Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Không thể bỏ qua

Vũ Sinh Hiên
Trên chuyến bay của hãng Hàng không Pháp từ Paris về TP. Hồ Chí Minh ngày 10-12-2013 vừa qua, chiếc màn hình nhỏ đặt trước mỗi hành khách vẽ lộ trình của chuyến bay để tiện bề theo dõi. Chiếc máy bay rời Tây Âu theo hướng Đông Âu, Trung Đông rồi vào không phận Châu Á, Nam Trung Hoa rồi Miến Điện Thái Lan. Cả bầu trời Đông Nam Á hiện rõ mồn một, dải đất chữ S của quê hương đẹp thần tiên bên bờ Thái Bình Dương. Một hàng chữ rất rõ nét đập vào mắt tôi ngay dưới mũi Cà Mau của Tổ Quốc dấu yêu: South China Sea (tiếng Anh), Mer de Chine Méridionale (tiếng Pháp), có nghĩa là Biển Nam Trung Hoa. Nam Trung Hoa nào ở đây? Hàng chữ này phải được đưa lên bên dưới đảo Hải Nam của Trung Quốc mới hợp lý. Sử sách của người Trung Hoa từ ngàn đời vẫn công nhận ranh giới của người Hán là đảo Hải Nam cơ mà. Không được tùy tiện đưa đường lưỡi bò xuống sát ranh giới phía Nam của Tổ Quốc ta. Người Tàu đã ngang ngược trên biên giới đất liền của họ với các nước láng giềng cắn răng chịu đựng vì yếu thế. Nhưng người Tàu không được phép ngang ngược như vậy với Châu Á phía Nam, với Việt Nam, trong hiện tình thế giới hôm nay.
Tôi chắc rằng đã có lần Bộ trưởng Ngoại giao và các viên chức của Bộ đã từng đáp những chuyến bay Air France đi công tác đó đây, chẳng lẽ các vị lại không nhìn thấy hàng chữ này? Tôi không thể hiểu được hãng Hàng không Việt Nam vẫn thản nhiên liên doanh với Air France trong các chuyến bay TP. Hồ Chí Minh – Paris – TP. Hồ Chí Minh mà không một chút áy náy và can thiệp vào sự thiếu hiểu biết (cố tình hay hữu ý đây?) của hãng Hàng không Pháp.
Tôi yêu cầu hai hãng Hàng không Việt Nam và Pháp phải sửa sai chi tiết này ngay lập tức, vì chỗ có hàng chữ ấy trên bản đồ của Air France, là Biển Việt Nam đấy.
Phú Nhuận, ngày 13-12-2013
V. S. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Thanh trừng nội bộ tại Triều Tiên - Kì 1: Diệt “đương kim đại thần”...

Đăng Bởi -
Từ khi lên nắm quyền, Kim Jong-un đã thanh loại hàng loạt cán bộ cấp cao và các "nguyên lão công thần", cụ thể là đã thay thế, phế truất và điều chỉnh chức vụ của 97 quan chức cấp cao (các vị tướng từ 3 sao trở lên), chiếm 44% tổng số lãnh đạo nước này, đồng thời đề bạt rất nhiều quan chức trẻ lên thay thế.
Việc nhân vật quyền lực thứ hai Triều Tiên, Jang Song Thaek bị tử hình sau cáo buộc “âm mưu phản quốc” được Tòa án quân sự đặc biệt đưa ra đã làm rúng động chính trường Triều Tiên và dấy lên lo ngại cho các nước trong khu vực về sự bất ổn của nước này.
Các lời buộc tội về âm mưu của ông trong phiên tòa còn gây bất ngờ lớn cho các chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên. 
"Điều này thật lạ thường. chúng tôi chưa từng chứng kiến một hình thức thông báo (các hành động phạm tội) như vậy trong quá khứ. Lời giải thích quá kỹ như muốn chứng minh tính hợp pháp của quyết định này", BBC dẫn lời một quan chức trong bộ Thống nhất Hàn Quốc. 
Thêm vào đó, đây được coi là vụ thanh trừng cấp cao nhất trong lịch sử Triều Tiên, nhưng lại không phải là vụ duy nhất dưới “triều đại” của Kim Jong Un.
Ngay từ lúc Kim Jong Un được giới thiệu là người kế nhiệm thứ ba của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa khép kín nhất thế giới, tổng cộng 31 quan chức Bắc Triều Tiên đã bị mất chức, theo Nhật Báo Triều Tiên xuất bản tại Nam Hàn dẫn lời Nghị sĩ Yun Sang-hyon - hiện đang là thành viên Ủy ban Đối ngoại, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc.
Nghị sĩ Yun Sang-hyon dẫn các nguồn tin tình báo cho biết, danh sách các quan chức bị thanh trừng bao gồm 4 thành viên của Quân ủy Trung ương bị cách chức hồi tháng 9.2010, 13 quan chức bị bãi nhiệm năm 2011 và 14 người bị kỷ luật trong năm 2012. 
Trong số 14 người này có Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-ho, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ri Kwang-gon và Bộ trưởng Thể thao Pak Myong-chol. Từ tháng 11.2011 đến tháng 11.2012, trong vòng một năm chính thức nắm quyền tối cao tại Triều Tiên sau cái chết của ông Kim Jong Il, Kim Jong Un đã sa thải 10 Bộ trưởng trong nội các.
Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, từ khi nắm quyền lãnh đạo, Kim Jong-un đã thanh loại hàng loạt cán bộ cấp cao và các "nguyên lão công thần", cụ thể là đã thay thế, phế truất và điều chỉnh chức vụ của 97 quan chức cấp cao (các vị tướng từ 3 sao trở lên), chiếm 44% tổng số lãnh đạo nước này, đồng thời đề bạt rất nhiều quan chức trẻ lên thay thế. JoongAng Ilbo dẫn tin từ một số nguồn tin tình báo.
Theo Nghị sĩ Yun Sang Hyon “ông Kim Jong Un đã dùng các cáo buộc tham nhũng và thái độ xấu để loại bỏ các quan chức cao cấp mà nhà lãnh đạo này cho là gây cản trở việc nắm giữ quyền lực của mình. Đa số các vụ mất chức mà Triều Tiên công khai đều viện dẫn lý do gặp vấn đề sức khỏe".
Theo nhà phân tích địa chiến lược Lưu Tường Quang tại Sydney, các lý do chính thức được Triều Tiên đưa ra như "theo tư bản, hoang phí, có đời sống tình dục phóng đãng" cũng đã thường xảy ra nhiều lần mỗi khi muốn hạ bệ một nhân vật nào đó.
Những lời tố cáo này có thể đúng, nhưng có phải là lý do quan trọng nhất hay không? Khi mà giới lãnh đạo Triều Tiên là tầng lớp duy nhất tại đất nước này có khả năng hưởng thụ các mặt hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu từ phương Tây. 
Tháng 3.2013 với sự ủng hộ của Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết trừng phạt Triều Triều, trong đó có điều khoản cấm Bình Nhưỡng nhập khẩu du thuyền, rượu mạnh, nước hoa, nữ trang đắt tiền với lý do Hội đồng Bảo an không muốn trừng phạt nhân dân Triều Tiên, mà chỉ muốn trừng phạt giới lãnh đạo. 
Vì vậy có thể thấy rằng các lý do như lãng phí, bị tư bản hóa, sống quá xa hoa,… dường như không phải là lý do chủ yếu.
Tuy nhiên, bị mất chức cũng còn được coi là may mắn nếu so sánh với trường hợp của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kim Chol bị xử bắn vì uống rượu trong thời gian Quốc tang Kim Jong Il. 
Vào tháng 10.2012, trong một vụ việc gây chấn động thế giới, báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã tử hình một loạt sỹ quan quân đội cấp cao vì tội uống rượu trong lúc cả nước để tang cố lãnh đạo Kim Jong-il – cha đẻ của Kim Jong Un. 
Trong số những sĩ quan bị xử bắn là Thứ trưởng Kim Chol. Bên cạnh đó, có khoảng hơn 10 người, kể cả Phó Tổng Tham mưu trưởng và chỉ huy một quân đoàn tiền tiêu, đã bị phát giác là uống rượu hoặc quan hệ bất chính trong thời kỳ này. 
Không chỉ gia tăng về số lượng quan chức bị bãi nhiệm hay xử tử, ngay cả mức độ đe dọa cũng đã tăng lên khi “năm ngoái chỉ có 17 người bị hành quyết công khai, nhưng năm nay là đến 40 người”, theo cơ quan tình báo NIS của Hàn Quốc. Thậm chí các thành viên quốc hội Hàn Quốc còn cho rằng Kim Jong Un đang dùng đến các biện pháp “củng cố triều đại khủng bố” để đảm bảo quyền lực.
Vũ Thành Công
Không chỉ bãi nhiệm các quan chức cấp cao trong nội các, ngay cả các “nguyên lão công thần”, vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống chính trị Triều Tiên và có uy tín vững chắc dưới thời Kim Jong Il cũng bị Kim Jong Un “xử trảm”.
Jang Jong-thaek đã bị tử hình

Jang Song-thaek chết vì tham vọng và đánh giá thấp đối thủ

Đăng Bởi -
Chuyên gia về Triều Tiên của Đại học Johns Hopkin (Mỹ) nhận định nhân vật số 2 Triều Tiên bị xử vì “quá tự cao”,  “ngạo mạn” và sai lầm vì cho rằng Kim Jong un chỉ là một đứa bé.
“Nhiều lần ông ấy đã qui tụ được sức mạnh rất lớn trong nội bộ đảng cầm quyền” – chuyên gia Triều tiên Alexandre Mansourov, nhận định.
“Và mặc dù ông ta không có họ hàng huyết thống với dòng họ nhà Kim, song quyền lực của ông có được từ người vợ”
Jang, 67 tuổi, sinh ra từ vùng đông bắc Triều Tiên và là con út trong gia đình có 5 người con. Ông leo lên nấc thang quyền lực bắt đầu từ việc ttheo học khoa kinh tế và trong thời gian ở đại học, ông gặp Kim Kyong Hui, con gái của nhà lãnh tụ Kim Nhật Thành và là em của  Kim Jung il – người sau này kế nhiệm lãnh tụ Kim.
Hai người kết hôn, Jang trở thành một trong những người quyền lực nhất Triều Tiên. Trong số các chức danh quan trọng mà ông nắm, đáng chú ý là chức Phó tổng chỉ huy tối cao Ủy ban Phòng vệ quốc gia.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng khiếm khuyết của Jang chính là ở cái tính tự cao và ngạo mạn, khiến ông đã từng 2 lần bị truất bỏ quyền lực trong quá khứ.
Theo Mansourov, vào cuối thập niên 1970, Jang bị cách chức và bị bắt đi lao động trong một nhà máy thép, nhưng sau đó đã thành công trong việc trở lại hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Lần thứ hai Jang lại bị thất sủng vào năm 2004 khi ông bị tước hết mọi quyền hành và biến mất trong suốt 2 năm.
“Trong hai năm gần đây, quyền lực của Jang được mở rộng, từ trong nội bộ trung ương Đảng đến các ban ngành về kinh tế”, Mansourov nhận định. “Ông ta bắt đầu thu tóm quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội và đầu tư, xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài”.
Một trong những diến tiễn ngạc nhiên tiếp theo việc xử tử Jang là bản cáo trạng dài dằng dặc, kết tội Jang và kết tội cả tính cách của ông được công khai phát trên các phương tiện truyền thông, trong đó có tội “Jang đã đi quá giới hạn”.
“Con người này luôn có một chút gì đó khác biệt và phong cách sống phảng phất chủ nghĩa tư bản và điều này không bao giờ được chấp nhận ở Triều Tiên” - Han Park, giáo dư khoa quốc tế đại học Georgia nhận định.
Những gì Jang làm được coi là “phản bội Triều Tiên”, thì có vẻ như là vợ ông không phạm phải.
“Tôi nghĩ bà ấy trung thành với đảng hơn chồng” – Park nói. “Thậm chí bà ấy còn góp cả công trong việc xử tử chồng mình”.
Với thế giới bên ngoài, việc chuyển giao quyền lực từ Kim Jong in sang Kim Jong un có vẻ đã diễn ra êm đẹp, nhưng nội dung bản cáo trạng đã cho thế giới nhìn thấy một góc cạnh khác của cuộc chuyển giao.
“Quyết định xử bán Jang là bằng chứng cho thấy đã có sự chống đối và tình trạng căng thẳng phía sau màn chuyển giao trong những năm vừa qua”, Mansourov nhận định. “Nó có thể cho thấy rằng Jang đang xây cho mình một cứ địa quyền lực, tạo “thương hiệu” cho tên tuổi cá nhân mình”.
“Và cuối cùng, Jang ắt hẳn đã đánh giá thấp người cháu trẻ, nghĩ rằng Kim Jong un chỉ là một đứa bé mình có thể thao túng. Cuối cùng, Kim đã vượt qua và phế truất luôn người nhiếp chính của mình”, Mansourov nhận định.
L.H.L (CNN)
Ảnh: Kim Jong un và ông chú Jang Song-thaek đi qua tượng đài kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên, tháng 6.2013 (CNN)
Thanh trừng nội bộ tại Triều Tiên:

Thê thảm và vô thường

Phạm Hồng Sơn

Thật lạnh người khi nhìn tấm ảnh ông Chang Song-thaek, chú dượng và cũng chính là người bảo trợ, giúp củng cố quyền lực cho Kim Jong-un suốt hơn hai năm qua tại Bắc Hàn, hai tay bị khóa chặt, cúi đầu bất lực giữa hai vệ binh kèm sát hai bên để đi hành hình ngay tức khắc, sau phiên tòa chóng vánh ngay trong ngày 12/12/2013, theo lệnh của Kim Jong-un.

Hơn 2000 năm trước, Tư Mã Thiên viết: “Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu.”

Đó cũng là lẽ vô thường như Lão đã nói hơn 400 năm trước khi Tư viết ra những lời xót xa đó.

Không có gì mãi mãi dù con người cứ muốn muôn năm, vạn tuế.

Dân chủ hay chuyên chế cũng đều không thể thoát lẽ Vô thường. Chỉ có khác, Dân chủ nương theo Vô thường, không để cho hôm nay là vua, là quan to nhưng chốc lát đã thành tử tội.

Thật tiếc, thật thương cảm cho những người như ông Chang đã không hoặc không kịp lường được lẽ vô thường, và có thể đã không biết đến dân chủ trong một thời đại của dân chủ.

Ôi, thê thảm và vô thường quá!○

Nữ Thủ tướng Thái xinh đẹp áp đảo đối phương

(Tin tức 24h)- Dù trong hoàn cảnh chính trị đang rất căng thẳng, nhiều diễn biến phức tạp nhưng nữ Thủ tướng  Yingluck Shinawatra xinh đẹp vẫn kiên cường và có nhiều hành xử rất linh hoạt khiến phe đối lập phải hoãn binh, đề nghị thêm một năm cải cách đất nước. Trong khi đó, bà Yingluck vẫn được Đảng vì nước Thái tiến cử vào vị trí số một trong danh sách đảng trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 2/2/2014.
Bà Yingluck tiếp tục điều hành đất nước
 
 Ngày 13/12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra không ở Bangkok mà tiếp tục chuyến công tác chỉ đạo công việc tại một số tỉnh phía Bắc.
 
Bà Yingluck lên tiếng phủ nhận nguồn tin cho rằng, đã tạm trao các công việc của mình cho Phó Thủ tướng tạm quyền Pongthep Thepkanchana đảm nhiệm.  
 
Bà Yingluck cho biết, ông Pongthep được giao đảm nhiệm việc tổ chức điều hành diễn đàn cải cách Thái Lan mà chính phủ đang tiến hành.
 
Cũng trong ngày 13/12, bà Yingluck  tiếp tục mời người biểu tình dự diễn đàn cải cách đất nước.
 
 Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
 
Theo Thư ký văn phòng Thủ tướng Thongthong Chandrangsu, người được Thủ tướng Yingluck Shinawatra giao nhiệm vụ tổ chức diễn đàn, khách mời tham dự sẽ đại diện cho cả khu vực công lẫn tư nhân.
 
Ông Thongthong bày tỏ hy vọng rằng diễn đàn này, dự kiến vào 15/12, sẽ giúp vạch ra được một lộ trình cho Thái Lan trước thềm Năm mới tiến tới cuộc bầu cử tháng 2/2014.
 
Trước đó, nữ Thủ tướng đã có nhiều hành động nhún nhường mong sớm ổn định chính trị đất nước.
 
Ngày 10/12, Thủ tướng Yingluck rưng rưng nước mắt kêu gọi dân Thái Lan hãy đối xử công bằng với dòng họ của bà.
 
Ngày 9/12, bà Yingluck tuyên bố sẵn sàng từ chức để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay với điều kiện tất cả các đảng không được tẩy chay cuộc tổng tuyển cử sớm và người biểu tình phải chấp nhận kết quả bầu cử.
 
Đồng thời, bà nhấn mạnh rằng bà không muốn chứng kiến một cuộc đảo chính quân sự như đã từng xảy ra năm 2006 lật đổ anh trai bà Thaksin Shinawatra.
 
Trước những hành xử khôn ngoan và thái độ chân tình của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra xinh đẹp, Đảng Vì nước Thái tuyên bố vẫn tiến cử bà ra tranh cử.
 
Đảng Vì nước Thái vẫn tiến cử bà Yingluck ra tranh cử
 
Ngày 13/12, Chủ tịch đảng Vì nước Thái Charupong Ruangsuwan đã đưa ra gợi ý về việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong trường hợp cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào đầu tháng Hai năm tới không thể diễn ra.
 
Ông này nói rằng nếu đảng Dân chủ tẩy chay bầu cử thì cần phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc để giúp cử tri có thể tìm ra lối thoát cho những bế tắc chính trị.
 
Tuy nhiên, ông Charupong vẫn kêu gọi đảng Dân chủ tham gia cuộc bầu cử và trao quyền quyết định tương lại chính trị cho các cử tri.
 
Biểu tình tại Bangkok vẫn tiếp diễn nhưng không có nhiều người tham dự
Biểu tình tại Bangkok vẫn tiếp diễn nhưng không có nhiều người tham dự
 
Đảng Dân chủ dự kiến tổ chức đại hội trong những ngày tới, trong đó họ sẽ quyết định việc tham dự cuộc tổng tuyển cử ngày 2/2/2014.
 
Tại đại hội này, họ cũng sẽ bầu lại ban lãnh đạo và sẽ đưa ra ý tưởng về cải cách Thái Lan.
 
Theo ông Charupong, đảng Vì nước Thái vẫn đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc bầu cử và dự kiến sẽ vẫn tiến cử Thủ tướng Yingluck Shinawatra vào vị trí số một trong danh sách đảng.
 
Nhiều học giả Thái Lan và những người biểu tình Áo đỏ cũng ủng hộ xu hướng tổng tuyển cử vào ngày 2/2 năm tới, đi đôi với việc tổ chức các diễn đàn nhằm tìm kiếm biện pháp cải cách chính trị tại nước này. 
 
Lãnh đạo biểu tình muốn có 1 năm để cải cách Thái Lan
 
Trong khi Thủ tướng Yingluck chiếm thế thượng phong thì phe biểu tình lại đang phải xuống nước. Ngày 13/12, ông Suthep và những người ủng hộ ông đã tiết lộ về những cải cách của họ bao gồm việc thành lập lực lượng công an tình nguyện, phân cấp quyền lực xuống địa phương và cải tổ việc bầu cử. Tuy nhiên, họ cũng chưa đưa ra chi tiết cụ thể về việc cải cách này.
 
“Một khi chúng tôi hoàn thành việc cải cách trong vòng 12-14 tháng, mọi chuyện sẽ trở lại bình thường”, ông Suthep cam kết.
 
Ông Suthep đã yêu cầu thành lập một “Hội đồng nhân dân” không qua bầu cử để thay thế Chính phủ của bà Yingluck. Ông từ chối thỏa thuận với bà Yingluck, người đang nắm giữ vị trí Thủ tướng tạm quyền sau khi Quốc vương Thái Lan phê chuẩn ngày bầu cử.
 
Cùng ngày, thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết phong trào biểu tình của ông sẽ phát động một chiến dịch kêu gọi người dân Thái Lan tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2/2/2014 vì nó phải bị hoãn lại cho tới khi kế hoạch cải cách được hoàn tất.
 
T.M  (Tổng hợp TTXVN, VOV)

Новость на Newsland: The Washington Times: Украина получила "ядерный зонтик" Trung Quốc hứa bảo vệ Ucraina bằng vũ khí hạt nhân


 

Китай пообещал Януковичу ядерную защиту Украины
Kichbu theo: pravda.com.ua

Trung Quốc đã hứa không sử dụng vũ khí hạt nhân của họ chống lại Ucraina và bảo vệ đất nước, nếu các nước khác sử dụng vũ khí như vậy chống lại Ucraina.

The Washington Times  dẫn theo hiệp ước được ký tại Pekin ngày 5 tháng Mười Hai đưa tin.

Hiệp ước này, theo thông tin của tờ báo, đã được ký trong chuyến đi thăm của Victor Yakunovich với nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa Tập Cẩm Bình.

"Trung Quốc có nghĩa vụ không sử dụng và không đe dọa sự dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ucraina phi hạt nhân", trong hiệp định nói.

"Trung Quốc hứa đảm bảo an ninh hạt nhân cho Ucraina, nếu Ucraina bị đe dọa xâm lược có sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc bị đe dọa xâm lược hạt nhân", - tờ báo trích văn bản của hiệp ước.

 Новость на Newsland: Китай пообещал Януковичу ядерную защиту Украины

Các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc đã đưa tin về hiệp định dưới đầu đề "Trung Quốc hứa chiếc ô hạt nhân để bảo vệ Ucraina".

Theo tờ báo, Kiev và Pekin cũng đã thỏa thuận không cho phép hình thành bất kỳ những tổ chức ly khai hoặc khủng bố nào chống lại lẫn nhau, và công nhận đại diện chính thức chỉ của nhau.

Theo tờ báo, CHND Trung Hoa từ lâu nghiên cứu các nguồn lực chiến lược của Ucraina, đặc biệt trong lĩnh vực khối quân sự.

Theo thông tin của tờ báo, những năm gần đây, Trung Quốc đã sử dụng Ucraina để lách quyền sở hữu trí tuệ của Nga về công nghệ hàng không và tên lửa.

CHND Trung Hoa đã mua hết của Ucraina những mô hình cũ các máy bay KB "Sukhoi" của Nga và sau đó chỉ đơn giản tái tạo lại.

Ucraina cũng chế tạo cho Trung Quốc các tàu chạy trên đệm khí lớp "Zubr" mà hiện nước đó đang sử dụng "để đe dọa các đối thủ cạnh tranh" ở biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu).

Trung Quốc cũng có những dự định của họ ngay cả đối với khu vực nông nghiệp của Ucraina.

"Tuy nhiên văn kiện về an ninh coi thường con voi trong phòng là đất nước có thể  cho dù nghĩ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ucraina là Nga, "một đối tác chiến lược" khác của Trung Quốc", - tờ báo viết.

"Với kịch bản giả định có mối đe dọa hạt nhân đối với vệ tinh trước đây của Moscow, liệu chăng Trung Quốc giữ được lời hứa của họ và sẽ đối trọng với Moscow với vũ khí hạt nhân của nó?" - The Washing ton Times hỏi.

DECEMBER REMEMBER

1
Mới quay qua quay lại
Đã đến tháng mười hai
Đây lúc ngồi nhìn lại
Chuyện của một năm dài

Một sự kiện trọng đại
Mở màng năm mười ba
Lễ đăng quang Tổng Thống
Của ông Obama

Thắng ứng viên cộng hòa
Với kết quả thuyết phục
Ông đã khiến đối thủ
Phải tâm phục khẩu phục

Tháng giêng hai mươi mốt
Trước toàn thể năm châu
Tổng thống Mỹ ra mắt
Nhiệm kỳ hai bắt đầu

Người ghét thì làu bàu
Kẻ thương thì hoan hỉ
Đời có lạ gì đâu
Ghét, thương trong chính trị

Riêng mình thì để ý
Thấy ông làm được nhiều
Một, là làm sống lại
Ngành xe hơi tiêu điều

Hai, là bất động sản
Từ đang chết lâm sàng
Giờ đã dần hồi phục
Nhà bán luôn cháy hàng

Ba, tỉ lệ thất nghiệp
Vẫn đang giảm đều đều
Kinh tế dần hồi phục
Dẫu còn phải gắng nhiều

Bốn, chương trình bảo hiểm
Là Obama care
Một chương trình bắt buộc
Ai cũng có health care

Dẫu thất bại ê chề
Trong ngày đầu ra mắt
Vì website đổ bể
Truy cập luôn bị ngắt

Người chống thì gay gắt
Bảo dẹp luôn cho rồi
Chương trình gì tốn kém
Tiền đâu mà lôi thôi

Ủng hộ thì đổ lổi
Tại mấy anh Ai Ti (IT)
Chứ chương trình thì tốt
Chẳng có vấn đề gì

Riêng mình thì mình nghĩ
Giống như Canada
Ai cũng được bảo hiểm
Họ làm cũng hay mà

Thôi thì cứ tà tà
Khoan bảo ai sai đúng
Mới làm lần đầu mà
Tránh sao khỏi lúng túng

2
Nay sang chuyện lủng củng
Của chánh phủ mới rồi
Ngân sách bị thâm thủng
Ôi rắc rối lôi thôi

Hai phe đấu tay đôi
Khiến chánh quyền đóng cửa
Dân Mỹ giận sục sôi
Cùng nhao nhao chửi rủa

Thiên hạ được một bữa
Nhìn nước Mỹ mà cười
Anh Tàu thì “hảo lớ”
Phen này ngộ lên ngôi

Mấy anh state employed
thiệt là vui ra phết
Ở nhà chơi đã đời
Vẫn lĩnh lương đủ hết

Cuối cùng chẳng ai chết
Lại mở cửa bình thường
Cãi nhau hoài cũng mệt
Nhưng anh nào cũng cương

Chính trị như gian thương
Cũng kì kèo trả giá
“Anh nhường tôi chút đường,
Tôi đổi anh muối nhá!”

Chỉ tội nghiệp thiên hạ
Như trái banh trên sân
Bị hai phe tranh đá
Chẳng biết đường mà lăn

3
Nay sang chuyện chiến trận
Ở nước Syria
Bom đạn tính bằng tấn
Trong gần ba năm qua

Bao phen giáp lá cà
Thắng thua chưa ngã ngũ
Phe nổi dậy kêu la
Vũ khí không có đủ

Trong khi phe chính phủ
Súng đạn rất dồi giàu
Họ còn xài hóa học
Khiến thế giới xôn xao

Người chết chất đầy bao
Không thể nào đếm nổi
Phải giải thích làm sao,
Chuyện hủy diệt đồng loại?

Tổng Thống Mỹ bực bội
Điều chiến hạm tới ngay
Phen này không chỉ nói
Mà sẽ cho biết tay

Phe nổi dậy vui thay
Kỳ này mình chắc thắng
Nước Mỹ mà ra tay
Assad thua chắc chắn

Nhưng ông thần may mắn
Chưa nhìn họ mĩm cười
Ba năm trời đằng đẳng
Định mệnh vẫn trêu ngươi

Tưởng sắp chết đến nơi
Ai dè ông Assad
Chịu hạ mình nhận lời
Đàm phán để được thoát

Tình hình đang nóng rát
Liền hạ nhiệt cái ‘xèo…’
Phe nổi dậy ngơ ngác
Trách nước Mỹ hứa lèo

Nghèo thì hay gặp eo
Bài học này mình biết
Phận nhược tiểu phải theo
Ý đại cường sắp xếp

Nước Mỹ đánh liên tiếp
Hai, ba trận chiến rồi
Tiền bạc tiêu tốn miết
Phá sản chứ chẳng chơi

Toàn là chuyện dài hơi
Đánh hoài cũng thấy chán
Nên Kerry mở lời
Vẽ ra đường đàm phán

Assad thì cũng ngán
Mấy mẫu hạm hàng không
Nên được lời như thể
Vớ được gỗ giữa dòng

Y vội vã bằng lòng
Cho thanh tra vũ khí
Vào lục soát cho xong
Rồi mang đi tiêu hủy

Và thế là nước Mỹ
Khỏi phải đánh tốn tiền
Thế còn dân Syri ?
Sống tiếp đời đảo điên!

4
Nay xin bắt qua chuyện
Bên Á Châu của mình
Những kẻ thù truyền kiếp
Bận rộn chống với kình

Một bên là Bắc Kinh
Anh nhà giàu mới nổi
Uất ức vì bị khinh
Thời ăn mắm mút giòi

Nên giờ anh đua đòi
Nuôi mộng làm bá chủ
Anh lên tiếng đòi hỏi
Chủ quyền Senkaku

Hòn đảo Nhật đang giữ
Xưng chủ quyền từ lâu
Nay Trung Quốc làm dữ
Dĩ nhiên Nhật lắc đầu

Ai cũng biết anh Tàu
Là chuyên gia giành đất
Bây giờ ảnh lại giàu
Nên ảnh càng quá quắt

Ảnh cho tàu đánh bắt
Ra quậy phá ngư trường
Tiếp theo là Hải Giám
Chạy sát đảo đối phương

Rồi đến tàu tuần dương
Phối hợp cùng tập trận
Nói chung quậy đủ đường
Chọc đối phương nổi giận

Rồi tuyên bố không phận
Bao trùm đảo lân bang
Từ Điếu Ngư của Nhật
Đến Tô Nham xứ Hàn

Nhật, Hàn cùng la làng
Tố Bắc Kinh khiêu khích
Muốn thay đổi hiện trạng
Bằng hành vi thù nghịch

Nước Mỹ cũng chỉ trích
Bảo Trung Quốc làm càng
Và điều ngay hai chiếc
B-52 bay sang

Nhật, Hàn cũng hiên ngang
Cho phi cơ gầm, rống
Vùng phòng không Trung Quốc
Vừa mới tuyên bố xong

Chuyện rối như bòng bong
Chủ quyền ở các đảo
Anh nào cũng lớn giọng
Biển, đảo này của tao

Giờ biết giải quyết sao?
Anh nào cũng cương hết
Nhỡ xảy chuyện binh đao
Chắc cả đám chết hết

5
Mà yếu thì chết trước
Trong đó có Việt Nam
Hoàng Sa Tàu đã cướp
Mà nó chưa hết  tham

Nó vẫn đang rắp tâm
Chiếm Trường Sa luôn thể
Cho đầy cái lưỡi bò
Đang thè lè ngạo nghễ

Việt Nam biết yếu thế
Nên hết sức đề phòng
Tàu ngầm mua sáu chiếc
Tốn mất hai tỷ đồng

Hai tỷ đô đấy nhé
Cỡ nghèo như xứ mình
Số tiền không hề bé
Nghe mà giật cả mình

Hàng xóm Philippines
Cũng ùn ùn sắm sửa
Lớp vừa mua, vừa xin
Được thêm mấy tàu nữa

Họ còn lôi anh ‘Khựa’
Cùng nhau ra trước tòa
Bắt tòa phải phán xử
Về cái đường lưỡi bò

Cùng là một nước nhỏ
Nghèo khó như Việt Nam
Đánh nhau là cái chuyện
Hai nước hổng có ham

Nhưng cái anh Trung Quốc
Ỷ mạnh nên làm càng
Nếu cứ sợ nó mãi
Thì nó càng làm tàng

Mà hiếp người quá đáng
Là tối kị trên đời
Tôn Tử đã từng nói
Ngẫm vẫn đúng đấy thôi

“Không nên bít hết lối
Dồn người đến đường cùng
Vì bảo toàn mạng sống
Họ sẽ đánh tới cùng”

Nếu bản tính quá hung
Sẽ có ngày mất mạng
Ở đời tâm lý chung
Chưa đánh, mặt đỏ rạng,

Đánh rồi, mặt chuyển sang,
Màu vàng như màu nghệ.
Người, dẫu yếu trăm bề
Hiếp đáp, không phải dễ

Việt Nam dẫu chưa thể
Ngang nhiên đánh tay đôi
Nhưng Nếu chỉ phòng vệ
Khả năng cũng không tồi

Mình thì chỉ lạy trời
Đừng xảy ra chém giết
Dân và lính khổ thôi
Lảnh tụ? mình hổng biết.

6
Giờ không thể không viết
Một chút về tình người
Trước xin kể một chút
Về cơn bão vừa rồi

Đất nước Phi hỡi ôi
Hàng ngàn người chết thảm
Người sống thì nổi trôi
Chẳng có gì bảo đảm

Cả thế giới thương cảm
Xúm nhau lại góp tiền
Cứu người trong hoạn nạn
Là bổn phận người hiền

Người Việt mình nói riêng
Mang ơn Phi nhiều lắm
Ngày xưa đi vượt biên
Họ giúp rất sốt sắng

Ân tình xưa sâu nặng
Giờ là lúc đáp đền
Cộng đồng mình hăng hái
Quyên góp hàng trăm nghìn

Riêng ai cũng bất bình
Với anh chàng Trung Quốc
Vì chàng ta bực mình
Phi kiện vụ tranh đất

Nước lớn mà muối mặt
viện trợ có trăm nghìn
Lộ mặt người bủn xỉn
Lẫn lộn lý với tình

Mình cũng thấy giật mình
Với cái tâm bé nhỏ
Của lảnh đạo Bắc Kinh
Lộ cho thiên hạ rõ

Thế này thì nên bỏ
Cái mười sáu chữ vàng
Bỏ luôn cái bốn tốt
Cho tâm nó được nhàn

7
Lại phải kể lang thang
Qua nội tình trong nước
Một câu chuyện kinh hoàng
Vừa xảy ra tháng trước

Một cô vì ao ước
Muốn thay đổi dáng hình
Nên đi viện thẫm mỹ
Để trở nên đẹp xinh

Gặp bác sĩ yêu tinh
Mổ kiểu gì không biết
Chết, bỏ lại gia đình
Xác, ném sông chảy xiết

Không còn từ để viết
Về tình người với người
Xử với nhau như vậy
Thì chỉ biết kêu trời.

Chuyện khác, mới đây thôi
Xe chở bia bị đổ
Trăm người nhào vô hôi
Mặc tài xế kêu khổ

Những lon bia kia đổ
Cuốn luôn liêm sĩ  trôi
Vì cuộc sống quá khổ,
Hay nhân nghĩa hết thời?

8
Lời cuối sẽ là lời
Viết về một nhân vật
Vừa mới mất đây thôi
Người, thế giới yêu nhất

Bị giam trong ngục thất
Suốt hăm bảy năm dài
Chỉ vì ông chống lại
Chủ nghĩa Apartheid

Trên đời chưa có ai
Đặc biệt như ông ấy
Đã chẳng biết thù dai
Lại đầy lòng nhân ái

Là người rất hăng hái
Đấu tranh chống bạo quyền
Nhưng khi cần hoà giải
Ông chìa tay đầu tiên

Nhờ ông mà có nên
Một Nam Phi dân chủ
Ông kiến tạo cái nền
Không phải bằng hận thù,

Mà bằng sự hoà giải,
Bằng tha thứ, yêu thương,
Dẫu kẻ thù từng đã,
Đày đọa ông trăm đường.

Thế mới là phi thường
Xứng đáng được kính phục
Ông, người đã mở đường
Cho cháu con hạnh phúc

Xin gửi lời cầu chúc
Đến ông  “Madiba”
Hết thảy điều hạnh phúc
Theo ông về quê nhà

9
Thôi nhé, như vậy là
Mình điểm qua gần hết
Chuyện lớn nhỏ gần xa
Ôi nó mệt ra phết

Viết tiếp nữa chắc chết
Dù biết còn rất nhiều
Chuyện lẽ ra phải viết
Nhưng viết được bấy nhiêu

Đầu óc đã phiêu diêu
Nên thôi, đành dừng lại
Hẹn nhau sang năm tới
Giờ này, tháng mười hai

Chào mọi người, bye bye.
Thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét