, tôi chỉ việc ra bưu điện lấy bộ hồ sơ, điền vào, lấy chữ ký và cam đoan của một người có tư cách và có hộ chiếu Anh là họ biết tôi, biết con tôi và ảnh đúng là của cháu.
Tôi nhờ một đồng nghiệp chứng thực rồi mang ra bưu điện. Bưu điện lại có dịch vụ kiểm tra xem tôi điền có đúng quy định của nhà nước không, dĩ nhiên tôi phải trả cho họ vài bảng, rồi họ thu tiền lệ phí hộ chiếu gần 50 bảng cho trẻ con và gửi đi.
Chừng một tuần sau tôi nhận được tin nhắn qua điện thoại của cơ quan cấp hộ chiếu báo là họ đã nhận được và đang xử lý hồ sơ, ba ngày sau họ gửi hộ chiếu về.
Thay đổi hành vi của người dân và của quan chức không phải là điều bất khả thi và rất nhiều nước đã làm thành công.
Vấn đề là người ta có dũng cảm để chấp nhận rằng những gì họ làm là không hợp lý và từ đó thay đổi hay không.
(BBC)
Trần Kinh Nghị - Hợp tác hữu nghị...như thế này sao?
Theo một số nguồn tin, trong đó có báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, đã đưa tin
về vụ việc tàu cá mang số hiệu Qng - 92046 của thuyền trưởng Nguyễn Văn
Lâm khi đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa hôm 1/12 gặp trục trặc do lưới
cá bị dính vào chân vịt khiến ngư dân Nguyễn Văn Xiện đã bị chân vịt cứa
vào cổ bị mất nhiều máu và bất tỉnh. Ông Lâm sau đó đã liên lạc và được
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (có trụ sở tại
Đà Nẵng) hướng dẫn cho tàu chạy vào đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa
để cấp cứu.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm và thiết bị Trung Quốc đập phá |
Đài BBC ngày 5/12 cho hay đã liên hệ với Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh
Quảng Ngãi và được cơ quan này xác nhận có việc ông Lâm báo cáo về việc
bị phía Trung Quốc đập phá thiết bị trên tàu và đang "làm việc với chủ
thuyền để xác minh thêm". Cơ quan này xác nhận tàu của ông Lâm đã bị
"một số thiệt hại" khi về đến Quảng Ngãi ngày 3/12, đồng thời cũng cho
biết ngoài trường hợp ông Xiện ra, không có thuyền viên nào khác trên
tàu bị thương.
Cũng theo đài BBC, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm cho biết, khi vừa cập
đảo Phú Lâm lúc 3 giờ sáng ngày 2/12, tàu của ông đã bị phía Trung Quốc
khống chế và phá hủy các máy móc vô tuyến với lý do "đây là căn cứ quân
sự Trung Quốc". Sau khi đập phá xong số máy móc với tổng trị giá hơn 70
triệu đồng, phía Trung Quốc mới bắt đầu chữa trị vết thương cho ông
Xiện.(Chi tiết này chưa được nói đến trên tin của báo Tiền Phong và
Tuổi Trẻ).
Được biết ông Xiện hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng
Ngãi, trong khi biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nói với BBC tình trạng sức
khỏe của ông này đã "tạm ổn".
Đảo Phú Lâm hiện đang là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của thành
phố Tam Sa và trụ sở Bộ chỉ huy lực lượng quân đồn trú của nước này tại
quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Các hành động trên đã bị Việt Nam phản đối. Trên đảo này Trung
Quốc mới xây một sân bay có thể đón các máy bay thương mại cỡ lớn,
ngoài khả năng đón và đồn trú các máy bay quân sự.
Đảo Phú Lâm cũng chính là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của cái
gọi là "thành phố Tam Sa" đang gây rất nhiều tranh cãi. Trong mấy năm
qua đã có nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động
đánh bắt trên biển, chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa. Ngày 9/7, hai
tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn
công và thu giữ tài sản khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Phú Lâm.
Trước đó, vào đầu tháng 6, một tàu cá của ngư dân tỉnh Thanh Hóa cũng bị
một 'tàu lạ' khác đâm chìm, khiến một người thiệt mạng. Vào cuối tháng
5, một tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi bị một tàu hải giám của Trung
Quốc mang số hiệu 246 đâm vỡ. Hồi cuối tháng 3, một tàu của Quảng Ngãi
bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin gần đảo Hoàng Sa. Năm
ngoái, 21 ngư dân từ huyện đảo Lý Sơn c đã bị Trung Quốc bắt giữ
và đánh đập khi đang đánh bắt trong khu vực quần đảo Hoàng Sa./.
Trần Kinh Nghị(Blog Bách Việt)
Bộ mặt thật của những kẻ “chém gió” nhân quyền
Ngay khi Việt Nam đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, từ khóa
"Nhân quyền" xuất hiện khắp các nơi trên các trang truyền thông của các
nhóm, cá nhân vốn tự xưng là “đấu tranh dân chủ”. Nhưng "nhân quyền" là
gì thì ngay cả những kẻ mang danh hô hào hay đấu tranh cho nó này chưa
chắc đã hiểu, mà có vẻ như thực sự họ không cần hiểu.
Hàng trăm văn bản của Liên hợp quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các
quốc gia đều đưa ra nhiều điều khoản quy định thế nào là "nhân quyền",
nhìn chung là chưa thống nhất. Vai trò của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc chính là giám sát thực thi nhân quyền trên khắp thế giới. Nhưng
tinh thần quan trọng nhất cần giữ đó là tôn trọng chính con người và lựa
chọn cá nhân, tôn trọng tâm linh, tín ngưỡng, pháp luật, truyền thống
văn hóa của mỗi quốc gia.
Đối với những kẻ núp dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền này, mục đích
chính của chúng chỉ là đòi đa nguyên đa đảng, tự do báo chí, tự do ngôn
luận, tự do biểu tình, tự do lập hội… không giới hạn, không chịu sự kiểm
soát của pháp luật để chúng có thể biến những thứ này thành vũ khí lật
đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ thể chế chính trị hiện hành.
Bảo vệ nhân quyền đã trở thành một hình ảnh truyền thông, một chiêu bài
chính trị, thậm chí là cơ hội để vận động tài trợ. Đấu tranh cho nhân
quyền, đặc biệt là ở Việt Nam, đang trở thành một nghề, một thứ thời
trang thời thượng cho các thành phần đối lập chính trị.
Nếu ngồi điểm lại các hoạt động “đấu tranh dân chủ” của họ, sẽ thấy
những người này thay thông điệp như thay áo: đa nguyên - đa đảng, chủ
quyền biển đảo, tự do lập hội, quyền thực thi xã hội dân sự và đến giờ
là nhân quyền... Nhưng trên thực tế, chưa hoạt động nào mang lại kết quả
thực tiễn, thậm chí với kiểu truyền thông vô văn hóa, chụp giật, tất cả
những khái niệm tốt đẹp đó đều đã bị chính họ bôi nhọ, gây phản cảm với
phần đông dân chúng.
Cứ một thời gian ngắn, những hội nhóm này lại đồng loạt thay đổi quan
điểm và thông điệp, qua đó có thể thấy rằng từ "Việt Tân", "Dân Làm Báo"
đến "Mạng lưới Blogger Việt Nam", "Hội Anh em Dân chủ" và mới đây là
"Diễn đàn Xã hội Dân sự"... không ai có nhu cầu làm thật, họ chỉ đang
"mượn gió bẻ măng", lợi dụng những vấn đề này để gây rối loạn, qua đó để
trục lợi cho cá nhân và hội nhóm.
Những năm 2006 đến 2008, các hoạt động đòi đa nguyên - đa đảng được đẩy
mạnh, và hậu quả là những hội nhóm đảng phái như “Đảng Dân chủ Việt
Nam”, “Khối 8406” nhận được tiền hỗ trợ từ kiều bào nước ngoài quá nhiều
đến mức tư lợi, tranh giành, đố kị, tố cáo lẫn nhau khiến chính nội bộ
chúng mâu thuẫn, sử dụng chính mạng Internet để triệt tiêu ảnh hưởng của
nhau, tự tan rã.
Chưa kịp chứng minh tính ưu việt trong đòi hỏi được đa nguyên - đa đảng
sẽ đi đâu về đâu thì chính những tổ chức này đã chứng minh được một điều
rằng: Thể chế đa đảng có thể mang tới cơ hội tham nhũng nhiều hơn,
tranh giành lợi ích cá nhân, phe nhóm nhiều hơn, trở thành công cụ thiếu
lý trí cho thành phần phi dân tộc lợi dụng, điều khiển nhiều hơn…
Đến nay lại tới thông điệp “đấu tranh nhân quyền”. Thực ra hoạt động núp
dưới danh nghĩa này kéo dài từ rất lâu, chỉ có điều nó không được gọi
tên là "nhân quyền". Bản chất hoạt động này là gì? Quay phim, chụp ảnh,
viết bài thổi phồng, xuyên tạc, thậm chí bịa đặt về các trường hợp vi
phạm nhân quyền, nói tóm lại là để truyền thông, phục vụ yêu cầu của
hàng trăm “ông chủ” ở hải ngoại như “Việt Tân”, “Tập hợp dân chủ đa
nguyên”, “Phục hưng Việt Nam”... sử dụng để vận động quốc tế can thiệp,
cô lập, gây thiệt hại cho Chính phủ, nhân dân Việt Nam về kinh tế, chính
trị, văn hóa là chủ yếu.
Mỗi chiến dịch của họ lại gắn với xâm phạm chính lợi ích của nhân dân,
đồng bào của họ, như vận động chính phủ khác, thể chế quốc tế cản trở
Việt Nam trở thành thành viên WTO, TPP, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc, hay vận động dân biểu Mỹ và một số nước đệ trình dự
luật nhân quyền chống Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC…
Ngoài những trường hợp tham gia hoạt động chống đối chính quyền và bị
bắt giam sẵn sàng xuất hiện trên truyền thông, còn thì đa phần những
người dân thường chẳng bao giờ được hỏi xem có muốn xuất hiện trên
phương tiện truyền thông hay không. Những người “đấu tranh nhân quyền”
này cứ tự động chụp hình, quay phim và chia sẻ hình ảnh trên mạng, vô tư
vi phạm quyền bảo vệ hình ảnh cá nhân.
Hàng chục bản kiến nghị, tuyên bố với phương thức lấy chữ ký ảo trên
mạng Internet để đạt số lượng hàng ngàn, chục ngàn người, ngay sau đó
lại trở thành công cụ cho những kẻ đầu nậu, nhóm người khởi xướng khai
thác triệt để tạo hình ảnh cho một vài cá nhân, cho các hoạt động mới,
chiến dịch mới mà không quan tâm đến quan điểm của những người tham gia
ký tên có muốn được "trưng dụng", "khai thác" vô tư đến thế không. Quá
rõ ràng cho động cơ của họ là vụ lợi chứ không phải vì mong muốn quyền
con người được thực thi.
Trong tháng 12 này dự kiến có nhiều hoạt động nhân quyền diễn ra, sẽ là
cơ hội cho các thành phần chống đối tổ chức núp dưới danh nghĩa “dã
ngoại nhân quyền”, “giao lưu nhân quyền”, “phát sách, tài liệu nhân
quyền” hoặc lợi dụng chính các hoạt động tuyên truyền bảo vệ quyền con
người của các NGO hay các tổ chức xã hội để quảng bá, tiếp thị cho các
cá nhân, nhen nhóm chống đối kiểu như “Hội Phụ nữ nhân quyền”, “Mạng
lưới Blogger Việt Nam”, “Phong trào Con đường Việt Nam”…
Bao nhiêu tiền ủng hộ của quốc tế và kiều bào sẽ được tiêu tốn cho các
hoạt động bề nổi như thế này? Người được lợi có thật sự là người dân
không, hay là những kẻ hùng hổ phát ngôn, hùng hổ kêu gọi. Sau mỗi sự
kiện như thế này, đảm bảo lại có vài hình mẫu anh hùng mới nổi, đấu
tranh cho "nhân quyền" tạo một ảo ảnh truyền thông với dư luận quốc tế.
Và chắc chắn cũng giống như nhiều thông điệp khác, những hoạt động vì
nhân quyền sớm muộn gì cũng bị những kẻ tự xưng “đấu tranh nhân quyền”
chộp giật, hủy hoại,
Tử Đinh Hương
(CAND)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét