-Bkav bỏ ra 2,3 tỷ đồng mua lại tên miền từ một công ty của Mỹ-QĐND Online - QĐND Online - Chiều ngày 4-1, Công ty An ninh mạng Bkav cho biết, công ty này đã đưa tên miền quốc tế Bkav.com vào hoạt động, sau khi bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại từ một công ty của Mỹ.
Thực
tế gần đây, hàng loạt các công ty có thương hiệu trong lĩnh vực công
nghệ, ngân hàng… của Việt Nam bị mất tên miền quốc tế. Có thể liệt kê ra
đây như Viettel.com bị một người ở Mỹ mua từ năm 1997 và rao bán với
giá 1,5 triệu USD, FPT.com cũng bị mua từ năm 1995, còn Bkav.com bị mua
từ năm 2001.
Bkav bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền bkav.com
|
Ông
Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkav cho biết, cách đây hơn 10 năm, Bkav
không nghĩ tới việc có thể đưa thương hiệu ra toàn cầu, do đó Công ty
đã không mua tên miền quốc tế mà chỉ mua tên miền trong nước
Bkav.com.vn. Từ năm 1997 Việt Nam mới kết nối Internet, nền kinh tế lại
chưa phát triển nên trong hoàn cảnh đó doanh nghiệp khó mà nghĩ đến toàn
cầu. Có lẽ đây cũng là lý do mà các thương hiệu khác của Việt Nam đã để
mất tên miền quốc tế.
Bởi
vậy, có thể hiểu việc mua lại tên miền .com là một trong những bước đi
của Bkav trong việc đưa sản phẩm của mình trở nên thân thuộc hơn với
khách hàng quốc tế.
Ông
Quảng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên mua tên miền quốc tế khi sản
phẩm bắt đầu có thương hiệu để tránh phải chi nhiều tiền cho việc mua
lại sau này.
Thu Hằng...-Nguồn:Viettel.com bị rao bán: Rào cản tương lai của Viettel?
(Tamnhin.net) - Có thể, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ gặp đôi chút rắc rối trong việc đưa thương hiệu tiến ra toàn cầu vì một tên miền quốc tế.
Mấy ngày qua, thông tin tên miền viettel.com, đăng ký qua một trang web quốc tế, hết hạn vào 13/5/2020, người đăng ký là Nguyen Duy, địa chỉ tại California (Mỹ), đang được rao bán với giá 1,5 triệu USD, một lần nữa nhắc lại nguy cơ lợi dụng các tên miền Việt Nam cả chính thống và không chính thống từ nước ngoài.
Gần
đây nhất, cuối tháng 10/2011, hai trang thông tin của Việt Nam là
vozforums.com (diễn đàn chuyên về công nghệ) và diadiem.com (chuyên về
bản đồ, chỉ đường) đã bị mất quyền kiểm soát, người dùng không thể truy
cập.
Với trang vozforums.com, khi người dùng truy cập đã tự động bị chuyển đến một trang công nghệ khác là tinhte.vn và thông báo hai diễn đàn này sáp nhập vào nhau. Trong khi đó, tên miền diadiem.com, sau khi hacker kiểm soát đã lập tức rao bán trên chính website này và để lại liên hệ một cách cụ thể qua e-mail, đồng thời tên miền này bị chuyển ra máy chủ nước ngoài.
Phải mất gần hai tuần sau ban quản trị của các diễn đàn mới lấy lại được tên miền và hoạt động trở lại bình thường.
Hai tên miền trên hoặc những tên miền bị chiếm quyền kiểm soát trước đó dẫu sao cũng đã được đăng ký và trên thực tế là bị hacker đánh cắp, có thể đòi lại thông qua các thủ tục pháp lý. Cụ thể, chủ đại diện các tên miền này phải làm việc với các nhà cung cấp tên miền, đưa ra các bằng chứng chứng minh và thông qua các văn bản pháp lý để giải quyết tranh chấp đòi lại tên miền.
Nhưng, dù vậy, quy trình đi đòi lại tên miền bị đánh cắp cũng sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục và một số chuyên gia công nghệ cho rằng, tỷ lệ thành công là không cao.
Nguyên nhân nào khiến Viettel trước đây không mua "bao sân" nốt tên miền viettel.com bên cạnh hai tên miền chính thức hiện tại là viettel.com.vn và viettel.vn thì có lẽ chỉ Viettel mới biết. Một vấn đề đáng lưu ý, theo ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN Trading), tên miền viettel.com sẽ không tác động nhiều tới Viettel cả về mặt giá trị thương hiệu lẫn hoạt động kinh doanh ở trong nước, tuy nhiên, khi Viettel đẩy mạnh phát triển thương hiệu ra toàn cầu - với nhiều thương vụ đầu tư ra nước ngoài trong vài năm trở lại đây - thì câu chuyện lại khác.
Ông Huệ phân tích, ở góc độ địa chỉ tên miền thì cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu thông thường là tên miền quốc tế .com, vừa dễ dàng tạo ra sự nhận biết vừa đơn giản với thói quen của người dùng quốc tế. “Trên thị trường thế giới, rõ ràng là lợi thế hình ảnh của tên miền quốc tế được thể hiện tốt hơn so với tên miền trong nước”, ông nói.
Ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nói, do viettel.com là tên miền quốc tế nên nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam, vì thế, nếu Viettel muốn có được tên miền quốc tế trên thì theo như thông lệ phải thương lượng, hòa giải với đơn vị sở hữu hoặc, nếu không phải đưa ra toàn án quốc tế để giải quyết tranh chấp.
“Nếu Viettel đưa ra được các chứng cứ, sở cứ và chứng minh được tên miền viettel.com là của mình thì có thể đòi lại được, nhưng trên thực tế, thường những cá nhân, tổ chức nào đăng ký trước thì người ta hoàn toàn có quyền sở hữu và sử dụng”, ông Tân bình luận.
Với trang vozforums.com, khi người dùng truy cập đã tự động bị chuyển đến một trang công nghệ khác là tinhte.vn và thông báo hai diễn đàn này sáp nhập vào nhau. Trong khi đó, tên miền diadiem.com, sau khi hacker kiểm soát đã lập tức rao bán trên chính website này và để lại liên hệ một cách cụ thể qua e-mail, đồng thời tên miền này bị chuyển ra máy chủ nước ngoài.
Phải mất gần hai tuần sau ban quản trị của các diễn đàn mới lấy lại được tên miền và hoạt động trở lại bình thường.
Hai tên miền trên hoặc những tên miền bị chiếm quyền kiểm soát trước đó dẫu sao cũng đã được đăng ký và trên thực tế là bị hacker đánh cắp, có thể đòi lại thông qua các thủ tục pháp lý. Cụ thể, chủ đại diện các tên miền này phải làm việc với các nhà cung cấp tên miền, đưa ra các bằng chứng chứng minh và thông qua các văn bản pháp lý để giải quyết tranh chấp đòi lại tên miền.
Nhưng, dù vậy, quy trình đi đòi lại tên miền bị đánh cắp cũng sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục và một số chuyên gia công nghệ cho rằng, tỷ lệ thành công là không cao.
Nguyên nhân nào khiến Viettel trước đây không mua "bao sân" nốt tên miền viettel.com bên cạnh hai tên miền chính thức hiện tại là viettel.com.vn và viettel.vn thì có lẽ chỉ Viettel mới biết. Một vấn đề đáng lưu ý, theo ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN Trading), tên miền viettel.com sẽ không tác động nhiều tới Viettel cả về mặt giá trị thương hiệu lẫn hoạt động kinh doanh ở trong nước, tuy nhiên, khi Viettel đẩy mạnh phát triển thương hiệu ra toàn cầu - với nhiều thương vụ đầu tư ra nước ngoài trong vài năm trở lại đây - thì câu chuyện lại khác.
Ông Huệ phân tích, ở góc độ địa chỉ tên miền thì cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu thông thường là tên miền quốc tế .com, vừa dễ dàng tạo ra sự nhận biết vừa đơn giản với thói quen của người dùng quốc tế. “Trên thị trường thế giới, rõ ràng là lợi thế hình ảnh của tên miền quốc tế được thể hiện tốt hơn so với tên miền trong nước”, ông nói.
Ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nói, do viettel.com là tên miền quốc tế nên nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam, vì thế, nếu Viettel muốn có được tên miền quốc tế trên thì theo như thông lệ phải thương lượng, hòa giải với đơn vị sở hữu hoặc, nếu không phải đưa ra toàn án quốc tế để giải quyết tranh chấp.
“Nếu Viettel đưa ra được các chứng cứ, sở cứ và chứng minh được tên miền viettel.com là của mình thì có thể đòi lại được, nhưng trên thực tế, thường những cá nhân, tổ chức nào đăng ký trước thì người ta hoàn toàn có quyền sở hữu và sử dụng”, ông Tân bình luận.
Theo VnEconom
-- Cơ cấu lại nền kinh tế: nhận diện những thách thức (TVN). – Tập đoàn kinh tế đầu tiên công bố tái cấu trúc (VnEconomy).- 2012: Tăng trưởng tín dụng nới lên 17% (VEF).
- Giải pháp đưa kinh tế phục hồi và “ấm” dần năm 2012 (TTXVN).--- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nhanh chóng giảm lãi suất cho vay” (TN). –Tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt (TTXVN).
- Lần đầu tiên Bộ Chính trị có nghị quyết về doanh nhân (VnEconomy). - Dự thảo Luật Giá và nguy cơ tái bao cấp - (RFA). -- Đề nghị bổ sung nước biển vào luật Tài nguyên nước (TN). - Đề nghị thu tiền khai thác nước phục vụ kinh doanh (NLĐ).- Hệ lụy án lệnh vụ kiện Vinashin — (BBC).-- Ưu ái cho TKV vận chuyển bauxite (NLĐ).
- Năm 2012, “chịu đau” giảm thu ngân sách để cứu doanh nghiệp (DVT). - Xử lý hết ngân hàng yếu kém trong năm 2012 (TP). -- Ngân hàng lập ngân hàng: Phải có 100.000 tỷ đồng! (VnEconomy). -Đồng loạt làm giá vàng: Thuốc bình ổn vô hiệu (VEF.VN)
- Các DN vàng đã kiếm lãi lớn khi cố tình neo giá còn người dân đổ xô
đi vàng rất nhiều. Nghi vấn làm giá đang rộ lên và hiệu quả của việc
bình ổn giá vàng lại được đặt ra.
- “Vắng mặt” số liệu huy động vốn (VnEconomy).- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Cần 65.000 tỉ đồng (TT).-- Khối ngân hàng cổ phần đang mạnh lên (VnEconomy).
- Hàng không Việt Nam: Lùi một bước để …lùi tiếp ? (VnMedia). - Nỗi buồn hội nhập (TBKTSG).
- Chỉ 2/15 khu kinh tế “đạt yêu cầu” (SGTT). Vỡ mộng khu công nghiệp sgtt
- Châu Âu trước áp lực cải cách quản lý nội bộ (TVN/project-syndicate).-WTO đang đi vào ngõ cụt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét