Những chỉ dấu về một quốc gia thất bại
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
|
Lực lượng “quần chúng tự phát”
Ngày 10/12, ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam bị tấn công tại TP HCM và Đà Nẵng. Nhiều người bị thương tích nặng, và những việc này diễn ra với sự chứng kiến của các nhân viên công an và dân phòng. Cùng ngày, các nhà hoạt động tổ chức nói chuyện và phát tờ rơi về hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc trước chợ Bến Thành bị những người gọi là “quần chúng tự phát” ném mắm tôm vào người.
Trong vài năm trở lại đây, những nhóm người gọi là “quần chúng tự phát,” từ được báo chí nhà nước sử dụng khi phải đưa những tin tức thuộc loại này, hầu như luôn luôn xuất hiện để tấn công những người đang tổ chức các hoạt động mà nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam không thích. Từ biểu tình đòi đất của nông dân, cho đến những vụ có liên quan đến tôn giáo, từ biểu tình chống sự gây hấn của Trung Quốc đến việc tham dự các phiên tòa xử các nhà đối kháng.
Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật.
Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền
mà sử dụng bạo lực.
» Phạm Đình Trọng
|
Những vụ cướp tàn sản của người bị tai nạn ngoài đường phố ngày càng nhiều, ngay cả báo chí nhà nước cũng đưa tin. Còn ở thôn quê, những vụ trộm chó đã dẫn đến việc đám đông đánh chết kẻ trộm mà không có nhân viên công quyền can thiệp. Các nhóm người khai thác cát lậu ở Hải dương đã ẩu đả với dân làng gây nhiều thương vong. Hồi tháng 10 năm 2013, đến phiên các nhân viên công an bị dân làng bắt trói, làm áp lực với chính quyền để thỏa mãn những yêu cầu của họ.
Đứng trước những diễn tiến này, nhà văn Đại tá Phạm Đình Trọng, người đã công khai từ bỏ đảng cộng sản cách đây mấy năm Đã nói với chúng tôi trong một lần trao đổi:
“Cái này nó báo động một sự việc nghiêm trọng, đó là một xã hội bạo lực. Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực. Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.”
|
“Thường thì họ mang loại sắc phục khác nhau, thí dụ như sinh viên thì họ đồng nhất mặc quần bò áo thun bó sát người, đấy là về thanh niên. Về nữ thì họ mặc đồng loạt áo trùm đầu chấm hoa, trùm khăn và đeo khẩu trang. Họ ăn mặc như thế và thống nhất với nhau. Sau đó trà trộn vào trong dân. Công an bên ngoài đã được lệnh những người như thế nên tránh họ ra.”
Dĩ nhiên là các cuộc tấn công những người đối kháng không bao giờ được lực lượng công an thừa nhận.
Chưa có thống kê về ngân sách của ngành công an ở Việt nam, nhưng ở nước láng giềng cùng thể chế là Trung Quốc, người ta biết rằng ngân sách của lực lượng này cao hơn cả bộ quốc phòng. Tức là người ta sợ những rối loạn bên trong hơn là kẻ thù bên ngoài. Tương tự như vậy, bộ máy công an ở các quốc gia cộng sản cũ cũng rất khổng lồ. Trong một khảo cứu gần đây của Đại học Western Washington thì trong xã hội Đông Đức cũ, cứ tám người dân thì có một người tham gia vô các lực lượng an ninh không chính thức hay là làm chỉ điểm, mật vụ cho đảng cộng sản cầm quyền.
Chỉ báo về một quốc gia thất bại
Thế nhưng tại sao một lực lượng hùng hậu như vậy lại không ngăn cản được người dân cướp bia, hay cướp tài sản người bị nạn ngoài đường phố?
Có thể nguyên nhân đầu tiên là một nguồn lực lớn của lực lượng này được đổ vào việc kiểm soát các hoạt động của những người đối kháng, và cả những hoạt động của những tổ chức dân sự không thuộc sự kiểm soát của đảng!
Nhưng quan trọng hơn là quan điểm về luật pháp của đảng cầm quyền. Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói với báo chí rằng Hiến pháp của quốc gia đứng sau cương lĩnh của đảng cộng sản. Bình luận về câu nói này, Đại tá Phạm Đình Trọng nói:
Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội.
» Phạm Đình Trọng
|
Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”
Điểm lại những sự kiện trong năm vừa qua: côn đồ hành hung người dân mà không có sự can thiệp của công quyền, kẻ trộm bị đánh chết không xét xử, cướp tài sản người khác giữa thanh thiên bạch nhật… Thì thấy rằng một xã hội không được kiểm soát đã xuất hiện, bên cạnh sự tha hóa quyền lực của giới cầm quyền. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người bị hành hung vào ngày 10 tháng 12 vừa qua tại Đà Nẵng nói về lực lượng công an:
“Một nhà nước được người dân lập ra đóng thuế để bảo an, để bảo vệ người dân, trấn áp ‘côn đồ các đảng’ mà bây giờ bị thoái hóa đến mức mà hai lực lượng này có lẽ cấu kết với nhau thì trở thành một nhà nước côn đồ, phát xít rất nguy hiểm.”
Lực lượng kết hợp của côn đồ và công an dĩ nhiên không ngăn cản được các vụ buôn bán phụ nữ xuyên biên giới như vụ nhà chứa có liên quan đến sứ quán Việt nam tại Nga, hay không thể cản được các vụ buôn bán ma túy như vụ hàng trăm ký lô heroin lọt cửa hải quan vừa rồi tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong chính trị học hiện đại, có một khái niệm được gọi là những “quốc gia thất bại.” Đó là nơi mà các tầng lướp lãnh đạo rất tham nhũng, một số đông dân chúng rất bần cùng, bạo lực ngự trị xã hội… Những chỉ dấu như thế đã xuất hiện ở Việt Nam ngày một nhiều: Tình hình tham nhũng được chính các nhà lãnh đạo Việt Nam thừa nhận là rất nặng nề, người dân không được bảo vệ bởi luật pháp và nhân viên an ninh, nạn buôn người và ma túy phát triển mạnh…
Năm 2009, quỹ Hòa Bình thế giới Carnegie xếp Việt Nam nằm ở ranh giới để bước vào nhóm các quốc gia thất bại. Bốn năm đã trôi qua, các chỉ dấu cho một quốc gia thất bại dường như lại nặng nề hơn!
Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo RFA
Sự bình thản khó tin của Dương Chí Dũng
Bị đề nghị mức án tử hình nhưng Dương Chí Dũng luôn tỏ ra bình thản, thư
thái, nhỏ nhẹ trả lời thẩm vấn tại tòa. Trái với thái độ của sếp, thuộc
cấp của ông ta đã không kìm được những giọt nước mắt.
Bình thản
Đã dự nhiều phiên tòa xét xử các quan tham, nhưng người viết bài này
chưa từng thấy “ông trùm” nào giữ được phong thái bình thản như Dương
Chí Dũng khi phải đối mặt với tội lỗi đã gây ra.
Dương Chí Dũng luôn giữ được vẻ bình thản |
Trong suốt 3 ngày xét xử, bị truy tố vì tội “Cố ý làm trái các quy định
của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, bị VKS đề
nghị mức án tử hình, nhưng từ đầu chí cuối chưa lúc nào người ta thấy
Dương Chí Dũng xuống tinh thần.
Mỗi lần trả lời thẩm vấn, bị cáo này chậm rãi cất lời. Từng lời của bị
cáo thốt ra đều nhẹ nhàng, như thể ông ta đang trò chuyện, thủ thỉ với…
HĐXX.
Phiên xét xử đã có lúc căng thẳng tới độ có một nữ luật sư suýt khóc,
còn một nữ luật sư khác đã bật khóc tại tòa khi bị vị thẩm phán ngắt
lời.
Các bị cáo khác nếu không rơi nước mắt thì cũng thể hiện tinh thần xuống dốc với nét mặt mệt mỏi, ủ dột.
Chỉ riêng có Dương Chí Dũng từ đầu chí cuối luôn giữ được phong thái điềm đạm, bình thản đến khó tin.
Thậm chí, người ta còn thấy ông Dương Chí Dũng tươi cười với cảnh sát
bảo vệ tư pháp và không ngại ngần khai nhận về sự phản bội vợ con của
mình.
Sau 3 ngày xét xử, khi được nói lời sau cùng, phớt lờ vị thẩm phán liên
tục ngắt lời: “Thôi thôi, bị cáo dừng lại”, cựu cục trưởng vẫn bình tâm
đọc diễn cảm mấy câu thơ về ngành hàng hải Việt Nam:
28 năm qua lại trở về
Với người hàng hải lại nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.
Thơ ông Dương Chí Dũng đọc là vậy, nhưng trên thực tế thì thương vụ mua ụ
nổi 83.M mà ông ta chỉ đạo cấp dưới thực hiện đã làm tiêu tốn của Nhà
nước hàng trăm tỷ đồng.
Cáo trạng của VKSND TC cho rằng Dương Chí Dũng đã cố ý làm trái gây hậu quả thất thoát hơn 300 tỷ đồng.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, sau 5 năm được đưa về Việt Nam, chiếc ụ nổi cũ, hỏng đó đã không sinh lợi được gì.
Theo đại diện VKS, thậm chí mỗi năm Nhà nước đang phải tiêu tốn 12 tỷ đồng cho việc thuê điểm neo đậu chiếc ụ nổi kia.
Và Nhà nước đang phải làm thủ tục bán thanh lý ụ nổi để cắt lỗ.
Giữ quyền công tố tại tòa, đã có lúc đại diện VKS phải thốt nên rằng: “Cứ như thế thì nền kinh tế đất nước này đi đến đâu?”.
Những giọt nước mắt muộn mằn
Không giống như Dương Chí Dũng, qua quan sát, có thể nhận thấy các thuộc
cấp của “ông trùm” bị xuống tinh thần theo từng ngày xét xử.
Và cho đến ngày xét xử thứ ba, nhiều người đã không kiềm chế được những giọt nước mắt.
Họ òa khóc ngay tại tòa khi được phép trình bày trước vành móng ngựa.
Từng đứng trên đỉnh vinh quang khi giữ cương vị Tổng giám đốc Vinalines
trong nhiều năm, khi được nói lời sau cùng, sau một hồi dùng đủ các lý
lẽ để chứng minh mình không phạm tội “Tham ô tài sản”, bỗng bị cáo Phúc
bật khóc.
Những giọt nước mắt muộn mằn, những lời nói nghẹn ngào khác hẳn với phong thái của mình khi ông ta từng là một sếp bự.
Bị cáo Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển
Vinalines), kẻ bị cáo buộc đã mang những chiếc valy chứa cả chục tỷ đồng
đến chia cho các sếp cũng đã không cầm được nước mắt.
Trong lúc không kiềm chế được cảm xúc của mình, bị cáo Sơn vừa khóc vừa
nói rằng, cũng vì Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mà ông ta lâm cảnh tù
tội, khiến vợ con phải khổ sở.
T.Nhung
(VNN)
Ông Vũ Mão: Phải xem có ai đứng sau Dương Chí Dũng chỉ đạo không?
(GDVN) - "Có nên
xử tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc ngay không? Chết là
hết! Tử hình như vậy thì đơn giản quá. Sai phạm của hai người
này là ở lĩnh vực quản lý kinh tế, nó khác với tội phạm
hình sự như giết người...Đứng sau Dương Chí Dũng có ai chỉ đạo
không? Vai trò của các cơ quan quản lý trên Vinalines thế nào".
Ông Vũ Mão nhận định.
- Vụ xử Dương Chí Dũng: Nhiều bị cáo bật khóc khi được nói lời cuối cùng
- Luật sư nói gì về đề nghị án tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc?
- Qua vụ Dương Chí Dũng nhớ lại vụ xử Cục trưởng Cục Quân nhu Dụ Châu
- Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình với Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc
- "Qua vụ Dương Chí Dũng, chúng ta đã mất rất nhiều"
Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên án tử
hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, các bị cáo còn lại chịu
hình phạt từ 6 đến 30 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Việc xử nghiêm
minh vụ này có thể coi là một bước đột phá trong việc triệt tiêu tham
nhũng, kiên quyết bài trừ tham nhũng theo tinh thần, nghị quyết của Đảng
và Nhà nước.
Chiều 14/12, trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội nhận định, những sai phạm của Dương Chí Dũng và đồng phạm là quá lớn, không chỉ làm tê liệt các hoạt động ở Vinalines mà còn gián tiếp gây thiệt hại cho kinh tế đất nước, nhưng “chết là hết” nên sẽ không khai thác thêm được gì.
"Không thể để hạ cánh an toàn"
PV: Thưa ông, trong phiên xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines”, TAND TP Hà Nội đã tuyên hai án tử hình trong đó có Dương Chí Dũng. Ông có bất ngờ với quyết định này?
Chiều 14/12, trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội nhận định, những sai phạm của Dương Chí Dũng và đồng phạm là quá lớn, không chỉ làm tê liệt các hoạt động ở Vinalines mà còn gián tiếp gây thiệt hại cho kinh tế đất nước, nhưng “chết là hết” nên sẽ không khai thác thêm được gì.
"Không thể để hạ cánh an toàn"
PV: Thưa ông, trong phiên xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines”, TAND TP Hà Nội đã tuyên hai án tử hình trong đó có Dương Chí Dũng. Ông có bất ngờ với quyết định này?
Ông Vũ Mão: Tôi
thấy không có gì bất ngờ cả, mọi chuyện được tiến hành theo
quy định của pháp luật. Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã tham ô
và làm thất thoát quá nhiều tiền của nhà nước, và phải chịu
hình phạt cao nhất là đúng.
Ông Vũ Mão: Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. |
Tuy nhiên, qua phiên tòa này tôi
lại có một suy nghĩ khác: Có nên xử tử hình Dương Chí Dũng
và Mai Văn Phúc ngay không? Chết là hết! Tử hình như vậy thì
đơn giản quá. Sai phạm của hai người này là ở lĩnh vực quản
lý kinh tế, nó khác với tội phạm hình sự như giết người... Mặc
dù luật của ta hiện nay chưa cho phép, nhưng tôi nghĩ là bây
giờ cũng phải tính tới những tình huống mới cho thật phù hợp
với điều kiện phát triển của đất nước những năm tới đây. Điều
quan trọng là không để cho Nhà nước (và nhân dân) chịu quá nhiều mất
mát khi đương sự chịu án tử hình.
Thí dụ, trường hợp của Dương Chí
Dũng và Mai Văn Phúc có thể tuyên án tử hình nhưng chưa thi hành
án ngay, mà để một thời gian cho đương sự có điều kiện hợp tác với cơ
quan chức năng khắc phục hậu quả, qua đó giúp tìm ra số tiền
thất thoát từ Vinalines đã đi đâu? Ngoài Dương Chí Dũng, Mai Văn
Phúc và những người đã phải ra tòa lần này thì còn có ai
được chia chác mà chưa bị đưa ra ánh sáng?
Đứng sau Dương Chí Dũng có ai chỉ đạo không? Vai trò của các cơ quan quản lý trên Vinalines thế nào? Bây giờ tử hình hai người này rồi thì sẽ khép lại tất cả. Mọi chuyện bị chìm vào bóng tối, rốt cuộc nhà nước mất tiền, mà đây là tiền của dân. Vậy thì biết đâu đó còn những người khác có quyền lợi trong sai phạm của Dương Chí Dũng sẽ được bình yên vô sự.
Đứng sau Dương Chí Dũng có ai chỉ đạo không? Vai trò của các cơ quan quản lý trên Vinalines thế nào? Bây giờ tử hình hai người này rồi thì sẽ khép lại tất cả. Mọi chuyện bị chìm vào bóng tối, rốt cuộc nhà nước mất tiền, mà đây là tiền của dân. Vậy thì biết đâu đó còn những người khác có quyền lợi trong sai phạm của Dương Chí Dũng sẽ được bình yên vô sự.
PV: Theo ông, cơ quan chủ quản của Vinalines là Bộ GTVT sẽ gánh trách nhiệm thế nào?
Ông Vũ Mão: Rõ
ràng trong chuyện này Bộ GTVT sẽ phải làm rõ trách nhiệm, xem
có buông lỏng quản lý ở khâu nào không? Kể cả những cán bộ
có trách nhiệm trong vụ này nay đã nghỉ hưu cũng phải đưa ra
xem xét trách nhiệm cụ thể, không thể coi hạ cánh là an toàn.
Phải làm rõ ra xem những người ấy có quyền lợi gì trong những
sai phạm của Vinalines không? Qua đó các Bộ, ngành khác cũng
phải rút ra bài học quản lý cho mình, vì còn rất nhiều các
doanh nghiệp nhà nước cần phải chấn chỉnh để không còn xảy ra
những vụ việc đáng tiếc thế này nữa.
Thêm một bài học lớn cho công tác xây dựng Đảng
PV: Thưa ông, Dương Chí Dũng
làm ăn bết bát ở Vinalines nhưng trong một cuộc họp Thường vụ
của đơn vị này thì lại có tới 6/6 thành viên nhất trí đề bạt
Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải. Điều này
cho thấy tổ chức Đảng ở đó dường như có phần yếu kém?
Ông Vũ Mão: Phải
khẳng định thẳng thắn là tổ chức Đảng ở đó quá yếu kém,
rất tồi tệ, nó chỉ còn có cái vỏ mà thôi, còn bên trong rỗng
hết rồi. Đây chính là một cảnh báo đối với Đảng ta từ Trung
ương Đảng đến cơ sở.
Điều thứ hai nữa là chúng ta
phải rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác quản lý cán bộ.
Dương Chí Dũng đứng đầu một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ như vậy
mà lại tiếp tục được đề bạt lên một vị trí cao hơn thì thật
khó hiểu. Qua đây cũng cho thấy Ban cán sự Đảng của Bộ GTVT
(kể cả thời kỳ trước đây với các vụ việc PMU 18...) đã thể hiện sự
yếu kém khi xử lý vấn đề liên quan tới Dương Chí Dũng. Tôi cũng
muốn đặt câu hỏi với các cơ quan Kiểm tra, Thanh tra, Kiểm toán... của
Đảng và Nhà nước về trách nhiệm của mình, và qua vụ việc này rút ra
bài học sâu sắc.
Tôi nói như vậy cũng không phải
là để soi tìm kỷ luật ai, mà điều quan trọng nhất bây giờ là
phải tổ chức rút kinh nghiệm sâu sắc, làm sao để ngăn chặn
không cho những trường hợp sai phạm như Dương Chí Dũng tiếp tục
xảy ra ở các doanh nghiệp khác của nhà nước.
Theo ông Vũ Mão, tử hình Dương Chí Dũng thì mọi việc sẽ nhanh chóng khép lại, sẽ không có điều kiện để làm rõ còn ai liên quan tới sai phạm ở Vinalines. |
PV: Thưa ông, có một điều rất
dễ thấy là ở nhiều doanh nghiệp nhà nước thì ông Chủ tịch
HĐQT hoặc Giám đốc lại kiêm luôn cả Bí thư Đảng ủy – điều đó
rất dễ dẫn tới việc thao túng quyền hành. Có lẽ, chúng ta nên
thay đổi cơ chế này?
Ông Vũ Mão: Tôi xin
nêu một thí dụ là trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, quân
đội ta có hệ thống Chính ủy, rất có hiệu quả; sau đó có một
thời gian chúng ta không duy trì, nhưng gần đây chúng ta đã lập
lại và duy trì mô hình này. Như vậy, đó là một bộ phận để
kiểm soát các quyết định của lãnh đạo đơn vị, tránh chuyên
quyền độc đoán, tôi cho rằng cách làm như vậy là rất tốt.
Khi tôi còn làm việc ở Văn phòng
Quốc hội cũng vậy, tôi chưa bao giờ nhận trọng trách làm Bí
thư Đảng ủy. Tôi quan niệm rằng, làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội mà kiêm cả Bí thư Đảng ủy thì quyền lớn quá, dễ mắc bệnh
chủ quan. Cái bệnh độc đoán chuyên quyền nó đến tự nhiên lắm, mình không
lường trước được đâu. Thế thì tốt nhất nên tránh xa việc tập trung
quyền lực quá đáng, đừng để cán bộ cấp dưới sợ mình, họ phải khép nép
một cách thảm hại.
Hồi đó, lúc mà chưa có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để có thể phân công làm Bí thư Đảng uỷ (đương nhiên là phải do Đại hội Đảng bộ bầu), tôi đã phải “năn nỉ” đồng chí Phùng Văn Tửu là Phó Chủ tịch Quốc hội lúc bấy giờ giúp cho tôi kiêm nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Văn phòng Quốc hội chứ tôi không thể kiêm Bí thư Đảng uỷ cơ quan. Vì thế, mọi việc được tiến hành dân chủ, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lạm quyền.
Hồi đó, lúc mà chưa có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để có thể phân công làm Bí thư Đảng uỷ (đương nhiên là phải do Đại hội Đảng bộ bầu), tôi đã phải “năn nỉ” đồng chí Phùng Văn Tửu là Phó Chủ tịch Quốc hội lúc bấy giờ giúp cho tôi kiêm nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Văn phòng Quốc hội chứ tôi không thể kiêm Bí thư Đảng uỷ cơ quan. Vì thế, mọi việc được tiến hành dân chủ, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lạm quyền.
Bây giờ, tôi còn thấy người ta
nói tới chuyện ở mỗi tỉnh thì giao cho một người nắm cả chức
Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Họ quan niệm làm
như thế hiệu quả giải quyết công việc sẽ nhanh hơn. Tôi thấy làm như
vậy không thể được, bởi vì giao cho một người quyền quá lớn. Chỉ
có thể Bí thư Tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Đã là chủ tịch
Uỷ ban nhân dân thì nhiều việc lắm, nhất là lo toan phát triển kinh tế.
Đồng thời cái “quyền về kinh tế” cũng lớn lắm. Bí thư Tỉnh uỷ mà kiêm
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thì thành “siêu quyền lực” rồi. Tôi “sợ” lắm!
Hơn nữa, như vậy thì còn đâu thời gian để Bí thư chăm lo công tác
Đảng nữa.
Cho nên tôi nghĩ là các cơ quan
của Đảng cần phải có sự độc lập để kiểm soát tình hình tốt
hơn, ngăn chặn tốt hơn các hành vi tham nhũng. Bài học của Vinashin
hay Vinalines vẫn còn mang tính thời sự.
PV: Rất nhiều các vụ sai phạm
ở các doanh nghiệp nhà nước đã xảy ra nhưng công tác thi hành
án thì gặp nhiều hạn chế, số tiền bị thất thoát rất lớn
nhưng thu lại được rất ít. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Vũ Mão: Điều
đó thể hiện sự bất lực của bộ máy công quyền, không thể như
vậy được. Đồng tiền mất đi là xót xa lắm chứ, đó là mồ hôi,
nước mắt của nhân dân đấy chứ!
Trân trọng cảm ơn ông!
(GDVN)
Bài học làm người...
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People.Người Sưu Tầm
Tâm sự của một cô gái lấy chồng Hàn Quốc
Tại sao gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”? Tôi là một trong 40.000 cô dâu Việt trên xứ Hàn. Dù trong hay ngoài nước, ở đâu chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án. “Ô nhục”, “món hàng mất giá”, “khinh rẻ”… là những từ thường dùng nhất để nói về chúng tôi.Chúng tôi đã khiến bao người Việt trong hay ngoài nước cảm thấy xấu hổ!
Tôi và nhiều cô dâu khác không được học hành tới nơi tới chốn, nhưng cũng còn khá hơn nhiều chàng trai làng khác. Tôi sợ hãi ngày mình sẽ ở cùng nhà với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc và thô lỗ. Tôi cũng không muốn gia đình tôi mãi mãi chỉ là một túp lều mà cả đời lao động vất vả cũng không thể làm nó khang trang hơn.
Ai sẽ cứu vớt tôi ngoài chính tôi?
Trước cuộc phiêu lưu, tôi biết trước con đường sẽ vô cùng vất vả. Trước khi được “chấm”, chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí bị sờ mó như những món hàng. Tôi những tưởng đây là cơ thể tôi, tôi nhịn nhục để thay đổi cuộc đời nhưng hóa ra không phải vậy. Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam! Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường.
|
Những người con gái quê miền Tây như chúng tôi bị coi là “nỗi ô nhục quốc thể” từ việc chúng tôi bị người nước ngoài kén vợ. Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở. Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi?
Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương. Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi. Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt chúng tôi. Chính tôi được nhiều bạn Hàn giúp đỡ và chia sẻ. Ở nơi công cộng, người Hàn không phân biệt được tôi là người nước ngoài. Con cái tôi được no ấm, học hành và có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, chúng được sống trong một môi trường văn hóa – xã hội mà ở quê tôi có nằm mơ cũng không thấy.
Tại sao lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?
Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư. Tôi đã gặp may khi có được cuộc sống bình thường. Nếu như chẳng may gặp tình huống xấu hơn thì tôi cũng cố xoay sở được. Tôi không thiết gì số phận của mình. Tôi quyết tâm tìm kiếm một cuộc đời khác, dù phải trải qua cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được.
Xóm tôi có hơn 100 cô dâu có chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Nó lan tỏa dần dần và ngày càng rộng ra. Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó. Tôi đã hết sức làm một nàng dâu tốt, chẳng lẽ gia đình chồng lại không rộng mở với tôi? Tôi nghĩ điều này cũng bình thường. Đôi khi, cả họ hàng nhà chồng tôi kéo về Việt Nam đi du lịch và thăm quê tôi. Ai cũng ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, thức ăn và nhất là dân quê mộc mạc chúng tôi.
Chúng tôi lấy chồng nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam với cộng đồng người Hàn Quốc. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia. Chúng tôi đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, đa dạng hơn. Với con số 160.000 và còn hơn thế nữa, chúng tôi sẽ xây dựng một thế hệ vừa khác biệt vừa rất Việt Nam.
Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?
Tâm sự : Trần Thị Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét