Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc: Những trường hợp chiếm đoạt đất đai ở Việt Nam cần phải được giải quyết ngay lập tức
GENEVA (26 tháng Ba 2014) – Một nhóm các chuyên gia nhân quyền độc lập
của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư đã kêu gọi Chính quyền Việt Nam can thiệp
ngay lập tức đối với một trường hợp cưỡng chế đất đai những gia đình còn
lại ở Cồn Dầu, một làng nhỏ nằm ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, miền
Trung Việt Nam.
Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày một u ám hơn sau kỳ UPR. Có lẽ tình
hình đàn áp cùng việc phơi bày chế độ trại tù tàn nhẫn vô nhân đạo là
"câu trả lời" của giới cầm quyền Việt Nam đối với 227 khuyến nghị từ
quốc tế?
Đinh Đăng Định và Nguyễn Hữu Cầu
Ông Đinh Đăng Định nhận được giấy đặc xá vào hôm 21/3/2014 do Chủ tịch nước ký ngày 10/3/2014.
Thầy giáo cư ngụ tại Đaknong, 51 tuổi, bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối với nghi ngờ về việc bị đầu độc trong quá trình ở tù và ông cho biết lệnh đặc xá đối với ông hoàn toàn vô nghĩa, bởi vì ông chưa bao giờ công nhận mình có tội.
Việc nghi ngờ bị đầu độc trong quá trình ăn uống trong tù như thầy Định cho biết, hoàn toàn khả tín và nếu đó là sự thật, hành vi này được xem là trại giam cố ý giết người vô tội. Nó cần được tố cáo ra trước toàn thế giới cũng như rất cần một cuộc điều tra độc lập từ quốc tế đối với tội ác này.
Trong khi ông Định cho biết "...nếu còn chút hy vọng sống sót, chắc chắn ông sẽ không bao giờ nhận được lệnh đặc xá..." thì người tù 70 tuổi Nguyễn Hữu Cầu cũng về nhà vào lúc 21 giờ 30 ngày 21/3/2014, với cả chục loại bệnh mà ông "mang vác" trên người. Hoàn cảnh 2 tù nhân lương tâm này là lời tố cáo đanh thép bộ mặt phi nhân của cộng sản Việt Nam với chế độ trại tù tàn khốc kéo dài suốt 39 năm qua tại Việt Nam. Tội ác do người cộng sản gây ra không hề ngơi nghỉ. Trước đó, dư luận cũng biết các tù nhân lương tâm khác đã chết oan ức trong trại tù: Trương Văn Sương (33 năm tù), Nguyễn Văn Trại (15 năm tù), Bùi Đăng Thủy (18 năm tù).
Trả lời nhà báo tự do Trương Minh Đức (từ phút 4:30 đến 5:05) ông Cầu cho biết [1]: Trong hơn 31 năm tù, ông đã tố cáo trên mười vụ về tội ác, sai phạm của trại tù và cai tù. Ông đòi phải hoàn trả tất cả các đơn thư, bằng không ông xé bỏ giấy đặc xá. Yêu cầu của ông đã được chấp nhận. Mục tiêu này nhằm giúp ông "không nói bừa bãi" khi gặp: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư để tố cáo trực tiếp.
Qua hành động hoặc là chấp nhận ở tù tiếp tục, hoặc về nhà với các đơn từ, cho thấy ông coi đó là vật bất ly thân, rất giá trị đối với lịch sử cá nhân ông và trên hết đó là danh dự cùng nhân phẩm cao nhất mà ông quyết phải bảo vệ đến cùng. Do đó, gia đình ông Cầu cần lưu ý, ngoài việc chăm sóc sức khỏe chu đáo cho cha của mình, song song đó, nhất định phải bảo đảm các đơn từ của ông Cầu được nguyên vẹn. Cũng bởi vì, sự mất mát nếu xảy ra, hoàn toàn có thể làm sức khỏe ông Nguyễn Hữu Cầu suy sụp. Nói cách khác, các đơn từ đó gắn liền với sinh mạng ông, quyết không thể bị mất bằng cách này hay cách khác.
Bùi Thị Minh Hằng
Trong một diễn biến liên quan đến nhân quyền, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Đặng Thị Quỳnh Anh bị bắt cóc vào khoảng 8 giờ tối ngày 22/3/2014, sau khi dự xong Thánh Lễ tại nhà thờ Thái Hà để cầu nguyện cho mẹ mình, trước khi xuống đường biểu tình đòi trả tự do cho bà Hằng vào hôm 23/3/2014.
Trước đó cô Quỳnh Anh cùng em trai - Trần Bùi Trung đã làm đơn gởi đến Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để tố cáo, khiếu nại và đời hỏi trách nhiệm của cơ quan này đối với trường hợp mẹ mình bị bắt giam trái pháp luật quốc tế, sau khi đã gõ tất cả các cánh cửa "công quyền" Việt Nam. Giới cầm quyền Đồng Tháp đã hành xử thô bạo đối với bà Hằng, bà Quỳnh, ông Minh gần 2 tháng qua, xuất phát từ một chuyến đi đến thăm vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển - những Phật Tử thuộc Phật Giáo Hòa Hảo.
Người ta có quyền nghi ngờ, việc bắt giam vô pháp bà Hằng như hành động tạo cớ để gia tăng khủng bố hướng đến Phật Giáo Hòa Hảo, sau khi giới cầm quyền kết án oan sai nhiều tù nhân tôn giáo này [2]: ông Lê Minh Triết (7 năm tù, kết án 1995), ông Nguyễn Văn Thơ (6 năm tù, kết án 2006), bà Dương Thị Tròn (9 năm tù, kết án 2006), ông Nguyễn Văn Điền (7 năm tù, kết án 2005) v.v... cùng bằng chứng mới nhất vào ngày 21/3/2014, an ninh An Giang đã bao vây và tràn vào đánh đập [2A] gia đình ông Nguyễn Văn Vinh và đồng đạo tại ấp Long Hòa, xã Long Giang, huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang, trong khi mọi người đang chuẩn bị hành lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Huỳnh Phú Sổ.
Cùng ngày 22/3/2014, ông Trương Văn Dũng, nhà hoạt động xã hội, người đã nhiều lần bị hành hung dã man, tiếp tục bị nhiều người được cho là có liên quan đến an ninh Hà Nội đánh trọng thương [3] bằng ống kim loại, may mắn ông Dũng vẫn còn giữ được nón bảo hiểm trên đầu, tuy nhiên mặt và đôi mắt ông bị tổn thương nghiêm trọng. Vụ việc hành hung này được ông Dũng cho biết có liên quan đến việc biểu tình đòi tự do cho bà Hằng.
Cuộc biểu tình đòi tự do cho bà Hằng sáng 23/3/2014 diễn ra trong sự đán áp khốc liệt [4] cùng sự rình mò của an ninh nam đối với phụ nữ xuất hiện ngay cả trong nhà vệ sinh. Bà Trần Thị Nga, ông Lý Văn Lềnh, ông Hầu Văn Thành đã bị đánh đập và bắt đi chưa rõ tung tích.
Đàn áp thô bạo
Không còn là dự đoán, sau kỳ UPR, có thể nhận định, giới cầm quyền Việt
Nam rất khó xoay trở với 227 khuyến nghị. Khó khăn này lại do chính nội
bộ họ gây ra cho nhau.
Hiện nay tình hình đấu đá diễn ra trầm trọng hơn nhiều lần và có vẻ phía không yêu mến ông Thủ tướng nhiều lắm, đang ngày một mất dần ưu thế và đang... điên tiết, đặt trong toàn cảnh vĩ mô Việt Nam vô cùng u ám. Nói cách khác, giới cộng sản cấp cao đang sử dụng "công cụ" - những nhà hoạt động xã hội và cả tôn giáo để đánh phá lẫn nhau nhằm tính chuyện "lội ngược dòng" cho kỳ đại hội đảng mà có vẻ đã được thu xếp kỹ lưỡng với 44 nhân vật vừa được luân chuyển tới các địa phương. Trong số này có 3 nhân vật thuộc đoàn TNCSHCM (Phan Văn Mãi, Dương Văn An, Nguyễn Thị Hà). Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, một khi con trai út Thủ Tướng được "ẵm" lên chiếc ghế bí thư trung ương đoàn trong nay mai.
Giới công an Hà Nội đã xông vào nhà thờ Thái Hà tối hôm 22/3/2014 như những toán quân thổ phỉ [5]. Việc xuất hiện kịp thời và ôn hòa của đông đảo giáo dân khiến an ninh không dám làm càn. Nguyễn Đức Chung - Giám đốc công an Hà Nội "hòa hoãn" bằng cách điện đàm với nhà thờ lúc 23 giờ 30 xin cho "đoàn công tác ra về" (!).
Sự việc cho thấy, Giám đốc công an Hà Nội không những xúi giục cấp dưới hành động lỗ mảng lại không biết hổ thẹn gọi những kẻ tay sai là "đoàn công tác"!. Dù sao, Nguyễn Đức Chung cũng chỉ nhận lệnh cấp trên, bởi Chung từng thú nhận "thẩm quyền" của ông ta "trông thế những có hạn lắm".
Mục tiêu đột nhập vào nhà thờ Thái Hà cũng rất dễ nhận ra, nó nhằm làm bực mình giáo dân khi quấy phá chốn tôn nghiêm để trông mong một sự nóng nảy thiếu kìm chế, từ đó ra tay bắt người, vu khống cho Công giáo là "chống phá nhà nước".
Trước đó không lâu, ngày 18/3/2014, Hà Nội đã tiếp tục chủ trương chiếm đất nhà thờ Thái Hà với động thái lén lút lấp hồ Ba Giang vào lúc đêm tối [6]. Viện Toán cao cấp của ông Ngô Bảo Châu, suốt 3 năm qua không được cấp đất vì việc công, trong khi chính Nguyễn Đức Chung tiết lộ Hà Nội còn rất nhiều "đất đẹp" và gợi ý phía nhà thờ làm đơn xin đất.
Vấn đề không hẳn mảnh đất mang giá trị vật chất mà tinh thần và tư tưởng liên quan xung quanh vụ việc mới là điều đáng nói. Không chỉ gian manh với phía nhà thờ, việc Nguyễn Đức Chung "cung khai" còn rất nhiều đất tại Hà Nội trong khi vẫn chí chết cướp đất Thái Hà cho thấy tập đoàn Phạm Quang Nghị - Nguyễn Thế Thảo - Nguyễn Đức Chung ra lệnh cấp dưới cố tình "dụng công vi tư" để một mặt hạ "uy tín" ông Nguyễn Tấn Dũng trên trường quốc tế mặc khác gây thêm căng thẳng với nhà thờ, đồng thời khiêu khích giáo dân. Cách này khá quen thuộc mà người đời thường gọi "nhất tiễn hạ song điêu". Quá cũ và vô hiệu quả. Nó chỉ càng làm lem luốc bộ mặt "công chính" và làm cho công luận càng thêm khinh bỉ và chán ghét chế độ cộng sản.
Từ năm 2007, ông Thủ tướng đã yêu cầu 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh phải lên kế hoạch cụ thể về việc di dời các bệnh viện ra khỏi thành phố [7]. Đó lại cho thấy Phạm Quang Nghị - Nguyễn Thế Thảo cố tình không chấp hành yêu cầu của Chính phủ, trong khi vẫn để bệnh viện Đống Đa - vốn thuộc đất nhà thờ - với hiện trạng quá tải và ảnh hưởng môi trường sống quanh khu vực từ 7 năm qua. Với tình hình bất động sản đóng băng, "đất đẹp" còn quá nhiều, tại sao không lo giải quyết di dời bệnh viện Đống Đa, trả lại đất cho nhà thờ, vừa hợp pháp, hợp lý và gỡ gạc được tiếng bất lương và lật lọng bị đè nặng trong hàng chục năm qua? Không lẽ ông Nghị, ông Thảo không còn chuyện gì to tát hơn để làm, cứ quanh năm suốt tháng giằng co với nhà thờ Thái Hà(?). Điều đó vẽ ra hình ảnh tồi tàn, thật đáng xấu hổ cho cương vị Bí thư thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBNDTP Hà Nội.
Cần phải chỉ rõ Phạm Quang Nghị - Nguyễn Thế Thảo - Nguyễn Đức Chung phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tạo cớ quấy phá nhà thờ Thái Hà để làm rối tung tình hình và gây hoang mang trong dân chúng.
Số phận các nhà dân chủ?
Trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, vào 30 tết, tức hôm 30/1/2014,
LS. Lê Quốc Quân đã viết thư về cho gia đình, khẳng định [8]: "sẵn sàng
ngồi tù cho đến chết" để bảo vệ công lý và sự thật. Ông cho biết: "Tôi
hy vọng sẽ có được sự đột biến ở phiên tòa phúc thẩm sắp tới và rất mong
có được sự ủng hộ của đồng bào. Sự ủng hộ bên ngoài có ý nghĩa quyết
định đến chiến thắng của tự do và công lý tại tòa".
Song song đó, trên facebook [9], thư của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức cũng gửi cho gia đình vào hôm cận tết Giáp Ngọ, ngày 20/1/2014, cách 10 ngày so với thư của LS. Lê Quốc Quân. Trong thư có đoạn: "...Nếu muốn sống ở nước ngoài, như ba cũng biết, thì con đã có quốc tịch khác từ lâu rồi [...], mong ba hiểu cho con và ủng hộ con đến cùng để đòi lại công lý cho con, chứ không chỉ là tự do thân thể. Con tin rằng chúng ta sẽ làm được, sẽ rất đau xót nếu tổ quốc từ chối mình để mình phải nghĩ đến việc tị nạn, phải không ba?".
Đài BBC cho hay [10] tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ có thể được cho đi Hoa Kỳ để trị bệnh. Tin này được biết từ hôm 01/3/2014 theo đài VTV4. Theo đó, BBC đã nói chuyện với LS. Nguyễn Thị Dương Hà - vợ ông Vũ, bà cho biết: ""Tháng Chín 2013, tôi cũng từng được nghe gợi ý xin cho chồng tôi đi Mỹ", nhưng ông Cù Huy Hà Vũ đã từ chối. Ngoài ra, việc đi Mỹ chữa bệnh như Lê Đình Luyện - Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ - nói, bà Hà không hay biết.
Trong kỳ kiểm điểm UPR vừa qua, Hoa Kỳ đã kêu gọi tự do cho đích danh 4 người: Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và 3 tù nhân lương tâm vừa dẫn trên. Như vậy, có thể suy đoán cả 4 người đều đã làm việc với CSVN. Có một điểm thấy rõ trong kỳ UPR Mỹ đòi đích danh tự do cho 4 vị này, trùng khớp với những thông tin chính thức mà ai cũng có thể xâu chuỗi lại và nhận rõ. Nó cũng cho thấy CSVN đang bế tắc và cần "làm ăn" với "bốn món ngon" này cùng một "món ngon" độc đáo nữa - tù nhân lương tâm nổi tiếng - cô Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái bé nhỏ lại đủ sức cuốn hút hơn 10.000 công nhân nhà máy giày Mỹ Phong đồng lòng đình công đòi quyền lợi, để từ đó cô nhận án tù 7 năm.
Vậy, vấn đề cho đến nay có thể nhận định:
- Đối với Lê Quốc Quân: điều kiện nhận tội kèm giảm án hoặc trả tự do tại tòa đã không thuyết phục được ông.
- Đối với Trần Huỳnh Duy Thức: quá rõ không còn gì để nói nữa, khi thư riêng ông đã bộc bạch tính kiên trì và việc đi tị nạn cưỡng bức không bao giờ xảy ra với ông.
- Đối với Điếu Cày: dù trong những tháng gần đây, không có nguồn tin nào về ông, nhưng tính kiên cường, bất khuất của ông không ai còn lạ. Do đó, tự do kèm xuất ngoại là điều không tưởng đối với ông. Chỉ có thông tin ngược lại mới làm chưng hửng tất cả, điều này xảy ra với xác suất 1%.
- Đối với Cù Huy Hà Vũ: vụ tung tin cho ông đi chữa bệnh để trục xuất qua Mỹ luôn, đó là kiểu "nhóng" dư luận mà CSVN hay làm, đồng thời tạo sóng để đánh gục uy tín Cù Huy Hà Vũ. Câu nói nổi tiếng tại tòa, khi ông bị kêu án 7 năm tù và 3 năm quản chế: "Tổ quốc và nhân dân sẽ phá án cho tôi", có lẽ nhiều người còn nhớ. Với tính quyết liệt nhưng tỉnh táo của một luật sư giỏi nghề, đối phó với ông bằng trò trẻ con thông qua vụ tung tin "đi chữa bệnh bên Mỹ" có vẻ đang dần mờ nhạt để bộc lộ sự thất bại trong âm mưu của giới cầm quyền đối với ông. Đòn cân não này "dành cho" ông Vũ và đặc biệt là vợ ông, chỉ có tác dụng làm dư luận hoang mang và chia rẽ một chút, rồi thôi. Dù sao cũng phải thừa nhận, đó là đòn thâm xảo của chế độ cộng sản, khi tính chuyện "làm ăn", trục lợi trên tình nghĩa người vợ đang lo ngại sức khỏe chồng. Thủ đoạn bần tiện và đê hèn đó, nó chỉ như cơn gió nhẹ làm lay động một chút đối với những ai chưa đi "guốc trong bụng" người cộng sản.
- Đối với Đỗ Thị Minh Hạnh: khả năng tự do kèm tị nạn cưỡng bức để chữa trị ung thư là một thách thức quá lớn đối với cha mẹ cô, nhưng đối với cô, nhận tội là điều rất khó có khả năng xảy ra. Nhận định, xác suất là 1%, như Điếu Cày. Có lẽ vì thế, những giòng nước mắt tuôn trào không cầm giữ nổi của bà Trần Thị Ngọc Minh đã nói thay cho quyết định của cô Minh Hạnh?
Suy ra, thế chủ động không còn ở phía cầm quyền mà ngược lại. Trong đấu tranh hiện nay, thế chủ động luôn là yếu tố quan trọng. Trả tự do kèm điều kiện sống đời lưu vong và lâu lâu lại bị cộng sản lôi ra chì chiết, thóa mạ vào bất cứ lúc nào họ hứng chí, giờ đây đã trở nên quá... "hạn sử dụng". Chế độ cộng sản đang bất lực.
Kết
"Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó đã nói láo với người khác." - Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym.
Giờ đây, tất cả những ai còn lương tri cần tiếp bước: Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, sau khi nghe xong, ta sẽ nói to cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm quanh ta rằng: cộng sản là thằng nói láo với dẫn chứng cụ thể.
Cộng sản nghĩa là nói láo!
Bên kia bờ đại dương, dân biểu Ed Royce đã giới thiệu dự luật nhân quyền [11] mang số hiệu HR. 4254, trước khi trình ra quốc hội Hoa Kỳ để chế tài những tên độc tài đảng trị Việt Nam và kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ tại địa chỉ www.hr4254.com. Dù chưa biết dự luật thành công đến mức nào, nhưng ít nhiều cũng làm cho những người cộng sản phản động, chống lại dân tộc, phải suy nghĩ nhiều trong tình hình nhà độc tài Putin vừa kéo cả vài chục thân tín vào vòng xoáy của đòn trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ và Liên Âu.
Việt Nam 25-03-2014
Nguyễn Ngọc Già
Theo RFA
Thanh Quang,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Nghe bài này
"Trường hợp này rõ ràng là một trường hợp chiếm đoạt đất đai vì lợi
ích các doanh nghiệp tư nhân và với cái giá phải trả là tổn thất của
người dân địa phương", Raquel Rolnik, báo cáo viên đặc biệt của Liên
Hiệp Quốc về quyền có nhà ở, cho biết.
Năm 2007, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định chiếm đoạt đất của làng Cồn Dầu, vốn được sử dụng cho nhà ở và nông nghiệp. Người dân địa phương đã phản đối dự án này, và chỉ được đền bù với giá thấp và nhà tái định cư ở vị trí xa xôi. Khu vực đất Cồn Dầu được giao cho công ty tư nhân Sun Land thuê để xây một khu nhà nghỉ sinh thái.
Năm 2013, hàng trăm hộ dân đã chuyển đi sau khi đối mặt với áp lực và đe dọa, một số người còn phải chứng kiến nhà của họ bị phá hủy. Quyền sử dụng đất đã được cho là đang được bán theo lô cho các cá nhân. Vào ngày 7 tháng Ba 2014, chính quyền địa phương Đà Nẵng đã đưa ra thời hạn cuối cùng là 15 tháng Tư 2014 cho khoảng trên 100 hộ dân còn lại, và họ phải giao đất và chuyển ra trước ngày này. Trong khi đó, việc phá hủy các khu nhà một cách bắt buộc vẫn đang diễn ra, và người ta lo ngại rằng thậm chí trước thời hạn cuối cùng kia, tất cả các căn nhà ở đây đã bị phá hủy.
"Bởi vì hàng trăm gia đình vẫn đang đấu tranh dành quyền giữ lại ngôi nhà của họ, chúng tôi đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp này tới chính quyền Trung Ương Việt Nam và đề nghị họ can thiệp vào một cách mạnh mẽ", bà Rolnik bổ sung.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về lĩnh vực văn hóa Farida Shaheed, người vừa mới ghé thăm Việt Nam gần đây, nói rằng khu làng là nhà của một cộng đồng Công Giáo nhỏ.
"Cồn Dầu được xây dựng bởi công sức của nhiều thế hệ người dân sống ở đây, những người đã tạo nên một nền văn hóa thông qua việc trồng lúa và các hoạt động của nhà thờ", bà nói. "Nghĩa trang giáo sứ, một địa điểm di sản văn hóa dân tộc, đã bị dỡ bỏ và chuyển tới một khu vực hẻo lánh. Những hành động như thế là phá hoại nghiêm trọng cuộc sống văn hóa và tôn giáo của cộng đồng, và phải được chấm dứt ngay lập tức".
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và niêm tìn Heiner Bielefeldt và chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề người thiểu số Rita Izsák đã cùng đưa tham gia vào bản kêu gọi khẩn cấp được gửi cho chính phủ Việt Nam vào đầu tuần trước.
Năm 2007, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định chiếm đoạt đất của làng Cồn Dầu, vốn được sử dụng cho nhà ở và nông nghiệp. Người dân địa phương đã phản đối dự án này, và chỉ được đền bù với giá thấp và nhà tái định cư ở vị trí xa xôi. Khu vực đất Cồn Dầu được giao cho công ty tư nhân Sun Land thuê để xây một khu nhà nghỉ sinh thái.
Năm 2013, hàng trăm hộ dân đã chuyển đi sau khi đối mặt với áp lực và đe dọa, một số người còn phải chứng kiến nhà của họ bị phá hủy. Quyền sử dụng đất đã được cho là đang được bán theo lô cho các cá nhân. Vào ngày 7 tháng Ba 2014, chính quyền địa phương Đà Nẵng đã đưa ra thời hạn cuối cùng là 15 tháng Tư 2014 cho khoảng trên 100 hộ dân còn lại, và họ phải giao đất và chuyển ra trước ngày này. Trong khi đó, việc phá hủy các khu nhà một cách bắt buộc vẫn đang diễn ra, và người ta lo ngại rằng thậm chí trước thời hạn cuối cùng kia, tất cả các căn nhà ở đây đã bị phá hủy.
"Bởi vì hàng trăm gia đình vẫn đang đấu tranh dành quyền giữ lại ngôi nhà của họ, chúng tôi đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp này tới chính quyền Trung Ương Việt Nam và đề nghị họ can thiệp vào một cách mạnh mẽ", bà Rolnik bổ sung.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về lĩnh vực văn hóa Farida Shaheed, người vừa mới ghé thăm Việt Nam gần đây, nói rằng khu làng là nhà của một cộng đồng Công Giáo nhỏ.
"Cồn Dầu được xây dựng bởi công sức của nhiều thế hệ người dân sống ở đây, những người đã tạo nên một nền văn hóa thông qua việc trồng lúa và các hoạt động của nhà thờ", bà nói. "Nghĩa trang giáo sứ, một địa điểm di sản văn hóa dân tộc, đã bị dỡ bỏ và chuyển tới một khu vực hẻo lánh. Những hành động như thế là phá hoại nghiêm trọng cuộc sống văn hóa và tôn giáo của cộng đồng, và phải được chấm dứt ngay lập tức".
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và niêm tìn Heiner Bielefeldt và chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề người thiểu số Rita Izsák đã cùng đưa tham gia vào bản kêu gọi khẩn cấp được gửi cho chính phủ Việt Nam vào đầu tuần trước.
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Nhân quyền Việt Nam sau UPR
|
Đinh Đăng Định và Nguyễn Hữu Cầu
Ông Đinh Đăng Định nhận được giấy đặc xá vào hôm 21/3/2014 do Chủ tịch nước ký ngày 10/3/2014.
Thầy giáo cư ngụ tại Đaknong, 51 tuổi, bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối với nghi ngờ về việc bị đầu độc trong quá trình ở tù và ông cho biết lệnh đặc xá đối với ông hoàn toàn vô nghĩa, bởi vì ông chưa bao giờ công nhận mình có tội.
Việc nghi ngờ bị đầu độc trong quá trình ăn uống trong tù như thầy Định cho biết, hoàn toàn khả tín và nếu đó là sự thật, hành vi này được xem là trại giam cố ý giết người vô tội. Nó cần được tố cáo ra trước toàn thế giới cũng như rất cần một cuộc điều tra độc lập từ quốc tế đối với tội ác này.
Trong khi ông Định cho biết "...nếu còn chút hy vọng sống sót, chắc chắn ông sẽ không bao giờ nhận được lệnh đặc xá..." thì người tù 70 tuổi Nguyễn Hữu Cầu cũng về nhà vào lúc 21 giờ 30 ngày 21/3/2014, với cả chục loại bệnh mà ông "mang vác" trên người. Hoàn cảnh 2 tù nhân lương tâm này là lời tố cáo đanh thép bộ mặt phi nhân của cộng sản Việt Nam với chế độ trại tù tàn khốc kéo dài suốt 39 năm qua tại Việt Nam. Tội ác do người cộng sản gây ra không hề ngơi nghỉ. Trước đó, dư luận cũng biết các tù nhân lương tâm khác đã chết oan ức trong trại tù: Trương Văn Sương (33 năm tù), Nguyễn Văn Trại (15 năm tù), Bùi Đăng Thủy (18 năm tù).
Trả lời nhà báo tự do Trương Minh Đức (từ phút 4:30 đến 5:05) ông Cầu cho biết [1]: Trong hơn 31 năm tù, ông đã tố cáo trên mười vụ về tội ác, sai phạm của trại tù và cai tù. Ông đòi phải hoàn trả tất cả các đơn thư, bằng không ông xé bỏ giấy đặc xá. Yêu cầu của ông đã được chấp nhận. Mục tiêu này nhằm giúp ông "không nói bừa bãi" khi gặp: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư để tố cáo trực tiếp.
Qua hành động hoặc là chấp nhận ở tù tiếp tục, hoặc về nhà với các đơn từ, cho thấy ông coi đó là vật bất ly thân, rất giá trị đối với lịch sử cá nhân ông và trên hết đó là danh dự cùng nhân phẩm cao nhất mà ông quyết phải bảo vệ đến cùng. Do đó, gia đình ông Cầu cần lưu ý, ngoài việc chăm sóc sức khỏe chu đáo cho cha của mình, song song đó, nhất định phải bảo đảm các đơn từ của ông Cầu được nguyên vẹn. Cũng bởi vì, sự mất mát nếu xảy ra, hoàn toàn có thể làm sức khỏe ông Nguyễn Hữu Cầu suy sụp. Nói cách khác, các đơn từ đó gắn liền với sinh mạng ông, quyết không thể bị mất bằng cách này hay cách khác.
Bùi Thị Minh Hằng
Trong một diễn biến liên quan đến nhân quyền, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Đặng Thị Quỳnh Anh bị bắt cóc vào khoảng 8 giờ tối ngày 22/3/2014, sau khi dự xong Thánh Lễ tại nhà thờ Thái Hà để cầu nguyện cho mẹ mình, trước khi xuống đường biểu tình đòi trả tự do cho bà Hằng vào hôm 23/3/2014.
Trước đó cô Quỳnh Anh cùng em trai - Trần Bùi Trung đã làm đơn gởi đến Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để tố cáo, khiếu nại và đời hỏi trách nhiệm của cơ quan này đối với trường hợp mẹ mình bị bắt giam trái pháp luật quốc tế, sau khi đã gõ tất cả các cánh cửa "công quyền" Việt Nam. Giới cầm quyền Đồng Tháp đã hành xử thô bạo đối với bà Hằng, bà Quỳnh, ông Minh gần 2 tháng qua, xuất phát từ một chuyến đi đến thăm vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển - những Phật Tử thuộc Phật Giáo Hòa Hảo.
Người ta có quyền nghi ngờ, việc bắt giam vô pháp bà Hằng như hành động tạo cớ để gia tăng khủng bố hướng đến Phật Giáo Hòa Hảo, sau khi giới cầm quyền kết án oan sai nhiều tù nhân tôn giáo này [2]: ông Lê Minh Triết (7 năm tù, kết án 1995), ông Nguyễn Văn Thơ (6 năm tù, kết án 2006), bà Dương Thị Tròn (9 năm tù, kết án 2006), ông Nguyễn Văn Điền (7 năm tù, kết án 2005) v.v... cùng bằng chứng mới nhất vào ngày 21/3/2014, an ninh An Giang đã bao vây và tràn vào đánh đập [2A] gia đình ông Nguyễn Văn Vinh và đồng đạo tại ấp Long Hòa, xã Long Giang, huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang, trong khi mọi người đang chuẩn bị hành lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Huỳnh Phú Sổ.
Cùng ngày 22/3/2014, ông Trương Văn Dũng, nhà hoạt động xã hội, người đã nhiều lần bị hành hung dã man, tiếp tục bị nhiều người được cho là có liên quan đến an ninh Hà Nội đánh trọng thương [3] bằng ống kim loại, may mắn ông Dũng vẫn còn giữ được nón bảo hiểm trên đầu, tuy nhiên mặt và đôi mắt ông bị tổn thương nghiêm trọng. Vụ việc hành hung này được ông Dũng cho biết có liên quan đến việc biểu tình đòi tự do cho bà Hằng.
Cuộc biểu tình đòi tự do cho bà Hằng sáng 23/3/2014 diễn ra trong sự đán áp khốc liệt [4] cùng sự rình mò của an ninh nam đối với phụ nữ xuất hiện ngay cả trong nhà vệ sinh. Bà Trần Thị Nga, ông Lý Văn Lềnh, ông Hầu Văn Thành đã bị đánh đập và bắt đi chưa rõ tung tích.
Đàn áp thô bạo
|
Hiện nay tình hình đấu đá diễn ra trầm trọng hơn nhiều lần và có vẻ phía không yêu mến ông Thủ tướng nhiều lắm, đang ngày một mất dần ưu thế và đang... điên tiết, đặt trong toàn cảnh vĩ mô Việt Nam vô cùng u ám. Nói cách khác, giới cộng sản cấp cao đang sử dụng "công cụ" - những nhà hoạt động xã hội và cả tôn giáo để đánh phá lẫn nhau nhằm tính chuyện "lội ngược dòng" cho kỳ đại hội đảng mà có vẻ đã được thu xếp kỹ lưỡng với 44 nhân vật vừa được luân chuyển tới các địa phương. Trong số này có 3 nhân vật thuộc đoàn TNCSHCM (Phan Văn Mãi, Dương Văn An, Nguyễn Thị Hà). Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, một khi con trai út Thủ Tướng được "ẵm" lên chiếc ghế bí thư trung ương đoàn trong nay mai.
Giới công an Hà Nội đã xông vào nhà thờ Thái Hà tối hôm 22/3/2014 như những toán quân thổ phỉ [5]. Việc xuất hiện kịp thời và ôn hòa của đông đảo giáo dân khiến an ninh không dám làm càn. Nguyễn Đức Chung - Giám đốc công an Hà Nội "hòa hoãn" bằng cách điện đàm với nhà thờ lúc 23 giờ 30 xin cho "đoàn công tác ra về" (!).
Sự việc cho thấy, Giám đốc công an Hà Nội không những xúi giục cấp dưới hành động lỗ mảng lại không biết hổ thẹn gọi những kẻ tay sai là "đoàn công tác"!. Dù sao, Nguyễn Đức Chung cũng chỉ nhận lệnh cấp trên, bởi Chung từng thú nhận "thẩm quyền" của ông ta "trông thế những có hạn lắm".
Mục tiêu đột nhập vào nhà thờ Thái Hà cũng rất dễ nhận ra, nó nhằm làm bực mình giáo dân khi quấy phá chốn tôn nghiêm để trông mong một sự nóng nảy thiếu kìm chế, từ đó ra tay bắt người, vu khống cho Công giáo là "chống phá nhà nước".
Trước đó không lâu, ngày 18/3/2014, Hà Nội đã tiếp tục chủ trương chiếm đất nhà thờ Thái Hà với động thái lén lút lấp hồ Ba Giang vào lúc đêm tối [6]. Viện Toán cao cấp của ông Ngô Bảo Châu, suốt 3 năm qua không được cấp đất vì việc công, trong khi chính Nguyễn Đức Chung tiết lộ Hà Nội còn rất nhiều "đất đẹp" và gợi ý phía nhà thờ làm đơn xin đất.
Vấn đề không hẳn mảnh đất mang giá trị vật chất mà tinh thần và tư tưởng liên quan xung quanh vụ việc mới là điều đáng nói. Không chỉ gian manh với phía nhà thờ, việc Nguyễn Đức Chung "cung khai" còn rất nhiều đất tại Hà Nội trong khi vẫn chí chết cướp đất Thái Hà cho thấy tập đoàn Phạm Quang Nghị - Nguyễn Thế Thảo - Nguyễn Đức Chung ra lệnh cấp dưới cố tình "dụng công vi tư" để một mặt hạ "uy tín" ông Nguyễn Tấn Dũng trên trường quốc tế mặc khác gây thêm căng thẳng với nhà thờ, đồng thời khiêu khích giáo dân. Cách này khá quen thuộc mà người đời thường gọi "nhất tiễn hạ song điêu". Quá cũ và vô hiệu quả. Nó chỉ càng làm lem luốc bộ mặt "công chính" và làm cho công luận càng thêm khinh bỉ và chán ghét chế độ cộng sản.
Từ năm 2007, ông Thủ tướng đã yêu cầu 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh phải lên kế hoạch cụ thể về việc di dời các bệnh viện ra khỏi thành phố [7]. Đó lại cho thấy Phạm Quang Nghị - Nguyễn Thế Thảo cố tình không chấp hành yêu cầu của Chính phủ, trong khi vẫn để bệnh viện Đống Đa - vốn thuộc đất nhà thờ - với hiện trạng quá tải và ảnh hưởng môi trường sống quanh khu vực từ 7 năm qua. Với tình hình bất động sản đóng băng, "đất đẹp" còn quá nhiều, tại sao không lo giải quyết di dời bệnh viện Đống Đa, trả lại đất cho nhà thờ, vừa hợp pháp, hợp lý và gỡ gạc được tiếng bất lương và lật lọng bị đè nặng trong hàng chục năm qua? Không lẽ ông Nghị, ông Thảo không còn chuyện gì to tát hơn để làm, cứ quanh năm suốt tháng giằng co với nhà thờ Thái Hà(?). Điều đó vẽ ra hình ảnh tồi tàn, thật đáng xấu hổ cho cương vị Bí thư thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBNDTP Hà Nội.
Cần phải chỉ rõ Phạm Quang Nghị - Nguyễn Thế Thảo - Nguyễn Đức Chung phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tạo cớ quấy phá nhà thờ Thái Hà để làm rối tung tình hình và gây hoang mang trong dân chúng.
Số phận các nhà dân chủ?
|
Song song đó, trên facebook [9], thư của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức cũng gửi cho gia đình vào hôm cận tết Giáp Ngọ, ngày 20/1/2014, cách 10 ngày so với thư của LS. Lê Quốc Quân. Trong thư có đoạn: "...Nếu muốn sống ở nước ngoài, như ba cũng biết, thì con đã có quốc tịch khác từ lâu rồi [...], mong ba hiểu cho con và ủng hộ con đến cùng để đòi lại công lý cho con, chứ không chỉ là tự do thân thể. Con tin rằng chúng ta sẽ làm được, sẽ rất đau xót nếu tổ quốc từ chối mình để mình phải nghĩ đến việc tị nạn, phải không ba?".
Đài BBC cho hay [10] tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ có thể được cho đi Hoa Kỳ để trị bệnh. Tin này được biết từ hôm 01/3/2014 theo đài VTV4. Theo đó, BBC đã nói chuyện với LS. Nguyễn Thị Dương Hà - vợ ông Vũ, bà cho biết: ""Tháng Chín 2013, tôi cũng từng được nghe gợi ý xin cho chồng tôi đi Mỹ", nhưng ông Cù Huy Hà Vũ đã từ chối. Ngoài ra, việc đi Mỹ chữa bệnh như Lê Đình Luyện - Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ - nói, bà Hà không hay biết.
Trong kỳ kiểm điểm UPR vừa qua, Hoa Kỳ đã kêu gọi tự do cho đích danh 4 người: Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và 3 tù nhân lương tâm vừa dẫn trên. Như vậy, có thể suy đoán cả 4 người đều đã làm việc với CSVN. Có một điểm thấy rõ trong kỳ UPR Mỹ đòi đích danh tự do cho 4 vị này, trùng khớp với những thông tin chính thức mà ai cũng có thể xâu chuỗi lại và nhận rõ. Nó cũng cho thấy CSVN đang bế tắc và cần "làm ăn" với "bốn món ngon" này cùng một "món ngon" độc đáo nữa - tù nhân lương tâm nổi tiếng - cô Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái bé nhỏ lại đủ sức cuốn hút hơn 10.000 công nhân nhà máy giày Mỹ Phong đồng lòng đình công đòi quyền lợi, để từ đó cô nhận án tù 7 năm.
Vậy, vấn đề cho đến nay có thể nhận định:
- Đối với Lê Quốc Quân: điều kiện nhận tội kèm giảm án hoặc trả tự do tại tòa đã không thuyết phục được ông.
- Đối với Trần Huỳnh Duy Thức: quá rõ không còn gì để nói nữa, khi thư riêng ông đã bộc bạch tính kiên trì và việc đi tị nạn cưỡng bức không bao giờ xảy ra với ông.
- Đối với Điếu Cày: dù trong những tháng gần đây, không có nguồn tin nào về ông, nhưng tính kiên cường, bất khuất của ông không ai còn lạ. Do đó, tự do kèm xuất ngoại là điều không tưởng đối với ông. Chỉ có thông tin ngược lại mới làm chưng hửng tất cả, điều này xảy ra với xác suất 1%.
- Đối với Cù Huy Hà Vũ: vụ tung tin cho ông đi chữa bệnh để trục xuất qua Mỹ luôn, đó là kiểu "nhóng" dư luận mà CSVN hay làm, đồng thời tạo sóng để đánh gục uy tín Cù Huy Hà Vũ. Câu nói nổi tiếng tại tòa, khi ông bị kêu án 7 năm tù và 3 năm quản chế: "Tổ quốc và nhân dân sẽ phá án cho tôi", có lẽ nhiều người còn nhớ. Với tính quyết liệt nhưng tỉnh táo của một luật sư giỏi nghề, đối phó với ông bằng trò trẻ con thông qua vụ tung tin "đi chữa bệnh bên Mỹ" có vẻ đang dần mờ nhạt để bộc lộ sự thất bại trong âm mưu của giới cầm quyền đối với ông. Đòn cân não này "dành cho" ông Vũ và đặc biệt là vợ ông, chỉ có tác dụng làm dư luận hoang mang và chia rẽ một chút, rồi thôi. Dù sao cũng phải thừa nhận, đó là đòn thâm xảo của chế độ cộng sản, khi tính chuyện "làm ăn", trục lợi trên tình nghĩa người vợ đang lo ngại sức khỏe chồng. Thủ đoạn bần tiện và đê hèn đó, nó chỉ như cơn gió nhẹ làm lay động một chút đối với những ai chưa đi "guốc trong bụng" người cộng sản.
- Đối với Đỗ Thị Minh Hạnh: khả năng tự do kèm tị nạn cưỡng bức để chữa trị ung thư là một thách thức quá lớn đối với cha mẹ cô, nhưng đối với cô, nhận tội là điều rất khó có khả năng xảy ra. Nhận định, xác suất là 1%, như Điếu Cày. Có lẽ vì thế, những giòng nước mắt tuôn trào không cầm giữ nổi của bà Trần Thị Ngọc Minh đã nói thay cho quyết định của cô Minh Hạnh?
Suy ra, thế chủ động không còn ở phía cầm quyền mà ngược lại. Trong đấu tranh hiện nay, thế chủ động luôn là yếu tố quan trọng. Trả tự do kèm điều kiện sống đời lưu vong và lâu lâu lại bị cộng sản lôi ra chì chiết, thóa mạ vào bất cứ lúc nào họ hứng chí, giờ đây đã trở nên quá... "hạn sử dụng". Chế độ cộng sản đang bất lực.
Kết
"Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó đã nói láo với người khác." - Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym.
Giờ đây, tất cả những ai còn lương tri cần tiếp bước: Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, sau khi nghe xong, ta sẽ nói to cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm quanh ta rằng: cộng sản là thằng nói láo với dẫn chứng cụ thể.
Cộng sản nghĩa là nói láo!
Bên kia bờ đại dương, dân biểu Ed Royce đã giới thiệu dự luật nhân quyền [11] mang số hiệu HR. 4254, trước khi trình ra quốc hội Hoa Kỳ để chế tài những tên độc tài đảng trị Việt Nam và kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ tại địa chỉ www.hr4254.com. Dù chưa biết dự luật thành công đến mức nào, nhưng ít nhiều cũng làm cho những người cộng sản phản động, chống lại dân tộc, phải suy nghĩ nhiều trong tình hình nhà độc tài Putin vừa kéo cả vài chục thân tín vào vòng xoáy của đòn trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ và Liên Âu.
Việt Nam 25-03-2014
Nguyễn Ngọc Già
Theo RFA
Suy thoái đạo đức hiện nay
|
Giữa lúc nhiều nhà tâm huyết với đất nước, dân tộc Việt ngày càng cảnh
báo về tình trạng đạo đức xã hội VN càng lúc càng suy đồi, thì hiện
nhiều nước láng giềng của VN – và qua đó, công luận thế giới – đang nhìn
hình ảnh VN một cách “xấu xí”. Sao lại xảy ra cảnh như vậy ? Thanh
Quang trình bày vấn đề như sau:
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
∇ Nghe tường trình
|
Hồi tháng 9 năm ngóai, báo Đất Việt trong nước đưa tin “ Hòa Lan hỏang
sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô
tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những
món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để
cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Nhiều người
hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận
Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu”. Thì hôm 24 tháng Ba vừa rồi, báo
VietnamNet có bài “ Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn
tham, xả rác…” khiến “ hình ảnh VN đang trở nên xấu xí” trước con mắt
thế giới !
Hà Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái
cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng
lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo
lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ
quán
báo Đất Việt
|
VietnamNet mô tả báo Sankei Shimbun của Nhật đưa tin “ tình trạng người
VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh
trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều
siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái
Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người
Việt, trong khi một nhà hàng buffet ở xứ Chùa Vàng có bảng bằng tiếng
Việt với nội dung “ Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn
không hết sẽ bị phạt…” mà dư luận cho là “đây không phải là chuyện hiếm
gặp tại các nhà hàng Thái Lan”. Đó là chưa kể “ cư dân mạng cũng lan
truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng
Việt tại Hàn Quốc” khiến, vẫn theo báo VietnamNet, “ không ít người cảm
thấy buồn và xấu hỗ khi hình ảnh đất nước mình đang trở nên xấu xí trong
mắt người nước ngòai”.
Đó là chưa kể, cũng cách nay chưa lâu, diễn ra những cảnh như “Tài xế
bất lực nhìn dân bới mảnh chai hôi của”, ">Nửa đêm dân ra hôi bánh
kẹo từ xe gặp nạn”, “Dân đổ xô ‘hôi’ cổ vật tàu đắm ở Quảng Ngãi”, “Dân
ùn ùn ra hôi xăng trên xác xe gặp nạn”…
|
Trước những cảnh nhiễu nhương ấu trĩ như vậy, có lẽ câu hỏi cần được nêu
lên là tại sao những xứ láng giềng, nhất là những nước than phiền cung
cách thiếu văn hóa của người mình như vậy, dân họ lại không bị mang
tiếng trên thế giới ? Và đặc biệt là nguyên nhân nào mà nhiều người
Việt mình ngày nay lại hành xử một cách gọi là “vô tư” như thế, dù ngay
tại các nước ngòai ?
Có phải xã hội ngày càng ích kỷ?
Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng giải thích:
GS Nguyễn Thế Hùng: Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi
cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm
1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây
giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người
VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu
kia thì họ như vậy ? Nguyên nhân là do những người đề ra vấn đề giáo
dục, rồi những người lãnh đạo đất nước chủ trương, tuyên truyền, làm
gương như thế nào. Rõ ràng là trước đây, hồi trước 75, tại Miền Nam này,
mọi người sống trong cảnh rất là trật tự, tức không có nhố nhăng như
bây giờ. Như vậy thì rắc rối bây giờ xuất phát từ triết lý giáo dục,
cung cách người thầy rồi cung cách quan chức hỗ trợ cho xã hội như thế
nào, rồi vấn đề phương tiện truyền thông, báo chí đưa việc tốt, việc xấu
trong xã hội như thế nào.v.v.. để cho xã hội đi vào trật tự như một xã
hội văn minh.
Tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “
lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu
hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt;
rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo...
báo Sankei Shimbun
Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục
sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam
đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này
sao nó lọan quá
GS Nguyễn Thế Hùng
|
Theo GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội, khi nghe một số người cho đó là
do bản tính của con người VN, ông không nghĩ thế. Trước hết, về bản
tính của con người VN, GS Nguyễn Thanh Giang khẳng định ông vẫn đánh giá
là con người sống có nhân, có nghĩa, có hiếu; và người VN không kém về
mức độ trung thực so với các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng GS
Nguyễn Thanh Giang nhận định rằng chính chế độ trong nước nối kết với
tổ chức xã hội, nó đã làm cho người VN tha hóa.
GS Nguyễn Thanh Giang: Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa
Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi
thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua
cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính
trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào
tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo
lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào
giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể
từ khi đưa cái chủ nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì
người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm
đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con
người VN. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là
cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.
“Cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội” ấy, theo nhiều nhà tâm
huyết với quê hương, dân tộc, đã khiến XHVN ngày càng sa sút đáng
ngại.
LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN từng
khẳng định chính cái "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ
vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà
chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó
là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức.
Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để
sống." và “ Không biết đến bao giờ mới hết nghịch lý ấy ở Việt nam?”.
Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy
giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo
lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc
GS Nguyễn Thanh Giang
|
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cho biết:
MS Nguyễn Trung Tôn: Tôi sinh ra sau Cách mạng tháng
Tám -sau năm 1945. Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ
sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với
tôi rằng nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng
ngày càng xuống cấp.
GS Trần Kinh Nghị cho rằng vấn đề “ bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải
phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi
đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn
giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên”.
Trong bối cảnh xã hội như vậy, thì người ta không mấy khó hiểu khi
“ngọai cảnh ảnh hưởng – nếu không muốn nói là hình thành – tâm tính và
cung cách con người”. Và những hành vi của số người Việt như vừa nói,
theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình thuộc Viện Xã Hội Học VN, “ngoài việc thể
hiện tính xấu hôi của, ‘đám đông chỉ chờ kiếm chác’ của người Việt, thì
nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình.
Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu
khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người
dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị”.
Thanh Quang,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Nghe bài này
Bổ nhiệm lái xe để “bịt mồm”?
http://kienthuc.net.vn/diem-nong/bo-nhiem-lai-xe-de-bit-mom-323673.html
(Kienthuc.net.vn) – “Bổ nhiệm không dựa trên năng lực mà dựa trên quan hệ cá nhân… là sự sỉ nhục của cả tổ chức đó”, ông Trần Quốc Thuận chia sẻ.
Ông Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói về việc bổ nhiệm lái xe làm phó chánh văn phòng.
(Kienthuc.net.vn) – “Bổ nhiệm không dựa trên năng lực mà dựa trên quan hệ cá nhân… là sự sỉ nhục của cả tổ chức đó”, ông Trần Quốc Thuận chia sẻ.
Ông Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội trao đổi với Kiến Thức về việc nhiều lái xe
được bổ nhiệm lên các vị trí cấp cao tại các HĐND-UBND huyện, tỉnh thời
gian qua.
Đã có lái xe lôi sếp ra ánh sáng
- Mặc
dù quá tuổi và không bằng cấp theo quy định song lại có thêm 2 lái xe ở
Thanh Hoá được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng Huyện ủy và HĐND-UBND
huyện do lái xe qua nhiều đời lãnh đạo rất tốt và sức khoẻ không phù hợp
công việc lái xe. Lý do bổ nhiệm này theo ông có chính đáng?
- Người
ta cứ nói từ “lái xe” bằng cái giọng dè bỉu, rằng lái xe thì trình độ
năng lực kém, tôi nghĩ không nên hiểu như vậy. Vấn đề mấu chốt khi bổ
nhiệm là phải dựa vào năng lực, cái đáng bàn là năng lực người đó có
xứng đáng với cái vị trí mà người đó đảm nhận không. Chứ tôi thấy có đội
trưởng đội lái xe được bầu vào những cơ quan ở cấp cao đấy (cười). Nên
tôi nghĩ không nên đụng chạm đến họ theo kiểu miệt thị thế.
- Quy định bổ nhiệm các chức vụ mới của ta hiện thế nào ạ?
- Đã có
các quy định rõ ràng, khi bổ nhiệm chức vụ mới thì phải có thời gian làm
việc 1 nhiệm kỳ trở lên chứ không ai đưa ngay lập tức một người lên một
vị trí cao cả. Theo quy định tại điều 6, mục 1, chương II, Quyết định
27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/2/2003 nêu rõ tuổi bổ
nhiệm cán bộ, công chức lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi
đối với nữ. Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các quận,
huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (cả nam và
nữ). Nhìn vào các quy định hiện hành thì rõ ràng họ đã vi phạm quy
trình bổ nhiệm.
- Vì sao quy định đã có sẵn rồi mà họ vẫn bổ nhiệm như vậy?
- Có thể
là vì lái xe biết quá nhiều bí mật của lãnh đạo. Lái xe biết mọi mối
quan hệ, mọi nơi lãnh đạo đi, lãnh đạo đến, nên việc bổ nhiệm là để “bịt
mồm” lái xe. Chứ tôi biết có nhiều lái xe, vì nắm giữ các bí mật nên đã
hô hào lên, thế là lãnh đạo mất chức đấy. Họ la toáng lên vì có thu
băng, có quay phim, có đầy đủ các bằng chứng, lôi lãnh đạo ra ánh sáng.
-
Việc bổ nhiệm ở Thanh Hóa khiến dư luận đặt câu hỏi người lãnh đạo nghĩ
gì vậy, người trong cơ quan đó hẳn cũng phải biết rõ chứ?
- Bổ
nhiệm một người không có đủ năng lực vào những vị trí đó là sự xúc phạm,
sỉ nhục của tổ chức, đơn vị đó. Người được bổ nhiệm cũng cảm thấy xấu
hổ chứ không vui vẻ gì. Thế là cùng một lúc hại đến bao nhiêu người, ông
thủ trưởng cũng thấy xấu hổ, cả tổ chức nhìn ông ấy chỉ bằng nửa con
mắt.
- Như vậy, người ta coi việc bổ nhiệm giống như phần thưởng, ban ơn?
- Và cũng không thể lấy đó ra để bịt miệng bịt mồm lái xe vì lái xe biết nhiều quá.
Ông Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói về việc bổ nhiệm lái xe làm phó chánh văn phòng.
Bổ nhiệm ngầm
- Việc bổ nhiệm kiểu “vô trách nhiệm” như vậy liệu có nhiều không?
- Việc
nổi cộm như thế này có nhiều hay không thì tôi không biết. Khi tôi còn
làm, tôi thấy người ta không “trắng trợn” như thế. Thay vì bổ nhiệm một
chức vụ có thực quyền thì người ta hay bổ nhiệm kiểu cho từ “hàm” vào
trước các chức vụ đó. Có chữ đó trong chức vụ thì các chế độ lương bổng,
đãi ngộ sẽ được cao hơn. Người ta làm cái đó nhiều lắm, đó như một
chính sách đãi ngộ cán bộ.
- Nghĩa là những người đó không có thực quyền?
- Hàm đó
sẽ khiến cho người được phong có một khoản thu nhập tốt, lương hưu có
thể sẽ cao hơn. Cái đó thì nhiều lắm, nơi nào cũng có. Thực ra nó không
quá xấu, nó chỉ như chính sách ưu đãi đối với cán bộ thôi. Nó là một lỗ
hổng mà người ta thường áp dụng, tác hại của nó cũng có, nhưng không đến
mức khủng khiếp quá.
- Trong câu chuyện bổ nhiệm này, vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu xem ra mờ nhạt quá, dư luận bất bình là vì thế?
- Chúng
ta cứ quy định người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nhưng tôi không thấy
người đứng đầu nào chịu trách nhiệm cả. Rồi nếu họ có phải chịu trách
nhiệm thì gia đình con cháu họ cũng giàu lên rất nhanh, giàu đến khủng
khiếp. Cái đó thì rõ quá rồi. Cơ chế đẻ ra những thứ đó.
- Lãnh đạo cơ quan không thể có toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm ai, đuổi việc ai?
- Thường
là họ lấy phiếu tín nhiệm để bảo là đã làm đúng quy trình rồi. Khi thủ
trưởng đã đưa ra ý kiến bổ nhiệm, đố ai dám phản đối, ông ấy trừng trị
ngay. Nhân viên hùa theo vì trách nhiệm cũng đâu phải của mình. Đấy, họ
cứ làm tốt, đúng quy trình rồi, có vi phạm gì đâu. Thế là về bản chất,
việc bổ nhiệm là ý chí chủ quan của lãnh đạo, nhưng được hợp thức hóa
bằng sự đồng tình của cả tập thể.
Kiểm tra “phong bì”, ai dày thì thắng
- Theo ông thì giải pháp nào để giải quyết tình trạng này?
- Giải
pháp đã có rất nhiều trong các nghị quyết rồi. Nghĩa là phải công khai
minh bạch các tiêu chí, có cạnh tranh, có sự kiểm tra giám sát từ chức
nhỏ đến chức lớn. Vừa rồi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói bằng giả chỉ vào cơ
quan nhà nước thôi, rất đáng buồn. Việc tuyển dụng các vị trí trong các
cơ quan nhà nước, phải học theo các doanh nghiệp nước ngoài mà làm. Để
thi tuyển được một vị trí họ kiểm tra rất gắt gao, chọn đúng được người
có năng lực bằng sự cạnh tranh quyết liệt. Chứ kiểm tra bằng “phong bì”,
ai dày hơn thì thắng, làm sao tìm được người giỏi?
- Trong câu chuyện này thì người bổ nhiệm hay người được bổ nhiệm sẽ bị xử lý nặng hơn?
- Từ một
quy trình sai sẽ cho ra đáp án sai. Phải xử lý những người làm ra quy
trình đó, từ đó mới lần theo. Thủ trưởng sẽ bảo: “Tôi không muốn ký,
nhưng đọc văn bản thấy nhiều người đồng tình quá nên tôi ký thôi, tôi
làm đúng quy trình rồi”. Lỗi tại cái cơ chế không giao rõ trách nhiệm
cho ai, nó cứ lập lờ, lẫn lộn, không rõ trách nhiệm của ai cả. Thủ
trưởng không ra thủ trưởng, tập thể không ra tập thể là cái phải sửa.
- Tới đây hẳn là người ta sẽ lại rà soát, nhiều người cũng sẽ run?
- Đây là
bài học mà những người lãnh đạo phải xem lại toàn bộ hệ thống của mình
để rà soát, đặc biệt là quy trình bổ nhiệm làm sao để chọn được người
tài. Cứ bảo “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, mà dấu hiệu để nhận diện
nhân tài là bằng cấp, mà bằng giả tràn lan thế, thì nguyên khí ở đâu.
Nói chung, khẩu hiệu hô nhiều lắm rồi, phải làm đi. Có quy hoạch treo,
luật treo, rồi có cả lời hứa treo. Cán bộ nói thì cứ nói thôi, nhưng
chẳng làm.
Xin cảm ơn ông!
Ông Mai Đức Hùng, Trưởng ban Tổ chức huyện ủy Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, xác nhận tại huyện đang có 2 cán bộ lái xe được bổ nhiệm lên làm Phó chánh Văn phòng mà không bằng cấp. Theo đó, ngày 12/10/2011, ông Trương Bá Phúc, Bí thư Huyện ủy huyện Tĩnh Gia đã ký Quyết định số 216-QĐ/HU bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Hợi (SN 1959, quê quán xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia), công chức lái xe cơ quan huyện ủy giữ chức Phó chánh Văn phòng Huyện ủy. Cùng thời điểm trên, ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện này cũng ký quyết định bổ nhiệm ông Vũ Quang Huy (SN 1960, ngụ xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia), đang là lái xe của Ủy ban giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng HĐND – UBND huyện.
Tô Hội (Thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét