Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Ngày 15/12/2013 - Đài truyền hình Đồng Nai trình chiếu Phim tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa của VNCH 1974

  • Thái Lan : Quân đội bác bỏ kêu gọi lật đổ chính phủ của đối lập (RFI) - Hôm nay, thứ bảy 14/12/2013, theo hãng thông tấn AFP, quân đội Thái Lan đã bác bỏ lời kêu gọi đòi lật đổ Thủ tướng Yingluck, sau cuộc gặp công khai giữa các lãnh đạo quân đội và đối lập. Quân đội Thái Lan khuyến khích đối lập << thương thuyết >> và ủng hộ bầu cử Quốc hội trước kỳ hạn như dự kiến.
  • Bình Nhưỡng thanh trừng để bảo vệ chế độ gia đình trị (RFI) - Chỉ 5 ngày sau khi bị thất sủng, ông Jang Song Thaek, một người được coi là << quan nhiếp chính >> của chế độ và là chú dượng phò tá cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã bị đem ra hành quyết. Vụ thanh trừng khốc liệt này khiến dư luận quốc tế không khỏi bất ngờ. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra điều gì đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên, đất nước khép kín nhất thế giới này ? Vụ triệt hạ này nói nên điều gì ?
  • Đảng SPD đồng ý tham gia liên minh chính phủ Đức (RFI) - Thủ tướng Đức, Angela Merkel chuẩn bị thành lập chính phủ liên minh với đảng Xã hội dân Chủ (SDP). 76 % đảng viên đảng SPD thuộc cánh tả cấp tiến đồng ý tham gia liên cầm quyền với đảng Dân chủ Thiên chúa Giáo (CDU) có khuynh hướng bảo thủ.
  • Phi thuyền Trung Quốc đáp xuống Mặt trăng (RFI) - Hôm nay, thứ Bảy 14/12/2013, phi thuyền Trung Quốc Chang'e-3 (Hằng Nga 3) đã hạ cánh xuống Mặt trăng vào lúc 13 giờ GMT, theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc. Như vậy, tiếp theo Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây, Trung Quốc là nước thứ ba trên thế giới thành công trong việc đưa phi thuyền lên Mặt trăng.
  • Liên Hiệp Quốc muốn tăng các biện pháp bảo vệ nhà báo (RFI) - Theo AFP, hôm qua 13/12/201, Pháp và Guatemala đưa ra một danh sách các biện pháp cụ thể để tăng cường bảo vệ các nhà báo, đặc biệt tại các khu vực có xung đột vũ trang. Đề nghị kể trên được đưa ra sau một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan quốc tế.
  • Kỷ niệm thảm sát Newtown : Obama kêu gọi thay đổi (RFI) - Nhân kỷ niệm vụ thảm sát ở Newtown cách đây một năm, hôm nay, 14/12/13, tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi người dân Mỹ << thay đổi >> để tránh những vụ thảm sát tương tự. Ngày 14/12/2012, một thanh niên mắc bệnh tâm thần, Adam Lunza, đã nổ súng bắn chết 20 trẻ em và 6 người lớn tại trường tiểu học Sandy Hook ở thành phố Newton, bang Connecticut.
  • Bàn tròn giữa chính quyền Ukraina với đối lập thất bại (RFI) - Ngày 14/12/2013, Tổng thống Ianoukovitch đình chỉ chức vụ đô trưởng Kiev cùng nhân vật số 2 đặc trách về an ninh và quốc phòng Ukraina sau đợt đàn áp thô bạo nhắm vào người biểu tình hôm 30/11/2013. Đàm phán giữa phe đối lập với chính quyền của tổng thống Ianoukovitch đã thất bại.
  • Quốc hội Lập hiến Tunisia xem xét dự luật "tư pháp chuyển tiếp" (RFI) - Hôm qua, 13/12/2013, Quốc hội Lập hiến Tunisia bắt đầu xem xét dự luật về << tư pháp chuyển tiếp >>. Gần ba năm sau cuộc cách mạng tháng Một năm 2011, nghị sĩ các đảng phái cầm quyền và đối lập Tunisia mới chấp nhận ngồi lại với nhau để thảo luận về dự luật bồi thường cho các nạn nhân của các chế độ độc tài Ben Ali và Bourguiba, và nhằm tổ chức << tiến trình quá độ từ độc tài sang dân chủ >>.
  • Phe đối lập Thái Lan gặp quân đội để tìm lối thoát cho khủng hoảng (RFI) - Hôm nay, 14/12/2013, theo Reuters, phe đối lập Thái Lan gặp các tướng lĩnh để tìm cách thuyết phục quân đội ủng hộ việc thành lập 'một hội đồng nhân dân', thay thế cho chính quyền hiện tại, trong bối cảnh phong trào chống chính phủ vẫn tiếp diễn bất chấp việc Thủ tướng Yingluck chấp nhận giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Cuộc gặp này về nguyên tắc diễn ra công khai.
  • Đông Nam Á hưởng lợi từ căng thẳng Nhật-Mỹ-Trung (RFI) - Vào lúc Nhật Bản và ASEAN họp thượng đỉnh ở Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay 14/12/2013 bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam và Philippines. Hai sự kiện này cho thấy sức thu hút ngày càng mạnh của Đông Nam Á về mặt chiến lược cũng như kinh tế. Nói chung là chưa bao giờ khu vực này lại trở thành trung tâm điểm của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa ba nền kinh tế hàng đầu thế giới : Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Việt Nam có thể thả thêm tù nhân chính trị sau chuyến đi của John Kerry (RFI) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới Việt Nam ngày hôm nay, 14/12/2013, trong chuyến công du bốn ngày. Chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ, với trọng tâm là các vấn đề kinh tế và an ninh khu vực, khiến có nhiều lo ngại trong dư luận là vấn đề nhân quyền sẽ bị coi nhẹ. Ngày 11/12, 47 dân biểu thuộc đảng Cộng hòa và Dân chủ đã gởi thư tới ngoại trưởng John Kerry, nhấn mạnh đến tình trạng nhân quyền vẫn tiếp tục tồi tệ ở Việt Nam, với nhiều đàn áp nhắm vào các blogger và các nhà đối lập. Những người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam nhìn nhận như thế nào về chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ ?
  • Mỹ-Trung : Suýt xảy ra sự cố trên Biển Đông (RFI) - Tàu của Hoa Kỳ và Trung Quốc suýt đâm nhau vào tuần trước khi một chiếc tàu của hải quân Trung Quốc đã tiến gần đến tàu chiến của Mỹ ở một mức độ nguy hiểm. Sự cố xảy ra trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang căng thẳng.
  • Nhật và ASEAN sẽ hợp tác bảo đảm tự do lưu thông hàng không (RFI) - Trong một thông cáo chung được công bố sau hội nghị thượng đỉnh tại Tokyo hôm nay, 14/12/2013, Nhật Bản và 10 quốc gia hiệp hội ASEAN tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không và an ninh hàng không dân dụng, sau việc Trung Quốc thành lập trên biển Hoa Đông một vùng phòng không gây tranh cãi từ nhiều ngày qua.
  • Mỹ cảnh cáo Bình Nhưỡng tránh "khiêu khích" (RFI) - Hai ngày sau khi chính quyền Bình Nhưỡng xử tử ông Jang Song Thaek, chú dượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về ổn định tại châu Á. Còn quân đội Hàn Quốc tăng cường đề cao cảnh giác.
  • Ðội tuyển Mỹ khó qua vòng bảng World Cup 2014 (VOA) - Ít có ai không phải là fan của đội Mỹ nói rằng đội Ðức sẽ thua Mỹ, hay Mỹ sẽ thắng đội Bồ Ðào Nha của Cristiano Ronaldo; còn Ghana là đội đã tiễn Mỹ ra khỏi World Cup Nam Phi ở vòng 16.
  • Ukraina chuẩn bị có thêm biểu tình (VOA) - Các thủ lãnh đối lập Ukraina đang hô hào cho 1 cuộc biểu tình lớn vào ngày Chủ nhật, trong khi những người ủng hộ chính phủ cũng có kế hoạch tổ chức tuần hành
  • Gia đình họ Kim và những ẩn số (BBC) - Hoa Kỳ kêu gọi Bình Nhưỡng tránh có bất kỳ hành động gây hấn nào sau vụ hành hình một trong những chính trị gia quyền lực nhất tại Bắc Hàn.
  • Dân tham và quan tham (BBC) - Công ty TNHH Nhà Máy Bia VN tuyên bố 'miễn bồi thường' với ông Hồ Kim Hậu, tài xế chiếc xe gặp nạn trong vụ hôi bia ở Đồng Nai.
  • Gia đình họ Kim và những ẩn số (BBC) - Người chú quyền lực của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un bị hành quyết sau khi vừa bị thanh trừng trước đó vì tội "phản bội".
  • Mỹ 'không công nhận vùng phòng không' (BBC) - Bình luận về Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN, Trung Quốc nói các nước không nên làm tổn hại lợi ích của bên thứ ba khi phát triển quan hệ.
  • Tranh chấp phe nhóm và chính trị VN (BBC) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội đề nghị mức án tử hình đối với hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc trong ngày xét xử thứ hai vụ 'đại án tham nhũng'
  • Bắc Bộ rét đậm, vùng núi rét hại, đề phòng mưa đá (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, chiều 14/12, không khí lạnh đã tiến sát đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Đêm 14/12, bộ phận không khí lạnh này đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, tiếp đến là Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
  • 9 ngư dân gặp nạn đã về nước (BaoMoi) - Chiều 14-12, 9 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển Đông vài ngày trước đã rời Hồng Kông (Trung Quốc) bằng đường hàng không, về đến sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 18 giờ cùng ngày.
  • 9 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên Biển Đông lên đường về nước (BaoMoi) - Chiều 14-12, 9 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên Biển Đông trước đó vài ngày đã rời Hồng Công (Trung Quốc) lên đường về nước bằng đường hàng không. Các ngư dân này làm việc trên tàu cá BV 94114 TS, sau khi gặp nạn ngày 10-12, đã được tàu vận tải công-ten-nơ M.V Kota Lavir, quốc tịch Xin-ga-po, trên đường từ Xin-ga-po về Hồng Công cứu hộ.
  • Chín ngư dân gặp nạn trên biển đã về nước an toàn (BaoMoi) - Tối 14/12, chín ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gặp nạn trên biển Đông - được tàu M.V Kotar Lahir( Hong Kong, Trung Quốc) cứu - đã về nước an toàn tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).
  • Nhật kêu gọi Trung Quốc - ASEAN nhanh chóng ký COC (BaoMoi) - Bên cạnh cam kết tôn trọng quyền tự do hàng không với ASEAN trong bản thông cáo chung công bố ngày 14/12, Nhật Bản còn hối thúc Trung Quốc và ASEAN ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) “càng sớm càng tốt” nhằm tránh xảy ra các xung đột trên biển.
  • Tin vắn thế giới (BaoMoi) - Chín ngư dân Việt Nam làm việc trên tàu cá BV 94114 TS gặp nạn trên Biển Đông ngày 10-12 đã rời Hồng Công (Trung Quốc) lên đường về nước.
  • 9 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên Biển Đông về nước (BaoMoi) - Chiều 14/12, chín ngư dân Việt Nam gặp nạn trên Biển Đông vào chiều 10/12 đã rời Hong Kong (Trung Quốc) lên đường về nước bằng đường hàng không, dự kiến sẽ có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 18 giờ 05 phút cùng ngày.
  • ASEAN - Nhật Bản kêu gọi tự do hàng không (BaoMoi) - Các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản hôm nay ra thông cáo chung cam kết đảm bảo tự do đi lại trên không, trong bối cảnh sau khi Trung Quốc thiết lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông.
  • Mỹ bức xúc vụ chiến hạm Trung Quốc chặn tàu trên biển Đông (BaoMoi) - Theo các quan chức quân sự, việc một chiến hạm hải quân Trung Quốc ra lệnh cho tàu chiến trang bị tên lửa hành trình của Mỹ phải dừng lại ngay tại khu vực hải phận quốc tế vừa qua đã khiến quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng thẳng hơn, nhất là sau sự kiện Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
  • "Vùng phòng không" của Trung Quốc - Ngòi nổ chiến tranh? (BaoMoi) - Cục diện Biển Đông nói chung nhanh chóng biến chuyển với sự leo thang mới của Trung Quốc bằng tuyên bố thiết lập vùng nhận biết phòng không bao phủ một vùng rộng lớn trong đó có cả các quần đảo tranh chấp…
  • Trung Quốc rút lui khỏi vụ kiện 'đường lưỡi bò' với Philippines (BaoMoi) - Trung Quốc đang đi một bước rất bất thường khi từ chối tham gia vào quy trình trọng tài của Liên Hiệp Quốc về cuộc xung đột lãnh thổ với Philippines, một trong năm nước thách thức tuyên bố quyền sở hữu của Trung Quốc với biển Đông nhiều dầu mỏ.
  • Vì sao tàu chiến Trung Quốc liên tục đụng độ tàu chiến Mỹ? (BaoMoi) - (Tin Nóng) Vụ tàu đổ bộ Trung Quốc cản đường trước mũi tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens của Mỹ trên Biển Đông ngày 5.12 vừa qua khi đang theo dõi đội tàu sân bay Liêu Ninh một lần nữa cho thấy thông điệp của Trung Quốc với Mỹ: Hãy rời xa vùng biển này, theo báo CS Monitor ngày 13.12.2013.
  • Tàu hộ vệ của tàu sân bay Liêu Ninh lao thẳng vào tuần dương hạm Mỹ (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 13-12, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, một chiếc tàu hải quân của Trung Quốc đã cố tình tiến thẳng đến và suýt đâm vào một chiếc tàu tuần dương mang tên lửa của Hải quân Mỹ đang hoạt động trên biển Đông, may mà chiếc tàu của Mỹ đã bẻ lái tránh kịp.
  • Tàu chiến Mỹ, Trung Quốc suýt tông nhau trên biển Đông (BaoMoi) - TTO - Một chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) buộc phải đổi hướng di chuyển để tránh va chạm với một tàu thuộc Hải quân Trung Quốc khi tàu này cố tình lao thẳng về phía tàu Mỹ, bất chấp các cảnh báo nguy hiểm vì khoảng cách quá gần.
  • Tàu chiến Mỹ-Trung suýt đâm nhau ở Biển Đông (BaoMoi) - Tàu chiến Mỹ-Trung suýt đâm nhau ở Biển Đông
    4 5 24
    Tàu chiến Mỹ-Trung suýt đâm nhau ở Biển Đông
    Tàu tên lửa tuần dương của Hoa Kỳ hoạt động ở hải phận quốc tế Biển Đông đã phải thực hiện tránh né khẩn cấp với một tàu hải quân Trung Quốc.
    TIN LIÊN QUAN Philippines phản đối Trung Quốc điều tàu sân bay ra biển Đông (27/11) Biển Đông là chủ đề được quan tâm tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế (10/12) Tàu Liêu Ninh né đường qua Senkaku để tới biển Đông (27/11) Nhật Bản, Philippines thảo luận khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông (08/12) Tàu ngầm Kilo Hà Nội đang tiến vào Biển Đông (12/12)
    Tàu tên lửa tuần dương của Hoa Kỳ hoạt động ở hải phận quốc tế Biển Đông đã phải thực hiện tránh né khẩn cấp với một tàu hải quân Trung Quốc ở gần đó. Đó là nội dung thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳđưa ra ngày 13/12
    Vụ việc với tàu USS Cowpen diễn ra hôm 5 tháng 12 giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Bắc Kinh vừa tuyên bố thiết lập vùng Định dạng phòng không ADIZ ở Hoa Đông.
    Thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương không đưa thêm chi tiết về vụ va chạm. Nó nói lên sự cần thiết về một "tiêu chuẩn cao nhất về trình độ thủy thủ, bao gồm việc liên lạc giữa các tàu, để giảm thiểu rủi ro cho tai nạn hoặc việc không lường trước."
    Bắc Kinh tuyên bố vùng phòng không ở Hoa Đông cuối tháng 11 và yêu cầu máy bay đi qua vùng này phải cung cấp thông tin đường bay và các thông tin khác.
    Hoa Kỳ, Nhật, Hàn đã từ chối yêu cầu của Trung Quốc và cho máy bay quân sự của họ bay vào vùng này. Khu vực có một số đảo đang trong tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
    Giữa không khí căng thẳng đó, Trung Quốc triển khai hàng không mẫu hạm duy nhất của họ tới Biển Đông để tập. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền phần lớn biển Đông và đang có tranh chấp lãnh thổ với nhiều láng giềng ở khu vực này.
    Nguồn Reuters
    Tàu tên lửa tuần dương của Hoa Kỳ hoạt động ở hải phận quốc tế Biển Đông đã phải thực hiện tránh né khẩn cấp với một tàu hải quân Trung Quốc.
    Tàu tên lửa tuần dươ
  • Tàu chiến Mỹ - Trung suýt va chạm trên biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Các quan chức quốc phòng Mỹ ngày 13-12 cho biết một tàu hải quân Trung Quốc đã có hành động chặn đường có thể dẫn đến va chạm với tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên vùng biển quốc tế thuộc biển Đông vào tuần trước.

Việt Nam có thể thả thêm tù nhân chính trị sau chuyến đi của John Kerry

Ngoại trưởng John Kerry lắng nghe phiên dịch trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Thượng đỉnh Đông Á, Brunei, ngày 10/10/2013. REUTERS/Ahim Rani
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới Việt Nam ngày hôm nay, 14/12/2013, trong chuyến công du bốn ngày. Chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ, với trọng tâm là các vấn đề kinh tế và an ninh khu vực, khiến có nhiều lo ngại trong dư luận là vấn đề nhân quyền sẽ bị coi nhẹ. Ngày 11/12, 47 dân biểu thuộc đảng Cộng hòa và Dân chủ đã gởi thư tới ngoại trưởng John Kerry, nhấn mạnh đến tình trạng nhân quyền vẫn tiếp tục tồi tệ ở Việt Nam, với nhiều đàn áp nhắm vào các blogger và các nhà đối lập. Những người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam nhìn nhận như thế nào về chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ ?

Sau đây mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn của RFI tiếng Việt với ông Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị, thành viên Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam.

RFI : Thưa Ông, nhân dịp Ngoại trưởng Hoa Kỳ công du Việt Nam, xin Ông cho biết cảm nhận của Ông về sự kiện này.

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới Việt Nam vào hôm nay. Chuyên cơ của ông tới Sài Gòn vào lúc 11 giờ 30. Trong chuyến đi này, theo các thông tin tôi được biết qua các trang tin điện tử, cũng như của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng John Kerry đặt nặng trọng tâm vào các vấn đề kinh tế và có thể là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Hoa Kỳ và Việt Nam đang đàm phán song phương và đa phương với các quốc gia khác.

Có 47 vị dân biểu tại Hoa Kỳ đồng ký vào lá thư gửi ông John Kerry và nói với ông John Kerry là hãy chú trọng đến tinh thần nhân quyền ở Việt Nam. Vì hiện nay, sau khi Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, đã ký vào công ước tra tấn tù nhân, thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được cải thiện, các tù nhân vẫn bị phân biệt đối xử, và bị giam giữ vô nhân đạo. Rồi người dân, khi các blogger, các nhà hoạt động đi phát các bản "Tuyên ngôn nhân quyền" ở các nơi công cộng, thì bị đánh đập, bị hành hung bởi lực lượng an ninh của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Rồi các hội đoàn tổ chức hội họp với nhau, thì cũng bị gây nhiều khó khăn. Đấy là tình hình về nhân quyền ở Việt Nam trong những ngày gần đây mà tôi muốn nói sơ qua.

RFI : Theo Ông, vấn đề nhân quyền giữ vai trò gì trong chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ, được coi là tập trung vào vấn đề kinh tế và an ninh ?

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Tôi nghĩ rằng, phía chính quyền Hoa Kỳ luôn quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Do đó, ông Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry là đại diện của chính phủ Hoa Kỳ, cũng sẽ quan tâm về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, do chiến lược xoay trục của Mỹ ở tại Châu Á-Thái Bình Dương thì có thể họ có một cách tiếp cận về nhân quyền tương đối là ôn hòa và không gây sức ép nhiều với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, về phía Quốc hội Hoa Kỳ, các nhà lập pháp quan tâm nhiều đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam, một phần do sự vận động của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, và người Việt đến Hoa Kỳ để thúc đẩy vấn đề này tại Quốc hội. Các nghị sĩ Hoa Kỳ quan tâm đến tình hình nhân quyền nhiều hơn, và áp lực mạnh hơn, còn có thể Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một cách tiếp cận ôn hòa hơn và cũng muốn cho Việt Nam có nhiều cơ hội để sửa đổi những sai trái về nhân quyền.

Tôi cho rằng chuyến đi này sẽ có đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam, nhất là những gì mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cam kết với quốc tế, cụ thể là 14 cam kết trước khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền, cũng như một số động thái cải thiện nhân quyền trước khi Hoa Kỳ đồng ý để Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP. Cụ thể như việc thả một số tù nhân chính trị theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ.

RFI : Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ có khả năng đạt được một kết quả cụ thể nhất định về phương diện nhân quyền không ?

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ông John Kerry nổi tiếng là người chuyên đi đàm phán. Cho nên tôi tin rằng, chuyến đi này của ông John Kerry sẽ có những bước đi, mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thực thi lời hứa trước đây. Tôi tin rằng điều đó có thể xẩy ra.

Và đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi những lời hứa của mình, không còn chỉ hứa suông nữa. Tôi vẫn hy vọng là từ đây đến trước Tết âm lịch, sẽ có động thái thả tù nhân ở trong nước. Chưa biết là thả bao nhiêu người và những người nào sẽ được chọn ra để thả. Hiện nay, tôi cũng nhận được một số thông tin của một số người tù ở trong đó gửi ra, gia đình họ báo lại cho tôi. Có những động thái cho thấy nhà cầm quyền đang tiếp xúc với những người tù, có thể dùng chữ là « nổi tiếng », để yêu cầu một thỏa thuận trước khi ra tù. Trước khi được thả, phải thực hiện một số điều kiện như là chấp nhận « ký nhận tội », chấp nhận định cư ở một nước khác sau khi ra tù… Tôi được nghe một số thông tin như vậy, do các gia đình chuyển đến cho tôi.

RFI : Ông có chia sẻ gì thêm với thính giả về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ?

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Về nhân quyền tại Việt Nam, cho đến nay, tôi thấy rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không còn trốn tránh được vấn đề phải tôn trọng nhân quyền nữa. Trước đây nhà cầm quyền luôn nói với quốc tế rằng nhân quyền của Việt Nam sẽ khác với nhân quyền quốc tế, do hoàn cảnh lịch sử. Tuy nhiên, bây giờ khi Việt Nam đã tham gia vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc rồi, nên Việt Nam phải tôn trọng cái giá trị phổ quát của "Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế", phải thực thi Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế, giống như việc các nước khác thực thi.

Việc quan trọng hơn nữa là tôi nghĩ, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không nên dùng các thủ thuật để qua mắt quốc tế nữa. Vì ngày nay, mọi thông tin đã được truyền rất nhanh qua truyền thông internet. Và những sự đàn áp trước đây có thể giấu được, có thể che khuất được, thì hiện nay không còn che khuất được nữa và (rất dễ dàng) được minh bạch qua internet.

Tôi vẫn hy vọng là những người lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy thực thi nhân quyền một cách thực sự. Đừng lừa dối quốc tế, đừng nói một đường, làm một nẻo, thì như vậy cái uy tín của người cộng sản càng ngày càng xuống tệ hơn.

RFI : Xin cảm ơn Ông Nguyễn Bắc Truyển.
Trọng Thành
Theo RFI

Ông Nguyễn Bắc Truyển (Đồng Tháp)

Video: Đài truyền hình Đồng Nai trình chiếu Phim tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa của VNCH 1974

Đài Truyền Hình CSVN Đồng Nai phát hình trận chiến Hoàng Sa của VNCH năm 1974

Phim Tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa làm khoãng 1 tháng sau Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974



Nguồn: Đài truyền Hình Đồng Nai - Hải Chiến Hoàng Sa 1974

Ông Lê Hiếu Đằng 'trong cơn nguy kịch'

Ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng đang được cấp cứu ở bệnh viện, theo nguồn tin gia đình

Một quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người vừa tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12, đang trong tình 'trạng sức khỏe nguy kịch' và được 'cấp cứu tích cực' ở bệnh viện, theo nguồn tin từ gia đình.

Hôm 14/12/2013, người nhà của luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xác nhận với BBC tin ông Lê Hiếu Đằng đang được cấp cứu ở một bệnh viện tại Sài Gòn do bị 'hôn mê' và cần tới thiết y tế bị hỗ trợ hô hấp và hồi sức tích cực.

"Các bác sỹ vẫn đang cấp cứu, họ nói là bao giờ cấp cứu xong thì sẽ báo," một người thuộc hàng con cái trong gia đình ông Đằng không muốn công bố danh tính, cho biết.

"Ông nhập viện đã hai tuần và có tiền sử bệnh ung thư, hiện người nhà vẫn chưa vào thăm được."

Cũng hôm thứ Bảy, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, cho hay ông Đằng đang trong tình trạng mà theo ông là 'hấp hối' và 'rất nguy kịch'.
"Ông Lê Hiếu Đằng đang ở trong tình trạng gọi là hấp hối, bệnh tình rất nguy kịch, tím tái hết và bị hôn mê. Theo nhận định của anh em là đang ở những giờ phút cuối"
Luật sư Trần Quốc Thuận
Ông nói: "Ông Lê Hiếu Đằng đang ở trong tình trạng gọi là hấp hối, bệnh tình rất nguy kịch, tím tái hết và bị hôn mê."

"Theo nhận định của anh em là đang ở những giờ phút cuối," ông Thuận cho biết thêm.

Tuy nhiên, cùng này, ông Huỳnh Ngọc Chênh, một blogger đã tới thăm ông Đằng tại Khoa Ưng thư, thuộc Bệnh viện 115, nơi nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh đang được chăm sóc, cho BBC hay:

"Ông Đằng vẫn còn trong cơn nguy kịch, phải thở máy, tuy sau khi được chăm sóc đã có biểu hiện khá hơn đôi chút, nhưng vẫn còn phải được theo dõi, và chưa biết thế nào,

"Hiện bệnh viện chỉ cho duy nhất một người ở bên trong phòng cấp cứu bên cạnh ông Đằng và vợ của ông đang ở trong đó, những người khác, bạn bè, người thân chưa vô trong thăm được."

'Công an hiện diện?'

Trước đó, trên một trang blog của mình, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên, cập nhật tình hình sức khỏe của ông Đằng, thông báo viết:


"Nguồn tin từ bác sĩ: Bác Đằng, sau cấp cứu đã tỉnh lại và có vẻ khỏe lên đôi chút."

Hôm 14/12, trang Diễn đàn Dân sự do nhóm của Tiến sỹ Nguyễn Quang A điều hành nói vị luật gia đang được 'theo dõi đặc biệt' tại một phòng Hồi sức cấp cứu, và cho biết 'một số bạn hữu' của ông Đằng đã có mặt bên cạnh gia đình, trong đó có các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Kha Lương Ngãi v.v...

Cùng ngày, khi được hỏi liệu có thực có việc một số đông an ninh, công an đã xuất hiện ở bệnh viện nơi ông Đằng được cấp cứu hay không, như có phản ánh trên mạng xã hội, người nhà ông Đằng đã không bác bỏ, cũng như không xác nhận tin này.

"Dạ, cái đó tôi không biết," nguồn này nói.

Khi được hỏi tiếp liệu có ai thuộc cơ quan Mặt trận, đảng hoặc chính quyền ở bất kỳ cấp nào tới thăm viếng ông Đằng hay không, người nhà của ông trả lời:

"Dạ cái đó là công việc của ông, tôi cũng không biết ạ, tôi chỉ biết là bây giờ quan tâm, chăm sóc ông mà thôi."

Thư được cho là của ông Lê Hiếu Đằng
Thư được cho là của ông Lê Hiếu Đằng gửi Quốc hội Việt Nam

Tuy nhiên, luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng hiện tượng này cũng có thể là 'bình thường', nếu công an, an ninh có mặt. Ông nói:

"Câu chuyện công an họ có mặt ở chỗ này, chỗ kia ở Việt Nam thì theo tôi là câu chuyện cũng bình thường, nếu họ không làm việc gì động chạm nhất là đến ông Đằng và các anh em khác, thì tôi cho là cũng không có vấn đề gì."

'Chất vấn Quốc hội'

Hôm thứ Bảy, trang Diễn đàn Xã hội Dân sự công bố hai văn bản viết tay được cho là của luật gia Lê Hiếu Đằng với chữ ký của ông.

Một trong hai văn bản đề ngày 10/12 nêu quan điểm của ông liên quan quyền lập tổ chức chính trị, xã hội của công dân.

Văn bản đề gửi tới Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ của cơ quan lập pháp này viết:

"Tôi là Lê Hiếu Đằng, công dân, cử tri TP Hồ Chí Minh, trân trọng đề nghị các vị trả lời công khai, minh bạch văn bản đề ngày 22-08-2013 của LS Trần Vũ Hải về việc luật pháp có cấm công dân tổ chức các tổ chức chính trị, xã hội. Nếu các vị không công khai trả lời thì đương nhiên công dân có quyền này.

"Trong thời gian luật định nếu các vị không công khai trả lời thì công dân có quyền thực hiện quyền này."
"Trong thời gian luật định nếu các vị không công khai trả lời thì công dân có quyền thực hiện quyền này"
Bức thư được cho của ông Lê Hiếu Đằng
Hôm 14/2, một nguồn quen biết với ông Đằng nói với BBC nếu chỉ căn cứ riêng trên nét chữ, chữ ký và văn phong trong văn bản nói trên, thì đây đúng là 'thủ bút' và 'văn phong' của vị luật gia.

Còn luật sư Trần Quốc Thuận khẳng định với BBC tinh thần văn bản này 'phản ánh đúng quan điểm' của ông Lê Hiếu Đằng, người đã kêu gọi lập một chính đảng mới là Đảng Dân chủ Xã hội trong một khoảng thời gian khá lâu trước khi ông tuyên bố ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Lê Hiếu Đằng, người có hơn 45 năm là đảng viên Đảng Cộng sản, mới đây đã có hai văn bản gây chú ý dư luận, trong đó hôm 4/12/2013, ông công bố công khai ly khai khỏi chính đảng duy nhất đang cầm quyền ở Việt Nam.

Trong một văn bản khác hôm 8/12, ông lên tiếng phản đối việc trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã buộc một nữ sinh, cô Nguyễn Phương Uyên, người đang chịu án một bản án tù treo 3 năm với 52 tháng thử thách do bị Tòa án khép vào tội "tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam", phải thôi học.
(BBC)

Vụ Dương Chí Dũng: tuyên án vào thứ Hai

Ông Dương Chí Dũng
Ông Dương Chí Dũng nói lời cuối tại phiên sơ thẩm hôm 14/12/2013

Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Dương Chí Dũng và đồng phạm trong vụ án 'tham ô gây hậu quả nghiêm trọng' ở Tổng công ty hàng hải Vinalines, thuộc Bộ Giao thông & Vận tải của Việt Nam tuyên bố sẽ công bố bản án với các bị cáo vào chiều ngày 16/12/2013.

Tuyên bố được Chủ tọa phiên tòa đưa ra sau một ngày tranh luận giữa các bị cáo, luật sư bào chữa cho các bị cáo và đại diện cơ quan công tố hôm 14/12.

Trước đó, trong ngày thứ hai của phiên xét xử hai mức án tử hình đã được đại diện Viện Kiểm sát đề nghị trước Tòa, trong đó có mức án đề nghị với ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines.

Trong lời cuối cùng trước Tòa được truyền thông Việt Nam đăng tải, ông Dũng cho rằng ông không hề phạm tội tham nhũng, tuy 'có phần trách nhiệm chính' do 'thiếu đôn đốc, theo dõi' cấp dưới thừa hành sát sao trong thương vụ mua ụ nổi 83M.

Ông Dũng nói: "Về tham ô tài sản, thực sự, bị cáo không biết khoản tiền 1,666 triệu USD và không chỉ đạo ai, cũng không nhận một đồng nào anh Sơn đưa cho. Mong Hội đồng xét xử (HĐXX) hết sức cân nhắc kỹ lưỡng."
"Về tham ô tài sản, thực sự, bị cáo không biết khoản tiền 1,666 triệu USD và không chỉ đạo ai, cũng không nhận một đồng nào anh Sơn đưa cho. Mong HĐXX hết sức cân nhắc kỹ lưỡng"
Ông Dương Chí Dũng
"Năm 2007 với cương vị là Chủ tịch HĐQT của Vinalines để xảy ra việc này, bị cáo rất hối hận.

"Bị cáo thật lòng xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, toàn thể nhân dân và cán bộ nhân dân ngành hàng hải vì để xảy ra sai phạm này. Dù gì đây cũng là khuyết điểm. Mong HĐXX và nhân dân hiểu rằng tấm lòng của bị cáo không vì gì cả...," nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải trình bày trước tòa.

Ngày thứ ba của phiên sơ thẩm cũng chứng kiến một số tình tiết được cho là 'không dự kiến', với việc ông Dũng nói đã 'bỏ trốn' khi nhận được thông báo ngầm từ một nhân vật mà ông không tiết lộ danh tính.

Ông Dũng khai trước tòa rằng vào khoảng 18h ngày 17/5/2012, "có một người quen" đã báo với ông việc ông "đã bị khởi tố, sẽ bị bắt và cần đi tránh xa", tuy nhiên, việc này ông Dũng nói đã khai tại cơ quan điều tra và "xin phép không khai tại Tòa," theo truyền thông Việt Nam.

Ông Dũng khẳng định không nhận hối lộ, lại quả và đòi đối chất với nhân chứng trong vụ án.

"Căn cứ nào nói việc ăn chia này có liên quan đến Vinalines và ai là người của Vinalines thảo luận việc này", ông Dũng được trích thuật nói.

'Tố cáo ép cung'

Phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng
Một số bị cáo đã 'tố cáo' cơ quan điều tra sử dụng 'nhục hình' và 'ép cung' đối với họ

Tiếp đó, cựu lãnh đạo của Vinalines "muốn đối chất với tổng giám đốc của AP", một nhân chứng trong vụ án, về lời khai "có thảo luận với tôi về số tiền 1,666 triệu USD", theo phản ánh của tờ VnExpress.net.

Đồng thời, cũng tại phiên này, một số bị cáo đưa ra lời cáo buộc cho rằng họ đã bị 'ép cung' và chịu 'nhục hình' trong quá trình bị cơ quan điều tra thẩm vấn, xét hỏi.

Hai bị cáo trong cùng vụ án, các ông Huỳnh Hữu Đức và Lê Ngọc Triển trình bày trước Tòa rằng cả hai ông đã bị cơ quan điều tra 'ép cung'.

Hôm thứ Bảy, tờ Petrotimes phản ánh lời khai của ông Triển nói:

“Bị cáo phải làm việc trong trạng thái ốm đau và bị điều tra viên lừa viết sẵn lời khai rồi ép ký vào lời khai viết sẵn."
"Tại đây có 5 người lấy lời khai đã đánh tôi và ép tôi phải nhận đó (ụ nổi) là tàu biển. Do bị đánh đau quá nên tôi phải nhận là tàu biển"
Lời khai của ông Lê Văn Lừng
Một bị cáo khác, ông Lê Văn Lừng đưa ra cáo buộc trước Tòa rằng ông đã bị "một cán bộ điều tra tên Đặng bắt tôi phải nhận đó (ụ nổi) là tàu biển" và cho biết ba ngày sau sự việc này, ông bị đưa lên trại tạm giam lấy lời khai.

"Tại đây có 5 người lấy lời khai đã đánh tôi và ép tôi phải nhận đó là tàu biển. Do bị đánh đau quá nên tôi phải nhận là tàu biển," ông Lừng được tờ Petrotimes trích thuật lời khai trước tòa nói tiếp.

"Ngày 30/10/2013, một điều tra viên nói với tôi rằng, cứ viết lại bản khai tường trình và ký vào bản lấy cung đã viết sẵn. Nếu ký thì cho tại ngoại."

Cũng trong ngày thứ Bảy, báo Việt Nam cho hay sau khi nghe ba cán bộ hải quan kể trên “tố” bị ép cung, bị cáo Mai Văn Phúc, một trong số các bị cáo bị đề nghị mức án nặng trong vụ án cũng khẳng định:

"Tôi cùng là người bị giam giữ. Tôi xác nhận lời khai bị ép cung là đúng."

Phiên sơ thẩm còn tiếp tục với phần tuyên án được dự kiến vào 16 giờ chiều ngày thứ Hai tới đây, theo tuyên bố của Tòa.
(BBC)

Mỹ-Trung : Suýt xảy ra sự cố trên Biển Đông

Chiến hạm USS Cowpens trên Biển Đông (U.S. Navy / Josiah Connelly)
Chiến hạm USS Cowpens trên Biển Đông (U.S. Navy / Josiah Connelly)

Thanh Hà (RFI)

Tàu của Hoa Kỳ và Trung Quốc suýt đâm nhau vào tuần trước khi một chiếc tàu của hải quân Trung Quốc đã tiến gần đến tàu chiến của Mỹ ở một mức độ nguy hiểm. Sự cố xảy ra trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang căng thẳng.

Tin trên được Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo vào hôm qua 13/12/2013. Theo đó, tàu tuần dương của Hoa Kỳ có trang bị tên lửa dẫn đường, USS Cowpens, đã buộc phải chuyển hướng khẩn cấp, khi bị tàu của Trung Quốc chặn đường. Một quan chức Hoa Kỳ xin được giấu tên cho biết thêm là tàu của hải quân Trung Quốc chỉ còn cách tàu chiến Mỹ có 500 mét. Sự cố đã xảy ra tại vùng biển quốc tế, trên Biển Đông, hôm 05/12/2013.

Tàu tuần dương USS Cowpens đang ở một « vùng biển lân cận » với tàu sân bay mới của Trung Quốc, Liêu Ninh. Vẫn theo quan chức nói trên, « Cuối cùng, thủy thủ đoàn của đôi bên đã trao đổi thông tin với nhau một cách có hiệu quả để bảo đảm an toàn ».

Hãng tin AFP lưu ý, sự cố vừa qua trên biển đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng điều đó cho thấy căng thẳng trong trong vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với 80 % diện tích. Tai nạn đã được tránh khỏi vào phút chót nói trên cũng cho thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang rất phức tạp sau khi Bắc Kinh, hôm 23/11/2013 thông báo thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » bao phủ lên một phần lớn ở vùng biển Hoa Đông.

Vùng phòng không của Trung Quốc trải rộng từ Hàn Quốc đến Đài Loan và kể cả khu vực quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản quản lý nhưng Bắc Kinh lại khẳng định đó là vùng thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc từ bỏ dự án vùng phòng không nói trên. Cả Washington lẫn Tokyo, Seoul cùng điều máy bay quân sự đến khu vực. Đây là một tín hiệu chứng minh Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng không chấp nhận luật chơi mới do Trung Quốc đề ra.

Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thông cáo ngày hôm qua 13/12/2013 nhắc lại : Hoa Kỳ đã « rất rõ ràng để hướng tới một mối quan hệ quân sự ổn định và liên tục với Trung Quốc », nhưng đồng thời « vì lợi ích của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc » đôi bên cần « trao đổi một cách liên tục và trong tinh thần tin cậy lẫn nhau ».

Mỹ cảnh cáo Bình Nhưỡng tránh "khiêu khích"

Kim Jong-Un và chú dượng Jang Song-Thaek tại Bình Nhưỡng 7/2013 - REUTERS /Jason Lee
Kim Jong-Un và chú dượng Jang Song-Thaek tại Bình Nhưỡng 7/2013 - REUTERS /Jason Lee

Thanh Hà (RFI)

Hai ngày sau khi chính quyền Bình Nhưỡng xử tử ông Jang Song Thaek, chú dượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về ổn định tại châu Á. Còn quân đội Hàn Quốc tăng cường đề cao cảnh giác.

Họp báo hôm qua ngày 13/12/2013, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf kêu gọi Bắc Triều Tiên « không nên có những hành động khiêu khích (…) do thái độ đó sẽ bất lợi cho ổn định của khu vực ». Tuyên bố trên được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ thắt chặt thêm quan hệ với các đồng minh châu Á.

Bà Marie Harf ngoài ra coi việc Bắc Triều Tiên nhanh chóng xử tử ông Jang Song Thaek là một hành động « vô cùng thô bạo, (…) hành động đó phơi bày sự thật về tình trạng nhân quyền » tại quốc gia còn khép kín này.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm : một sự lựa chọn đang mở ra cho Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể « tiếp tục bị cô lập và đẩy người dân vào cảnh đói nghèo, hoặc tuân thủ những cam kết với quốc tế » để hòa nhập trở lại vào các sinh hoạt của thế giới.

Cùng ngày hôm qua, 13/12/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Kim Kwan Jin thông báo « nâng cao mức cảnh giác của quân đội » trước khả năng Bắc Triều Tiên sẽ có những hành vi khiêu khích nhắm vào Hàn Quốc.

Seoul lo ngại việc thanh trừng người chú dượng Jang Song Thaek nằm trong kế hoạch của Kim Jong Un để củng cố quyền lực. Hàn Quốc không loại trừ khả năng, các tướng lãnh Bắc Triều Tiên do muốn chứng minh sự trung thành của mình đối với vị lãnh tụ còn trẻ tuổi là Kim Jong Un sẽ có những thái độ liều lĩnh làm đe dọa đến an ninh và ổn định của báo đảo Triều Tiên.

Ông Jang Song-Thaek, 67 tuổi, nguyên phó chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng, cơ quan có thế lực nhất ở Bắc Triều Tiên ngày 12/12/2013 đã bị hành quyết sau khi bị một tòa án quân sự đặc biệt tuyên án tử hình với tội danh « phản bội Tổ quốc, chống lại Đảng và phản cách mạng ».

  • Huawei eager to expand presence in Belarus (Washington Post) - China's Huawei, the leading global information and communications technology solutions provider, is considering to open its R&D center in Belarus.
  • Soybean imports from US soar (Washington Post) - US soybean exporters are boosting sales to China's edible oil and feed market as many Chinese companies have turned to cheaper US soybeans.
  • Sinopec drills deep into Africa (Washington Post) - As Africa becomes increasingly important in the global energy structure, with growing proven reserves of oil and natural gas, Sinopec has big plans for it.
  • Horticultural extravaganza (Washington Post) - Qingdao, the coastal pearl of Shandong province, is back in the spotlight and ready to wow the world again as the host city of the 2014 International Horticultural Exposition, six years after successfully hosting the 2008 Olympic Sailing Regatta.
  • Behind mystic masks (Washington Post) - Zhang Zixuan explores the ancient rites of Nuo Opera as the cultural tradition struggles to survive.
  • Visionary touch (Washington Post) - Bill Kong's success rate is rivaled only by his holistic approach toward film as a business, an art form and an expression of social consciousness.
  • Under the microscope (Washington Post) - Advances in technology have allowed scientists to observe a hydrogen bond, a great leap forward in the study of life science.
  • Growing together (Washington Post) - The sky stretched out clear and bright above our heads as we approached the remote village nestled among willows and fields high in the mountains.
  • Foreigners stay cool to insurance (Washington Post) - China's effort to cover foreign workers in its social security net has received a lukewarm response, with authorities conceding that only a small portion of expats have joined the system.
  • Chinese say their goodbyes (Washington Post) - As world leaders braved rains to honor Nelson Mandela, Bheki Langa found out that the former S. African president was so loved by young Chinese.
Obama shakes hands with Castro
  • Internet can 'help curb corruption' (Washington Post) - Revelations on the Internet about the misconduct of a government official can help anti-corruption efforts, provided that those who publish the information avoid improper invasions of privacy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét