Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU TRỢ LÝ QUỐC VỤ KHANH MỸ VỀ TÌNH HÌNH BẮC TRIỀU TIÊN THỜI HẬU KIM CHÂNG IN

-TLQ:-Bắc Hàn kêu gọi người dân làm lá chắn sống
-- ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU TRỢ LÝ QUỐC VỤ KHANH MỸ VỀ TÌNH HÌNH BẮC TRIỀU TIÊN THỜI HẬU KIM CHÂNG IN

Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thứ tư, ngày 4/1/2012 – TTXVN (Hồng Công 26/12)
 Ngày 17/12, nhà lành đạo Bắc Triều Tiên Kim Châng In đột tử, nhưng tới ngày 19/12, Bình Nhưỡng mới công bố thông tin trên. Cả thế giới bị chấn động. Nhân dịp này, Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, nguyên trợ lý Quốc vụ khanh Winton Lord đã trả lời phỏng vấn của phóng viên trang tin Đa chiều, phân tích biện pháp xử lý của Mỹ đối với những diễn biến tình hình mới trên bán đảo Triều Tiên hiện nay cũng như khả năng Trung-Mỹ va chạm tại bán đảo này trong tương lai. Ông Winton Lord cho rằng Bắc Triều Tiên hiện nay nếu lựa chọn mô hình Trung Quốc tiến hành mở cửa kinh tế thì tình hình còn tốt hơn Trung Quốc thời Mao Trạch Đông và người dân Bắc Triều Tiên cũng hạnh phúc hơn nhiều.
Theo Đa chiều, năm 1971, ông Lord đã bí mật thăm Trung Quốc cùng với Henry Kissinger trong vai trò trợ lý đặc biệt cho vị cố vấn an ninh quốc gia Mỹ này. Trong khi đảm nhiệm chức trợ lý Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Bill Clinton, chính Lord là người đã chủ đạo việc Bắc Triều Tiên và Mỹ chính thức ký Hiệp định khung về việc giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên mang ý nghĩa lịch sử vào ngày 21/10/1994. Sau khi G. Bush lên nắm quyền, với lý do Bắc Triều Tiên đi ngược lại Hiệp định khung về việc giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, Mỹ đã ngừng việc cung cấp cho Bắc Triều Tiên 500.000 tấn dầu nặng môi năm. Bình Nhưỡng liền tuyên bố dỡ bỏ đông kêt hạt nhân. Cục diện bế tắc trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên kéo dài từ đó cho đến nay. Giờ đây, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Châng In đã qua đời, việc Mỹ ứng phó ra sao với diễn biến tình hình trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ có ủng hộ Bắc Triều Tiên đón nhận mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc hoặc có dựa vào sức ảnh hưởng của Bắc Kinh trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên hay không đã trở thành tiêu điểm của cuộc phỏng vấn.
Đa chiều: Năm xưa, cựu Tổng thống Clinton từng gửi lời chia buồn tới người dân Bắc Triều Tiên khi nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Nhật Thành, mất (1994). Lần này, tại sao Tổng thống Mỹ Barack Obama không làm như vậy?
Lord: Lôgích đằng sau cách làm khi xưa của chúng tôi là đàm phán đang tiến hành và chúng tôi muốn bắn đi tín hiệu hy vọng đàm phán tiếp tục được thúc đẩy. Nhưng với tình hình hiện nay, chúng tôi sẽ không làm như vậy. Không phải là Kim Châng In tồi tệ hơn cha của ông ta, kỳ thực hai người họ đều như nhau. Mấy năm trước, Bắc Triều Tiên đã rũ bỏ cam kết, tiến hành hù đọa bắt chẹt. Không cần nói cũng biết tình hình nhân quyền của Bắc Triều Tiên rất đáng sợ, e rằng còn là tồi tệ nhất thế giới. Đối với con người có thành tích tồi tệ như vậy, nếu chúng tôi có bất cứ dấu hiệu nào chia buồn với cái chết của ông ta đều sẽ là một sai lầm. Cũng có thể sử dụng cách nói tế nhị để biểu thị như “suy nghĩ của chúng tôi giống với người dân Bắc Triều Tiên”. Ngoại trưởng Hillary nói: “Chúng tôi quan tâm sâu sắc tới đời sống của người dân Bắc Triều Tiên” là xác đáng. Nhân dân Bắc Triều Tiên có thể rất đỗi vui mừng, có thế khăng định là họ rất đỗi vui mừng, vì nhà lãnh đạo này đã chết. Cho nên, chúng tôi không muốn biểu thị sự đồng tình với việc nhân dân Bắc Triều Tiên mất đi nhà lãnh đạo như vậy, chúc phúc cho một nhà lãnh đạo đáng sợ khẳng định sẽ làm sai lệch cách nhìn nhận của rất nhiều người dân Bắc Triều Tiên.
Đa chiều: Nếu Tống thống Obama không gửi đi một bức điện chia buồn tương tự, liệu Bắc Triều Tiên sẽ nhìn nhận việc này bằng con mắt tiêu cực hay không?
Lord: Quan điểm của anh hợp lý. Đây cũng chính là lý do tại sao tôi nói Mỹ không nên đưa ra bất cứ hành vi khiêu khích nào. Chí ít, chúng tôi không nên có hành vi khiêu khích, không nên đưa ra tuyên bố mang tính sỉ nhục, không nên tiến hành diễn tập quân sự gây hấn trừ phi nhận được tin tình báo chứng minh điều đó là cần thiết. Chúng tôi cũng không nên có hành vi loại bỏ mọi khả năng cơ hội trước. Theo tôi, như vậy là đủ. Bất cứ một câu nói nào giống như chia buồn đều có thể đối mặt với rủi ro bị hiểu nhầm, đương nhiên sẽ gây sóng gió lớn ở Mỹ.
Đa chiều: Cân nhắc này có liên quan tới nhân tố bầu cử hay không?
Lord: Không chỉ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, phái trung gian hay phái ôn hòa đều cho rằng chúng tôi không thể chia buồn với cái chết của một người đáng sợ như vậy. Tôi cho rằng đây là quan điểm hợp lý. Theo tôi, Bắc Triều Tiên sẽ hành động xuất phát từ lợi ích và tính toán của chính họ, phán đoán xem kế hoạch của chúng tôi có phù hợp với lợi ích của họ hay không. Tôi cảm thấy chỉ cần chúng tôi không có hành vi khiêu khích và tiêu cực là đủ. Tôi sẽ không đi xa hơn. Bất cứ một sự đồng cảm nào với Kim Châng In ở Mỹ hiện nay đều là “rủi ro chính trị’’. Mở rộng lòng với thái độ thận trọng và kiềm chế, nhưng không được đưa ra lời chia buồn giả dối tích cực hơn.
Đa chiều: Ông có nhìn nhận gì về khả năng Bắc Triều Tiên triển khai cái cách theo “mô hình Trung Quốc” trong tương lai?
Lord: Nhiều năm lại đây, Trung Quốc luôn hối thúc Bắc Triều Tiên cải cách. Nhưng điều làm Trung Quốc thất vọng là Bắc Triều Tiên dường như không đi theo “mô hình Trung Quốc”. Kinh tế Bắc Triều Tiên là một thảm họa, nếu Bắc Triều Tiên lựa chọn mô hình Trung Quốc, nhân dân Bắc Triều Tiên sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Nguyên do chủ yếu mà Bắc Triều Tiên không tiến hành cải cách là gia tộc họ Kim giữ quyền lãnh đạo ở nước này không muốn nới lỏng quyền kiểm soát chính trị. Nếu lựa chọn kinh tế thị trường tự do, rất nhiều nhà đầu tư và công ty kinh doanh nước ngoài sẽ tiến vào Bắc Triều Tiên, cộng thêm sự phát triển của phong trào xã hội hóa truyền thông, gia tộc họ Kim sẽ mất dần quyền kiểm soát chính trị. Việc dùng viện trợ và đầu tư để hướng Bắc Triều Tiên nói chuyện đạo lý trong đàm phán đã bị Kim Châng In cho là thuốc độc. Chúng tôi còn phải xem con trai của ông ta (Kim Châng Un) nói gì. Điều họ quan tâm nhiều hơn là bảo vệ năng lực kiểm soát chính trị chứ không phải là nâng cao mức sống của người dân trong nước. Họ sẽ tiêu tiền phục vụ cho quân sự và vũ khí hạt nhân trong khi hàng trăm hàng nghìn người dân vẫn đang chết đói.
Tôi khâm phục thành tựu Trung Quốc đã đạt được, tôi biết rằng Trung Quốc đang đứng trước những thách thức lớn, hơn ai hết, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ điều này. Họ biết mình cũng có hạn và giữ thái độ khiêm tốn. Khi thức dậy vào buổi sáng, điều mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lo lắng hơn cả là các vấn đề kinh tế và xã hội trong nước, chứ không phải là tình hình thế giới. Cái mà Trung Quốc không muốn nhất chính là mạo hiểm ở nước ngoài. Trung Quốc chỉ hy vọng láng giềng thân thiện hữu hảo, chí ít tới nay là vậy. Do đó, họ có thể giải quyết vấn đề trong nước. Trên thực tế, (mô hình Trung Quốc) là cái tốt đẹp nhất có thể nhìn thấy trước. Bắc Triều Tiên sẽ không có tự do chính trị kiểu phương Tây, cũng không áp dụng chủ nghĩa tư bản phương Tây. Điều có khả năng thực hiện nhất là thực hiện nền kinh tế hỗn hợp giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, dựa theo mô hình Trung Quốc nới lỏng kinh tế Bắc Triều Tiên, việc này tốt hơn thời kỳ Mao Trạch Đông, cũng tốt hơn cho Bắc Triều Tiên hiện nay.
Tôi cho rằng mô hình Trung Quốc trong thời gian ngắn sẽ có hiệu quả, nhưng về lâu dài, một xã hội tự do thông tin hơn, có tính pháp chế hơn và mở cửa hơn sẽ đạt hiệu quả nhiều hơn. Nhưng trong giai đoạn ngắn điều này sẽ ‘không xảy ra ở Bắc Triều Tiên. Tôi hy vọng có ngày không chỉ là Bắc Triều Tiên, Trung Quốc cũng sẽ mở cửa hơn, minh bạch hơn.
Đa chiều: Chiến tranh Triều Tiên là gánh nặng lịch sử của hai nước Trung-Mỹ, năm đó, vì Bắc Triều Tiên, hai nước đã trả giá lớn. Hiện nay, khi đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị mới, liệu ông có lo rằng những phán đoán sai lầm trong quá trình hành động của Trung Quốc và Mỹ sẽ dẫn tới việc hai nước một lần nữa lại xung đột với nhau?
Lord: Ở đây có hai vấn đề, một là cục diện hiện nay, Bắc Triều Tiên không có bất ổn định quy mô lớn cũng không có thống nhất. Rủi ro kỳ thực tồn tại vì Trung Quốc và Bắc Triều Tiên về danh nghĩa có quan hệ đồng minh, hơn nữa, Trung Quốc còn ủng hộ Bắc Triều Tiên về mặt chính trị, kinh tế và ngoại giao. Nhưng quan hệ giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Bắc Triều Tiên lại không rõ ràng. Mỹ đã xây dựng quan hệ vững chắc với Hàn Quốc và Nhật Bản. Rủi ro nổ ra xung đột giữa hai miền Triều Tiên luôn tồn tại, Trung Quốc và Mỹ có thể bị cuốn vào, đây là điều mà chúng tôi không hy vọng nhìn thấy nhất. Do đó, rủi ro lớn nhất là phán đoán sai lầm của Bắc Triều Tiên. Tuy không có ai thông tỏ tình hình nội bộ Bắc Triều Tiên, có tin đồn nói rằng nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên sẽ củng cố địa vị của mình bằng những biểu hiện cứng răn. Căn cứ vào báo cáo có sức thuyết phục thấy rằng về phía Bắc Triều Tiên mà nói, Kim Châng Un chính là người đứng sau tham dự vào sự kiện chìm tàu Cheonan và vụ pháo kích đảo Yeonpyeong nhằm thể hiện rằng mình có khí khái của một trang nam tử có năng lực kiểm soát quân đội. Tôi cho rằng điều này chỉ khiến ông ta mất điểm chứ không phải là tăng điểm. Có người đoán rằng Kim Châng Un có thể sẽ có một số hành động để củng cố địa vị lãnh đạo điều này có thể sẽ rất nguy hiểmNếu Bắc Triều Tiên tiếp tục có bất cứ hành vi nào khiêu khích Hàn Quốc, Hàn Quốc sẽ trả đũa. Sau đó, Bắc Triều Tiên có thể lại đưa ra phản ứng. Tại vùng phụ cận Xơun đã bố trí vũ khí tình hình có thể leo thang nhanh chóng, cuốn Mỹ và Trung Quốc vào. Điều này giải thích tại sao trong khi sẵn sàng cảnh giác quân sự, sách lược tránh khiêu khích rất quan trọng, vì chỉ có như vậy chúng ta mới có thể
ngăn chặn Bắc Triều riên.
Trung Quốc đóng vai trò rất then chốt trong việc này, nếu như hỏi rằng có quốc gia nào có thể ảnh hưởng tới Bắc Triều Tiên, thì đó chính là Trung Quốc. Tôi biết Bắc Triều Tiên kỳ thực không hoàn toàn nghe lời Trung Quốc. Trên rất nhiều phương diện, Bắc Triều Tiên hy vọng phát triển quan hệ tốt đẹp với Mỹ nhằm tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Bắc Triều Tiên không hy vọng bị Trung Quốc nuốt chửng. Cho dù như vậy, Bắc Triều Tiên vẫn nhận được những khoản viện trợ lớn của Trung Quốc, cộng thêm quan hệ sâu xa trong lịch sử và quan hệ trong chiên tranh với nước này. Do vậy, Trung Quốc cần đảm nhiệm vai trò ràng buộc Bắc Triều Tiên, tôi cho rằng Trung Quốc đã làm như vậy dựa trên lợi ích của bản thân.
Tuy nhiên, tôi không cho rằng Trung Quốc đã phát huy toàn lực trong việc gây ảnh hưởng với Bắc Triều Tiên. Nhưng quả thực Trung Quốc đã khiến Bắc Triều Tiên bình tĩnh trở lại trong hai năm qua, đặc biệt là trong sự kiện chìm tàu Cheonan và vụ pháo kích đảo Yeonpyeong. Thái độ của Hàn Quốc rất rõ ràng, nếu như Bắc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích, Hàn Quốc sẽ tiến hành phản kích quân sự. Mỹ bảo đảm Trung Quốc biết rõ lập trường này. Vì thế, Trung Quốc cần cùng Bắc Triều Tiên cân nhắc, tránh để Bắc Triều Tiên tiếp tục hành động nếu không sẽ chuốc lấy sự trả đũa. Về phương diện này, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ có sự giúp đỡ.
Đa chiều: Mỹ đã nhắc lại việc thực hiện cam kết đối với các đồng minh trong khu vực, ở đây có bao gồm việc tăng quân đồn trú?
Lord: Chí trong trường hợp Bắc Triều Tiên khiêu khích mới cần tới việc này, tôi cho rằng hiện nay mà làm như vậy là sai lầm. Cân bằng quân sự không có sự thay đổi. Trước tiên, chúng tôi sẽ tuân thủ cam kết với đồng minh vì chúng tôi đã có hiệp ước cam kết và việc này cũng là để giữ gìn ổn định. Nếu Mỹ bị nhìn nhận là yếu ớt hoặc thoái lui về mức độ ủng hộ cam kết thì điều đó sẽ không phù hợp với lợi ích của bất cứ quốc gia nào, gồm cả Trung Quốc. Tôi cho rằng ở một mức độ nào đó, Trung Quốc nhận thức được điều này, chi cần cam kết của Mỹ không diễn biến thành ngăn chặn Trung Quốc và chống Trung Quốc. Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản có thể ngăn chặn sự xâm lược của Bắc Triều Tiên, bảo đảm bán đảo Triều Tiên ồn định.
Đa chiều: Nếu bán đảo Triều Tiên xảy ra khủng hoảng, Mỹ sẽ dồn sức tăng lực lượng cho nơi đây không?
Lord: Khẳng định là như vậy. Nhưng Mỹ sẽ không tìm kiếm cơ hội để chứng minh điều này. Chỉ khi Bắc Triều Tiên có khả năng tiến hành đe dọa, chúng tôi mới xem xét làm như vậy. Tiền đề là khi bị khiêu khích chứ không phải là đánh đòn phủ đầu. Chúng tôi hy vọng ổn định được giữ gìn, điều này không chỉ có nghĩa là Bắc Triều Tiên không được khiêu khích, mà còn có nghĩa Mỹ và đồng minh cũng không được chủ động khiêu khích, về cam kết của chúng tôi trong tình hình khủng hoảng, tôi cho rằng nó cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, họ biết nếu điểm yếu cúa Bắc Triều Tiên bị lợi dụng sẽ gây ra phiền toái, cũng có thể liên lụy tới Trung Quốc.
Đa chiều: Trung-Mỹ đã thiết lập đường dây nóng về Bắc Triều Tiên để ứng phó với sự kiện bất ngờ hay chưa?ư
Lord: Chưa. Chuyện này sẽ dấn tới một vấn đề khác, đó lả rủi ro hiểu nhầm. Nhiều năm nay, Chính phủ Mỹ liên tục tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc. Các học giả tham mưu của chúng tôi không ngừng yêu cầu Trung Quôc, phải cùng với Mỹ Hàn Quốc và Nhật Bản, thảo luận sự kiện bất ngờ trên bán đảo Triều Tiên.Giữa Mỹ và Nhật Bản, giữa Mỹ và Hàn Quốc có không ít sự hiệp thương. Tôi không biết Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ đã có bất cứ cuộc thảo luận quan trọng nào với Trung Quốc về việc ứng phó với việc Kim Châng In qua đời hay liên quan tới khả năng xảy ra nội chiến ở Bắc Triều Tiên hoặc thống nhất bán đảo Triều Tiên hay không. Người Trung Quốc tẩy chay một cuộc đàm phán như vậy vì đối với Trung Quốc những chủ đề đó quá nhạy cảm. Nếu có khả năng bị tiết lộ họ sẽ không tiến hành thảo luận về Kim Châng In. Tôi hy vọng người Trung Quốc hiện nay có thể dễ dàng hơn trong việc nói chuyện bình tĩnh với chúng tôi, từ đó tôn trọng “vạch đỏ” của mỗi bên.
Đa chiều: vấn đề nào mà ông lo lắng nhất nhưng đối thoại Trung-Mỹ chưa đề cập tới?
Lord: Chúng tôi đều lo lắng về việc kiểm soát vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trung Quốc sẽ đưa lực lượng quân sự tới không? Chúng tôi có đưa lực lượng quân sự tới không? Chúng tôi có cần sự can dự của Liên hợp quốc không? Chúng tôi đều cần tiến hành thảo luận. Nếu có hàng tràm hàng nghìn người tị nạn tràn vào vùng đệm, vào biên giới Trung Quốc chúng ta phải làm thế nào? Nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất, quân Mỹ sẽ đóng gần sông Áp Lục hay vẫn lưu lại nơi cũ? Hoặc khi đó có còn cần quân Mỹ không? Trung Quốc có thể chấp nhận việc Bắc Triều Tiên bị Hàn Quốc thống nhất, thực hiện chính thể dân chủ hay không? Chúng tôi chưa thảo luận những vấn đề này vì phía Trung Quốc tẩy chay. Tôi hiểu mức độ nhạy cảm của nó, nhưng tôi cho rằng bắt đầu một cuộc thảo luận như vậy là rất cần kíp. Tôi tin chắc rằng Chính phủ Mỹ đã có phương án ứng phó khẩn cấp với các tình huống Bắc Triều Tiên phát động tân công. Nhưng trong bối cảnh chưa rõ lập trường của Trung Quốc, các phương án mang tính khả thi liên quan tới việc thống nhất trên bán đảo Triều Tiên…  lại rất khó quy hoạch.
Đa chiều: Ông có cho rằng Kim Châng Un có thể nắm quyền lực đầy đủ, nhất là đổi với quân đội?
Lord: Có hai cách nghĩ, một là Kim Châng In luôn bồi dưỡng con trai mình, đã bố trí những nhân vật trung thành với con trai trong đảng, trong ủy ban quốc phòng và trong hệ thống quan chức đồng thời loại bỏ những người đối lập và con trai của Kim Châng In đã bố trí những người trung thành với gia tộc họ Kim xung quanh mình. Kim Châng Un danh chính ngôn thuận, đã cài cắm người của mình ở các vị trí then chốt, gồm cô mình, cũng chính là em của Kim Châng In và chồng bà này. Kim Châng Un có thể củng cố địa vị của mình và nhận được sự ủng hộ của những người này và có thể nhận được sự giúp đỡ của nhà lãnh đạo quân đội. Kim Châng Un đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch ủy ban tang lễ, được chỉ định là người kế tục vĩ đại, tới giờ dường như không có bất cứ dấu hiệu bất ổn định nào, cũng không có ai thách thức. Do đó, có cách nghĩ là không cần phải lo lắng, Kim Châng Un sẽ củng cố được chính quyền của anh ta.
Nhưng cũng có cách nghĩ khác là cha của Kim Châng Un có tới 17 năm chuẩn bị trước khi kế nhiệm. Kim Nhật Thành đã bồi dưỡng Kim Châng In 17 năm. Vài năm trước khi Kim Nhật Thành qua đời, Kim Châng In luôn được sử dụng quyền lực hành chính của cha mình, nên hoàn toàn củng cố được địa vị của mình. Tháng 9/2010, Kim Châng Un mới lần đầu tiên được cho là người có khả năng kế nhiệm, từ đó tới nay có rất ít thời gian (chuẩn bị kế nhiệm). Kim Châng Un mới 28 tuổi, chúng tôi không biết ngày sinh nhật của anh ta, cũng không biết anh ta đã kết hôn chưa. Chúng tôi không cho rằng anh ta đã kết hôn, nhưng chúng tôi cũng không rõ điều này. Thật là lạ lùng. Anh ta trẻ, thiếu kinh nghiệm, không có kinh nghiệm làm bất cứ chuyện gì.
Họ đều cho rằng Kim Châng In có thể sống thọ hơn một chút. Ông ta lâm bệnh rồi, nhưng trước đây lại tồn tại thông tin rằng tình hình sức khỏe của ông ta dần tốt lên. Khi ở Trung Quốc, tôi có nghe một quan chức cấp cao của Trung Quốc vừa trở về sau chuyến thăm Bình Nhưỡng nói sức khỏe Kim Châng In xem ra đã tốt lên nhiều Họ không có sự chuẩn bị tốt. Tôi dự tính còn vài năm. Có người cho rằng quân đội và những thành viên cựu trào trong đảng Lao động Triều Tiên bất mãn với nhân vật kế nhiệm trẻ tuổi này. Trước tiên, mới 27 tuổi anh ta đã trở thành tướng lĩnh có quân hàm cao nhất quân đội, thêm vào đó là việc anh ta là người kế nhiệm không có cơ sở, cho nên Bắc Triều Tiên xẽ xảy ra đấu tranh quyền lực và tâm lý bất mãn. Như vậy rất không ổn định và cục diện sẽ chứa đầy nhân tố chưa rõ ràng.
Tôi đoán rằng sẽ có một thể chế lãnh đạo hỗn hợp ở Bắc Triều Tiên. Kim Châng Un là người kế nhiệm về danh nghĩa và về mặt chế độ, chủ trì những công việc then chốt, gặp gỡ lãnh đạo cao cấp nước ngoài, nhưng đồng thời sẽ có một ban lãnh đạo cầm quyền tập thể, có thể bao gồm những người thân thích của Kim Châng Un, chú rể và co em bố, có thể bao gồm cả người của quân đội, để cùng Kim Châng Un quản trị đất nước. Họ sẽ trưng cầu ý kiến của nhà lãnh đạo danh nghĩa này, nhưng kinh nghiệm cua họ phong phú hơn. Khi Kim Châng Un củng cố địa vị và có kinh nghiệm, họ sẽ vân như vậy vì Kim Châng Un danh chính ngôn thuận. Ngoài vương triều họ Kim, không có ai khác là chính quyền hợp pháp ở Bắc Triều Tiên. Đây là phương thức quản trị đất nước tồi tệ, nhưng là hiện thực ở Bắc Triêu Tiến. Người khác không hy vọng Bắc Triều Tiên xảy ra nội chiến dẫn tới chia cắt do đó họ nguyện ủng hộ nhà lãnh đạo danh nghĩa, xem xem anh ta có thể củng cố được chính quyền hay không, vì không ai có thể thách thức danh nghĩa của Kim Châng Un, đây là suy đoán của tôi, nhưng thiên cơ khó lường. Có thể ngày mai khi tỉnh dậy, chúng ta sẽ nhìn thấy Kim Châng Un bị lật đổ. Nhưng căn cứ theo lẽ thường, chính là những gì tôi vừa nói.
Đa chiều: Chính phủ Mỹ tới nay về mặt công khai giữ thái độ im lặng đối với Bắc Triều Tiên, ông cho rằng qua kênh ngầm, Mỹ cần chuyển
cho Bắc Triều,Tiên thông điệp gì?
Lord: Tôi hy vọng họ thông qua kênh ngầm, trong bối cảnh đã hiệp thương với đồng minh, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, chuyển cho Bắc Triều Tiên và Trung Quốc thông điệp rằng “cánh cửa tiếp xúc vẫn rộng mở”. Tôi không thể phát ngôn cho chính phủ, nhưng tôi cho rằng chúng tôi nên trực tiếp hoặc thông qua Trung Quốc (liên hệ với Bắc Triều Tiên), chuyển đi thông điệp rằng đàm phán của chúng ta đang đạt được tiến triển, nhưng chúng tôi hiểu (Bắc Triều Tiên) cần có thời gian để ứng phó với tình hình trong nước, tuy nhiên, chúng tôi hy vọng (Bắc Triều Tiên) biết rằng cánh cửa đàm phán vẫn rộng mở. Đương nhiên, trong bôi cảnh đồng minh có thể chấp nhận, tôi có thể xử lý bằng hình thức của riêng mình. Vì Mỹ đang trong thời gian bầu cử, Đảng Cộng hòa sẽ tìm mọi cách để nắm thóp” đối phương.
Đa chiều: Trong nhiệm kỳ thứ hai, cựu Tổng thống Clinton rất quan tâm tới vấn đề Bắc Triều Tiên, thậm chí có kế hoạch thăm Bắc Triều Tiên. Nếu liên nhiệm, ông Obama có làm như vậy không?
Lord: Tôi không loại trừ mọi khả năng, nhưng tôi cho rằng ông Obama đủ thông minh để không đến thăm Bắc Triều Tiên khi mọi sự chưa đạt được nhận thức chung. Tới thăm Bắc Triều Tiên không phải để đàm phán mà để chứng kiến các hiệp định đã đạt được. Nếu Bắc Triều Tiên nói rằng họ sẽ phá hủy tất cả vũ khí hạt nhân, phá hủy tất cả tên lửa, phóng thích tất cả tù chính trị, phá hủy tất cả các trại cải tạo lao động, hòa bình thống nhất, phát huy dân chủ đầy đủ, thì ông Obama có thể thăm Bắc Triều Tiên.
Đa chiều: Mỹ đã có sự tiếp xúc mang tính đột phá với Mianma, tại sao không xem xét tiếp xúc với Bắc Triều Tiên?
Lord: So với Bắc Triều Tiên, Mianma rõ ràng là thiên đường. Bắc Triều Tiên vô cùng tồi tệ, hơn nữa, Bắc Triều Tiên còn có vấn đề vũ khí hạt nhân và tôi không cho rằng Bắc Triều Tiên có ý định từ bỏ nó. Điều đó không có nghĩa không thể thông qua đàm phán để Bắc Triều Tiên đông kết chương trình hạt nhân của họ. Chúng tôi phải kiên trì nguyên tắc buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tôi không cho rằng việc này sẽ diễn ra rất nhanh. Theo tôi, chỉ có thống nhất bán đảo Triều Tiên thì mới xảy ra khả năng này (Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân).
Đa chiều: Năm xưa, chính quyền Clinton đã gửi lời chia buồn để chuyển thông điệp, ông cho rằng lần này không phải là cơ hội để tìm kiếm một sự chuyển ngoặt nào đó?
Lord: Tôi vẫn nói khả năng này là cơ hội, nhưng tôi lo là sự việc sẽ trở nên xấu hơn và nguy hiểm hơn. Khả năng này là cơ hội vì nội bộ Bắc Triều Tiên có thể sẽ có sự thảo luận với các ý kiến khác nhau. Đương nhiên, chúng tôi không nên chủ động có hành vi khiêu khích Bắc Triều Tiên, khiến họ mất hết thể diện. Nhưng tới nay, tôi vẫn chưa thấy bất cứ chứng cứ nào cho thấy thời cơ đã đến.
Đa chiều: Ông dùng từ “cơ hội” là vì cựu Tổng thống Clinton đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà lãnh đạo mới ở Bắc Triều Tiên lúc bấy giờ thông qua một loạt động thái và khi đó Clinton cũng từng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ ở Mỹ. Nhưng những động thái đó đã đóng vai trò tích cực đối với Clinton nhiều năm sau khi ông tới Bắc Triều Tiên cứu hai nhà báo Mỹ.
Lord: So với các chính phủ sau này của Mỹ, Bắc Triều Tiên rõ ràng thích Chính quyền Clinton hơn. Tôi cho rằng ảnh hưởng tích cực là việc ký kết hiệp định năm 1994. Có thể tuyên bố chia buồn của Clinton đã để lại ấn tượng tích cực đối với họ, nhưng có thể khẳng định là Chính phủ Mỹ khi đó đã điều chỉnh cách làm và sau này đã làm nên chuyến thăm Bắc Triều Tiên của Ngoại trưởng Albright.
Đa chiều: Tham dự nhiều hạng mục đối thoại phi chính thức Mỹ- Triều vòng hai, vậy ông có kiến nghị chiến lược tích cực hơn nào đối với chính sách “nhẫn nhịn” hiện nay của Chính quyền Obama?
Lord: Cá nhân tôi cho rằng phản ứng của Chính quyền Obama là đúng đắn. Không quá khiêu khích cũng không để mặc cho Bắc Triều Tiên hù dọa bắt chẹt. Thường thì Bắc Triều Tiên nhận được viện trợ xong mới ký hiệp định và kỹ hiệp định rồi lại phá bỏ hiệp định để sau đó yêu cầu nhận được viện trợ lớn hơn mới bắt đầu đàm phán. Vòng luẩn quấn này làm mọi người mệt mỏi rã rời.
Đa chiều: Cuối cùng, nhìn những thay đổi mới nhất ở Bắc Triều Tiên ở góc độ rộng hơn, trong số 3 nước phổ biến vũ khí hạt nhân mới nhất là Bắc Triều Tiên, Pakixtan và Iran, có phải ông vẫn lo nhất là Bắc Triều Tiên?
Lord: Bắc Triều Tiên và Pakixtan vẫn là hai quốc gia nguy hiểm nhất. Iran cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng Nếu như tôi phải sắp xếp, đứng ở vị trí đầu tiên sẽ là Bắc Triều Tiên vì nước này có quá nhiều nhân tố không xác định. Tình hình Pakixtan cũng rất gay go, họ chơi trò hai mặt với Mỹ. Tôi cho rằng chúng tôi cần phải cứng rắn hơn một chút. Mọi người đều nói Mỹ không thể chịu được việc họ sụp đổ, nhưng đây là vấn đề khác. Vũ khí hạt nhân kết hợp với việc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố ở các nơi trên thế giới, cho dù họ cũng đang tấn công một số tổ chức khủng bố, nhưng các tổ chức khủng bố mà Pakixtan đang ủng hộ lại đe dọa châu Âu và Mỹ. Đây là điều không thể chấp nhận được trong khi Mỹ cung cấp viện trợ cho họ. Bắc Triều Tiên và Pakixtan gây ra tình hình rất nguy hiểm cho Mỹ từ vấn đề vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến tới tinh thần chống Mỹ mạnh mẽ./.
-Project Syndicate - WEEKLY: Peril or Promise in North Korea? The ongoing opening in Myanmar (Burma) shows that potentially significant political change need not be accompanied by regional instability. In the case of North Korea, where nuclear arms are in pay, it cannot afford to be.-HIỂM HOẠ HAY TRIỂN VỌNG Ở BẮC HÀN? Bs Hồ Hải
-- Tens of thousands swear loyalty to new North Korean leader DPA-Hàn Quốc muốn kỷ nguyên mới với Triều Tiên


Ba người Bắc Triều Tiên vượt biên bị bắn chết  —  (RFI).  – Đặc sứ Mỹ đến Bắc Kinh bàn về Bắc Triều Tiên  —  (RFI).  – Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ bắt đầu chuyến công du Châu Á  —  (VOA).  – Bắc Triều Tiên mở mít-tinh lớn để ủng hộ nhà lãnh đạo mới  —  (VOA). – BÌNH NHƯỠNG, THÀNH PHỐ DẦN HÉ MỞ (NCTG). – CẤM ÐEO GĂNG TRONG TANG LỄ KIM CHÍNH NHẬT (NCTG). - Mỹ – Trung bàn về Triều Tiên (TN). - Hàn Quốc muốn kỷ nguyên mới với Triều Tiên (VNN).
Bắc Hàn bắn chết ba người vượt biên  —  (BBC).  Lính biên phòng Bắc Hàn đã bắn chết tại chỗ ba người dân nước này đang vượt biên sang Trung Quốc. - Chán Hàn Quốc, Triều Tiên quay sang “hỏi tội” Nhật Bản (VTC).
-Năm mới, Kim mới, vẫn chính sách cũ
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 02.01.2012
Kim Jong Un quá yếu để trông đợi một thay đổi trong chính sách của Bắc Hàn. Câu hỏi duy nhất là liệu 2012 sẽ là năm của những khiêu khích
Những sự kiện chung quanh cái chết của Kim Jong Il đã cho thấy đất nước này đang trên đà biến chuyển, và quyền lãnh đạo đã được sang tay một cách trôi chải từ tay độc tài sang tay độc tài khác. Nhưng trong danh sách lễ tang, việc quảng bá người con trai út ca Kim là “Người thừa kế vĩ đại” và “Tư lệnh tối cao”, và những chuyển biến chính trị chung quanh người em gái Kim là Kim Kyung Hee và chồng bà là Chang Sung Taek đã nhấn mạnh sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa Kim và Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước, Quân đội Nhân dân Triều Tiên và Đảng Lao động Triều Tiên.

Giờ đây, tiếp theo cuộc biểu tình ấn tượng chuyển giao quyền lực sang cho Kim Jong Un, câu hỏi mà Seoul, Tokyo và Washington quan tâm nhất là liệu chúng ta sẽ thấy mọi việc như cũ trong năm 2012, hay chúng ta sẽ trông đợi một thay đổi nào đấy? Và nếu Kim Jong Un sẽ thay đổi chính sách đối nội lẫn đối ngoại của Bắc Hàn, nó sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn?
Trong khi nhiều người chỉ về thực tế rằng việc Kim Jong Un từng sống một thời gian ngắn ở nước ngoài và theo học một trường quốc tế tại Thụy Sĩ là bằng chứng có thể dẫn đến việc trị vì cởi mở hơn, ta không rõ là Kim Jong Un liệu sẽ khá hơn cha mình không. Và cũng chẳng có dấu hiệu nào rằng anh ta sẽ đưa đất nước theo con đường cải cách kinh tế hoặc một chính sách đối tác với Hoa Kỳ và những nước đồng minh châu Á của nó. Có hai nguyên nhân chính: trước hết, thực tế về việc Kim được cha mình lựa chọn thay vì hai người anh trai cho thấy rằng anh ta có những thứ mà rõ ràng hai người kia không có. Thứ hai, anh ta không có kinh nghiệm và yếu thế về chính trị. Từ nguyên nhân đầu, ta có thể suy ra rằng cha anh ưa thích anh hơn hai người kia bởi vì những đặc điểm cá tính cần có để thiết lập quyền hành trong hệ thống nhà nước Bắc Hàn. Những điều này chắc hẳn bao gồm việc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích, tâm lý cứng rắn, và tư tưởng trung thành mạnh mẽ đối với chế độ.
Nhưng đa số các nhà phân tích đều đồng ý rằng quyền lực mà Kim Jong Un đang nắm giữ thì yếu hơn so với của cha mình. Trong khi cha anh ta chỉ mới bắt đầu chuẩn bị quyền lực cho anh ta ngay sau khi ông hồi phục sau cú đột quị vào năm 2008, việc này tạo ra rất ít thời gian để nắm vững được những rắc rối chính trị trong một quốc gia phức tạp như BắcHàn. Cha anh ta đã có gần 30 năm nắm giữ các chức vụ khác nhau trong đảng trước khi nắm quyền. Thêm vào đó, Kim Jong Il đã có thể sử dụng thời gian của mình trong bộ tuyên truyền và vận động trong những năm 1970 để xây dựng chủ nghĩa sùng bái cá nhân cho cha của ông, để sau đó giúp ông xây dựng nó chung quanh bản thân mình.
Ngược lại, Kim Jong Un có một số điểm yếu.
Không như cha mình, người có những đồng sự cùng lứa tuổi khi ông nắm lấy quyền lực, đồng sự của Kim Jong Un thì nắm chức thấp hơn anh ta nhiều trong nấc thang quyền lực và không thể nào cất nhắc nhiều người nắm giữ các chức vụ tối cao mà không gây ra sự bất mãn. Điều này có nghĩa là anh ta có thể thiếu đi những thứ mà nhiều nhà lãnh đạo chính trị phương Tây thường vẫn ỷ lại khi nắm lấy quyền lực: một mạng lưới tiếp xúc rộng rãi của đồng sự và bạn bè quen biết, những người đóng vai trò cung cấp tin cũng như đồng sự chính trị. Tuổi trẻ của Kim cũng có thể đi ngược lại khả năng lãnh đạo của anh ta. Trong khi khả năng cầm quyền của những người khác không nhất thiết phải dựa trên tuổi tác (ví dụ như Octavious hay Alexander Đại đế), kinh nghiệm chắc chắc là có ích trong việc tránh được những cạm bẫy mà vị trí lãnh đạo thường mang đến. Nếu điều này đúng ở phương Tây, nó càng đúng hơn nữa trong một chế độ độc tài, nơi những thành công và thất bại chính trị thường lớn hơn nhiều. Vì thế, đơn giản là càng không có chỗ để phạm sai lầm.
Trong khi quyền lực trên danh nghĩa, lý lịch gia đình của anh ta và việc nhiếp chính nằm trong tay “chú Jang” sẽ làm nhẹ bớt những khó khăn này, vẫn có một mối nguy hiểm trầm trọng là sự yếu kém toàn bộ của Kim Jong Un sẽ đẩy anh ta đi theo những chính sách cứng rắn hơn, có thể được hiểu cụ thể bằng việc đàn áp trong nước và những hành động ngoại giao hiếu chiến hơn. Chắc chắn là những chế độ Cộng sản xưa đã sử dụng chính sách thanh trừng và đàn áp chính trị trong những giai đoạn yếu kém hoặc chuyển giao chính trị để củng cố vị trí của mình. Một loạt những vụ bắt giữ các quan chức trong đảng và những lãnh đạo quân đội vì tội tham nhũng trong năm 2010 có thể đã là làn sóng thanh trừng đầu tiên của Kim Jong Un. Với tình trạng đất nước đang tiếp tục bị thiếu lương thực, thật khó để thấy được giới lãnh đạo Bắc Hàn sẽ đối phó ra sao nếu bị khó khăn hơn.
Và cũng có khả năng rằng sự yếu kém của Kim Jong Un sẽ được hiểu rằng sẽ có thêm những khiêu khích tương tự như ta đã chứng kiến trong năm 2010. Cha của Kim Jong Un đã thay đổi hướng đi quyền lực của Bắc Hàn sau sự sụp đổ của Liên Xô và những nước chư hầu. Thấy được Mikail Gorbache, nhà cải cách chính trị, đã xuất hiện ra sao trong guồng máy của đảng, Kim Jong Il đã nâng cấp Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào vị trí tối cao trong hệ thống chính trị Bắc Hàn (còn được gọi là Songgun), đẩy Đảng Lao động Triều Tiên sang một bên. Thực tế về việc Kim Jong Un xuất hiện trong chính trường và công chúng Bắc Hàn xảy ra vào đại hội đảng hôm tháng Chín 2010 không có nghĩa là đảng đang quay lại, nhưng rất thú vị để thấy xem nếu Kim trẻ tiếp tục yêu chuộng quân đội hơn là đảng. Tại lễ tang, bảy nhân vật nổi bật đã đứng cạnh Kim: họ là Jang Song Taek, chú của Kim và phó chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước, Choe Tae Bok, bí thư đảng chuyên về đối ngoại, Kim Ki Nam, Bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Phó Thống chế Ri Yong Ho, đứng đầu đội ngũ tướng lĩnh; Kim Yong Chun, Bộ trưởng Quốc phòng; U Dong Chuk, đứng đầu bộ máy tình báo; và Kim Jong Gak, một tướng 4 sao. Với sự nhỉnh trội hơn của các quan chức quân đội trong danh sách, ta có thể thấy rằng chính sách songun sẽ tiếp tục.
Đáng tiếc là sự bí hiểm trong việc thay đổi đường lối chính trị nội bộ của Bắc Hàn và tính mờ ám vốn có của việc thiết lập chính sách ngoại giao có nghĩa là tất cả những việc này cũng chỉ là đoán mò. Nhưng với sự yếu kém chung của Kim Jong Un trong nước, và chắc chắn rằng anh ta sẽ muốn chứng tỏ bản thân mình với giới quân sự, thật khó mà tưởng tượng được rằng sẽ sớm có những thay đổi hoặc tiếp xúc với bên ngoài.


-Bắc Hàn 'sẽ bắn người vượt biên'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét