Bùi Tín - Họ sợ những ai?
Trông vậy mà lúc nào cũng sợ? |
Trên mạng Chuyển hóa vừa có bài “đảng CS sợ ai?”
của anh Trần Ngọc Thành, một nhà đấu tranh được biết là rất hăng hái
dấn thân cho phong trào công nhân và lao động ở trong nước.
Đối tượng đấu tranh của bà con ta hiện nay là chế độ độc đoán độc đảng toàn trị đang kìm hãm dân tộc ta trong tình trạng chậm tiến, không có tự do, vi phạm có hệ thống quyền làm người. Muốn giành thắng lợi ta cần hiểu rõ trạng thái tinh thần / tâm lý của đối tượng , những gì họ e ngại, những ai họ sợ nhất.
Anh Trần Ngọc Thành chỉ ra rất đúng rằng lãnh đạo đảng CS đang sợ nhất 3 tập thể người dân, đó là giai cấp công nhân, giai cấp dân oan và cộng đồng giáo dân, trước hết là Công giáo rồi các tập thể tôn giáo khác.
Bài báo chỉ ra rất đúng là công nhân nước ta trong các cơ sở quốc doanh cũng như các cơ sở liên doanh với tư bản nước ngoài có tiềm năng đấu tranh cực lớn, họ thường lao động tập trung cao trong hay gần các đô thị lớn, nếu được thức tỉnh hướng dẫn tốt, tổ chức được các công đoàn tự do ở cơ sở, phong trào nhất định sẽ phát triển mạnh, như Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan thời cộng sản, đóng vai trò trung tâm trong chuyển đổi chế độ.
Dân oan đang là giai cấp tăng nhanh về số lượng, ý chí đấu tranh mạnh mẽ bất khuất,là mũi nhọn tấn công lợi hại, cần vận động hướng dẫn đễ phát huy tác dụng.
Cộng đồng giáo dân đã tỏ rõ sức mạnh với những cuộc xuống đường, cầu nguyện, thắp nến đông đảo, từ Thái Hà, Đồng Hới, Xã Đoài, những cuộc phối hợp giữa các tôn giáo Công giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, Pháp Luân Công…
Chúng ta hãy hình dung một cuộc xuống đường đồng bộ có hợp đồng chặt chẽ giữa 3 lực lượng nói trên là Công nhân, Dân Oan, Giáo Dân trong một thời điểm trên một địa bàn nhất định, tay không, chỉ có truyền đơn, khẩu hiệu, nến, đơn khiếu nại, ảnh , biểu ngữ , với những câu ca, bài hát …rất sôi nổi sẽ tác động ra sao.
Ở CHDC Đức cuối năm 1989 nhân dân thành phố Dresden đưa cuộc đấu tranh từ vài ngàn lên 12 ngàn là cảnh sát phải chùn tay và chính quyền bị khuất phục; bức tường Berlin lung lay từ đó. Ở Tunis thủ đô Tunisia cuộc xuống đường của học sinh, sinh viên, viên chức, nhà kinh doanh vừa và nhỏ đầu năm 2012 khởi đầu từ 2 đến 3 ngàn, khi lan rộng lên đến mức cũng chừng 12 ngàn là cảnh sát bó tay, xe tăng nằm im, binh lính còn nhận bó hoa của các nữ sinh, và vợ chồng tổng thống bỏ chạy ra nước ngoài.
Việt Nam ta dân đông, con số 12 ngàn không phải là khó đạt. Chỉ vì ta chưa nghĩ đến. Vừa qua đã có 14.785 công dân ký tên vào kiến nghị đòi hủy bỏ bản dự thảo hiến pháp, đây là một con số kỷ lục. Do việc ghi tên chấm dứt, nếu không sẽ đạt con số cao hơn nhiều. Khi có lời hiệu triệu khẩn cấp cả 3 lực lượng Công Nhân, Dân Oan, Giáo Dân chung sức chung lòng , chung hành động cứu dân cứu nước, con số 12 ngàn sẽ có thể vượt xa; khi dân thủ đô Hà Nội xuống đường nối tiếp và hiệu triệu cả nước, dân Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa đổ ra, dân Bắc Giang, Bắc Ninh đổ về, dân Thái Nguyên, Vĩnh Phú kéo xuống, dân Hải Dương, Hải Phòng kéo lên … ,tất cả các làng xã xung quanh Hà Nội bật dậy, hàng hàng lớp lớp, chống bọn tham quan cường quyền hại dân như chống lụt lũ, nhân dân sẽ tạo nên lịch sử. Rộng hơn, khi cả Sài Gòn, Huế, Cần Thơ , Đà Nẵng … hưởng ứng nữa sẽ thành sức mạnh lay trời chuyển núi.
Nhưng cũng cần nói thêm, lãnh đạo đảng CS còn sợ nhiều loại người nữa, ngoài 3 lực lượng anh Trần Ngọc Thành đã kể.
Chúng ta cần nhận thức cho thấu đáo, cho hết lẽ.
Họ còn sợ, rất sợ trí thức, tuy bậc thầy của họ là ông Mao khinh bỉ trí thức, coi như cục phân.
Ngay lúc này, họ rất sợ trí thức. Cả bộ công an, an ninh, phản gián, bảo vệ đảng đều coi những trí thức phản biện là những kẻ nguy hiểm nhất để bao vây, theo dõi, giám sát, răn đe, triệt hạ. Họ cho rằng đây là những người cầm đầu, những kẻ đầu têu nguy hiểm. Họ chi vào đây số tiền không nhỏ và không tiếc.
Hầu hết người tù chính trị là trí thức. Trong giới trí thức họ chúa sợ anh chị em làm báo. Họ căm thù, thâm thù báo chí vì họ cũng chúa sợ sự thật, sợ thông tin trung thực. Những nhà báo tự do, có tư duy độc lập, những bloggers bất khuất, cũng bất khả khuất phục, mua chuộc. Hiện trong tù đông đảo nhất là người thuộc làng báo, không là nhà báo chuyên nghiệp thì cũng từng viết báo, viết blog.
Họ cũng rất sợ những đảng viên mang bản chất trí thức, lương thiện, ngay thẳng, thanh liêm, có tư duy khoa học. Như Trần Đức Thảo, như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Phạm Đình Trọng, gần đây là Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, cũng như hơn một trăm đảng viên cao cấp (theo tôi tìm hiểu và đánh giá) tự nguyện ký tên vào các văn kiện, tuyên ngôn, kiến nghị mà họ rỉ tai nhau là phản động như: Kiến nghị đòi ngưng khai khác bôxít , Tuyên bố đòi tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ, Tuyên bố phản đối dự thảo hién pháp… Họ rất sợ vì hiểu rằng trước con mắt nhân dân và tuổi trẻ, những đảng viên đối lập ấy rõ ràng là cao hơn những người lãnh đạo đảng, nhà nước, quốc hội hẳn một cái đầu, vừa có trí tuệ lại có nhân cách hơn hẳn kẻ tại chức. Họ biết rằng những đảng viên cấp cao ấy có sức lôi cuốn để tạo nên phong trào bỏ đảng, rời đảng như cao trào “thoát đảng “ bên Trung Quốc. Họ cũng bị ám ảnh bởi sự tan rã của các đảng CS Liên Xô, Đông Âu hồi 1989/90, hàng triệu đảng viên vứt thẻ đảng cùng một lúc.
Cũng cần thấy rõ họ còn sợ thanh niên trí thức, nam nữ học sinh sinh viên giáo sư luật sư trẻ, hăng hái, có sức nghĩ, sức làm, nhiều sáng kiến, bén nhậy , mới đây rất mạnh dạn quan hệ với tổ chức và cá nhân nước ngoài, ở các sứ quán, lãnh sự quán, sang Thái Lan, Philippin để vận động tự do dân chủ cho nhân dân ta. Vì lẽ đó họ ra lệnh không cho em Phương Uyên học tiếp ở Đại học công nghiệp thực phẩm, vừa trả thù nhỏ nhen vừa lo em sẽ là hạt nhân đấu tranh ở trường học. Theo Dân Làm Báo cuối tháng 11, công an phía Nam rất chú ý theo dõi hoạt động nhóm Thanh niên yêu nước trong Khoa Luật thuộc đại học Sài Gòn, vì càng học luật, hiểu luật ắt phải chống kẻ ngồi trên luật, chống những phiên tòa xử theo lệnh từ bộ chính trị, trong khi công an phía Bắc đang lo tìm cách bóp nghẹt một mạng blog mới ngang nhiên mang tên “Trường đại học Sư phạm Hà Nội , Đứng lên đáp lời sông núi ”, do cựu hiệu trửơng Lê Hiển Dương điều hành.
Mới đây nhất việc ra mắt các hội đoàn như Hội Anh Em Dân Chủ, Mạng lưới Blogger VN, Hội Phụ nữ Nhân quyền, mạng Bầu Bí Tương Thân … là những tín hiệu tốt đẹp, do tuổi trẻ, trí thức đề xướng.
Do lý do như trên, tôi đề nghị với anh Trần Ngọc Thành nên bổ sung vào 3 tập thể trong nhân dân mà lãnh đạo CS sợ nhất là Công nhân các xí nghiệp, Dân Oan mất đất ở khắp nơi, đồng bào theo các Tôn giáo, kể thêm tầng lớp trí thức, được coi là tinh hoa, trí tuệ của dân tộc, là túi khôn của nhân dân, đặc biệt khi nền văn minh hiện tại là nền văn minh của tri thức.
Bên cạnh những cuộc vận động nhằm vào người công nhân, dân oan và các tôn giáo,rất nên đặt thành vấn đề trí thức vận nữa. Tuy lao động có thể hiểu theo nghĩa rộng là cả lao động chân tay và lao động trí óc, nhưng trong bài viết của anh Trần Ngọc Thành chỉ mới kể lao động là những công nhân làm thuê trong các xí nghiệp, chưa kể đến tầng lớp trí thức đang là lực lượng dẫn đường mở lối, chỉ đạo và phối hợp cuộc đấu tranh của toàn dân giành tự do nhân phẩm. Chính tầng lớp trí thức cần đứng ra đảm nhiệm sứ mệnh vận động phối hợp các cuộc đấu tranh của công nhân, dân oan và đồng bào các tôn giáo bằng các phương tiện thông tin, truyền thông sắc bén.
Một vấn đề quan trọng không kém chủ đề “Lãnh đạo CS sợ ai ?” do anh Trần Ngọc Thành nêu lên, còn có một chủ đề khác có liên quan là “Lãnh đạo CS sợ những gì ? “, rất nên trao đổi rộng rãi để cuộc đấu tranh có hiệu quả cao nhất,bấm đúng vào nhũng tử huyệt, bắn trúng vào “gót chân A sin “, đạt mục đích cuối cùng là chuyển đổi cả hê thống cầm quyền từ độc quyền đảng trị sang hệ thống dân chủ pháp trị. Có lẽ họ sợ nhất là lực lượng đấu tranh có tổ chức.
Bài viết của anh Trần Ngọc Thành còn nêu lên vấn đề cực kỳ hệ trọng là tạo nên một “Quỹ yểm trợ dân chủ”, có quy mô khá lớn, đưọc quản lý minh bạch, được đóng góp đều đặn, do những nhân vật thật sự có công tâm trong và ngoài nước quản trị, được mọi tấm lòng yêu nước thương dân khắp nơi hưởng ứng, kể cả các nhà kinh doanh lớn nhỏ mọi nơi. Giống như bà con Ba Lan từng góp hàng trăm triệu đô la tiếp sức mạnh mẽ cho Công Đoàn Đoàn Kết tồn tại và phát triển. Được biết các trí thức Ba Lan như bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, giáo sư, các nhà kinh doanh lớn, vừa và nhỏ, các giáo dân các nhà thờ, các chủ hàng ăn uống người Ba Lan sống ở Ý, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Úc và Canađa đã góp phần lớn nhất . Họ không góp một lần mà cam kết góp đều đặn theo định kỳ, 1 tháng, 3 tháng, hằng năm, cho quỹ trường tồn đến thắng lợi.
Đối tượng đấu tranh của bà con ta hiện nay là chế độ độc đoán độc đảng toàn trị đang kìm hãm dân tộc ta trong tình trạng chậm tiến, không có tự do, vi phạm có hệ thống quyền làm người. Muốn giành thắng lợi ta cần hiểu rõ trạng thái tinh thần / tâm lý của đối tượng , những gì họ e ngại, những ai họ sợ nhất.
Anh Trần Ngọc Thành chỉ ra rất đúng rằng lãnh đạo đảng CS đang sợ nhất 3 tập thể người dân, đó là giai cấp công nhân, giai cấp dân oan và cộng đồng giáo dân, trước hết là Công giáo rồi các tập thể tôn giáo khác.
Bài báo chỉ ra rất đúng là công nhân nước ta trong các cơ sở quốc doanh cũng như các cơ sở liên doanh với tư bản nước ngoài có tiềm năng đấu tranh cực lớn, họ thường lao động tập trung cao trong hay gần các đô thị lớn, nếu được thức tỉnh hướng dẫn tốt, tổ chức được các công đoàn tự do ở cơ sở, phong trào nhất định sẽ phát triển mạnh, như Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan thời cộng sản, đóng vai trò trung tâm trong chuyển đổi chế độ.
Dân oan đang là giai cấp tăng nhanh về số lượng, ý chí đấu tranh mạnh mẽ bất khuất,là mũi nhọn tấn công lợi hại, cần vận động hướng dẫn đễ phát huy tác dụng.
Cộng đồng giáo dân đã tỏ rõ sức mạnh với những cuộc xuống đường, cầu nguyện, thắp nến đông đảo, từ Thái Hà, Đồng Hới, Xã Đoài, những cuộc phối hợp giữa các tôn giáo Công giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, Pháp Luân Công…
Chúng ta hãy hình dung một cuộc xuống đường đồng bộ có hợp đồng chặt chẽ giữa 3 lực lượng nói trên là Công nhân, Dân Oan, Giáo Dân trong một thời điểm trên một địa bàn nhất định, tay không, chỉ có truyền đơn, khẩu hiệu, nến, đơn khiếu nại, ảnh , biểu ngữ , với những câu ca, bài hát …rất sôi nổi sẽ tác động ra sao.
Ở CHDC Đức cuối năm 1989 nhân dân thành phố Dresden đưa cuộc đấu tranh từ vài ngàn lên 12 ngàn là cảnh sát phải chùn tay và chính quyền bị khuất phục; bức tường Berlin lung lay từ đó. Ở Tunis thủ đô Tunisia cuộc xuống đường của học sinh, sinh viên, viên chức, nhà kinh doanh vừa và nhỏ đầu năm 2012 khởi đầu từ 2 đến 3 ngàn, khi lan rộng lên đến mức cũng chừng 12 ngàn là cảnh sát bó tay, xe tăng nằm im, binh lính còn nhận bó hoa của các nữ sinh, và vợ chồng tổng thống bỏ chạy ra nước ngoài.
Việt Nam ta dân đông, con số 12 ngàn không phải là khó đạt. Chỉ vì ta chưa nghĩ đến. Vừa qua đã có 14.785 công dân ký tên vào kiến nghị đòi hủy bỏ bản dự thảo hiến pháp, đây là một con số kỷ lục. Do việc ghi tên chấm dứt, nếu không sẽ đạt con số cao hơn nhiều. Khi có lời hiệu triệu khẩn cấp cả 3 lực lượng Công Nhân, Dân Oan, Giáo Dân chung sức chung lòng , chung hành động cứu dân cứu nước, con số 12 ngàn sẽ có thể vượt xa; khi dân thủ đô Hà Nội xuống đường nối tiếp và hiệu triệu cả nước, dân Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa đổ ra, dân Bắc Giang, Bắc Ninh đổ về, dân Thái Nguyên, Vĩnh Phú kéo xuống, dân Hải Dương, Hải Phòng kéo lên … ,tất cả các làng xã xung quanh Hà Nội bật dậy, hàng hàng lớp lớp, chống bọn tham quan cường quyền hại dân như chống lụt lũ, nhân dân sẽ tạo nên lịch sử. Rộng hơn, khi cả Sài Gòn, Huế, Cần Thơ , Đà Nẵng … hưởng ứng nữa sẽ thành sức mạnh lay trời chuyển núi.
Nhưng cũng cần nói thêm, lãnh đạo đảng CS còn sợ nhiều loại người nữa, ngoài 3 lực lượng anh Trần Ngọc Thành đã kể.
Chúng ta cần nhận thức cho thấu đáo, cho hết lẽ.
Họ còn sợ, rất sợ trí thức, tuy bậc thầy của họ là ông Mao khinh bỉ trí thức, coi như cục phân.
Ngay lúc này, họ rất sợ trí thức. Cả bộ công an, an ninh, phản gián, bảo vệ đảng đều coi những trí thức phản biện là những kẻ nguy hiểm nhất để bao vây, theo dõi, giám sát, răn đe, triệt hạ. Họ cho rằng đây là những người cầm đầu, những kẻ đầu têu nguy hiểm. Họ chi vào đây số tiền không nhỏ và không tiếc.
Hầu hết người tù chính trị là trí thức. Trong giới trí thức họ chúa sợ anh chị em làm báo. Họ căm thù, thâm thù báo chí vì họ cũng chúa sợ sự thật, sợ thông tin trung thực. Những nhà báo tự do, có tư duy độc lập, những bloggers bất khuất, cũng bất khả khuất phục, mua chuộc. Hiện trong tù đông đảo nhất là người thuộc làng báo, không là nhà báo chuyên nghiệp thì cũng từng viết báo, viết blog.
Họ cũng rất sợ những đảng viên mang bản chất trí thức, lương thiện, ngay thẳng, thanh liêm, có tư duy khoa học. Như Trần Đức Thảo, như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Phạm Đình Trọng, gần đây là Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, cũng như hơn một trăm đảng viên cao cấp (theo tôi tìm hiểu và đánh giá) tự nguyện ký tên vào các văn kiện, tuyên ngôn, kiến nghị mà họ rỉ tai nhau là phản động như: Kiến nghị đòi ngưng khai khác bôxít , Tuyên bố đòi tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ, Tuyên bố phản đối dự thảo hién pháp… Họ rất sợ vì hiểu rằng trước con mắt nhân dân và tuổi trẻ, những đảng viên đối lập ấy rõ ràng là cao hơn những người lãnh đạo đảng, nhà nước, quốc hội hẳn một cái đầu, vừa có trí tuệ lại có nhân cách hơn hẳn kẻ tại chức. Họ biết rằng những đảng viên cấp cao ấy có sức lôi cuốn để tạo nên phong trào bỏ đảng, rời đảng như cao trào “thoát đảng “ bên Trung Quốc. Họ cũng bị ám ảnh bởi sự tan rã của các đảng CS Liên Xô, Đông Âu hồi 1989/90, hàng triệu đảng viên vứt thẻ đảng cùng một lúc.
Cũng cần thấy rõ họ còn sợ thanh niên trí thức, nam nữ học sinh sinh viên giáo sư luật sư trẻ, hăng hái, có sức nghĩ, sức làm, nhiều sáng kiến, bén nhậy , mới đây rất mạnh dạn quan hệ với tổ chức và cá nhân nước ngoài, ở các sứ quán, lãnh sự quán, sang Thái Lan, Philippin để vận động tự do dân chủ cho nhân dân ta. Vì lẽ đó họ ra lệnh không cho em Phương Uyên học tiếp ở Đại học công nghiệp thực phẩm, vừa trả thù nhỏ nhen vừa lo em sẽ là hạt nhân đấu tranh ở trường học. Theo Dân Làm Báo cuối tháng 11, công an phía Nam rất chú ý theo dõi hoạt động nhóm Thanh niên yêu nước trong Khoa Luật thuộc đại học Sài Gòn, vì càng học luật, hiểu luật ắt phải chống kẻ ngồi trên luật, chống những phiên tòa xử theo lệnh từ bộ chính trị, trong khi công an phía Bắc đang lo tìm cách bóp nghẹt một mạng blog mới ngang nhiên mang tên “Trường đại học Sư phạm Hà Nội , Đứng lên đáp lời sông núi ”, do cựu hiệu trửơng Lê Hiển Dương điều hành.
Mới đây nhất việc ra mắt các hội đoàn như Hội Anh Em Dân Chủ, Mạng lưới Blogger VN, Hội Phụ nữ Nhân quyền, mạng Bầu Bí Tương Thân … là những tín hiệu tốt đẹp, do tuổi trẻ, trí thức đề xướng.
Do lý do như trên, tôi đề nghị với anh Trần Ngọc Thành nên bổ sung vào 3 tập thể trong nhân dân mà lãnh đạo CS sợ nhất là Công nhân các xí nghiệp, Dân Oan mất đất ở khắp nơi, đồng bào theo các Tôn giáo, kể thêm tầng lớp trí thức, được coi là tinh hoa, trí tuệ của dân tộc, là túi khôn của nhân dân, đặc biệt khi nền văn minh hiện tại là nền văn minh của tri thức.
Bên cạnh những cuộc vận động nhằm vào người công nhân, dân oan và các tôn giáo,rất nên đặt thành vấn đề trí thức vận nữa. Tuy lao động có thể hiểu theo nghĩa rộng là cả lao động chân tay và lao động trí óc, nhưng trong bài viết của anh Trần Ngọc Thành chỉ mới kể lao động là những công nhân làm thuê trong các xí nghiệp, chưa kể đến tầng lớp trí thức đang là lực lượng dẫn đường mở lối, chỉ đạo và phối hợp cuộc đấu tranh của toàn dân giành tự do nhân phẩm. Chính tầng lớp trí thức cần đứng ra đảm nhiệm sứ mệnh vận động phối hợp các cuộc đấu tranh của công nhân, dân oan và đồng bào các tôn giáo bằng các phương tiện thông tin, truyền thông sắc bén.
Một vấn đề quan trọng không kém chủ đề “Lãnh đạo CS sợ ai ?” do anh Trần Ngọc Thành nêu lên, còn có một chủ đề khác có liên quan là “Lãnh đạo CS sợ những gì ? “, rất nên trao đổi rộng rãi để cuộc đấu tranh có hiệu quả cao nhất,bấm đúng vào nhũng tử huyệt, bắn trúng vào “gót chân A sin “, đạt mục đích cuối cùng là chuyển đổi cả hê thống cầm quyền từ độc quyền đảng trị sang hệ thống dân chủ pháp trị. Có lẽ họ sợ nhất là lực lượng đấu tranh có tổ chức.
Bài viết của anh Trần Ngọc Thành còn nêu lên vấn đề cực kỳ hệ trọng là tạo nên một “Quỹ yểm trợ dân chủ”, có quy mô khá lớn, đưọc quản lý minh bạch, được đóng góp đều đặn, do những nhân vật thật sự có công tâm trong và ngoài nước quản trị, được mọi tấm lòng yêu nước thương dân khắp nơi hưởng ứng, kể cả các nhà kinh doanh lớn nhỏ mọi nơi. Giống như bà con Ba Lan từng góp hàng trăm triệu đô la tiếp sức mạnh mẽ cho Công Đoàn Đoàn Kết tồn tại và phát triển. Được biết các trí thức Ba Lan như bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, giáo sư, các nhà kinh doanh lớn, vừa và nhỏ, các giáo dân các nhà thờ, các chủ hàng ăn uống người Ba Lan sống ở Ý, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Úc và Canađa đã góp phần lớn nhất . Họ không góp một lần mà cam kết góp đều đặn theo định kỳ, 1 tháng, 3 tháng, hằng năm, cho quỹ trường tồn đến thắng lợi.
Bùi Tín
© Đàn Chim Việt
'Đưa tiền trước rồi mọi thứ sẽ dễ dàng’
World Bank có nhiều dự án hợp tác hỗ trợ, tư vấn phát triển cho Việt Nam
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới có văn phòng tại Việt Nam ra vào tháng
12/2013 có một chương bàn về tham nhũng và tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam.
Phần này mở đầu khẳng định ''Từ lâu nay lãnh đạo của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế đã nhận ra rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.''
"Điểm đáng quan ngại là Việt Nam bị đánh giá là ở mức yếu về thể chế và kiểm soát tham nhũng, đặc biệt là thể hiện qua các đánh giá về vai trò của xã hội dân sự, của giới truyền thông và về khả năng tiếp cận thông tin."
Báo cáo của giới chuyên gia, cả người Việt lẫn người nước ngoài, làm việc cho World Bank cho hay “nhìn chung, một tỉ lệ tương đối cao các doanh nghiệp ở Việt Nam báo cáo là có đưa hối lộ”.
Kết quả của một khảo sát khác về các doanh nghiệp tại Việt Nam từng phát hiện ra rằng 70% trong tổng số các doanh nghiệp đồng ý với câu nói sau “Khi làm việc với các cơ quan chính quyền thì cứ đưa tiền trước rồi mọi thứ sẽ dễ dàng”.
''Các lĩnh vực được xác định là có rủi ro tham nhũng cao cũng đồng thời là những lĩnh vực có môi trường kinh doanh có vấn đề," Báo cáo viết.
''Trong số các quốc gia tham gia vào Khảo sát Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới (Enterprise Surveys) trong vòng 5 năm qua thì tỉ lệ các doanh nghiệp báo cáo có đưa hối lộ khi làm thủ tục thuế là tương đối cao."
Dẫn chiếu từ kinh nghiệm trên thế giới, bản báo cáo đề cập tới một nghiên cứu cho thấy ở 14 nước đang trong thời kỳ quá độ trong giai đoạn từ 1997 đến 2007 đã phát hiện ra rằng mức độ hối lộ càng cao thì càng làm cản trở tỉ lệ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp, kể cả về doanh số thực cũng như về năng suất lao động.
Một trong những câu hỏi khác được đặt ra là tham nhũng có tác động đối với tăng trưởng kinh tế hay không.
Số liệu ước tính từ 41 nghiên cứu khác nhau được xem xét đã cho thấy rằng nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và tham nhũng, nói nôm na là tham nhũng càng nhiều thì tăng trưởng càng thấp.
Do đó phần bàn về tham nhũng và tăng trưởng trong bản báo cáo này nêu bật nhu cầu cải cách cấp bách để đối phó với sự liên hệ giữa mức độ tham nhũng với tốc độ tăng trưởng chậm lại của Việt Nam.
"Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đã cho thấy rằng các tỉnh, huyện đạt được nhiều tiến bộ hơn về cải cách hành chính và tăng cường minh bạch thực sự có mức độ tham nhũng thấp hơn," báo cáo World Bank nhận định.
(BBC)
Phần này mở đầu khẳng định ''Từ lâu nay lãnh đạo của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế đã nhận ra rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.''
"Điểm đáng quan ngại là Việt Nam bị đánh giá là ở mức yếu về thể chế và kiểm soát tham nhũng, đặc biệt là thể hiện qua các đánh giá về vai trò của xã hội dân sự, của giới truyền thông và về khả năng tiếp cận thông tin."
Báo cáo của giới chuyên gia, cả người Việt lẫn người nước ngoài, làm việc cho World Bank cho hay “nhìn chung, một tỉ lệ tương đối cao các doanh nghiệp ở Việt Nam báo cáo là có đưa hối lộ”.
Kết quả của một khảo sát khác về các doanh nghiệp tại Việt Nam từng phát hiện ra rằng 70% trong tổng số các doanh nghiệp đồng ý với câu nói sau “Khi làm việc với các cơ quan chính quyền thì cứ đưa tiền trước rồi mọi thứ sẽ dễ dàng”.
''Các lĩnh vực được xác định là có rủi ro tham nhũng cao cũng đồng thời là những lĩnh vực có môi trường kinh doanh có vấn đề," Báo cáo viết.
''Trong số các quốc gia tham gia vào Khảo sát Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới (Enterprise Surveys) trong vòng 5 năm qua thì tỉ lệ các doanh nghiệp báo cáo có đưa hối lộ khi làm thủ tục thuế là tương đối cao."
'Tỷ lệ hối lộ 'thuế' cao'
"Phát hiện này phù hợp với các phát hiện trong các khảo sát về tham nhũng được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ VN trong đó một tỉ lệ cao các doanh nghiệp cũng báo cáo là có đưa hối lộ khi làm thủ tục thuế"Báo cáo của định chế quốc tế này cho hay: ''Phát hiện này phù hợp với các phát hiện trong các khảo sát về tham nhũng được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ Việt Nam trong đó một tỉ lệ cao các doanh nghiệp cũng báo cáo là có đưa hối lộ khi làm thủ tục thuế.''
Báo cáo của World Bank
Dẫn chiếu từ kinh nghiệm trên thế giới, bản báo cáo đề cập tới một nghiên cứu cho thấy ở 14 nước đang trong thời kỳ quá độ trong giai đoạn từ 1997 đến 2007 đã phát hiện ra rằng mức độ hối lộ càng cao thì càng làm cản trở tỉ lệ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp, kể cả về doanh số thực cũng như về năng suất lao động.
Một trong những câu hỏi khác được đặt ra là tham nhũng có tác động đối với tăng trưởng kinh tế hay không.
Số liệu ước tính từ 41 nghiên cứu khác nhau được xem xét đã cho thấy rằng nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và tham nhũng, nói nôm na là tham nhũng càng nhiều thì tăng trưởng càng thấp.
Do đó phần bàn về tham nhũng và tăng trưởng trong bản báo cáo này nêu bật nhu cầu cải cách cấp bách để đối phó với sự liên hệ giữa mức độ tham nhũng với tốc độ tăng trưởng chậm lại của Việt Nam.
"Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đã cho thấy rằng các tỉnh, huyện đạt được nhiều tiến bộ hơn về cải cách hành chính và tăng cường minh bạch thực sự có mức độ tham nhũng thấp hơn," báo cáo World Bank nhận định.
(BBC)
“Người trong cuộc” phản ứng vì lời xin lỗi có nhiều chi tiết “sai sự thật”
Trang báo ĐS & HN đăng bài “Người trong cuộc...” |
Chiều 6/12 thông qua báo điện tử của Đài truyền hình Việt Nam, nhà báo Thu Uyên đã thay mặt chương trình NCHCCCL gửi lời xin lỗi tới khán giả cả nước và nói rõ về hai trường hợp sai sót của anh Nguyễn Hữu Thành tìm mẹ và Đại tá Đinh Hữu Tấn tìm con nuôi thất lạc. Trong văn bản xin lỗi chính thức của mình, nhà báo Thu Uyên ngoài việc khẳng định chương trình đã rút kinh nghiệm sâu sắc còn cho biết đây sẽ là bài học đắt giá để ê kíp chương trình cùng ghi nhớ, tuyệt đối tránh sai phạm. Tuy nhiên, ngay trong ngày 7/12, sau khi đọc được lời xin lỗi của nhà báo Thu Uyên, những người liên quan đến cuộc đoàn tụ nhầm của Đại tá Đinh Hữu Tấn đã liên lạc PV báo ĐS&HN để bày tỏ sự không đồng ý vì cho rằng VTV đã thông tin không chính xác.
Vợ Đại tá Tấn khẳng định chưa từng nhận được lời xin lỗi
Sáng 7/12, ông Nguyễn Ái Chi (có bút danh là Minh Nguyễn) ngụ Quận Gò
Vấp, TP HCM, anh em kết nghĩa với đại tá Tấn, bày tỏ bức xúc: “Trong
lời xin lỗi của mình, chị Thu Uyên có nói: “Khi phát hiện ra sai sót,
những người làm chương trình đã thành khẩn xin lỗi những người trong
cuộc và không làm họ tổn thương, bằng chứng là đã được họ thông cảm và
luôn thân thiết từ đó đến nay”. Tôi muốn hỏi, chị Uyên đã xin lỗi gia
đình Đại tá Tấn bao giờ, lúc nào?”. Ngoài ra, ông Ái Chi còn cho biết:
“Tôi không nhớ rõ ngày, nhưng đó là vào tháng 11/2013, trong khi đang
cùng gia đình ăn cơm tối, chị Thu Uyên đã gọi điện cho tôi. Chị bảo mãi
rất lâu sau khi chương trình NCHCCCL số 11 phát sóng, mới biết chuyện
nhầm lẫn. Thu Uyên còn cho biết, cách đây mấy năm, lúc Đại tá Đinh Hữu
Tấn đột quỵ lần thứ nhất, chính chị đã gọi điện trực tiếp xin lỗi ông
Tấn qua điện thoại”.
Để chứng minh lời nói của mình, ông Ái Chi không ngần ngại mời chúng
tôi liên hệ với bà Tạ Thu Nhuần (vợ Đại tá Đinh Hữu Tấn, ngụ tổ 4, thị
trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa), để kiểm chứng. Qua điện
thoại bà Nhuần cho biết: “Tôi chưa nói chuyện với Thu Uyên bao giờ. Từ
ngày chương trình phát sóng đến nay, gia đình chúng tôi không thấy tin
tức gì của chương trình cả. Cách đây 20 ngày, chú Linh nào đó bảo là
người của chương trình NCHCCCL gọi điện đến gia đình xin số điện thoại
của Minh Nguyễn chứ cũng chẳng đả động gì đến vấn đề xin lỗi”. Khi
chúng tôi hỏi về chuyện nhà báo Thu Uyên từng trao đổi với ông Ái Chi
và cho biết đã xin lỗi Đại tá Tấn qua điện thoại, bà Nhuần tỏ vẻ ngạc
nhiên: “Chồng tôi bị nhũn não có nói năng gì được đâu, ổng không thể
nói nên lời, chỉ ậm ừ thôi. Hai năm nay, kể từ ngày ông Tấn đột quỵ,
tôi bám suốt, chưa rời một bước nào. Mọi cuộc điện thoại, tôi đều là
người nghe máy và tôi chưa từng nghe ai xin lỗi bao giờ”.
Ngoài ra, bà Nhuần còn cho biết, năm 2011 gia đình bà nhận được “Báo
cáo tổng hợp tài liệu, phỏng vấn nhân chứng và xác minh trường hợp Võ
Văn Phước tại Củ Chi, con nuôi ông Đinh Hữu Tấn, tại Thanh Hóa, MS74”
do ông Lê Cao Tâm (đội trưởng đội tìm kiếm chương trình NCHCCCL lúc bấy
giờ) gửi đến. Nội dung tài liệu nói rõ vấn đề về sự nhầm lẫn của
chương trình và quá trình đi xác minh, gặp gỡ nhân chứng để tìm ra
“Phước thật”. “Khi đó, anh Cao Tâm bảo rằng vì thấy chương trình làm
không đúng nên day dứt lương tâm mà tự bỏ tiền đi tìm giúp, rồi cho
tiền Phước ra Thanh Hóa”, bà Nhuần nhớ lại. Tuy nhiên, trong lời xin
lỗi của nhà báo Thu Uyên khán giả lại được thấy nội dung hoàn toàn
khác: “Khi đã khẳng định Long không phải là Phước, nguyên đội trưởng
tìm kiếm Lê Cao Tâm đã chủ động gửi báo cáo và thư xin lỗi, sau đó đã
xin phép ông Tấn để đưa Võ Văn Phước và vợ con ra Thanh Hóa thăm ông.
Ông Tấn đã thông cảm với chương trình và coi cả Long và Phước như con”.
Tâm sự cùng chúng tôi, bà Nhuần bảo: “Thật ra gia đình tôi cũng cảm ơn
chị Thu Uyên nhưng bản thân ông Cao Tâm chưa bao giờ nói đến việc đại
diện chương trình đi tìm hay nói lời xin lỗi với gia đình chúng tôi.
Trước đây anh ấy nói khác, bây giờ lại chối. Chúng tôi có sao nói vậy,
sự thật thế nào thì nói thế, nhất định không giấu giếm và cũng không
thêm bớt”.
Bộ hồ sơ tìm kiếm anh Phước có trong tay ai?
Liên quan đến bộ hồ sơ này, trong một lần trả lời trước báo giới, ông
Cao Tâm từng khẳng định: “Bộ hồ sơ thật chỉ có hai bộ, một bộ gửi Bác
Tấn gồm có một báo cáo xác minh và một thư xin lỗi viết bằng tay của
tôi. Tuy nhiên, vừa qua do biết nhiều người muốn có tài liệu này để phá
công ty chúng tôi, vợ bác Tấn đã chuyển lại cho tôi cất giữ. Một bộ
lưu hiện đang nằm trong nhà tôi. Có nghĩa rằng, tất cả tài liệu thật
của vụ tìm kiếm anh Võ Văn Phước hiện chỉ mình tôi lưu giữ”. Tuy nhiên,
bà Nhuần, tức vợ bác Tấn (như cách gọi của ông Tâm - PV) cho chúng tôi
biết: “Làm gì có chuyện tôi gửi lại cho ông Tâm, tập tài liệu ấy sau
khi nhận được từ ông Tâm, vợ chồng tôi cảm thấy vui vẻ và phấn khởi nên
gửi lại toản bộ cho chú Ái Chi, vì là chỗ anh em thân nhau, có chuyện
gì cũng nói với nhau nên chúng tôi chia sẻ cùng chú Ái Chi, hiện tập
tài liệu trên đang nằm trong tay chú Ái Chi”.
Nhận được nội dung thắc mắc từ phía người thân gia đình Đại tá Tấn, anh Phạm Văn Long và anh Võ Văn Phước chiều ngày 12/10, báo ĐS&HN
đã liên lạc với ông Đỗ Minh Hoàng (Giám đốc Công ty Truyền thông Sài
Gòn buổi sáng) nhằm lắng nghe ý kiến từ đơn vị phối hợp sản xuất Chương
trình NCHCCCL của VTV. Tuy nhiên, sau khi nhận được nội dung thắc mắc
do báo ĐS&HN cung cấp, ông Hoàng đã hẹn sẽ trả lời bằng văn
bản. Nội dung giải đáp thắc mắc của Công ty Sài Gòn buổi sáng, chúng
tôi sẽ thông tin đến bạn đọc trong số báo tới.
Con thật, con nhầm đều bối rối
Ngày 29/11/2013, sau khi đến nhà tìm gặp Phạm Văn Long và đăng tải bài viết “Xung quanh cuộc tranh cãi chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly “Tìm nhầm người”
ở số 31, chúng tôi vẫn nhớ rất rõ thái độ bức xúc của anh lúc ấy. Anh
nói: “Chương trình nhầm lẫn như thế nào, không biết được. Nhưng từ đó
đến nay, dù đã lỡ rồi nhưng chẳng nghe chương trình nói gì. Tôi chỉ mong
chương trình có một tiếng nói gì đó với bố Tấn”. Điều này trái ngược
với khẳng định của nhà báo Thu Uyên trước đó, rằng đã “Thành khẩn xin
lỗi những người trong cuộc và không làm họ tổn thương, bằng chứng là đã
được họ thông cảm và luôn thân thiết từ đó đến nay”. Sau khi chương
trình NCHCCCL đăng tải nội dung xin lỗi, chúng tôi quay trở lại gia đình
Long thì được anh cho biết: “Cách đây bốn, năm hôm, người của chương
trình NCHCCCL cũng mới lên quay phim, tôi nghe họ bảo có người nào đấy
muốn chọc phá chương trình nên bức xúc lắm”.
Trong lời xin lỗi, nhà báo Thu Uyên từng viết: “Long cũng là trẻ lạc
trên đường Bảy, cùng hoàn cảnh như Phước, cũng có sẹo ở gót chân. Gia
đình vợ Long cũng khẳng định Long vốn tên là Võ Văn Phước. Anh Long cho
biết đã rất ao ước có được người thân, nên đã rất vui mừng nhận. Vì
vậy, tìm ra vào tháng 2/2008, đến tháng 8/2008, chúng tôi cho xác minh
lại lần nữa, rồi mới tổ chức đoàn tụ trong NCHCCCL số 11, phát trực
tiếp ngày 4/ 10/2008”. Khi được hỏi về những vết sẹo, anh Long chỉ vào
chân mình nói: “Gót chân tôi lúc nào cũng có sẹo hết, sẹo ở cả hai
chân, từ hồi còn nhỏ tới bây giờ, nguyên nhân vì sao thì tôi không
nhớ”. Về chuyện thất lạc trên đường Bảy, Long cho biết: “Mẹ dắt tôi đi
tùm lum, thất lạc ở Lâm Đồng gì đó, chỉ nhớ nhất là lúc 7, 8 tuổi về ở
với ông nội nuôi”. Tôi hỏi, sao ký ức của Long lộn xộn vậy, anh lại
cười bảo: “Lúc lạc mẹ là 2, 3 tuổi, còn nhỏ quá không nhớ được, lạc ở
đường số 17”. (Sau khi được tôi nhắc đường số Bảy, Long lặp lại: “À,
đường số Bảy”). Về chuyện “Gia đình vợ Long cũng khẳng định Long vốn
tên là Võ Văn Phuớc thì anh Long lại bảo: “Gia đình vợ tôi làm gì biết
tôi tên Phước, ngay cả tôi cũng đâu có biết, chỉ khi anh Phan Hiếu đến
tìm cho biết tôi ngày trước tên Phước, lúc ấy tôi mới biết, hoàn cảnh
của tôi khổ sở như thế nào, gia đình vợ tôi biết đều là do tôi kể lại”.
Anh Phước cũng cho biết thêm: “Năm 2011, ông Cao Tâm lên nhà tôi cho biết vì bức xúc quá nên mới bỏ tiền túi ra làm thôi, chứ chưa hề nói đến chuyện đại diện chương trình để xin lỗi gia đình hay gì hết. Hôm rồi nghe ông nói khác, tôi thấy ngạc nhiên lắm”. Ngoài ra, anh Phước còn kể, năm 2011 ngoài bộ hồ sơ báo cáo ông Tâm gửi cho nhà Đại tá Tấn, ông này còn gửi cho gia đình anh Phước một bộ và nhà mẹ anh ở Vũng Tàu một bộ. Như vậy, hồ sơ ông Tâm gửi đi có tất cả 3 bộ và những bộ hồ sơ này hiện vẫn còn lưu giữ tại gia đình các nhân vật.
Khi trao đổi cùng phóng viên, anh Phước còn thật thà thắc mắc: “Ngộ lắm nha, trước khi chương trình NCHCCCL lên nhà tôi, tối hôm trước ông Cao Tâm gọi điện lên dặn đừng có đưa tập tài liệu ông ấy đã từng viết trước đây ra. Ngoài ra ông ấy còn bảo chỉ nói sơ sơ thôi, đừng nói gì ra hết để tránh phiền hà”.
Phi Yến
Nguồn: Báo Đời sống & Hôn nhân số 33, ngày12-12-2013
Xét xử vụ Dương Chí Dũng: Nếu quản lý thế này, đất nước sẽ đi về đâu?
(TNO) Đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa xét xử vụ án tiêu cực xảy ra tại Vinalines đã thốt lên như vậy khi đề cập đến ụ nổi 83M mua về đến nay đã được 5 năm, không sinh lợi đồng nào, mà tốn kém trên 500 tỉ đồng.Bị cáo Dương Chí Dũng |
Trong phần tranh tụng diễn ra sáng và chiều nay 14.12, các luật sư bào
chữa cho bị cáo đã đề nghị tuyên các bị cáo không có tội, không đúng
tội và đề nghị TAND trả hồ sơ điều tra lại.
Đáp lại quan điểm của luật sư, đại diện Viện KSND tái khẳng định bị cáo Dương Chí Dũng trong hành vi cố ý làm trái giữ vai trò chủ mưu; Mai Văn Phúc vai trò cầm đầu, các bị cáo khác đều là đồng phạm.
“Nếu các bị cáo làm đúng chức trách, vai trò của mình thì ụ nổi 83M không thể đưa về Việt Nam”, đại diện cơ quan công tố nói.
Đáp lại quan điểm của luật sư, đại diện Viện KSND tái khẳng định bị cáo Dương Chí Dũng trong hành vi cố ý làm trái giữ vai trò chủ mưu; Mai Văn Phúc vai trò cầm đầu, các bị cáo khác đều là đồng phạm.
“Nếu các bị cáo làm đúng chức trách, vai trò của mình thì ụ nổi 83M không thể đưa về Việt Nam”, đại diện cơ quan công tố nói.
Các bị cáo trước tòa |
Về vấn đề vốn vay của Vinalines trong việc mua ụ nổi 83M có phải là của
Nhà nước hay không, đại diện VKSND khẳng định Vinalines là doanh
nghiệp nhà nước, 100% vốn điều lệ là của Nhà nước. Toàn bộ tài sản từ cơ
sở vật chất đến vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đều là tài sản của Nhà
nước.
Dương Chí Dũng là đại diện vốn của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nguồn vốn của công ty. Nếu làm ăn thua lỗ thì Nhà nước phải chịu mất vốn.
Dương Chí Dũng là đại diện vốn của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nguồn vốn của công ty. Nếu làm ăn thua lỗ thì Nhà nước phải chịu mất vốn.
Bị cáo Mai Văn Phúc |
“Các luật sư đã nhầm khi cho rằng chỉ vốn qua kho bạc mới là vốn nhà
nước mà còn là các dòng vốn huy động khác, vốn đầu tư phát triển từ ngân
sách nhà nước, vốn tín dụng và vốn đầu tư khác do Nhà nước quản lý. Do
vậy, vốn của Vinalines là vốn của Nhà nước”, đại diện Viện KSND phân
tích.
Đối với hành vi cố ý làm trái của các bị cáo, đại diện Viện KSND cho rằng quá trình mua ụ nổi khi Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam chưa được chấp nhận phê duyệt; Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa hề có văn bản nào trình lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Toàn bộ việc mua ụ nổi này không đúng với chỉ đạo của Chính phủ.
“Không đúng với chỉ đạo của cấp trên thì là cố ý làm trái chứ không thể nói là thiếu trách nhiệm được”, vị này khẳng định.
Đối với hành vi cố ý làm trái của các bị cáo, đại diện Viện KSND cho rằng quá trình mua ụ nổi khi Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam chưa được chấp nhận phê duyệt; Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa hề có văn bản nào trình lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Toàn bộ việc mua ụ nổi này không đúng với chỉ đạo của Chính phủ.
“Không đúng với chỉ đạo của cấp trên thì là cố ý làm trái chứ không thể nói là thiếu trách nhiệm được”, vị này khẳng định.
Bị cáo Trần Hải Sơn |
Đề cập đến vai trò của Vinalines, đại diện Viện KSND cho rằng khi được
hỏi tại tòa, người đại diện cho Vinalines không biết rõ là thực trạng
của ụ nổi 83M đến nay như thế nào, đã tiêu hết bao nhiêu tiền. Tài liệu
của cơ quan tố tụng cho thấy đến nay ụ nổi này không sinh lời được
khoản nào mà đã “thâm” hơn 500 tỉ đồng, chưa dừng lại khoản thiệt hại
hơn 367 tỉ đồng như trong cáo trạng.
Đối với khoản tiền "lại quả" 1,67 triệu USD và hành vi chia chác tham ô của các bị cáo Dũng, Phúc, Triều, Sơn, đại diện Viện KSND cho rằng chứng từ từ ngân hàng đã thể hiện thủ tục liên quan đến ụ nổi 83M. Việc đưa, chia tiền cho các bị cáo, ngoài lời khai của Trần Hải Sơn, còn có các nhân chứng khai nhận rõ trước tòa.
Đối với khoản tiền "lại quả" 1,67 triệu USD và hành vi chia chác tham ô của các bị cáo Dũng, Phúc, Triều, Sơn, đại diện Viện KSND cho rằng chứng từ từ ngân hàng đã thể hiện thủ tục liên quan đến ụ nổi 83M. Việc đưa, chia tiền cho các bị cáo, ngoài lời khai của Trần Hải Sơn, còn có các nhân chứng khai nhận rõ trước tòa.
Trần Hải Sơn: Vì các anh mà gia đình tôi thành nạn nhân Nêu ý kiến trước tòa, các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và Trần Hữu Chiều đều không thừa nhận hành vi tham ô tài sản. Dũng cho rằng lời khai của Sơn là “bậy bạ” nhằm chạy tội cho bản thân. Bị cáo Phúc cho rằng Viện KSND chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo Sơn để luận tội bị cáo nhận tiền từ bị cáo Sơn và phạm tội tham ô đã khiến “bị cáo thấy choáng váng vì không có sự việc đó. Bị cáo Sơn đã quanh co từ đầu đến cuối, ngay trước HĐXX mà bị cáo Sơn còn quanh co, man trá như vậy thì thử hỏi có thể căn cứ vào lời của bị cáo Sơn để buộc tội bị cáo hay không?”, bị cáo Mai Văn Phúc bức xúc trình bày. Đến lượt mình, đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Trần Hải Sơn nói: “Qua ý kiến của anh Dũng, anh Phúc, các anh nói đều không thừa nhận là có tham gia thỏa thuận gì với Công ty AP. Và việc đó tôi cũng đã khai báo là tôi cũng không biết việc thỏa thuận như thế nào cả". "Các anh không khai báo như thế nhưng trước cơ quan điều tra thì các anh lại xác nhận việc nhận và chia 1,666 triệu USD tương đương với số tiền tham ô, nghĩa là các anh không biết gì về việc này… Tôi thấy đó là sự bất cập rất cơ bản trong lời khai của các anh. Tôi cũng xin nói với HĐXX như vậy và cũng khẳng định là chính vì các anh mà tôi và gia đình tôi trở thành nạn nhân của vụ án này", bị cáo Sơn nói tiếp |
Thái Sơn
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Dương Chí Dũng xin lỗi và… đọc thơ trước tòa
“Bị cáo xin lỗi Đảng, Nhà
nước, nhân dân và công nhân ngành hàng hải” – đó là lời ân hận muộn mằn
của Dương Chí Dũng khi được nói lời sau cùng tại phiên xét xử ngày
14.12.
- Bị cáo Dương Chí Dũng khai biết ụ nổi hỏng vẫn mua
- Dương Chí Dũng: 'Bị cáo không vì tiền mà đánh mất danh dự'
- Ngày đầu xét xử “đại án” Dương Chí Dũng: Lòng vòng đổ tội cho nhau
- Dương Chí Dũng muốn bỏ trốn càng xa Hà Nội càng tốt
- Vụ đại án tham nhũng ở Vinalines: Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc
- Xử “đại án” tham nhũng Dương Chí Dũng: Vinalines không muốn đòi tài sản cho nhà nước
- Xét xử “đại án” tham nhũng Dương Chí Dũng: Lãnh đạo Vinalines kéo nhân viên vào vòng phạm tội
VKS bác toàn bộ lập luận của luật sư
Là bị hại trực tiếp trong vụ án nhưng trong phiên xét xử ngày 14.12, đại diện Vinalines là ông Lê Triêu Thanh đã không có mặt tại phiên tòa. Trong phiên xét xử cả buổi sáng và buổi chiều ở những thủ tục khác nhau, HĐXX đều đề nghị Vinalines có ý kiến về phần tài sản của Nhà nước nhưng cơ quan này đã không có mặt. Điều này có thể hiểu được rằng Vinalines đã tự từ bỏ trách nhiệm của mình trước phiên xét xử.
Sau khi nghe ý kiến tranh luận của các luật sư, đại diện VKS đã đối đáp lại. Đại diện VKS khẳng định cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng. “Ý kiến của các luật sư về việc vay vốn để đầu tư ụ nổi không phải là sử dụng vốn nhà nước là không có cơ sở, bởi lẽ vốn vay cũng là tài sản nhà nước, bởi TCty nhà nước phải có trách nhiệm trả nợ” – đại diện VKS kết luận.
Đối với vấn đề các luật sư cho rằng ụ nổi không phải tàu nên các bị cáo không có hành vi cố ý làm trái, đại diện VKS khẳng định: Theo quy định của pháp luật thì ụ nổi không phải là tàu biển nhưng thuộc quy phạm tàu biển, vì vậy việc mua bán phải tuân theo quy phạm mua bán tàu biển. Do đó có đủ căn cứ các bị cáo đã phạm tội cố ý làm trái
Vị đại diện VKS cũng bức xúc về việc tại phiên xét xử ngày 13.12, đại diện Vinalines đã lảng tránh câu hỏi của HĐXX về việc xác định các bị cáo đã làm thiệt hại cho Vinalines như thế nào. “Nếu như DN nhà nước nào cũng vô trách nhiệm thế này thì nền kinh tế đất nước sẽ còn thiệt hại đến mức nào?’ – đại diện VKS nói.
Đối với hành vi tham ô, đại diện VKS khẳng định tài liệu của cơ quan điều tra đã thu giữ được bản thỏa thuận chia số tiền 9 triệu USD của Vinalines thanh toán ụ nổi thành 4 phần. Trong đó có 1,66 triệu USD đã chuyển “lại quả” cho phía Vianlines. Do vậy có đủ cơ sở Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều tham ô tài sản.
Đối với lập luận của các luật sư và các bị cáo về việc đã làm đúng trách nhiệm của mình, VKS bức xúc: “Ụ nổi nhập vào Việt Nam từ đó đến nay không sử dụng được, gần như vứt đi làm thất thoát hàng trăm tỷ của Nhà nước thì đúng trách nhiệm cái gì, bênh vực được cái gì?”
Lời xin lỗi muộn mằn
Được nói lời sau cùng, Dương Chí Dũng cho rằng do nhận thức về việc đầu tư nhà máy sửa chữa tàu biển đã được Chính phủ đồng ý và cho rằng ụ không phải tàu nên đã có những quyết định như vậy. “Với tội tham ô tài sản, bị cáo không hề biết số tiền này nên đề nghị HĐXX xem xét. Về nhân thân, bị cáo đã từng là đại biểu chính thức tham dự ĐH Đảng toàn quốc, vì vậy tại đây, bị cáo xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân và công nhân ngành hàng hải’ – Dương Chí Dũng nói.
Tuy nhiên Dương Chí Dũng cũng biện minh rằng: “Tấm lòng của bị cáo rất trong sáng và năng nổ, chỉ muốn tạo công ăn việc làm cho người lao động nên đáng tiếc đã có hành động nông nổi như vậy” rồi buột miệng đọc thơ trước tòa: 28 năm lại trở về/ Với người hàng hải nặng thề năm xưa/ Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa/ Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang. Không biết vị thuyền trưởng của Vinalines muốn đưa con tàu hàng hải đến bờ vinh quang nào, chỉ biết rằng hiện tại con tàu đó đã chìm xuống đáy biển.
Đến lượt mình, Mai Văn Phúc đã nói trong nghẹn ngào tiếng khóc: “Bị cáo không làm gì trái với lương tâm, bị cáo oan thật sự. Một lần nữa bị cáo mong muốn HĐXX xem xét 5 gạch đầu dòng mà VKS đã căn cứ vào đó để buộc tội bị cáo. HĐXX cũng cần xem lại ai là người được hưởng lợi từ vụ này, nếu chứng minh được 5 gạch đầu dòng, bị cáo chết mười lần cũng cam lòng”.
Khi được nói lời sau cùng, cả Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều đều cho rằng đã nhận thấy những sai lầm của mình, rất ân hận và muốn được khắc phục hậu quả. “Không ai muốn làm trái để cuối đời phải đứng trước vành móng ngựa. Đây là điều rất đau buồn. Bị cáo không có động cơ vụ lợi, không hề biết số tiền 340 triệu mà anh Sơn đưa cho là từ số tiền 1,66 triệu USD, vì vậy đề nghị HĐXX xem xét lại”. C
ác bị cáo khác đều đã xin được HĐXX xem xét áp dụng mức hình phạt phù hợp để được sớm đoàn tụ gia đình, làm lại cuộc đời.
Đúng 14 giờ ngày 16.12, HĐXX tuyên đọc bản án.
Là bị hại trực tiếp trong vụ án nhưng trong phiên xét xử ngày 14.12, đại diện Vinalines là ông Lê Triêu Thanh đã không có mặt tại phiên tòa. Trong phiên xét xử cả buổi sáng và buổi chiều ở những thủ tục khác nhau, HĐXX đều đề nghị Vinalines có ý kiến về phần tài sản của Nhà nước nhưng cơ quan này đã không có mặt. Điều này có thể hiểu được rằng Vinalines đã tự từ bỏ trách nhiệm của mình trước phiên xét xử.
Sau khi nghe ý kiến tranh luận của các luật sư, đại diện VKS đã đối đáp lại. Đại diện VKS khẳng định cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng. “Ý kiến của các luật sư về việc vay vốn để đầu tư ụ nổi không phải là sử dụng vốn nhà nước là không có cơ sở, bởi lẽ vốn vay cũng là tài sản nhà nước, bởi TCty nhà nước phải có trách nhiệm trả nợ” – đại diện VKS kết luận.
Đối với vấn đề các luật sư cho rằng ụ nổi không phải tàu nên các bị cáo không có hành vi cố ý làm trái, đại diện VKS khẳng định: Theo quy định của pháp luật thì ụ nổi không phải là tàu biển nhưng thuộc quy phạm tàu biển, vì vậy việc mua bán phải tuân theo quy phạm mua bán tàu biển. Do đó có đủ căn cứ các bị cáo đã phạm tội cố ý làm trái
Vị đại diện VKS cũng bức xúc về việc tại phiên xét xử ngày 13.12, đại diện Vinalines đã lảng tránh câu hỏi của HĐXX về việc xác định các bị cáo đã làm thiệt hại cho Vinalines như thế nào. “Nếu như DN nhà nước nào cũng vô trách nhiệm thế này thì nền kinh tế đất nước sẽ còn thiệt hại đến mức nào?’ – đại diện VKS nói.
Đối với hành vi tham ô, đại diện VKS khẳng định tài liệu của cơ quan điều tra đã thu giữ được bản thỏa thuận chia số tiền 9 triệu USD của Vinalines thanh toán ụ nổi thành 4 phần. Trong đó có 1,66 triệu USD đã chuyển “lại quả” cho phía Vianlines. Do vậy có đủ cơ sở Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều tham ô tài sản.
Đối với lập luận của các luật sư và các bị cáo về việc đã làm đúng trách nhiệm của mình, VKS bức xúc: “Ụ nổi nhập vào Việt Nam từ đó đến nay không sử dụng được, gần như vứt đi làm thất thoát hàng trăm tỷ của Nhà nước thì đúng trách nhiệm cái gì, bênh vực được cái gì?”
Lời xin lỗi muộn mằn
Được nói lời sau cùng, Dương Chí Dũng cho rằng do nhận thức về việc đầu tư nhà máy sửa chữa tàu biển đã được Chính phủ đồng ý và cho rằng ụ không phải tàu nên đã có những quyết định như vậy. “Với tội tham ô tài sản, bị cáo không hề biết số tiền này nên đề nghị HĐXX xem xét. Về nhân thân, bị cáo đã từng là đại biểu chính thức tham dự ĐH Đảng toàn quốc, vì vậy tại đây, bị cáo xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân và công nhân ngành hàng hải’ – Dương Chí Dũng nói.
Tuy nhiên Dương Chí Dũng cũng biện minh rằng: “Tấm lòng của bị cáo rất trong sáng và năng nổ, chỉ muốn tạo công ăn việc làm cho người lao động nên đáng tiếc đã có hành động nông nổi như vậy” rồi buột miệng đọc thơ trước tòa: 28 năm lại trở về/ Với người hàng hải nặng thề năm xưa/ Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa/ Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang. Không biết vị thuyền trưởng của Vinalines muốn đưa con tàu hàng hải đến bờ vinh quang nào, chỉ biết rằng hiện tại con tàu đó đã chìm xuống đáy biển.
Đến lượt mình, Mai Văn Phúc đã nói trong nghẹn ngào tiếng khóc: “Bị cáo không làm gì trái với lương tâm, bị cáo oan thật sự. Một lần nữa bị cáo mong muốn HĐXX xem xét 5 gạch đầu dòng mà VKS đã căn cứ vào đó để buộc tội bị cáo. HĐXX cũng cần xem lại ai là người được hưởng lợi từ vụ này, nếu chứng minh được 5 gạch đầu dòng, bị cáo chết mười lần cũng cam lòng”.
Khi được nói lời sau cùng, cả Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều đều cho rằng đã nhận thấy những sai lầm của mình, rất ân hận và muốn được khắc phục hậu quả. “Không ai muốn làm trái để cuối đời phải đứng trước vành móng ngựa. Đây là điều rất đau buồn. Bị cáo không có động cơ vụ lợi, không hề biết số tiền 340 triệu mà anh Sơn đưa cho là từ số tiền 1,66 triệu USD, vì vậy đề nghị HĐXX xem xét lại”. C
ác bị cáo khác đều đã xin được HĐXX xem xét áp dụng mức hình phạt phù hợp để được sớm đoàn tụ gia đình, làm lại cuộc đời.
Đúng 14 giờ ngày 16.12, HĐXX tuyên đọc bản án.
(Lao động)
Anh trai Kim Jong-un đạo diễn chiến dịch thanh trừng
Kim Jong un không thể tự ra quyết định xử tử Jang Song-thaek cùng 2 trợ
lý thân cận để bắt đầu một chiến dịch thanh trừng nội bộ. Phía Hàn Quốc
tin rằng chính anh trai Kim Jong un đã âm thầm giúp em làm vụ này.
Đó là Kim Jong-chul, anh trai kế của Kim Jong-un. Người anh này ít xuất
hiện trước công chúng và được biết đến như là người đang xây dựng bệ đỡ
cho chính quyền của em trai thông qua 2 tổ chức “Bongwhajo" và “8030”.
Trong bối cảnh chuyển giao quyền lực tại Triều Tiên, người ta thấy 2 tổ
chức trên, được xem tổ chức đặc biệt, đã xuất hiện để lôi kéo những
người ủng hộ lãnh đạo Kim Jong un.
Một trong những tấm ảnh hiếm hoi của Kim Jong-chul,anh trai Kim Jong-un được báo Độc lập đăng tải |
Các nguồn tin cho tờ Độc lập, Hàn Quốc, tiết lộ chính Kim Jong-chul là
người đứng sau quyết định xử tử Jang Song-thaek. Kim Jong-chul hiện đang
tập trung xây dựng 2 tổ chức “Bongwhajo” và “8030” bằng cách qui tụ
những thành viên ở độ tuổi 30, 40.
Những thành viên này sau đó đã nhanh chóng leo lên những vị trí cao trong chính phủ kể từ ngày Kim Jong un lên kế nhiệm cha.
Bongwhajo là tổ chức qui tụ con cái của những quan chức cao cấp Triều
Tiên, tương tự như tổ chức Vương Thành của Trung Quốc; tất cả đều rất
nổi tiếng, tốt nghiệp Đại học Kim Nhật Thành và thụ hưởng đặc quyền đặc
lợi từ cha mẹ mình bằng cách nhanh chóng giữ những chức vụ quan trọng
trong các đảng chính trị, chính quyền và quân đội.
Chịu sự chỉ huy của Kim Jong-chul, Bongwhajo có nhiệm vụ cung cấp dịch
vụ an ninh cho lãnh đạo. Nhiều lời suy đoán cho rằng thực tế Jong-chul
chính là tâm điểm dẫn đến việc triệt hạ Jang Song-thaek cũng như những
quyết định tử hình công khai 2 người đồng minh thân cận của Jang.
Trong số những thành viên của Bongwhajo được dư luận chú ý ở Triều Tiên
là người đứng đầu Tổng cục chính trị Quân đội Choi Ryong-hae, Phó tổng
tham mưu Choi Bu-il và Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-nam.
Trong khi đó, “8030” là một tổ chức qui tụ những thanh niên có kinh
nghiệm học tập ở nước ngoài, đang ở lứa tuổi gần 30. Theo một nhân vật
trốn chạy từ Bình Nhưỡng và hiện đang làm việc cho chính phủ Hàn Quốc
thì Kim Jong-un “đang cố gắng loại bỏ toàn bộ, thậm chí cả những người
đã từng phục vụ trong chính quyền của cha mình” và “sẽ đưa phần lớn các
thành viên 8030 vào các vị trí ở nhiều cấp bậc, từ lĩnh vực kinh tế đến
quân đội”.
“Trong 2 năm qua, Kim Jong-un đã thay thế 97 trong số 218 quan chức cao
cấp từ các đảng chính trị, chính quyền và quân đội bằng những nhân tố
mới nổi” – một chuyên gia Hàn Quốc phân tích. Mặc dù những gương mặt đặc
biệt của cả 2 tổ chức này vẫn chưa được nhận diện, nhưng ngày sẽ có
càng nhiều thành viên của họ nắm giữ những vị trí then chốt trong chính
quyền Kim Jong-un”
L.H.L
(Một thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét