Dù muốn ông Tổng Trọng cũng không chống được tham nhũng!
“Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là nhận
định của thánh Khổng. Nên khi hết “chi sơ” rồi con người không còn
giữ được thiện tính là lẽ đương nhiên. Một trong những bản ác của con
người là lòng tham. Tham nhũng là một biểu hiện cụ thể của lòng tham của
con người. Theo ông Vito Tanzi - nhà kinh tế nổi tiếng của IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) thì: “Tham
nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm
trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó”.
Bàn về chuyện này tác giả Nguyễn Thu Trâm đưa ra một nhận xét khá chuẩn xác!
Xin trích:
Một cuộc khảo sát trên phạm vi 95
quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng
năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót cho các nhân viên
công quyền như là một hình thức bôi trơn để dễ bề giải quyết được công
việc, và hầu hết mọi người dân Việt Nam được khảo sát đều có chung một
nhận định rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng
là không có hiệu quả. Lý do rất đơn gian và dễ hiểu là vì anh phó thường
dân thì không thể tham nhũng được, anh nông dân, anh ngư dân, anh thợ
cạo, người nhặt rác cũng không thể nào tham nhũng được, mà chỉ có giới
quan phương, có quyền lực trong tay mới tham nhũng. Người có quyền hành
nhỏ thì tham nhũng nhỏ, kẻ có quyền hành lớn thì tham nhũng lớn, lãnh
đao địa phương thì tham nhũng theo tầm cỡ địa phương, lãnh đạo nhà nước
thì tham nhũng theo tầm cỡ quốc gia.
(hết trích)
Nếu không lo sợ vấn nạn tham nhũng đang
tác oai tác quái, không phải ngẫu nhiên mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng luôn
đưa ra cảnh báo về “lợi ích nhóm”; về “một bộ phận không nhỏ” trong
hàng ngũ tinh hoa của đảng. Khuyến cáo cần phải thường xuyên “tắm gội”.
Nếu chủ quan xem nhẹ công tác chống tham nhũng sẽ làm mất lòng tin của
quần chúng nhân dân đối với đảng. Nguy cơ mất quyền lãnh đạo
dẫn đến ”sụp đổ” chế độ.
Những ai đã chứng kiến cảnh ông Tổng Trọng nghẹn ngào trong phiên bế mạc Hội nghị TW.6, hẳn
chưa quên sự bất lực của ông trước “một đồng chí” (sâu chúa) đang kéo
bè cùng ”cả bầy sâu” chống lại cuộc “chỉnh đốn” vô tiền khoáng hậu do
ông khởi xướng. Khiến ông phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Phải xuống thang,
làm lành và đành sống chung với “sâu” tham nhũng. Để an phận và bảo
toàn được cái ghế “đỉnh cao” quyền lực cho cá nhân và phe nhóm bất
chấp điều ong tiếng ve.
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao cùng một căn bệnh mà người ta chống được. Còn mình thì không?
Có lẽ mấu chốt của vấn đề nằm ở khâu chẩn bệnh chăng?
Nếu không phải vậy, vì sao ở những nước
có đa nguyên đa đảng; có tam quyền phân lập; có truyền thông báo chí tư
nhân thì nạn tham nhũng khó bề lộng hành. Ngược lại, ở những nước độc
tài toàn trị tham nhũng được mùa như nấm sau trận mưa. Như chính lời ông
TBT Nguyễn Phú Trọng công nhận: “Đồng tiền đã chà đạp, xuyên cả vào
giáo dục, y tế, công tác đào tạo cán bộ,… cái gì cũng phải bôi trơn,
cái gì cũng phải lót tay”.
Trước bức xúc thường trực của cử tri Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, ông Tổng Trọng hôm trước vừa khẳng định “sẽ trị tận gốc tham nhũng“. Ngay hôm sau lại bảo “Đường
Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ… Cho nên chúng
ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa
học, biện chứng về tham nhũng”.
Phát ngôn tiền hậu bất nhất thế khác gì đánh trống bỏ dùi? Nhưng ngẫm kỹ mới thấy “cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng” của ông
Tổng mới thâm thúy làm sao. Có người không hiểu cho là ông lú lẫn. Thực
tình ông chẳng lú chút nào. Cứ xem cách ông chỉ đạo vụ góp ý sửa đổi
hiến pháp 1992 thì biết. Ban đầu ông cho người tâm phúc (Phan Trung lý)
tuyên bố: “không có gì cấm kỵ cả“. Nhưng
khi có nhiều ý kiến đòi bỏ điều 4; yêu cầu quân đội trước tiên phải
trung thành với tổ quốc và nhân dân và đề nghị đa quyền sở hữu
về đất đai. Thì ông ngay lập tức đe nẹt. Cho đó là “suy thoái tư tưởng đạo đức…“, cần phải “xử lý“
Dù không tâm phục khẩu phục đối với việc
làm của ông. Nhưng phải công nhận những lý giải về nguy cơ và mức
độ tham nhũng của ông là khá thuyết phục. Ông nói: “tham
nhũng nguy hiểm… vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ
chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa…. đó là lợi ích
nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó
chứ không phải dễ”.
Trên thực tế, những gì vượt ra ngoài tầm
tay của ông, lại chứng tỏ sự thật ”khách quan, biện chứng” rằng, cái tổ
chức đã đưa ông từ một người “học không hay, cày không biết”
lên tới đỉnh cao của danh vọng. Thì nó cũng sẵn sàng đè bẹp ông.
Nếu ông dám cản lại vòng quay điên dại của nó. Cho dù, không chỉ
riêng ông, bất cứ ai tham gia vào trò chơi quyền lực ấy cũng đều
hiểu rằng, chả có thể chế tham nhũng nào có thể bền vững mãi được. Đó là
về lâu dài. Còn trong một giai đoạn, tham nhũng lại chính là chất
keo gắn kết từng thành viên trong ”nhóm lợi ích” và các “nhóm lợị ích”
trên thượng tầng với nhau. Tham nhũng không chỉ là thứ “bả vinh hoa”.
Tham nhũng còn là phương tiện để ”bôi trơn” guồng máy bạo quyền.
Nhận thức rõ điểm này, từ chỗ quyết liệt coi tham nhũng là “giặc nội xâm”, ông Tổng dĩ hòa vi qúy với quốc nạn bằng chiến thuật “… đoàn kết, thương yêu đồng chí;… theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ”.
Điều đó lý giải cho việc biến hóa thần thông “cả bầy sâu… ăn hết phần của dân… không chừa một thứ gì” (như lời ông Chủ tịch Sang và bà Phó Doan), thành “cái ghẻ” không còn qúa nguy hiểm nữa. Chỉ làm người ta thấy ”ngứa ngáy khó chịu” thôi.
Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm tại tòa trong ngày đầu xét xử |
Mặc dù vẫn phải đưa “các vụ trọng án” (án
điểm) về tham nhũng nhự vụ Dương Chí Dũng; vụ Bầu Kiên và một số vụ
tham nhũng lặt vặt khác ra trước vành móng ngựa để an dân. Nhưng nhiều ý
kiến cho rằng đây chỉ là kết qủa đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm
(lợi ích) nhằm tái cân bằng quyền lực ở trên thượng tầng.
Câu nói vui về “các đồng chí bị lộ” để
chỉ các con “dê tế thần” trong màn diễn chống tham nhũng của đảng.
Hễ tinh ý, sẽ thấy ngay qua phiên toà xử Dương Chí Dũng đang tiến
hành. Đã ngăn cấm nhà báo mang thiết bị chuyên môn (máy ảnh, ghi âm)
vào, chỉ cầm bút, giấy là vì sao? Nếu không nhằm phòng xa các diễn viên
(bị can) không thuộc kịch bản, mà lỡ lời khai “cán bộ nằm trong đống
rơm” hay buột miệng phun ra một chi tiết rúng động ngoài tầm kiểm
soát của cơ quan chức năng. Thì nhà báo dù muốn cũng khó đưa vào bài
viết vì không có chứng cứ!
Đây chính là nét đặc thù của các phiên xử
“căng gu ru”. Khiến thần công lý cũng bị mù lòa trước thực trạng ”án
bỏ túi” diễn ra phổ biến ở xứ ta trong suốt thời gian qua. Câu tuyên
bố không cần che đậy của TBT Nguyễn Phú Trọng: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”, đã xác tín điều này.
Một khi đảng của ông Tổng Trọng vẫn một mình một chợ, độc tôn ”là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” như qui định trong điều 4. Với bản cương lĩnh của đảng đứng trên cả Hiến pháp của nước thì tòa nào xử chỉ đạo sai trái của cấp ủy mà ông đòi trị tận gốc tham nhũng?
Có ý kiến cho rằng: “Chống
tham nhũng là tự các quan chức, các lãnh đạo chống lại chính mình, tất
nhiên là điều đó là không không bao giờ xảy ra, bởi cũng tựa như một con
chó dại, nó chỉ cắn người, hoặc cắn những con chó khác chứ không bao
giờ cắn lại chính nó.”
Phải chăng, đây chính là cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng khi
người ta cho rằng đảng của ông Trọng vừa chống tham nhũng, vừa bảo kê
cho tham nhũng qua những phát ngôn đầy mâu thuẫn trong hai ngày tiếp xúc
cử tri ở Hà Nội (6-7/12) vừa qua. Đơn giản, dù muốn ông cũng không thể
nào chống được tham nhũng trong cái cơ chế nhất nguyên độc đảng vừa đá
bóng vừa thổi còi như thế.
Việc khuyên mọi người phải bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt sau khi kể câu chuyện Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ nhằm mục đích gì, nếu không phải để trấn an, xoa dịu những bức xúc của đông đảo quần chúng nhân dân?
Luận về việc này có người cho rằng ông giáo sư tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng chẳng hiểu gì về văn học và về Phật giáo. Còn người hiểu đạo thì khẳng định, việc
buộc Đường Tăng phải trao bát vàng trước khi nhận kinh Phật là phương
pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của Đường Tăng, để diệt
trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng của thế
tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ
không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.
Một độc giả bình thường khi đọc Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân cũng không bị “méo mó về nhận thức” như ông cựu sinh viên Khoá 8 – Khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội (có được học về văn học Trung Quốc, trong đó có Tây Du Ký)!
Thật là:- Đọc sách mà không chịu tinh tường suy nghĩ là vùi dập đi cái công phu của người xưa. (Mạnh Tử)
“Tâm không bình an, khí không hoà nhã thì lời nói hay lầm lỗi”.
Hiểu được cái thế kẹt của người ta, đừng ai còn ngụp lặn trong mê lầm như thế! Xin bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt để tự cứu lấy chính mình!
Gò Cỏ may
(Gocomay's blog)
Đinh Tấn Lực - Ở Lại Đảng Thì Được Gì?
Chuyên Đề 1: Ở Lại Đảng Thì Được Gì?
Ngày hôm qua, 9-12-2013, Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai giảng tại Hà Nội. 43 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI đã nhiệt liệt tham gia lớp thứ nhất.
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Mục đích của lớp học là nghiên cứu các chuyên đề lý luận, cập nhật những thông tin mới, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, đồng chí Lê Hồng Anh chỉ rõ, đất nước ta bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường… Trước mắt là nhịp độ công khai ra đảng và nhịp độ bình luận những bài viết phản động của bọn thế lực thù địch, cả trên blog, web, và chủ yếu là trên Facebook, thậm chí trên cả đường phố, công viên, café, trà đá… Tiêu biểu là những bài “Chuyện dài ra đảng”, “Thời điểm chín muồi để ra đảng!”, “Tâm thư người ra đảng”…
Cho nên, chương trình lớp bồi dưỡng được thiết kế thành tám chuyên đề có nội dung là những vấn đề lý luận và thực tiễn cốt yếu hiện nay của Đảng và Nhà nước, thì trong đó, chuyên đề một có tầm quan trọng sâu sắc hàng đầu là “Ở lại đảng thì được gì?”
Tức là, phải làm mọi cách, và bằng mọi giá, để giữ đảng viên, bởi việc mồi chài đảng viên trong thời buổi này không phải là một nỗ lực nhỏ gọn. Chí ít là đừng để tình trạng mở mồm ra là cực lực xâm phạm đến mẫu thân của đảng đang nhanh chóng lan truyền từ giới đảng viên lão thành xuống tới giới đảng viên trẻ và đang có xu thế trở thành truyền thống hiện đại.
* * *
Làm cách nào?
Trên thực tế, biện pháp mắm tôm có nhiều xác suất cao sẽ là giải pháp đường dài. Vừa phát triển kinh tế thôn quê, vừa bao vây văn minh thành thị.
Trên mặt lý luận chủ động, ta phải vạch rõ đâu là những mối lợi mọi người cần nâng cao đảng tính:
Ngày hôm qua, 9-12-2013, Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai giảng tại Hà Nội. 43 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI đã nhiệt liệt tham gia lớp thứ nhất.
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Mục đích của lớp học là nghiên cứu các chuyên đề lý luận, cập nhật những thông tin mới, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, đồng chí Lê Hồng Anh chỉ rõ, đất nước ta bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường… Trước mắt là nhịp độ công khai ra đảng và nhịp độ bình luận những bài viết phản động của bọn thế lực thù địch, cả trên blog, web, và chủ yếu là trên Facebook, thậm chí trên cả đường phố, công viên, café, trà đá… Tiêu biểu là những bài “Chuyện dài ra đảng”, “Thời điểm chín muồi để ra đảng!”, “Tâm thư người ra đảng”…
Cho nên, chương trình lớp bồi dưỡng được thiết kế thành tám chuyên đề có nội dung là những vấn đề lý luận và thực tiễn cốt yếu hiện nay của Đảng và Nhà nước, thì trong đó, chuyên đề một có tầm quan trọng sâu sắc hàng đầu là “Ở lại đảng thì được gì?”
Tức là, phải làm mọi cách, và bằng mọi giá, để giữ đảng viên, bởi việc mồi chài đảng viên trong thời buổi này không phải là một nỗ lực nhỏ gọn. Chí ít là đừng để tình trạng mở mồm ra là cực lực xâm phạm đến mẫu thân của đảng đang nhanh chóng lan truyền từ giới đảng viên lão thành xuống tới giới đảng viên trẻ và đang có xu thế trở thành truyền thống hiện đại.
* * *
Làm cách nào?
Trên thực tế, biện pháp mắm tôm có nhiều xác suất cao sẽ là giải pháp đường dài. Vừa phát triển kinh tế thôn quê, vừa bao vây văn minh thành thị.
Trên mặt lý luận chủ động, ta phải vạch rõ đâu là những mối lợi mọi người cần nâng cao đảng tính:
- Một là, được đảng tin dùng: Được gật gù thông qua quy trình đóng dấu các văn bản dưới nghị quyết, kể cả Hiến Pháp. Ví dụ tiêu biểu và gần gạnh nhất là cuộc họp QH bấm nút vừa qua.
- Hai là được lên chức: Càng sai càng dễ lên chức nhanh. Phải chứng minh cho đối tượng thấy rõ trường hợp tiêu biểu của đồng chí Nguyễn Hữu Ca sau vụ Tiên Lãng Hải Phòng.
- Ba là được lên báo: Ngay cả ngủ gục cũng có hình trên báo. Ví dụ rất nhiều, trong mọi cuộc họp ở mọi cấp. Có thể lấy ảnh ngay trong lớp bồi dưỡng này làm điển hình tiêu biểu.
- Bốn là được lên đài: Tức là một cách làm phong phú hóa các vở hài mà giới văn nghệ sĩ ưu tú bên nhà đài không có khả năng sáng tạo đủ để khán giả vui cười thư giản sau giờ lao động.
- Năm là lên mặt: Đây là một trong những phần thưởng lớn nhất cho đức tính kiêu hãnh mà không cần phải viết sách nói về cuộc đời hoạt động của mình. Hãy lấy ví dụ của đồng chí Tổng Lú phát biểu ở Phú Thọ thì ngay cả giới khiếm thị cũng phải thấy ngay là xây dựng đảng cho tốt thì sẽ có rất nhiều đàn em. Khi đó chúng ta có thể thoải mái dạy lính như dạy dân.
- Sáu là lên đê: Tức là được làm phông nền cho một thiểu số khác đạp nhầu mà trồi lên làm rạng danh cả đảng. Ví dụ có rất nhiều, tha hồ chọn trong quyển Bên Thắng Cược, ví dụ điển hình nhất là cụ Võ Trạng vừa mới được điều về xây mồ ngăn bão dữ ở Quảng Bình.
- Bảy là được đề bạt một giai cấp hậu duệ kế thừa tiên tiến: Gồm những thanh thiếu niên phấn đấu xa nhà du học các nước và từng tốt nghiệp ưu hạng về môn xé sách và giật cặp chạy mất dép.
- Tám là được giữ quyển sổ hưu toàn vẹn: Như thí sinh giữ phao/lãnh đạo giữ chỗ/cave giữ váy…
- Chín là được tha hồ góp ý cho đảng sản xuất những quả đấm thép các kiểu: Đây là niềm hãnh tiến toàn quốc, thay cho tất cả những công trình nghiên cứu khoa học quốc tế mà giới trí thức cả đảng nhiệt liệt khinh bỉ không thèm tham gia.
- Mười là chia sẻ niềm hãnh diện có quyền cải tổ Liên Hiệp Quốc: Nhờ vào vị thế là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ; nhờ vào sáng kiến Nhân Quyền Mắm Tôm; và nhờ vào thành tích có đảng viên từng được UNESCO vinh danh là Doanh nhân Văn hóa Thế giới.
Sơ khởi là mười cái lợi tạm liệt kê bên trên, được coi như là 10
phương hướng thực hiện quy trình nối tiếp truyền thống văn hóa đảng.
Những mối lợi khác sẽ được cả lớp nay lẫn các lớp kế tiếp thi đua bổ
sung/đúc rút/triển khai nay mai.
Sau cùng, trên mặt lý luận phản biện, cần phải làm cho đối tượng mất ăn mất ngủ khi nghĩ đến/tính toán/cân đo cả 10 điều lợi sơ khởi vừa kể, so với cái lợi vô cùng mơ hồ của quyết định ra đảng:
Ra khỏi đảng chỉ được duy nhất có mỗi chuyện làm người!
10-12-2013 – Kỷ niệm 65 năm ra đời Bản TNQTNQ.
Blogger Đinh Tấn Lực tường thuật tại chỗ.
Sau cùng, trên mặt lý luận phản biện, cần phải làm cho đối tượng mất ăn mất ngủ khi nghĩ đến/tính toán/cân đo cả 10 điều lợi sơ khởi vừa kể, so với cái lợi vô cùng mơ hồ của quyết định ra đảng:
Ra khỏi đảng chỉ được duy nhất có mỗi chuyện làm người!
10-12-2013 – Kỷ niệm 65 năm ra đời Bản TNQTNQ.
Blogger Đinh Tấn Lực tường thuật tại chỗ.
(Dân luận)
Ông Nguyễn Bá Thanh xuất hiện tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng
(TNO) Sáng nay 14.12, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban chỉ đạo
Trung ương về Phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh đã có mặt tại
phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và các đồng phạm trong vụ án cố ý làm
trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
(Vinalines).
- >> Dương Chí Dũng nói mua nhà cho bồ bằng tiền của vợ
>> Tôi thấy một ‘thằng tôi’ trong Dương Chí Dũng
>> Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc phủ nhận việc chia chác 1,67 triệu USD
>> Dương Chí Dũng khai bỏ trốn vì có ‘người quen’ gọi báo
>> Bộ Giao thông vận tải 'phủi' trách nhiệm trong vụ án Dương Chí Dũng
>> Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc
Bị cáo Dương Chí Dũng |
Theo quan sát của phóng viên, ông Nguyễn Bá Thanh xuất hiện tại tòa khá
lặng lẽ, lúc đến cũng như đi và chỉ có một mình với vai trò như là một
người quan sát.
Không có phóng viên nào tiếp cận được ông Nguyễn Bá Thanh ngoại trừ việc chứng kiến ông rời khỏi tòa vào lúc 10 giờ sáng nay.
Vụ án Dương Chí Dũng được coi là một “đại án” tham nhũng nghiêm trọng phức tạp và được Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đưa vào diện theo dõi giám sát.
Hồi đầu tháng 8.2013, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đã thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát về các vụ án tham nhũng lớn, trong đó có vụ ở Vinalines, khi đó đang trong quá trình điều tra.
Theo dự kiến, cuối giờ chiều nay, TAND Hà Nội sẽ tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án.
Hiện tại, tòa đang diễn ra phần tranh tụng giữa các luật sư bào chữa cho 10 bị cáo và cơ quan công tố.
Không có phóng viên nào tiếp cận được ông Nguyễn Bá Thanh ngoại trừ việc chứng kiến ông rời khỏi tòa vào lúc 10 giờ sáng nay.
Vụ án Dương Chí Dũng được coi là một “đại án” tham nhũng nghiêm trọng phức tạp và được Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đưa vào diện theo dõi giám sát.
Hồi đầu tháng 8.2013, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đã thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát về các vụ án tham nhũng lớn, trong đó có vụ ở Vinalines, khi đó đang trong quá trình điều tra.
Theo dự kiến, cuối giờ chiều nay, TAND Hà Nội sẽ tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án.
Hiện tại, tòa đang diễn ra phần tranh tụng giữa các luật sư bào chữa cho 10 bị cáo và cơ quan công tố.
Bị cáo Mai Văn Phúc |
Trước đó, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đã đề nghị mức án tử hình đối
với bị cáo Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines và bị cáo Mai
Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines.
Tòa cũng đề nghị mức án từ 6-30 năm tù đối với các bị cáo còn lại. Theo cáo buộc, các bị cáo trong vụ án đã cố ý làm trái gây thiệt hại cho Nhà nước gần 367 tỉ đồng và tham ô 28 tỉ đồng.
Thái Sơn
Tòa cũng đề nghị mức án từ 6-30 năm tù đối với các bị cáo còn lại. Theo cáo buộc, các bị cáo trong vụ án đã cố ý làm trái gây thiệt hại cho Nhà nước gần 367 tỉ đồng và tham ô 28 tỉ đồng.
Thái Sơn
(Thanh niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét