Dạ Thảo Phương - Đàn ông, đàn bà, và thủ tướng
(trao đổi với tiến sĩ Từ Huy)
Đọc bài "Dù là đàn ông hay đàn bà"
tiến sĩ Từ Huy phản hồi lại bài "Nhục", tôi mừng quá khi cuối cùng chị
cũng đến được cùng quan điểm với tôi là về các vấn đề xã hội thì "không
chỉ Đảng và Nhà nước phải chịu trách nhiệm, và tất cả các công dân trên
đất nước này đều phải chịu trách nhiệm, dù là nam giới hay nữ giới".
Tuy nhiên, tôi thấy cách lập luận trong bài viết mới này của chị vẫn có điểm quan trọng chưa đúng.
Nhiều hơn hay bằng nhau?
Tuy nhiên, tôi thấy cách lập luận trong bài viết mới này của chị vẫn có điểm quan trọng chưa đúng.
Chị đã công nhận "phụ nữ cũng là công dân trong xã hội và vì thế phải đảm nhận các trách nhiệm công dân của mình, đồng thời cũng phải được hưởng các quyền lợi công dân của mình, như mọi công dân khác", rồi lại đòi "người đàn ông phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các vấn nạn xã hội" thì có bình đẳng không? Và nếu đàn ông phải chịu nhiều trách nhiệm hơn về các vấn đề xã hội, thì phụ nữ phải/ được chịu trách nhiệm "NHIỀU HƠN" về các vấn đề gì? Gia đình chăng?
Tôi đồng ý với chị, hiện nay "quyền quyết định đối với các vấn đề xã hội và gia đình vẫn còn chủ yếu nằm trong tay đàn ông", đó là sự bất bình đẳng. Nhưng nếu đòi hỏi đàn ông "phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các vấn nạn xã hội" thì đó chính là mặc nhiên ủng hộ và tiếp sức cho sự bất bình đẳng ấy. Trao trách nhiệm, chính là trao quyền. Muốn có quyền ngang nhau, thì phải nhận trách nhiệm ngang nhau.
Trách nhiệm XÃ HỘI của một người được quy định bằng VỊ TRÍ XÃ HỘI, chứ không phải GIỚI TÍNH của người đó.
Hiện nay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người chịu trách nhiệm chung cao nhất về các vấn đề xã hội của đất nước, vì ông ta là THỦ TƯỚNG chứ không phải vì ông ta là ĐÀN ÔNG.
Nếu sau này, VN có một nữ thủ tướng (tại sao không nhỉ, chúng ta có bộ trưởng, và từng có phó chủ tịch nước là nữ mà), vâng, nếu sau này VN có một nữ thủ tướng, thì bà thủ tướng này cũng phải chịu trách nhiệm về đất nước không ít hơn ông thủ tướng hiện nay.
Nói về nền y tế hiện nay của VN, với những thực tế đau lòng như người nghèo phải tự tử vì không có tiền chữa bệnh, trẻ sơ sinh chết hàng loạt sau khi tiêm chủng, bệnh nhân chữa trị ở bệnh viện phải nằm chung giường, thậm chí là gậm giường,… Chịu trách nhiệm cao nhất về nền y yếu kém thê thảm này là bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Không phải vì bà là phụ nữ, mà chịu trách nhiệm này ít hơn người tiền nhiệm, là một nam bộ trưởng.
Tôi xin khẳng định lại: Trách nhiệm XÃ HỘI của một người được quy định bằng VỊ TRÍ XÃ HỘI, chứ không phải GIỚI TÍNH. Chị đã không chính xác ngay từ khâu đặt vấn đề.
Tiến tới bình đẳng từ thực tế bất bình đẳng
Lấy ví dụ về "vụ nhân văn giai phẩm mới" Nhã Thuyên. Tôi có đọc trên trang Bauxite VN bài viết bênh vực Nhã Thuyên của tác giả Vũ Thị Phương Anh. Tác giả này viết: "Hai người phụ nữ chân yếu tay mềm, một thầy một trò, bị một bọn (xin lỗi về từ này) đàn ông xúm vào đánh hội đồng" (…) "Vâng, cô gái ấy chân yếu tay mềm và không có một tấc sắt trong tay làm vũ khí. Họ, những gã đàn ông ấy, đã không hề run tay hoặc có chút mủi lòng khi triệt hạ cô".
Tôi không nhìn vấn đề này như vậy. Vấn đề ở đây không phải Nhã Thuyên là "cô gái chân yếu tay mềm" và những kẻ "xúm vào đánh hội đồng" cô đều là đàn ông không biết "mủi lòng" trước phụ nữ.
Tôi đồng tình hơn khi tác giả Phương Anh nhìn nhận: "Một bên là rất đông những kẻ có tuổi bằng cha cô ấy, có bằng cấp, có chức vụ, có quyền lực, có cả truyền thông và đám đông sẵn sàng hùa theo tung hô đả đảo. Một bên là một cô gái trẻ, yêu văn học, liều lĩnh tìm cho mình một con đường mới, chọn một góc nhìn mới, và nói lên những điều mình tin với một sự can đảm không ngờ".
Vâng, vấn đề ở đây không phải là một cô gái giữa những đàn ông. Vấn đề là, một trí thức khi thực hiện công việc chuyên môn của mình, một con người khi thực hiện những quyền chính đáng của mình, đã bị "đánh hội đồng" bởi những kẻ "có bằng cấp, có chức vụ, có quyền lực, có cả truyền thông và đám đông sẵn sàng hùa theo tung hô đả đảo", và bị "đánh" bằng những ngón đòn phi chuyên môn, bẩn thỉu, man rợ.
Nếu nạn nhân của những kẻ này không phải là Nhã Thuyên, một cô gái "chân yếu tay mềm" (theo ý kiến ngoài lề của cá nhân tôi là rất xinh xắn duyên dáng), mà là một người đàn ông bụng sáu múi cơ bắp cuồn cuộn, thì tôi vẫn phẫn nộ, vẫn đứng về phía nạn nhân đó.
"Vụ Nhã Thuyên" là vấn đề học thuật đã trở thành nạn nhân của chính trị và sự tha hóa lòng tự trọng, đạo đức nghề nghiệp. Nhìn nhận như thế mới đúng bản chất sự việc, mới là tôn trọng đúng mức Nhã Thuyên và công việc của cô. Đặt vấn đề đúng như vậy, chúng ta mới có thể ở bên Nhã Thuyên trong cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và minh bạch trong học thuật, trong đạo đức nghề nghiệp. Cuộc đấu tranh không chỉ vì Nhã Thuyên, không chỉ vì phụ nữ, mà vì tri thức, tự do, dân chủ, nghĩa là vì một xã hội văn minh.
Chúng ta lên án những kẻ đánh hội đồng Nhã Thuyên nhưng không phải vì họ là "đàn ông", vì họ không "mủi lòng" trước phụ nữ. Chúng ta lên án họ, vì đó là những kẻ phá hoại môi trường của tri thức, chống lại văn minh, có hại cho cả xã hội.
Nhìn bản chất vấn đề không chính xác, thì không thể giải quyết hiệu quả được.
Chị nói "Chúng ta hướng tới sự bình đẳng giới, nhiều người đấu tranh cho điều này". Tôi hoàn toàn ủng hộ, vì bất bình đẳng xã hội (mà bất bình đẳng giới là một phần trong đó) là một biểu hiện của sự không văn minh, không vì con người.
Song, cần phải hiểu chính xác về bình đẳng trước khi đấu tranh cho nó, và không thể tiến tới bình đẳng thực sự bằng một tâm thế bất bình đẳng.
Chị đã kể một kinh nghiệm cá nhân về vấn đề bình đẳng giới ở VN. Tôi xin kể một kinh nghiệm cá nhân về vấn đề này, nhưng ở nước ngoài.
Tôi quen một gia đình vợ là bác sĩ người Nhật, chồng là tiến sĩ Harvard, người Mỹ, có một con nhỏ. Khi ở Nhật, người vợ có khả năng kiếm tiền tốt trong một bệnh viện lớn, còn những công việc người chồng có thể tìm được lại không được trả lương cao. Vậy là suốt 5 năm, người vợ kiếm tiền cho cả gia đình, còn người chồng ở nhà chăm sóc con cái, lo việc nội trợ (và anh làm những việc này rất tốt, tôi thấy khéo hơn tôi nhiều). Những lúc hai gia đình đi chơi cùng nhau, tôi thấy chị luôn tôn trọng chồng, thường xuyên ca ngợi sự hy sinh của anh, và anh cũng khen vợ là khi có thời gian trổ tài ở nhà thì nấu ăn rất ngon, dạy con rất khéo. Sau khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, họ chuyển sang Mỹ sống. Bây giờ thì anh đi làm, gánh trách nhiệm chính về kinh tế, chị cũng đi làm nhưng thu nhập ít hơn và gánh trách nhiệm chính về nội trợ.
Nhiều phụ nữ VN hiện nay đòi đàn ông phải ứng xử bình đẳng trong cuộc sống thường nhật như đàn ông phương Tây.
Đúng là, đàn ông phương Tây thường tự hào khi được chia sẻ cùng phụ nữ trách nhiệm gia đình, bao gồm cả những việc đàn ông VN vẫn coi là "của phụ nữ". Nhưng phụ nữ phương Tây cũng không cho rằng đàn ông phải có nghĩa vụ bảo bọc mình về kinh tế. Đi ăn hàng với bạn bè ở VN, thường là đàn ông nghiễm nhiên phải trả tiền cho phụ nữ, cho dù (những) người phụ nữ ấy có thu nhập ngang hoặc hơn đàn ông. Còn ở phương Tây, trừ trường hợp đặc biệt là ai đó mời, còn thì ai trả tiền người đó.
Nhiều phụ nữ VN bây giờ đòi chồng biết nấu ăn, trông con, giặt quần áo cùng vợ, tốt thôi. Song cũng chính nhiều người trong số họ lại coi thường chồng nếu anh ta không là trụ cột kinh tế trong gia đình, không "hơn mình một cái đầu" trong địa vị xã hội, là những điều phụ nữ phương Tây không khăng khăng rằng đàn ông phải "hơn" họ.
Giờ nếu lại đòi hỏi "người đàn ông phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các vấn nạn xã hội" nữa, tôi e thế khí hơi… khó chiều.
Tôi nhìn thấy sự bất bình đẳng trong việc đàn ông cho một số việc là "việc đàn bà", với ngụ ý không "đáng" để đàn ông làm.
Và tôi cũng nhìn thấy sự bất bình đẳng trong việc phụ nữ đòi hỏi đàn ông phải gánh vác trách nhiệm NHIỀU HƠN họ, dù là trong gia đình hay xã hội.
Thưa chị,
Bất bình đẳng giới là một phần của vấn nạn xã hội, chứ không phải bản chất của vấn nạn xã hội.
Xã hội càng văn minh, dân chủ, càng ít bất công, mỗi người càng ý thức ĐÚNG về quyền, trách nhiệm chính đáng của bản thân mình cũng như của những người khác, thì câc vấn nạn xã hội (trong đó có bất bình đẳng giới) sẽ càng được từng bước cải thiện.
Trở lại chuyện thủ tướng, điều quan trọng là thủ tướng làm tốt được trách nhiệm của mình với đất nước, còn là đàn ông hay đàn bà đều được cả.
Dạ Thảo Phương
(FB Dạ Thảo Phương)
Người dân Ninh Thuận biểu tình ngày 27/3/2014 phản đối việc khai thác titan và công an bắt người vô cớ
Dân Luận: Theo tin chúng tôi nhận được vào lúc
khoảng 12h trưa ngày hôm nay 27/3/2014. Người dân Sơn Hải (Ninh Thuận)
đã biểu tình phản đối công an bắt bớ người vô cớ. Được biết ngày hôm
qua, 26/3/2014 cơ quan công an tỉnh Ninh Thuận đã khởi tố vụ án chống
người thi hành công vụ xảy ra tại khu vực tận thu quặng titan của Công
ty TNHH MTV Quang Thuận (gọi tắt Công ty Quang Thuận) ở thôn Sơn Hải, xã
Phước Dinh, H.Phước Nam.
Theo người dân Sơn Hải kể thì công ty Quang Thuận này là của một chủ
người Trung Quốc liên kết với một số quan chức Ninh Thuận, khai thác
quặng titan ở Sơn Hải, làm sụt mất mạch nước ngầm, ô nhiễm và ảnh hưởng
trầm trọng cuộc sống của dân địa phương. Họ phản đối mấy năm nay nhưng
công ty này vẫn lén lút khai thác ban đêm. Kiện lên xã vẫn không được
giải quyết, vụ việc kéo dài môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng,
khiến người dân bức xúc đập phá, đốt nhà bà chủ người Trung Quốc. Những
người dẫn đầu bị bắt và bị khởi tố với tội danh chống người thi hành
công vụ (tất cả đều là cựu chiến binh), bà con họ hàng họ kéo lên ủy ban
tỉnh đòi thả người. Bà con dân Sơn Hải đã tập trung trước ủy ban vào
ngày hôm qua để phản đối vụ việc này. Được biết hôm qua, Có 2 người già
vào ủy ban đưa đơn kiện thì bị bắt giam không rõ lý do đến nay vẫn chưa
có tin tức gì. Hiện nay lực lượng công an được huy động trấn áp bà con
dân oan rất đông, mọi đoạn đường phía trước ủy ban tỉnh đều bị chốt
chặn.
Cà Mau: “Đại gia” thủy sản nợ khủng, 6 cán bộ, nhân viên VDB bị khởi tố
(LĐO) Nhật Hồ
6 người bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố vào sáng
25.3 gồm: Trần Tấn Mẫn – nguyên Giám đốc VDB chi nhánh khu vực Minh Hải;
Huỳnh Quang Xuân, Trần Kiều Oanh – nhân viên; ba người cho tại ngoại,
cấm đi khỏi nơi cư trú là Vũ Văn Hoan – nguyên Phó Giám đốc – và Phan
Văn Toàn, Phan Thành Hải – nhân viên của VDB.
Theo cơ quan điều tra, những đối tượng trên có hành vi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.
Cùng thời gian này, Cơ quan Công an tiến hành khám xét nơi ở và nơi làm việc của các đối tượng nói trên. Tại đây cơ quan công an thu giữ nhiều tài liệu có liên quan đến vụ việc.
Như Lao Động đã thông tin, từ ngày 18.6.2010 đến 24.1.2011, VDB chi nhánh khu vực Minh Hải cho Cty TNHH chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Minh Châu (gọi tắt Cty Minh Châu) thực hiện 11 hợp đồng với dư nợ hơn 100 tỉ đồng, số tiền được giải ngân từ 7 – 15 tỉ (cụ thể, ngày 18.6.2010, VDB giải ngân cho Minh Châu 8 tỉ, tiếp đến ngày 23.6.2010 Cty được giải ngân tiếp 15 tỉ đồng và sáu ngày sau được vay 15 tỉ đồng).
Như vậy, chỉ trong 6 tháng, Cty Minh Châu được xét cho vay hơn 100 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi. Khi Cty này không có khả năng chi trả, VDB Cà Mau kiểm tra lại tài sản thế chấp chỉ có giá trị hơn 20 tỉ đồng, không đủ trả lãi treo hơn 50 tỉ.
Tại Xí nghiệp kinh doanh chế biến thủy sản và xuất khẩu Ngọc Sinh (Xí nghiệp Ngọc Sinh), từ ngày 3.7 – 23.9.2009, xí nghiệp này được VDB giải ngân 18 lần, với số tiền gần 300 tỉ đồng, trong khi Xí nghiệp Ngọc Sinh không có khả năng chi trả, tài sản thế chấp chưa đến 90 tỉ đồng.
Tương tự, Cty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu Việt Hải cũng được cho vay ưu đãi hơn 120 tỉ đồng, đến nay lãi treo gần 50 tỉ đồng. Cty TNHH Nhật Đức tài sản chỉ khoảng 30 tỉ đồng nhưng cán bộ VDB duyệt cho vay gần 180 tỉ. Hiện Nhật Đức không có tiền trả lãi ưu đãi gần 90 tỉ đồng…
Hiện Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Cùng thời gian này, Cơ quan Công an tiến hành khám xét nơi ở và nơi làm việc của các đối tượng nói trên. Tại đây cơ quan công an thu giữ nhiều tài liệu có liên quan đến vụ việc.
Như Lao Động đã thông tin, từ ngày 18.6.2010 đến 24.1.2011, VDB chi nhánh khu vực Minh Hải cho Cty TNHH chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Minh Châu (gọi tắt Cty Minh Châu) thực hiện 11 hợp đồng với dư nợ hơn 100 tỉ đồng, số tiền được giải ngân từ 7 – 15 tỉ (cụ thể, ngày 18.6.2010, VDB giải ngân cho Minh Châu 8 tỉ, tiếp đến ngày 23.6.2010 Cty được giải ngân tiếp 15 tỉ đồng và sáu ngày sau được vay 15 tỉ đồng).
Như vậy, chỉ trong 6 tháng, Cty Minh Châu được xét cho vay hơn 100 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi. Khi Cty này không có khả năng chi trả, VDB Cà Mau kiểm tra lại tài sản thế chấp chỉ có giá trị hơn 20 tỉ đồng, không đủ trả lãi treo hơn 50 tỉ.
Tại Xí nghiệp kinh doanh chế biến thủy sản và xuất khẩu Ngọc Sinh (Xí nghiệp Ngọc Sinh), từ ngày 3.7 – 23.9.2009, xí nghiệp này được VDB giải ngân 18 lần, với số tiền gần 300 tỉ đồng, trong khi Xí nghiệp Ngọc Sinh không có khả năng chi trả, tài sản thế chấp chưa đến 90 tỉ đồng.
Tương tự, Cty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu Việt Hải cũng được cho vay ưu đãi hơn 120 tỉ đồng, đến nay lãi treo gần 50 tỉ đồng. Cty TNHH Nhật Đức tài sản chỉ khoảng 30 tỉ đồng nhưng cán bộ VDB duyệt cho vay gần 180 tỉ. Hiện Nhật Đức không có tiền trả lãi ưu đãi gần 90 tỉ đồng…
Hiện Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Singapore là quốc gia 'bất hạnh'?
Singapore vẫn có tiếng giàu có, đầy khát
vọng và công nghệ cao, thu hút được nhiều nhân tài từ nước ngoài. Vì
sao quốc gia này vẫn bị coi là một trong những nước tiêu cực nhất thế
giới?
Lúc đó là Giáng Sinh, tôi và chồng đang đợi lấy hành lý ở sảnh đến sáng bóng tại sân bay Changi. Tôi kiểm tra tin tức trên mạng, và thú thực là không có tin vui nào cả.
“Xem này,” một người bạn đăng đường dẫn trên Facebook của tôi tới một khảo sát về 148 quốc gia, trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới.
Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia. “Chúc may mắn ở thành phố bất hạnh này nhé!” anh ta viết.
Trong vài tháng tiếp đó, một chiến dịch hạnh phúc bắt đầu ở đây. Chính trị gia Singapore khẳng định cam kết về hạnh phúc và công ty cung cấp dịch vụ di động Starhub tung ra chương trình quảng cáo “hạnh phúc ở khắp nơi,” gồm đầy hình ảnh người Singapore tươi cười, nhảy múa theo nhịp guitar rộn ràng.
Mặt dù vậy trên internet, vẫn có nhiều người tỏ ý đồng tình với bản khảo sát, vì nó trùng khớp cảm giác của họ về cuộc sống khó khăn hơn, đắt đỏ hơn cùng lúc khi Singapore giàu có hơn.
Tôi chọn cách làm ngơ sự phóng đại của tâm lý quần chúng và tập trung nhiều hơn vào những trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn là tôi đã có nhiều trải nghiệm hạnh phúc.
Chẳng hạn như ở khu cắm trại ngoài trời tại những công viên gọn gàng của Singapore, lúc nào cũng đầy các gia đình và nhóm bạn vui vẻ, thưởng ngoạn cái nóng của đêm nhiệt đới bên thùng bia lạnh.
Và bà lão hàng ngày vẫn bán dứa tươi ngon lành cho tôi ở quầy thực phẩm gần nhà, đã ở độ tuổi 70, lúc nào cũng cười tươi rói dù không còn răng.
Ăn tối với những người bạn Singapore của tôi, không thấy họ kêu ca nhiều hơn người Anh.
Họ cũng phải vật lộn với giá nhà đất cao ngất ngưởng và phải nỗ lực tiến thân cao hơn trong công ty. Với người đến từ London, những việc đó không có gì là quá xa lạ.
Lúc đó là Giáng Sinh, tôi và chồng đang đợi lấy hành lý ở sảnh đến sáng bóng tại sân bay Changi. Tôi kiểm tra tin tức trên mạng, và thú thực là không có tin vui nào cả.
“Xem này,” một người bạn đăng đường dẫn trên Facebook của tôi tới một khảo sát về 148 quốc gia, trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới.
Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia. “Chúc may mắn ở thành phố bất hạnh này nhé!” anh ta viết.
Trong vài tháng tiếp đó, một chiến dịch hạnh phúc bắt đầu ở đây. Chính trị gia Singapore khẳng định cam kết về hạnh phúc và công ty cung cấp dịch vụ di động Starhub tung ra chương trình quảng cáo “hạnh phúc ở khắp nơi,” gồm đầy hình ảnh người Singapore tươi cười, nhảy múa theo nhịp guitar rộn ràng.
Mặt dù vậy trên internet, vẫn có nhiều người tỏ ý đồng tình với bản khảo sát, vì nó trùng khớp cảm giác của họ về cuộc sống khó khăn hơn, đắt đỏ hơn cùng lúc khi Singapore giàu có hơn.
Tôi chọn cách làm ngơ sự phóng đại của tâm lý quần chúng và tập trung nhiều hơn vào những trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn là tôi đã có nhiều trải nghiệm hạnh phúc.
Chẳng hạn như ở khu cắm trại ngoài trời tại những công viên gọn gàng của Singapore, lúc nào cũng đầy các gia đình và nhóm bạn vui vẻ, thưởng ngoạn cái nóng của đêm nhiệt đới bên thùng bia lạnh.
Và bà lão hàng ngày vẫn bán dứa tươi ngon lành cho tôi ở quầy thực phẩm gần nhà, đã ở độ tuổi 70, lúc nào cũng cười tươi rói dù không còn răng.
Ăn tối với những người bạn Singapore của tôi, không thấy họ kêu ca nhiều hơn người Anh.
Họ cũng phải vật lộn với giá nhà đất cao ngất ngưởng và phải nỗ lực tiến thân cao hơn trong công ty. Với người đến từ London, những việc đó không có gì là quá xa lạ.
Chúng tôi cũng quen dần cuộc sống trên hòn đảo
nhỏ bé này, nơi có những tòa nhà cộng đồng trông như thành phố đồ chơi,
tội phạm hầu như không có, và với chưa đầy 3 đôla Mỹ là có một tô mỳ
ngon miệng.
Nếu đây là thủ đô bất hạnh của thế giới thì rõ ràng là nó không ảnh hưởng nhiều hạnh phúc của chúng tôi.
Cho tới khi tôi mang bầu.
Nếu đây là thủ đô bất hạnh của thế giới thì rõ ràng là nó không ảnh hưởng nhiều hạnh phúc của chúng tôi.
Cho tới khi tôi mang bầu.
"Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu. Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống."
Mười tuần ốm nghén liên tục khiến việc đi lại hàng ngày của tôi trở thành một cuộc tra tấn dài 45 phút.
Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu.
Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống. Không một ai nhường ghế cho tôi hay hỏi han xem tôi có làm sao không.
Lần đầu tiên Singapore khiến tôi thấy buồn. Tôi thấy mình mong manh, hoàn toàn dựa vào lòng tốt của người lạ. Người Singapore làm tôi thất vọng.
Khi ngồi nghỉ ở sân ga, tôi tự hỏi liệu đây có phải là lý do đằng sau kết quả khảo sát tiêu cực của Gallup hay không.
Bấy giờ đã có bản cập nhật kết quả khảo sát Gallup, và theo số liệu này, Singapore đã vui lên rất nhiều.
Nhưng tất cả những gì tôi trải qua là khoảng trống khổng lồ về lòng trắc ẩn. Hay những người đi cùng toa tàu với tôi hôm đó bỗng nhiên vô cảm?
“Ôi không, tôi chẳng ngạc nhiên chút nào,” một người bạn Singapore nói với tôi sau đó. “Chị tôi mang bầu bảy tháng và bị ngã trên bậc cầu thang cuốn hôm nọ, nhưng phải bò tới chỗ tay vịn gần nhất để đứng dậy. Không ai giúp cả.”
Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu.
Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống. Không một ai nhường ghế cho tôi hay hỏi han xem tôi có làm sao không.
Lần đầu tiên Singapore khiến tôi thấy buồn. Tôi thấy mình mong manh, hoàn toàn dựa vào lòng tốt của người lạ. Người Singapore làm tôi thất vọng.
Khi ngồi nghỉ ở sân ga, tôi tự hỏi liệu đây có phải là lý do đằng sau kết quả khảo sát tiêu cực của Gallup hay không.
Bấy giờ đã có bản cập nhật kết quả khảo sát Gallup, và theo số liệu này, Singapore đã vui lên rất nhiều.
Nhưng tất cả những gì tôi trải qua là khoảng trống khổng lồ về lòng trắc ẩn. Hay những người đi cùng toa tàu với tôi hôm đó bỗng nhiên vô cảm?
“Ôi không, tôi chẳng ngạc nhiên chút nào,” một người bạn Singapore nói với tôi sau đó. “Chị tôi mang bầu bảy tháng và bị ngã trên bậc cầu thang cuốn hôm nọ, nhưng phải bò tới chỗ tay vịn gần nhất để đứng dậy. Không ai giúp cả.”
Một người bạn khác cũng chia sẻ cảm giác đó.
“Năm trước tôi bị trượt xuống cống và bị thương ở chân,” cô nói. “Máu
chảy rất nhiều nhưng không ai dừng lại để giúp. Có lẽ họ đều đang vội.”
Người bạn Marcus của tôi đưa ra lý giải sâu sắc hơn trong bữa trưa ở một quán cà phê hiện đại. Đó không phải là tên thật của cậu ấy. Trong một xã hội dân chủ nhưng hơi hướng chuyên quyền, người ta thường ngại đưa ra ý kiến tiêu cực về đất nước.
“Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân,” Marcus nói. “Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác.”
Marcus là người Singapore gốc Trung Quốc nhưng đi học ở Canada. Sau 5 năm trở về, anh lại muốn ra đi, bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc.
Người bạn Marcus của tôi đưa ra lý giải sâu sắc hơn trong bữa trưa ở một quán cà phê hiện đại. Đó không phải là tên thật của cậu ấy. Trong một xã hội dân chủ nhưng hơi hướng chuyên quyền, người ta thường ngại đưa ra ý kiến tiêu cực về đất nước.
“Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân,” Marcus nói. “Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác.”
Marcus là người Singapore gốc Trung Quốc nhưng đi học ở Canada. Sau 5 năm trở về, anh lại muốn ra đi, bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc.
"Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân. Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác." - Marcus
“Ở Canada mọi người đều rất thân thiện, giúp đỡ và tôn trọng nhau bất kể bạn là giám đốc hay người lái xe bus.
“Vấn đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng tự tôn, niềm vui, cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều tiền, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm.”
Chúng tôi tiếp tục bàn về các giả thuyết khác nhau như liệu có phải chủ nghĩa vật chất khiến người Singapore thấy bất hạnh và vô tâm, hay là do hệ thống giáo dục đầy cạnh tranh, đạo Khổng, hay là vì chính quyền quá coi trọng phát triển kinh tế hơn các yếu tố khác.
Cuộc tranh luận đó rõ ràng là vẫn còn nguyên giá trị, dù cho kết quả khảo sát tích cực hơn mới được công bố.
May mắn là tôi đã khỏe lại sau buổi sáng nọ. Nhưng dù giờ đây họ có thể dễ dàng biết được là tôi mang bầu, vẫn không ai nhường ghế cho tôi trên tàu điện ngầm nếu tôi không hỏi.
Tôi không biết là liệu tôi có hạnh phúc hơn nếu ở London hay không, nhưng trong cuộc sống xô đẩy ở đây, chắc chắn tôi chỉ biết dựa vào chính mình. Một kết luận bi quan từ một thành phố bất hạnh.
“Vấn đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng tự tôn, niềm vui, cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều tiền, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm.”
Chúng tôi tiếp tục bàn về các giả thuyết khác nhau như liệu có phải chủ nghĩa vật chất khiến người Singapore thấy bất hạnh và vô tâm, hay là do hệ thống giáo dục đầy cạnh tranh, đạo Khổng, hay là vì chính quyền quá coi trọng phát triển kinh tế hơn các yếu tố khác.
Cuộc tranh luận đó rõ ràng là vẫn còn nguyên giá trị, dù cho kết quả khảo sát tích cực hơn mới được công bố.
May mắn là tôi đã khỏe lại sau buổi sáng nọ. Nhưng dù giờ đây họ có thể dễ dàng biết được là tôi mang bầu, vẫn không ai nhường ghế cho tôi trên tàu điện ngầm nếu tôi không hỏi.
Tôi không biết là liệu tôi có hạnh phúc hơn nếu ở London hay không, nhưng trong cuộc sống xô đẩy ở đây, chắc chắn tôi chỉ biết dựa vào chính mình. Một kết luận bi quan từ một thành phố bất hạnh.
Charlotte Ashton
Sau bài viết này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có phản hồi trên Facebook của ông. Ông viết “không cần chấp nhận mọi điều” mà cô Ashton viết, nhưng nói bài báo “nhắc chúng ta nên tử tế và lịch sự hơn với nhau”.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét