-Nguồn:-Tư Bản Đỏ
http://www.youtube.com/watch?v=Xxh-sS8Qoco&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=Xxh-sS8Qoco&feature=player_embedded
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Nhận thức về việc đi xuống của Hoa Kỳ đã khuyến khích thái độ lấn lướt của Trung Quốc trong khu vực
Điều
có vẻ là không tưởng năm năm trước đây ngày nay đã trở thành hiện thực;
Trung Quốc đã đi lên nhanh chóng và với những hình thức rất khác so với
đa số vẫn trông đợi. Điều này đã ảnh hưởng cực lớn đến khu vực, phương
Tây và khái niệm về phương Tây. Trung Quốc đã chọn con đường riêng của
mình; nó sẽ không trở thành một thành viên của một câu lạc bộ mà
Roosevelt từng hi vọng đến Stalin. Kinh tế thị trường chắc chắn sẽ không
dẫn đến đa đảng và rõ ràng cũng không dẫn đến dân chủ như nhiều người
tại Washington từng tin tưởng từ những năm 1980. Thay vì thế, Trung
Quốc, một quốc gia đang phát triển đang đạt đến điểm đỉnh của quyền lực
thế giới, đã chính danh hoá chủ nghĩa độc tài trong thời đại của chúng
ta.
Phản
ánh quan điểm rằng “không phải quân đội của ai sẽ thắng, mà câu chuyện
của ai sẽ thắng,” Trung Quốc sẽ không đối đầu với phương Tây trên chiến
trường, mà là trên thị trường và không gian thông tin thế giới nơi Bắc
Kinh tìm cách miêu tả guồng máy nước Mỹ đang trên đà đi xuống và kiến
trúc quan điểm của công chúng về những thành quả của Trung Quốc một cách
thân thiện. Ở đây, thành công của Bắc Kinh có nghĩa là bác bỏ tính
chính danh những thành quả của phương Tây và mô tả Trung Quốc như một
trọng tài của những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là trong những nước trên
thế giới bên ngoài phương Tây.
Thách
thức của Trung Quốc đến từ nhiều phương diện. Nó bao gồm một loạt những
vấn đề về kinh tế và an ninh và đặc biệt là một thách thức về tư tưởng.
Đã xuất hiện một trận chiến về tư tưởng về việc quản lý chính quyền với
những hệ quả ảnh hưởng sâu xa.
Trung
Quốc đã điều chế mô hình tăng trưởng châu Á để phát triển một chính
quyền độc tài thiên thị trường tăng trưởng nhanh và ổn định đang được
ngưỡng mộ trên thế giới bên ngoài phương Tây và đặc biệt là trong giới
lãnh đạo của Thế giới thứ Ba. Nước Trung Quốc ấy đã tạo ra một vị thế
khác biệt kể từ khi Liên Xô tan rã - không nhượng bộ với quan điểm thế
giới của Hoa Kỳ, nhưng cũng không đối đầu guồng máy của Hoa Kỳ cho đến
gần đây - điều này đã đưa ra câu hỏi rằng những xu hướng này có ý nghĩa
gì với phương Tây và quan điểm về phương Tây.
Các
lãnh đạo quốc gia từ châu Phi, châu Mỹ La Tinh và những nơi khác nhìn
thấy một chính quyền không có một quốc hội bướng bỉnh hoặc một giới
truyền thông thách thức. Nó cung cấp công ăn việc làm, nhà ở và hy vọng
về một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân - nhưng lại không mở cửa cho
công chúng quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng hoặc tổ chức chính trị.
Người dân được yêu cầu phải kính trọng chính quyền và tránh xa chính
trị. Những quan điểm phi phương Tây về ví dụ của Trung Quốc thì quan
trọng với những từ như ngưỡng mộ và thèm muốn. Với sự đi lên của Trung
Quốc, một quốc gia đang phát triển đã chứng tỏ những chính quyền độc tài
trong thế kỷ 21 vẫn có thể dùng thị trường để tăng tốc phát triển.
Trung Quốc đưa ra không những một hướng đi khác để phát triển; nó còn
đưa ra một lựa chọn khác so với trật tự thế giới tự do do phương Tây
kiểm soát, bác bỏ hàng loạt những giá trị và nguyên tắc nhằm giữ vững
một chính quyền đại diện cho dân, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tổ chức
và nhân quyền toàn cầu.
Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc - hiện lớn gấp vài lần Ngân hàng Thế giới -
đang tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng với mức lãi
thấp trên khắp châu Phi, châu Mỹ La Tinh, Trung Á và Cận Đông, bao gồm
những món nợ cho những quốc gia nhỏ bé bên ngoài. Với những món nợ bằng
tiền cứng này, hệ quả là Trung Quốc đã cung cấp một con đường bên ngoài
phương Tây, khiến những tiêu chuẩn và cơ quan của phương Tây trở nên ít
quan trọng hơn.
Điểm xoay
Trong
suốt 30 năm Trung Quốc đã là đối tác kinh tế của chúng ta. Giờ đây họ
là đối thủ chính trị và đối thủ quân sự đang lên. Thành công của việc
cải cách kinh tế trong hai thập niên qua cho thấy Đảng Cộng sản Trung
Quốc chưa thể sụp đổ. Và chắc chắn nó sẽ không hoà nhập vào thể chế dân
chủ. Trên thực tế, nó đi theo con đường ngược lại.
Trong
năm 2008, cơn khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến một nhận định mới về Trung
Quốc. Tăng trưởng đến con số hàng chục, thặng dư mậu dịch, quỹ dự trữ
tiền mặt khổng lồ vẫn đang tăng, tỉ lệ lạm phát tương đối, một tầng lớp
trung lưu đang tăng và mức sống nhìn chung đang khá hơn - dường như hệ
thống thị trường chuyên chính của Trung Quốc đã đối phó với cơn khủng
hoảng toàn cầu rất tốt.
Hơn
nữa, từ cảnh kiệt quệ của Hoa Kỳ, đã dẫn đến một thói quen mới khó chịu
trong cách thức Washington nhận thức về mối quan hệ của mình với Bắc
Kinh. Việc dựa dẫm kinh tế liên đới đã làm im tiếng Hoa Kỳ về một số giá
trị và vấn đề - ví dụ như quyền lợi của dân tộc thiểu số, nền pháp trị
và tự do ngôn luận - vốn là nền tảng của trật tự tự do mà Hoa Kỳ đang
dẫn đầu.
Hillary
Clinton đã nói với các nhà báo trong năm 2008 rằng ép buộc Trung Quốc
về “những vấn đề khác” - như tính minh bạch, Tây Tạng và nhân quyền -
“không được cản trở việc đối phó với cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.”
Thông điệp tương tự cũng đã được chuyển đến vào tháng Mười một 2009, khi
Tổng thống Obama đến thăm Bắc Kinh, và trong buổi gặp gỡ giản dị không
được truyền hình với Dalai Lama tại Nhà Trắng vào tháng Hai năm 2010.
Từ
quan điểm chiến lược truyền thống lâu đời của Trung Quốc bắt nguồn từ
Tôn Tẫn và những người khác trong thế kỷ thứ tư và thứ năm trước Công
nguyên, các nhà lãnh đạo ĐCS và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
đã phân tích việc Washington thay đổi thái độ và kết luận rằng đã có
tiềm năng để chiếm ưu thế. Giám đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã nắm
lấy thời điểm khi nói về bong bóng bất động sản và những ngân hàng được
quản lý yếu kém, ông đã tuyên bố tại London, “Giờ đây những vị thầy
đang gặp khó khăn” - nhưng như Tôn Tử (cũng trong thế kỷ thứ tư trước
CN) từng nhấn mạnh, những xét xử chiến lược này phải “chính xác trong
mọi thành phần,” và lần này những vị quan có thể đã suy luận quá nhiều
về thời điểm này.
Thoạt
đầu dường như Trung Quốc đã tính toán sai. Đã đặt cược về sự đi xuống
của Hoa Kỳ khi cơn khủng hoảng 2008-2009 tràn khắp nền kinh tế Hoa Kỳ,
nhưng sau đó Trung Quốc lại chứng kiến thị trường tài sản của Hoa Kỳ
tăng 11% trong năm 2010, sản lượng tăng và lạm phát vẫn ở mức tương đối.
Trong khi đó, Trung Quốc lại phải chống trả nợ đang tăng, sự suy yếu
của ngân hàng vì nỗi lo sợ đang tăng rằng nền kinh tế chuyên về xuất
khẩu của nó, nếu không thay đổi, có thể dẫn đến một thập niên thất bại
theo kiểu Nhật Bản. Nhưng rồi bàn cờ lại xoay. Trong năm 2011 Hoa Kỳ
không có thay đổi nhiều về giá trị tài sản, tỉ lệ thất nghiệp vẫn tiếp
tục cao ở mức 9,1%, Quốc hội không thông qua được biện pháp giảm nợ và
công ty Standard & Poor đã giảm điểm tín dụng đối với nợ của Hoa Kỳ
từ AAA xuống còn AA - việc giảm điểm đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Việc
này đương nhiên dẫn đến nguồn chiến thắng tại Bắc Kinh. Hoa Kỳ cuối
cùng đã chắc chắn đi xuống - nhưng liệu có phải thế không?
Nên
nhớ rõ rằng những sự suy thoái của Hoa Kỳ xảy ra còn ít hơn những năm
nhuần. Trong những năm 1950 bản thân người Mỹ đã tin rằng họ đã thua
trong cuộc Chiến tranh Lạnh khi Liên Xô đưa phi thuyền Sputnik vào quĩ
đạo. Năm 1956 Khrushchev đã tuyên bố “Chúng tôi sẽ chôn vùi các anh.”
Năm 1964 ông đã dẫn lời Mark rằng “Giới vô sản sẽ là người đào mồ chôn
chủ nghĩa tư bản”, vốn vẫn là câu nói khải hoàn được sử dụng trong những
nhận định tại Trung Quốc hiện nay. Trong những năm 1970, cơn khủng
hoảng kép về dầu hoả vào năm 1973 và 1978 đã khiến kinh tế Hoa Kỳ dẫm
chân tại chỗ; tổng thống Carter đã nói đến từ “sầu thảm”, đảng Cộng Hoà
đã nói đến “chỉ số bất hạnh” đã cộng chung mức lạm phát (lúc ấy là 18%)
và tỉ lệ thất nghiệp vốn ở mức 11,3%. Hoa Kỳ lại được cho là đang trên
đà đi xuống lần nữa khi tổng thống Nixon đưa Hoa Kỳ ra khỏi tiêu chuẩn
vàng, và một lần nữa khi Reagan được cho là đã thất bại trong nỗ lực
chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa trên công
nghệ thông tin. Khi Paul Tsongas đang tranh cử tổng thống vào năm 1992
và đề cập đếni khái niệm suy thoái, Joseph Nye đã đưa ra luận điểm rằng
“Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Nhật đã thắng”.
Một
thập niên sau chủ đề suy thoái vẫn cứ trường tồn. Ngày 22 tháng Tám
2011, tờ Bắc Kinh Nhật Báo thông báo cho chúng ta biết rằng: “Việc giảm
điểm đánh giá tín dụng của Hoa Kỳ từ AAA là một sự kiện tiêu biểu mang
tính lịch sử. Nó nên được nhìn nhận như là một điểm xoay trọng đại trong
việc suy thoái trong quá trình phát triển quốc gia của nước này. Gió
Đông đã thổi bạt gió Tây.”
Và
vì thế những kẻ theo quan niệm suy thoái đã nhấn mạnh những vòng tuần
hoàn tiếp diễn về tăng trưởng và củng cố của Hoa Kỳ. Nye đã làm chúng ta
chú ý đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, nơi xuất bản Báo cáo
Cạnh tranh Toàn cầu mỗi năm. Trong đó Hoa Kỳ xếp hạng thứ 2 với “thị
trường lao động rất năng động, đầu tư cao vào Nghiên cứu & Phát
triển, đầu tư cao vào giáo dục (gấp đôi so với châu Âu về đầu tư đại học
bình quân mỗi đầu người)”, và trên những mặt trận kỹ thuật vi mô và kỹ
thuật sinh học. Thụy Sĩ đứng thứ 1. Trung Quốc đứng thứ 29. Vì thế bức
tranh về việc suy thoái của Hoa Kỳ thì không còn rõ ràng nữa.
Và
đương nhiên, khi năm 2011 trôi qua, những khó khăn của riêng Trung Quốc
cũng đã được thừa nhận: một khả năng của bong bóng bất động sản không
kềm chế nỗi, nợ nần của các chính quyền địa phương và cấp tỉnh đang tăng
mạnh, ngân hàng không có đủ quỹ dự trữ để phòng ngừa các món nợ xấu và
tỉ lệ lạm phát gây ra bởi giá trị thấp giả tạo của đồng nhân dân tệ được
dự đoán vào mức 6-10%.
Trong
chuyến đi thăm Washington vào tháng Giêng 2011, Chủ tịch Đào đã thấy ra
rằng giọng điệu hung hãn hơn của Bắc Kinh đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực
trầm trọng tại Washington. Thái độ đối với Trung Quốc trở nên cứng rắn
hơn. Việc Trung Quốc chuyển hướng từ châm ngôn Thao Quang Dưỡng Hối của
Đặng Tiểu Bình, được hiểu như “nắm lấy thời gian và củng cố sức mạnh”,
sang “thái độ hung hãn, dương oai và chiến thắng” được tường thuật trong
điện văn của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Jon Huntsman, hiện đã
kiến tạo nên cái nhìn của Washington về mối quan hệ của hai bên.
Thay
vì là một “cổ phần viên” trong khối thịnh vượng chung của thế giới như
Giám đốc Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick mô tả, giờ đây chúng ta thấy
vai trò của Trung Quốc lại trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc đã giúp
nhiều trong vài vấn đề - Bắc Hàn, nạn cướp biển trong vùng Vịnh Aden,
cung cấp lực lượng gìn giữ hoà bình cho Liên Hiệp Quốc tại nhiều nơi -
và cũng là một thành viên tham gia tích cực, tuy thường xuyên rất khó
khăn, trong Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên Hiệp Quốc. Nhưng thời
gian qua, rõ ràng là những hành động của Trung Quóc được điều khiển bởi
một chủ nghĩa thực dụng tinh vi nhằm phục vụ lợi ích trực tiếp của Bắc
Kinh hơn là những thói quen mở cửa với thế giới hoặc những đạo đức vốn
giúp xây dựng nền kiến trúc hậu Thế chiến II. Hiện tượng bất thường này
đã trở nên rõ rệt trong việc Trung Quốc quan hệ với những quốc gia đang
phát triển với tài nguyên thiên nhiên giàu có, nơi Bắc Kinh cho thấy một
sự nhạy cảm đặc biệt. Phiên bản ngày 12 tháng Tám của tờ Người đưa tin Quốc tế Hàng đầu (một bộ phận của Tân Hoa Xã) đã cảnh báo:
Hãy
cảnh giác trước thái độ khăng khăng của phương Tây về ‘Trách nhiệm của
Trung Quốc’. Với sự đi lên và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới,
cái gọi là ‘trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc’ đã trở thành một thứ vũ
khí mới và phương tiện mới để phương Tây ức hiếp Trung Quốc.
Ta
có thể hỏi tại sao các nhà lập kế hoạch của Bắc Kinh đã không có những
biện pháp để tránh khỏi yếu điểm này. Câu trả lời bắt rễ trong cái được
gọi là chiếc bẫy tăng trưởng của Trung Quốc. Trung Quốc phải tăng trưởng
tối thiểu ở mức 8% để bảo đảm ổn định và tạo công việc làm và nhà ở cho
làn sóng lao động nhập cư đang ra vào các thành phố duyên hải phía đông
(và cho những sinh viên đại học vừa tốt nghiệp). Thất bại trong việc
đạt được tỉ lệ tăng trưởng này mang lại mối hiểm nguy của sự hỗn loạn -
một cơn ác mộng của một quốc gia với 1,5 tỉ dân.
Để
tăng trưởng, Bắc Kinh phải tìm kiếm vào bảo đảm một nguồn cung cấp lâu
dài và vững cắc về năng lượng, đồng, sắt, zinc, cobalt và gỗ. Là một
người đến sau những thị trường này và bị kích thích bởi nhu cầu lớn chưa
từng thấy, Trung Quốc phải đưa ra những đề xuất tốt hơn so với những
đối thủ kỳ cựu, và nó đã thực hiện với nhiều phương cách. Bắc Kinh dùng 3
tỉ tiền mặt trong quỹ dự trữ để cung cấp các món nợ dài hạn không lãi
hoặc với mức lãi thấp cho các chính phủ các quốc gia có tài nguyên giàu
có. Nó thường cam kết xây dựng đường bộ, đường sắt để di chuyển tài
nguyên đến bến cảng; đôi khi nó cũng đồng ý xây dựng trường học và bệnh
viện, và chi trả riêng những khoản tiền lớn cho những người đứng đầu
chính phủ để bảo đảm mọi việc diễn ra êm thắm. Điều quan trọng nhất là,
các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết không can thiệp vào các công việc
nội bộ. Họ không quan tâm đến đạo đức và truyền thống như phương Tây,
hoặc những vấn đề quản lý chính phủ tốt, nền pháp trị, tính minh bạch,
những vấn đề về môi trường hoặc điều kiện lao động. Họ chỉ quan tâm một
điều duy nhất: khai thác nguồn tài nguyên cần có để phát triển và ổn
định với một phương pháp hữu hiệu và nhanh chóng. Và vì việc bảo đảm
phát triển và ổn định là điều kiện sống còn của đảng, ngược lại với tiên
đoán của Zoellick, Trung Quốc sẽ không trở thành một thành viên trong
khuôn khổ và đạo đức của cộng đồng thế giới - ngoại trừ khi nào nó đem
lại lợi nhuận cho họ.
Mô hình Trung Quốc
Cái
gọi là tác động của Trung Quốc được thấy qua vài khía cạnh; nó đang
thầm lặng tái thiết lại bối cảnh của cộng đồng quốc tế và nền chính trị
thế giới, và nó làm thế với phương cách nhằm giới hạnh mạnh mẽ việc lan
tràn ảnh hưởng của phương Tây bên ngoài khối NATO. Quá trình này được
thấy rõ nhất ở Thế giới thứ Ba, nhưng những quốc gia của Thế giới thứ
Hai như Syria, Indonesia, và Iran cũng có ảnh hưởng khu vực (tôi gọi
chúng là những cường quốc chuyển hướng), và cũng đang thừa nhận những
yếu tố của mô hình Trung Quốc. Thời gian qua, một ảnh hưởng của việc
Trung Quốc mở rộng vòng tay với các nước Thế giới thứ Ba là để giới hạn
những nguyên tắc vốn tạo nên quá trình quản lý chính phủ phương Tây.
Điều này được thấy qua việc Trung Quốc cần mẫn hậu thuẫn những chính
quyền độc tài trong khắp khu vực Hạ Sahara ở châu Phi (Zimbabwe, Sudan,
Angola, v.v...) và sự hậu thun của nó đến các nhà lãnh đạo độc tài như
Gadaffi và Assad của Syria, phản đối phong trào cách mạng mùa xuân Á
Rập. Trung Quốc xuất khẩu khí tài quân sự và kỹ thuật giải mã do các
trung tâm cảnh sát và quân đội chế tạo vốn được dùng để nhận diện và
định vị 420 triệu người sử dụng Internet ở Trung Quốc. Chính quyền trên
khắp khu vực Trung Đông đã dùng những kỹ thuật này để phá tin nhắn,
twitter, Facebook và email - những hình thức truyền thông xã hội được
cho là quan yếu trong việc vận động thách thức đối với những chính phủ
độc tài.
Về
khía cạnh con người, ảnh hưởng của Trung Quốc mang ý nghĩa là đối với
những ai đang bị cai trị bởi những chính quyền đang ngưỡng mộ và tìm
cách bắt chước mô hình chuyên chế thị trường của Trung Quốc, tương lai
của một xã hội dân sự dân chủ thì xa vời, thậm chí không tồn tại. Phản
ánh những tiêu chuẩn trong nước của Trung Quốc, quyền lợi của người lao
động và các tiêu chuẩn an toàn và môi trường đại đa số đều bị các công
ty hoạt động ở châu Phi tảng lờ, khiến cho nhiều người châu Phi tự hỏi
rằng liệu người Trung Quốc đang nấu ăn cho họ hay là đang ăn bữa ăn của
họ. Do đó, Trung Quốc là vị tư lệnh xúc tác của một quá trình ảnh hưởng
sâu đậm. Trong khi toàn cầu hoá đang thu nhỏ thế giới, Trung Quốc đang
thu nhỏ phương Tây - những giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn của họ -
một điểm được nhấn mạnh khi nó đã thành công trong việc thuyết phục 19
quốc gia không tham dự lễ trao giải Nobel Hoà bình cho Lưu Hiểu Ba năm
2010.
Những
tiến triển này đã đặt Trung Quốc vào vị trí trọng tâm của xu hướng toàn
cầu: chấp nhận một hình thái của chủ nghĩa tư bản để đem lại thịnh
vượng nhưng không kèm theo dân chủ. Đơn giản mà nói, nhiều nhà lãnh đạo
trên thế giới bên ngoài phương Tây đang thay thế mô hình thị trường tự
do dân chủ. Họ thay vào đó với một mô hình chuyên chế thị trường, mở cửa
kinh tế để đầu tư và phát triển thị trường và cho phép đảng đương quyền
kiểm soát chính phủ, toà án, quân đội và thông tin. Những thay đổi này -
những trung tâm kinh tế tự trị mới bên ngoài phương Tây và sự hấp dẫn
ngày càng tăng của chủ nghĩa tư bản không tự do - là động cơ kép cho
việc giảm thiểu quyền lực từ phương Tây. Khi cộng thêm với việc lũng
đoạn giá trị đồng tiền của Bắc Kinh, chúng là sức mạnh chủ chốt ở cấp số
nhân trong việc đi lên của Trung Quốc trên thế giới.
(còn tiếp)
Tư Bản Đỏ (phần 2)
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
(tiếp theo phần 1)
Lựa chọn cho lối thoát
Sự
thất bại của Đồng thuận Washington trong những năm cuối 1980 và đầu
1990 tại châu Phi và châu Mỹ La Tinh đã khiến cho các quốc gia trở nên
tồi tệ hơn sau công thức đồng nhất về tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Việc giám sát lỏng lẻo và quản lý yếu kém đã
khiến nhiều quốc gia với tỉ lệ xóa mù chữ trì trệ, mất việc làm và suy
giảm thu nhập bình quân đầu người. Khi ảo tưởng tan biến, cánh cửa đã để
ngỏ cho Trung Quốc thừa thế tiến vào bằng cách sử dụng những chính sách
khéo léo tổng hợp điều khoản hỗ trợ tiền mặt đúng lúc và chủ trương
không xen vào công việc nội bộ. Ở đây, Trung Quốc đã cung cấp một “lối
thoát” cho các chính phủ Thế giới thứ Ba đang tìm cách vay mượn và hỗ
trợ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vốn có những yêu sách về
đạo đức và đòi hỏi các chính phủ phải cải cách - và Trung Quốc đã hưởng
lợi rất nhiều từ việc này.
Trung
Quốc đã xây dựng những mối quan hệ thương mại này để đẩy mạnh đòn bẩy
chính trị của mình vào các cơ quan quốc tế, tạo ra một nhóm các nước chư
hầu chịu ơn và vâng lời, nhưng không phải trên tinh thần của Chiến
tranh Lạnh. Không có những nhóm cử tri chịu sự chỉ đạo của nhóm trưởng
bên trong Liên Hiệp Quốc hoặc trong những cơ quan quốc tế khác. Thay vì
thế, chúng ta thấy các quốc gia liên hệ với nhau một cách lỏng lẻo qua
việc ngưỡng mộ Trung Quốc, một mong muốn nắm bắt được quyền lực của các
thị trường quốc tế và mong muốn tương tự nhằm giữ tính tự chủ bên ngoài
những khái niệm của phương Tây về văn hoá dân sự toàn cầu và những nền
kinh tế phát triển một cách tự do.
Trong
khi không thực sự có một mô hình kiểu Trung Quốc để bắt chước, hoặc
xuất khẩu đến những nơi như châu Mỹ La Tinh và vùng hạ Sahara ở châu
Phi, đã có những phát triển và cải cách phức tạp ở Trung Quốc trong vòng
30 năm với những thành công nhờ vào văn hoá, dân số, địa lý và triết lý
lãnh đạo đặc biệt của Trung Quốc. Trong khía cạnh này, trong khi không
có mô hình nào để nhận định, vẫn có những khuôn khổ có thể nhận biết
được. Trên khía cạnh tư tưởng và trên khía cạnh tác động đến thế giới,
những ai nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc - trong và ngoài nước - là đối
tượng của một loạt những giá trị cầm quyền được tinh lọc từ kinh nghiệm
của Trung Quốc hiện đại vốn đơn giản và thật sự bào mòn tính ưu việt
của phương Tây. Đây là tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa độc tài thị trường.
Các
nhà soạn thảo chiến lược ở Washington và Bắc Kinh hiểu rằng chúng ta
đang sống trong thời đại khi những thử thách chưa từng thấy về chính trị
và kinh tế nội bộ của cả hai nước cũng có thể ảnh hưởng đến quyền lực
quốc gia. Những sự kiện này - ví dụ như một món nợ hoặc cơn khủng hoảng
ngân hàng - có thể làm thay đổi vị thế của một trong hai quốc gia trên
chính trường thế giới và chắc chắn sẽ thay đổi mối quan hệ Mỹ - Trung.
Với những bất an này, không gì ngạc nhiên khi ta thấy một bài viết trên tờ Hồng Kỳ Văn Cảo lập
luận rằng hai cơ hội chiến lược trên thế giới hiện nay đang là lợi thế
cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Một là Hoa Kỳ và những quốc gia
phương Tây khác vẫn đang tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng tài
chính thế giới. Cơ hội chiến lược thứ hai là những thử thách từ Libya,
Iraq và Afghanistan, chưa kể đến những quan ngại về ổn định khu vực, đã
ngăn cản Hoa Kỳ chú trọng vào Đông Á và kềm chế Trung Quốc. Bài viết
trên tờ Hồng Kỳ Văn Cảo đề xuất rằng Trung Quốc nên tận dụng hết
hai cơ hội này để tăng cường quyền lực của mình trong thời kỳ khủng
hoảng tài chính và chính trị đang tiếp diễn của Hoa Kỳ.
Chính
tình trạng hỗn loạn tại Washington đã khuyến khích thái độ hung hãn của
Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc đã mở rộng việc đòi hỏi chủ quyền
từ Quần đảo Ryukyu đến Biển Nam Hải và vùng Arunachal Pradesh (mà Bắc
Kinh gọi là Nam Tây Tạng) ở biên giới Ấn Độ. Ngành hải quân đại dương
mới của Trung Quốc là mối quan tâm đặc biệt đối với Philippines, Việt
Nam, Singapore và Đài Loan, những nước này đều có tranh chấp với Bắc
Kinh tại vùng Biển Nam Hải. Và chính vì những đòi hỏi chủ quyền của
Trung Quốc mà Hoa Kỳ và các nước trong toàn khu vực đã viện dẫn luật lệ
quốc tế để nhấn mạnh cam kết của họ đến quyền tự do đi lại và vận chuyển
trong Biển Nam Hải. Và, đương nhiên, tiền tệ, nợ nần, mậu dịch, tính
minh bạch, tài sản trí tuệ và nhiều vấn đề khác có thể được xem là một
phần của sự đối đầu đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.
Chính
trong ngữ cảnh của cơn khủng hoảng đang diễn ra mà Henry Kissinger đã
nhận thấy rằng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc thường không uyển chuyển
và mang tính đối đầu, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền - được thúc đẩy
bởi quyết tâm giành lại ảnh hưởng toàn cầu mà Trung Quốc từng có được
trong những thế kỷ 14 và 15.
Đề cập đến châu Âu thời kỳ tiền Thế chiến thứ I, Kissinger đã hỏi trong cuốn sách của mình, Về Trung Quốc,
rằng liệu lịch sử có lặp lại không. “Không nghi ngờ gì nữa, nếu Hoa Kỳ
và Trung Quốc rơi vào một xung đột chiến lược, một tình huống tương tự
như cơ cấu châu Âu trước Thế chiến thứ I với việc thành lập những khối
liên minh chống lại nhau có thể xảy ra ở châu Á.” Ông tiếp tục, “Một câu
hỏi then chốt là liệu cơn khủng hoảng dẫn đến Thế chiến thứ I là khả
năng hay là hành xử của Đức?” Ở đây ông xoay sang dẫn chứng Eyre Crowe,
một quan chức thuộc Văn phòng Nước ngoài của Anh: “Crowe kết luận rằng
chẳng có gì khác nhau về việc Đức công khai thừa nhận đóng vai trò nào.
Con đường nào mà Đức đang theo đuổi... một khi Đức đã đạt được quyền
thống trị hải quân, Crowe nhận định, điều này trong bản thân nó -
bất kể ý định của Đức là gì - đã là một đe doạ khách quan đối với Anh
và không thể phù hợp với sự tồn tại của Đế chế Anh.”
Kissinger
đã chứng minh rằng tính song song của lịch sử này về bản chất thì không
chính xác. Hơn nữa, “Sự tranh luận của Hoa Kỳ bổ sung thêm một thách
thức về tư tưởng đối với phương cách cân bằng quyền lực của Crowe”. Về
việc này, Kissinger đưa thêm một thông điệp hy vọng rằng quan hệ Mỹ -
Trung không cần và không nên biến thành một trò được ăn cả ngã về không
và vẫn còn nhiều chỗ để ngành ngoại giao xoa dịu những góc cạnh khó khăn
nhất và tìm ra một tiếng nói chung.
Thách thức của Trung Quốc
Đòi
hỏi chủ quyền của Trung Quốc và những tuyên bố đầy thách thức cũng như
việc phát triển ngành hải quân đầy mạnh bạo dọc theo bờ biển phía đông
và khu vực biên giới phía nam đã làm các nước láng giềng cảnh giác - Từ
Hàn Quốc đến Việt Nam đến Ấn Độ. Trong những kết quả từ thái độ mới của
Trung Quốc chính là thái độ đón chào “chính sách quay lại châu Á” của
Tổng thống Obama của những quốc gia đang phải đối diện với một Trung
Quốc khó đoán hơn. Bắc Kinh đã tìm cách cân bằng việc này bằng cách nhấn
mạnh quan hệ thương mại sâu đậm của mình trong khu vực (trong 10 đối
tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, 6 nước là những láng giềng trong
khu vực), vai trò của nó như là guồng máy tăng trưng và xây dựng cơ sở
hạ tầng và nguồn đầu tư bằng tiền mặt, trong khi từ chối thảo luận những
tranh chấp lãnh thổ đang diễn tiến.
Vấn
đề an ninh nhạy cảm thứ hai đối với Bắc Kinh là tiềm năng của việc
thành lập một liên minh quân sự Mỹ - Nhật - Hàn; Bắc Kinh lo sợ rằng
tiềm năng hỗn loạn trong khu vực bán đảo có thể khiến cho Nhật nghĩ lại
tình trạng an ninh của mình và tái xây dựng lại lực lượng quân sự. Quan
hệ ngoại giao vốn đã căng thẳng với Nam Hàn, vốn từ mùa thu 2010 đã là
một thị trường đang mở rộng nhanh chóng cho hàng hoá xuất khẩu và đầu tư
trực tiếp của Trung Quốc. Hơn nữa, việc chính quyền Bình Nhưỡng khó
đoán tấn công chiến hạmg Cheonan trên vùng biển quốc tế và bắn pháo vào
hòn đảo Hàn Quốc đã dẫn đến sự hiện diện quân sự lớn của Hoa Kỳ. Bắc
Kinh từ chối ủng hộ việc lên án của Liên Hiệp Quốc đối với việc tấn công
này.
Thứ
ba, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền quần đảo Ryukyu giàu tài nguyên và
năng lượng, vốn là một phần của Nhật từ năm 1879. Hoa Kỳ chiếm đóng
quần đảo trong Thế chiến thứ II và trao trả lại cho Nhật vào tháng Năm
1972. Washington đã tái lập hậu thuẫn của mình với tuyên bố chủ quyền
của Nhật đối với quần đảo Ryukyu và nhấn mạnh điều này bằng những thao
diễn hải quân trên biển Hoàng Hải.
Vì
thế việc tái xác lập hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng Tây Thái Bình
Dương, phần lớn là hệ quả của thái độ và hành động lấn lướt của Trung
Quốc. Trung Quốc đã mở cửa trên vùng Tây Thái Bình Dương và Hoa Kỳ đã
bước vào.
Như
căng thẳng dâng cao ở vùng bờ biển phía đông Trung Quốc vẫn chưa đủ,
căng thẳng ở miền tây Trung Quốc - cụ thể là Đông Turkestan (Tân Cương)
và Tây Tạng - cùng với đường biên giới rất dài với khu vực Trung Á Hồi
giáo cũng gây thêm những khó khăn. Chúng không phải là những điểm nóng
hiện nay mà là những vùng đang sôi sục. Chúng không được đưa tin nhiều
nhưng giới quân dân Hồi giáo đang hoạt động tại Trung Á và đang đối đầu
với sự đàn áp của người Hán bên trong Trung Quốc. Những cựu chiến binh
người Afghan - một số do al-Qaeda huấn luyện, những người khác là cựu
thánh chiến quân Taliban - đang dần dần thâm nhập vào cộng đồng Ngô Uy
Nhĩ ở Tân Cương. Họ đang giận dữ vì bị kỳ thị và có thể thật sự tạo ra
một khó khăn quân sự với vũ khí tuồn vào từ Tajikistan, Uzbekistan, Iran
và những nơi khác.
Và
cuối cùng, những tranh chấp biên giới mới đây và việc đổ quân đến biên
giới Ấn Độ tại khu vực Kashmir và Arunachal Pradesh đã làm Delhi cảnh
giác và mở đường cho việc củng cố quan hệ quân sự và ngoại giao giữa Hoa
Kỳ và Ấn Độ cũng như giữa Ấn Độ với Việt Nam và Nhật Bản.
Trung Quốc về đâu?
Những
nhà hoạch định ở Bắc Kinh biết rằng trong thời đại thay đổi đa chiều
này, Trung Quốc phải sử dụng câu chuyện châu Á để đi lên. Trung Quốc
hoặc sẽ được xem là guồng máy phát triển của châu Á, đem đến tăng
truởng, đầu tư, thương mại và thị trường cho các quốc gia châu Á nhỏ
hơn, hoặc là bị xem như là một kẻ bá quyền - một quốc gia lớn chiếm dụng
các mỏ dầu, khí đốt và khoáng sản, một kẻ du côn đòi hỏi sự thuần phục
của những người khác - đòi hỏi quyền lợi của mình bọc trong chính sách
ngoại giao cơ bắp.
Để
chắc chắn câu chuyện Trung Quốc “thắng lợi”, Bắc Kinh đã đầu tư 6,8 tỉ
trong năm 2010 để tạo ra một mạng lưới truyền thông toàn cầu với tin tức
và bình luận bằng 56 thứ tiếng trên truyền hình, truyền thanh và báo
giấy. Mục đích là xây dựng những tin tức đang diễn tiến theo một phong
cách thân thiện với Trung Quốc. Bắc Kinh đang quyết tâm vượt qua thời kỳ
mà quan điểm của thế giới có thể đổ lỗi cho Trung Quốc việc đụng độ
giữa chiếc thuyền đánh cá Trung Quốc và những chiếc tàu của Tuần duyên
Nhật trên vùng đảo Ryukyu, hoặc cho phép câu chuyện về Tây Tạng chê bai
và làm xấu mặt Trung Quốc trên trang nhất của những tờ báo trên thế giới
trước ngày khai mạc Thế Vận Hội.
Lý
Tòng Quân, giám đốc của Tân Hoa Xã tại Bắc Kinh, đã tuyên bố rằng “Tân
Hoa xã Trung Quốc sẽ đưa ra cái nhìn quốc tế theo quan điểm Trung Quốc.”
Ông nhấn mạnh rằng mối chú tâm là nhằm “tăng cường khả năng của chúng
ta trong việc hướng dẫn quan điểm quốc tế.” Đặc biệt là đề xướng này
không đơn giản chỉ là một nỗ lực về quan hệ công chúng. Nó bắt nguồn từ
sự tính toán chiến lược của Bắc Kinh rằng sức mạnh tương đối của các
quốc gia trong thế kỷ thứ 21 sẽ được đánh giá tại không gian thông tin
toàn cầu nơi câu chuyện về Trung Quốc phải chiến thắng.
Chúng
ta kết thúc với ý nghĩ rằng Trung Quốc đang quyết hưởng lợi từ cơn
khủng hoảng nợ của Hoa Kỳ. Bắc Kinh sẽ đặt vấn đề về giá trị tiếp diễn
của trái phiếu của Ngân khố Hoa Kỳ. Nó sẽ đổ lỗi cho Hoa Kỳ về sự trì
trệ của thị trường và tỉ lệ tăng trưởng chậm chạm và nhấn mạnh tính hỗn
loạn tại Quốc hội Hoa Kỳ. Bắc Kinh sẽ hy vọng dùng những việc này để tấn
công Hoa Kỳ trên những ấn đề địa chính trị lẫn tư tưởng, nơi tính tin
cậy và sức mạnh thì vô cùng quan trọng.
Kissinger
đã đúng khi đặt câu hỏi về liệu cơn khủng hoảng dẫn đến Thế chiến thứ I
đã được tạo ra bi khả năng hay hành động của Đức. Và Eyre Crowe cũng
chính xác khi cho rằng nó không có gì khác biệt đối với vai trò mà Đức
công khai thừa nhận, rằng một khi Đức thống lĩnh ưu thế hải quân, thì
chính việc này, bất chấp ý định của Đức là gì, sẽ là mối đe doạ hiển
nhiên đến Anh và không phù hợp với sự tồn tại của Đế chế Anh. Liệu sự
thống lĩnh hải quân của Trung Quốc tại Thái Bình Dương cũng có tác động
tương tự đến Washington?- http://www.youtube.com/watch?v=Xxh-sS8Qoco&feature=player_embedded
-Việt Nam trong clip Lịch sử thế giới 100 năm qua
-
Người dùng YouTube có nick name derDon1234 đã ghi lại những thước phim
chân thực về thế giới trong vòng 100 năm 1911-2011 qua clip dài 10
phút, trong đó có cả những hình ảnh về chiến tranh ở Việt Nam.
Clip bao gồm hình ảnh về những sự kiện lớn nhất của loài người và cả những hình ảnh đáng sợ khi nhìn lại.
Clip bắt đầu bằng hình ảnh Roald Amundsen khám phá Nam cực vào năm 1911 và sau đó là hình ảnh tàu Titanic chìm vào năm 1912. Tiếp theo là chiến tranh thế giới lần 1, công trình xây dựng tòa nhà Empire State năm 1931.
Clip bao gồm hình ảnh về những sự kiện lớn nhất của loài người và cả những hình ảnh đáng sợ khi nhìn lại.
Clip bắt đầu bằng hình ảnh Roald Amundsen khám phá Nam cực vào năm 1911 và sau đó là hình ảnh tàu Titanic chìm vào năm 1912. Tiếp theo là chiến tranh thế giới lần 1, công trình xây dựng tòa nhà Empire State năm 1931.
Ảnh chụp từ clip |
Một số sự kiện khác xuất hiện trong clip là chiến tranh thế giới lần 2 với trận đánh Trân Châu Cảng, cuộc ném bom nguyên tử ở Nhật Bản vào năm 1945, bức tường Berlin sụp đổ, Lênin qua đời, lễ nhậm chức của Hitler...
Đặc biệt, cuộc ném bom đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam cũng xuất hiện trong clip này.
Ngoài ra, clip còn đưa hình ảnh về cuộc tấn công tháp đôi ở Mỹ năm 2001 và trận sóng thần khủng khiếp gần đây tại Nhật Bản.
Theo đánh giá của Dailymail, clip này gồm nhiều hình ảnh về các sự kiện chính trị, sự kiện thể thao và công nghệ vũ trụ. Một số sự kiện quan trọng bị “bỏ qua” như sự qua đời của Steve Jobs hay ban nhạc The Beatles được thành lập.
Huyền My (Theo Dailymail)
- Lượng hóa tham nhũng từng cấp, từng ngành (TP 4-1-12) -- P/v Vũ Mão
Thu nhập tại Petro Vietnam còn cao hơn EVN (VnE 4-1-12) -- Totally out of control!
Cận cảnh ga hàng không nghìn tỷ mới khánh thành đã dột (Bee.net 4-1-12) -- Lại yêu cầu ông Đinh La Thăng "trảm tướng"! (Harakiri cũng là một hình thức trảm tướng?)
-- Góp ý xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Bắt bệnh của cán bộ ngay từ dư luận(PLTP). –– PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG: Đừng “đến hẹn lại lên”! (NLĐ). – Công khai tài sản, thu nhập của quan chức: Không có vùng cấm đối với báo chí (PLTP).-
- Mô hình chính quyền đô thị Hà Nội chưa thuyết phục (PLTP). - TPHCM thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 1,2 tỷ USD (VOV).
-– Trung Quốc: Dự kiến nhân sự cấp cao khóa 18 Đảng Cộng Sản (NCBĐ/Open). – Hu: China in cultural war (Diplomat).Tương lai lãnh đạo Trung Quốc: China’s princelings should not rule alone (FT 4-1-12)
Trung Quốc chống văn hoá Tây phương? China’s President Lashes Out at Western Culture (NYT 3-1-12) -- Hồ Cẩm Đào có vẻ nghe lời Diêm Học Thông -- Hu: China in cultural war (Diplomat 5-1-12) -- And this is a funny take by Stephen Walt: China's war against Harry Potter (FP 4-1-12)Bài của Lưu Hiểu Ba: Behind The Rise of the Great Powers (Guernica Jan 2012) -- Phê bình một chương trinh trên TV Trung Quốc
Thu nhập tại Petro Vietnam còn cao hơn EVN (VnE 4-1-12) -- Totally out of control!
Cận cảnh ga hàng không nghìn tỷ mới khánh thành đã dột (Bee.net 4-1-12) -- Lại yêu cầu ông Đinh La Thăng "trảm tướng"! (Harakiri cũng là một hình thức trảm tướng?)
-- Góp ý xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Bắt bệnh của cán bộ ngay từ dư luận(PLTP). –– PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG: Đừng “đến hẹn lại lên”! (NLĐ). – Công khai tài sản, thu nhập của quan chức: Không có vùng cấm đối với báo chí (PLTP).-
- Mô hình chính quyền đô thị Hà Nội chưa thuyết phục (PLTP). - TPHCM thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 1,2 tỷ USD (VOV).
-– Trung Quốc: Dự kiến nhân sự cấp cao khóa 18 Đảng Cộng Sản (NCBĐ/Open). – Hu: China in cultural war (Diplomat).Tương lai lãnh đạo Trung Quốc: China’s princelings should not rule alone (FT 4-1-12)
Trung Quốc chống văn hoá Tây phương? China’s President Lashes Out at Western Culture (NYT 3-1-12) -- Hồ Cẩm Đào có vẻ nghe lời Diêm Học Thông -- Hu: China in cultural war (Diplomat 5-1-12) -- And this is a funny take by Stephen Walt: China's war against Harry Potter (FP 4-1-12)Bài của Lưu Hiểu Ba: Behind The Rise of the Great Powers (Guernica Jan 2012) -- Phê bình một chương trinh trên TV Trung Quốc
- Jeffrey Sachs: Gorbachev và cuộc đấu tranh vì dân chủ – (ĐCV). - Bùi Tín: Nước Nga của nhiều ẩn số – (VOA’s blog). – Nguyễn Hưng Quốc:2012: Bàn cờ chính trị thế giới mới – (VOA’s blog).
- Tổng thống Myanmar đề cao quân đội (TN). – Chính phủ Miến Điện tái khẳng định uy thế tuyệt đối của quân đội — (RFI). - Nhiều lo ngại về tù nhân chính trị ở Miến Điện - (VOA).---- Trung Quốc phản đối các biện pháp “đơn phương” trừng phạt Iran — (RFI). – Tòa Bach Ốc: Cảnh báo về Vịnh Ba Tư cho thấy Iran ‘yếu thế’ — (VOA). – - EU closer to ban on Iran oil (Gulf News). - Căng thẳng quan hệ Mỹ – Iran (VTV). - Thế giới 24h: “Sai lầm thế kỷ” của Mỹ? (VNN). - EU đạt được thỏa thuận sơ bộ về cấm vận dầu mỏ Iran (Gafin). - Mỹ triển khai quân ở Israel, chuẩn bị chiến tranh với Iran (Gafin).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét