Từ "Nhân văn giai phẩm" đến Trương Duy Nhất:" Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.
Trong tiến trình lịch sử của mình, Đảng CSVN đã trải qua khá nhiều thăng
trầm, biến động. Bên cạnh việc đối phó với"giặc ngoài", Đảng nhiều lúc
cũng phải vận dụng rất nhiều sách lược để chống"thù trong". Một trong
nhiều sách lược đó là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac Lê nin, của
chuyên chính vô sản vào việc "ghép tội"bọn "phản động".
Việc ghán tội này đôi lúc không cần bọn chúng có"tâm phục,khẩu phục"hay
không, chỉ cần đám nông dân"mo cơm quả cà"theo Đảng đi làm cách mạng
thấy "thông suốt", "công bằng" là được rồi. Bởi để bảo vệ chính quyền từ
khi còn non trẻ đến lúc trưởng thành, kim chỉ nam trong mọi hành động
của Đảng đó là không ngại sai lầm.
Chỉ khi có "sai" mới có"sửa sai", đời không ai toàn vẹn cả. Vấn đề là
cái khoảng cách ở giữa sai và sửa sai đó là số phận bi thảm của biết bao
cá nhân, biết bao cuộc đời của những công dân vô tội. Không phải đến
tận bây giờ người dân Việt Nam mới biết lên tiếng đòi tự do dân chủ. Từ
những năm 50 của thế kỷ trước,phong trào "Nhân văn giai phẩm"(1955-1958)
đã ghi dấu như như một mốc son chói lọi của nền dân trí Việt Nam. Trí
thức Việt như Nguyễn Tuân, Quang Dũng, Bùi Xuân Phái, Hoàng Cầm, Phan
Khôi, Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao...đã cho thấy họ không phải là những con
cừu dễ sai khiến.
Tự do, dân chủ cho văn nghệ sĩ, trả lại nghệ thuật cho nghệ thuật là
những tôn chỉ của phong trào này. Việc ghán tội cho họ được Đảng khái
quát như sau: -Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa
cộng sản. -Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại
chế độ và Đảng lãnh đạo. -Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống
lại cách mạng xã hội chủ nghĩa. -Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản,
chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản. Số phận của họ trước và sau khi sửa
sai đã được nhiều thông tin báo chí nhắc đến,ở đây người viết chỉ đề cập
đến nỗi oan khuất của một người phụ nữ duy nhất , bà Thụy An , nhũ danh
Lưu Thị Yến.
Tiếp sau Nhân văn giai phẩm là vụ án "xét lại chống Đảng" mà nhận định
sau đây quả thật không ngoa:"Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái
rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây
là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính
chất. Và, có thể nói , đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ
những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX".
Thiết nghĩ cũng chẳng cần nêu lại dài dòng việc Đảng đã làm cách nào để
ghán tội cho những người yêu nước như Hoàng Minh Chính,Vũ Đình Huỳnh, Lê
Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên...chỉ biết rằng mấy mươi năm sau lịch sử đã
được viết lại và thực chất sau này như Trao đổi với BBC ngày 02/12/2013,
nhà văn Vũ Thư Hiên nói ông và những người khác bị bắt và bị bỏ tù
trong vụ án "Xét lại chống Đảng" chỉ là những 'con dê tế thần' của một
âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Oan sai nối tiếp oan sai, Đảng vẫn chẳng hề rút kinh nghiệm và tiếp tục
ghán tội cho những người yêu nước khác. Lần này là những người làm chính
trị nhưng tội danh lại không liên quan đến chính trị như luật sư Lê
Quốc Quân với tội trốn thuế, Cù Huy Hà Vũ với hai bao cao su...Dường như
Đảng nhận ra rằng khoác cho bị cáo chiếc áo tù thường phạm có vẻ dễ ăn
nói với dân hơn là tù chính trị...Đây cũng là một sáng tạo độc đáo nữa
trong việc vận dụng chuyên chính vô sản vào từng thời điểm thích hợp.
Dư luận trong những ngày qua đang hồi hộp chờ đợi tài ghán tội của Đảng
ta ở vụ án Trương Duy Nhất. Theo bài viết trên báo CAND và cũng có thể
là cáo trạng thì thắp đuốc cũng không tìm ra đâu là tội trạng. Bởi muốn
kết án thì phải dựa trên luật, mà luật thì lại chung chung mơ hồ. Kiểu
này lại phải nhờ đến sự kết hợp tài tình của bộ tam:tòa án,viện kiểm sát
và bộ công an.
Bắt Nhất bảy tháng trước với điều luật 258 tội lợi dụng tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích nhà nước.Nhưng tìm cho ra cái" tự do dân chủ "bị lợi
dụng và cái" lợi ích nhà nước" bị xâm phạm trong cái bài báo của Nhất
cũng là khó.Vì vậy hết một cái lệnh tạm giam 4 tháng vẫn không xong đành
phải ra thêm một cái nữa.Khổ nỗi Nhất lại thuộc loại cứng đầu,chẳng
thèm nhận đại một cái tội nào đó cho Đảng đỡ mất mặt.
Xem ra thì Nhất chỉ có một cái tội là "láo", dám chê Thủ tướng viết sai
lỗi chính tả, chê chất lượng chính phủ tệ hại...Nhưng hình như những tội
này không có trong luật. Vậy xem ra phải chờ. Hôm nọ đọc một comment
trên FB của một bạn trẻ nói rằng trong vụ án của Nhất có bóng dáng của
bao cao su... Mình không đồng tình. Nói vậy thì coi thường sự sáng tạo
của Đảng ta quá.
Xin hãy trả tự do cho Trương Duy Nhất. Bảy tháng tạm giam là quá đủ cho một người vô tội.
Đừng để oan khiên chồng lên oan khiên. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.
Dương Hoài Linh
(Quê Choa)
Nấu rượu trong 1 phút
Chỉ cần đến chợ hóa chất Kim Biên mua cồn, hương liệu, bột màu về pha chế, "trong nháy mắt" đã có đủ loại
rượu giả như thật.
Người đàn ông tên Thanh đang giới thiệu rượu cho “chủ quán nhậu” - Ảnh: H.V
Trong nháy mắt, hóa chất pha với nước lã cho ra đủ loại rượu
|
Cồn + nước + hương liệu = rượu
|
|
| Khi
pha hương liệu tỷ lệ 1/1.000, chỉ cần vài giọt là đủ. Nếu muốn có rượu
chuối hột cần pha thêm bột màu cho màu sắc đẹp. Cách pha chế màu, tùy
loại rượu cần pha đậm nhạt nhưng thông thường chỉ cần chấm đầu ngón tay
vào túi phẩm màu rồi hòa với nước là đủ cho mẻ rượu | |
|
Bà chủ sạp M.H |
|
|
Theo chân ông V. (người từng làm việc tại lò rượu hóa chất) đến chợ Kim
Biên (Q.5, TP.HCM) mua nguyên liệu pha chế, bà chủ cửa hàng hóa chất
M.H chuyên kinh doanh hương liệu, bột màu, hóa chất... chỉ tay vào can
chất lỏng màu trắng giới thiệu: “Loại cồn này đang 95 độ, muốn pha rượu
nồng độ bao nhiêu cứ đổ nước lã vào là được”. Bà sai nhân viên rót cồn
công nghiệp từ can 20 lít ra can 1 lít đưa cho chúng tôi, giá 30.000
đồng và giới thiệu thêm dụng cụ đo nồng độ, giá 35.000 đồng/dụng cụ.
Khi chúng tôi hỏi về công thức pha chế, bà chủ cửa hàng này cho biết:
“Muốn pha chế rượu phải có hương liệu. Ở đây cái gì cũng có. Tinh nếp
dùng pha chế rượu nếp đục giá 300.000 đồng/kg, tinh chuối dùng pha chế
ra rượu chuối hột giá 400.000 đồng/kg, tinh trái cây dùng pha chế các
loại rượu trái cây giá 300.000 đồng/kg. Nếu muốn “rượu” có màu thì pha
bột màu, giá 600.000 đồng/kg".
Bà cũng tận tình hướng dẫn: “Khi pha hương liệu tỷ lệ 1/1.000, chỉ cần
vài giọt là đủ. Nếu muốn có rượu chuối hột cần pha thêm bột màu cho màu
sắc đẹp. Cách pha chế màu, tùy loại rượu cần pha đậm nhạt nhưng thông
thường chỉ cần chấm đầu ngón tay vào túi phẩm màu rồi hòa với nước là
đủ cho mẻ rượu".
Hỏi mua hóa chất về pha chế rượu, nhân viên cửa hàng hóa chất M.H rót cồn bán cho khách
Trong tích tắc
Từ nguyên liệu hóa chất mua ở chợ Kim Biên, chúng tôi đã thử pha chế
rượu theo “công thức” bà chủ cửa hàng hóa chất M.H cung cấp. Nguyên liệu
“nấu” rượu gồm: nước lã, cồn công nghiệp, hương liệu tinh nếp, tinh
chuối, tinh trái cây, bột màu. Chúng tôi cho nước lã vào thùng nhựa, rót
khoảng 50 ml cồn vào rồi lắc đều, lập tức có ngay sản phẩm "rượu đế"
mùi vị thường gặp ở các quán nhậu bình dân.
Tương tự, dùng cồn công nghiệp pha vào nước lã, cho thêm tinh nếp rồi
lắc đều, lập tức có rượu nếp đục, mùi thơm ngào ngạt. Anh Tín Nghĩa,
người tham gia pha chế, dùng dụng cụ đo độ rượu và ngửi, rồi nhận xét:
“Rượu thơm quá. Mùi y chang rượu nếp mới”. Với rượu chuối hột, rượu trái
cây, cách làm cũng tương tự. Như vậy, chỉ trong tích tắc chúng tôi đã
“nấu” được rượu đủ loại, thơm ngát. Trong khi đó, theo bà Hai - một chủ
lò rượu ở Bình Thuận, nếu nấu rượu bằng men truyền thống của Việt Nam,
không kể thời gian nấu cơm, từ khi ủ men cho đến khi rượu ra lò mất
đúng 10 ngày.
Nhân viên cửa hàng hóa chất M.H bán hương liệu, bột màu kèm theo để khách chế cồn
thành các loại rượu
Có thể mù mắt hoặc chết người
Sau khi “thăm khám” trực quan bằng cách ngửi, quan sát các nguyên liệu
pha chế rượu mua từ chợ hóa chất Kim Biên do chúng tôi cung cấp, một
chuyên gia về hóa thực phẩm nhận xét: “Bằng cảm quan nhận biết có thể
đây là cồn tạp chất và hương liệu, màu tổng hợp”.
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM), cồn công
nghiệp chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất nên chỉ sử dụng cho công nghiệp,
không được sử dụng trong thức uống. Đại diện Viện Công nghệ hóa học
cũng khẳng định không được dùng cồn công nghiệp để pha chế rượu vì
trong cồn công nghiệp còn methanol, aldehyde, các hợp chất này gây nên
tình trạng nhức đầu khi uống, nồng độ cao có thể gây ngộ độc dẫn đến
chết người.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế
công cộng, methanol là một loại dung môi dùng trong công nghiệp, không
uống được, cấm tuyệt đối sử dụng trong chế biến thực phẩm. Nếu dùng
loại cồn này pha chế rượu, uống vào sẽ “chết toi”. Bao nhiêu vụ ngộ độc
rượu dẫn đến chết người đều pha chế từ cồn công nghiệp. “Uống rượu pha
cồn chứa methanol chỉ gặp hai trạng thái: mù mắt hoặc chết người”, bác
sĩ Xuân Mai cho biết.
|
Hoàng Việt
(Thanh niên)
“Chiến lược cờ vây” Trung Quốc phải đối đầu chiến lược châu Á của Mỹ
(GDVN) - Trung Quốc
thực hiện chiến lược cờ vây, có thể lập Khu nhận biết phòng không Biển
Đông trong tương lai, từng bước mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
|
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Hàn Quốc (ngày 6 tháng 12 năm 2013) |
Tân Hoa xã ngày 11 tháng 12 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 12 có
bài viết nhan đề “Trung Quốc thực hiện chiến lược trò chơi bàn cờ làm
suy yếu tái cân bằng của Mỹ ở châu Á”.
Chiến lược chính sách đối ngoại do Ban lãnh đạo mới Trung Quốc thực
hiện có thể gồm có một loạt các bước đi “tiệm tiến” nhằm làm suy yếu vai
trò ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, đồng thời làm lây lan sự ngờ vực về cam
kết của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực.
Sau một năm lên làm nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Tổng bí thư Tập Cận Bình đang thực hiện các biện pháp để tăng
cường vị thế của Trung Quốc trong khu vực, đồng thời ngăn chặn Mỹ gia
tăng triển khai lực lượng quân sự ở châu Á.
Người phụ trách chương trình châu Á của Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie
tại Washington là Douglas Parr cho rằng, các biện pháp này gồm có tuyên
bố thiết lập “Khu nhận biết phòng không”, hành động này chưa đến mức
gây ra đối đầu trực tiếp, nhưng đã làm thay đổi phạm vi ảnh hưởng địa lý
một cách thích hợp.
Douglas Parr nói: "Trung Quốc đang thực hiện chiến lược cờ vây cổ
điển, không e ngại thực hiện một số bước đi để mở rộng vai trò ảnh
hưởng, những hành động này vừa không trực tiếp gây ra xung đột bạo lực,
vừa sẽ không dẫn đến sự phản ứng quá mức. Trung Quốc có thể làm như vậy ở
Biển Đông trong tương lai, nhưng họ còn trì hoãn, bởi vì Trung Quốc
đang triển khai thêm radar và cơ sở đánh chặn".
|
Mỹ triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. |
Giáo sư chiến lược Hugh White, Đại học Quốc gia Australia cho rằng,
hành động của Trung Quốc nhằm gửi một thông điệp tới Mỹ: Trung Quốc thực
sự đang thách thức trật tự châu Á do Mỹ chiếm vị trí thống trị đã 40
năm.
Hugh Whtie là tác giả của cuốn sách "Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại
sao Mỹ cần chia sẻ quyền lực với Trung Quốc". Ông cho rằng: "Người Trung
Quốc đang nói với Mỹ: Chúng tôi có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề
này, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi ‘hành động khiêu khích’ để
thuyết phục các anh ứng xử nghiêm túc với sự thực - chúng tôi muốn làm
thay đổi trật tự này".
Mặc dù Trung Quốc đã triển khai các biện pháp mở rộng sự hiện diện
trên không và trên biển của họ, với tính chất là một phần của chiến lược
tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương do Tổng thống Barack Obama đề
xuất, Mỹ cũng đã điều nhiều máy bay trinh sát hơn tới Nhật Bản, đồng
thời đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Guam. Mỹ sẽ lần lượt
điều 2.500 binh sĩ Thủy quân lục chiến từ Okinawa, Nhật Bản đến thành
phố Darwin, Australia.
Khi thăm Trung Quốc vào tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã
nói rõ là Mỹ sẽ không thay đổi chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái
Bình Dương của họ.
|
Máy bay tấn công không người lái X-47B sẽ trang bị cho tàu sân bay Mỹ trong tương lai. |
Trong khi đó, trong cuộc chiến chống lại vai trò ảnh hưởng của Mỹ,
Trung Quốc cũng rất coi trọng mặt trận ngoại giao. Khi Barack Obama bị
phân tâm bởi căng thẳng chính trị trong nước và Trung Đông, Trung Quốc
tìm mọi cách lấp đầy khoảng trống này, tăng cường quan hệ với các nước
láng giềng ở Đông Nam Á, trong đó có một số nước tồn tại xung đột với
Trung Quốc trong vấn đề đảo, đá trên Biển Đông.
Sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố hủy bỏ chuyến thăm châu Á do
Chính phủ đóng cửa vào tháng 10, Trung Quốc và Malaysia đã ký thỏa
thuận tăng cường hợp tác kinh tế và quan hệ quốc phòng. Ông Barack Obama
đã cử Ngoại trưởng John Kerry thay ông đến thăm khu vực, trong khi đó,
Tập Cận Bình đã đích thân tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC ở đảo Bali,
tại hội nghị, ông nói khu vực này là "đại gia đình (cộng đồng) Châu Á -
Thái Bình Dương".
Giáo sư danh dự về chính trị học Trung Quốc, Đại học Harvard là
Roderick MacFarquhar cho rằng: "Chúng ta chờ xem Mỹ sẽ làm thế nào để
tăng cường quan niệm rằng họ sẽ vẫn hiện diện ở châu Á. Mỹ sẽ không rời
khỏi khu vực này và nhường lại nó cho Trung Quốc, hơn nữa, họ sẽ không
từ bỏ bạn bè và đồng minh".
|
Cụm tấn công tàu sân bay Mỹ | |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét