Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Tin thứ Năm, 05-01-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<= Để tiết kiệm nước, các chiến sĩ nhà giàn ngồi vào chậu tắm, nước thừa dành để tưới rau. (ảnh DK1). – Sinh tồn trên biển khát (VOV). – Nhịp sống trên đảo Thuyền Chài (Trường Sa) (Tin tức).   – Săn cá bò ở Trường Sa (VOV). – Đặng Huy Văn – Trường Sa chờ xuân về – (Dân Luận). – ‘Trường Sa’ vẫn là vấn đề nhạy cảm: ‘Spratlys’ remains a sensitive issue (Manila Bulletin). – Trần Bình Nam: Bão táp trên Biển Đông – (Việt Báo).
- BS vừa cùng các cộng sự, BTV điểm tin, vừa coi cái phóng sự Biển Đảo trên VTV1, từ 7h30’, phần 4, khá hấp dẫn và cảm động. Mời bà con đón coi trên phần video lưu của VTV.
Vấn, luận thập điều – (DLB). Nhân những câu hỏi trong bài về vụ “cờ Trung Quốc 6 sao”, xin nói thêm, đó là có nguồn tin từ Bộ Ngoại giao nhằm thanh minh, rằng bữa đón họ Tập, ban đầu chỉ in khoảng 50 lá cờ thôi, nhưng sau có lệnh nâng nghi thức lên gần như đón nguyên thủ, vậy là phải vội vàng in thêm, nên bị lỗi. Khi phát hiện ra, thì đoàn xe thượng khách đã về gần tới Phủ Chủ tịch.
BS cho rằng điều quan trọng nhất trong những vụ việc này cũng như nhiều vụ bê bối khác là, chính quyền không minh bạch từ khâu thông tin cho tới việc xử lý. Chính vì vậy càng làm cho mối nghi ngờ trong người dân, đôi khi là … oan, lại càng tăng thêm. Và một khi đã như vậy, thì không thể trách dân nghi oan cho mình được nữa rồi. “Có gan ăn cắp, phải có gan chịu đòn”. Che đậy, biến báo, lấp liếm với dân nhiều khi còn tệ hơn ăn cắp. Che đậy đôi khi thành ra “gậy ông đập lưng ông”, khi mà biết đâu có âm mưu của “các thế lực thù địch” (phương Bắc, phương Tây?) hoặc trò đấu đá nội bộ đằng sau vụ này.
Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương - (BBC). – Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương  —  (RFI).  – RSF kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương  —  (VOA). – Tin trên Tổ chức Phóng viên Không Biên giới Newspaper reporter arrested for undercover investigation of police corruption. Bản tin này có dẫn bài trên báo Tuổi Trẻ: F..k you, pay the road bribes (Tuoi Tre News). - NHÀ BÁO VÀ CÔNG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG – (Nguyễn Xuân Diện). – Vụ phóng viên Hoàng Khương qua cái nhìn của một nhà báo – (RFA). – Cần một luật báo chí đầy đủ và cụ thể hơn – (RFA). – Trách nhiệm dân sự và trường hợp Hoàng Khương (FB Trần Minh Khôi).
- Nghề báo: Nghề nguy hiểm (Quang Minh Đỉnh). “Việc các nhà báo, phóng viên bị coi thường, hành hung, bắt nhốt, đánh đập, gây khó dễ trong quá trình tác nghiệp xảy ra không phải là hiếm và mức độ nghiêm trọng cũng tăng theo tỉ lệ thuận. Theo lẽ thường, một nhà báo sẽ có nhiều mối quan hệ cả với chính quyền với các cá nhân ngoài xã hội. Và nhiều người ‘lầm tưởng’ rằng đó là những lớp bảo vệ hữu hiệu và vững chắc nếu khi có ‘sự cố’ nào đó xảy đến tới mình. Nhưng một khi bị cơ quan cảnh sát điều tra đưa vào tầm ngắm và triệu tập lên lấy lời khai thì lúc đó sẽ hiểu sự ‘nguy hiểm’ của nghề làm báo là như thế nào”.
- Khai tử một khái niệm: lề trái và lề phải – (DLB). “Hãy khai tử khái niệm lề trái và lề phải.   Chỉ có lề đảng và lề DÂN. Bài viết của bạn nhắm tới mục tiêu phục vụ cho ai sẽ chứng tỏ cho mọi người biết bạn đang ở lề nào”. Đảng một lề và dân một lề…
Thu phí xe máy là không hợp lý (TP). – Học các nước phát triển nên… quyết thu (LĐ).  – Khi Bộ trưởng “lục túi” người dân  —  (Tuanddk). “Có người nói bằng việc ban hành một văn bản nhạy cảm như vậy vào ngày cuối cùng của năm, dịp mà hầu hết các cơ quan truyền thông nghỉ tết dương lịch, và dưới danh nghĩa ‘Cách mạng chống ùn tắc’, Bộ trưởng Thăng đã khôn ngoan hơn rất nhiều so với hôm ông ‘xin tiền trước QH’. Nhưng khôn ngoan để làm gì khi bản chất của câu chuyện là ông đã ‘lục túi’ người dân dưới danh nghĩa giảm ùn tắc giao thông, đã đẩy áp lực trách nhiệm của một Bộ trưởng lên vai người dân”.
Chủ tịch nước gặp mặt thanh niên quân đội ưu tú (TN). Cùng ngày, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đã có cuộc gặp mặt các cựu thiếu sinh quân. Một độc giả đã gửi ảnh và cho biết một số cựu binh tham dự đã gửi tận tay Chủ tịch bức thư gửi CT nước về trường hợp công dân Bùi Thị Minh Hằng.
Nói thêm về “thiếu sinh quân”. Họ có hai “thế hệ”. Một là lớp tiền bối, xuất thân từ dân đen, tham gia quân đội từ niên thiếu. Hai là các “con cha cháu ông”, tức con các thứ, bộ trưởng trở lên bên dân sự, hoặc con các sĩ quan cao cấp quân đội (hồi đó chưa đông đúc như bây giờ), trong thời chiến tranh VN, được đưa vào trường “chuyên” có tên là Nguyễn Văn Trỗi. Có thời trường này đã tạm chuyển qua Quế Lâm, Trung Quốc để tránh máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc. Lớp thiếu sinh quân đầu nghe chừng … “cứng đầu”, có trang web riêng khá ba gai. Lớp sau chắc được đào luyện kỹ, công thành danh toại, chế độ ngon lành, nên … “êm”? Họ cũng có blog riêng. Ấy vậy mà cũng đã kịp đưa tin là đã “dúi vào tận tay Chủ tịch” bức thư nói trên, với cái tựa thật dễ thương: “Mượn gió bẻ măng làm việc nghĩa“. Ở cái xứ ta thời nay đôi khi những chuyện lớn cũng thấy tức cười, những màn “dấm”, “dúi” kiểu đó, có khi lại mang đến kết quả rất lớn và bất ngờ. Vì dạng thư từ khiếu kiện, đám “trung gian nịnh thần” mấy khi đưa tới tận tay các vị lãnh đạo cao nhất.
- TAO KHÓC THẾ ỔN KHÔNG? (Nguyễn Quang Vinh).
<= Photo: online.wsj.com. – Trung Quốc: Dự kiến nhân sự cấp cao khóa 18 Đảng Cộng Sản (NCBĐ/Open). – Hồ Cẩm Đào – Trung Quốc trong cuộc chiến văn hóa: Hu: China in cultural war (Diplomat‎).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thoái hóa (Phạm Thị Hoài).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia – Kỳ cuối: Đừng biến thành cuộc đua thành tích (TT). Một giờ tập huấn của học sinh đội tuyển địa lý với giáo viên của Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ – Ảnh: Ngọc hà. =>
- BƯU THIẾP (NCTG).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
* RFA: + Sáng 04-01-2012 
* RFI: 04-01-2012


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét