Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Ngày 28/3/2014 - Bẫy thu nhập trung bình đã là hiện thực

  • Quả phụ tử sĩ Hoàng Sa chờ mua nhà (BBC) - Quả phụ tử sỹ Hoàng Sa Ngụy Văn Thà đang chờ chính quyền xét duyệt hỗ trợ một phần tiền để mua nhà vì bà vẫn đang ở tạm.
  • 'Xử lý nghiêm' vụ Vietnam Airlines (BBC) - Thứ trưởng Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu nói sẽ không dung túng vụ nhân viên hàng không chuyển đồ ăn cắp ở Nhật.
  • 'Không dung túng' vụ Vietnam Airlines (BBC) - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói sẽ điều tra và xử lý nghiêm vụ nhân viên hàng không quốc gia chuyển đồ lậu ở Nhật.
  • Nguyên tắc biên tập (BBC) - Giới thiệu các quy tắc đạo đức và các giá trị cốt lõi của nghề báo BBC.
  • Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam : Ai sẽ bị chế tài ? (RFI) - Vừa qua vào ngày 14/03/2014, dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã đệ trình Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang số hiệu HR 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ. Dự luật này dự kiến trừng phạt những quan chức Việt Nam« đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam». Biện pháp trừng phạt gồm những hạn chế về du hành và tài chính.
  • Phụ nữ Ukraina kêu gọi « cấm vận » tình dục đàn ông Nga (RFI) - Trong khi các biện pháp trừng phạt chính trị và kinh tế không làm Matxcơva nao núng, một nhóm phụ nữ thành đạt Ukraina đã tìm được một phương cách khác để gây ấn tượng lên tâm hồn và cả thể xác : đó là không quan hệ tình dục với đànông Nga.
  • HR. 4254: Nước cờ thứ hai của thế “triệt buộc” (RFA) - Trên bàn cờ tương quan chính trị Mỹ - Việt hơn hai năm sau, thế “triệt buộc” đầu tiên thuộc về Dự luật nhân quyền Việt Nam - mang mã số HR. 1897, được Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua vào đầu tháng 8/2013 với tỷ lệ phiếu hoàn toàn áp đảo.
  • Mỹ - Nam Hàn triển khai tập trận quy mô lớn (RFA) - Sáng nay, cuộc thao diễn quân sự mang tên Song Long của quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ đã bắt đầu ở vùng biển Đông Bắc của Nam Hàn, với sự tham dự của 15,000 binh sĩ miền Nam và 10,000 binh sĩ Mỹ, trong đó có 7,5000 binh sĩ thủy quân lục chiến đang trú đóng ở Nhật Bản.
  • LHQ họp về việc Bắc Hàn liên tục thử nghiệm phi đạn (RFA) - Thể theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập phiên họp đặc biệt để cứu xét về trường hợp Bắc Hàn liên tục bắn phi đạn tầm ngắn và tầm trung trong những tháng vừa qua.
  • IMF thông báo hỗ trợ gần 20 tỷ đô la cho Ukraina (RFI) - Hôm nay, 27/03/2014, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo sẽ cho Ukraina vay từ 14 đến 18 tỷ đô la Mỹ. Với khoản tín dụng này, trong vòng hai năm tới, Kiev sẽ được hỗ trợ vay khoảng 27 tỷ đô la từ cộng đồng quốc tế.
  • Chính thức ra mắt Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 27/3, Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông do Học viện Ngoại giao; nguyên Thứ Trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng và nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore, Canada Nguyễn Đức Hùng sáng lập đã chính thức ra mắt tại Hà Nội.
  • Biển Đông: Đừng dịch lố bịch kiểu "ông Phúc = Mr Happy" (BaoMoi) - Trước những câu hỏi băn khoăn về tên gọi nào của Biển Đông để không phương hại quan điểm chủ quyền Việt Nam, Infonet đăng bài viết của TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ về vấn đề này.
  • Cấp học bổng cho những nghiên cứu về chủ quyền biển đảo (BaoMoi) - Ngày 27/3, Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông do Học viện Ngoại giao; nguyên Thứ Trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng và nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore, Canada Nguyễn Đức Hùng sáng lập đã chính thức ra mắt tại Hà Nội.
  • Trung Quốc nói gì trước giờ G xử “đường lưỡi bò”? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Liên quan đến việc Philippines chính thức đưa tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông lên trọng tài quốc tế trong những ngày tới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 26/3 cho biết, Trung Quốc kiên trì lập trường không chấp nhận việc làm đơn phương này, cũng như không tham gia tòa trọng tài quốc tế thụ lý đơn kiện của Philippines.
  • TQ cách chức một bộ trưởng công an do tham nhũng (RFA) - Một cựu phụ tá của nguyên Bộ trưởng Công an TQ Chu Vĩnh Khang đã bị cách chức hồi hôm qua sau khi Bắc Kinh mở cuộc điều tra tham nhũng – hành động mới nhất nhắm vào phe cánh của ông Chu.
  • Biển Đông : Trung Quốc lại đả kích Philippines về vụ kiện đường lưỡi bò (RFI) - Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòaán Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông. Vào hôm qua, 26/03, một lần nữa, Bắc Kinh lại lên tiếng công kích Manila về điều mà Trung Quốc gọi là hành vi« sai trái».
  • Chủ tịch Trung Quốc kết thúc thăm Pháp, gần 20 tỷ euro hợp đồng được ký (RFI) - Sau bữa tiệc tối tại cung điện Versailles tối nay ( 27/3/2014) do Tổng thống Pháp François Hollande mời, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước kéo dài 3 ngày tại Pháp. Kết quả của chuyến đi là các đối tác hai bên đã ký kết năm chục hợp đồng, với trị giá 18 tỷ euro.
  • Pháp –Trung : Tình bạn 18 tỷ euro (RFI) - Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bệ vệ và đầy tự tin bắt tay Tổng thống Pháp hay chứng kiến lễ ký kết hợp đồng giữa hai hãng xe hơi Đông Phong và PSA Peugeot Citroen tràn ngập các tờ báo Paris. L'Humanité chúý đến cuộc hôn nhân giữa Đông Phong với PSA vừa được chính thức hóa dưới sự chủ tọa của lãnh đạo Trung Quốc và Pháp.
  • HRW tố cáo Cam Bốt trục xuất người Duy Ngô Nhĩ (RFI) - Trong bản thông cáo công bố hôm qua, 26/03/2014, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lên tiếng tố cáo chính quyền Cam Bốt đã câu lưu rồi trục xuất qua Thái Lan một nhóm 15 người Duy Ngô Nhĩ. Đây chính là số người bị chính quyền Thái Lan bắt giữ sáng Chủ nhật 23/03 tại tỉnh Sakaeo sát biên giới Cam Bốt.
  • Tin ngắn nghệ thuật trong tuần (BBC) - Bảo tàng D'Orsay sưu tầm tranh của Van Gogh để tìm hiểu về vụ tự tử của ông, và tìm hiểu về tranh của danh họa Gustav Klimt.
  • MH370 : Malaysia có thể bị mất quyền kiểm soát trên cuộc điều tra (RFI) - Một chiếc Boeing của Mỹ bị rơi trên vùng biển quốc tế với đa số hành khách là người Trung Quốc, một chiến dịch tìm kiếm huy động phương tiện của khoảng 20 quốc gia, xác phi cơ đến nay vẫn biệt tăm…
    Tất cả các yếu tố trên đây gộp lại cho thấy là cuộc điều tra về chiếc máy bay bị mất tích của hãng Malaysia Airlines sẽ gặp nhiều khó khăn. Một trong những hệ quả là Malaysia, trên nguyên tắc phải là nước chỉ đạo công cuộc điều tra, có nguy cơ bị mất quyền chủ đạo trên cuộc điều tra.
  • Mỹ-Hàn tập trận quy mô nhất từ hai thập kỷ (RFI) - Gần 15.000 lính Mỹ và Hàn Quốc hôm nay 27/03/2014 đã khởi động cuộc tập trận quy mô kéo dài 12 ngày. Cuộc tập trận lớn nhất kể từ hai thập kỷ qua được tiến hành một ngày sau khi Bắc Triều Tiên phóng đi hai hỏa tiễn đạn đạo tầm trung.
  • Tổng thống Mỹ và Đức Giáo hoàng đồng tâm trong việc chống bất bình đẳng (RFI) - Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên hôm nay 27/03/2014 tại Vatican, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tỏ ra đồng tâm nhất trí trong quan điểm đấu tranh chống bất bình đẳng xã hội.Ông Obama hy vọng sẽ có được những tác động tích cực trong nước, sau cuộc hội đàm với vị Giáo hoàng được mến chuộng này.
  • Nhân quyền Việt Nam sau UPR (RFA) - Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày một u ám hơn sau kỳ UPR. Có lẽ tình hình đàn áp cùng việc phơi bày chế độ trại tù tàn nhẫn vô nhân đạo là "câu trả lời" của giới cầm quyền Việt Nam đối với 227 khuyến nghị từ quốc tế?
  • Mùa hè và những bữa cơm tình thương (RFA) - Với những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghèo, những bữa cơm tình thương bao giờ cũng đượm tình người và bao hàm cả những ân tình của người với người trong đời sống khốn khó này.
  • Một tổ chức nhân đạo bị tấn công tại miền tây Miến Điện (RFI) - AFP hôm nay 27/3/2014 dẫn nguồn tin của chính quyền Miến Điện cho hay, văn phòng của một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhân đạo tại miền tây Miến Điện đã bị nhóm người theo đạo Phật tấn công. Cảnh sát đã phải can thiệp để bảo vệ những nhân viên của tổ chức.
  • Căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Đài Loan (RFA) - Căng thẳng chính trị ở Đài Loan ngày càng gia tăng, sau khi phe sinh viên đối lập lên tiếng nói sẵn sàng mở trận chiến với chính phủ của Tổng thống Mã Anh Cửu cũng như tiếp tục ngăn cản không cho Quốc Hội bỏ phiếu chấp thuận hiệp định
  • Gặp gỡ trên facebook (VOA) - Cuối cùng, tôi cũng bị mắc lưới facebook....vì đã năm bảy năm nay, tôi cố gắng khoanh tay đứng ngoài
  • Trung Quốc tăng cường an ninh mạng (RFI) - Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 27/3/2014 cho biết nước này sẽ tăng cường các biện pháp an ninh trên internet nhằm đối phó với những vụ xâm nhập được cho là của Hoa Kỳ vào các máy chủ của tập đoàn viễn thông Hoa Vi.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Một cô dâu Pakistan trong một đám cưới tập thể ở Karachi vào ngày 24 Tháng Ba 2014. Có tất cả 115 cặp vợ chồng tham dự lễ cưới tập thể của địa phương tổ chức.
  • IMF sẽ trợ giúp Ukraine 14 đến 18 tỷ USD (RFA) - Trong thông cáo phổ biến tại Kiev sáng hôm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế IMF cho hay sẽ trợ giúp Ukarine khoản tiền từ 14 đến 18 tỷ dollars trong 2 năm tới, để giúp quốc gia Đông Âu này ổn định kinh tế
  • Cá đỏ dạ (BaoMoi) - Cá đỏ dạ là loại cá có thân hình thoi dài, dẹp, màu vàng, đậm ở phía trên... Tên tiếng Anh cá đỏ dạ là Large yellow croaker. Thuộc nhóm “croaker” của vùng biển Đông Á nên cá đỏ dạ còn có tên cá đù vàng, hay còn được gọi là cá sóc.
  • Cuộc chiến san hô đỏ (BaoMoi) - TT - Nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khai thác trộm san hô đỏ, một loài san hô thuộc vào hàng quý hiếm trên thế giới.
  • New Zealand coi Việt Nam là đối tác khu vực chủ chốt (BaoMoi) - TP - Trong phiên hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sáng 26/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Murray McCully khẳng định chính phủ New Zealand tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác chủ chốt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
  • Gương tày liếp (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 22/3, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Hà Lan, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 nước châu Âu và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân. Dự kiến, ông Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân (diễn ra trong hai ngày 24 và 25/3 tại La Hay, Hà Lan). Và cũng theo dự kiến, ông Barack Obama sẽ có mặt tại cuộc họp với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị kể trên.

Bẫy thu nhập trung bình đã là hiện thực

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Phải có một định hướng rõ ràng cho nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp.  RFA files
Nghe bài này
Mới đây giáo sư Kenichi Ohno, một chuyên gia của Nhật Bản đã cho rằng  kinh tế Việt Nam có đủ các dấu hiệu cho thấy đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Mặc Lâm tìm hiều thêm qua ý kiến của các chuyên gia kinh tế sau đây.
Tại cuộc hội thảo có tên “Khởi tạo động lực tăng trưởng mới: Tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI-nội địa” do trường Đại học kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản tổ chức vào sáng ngày 26-3 tại Hà Nội đã có mặt nhiều chuyên gia kinh tế và người ta chú ý đến bài phát biểu của giáo sư Kenichi Ohno khi ông khẳng định rằng sau vài năm đạt mức thu nhập trung bình thấp Việt Nam đang nằm trong chiếc bẫy thu nhập trung bình chứ không còn là nguy cơ nữa.

Hiện trạng Việt Nam
Giáo sư Kenichi Ohno đã đưa ra nhiều điểm chứng minh nhận xét của ông trong đó ba điểm nổi bật là tăng trưởng chậm lại và hoạt động sản xuất hết sức mờ nhạt, bên cạnh đó lương chi trả cho công nhân đã lớn hơn nhiều so với năng suất lao động, điều này làm cho chi phí trong sản xuất trở nên đắt đỏ hơn.
Vấn đề tăng trưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Theo nhận xét của GSTS Vũ Văn Hóa Trưởng khoa Kinh tế tài chánh ĐH Quản Lý Kinh Doanh thì đang cần phải xem xét lại:
-Vấn đề tăng trưởng của Việt Nam hiện nay nói chung nó có mấy vấn đề cần phải xem lại. Thứ nhất là cơ cấu lại giữa nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam thế nào. Giữa hai cái đó các ông ở chính phủ cũng chưa rõ, mỗi thứ đầu tư một tí nhưng nó không có mục đích cuối cùng thành ra cản trở tốc độ tăng trưởng rất nhiều.
Muốn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là phải cơ cấu lại nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp như thế nào và vấn đề đặt ra là phải có một định hướng rõ ràng thì mới có thể giải quyết vần đề đó
GSTS Vũ Văn Hóa
Tôi lấy ví dụ vấn đề công nghiệp là đang chế biến hộ cho thiên hạ, công nghiệp phụ trợ của mình không có thành thử giá trị gia tăng để tăng thu nhập cho nền kinh tế gần như ở mức thấp nhất, dệt may chẳng hạn, tăng trưởng của nó theo thông báo thì tương đối lớn trong xuất khẩu thế nhưng từ nguyên liệu là vải đến tất cả các việc tạo ra một cái áo, ngay cả mẩu mã cũng phải nhập ở nước ngoài. Như vậy Việt Nam chỉ có mỗi cái chi phí nhân công là chính mà chi phí nhân công của Việt Nam lại quá rẻ.
Thế còn nông nghiệp bây giờ trồng cái gì, canh tác ra làm sao và vấn đề đảm bảo cho sự phát triển thì không có. Tôi lấy ví dụ như chăn nuôi. Bây giờ phần lớn chăn nuôi của Việt Nam là nhập nguyên liệu về làm thức ăn cho gia súc mà chi phí rất lớn, như vậy làm sao có lãi được? Cho nên muốn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là phải cơ cấu lại nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp như thế nào và vấn đề đặt ra là phải có một định hướng rõ ràng thì mới có thể giải quyết vần đề đó.
Bẫy thu nhập trung bình đối với nước đang phát triển khi xuất hiện bốn yếu tố cấu thành như: tỉ lệ đầu tư sau một thời gian trở nên khó khăn và thấp hơn trước đó, ngành chế tạo trong nước phát triển chậm hay không khởi sắc, các ngành công nghiệp không tìm được lối ra, đơn điệu và không theo kịp thế giới và cuối cùng là thị trường lao động kém sôi động thiếu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà nước là nơi mà có thể đầu tư mạnh nhất trong các ngành công nghiệp thì lại quá tập trung vào các ngành công nghiệp nặng sau khi đầu tư phát triển ngành này ngành khác không tính tới yếu tố VN có thể cạnh tranh với bên ngoài được hay không
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Những yếu tố này xuất hiện từ nhiều năm trước khi kinh tế Việt Nam vẫn định hướng và dẫn dắt bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các đơn vị quốc doanh này làm ra những sản phẩm để rồi không bán được hay bán với mức lãi không phù hợp với đồng vốn bỏ ra. Nhiều năm liền như thế khiến nền kinh tế vĩ mô bị tổn thương nhưng việc tái cơ cấu vẫn chỉ là giả định và trên lý thuyết. Kinh tế cả nước từ đó buộc phải chạy theo con tàu khập khiểng này do vậy đã làm thui chột mọi nổ lực của các thành phần kinh tế khác.
Vì đâu rơi vào bẫy sập?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết nhận xét của bà:
-Nhà nước là nơi mà có thể đầu tư mạnh nhất trong các ngành công nghiệp thì lại quá tập trung vào các ngành công nghiệp nặng sau khi đầu tư phát triển ngành này ngành khác không tính tới yếu tố Việt Nam có thể cạnh tranh với bên ngoài được hay không cho nên các ngành công nghiệp nặng của Việt Nam có đầu tư đi chăng nữa thì cũng không thể cạnh tranh được. Ở đây có thể điển hình những ngành như xi măng, sắt thép hay một số ngành khác mà Việt Nam đã bỏ tiền đầu tư rất nhiều.
Sự phá sản của hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân, và thu nhập từ các con số lớn lao của xuất khẩu khi tính ra mới thấy đó chỉ là xuất khẩu nhân công không hơn không kém. Đây cũng là mặt trái của thành quả mà người dân thường thấy trên các bản tin kinh tế. Chuyên gia Phạm Chi Lan nhận xét:
-Tôi nghĩ các ngành công nghiệp thì rõ ràng hiện nay các doanh nghiệp tư nhân không có điều kiện để mà khai thác các thị trường mặc dù họ vẫn có thể có cơ hội ở đâu đó thị trường trong nước, thị trường bên ngoài hoặc tạo thành các doanh nghiệp mang tính chất cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài để tham gia vào các liên kết. Cũng có thể là ban đầu ở vị trí thấp hoặc cung cấp một số sản phẩm thôi về sau nâng cấp dần để có thể tham gia sâu hơn vào những giá trị trong khu vực và toàn cầu.
Bẫy thu nhập trung bình là dấu hiệu trì trệ của một nền kinh tế. Nó là lực cản kinh tế của một nước khi không tự vượt được chính mình và hệ lụy mà nó mang đến là người dân phải nằm im với con số thu nhập kém cỏi mỗi năm trong vài chục năm liên tiếp
Nhưng thực tế về kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian vừa qua và nhất là việc thực hiện các chính sách để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp không tốt cho nên không cho phép doanh nghiệp làm được điều đó, thậm chí có nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động như trong thời gian vừa qua đã thấy.
GSTS Vũ Văn Hóa nói về công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may tuy nhà nước có bàn đến nhưng chưa có hành động gì cụ thể, ông nói:
-Nhà nước cũng nêu ra rồi nhưng chưa có biện pháp. Tôi lấy thí dụ như công nghiệp phụ trợ chẳng hạn, nêu ra rồi nhưng anh chưa có biện pháp gì quyết liệt thực hiện biện pháp đó cả thì làm sao có thể làm cho tốc độ tăng trưởng lên cao được bởi vì thu nhập quốc dân như thế thì chả đáng bao nhiêu, trên dưới 100 tỷ đô la thu nhập thì so với Hoa kỳ chỉ như muối bỏ biển.
Vần đề đầu tư tại Việt Nam tuy vẫn nằm ở các con số đáng lạc quan nhưng phía sau những con số ấy là những tiềm ẩn cho con đường phát triển hơn là bảo đảm một tương lai chắc chắn đối với kinh tế Việt Nam, bà Phạm Chi Lan phân tích:
-Tỷ lệ đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam vẫn khá cao, tôi cho là Việt Nam vẫn đang tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài so với một số nước chung quanh nhưng có điều cần phải xem xét là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì phần nhiều các dự án chỉ nhằm vào khai thác thị trường nội địa hoặc là khai thác lao động giá rẻ của Việt Nam để cuất khẩu ra bên ngoài.
Giai đoạn đầu của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có rất nhiều dự án hướng tới các ngành thay thế nhập khẩu tức là để khai thác thị trường nội địa của Việt Nam thôi và sau đó họ chuyển dần sang khai thác ngành xuất khẩu. Khai thác xuất khẩu lại chủ yếu sử dụng lao động giá rẻ và những ưu đãi mà nhà nước dành cho họ hơn là phát triển các ngành dịch vụ hoặc là tạo thành liên kết mạnh giữa Việt Nam với các khâu bên ngoài. Đấy là vấn đề của đầu tư nước ngoài nên tôi vẫn nói là không nên cứ thấy đầu tư nước ngoài nhiều mà đã vội vui mừng bởi vì phải xem chất lượng đầu tư như thế nào. Nếu so sánh với các nước chung quanh như Thái Lan chẳng hạn thì có thể thấy chất lượng đầu tư ở Thái Lan tốt hơn Việt Nam rất nhiều.
Một trong những nguyên nhân nữa khiến nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình là mọi thu nhập từ nguồn tài nguyên của đất nước đã bị khai thác cạn kiệt thì nền kinh tế sẽ phải trả giá.
Bẫy thu nhập trung bình là dấu hiệu trì trệ của một nền kinh tế. Nó là lực cản kinh tế của một nước khi không tự vượt được chính mình và hệ lụy mà nó mang đến là người dân phải nằm im với con số thu nhập kém cỏi mỗi năm trong vài chục năm liên tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét