Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Tại Sao Thua Lỗ? - Trần Khải

- Tại Sao Thua Lỗ? - Trần Khải 
Kinh doanh thua lỗ trên nguyên tắc là chuyện bình thường khi những tính toán chuyển biến thị trường bỗng nhiên sai trật, và cùng lúc là khi người quản trị không đủ tài năng ứng phó, điều hợp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện tượng quốc doanh thua lỗ thường có thêm một bí mật đơn giản dễ suy đoán: lợi tức công ty quốc doanh được lặng lẽ chuyển sang cho các công ty sân sau để làm giàu cho cán bộ và gia đình.
Theo Bộ Trưởng Tài Chính Vương Đình Huệ, 12 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang có số lỗ lên tới hơn 26.000 tỷ đồng. Báo Nguoiduatin.vn viết như thế hôm 23-12-2011. Con số thua lỗ này, theo ông Huệ, tính đến thời điểm 31/12/2010, có 12 tập đoàn, tổng công ty có số lỗ lã hơn 26.110 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm vừa qua, công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường.



Con số 26.110 tỷ đồng này tương đương 1,25 tỷ đô la Mỹ. Nghĩa là 12 công ty thua lỗ trong năm, theo lời Bộ Tài Chính.

Như thế, thua lỗ chỉ mới tính có 12 tập đoàn và tổng công ty, trong khi Việt Nam dường như đang có hơn 90 tập đoàn và tổng công ty với số nợ lớn hơn con số thua lỗ nêu trên gấp nhiều lần.

Trang CafeF đăng một bản tin ghi là của báo ANTĐ hôm Chủ Nhật 27-11-2011, nhan đề Doanh nghiệp Nhà Nước thua lỗ: Những con số kinh hoàng dựa trên một báo cáo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư nêu những hình ảnh bi quan hơn.

Điều chưa rõ là tại sao Bộ Tài Chính chỉ nói về 12 tập đoàn và tổng công ty, trong khi Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư trước đó mấy tuần lễ lại nói về hầu hết trong 91 tập đoàn và tổng công ty, ghi rằng ngập nợ tới hơn 39 tỷ đô la Mỹ, trong đó nợ xấu tới 3,65 tỷ đô, và có cơ nguy mất trắng 1,8 tỷ đô la Mỹ.

Bản tin này viết, với các số tương đương đổi ra Mỹ Kim do người viết đưa vào cho dễ so sánh:

Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư Nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA nhưng theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) chỉ đóng góp khoảng 37%-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lã tượng trưng. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Nợ liên hoàn

Hiện nay, cả nước có trên 1.200 DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong năm 2009, theo báo cáo của chính phủ gửi Quốc Hội ngày 1-11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỷ đồng (39,1 tỷ đô la Mỹ). Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài Chính là 86.000 tỷ đồng (4,13 tỷ đô la Mỹ) thì nợ của khu vực DNNN đến 2009 không kể 9 tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.

Nhiều DNNN đang lâm nạn nợ nần, nảy sinh chuỗi nợ liên hoàn. Theo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung Ương mới đây, những con số lỗ lớn tính từ đầu năm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang ở mức giật mình: gần 8.000 tỷ đồng nợ (384 triệu đôla) ở tập đoàn Điện Lực; khoảng 1.500 tỷ đồng (72 triệu đôla) của tổng công ty Xăng Dầu, hay hơn 600 tỷ đồng với tổng công ty Hàng Hải. Và đằng sau những con số lỗ lớn của nhiều tập đoàn, tổng công ty là câu chuyện về nợ xấu ngân hàng và chiếm dụng vốn lẫn nhau. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới, hiện các DNNN chiếm tới 60% tín dụng của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Đặc biệt mức nợ của các DNNN đang chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng. Tính đến hết tháng 8- 2011, nợ xấu toàn ngành ngân hàng ở mức trên 76.000 tỷ đồng (3,65 tỷ đôla) và đang có xu hướng tăng. Trong đó, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng khoảng 37.000 tỷ đồng (1,8 tỷ đôla).(hết trích)

Như thế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là nhu cầu khẩn thiết. Đó cũng là hối thúc của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank, WB) đối với chính phủ VN.

Truyền thông VN cũng đã ghi lời tuyên bố của bà Victoria Kwakwa - Giám Đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam tại hội thảo Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới và chính sách ứng phó của Việt Nam ngày 18-10, cũng cho rằng: Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa tái cơ cấu nền kinh tế.

Tuy nhiên, có một hiện tượng tại VN: nhiều tổng công ty quốc doanh thực ra có lợi tức, nhưng cán bộ đã chuyển tiền lời sang các công ty sân sau để rồi tổng công ty quốc doanh sẽ khai thua lỗ. Tình hình này đã diễn ra nhiều năm, nhưng chỉ mới được khui ra ánh sáng trên báo chí gần đây.

Bài phân tích của nhà bình luận Phạm Huyền, có nhan đề Xăng dầu chuyển lãi thành lỗ: Đã làm từ lâu đăng trên báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu hôm 23-12-2011, ghi nhận:

Bán cho đại lý thấp hơn giá vốn, chi hoa hồng cao hơn 45% mức quy định, các công ty "mẹ" xăng dầu đều dồn lãi sang con để chịu lỗ, gây áp lực đòi tăng giá. Tuy nhiên, Bộ Tài Chính đang nương tay khi để doanh nghiệp "tự xử".

Dồn lãi từ mẹ sang con rồi... kêu lỗ

Cả 4 doanh nghiệp xăng dầu trong đợt kiểm tra vừa qua của Bộ Tài Chính gồm Petrolimex, PVoil, Petimex, SaigonPetro đều có chung một kịch bản lỗ rất giống nhau: Do chi phí kinh doanh, đặc biệt là thù lao cho các đại lý, Tổng đại lý quá cao, vượt xa định mức 600 đồng/lít khiến giá vốn thực tế của doanh nghiệp đầu mối bị đẩy lên cao.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Petrolimex đã có mức chi phí kinh doanh vượt định mức tính theo giá cơ sở là hơn 516 tỷ đồng, SaigonPetro chi vượt hơn 75 tỷ đồng, PVOil chi tăng hơn 186 tỷ đồng và Petimex, đơn vị khó khăn nhất trong các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cũng chi cao hơn 193 tỷ đồng.

Vì sao các doanh nghiệp đầu mối gặp khó khăn, luôn miệng than lỗ lại mạnh tay hào phóng chi hoa hồng cao cho các đại lý bán lẻ như vậy? Nghịch lý này thể hiện rõ nét ở chỗ, có những giai đoạn doanh nghiệp đầu mối có cơ hội kinh doanh lãi, bằng việc giảm chiết khấu, để bù lỗ trước đó, nhưng các doanh nghiệp này lại bỏ qua.

Đặc biệt, từ cuối tháng 5 đến ngày 26/8/2011, giá xăng dầu thế giới giảm, các công ty mẹ xăng dầu đã không giảm chiết khấu mà vẫn duy trì mức cao cho các đại lý. Đây thực sự là một động thái khó hiểu trong logic kinh doanh thông thường...(hết trích)

Nghĩa là, công ty mẹ khai lỗ để các công ty con có lợi tức. Thậm chí, còn bán cho các đaị lý dưới giá vốn. Hiện tượng này dễ hiểu: các công ty con, các đaị lý thực ra là gia đình, thân nhân, bạn hữu của các quan lớn, và khi tổng công ty quốc doanh khai lỗ là để dồn cả lợi tức sang các công ty con và đaị lý -- hiểủ rằng, công ty con và đại lý là túi rửa tiền rút ruột từ công ty mẹ cho các quan lớn.

Báo Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu ghi thêm:

Thứ Trưởng Vũ Thị Mai, Bộ Tài Chính đánh giá, trong điều kiện Nhà nước đã có chính sách bình ổn giá, các doanh nghiệp đầu mối đáng lẽ phải tiết giảm chi phí kinh doanh để chia sẻ cùng Nhà nước và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp đầu mối đã làm điều ngược lại, tăng hoa hồng đúng lúc có thể giảm.

Bán thấp hơn giá vốn tới 847 tỷ đồng để "bình ổn"?

Riêng tại Petrolimex, hiện tượng chuyển lỗ từ mẹ sang con còn thể hiện đậm nét hơn ở câu chuyện bán cho đại lý thấp hơn cả giá vốn. Các tài liệu được chính Tổng công ty cung cấp cho thấy, giá bán cho các đại lý đã thấp hơn giá vốn tới 847 tỷ đồng.

Trong đó, giá bán của Tổng công ty cho 16 công ty con thấp hơn giá vốn hơn 100 tỷ đồng. Giá bán cho các Tổng đại lý và đại lý bên ngoài hệ thống của Petrolimex cũng thấp hơn giá vốn hàng bán trung bình là 620 tỷ đồng. Đối với các tổng đại lý Công ty TMDL Kiên Giang và Tổng đại lý Công ty CP Hóa dầu Quân đội MIPEC, giá bán của Petrolimex cũng thấp hơn giá vốn tới hơn 126 tỷ đồng.

Tổ kiểm tra của Bộ Tài chính cho biết, sau khi loại trừ các yếu tố như chênh lệch tỷ giá, chi vượt định mức... thì mức chênh lệch giá bán và giá vốn này còn 111 tỷ đồng.

Với cách thức kinh doanh như vậy, đương nhiên kết quả của công ty mẹ Petrolimex sẽ lỗ lớn trong khi hàng chục hệ thống đại lý, tổng đại lý lại lãi lớn...(hết trích)

Như thế, chỉ mới nói về các rút ruột lợi tức của các tổng công ty xăng dầu. Các công ty ở các ngành khác hẳn cũng có những cách rút ruột lợi tức kiểu khác.

Điều bi quan là hệ thống kinh tế này khó cải tổ vì thiếu minh bạch, vì thiếu cạnh tranh, và vì các nhóm lợi tức đã mọc lên bảo vệ cho nhau, trong đó có quyền lợi chằng chịt của các quan chức trong Đảng.

Chỉ cần minh bạch, cho báo chí quyền tự do điều tra các sai trai; chỉ cần cho tự do cạnh tranh, cho công ty tư doanh thuận lợi phát triển hơn; và chỉ cần ngăn cản các nhóm lợi tức móc nối với các quan chức đảng, khi bình đẳng chính trị và kinh doanh của người dân được bảo vệ, chứ không phải gom tàì sản về một mối ưu tiên cho các đảng viên.... Đó mới là chìa khóa của kinh tế phát triển bền vững.


Việt Nam có 15,8 tỷ USD dự trữ ngoại hối
(VEF.VN0 - JPMorgan Chase dự báo dự trữ ngoại hối Việt Nam 2012 khoảng 15,8 tỷ USD.
Ngân hàng JPMorgan Chase vừa ra một báo cáo dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm nay. Trong đó, các chuyên gia của ngân hàng này nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ có khả năng đạt được mức độ ổn định cao hơn so với năm 2011 và lạm phát mới tác động mạnh nhất đến cán cân thanh toán thay vì thâm hụt thương mại.

"Với lạm phát được kỳ vọng sẽ giảm thêm nhiều và việc Chính phủ đề cao mục tiêu ổn định kinh tế thay vì chính sách "tăng trưởng bằng mọi giá", chúng tôi dự báo các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện", báo cáo của JPMorgan Chase có đoạn viết.
Theo báo cáo, sự cải thiện này đồng nghĩa với việc lạm phát của Việt Nam sẽ hạ nhiệt, cán cân thanh toán được hỗ trợ tốt hơn và dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ cao hơn trong năm 2012.
Tuy nhiên, JPMorgan Chase cho rằng, chất lượng tài sản của các ngân hàng hiện vẫn đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với nền kinh tế Việt Nam, dù khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng ở thời điểm này là thấp.
"Việt Nam đã ở trong tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài, nhưng thâm hụt này được bù đắp bởi dòng kiều hối và vốn FDI... Khi lạm phát cao hoặc kỳ vọng giảm giá đồng nội tệ tăng, người Việt Nam thường chuyển từ nắm giữ VND sang vàng và USD. Còn khi lạm phát giảm tốc, quy trình diễn ra ngược lại", báo cáo lý giải.
Về dự trữ ngoại hối của Việt Nam, JPMorgan Chase cho rằng, dự báo này đã tăng trong năm 2011, nhưng vẫn ở mức thấp, tương đương khoảng 1 tháng rưỡi nhập khẩu.
Cụ thể, theo dự báo của JPMorgan Chase, dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2011 ở mức 12,561 tỷ USD và tăng lên 15,811 tỷ USD vào năm 2012. Nếu lạm phát của Việt Nam giảm xuống như dự báo, dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng do người dân chuyển các khoản tiết kiệm sang đồng nội tệ, báo cáo nhận định.
Báo cáo chỉ rõ, rủi ro lớn đối với dự trữ ngoại hối là khi "Chính phủ Việt Nam nới lỏng chính sách sớm, khiến mức lãi suất giảm xuống, đòi hỏi lạm phát phải giảm mạnh hơn để lãi suất đạt giá trị thực dương".
Theo NDHmoney


-Nguồn:VN siết chặt kiểm soát ngoại tệ

Khách sạn Metropole nói họ không biết về quyết định xử phạt này.
Khách sạn 5 sao Sofitel Metropole ở Hà Nội bị phạt hành chính ở mức tối đa 500 triệu đồng do niêm yết giá trên các menu ăn uống nhà hàng, quán bar bằng đôla Mỹ.
Trang Bấm web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa tin quyết định xử phạt hành chính ngày 27/12/2011 bao gồm cả việc được mô tả là "khách sạn này ký hợp đồng cho thuê gian hàng với khách hàng trong nước".

Bản tin nói mô tả đây là những vị phạm qui định tại một nghị định được Thủ tướng chính phủ ra ngày 20/10/2011, là nghị định bổ sung một số điều của một nghị định khác cũng của chính phủ ban hành cách nghị định mới bảy năm.
Cả nghị định bổ sung (Bấm 95/2011/NĐ-CP) và nghị định trước đó (202/2004/NĐ-CP) là để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Những vi phạm được nói trong quyết định xử phạt với số tiền 500 triệu VND (khoảng 24 ngàn đôla) được dẫn chiếu tới khung "phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong những hành vi bao gồm niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật.”
Một đại diện của khách sạn Sofitel Metropole nói với BBC tiếng Việt rằng họ "không hề biết gì về việc này và chỉ nắm được thông tin qua báo chí, do đó không thể bình luận gì cả".
Một số khách sạn tại Việt Nam BBC hỏi chuyện qua điện thoại nói việc niêm yết giá phòng, thực đơn, dịch vụ bằng tiền đô là khá phổ biến và rằng trong bối cảnh tiền đồng mất giá thì không có nhiều khách sạn chào giá và dịch vụ bằng tiền đồng.
Tuy nhiên cũng có một số khách sạn lớn và các cửa hàng bán đồ xa xỉ đã chuyển sang niêm yết từ đôla sang tiền đồng, mặc dù các khách hàng vẫn có thể đổi đôla sang đồng ngay tại lễ tân hay trong cửa hàng.
Lạm phát cao và tiền đồng mất giá ở mức kỷ lục khiến nhiều người dân tại Việt Nam mua vàng và đôla để trữ, tạo thêm sức ép tiếp nữa cho tiền đồng.
Phóng viên Ben Bland của Financial Times tại Hà Nội bình luận trên Bấm blog rằng bằng việc nhắm vào khách sạn hàng đầu tại đây để xử phạt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn gửi đi thông điệp rằng họ quyết tâm siết chặt thực trạng sử dụng ngoại tệ.
"Tuy nhiên các nỗ lực trước đây nhằm giảm việc dùng đôla và vàng qua các biện pháp hành chính chỉ có hiệu quả ngắn ngày."
"Giới buôn bán, các nhà đầu tư và dân thường tại Việt Nam đã thành tạo trong việc luồn lách những lệnh cấm của chính phủ khi họ thấy cần phải làm để bảo vệ lợi ích tài chính," phóng viên Ben Bland nhận định.
Một kinh tế gia hàng đầu tại Việt Nam muốn ẩn danh nói với BBC các biện pháp hành chính chỉ có tính nhất thời.
"Việc cấm đoán kể cả tại thị trường chợ đen chỉ như một cơn mưa rào là cỏ rạp xuống, sau đó cỏ lại mọc lên mơn mởn, nhanh và thậm chí còn nhiều hơn", kinh tế gia này nói.


--
PetroVietnam có thu nhập khủng nhất trong các "ông lớn"-Năm 2011, thu nhập bình quân của nhân viên PetroVietnam là 16,2 triệu đồng mỗi tháng, cao nhất trong số 17 tổng công ty và tập đoàn của Nhà nước. Con số này của EVN là 8,6 triệu đồng.

> Sếp EVN đau lòng vì lương 7,3 triệu 
Lương cán bộ EVN gần 30 triệu 
EVN đầu tư 100, thu lãi chỉ một
Lương ngành điện gần bằng Bộ trưởng

Bộ Công Thương vừa công khai thu nhập bình quân hằng tháng của 17 tập đoàn, tổng công ty lớn trong 2011. Theo đó, hạng Top thuộc về các Tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than khoáng sản... Cụ thể Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thu nhập bình quân trong năm 2011 là 8,6 triệu đồng, năm 2010 là 8,3 triệu. Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản có thu nhập 7,7 triệu đồng, cao hơn 0,2 triệu so với năm 2010. Tổng công ty Bia- Rượu- NGK Sài Gòn cũng lên tới 9,7 triệu đồng.
Tập
Tập đoàn Dầu khí có thu nhập cao nhất trong số các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Ảnh: PVN
Mức cao nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) với thu nhập 16,2 triệu đồng mỗi tháng trong năm 2011 và 15,1 triệu đồng vào năm 2010.
Xếp hạng Top 2 thuộc về một số tổng công ty như Thép, Hóa chất, Công nghiệp Dầu thực vật với mức thu nhập dao động từ 6,9 đến 7,6 triệu đồng.
Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Giấy, Công ty nhựa Việt Nam có thu nhập bình quân thấp nhất, dao động quanh mức 4,2 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, xếp bảng đội sổ thuộc Tập đoàn Dệt may với 3,9 triệu đồng.
Cuối tháng 11/2011, tuyên bố bất ngờ của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Phạm Lê Thanh về mức lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng một tháng khiến dư luận xôn xao. Lãnh đạo nhà đèn chia sẻ, bản thân ông rất đau lòng khi lương cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó vì "đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể", ông Thanh nói.
Phát ngôn của lãnh đạo nhà đèn khiến phần đông bạn đọc thuộc các ngành nghề khác nhau như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên... "choáng" vì mức lương trung bình của ngành điện vào năm 2009 đã gấp 3-4 lần nhiều lĩnh vực khác. Thậm chí nhiều bạn đọc còn nộp đơn "xin vô ngành điện" và sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt, chỉ xin lương 6 triệu một tháng, thấp hơn 1,3 triệu đồng mức lương của nhà đèn cách đây 2 năm. Không ít độc giả tủi thân phải thốt lên: "Sau khi nghe phát biểu của sếp EVN, các quan chức cấp cao ngành khác có thấy thương cho đơn vị mình không"? Chỉ số ít người cho rằng, không nên quá khắt khe bởi phát ngôn của ông Thanh đứng trên góc độ một người lãnh đạo của ngành.
Hoàng Lan--


-

Các tỉnh TQ nợ xấu nhiều tỷ đôla

Kiểm toán nhà nước Trung Quốc phát hiện thêm những khoản nợ của các địa phương tổng cộng 530 tỷ nhân dân tệ, bằng 84 tỷ USD.
Trong nỗ lực dọn sạch những bất cập về sổ sách tài chính sau đợt bơm tiền vào nền kinh tế năm 2008, chính quyền trung ương Trung Quốc nay tiếp tục phát hiện ra những khoản nợ bị che dấu.
Con số 530 tỷ nhân dân tệ do Cục Kiểm toán Quốc gia công bố trên trang web của chính phủ (www.gov.cn) có thể chỉ là một phần của khối nợ khổng lồ mà giới chuyên gia đã chỉ ra từ trước.
Theo truyền thông Trung Quốc và nước ngoài tường thuật về vụ việc hôm 4/1/2012, các chính quyền địa phương của Trung Quốc có thể đang ôm khoản nợ tới 10,7 nghìn tỷ nhân dân tệ tính tới cuối năm 2010.
Vay nhiều chi tiêu lắm
Nhà kinh tế Alistair Thornton, từ IHS Global Insight có trụ sở ở Bắc Kinh được trích lời nói rằng:
“Điều ngày càng hiển nhiên là cần phải tái cơ cấu nghiêm túc nợ nần ở cấp địa phương trong khi mức độ của vấn đề hiện vẫn chưa được lý giải đầy đủ.”
Theo AP, các chính quyền địa phương Trung Quốc vay quá mức từ ngân hàng để trả cho các khoản chi tiêu vào xây cất công trình công cộng hoặc các phí tổn khác nhau.
Về chi tiết, bản báo cáo về kiểm toán nhìn vào ngân sách 2010 đã tìm thấy những vấn đề liên quan đến quyết định tài chính của quan chức địa phương.
Đó là các khoản đảm bảo cho vay trị giá 46,5 tỷ nhân dân tệ, 73,2 tỷ thế chấp, 35,1 tỷ bỏ vào mua cổ phiếu, nhà cửa, công xưởng gây ô nhiễm môi trường, và 132 tỷ chi phí không tiêu dù quá hạn thông qua.
Các dự án xây cất đã ngốn tiền vay từ ngân hàng Trung Quốc
Ngoài ra là 244,15 tỷ nhân dân tệ tiền bỏ vào các cuộc làm ăn tài chính của chính quyền địa phương.
Chính quyền các tỉnh ở Trung Quốc đã được lệnh phải làm sạch sổ sách nhưng theo kiểm toán nhà nước, công tác này chưa hoàn thành được một nửa.
Tuy thế, cũng không thể đổ lỗi cho chính quyền địa phương không thôi về các vấn đề này.
Một nửa khoản 10,7 nghìn tỷ nhân dân tệ của địa phương tích tụ lại sau khi trung ương tung ra kế hoạch kích cầu khổng lồ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/09.
Các ngân hàng Trung Quốc cũng bị cáo buộc đã cho vay bừa bãi, nhiều tới mức các khoản cho vay không trả nổi cũng không được nhắc đến.
Quá trình này xảy ra tuy không làm xảy ra một đợt vỡ nợ to các vụ lẻ tẻ thì sẽ nảy sinh, theo các đánh giá từ giới quan sát ở Hong Kong.
Giới chuyên gia cũng cho rằng kể cả khi không có tham nhũng thì chính sách vay tiền tùy tiện cũng đủ làm vấn đề trở nên nghiêm trọng.
Được biết nội các của thủ tướng Ôn Gia Bảo đang soạn một kế hoạch nhằm giải quyết đống nợ của địa phương mà các hãng thông tấn nước ngoài gọi là "tệ nạn".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét