Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Thứ Tư, 25-12-2013 - TRUNG QUỐC HƯỞNG LỢI TỪ BÀN TAY KIỀM CHẾ CỦA MỸ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Câu cá đêm giữa Trường Sa (LĐ).  – Khánh Hòa: Tặng quà Tết cho quân và dân huyện đảo Trường Sa (ĐĐK).
- Nguyễn Hưng Quốc: Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông (Blog VOA).
- Tàu ngầm Kilo HQ 182 Hà Nội sắp về tới Biển Đông (TTXVN).
2- Cảnh báo học sinh phần mềm “lưỡi bò” (BBC).  – Phần mềm tin học in “đường lưỡi bò”: Sai lầm nghiêm trọng (NLĐ).  – Phỏng vấn ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường – School@net: Vụ phần mềm in “đường lưỡi bò”: Có gì đâu mà ầm ĩ (!)  – Bỏ bài học sử dụng phần mềm có hình “đường lưỡi bò” (PNTP). – Nhà trưởng ấp treo cờ Trung Quốc (NLĐ).
- Việt Nam xem Nga là đối tác quan trọng nhất (VOA).
- Bắc Kinh: Tàu sân bay Liêu Ninh thử nghiệm thành công ở Biển Ðông (VOA).
- Năm 2013: Đông Bắc Á nóng với những tranh chấp chủ quyền (VTV).
- Nhật thách đố: Trung Quốc bỏ vũ khí hạt nhân, Nhật sẽ hủy quyền tự vệ tập thể (ANTĐ).
- Chính sách xoay trục của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với TQ (VOA).
- Tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần bị quản giáo ức hiếp (DCCT).
- Phiên toà phúc thẩm xử nhà bất đồng chính kiến Ngô Hào (RFA).=>
- Ông Lê Thăng Long tuyên bố muốn gia nhập đảng CSVN (RFA/DĐXHDS).
- Dân oan từ các tỉnh phía Nam kéo về Sài Gòn đòi công lý (CTM). – Nhân quyền ở đâu khi quan đánh đập, xua lùa, cấm cản dân đánh trống kêu oan ở chốn công đường? (DCCT).
- Nguyễn Tường Tâm: Mafia cộng sản Việt Nam lừa bịp và đàn áp người dân đến bao giờ? (Dân luận).
- Bùi Tín: Họ sợ những gì? (Blog VOA). “…càng ngày họ càng sợ nhiều thứ, kể ra không sao hết. Họ sợ quần chúng đông đảo xuống đường đòi tự do, ruộng đất, nhân phẩm. Họ sợ sự thật”. – Từ sợ hãi tới hành động (DLB).
- Khi sức tàn lực kiệt, Cộng sản đã chọn bạo lực (Blog RFA).
- Nguyễn Duy Vinh: Giải lý vận nước Việt Nam theo cái nhìn vô ngã (Dân luận).
- Liếm (pro&contra).
- ‘Hãy thảo luận với tiếng nói khác biệt’ (BBC/DĐXHDS). TS Lê Đăng Doanh: “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần có một cái nhìn thực sự cầu thị và thực tế về xã hội dân sự này, còn có ai muốn làm điều gì đó mà cho rằng là vi phạm pháp luật, hoặc lật đổ gì đó, thì điều đó, các cơ quan an ninh cứ đưa các chứng cứ ra và có thể sẽ được xử lý theo pháp luật”. – Hạ Đình Nguyên: Thư gởi anh Lê Hiếu Đằng: Anh lại… “đứng lên”! (Boxitvn).
- TUYÊN BỐ CỦA CÁC NHÀ VĂN – NHÀ THƠ NỔI TIẾNG VỀ VIỆC THÀNH LẬP MỘT HỘI NHÀ VĂN MỚI VIỆT NAM, TỰ TRANG TRẢI MÀ KHÔNG SỬ DỤNG ĐẾN NGUỒN CHI NGÂN SÁCH-TIỀN THUẾ CỦA DÂN (Ngày đêm).
- Trịnh Hội: Ước mơ hộ chiếu (Blog VOA).
- LUẬT LỆ & QUI ĐỊNH quái g ở !!! (SHSM). – NGHỊCH LÝ THỜI NAY (Bùi Văn Bồng).  – GDP – Gian Dối Pháp
- SOS ! VỤ NHÀ THƠ LÊ ĐÌNH TY BỊ TAI NẠN ĐI VÀO QUÊN LÃNG CHỈ VÌ THẤP CỔ BÉ HỌNG. (Ngô Minh). – THÔNG BÁO VỀ VIỆC HỖ TRỢ TUYỂN TẬP LÊ ĐÌNH TY.
- ĐỀ SAI – HÀNH XỬ SAO CHO ĐÚNG? (Hồ Như Hiển).
- Thẩm quyền (Nguyễn Vạn Phú).
- Không hình dung nổi (FB NVP/Phước béo).
- Phải có Chủ nghĩa xã hội cho trẻ em!? (Chu Mộng Long).
- Rà soát, sửa ngay các luật không phù hợp với Hiến pháp 1992 sửa đổi (CAND).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Các đoàn đi nước ngoài nhiều quá” (GDVN).  – Địa phương kêu nhiều đoàn kiểm tra quá (TQ).  – Tiếp 70 đoàn khách, An Giang “kêu giời” với Thủ tướng (bizlive).
- Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng DN ‘chạy’ vốn (VNN).
- Sẽ đóng cửa rừng tự nhiên trong năm 2014 (TBKTSG).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng và chuyện ‘sân phơi lúa’ (TP).
- Bình Thuận muốn dừng hẳn dự án cảng Kê Gà (TBKTSG).
Đề xuất thành lập các ban quản lý khu vực phát triển (TBKTSG).
- Zone 9 được “sống ” thêm 20 ngày (LĐ).
- Giá xăng và sự cam chịu của người dân (BBC).  – “Bí mật” bàn giá xăng dầu (NLĐ).
2- “Được” và “cho phép” (TT).
<- Cà Mau: dân ngăn thi công làm ùn tắc quốc lộ 1A (TT).
- Phạm 4 tội, Bầu Kiên chỉ đạo vợ và em gái làm gì? (VNN).
- Em trai CSGT treo cổ tự tử tại trụ sở công an (KP).
- Thanh Hóa: Cảnh cáo Giám đốc TT giáo dục huyện đánh bạc, chửi tục (NLĐ).
- nhà văn NHẬT TIẾN : Nhân Giáng Sinh nhớ linh mục Joe Devlin (Nhật Tuấn).
- Cảnh sát Trung Quốc bắn chết 6 phụ nữ Tân Cương (RFI).
- Trung Quốc chính thức hủy bỏ chế độ lao cải (RFI).
- Triều Tiên cấm tổ chức Giáng sinh, bỏ tù người theo đạo thiên chúa (MTG/DĐXHDS).
- Chang Song-thaek có thật sự tạo phản? (BBC).  – Jang Song-thaek phạm tội gì? (NLĐ).
- Bắc Triều Tiên: một nhà máy mới sản xuất nhiên liệu hạt nhân đang hoạt động (Kichbu). – Bình Nhưỡng đẩy mạnh nỗ lực mở lại cơ sở hạt nhân (RFI). – Triều Tiên lại chú ý đến hạt nhân.   – Khả năng đảo chính ở Triều Tiên, Hàn thắt chặt an ninh (ĐV).
- Thủ tướng Hun Sen sắp đi thăm Việt Nam (VOA).  – Việt Nam-Campuchia: Mối quan hệ anh em gần gũi (VOV).  – Con trai Hun Sen: “Phe đối lập trả tiền thuê người biểu tình” (Soha).
- Các tổ chức nhân quyền kêu gọi Miến Điện thả hết tù nhân chính trị (VOA).
- Người biểu tình Thái tăng cường chiến dịch hạ bệ Thủ tướng (TTXVN).  – Thái Lan vẫn bế tắc đăng ký tranh cử (Tin tức).  – Thái Lan: Khủng hoảng chính trị hại kinh tế (NLĐ).  – Thái Lan: Nữ thủ lĩnh biểu tình bị cha từ mặt.
- Nga bắt đầu chuyển tiền cứu trợ cho Ukraine (TT).
- Các sự kiện lớn năm 2013 (phần 2) (BBC).
KINH TẾ
- VN tăng trưởng kinh tế ‘hụt chỉ tiêu’ (BBC).  – Audio phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Chính phủ VN đạt kết quả đáng ghi nhận’.
- Phạm Chí Dũng: Thông tư 02: Tín hiệu mới đổ vỡ ngân hàng (Boxitvn).
- Chưa yên tâm với lạm phát thấp (NLĐ).  – Lạm phát 2014: Kỳ vọng và thực tế (CT).
- Đã tìm ra nguyên nhân GDP “trốn tìm” (ĐV).
- Lo ngại sức khoẻ doanh nghiệp (TBKTSG).
- Thông điệp cứng rắn về tỷ giá (ĐT).  – Năm 2014, tỉ giá điều chỉnh không quá 2% (TQ).
- Vàng thế giới giảm giá, VN ‘tháo chạy’ (BBC).  – Đầu tư vàng tái chiếm ngôi trong năm 2014? (ĐT).
- Bộ KH-ĐT kiến nghị chấm dứt hình thức đầu tư BT  (TBKTSG).
2- Tết Giáp Ngọ 2014 không phát hành tiền 200 đồng, 500 đồng (ĐT).
- Giá bất động sản: Bộ trưởng Xây dựng bảo giảm, chủ tịch Hà Nội nói không (SGTT).  – Bộ trưởng Xây dựng “phản pháo” Chủ tịch Hà Nội về giá địa ốc (VnEco).  – Dự báo mua bán dự án BĐS tiếp tục sôi động (TBKTSG).
- Nuôi tôm xuất khẩu: lo ngại tăng trưởng nóng  (TBKTSG).
- Nguyễn Minh Nhị: Nông nghiệp đã hết thời?! (Boxitvn). – Suy nghĩ từ bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị.
- Bắt đầu căng sức bán hàng cuối năm (SGTT). =>
- Doosan, Mitsubhishi giành được hợp đồng xây nhà máy điện ở VN (VOA).
- Trung Quốc thống lĩnh nền kinh tế toàn cầu (MTG).
- Nga kiện EU vi phạm quy định điều tra chống bán phá giá (TTXVN).
- Triển vọng kinh tế thế giới vững mạnh hơn trong năm 2014 (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Yên Tử là Di sản thế giới (CAND).
2<- Giám đốc trẻ đoạt giải nhất văn học thiếu nhi (TT).
- VIÊT DZŨNG (Sơn Trung). – Việt Dzũng và tôi (RFA).
- Truyện cực ngắn. Ông Obama ơi (Nguyễn Hoa Lư). – Lũ chim chuột
- Ông Đồ Nghệ giữa lòng phố cổ (Phan Duy Kha).
- ĐÊM GIÁNG SINH (Tương Tri). – Tấm thiệp Giáng Sinh bí ẩn (Tiền vệ). – chàng và giáng sinh cùng đến một lần (Da màu). – Maria choàng chiếc áo mặt trời (Xuân Bình).
- Chùm thơ về đông tuyết của Phạm Công Trứ (Trần Mỹ Giống). - THƠ GIÁNG SINH CỦA HẢI KỲ, NGÔ MINH (Ngô Minh). - MÓN QUÀ CHO ÔNG NOEL (Tương Tri). – Chợ tình Khau Vai – thơ Nguyễn Quang Huỳnh (Nguyễn Duy Xuân).
- Tchaikovski : Đỉnh nhạc lung linh mùa lễ Giáng Sinh (RFI).
- 10 phim bom xịt năm 2013 (PNTP).
- Truyền thống cây đàn dương cầm Steinway (VOA).
- VFF ‘cất kho’ 6 trọng tài (TN).
2
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Mô hình trường tiểu học mới (VNEN): Kêu ca thì khó đổi mới! (NLĐ).
- TPHCM ban hành chỉ thị chấn chỉnh chất lượng giáo dục mầm non (GD&TĐ).
- Cấp gạo cho học sinh vùng cao (ND). =>
- Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu (CP).
- ĐỀ SAI – HÀNH XỬ SAO CHO ĐÚNG? (Hồ Như Hiển).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Quảng Ngãi: Thêm 10 ngư dân được trả về từ Indonesia (CAND).  – Tàu cá chở 14 ngư dân trôi dạt trong khu vực Trường Sa (TN).  – Liên tiếp cứu tàu cá bị nạn trên biển (Infonet).
- Tiêu chí đánh giá chất lượng BV: Cần thiết nhưng quá “ngặt” (PNTP).  – “Được ngủ ở hành lang cũng là may mắn” (PL&XH).   – Ông Nguyễn Thiện Nhân nói gì từ vụ Cát Tường? (VNN).
1469800_10152009524733808_738413322_n<- Chương trình “Cùng em vượt lũ tới trường”: Merry Christmas! (Thành). – Những ông & bà già Noel xứ Việt hôm 24.12.2013 (DCCT).
- Chen lấn xô đẩy, ông già Noel bị ‘chặt chém’ (Zing).  – Phố Hà Nội ‘nghẹt thở’ đêm Noel (VNN).  – Hà Nội: Tắc đường kéo dài trong đêm Noel (ĐS&PL).  – Noel an lành ở xóm đạo Nghi Phương (CAND).  – Thanh Hóa: Làm đèn kéo quân khổng lồ đón Noel (NLĐ).
- Video: Phỏng vấn Bộ LĐ – TB – XH về 77 công việc phụ nữ không được phép làm (VTV).
- Thôi phải giật mình (TT).
- Mùi sơn giết chết người quản tượng! (NLĐ).  – Voi vật chết người qua lời kể của nhân chứng (VNN).
- Khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2013 vượt mức 7 triệu rưỡi (VOA).
- Điều tiết hồ chứa thủy điện để nâng nước hệ thống sông Hồng (TTXVN).
- Cuối năm bùng phát nạn trộm chó, cướp chó (RFA).
- Hoa Kỳ: Nông dân mới vào nghề (VOA).
- Trung Quốc: Sáu trẻ tử vong sau tiêm vắcxin viêm gan B (TT).
- Báo động về cá hồi nhiễm độc (RFI).
- Nụ cười Ormoc và sự hoang tàn của Tacloban  (Người Việt).
QUỐC TẾ 
- Ông Carter: Bầu cử là giải pháp cho khủng hoảng Syria (VOA).  – Video: Năm 2013: Khủng hoảng Syria đầy kịch tính (VTV).
achad- Nổ lớn tại trụ sở cảnh sát Ai Cập, 13 người thiệt mạng (VOA). – Khủng bố ở Ai Cập : 14 người thiệt mạng (RFI).
- Thế giới đón Noel trong lúc Trung Đông và châu Phi còn xung đột (RFI). – Binh sĩ gìn giữ hòa bình tại Trung Phi đấu súng (Tin tức). =>
- LHQ muốn tăng quân tại Nam Sudan (BBC).  – LHQ báo động thảm họa chiến tranh ở Nam Sudan (TT).  – Nhật Bản cung cấp đạn dược cho phái bộ LHQ tại Sudan (VOA).  – HÐBA sẽ bỏ phiếu để tăng lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan.  – Mỹ tăng nỗ lực ngoại giao để chấm dứt bạo động ở Nam Sudan.
- Phiên tòa xử Musharraf ‘phản quốc’ bị hoãn (BBC).  – Pakistan hoãn vụ xử ông Musharraf về tội mưu phản (VOA).
- Mỹ: Lời nói không đi đôi với việc làm (DVCO).
- Snowden tuyên bố ‘hoàn thành sứ mệnh’ (BBC).  – Edward Snowden: ‘Nhiệm vụ đã hoàn tất’ (VOA).
- Nga : Pussy Riot tiếp tục đấu tranh vì nhân quyền (RFI). – Nga tính toán gì đằng sau việc thả tù nhân chính trị? (VOA).
- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo các đối thủ (VOA).
- Coilin O’Connor – Phát minh nổi tiếng của Mikhail Kalashnikov (Dân luận). – Nhà thiết kế khẩu AK-47 qua đời (BBC).  – Cha đẻ của súng trường AK-47 qua đời (VOA).  – “Cha đẻ” súng AK-47 từng viết 6 tự truyện (NLĐ).
- Tân và cựu Ðức Giáo hoàng gặp nhau (VOA). – Phanxicô, Giáo hoàng “perestroika” ? (RFI).
- Nhật thông qua ngân sách kỷ lục 922 tỷ đôla (RFI).

* Video: + Bản tin video sáng 24-12-2013; + Chống tham nhũng ở Việt Nam?; + CSIS: VN nên tạo sân chơi công bằng giữa lĩnh vực quốc doanh và lĩnh vực tư; + McDonald sắp khai trương nhà hàng đầu tiên ở VN; + Chính sách xoay trục sang Châu Á của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với TQ.

* VTV: + Chào buổi sáng – 24/12/2013;  + Điểm báo – 24/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 24/12/2013; + Tài chính tiêu dùng – 24/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 24/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 24/12/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 24/12/2013;  + Tin quốc tế 17h – 24/12/2013;  + Thế giới trong ngày – 24/12/2013;  + Thời sự 19h – 24/12/2013.

2173. TRUNG QUỐC HƯỞNG LỢI TỪ BÀN TAY KIỀM CHẾ CỦA MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 19/12/2013
TTXVN (Hong Kong 18/12)
Từ lâu Trung Quốc luôn coi Mỹ là trở ngại chính cho tham vọng bá chủ khu vực của họ. Mới đây nhất, trong vụ Trung Quốc đơn phương tuyên b thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của họ ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đã nhanh chóng bị Mỹ thách thức. Phần lớn các chuyên gia cho rng Mỹ đang thực hiện chính sách bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Trung Quc được hưởng lợi nhiều từ sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Thi báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết của nhà báo người Italy Francesco Sisci về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài viết:

Có lẽ cuối cùng có hai cách để xem xét việc thiết lập ADIZ của Trung Quốc xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, khu vực đang xảy ra tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo. Nhiều quốc gia có ADIZ, bao gồm cả nước láng giềng Nhật Bản, và có lẽ sớm hay muộn Trung Quốc cũng sẽ phải thành lập một ADIZ. Tuy nhiên, rõ ràng ADIZ mới của Trung Quốc không phải là một động thái thông thường mà là một cách để đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà hiện nay Tokyo đang nắm quyền quản lý.
Cách đầu tiên, ADIZ mới là một phần trong chiến lược lớn nhằm đối đầu với các nước láng giềng và bành trướng phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc. Cách thứ hai, ADIZ là một sai lầm, một tính toán sai lầm thô thiển về sự cân bằng khu vực hiện nay ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc.
Nếu ADIZ là một phần của một chiến lược thì khu vực này sẽ gần như vô dụng vì chiến lược này sẽ tự bị đánh bại và sẽ đẩy Trung Quốc vào con đường tự hủy diệt bởi vì nước này có quá nhiều láng giềng mạnh và việc tìm cách bành trướng sẽ khiến họ phải trả giá. Hơn nữa, việc bành trướng sẽ đi ngược với chiến lược phát triển hòa bình trong nhiều thập kỷ và trái với tuyên bố gần đây cúa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Nếu đó là một sai lầm lớn thì sự đánh giá kém cỏi của Trung Quốc về cán cân quyền lực sẽ bắt đầu với nhận thức sai lầm về tầm quan trọng chiến lược của sự hiện diện của Mỹ ở châu Á.
Ngày nay, nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng sự hiện diện của Mỹ ở châu Á là một trở ngại cho sự phát triển chính trị và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực và họ mong chờ tới thời điểm mà một nước Mỹ suy yếu sẽ phải rời khỏi khu vực và trao khu vực này vào tay họ. Họ nghĩ sở dĩ các nước láng giềng của Trung Quốc ngạo mạn là do thực tế rằng Mỹ đang ủng hộ các nước này. Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, tất cà các quốc gia này sẽ quỳ gối và thừa nhận tầm quan trọng của Trung Quốc trong khu vực.
Đánh giá này hết sức sai lầm và đi ngược lại suy nghĩ đầy mơ tưởng trong tư tưởng chiến lược của Trung Quốc, tư tưởng không thể đương đầu với một thực tế hiện đại mới về các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, và ngược lại, ngay cả trong thời kỳ khi mà Trung Quốc được vây quanh bởi các nước chư hầu tỏ lòng tôn kính đối với triều đình ở Bắc Kinh. Rất đơn giản và không đi sâu quá nhiều vào chi tiết, thời kỳ của mối quan hệ với các nước chư hầu đã qua đi.
Các nước chư hầu không còn tồn tại nữa bởi vì các mối quan hệ quốc tế không còn dựa trên hình thái của một quốc gia trung tâm và nhóm các nước chư hầu. Mỹ, “quốc gia trung tâm” hiện nay, không hoạt động như vậy, và tiền đề vật chất của mối quan hệ quốc gia chư hầu cũ của Trung Quốc cũng không còn tồn tại nữa.
Hệ thống các nước chư hầu xung quanh Trung Quốc dựa trên một thời kỳ khi Trung Quốc chiếm hơn một nửa sự giàu có và dân số trong khu vực, trong đó các nước láng giềng được liên kết như những nước chư hầu theo một vài cách nào đó. Vào những thời điểm đó, trước tác động lớn của các cường quốc phương Tây đối với Trung Quốc trong thế kỷ 19, Tây Tạng là một hình thức quốc gia chư hầu, còn Ấn Độ hoàn toàn nằm ngoài ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt chính trị. Mỹ không biết ở đâu, châu Âu cũng không biết ở đâu, còn một số nước láng giềng Đông Nam Á trung thành với Trung Quốc và một số nước láng giềng khác thì không trung thành như vậy. Khoảng cách địa lý quá xa là một trở ngại quá lớn để có thể giúp họ xích lại gần với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay, khi Tây Tạng đã trở thành một phần của Trung Quốc, Ấn Độ là nước láng giềng, thì khu vực Đông Nam Á trở nên gần hơn với Trung Quốc. Nga cũng có sự hiện diện chính trị như Mỹ, châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh. Tất cả đều có mối quan hệ thương mại và kinh tế đáng kể với Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi không tính đến Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu hay châu Phi, thì tất cả các nước láng giềng xung quanh Trung Quốc – từ Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam đến Nga – có dân số hợp lại sẽ đông hơn, giàu có hơn và có sức mạnh quân sự lớn hơn so với Trung Quốc. Vì vậy, đây là điều khác xa so với thời kỳ khi Trung Quốc là một nước lớn và các nước chứ hầu chỉ là thuộc hạ của họ.
Bối cảnh cũng rất khác nhau. Những thập kỷ trước đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những hoàn cảnh bình thường sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang hoặc các cuộc chiến tranh biên giới. Ngày nay, các nước láng giềng bắt đầu lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc – khoảng 25 năm sau vụ đàn áp phong trào sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn khiến thế giới sợ hãi với những ý định của giới lãnh đạo nước này. Sau đó, hành vi được kiểm soát tại Washington đã giúp duy trì toàn bộ tình hình trong tầm kiểm soát.
Trong toàn bộ giai đoạn phát triển nhanh chóng này của Trung Quốc, không hề xảy ra cuộc chiến tranh biên giới nào (bất chấp tất cả các cuộc tranh chấp xung quanh Trung Quốc) và không có các cuộc chạy đua vũ trang đáng kể nào (điều có thể làm cạn kiệt các nguồn lực cần thiết của Trung Quốc để đầu tư vào sự phát triển kinh tế). Điều này là do thực tế Mỹ đã ở đó để đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc, an ninh của khu vực, và sự cân bằng quyền lực tổng thể. Sự hiện diện của Mỹ và tầm quan trọng của nước này giờ đây vẫn còn hiện hữu rõ ràng.
Nếu Mỹ biến mất khỏi khu vực – cứ như là trò ảo thuật – thì sẽ không có chuyện tất cả các nước chấp nhận quyền lực của Trung Quốc. Ngược lại: những căng thẳng sẽ bùng nổ bởi không ai tin tưởng Trung Quốc sẽ công bằng và cũng không tin Trung Quốc có thể giải quyết những va chạm trong khu vực một cách thân thiện, điều này làm cạn kiệt các nguồn lực của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế vào một thời điểm mà Bắc Kinh cần phải tập trung vào phúc lợi và phát triển đất nước trong những thập kỷ tới. Sự tập trung vào các vấn đề đối ngoại có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề trong nước, với một tác động lớn đối với sự cân bằng quyền lực trong nước.
Tại sao những căng thẳng vẫn chưa bùng nổ? Mỹ đã có mặt ở đó và Mỹ là một lực lượng giám sát quyền lực trong khu vực, ngăn cản những ý định của nhiều nước láng giềng tiến tới một cuộc chạy đua vũ trang hay áp dụng một thái độ thù địch với Trung Quốc. Điều này đã cho Trung Quốc thời gian, các nguồn lực và khả năng kinh tế để nước này có thể xử lý các vấn đề nội bộ và tập trung vào các vấn đề xã hội và chính trị trong nước, trong khi ít phải suy nghĩ hơn về các vấn đề đối ngoại.
Cụ thể, về quần đảo Senkaku, một vấn đề không phải là mới. Những căng thẳng bắt đầu hình thành cách đây ít nhất 15 năm, khi Trung Quốc và Nhật Bản cố gắng thiết lập thềm lục địa để đưa ra những tuyên bố chủ quyền đối với các mỏ khí đốt ở quanh đó. Trong giai đoạn đó, Nhật Bản mong muốn thiết lập tư cách hợp pháp của Senkaku là các hòn đảo, chứ không phải là các bãi đá, để mở rộng tuyên bố lãnh thổ của họ. Nếu như thời điểm đó, khi Nhật Bản có sức mạnh kinh tế và quân sự hơn hẳn so với Trung Quốc, và Mỹ không có mặt ở đó, thì Nhật Bản đã có thế sẵn sàng sử dụng nhiều biện pháp cưỡng ép hơn để khẳng định quyền sở hữu quần đảo Senkaku, và do đó đáng lẽ có thể gây khó khăn hơn cho Trung Quốc trong việc giành lại quần đảo này.
Hơn nữa, các nước láng giềng, cách đây 10 hoặc 20 năm đã lo ngại về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, và đáng lẽ đã có thể bắt đầu hành động chống lại sự phát triển của Trung Quốc sớm hơn nhiều bởi rõ ràng là sự phát triển của Trung Quốc có thể đi ngược lại lợi ích tốt nhất của họ. Do đó, nhiều quốc gia có thể đã cố gắng, trực tiếp hoặc gián tiếp, ngăn chặn sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Nhiều khả năng, không có sự hiện diện của Mỹ trong khu vực thì chiến tranh đã nổ ra. Và khi có chiến tranh, sự phát triển của Trung Quốc sẽ chậm lại. Trung Quốc lẽ ra đã có thế bị cô lập và một chu kỳ kém phát triển cùng sự căng thẳng có thể đã bao vây toàn bộ khu vực.
Kịch bản này đã không thành hiện thực vì nhiều lý do, bao gồm cả sự thận trọng và tính toán của Trung Quốc, và cũng bởi vì Mỹ đã đóng vai trò một người bảo vệ quan trọng cho sự ổn định của khu vực. Nếu không có Mỹ trong bối cảnh đó, mọi thứ có thể phức tạp hơn nhiều. Một ví dụ là, Nhật Bản có thể đã bắt đầu một chương trình hạt nhân để đối đầu hạt nhân với Trung Quốc, cũng như Ấn Độ đã tuyên bố chương trình hạt nhân của mình vào năm 1998 là không chống lại Pakistan nhưng chống lại Trung Quốc. Sự thật là những căng thẳng bắt đầu gia tăng vào năm 2010, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton can thiệp vào vấn đề Biển Đông, khu vực tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa sáu quốc gia. Nhưng nếu những căng thẳng không phải là một yếu tố thì không ai có thể cắn vào mồi nhử của Mỹ.
Điểm không được chú ý nhiều là tại sao bà Hillary Clinton lại gây ra căng thẳng trong năm 2010 mà không làm điều đó sớm hơn. Tạm gác sang một bên những gì Mỹ sẽ làm và muốn làm ở châu Á trong tương lai, điều này lại là một vấn đề khác.
Điều này đưa chúng ta quay trở lại trạng thái của các vấn đề hiện tại. Khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ, điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ không ở trong khu vực? Nhật Bản sẽ thách thức ADIZ để chứng minh rằng mình không chịu sự chỉ đạo của Trung Quốc, và thậm chí nếu Nhật Bản không làm được điều đó, nhiều nước khác có thể đưa ra cách để đối phó với tham vọng mới của Trung Quốc bởi vì họ hoàn toàn sợ hãi một “ông lớn” sẽ đối xử một cách ngạo mạn, đồng thời gây sức ép đối với những nước nhỏ hơn ở xung quanh.
Trong tình hình này, Nhật Bản – hoặc Ấn Độ, Việt Nam hay Nga – có thể đưa ra một kế hoạch để thách thức ADIZ của Trung Quốc, và sau đó Trung Quốc sẽ phải xem xét biện pháp đối phó; điều này có thể dễ dàng vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Thực tế là việc Mỹ quyết định điều máy bay bay trong khu vực này là cách làm “mềm hóa” phản ứng của Nhật Bản và nước này ngay lập tức làm chủ tình hình. Một vấn đề với Trung Quốc sau đó đã trở thành một vấn đề với một “gã khổng lồ khác” là Mỹ. Nói cách khác, nếu là Nhật Bản thách thức yêu cầu về ADIZ của Trung Quốc, ý kiến dư luận trong nước của Trung Quốc sẽ gây ra rất nhiều áp lực đòi ban lãnh đạo nước này phản ứng với Tokyo và do đó bắt đầu gây ra một cuộc chiến xung quanh quần đảo Senkaku.
Vì vậy, trong trường hợp này, Mỳ đã chứng minh rằng sự hiện diện của mình là cần thiết, không chỉ đơn giản là để kiểm soát Trung Quốc, mà còn để bảo vệ chính Trung Quốc và các nước láng giềng. Trên thực tế, trong vấn đề này, Trung Quốc cần Mỹ hơn là Mỹ cần Trung Quốc. Sự hiện diện của Mỹ có thể giúp xoa dịu những căng thẳng và thúc đẩy các mối quan hệ, các mối quan hệ này sẽ khó khăn hơn nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng ảnh hưởng khu vực. Tuy nhiên, nếu Mỹ rời khỏi khu vực, Trung Quốc sẽ mất đi tầm ảnh hưởng và mất đi sự bá chủ trên toàn cầu của mình, song sẽ không ảnh hưởng nhiều đến an ninh trong nước.
Điều quan trọng nhất là vấn đề về tình hình xung quanh Trung Quốc và tình hình xung quanh quần đảo Senkaku. Như mọi thứ diễn ra trước khi có tuyên bố của Trung Quốc về ADIZ của họ, Trung Quốc đang thắng thế trong cuộc đối đầu với Nhật Bản chỉ đơn giản bằng cách không làm gì cả. Trung Quốc chỉ việc chờ để làm suy yếu Nhật Bản, như trong một cuộc bao vây, và sự thực là quần đảo này bị tranh chấp trên thực tế, khi Nhật Bản không thừa nhận thì đó sẽ là sự vô lý mà sớm hay muộn Nhật Bản cũng phải nhượng bộ.
Tuy nhiên, việc mở rộng ADIZ của Trung Quốc khiến mọi thứ đổi khác. Nó hỗ trợ các lập luận của những người tin rằng Trung Quốc đang cố gắng bành trướng lãnh thổ và gia tăng các yêu sách lãnh thổ của họ, do đó Trung Quốc cần bị giám sát và kiểm soát.
Những tiếng nói này đến từ khu vực, từ Mỹ và từ khắp nơi trên thế giới chỉ bởi vì Trung Quốc lớn đến mức gây ra các mối quan ngại. Nhưng sẽ là ngây thơ khi nghĩ rằng những tranh luận này được đưa ra bởi Mỹ và lan tỏa khắp nơi trên thế giới. Ngược lại, thế giới cảm nhận thấy những tranh luận này và Mỹ góp thêm tiếng nói vào đó. Cũng với một quá trình tương tự, và sau đó là một sai lầm tương tự như ở Trung Quốc, xảy ra sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vài năm sau khi Trung Quốc chấm dứt thả nổi đồng nhân dân tệ của họ bất chấp những sự phản đối của Mỹ. Trung Quốc cảm thấy rằng Mỹ đang gây phiền hà cho mình. Trên thực tế, tại các nước nhỏ hơn, bắt đầu với các nước láng giềng của Trung Quốc, khi đó đang phải chịu đựng nhiều hơn do tình trạng ghìm giá đồng nhân dân tệ, và thực tế là Mỹ đã phản đối việc Trung Quốc công khai làm nhụt lập trường của tất cả mọi người và giúp họ dễ tìm ra một giải pháp hơn.
Những vấn đề này đặt ra những câu hỏi khác rất hóc búa như chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á, cũng như chiến lược và phương hướng của nước này. Điều này cũng mở ra vấn đề Trung Quốc nhân tiện lôi kéo người dân trong nước chống lại các mối đe dọa có thể xảy ra từ bên ngoài để xoa dịu sự phản đối trong nước và tập trung một số sự ủng hộ tại một thời điểm nhạy cảm, khi mà Trung Quốc đang đối mặt với các cuộc cải cách kinh tế và chính trị lớn. Hai vấn đề này là những diễn biến rất quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng kể từ sau tuyên bố về ADIZ mới của Trung Quốc.
Ở thời điểm hiện nay, phản ứng yếu ớt của Trung Quốc sau khi người Mỹ và người Nhật Bản không tuân thủ ADIZ dường như chỉ ra rằng Bắc Kinh đang nhận thấy sai lầm của mình trong tuyên bố về “vùng cấm bay” mới.
Điều này mang tới một cơ hội cho tương lai. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang mang lại tăng trường kinh tế cho các nước láng giềng, và do đó những vấn đề với các nước láng giềng sẽ gia tăng. Những nước muốn trở thành “Trung Quốc tiếp theo” đang thách thức về mặt kinh tế đối với Bắc Kinh, nếu nền kinh tế hoạt động hiệu quả, và thách thức về mặt quân sự nếu nền kinh tế không hoạt động hiệu quá. Trong tình hình này, liệu việc đối đầu với những mối đe dọa trực tiếp về kinh tế, chính trị và quân sự từ phía Mỹ có thực sự là quyết định tối ưu với Trung Quốc?
Câu hỏi này thực sự vô nghĩa bởi Mỹ đã hiện diện ở châu Á trong nhiều thập kỷ và sẽ không từ bỏ nơi đây. Nhưng nếu Mỹ muốn kiểm soát sự phát triển của Trung Quốc và tiết kiệm tiền trong một thời gian cần thiết, nước này đơn giản có thể rút lui khởi châu Á (tiết kiệm hàng tỷ USD vũ khí), bán các vũ khí nhiều hơn hay ít phân biệt đối xử với các nước xung quanh biên giới Trung Quốc (kiếm tiền từ việc đó), và để mặc châu Á tự xoay sở lo liệu lấy, cùng với một cuộc chạy đua vũ trang đang phát triển – điều có thể đễ dàng gây ra một cuộc chiến tranh khu vực lớn, nhấn chìm khu vực trong một thế kỷ.
Thực tế là Mỹ đang không làm điều gì ngoài việc giúp Trung Quốc xem xét lại chiến lược phát triển và các mối quan hệ quốc tế của riêng mình tại một thời điểm khi mà thế kỷ 21 có lẽ đang thực sự bắt đầu./.

2174. CÁN CÂN SỨC MẠNH ĐANG THAY ĐỔI Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 19/12/2013
TTXVN (Tokyo 18/12)
Theo tạp chí Sentaku (Nhật Bản) số ra mới đây, những thay đổi mạnh mẽ có thể sẽ xảy ra trên bản đồ địa chính trị của khu vực Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 9/2013 đã khẳng định trong một tuyên bố liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria rằng Mỹ sẽ không trở thành “sen đầm” của thế giới. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang có hai “sen đầm” – đó Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có quan hệ đan xen ở nhiều cấp độ và loại hình quan hệ khác nhau với cả Mỹ và Trung Quốc. Những nước này có mối quan hệ mật thiết với Mỹ về các vấn đề liên quan đến an ninh và với Trung Quốc trên phương diện kinh tế.

Hơn nữa, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Indonesia đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Điều gì sẽ xảy ra trong hoàn cảnh hiện nay nếu vai trò lãnh đạo của Washington giảm sút?
Dễ nhận thấy hơn cả là sự vắng mặt của Tổng thống Obama tại hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bali, Indonesia, ngày 7-8/10 và tại cuộc gặp cấp cao ASEAN ở Brunei ngày 9- 10/10. Trái lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường lại hành xử tùy thích.
Liệu có phải ông Obama – phải bận tâm với những vấn đề trong nước – đã không có thời gian và sự minh mẫn để đối mặt với Trung Quốc khi hợp tác với Nhật Bản? Những nước nào sẽ lấp đầy khoảng trống quyền lực một khi ảnh hưởng của Mỹ tiếp tục suy giảm? Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liệu có đủ tỉnh táo để nhận thức được trách nhiệm lịch sử rằng Nhật Bản đang dần thế chân Mỹ ở khu vực này?
Những lời nói và việc làm của ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường tại hội nghị cấp cao APEC và ASEAN đã bộc lộ rõ những toan tính. Rõ ràng, Bắc Kinh đang khá sốt ruột khi muốn kéo ASEAN vào tầm ảnh hưởng của nước này. Để thực hiện việc này, Trung Quốc đã tài trợ cho một hội nghị đặc biệt ở Bắc Kinh hồi tháng 8/2013, với sự tham dự của các ngoại trưởng ASEAN, đăng cai triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, hồi tháng 9/2013 và tổ chức vòng đối thoại chính thức đầu tiền với 10 nước Đông Nam Á ở tỉnh Giang Tô về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Phát biểu tại Quốc hội Indonesia, ông Tập Cận Bình kêu gọi thiết lập một cộng đồng Trung Quốc-ASEAN cùng chia sẻ vận mệnh, Ông cũng tiết lộ kế hoạch xây dựng “Con đường Tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21” thông qua việc tăng cường thương mại Trung Quốc-ASEAN lên tới 1.000 tỷ USD từ nay đến năm 2020 và cam kết cấp 15.000 suất học bổng 3-5 năm trong năm 2014, được cho là năm giao lưu văn hoá Trung Quốc-ASEAN. Cùng lúc đó, ông Lý Khắc Cường có các chuyến thăm chính thức đến Brunei, Thái Lan và Việt Nam.
Trong số 1.200 tập đoàn tham dự Hội nghị các giám đốc điều hành (CEO) của APEC diễn ra ở Bali, thì hơn 1/4 số này đến từ Trung Quốc, thể hiện sự tự hào về sức mạnh kinh tế của nước này.
Trung Quốc đang nỗ lực cô lập Philippines trong ASEAN vì các tranh chấp lãnh thổ. Manila đã đề nghị Toà án quốc tế về Luật biển phân xử tranh chấp của nước này với Bắc Kinh liên quan đến bãi cạn Scarborough trên biển Đông. Nước này cũng đang đẩy mạnh hiệp đồng quân sự với Mỹ theo đó quân đội Mỹ sẽ triển khai ở Philippines. Bắc Kinh bày tỏ bất bình về động thái này.
Riêng đối với Việt Nam, Trung Quốc đã có những bước đi thận trọng nhằm xoa dịu với chuyến thăm của Lý Khắc Cường tới Hà Nội ngày 13/10 để gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai bên đã nhất trí thiết lập nhóm công tác để tìm kiếm giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Việc làm lành giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ có tác động tới Philippines và các nước khác.
Việc kiểm soát hiệu quả của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough đang đạt được những bước tiến vững chắc sau khi Bắc Kinh thiết lập quyền kiểm soát hiệu quả đối với bãi đá Mischief mà Philippines tuyên bố chủ quvền ở quần đảo Trường Sa hồi năm 1995 sau khi Hải quân Mỹ rút khỏi Vịnh Subic trên đảo Luzon hồi năm 1992.
Vào tháng 7/2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã nói thẳng với người đồng cấp Dương Khiết Trì rằng việc đảm bảo quyền tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế có liên quan trực tiếp đến các lợi ích quốc gia của Mỳ và những nước có quan hệ mật thiết với Mỹ trong một nỗ lực rõ ràng nhằm ngăn chặn động thái “thừa nước đục thả câu” trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng thông qua các cuộc đàm phán song phương cũng như áp dụng phương pháp tiếp cận “chia để trị” đối với các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Brunei. Liệu Chính quyền Obama có đủ can đảm đi theo lập trường kiên quyết đối đầu với Trung Quốc?
Sự vắng mặt của ông Obama tại hội nghị cấp cao Hiệp định quan hệ đôi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở Bali hồi tháng 10/2013 về vấn đề tự do thương mại vô hình trung đã củng cố thêm vị thế của Trung Quốc.
Tờ New York Times số ra ngày 4/10 cho biết việc ông Obama không tham dự hội nghị lần này đã tiếp tục hủy hoại chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Mỹ, khiến các nước châu Á – đang chứng kiến sự rối loạn tại Hạ viện Mỹ đối với chính sách an sinh xã hội của chính quyền – cảm thấy hoang mang trước cách thức vận hành của nền dân chủ Mỹ và làm dấy lên những hoài nghi về khả năng và tinh thần sẵn sàng của Mỹ đối đầu với Trung Quốc trong những tình huống khẩn cấp.
Chính Thủ tướng Nhật Bản Abe đã thay Mỹ tạo thế cân bằng với Trung Quốc trong bối cảnh Washington gần như đánh mất sự hiện diện của mình. Ngày 7/10, ông đã gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và hai ngày sau, ông đã hội kiến Tổng thống Philippines Benigno Aquino ở thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei.
Ông đã nói với các nhà lãnh đạo hai nước rằng ông thấy quan ngại sâu sắc về động thái hòng thay đổi hiện trạng bằng cách sử dụng vũ lực mà lẽ ra cần phải được giải quyết một cách hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tư tưởng căn bản của Abe về vấn đề này được tóm lược trong tuyên bố mà ông đưa ra tại cuộc họp báo sau hàng loạt các cuộc hội đàm cấp cao rằng: “Các nguyên tắc cơ bản liên quan đến vấn đề hàng hải như luật quốc tế cần được tôn trọng và luật pháp – thay vì vũ lực – cần giữ vai trò thống trị. Tôi quan tâm sâu sắc đến các cuộc tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc trong việc thành lập COC. Tôi hy vọng COC sẽ sớm ra đời theo đó sẽ tạo ra sức mạnh pháp lý mang tính ràng buộc và đạt hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp”. Dường như cuộc đối đầu lịch sử giữa bà Clinton và ông Dương Khiết trì hồi năm 2010 đã lặp lại với ông Abe và ông Tập Cận Bình.
Chính quyền Abe sớm đưa ra tuyên bố về chương trình quốc phòng và thiết lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) kiểu Mỹ. Cùng lúc đó, Tokyo đang tìm cách thay đổi cách hiểu lâu nay của Cục lập pháp Nội các đối với Hiến pháp rằng “mặc dù Nhật Bản có quyền phòng vệ tập thể nhưng nước này bị cấm thực hiện quyền này theo hiến pháp”.
Đánh giá những ưu, nhược điểm của Nhật Bản trong vấn đề này, một cuộc điều tra do hãng nghiên cứu tư nhân tiến hành cho thấy các vị thủ tướng, ngoại trưởng và lãnh đạo các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đều công khai bày tỏ ủng hộ Nhật Bản sửa đổi bản Hiến pháp từ bỏ chiến tranh của mình cũng như việc thay đổi cách hiểu đối với Hiến pháp liên quan đến quyền phòng vệ tập thể. Điều này rõ ràng cho thấy các nước ASEAN đang tỏ ra lo lắng và họ muốn một nước nào đó sẽ thế chân ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Một nhân tố khác có thể tác động đến thế cân bằng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương là vai trò đang lên của Thủ tướng Australia Tony Abbott. Là một người ủng hộ nhiệt thành cho quan hệ đồng minh giữa Australia và Mỹ, ông Abbott đã bổ nhiệm một trong hai cố vấn chính sách đối ngoại là người am hiểu về Nhật Bản, ông Andrew Shearer, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách quốc tế Lowy – viện cố vấn chiến lược lớn nhất của Australia. Ông Shearer từng làm việc dưới thời cựu Thủ tướng John Howard ở vị trí tương tự khi ông Howard và ông Abe ký kết một tuyên bố chung về hợp tác an ninh hồi tháng 3/2007.
Ông Abe và ông Abbott đã gặp nhau tại Bandar Seri Begawan hôm 9/10 và khẳng định sẽ tăng cường quan hệ an ninh giữa hai nước. Ngày 15/10, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói với các phóng viên ở Tokyo sau cuộc gặp của bà với ông Abe rằng bà ủng hộ việc Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Những thay đổi trong cán cân sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ gợi người ta nhớ đến 43 năm trước, năm 1970, khi nhà bình luận người Mỹ Richard Halloran đă đưa ra một tiên đoán táo bạo vốn thu hút sự quan tâm đặc biệt rằng Mỹ sẽ rút hoàn toàn khỏi khu vực châu Á và khoảng trống mà Washington để lại sẽ được lấp đầy bởi “Tổ chức Hiệp ước Thái Bình Dương (PATO)” mà ở đó Nhật Bản sẽ giữ vai trò lãnh đạo.
Liệu Trung Quốc có tiếp tục tăng cường ảnh hưởng của mình? Nhật Bản sẽ dựa vào chính mình hay liên kết với Australia nhằm “chống lưng” cho Mỹ? Hay quan điểm hướng nội của công chúng Mỹ sẽ chuyển sang hướng ngoại và liệu các thể chế tài chính Mỹ có mạnh lên hay không và phải chăng một nhà lãnh đạo Mỹ cứng rắn sẽ xuất hiện? Nhiều khả năng sẽ có những đợt sóng mới xô vào Thái Bình Dương trong tương lai./.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét