Vụ án Dương Chí Dũng: Hai ẩn số dễ tìm đáp số
1 – Dương Chí Dũng đã khai trong phiên tòa sơ thẩm hai tình tiết đáng chú ý sau:
a/ Dương Chí Dũng đã biết một công ty của Nga bán ụ nổi khi Vinashin
cũng đã hai lần mua ụ nổi của công ty này và quyết định mua, nhưng rút
kinh nghiệm chuyển từ phương án lai dắt bằng cách chở trên tàu nâng
trọng tải lớn vì hai ụ nổi của Vinashin đều bị chìm khi kéo lai dắt về.
b/ Vào khoảng 18h ngày 17/5/2012 có một người quen đã báo cho Dương Chí
Dũng thông tin Dũng đã bị khởi tố, sẽ bị bắt và cần đi tránh xa. Việc
này Dũng đã khai tại cơ quan điều tra và xin phép không khai tại Tòa.
2 – Cho đến nay chưa thấy báo chí, truyền thông đăng tải thông tin về
hai vụ chìm ụ nổi của Vinashin cũng như chưa thấy cơ quan nhà nước nào
nhắc về hai vụ này. Nhân dân đòi hỏi phải làm rõ hai vụ chìm ụ nổi này
vì không loại trừ có tổn thất, tham nhũng xảy ra như vụ ụ nổi của Dương
Chí Dũng. Hồ sơ về hai vụ này chắc chắn còn lưu đâu đó (ở Vinashin hoặc
cơ quan bảo hiểm).
Đối với việc xác định ai là người quen đã báo tin cho Dương Chí Dũng,
ngoài lời khai của Dũng cũng không quá khó để xác định khi cơ quan điều
tra biết rõ số điện thoại của Dương Chí Dũng.
Tại thời điểm Dũng bị bắt (tháng 9/2012) cũng như hiện tại, cơ quan điều
tra dễ dàng thu thập danh sách những cuộc gọi cho Dũng vào khoảng 18h
ngày 17/5/2012 để xác định lời khai của Dương Chí Dũng có đúng không.
Nếu người quen đó của Dương Chí Dũng lại có mối liên hệ trực tiếp với cơ
quan điều tra (để biết được thông tin báo cho Dũng) thì lời khai của
Dũng phải coi là đúng sự thật. Trong trường hợp này cơ quan điều tra Bộ
Công an hoặc cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cáo cần khởi tố
vụ án làm lộ bí mật công tác. Nếu những cơ quan này không khởi tố vụ
án, trách nhiệm đôn đốc thuộc về Ban nội chính Trung Ương.
Trần Dân
(Diễn đàn XHDS)
Vụ xử Dương Chí Dũng: Các bị cáo “tố” bị lừa và bức cung
(PetroTimes) - Ngay sau khi Hội đồng xét xử tuyên bố
kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nêu quan điểm riêng của mình
sau hơn 2 ngày xét xử. Đặc biệt, các bị cáo đồng loạt “tố” bị điều tra
viên ép cung...
Muốn được đối chất với Công ty AP
Khoảng 11h30 ngày 14/12, Hội đồng xét xử chính thức tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Ngay sau đó, đồng loạt các bị cáo đều bày tỏ ý kiến của mình sau hơn 2 ngày xét xử. Theo bị cáo Dương Chí Dũng cho rằng, cơ quan công tố cần làm rõ việc: “Ai là người trong Vinalines đã thỏa thuận khoản tiền đó với bên Công ty AP. Trần Hải Sơn bảo tôi là người thỏa thuận thì phải có chứng cứ chứng minh chứ không thể nghe lời khai một chiều qua lời khai của một người. Bị cáo mong muốn được đối chất với Công ty AP, đây không phải là hành vi chối tội mà chỉ mong xử đúng người đúng tội”.
Muốn được đối chất với Công ty AP
Khoảng 11h30 ngày 14/12, Hội đồng xét xử chính thức tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Ngay sau đó, đồng loạt các bị cáo đều bày tỏ ý kiến của mình sau hơn 2 ngày xét xử. Theo bị cáo Dương Chí Dũng cho rằng, cơ quan công tố cần làm rõ việc: “Ai là người trong Vinalines đã thỏa thuận khoản tiền đó với bên Công ty AP. Trần Hải Sơn bảo tôi là người thỏa thuận thì phải có chứng cứ chứng minh chứ không thể nghe lời khai một chiều qua lời khai của một người. Bị cáo mong muốn được đối chất với Công ty AP, đây không phải là hành vi chối tội mà chỉ mong xử đúng người đúng tội”.
Bị cáo Dương Chí Dũng.
Còn bị cáo Mai Văn Khang bày tỏ quan điểm rằng, bị cáo là người không
có chức, có quyền thì làm sao quyết định mua ụ nổi 83M được nên không
thể truy tố bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong quá trình đi khảo sát, bị
cáo chỉ có nhiệm vụ phiên dịch.
Bị cáo Mai Văn Phúc cũng cho rằng: Trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo đã đề nghị Hội đồng xét xử tăng hình phạt vì bị cáo có hành vi khai báo quanh co, chối tội. Về vấn đề này, bị cáo khẳng định, tất cả các bản lấy cung và bản tự khai không hề có dấu hiệu chứng minh bị cáo quanh co chối tội. Không có lời khai nào tiền hậu bất nhất. Còn việc cơ quan công tố truy tố bị cáo về tội danh cố ý làm trái... bị cáo cho rằng đó là việc truy tố không có căn cứ. Thời điểm mua ụ nổi, bị cáo mới nhận chức Tổng Giám đốc Vinalines mà đề án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam có từ 2006. Bị cáo chỉ vi phạm Nghị định 49 về nhận thức đây là ụ nổi hay tàu biển. Với cương vì là Tổng Giám đốc được 2 tháng, cấp dưới báo cáo không cái ụ nổi nào tốt hơn ụ nổi 83M nên buộc phải làm tờ trình lên hội đồng quản trị.
Về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Mai Văn Phúc cho rằng: “Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam có từ năm 2006. Thời điểm ấy, ai là người đã bàn với Công ty AP về số tiền hoa hồng hơn 1,66 triệu USD. Bị cáo không hề biết có chuyện tiền nong sau thương vụ ụ nổi 83M. Việc Viện Kiểm sát nhân dân chỉ căn cứ lời khai của Trần Hải Sơn mà cáo buộc bị cáo nhận 10 tỉ là một sự bất ngờ, choáng váng. Nếu lời khai của Trần Hải Sơn đúng thì cơ quan điều tra nên kiểm tra danh sách người đi máy bay trong thời gian đó xem có ai là Trần Hải Sơn mang tiền đưa cho bị cáo hay không”.
Sau khi nghe quan điểm của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, bị cáo Trần Hải Sơn phản bắc rằng: “Qua ý kiến của anh Dương Chí Dũng và anh Mai Văn Phúc. Các anh nói không tham gia thỏa thuận với Công ty AP thì vì sao ở cơ quan điều tra các anh lại xác nhận là có việc là đã nhận tiện và chia nó. Như vậy là bất hợp lý trong lời khai. Tôi khẳng định, chính các anh đã đẩy tôi và gia đình tôi vào vòng xoáy vụ án”.
Đánh đạp bắt phải nhận đó là tàu biển
Đến lượt bị cáo Huỳnh Hữu Đức và Lê Ngọc Triện bày tỏ quan điểm thì cả hai bị cáo này bất ngờ “tố” cơ quan điều tra bức cung. Cả hai bị cáo đều khai rành rọt các lần bị lấy cung. Bị cáo Triện cho biết: “Bị cáo phải làm việc trong trạng thái ốm đau và bị điều tra viên lừa viết sẵn lời khai rồi ép ký vào. Họ nói tôi bây giờ như chim trong lồng.
Bị cáo Mai Văn Phúc cũng cho rằng: Trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo đã đề nghị Hội đồng xét xử tăng hình phạt vì bị cáo có hành vi khai báo quanh co, chối tội. Về vấn đề này, bị cáo khẳng định, tất cả các bản lấy cung và bản tự khai không hề có dấu hiệu chứng minh bị cáo quanh co chối tội. Không có lời khai nào tiền hậu bất nhất. Còn việc cơ quan công tố truy tố bị cáo về tội danh cố ý làm trái... bị cáo cho rằng đó là việc truy tố không có căn cứ. Thời điểm mua ụ nổi, bị cáo mới nhận chức Tổng Giám đốc Vinalines mà đề án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam có từ 2006. Bị cáo chỉ vi phạm Nghị định 49 về nhận thức đây là ụ nổi hay tàu biển. Với cương vì là Tổng Giám đốc được 2 tháng, cấp dưới báo cáo không cái ụ nổi nào tốt hơn ụ nổi 83M nên buộc phải làm tờ trình lên hội đồng quản trị.
Về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Mai Văn Phúc cho rằng: “Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam có từ năm 2006. Thời điểm ấy, ai là người đã bàn với Công ty AP về số tiền hoa hồng hơn 1,66 triệu USD. Bị cáo không hề biết có chuyện tiền nong sau thương vụ ụ nổi 83M. Việc Viện Kiểm sát nhân dân chỉ căn cứ lời khai của Trần Hải Sơn mà cáo buộc bị cáo nhận 10 tỉ là một sự bất ngờ, choáng váng. Nếu lời khai của Trần Hải Sơn đúng thì cơ quan điều tra nên kiểm tra danh sách người đi máy bay trong thời gian đó xem có ai là Trần Hải Sơn mang tiền đưa cho bị cáo hay không”.
Sau khi nghe quan điểm của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, bị cáo Trần Hải Sơn phản bắc rằng: “Qua ý kiến của anh Dương Chí Dũng và anh Mai Văn Phúc. Các anh nói không tham gia thỏa thuận với Công ty AP thì vì sao ở cơ quan điều tra các anh lại xác nhận là có việc là đã nhận tiện và chia nó. Như vậy là bất hợp lý trong lời khai. Tôi khẳng định, chính các anh đã đẩy tôi và gia đình tôi vào vòng xoáy vụ án”.
Đánh đạp bắt phải nhận đó là tàu biển
Đến lượt bị cáo Huỳnh Hữu Đức và Lê Ngọc Triện bày tỏ quan điểm thì cả hai bị cáo này bất ngờ “tố” cơ quan điều tra bức cung. Cả hai bị cáo đều khai rành rọt các lần bị lấy cung. Bị cáo Triện cho biết: “Bị cáo phải làm việc trong trạng thái ốm đau và bị điều tra viên lừa viết sẵn lời khai rồi ép ký vào. Họ nói tôi bây giờ như chim trong lồng.
Mai Văn Phúc xác nhận lời khai bị bức cung của Lê Văn Lừng.
Bị cáo Lê Văn Lừng cho rằng, khi bị lấy lời khai tôi vẫn khẳng định đó
không phải là tàu biển. Lúc đó một đồng chí tên Đặng bắt tôi phải nhận
đó là tàu biển và nói “sao ông cứ phải khăng khăng đó là ụ nổi”. 3 ngày
sau tôi bị đưa lên Phú Thọ và lấy lời khai. Tại đây có 5 thanh niên lấy
lời khai đánh đập tôi và bắt tôi phải nhận đó là tàu biển. Do bị đánh
đau quá nên tôi phải nhận là tàu biển. Ngày 30/10/2013, một điều tra
viên nói với tôi rằng, cứ viết lại bản khai tường trình và ký vào bản
lấy cung đã viết sẵn. Nếu ký thì cho tại ngoại.
Sau 3 cán bộ hải quan “tố” bị éo cung, bị cáo Mai Văn Phúc khẳng định, tôi cùng là người bị giam giữ trên Phú Thọ. Tôi xác nhận lời khai bị ép cung là đúng. Cán bộ điều tra đã dùng những dụng cụ ép cung rất man dợ có thể gây án mạng.
Thiên Minh
Sau 3 cán bộ hải quan “tố” bị éo cung, bị cáo Mai Văn Phúc khẳng định, tôi cùng là người bị giam giữ trên Phú Thọ. Tôi xác nhận lời khai bị ép cung là đúng. Cán bộ điều tra đã dùng những dụng cụ ép cung rất man dợ có thể gây án mạng.
Thiên Minh
Tại sao ông Nguyễn Bá Thanh xuất hiện tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng?
Sáng nay 14/12/2013 tại phiên tòa xét xử vụ án Dương Chí Dũng và đồng
bọn phạm tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Vinalines, ông Nguyễn Bá Thanh -
Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban Chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng đã xuất hiện tại phiên tòa một mình mà không có ai đi
cùng. Sau khi đảo qua phòng xử án để xem xét ông Nguyễn Bá Thanh đã
nhanh chóng rời khỏi phiên tòa và không có bất kỳ phát biểu nào với báo
giới.
Được biết vụ án Dương Chí Dũng được coi là một “đại án” tham nhũng
nghiệm trọng phức tạp, gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước. Đặc biệt
là hoạt động của ngành Hàng hải Việt Nam. Vụ án được Ban chỉ đạo Trung
ương phòng chống tham nhũng Trung ương đưa vào diện giám sát. Và ông
Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng chống tham nhũng là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm
chính.
Theo nguôn thông tin đáng tin cậy từ Ban Nội chính TW cho biết, ngày hôm
qua 13/12/2013, bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản
trị Vinalines) sau khi biết mình bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội
đồng xét xử tuyên phạt mức án tử hình về tội “Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 20 năm tù về
tội “Tham ô tài sản”. Tổng mức hình phạt là tử hình. Đã đề nghị xin gặp
đích danh ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng để cung cấp các bằng chứng
bí mật liên quan đến một vị lãnh đạo cao cấp trong việc trực tiếp chỉ
đạo các hành vi tham nhũng tại Vinalines.
Sự xuất hiện của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng đã khiến khuôn mặt của bị cáo Dương
Chí Dũng bớt căng thẳng rõ rệt, nguồn tin từ phiên tòa cho biết.
(TTVN)
Lê Diễn Đức - Nụ cười Dương Chí Dũng
Khi nhận chức thủ tướng vào ngày 27/06/2006, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nếu không ngăn chặn được tham nhũng thì ông ta sẽ từ chức.Dương Chí Dũng ngày 14/12/2013 - Ảnh: Vietnamnet |
“Tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận như vậy, theo tờ Thanh Niên Online 6/12/2013.
"Tất cả cũng do đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị con người. Đồng tiền chà đạp xuyên cả vào giáo dục, y tế, công tác đào tạo cán bộ. Cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót tay", cũng lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tờ Infonet ngày 7/12/2013.
Tham nhũng là tội phạm kinh tế. Đã thành một "đường dây có tổ chức" thì cả hệ thống chính trị tất nhiên phải là một băng đảng tội phạm có tổ chức. Điều này đã được tôi đề cập tới trong bài viết "Đảng Cộng sản Việt Nam không khác một băng đảng tội phạm có tổ chức" khi nói về sự đàn áp dân chúng của nhà cầm quyền đã được côn đồ hoá.
Tội phạm từ lĩnh vực hình sự chuyển qua kinh tế, nó là sự kết gắn tất yếu, là hành vi không tách rời nhau, liên kết hữu cơ với nhau trong một bộ máy mà tất cả quyền lực tập trung vào những nhóm lợi ích, thân hữu của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Một bộ máy cai trị như thế sẽ phá nát các chuẩn mực đạo đức xã hội, huỷ diệt lòng tin vào cơ quan nhà nước, hướng dân chúng tới việc xử lý các tình huống theo luật giang hồ, bất chấp pháp luật. Các vụ dân đứng ra tự xử như đánh chết người chỉ vì ăn trộm chó, hay bao vây bệnh viện vì bác sĩ tắc trách làm chết người do không có phong bì, là những kết quả thực tế của bộ máy ấy.
Trong đề tài nghiên cứu hồi tháng 4/2013, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN đã thừa nhận:
"Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm theo xu hướng tiêu cực như một hiện tượng bùng nổ không chỉ thuần túy xuất hiện rất "nóng" về ngôn ngữ, mà là sự phản ánh thực tiễn có vấn đề như hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước".
"Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm là hiện tượng gắn kết giữa một số doanh nghiệp với những người có quyền lực tạo thành mối quan hệ ngầm chi phối xã hội, làm méo mó chính sách. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải dành nhiều tiền bạc và thời gian để chăm sóc cho các mối quan hệ với quan chức nên tạo ra một môi trường kinh doanh không lành mạnh".
Vinashine, Vinaline nằm trong số gần 20 tập đoàn và tổng công ty quốc doanh dưới sự quản lý trực tiếp của ông Nguyễn Tấn Dũng. Các vụ lạm quyền, tham nhũng, mua những con tàu nát, ủ nổi xài rồi của hai công ty này nằm vào thời kỳ khi Nguyễn Sinh Hùng còn làm Phó Thủ tướng thường trực, Bộ trưởng tài chính. Mọi chi tiêu từ ngân sách, vay tiền, phát hành trái phiếu cho các dự toán đều được trình và duyệt qua hai ông này. Những ngày khởi công xây dựng hoành tráng các công trình đều có sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Dũng, cổ cồn ca-vát, chén tạc chén thù.
Từ một thông tin nội bộ, tôi được biết rằng, trong các ghế của nội các Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ghế Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có giá cao nhất, lên tới hàng chục tỷ đồng. Cũng không có gì ngạc nhiên khi biết rằng, Bộ Giao thông là nơi thực hiện những dự án công cộng quan trọng nhất, nhiều tìền nhất từ ngân sách và chiếm hầu hết vốn viện trợ phát triển ODA. Những đại lộ, đường cao tốc, cầu cống, bến cảng, sân bay đều thuộc danh mục đầu tư của Bộ Giao thông.
Trong ngày 31/10/2013, Bộ Giao thông - Vận tải chính thức thông báo việc chuyển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên.
Từ một doanh nghiệp thua lỗ chồng chất, nợ trên 80.000 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD), Vinashin lột xác thành một doanh nghiệp hoàn toàn mới, không có lỗ lũy kế, có vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng. Ngành nghề chính vẫn là đóng mới tàu thủy, hoán cải tàu thủy, tư vấn, thiết kế tàu thủy… 600 triệu USD nợ Thuỵ Sĩ của Vinashine biến thành trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ là một ví dụ quăng phao cứu bồ và tránh kiện tụng quốc tế. Thế mới thấy mối quan hệ mật thiết như thế nào giữ ekíp của ông thủ tướng với toàn bộ phần còn lại. Một phép thuật ma quái cho "ve sầu thoát xác"!
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện đang gánh khoản nợ 321 triệu USD và lên tới hàng tỷ USD nếu tính cả các công ty thành viên. Mà phải tính cả các thành viên chứ, tập đoàn mà! Tiền nợ chủ yếu rót vào đầu tư các dự án cảng, mua sắm tàu, đặc biệt trong giai đoạn phát triển nóng (2007 - 2008).
Cái ụ nổi 83M mà Vinalines mua đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Giá mua ụ nổi và chi phí sửa chữa hai lần tại Việt Nam là 489,6 tỉ đồng (khoảng 26,3 triệu USD), tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới.
Ăn chặn từ khoản chênh lệch của ụ nổi khoảng 10 tỷ đồng, lấy tiền mua căn hộ tặng gái chân dài, mới chỉ là một mặt xích nhỏ, còn hàng chục, thậm chí trăm triệu đô la khác biến thành nước khi rót vào những con tàu nát, những dự án cảng không hiệu quả, v.v... đã không được đề cập tới.
Tham nhũng là loại tội phạm khó có nhân chứng và bắt được quả tang, bởi vì nó là thứ luật bắt buộc bất thành văn, được thực thi dưới gầm bàn, ở cổng sau nhà riêng, trong dinh thự thông qua vợ con, được đưa vào các tài khoản hay bất động sản ở nước ngoài sau khi được rửa sạch sẽ.
Phiên toà xử Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, và các đồng phạm, có vẻ ầm ĩ nhưng chỉ là màn kịch xoa dịu dư luận, mị dân. Một phiên toà chỉ nhìn thấy công an, không có dân thường tham dự. Con rắn vẫn không mất đầu. Dù án tử hình cho Dương Chí Dũng được công bố thì ra toà phúc thẩm cũng sẽ giảm xuống chung thân và sẽ giảm nhanh chóng nữa theo chiều thẳng đứng qua các dịp lễ, tết. Cuộc sống của các "đại gia" trong tù chỉ mất tự do, nhưng có thể xem như kỳ đi nghỉ mát, mọi điều kiện ăn ở, vật chất đều được cung cấp đầy đủ.
Thế nhưng trong ngày 14/12, Dương Chí Dũng đã đề nghị gặp đích danh ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, để cung cấp các bằng chứng bí mật liên quan đến một vị lãnh đạo cao cấp trong việc trực tiếp chỉ đạo các hành vi tham nhũng tại Vinalines.
Tình thế này rất có thể làm đảo ngược kịch bản, ăn thua ông Nguyễn Bá Thanh nắm được cái gì và có đủ bản lãnh và thực lực để "hốt" hay không! Qua hai hội nghị Trung ương ĐCSVN lần thứ 6 và 7, cho thấy ông Thanh không đủ sức trước một đối thủ nặng ký.
Và cũng rất có thể, sự việc này càng thúc đẩy bản án tử hình và sẽ được thi hành nhanh hơn như của Phạm Huy Phước trong vụ án Tamexco năm 1998, nhằm bịt đầu mối. Trong thực tế, khui ra đầu mối không dễ dàng vì rất khó chứng minh bằng tư liệu. Có ai là người định đoạt số phận của người khác lại tin lời của kẻ phạm tội?
Tuy nhiên, nhìn nụ cười vui vẻ của Dương Chí Dũng khi nói chuyện với sĩ quan công an tại toà, chúng ta có thể hình dung được toàn bộ bối cảnh của một màn trình diễn lố bịch.
Dương Chí Dũng cười đọc thơ - Ảnh: TT Online |
Mấy câu thơ mà Dương Chí Dũng nổi hứng, bình thản đọc trước toà như một trò đùa, hài hước, nhạo báng công lý:
"28 năm qua lại trở về
Với người hàng hải nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang"
Sửa lại cho đúng:
Dưới cờ Đảng đã cùng đưa
Con tàu hàng hải xuống mồ diệt vong!
© Lê Diễn ĐứcVới người hàng hải nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang"
Sửa lại cho đúng:
Dưới cờ Đảng đã cùng đưa
Con tàu hàng hải xuống mồ diệt vong!
Theo blog RFA
Qui trình của độc tài và băng hoại
Gần đây, dư luận xôn xao vụ 298kg heroin lọt qua cửa khẩu sân bay Tân
Sơn Nhất, bay thẳng qua Đài Loan và bị bắt, bị tịch thu ở sân bay Đài
Loan. Cho đến nay, chưa có ai bị bắt, những quan chức có trách nhiệm
trong ngành hải quan, an ninh đều cho rằng đó là một sai số “luồng xanh”
bởi những chiếc loa thùng có chứa heroin bên trong này do một công ty
có uy tín, chưa bao giờ vi phạm pháp luật ký gởi…
Và, ngay cả cái công ty được xem là “chưa vi phạm pháp luật lần nào,
hàng hóa an toàn” ấy cho đến bây giờ vẫn chưa hề hấn gì, chưa có ai bị
bắt, chí ít là bị triệu tập đề điều tra, xét hỏi (với pháp luật hiện
hành, ngành an ninh hoàn toàn có quyền bắt hoặc triệu tập để điều tra,
xét hỏi bởi qui mô tội phạm vô cùng trầm trọng). Dường như chưa có tín
hiệu nào cho thấy ngành an ninh, nhà nước và Đảng quan tâm về vấn đề
này.
Ông Cục phó Hải quan thành phố Hồ Chí Minh cũng nói được đúng một câu là
mọi nhân viên hải quan và công cụ hỗ trợ của sân bay Tân Sơn Nhất đã
thực hiện đúng qui trình, nếu có sai chăng thì do máy móc, cụ thể là cái
máy soi, mà máy soi cũng không phải của hải quan, nó là máy của an ninh
sân bay. Trong khi đó, an ninh sân bay thì bị hỏng máy. Mà máy hỏng thì
không thể nói là “sai qui trình” được, bởi nó hỏng thì nó đã được nằm
ngoài qui trình. Trách nhiệm này nếu có chăng là thuộc về chó nghiệp vụ.
Nhưng bữa đó, vì “luồng hàng xanh” nên chó nghiệp vụ cũng được ở nhà ăn
uống, ngủ nghỉ theo đúng qui trình.
Nói chung là đúng qui trình, thường thì cái gì đúng qui trình cũng đều
hợp lý cả. Ví như miền Trung bị ngập lụt, chết và mất tích gần 50 người,
nhà cửa đổ nát, màn trời chiếu đất cũng là đúng qui trình. Bởi vì, cái
chết, sự mất mát này có nguyên nhân từ một hành động đúng qui trình, đó
là xả lũ đúng qui trình. Mà một khi xả lũ đúng qui trình thì mấy cái đập
không có lỗi, người xả không có lỗi và đương nhiên người điều hành thủy
điện không có lỗi. Suy xa hơn một chút là ngành điện lực không có lỗi,
nhà cầm quyền cũng không có lỗi. Bởi vì, không thể bắt lỗi thủy điện một
khi xả đập đúng qui trình, mà thủy điện xả đúng qui trình thì làm sao
kiện nhà cầm quyền về tội giám sát sai qui trình được?
Như vậy, người dân chỉ còn nước tự an ủi mình là sụp nhà đúng qui trình,
ngập bùn đúng qui trình, ngập úng đúng qui trình, khóc lóc đau khổ đúng
qui trình, mất mát đúng qui trình, chết chóc đúng qui trình… Cuối cùng,
mọi thứ đều coi như xong, nếu có lỗi là cái qui trình nó lỗi. Nhưng cái
qui trình là gì thì đến trời cũng không biết được, chỉ có cán bộ mới
biết thôi, đố ai mà biết được (công lao bác Hồ!)!? Mà nếu không bắt lỗi
được “qui trình” thì xem như huề cả làng!
Và, hầu như mọi chuyện, nếu chịu khó xâu chuỗi lại những vụ án oan sai,
những ái chết oan ức trong đồn công an và những phi vụ kinh tế làm tổn
hại đến an sinh quốc gia như vụ Vinashine, Vinaline, nạn tham nhũng… Đều
đúng qui trình!
Nếu như những vụ án oan sai là do bản thân người “chịu án” không may
mắn, thì những cán bộ điều tra lúc nào cũng đúng qui trình cả, bằng
chứng của việc đúng qui trình này là khi vụ án bị phanh phui, trả oan
cho người vô tội thì cấp trên của cán bộ điều tra xét hỏi vẫn trả lời
rằng thuộc cấp của họ đã làm đúng qui trình điều tra, xét hỏi. Đó là
chưa nói đến những vụ chết người trong trại giam, kể từ năm 2009 đến
nay, đã trên 30 người chết trong xà lim tạm giam, thân mình bầm dập,
chấn thương đa cấp. Nhưng nguyên nhân chết vẫn là “chịu không nổi mặc
cảm tội lỗi nên tự tử”. Nói chung là ngành công an đã làm đúng qui trình
chết là do “chịu không nổi” cái qui trình ấy.
Nói xa ra ngoài đường, hiện nay, từ Nam chí Bắc, đi đâu cũng thấy công
an giao thông đứng đường, chặn bắt xe, vòi vĩnh tiền của người đi đường,
thậm chí cảnh sát cơ động cũng ra đứng đường, chặn xe và cướp cạn.
Nhưng một khi những vụ việc này bị phanh phui, câu trả lời cũng sẽ là
đúng qui trình, không có đồng chí nào phạm tội cả!
Vì lý do, các đồng chí công an giao thông ra đứng đường, đứng trạm, kiểm
tra xe đều có giơ gậy, chào hỏi, sau đó kiểm tra giấy phép lái xe, nếu
có giấy phép thì chuyển sang kiểm tra giấy bảo hiểm xe, nếu có thì lại
chuyển sang xem giấy tờ thử có phải xe chính chủ hay không, mà đến đây
vẫn đầy đủ thì kiểm tra đèn, bản số thử có đèn nào không đỏ, bản số có
mờ không, nếu vẫn tốt thì lại kiểm tra phanh, kiểm tra phụt… Cứ thế,
mười phút sau là có ngay cái để phạt. Hoàn toàn đúng qui trình! Chẳng
qua do người đi đường sợ phạt quá nên dúi tay cho cán bộ, chứ cán bộ thì
luôn làm đúng qui trình pháp luật!
Và cứ thế, cao hơn là cấp trung ương, cấp chính phủ, vấn đề nhập vào,
tách ra rồi lại nhập vào của Vinashine, Vinaline đều đúng qui trình,
không có ai sai cả. Vì sao? Vì khi thành lập, nó đã thành lập, vay vốn,
huy động vốn đúng qui định của Chính phủ, đến khi phát hiện ra thua lỗ,
tham nhũng, thì bắt lãnh đạo của nó đúng qui trình.
Sau đó, lỗ quá, lại khất nợ với nước ngoài, chuyển đổi hình thức, và sát
nhập… tất cảc cá thao tác này đều đúng qui trình. Chính phủ không có
lỗi vì chính phủ đã thành lập, sát nhập và theo dõi nó (chết) đúng qui
trình.
Cái sai qui trình luôn thuộc về nhân dân, do nhân dân đã theo dõi, đã
đóng thuế, đã chịu khổ chịu nhục mấy mươi năm nay, lẽ ra phải chịu câm
chịu điếc luôn cho khỏi mệt đầu, và cứ sống như những con lợn trong
chuồng, cho gì ăn nấy, bảo gì làm nấy, đặt đâu ngồi đấy theo đúng “tinh
thần hiến pháp và pháp luật” thì hà cớ gì phải biết chuyện, hà cớ gì
phải đau đầu trước vấn nạn tham nhũng nhà nước, hà cớ gì phải biểu tình
chống bành trướng Trung Quốc, hà cớ gì phải kêu gọi dân chủ? Dân khổ vì
dân đã đi sai qui trình. Cái qui trình lớn nhất mà nhà nước, đảng Cộng
sản Việt Nam thiết lập chính là qui trình “không có gì” (một nửa vế của
“không có gì quí hơn độc lập” mà sau ba mươi mấy năm, Đảng đã thực hiện
được phần “không có gì” với một đất nước không còn gì).
Và, một khi qui trình này tồn tại, thì bất cứ qui trình nào của đạo đức,
phẩm hạnh, công lý, sự tử tế, tính vị tha và lòng tự trọng sẽ không
được phép ngoi đầu tồn tại. Không tin thì nhìn vào lũ lụt miền Trung,
nhìn vào Vinashine, nhìn vào trẻ em chết vì vaccine, nhìn vào 298kg
heroin lọt qua cửa sân bay, không tin thì nhìn vào kì hop quốc hội vừa
qua và cuộc điều chỉnh sửa đổi hiến pháp rất đúng qui trình, gần 100%
phiếu thuận… Tất cả đều đúng qui trình! Vì nếu sai qui trình, lấy đâu ra
một số lượng heroin khổng lồ như vậy để đưa ra nước ngoài? Ngoài số
lượng vừa bị phát hiện, còn bao nhiêu kí lô ma túy đúng qui trình chưa
bị phát hiện?
Cái chết của nhân dân, sự băng hoại của lớp trẻ do ma túy, xì ke, sự
lũng đoạn kinh tế, sự oan ức, tức tưởi của dân oan, sự mất trắng gia sản
vì cướp bóc trắng trợn của đám quan chức địa phương và dự án ma… đều
đúng qui trình cả! Vì đây là qui trình băng hoại tận gốc rễ dân tộc Việt
Nam để đến một lúc nào đó, các “đỉnh cao trí tuệ” sẽ thống lĩnh, chăn
dắt nhân dân như chăn dắt một bầy cừu khờ khạo và khi thích thì cho ăn,
khi cần thì giết thịt. Đó mới là qui trình đích thực của nhà nước độc
tài Cộng sản!
Viết từ Sài Gòn, 10-12-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét