Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Tin thứ Sáu, 13-12-2013 - Có thể nào đất nước đã đến hồi mạt vận, mọi giá trị chuẩn mực đang bị đảo lộn?

– J.B Nguyễn Hữu Vinh: Diễn đàn Xã Hội Dân sự tham gia tưởng niệm Nelson Mandela tại Hà Nội (DĐXHDS).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
bia- Lý Sơn: Bị TQ bắt tàu, ngư dân quay qua nghề cào hến (DCCT).
<- Dàn sao Việt đồng thanh hát về những người con của Trường Sa (Infonet).
- Tàu ngầm Kilo Hà Nội đang tiến vào Biển Đông (PT).
- Trung Quốc mua Su-35 để kiểm soát biển Đông? (Tin tức).  – Trung Quốc được cho có ý định đóng tàu sân bay mới (VOA).
- Thế giới 24h: Trung Quốc sẽ lập ADIZ ở Biển Đông? (ĐS&PL).

- Nhật tìm hậu thuẫn của ASEAN để đối phó với Trung Quốc (RFI). – Nhật tìm sự ủng hộ của ASEAN (NLĐ).  – Hàn-Nhật tập trận trong ADIZ của Trung Quốc.  – Indonesia sẽ nêu về biển Hoa Đông ở Hội nghị ASEAN-Nhật (TTXVN).  – Nhật Bản đánh giá cao vai trò của ASEAN ở châu Á.
- Seoul muốn dùng vũ khí YouTube trong cuộc chiến biển đảo (RFI). – Hàng không dân sự Hàn Quốc đầu hàng vùng phòng không Trung Quốc.
- Mỹ không có chiến lược thực sự đối phó với Trung Quốc (Tin tức).
- Dân biểu Mỹ đề nghị John Kerry nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam (RFI). – Kerry sẽ nêu nhân quyền khi thăm VN? (BBC).  – ‘Mỹ chỉ muốn trấn an VN và Philippines’. GS Nguyễn Mạnh Hùng: “Tuy rằng nhân quyền không phải là vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này, nhưng chuyện đó là cái không thể có được nếu sự quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam tiến thêm một bước nữa”.  – Audio phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Mục tiêu chính của ông Kerry là gì?   – Audio phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: ‘Mỹ-Việt sẽ nghiêng về chủ đề kinh tế?’    – Ngoại trưởng Mỹ nói gì trước chuyến thăm Việt Nam? (TN).  – Con gái Ngoại trưởng Mỹ: ‘Việt Nam là một phần cuộc đời tôi’ (VOA).
- Nhà báo Trần Quang Thành: Ngô Hào, một nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền trầm trọng (DĐXHDS).
- Hình ảnh Nguyễn Tiến Trung được chiếu trên mặt tòa đại sứ Việt Nam tại Paris (Dân Luận).
- Luật sư Lê Quốc Quân tố cáo các sai phạm pháp lý từ trại giam (VOA).
- Nhất vẫn Nhất – Hat off to a detained blogger Nhat (Nguyễn Hồng Sơn). – Dương Hoài Linh: Có thể nào đất nước đã đến hồi mạt vận, mọi giá trị chuẩn mực đang bị đảo lộn? (Quê Choa). – Báo Công an luận tội blogger Nhất (BBC).
- Nguyễn Quang Duy: MELBOURNE ÚC: ĐỒNG HÀNH NHÂN QUYỀN 10-12-2013 (DĐXHDS).
- Tường trình về việc đàn áp các bloggers kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền ở Việt Nam: Report on Suppression of Bloggers Celebrating International HR Day in Vietnam (Đoan Trang). – Công an Nguyễn Vũ Huy số hiệu trung uý 127 -495 là cướp ngày ! (Xuân VN). – Túm cổ côn đồ mà đánh (DLB).
- THÔNG BÁO THÀNH LẬP HỘI TỪ THIỆN! ĐIỀU LỆ HỘI BẦU BÍ TƯƠNG THÂN (Nguyễn Tường Thụy).
- Ngu và hèn ! (DCCT). “Kẻ xứng danh NGU CHÚA, NGU TRIỆT ĐỂ, chính là kẻ chủ mưu, đạo diễn cho màn lừa đảo lố bịch với tỷ lệ chính xác là 97,59% trên tổng số, đã ‘thông qua’ bản hiến pháp của đảng CS VN vào ngày 28.11.2013. Và HÈN TOÀN TÒNG là cái tập thể ‘nghị gật’ trong cái cuốc hội đó (hội cuốc đất), khiến cả thế giới giật mình! Giật mình không phải vì sự ‘thông qua thông lại’ này, nhưng giật mình vì không hiểu tại sao mà nó lại ngu thế, trơ trẽn thế!
- Khang Nguyen – Sẽ có ngày ‘tức nước vỡ bờ’ (Người Việt/ DL). “Bênh vực kẻ ‘ăn chặn’, xử lý người tố cáo; thăng chức cho ‘con ông cháu cha’; để lọt 600 bánh heroin;… và còn nhiều chuyện tệ hại khác diễn ra ngày càng nhiều, ngày càng trắng trợn dưới chế độ CSVN.  Một mặt kêu gọi mọi người tố cáo, lật mặt bọn tham nhũng, thì chính quyền CSVN lại đang giang tay bao che cho bọn vô lại này. Chúng ‘ăn’ không từ thứ gì, kể cả tiền của trẻ em tàn tật“.
- THƠ GỞI ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CỦA 32 HỘ DÂN KHU LIÊN HỢP CN-DV-ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Boxitvn).
- Phát Định – Nhân đọc bài “Tôi muốn vào Đảng Cộng Sản Việt Nam” của anh Lê Thăng Long (Dân Luận). Mời xem lại: ‘Tôi đang muốn vào Đảng Cộng sản’ (BBC). – Americong – Mỹ cộng (DCCT).
- Sự ồn ào trước câu chuyện “xin ra khỏi Đảng” (QĐND/DĐXHDS). – Vì sao nhiều đảng viên bỏ đảng? (RFA).
- Nón Cối (Blog RFA).
- Person of the year (Giangle). “Chính trị: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang – Kinh tế: Nguyễn Văn Bình, Lê Đăng Doanh, Đoàn Nguyên Đức – Văn hóa: Trương Ngọc Ánh, Ngọc Trinh, Công Vinh (mục này tôi mù tịt chỉ đoán mò) – Xã hội: Dương Chí Dũng, Nguyễn Thanh Chấn, Võ Nguyên Giáp“.
- Luật Đất đai (sửa đổi): Những điều vui và đôi điều đáng tiếc (DĐDN).  – 5 năm định giá đất 1 lần (NLĐ).
- Sẽ xây đường hầm nối các cơ quan trong khu chính trị Ba Đình (VnEco).
- Sai lầm lớn của Dương Chí Dũng là bỏ trốn, nên khiến tòa phải sợ cánh báo chí? (DĐXHDS). – Việt Nam xét xử «đại án tham nhũng» tại Vinalines (RFI). – Việt Nam xét xử Dương Chí Dũng và vụ tham nhũng ở Vinalines (VOA).  – Dương Chí Dũng: ‘Sai nhưng nay mới biết’ (BBC).  – Dương Chí Dũng: ‘Bị cáo không vì tiền mà đánh mất danh dự’ (VNE). – Dương Chí Dũng mua 2 căn nhà cho bạn gái bằng tiền của vợ?! (TT).  – Tham ô 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng đối mặt án tử hình (VnEco).  – NGÀY ĐẦU XỬ VỤ DƯƠNG CHÍ DŨNG: Cấp trên đổ tội cho cấp dưới (NLĐ).  – Dương Chí Dũng lộ mâu thuẫn với tổng giám đốc (ĐT).  – Vụ án Dương Chí Dũng: Thật khó hiểu! (KT). – Video: Xét xử sơ thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm (VTV).
2- Xô xát cưỡng chế đất Hà Tĩnh làm sân golf (BBC). =>
- Chủ tịch xã ‘mất tích’ (VNN).  – Bắt tạm giam nguyên chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân (ND).  – Quan xã “ăn đất”, “ăn” cả tiền hỗ trợ lũ lụt của dân (NLĐ).
- Để bớt những vụ chết người đáng tiếc trong tay công an (TT/DĐXHDS).
- Luật nào cho phép ‘hốt hàng’ của dân? (TN).
- Báo Đại Đoàn Kết: Một số báo, trong một ngày lại phát hành hai bản in có nội dung khác nhau? (Hữu Nguyên).
- Cty thuộc da Hào Dương bị ngưng hoạt động vì gây ô nhiễm môi trường (RFA).
- Phạt “nguội” 14 phương tiện vi phạm (NLĐ).
- Nguyễn Khắc Nhẫn: Thất vọng tại Varsovie! Điện hạt nhân Việt Nam đối mặt với biến đổi khí hậu (Boxitvn).
- Đàm phán TPP một lần nữa lỗi hẹn (Alan Phan).
- Độc chiêu của Ấn Độ chống tham nhũng: “vũ khí bất bạo động phi hợp tác” (FB Mạnh Kim).
- Obama-Castro : Một cú bắt tay mang tính chất tiên tri? (ĐCV).
- Giật đổ tượng Lê Nin là “thiếu văn hóa”!? (DLB). – Từ tượng Lê Nin đến tượng Hồ Chí Minh (Phi Vũ).
- Lê Diễn Đức: Ngày 13/12, một biến cố đau thương (Blog RFA).
- Nelson Mandela: Từ cách mạng Nam Phi đến Việt Nam (DCCT).  – Mandela, người đồng hương của tôi (pro&contra). Vĩ nhân cuối cùng
- Giáo hoàng Francis là ‘nhân vật của năm’ (BBC).  – Ðức Giáo Hoàng Phanxicô được bình chọn là Nhân vật của năm (VOA).
- Chu Vĩnh Khang đang bị quản thúc? (BBC). – Trung Quốc : Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia (RFI).
- Trung Quốc mở rộng chiến dịch cải tạo đông đảo tại khu vực bất ổn Tây Tạng (VOA).
- Nhật e ngại Bắc Triều Tiên còn cực đoan hơn (RFI). – Vụ thanh trừng ở Triều Tiên chưa có hồi kết (VnEco).   – Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un – Kỳ 1: Tuổi thơ xa quê hương, bị dì ruột ‘bỏ rơi’ (TN).
- Thái Lan: Cựu Thủ tướng đảng Dân chủ bị truy tố về tội sát nhân (RFI). – Quân đội Thái Lan từ chối can dự vào khủng hoảng chính trị. – Một người Thái Lan bị kết án vì « có ý đồ » khi quân. – Thủ tướng Thái kêu gọi thương thuyết, người biểu tình tiếp tục gây áp lực (VOA).  – Thủ lĩnh phe biểu tình Thái thề ngăn chặn tổng tuyển cử (TTXVN).  – Nín thở chờ quân đội Thái Lan (NLĐ).
- Ukraina có nguy cơ rơi vào nội chiến (RFI). - Kiev trấn áp người biểu tình, Mỹ đe dọa trừng phạt Ukraina. – Ukraina có thể ký hiệp định liên kết với Châu Âu (RFI). – Ukraine ‘sẽ ký thỏa thuận’ với EU (BBC).  – Mỹ xem xét ‘mọi khả năng’ với Ukraine.  – Thủ tướng Ukraina yêu cầu EU viện trợ 27 tỉ đôla để ký thỏa thuận (VOA).  – Phe đối lập Ukraina bác bỏ đề nghị đàm phán của Tổng thống.  – Ukraine “bắt cá hai tay”? (NLĐ).

- HAI ĐẠI BIỂU HĐND TP ĐÀ NẴNG: Đề nghị hủy thủy điện để “cứu” môi trường (PLTP).

- Trần Vũ: Nghĩ về một tập san quân đội (pro&contra).
- Trò vụng về gán tội cho Trương Duy Nhất (Người Buôn Gió). “Đến đây thì người ta mới rõ bài viết ‘chấm điểm bộ tứ’ hay việc Trương Duy Nhất xếp hạng tín nhiệm cho quan chức chính phủ mới thực sự là lý do khiến anh bị bắt. Và tội chính thức của anh ta trong cái mớ bòng bòng, hỗn độn mà tờ báo đưa ra là ‘bôi nhọ lãnh đạo‘.”
- Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thăm Việt Nam và Phillippines (Diplomat/ TCPT).  – Ngoại trưởng John Kerry đến VN bàn về môi trường (DCCT). – Chuyến viếng thăm của Kerry và tương lai của Việt Nam: Kerry’s visit, Viet Nam’s future (Jonathan London).
KINH TẾ
- Nhận diện những tồn tại của 2013 (TBKTSG).  – 2014 là năm sẽ có những giải pháp “quyết liệt” (ND).
- Phỏng vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Chính sách tiền tệ 2014: Liệu cơm gắp mắm (TBKTSG).
- Kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp (TBKTSG).
- Bất thường lãi suất cho vay (NLĐ).
-  Chúng ta vừa giàu hẳn lên! (TBKTSG).
- Xem lại vì sao kiểm toán không phát hiện sai phạm tại EVN (ĐT).
- Việt Nam có nhiều cơ hội từ các cơ chế mới của WTO (TBKTSG).
- Chuyên gia: Thất thu thuế từ chuyển nhượng vốn là do cơ chế phối hợp (TBKTSG).  – Thất thu từ các giao dịch giả hiệu (DĐDN).
2<- Gas tăng giá, dân lo “tát nước theo mưa” (ND).
- Hành trình nợ nần của đại gia cà phê tại 7 nhà băng (VNE).
- Giá vàng tuột dốc do Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận ngân sách (TT).
- Hiệp định thương mại TPP có thể đạt được vào đầu năm 2014 (VOA).
- Boeing giành hợp đồng 6,5 tỷ đôla (BBC).
- Kinh tế châu Âu: Một năm nhìn lại (ND).
- Mỹ phát hành ‘tiền hên’ nhân dịp Tết Nguyên đán (VOA).
- Nội các Nhật chấp thuận kế hoạch kích thích kinh tế 53 tỉ đôla (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
2- Công tác quản lý lễ hội 2013: Đã bớt “nóng’ (TQ).
- Chùa Một Cột sẽ được tu bổ từ cuối tháng 12 (VNE).
- Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng đang cần vốn (NLĐ).  =>
- Nhiều người đến xem dựng tượng nhạc sĩ Phạm Duy (NLĐ).
- Video: Hà Tĩnh bảo tồn dân ca ví,dặm (VTV).
- Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN (KỲ 18) (Nhật Tuấn).
- Trên ngọn Everest: xưa và nay (Da Màu).
- Ngày lạnh (Da Màu).
- Về nội dung và cấu trúc của khai niệm văn học (Trần Đình Sử).
- BỊ ÉP THEO PHONG TRÀO “VĂN HÓA”: Chạy theo hư danh (NLĐ).
- Chạy sô sang Campuchia (NLĐ).
- Cục Nghệ thuật Biểu diễn chấn chỉnh “sự cố” của Trần Thị Quỳnh (DT).
- Gặp gỡ tác giả tiểu thuyết nổi tiếng về Alexandre Yersin (ND).
- Những cảnh báo cay đắng (Vương Trí Nhàn).
- Trực tiếp SEA Games 2013: Ánh Viên lập cú đúp HCV (TN).  – Năm môn thể thao ‘đặc sản’ SEA Games (BBC).  – Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 27 ngày 12/12 (TTXVN).
- World Cup 2014 : Brazil, thực tế phũ phàng (RFI).


- Nguyễn Thanh Đức: Tóm Gọn 5000 năm SỬ VIỆT XƯA (Việt Dương Nhân).
- Kịch Bá (Vũ Nho).
- Thằng sứt môi (Quê Choa).
- DỌC MIỀN TRUNG (27 – HẾT) (Nguyễn Trọng Tạo).
- GIA LAI CÀ KÊ 8 (Văn Công Hùng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
rez_700_thi sinh lam bai thi tai dh noi vu chieu 9-7- Được phép tuyển sinh riêng (NLĐ).  – Thí sinh lưu ý gì khi thi đại học 2014? (VNN).  – Mở rộng cánh cửa tự chủ tuyển sinh (ND).  – Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh riêng từ năm 2014.  – Năm 2014: Thí sinh được dự thi đại học nhiều hơn 1 lần (QĐND).
<- “Ba chung” sắp kết thúc “sứ mạng lịch sử” (TQ).
- Băn khoăn với ngoại ngữ thứ 2 (NLĐ).
- Long An: Sau bữa ăn trưa, 73 học sinh nhập viện (PNTP).  – “Cơm bụi” và nỗi lo sức khỏe sinh viên (GD&TĐ).
- Olympic khoa học trẻ thế giới: Việt Nam giành một huy chương vàng, năm huy chương bạc (SGTT).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bí ẩn bệnh chảy máu không cầm (NLĐ).
- Thói hôi của và sự xuống cấp đạo đức (BBC). “Một xã hội mà nhan nhản hành chính lộ, phí lộ, học lộ, xin việc lộ, thăng quan lộ, bệnh lộ… Thậm chí người có quyền hạn “hôi của” trên tai nạn người khác bằng những thủ đoạn lặp lại trong bệnh viện, trong xử lý hồ sơ… kể cả “hôi” hàng cứu trợ bão lụt, tiền từ thiện cũng rất hồn nhiên thì liên quan gì đến dân trí thấp”.  – Pháp luật lên tiếng (NLĐ).
- Phạt nặng vẫn khó cấm hút thuốc lá (NLĐ).
2- Bị chồng chém lòi con 37 tuần tuổi ra ngoài, vợ bình tĩnh cứu con (NLĐ).
- Một nữ sinh bị ‘cướp tóc’ ngay trước cổng trường (TN).  – Cướp túi trong cốp xe của khách đổ xăng (VNE).
- 2 vũ nữ thoát y trong bữa tiệc sinh nhật (TN).
- Chủ tịch UBND TP.HCM nói về ‘nghi án’ máy bay làm tốc mái nhà dân (TN). =>
- Nhà khoa học Scotland mất tích bí ẩn ở Sapa (TT).
- Cơ quan FDA kêu gọi chấm dứt sử dụng thuốc kháng sinh cho gia súc (VOA).
- Ấn Độ muốn ra luật về quyền của giới đồng tính (RFI).


QUỐC TẾ 
- Syria: Chỉ huy FSA “tháo chạy” vì sợ lực lượng Hồi giáo cực đoan (QĐND).  – Bão ập vào khu vực người tị nạn Syria tại Libăng (VOA).
- Israel: Nữ nghị sĩ gốc Phi bị từ chối hiến máu (NLĐ).
- Tòa án tối cao Pakistan mất đi người đứng đầu độc lập (VOA).
- Liên minh ủng hộ cựu Tổng thống Morsi tiếp tục kêu gọi biểu tình (Tin tức).
- HRW: Những kẻ giết người hàng loạt ở Nigeria không bị truy tố (VOA).
- Bangladesh hoãn vụ hành quyết một thủ lĩnh Hồi giáo (VOA).
2<- Dân Nam Phi xếp hàng viếng Mandela (BBC).  – Doanh nghiệp Nam Phi cho nhân viên thời gian để tang ông Nelson Mandela (VOA).  – Nam Phi điều tra thông dịch viên ‘giả mạo’ tại tang lễ ông Mandela.  – Sếp “thông dịch viên” trong lễ tưởng niệm ông Mandela bỏ trốn (NLĐ).
- Putin đòi đánh thuế các công ty Nga ở hải ngoại (RFI).
- Nhà Trắng bác bỏ chỉ trích về cú bắt tay Obama-Castro (RFI).
- Tòa tối cao Úc lật ngược đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính (VOA).


* Video: + TQ có thể áp đặt ADIZ ở Biển Đông? Mỹ ứng xử ra sao?; + Bản tin video sáng 12-12- 2013; + Công an đập phá nhà tang lễ của người Hmong; + Bản tin video tối 11-12-2013; + Dự thảo quốc phòng Nhật tập trung đối phó với Trung Quốc; + Trung Quốc được cho có ý định đóng tàu sân bay mới; + Chuyên gia TQ đề nghị đưa tàu sân bay tới Biển Đông.

* VTV: + Chào buổi sáng – 12/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 12/12/2013;  + 360 độ thể thao – 12/12/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 12/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 12/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 12/12/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 12/12/2013;  + Thế giới trong ngày – 12/12/2013;  + Thời sự 12h – 12/12/2013;  + Thời sự 19h – 12/12/2013.

2153. NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN BỊ SÁCH NHIỄU VÌ ẤN HÀNH THƠ NGUYỄN THANH GIANG

Nguyễn Thanh Giang
13-12-2013
Trưa 28 tháng 11, một cán bộ biên tập của Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn gọi điện yêu cầu tôi nộp lại bản thảo tập thơ “Những Mẩu Quặng Dọc Đường”. Giọng ông ta có vẻ khẩn khoản. Ông nhắc tôi nộp ngay để kịp báo cáo cấp trên.
Tôi nhờ người đem nộp bản thảo, nhân tiện tìm hiểu xem có gì nghiêm trọng mà nghe giọng người nói qua điện thoại như bối rối, bất an.

Nhà Xuất bản cho biết họ đang cần tài liệu này để báo cáo gấp nhưng thận trọng không cho biết lý do. Mãi đến hôm qua, nhờ một người “thần thế” đến hỏi han thân tình, NXB mới cho xem tờ công văn sách nhiễu họ.
Nội dung như sau:
Số 4755/CXB-QLXB
V/v đình chỉ phát hành để sửa chữa cuốn “Những mẩu quặng dọc đường”.
Công văn cật vấn ba điều:
1-    Tại sao duyệt xuất bản Thơ mà lại cho in cả những bài bình luận vào trong sách?
2-    Tại sao cho in tới một ngàn cuốn?
3-    Tại sao bản thảo chỉ 160 trang mà sách in ra lại gần 200 trang?
Và phán quyết:
Với sai sót trên, Cục Xuất bản yêu cầu Nhà Xuất bản:
- Đình chỉ phát hành cuốn sách trên để cắt bỏ phần văn xuôi trong cuốn sách “Những mẩu quặng dọc đường”. Sau khi sách được sửa chữa nộp lại bản chữa cho Cục Xuất bản
- Văn bản báo cáo kết quả sửa chữa cuốn sách gửi về Cục Xuất bản trước ngày 30/11/2013 ”.
                                                                  Phó Cục trưởng Phạm Quốc Chính ký tên
Không ai tưởng tượng nổi vì sao với những cật vấn dớ dẩn đến mức như vậy mà có thể căn cứ vào đấy bắt NXB Hội Nhà Văn phải đình chỉ phát hành cuốn sách.
Nhẽ ra NXB Hội Nhà Văn không cần bối rối khẩn khỏan tôi nộp tư liệu để làm báo cáo mà chỉ cần gửi công văn phúc đáp bằng các câu hỏi ngược trở lại như sau:
1-    Xin hỏi, những bài bình luận ấy có sai sót, tội lỗi gì mà không được in vào sách? Sáu bài bình luận đã in đều là của những người có uy tín lớn trên văn đàn: nhà thơ Đinh Hải – giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nhà nước năm 2007, nhà thơ Thanh Thảo – Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, nhà thơ Ngô Văn Phú – giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012, nhà báo Phạm Ngọc Luật – nguyên Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin …
2-    Sách đã cho xuất bản tức là được coi như sẽ đến với công chúng để làm nhiệm vụ “chiến sỹ Văn hóa-Thông tin của Đảng” thì in càng nhiều càng tốt chứ? Một ngàn cuốn đâu phải là nhiều!
3-    Bản thảo với sách in không cùng kiểu chữ, không cùng khoảng cách dòng nên số trang tất nhiên không trùng nhau. Kiến thức tối thiểu về ấn hành ấy mà Cục quản lý về xuất bản không nắm được sao?
Thực ra, cả Cục Xuất bản lẫn NXB Hôi Nhà Văn không ai dớ dẩn cả. Chẳng qua họ bị một Thượng cấp Lú nào sờ gáy nên phải chiều lòng ra roi dằn mặt nhau để chuyển ý thiên triều: từ rầy đừng xớ rớ dính dáng với cái bọn “Diến biến hòa bình” như Nguyễn Thanh Giang mà không phải đầu cũng sẽ phải tai. 
Vì nội dung Thơ đã “được” NXB đẽo gọt nhẵn thín nên họ không có lý gì để kết án phần Thơ, mà, giận cá chém thớt, họ quay sang cà khịa những người bình luận mặc dù họ không nêu được sai trái nào trong các bài bình luận ngoài tội dám khen Nguyễn Thanh Giang.
Mãn chiều xế bóng rồi, biết mình không còn làm được gì hơn ngồi gặm nhắm quá khứ. Được một số anh em nhắc nhở, khuyến khích nên tôi đã cặm cụi thu gom lại một mảng sức lao động đã từng bỏ ra rải rác trong hơn nửa thế kỷ, ngõ hầu góp phần “mua vui” cùng thế sự.
Không ngờ cái thiện ý của bạn bè tôi, của Ban biên tập NXB Hội Nhà Văn và tác giả không được thiên triều thể tất mà vẫn tiếp tục săm soi bằng căp mắt ngầu đục những tia đỏ dã thú.  
Vì sao họ mãi mãi kỳ thị và dai dẳng truy diệt tôi một cách dã man, độc ác, khốn nạn như vậy. Nhân danh Đảng lãnh đạo nhưng cho đến nay họ cứ giữ mãi cái tâm địa tiểu nhân, bẩn thỉu, đê tiện mà không biết nhục!  
Tham gia biên chế Nhà nước từ 1953, xung phong đi bộ đội chống Pháp, suốt từ ngày đi học, làm công tác, đến nay, tôi không những chưa hề vi phạm pháp luật mà cũng chưa hề bị kỷ luật vì tư cách đạo đức hay tác phong sinh hoạt bao giờ. Chẳng những thế tôi đã từng nỗ lực luyện rèn và cật lực lao động để có được những cống hiến không quá nhỏ cho nhân dân, cho đất nước. Tôi là người đầu tiên phát hiện khả năng chứa Uranium của tầng than Nông Sơn (nhà địa chất Trần Đức Lương – chủ tịch Nước – biết rõ điều này). Các mỏ Uran ở Miền Bắc đều manh mún. Nguồn cung cấp Uran sắp tới chủ yếu trông vào kết quả khai thác từ đây.
Trong những năm chiến tranh gian khó, thiếu thốn đủ đường, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Cổ Địa từ đầu tiên ở Đông Nam Á do tôi thiết lập đã góp phần tự hào cho khoa học – kỹ thuật nước nhà …
Lăn lộn nhiều với thực tế, lại có dịp tiếp súc sớm với thế giới Phương Tây tiên tiến qua các Hội thảo, Hội nghị Quốc tế từ những năm 80, tôi nhận ra nhiều nghịch lý của chế độ ta. Tôi vô cùng căm phẫn khi hiểu ra rằng chỉ vì đường lối chủ trương sai lầm mà Đảng đã đưa dân tộc qua bao cuộc chiến tranh đẫm máu để rồi dẫn đất nước đến đói nghèo, tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. Mặc dầu vậy, khi thể hiện quan điểm bất đồng tôi vẫn cố giữ thái độ ôn hòa, có tình, có lý. Do độc đoán, hợm hĩnh, nhiều nhà lãnh đạo không bằng lòng tôi nhưng chưa ai, chưa bài báo nào nói tôi sai những gì. Ngược lại, nhiều ý kiến lớn của tôi đã nêu từ hai mươi năm qua bị quy kết là chống CNXH, chống Nhà nước, phản động … nay được thừa nhận và đang xuất hiện trên báo Đảng ngày càng nhiều. Cho nên, khi được cho xuất bản tập thơ, tôi ngỡ Đảng đã sám hối và biết nghĩ lại. Không ngờ …!  
Tôi gẩn tám mươi rồi, không biết còn sống bao lăm nữa. Mấy dòng kể lể cà kê trên đây nhằm giãi bầy nỗi oan khuất cay đắng đằng đẵng. Mong Đảng hãy buông tha cho tôi để khi chết tôi còn có thể nhắm mắt.
*
Tôi đã phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn so với lương hưu để in sách. Vì chưa đâu chính thức nhận được quyết định cấm lưu hành nên mong các cửa hàng sách cứ bán giúp để may ra tôi có thể thu hồi đủ vốn.
Xin chân thành cảm ơn NXB Hội Nhà Văn đã vì tinh thần nhân văn cao cả của thi ca mà sáng suốt nhận xuất bản cuốn “Những Mẩu Quặng Dọc Đường” với bản lĩnh đáng trân trọng.

                                                                  Hà Nội, ngày Nhân quyền Quốc tế 2013
                                                                               Nguyễn Thanh Giang
                                                                  Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
                                                                       Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
                                                                               Mobi: 0984 724 165

Có sự cố, chỉ ngay kẻ phải "giơ đầu" chịu

"Ngay các bộ trưởng cũng không rõ về mặt trách nhiệm. Tôi thấy rất nhiều bộ trưởng nói cái này đã trình Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ", ông Nguyễn Trần Bạt nêu ý kiến.LTS: Như thường lệ, một năm luôn kết thúc với các phần tổng kết, đánh giá nhìn nhận lại các diễn biến của năm cũ.
2013 là năm có những đổi thay lớn về mặt vĩ mô như: sửa Hiến pháp, sửa Luật đất đai. Đồng thời, trong đời sống xã hội cũng chứng kiến những biến động lớn: Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các vụ án gây chấn động nhân tâm: tráo kết quả ở Bệnh viện Hoài Đức; trẻ em chết sau khi tiêm vắc-xin; bác sĩ thẩm mỹ làm chết bệnh nhân rồi ném xác xuống sông; án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén,  Phạm Văn Thành; 230 kg ma túy "thoát" cửa kiểm soát của Hải quan; chôn hóa chất của công ty Thành Thái (Thanh Hóa); quản lý thủy điện và khai thác khoáng sản (xả lũ thủy điện, vỡ hồ bùn đỏ)...
Trong những ngày cuối năm 2013, Tuần Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến cùng các khách mời để tìm ra những điểm hạn chế,  các thách thức đang tồn tại và đề xuất giải pháp, hướng đi cho năm tới 2014.
Tham gia buổi tọa đàm có ông  Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội;  ôngLê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) vàông  Nguyễn Trần Bạt, Luật sư, chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Công ty tư vấn InvestConsult Group.
Sự rối loạn đáng báo động!
trực tuyến, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Sỹ Cương, Lê Quang Bình, đất nước, hệ thống, xã hội, rối loạn
Các diễn giả tại buổi Tọa đàm. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nhà báo Hoàng Hường:Thưa các khách mời, qua những vụ việc nổi cộm chúng tôi nêu ra, các vị khách có thể đưa ra mô tả chung nhất cho câu hỏi: điều gì đang xảy ra hiện nay? Những vụ việc trên bộc lộ ra những vấn đề gì trong công tác quản lý/điều hành đất nước?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Đã đến lúc chúng ta gọi những hiện tượng trên là những dấu hiệu báo động. Chưa đến mức khủng hoảng, nhưng đó là các rối loạn sâu sắc trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ thống điều hành nói riêng; và trong các khía cạnh cấu tạo ra đời sống tinh thần của người Việt.
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tôi cho rằng có một khía cạnh quán xuyến hầu hết các mặt nguyên nhân/hệ quả của các rối loạn hiện nay. Đó là chúng ta đi nhanh quá, đòi hỏi một tốc độ phát triển nhanh quá, muốn sự "hoành tráng" thái quá. Chúng ta muốn một cấu hình Việt Nam đẹp hơn năng lực của nó. Chúng ta đi nhanh hơn khả năng chúng ta được chuẩn bị.
Chẳng hạn, nhìn lộ trình phát triển của một vài quan chức đưa ra thấy là nhanh quá, ôm đồm quá; không có một cương vị nào đủ độ dài để các quan chức thấm cương vị điều hành ở một cấp nào đó. Chúng ta xem các cấp như một bước trung chuyển để tạo ra một nhà điều hành lớn. Nhưng những bước trung chuyển ấy không đủ dài, không đủ nghiêm túc, không đủ quan trọng và cơ sở khoa học để tạo ra những năng lực quản trị cao hơn.
Trong GD chúng ta có hàng chục ngàn tiến sĩ, nhưng chúng ta không có bất kỳ cơ sở khoa học nào để xác định chất lượng. Tôi đã trông thấy có người ngày nào đó còn học bổ túc, thoáng cái đã thành TS, GS.
Chính vì đi nhanh quá, chúng ta cần nhiều cán bộ quá, chúng ta đào tạo và đề bạt ào ào, bất chấp kinh nghiệm điều hành và năng lực của hệ thống quản lý. Sự rối loạn của xã hội đã ở mức báo động, cần phải suy nghĩ và hành động nghiêm túc, khẩn trương.
MỜI ĐỘC GIẢ XEM CLIP BUỔI TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN:
Sửa Hiến pháp là bước đi đúng đắn
Nhà báo Hoàng Hường: Thưa ông Lê Quang Bình, ông có đồng ý với phân tích của ông Nguyễn Trần Bạt không? Từ góc độ tổ chức dân sự, ông có suy nghĩ gì?
Ông Lê Quang Bình: Tôi chia sẻ với quan điểm của ông Bạt. Trong công tác điều hành đất nước, vai trò của cơ quan công quyền vô cùng quan trọng. Làm thế nào để chúng ta có được những người có năng lực thực sự, có tầm nhìn và tài đức để điều hành đất nước là vô cùng quan trọng.
Những việc diễn ra vừa qua cho thấy chất lượng của cán bộ, của giáo dục có rất nhiều vấn đề. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hệ quả xã hội như vừa nêu trên.
Tôi muốn nói thêm về những nguyên nhân khác, từ góc độ của tôi, cũng rất quan trọng: trong năm 2013 Việt Nam đã có hoạt động vô cùng quan trọng là sửa Hiến pháp. Tôi đánh giá cao Nghị quyết của Quốc hội đề cập đến việc để người dân tham gia vào quá trình vận hành đất nước.
Cá nhân tôi cho rằng quá trình tham vấn sửa đổi Hiến pháp đã có một tác động to lớn là tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và cần thiết trên cả nước.
Tôi tin rằng đó là một bước đi đúng đắn. Khi người dân được tham gia thảo luận các vấn đề cốt yếu của đất nước như Hiến pháp, không chỉ giúp những người làm luật hiểu hơn tâm tư nguyện vọng của người dân mà còn giúp người dân hiểu hơn đất nước mình; nâng cao nhận thức của người dân.
Tôi cho rằng quản lý/điều hành đất nước không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, mà còn là của người dân. Hiến pháp cũng quy định người dân có quyền tham gia vào việc quản lý/điều hành đất nước.
Nhưng, để làm được điều đó, chúng ta cần có một cơ chế cho các tổ chức dân sự và phi chính phủ phát triển mạnh mẽ độc lập, vì một trong những chức năng chính của các tổ chức này là bảo vệ người dân và các nhóm yếu thế; đồng thời phản hồi cho Nhà nước những chính sách đã phù hợp chưa?
Tôi muốn nhấn mạnh thêm việc quản lý xã hội không thể chỉ bằng luật pháp, mà rất cần các giá trị đạo đức và giá trị nhân văn. Tôi cho rằng đây là vấn đề Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa.
trực tuyến, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Sỹ Cương, Lê Quang Bình, đất nước, hệ thống, xã hội, rối loạn
Ông Lê Quang Bình. Ảnh Lê Anh Dũng
Nhà báo Hoàng Hường:Khi chúng ta nói về ổn định xã hội và quyền con người, chắc hẳn chúng ta đề cũng đề cập đến trách nhiệm của những người liên quan, là cơ quan dân cử, là các nhà quản lý. Xin ông Nguyễn Sỹ Cương cho ý kiến?
Ông Nguyễn Sỹ Cương:Tôi đồng ý với một nhận định của một số người cho rằng người dân bất an trước những hiện tượng của xã hội. Người dân mất phương hướng, mất niềm tin khi phó thác số phận của họ cho Nhà nước, giống như khi có bệnh thì phó thác hoàn toàn vào bác sĩ, muốn có cuộc sống yên ổn thì phó thác hoàn toàn cuộc sống đó cho chính quyền lo. Khi đến bệnh viện không có được kết quả xét nghiệm chính xác, đang ở thì lũ lụt kéo tới, bất an là đương nhiên. Bởi vì người dân hoàn toàn phó thác cho Nhà nước chứ họ không thể tự lo được.
trực tuyến, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Sỹ Cương, Lê Quang Bình, đất nước, hệ thống, xã hội, rối loạn
Ông Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh Lê Anh Dũng
Có Bộ trưởng chẳng biết mình là ai?
Nhà báo Hoàng Hường: Tôi lại nghĩ khác, khi một người lãnh đạo nhận cương vị, cũng đồng thời nhận sự tin tưởng và mong đợi của người dân. Khi cuộc sống có sự bất ổn, sinh mạng hay nhân phẩm người dân bị ảnh hưởng, Như vậy là người lãnh đạo không làm tròn trách nhiệm, vai trò của mình, và người dân cần có một người để chịu trách nhiệm?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi chỉ xin góp thêm một vấn đề vào chuỗi mà tôi nói lúc nãy. Nguyên nhân thứ ba của sự rối loạn xã hội hiện nay là chúng ta không xây dựng nổi một hệ thống trách nhiệm, hay nói cách khác, có những mối quan hệ và trách nhiệm không rõ ràng, hết sức lơ mơ đối với nhiệm vụ của mình.
Ngay như các bộ trưởng cũng không rõ về mặt trách nhiệm. Tôi thấy rất nhiều bộ trưởng nói cái này đã trình Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều dồn trách nhiệm lên Thủ tướng.
trực tuyến, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Sỹ Cương, Lê Quang Bình, đất nước, hệ thống, xã hội, rối loạn
Ông Nguyễn Trần Bạt. Ảnh: Lê Anh Dũng
Xã hội không nhận thức được rõ ràng sự phân công trách nhiệm trong cấu trúc nội các thông qua việc cái gì cũng xin ý kiến Chính phủ và Thủ tướng chính phủ, không rõ trách nhiệm của bộ trưởng.
Một xã hội mà hệ thống của nó không thể xác định ngay lập tức kẻ phải "giơ đầu" chịu khi có sự cố thì làm gì có trách nhiệm mà vận hành đất nước.
Một vài tiếng đồng hồ sau khi phát động chiến tranh Iraq là tài sản của Saddam Husein bị phong tỏa ngay lập tức trên toàn thế giới. Độ nhạy của việc chỉ rõ địa chỉ và mức độ của các giải pháp quản lý xã hội phải đến mức như thế. Chúng ta không có!
Ở đây có anh Cương là Ủy viên thường trực một ủy ban của Quốc hội, cần phải đề nghị với Nhà nước, đề nghị với Đảng việc cấp bách đầu tiên là phải xây dựng hệ thống trách nhiệm hành chính.
Chúng ta phải hành chính hóa, kinh tế hóa, văn hóa hóa tất cả trách nhiệm được gọi là trách nhiệm chính trị. Nếu chỉ dừng lại trách nhiệm chính trị thì xã hội không đủ năng lực, không đủ quyền lực và không đủ khát vọng để thảo luận.
(Còn nữa)
Tuần Việt Nam - Clip: Bạt Tuấn

Có thể nào đất nước đã đến hồi mạt vận, mọi giá trị chuẩn mực đang bị đảo lộn?

Hoài Linh Dương 
 Hai mươi sáu năm mới gặp lại Nhất, không phải trên FB, nơi bắt đầu những mối quan hệ và cũng là nơi bẻ gãy các mối quan hệ, mà là trên những trang blog thấm đẫm một cá tính rất Quảng Nam, mảnh đất mà Nhất đang sống-"Một góc nhìn khác".

Những vấn đề Nhất đề cập không mới, cũng là những điều mà hầu hết những người có chút ít tri thức đang trăn trở,nhưng cách suy nghĩ thì rất mới. Đó là cách lập luận, diễn đạt trực diện, thẳng thắn, không quanh co,  úp mở. Dù không đồng tình với một vài quan điểm mình vẫn phải thừa nhận rằng Nhất là người rất có chí khí. Đó không hề là chí khí của một kẻ thất phu, một kẻ không biết mình là ai như luận điểm mà bài báo rẻ tiền kia cố tình ghán ghép, mà đó là chí khí của một kẻ rất hiểu rõ giá trị của mình, một công dân trong một nước độc lập.
 "Một góc nhìn khác"của Nhất chính vì vậy không phải là góc nhìn của một kẻ tự cuồng, tự cho mình là vĩ nhân để đi phê phán người khác. Nó xuất phát từ một cái quyền rất căn bản của con người đó là quyền tự do ngôn luận. Quyền này rành rành trong hiến pháp Mỹ 1789,trong tuyên ngôn nhân quyền mà Việt Nam là một thành viên và cũng có trong cả hiến pháp CHXHCN Việt Nam 1992(Điều 69 hiến pháp 1992,điều 4 luật báo chí). Thế Trương Duy Nhất có lợi dụng quyền đó để xâm phạm lợi ích nhà nước XHCN không?  Thế nào là lợi dụng và thế nào là xâm phạm? 
Văn bản pháp luật mang tính quy phạm chặt chẽ không thể có lối nói trừu tượng, chung chung mà phải cụ thể. Về điểm này rõ ràng để luận tội Nhất chỉ là một cách ghán ghép.áp đặt và bao biện. Vì rõ ràng Nhất chỉ"lợi dụng"quyền của người công dân để "xâm phạm"vào lợi ích của các nhóm , tập đoàn tham nhũng,của những phe cánh ăn trên mồ hôi nước mắt của đồng loại. Nếu buộc Nhất ở mặt này trước hết phải buộc tội ông Trương Tấn Sang người tuyên bố"tham nhũng là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết",của ông Nguyễn Phú Trọng: "cả một bầy sâu ,chúng ăn hết phần của dân", của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: "ăn hết của dân không chừa một thứ gì". Tại sao quan nói được mà dân thì không thể?
 Nói Trương Duy Nhất đi ngược lại quan điểm và lương tâm người cầm bút. Thế thì quan điểm và lương tâm người cầm bút là gì? Đó phải chăng là lên tiếng bảo vệ sự thật và trung thành với sự thật? Thế thì hãy lược lại tất cả những bài báo của Nhất thử xem bài nào không đúng sự thật. Chẳng lẽ nói Thủ Tướng viết không đúng chính tả là sai sự thật, chẳng lẽ nói kinh tế Việt Nam" tuột dốc, lạc hậu ,nát bươm..." là sai sự thật, trong khi các báo cáo kinh tế của Bộ Tài Chính, Bộ Đầu Tư Kế hoạch, các công ty tập đoàn đang chỉ ra kinh tế Việt Nam đang ở trên mây ?
.Một lối quy chụp vô căn cứ. Bài "Chất lượng chính phủ quá tệ" cũng chỉ là một bài tổng kết đánh giá ý kiến bạn đọc trên chính trang blog của Nhất nhưng cũng phản ánh khá chính xác cách nhìn của nhân dân hiện nay với chất lượng chính phủ hiện tại. Dựa trên cơ sở nào để nói đó là một bài viết bịa đặt, xấc láo? 
Nói Trương Duy Nhất bẻ cong ngòi bút là cách nhìn của một kẻ thiểu năng về trí tuệ. Văn học, báo chí, blog là những phương tiện thông tin phản ánh hiện thực. Một xã hội tốt đẹp cũng có những mặt trái của nó và cũng cần những nhà văn ,phóng viên đi sâu phản ánh cái mặt trái đó để mang lại ý nghĩa nhân bản, giáo dục con người. Thế mới có dòng văn học hiện thực phê phán, dòng báo chí cách mạng...Huống chi xã hội hiện tại đang trên đà băng hoại các giá trị đạo đức,giá trị làm người đang ở mức thấp nhất. Điều này đã được mặc nhiên thừa nhận từ chính những người trong cuộc,từ những cán bộ cộng sản lão thành, từ đại đa số các tầng lớp nhân dân và từ chính những người đang nắm những cương vị cao nhất của cái chính thể nhà nước hiện tại. Tô hồng xã hội hiện nay một cách khiên cưỡng mới là "bẻ cong ngòi bút". 
Một xã hội luôn có hai mặt ,nếu cái tốt đè bẹp cái xấu, cái thiện lấn cái ác, cái tích cực phủ nhận cái tiêu cực thì có lẽ xã hội Việt Nam 68 năm qua đã tiến tới thiên đường CSCN, và có lẽ những bài báo của Trương Duy Nhất nếu bỏ vào thùng rác thì cũng phải nói là đã làm ô nhiễm cái thùng rác đó.  Nói chi blog của Nhất có hàng trăm,hàng ngàn độc giả trên khắp mọi miền đất nước truy cập vào. Những người này không hề ngu, chỉ có điều họ không thể là con chiên nhẹ dạ của một thứ tín ngưỡng ngoại lai, không tưởng...Ngòi bút của Nhất vì thế không hề bị bẻ cong mà trái lại nó vẫn rất thẳng. 
Việc từ bỏ báo sang viết blog là để giữ cho độ thẳng của ngòi bút đó. Nó chưa đến nỗi có sức mạnh như"trăm vạn hùng binh"(Nguyễn Trãi) nhưng ít ra nó cũng "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"(Nguyễn Đình Chiểu).Nó đi sâu vào lột trần ngóc ngách của tham nhũng, của các nhóm lợi ích,  của bộ máy chính quyền các cấp, của lãnh đạo nhà nước, nó khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc trong cuộc chiến giành chủ quyền với người bạn láng giềng Trung Quốc, nó ca ngợi những người lính Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ Gạc ma, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa...nó cổ võ phong thái lãnh đạo sáng tạo, chuẩn mực của các nguyên thủ quốc gia,cung cấp các thông tin thú vị ở hậu trường chính trị, nó bênh vực những bà mẹ VNAH, những nông dân nghèo bị cướp đất... 
Yêu nước không phải là nói tốt về đất nước bởi vì thực tế nó màu hồng hay màu đen thì tất cả đều rõ như ban ngày. Không phải ngẫu nhiên mà đội ngũ blogger đang ngày càng lớn mạnh, bởi họ đứng về phía những người dân thấp cổ bé họng. Thử hỏi họ được lợi gì trong cuộc chiến không cân sức với các thế lực cầm quyền? Danh tiếng hay tiền tài,vật chất? Hoàn toàn không, đổi lại là sự an toàn bị đánh mất, tính mạng có thể bị đe dọa, tự do bị cướp đoạt vào bất cứ lúc nào. Nói rằng các blogger như Nhất đang xuyên tạc sự thật, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, gây hoang mang mất lòng tin trong quần chúng...là một cách nhìn suy diễn, cảm tính và đầy chủ quan.
Trong một hình thái nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ...thì Đảng và nhà nước chỉ đại diện cho một giai đoạn lịch sử nhất định. Người dân có quyền phản kháng hoặc lật đổ các thể chế chính trị mà theo họ là bất công thối nát...một cách ôn hòa bằng các hình thức bất bạo động. Chỉ cần họ không xâm phạm đến tính mạng và tài sản công dân...tức là không vi phạm pháp luật. Do vậy cũng đã qua rồi cái thời các trung thần can vua thì bị bắt bỏ vạc dầu sôi, cũng đã đến lúc cáo chung các chế độ độc tài đàn áp bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Bởi thể chế ,lãnh tụ ,đảng phái ... chỉ đại diện cho một tầng lớp giai cấp nhất định, không thể đại diện cho tất cả người dân. Tất cả các quan điểm chính trị khác nhau đều phải được tôn trọng, khuyến khích trong một xã hội thật sự dân chủ. 
Loài người từ khi thoát thai từ loài vượn đã trải qua nhiều hình thái xã hội, nhiều chế độ chính trị, tôn giáo khác nhau. Từ trong các cuộc cách mạng đầy máu và nước mắt họ biết rút ra bài học cho dân tộc mình. Một dân tộc có lẽ chưa chắc đúng nhưng đã tạo ra một xu hướng chung của cả loài người thì không hề sai. Việc lật đổ tượng đài Lê nin của người dân Ucraina cách đây vài ngày lại là một minh chứng sống động cho việc nhân loại đã quyết tâm đoạn tuyệt hẳn với CNCS. Thế nhưng trong khi cả thế giới hướng về đám tang của Nelson Mandela một biểu tượng của nhân quyền, của lòng bác ái thì đâu đó trên đất nước này, nhân quyền vẫn là một món thực phẩm rất xa xỉ, chỉ có trên bàn tiệc của những kẻ có chức quyền. Các blogger vẫn bị bắt, bị hành hung ,đánh đập lăng nhục...và những ngày sắp tới một blogger nữa lại được đưa ra xét xử vì những tội mà họ không hề mắc phải.
Có thể nào đất nước đã đến hồi mạt vận, mọi giá trị chuẩn mực đang bị đảo lộn? Dù sao thì chúng ta cũng phải tin dân chủ là một ý thức bản năng của con người, nó không thể vì bạo quyền mà mất đi. Và quyền được sống tự do ,hạnh phúc cũng vẫn sẽ là một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người. Gởi về Nhất những tình cảm thắm thiết, tự hào khi bạn vẫn không chịu cúi đầu. Và mong rằng bạn sẽ bước ra từ phiên tòa sắp tới với phong thái tự tin của một người biết nắm lấy vận mạng của chính mình.
 Dương Hoài Linh.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

DÂN PHÒNG & "DÂN PHÒNG".


Dạo này có nhiều hành vi rất xấu của lực dân phòng làm dư luận bực bội và căm phẫn. Dân phòng đánh dân. Dân phòng hống hách. Dân phòng chửi, trợn, bặm, hung, tợn khi làm nhiệm vụ cái gọi là bảo vệ trật tự cùng các lực lượng chức năng. Nhưng cái cách họ bảo vệ, cái cách họ cư xử, cái cách họ thu hàng hóa, phương tiện buôn bán rong của người dân nghèo như cướp, như bọn thảo khấu, cái cách họ nói năng, cái cách họ trấn áp thì thực sự đáng lo ngại, như côn đồ.
Và hầu như các cuộc gọi là ra quân trật tự, dân phòng đều xông lên đầu tiên, đầu tàu, hăng, hái, khát, chiến, và nhiều dân phòng đã bày tỏ thế mạnh vô học, mất dạy, làm xấu đi vô cùng hình ảnh đô thị, mà nếu không nhanh chóng xốc lại, củng cố lại, sàng lọc lại, sẽ tới ngày, người dân sợ dân phòng hơn sợ côn đồ thì loạn. Vì sao thế? Vì có cái gì đó không ổn trong việc lựa chọn đội ngũ vào dân phòng mà như dư luận đang rộ lên chưa ai kiểm chứng là một bộ phận dân phòng được tập hợp bởi đội quân ô hợp, vô học, du thủ du thực, lấy cơ bắp, sự hung hăng và thái độ lỗ mãng làm "kim chỉ nam" hành động với dân. Báo động rồi. Nhưng điều đáng báo động hơn, có hay không chính quyền phường xã, tổ dân phố và cơ quan chức năng đang cố ý ấn, đẩy, nhô lực lượng dân phòng lên phía trước để cho ai đó, nhóm nào đó của chính quyền đang giấu mặt sau lưng dân phòng, dễ tự tung tự tác lợi ích cá nhân mình, nhóm mình, và không khéo, một bộ phận dân phòng bỗng trở thành bia đỡ đạn, "lính đánh thuê" được ngụy tạo dưới võ bọc " trật tự viên" " an ninh trật tự"? Nhỉ?
Ngoặt một phát về vụ án Dương Chí Dũng đang xử, ngoặt một phát cái lý do Tòa án Hà Nội siết chặt an ninh, tước sạch trơn phương tiện làm việc của nhà báo, tước sạch trơn khả năng nhà báo nhận thông tin mới toe tại tòa, đề phòng một diễn biến mới, một lời khai mới, bất lợi cho ai đó phía sau lưng nhóm Dương Chí Dũng.
Thế thì rất dễ, Dương Chí Dũng và nhóm mình đôi khi cũng chỉ là vai trò "dân phòng" thôi, biết đâu đấy, nhỉ?
-------------
Ừ nhỉ, nói chung là người và ngợm cứ lẫn vào nhau, người với người đôi khi thành thù, mà lại kết bạn với ngợm, nhỉ.

 Miller, Edward (2013). Misalliance . Harvard University Press.
(pp. 302-311)

A Separate Peace?

During September and October 1963, an Indian diplomat named Ramchundur Goburdhun hosted a series of private dinners at his residence in Saigon. As chairman of the International Control Commission for Indochina (ICC), Goburdhun knew many foreign ambassadors and government officials in South Vietnam. He was also on good terms with Ho Chi Minh and other senior North Vietnamese leaders, whom he met regularly during official ICC visits to Hanoi. But his closest Vietnamese friend was Ngo Dinh Nhu, whom he had known since the 1930s, when both men were students in France. In Saigon, Goburdhun and his wife socialized frequently with Nhu’s family; they also arranged dinner parties for Nhu at their home.
While many of these gatherings were designed simply to provide Nhu with a chance to converse informally with a particular diplomat or foreign official, the sessions Goburdhun arranged during the fall of 1963 had a different purpose. According to an ARVN captain who worked on Nhu’s security detail, Goburdhun and Nhu were joined at these dinners by just one other guest, a Vietnamese man of medium build with an “intellectual” demeanor. The captain never learned the mysterious guest’s name, but he noticed that the chest pocket of the man’s suit bore a patch with a yellow star on a red field— the flag of the DRV. Although the captain was not privy to the conversations that took place during the dinners, he later overheard Nhu explain to an associate that he had decided to meet with a communist representative because “the Americans are giving us a lot of trouble.” “The northerners are contemplating peace with us,” Nhu remarked. “We should talk peace with the north for a period of time and see what happens.”
Is the ARVN captain’s story credible? Were the fiercely anticommunist Ngo brothers really “talking peace” with their communist archenemies? Throughout the summer and fall of 1963, Saigon was rife with rumors that the palace was negotiating with North Vietnam. Ngo Dinh Nhu encouraged these rumors by confirming that he had received messages from Hanoi via secret channels and by telling U.S. officials and others that he had met with NLF leaders. But because Nhu refused to disclose any details about these exchanges, his statements only deepened the mystery. Years later, several South Vietnamese reported that Nhu had in fact held a series of conclaves with enemy leaders. But none of these accounts has ever been convincingly corroborated by other sources; moreover, many of them were clearly colored by hindsight and by their authors’ latter-day agendas. For example, the story of the ARVN captain and the alleged meetings at Goburdhun’s house did not appear until 1971, in a sensational book about the Diem regime entitled How Does One Kill a President? Because the book was coauthored by Dr. Tran Kim Tuyen, many readers found its claims dubious.
Since 1963, assessments of the conflicting and fragmentary evidence about the alleged contacts between the Ngos and communist representatives have focused on two opposite theories. The first theory holds that the brothers were never serious about an accommodation with their communist rivals. Instead, they aimed to use the threat of a deal with Hanoi to gain leverage with Washington. The second theory suggests that by 1963 the Ngo brothers were so exasperated with the United States that they were ready to make a separate peace with their enemies. In some versions of this theory, Diem and Nhu were planning a dramatic volte-face in which they would sever ties to Washington, adopt a neutralist foreign policy, and share power with the NLF. According to this view, the Ngos’ secret plan was a lost chance for peace that might have prevented the post-1963 escalation of the Vietnam War if only they had lived to implement it.
The arguments over these two theories have largely overlooked a third possibility: Diem and Nhu might have viewed talks with communist leaders neither as a bargaining ploy nor as an opportunity for a compromise peace, but as a chance to proclaim victory over the NLF. Although many Vietnamese and Americans perceived the regime to be lurching toward its own destruction during the summer and fall of 1963, Diem and Nhu did not. By early September, they believed they had crushed the Buddhist movement and checked the generals’ coup plot. They were also optimistic about their ability to “manage” Henry Cabot Lodge and repair their strained relations with Washington. Most important of all, they were firmly persuaded that the Strategic Hamlet Program was working and that the NLF, as Nhu put it, had been “practically defeated.” Given these convictions— and given their faith in their ability to guide Vietnam to its national destiny— it is likely that the brothers would have treated any meetings with communist officials as a prelude to Hanoi’s capitulation. The Ngo brothers had a plan to end the Vietnam War in 1963, but neutralism and compromise were not at all what they had in mind.

On its face, the notion that Diem and Nhu would ever agree to parley with VWP leaders appears utterly inconsistent with their reputations as staunch anticommunists. Since 1954, Diem had seemed determined to have no truck with North Vietnam. In addition to refusing to collaborate with the DRV on national reunification elections, he had repeatedly rebuffed Hanoi’s repeated proposals for talks on issues such as family reunions and postal exchanges. This seemingly absolutist position, along with his frequent denunciations of the “error” of neutralism, hardly seemed to bode well for rapprochement with the north.
But Diem had not always been so categorical in his dealings with communist leaders. Following his famous 1946 meeting with Ho Chi Minh, Diem remained in contact with senior Viet Minh leaders for at least two years; his interlocutors at that time included Pham Van Dong, later the DRV premier. While Diem’s main objective was to keep the communists guessing about his ultimate objectives, he and Nhu appear to have come away from these exchanges with at least a modicum of respect for their rivals. One of Nhu’s associates remarked privately in 1963 that “the ties between Ho and Dong on the one side and Nhu and Diem on the other are not the relations between enemies, but the ties between friend-enemies [amis-ennemis].”  Whatever reasons the Ngos had for avoiding dialog with Hanoi after 1954, they were not avoiding it on principle.
If and when the Ngos were ready to talk, communist leaders were ready to hear what they had to say. In the years after Diem became leader of South Vietnam, Hanoi had floated the possibility of dialog with the Saigon government on several occasions. In 1955, DRV officials tried to coax Diem into negotiations on nationwide elections by offering to make him the vice chairman of a Vietnamese unity government. Although Diem rejected this, North Vietnamese leaders left open the possibility of future discussions. In mid-1962, communist officials tried to signal Diem that negotiations were possible under certain conditions. In July, the NLF stated it would work with “concerned parties” to bring about the neutralization of South Vietnam— an apparent softening of its previous stance that Diem would have to be removed from power before a neutral government could be established in the south. Two months later, Ho made a point of referring to Diem as a “patriot” during a meeting with ICC representatives in Hanoi. “Shake hands with him for me if you see him,” Ho told Goburdhun. In May 1963, Ho publicly declared that a ceasefire and talks with Diem’s government were possible once the United States withdrew its military personnel from South Vietnam. It is likely, of course, that Ho hoped his remarks would exacerbate U.S.-RVN tensions. But even if this was the case, his comments still suggested that some DRV officials were open to talks with Saigon under certain conditions.
The signals emanating from Hanoi during 1962 and early 1963 marked an important preliminary step toward an RVN-DRV dialog. But it fell to foreign diplomats to try to open the first actual channel of communication. Roger Lalouette, the French ambassador to South Vietnam, had been quietly exploring the prospects for such a channel since his arrival in Saigon several years earlier. Diem dismissed Lalouette’s initial inquiries about talks with Hanoi, declaring that it was “too soon for an exchange of views.”  But in the spring of 1963, Lalouette concluded that Diem’s growing frustration with his U.S. allies, in tandem with Hanoi’s recent declarations about a possible ceasefire, had opened a window of opportunity. A north-south dialog, Lalouette believed, could lead to the neutralization of the two Vietnams and to the expulsion of U.S. forces from the south. It might also allow France to regain a measure of the influence in Indochina it had lost after 1954. Throughout the spring and summer, Lalouette worked behind the scenes to facilitate an exchange of messages.
Lalouette’s unlikely collaborator was Miecyzslaw Maneli, a Polish academic who had recently become Warsaw’s representative on the ICC. Maneli shared Lalouette’s interest in an RVN-DRV dialog; moreover, his ICC duties allowed him to shuttle between Saigon and Hanoi. In the north, Maneli spoke often with Pham Van Dong, who told him that Diem would eventually have no choice but to participate in an international conference on the neutralization of Vietnam. In May 1963, Dong asked Maneli to inform Saigon that the DRV wanted to establish cultural and trade ties with the RVN, including the exchange of southern rice for northern coal. Since the Polish Foreign Ministry had ordered Maneli not to try to mediate between Hanoi and Saigon, he was initially reluctant to do as Dong asked. But in July, after DRV leaders offered to recognize Diem as the head of a neutralist southern government, Maneli decided to seek an audience with Nhu, whom he had not previously met.
Lalouette and other European diplomats in Saigon arranged for Maneli to be introduced to Nhu during an official reception on August 25. A week later, Nhu invited Maneli to Gia Long Palace for a private meeting. Except for a few strange turns in conversation— at one point, Maneli was stunned to hear Nhu declare that the Strategic Hamlet Program would fulfill Marx’s famous prediction about the withering away of the state— the session was cordial and uneventful. Nhu claimed to be “studying” Ho Chi Minh’s recent ceasefire proposal and denied that he had entered into direct talks with the north. He also declared that his long-term objective was an “independent Vietnam” that would be neutral and have no foreign troops on its soil.
Meanwhile, Lalouette was working with his colleagues in Paris to secure broader international support for the idea of a neutral South Vietnam. On August 29— just four days before Maneli’s private session with Nhu— the French president, Charles de Gaulle, announced that his government was ready to host talks on Vietnam’s reunification and neutralization. Although lacking in specifics, de Gaulle’s statement was widely viewed in Washington and elsewhere as a criticism of U.S. efforts to maintain South Vietnam as an anticommunist bulwark. Lalouette was optimistic that de Gaulle’s offer would encourage Diem and Nhu to respond favorably to Maneli and “to demand the withdrawal of the Americans.”
But the Ngo brothers had no interest in pursuing de Gaulle’s neutralization proposal. They also rejected Maneli as an intermediary. Although Maneli later insisted that Diem and Nhu had embraced his offer to act as a go-between with Hanoi, his secret reports to his superiors in Warsaw tell a different story. In those reports, he noted that Nhu had avoided discussing the de Gaulle initiative. Nhu also failed to offer any proposals that Maneli could take back to Hanoi— possibly because he hoped “that the bridges with the U.S. have not yet been burned.”
The Lalouette-Maneli initiative was effectively killed in mid-September, when Nhu revealed it to the conservative American journalist Joseph Alsop. According to Nhu’s version of events, Maneli had delivered a message from Hanoi that “begged” for ceasefire talks. Nhu piously insisted that he turned down this request, even though Maneli implored him to reconsider. Because of the delicate position in which Maneli had placed himself— his meeting with Nhu lay outside the scope of his ICC duties and violated his official instructions from Warsaw— Alsop’s column greatly embarrassed the diplomat. His furious superiors insisted that he publish a formal denial. The hapless Maneli later admitted that he had been manipulated, noting ruefully that Nhu “was playing on many instruments at the same time.”

Nhu’s rejection of Maneli’s proposals stands in stark contrast to the interest the Ngos displayed in a second possible channel of communication with Hanoi. The idea for this second channel apparently originated with Goburdhun, the ICC chair. Like Lalouette and Maneli, Goburdhun believed that recent developments in Vietnam had made a neutralization deal possible. However, he did not expect that the Ngos would be compelled to make a deal with Hanoi because the war was going badly for the RVN; on the contrary, he had been convinced by his friend Nhu that the Strategic Hamlet Program was a success and that DRV leaders realized that their plans to conquer the south had failed. Goburdhun also believed Nhu’s assurances about expelling all U.S. military advisors from South Vietnam and adopting a neutralist foreign policy. Under these conditions, Goburdhun concluded, DRV leaders would have no choice but to come to terms with Saigon. To facilitate this outcome, he proposed that the two governments hold secret talks in New Dehli, where both maintained diplomatic missions.
Diem and Nhu’s choice to represent the RVN in the proposed New Dehli talks was Tran Van Dinh, a veteran South Vietnamese diplomat. A native of Hue, Dinh was a loyal Diem supporter and a longtime Can Lao member. But he was also a former Viet Minh supporter who had once helped to smuggle weapons to revolutionary forces in Laos during the early stages of the war against the French. Dinh eventually rallied to the Bao Dai government and then rose rapidly through the South Vietnamese diplomatic hierarchy after 1954, thanks to his close ties to the Ngos. He later claimed that a DRV diplomat had approached him in Burma in 1958 to discuss forming a committee on Vietnamese reunification. Nothing came of the proposal, but Diem apparently deemed it significant that the DRV had chosen to communicate through Dinh.
When Goburdhun put forward his proposal for Indian-brokered talks in the spring of 1963, Tran Van Dinh was serving at the RVN embassy in Washington. According to Dinh, Diem summoned him to Saigon in September and again in October to discuss the planned talks in New Dehli, which were set to begin in mid-November. “While Hanoi wants a period of real nonalignment, we can profit from it too,” Diem told him. Although Diem’s remarks to Dinh cannot be confirmed, other sources show that Diem issued orders for Dinh’s transfer from Washington to the RVN mission in India.
Some authors have treated Dinh’s story as proof that the Ngo brothers were planning to turn their backs on Washington and forge a separate peace with North Vietnam. But this interpretation is undermined by Dinh’s account of Diem’s instructions to him. According to Dinh, Diem told him in late October that his first task was to return to Washington, where he would announce that the RVN government and Ambassador Lodge had negotiated agreements regarding “changes in both personnel and policies.” However, Dinh was not authorized to provide any actual details about these changes— not even to President Kennedy. Instead, he was to proceed directly to New Dehli, where he would begin talks with DRV representatives on “constructive matters such as trade relations with the South and stopping infiltrations.” The mysterious quality of these instructions aside, they are not consistent with the idea that Diem was anticipating either a rupture in his relations with Washington or an agreement on neutralization with Hanoi. It is more likely that he saw the New Dehli channel as a way to explore the DRV negotiating position while Saigon continued to repair its damaged ties to Washington.

Even if Diem and Nhu were planning to use the New Delhi channel to communicate with Hanoi, they likely did not expect to rely solely on that connection. The Ngos usually preferred to handle high-stakes negotiations with their rivals themselves rather than delegating responsibility to subordinates. As we have seen, the brothers typically viewed such face-to-face negotiations as a means to co-opt, isolate, or otherwise manipulate their rivals. It was precisely because Diem and Nhu believed so strongly in their ability to impose their will on others that they would have insisted on being personally involved in some way in any discussions with communist leaders.
On several occasions during 1963, Nhu told Vietnamese and foreign officials that he had been meeting covertly with prominent NLF leaders. According to him, these discussions took place in his office at Gia Long Palace, under a flag of truce. In separate conversations with Nolting and with British officials, Nhu explained that he had been seeking to persuade revolutionaries of the “Dien Bien Phu generation” to defect to the RVN. He denied that these contacts constituted a “secret channel” to senior DRV leaders in Hanoi; they were, he insisted, an attempt to weaken the NLF by recruiting some of its most capable commanders.
While Nhu claimed that his encounters with NLF leaders took place in Saigon, other sources refer to clandestine meetings elsewhere in South Vietnam. During the late 1960s and early 1970s, South Vietnamese journalists and former Diem government insiders described ultrasecret sessions that allegedly brought Nhu face-to-face with some of the VWP’s most senior cadres, including members of its Central Office for South Vietnam (COSVN). In some accounts, the clandestine conferences were held in remote mountain or jungle locations, so that Nhu could attend under the pretense of a hunting trip. In other versions, the rendezvous took place in Hue, Dalat, or Phan Rang. Nhu’s interloctutors were variously identified as Nguyen Van Linh, secretary of COSVN; VWP Politburo member Pham Hung; and Tran Buu Kiem, the NLF’s future commissioner of foreign affairs.
Unfortunately, none of the stories detailing these encounters has ever been convincingly corroborated by other sources. Until the relevant VWP and DRV archival materials are made available to scholars, key questions about these meetings— including whether they actually took place, who participated in them, and what was said— will remain unanswered. It is highly unlikely, however, that the Ngo brothers ever intended to use these meetings as an opportunity to pursue the kind of neutralization agreement that communist leaders wanted to discuss. As their own words make clear, Diem and Nhu were convinced that they were en route to victory. Negotiations would serve not as an avenue to compromise but as a means to compel the DRV to accept their terms for peace. Nhu expected the war to be “greatly advanced” in favor of the RVN by the end of 1963, at which point Saigon and Washington would be able to negotiate with Hanoi “from a position of strength.” Given this attitude, any talks between Nhu and his communist counterparts that did take place in 1963 were not likely to be productive.
Of the many ex post facto attempts to explain Nhu’s thinking about matters of war and peace during 1963, one of the most illuminating was provided by the woman who knew him best. In an interview with a Paris newspaper in February 1964, Madame Nhu looked back on the events of the previous year. In characteristically bombastic fashion, she denounced those Vietnamese and Americans who had plotted against the Ngos and swore to take vengeance against them. (The family of Henry Cabot Lodge, she predicted, would be punished “until the sixth generation” for his scheming.) Her interviewer was surprised, however, when Madame Nhu readily admitted that her husband had been in contact with NLF leaders in the months before his death. The insurgents had initiated these contacts, she asserted, because they realized that the Strategic Hamlet Program was succeeding and the Ngos were only “two fingers away from victory.” The enemy “knew that we could not only corner him but also bleed him white,” she boasted. Yet she also insisted that Nhu’s meetings with enemy leaders had been conducted in a “fraternal” spirit and that thousands of insurgents had accepted the government’s offer of amnesty. In fact, she remarked, Nhu was so admired by the guerrillas that he had considered going to the maquis to rally them in person.
In hindsight, Madame Nhu’s claims about mass defections and her husband’s popularity with his enemies seem far-fetched, if not downright delusional. But her comments were perfectly in tune with the triumphalist thinking inside Gia Long Palace during 1963. The Ngos believed that their vision of rural social transformation, embodied in the Strategic Hamlet Program, was being realized in the South Vietnamese countryside. They also believed that the ARVN had gained the upper hand over the NLF and that the insurgency was on the verge of defeat. They therefore expected their communist enemies to sue for peace. This expectation only reinforced their conviction that that they would prevail over their other opponents inside South Vietnam, including the Buddhists and the generals, and in their ongoing struggles with the United States. Such thinking did not incline the Ngos to pay heed to those who warned that the fall of their regime was imminent. Ngo Dinh Diem and Ngo Dinh Nhu had never previously opted for compromise in a situation in which they perceived a chance to win outright victory. They were not about to do so now.
Miller, Edward (2013). Misalliance (pp. 302-311). Harvard University Press.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét