Ông Grover Joseph Rees, cựu đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Đông Timor, nguyên quyền đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc -Photo: RFA
Trong cuộc vận động về nhân quyền cho Việt Nam trong 2 ngày 26 và
27/3, chủ đề về đàm phán TPP giữa Việt Nam và đối tác Hoa Kỳ một lần nữa
được đề cập. Có mặt trực tiếp tại chỗ, Vũ Hoàng có cuộc trao đổi vớiông
Grover Joseph Rees, cựu đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Đông Timor, nguyên
quyền đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, người am hiểu về tình hình Việt Nam
về những vấn đề liên quan. Vũ Hoàng:Ông đánh giá ra sao về tiến trình đàm phán hiệp
định xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ – một đối tác
lớn của Việt Nam hiện nay? Grover Joseph Rees:Các cuộc đàm
phán dĩ nhiên là không được tiết lộ ra ngoài vì thế những chuyện bí mật
xoay quanh các vòng đàm phán không phải là ít và người ta muốn biết
những thỏa ước tạm thời là gì… tuy nhiên, thực sự là chúng tôi chưa biết
phải nói gì. Từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ cũng đã nhân nhượng cho chính phủ
Việt Nam nhiều điều, trên lý thuyết là lĩnh vực thương mại và kinh tế.
Xét về mặt lý thuyết, nếu Hoa Kỳ hướng dẫn Việt Nam cách cư xử thông
thường như một quốc gia văn minh đứng trên góc độ thương mại, đầu tư hay
sở hữu trí tuệ… hi vọng Việt Nam cuối cùng cũng sẽ đáp lại với những
tôn trọng thông thường khác như tôn trọng nhân quyền và trở nên dân chủ
hơn. Mọi việc vẫn trôi qua từ năm 1995 và như chưa hề có gì xảy ra.
Vài năm trở lại đây, Chính phủ VN đã đàn áp và tình hình trở nên tồi
tệ hơn khi những người bất đồng chính kiến về mặt tự do tôn giáo, họ bày
tỏ trên internet thì lại bị bắt bớ, vì thế, tôi cho rằng Hoa Kỳ nên áp
dụng cách tiếp cận khác.
Xét về mặt lý thuyết, nếu Hoa Kỳ hướng
dẫn Việt Nam cách cư xử thông thường như một quốc gia văn minh đứng trên
góc độ thương mại, đầu tư hay sở hữu trí tuệ… hi vọng Việt Nam cuối
cùng cũng sẽ đáp lại với những tôn trọng thông thường khác như tôn trọng
nhân quyền và trở nên dân chủ hơn
Grover Joseph Rees
Trong khi hiệp định mới (TPP) này quan trọng đối với một số cộng đồng
doanh nghiệp Hoa Kỳ thì thực tế, nó lại quan trọng hơn đối với chính
phủ VN bởi đơn thuần nó không chỉ là một hiệp định thương mại, nó là một
đối tác. Vì thế, đối với Hoa Kỳ, TPP sẽ được chứng thực như một
biểu tượng về danh dự, Hoa Kỳ muốn cho thế giới thấy rằng nếu Hoa Kỳ
tuyên bố hiệp định ấy là đối tác thì Việt Nam phải xứng đáng là một đối
tác của Hoa Kỳ.
Do đó, Hoa Kỳ yêu cầu Viêt Nam không chỉ mở cửa các thị trường của họ
mà còn phải bảo vệ sở hữu trí tuệ cho Hoa Kỳ cũng như Việt Nam không
được tra tấn người. Hoa Kỳ cũng đòi hỏi Việt Nam không được bỏ tù người
dân bởi vì người dân Việt Nam chỉ muốn chia sẻ những giá trị họ có, họ
muốn được tự do thờ phụng, tự do tín ngưỡng một cách ôn hòa… Tôi hiểu,
nếu Hoa Kỳ đưa ra những điều kiện trên, có thể việc thương thảo sẽ mất
nhiều thời gian hơn, nhưng bù lại, tôi lại lấy làm vui mừng cho chính
phủ Việt Nam, vì khi đó, Việt Nam thực sự đã trở thành đối tác của Hoa
Kỳ và chỉ khi Việt Nam chứng minh được mình xứng đáng với những điều đó.
Ông Grover Joseph Rees trả lời phóng viên Vũ Hoàng đài RFA ngày 26 tháng 3, 2014
Vũ Hoàng:Ông nhắc nhiều đến “đối tác” bình đẳng ở đây,
nghĩa là không ai cho và không ai nhận, mọi việc đàm phán là dựa trên
nguyên tắc bình đẳng với nhau, vậy theo ông, vấn đề quyền người lao động
ở VN ông thấy thế nào khi nhân tố này được đưa vào tiến trình đàm phán? Grover Joseph Rees:Ít nhất là vấn
đề quyền của người lao động cũng là vấn đề được đưa vào thương thảo,
thế nhưng, vấn đề là ở chỗ chính phủ Việt Nam chỉ có những liên đoàn lao
động giả tạo. Đúng là chính phủ Việt Nam có liên đoàn lao động, nhưng
là cho chính họ, nếu ai đó muốn có liên đoàn lao động độc lập thì điều
đó lại trở thành phi pháp. Thực tế cho thấy, đã có những người cố gắng
thành lập công đoàn độc lập, nhưng họ lại bị vào tù hoặc ai muốn thành
lập công đoàn phi quốc doanh, người ấy cũng bị ngồi tù. Tôi lấy một thí
dụ đơn giản là chuyện đã xảy ra với nhân vật Điếu Cày, ông ấy đứng lên
thành lập một câu lạc bộ nhà báo độc lập và bị bắt giam. Nói chung, tại
Việt Nam đúng là vẫn có liên đoàn lao động, những tổ chức phi quốc doanh
hay nhà thờ hoạt động… nhưng với một điều kiện là họ phải do Chính phủ
Việt Nam điều hành. Vì những lý do trên, tôi cho rằng việc đàm phán cũng
như những nhà đàm phán của Hoa Kỳ cần phải khôn khéo hơn khi họ thương
thuyết với Việt Nam khi so với các quốc gia khác.
Tôi hỏi anh, nếu anh đặt địa vị người
tù lương tâm đó là con cái anh, anh chị anh, vợ chồng của anh… hiện đang
bị chính phủ giam giữ, liệu anh có muốn đàm phán với họ không; có muốn
bán hàng sang cho họ không; hay thậm chí anh có muốn mua cá hay bất cứ
thứ gì khác của họ không?
Grover Joseph Rees
Vũ Hoàng:Vậy theo ông với tư cách là một người am hiểu
Việt Nam, những nhà đàm phán nên có cách cư xử và thương thuyết với Việt
Nam như thế nào theo cách mà ông vừa nói là phải khôn khéo hơn so với
các quốc gia khác? Grover Joseph Rees:Với tôi tư
cách của một nhà ngoại giao và trước đây từng là đại sứ, thì tôi thực sự
thông cảm cho những ai hiện đang phải làm công việc đàm phán, thế nhưng
có một vài điều tôi cần phải làm sáng tỏ. Trước hết, nếu anh là một nhà
ngoại giao, thì việc làm của anh có khuynh hướng phải là đàm phán, dù
rằng đó là những đàm phán có lợi hay không có lợi. Anh phải biết rằng
công việc của một nhà ngoại giao không phải là nói không với bất kỳ một
đàm phán nào nếu anh thấy nó không có lợi. Bởi rõ ràng, phía bên kia,
tôi tạm gọi là những kẻ xấu, họ cũng biết điều đó, họ cũng chỉ đàm phán
những điều có lợi cho họ và họ chẳng quan tâm đến những điều có lợi của
anh. Điểm thứ hai tôi muốn nói đến ở đây là hãy thử tưởng tượng xem nếu
chúng ta đưa yếu tố những người tù lương tâm vào trong tiến trình đàm
phán. Dĩ nhiên, một xu thế tự nhiên là anh sẽ nói không, vì ở đây, hai
vấn đề thương mại và tù nhân lương tâm chẳng liên quan gì đến nhau cả.
Nhưng bây giờ tôi hỏi anh, nếu anh đặt địa vị người tù lương tâm đó
là con cái anh, anh chị anh, vợ chồng của anh… hiện đang bị chính phủ
giam giữ. Liệu anh có muốn đàm phán với họ không? Liệu anh có muốn bán
hàng sang cho họ không? hay thậm chí anh có muốn mua cá hay bất cứ thứ
gì khác của họ không? Câu trả lời rõ ràng là không! Tôi chắc chắn rằng
anh sẽ đòi hỏi họ phải đối xử theo một cách văn minh tiến bộ với chính
người dân của họ. Do đó, tôi muốn chỉ rõ ở đây, khi đàm phán không chỉ
là với những nhà thương thuyết mà còn là với những nạn nhân của họ, chỉ
khi làm được như vậy thì chúng ta mới có thể đi đến được những thỏa
thuận hợp đồng thỏa mãn. Vũ Hoàng:Thay mặt thính giả RFA, xin cám ơn ông rất nhiều.
Tuyên bố phản đối việc bắt giam người dân Thuận Nam, Ninh Thuận
Theo báo chí nhà nước và một số nguồn tin khả tín,chiều
26/3/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thuận Nam (Ninh
Thuận) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can bao gồm
ông Dương Văn Phước (52t), Đỗ Văn Đức(62t), Nguyễn Văn Song (66t), Dương Thủ Đức (26t), Dương Thủ Hiền (24t) vàDương Thủ Dũng (23t),
cùng ngụ xã Phước Dinh, về tội “chống người thi hành công vụ”. Ông
Phước và Đức bị tam giam 3 tháng, 4 bị cáo kia thì bị cấm ra khỏi nơi cư
trú, tại ngoại điều tra.
Phía công an cáo buộc: lúc 6g sáng 20-3,
ông Dương Văn Phước dùng xe máy chở ông Đỗ Văn Đức cầm loa tay chạy khắp
hai thôn Sơn Hải 1 và Sơn Hải 2 vận động hơn 300 người dân lên công
trường khai thác titan-zircon của Công ty TNHH MTV Quang Thuận - Ninh
Thuận để ngăn cản hoạt động khai thác và đập phá tài sản, nhà xưởng,
thiết bị đãi quặng. Khi lực lượng công an huyện Thuận Nam, công an xã
Phước Dinh vào vận động, ngăn cản hành động đập phá thì 6 bị can đã
chống trả lại lực lượng thi hành công vụ.
Nhưng theo thông tin trung thực từ báo
giới, sau khi UBND xã Phước Dinh họp dân thông báo Công ty Quang Thuận
tái khai thác titan-zircon vào ngày 19-3 thì liên tiếp các ngày sau đó,
hơn 700 người dân hai thôn Sơn Hải 1 và Sơn Hải 2 đã kéo đến trụ sở xã
để phản đối vì việc khai thác gây ảnh hưởng môi trường, làm sụt giảm
mạch nước ngầm sinh hoạt của người dân.
Theo quan điểm của Hội Cựu tù nhân lương
tâm Việt Nam, tương tự việc khai thác quặng Bauxite từ nhiều năm qua đã
gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường tự nhiên, dân kế và dân sinh của
người dân, một số nơi vùng duyên hải như Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn
thường xuyên xảy ra hoạt động khai thác titan gây ô nhiễm nặng nề cho
môi trường sinh hoạt của nhân dân. Đáng bức xúc và phẫn nộ hơn là hoạt
động khai thác titan đã kéo dài từ nhiều năm qua, người dân khiếu nại
nại rất nhiều lần đến các cấp thẩm quyền, nhưng đã không được hồi âm
hoặc trả lời chưa thỏa đáng.
Bức xúc tích tụ luôn dẫn đến những phản
ứng tự phát và bùng nổ. Người dân có quyền khiếu nại và có quyền phản
ứng chính đáng, ôn hòa về tất cả những gì mà phía chính quyền và doanh
nghiệp đi ngược lại quyền lợi của mình.
Hành vi Công an Thuận Nam, Bình Thuận
khởi tố và bắt giam người dân khiếu nại ở địa phương này nằm trong một
chuỗi tiếp nối những hành vi xem thường pháp luật và chà đạp lên quyền
con người, càng kích phát chất men sôi sục phẫn uất trong tâm can dân
chúng khi ngày càng xảy ra nhiều cái chết rất đáng nghi ngờ của người
dân trong đồn công an. Một số trong những cái chết đó đã được xác định
là do nạn bạo hành của công an gây ra.
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam tuyên
bố phản đối mạnh mẽ hành vi bắt người vừa xảy ra ở huyện Thuận Nam, tỉnh
Ninh Thuận – một hành động trái ngược với quyền làm người của nhân dân
được quy định trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam lên
tiếng kêu gọi đồng bào vùng Thuận Nam – những người chịu thiệt hại trực
tiếp và đồng bào ở những vùng khác có thể chia sẻ cảnh ngộ của người
chịu thiệt thòi, cùng các tổ chức quốc tế về nhân quyền, tổ chức phi
chính phủ quốc tế về bảo vệ môi trường hãy đoàn kết và đấu tranh làm tất
cả những gì cần thiết để ngăn chặn hành động bắt giam vô lý và ẩn chứa
dấu hiệu bảo vệ nhóm lợi ích doanh nghiệp tàn phá môi trường của cơ quan
công an tỉnh Ninh Thuận.
Lệnh khởi tố phải bị hủy bỏ và những người bị bắt giam phải được trả tự do ngay lập tức!
Ngày 27 tháng 3 năm 2014
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
============
Không thể nói: “Người Việt Nam ăn cắp”!
Một nhóm Nhà Giáo VN (Danlambao) -
Từ trước và gần đây, trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài
nước, đã rêu rao những chuyện làm phi pháp, phi đạo đức của “người VN”,
hay đúng hơn là của những cán bộ CS VN và đồng bọn của họ, dính líu đến
các vụ buôn lậu sừng tê, ma túy, gỗ lậu, và nhất là tệ nạn ăn cắp ăn
trộm đồ vật ở các siêu thị nước ngoài, khi những kẻ xấu xa này có cơ hội
ra nước ngoài bằng các con đường ngoại giao, du lịch, thậm chí du học
hay “xuất khẩu lao động”, gây lên một nỗi bức xúc, khó chịu cho mọi
người dân VN còn biết tôn trọng đạo đức và danh dự, danh dự cá nhân cũng
như danh dự của dân tộc! Là những nhà giáo, dù đã nghỉ hưu do bất mãn
hay do tuổi tác, chúng tôi thấy không thể im lặng mà chịu nhục mãi như
thế này, đành phải lên tiếng để sự thật, sự đúng đắn trong những chuyện
này được xác nhận và được tôn trọng. Xin nêu những sự đúng, sự thật ấy
như sau:
I. “Truyền thống ăn cắp” của cán bộ Csvn làm khổ dân và phá tan đất nước!
Khi nói đến “truyền thống” tức là nó có
sự lưu truyền qua nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều thời đại, trở nên
một sự hiện diện thường trực, và mọi người đều nhìn nhận sự hiện diện
thường trực của nó, dù nó xấu hay tốt. Vậy thì cái tính tham lam, ăn cắp
của những tên cán bộ CS cũng thế, nó có tính cha truyền con nối, lưu
truyền nhiều đời! Nói vậy không sai, chúng ta hãy nhìn vào thực tế xã
hội VN bây giờ thì thấy rõ: tên cán bộ lớn nào cũng dinh thự nguy nga,
xe cộ vi vút, tiền bạc cơ man, ở đâu ra? Tên cán bộ CS cấp cao nào cũng
tham lam, ăn cắp của dân nước, soán đoạt của công làm của tư, từ tiền
bạc, đất đai, nhà cửa cho đến xe cộ, thậm chí chiếm cả những vật “di
sản” của quốc gia, dân tộc làm của riêng, chưng ở nhà riêng một cách
ngang nhiên, trân tráo mà không hề thấy hổ thẹn vì cái tội ăn cắp, phạm
thượng đến Tổ Quốc, đến Tiền Nhân đã tạo nên những di sản chung ấy cho
cả một dân tộc! Điển hình như cái Trống Đồng ngang nhiên ngự trong nhà
của cựu tổng bí thư Cs Lê Khả Phiêu mà một thời làm xôn xao dư luận. Nhà
các quan chức khác cũng thế, đồ trang trí, trưng bày không thiếu gì
những “tài sản quốc gia” như vậy. Hễ có địa vị là có quyền, quyền cướp
của công, ăn cắp của dân mang về làm của tư, và quyền bịt miệng dân
không được kêu ca lên án những tội phạm quốc gia ấy. Đời ông đời cha ăn
cắp ngon lành, rồi di truyền cho đời con cháu, cả hiện vật ăn cắp lẫn
cái máu ăn cắp, thành ra TRUYỀN THỐNG ĂN CẮP! Tại sao không? Gương cha
ông cuỗm tài sản của nước, của dân về trưng đầy nhà, người nào đến cũng
ngắm nghía trầm trồ “khen ngợi”, hay lấy đó làm gương: tại sao hắn lấy
được mà mình lại không? Tại sao nhà hắn có mà nhà mình không? Tại sao
hắn xây được nhà lớn, có tài sản lớn mà mình lại chịu ở nhà nhỏ chẳng ai
trầm trồ, lé mắt? Nên tùy chức vị lớn bé mà cuỗm những hiện vật lớn hay
bé trong tầm tay. Tùy số tiền tham nhũng, vơ vét được, mà thi nhau xây
dinh thự, nhà tổ, khu kinh doanh…và thâu tóm đất đai sản vật. Mà những
kẻ “vô sản chuyên chính gia truyền” này, nay có cơ hội đổi đời, hễ thấy
tiền, thấy quyền thì rất ham, rất thèm, đến nỗi không thể cưỡng được, tỷ
như người bị đói khát lâu ngày mà vớ được bữa ngon, lại không bị cấm
cản vậy. Thế là vơ, là vét, là cào cuốn vào miệng, vào tay bất kể sống
chết. Vơ vét mà không được, mà bị cản trở, thì là thằng dân “chống người
thi hành công vụ”, sẽ dùng luật…giang hồ để xử chúng, để tiễu trừ
chúng, như những vụ cướp đất ở Văn Giang, Hà Nội, Thủ Thiêm, và ở trên
toàn lãnh thổ VN! Tóm lại thường thì tội cướp của sẽ kéo theo tội giết
người, giết bằng súng đạn, bạo lực hay giết dần người ta bằng sự đói
khổ, uất ức! Đó là “truyền thống cách mạng” của chế độ và con người CS!
Việc này mọi người biết, cả thế giới biết, và chính miệng các bộ chóp bu
cũng la lên: “Họ ăn không còn chừa thứ gì không ăn!”.
Gương cha ông, gương cấp trên như vậy
mà vẫn ung dung không bị luật pháp xét xử, bị dân hài tội, nên con cháu,
cấp dưới đương nhiên phải theo, và có khi “đời sau” còn vượt hơn “đời
trước”, như kiểu “con hơn cha là nhà…có phước”! Nhưng vì không học, vô
đạo nên mới hiểu một cách ngu xuẩn như thế, chứ câu thành ngữ này chỉ áp
dụng trong lãnh vực “tài và đức” mà thôi: Con tài giỏi hơn cha, con tốt
lành, đức độ hơn cha, thì mới là nhà có phước, còn con mà vô đạo, ác
độc, ma quái hơn cha thì là nhà vô phước, nhà xuống dốc, là giòng giống
ác nhân thất đức, mà thất đức sẽ không đủ sức để chịu! Đó là cái “truyền
thống cướp của giết người”, của gia đình nhà CS, đang là đại nạn đại
họa cho dân tộc VN, là nguyên nhân đã phá tan nát đất nước của chúng ta,
và còn có nguy cơ mất nước vì chúng bán nước cầu vinh!
II. Truyền thống ăn cắp của cán bộ cs được… xuất ngoại, làm nhục cho Tổ Quốc và Dân Tộc
Loài sâu bọ CS đục khoét hết bên trong
đất nước, rồi vươn ra ngoài, khi chúng bò ra nước ngoài bằng con đường
“ngoại giao”, thương mại, du lịch, du học…! Cán bộ và miêu duệ, thân
nhân của chúng đi đến đâu, thì vì quen tật đục khoét, ăn cắp ở trong
nước, chúng lại thò vòi thò tay ăn bẩn, ăn cắp ở đó! Bằng chứng là việc
con cái các quan quân nhà CS ở các tòa lãnh sự, đại sứ VN trên thế giới
đã buôn lậu, ăn cắp…, bị bêu rếu trên báo chí thế giới quá nhiều đọc
không hết, và đọc đến đâu sầu đau đến đó, vì “nỗi nhục quốc thể” quá
lớn, quá nhiều chịu không thấu! Còn gì nhục cho bằng tin tức đầy trên
các báo chí: “NHẬT, THÁI, HÀN…. RÊU RAO NGƯỜI VN ĂN CẮP!”, cụ thể là
Nhật đang truy bắt những phi công, tiếp viên hàng không VN buôn đồ ăn
cắp, chuyển vận đồ ăn cắp từ nước của họ về VN “theo đơn đặt hàng” của
con buôn tại VN! Nghĩa là ăn cắp, buôn đồ lậu CÓ TỔ CHỨC, CÓ ĐƯỜNG DÂY,
mà đường dây ấy được thành lập theo hệ thống an toàn của quan chức CS
VN, chứ người dân nào vào được đó nếu không phải con ông cháu cha trong
chế độ có truyền thống ăn cắp, ăn cướp này? Thử hỏi không phải là “thành
phần nòng cốt, có lý lịch đỏ”, thì ai được làm phi công, tiếp viên hàng
không bây giờ? Ngộ lỡ cướp máy bay hay “vận chuyển vũ khí cho địch” thì
sao? Dĩ nhiên có được “nhà nước” bảo kê thì mới không bị phát hiện bao
giờ, nếu không có nước “bị hại” lên tiếng tố giác!
Chúng tôi đọc những tin “người VN ăn
cắp” này, mà báo chí của nước “bị hại” vô tình hay cố ý đưa lên, khiến
đầu óc cứ điên loạn lên, mất ăn mất ngủ vì buồn phiền, tủi nhục và uất
hận! Tại sao dân VN lại khổ nhục thế? Trong nước người dân chúng tôi đã
bị áp bức, tù đày, cướp bóc, giết hại bởi cái chế độ tham tàn gian ác
này, còn chưa đủ sao, nay lại bị các nước bạn trên thế giới chửi cho là
người VN ăn cắp?! Dĩ nhiên cũng có một số người VN đi lao động hay đi
làm cái giống gì ở nước ngoài phạm vào cái tội vô cùng xấu xa điếm nhục
đó, nhưng chỉ là thiểu số những kẻ “đói ăn vụng, túng làm liều”, do cái
xã hội bị CS bần cùng hóa mà ra, chứ không phải là “người dân VN ăn cắp”
một cách tập thể, chung chung, như là” bản chất” hay “truyền thống” của
người Việt chúng tôi. Bằng chứng là người VN ở nước Việt Nam Cộng Hòa
chúng tôi trước năm 1975, từng có mặt trên khắp địa cầu, (và cả trong
thời phong kiến), chưa hề xảy ra cái nạn ăn cắp như vậy, vì với truyền
thống văn hóa và đạo đức đã được nhuần thấm, thì mọi người đều biết giữ
cái liêm sỉ, cái danh dự của mình, của dân tộc mình, thà chết vinh hơn
sống nhục, nhục cá nhân còn thế huống là nhục quốc thể? Còn những kẻ mất
lương tri, lương tâm mà làm cái việc xấu xa này thì ở nước nào cũng có,
người dân nào cũng có một số ít ỏi những con sâu như thế, chứ không chỉ
là người VN. Cụ thể tại VN chúng tôi cũng đã và đang có những người
Nga, người Tàu từng gian tham, ăn cắp, lừa đảo tại các nơi họ đến du
lịch, làm ăn, người Campuchia, Thái, Nigeria, và nhiều người thuộc nhiều
quốc gia khác, người da đen da trắng đều có, đến gây rối, trộm cắp, gây
án, nhưng chúng tôi không bao giờ dám nói là “người Tàu, người Nga… ăn
cắp” như các báo chí đã gán cho chúng tôi “người VN ăn cắp”!
Trước nỗi nhục quốc thể lớn lao này,
chúng tôi, những người VN thật vô cùng đau xót và tủi hờn! Vì đâu nên
nỗi?! Vì thế chúng tôi cũng phải lên tiếng để yêu cầu báo chí, các nước,
KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ NÓI RẰNG NGƯỜI VN ĂN CẮP, NHƯNG HÃY NÓI RẰNG CÁN
BỘ CS VN VÀ NHỮNG BÈ LŨ CỦA HỌ ĂN CẮP, ĂN CẮP CẢ TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC
NGOÀI! (Cũng xin loại trừ ra những người lầm đường lạc lối theo CS mà
không tham ác, những người không dính đến cái tệ nạn này). Cụ thể, với
tư cách là người dân VN, chúng tôi đề nghị các nước, các nơi là “nạn
nhân” của kẻ cắp trộm, hãy ráo riết truy lùng, và thẳng tay trừng trị
những kẻ vô liêm sĩ, vô đạo đức này, dù đó là dân tộc nào, thành phần
nào, giòng dõi nào, dân thường hay quan chức, để giữ yên lành cho xã hội
và cho toàn nhân loại. Vả lại, các bạn cũng chớ quên rằng, rất nhiều
người VN chúng tôi, vì hoàn cảnh đất nước đưa đẩy, hay vì điều kiện làm
ăn riêng,, đang có mặt trên khắp thế giới, đã và đang đóng góp trí tuệ,
tài năng lẫn nhiệt tình, để xây dựng cho đất nước của các bạn rất nhiều,
âm thầm hay đã được nêu danh. Nếu chỉ nói đến một thành phần cặn bã làm
xấu để nói là “người VN”, e rằng đó là một sự bất công và bội nghĩa!
Nếu không nói lên điều này, chúng tôi
không phải chỉ thấy nhục, mà còn thấy mình có tội với Tổ Quốc VN và với
đồng bào thân yêu của mình, vì thế những tiếng nói chân thành này của
chúng tôi, ước mong được mọi người, mọi nước quan tâm, để trả lại SỰ
ĐÚNG, SỰ THẬT CẦN ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN TRỌNG, tránh sự vơ đũa cả nắm, tùy
tiện xúc phạm đế DANH DỰ QUỐC GIA DÂN TỘC của chúng tôi, xin cảm ơn.
Từ vụ JTC hối lộ quan chức Đường sắt Việt Nam hơn 16 tỷ đồng
Ts Nguyễn Quang A
Báo chí đặt câu hỏi vì sao đường giao thông ở Việt Nam đắt gấp 3-4 lần
giá quốc tế? Lãng phí, tham nhũng, hối lộ là một phần của câu trả lời.
Người ta cũng nói rất nhiều về tham nhũng trong đầu tư công, nhất là từ
nguồn vốn ODA. Việt Nam ít khi phát hiện ra những vụ tham nhũng, hối lộ
như vậy.
Báo chí và tòa án Úc đã phanh phui ra vụ in tiền polimer khi công ty Úc
hối lộ những khoản tiền lớn cho các quan chức ngân hàng và an ninh Việt
Nam. Có lẽ do nhạy cảm về an ninh chẳng thấy ai làm sao cả. Phía Việt
Nam không điều tra vì “chưa có yêu cầu của phía bạn.”
Báo chí và tòa án Nhật phanh phui ra vụ công ty tư vấn PCI của họ hối lộ
các quan chức Việt Nam trong dự án đại lộ Đông Tây với số tiền 2,43
triệu USD, nhưng chỉ xác lập án hình sự của 2 khoản là 0,82 triệu USD từ
tháng 6-2008.
Lần này “phía bạn” không chỉ yêu cầu mà còn ép sát nút (với tuyên bố
ngưng khoản ODA 700 triệu USD vào tháng 12-2008) vì vụ PCI, thì người ta
mới rục rịch đưa con pháo ra đỡ đầu chịu báng. Huỳnh Ngọc Sỹ bị kết án
ban đầu chỉ 3 năm tù vào tháng 9 năm 2009, rồi án chung thân về tội nhận
hối lộ vào tháng 10-2010, sau đó được giảm xuống 20 năm vì tội nhận hối
lộ 262 ngàn USD (chỉ nằng khoảng 1/10 con số thật và 1/3 con số Nhật
truy tố).
Vụ công ty tư vấn JTC của Nhật bản thú nhận đút lót cho các quan chức
Đường sắt Việt Nam 80 triệu Yên (hơn 16 tỷ đồng hay khoảng 0,8 triệu
USD) được JTC khai nhận ngày 21-3-2014. Bộ Giao thông Vận tải đã làm
việc với phía Nhật Bản và có báo cáo Chính phủ và các cơ quan hữu quan
vào ngày 24-3-2014. Có thể thấy trong vụ này phía Việt Nam có vẻ đã
nhanh hơn vụ PCI. Có lẽ không có quá nhiều ông to dính vào như vụ PCI
nên đánh từ mông trở xuống dễ hơn.
Đấy là những vụ do nước ngoài phanh phui. Những thông tin như vậy phải
được coi là thông tin tố giác và cơ quan chức năng phải vào cuộc và
không thể né tránh hay làm chiếu lệ vì “bạn chưa yêu cầu.” Chắc lần này
phía Nhật cũng sẽ yêu cầu như vụ PCI.
Hy vọng chính quyền Việt Nam vào cuộc nhanh chóng như dấu hiệu ban đầu
mấy ngày qua ở Bộ Giao Thông vận tải để trừng trị không chỉ những con
ruồi mà cả những con chuột rồi đến bọn hổ tham nhũng.
Làm được vậy may ra mới cải thiện được một chút lòng tin của công chúng
vào cơ quan nhà nước mà lòng tin đó là một nhân tố hết sức quan trọng để
phát triển đất nước.
Tham nhũng ở Việt Nam là tham nhũng đại trà, tràn lan cho nên chỉ số cảm
nhận về tham nhũng của Việt Nam rất tồi, đứng hàng 116/177 quốc gia (số
càng cao càng xấu).
Còn quyền lực thì còn tham nhũng, vì tham nhũng là lạm dụng quyền lực
được trao để mưu cầu lợi ích riêng. Lợi ích không chỉ là tiền. Lợi ích
có thể là bản thân quyền lực, là chức vụ, là những đặc ân,… và cuối cùng
mới là tiền, tuy tham nhũng tiền bạc dễ thấy. Có mấy ai lên án tham
nhũng quyền lực!
Và tham nhũng thời nào, ở đâu cũng có. Vấn đề là mức độ, nếu không phổ
biến, hiếm thì không gây quá bức xúc, còn tham nhũng tràn lan, phổ biến
và nghiêm trọng thì có thể dẫn tới động loạn xã hội.
Như thế phòng chống tham nhũng là quan trọng và cách hữu hiệu nhất là
xây dựng nền dân chủ thực sự, có sự cạnh tranh chính trị, tôn trọng tự
do báo chí, tôn trọng quyền của người dân và để họ lên tiếng.
Nguyễn Quang A
(Dân quyền)
Vụ JTC: Vì sao nôn nóng làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?
ĐBQH Lê Như Tiến
Theo ĐBQH Lê Như Tiến, thái độ nôn nóng của ngành đường sắt khi đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã khiến ông nghi ngờ.
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói nghi
án một nhà thầu tư vấn Nhật Bản đã đưa hối lộ cho cán bộ đường sắt Việt
Nam khoảng 16 tỷ đồng để được nhận thầu.
Theo ông Tiến, việc ngành đường sắt nôn
nóng và sốt ruột trong việc đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc
- Nam đã khiến ông nghi ngờ.
Ông Tiến nói: Tại kỳ họp Quốc hội khóa
XII (2007-2011), ngành đường sắt rất “hăng hái”, "nhiệt tình", rất nôn
nóng mong muốn Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Tôi được biết ngành đường sắt cũng tổ
chức cho một số người ra nước ngoài thăm quan, học hỏi trong đó, có đi
Trung Quốc, Nhật Bản.
Khi đó, nhiều đại biểu Quốc hội, trong
đó có tôi đã phân tích rằng với điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn mà
bỏ ra nhiều vốn như thế là chưa phù hợp vào thời điểm đó.
Vì vậy, tôi có phân tích là cần phải có thêm thời gian để kinh tế phục hồi nhưng ngành đường sắt vẫn rất “nôn nóng, hăng hái”.
Tôi đã ngờ ngợ là có vấn đề gì đó. Sau
đó họ vẫn quyết tâm làm. Họ không làm dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
nữa mà chia ra thành từng đoạn nhỏ để làm.
Tôi tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao ngành
đường sắt phải nôn nóng và sốt ruột đến thế?”. Rõ ràng, đằng sau việc
này phải có vấn đề gì đó.
Khi đó, do chưa có những bằng chứng đầy
đủ nên đại biểu Quốc hội chỉ phân tích đưa ra vấn đề. Bây giờ đã có
nhiều thông tin về việc nhận hối lộ mà báo chí Nhật Bản cũng đã đưa.
- Phải chăng lần này cũng tương tự trường hợp dự án Đại lộ Đông - Tây ở TP.HCM liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sỹ vào năm 2008?
Đúng vậy. Đây không phải là lần đầu tiên
có những thông tin việc nhận hối lộ để cho trúng thầu. Trước đó đã từng
có trường hợp nhận hối lộ tương tự như thế đã bị phanh phui.
Khi đó, cơ quan điều tra Việt Nam đã
khởi tố ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, Giám đốc
Ban quản lý dự án Đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM về tội
nhận hối lộ của một nhà thầu tư vấn Nhật.
Rõ ràng đã có những bài học như thế rồi.
Đã có trường hợp nhà thầu Nhật Bản hối lộ cho phía Việt Nam như trường
hợp dự án đại lộ Đông Tây.
- Ông có cảm thấy bất ngờ khi biết thông tin?
Sự việc này, tôi không quá bất ngờ. Việc
họ đi đêm với nhau là có thể có. Trong quá khứ cũng đã nhiều trường hợp
xảy ra tương tự như vụ mua ụ nổi Vinalines. Trong trường hợp này giá
thực tế không phải như thế nhưng họ đã nói khống lên nhiều lần.
Trong sự việc này, tôi bất ngờ nhất bởi
số tiền bên phía công ty Nhật khai đã đưa hối lộ là quá lớn. Số tiền lên
tới hơn 16 tỷ đồng Việt Nam.
Là một đại biểu quốc hội, theo dõi và
lên án nhiều về tham nhũng, tôi thấy rằng tính chất vụ việc này rất
nghiêm trọng bởi vì đây là công trình quốc gia, liên quan đến nền móng
hạ tầng giao thông của đất nước. Nếu việc này được xác định là có thì
các cá nhân đã bỏ túi riêng.
- Việc nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng (nếu có) sẽ dẫn tới những hậu quả nào, thưa ông?
Nếu họ làm việc đàng hoàng thì việc gì
phải hối lộ nhiều đến thế với số tiền lên tới 80 triệu yên Nhật (hơn16
tỷ đồng). Đổi lại bắt buộc phải có một điều kiện nào đó. Ví dụ như phía
Việt Nam sẽ cho họ vào để thắng thầu mặc dù có thể họ không phải là đơn
vị tốt nhất, ưu thế nhất.
Như vậy, rõ ràng anh (phía Việt Nam) đã
trở thành nô lệ và phải tuân theo các điều kiện mà họ (đơn vị phía Nhật
Bản) đưa ra. Vì vậy, chất lượng của các công trình giao thông sẽ bị ảnh
hưởng bởi vì họ đã chi phí một khoản khổng lồ cho anh rồi.
Sau này, họ có thi công các công trình
này chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo thì anh cũng không dám nói gì
vì đã “há miệng mắc quai”. Nếu có việc sử dụng vốn ODA như lời khai từ
phía Nhật Bản thì rõ ràng anh đã bán đứng chất lượng hạ tầng giao thông,
bán đứng quốc gia, bán đứng đất nước.
Tôi kiến nghị các cơ quan chức năng, các
cơ quan điều tra, ngành tư pháp cần phải vào cuộc sớm điều tra làm rõ
xem sự việc có hay không. Nếu có việc nhận hối lộ thì là bao nhiêu, đưa
như thế nào?
- Trong
phần giải trình của mình, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý các
dự án đường sắt (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) khẳng định không nhận
bất kỳ khoản tiền hối lộ nào từ JTC, ông suy nghĩ gì về điều đó?
Bây giờ không có chứng cứ nên ông Nguyễn Văn Hiếu không nhận điều gì. Vì vậy, các cơ quan điều tra cần phải vào cuộc.
Nếu cơ quan điều tra đã vào cuộc và
chứng minh được có việc nhận hối lộ với đầy đủ các bằng chứng, vật chứng
thì lúc đó không thể cãi được nữa. Thậm chí, nếu lúc đó mà cãi thì tội
càng nặng.
Nếu ông Hiếu không nhận thật thì phải có
trách nhiệm chứng minh và giải thích trước các cơ quan điều tra. Ông
Hiếu phải giải trình trước các cơ quan công quyền để chứng minh bản thân
là người hoàn toàn trong sạch.
Trong trường hợp này, ông Hiếu phải cung
cấp các thông tin để chứng minh rằng thông tin đó không nhằm vào ông
hoặc không là ai cả.
Tôi cho rằng, đến thời điểm này, việc
xác minh sự việc là trách nhiệm của cơ quan điều tra chứ không thể nói
vo với nhau theo kiểu đấu khẩu được. Trách nhiệm của cơ quan điều tra là
phải làm rõ ông Hiếu có nhận hối lộ hay không. Nếu người ta không nhận
hối lộ, cơ quan điều tra cũng cần chứng minh người ta trong sạch.
- Ông đánh giá như thế nào về động thái của Bộ GTVT sau khi tiếp nhận sự việc từ báo chí Nhật Bản và trong nước?
Tôi cho động thái của Bộ GTVT kịp thời
và nhanh. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã công bố sẽ kiên quyết xử lý sự việc
dù đó bất kể là ai. Đồng thời, Bộ trưởng Thăng đã cử một Thứ trưởng làm
việc với phía Nhật Bản để làm rõ các thông tin nêu ra.
Việc Bộ GTVT đề xuất Bộ Công an, Ban Nội
chính Trung ương cùng vào cuộc làm rõ sự việc là động thái vừa nhanh và
rất có trách nhiệm.
- Việc làm rõ thông tin mà báo chí
Nhật Bản nêu ra để xử lý nghiêm (nếu có) liệu có làm ảnh hưởng đến mối
quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay?
Tôi cho sự việc xảy ra là đáng tiếc
nhưng không ảnh hưởng tới quan hệ tốt đẹp của Việt Nam và Nhật Bản. Sự
việc này không nên xảy ra là tốt nhất nhưng đã xảy ra rồi nếu chúng ta
không có động thái giải quyết thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ của
hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra chúng ta
đã có động thái làm rõ những khoản hối lộ (nếu có) và những người vi
phạm pháp luật sẽ bị trừng trị.
Tôi cho rằng không chỉ dư luận Việt Nam, dư luận Nhật Bản cũng rất hoan nghênh. Bởi vì chúng ta đã làm đến nơi đến chốn.
Đây là vấn đề của các doanh nghiệp với
nhau và khi xảy ra sự cố thì cơ quan chức năng của cả hai bên phải cùng
vào cuộc làm cho rõ. Việc làm này sẽ làm cho phía đối tác Nhật Bản tin
tưởng vào chúng ta hơn.
Bất kỳ một việc nhận hối lộ nào đó đều sẽ được Việt Nam và Nhật hợp tác làm rõ trắng đen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét