Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Chúng ta cần hòa giải dân tộc như thế nào? - GIỌT NƯỚC TRÀN LY

GIỌT NƯỚC TRÀN LY

Khi chúng ta khao khát sự công bằng cho đời sống cộng đồng, là lúc chúng ta phải đối mặt sự bất công từ nhóm quyền lực phục vụ cho cơ hội và lợi ích cá nhân. Chúng ta khao khát lòng nhân vị, bác ái là khi chúng ta phải đối mặt với sự đê tiện tột cùng của bạo lực. Chúng ta khao khát tự do khi quyền lực nắm trong tay kẻ độc đoán, hà khắc “thuận ta thì sống, chống ta phải chết”.

Những ước mơ bình thường đó của con người Việt Nam hôm nay bổng dưng trở thành giấc mơ giữa ban ngày. Nó như cành cây khô trụi lá đứng trơ vơ giữa đồng, lặng im chờ ơn Trời mưa móc. Bạn và tôi cùng là người Việt Nam, chúng ta đang ưu tư gì cho ngày mai một xã hội Việt Nam đừng giống gì đã và đang tiếp diễn từng ngày qua?
Quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do nói lên tiếng nói sự thật, tự do tiếp cận thông tin kiến thức nhân loại…không phải là quyền cơ bản mà mỗi con người trên thế giới này được thừa nhận ở Hiến chương bởi tổ chức Liên Hiệp Quốc đã công bố hay sao?! Bản Hiến chương này có còn giá trị đối với xã hội Việt Nam hôm nay hay chăng? Dĩ nhiên là có. Nhưng nó vẫn còn là văn tự có giá trị trên bàn giấy mà lý lẽ chẳng bao giờ được tách bạch.
Mâu thuẫn giữa người dân bị trị và nhà cầm quyền lãnh đạo đang leo thang từng ngày vì sự trái khoái xảy ra hằng ngày không tìm thấy chung mục đích xây dựng ở cùng quan điểm.
Thứ nhất, Trung Cộng đã chiếm giữ nhiều năm Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đến nay tiếp tục chủ đạo hoành hành xâm chiếm nhiều ngư trường mà bao đời ngư dân Việt sinh sống. Chúng cướp thuyền, ngư cụ và hải sản, ngang nhiên thô bạo đánh đập ngư dân trên biển; tống tiền chuộc người và tài sản. Đời sống và tính mạng ngư dân đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi nhà cầm quyền vẫn thờ ơ làm ngơ như chẳng có việc gì xảy ra. Nếu có chăng cũng chỉ là những lời công bố chiếu lệ với đại chúng trong nước, chẳng có giải pháp nào thực thi để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngư dân.
Thứ hai, hầu hết 70% người dân Việt Nam sống bằng nghề nông. Người nông dân bám đất, bám vườn xem như là lẽ sống duy nhất của họ. Nhưng những năm gần đây nạn lạm dụng chức quyền bởi những quan chức của chế độ từ địa phương đến trung ương đã hợp thức hóa tước đoạt quyền sở hửu đất đai dân chúng một cách trắng trợn cho những “dự án ma quỷ” hay “quy hoạch đô thị” mà đặc biệt có lợi cho nhóm lợi ích công quyền. Mặc cho người dân than oán, vác đơn kêu oan đi khắp mọi nơi… việc làm gọi là “tuân thủ pháp luật” một cách đúng mực thì cũng đồng nghĩa với “con kiến đi kiện củ khoai”.
Thứ ba, đời sống trật tự xã hội bắt đầu xáo trộn kể từ khi làn sóng nhập cư gia tăng không ngừng từ nông thôn đổ ra thành thị. Nạn buôn bán người dưới hình thức “hôn nhân môi giới nước ngoài” hoặc “hợp tác lao động” với số tiền lót tay mà nạn nhân và thân nhân của họ phải vay mượn nợ qua nhiều năm mới trả hết. Tiền lương đến tay người lao động trong nước với hầu hết những công ty nước ngoài đều bị khóa đầu, chặn đuôi để mỗi tháng chỉ còn lại 3 triệu hoặc 5 triệu với điều kiện năng suất tăng ca. Đồng tiền Việt bị mất giá. Xăng dầu và điện nước tăng kéo vật giá thị trường tăng theo. Ước tính mỗi lao động chỉ đủ nuôi bản thân mình thoi thóp với sinh hoạt rất mực khiêm tốn hằng ngày; trong khi một cựu sỹ quan hưu trí vẫn ung dung có mức thu từ ngân sách nhà nước từ 7 triệu đến 10 triệu hằng tháng. Sự nhiễu nhương chưa dừng ở đó khi người dân tham gia giao thông hoặc có việc phải đến các cơ quan công quyền, họ sẽ bị trấn lột vô tội vạ với nhiều lý do nếu muốn mọi việc được giải quyết trôi chảy, suôn sẻ.
Sự chịu đựng cũng có giới hạn của nó. Khả năng của sự im lặng để mong cầu bình an cũng có chừng mực của nó. Và người dân đã lên tiếng nói nhưng nhà cầm quyền thì không hoan nghênh. Nạn trấn áp bằng sức mạnh công an, quân đội cùng đội quân “côn đồ tự phát” đã dập tắt sự oan ức của sự thật khiến nhiều người dân oan phải sa vào vòng lao lý. Những tiếng nói lên “bất đồng” cũng dễ dàng trở thành nạn nhân với những “tù nhân lương tâm”.
Thế giới đang nhìn vào Việt Nam chúng ta với đôi mắt một chút hiếu kỳ, một chút tội nghiệp nhưng họ sẽ vẫn bàng quan vì điều này xảy ra không đến với họ. Nếu có thể xảy ra thêm một thảm kịch Thiên An Môn lần nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới; đáng thương là những con người bằng xương bằng thịt sẽ là nạn nhân của một chế độ, được ghi thêm vào lịch sử đen tối của nhân loại. Những người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ…họ đã và đang cố gắng chống chọi trong tuyệt vọng dưới sự cai trị của Trung Cộng. Thế giới vẫn nhìn đấy ư! Tổ chức Liên Hiệp Quốc vẫn theo dõi hằng ngày đấy ư! Người dân thì vẫn nguyên vẹn đau khổ dưới ách độc tài.
Sự căm ghét cái ác không thể chỉ dùng lời để nguyền rũa. Chống đối sự bất công không thể chỉ hô hào bầy đàn công kích, phản đối. Hành động đối kháng với bạo lực là điều tệ hại nhất mà kẻ yếu, thế cô hoàn toàn bất lợi. Người xưa nói “Dĩ độc trị độc” đó là phương cách cuối cùng để trị những căn bệnh hiểm nghèo.
Khi một giọt nước có thể làm tràn ly thì con người ta cũng có thể có những hành động bất ngờ mà đối phương chẳng bao giờ nghĩ tới, vì ”sự sống còn” của quy luật tự nhiên.
FB Thương Quá Việt Nam
Trí Nhân Media

Tràn lan lao động “chui” Trung Quốc

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/600064/tran-lan-lao-dong-chui-trung-quoc.html
27/03/2014 10:20 (GMT + 7)
TT – Hàng trăm lao động người Trung Quốc đang làm việc “chui” tại các dự án ở nhiều địa phương. Sau nhiều lần kiểm tra, cảnh cáo rồi xử lý các nhà thầu, tình trạng lao động không phép vẫn tiếp diễn.

Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy ximăng Công Thanh, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa – Ảnh: Hà Đồng


Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Trà Vinh, hiện có 920 lao động, hầu hết là người Trung Quốc, đang làm việc tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Thế nhưng trong đó chỉ có 517 lao động được cấp giấy phép lao động, đang xin cấp giấy phép 165 lao động, miễn cấp giấy phép tám lao động và 230 lao động đang làm việc nhưng chưa được cấp giấy phép.
Nhà thầu Trung Quốc thuê công nhân Trung Quốc
Hôm 10-3, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Trà Vinh Dương Quang Ngọc đã cùng đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra và phát hiện sự việc có hàng trăm lao động không có giấy phép lao động. Ngay sau đó sở đã có văn bản quyết định “Kể từ ngày 15-3-2014, tất cả lao động nước ngoài thuộc diện phải cấp phép lao động mà không có giấy phép lao động thì không được vào công trường Trung tâm Điện lực Duyên Hải làm việc”.
Thế nhưng vụ việc đã không được giải quyết dứt điểm như mong muốn của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Trà Vinh. Các cơ quan liên quan của tỉnh sau khi họp bàn đã chấp thuận chuyển sang hướng xử lý: “Thống nhất gia hạn thời gian hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp giấy phép cho 230 lao động người nước ngoài đang làm việc tại công trường đến ngày 15-5-2014”. Giải thích về việc thay đổi này, ông Ngọc cho rằng: “Áp lực thời gian hoàn thành công trình Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải đến cuối năm nay là phải vận hành thử nghiệm tổ máy số 1. Do đó nếu 230 lao động trên không được vào công trường sẽ gây khó khăn cho nhà thầu trong tiến độ thi công”! Ông Ngọc cũng cho biết thêm trong 230 lao động chưa có giấy phép thì phần lớn sang VN đều có visa làm công nhân nhưng vẫn có những trường hợp chỉ có visa đi du lịch.
Tại Thanh Hóa, nhà thầu Viện Nghiên cứu và thiết kế ximăng Hợp Phì (Trung Quốc) đưa 163 lao động Trung Quốc sang làm việc có thời hạn từ nay đến tháng 12- 2014 tại Nhà máy ximăng Công Thanh. Điều đáng nói là trong số 163 lao động này chỉ có 49 lao động có trình độ chuyên môn đại học trở lên đảm nhiệm các chức danh quản lý, giám sát của nhà thầu; còn tới 114 lao động kỹ thuật có kinh nghiệm năm năm trở lên đảm nhiệm vị trí công việc là thợ lái cẩu tháp (4 người), thợ hàn (20 người), thợ cơ khí (30 người), thợ lắp đặt thiết bị điện (60 người). Trong khi đó số lao động kỹ thuật này tại VN đều sẵn có nhưng nhà thầu Trung Quốc không tuyển dụng.
Chưa kiểm soát hết
Khi dự án Formosa triển khai tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nhiều doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu và kéo theo hàng nghìn lao động “chân tay” đi theo. Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng được tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trong báo cáo ngày 19-3 về tình hình lao động nước ngoài của ban quản lý này thì hiện nay ở Khu kinh tế Vũng Áng có 3.730 người nước ngoài, trong đó 1.560 người được cấp giấy phép lao động, chủ yếu là người Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc sang VN bằng đường du lịch và sau đó ở lại làm thuê.
Ban quản lý này thừa nhận có một số khó khăn trong việc quản lý lao động nước ngoài như việc kiểm tra các nhà thầu là hết sức khó khăn bởi số lượng lao động đông, luôn biến động xuất nhập cảnh liên tục, tạm trú tại nhiều nơi khác nhau nên khó kiểm soát. Trong Khu kinh tế Vũng Áng đang triển khai nhiều dự án có quy mô lớn, các đơn vị chủ đầu tư chỉ kiểm soát được số lượng nhà thầu chính mà chưa kiểm soát được hết các nhà thầu phụ, vì vậy việc quản lý các nhà thầu còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, một số nhà thầu đã được các địa phương khác cấp giấy chứng nhận đầu tư, tiến hành các thủ tục về lao động nước ngoài tại tỉnh, thành phố khác, khi thực hiện gói thầu tại Khu kinh tế Vũng Áng không khai báo danh sách người nước ngoài đã gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước.
“Chuyên gia” Trung Quốc đang lắp ráp giàn giáo tại dự án Formosa ở Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) – Ảnh: Văn Định

“Chuyên gia”, “kỹ sư” ráp giàn giáo
Số lượng lao động Trung Quốc đổ về xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) để thi công công trình Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân trong những năm gần đây rất đông, biến nơi này thành “làng” Trung Quốc. Điều đáng nói là công nhân Trung Quốc gắn mác “chuyên gia”, “kỹ sư” nhưng rất nhiều người trong số đó lại làm công việc mang tính chất của lao động phổ thông. Trong khi đó, chính quyền huyện Tuy Phong chỉ có chức năng quản lý về mặt cư trú, giữ gìn an ninh trật tự. Còn Sở LĐ-TB&XH Bình Thuận chỉ kiểm tra được giấy phép lao động chứ không thể xử lý được các lao động phổ thông Trung Quốc gắn mác “kỹ sư” này.
“Mấy công việc bên trong nhà máy như bốc vác, đào hố, tháo dỡ giàn giáo người Trung Quốc đều làm hết. Họ cũng làm việc như lao động phổ thông người Việt nhưng lương được trả cao hơn rất nhiều” – Tân, một thanh niên địa phương, nói. Số lượng lao động Trung Quốc tại Vĩnh Tân mỗi năm một tăng rất nhanh. Nếu như đến tháng 7-2012 chưa tới 300 người thì đến tháng 12-2013 lên đến 610 người.
Tại công trường do nhà thầu Sơn Tây 3 (Trung Quốc) thi công ở Formosa, nhìn hàng chục lao động Trung Quốc đang ráp giàn giáo để đổ trụ bêtông, chúng tôi thấy bàn tay họ chai sần, người lấm lem, không giống lao động có bằng cấp hay kỹ thuật cao. Anh Hùng, công nhân VN, cho biết lao động Trung Quốc làm các việc như ráp giàn giáo, đóng cốt pha, uốn sắt… rất nhiều. “Công nhân Trung Quốc làm công việc giống như chúng tôi. Họ không phải kỹ sư hay có tay nghề cao mà vẫn được vào làm ở đây, không hiểu các cơ quan chức năng quản lý như thế nào?” – anh Hùng nói.
SƠN BÌNH – VĂN ĐỊNH – NGUYỄN NAM – HÀ ĐỒNG
Lương cao gấp 3, 4 lần người Việt
Một bảo vệ của Công ty Bảo vệ Bình Thuận làm nhiệm vụ gác cổng trước Ban quản lý dự án nhiệt điện Vĩnh Tân cho hay mặc dù làm cùng tính chất công việc nhưng các “chuyên gia”, “kỹ sư” Trung Quốc lại được trả lương cao hơn hẳn công nhân người Việt. Ở công trường Formosa (Hà Tĩnh), tuy làm cùng một số công việc nhưng lương của công nhân Trung Quốc được trả cao gấp ba, bốn lần công nhân VN. Nguyên nhân vì lao động VN không được trực tiếp làm việc với nhà thầu chính mà phải làm việc qua nhà thầu phụ.
Ông Võ Văn Dội (phó chủ tịch UBND xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, Trà Vinh) cho biết trong những lần giải quyết một số vụ kiện tranh chấp, khiếu kiện về việc chậm hoặc không trả lương giữa nhà thầu và người lao động, ông đã phát hiện lương của lao động Trung Quốc được trả cao gấp năm, sáu lần lao động trong nước. “Có những công việc như nhau nhưng lao động nước ngoài lại được trả lương trên 1 triệu đồng/ngày, trong khi người lao động trong nước chỉ được trả 160.000-250.000 đồng/ngày” – ông Dội nói.

Không chấp nhận lao động phổ thông
Quy định hiện hành không chấp nhận tuyển dụng lao động phổ thông là người nước ngoài vào làm việc tại VN, nhưng nhiều năm nay rất nhiều lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc, vẫn làm việc tại các công trình, dự án ở VN. Ông Lê Quang Trung, phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết:
- Luật pháp về lao động tại VN, trong đó có nghị định 102 mới được ban hành và thông tư 03 hướng dẫn nghị định có hiệu lực từ ngày 1-3-2014, tiếp tục khẳng định: VN chỉ tuyển dụng các nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật. Các quy định cho đến nay luôn nhất quán VN không chấp nhận lao động phổ thông nước ngoài vào VN làm việc, kể cả các công việc cần chuyên gia, giám đốc điều hành hay lao động kỹ thuật, nếu người VN có thể đáp ứng được thì cũng phải tuyển lao động VN.
* Lý thuyết thì như vậy, tuy nhiên vẫn có nhiều lao động phổ thông nước ngoài vào VN làm việc không phép. Vậy cơ quan quản lý kiểm soát việc này như thế nào, thưa ông?
- Việc cấp phép cho lao động nước ngoài hiện nay được phân cấp cho các địa phương. Cụ thể trong thông tư 03 đã ghi rõ quy trình, trách nhiệm của các sở LĐ-TB&XH, trách nhiệm của chủ tịch tỉnh. Chủ tịch tỉnh chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài của các chủ đầu tư, nhà thầu, chỉ đạo các cơ quan cung ứng lao động cho các nhà thầu, chủ đầu tư, tăng cường quản lý lao động trên địa bàn. Các sở lao động cấp giấy phép lao động, sau đó thông báo với cơ quan công an về những trường hợp lao động nước ngoài được cấp phép để cùng phối hợp quản lý.
* Có tình huống địa phương “vượt rào” cấp phép cả cho lao động phổ thông vào làm việc để có sự hài lòng của chủ đầu tư, nhà thầu không?
- Chắc chắn sẽ khó có trường hợp này bởi để cấp phép cho lao động nước ngoài, người lao động cần đáp ứng đủ các giấy tờ để chứng minh họ là lao động kỹ thuật hoặc chuyên gia, lãnh đạo và tất cả đã thành quy trình. Ví dụ như trong hồ sơ cấp phép yêu cầu người lao động cần có lý lịch tư pháp của người lao động trong thời gian người lao động ở nước ngoài và ở VN nếu có cư trú tại VN. Thiếu các giấy tờ này thì không thể cấp phép được. Trong trường hợp cấp phép sai thì cơ quan nào cấp phép sai phải chịu trách nhiệm.
* Nhưng ông lý giải ra sao về tình trạng vẫn có nhiều lao động phổ thông đang làm việc tại các công trình, dự án như tình trạng ở Trà Vinh, Hà Tĩnh… dù pháp luật không cho phép?
- Hiện tại người nước ngoài vào VN theo đường hàng không, đường bộ và số liệu này do Cục Xuất nhập cảnh quản lý. Người nước ngoài vào VN có rất nhiều mục đích và cũng không loại trừ trường hợp họ vào với mục đích khác nhưng trốn ở lại để lao động. Họ có cơ hội lao động là do ý thức chấp hành pháp luật của chủ đầu tư, chủ sử dụng lao động kém. Những trường hợp này khi phát hiện thì trục xuất ngay. Để phát hiện, yêu cầu trách nhiệm rất lớn của các địa phương, trong đó có lãnh đạo địa phương, cơ quan công an để quản lý lao động nước ngoài và bảo vệ việc làm cho người lao động của địa phương.
TÂY GIANG – LAN ANH thực hiện


Báo Sài Gòn Tiếp Thị có bị “bức tử” hay không?

Mới đây, ngày 23-3-2014, trên báo Quân Đội Nhân Dân trong chuyên mục “Chống diễn biến hòa bình” có đăng bài “Không thể suy diễn chủ quan về tự do báo chí ở Việt Nam” của tác giả Yến Long - nói về trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông “thu hồi giấy phép hoạt động do thua lỗ, nợ đọng quá nhiều trong thời gian kéo dài, không đủ điều kiện về tài chính” của báo Sài Gòn Tiếp Thị.



Tác giả Yến Long viết rằng “điều này ai cũng biết. Ấy vậy mà, một số báo, đài nước ngoài (RFA, BBC, VOA…) và nhiều trang blog lại cố tình tung tin sai sự thật rằng Báo SGTT bị “bức tử” do có nhiều bài viết đụng chạm đến vấn đề “nhạy cảm”, đồng thời cho rằng, vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam đang bị xâm phạm và đây là sự mở đầu cho chiến dịch thu hẹp hệ thống báo chí Việt Nam đến năm 2020 theo đề án của Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất”.

Tác giả khẳng định “báo SGTT bị thu hồi giấy phép hoạt động là do đề nghị của chính cơ quan chủ quản khi báo này thua lỗ, chứ hoàn toàn không vì bất cứ lý do “nhạy cảm” nào khác”. “Không có ai "bức tử" tờ báo này cả. Nói tờ báo bị "bức tử" là suy diễn chủ quan, vô căn cứ !”

Tác giả kết luận: “Sự việc của Báo SGTT càng chứng tỏ các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội có thể lợi dụng bất cứ vấn đề gì, hiện tượng gì trong đời sống xã hội của đất nước để xuyên tạc tình hình, kích động dư luận, đả phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, sự thật luôn là sự thật, không thể ai "đổi trắng thành đen"”.

Tôi không có ý định phải tranh cãi gì với tác giả bài báo này, vì giữa chúng tôi có sự khác biệt về quan điểm, nhận thức trong nội hàm “quyền tự do báo chí” của công dân (được ghi nhận trong Hiến Pháp) và hoạt động báo chí tại Việt Nam. Nên nếu có tranh luận thì cũng chỉ là "ông nói gà bà nói vịt".

Tuy nhiên, do hoạt động nghề nghiệp, tôi có trong tay một số văn bản chính thức (không thuộc diện “mật”) nêu rõ quan điểm và chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc thu hồi, chấm dứt hoạt động của báo SGTT. Ở đây, tôi công khai một trong số đó, ban hành trước thời điểm cơ quan chủ quản báo SGTT có văn bản đề nghị Bộ TTTT thu hồi giấy phép. Qua nội dung tại văn bản này, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về bản chất sự việc, và thấy những gì tác giả Yến Long viết chỉ là phần “ngọn”, phần “hình thức” của vấn đề. (Xem công văn).

Qua đó, tôi cũng muốn nói rằng việc tác giả Yến Long lên giọng giáo huấn, dạy dỗ thiên hạ như vậy là không đúng. Và tác giả cũng không nên nghĩ rằng ai có ý kiến khác tác giả là không có trách nhiệm, không nặng lòng với đất nước, với hoạt động báo chí tại Việt Nam hay thậm chí là “thế lực thù địch” gì đó.

Cũng cần nói rõ là việc báo SGTT bị đình bản, thu hồi giấy phép là chuyện buồn và không mong muốn đối với cả làng báo TP.HCM nói chung, trong đó có nguyên nhân khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, nếu chỉ duy nhất vì khó khăn về tài chính, mà một cơ quan báo chí của Nhà nước bị thu hồi giấy phép là chuyện chưa từng xảy ra, không có luật nào quy định và cũng “cay đắng” lắm – nếu so với những tờ được bao cấp, không phải lo bán báo như tờ QĐND của tác giả Yến Long. Mọi người có thể thấy rõ điều đó qua những văn bản kiến nghị ký chung, những dòng tâm sự của phóng viên báo SGTT và chia sẻ của đồng nghiệp trên mạng xã hội, qua những giọt nước mắt có phần đắng cay của Tổng biên tập báo SGTT khi đọc Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động báo SGTT – được phản ánh trên báo Thanh Niên.

Tác giả Yến Thanh cũng nên thấy dòng chữ “Thông tin báo SGTT đình bản vào ngày 28-2-2014 đã gây chấn động đối với độc giả báo chí trên cả nước” – trên tờ SGTT online ngày 1-3-2014 cho thấy không chỉ có báo nước ngoài hay một số trang blog “thế lực thù địch” mà rất nhiều bạn đọc trên cả nước đã “chấn động” trước sự kiện SGTT đình bản. (xem ảnh)

 

 Ls Trần Hồng Phong
(Quê choa)

Chúng ta cần hòa giải dân tộc như thế nào?

Cuộc chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, Tổ quốc, giang sơn đã liền một dải. Nhưng vẫn còn một bộ phận người Việt Nam vẫn còn ngăn cách về tình cảm, suy nghĩ … thậm chí vẫn còn lưu giữ hận thù …  người Việt vẫn chưa thể thực hiện được việc hòa hợp và hòa giải dân tộc, điều mà nhiều dân tộc đã làm rất tốt công việc này mặc dù đất nước họ cũng đã có thời kỳ chiến tranh và chia rẽ. Đó là nỗi đau lớn của Dân tộc Việt Nam.
Khi tiếng súng tắt trên chiến trường, lòng người lại ngổn ngang trận mạc. Máu ngừng đổ nhưng hòa hợp vẫn chưa tới. Hòa giải dân tộc được đề ra để người Việt Nam trong một nước có thể đến gần nhau, hiểu về nhau và tìm về một sự tồn tại mới cùng nhau.


Hòa hợp dân tộc: Không thể chờ nước chảy đá mòn. Trong ảnh: Kiều bào dự hội nghị người Việt trên toàn thế giới, Hà Nội 2009. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đứng trước một thời kỳ mới, hội nhập và phát triển với kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn về tư duy, cải cách thể chế thì vấn đề hòa hợp, hòa giải càng cần thiết phải đặt ra để đưa đất nước Việt Nam đi lên.

Sự cần thiết của việc hòa hợp hòa giải

Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt, khi an ninh, chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc đang bị đe dọa, … Việc thống nhất lòng người, tạo thành một khối sức mạnh thống nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đưa đất nước và dân tộc Việt lớn mạnh lại càng trở nên cấp thiết.

Khi đã sống trong một xã hội pháp quyền, dân chủ tiến bộ thì chúng ta phải bỏ qua hận thù, khép lại quá khứ, cùng nhau xây dựng đất nước. Mọi người phải biết tôn trọng nhau, tìm ra điểm chung để đoàn kết. Và đặc biệt người Việt cũng cần phải học cách thức sống chung với những khác biệt.

Tại Mỹ trong cộng đồng người Việt có người treo ảnh Chủ tịch Hồ chí Minh và cờ đỏ sao vàng hay tại Việt Nam người dân tưởng niệm các tướng lãnh, binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống ở Hoàng Sa để giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng cần phải được tôn trọng.


Ngay cả trong chiến tranh, người Việt Nam vẫn luôn một lòng

Vấn đề nhạy cảm đó là sự khác biệt về quan điểm chính trị rất dễ gây ra xung đột và bất ổn nếu một dân tộc không biết cách đưa ra nhưng nguyên tắc, phương thức hòa bình để giải quyết các khác biệt đó.

Một minh chứng cho điều này là Thái Lan và gần đây nhất là Ukraina mặc dù họ đều là những quốc gia tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng nhưng do các bên đều không có phương thức xử lý khác biệt một cách hòa bình nên các xung đột diễn ra thường với thời gian dài, liên tiếp và đầy bạo lực gây bất ổn xã hội, cản trở sự phát triển đất nước.

Nhưng ở Việt Nam, cuộc chiến gần 40 năm về trước về bản chất là chiến tranh chống Mỹ xâm lược và sau này bị biến thành cái mà một bộ phận người Việt gọi là “nội chiến” do chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, hay còn gọi là “thay màu da trên xác chết”. Được lồng vào đó là sự khác biệt về tư tưởng, đường lối chính trị cùng với sự hậu thuẫn, lôi kéo của các cường quốc là Nga, Trung Quốc và Mỹ.

Hiện nay, cùng với thời gian nhận thức của người dân Việt Nam đã có nhiều thay đổi tuy nhiên cũng vẫn còn những yếu tố có thể gây nên những bất ổn, nếu người này vẫn nhìn nhận người kia như những đối tượng thù địch cần bị loại bỏ.

Cần cùng tập trung vào giải quyết những vấn đề chung của đất nước: Dân tộc Việt Nam tuy hình thành từ rất lâu đời nhưng do nhiều lý do cả từ quá khứ, lẫn hiện tại mà vẫn được cho là một đất nước chậm phát triển.

Những mối lo đến từ bên ngoài về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ vẫn đang hiện hữu. Do vậy, rất cần có sự nỗ lực đoàn kết của người Việt trong việc cùng hướng tới xây dựng một quốc gia giàu mạnh, tốc độ phát triển nhanh cũng như đối phó với những thách thức từ các quốc gia láng giềng.

Thực hiện việc hòa hợp và hòa giải phải xuất phát từ thay đổi cách nhìn nhận về nhau.

Quan hệ Việt – Mỹ đã có nhiều thay đổi sâu sắc. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thời gian qua đã trở lại chiến trường xưa, những người từng là kẻ thù hai bên chiến tuyến đã ngồi lại được cùng nhau, cùng nhau bàn tới tương lai theo tinh thần gác lại quá khứ.

Nhưng người Việt với nhau ở hai trận tuyến năm xưa vẫn chưa dễ đồng thuận và đồng tình khi nhìn lại một thời chia cắt và hố sâu ngăn cách vẫn còn bị khơi lại lúc này lúc khác, do thiên kiến, do hẹp hòi và cả do một cái gì đó như là bản tính giống nòi. Một thái độ tỉnh táo, khách quan và nhân ái là cần thiết được nhắc lại lúc này, được nhấn mạnh hôm nay, để dân tộc sớm thoát được những ám ảnh chiến tranh làm thành trở ngại ngăn cản con đường đi tới.


Kiều bào là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam

Quan điểm

Một bộ phận người Việt đang có một số quan điểm sau về người Cộng Sản như sau:

Quan điểm thứ nhất, cho rằng người Cộng sản Việt Nam không bao giờ thay đổi: Nếu chúng ta lùi thời gian về trước năm 1986 thì cả Việt Nam và Bắc Hàn đều khá giống nhau về mô hình quản lý đất nước lẫn ý thức hệ. Việt Nam được cho là nghèo nàn và thua kém hơn Bắc Hàn vào thời điểm đó. Nhưng cũng chính vì sự thay đổi của người Cộng Sản Việt Nam mà cho tới nay Việt Nam hơn Bắc Hàn về mọi mặt cả mức độ dân chủ, mức sống người dân, sự hội nhập với thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế….

Nước được cho là bảo thủ, khép kín hơn Việt Nam rất nhiều là Miến Điện thì lãnh đạo của họ hiện tại cũng đã công bố công khai và đang tiến hành triển khai một cách có lộ trình về cải cách thể chế chính trị.

Tại Việt Nam, với những thay đổi gần đây trong xã hội cũng như từ các phát biểu của lãnh đạo hiện tại về cải cách thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền và mở rộng dân chủ thì tin răng sẽ có một tiến trình cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới.

Quan điểm thứ hai, cho rằng tất cả người cộng sản Việt Nam đều xấu, cần lên án và loại bỏ.

Nếu chúng ta nhìn lại những sự thay đổi về thể chế chính trị của nhiều nước Đông Âu, Nga và Mông Cổ thì nhân tố chính cho sự thay đổi lại đến từ chính những đấu tranh giữa những người cộng sản cấp tiến mong muốn thay đổi với những người cộng sản bảo thủ.

Do vậy, không phải riêng người Cộng sản, trong bất cử đảng phái nào cũng đều có những nhóm người có quan điểm khác nhau, thậm chí đấu tranh với nhau.

Tại Việt Nam cũng vậy, những phản biện có tác động tích cực tới sự những thay đổi, cải cách tại Việt Nam thường đến từ những người đã và đang là những người cộng sản. Bởi chính họ chứ không ai khác mới là những người hiểu rõ người cộng sản và họ biết các thức tác động sao cho hiệu quả nhất.

Việc lên án tất cả những người cộng sản dễ dẫn tới nhiều người cộng sản muốn thay đổi, cải cách nhưng lại lo sợ là đối tượng bị trả thù nếu Việt Nam có sự thay đổi về thể chế chính trị. Nên đó cũng là yếu tố cản trở sự cải cách.

Chính quyền Việt Nam

Trong công tác đối ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những thành công nhất định khi hòa giải được với tất cả những nước đã từng là thù địch như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Pháp…, phá vỡ thế bị cô lập để hội nhập với thế giới. Phương thức ngoại giao chủ yếu được dùng là đối thoại và đàm phán, tránh tối đa xung đột và tận dụng sự ủng hộ quốc tế trong các tranh chấp lãnh thổ.

Thế nhưng trong đối nội lại tỏ ra khá thận trọng khi ứng xử với sự khác biệt về quan điểm chính trị hoặc chống đối cực đoan. Hạn chế sử dụng biện pháp mạnh để đối phó với đối lập nhằm tránh các hoạt động đấu tranh, đối kháng.

Do vậy, phương pháp đàm phán và đối thoại là cách tốt nhất để giải quyết sự khác biệt để tìm ra giải pháp tốt nhất cho đất nước và người dân.

Mặc dù đã có sự thay đổi cởi mở hơn về cách ứng xử với những người từng là lính Việt Nam Cộng Hòa ví như thời gian gần đây báo chí đã có những bài ca ngợi những người lính VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa, không ngăn cản người dân tưởng niệm lãnh đạo VNCH như Ngô Đình Diệm…. Tuy nhiên, trong các sách báo và tài liệu chính thống thì vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể khi mô tả về cuộc chiến tranh.

Những quan điểm và hành xử như trên đều cần phải có những điều chỉnh thì mới tạo được sự hòa hợp và hòa giải thực sự của dân tộc. Sự thay đổi của người này cũng phụ thuộc vào hành xử của người kia. Nếu người này luôn mong muốn loại bỏ, tiêu diệt đối phương thì sẽ dẫn tới những hành động phản ứng tương tự từ phía người kia.

Do vậy, mục đích cao nhất của sự đấu tranh là tác động để mọi người thay đổi cùng hướng tới những thỏa thuận, mục tiêu chung có lợi cho sự phát triển đất nước mà chấp nhận khép lại quá khứ.


Kiều bào xúc động đón Tết quê hương

Công việc hòa hợp và hòa giải phải được thực hiện chủ động chứ không chỉ hy vọng, trông chờ vào sự tự thay đổi. Khi còn mâu thuẫn với nhau thì tốt nhất công việc hòa giải thực hiện bởi một trung gian, đứng giữa có thể tin tưởng.

Điều đó có nghĩa là tại Việt Nam nên hình thành một tổ chức độc lập thực hiện công tác hòa hợp và hòa giải dân tộc.

Tổ chức hòa giải

Tổ chức này nên do những người có uy tín trong xã hội đứng ra kêu gọi thành lập. Thành phần tham gia là những người tâm huyết với công tác hòa hợp hòa giải dân tộc.

Mục đích hoạt động chỉ tập trung vào công tác hòa giải dân tộc và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Các hoạt động cụ thể trước mắt có thể bao gồm:

- Vận động hạn chế dùng các tài liệu, sách báo và đưa ra các chứng cứ lịch sử để cáo buộc, lên án nhau. Nên viết về lịch sử đã qua một cách khách quan, tránh gây thù địch. Điều mà nhiều nước họ đã làm tốt.

- Tạo điều kiện cùng phối hợp những hoạt động chung như tưởng niệm các chiến sỹ đã bảo vệ biển đảo tổ quốc, ủng hộ nạn nhân các vụ thiên tai, lũ lụt trong nước, các hoạt động chung để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

- Thiết lập các cuộc gặp mặt, đối thoại để giải quyết những bất đồng, khác biệt.

- Đề cao tinh thần dân tộc, nhấn mạnh đến những điểm chung: cùng dòng máu, cùng dân tộc, cùng đất mẹ,….

Riêng với vấn đề hòa hợp dân tộc, cơ chế nào cũng phải chứa đựng điều cốt lõi là sự bao dung, tha thứ.

Thế giới hòa giải ra sao?

Năm 1990, Tổng thống Mỹ George Bush đã xin lỗi 120 ngàn người Mỹ gốc Nhật bị giam cầm trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng năm đó, Mikhail Gorbachev bày tỏ sự ân hận sâu sắc trước việc Stalin giết chết 15 ngàn viên chức người Ba Lan tại Katyn Forest vào năm 1940. Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị xin lỗi về việc Giáo hội Công giáo đã thất bại trong việc cứu giúp người Do Thái khỏi thảm hoạ Holocaust. Nữ hoàng Elizabeth II của Anh công khai xin lỗi việc nước Anh tàn sát người Maori ở Tân Tây Lan trước đây.

Thủ tướng Đức Willy Brandt có cử chỉ hòa giải nổi tiếng ở Ba Lan năm 1970
Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về trách nhiệm của Anh trong nạn đói ở Ireland vào thế kỷ 19. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi người châu Phi về vai trò của Mỹ trong việc buôn bán nô lệ thế kỷ trước. Năm 1993, Thủ tướng Nhật Morihiro Hosokawa bày tỏ sự ân hận và xin lỗi về những tội ác mà nước Nhật đã gây nên thời Chiến tranh thế giới thứ 2. Năm 1995, Thủ tướng Nhật Tomiichi Murayama lại xin lỗi lần nữa. Năm 1998, trong dịp gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Thủ tướng Nhật Keizo Obuchi lại xin lỗi lần nữa, nhắm chủ yếu vào những nạn nhân người Hàn Quốc.

Năm 2009, Thủ tướng Úc Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi người thổ dân tại Úc về những chính sách sai lầm của người da trắng trong quá khứ. Chỉ tiếc rằng chưa thấy lãnh đạo cao nhất của Pháp, Mỹ, Nhật và Trung Quốc xin lỗi Việt Nam khi đã gây ra bao nỗi đau cho dân tộc Việt Nam trong quá khứ.

Những lời xin lỗi công khai và chính thức như thế chứng tỏ sự thành tâm và thiện chí nhằm hàn gắn những rạn nứt trong xã hội và giữa các quốc gia để mọi người có thể thanh thản xếp chuyện quá khứ lại để hướng tới tương lai, một tương lai hoà thuận và hợp tác.
Việt Anh
(nguyentandung.org)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét