Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Tin Chủ Nhật, 15-12-2013 - Chuyện ngược đời: Nông dân không bỏ ruộng thì... đói

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
383501_4389246588907_887782292_n<- VIẾT TRƯỚC NGÀY RA TRƯỜNG SA, MÙA BIỂN ĐỘNG, THÁNG 12/2013 (Mai Thanh Hải). – Tiếp thêm tình yêu biển, đảo (QĐND).  – Khiêu vũ nơi đầu sóng (LĐ).
- Đài TH Đồng Nai (?) chiếu Phim tài liệu HẢI CHIẾN HOÀNG SA do VNCH thực hiện (DĐXHDS).
- Công an Hà Nội – Vinh sợ dân xác nhận Hoàng Sa Trường Sa là của VN (DCCT).

- “Quái vật tàu ngầm” Sen Toku (Hùng Sơn).
- Nhìn lại 2013: Năm của châu Á liên thủ và đua tranh (VNN).
- Nhật và ASEAN sẽ hợp tác bảo đảm tự do lưu thông hàng không (RFI). – ASEAN – Nhật Bản ủng hộ tự do đi lại (NLĐ).  – Nhật Bản hứa viện trợ nhiều tỉ đôla cho các nước Ðông Nam Á (VOA).  – Nhật sẽ hỗ trợ 20 tỷ đôla cho ASEAN (BBC).
- Tàu hộ vệ của tàu sân bay Liêu Ninh lao thẳng vào tuần dương hạm Mỹ (ANTĐ).  – Trung Quốc đã điều tàu chiến nào lao vào chiến hạm khủng của Mỹ?  – Tàu chiến Trung – Mỹ suýt va chạm trên biển Đông (NLĐ).
- Đông Nam Á hưởng lợi từ căng thẳng Nhật-Mỹ-Trung (RFI).
- Mỹ-Trung : Suýt xảy ra sự cố trên Biển Đông (RFI).
- Ngoại trưởng John Kerry thăm Việt Nam (RFA). - Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Việt Nam bảo vệ các quyền tự do cá nhân (RFI). – Việt Nam có thể thả thêm tù nhân chính trị sau chuyến đi của John Kerry. – Ngoại trưởng Mỹ đi thăm VN để thảo luận về kinh tế, an ninh (VOA).  – Ngoại trưởng Hoa Kỳ đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam (TTXVN).  – Ngoại trưởng Mỹ thả bộ thoải mái giữa Sài Gòn (TT).
- Từ Nam Phi nghĩ đến Việt Nam – Viết một bài thơ thay cho bạn hữu Nam Phi từ nửa thế kỷ trước (DĐXHDS).
- Phong trào Con đường Việt Nam (RFA). – Phụ huynh ba nhà hoạt động bị giam cầm sang Mỹ vận động cho nhân quyền VN (VOA).
- Nguyễn Văn Thạnh: Họ đã đổi trắng thay đen như thế nào? (Dân quyền).  – Báo cáo về những vụ đàn áp blogger nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế (DLB). - Nhà nước bất nhân và côn đồ (Phi Vũ). – Xuân Thu nhị kỳ (ĐCV). – Bằng Tự do (DLB).
- Công an tiếp tục sách nhiễu người yêu nước (RFA). – Những chỉ dấu về một quốc gia thất bại.
- Trương Duy Nhất , Phạm Viết Đào – Miếng xương hóc cổ họng Hà nội (Xuân VN).
- Tình dân tộc và tình yêu Tổ Quốc của người Việt Nam (Phi Vũ). – Điệp viên bí danh Hồng Thủy là ai – Kỳ 3 (Huỳnh Tâm) (Thông Luận).
- Lê Thăng Long: GIỚI THIỆU TÓM TẮT HỆ LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA CỘNG ĐỒNG (DĐXHDS).
- Và anh Đằng thì đang nằm ở trong kia (Boxitvn). – Ông Lê Hiếu Đằng ‘trong cơn nguy kịch’ (BBC).  – Audio phỏng vấn luật gia Trần Quốc Thuận: Nhà nước sẽ ứng xử ra sao với ông Đằng?
- Yên Tử: Các vị có còn là con người? (Boxitvn).
- VIỆT – ĐỨC ALUMNITALK: “CẢI CÁCH HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM – NHỮNG KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN” (Nguyễn Minh Tuấn). – PGS, TS Tường Duy Kiên (Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh): Hiến pháp mới đã tiếp cận căn bản các chuẩn mực quốc tế về quyền con người (QĐND).
- ‘Đưa tiền trước rồi mọi thứ sẽ dễ dàng’ (BBC). “Báo cáo của giới chuyên gia, cả người Việt lẫn người nước ngoài, làm việc cho World Bank cho hay “nhìn chung, một tỉ lệ tương đối cao các doanh nghiệp ở Việt Nam báo cáo là có đưa hối lộ””.
- Quảng Ninh: 1 phường có tới 400 cán bộ hưởng lương (HQ).
- Sân gôn ở Hà Tĩnh là điểm tựa xóa nghèo? (BBC).
- Phi Yến: “Người trong cuộc” phản ứng vì lời xin lỗi có nhiều chi tiết “sai sự thật” (ĐS&HN/Boxitvn).
- Yêu dân, “Anh không đòi quà” – điệu nhảy cần thiết cho toàn ngành công an (DĐXHDS).
2- Án giao thông: Xử sao cũng được! (NLĐ).
- Sóc Trăng: Đám cưới con trai bí thư tỉnh ủy không bia không rượu (MTG).
- Khi “liệt sĩ trở về” muốn tự tử! (LĐ). =>
Phát biểu của đại diện IMF tại Diễn Đàn Quan Hệ Đối Tác Phát Triển Việt Nam (viet-studies).
- Nhà Sản xuất Chương trình của CCTV bị buộc Từ chức vì viết Blog Chỉ trích Kiểm duyệt (ĐKN). – Trung Quốc chống tham nhũng nhưng thiếu sự độc lập (VOA).
- Bình Nhưỡng thanh trừng để bảo vệ chế độ gia đình trị (RFI). – Mỹ cảnh cáo Bình Nhưỡng tránh “khiêu khích”.
- Hoa Kỳ kêu gọi Bắc Hàn tránh gây hấn (BBC).  – Sau Jang Song-thaek, sẽ có thêm người bị xử tử? (TN).  – Xử tử Jang Song-theak giúp ông Kim Jong-un siết chặt quan hệ với Trung Quốc?   – Quyết định xử tử Jang thể hiện “quyết tâm của nhân dân” (TTXVN).  – Doanh nhân Triều Tiên ở Trung Quốc bị gọi về (NLĐ).  – Lộ diện nhóm quyền lực mới ở Triều Tiên.  – Phản ứng của Trung Quốc sau vụ dượng Kim Jong Un bị hành quyết (VOA).  – Ông Kim Jong Un xuất hiện lần đầu tiên sau vụ xử tử ông chú  (VOV).
- Loạt bài về Miến Điện: Không có quân phục (Phan Ba). “… những người là địch thủ của nhau trước đây đã tạo một thỏa hiệp vì một Myanmar mới – ‘không với bạn và không thể không có bạn’, nó là như thế“.
- Thái Lan : Quân đội bác bỏ kêu gọi lật đổ chính phủ của đối lập (RFI). – Phe đối lập Thái Lan gặp quân đội để tìm lối thoát cho khủng hoảng. – Lối thoát nào cho căng thẳng chính trị tại Thái Lan (VTV).  – Quân đội Thái Lan giữ thế trung lập (NLĐ).
- Bàn tròn giữa chính quyền Ukraina với đối lập thất bại (RFI). - Tổng thống Ukraina sa thải các quan chức trong vụ trấn áp biểu tình (VOA).  – Ukraina chuẩn bị có thêm biểu tình.  – Giọt nước tràn ly (NLĐ).

KINH TẾ
- Hiệu ứng các chính sách kinh tế sẽ cộng hưởng trong năm tới (ĐBND).
- Việt Nam: Cần chiến lược kép! (CT).
- Bộ trưởng Tài chính: “Tôi chưa hiểu nhiều về TTCK” (ĐTCK).
- Những sự kiện kinh tế nổi bật trong tuần (TBNH).
Bai-1_Cao-su-o-xa-Thuong-Lo- Giá vàng chờ cuộc họp của FOMC (TBNH).
<- Trồng cây “vàng trắng”: Trắng tay vì phá vỡ qui hoạch (VOV).
- Thực phẩm “lạ” mùa tết: gà thảo dược, trứng gà omega (TT).
- Các công ty du lịch lập nhóm để bán tour (TBKTSG).
- Đại gia thức ăn nhanh Mỹ đua nước rút vào Việt Nam (ĐT).

2VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tiếp tục đưa lễ hội vào khuôn khổ (QĐND).  – Nghiên cứu để ứng xử hợp lý với lễ hội (ĐBND). =>
- Video: Câu chuyện văn hóa: Giá trị và sức sống của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (VTV).
- Cuộc đời nhạc sĩ Sáu Lầu lên sân khấu cải lương (RFA).
- BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 81) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Trần Sâm: Những đứa em tôi kỳ 8: HOA (Đào Hiếu). – Mời xem lại: Những đứa em tôi kỳ 7: THẰNG ĐẠI QUAN
- Nguyên Sa (MDTG).
- Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: TRƯ CUỒNG Phần II – Phần cuối (Thùy Linh).
- Truyện cực ngắn: Vạn kiếp mang ơn (Nguyễn Hoa Lư).
- HÃY GÓP CHÚT LÒNG CHO “LÊ ĐÌNH TY TUYỂN TẬP” (Ngô Minh).
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (2) (Phay Van).
- Góc ảnh Dương Minh Long (Hiệu Minh).
- CHO LỢN ĂN (Faxuca).
- Tiếp nhận Edgar Allan Poe trong nghiên cứu phê bình ở Việt Nam giai đoạn trước 1945 (PBVH).
- Nhà văn Patrick Deville: Cuộc đời Yersin mang nhiều yếu tố một cuốn tiểu thuyết (TT).
- Ấn tượng tranh tường khổng lồ tại Hà Nội (TT).
- Nhà sản xuất ‘Người giấu mặt’ nhận sai sót, xin lỗi khán giả vụ khỏa thân (TN).
- Robbie Williams : Ngày trở lại của Mister Swing (RFI).
- SEA Games 27: Karatedo giành HCV thứ 29, đoàn TTVN tụt xuống thứ tư (NLĐ).  Video: Toàn cảnh Seagames 27 – 14/12/2013;  – Cô gái người H’Mông giành HCV SEA Games lịch sử (ANTĐ).  – SEA Games và trọng tài: Nơi trò hề lên ngôi?! (Soha).  – SEA Games 27: Thừa nhận xử ép karatedo Việt Nam, nhưng vẫn không sửa kết quả (LĐ).  – Phạm Văn Mách tuột vàng vì bị “chơi khăm”?   – Kiện bất thành, Ánh Viên mất HCV oan ức.
- Ðội tuyển Mỹ khó qua vòng bảng World Cup 2014 (VOA).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Mở rộng đánh giá chất lượng giáo dục theo chuẩn mực quốc tế (ĐBND).
DonDoan(10)<- Đoàn học sinh VN ‘thắng lớn’ tại Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế (TN).  – Cả 6 học sinh Việt Nam đều giành huy chương IJSO 2013 (GD&TĐ).
- Đà Nẵng: Xã hội hóa trường mầm non vượt quá thẩm quyền! (Infonet).
- Lớp học không phấn bảng (GD&TĐ).
- Dạy học lịch sử địa phương còn gặp khó khăn (GD&TĐ).
- Hai mươi năm chứng kiến sự xói mòn tình thầy trò… (MTG).
- Trường mầm non dạy trẻ bằng dép và thìa đã tháo biển (Afamily).
- Trường học hỗ trợ cho học sinh Việt Kiều ở Mỹ (LĐ).
- Học sinh Mỹ bê bết trong các kỳ thi quốc tế, thì đã sao? – J. Weissmann, Phương Anh (dịch) (Học thế nào).
- Năm công nghệ rực rỡ (NLĐ).
- Phi thuyền Trung Quốc đáp xuống Mặt trăng (RFI). – Trung Quốc đáp thành công phi thuyền thám hiểm xuống mặt trăng (VOA).  – Tàu vũ trụ của Trung Quốc hạ cánh xuống Mặt Trăng (TTXVN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chín ngư dân gặp nạn trên biển Đông bắt đầu về nước (TTXVN).
- Cháu bé 7 tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc ở nhà y sĩ (TN).  – Giáo dục y đức: cần đổi mới để thuyết phục được thầy thuốc (VOV).
- Tài xế vụ hôi bia được ‘miễn bồi thường’ (BBC). – Tài xế bị “hôi bia” xin thôi nhận tiền giúp đỡ (TT).
- Video: Xây dựng nông thôn mới: Cơ chế xóa đói giảm nghèo cho miền núi (VTV).
- Hà Nội: Một cô gái bị sát hại man rợ trong đêm (ANTĐ).  – MC, ca sĩ nghiệp dư giết hại người yêu man rợ vì “ngáo đá”.

- TRƯỚC TỶ LỆ NGƯỜI CAO TUỔI BỊ TÂM THẦN TĂNG: Điên vì… cô đơn? (PT).
-Siêu bão Hải Yến: Hàng cứu trợ vào tay quan tham? (DV).
QUỐC TẾ 
- Nga sẽ hỗ trợ vận chuyển vũ khí hóa học Syria đi tiêu hủy (VOV).
2- Dụng “gậy”, Mỹ gây nguy hiểm cho đàm phán về vấn đề hạt nhân I-ran (QĐND).  – Iran bắt được gián điệp Anh (MTG).  – Tin nói người Mỹ mất tích ở Iran làm việc cho CIA (VOA).
- Các tay súng tại Iraq giết chết 17 công nhân dầu khí gần biên giới Iran (VOA).  – Iraq vẫn phải vật lộn với tàn dư chế độ Hussein  (VOV). =>
- Tổng thống Afghanistan đi thăm Ấn Ðộ nhằm nâng cao quan hệ (VOA).
- Liên Hiệp Quốc muốn tăng các biện pháp bảo vệ nhà báo (RFI).
- Một người bị bắt vì âm mưu đánh bom sân bay Mỹ (VOA).
- Tổng thống Obama đánh dấu một năm vụ xả súng ở Newtown (VOA). – Kỷ niệm thảm sát Newtown : Obama kêu gọi thay đổi (RFI).
- Đảng SPD đồng ý tham gia liên minh chính phủ Đức (RFI).
- Quốc hội Lập hiến Tunisia xem xét dự luật “tư pháp chuyển tiếp” (RFI).
- Ấn Ðộ triệu tập đại sứ Mỹ về vụ bắt giữ nhà ngoại giao (VOA).
- Thi hài cố lãnh tụ Mandela của Nam Phi về đến làng quê của ông (VOA).

* Video: + Bản tin video tối 13-12-2013; + Bản tin video sáng 14-12-2013; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 14.12.2013; + Sài Gòn chuẩn bị đón Giáng Sinh; + Các cựu quan chức Vinalines có thể lãnh án tử hình; + Triều Tiên xử tử dượng ông Kim Jong Un; + Vấn đề nhân quyền được nêu lên trước chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Kerry.

* VTV: + Chào buổi sáng – 14/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 14/12/2013;  + 360 độ Thể thao – 14/12/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 14/12/2013;  + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 14/12/2013;  + Trang địa phương – 14/12/2013;  + Bản tin quốc tế 17h – 14/12/2013;  + Thế giới trong ngày – 14/12/2013;  + Thời sự 12h – 14/12/2013;  + Thời sự 19h – 14/12/2013.

Chuyện ngược đời: Nông dân không bỏ ruộng thì... đói

Ông Nguyễn Văn Công, bí thư chi bộ thôn Thu Thừ (Quảng Ninh, Quảng Bình) khi nói đến đất đai, đến nông dân là ông lại ứa nước mắt. Cuộc đời ông cũng xuất thân từ nhà nông mà ra, thành thử nhắc đến ruộng đồng, ông không khỏi xót xa khi chính trên mảnh đất làng đã từng nuôi nấng ông và bao nông dân khác, đang bị hoang hoá đến hàng chục hecta.
Làm đơn trả ruộng

Sau khi nhẩm tính, ông Nguyễn Văn Công nói: “Chỉ riêng đất ngày xưa cho trẻ em mượn, thuê để cha mẹ làm hơn 7ha thì nay người dân viết đơn trả đến 5ha đất. Đất cho cán bộ hưu trí về hưu mất sức, con em xa xứ không thành đạt, về quê đơn chiếc cho thuê 15ha thì nay, họ cũng viết đơn trả hơn 10ha. Họ viết đơn đưa đến thôn, tui với trưởng thôn ngồi mà nghệt mặt ra. Chao ôi, ngày trước, cha ông đấu tranh để được chia ruộng, được cày bừa, thì chừ ruộng bị trả ri, tui ứa nước mắt mỗi khi cầm lá đơn đề chữ đơn xin trả ruộng”.

Tại tỉnh Quảng Bình, việc nông dân bỏ ruộng đã lên đến con số hơn 750ha. Đó là theo thống kê sơ bộ, nếu điều tra chính thức, chắc chắn sẽ nhiều hơn con số đó. Tương tự, ở tỉnh Hà Tĩnh, có hơn 1.300ha ruộng bị bỏ hoang, hơn 1.000 hộ dân trả lại ruộng do họ chẳng muốn làm.

Ở huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), đã xuất hiện thêm một hình thức bỏ ruộng như: vào vụ hè thu, sau khi gặt vụ lúa chiêm xong, nông dân để ruộng nghỉ, họ không cày bừa, xới xáo và họ vứt ruộng cho trời. Ít tuần sau, những gốc rạ mọc ra lúa non, người dân địa phương gọi là lúa xép. 40 ngày sau, hơn 8.000ha lúa xép bị bỏ lại từ vụ chiêm được người dân ra mót lại. Đó là cách bỏ ruộng kỳ lạ, họ chẳng chăm sóc gì, khi lúa xép trổ đồng, chín hạt thì họ đi mót lúa. Hiện các nhà khoa học đang tranh cãi có nên để ruộng lúa tái sinh hay không, trong khi đó, giới nông dân do chán cảnh làm ruộng bị thất bát, nên họ chỉ làm một vụ lúa, vụ còn lại, họ cho lúa tự tái sinh để chờ gặt, gặt được bao nhiêu hay bấy nhiêu vì họ chẳng bỏ công cán, vốn liếng đầu tư nào.

Ông Nguyễn Văn Công, bí thư chi bộ thôn Thu Thừ, ứa nước mắt mỗi khi nói về đồng ruộng.

May mà bỏ ruộng!

Một nông dân ở thôn Thu Thừ, xã An Ninh (Quảng Ninh) đề nghị giấu tên kể với chúng tôi: “Tui có một mẫu ruộng (10 sào), làm năm mô cũng lỗ sặc gạch. Mỗi sào đầu tư 1 triệu đồng mỗi vụ, cuối cùng thu vô chưa có năm mô ngang vốn, hoạ may lắm thì có một vụ lời mỗi sào 100.000 đồng, 10 sào được 1 triệu đồng. Nhưng đó chỉ tính phân giống, cày bừa, thuỷ lợi, nước nôi, còn công của cả nhà gồm năm người bỏ ra, nếu tính vô thì bị lỗ âm luôn. Làm lúa mà nói thiệt có khi còn đi vay gạo mà, vì nợ cứ trả gối đầu. Không bỏ ruộng càng đói. Tui quyết định bỏ ruộng, viết đơn cho thôn, thôn xã không ký, không nhận đơn, tui bỏ trắng ruộng cho ai mần thì mần, không mần để rứa. Tui đi Nam làm ăn, may mà, nhờ đi Nam mấy năm ni, tui về xây được nhà, trả được nợ ruộng của mấy năm trước”.

Ông Hồ Công Tất, 81 tuổi, cho biết: “Tui được cho thuê 6 sào lúa đất 5%, làm mấy năm nay có năm mô lời đâu. Năm ni chuột gặm thì 5 sào bị mất trắng, còn 1 sào bị mất 50%, nửa còn lại của 1 sào có lúa đưa về thì riêng tiền giống đã chưa bù được, chứ đừng nói đủ ăn. Rứa thì dân trả ruộng là phải. Tui viết đơn trả ruộng, nhưng xã không nhận đơn, họ sợ mất thành tích”.

Mảnh làng nhỏ Thu Thừ, theo ông Công, hiện nay, công việc làm ruộng là do phụ nữ, người trung niên đảm trách, còn cánh thanh niên thì chẳng có ai làm, trong đó có một ít đi học xa, còn phần lớn là họ đi lao động chân tay ở miền Nam với đủ nghề. Ông Công cũng cho biết hàng chục hộ dân ở làng ông trả lại ruộng là do họ tự nhẩm tính: mỗi ngày công họ đi làm thợ hồ cũng được 180.000 đồng, một tháng họ có hơn 5 triệu bạc, còn làm nông dân, họ chẳng làm gì ra tiền; nếu họ có sức khoẻ, ở nhà có nhiều người làm thợ hồ gom lại sẽ có dư tiền để mua gạo, do đó, họ bỏ ruộng hoang mà làm việc khác. Vậy nên, ở làng Thu Thừ, nông dân hiện nay chẳng còn mặn mà với công việc đồng áng nữa!.

Ông Hồ Công Tất cũng cho biết: “Nông dân cực đội sổ. Càng làm ruộng càng lỗ thì phải tính chuyện khác. Tính làm răng có lời, có lãi giữa thời buổi thị trường ni để còn sống, chứ lỗ mà để làm thành tích thì ai nghe”.

Hai năm qua, tại cánh đồng thôn Thu Thừ, nông dân đã bỏ ruộng không làm.

Cách nào để cứu nhà nông?


Ông Nguyễn Văn Đồng, chủ tịch xã An Ninh đề xuất: “Các nguồn lực Nhà nước hỗ trợ nông nghiệp là chủ trương đúng, nhưng phải về tận dân trực tiếp, không nên qua trung gian”.

Còn ông Nguyễn Văn Công cho biết: “Nghe Nhà nước hỗ trợ thuốc diệt chuột mỗi năm, nhưng thôn tui lại phải bắt dân góp tiền mua thuốc diệt chuột, chẳng thấy hỗ trợ về tay dân. Còn hỗ trợ giống lúa, phân bón, các vật tư khác thì thông qua công ty giống cây trồng, rồi công ty vật tư, tiền Nhà nước hỗ trợ qua đó họ thu hết, họ hét giá cao, sản phẩm giống chẳng đáp ứng nguyện vọng nông dân, nhưng vì độc quyền, dân phải lấy, phân bón cũng thế, hỗ trợ thuỷ lợi phí thì anh thuỷ nông lấy hết từ trên, nông dân chẳng thấy. Nên chăng, Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho dân, để dân so sánh giá giống, giá phân bón nơi nào tốt, rẻ, chất lượng mà mua. Làm thế, dân có khó khăn mấy thì cũng thấy Nhà nước hỗ trợ thật, chứ mãi qua trung gian, dân chẳng thấy Nhà nước hỗ trợ đâu cả”.

Ông Võ Doãn Dực nói thêm: “Đi biển, có bảo hiểm, Nhà nước hỗ trợ, còn dân bị lũ lụt, chuột phá, nhưng chẳng được hỗ trợ bảo hiểm ruộng. Nguồn lực của dân chẳng đủ sức đương đầu với những việc đó. Nhà nước cần chú trọng giúp dân bảo hiểm thiên tai”.

Từ vùng đất có nhiều hộ nông dân làm đơn trả đất, ông Công đề nghị: “Cần tạo điều kiện tích tụ ruộng đất để làm ăn lớn, không nên làm ăn manh mún. Có những vùng đất đáng ra làm hoa màu có lãi, thì lại chuyển sang làm lúa khiến nông dân bị lỗ mãi, cấp trên phải cho dân chuyển đổi giống cây trồng phù hợp để dân còn theo đuổi nông nghiệp”.

Theo Sgtt.vn

Mỗi tạ rươi mất toi một chỉ vàng…

Những ngày này, niềm cay cú về nghề vẫn khiến ông Chinh đau đáu với đầm nên cứ rỗi là ông giả bộ vác vợt đi vớt hôi rươi để nghe ngóng, thấy đồn đầm nào muốn bán ông cũng đến thăm dò, hy vọng một ngày nào đó được trở về với nghề “cha sinh mẹ đẻ” của mình…

Đi bắt rươi
Mỗi tạ rươi mất toi một chỉ vàng…
“Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm”, kinh nghiệm đúc kết vậy nhưng thông thường thì mọi năm từ tháng 8 âm lịch đã có rươi. Năm nay ông Giời dở chứng, đến giữa đông mà chưa có đợt mưa rét đậm nào thực sự có thể coi là khí tiết của mùa rươi như truyền thống. Cả tháng 9 âm, các chủ đầm cứ lóc cóc đầu con nước kéo đăng ra, cuối con lại thu vào, thắc thỏm, buồn bực…
                   
                        Đóng rươi và… nước vào hộp xốp chờ bán
“Đúng là giống ma, đùng một cái nó lên không kịp trở tay…”, ông Bền -  ở xã Tân Trào (Kiến Thụy, Hải Phòng) than thở. Số là nhằm đúng lúc sức chờ đợi đã nản thì rươi lao lên ngùn ngụt vào ngay ngày đầu tiên của con nước tháng 10. Ông Bền cũng như nhiều chủ đầm khác phải tức tốc huy động người đổ ra đầm, quyết tận thu thời khắc hiếm hoi này. May mắn, nước rươi đầu tiên nhà ông Bền thu được gần một tấn, giá bán bình quân được 270 nghìn đồng/kg. “Bỏ két” gần 300 triệu đồng vậy mà ông vẫn ngậm ngùi: “Mọi năm có lúc giá rươi tại đầm được năm sáu trăm nghìn đồng/kg, năm nay bọn Vĩnh Bảo nó phá giá, với lại dân hôi đông quá không giữ được, mất khá nhiều…”.
Theo kinh nghiệm của các chủ đầm Kiến Thụy, vùng cửa sông Vĩnh Bảo nông hơn nên năm nào rươi cũng lên trước. Năm nay rươi có muộn, nhưng ngay từ lúc rộ vụ, giá đã giảm thê thảm, ông Bền ngẩn ngơ: “Mẻ đầu đổ được 310 nghìn đồng/kg, ai dè Vĩnh Bảo nó bán trong phố chỉ có 280 nghìn đồng, mình đành đổ giá 270 nghìn, mỗi tạ rươi mất toi một chỉ vàng…”. Thấy tôi tỏ vẻ khó hiểu, ông Bền hiểu ý giải thích: “Chú tưởng người ta mua hai bảy ra phố bán hai tám là lỗ phải không? Không ai dại thế đâu, cứ 5kg mua dóc, họ đổ thêm 2lít nước, giống rươi nhiều dớt dãi, chỉ một tiếng sau nước lại đặc quánh…”. Thảo nào, nhiều chị em ngoài phố đi chợ về cứ tưởng mua được rươi “khô” lắm, hóa ra người buôn rươi “ăn nước dãi” là chính.
Khôn ngoan chẳng lại với… giời
Tính trên địa bàn 4 xã ven sông Văn Úc, từ Ngũ Phúc đến Đoàn Xá của huyện Kiến Thụy, có khoảng 50 vùng bãi bồi đã được khoanh thầu. Riêng mấy ngày đầu tháng 10 âm lịch, đã có khoảng 20 tấn rươi được thu hoạch, tương ứng với trên 5 tỷ đồng.
                   
                           Chợ rươi ở xã Kiến Quốc (Kiến Thụy)
Càng ngày nguồn tôm cá càng kém nên các chủ đầm trông chờ lớn vào rươi, ông Hiền - chủ đầm ở xã Kiến Quốc cho biết, với giá thầu mua lại mấy trăm triệu mỗi năm, nếu không có rươi thì năm nay lỗ nặng. Rươi là giống quái dị, dù kinh nghiệm đến mấy cũng chẳng ai nắm được đúng quy luật của nó, Ông Hiền tâm sự: “Thế nên làm rươi nhiều khi cũng cần phải liều…”. Chẳng hạn như ông Ghênh ở cùng xã, mấy hôm mặc cho các đầm khác tháo nước, ông tửng tưng ngâm đến khi không đầm nào còn rươi nữa, ông mới tháo ra. “Thế mà rươi vẫn lên rào rào, Ghênh nó thu được hơn một tấn, lại độc quyền làm giá được 320 nghìn đồng/kg, cả khu thua nó hết…” - ông Hiền tặc lưỡi tỏ vẻ thán phục.
Từ kinh nghiệm của ông Ghênh, nhiều chủ đầm sông Văn Úc rủ nhau liên hiệp lại, bàn cách định giá, rồi phân công luân phiên ngày thu hoạch, thống nhất là bất chấp “bọn Vĩnh Bảo” ra giá nào, cũng không đầm nào được bán dưới 300 nghìn đồng/kg. Bàn thế, rồi hào hứng chuẩn bị te đăng, thậm chí còn thuê người bắn tin giả làm chủ bao tiêu cho các thương lái biết…
Vậy mà con nước tiếp theo của tháng 10, mặt nước lại lặng tăm, chẳng thấy bóng dáng rươi đâu. Bước sang đầu tháng 11, các chủ đầm tiếp tục hy vọng. Oái ăm thay rươi lên nhưng chỗ có chỗ không, chủ đầm có rươi thì hỉ hả, những chủ không rươi tức tối rút khỏi “liên minh”. Ông Hiền bộc bạch: “Rươi nó là giống ma, Giời cho ai người đó được ăn, khôn ngoan chẳng lại…”.
Mưu tính lắm… oan trái nhiều
Đúng là “khôn ngoan chẳng lại với Giời”, câu nói này vận vào một chủ đầm khác tên là Tần. Ông Tần vốn dĩ chỉ có một khoanh đầm nhỏ, tháng năm cặm cụi cùng vợ con tận thu từng con tép. Năm ngoái có một nữ “đại gia” tên Duyên ngoài quận Dương Kinh gạ mua chung suất thầu đầm bên xã Hùng Thắng (Tiên Lãng). Chưa được nửa vụ thì một hôm đang ở chỗ bà Duyên, ông Tần bị một nhóm người dựng dậy, đòi bàn giao đầm. Thì ra bà Duyên chỉ có mác ảo, vì vỡ nợ mới “chạy” ra lánh nạn, giờ bị lộ nên đành gán cả đầm. Vì việc mua bán chỉ bằng miệng nên ông T. không có bằng chứng gì đi kiện, tiếc của cự lại, bị nhóm chủ mới đánh cho một trận thừa sống thiếu chết.
                
               Cứ đến mùa, các chủ đầm lại phải rào đầm chặn nạn “rươi tặc”
Không nản chí, ông Tần về lại khoảnh đầm xưa lập kế hoạch mới. Kề với chỗ ông có một đầm rộng 170 mẫu, do người ở huyện khác tên là Nên mới thuê lại với giá 450 triệu đồng, hợp đồng từng năm một. “Tương kế” từ cái họa của mình, một mặt ông Tần bắn tin cho chủ chính sẵn sàng thuê với giá 500 triệu đồng/năm, một mặt ông dùng chiêu “Gà cậy vườn”, quấy phá anh Nên. Thân cô thế cô nơi đất khách quê người, vợ chồng anh Nên đành bỏ cuộc.
Thật đúng như ý, ngay lập tức ông Tần tiếp nhận đầm mới, vay thêm vài trăm triệu mua sắm dụng cụ và tu sửa bờ, lạch, chuẩn bị “hốt của”. Ai dè, thu từ đầu năm mà chưa đủ nửa số tiền trả thầu, ông Tần đặt hết hy vọng vào vụ rươi, lại phải đầu tư thêm mấy nghìn mét lưới vây tường rào quanh đầm để chặn “rươi tặc”.
Nhưng thời gian trôi đi, qua 3 tháng, các đầm khác giết chó mở tiệc đón rươi thì đầm ông Tần vẫn “án binh bất động”. Cách đây mấy ngày, chủ thầu chính lại đến, đưa ra điều kiện nếu ông Tần muốn thuê tiếp năm nữa thì phải tăng giá lên đủ 700 triệu đồng… Ông Tần cùng quẫn, vào đá thùng xốp, ra đạp cột chòi, hễ thấy bóng dáng ai đến là nổi khùng chửi bới…
Chiến đấu trên bàn giấy…
Tình cờ trong chuyến về Kiến Thụy xem rươi, tôi gặp ông Chinh. Với dáng vẻ khắc khổ, nước da đen trũi quá già so với tuổi 50, ông Chinh ngồi gác chiếc vợt vớt rươi trước mặt, ngồi trầm ngâm trên bờ đê. Ông kể, nhà ông mấy đời gắn bó với nghề bọt nước, bản thân ông cũng mới lỡ nghề mấy năm nay. Gọi là đầm, thực chất hầu hết vùng bãi bồi ven sông Văn Úc đã có người cấy một vụ, tiếng là chủ thầu đầm nhưng chỉ khai thác nguồn lợi tự nhiên từ mặt nước. Trước kia ông Chinh trúng thầu một khu đầm rộng hơn 300 mẫu với giá 120 triệu đồng/năm.
Hết hạn 5 năm bỏ thầu lại, người đến đăng ký đông như rươi, phần lớn không phải người biết nghề. Ông Chinh quả quyết rằng, toàn là do cán bộ tiết lộ thông tin để “câu” khách, bản thân ông mỗi lần lấy tin cũng mất tiền triệu, thế mà khi mở thầu ông vẫn thua gói cao nhất đúng 5 triệu đồng, dù giá trúng đã vọt lên tới 610 triệu đồng/năm. Người trúng thầu là em của ông lãnh đạo xã, vị này “mù tịt” về nghề đầm, mới gạ ông Chinh mua lại. Thỏa thuận với nhau 700 triệu đồng/năm nhưng ông Chinh chưa kịp chạy đủ tiền thì anh ta đã gọi được khách khác với giá 780 triệu đồng. “Chỉ cần trúng thầu, nó bỏ túi được ngót hai trăm, mình làm giá cho bọn chim lợn nó ăn…” - ông Chinh buột miệng than.
Khua tay một vòng khắp dải đất, ông Chinh nói: “Ngày trước đồng rộng mênh mông nên cá tôm nhiều, trông chính vào tôm rảo, rươi chỉ là lộc Giời, mấy năm nay giá thầu lên cao, cán bộ địa phương đắp nhỏ lại cho dễ bán, cá tôm cũng cạn kiệt…”. Ông Chinh cam đoan rằng những người trúng thầu hầu hết có quan hệ thân thiết với cán bộ địa phương, rồi mua đi bán lại, có chỗ qua chục tay thầu, thực chất thu về ngân sách chẳng được là bao.
(Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Nguồn: ANHP.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét