Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

TPP: CHIẾC PHAO CHO KINH TẾ VIỆT NAM?

-Nguồn:--TPP: CHIẾC PHAO CHO KINH TẾ VIỆT NAM? TS  Đinh Xuân Quân
Kinh Tế - Trung Quốc và ASEAN

Trung Quốc phát huy “ảnh hưởng mềm” và đã có 10 năm để vuốt ve các nước ASEAN vì Mỹ bận rộn với Trung Đông, Afghanistan và Iraq và từ 2008 bị kẹt vì khủng hoảng tài chính.
Phát triển kinh tế và quân sự mạnh, không bị anh hưởng khủng hoảng tài chính cho nên Trung Quốc cảm thấy cần ra oai, gây căng thẳng tại vùng Bắc Á – Biển Hoa Đông và tại vùng Nam Á - Biển Đông. Ảnh hưởng Trung Quốc về thương mại và kinh tế ngày càng lớn tại Á châu.Thương mại Trung Quốc – ASAEAN đi từ $ 7.96 tỷ năm 1991 lên đến $ 292.78 tỷ năm 2010 và lên đến 171.92 tỷ trong 6 tháng đầu 2011, tăng 37 lần từ 1991-2010.

Năm 2002, Trung Quốc đề ra Hiệp Định Tự Do Thương Mại với ASEAN (ASEAN China Free Trade Area -ACFTA). Năm 2004 hai bên ký về hàng hoá; 2007 về dịch vụ; và 2009 về đầu tư. Vào 2010, thuế quan trung bình cho hàng hoá là 0.1% cho 90% các mặt hàng và thuế quan cho các hàng Trung Quốc vào ASEAN còn 0.6%.


Quốc giaThủ ĐôDiện Tích(km2)Dân số (2008)GDP (tỷ USD, 2008)Tiền tệNgôn ngữ
5,765
490,000
19.7
Burma (Myanmar)
676,578
50,020,000
26.2
181,035
13,388,910
11.3
1,904,569
230,130,000
511.8
236,800
6,320,000
5.4
329,847
28,200,000
221.6
300,000
92,226,600
(2007)
166.9
Tagalog, Anh
707.1
4,839,400
(2007)
181.9
513,115
63,389,730
(2003)
273.3
331,690
88,069,000
89.8
9,640,821
1,338,612,968
(2009)
4,327.4
Hiện nay đối với Trung Quốc khối thương mại ASEAN-Trung Quốc đứng thứ ba, chỉ sau TQ- Mỹ và TQ- EU mà thôi.

Trước đây Nhật cũng muốn thương thuyết với ASEAN để cân đối với Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương gọi là TPP. Nhật và Trung Quốc sẵn sang cùng ký với ASEAN về thương mại bao gồm khối ASEAN + 5 FTA nghĩa là 10 nước ASEAN và Úc, TQ, Nhật, Tân Tây Lan và Nam Hàn.
Tại Hội Nghị Bali vào 18 tháng 11, 2011 vừa qua, TT Ông Gia Bảo đề nghị hợp tác thêm về vấn đề biển, một quỹ hợp tác ASEAN-TQ $472.6 triệu và hợp tác về phát triển bền vững. Trung Quốc ký 4 hiệp ước trao đổi tiền (currency swap) với Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailan nhân chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình. Trung Quốc khuyến khích các nước này dùng đồng Nhân Dân Tệ (NDT) thế đồng dollar.
Mỹ và ASEAN

Thương mại giữa Mỹ và ASEAN đi từ $23 tỷ vào 1980 lên đến $80 tỷ vào 1996; $149.6 tỷ vào 2009; và $186.1 tỷ vào 2010.

Năm 2002, Mỹ đưa ra đề nghị hợp tác mới với ASEAN gồm các lãnh vực: điện toán, canh nông, y tế, chống thiên tai, và đào tạo. Tại Manila Mỹ đề nghị thương mại và đầu tư gọi là “ASEAN-US Trade and Investment Framework Agreement (TIFA)”. Các nước muốn thì có thể ký tự do thương mại song phương với Mỹ hay “FTA”. Mỹ và các nước ASEAN ký nhiều chương trình hợp tác về giáo dục; về thiện nguyện (ASEAN youth volunteers), về canh nông và an toàn lương thực (Feed the Future initiative), về hàng hải (Southeast Asia Maritime Partnership - SAMP), về nâng cao hiệu nghiệm thương mại qua một cửa (ASEAN Single Window); thương mại tàu thuỷ, rao đổi kinh nghiệm thương mại (U.S. business to ASEAN), quỹ hạ tầng của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu với $600 triệu), v.v...

Về ngoại giao và an ninh, các nước ASEAN đánh giá cao các cố gắng của Hoa kỳ 1/ nhưng theo họ về mặt kinh tế, Mỹ quá nhường cho Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn hay Ân Độ. Theo họ, Mỹ cần tăng gia các trao đổi và hợp tác kinh tế.

TT Obama đã gặp các lãnh đạo của 10 nước ASEAN.2/ Với dân số 600 triệu và GDP $1.5 ngàn tỷ, ASEAN là bạn hàng thứ tư của Mỹ. Các nhà lãnh đạo đã chấp nhận thực thi một kế hoạch 5 năm (Five-year ASEAN-United States Plan of Action) một lộ trình gia tăng sự hợp tác giữa hai bên.

Tại Hawaii TT Obama thúc đẩy đàm phán Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương hay Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement còn gọi là TPP gồm 9 thành viên, khởi động từ 2005. TPP nhằm xây dựng một khu vực thương mại tự do 2 bên bờ Thái Bình Dương (mà không có TQ).3/ Rút kinh nghiệm WTO mà TQ không giữ các cam kết mở thị trường và vì chính sách “vừa con buôn thủ lợi, vừa bảo vệ nền công nghệ nội địa”, để cướp nhiều kỹ nghệ của Hoa Kỳ, Mỹ đề nghị TPP - một tiến trình hội nhập tư do thương mại kinh tế liên quan tới 9 nền kinh tế năng động, chiếm 25% sản lượng kinh tế thế giới, có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 16,000 tỷ USD trong một thị trường với 472 triệu dân. Các nước ASEAN tham gia TPP gồm Singapore, Malaysia, Brunei và Vietnam chưa kể Úc, Tân Tây Lan, Chile, Peru, Canada, Mexico và Nhật.4/ Tại Bali, bà Hillary Clinton nhấn mạnh về việc cạnh tranh kinh tế trong suốt và bình đẳng.

Thách thức của ASEAN –Theo mô hình Trung Quốc hay mô hình Mỹ?

Từ năm 2010 tình hình thay đổi hẳn. Trung Quốc có nhiều hành động hăm dọa các nước tại Biển Hoa Nam (Biển Ðông) và Biển Hoa Ðông, đối đầu với Nhật. Năm 2011 Trung Quốc cắt cáp các tàu tham dò dầu VN trong khu vực độc quyền kinh tế VN, hăm doạ Philippines, và các nước trong vùng Thái Bình Dương. VN xích gần Hoa kỳ để cân bằng Trung Quốc tại Biển Đông.5/ Trung Quốc gởi tàu ngư chính tuần tra tại vùng Hoàng Sa, đe dọa các tàu đánh cá VN, hù dọa tàu hải quân Ấn trong lãnh hải VN, v.v.

Trong quá khứ, Mỹ đã có thái độ nhân nhượng đối với Trung Quốc nhưng nay chính sách đã thay đổi. Về con số thì năm 2010, ASEAN đứng thứ 5 về thương mại hai chiều với Mỹ ($178 tỷ - tăng 132%) trong thập niên qua. Các nước ASEAN với dân số bằng phân nửa Trung Quốc nhập hàng của Mỹ bằng Trung Quốc. Đầutư của Mỹ vào ASEAN là $153.3 tỷ năm 2008 cao hơn Nhật là $74.1 tỷ và TQ là $107.6 tỷ. Do vậy Hoa kỳ đang cố gắng hơn về kinh tế-thương mại.
Thái độ Trung Quốc không những làm cho các nước láng giềng ASEAN lo lắng mà còn khiến cả Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc không yên tâm, vì không chỉ là tranh giành tại Biển Đông, Trung Quốc còn biểu lộ tham vọng kiểm soát cả Ấn Độ Dương.6/

Vì thế Hoa Kỳ phản công cả quân sự và kinh tế. Trong chuyến công du của TT Obama tại Úc, ông cho triển khai 2,500 quân tại Darwin. Tại Hawaii, ông thúc đẩy TPP - xây dựng một khu vực thương mại tự do ở 2 bên bờ Thái Bình Dương mà không có TQ.Tại Bali ngày 19/11/2011, Biển Đông đã được quốc tế hoá và TT Obama tái xác định lập trường “tự do lưu thông” tại Biển Đông và nhắc là các tranh chấp chủ quyền phải dựa trên luật quốc tế kể cả luật Biển của LHQ gọi là UNCLOS. Nhật cũng thay đổi lập trường tham gia bên cạnh Mỹ.

Nay ASEAN đứng trước lựa chọn: Tự do thương mại với Trung Quốc gọi là ACFTA hay tự do thương mại với Mỹ gọi là TPP.

Các nước ASEAN biết chính sách của Trung Quốc là mua các sản phẩm – linh kiện từ các nước Á châu - mang về ráp và tái xuất cho các nước tân tiến (Mỹ, Nhật, Nam Hàn, EU, vv). Trung Quốc sẽ không chia sẻ kỹ thuật với các nước ĐNÁ trừ các công nghiệp thấp, ô nhiễm như việc Trung Quốc đang làm tại Á châu và Phi Châu.

Các nước như Malaysia, Singapore, VN, Thailan, và Indonesia vẫn phải dựa vào kỹ thuật và nền giáo dục của Mỹ để tiến. Vì vậy Mỹ vẫn đầu tư trực tiếp vào các nước này, 8.5% so với TQ 3.8 %, hay $3.4 tỷ so với $1.5 tỷ của TQ trong năm 2009. Do đó ta thấy sự xích gần của ASEAN về phía Mỹ.

Các nước ASEAN sẽ thương lượng với Mỹ và với Trung Quốc, trước khi họ đi đến lựa chọn. Riêng Việt Nam, trong bối cảnh chính trị và kinh tế như thế, thì sẽ làm gì?

Khía cạnh Thương mại:
Thương Mại Việt - Mỹ

Theo bureau of census của Mỹ, từ khi có ký kết về thương mại BTA (Bilateral Trade Agreement) tình hình thương mại Việt Mỹ như sau:

Năm
Xuất khẩu
Nhập Khẩu
Cán cân
2011
3,581.3
14,579.6
-10,998.2
2010
3,708.9
14,867.8
-11,158.9
2009
3,097.2
12,287.8
-9,190.6
2008
2,789.4
12,901.1
-10,111.6
2007
1,903.1
10,632.8
-8,729.8
U.S. trade in goods with Vietnam NOTE: All figures are in millions of U.S. dollars on a nominal basis, not seasonally adjusted unless otherwise specified.Details may not equal totals due to rounding.

Theo bản này thì Mỹ nhập siêu từ VN và cán cân thương mại có lợi cho phía VN.

Thương Mại Việt-Trung

Đối với Trung Quốc thì bản sau đây cho thấy VN nhập siêu $12.37 tỷ trong 11 tháng 2011. VN xuất $9.68 tỷ trong khi nhập $22.05 tỷ.7/ Thương mại Việt-Trung qua ngã chính thức như sau:

Năm
Xuất khẩu
Nhập Khẩu
Cán cân
2011


-12,370
2010


-12,710
2009


-11,632
2008


-11,116
2007


-9,145

Xuất khẩu của VN qua Trung Quốc tăng nhưng vẫn nhập siêu. Năm 2007, nhập siêu của VN là 64% tổng số nhập siêu của cả nước; Năm 2008 nhập siêu lên 61% (xem bản trên); 2009 thì là 90% và 2010 trở thành 105% tổng số nhập siêu, chưa kể hàng hoá và dịch vụ không qua ngõ chính thức. VN ngày càng tuỳ thuộc vào hàng TQ.

Việc mất cân bằng thương mại với TQ sẽ gây nhiều khó khăn vì VN phải nhập ¼ đầu vào để có thể xuất khẩu. 55% hàng xuât khẩu của VN gồm sản phẩm hầm mỏ (than, cao su và dầu thô) và vào 2012 sẽ có bauxite, trong khi nông phẩm chỉ là 15% hàng xuất qua TQ. VN cần nhập 5 loại hàng: máy móc và phụ tùng, dầu xăng, thép, phân bón, và đầu vào cho ngành may mặc. Năm 2010, 56% thép, 40% phân bón, 70% đầu vào hàng may mặc và 17.7% dầu khí là từ Trung Quốc. VN còn tính mua thêm điện từ TQ. Vậy làm sao cân bằng thương mại Việt-Trung hầu tránh lệ thuộc?

Kinh tế VN hay giấc mơ hoá rồng

Vì muốn hoá rồng cho nên kinh tế VN chép mô hình “theo định hướng XHCN của TQ.” Do đó VN biện minh việc này qua chính sách dễ dãi về tiền tệ, tín dụng và khuyến khích chi tiêu công. Theo báo VietNamNet ngày 29/12/2011 thì nền kinh tế năm 2011 như sau:

  • Lạm phát ở mức 18,58%, cao nhất Á châu. [Nếu xét kỹ lạm phát còn có thể cao hơn]. Nghị quyết 11 đã giúp kiềm chế chi tiêu công và xa xỉ, tập trung vào việc thắt chặt tín dụng và tài khoá.
    • Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chính tỷ giá hối đoái USD/VND nhiều lần (đồng bạc VN phá giá) trong năm.
    • NHNN muốn giữ lãi suất ở 14% nhưng các ngân hàng đẩy lãi suất lên 18-20% và lãi suất cho vay lên 24-25% khiến các DN gặp khó khăn.
    • Vì lạm phát, giá vàng cao - 49 triệu đồng/lượng. Để hạ cơn sốt NHNN đã đưa ra một số lượng vàng và cho nhập khẩu. Vì vậy giá vàng ổn định ở mức 44-45 triệu đồng/lượng. Theo Ủy ban Giám sát tài chính số lượng vàng người dân VN giữ có thể lên tới cả ngàn tấn.
    • Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến tháng 9, có gần 49,000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, giải thể, phá sản, đóng cửa; trong đó, phá sản, giải thể là 5,800 doanh nghiệp.
  • Theo Bộ Tài chính, năm 2007, nợ công là 33,8% GDP nhưng đến năm 2010, là 56,6%, trong đó nợ nước ngoài bằng 42,2%. Dự kiến tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 58.7% GDP năm 2011 chưa kể nợ công của các DNNN chưa được thống kê.
  • Thua lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 10,162 tỷ đồng. Kiểm toán cho thấy EVN thua lỗ là do quản lý kém. Các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có hiệu quả thấp, chì số ICOR (vốn đầu tư/tăng trưởng) ở mức cao 6-8 so với trung bình của nền kinh tế VN là 3.5. Các DNNN có tỷ số lời ở mức rất thấp 6.3% (17.63% của các DN tư và 28% của các DN có vốn nước ngoài). Họ tạo ra ít việc làm.
  • 3 ngân hàng bị hợp nhất gồm Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và TMCP Sài Gòn (SCB) với tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn. 
  • Nhập siêu của VN ở mức $9.5 tỷ năm 20118/ xuất khẩu tăng 33.3% trị giá $96.2 tỷ (gạo, càfe, dầu khí) tăng 46%, may mặc 25% trong khi đó VN nhập (máy móc, dầu) tăng 24.7 % trị giá $105.7 tỷ. Nhập siêu của VN năm 2010 là $12.4 tỷ; năm 2009 $12.8 tỷ và năm 2008 là $17 tỷ.

Kinh tế VN trong 2011 không đạt được các chỉ tiêu đề ra:

Chỉ Tiếu Kinh Tế Việt Nam 2011
Mục Tiêu
Thực hiện

Tăng trưởng
7.5%
5.8%

Lạm phát
7%
18.58%

Cung tiền
20%
40%

Tín dụng
30%
40%

Doanh Ngiệp phá sản

49,000


Theo TS Lê Đăng Doanh đây là tình trạng khó khăn nhất trong 20 năm qua.9"Đầu tư 100 đồng thì hàng hóa, tài sản tạo ra được có lẽ chỉ khoảng 40, 50 đồng, còn lại 60, 50 đồng kia nó bốc hơi." Nó bắt nguồn từ tình trạng đưa tiền vào lưu thông ở mức 32% và tăng trưởng tín dụng lên tới trên dưới 40% (so với khoảng 9% của 2011) trong nhiều năm và theo ông "Vì đưa nhiều tiền ra mà của cải tạo ra ít thì bị nguy cơ lạm phát." [Các chính sách tài chính tín dụng đẩy nền kinh tế vượt quá xa khả năng phát triển tiềm năng của nó]. Theo TS Nguyễn Quang A 10/ "Lạm phát ở mức 18.58% đã giáng xuống hàng chục triệu người ở VN." Các báo cáo cho thấy địa ốc ở VN ở mức đóng băng, lĩnh vực xây dựng chậm lại do nghị quyết 11 hạn chế đối với đầu tư công, và tín dụng bị thắt chặt. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dựa vào những nguồn tín dụng “đen” và từ đó đi tới kết cục phá sản (49,000 DN).
Các báo cáo của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB), của Bloomberg hay của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) đều cho thấy lạm phát ở VN là một nguy cơ. Đồng VN bị phá giá mấy lần trong năm. Ðời sống người dân hết sức khó khăn.Thua lỗ của các tập đoàn kinh tế quốc doanh hay DNNN như tổng công ty xăng dầu Petrolimex, Tập Ðoàn Ðiện Lực VN - EVN, Tổng Công Ty Hàng Hải VN, v.v. sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế VN.

Nói tóm lại, kinh tế VN yếu vì 1) cơ cấu kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh: luật pháp yếu, bị lạm dụng, độc quyền, vừa đá banh vừa thổi còi, thiếu tự do báo chí giúp tố tham nhũng - Nhà nước thay vì quản lý và thực thi luật pháp thì lại tham gia trực tiếp vào làm kinh tế. 2) Theo đuổi tăng trưởng GDP qua vay mượn và đầu tư công kém hiệu quả đã đưa kinh tế đến khủng hoảng từ 2008 đến nay.
Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước kêu gọi VN phải cải cách các cơ cấu và các DNNN.

Tạm Kết: thoát khỏi khủng hoảng bằng lối nào?

Thông điệp đầu năm 2012 của TT Dũng nhấn mạnh “Đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững - " Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội." “Theo ông thì thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ. Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường tài chính phát triển không cân đối, thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu… Giá cả một số hàng hóa và dịch vụ chưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việc thu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển.” Theo ông thì điều kiện để thị trường vận hành thông suốt là “hiệu quả”.

Nhu cầu cải cách cơ cấu là cấp bách. Muốn thoát khỏi lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc VN cần thoát khỏi mô hình “tăng trưởng GDP qua tín dụng” và đầu tư bằng cách xây dựng mô hình “kinh tế thị trường trong suốt và hiệu quả”. Các vấn đề sau đây cần chú ý:

  • Quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém. Làm sao quản lý nhịp nhàng chính sách tiền và thuế khoá hầu giúp phát triển;
  • Hệ thống tài chính VN đứng trước nguy cơ “bong bóng” bất động sản sụt giảm mạnh, các khoản nợ xấu gia tăng có thể mang đến khủng hoảng tài chính;
  • Đổi “mô hình”phát triển – thay bằng kinh tế có hiệu quả;
  • Cải cách DNNN và ngân hàng;
  • Các động tác trên sẽ giúp VN gia nhập TPP.

Muốn tăng trưởng bền vững, muốn độc lập và bảo vệ chủ quyền, VN cần cải cách cơ cấu – luật pháp và cách làm việc để có một kinh tế thị trường trong suốt và hiệu quả. Kinh nghiệm các nước Á châu cho thấy khó mà tự cải cách – cần có trợ giúp từ phía bên ngoài sau khi bị khủng hoảng. Tại Á châu năm 1996 các nước đã cải cách toàn diện với sự trợ giúp từ bên ngoài và hậu quả là họ tránh được các khó khăn năm 2008. Phải phát triển kinh tế có hiệu quả, như phát biểu của TT Dũng.

  1. Quản lý tốt là làm sao điều hoà nhịp nhàng chính sách tiền tệ và thuế khoá để VN có thể tăng trưởng mà không phải bị lạm phát, từ đó lâm vào khủng hoảng. Việc này nếu chuyên môn hoá nhân sự các cơ quan tài chính công thì VN sẽ làm tốt. Các cơ quan quốc tế sẽ giúp VN trong việc này.

  • Chính sách tiền tệ chỉ có thể được nới lỏng khi lạm phát đã giảm xuống. Hiện nay NHNN chưa có chính sách thống triệt - consistent – khi thì NHNN thông báo bắt đầu nới rộng việc cho vay, khi thì siết chặt tín dụng. Việc kiềm chế lạm phát phải là ưu tiên số 1 trong năm 2012.
  •  Về lãi suất nên để cho các ngân hàng tự xác định lãi suất dựa theo cung, cầu của thị trường;
  • Vì bong bóng địa ốc có thể bùng nổ, NHNN cần thanh tra các nợ xấu (NPL – non performing loans) và có hành động thích hợp như tại Indonesia trong cuộc khủng hoảng tài chính. Cần nâng cấp các tiêu chuẩn ngân hàng lên tiêu chuẩn quốc tế.

  1. Cải cách các DNNN và khu vực tài chính kéo từ 10 năm nhưng vẫn chưa xong. Nếu theo đà cải cách của VN (30 doanh nghiệp mỗi năm thì vài chục năm chưa xong). .

  • Theo các cơ quan quốc tế VN cần tiếp tục cải cách các DNNN và các ngân hàng. Quốc tế có thể giúp VN trong việc này
  • VN cần cải cách Đại học để có nhân sự có tiêu chuẩn và tay nghề cao. Quốc tế có thể giúp VN trong việc này
  • Luật lệ phía cạnh tranh phải rõ ràng – sân chơi bình đẳng và các DN nhỏ và vừa sẽ có cơ hội phát triển mạnh;
  • Tự do báo chí về mặt kinh tế như Miến Điện sẽ giúp chống tham nhũng.

  1. Phân tích thương mại cho thấy lợi thế xuất khẩu VN vào Mỹ (xem bản ở phần trên). Kết quả 10 năm BTA11/ cho thấy sự mở thị trường VN là cần thiết và tốt cho kinh tế VN. Nó cho thấy một số lợi rõ ràng:

  • Thương mại Việt-Mỹ có lợi cho VN. Muốn tiếp tăng trưởng mô hình sản xuất cần được đổi sang việc xuất khẩu các nông phẩm hay các hàng hoá có nhiều giá trị gia tăng. Muốn như vậy, VN cần nâng cấp nguồn nhân lực qua giáo dục và nghiên cứu.
  • VN có cơ hội đổi “mô hình” phát triển kinh tế, cân bằng thương mại với Trung Quốc để tránh nguy cơ quá tuỳ thuộc vào TQ;
  • Quốc tế có thể giúp VN trong việc chuyển đổi cơ cấu này.

Lối ra cho khủng hoảng kinh tế: cái phao cho VN là tham gia vào TPP một cách tích cực. Cạnh tranh kinh tế trong suốt và bình đẳng sẽ giúp DN Việt Nam có thể chơi với quốc tế, nhất là luật phía TPP sẽ rõ ràng và môi trường sẽ thông suốt.


TS ĐXQ

ASEAN Questions US - By Murray Hiebert - August 19, 2011 The Diplomat
2The White House Office of the Press Secretary For Immediate Release November 20, 2011
3/ Xin coi bài của cùng tác giả trên Diễn Đàn Thế kỷ www.Diendantheky.net
4(Washington Post, November 13; Global Times, November 19; Mainichi Daily [Tokyo] November 13).
5/ Xin coi bài của cùng tác giả trên “Quan Hệ Việt-Mỹ trong năm 2010”
6/ Xin coi bài của cùng tác giả trên Diễn Đàn Thế kỷ (www.Diendantheky.net) “Nhân kỷ niệm 23 năm trận Trường Sa, sức mạnh Hải quân Trung Quốc ảnh hường đến Thái Bình Dương,” về chuỗi hạt trai tại Ân Độ Dương.
8Agence France-Presse, 28/12/2011 – “Vietnam trade deficit hits decade low in 2011”
9 / BBC 15/12/2011 TS Lê Đang Doanh 15/12/2011
10/ BBC 30/12/2011 TS Nguyễn Quang A

1
2
3
4
5
6
7
8
9

11/ Kinh nghiệm đàm phán BTA của VN sẽ giúp nhận sự cần thiết của TPP – mở cửa với Mỹ - Xem trong TuanVietnam - 29-12-11 - Nỗi đau của nhà đàm phán BTA



-Phong Uyên – Lí do Việt Nam có mặt trong Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – (Dân Luận).

Trước ngày bế mạc Hội nghị APEC 2010 họp ở Nhật Bản cách đây một năm, tổng thống Mỹ Obama đề nghị với lãnh đạo 4 nước : Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký năm 2005 Hiệp ước Pacific four closer Economic Parneship (P4) là sau Hội nghị APEC năm 2011 họp ở Honolulu (Hawaii), Mỹ sẽ mời thêm 5 nước nữa là Malaysia,Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản cùng Mỹ mở các cuộc đàm phán để thay thế P4 bằng một hiệp định thương mại tự do đa phương toàn diện gọi là Thỏa ước Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agrement), viết tắt là TPP. Đề nghị của Obama được lãnh đạo 9 nước tán thành.
Như ước định, Thỏa ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ và 9 nước kể trên ký ngày 12-11-2011. Trong tương lai sẽ có thêm chữ ký của Canada và Mexique. Đại Hàn, Đài Loan, Philippin cũng ngỏ ý muốn tham gia. Hiện tại 9 nước thành viên và Mỹ vẫn tiếp tục những cuộc đàm phán để hoàn tất TPP trong một thời gian càng sớm càng hay.
Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp các nền kinh tế các quốc gia thành viên - phát triển cũng như đang phát triển - thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất không còn hàng rào quan thuế.
Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.
Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm. Dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin cũng phải được khuyến khích.
Bình luận về Thỏa ước Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương, đa số các báo chí Tây phương đều cho rằng Mỹ muốn qua thỏa ước này kết hợp những nước quanh Thái Bình Dương thành một khối nhằm 3 mục đích: Tạo cho nền kinh tế Mỹ một thị trường rộng lớn Thách đố và bao vây kinh tế Trung Quốc. Ngăn chặn bành trướng quân sự Trung Quốc tiến xuống Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đối với người Việt Nam, điều cần tìm hiểu là lí do nào khiến Mỹ cần Việt Nam cùng nằm trong khối Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

TPP tạo cho nền kinh tế Mỹ một thị trường đa dạng rộng lớn

Cho tới nay ngoại trừ bán lục địa Trung Hoa, đa số những nước Đông Á ven biển hay những đảo quốc Tây Thái Bình Dương đều là thân hữu của Mỹ hay dưới sự bảo trợ của Mỹ như Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Phi luật Tân... Với Thỏa ước TPP, gần như toàn thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành một thị trường vô cùng rộng lớn gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới mà trụ cột là Mỹ và Nhật, siêu cường kinh tế thứ nhất và thứ ba trên thế giới. Mỹ sẽ đóng vai trò điều hòa và giám sát sự vận hành của những nền kinh tế khác nhau trong khối TPP theo những qui định được Mỹ đề ra. Thị trường TPP sẽ góp phần thực thi dự kiến của Obama là trong vòng 5 năm xuất khẩu Mỹ sẽ được nhân gấp đôi. Được bảo vệ bởi Hạm đội 7 và các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam, ở Alaska, Thái Bình Dương sẽ là trung tâm của những tuyến đường giao thông vững chãi nhất nối liền 12 nước trong TPP với nhau. Thái Bình Dương sẽ trở thành "đại dương nhà" của Mỹ như Địa Trung Hải dưới thời đế quốc La Mã.

Thách đố, bao vây kinh tế Trung Quốc

Cần nhắc lại là cho tới khi xẩy ra khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, giới tư bản tài phiệt Mỹ đã cấu kết với tư bản cộng sản Tàu để cùng thực hiện ý tưởng Mỹ - Trung Quốc đồng ngự trị (condominium) kinh tế thế giới mà Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới gọi là G2 (đối chọi với G20). Sự hợp tác và phân công giữa 2 tư bản - tư bản CSTQ cung ứng nhân công rẻ tiền, tư bản tài phiệt Mỹ góp tiền tài, trí óc, kỹ thuật - đã biến cả Trung Quốc thành một công xưởng thế giới chế tạo hàng hóa với giá thành hạ lũng đoạn thị trường kinh tế toàn cầu. Nhờ sự cộng tác"nước với lửa" này, tư bản Mỹ và Cộng sản Trung Quốc đã thâu được rất nhiều lợi nhuận.
Khi xẩy ra khủng hoảng tài chính - kinh tế từ Mỹ lan tràn khắp thế giới, Tư bản Mỹ mới vỡ lẽ ra rằng chỉ vì hám lợi đã tự đưa thòng lọng cho Tư bản cộng sản Trung Quốc thắt cổ mình: công kỹ nghệ Mỹ bị đình đốn, thất nghiệp tăng cao, chênh lệch xuất - nhập khẩu mỗi ngày một lớn tạo ra khủng hoảng tài chính. Để dân Mỹ - vốn dĩ là dân tiêu thụ bậc nhất thế giới (70% GDP) - tiếp tục có tiền mua hàng Trung Quốc, Trung Quốc lấy đô la thâu được từ xuất khẩu đưa lại cho Mỹ vay khiến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc. Trái lại để hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, CSTQ thẳng tay bóc lột sức lao động của 200 triệu min gông (dân công, di dân). Chính sách "định hướng kinh tế" của ĐCSTQ là: chỉ dành cho 1300 triệu dân Trung Quốc 30% Tổng sản lượng nội địa (GDP) còn 70% GDP được phân chia cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh (thật ra là Đảng doanh) và cho giới tư sản mại bản liên kết với Đảng để tiếp tục đầu tư kinh doanh xuất khẩu, mua công khố phiếu nước ngoài, cho nước ngoài vay hay giữ tiền mặt (đô la, euro) để các vai vế trong Đảng và giới đại gia mặc sức tiêu sài ở nước ngoài hay để mua chuộc, đút lót chính quyền những nước độc tài thối nát có nhiều tài nguyên, nguyên liệu cần thiết cho công kỹ nghệ xuất khẩu của Trung Quốc. Tất nhiên là người dân Trung Quốc bị bóc lột sức lao động phải trả một giá rất mắc cho cái chính sách định hướng kinh tế kiểu cộng sản Trung Quốc này. Nhưng cũng nhờ vậy mà kinh tế Trung quốc (nếu chỉ căn cứ vào GDP) giữ được sức tăng trưởng cao nhất thế giới.
Đã vậy Trung Quốc còn là một đối tác gian lận: Ăn cắp trí tuệ, bằng sáng chế và các phát minh để làm đồ nhái lại những sản phẩm cao cấp Mỹ rồi tung ra thị trường quốc tế bán phá giá khiến hàng cao cấp của Mỹ không xuất khẩu được. Dìm giá đồng Nguyên và gắn chặt đồng Nguyên với USD để dân Mỹ có thể mua đồ Trung Quốc với giá rẻ mạt, trái lại người dân Trung Quốc không thể mua đồ nhập khẩu của Mỹ được vì giá quá mắc khi chỉ có đồng Nguyên để xài. Kết quả là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ nhập siêu Trung Quốc gần 4 lần nhiều hơn xuất: Nội trong năm 2010 thâm thủng mậu dịch Mỹ với Trung Quốc đã lên đến 270 tỷ USD!
Muốn cắt đứt cái tròng gian lận này, Mỹ chỉ có cách đem những quy định của TPP về bảo vệ sở hữu trí tuệ, về môi trường, về an sinh xã hội, về chế độ lương bổng...làm hàng rào ngăn cản hàng rẻ tiền Trung Quốc tràn ngập vào thị trường các nước trong khối TPP, đồng thời di chuyển những công xưởng sản xuất của Mỹ và của các nước trong khối TPP ở Trung Quốc qua những nước đang tiến triển đông nhân công cùng trong khối như Việt Nam, Mexique...Không còn chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ cân bằng hơn, khiến Trung Quốc không thể cứ tiếp tục thao túng tỷ giá đồng Nguyên được nữa.

Ngăn chặn bành trướng quân sự Trung Quốc xuống Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Trung Quốc luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ 2 mặt biển thuộc Tây Nam Thái Bình Dương tiếp giáp với Trung Quốc là Đông Hải mà Trung Quốc gọi là biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông) và biển Đông mà Trung Quốc đặt tên là biển Nam Trung Hoa (Hoa Nam).
Trong những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ thứ 20, Trung Quốc tăng cường lực lượng hải không quân trên mặt biển Đông Hải với mục đích duy nhất là sử dụng cường lực quân sự thâu hồi Đài Loan. Lực lượng hùng hậu của quân đội Mỹ đóng ở Đại Hàn, Nhật Bản và nhất là sự có mặt của hạm đội 7 Mỹ trấn giữ eo biển Đài Loan đã làm tiêu tan hi vọng hải lục không quân Trung Quốc có thể làm chủ Đông Hải, qua mặt được hạm đội 7, vượt biển "giải phóng" Đài Loan.
Sau Giải phóng miền Nam 75, Trung Quốc thấy cơ hội làm bá chủ biển Đông đã đến: Mỹ rút khỏi Việt Nam, căn cứ Mỹ ở Philippines bị đòi lại, Mỹ không còn có mặt ở biển Đông. Người "anh em" Việt Nam, bắt buộc phải nhường mọi biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung Quốc để trả ơn Trung Quốc đã viện trợ chống Mỹ, sẽ không ra mặt chống đối, chỉ phản kháng lấy lệ.
Quần đảo Hoàng Sa với thời gian đã trở thành một căn cứ tổng hợp của các binh chủng Trung Quốc không quân, bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội tên lửa. Nhiều hòn đảo được trang bị để trở thành sân bay cho máy bay chiến đấu và bến đậu cho tàu chiến, tàu ngầm. Những hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng sẽ trở thành những pháo đài, những tàu sân bay, bảo vệ đường Lưỡi Bò Trung Quốc vẽ và sẽ là những cứ điểm xuất phát những cuộc hành quân xâm chiếm Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, để một ngày kia bành trướng Trung Quốc đi đến tận Úc châu.
Khống chế biển Đông, Trung Quốc có triển vọng nắm trong tay nguồn tài nguyên dầu khí vô cùng phong phú cần thiết cho công kỹ nghệ Trung Quốc đồng thời cũng chi phối được con đường thương mại quan trọng nhất hoàn cầu: mỗi năm số lượng hàng hóa đi ngang qua eo biển Malacca vào biển Đông trị giá 5000 tỷ USD (bằng GDP Trung Quốc) trong đó 1/4 là trị giá hàng hóa mậu dịch giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.
Để ngăn chặn bành trướng Trung Quốc độc chiếm biển Đông, có những thỏa thuận song phương giữa Mỹ và đa số những nước quanh biển:
- Malaysia và Singapore thỏa thuận cung cấp căn cứ cho tàu chiến duyên hải Mỹ bảo vệ eo Malacca và Sunda.
- Việt Nam sẵn sàng cho Mỹ sử dụng hải cảng Cam Ranh làm trạm sửa chữa tàu chiến.
- Với Philippin có ký hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với Mỹ cách đây 60 năm, Mỹ cung cấp tàu khu trục thứ hai. Với Indonesia, Mỹ cung cấp máy bay F16C/D.
- Thỏa thuận quan trọng hơn hết là giữa Mỹ và Úc: Úc để cho Mỹ đóng quân ở Darwin (cực Bắc Úc) với đợt đầu là 2500 lính thủy đánh bộ. Mỹ sẽ tăng cường máy bay chiến đấu, đem tàu sân bay tới Úc. Nhờ địa thế Darwin ngó ra vùng biển Đông Nam Á - Nam Thái Bình Dương bao gồm Indonesia, Brunei, hai eo biển chiến lược Sunda, Malacca, Singapore, quần đảo Trường Sa, Philippin, Darwin là căn cứ tốt nhất từ đó có thể xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ những nước này và những cứ điểm chiến lược trong vùng.

Lí do Mỹ cần Việt Nam có mặt trong Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Mọi kế hoạch bảo vệ Đông Nam Á chống lại bành trướng Trung Quốc sẽ thất bại nếu không có sự cộng tác của Việt Nam. Đó là lí do Mỹ cần Việt nam tham gia TPP để:
1. Về quân sự, bịt kín lỗ hổng Tây Nguyên, chặn đường Trung Quốc xâm nhập Đông Nam Á qua ngả Lào Việt:
Các chuyên gia quân sự Mỹ không thể không thấy sự có mặt của hàng ngàn người Trung Quốc trong dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên, nơi có một vị trí chiến lược to lớn nằm giữa 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam, là một mối đe dọa không những cho an ninh quốc phòng Việt Nam mà còn cho cả vùng Đông Nam Á: Những "dân công" này có thể là những đơn vị quân đội nhân dân Trung Quốc trá hình "nằm vùng" chờ khi được lệnh, sẽ hợp với những binh chủng đã nằm sẵn ở những cơ sở "dân sự", những công trường làm cầu cống, đường xá chiến lược nối với miền Nam Trung Quốc tại Lào, tràn qua Campuchia, băng qua Thái Lan, Malaysia, xuống đến tận eo Malacca kết hợp với hải quân Trung Quốc xuất phát từ những căn cứ Hoàng Sa, Trường Sa đã chiếm lĩnh toàn biển Đông.
Việt Nam một khi đã nằm trong TPP phải cam kết tôn trọng những quy định bảo vệ môi trường, nghĩa là phải hủy bỏ hợp đồng đã ký với Trung Quốc về khai thác Bauxite dù có phải trả tiền bồi thường cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ phải triệt thoái khỏi Tây Nguyên.
2. Về kinh tế, ngăn chặn kinh tế Việt Nam trở thành một chi nhánh của kinh tế Trung Quốc:
Sách lược của Trung Quốc là tràn ngập Việt Nam sản phẩm, nguyên liệu Trung Quốc, gây nhập siêu khiến kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Trung Quốc về đủ mọi mặt và trở thành một chi nhánh của kinh tế Trung Quốc: Riêng năm 2010, không kể hàng lậu, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc 20 tỷ USD trong đó nhập siêu lên đến gần 13 tỷ.
Nguồn nhập siêu là:
- Các công ty Trung Quốc luôn luôn thắng các hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây dựng vì có sự đồng lõa của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thắng thầu họ nhập máy móc, thiết bị, vật liệu thậm chí cả nhân công và dịch vụ. Những công ty này không những phá hoại môi trường, giành công việc của công nhân Việt Nam mà còn cài gián điệp khắp cùng mọi chỗ có công trình của họ đồng thời cũng kéo theo thương nhân của họ đến mở quán mở tiệm.
- Trung Quốc xuất khẩu qua Việt Nam đủ mọi mặt hàng từ một cây đinh đến những vật thông dụng trong gia đình với giá cực rẻ khiến hàng nội địa không thể nào cạnh tranh nổi, công nghệ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước đều bị phá sản. Thậm chí rau quả thịt thà và hàng ngàn loại thực phẩm khác cũng đến từ Trung Quốc! Hệ quả là thị trường tiêu thụ, cuộc sống thường ngày của nhân dân Việt Nam đều hoàn toàn dưới sự chi phối của Trung Quốc.
- Công nghệ xuất khẩu Việt Nam, chủ yếu là những ngành dệt may, giày dép... phải nhập từ Trung Quốc tới 60 - 85% vật liệu, nguyên liệu đã chế tác (vải, sợi, da giày...) rồi chỉ gia công chế biến, lắp ráp. Trung Quốc nắm quyền sinh sát: chỉ cần Trung Quốc tăng giá nguyên liệu lên 10-15% là công nhân Việt Nam hết đường sống, các khu công nghiệp phải tự đóng cửa. Sản xuất mà chỉ lấy công làm lãi, giá trị gia tăng tạo ra rất thấp, thì thực chất xuất khẩu Việt Nam chỉ là xuất khẩu hàng Trung Quốc "made in Việt Nam"!
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tập Cận Bình, chính quyền CSVN còn cam kết "nỗ lực thực hiện mục tiêu đạt kim ngạch thương mại Trung quốc - Việt Nam 60 tỷ USD vào năm 2015... ra sức đẩy mạnh hợp tác 2 hành lang 1 vành đai kinh tế xây dựng khu hợp tác xuyên biên giới". 60 tỷ USD là hơn một nửa GDP Việt Nam hiện giờ. Nhập siêu Việt Nam sẽ nhân gấp 3 lần. Khó mà không thấy là trong tương lai rất gần, kinh tế Việt Nam sẽ chỉ là một phần của kinh tế Trung Quốc và Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành một thuộc địa khai thác của Trung Quốc, một vùng tự trị như Tây Tạng, Tân Cương.
Để ngăn chặn hàng Trung Quốc sản xuất dưới nhãn hiệu Việt Nam tràn ngập thị trường thế giới, Mỹ chỉ có cách lôi kéo Việt Nam vào TPP:
Một khi đã là thành viên của TPP, Việt Nam phải tuân thủ những qui định về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ tai nạn lao động, về an sinh xã hội, chế độ lương bổng...Tại Việt Nam, những công ty Trung Quốc không tôn trọng những điều kiện trên sẽ bị loại khỏi những cuộc đấu thầu và hàng hóa Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn cũng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để Trung Quốc gian lận dán nhãn hiệu Made in Việt Nam rồi xuất khẩu lại qua các nước trong TPP. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thường dùng trong nước hay hàng xuất khẩu cũng nhờ vậy lấy lại được thị trường tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sẽ có một chất lượng tốt hơn và sẽ được yêu chuộng trong một thị trường vô cùng rộng lớn là khối TPP.
Các tập đoàn hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất lượng tốt, sẽ tới Việt Nam đầu tư khi chắc chắn là sở hữu trí tuệ sẽ được bảo đảm: các bằng sáng chế, phát minh sẽ không bị ăn cắp như hiện nay ở Trung Quốc. Nhân công kỹ thuật cao cấp nhờ vậy sẽ có việc làm và Việt Nam sẽ trở thành công xưởng kỹ thuật cao cấp cho các đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Việt Nam với dân số gần 9O triệu người đầy ham muốn tiêu thụ, cũng sẽ là một thị trường tiêu thụ đáng kể cho ngành xuất khẩu các nước trong TPP.
3. Về chính trị, có thêm điều kiện để đòi hỏi chính quyền CSVN nới rộng nhân quyền, dân chủ và tự do báo chí:
Cho tới nay vẫn có những phần tử trong ĐCSVN lí luận là đi với Mỹ sẽ mất Đảng. Chấp nhận Việt Nam trong khối TPP, Mỹ đã gián tiếp công nhận ĐCSVN là đảng cầm quyền duy nhất và chứng minh là đi với Mỹ sẽ không mất đảng, trái lại nếu tiếp tục bám vào Trung Quốc sẽ mất hết. Không những vậy, giới kinh doanh, giới tư bản Mỹ hay bất cứ nước nào đầu tư vào Việt Nam, cũng không đòi hỏi gì hơn là có ổn định chính trị để dễ làm ăn. Những lobby quân sự và kỹ nghệ làm súng ống Mỹ còn cho là dễ làm giầu với những chế độ độc tài hơn là với những nước dân chủ hiếu hòa. Tất nhiên là những tổ chức đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ sẽ không chịu ngồi yên và sẽ làm áp lực xuống chính phủ Mỹ: Sẽ có những cuộc mặc cả nhân danh các đối tác trong TPP và chính quyền CSVN về nới rộng nhân quyền và dân chủ. Tự do xuất bản báo chí tư nhân cũng sẽ được bảo đảm bởi những điều luật tổng quát về tự do kinh doanh mà những nước trong TPP đều đã chấp thuận. Cái quan trọng hơn hết là một khi kinh tế Việt Nam phải vận hành theo những quy định, những luật lệ rõ ràng và phải có sự minh bạch trong sổ sách, trong kế toán, thì nền tư pháp cũng nhờ đó mà sẽ độc lập hơn và cũng bớt được tham nhũng.

Kết luận

Gia nhập khối TPP là cơ hội duy nhất Việt Nam tạo dựng được một nền kinh tế vững bền, có nhiều triển vọng, thoát khỏi được sự khống chế của Trung Quốc. Nói như Marx, kinh tế là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc. Các nước trong TPP cùng chung một nền kinh tế nên cũng cùng chung một nền chính trị. Việt Nam một khi đã nằm trong TPP, nền chính trị cũng sẽ thay đổi theo cùng một chiều hướng.
Vấn đề là ĐCSVN muốn chơi lá bài nào khi quyết định gia nhập TPP: Đi nước đôi, lệ thuộc Trung Quốc về đường lối chính trị, lợi dụng Mỹ về kinh tế? Hay chỉ cốt để mặc cả tiền hầu bao với Trung Quốc, chứng cớ là Tập Cận Bình đã phải tức tốc qua Việt Nam "lì xì" năm mới các chóp bu trong Đảng 300 triệu đô. 300 triệu thấm gì với mười mấy tỷ USD nhập siêu Trung Quốc mỗi năm? Có người còn bi quan hơn nữa cho là trung thành với Trung Quốc vẫn là đường lối của ĐCSVN và vào TPP chỉ cốt để lừa Mỹ: chứng cớ là bữa trước Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nẩy lửa gián tiếp khuyến khích biểu tình chống Tàu, bữa sau những người đi biểu tình đều bị Công an tóm cổ.
Cũng có người lạc quan cho rằng Việt Nam gia nhập TPP là một thắng lợi lớn của phái "Đảng quản lí" đang đấu tranh một sống một còn với phái "Đảng lãnh đạo", một hệ thống ăn bám đi từ Bí thư phường xã đến Tổng bí thư Đảng. Lực lượng nòng cốt của phái này là Công an và Tổng cục 2, đã bị Trung Quốc mua chuộc.
Có người khác lại cho rằng Việt Nam gia nhập TPP là công của Trương Tấn Sang đang tạo thế đứng cho mình, tranh giành ảnh hưởng với Nguyễn Tấn Dũng để một ngày kia, tranh thủ được sự ủng hộ ngầm của Mỹ với sự đồng ý của Trung Quốc, sẽ trở thành lãnh đạo duy nhất "Đảng và Chính phủ" như Hồ Cẩm Đào. Việt Nam sẽ thoát khỏi cái chế độ một đảng vô hình vô thể làm bình phong cho các phe phái chia nhau quyền hành, quyền lợi, luôn luôn bị nước ngoài thao túng và là nguồn gốc của mọi tham nhũng. Chế độ Cộng sản Việt Nam sẽ trở thành một chế độ độc tài "bình thường" với một lãnh tụ như những nước độc tài trên thế giới. Hạ bệ một lãnh tụ độc tài dễ khả thi hơn là hạ bệ một tập thể vô trách nhiệm, vô hình, vô thể.

--- 7 nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2012 (TN).-- Nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2012 – (RFA).
Vỡ nợ càphê (LĐ 4-1-12)
Việt Nam thuộc nhóm nước tiêu thụ bia nhiều nhất (VN+ 4-1-12)
 -Xây bến du thuyền: Chiêu mới của dự án BĐS?-Giữa khó khăn, hàng loạt dự án bất động sản bỗng công bố sẽ bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng bến du thuyền. 

Điểm 3 cuốn sách về phát triển kinh tế:
 Poor choices (Foreign Affairs Jan/Feb 2012)
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ nhờ doanh số bán lẻ tốt hơn dự báo (Gafin).- Các tỉnh TQ nợ xấu nhiều tỷ đôla  —  (BBC).  – Trung Quốc: Các địa phương sử dụng trái phép hơn 64 tỉ euro nợ công   —  (RFI).-- Lạm phát không phải lỗi của đồng euro  —  (RFI).2012-13: Cuộc tấn công của đồng Nhân dân tệ tại Đông Á Đoàn Hưng Quốc

Điểm báo 4.1.2012 

Trước tình hình này, Bộ Y tế VN phải ra khuyến cáo ngay:
- Khi cháy xe, lập tức bỏ xe chạy, kêu cứu nếu có người bị cháy, gọi PCCC trong mọi trường hợp, cho dù là cháy nhỏ.
- Đừng lại gần quá 10m cách xe cháy.
- Đừng lại gần thu hồi tài sản.
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG BÌNH CHỮA LỮA ĐEM THEO TRÊN XE, VÌ LẠI GẦN RẤT NGUY HIỂM.
- Nếu có vòi nước có thể xịt, nhưng phải cẩn thận vì có thể làm xăng văng ra xa, gây cháy lan tràn.
Báo chí không được phép đăng thôi, chứ theo tình hình nhiều người bị phỏng trong vài ngày qua, các hình ảnh chắc chắn rất rùng rợn.
Vào lúc 16h00 chiều cuối cùng của năm 2011 (31/12), trên đường Nguyễn Thị Định đoạn qua Phường Cái Lái đã xảy ra một vụ cháy xe kinh hoàng làm 2 xe máy bị thiêu rụi và 2 người bị bỏng nặng.
Trong vài tháng gần đây, số vụ tự thiêu gia tăng mạnh tại Việt Nam. Có thể lý giải là do kinh tế sa sút, nhiều người quá quẫn bách nên tìm cách kết thúc cuộc sống bằng cách bạo lực nhất có thể được. Đây là một hành động kết hợp giữa trốn chạy và chống báng, trả thù nhưng không đủ khả năng, can đảm, trực diện giải quyết vấn đề, đành “hại mình để trả thù đời”.
Từ tài liệu thu thập và được gia đình anh Hùng cung cấp, bước đầu công an xác định anh Hùng tự tử là do nợ nần.

Giá nước cũng đã tăng, tính từ hôm nay, xem PHẦN DƯỚI bản tin:
“…Cùng với giá gas, UBND TPHCM cũng quyết định tăng giá nước sạch kể từ ngày 1/1/2012. Theo đó, đối với các hộ dân cư, đơn giá nước theo định mức đến 4 m3/người/tháng là 4.800 đồng/m3 (tăng 400 đồng so với năm 2011); từ trên 4m3 đến 6 m3/người/tháng: 9.200 đồng/m3 (tăng 900 đồng); trên 6 m3/người/tháng: 11.000 đồng/m3 (tăng 500 đồng).
Giá nước áp dụng tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể là 9.300 đồng/m3 (tăng 1.200 đồng); đơn vị sản xuất 8.200 đồng/m3 (tăng 800 đồng). Đơn vị kinh doanh – dịch vụ là 15.200 đồng/m3 (tăng 1.700 đồng)…”
Cách tính phức tạp, làm cho hết tính ra là tăng bao nhiêu %. Nói chung chung thì khoảng 10-15%.
‎(Dân trí) – Bắt đầu kể từ hôm nay (1/1/2012), giá gas tại TPHCM sẽ chính thức tăng thêm 24.000 đồng/bình lên mức 375.000 đồng/bình (loại 12 kg).

Đây mới là ý chính của toàn bài: “Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS – TS Trần Đình Thiên cho rằng, năm 2012 là năm đặc biệt. Đặc biệt theo nghĩa đây là năm nền kinh tế lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng.”
Theo thông lệ, để đăng tin xấu, báo VN phải giả vờ đăng tin tốt, chạy tựa tốt, đầu bài thân bài tốt, rồi “chêm” vào phần họ THẬT SỰ muốn loan báo.
‎(Tamnhin.net) – Điểm nhấn nổi bật năm 2011 chính là việc Nghị quyết 11 kịp thời phát huy hiệu quả giúp nền kinh tế Việt Nam cân bằng trở lại trong thời kỳ cực kỳ khó khăn.

Hiện giờ VNI đang ở mốc 348 điểm, còn 2 tuần nữa để về mốc 300 điểm như bài báo của Bloomberg đưa tin.
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Thị trường ngày càng vắng khác và cứ như thế này có thể không chỉ nghỉ Tết 9 ngày, mà cả 6 tháng. Khi đó, việc khôi phục lại thị trường sẽ khó …

Bài thì nhắc tới Korea’s international economic experts song người viết bài lại là chủ tịch công ty tư nhân nào đó tại Hàn Quốc. Hơn thế nữa, bài này chỉ được đăng trong mục Opinions tương tự mục Ý kiến độc giả bên báo Việt Nam. Cuối bài báo có câu kết rất hay: He (Nguyễn Tấn Dũng) is loved by Vietnamese people and many international friends.
Lần này có vẻ họ thuê được đơn vị PR tốt hơn lần trước :)
Offering an overall assessment of the 2011 economy, Korea’s international economic experts have stated that Vietnam has overcome economic stagnation.

Ai tin thì tin. Năm nay con số doanh nghiệp phá sản tăng gấp đôi so với năm 2010 vậy mà thất nghiệp lại thấp hơn năm trước.
So với năm 2010 (tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%) thì tỷ lệ thất nghiệp năm nay có giảm chút ít.

Thành tích của KT VN 2011:
Chỉ số HNX giảm mạnh thứ 3 trên thế giới.
VNI nhờ “Tứ trụ” đỡ giùm nên giảm hạng thứ 17, chứ nếu không có 4 mã này thì đã giảm không thua HNX.
————————————
Chưa kể là inflation tại Greece chỉ 3%. Còn tại Cyprus, inflation chỉ 2,8%.
Do đó, nếu tính tổng số lỗ, thì ai đầu tư vào HNX từ đầu năm bị lỗ nặng nhì thế giới, do 100 đồng hồi đầu năm nay chỉ còn 100 – 18,5 – 48,6 = 32,9. Cho dù tin được con số tiền mất giá chỉ 18,5% như công bố.
Trong khi 100 đơn vị đầu tư vào CK Hy lạp còn 100 – 3.0 – 53,4 = 43,6.
Vào Cyprus thì 100 đơn vị còn 100 – 2,8 – 75,8 = 21,4.

EVN làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Communism! Bravo!
Cha toi tro thanh dang vien cong san tu nhung nam cuoi thap nien 40 cua the ky truoc. Co mot dieu toi chua ly giai duoc ve ong. Mot nong dan chinh hieu, chu nghia khong co bao nhieu, vay ma sao ong lai tham nhuan nhung dieu co ban ve hoc thuyet Mac – Lenin sau sac nhu vay. Hoi ve giai cap va dau tr…

Tổng kết kinh tế Việt Nam 2011.
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Lần đầu tiên tại Việt Nam 3 ngân hàng hợp nhất làm một; tỷ giá, giá vàng tăng kỷ lục nhất từ trước đến nay, lãi suất đạt đỉnh… là những con s…-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét