Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Thứ Ba, 03-12-2013 - Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 89 – 01/12/2013 (Thành). =>
- Cận cảnh vũ khí hiện đại của Hải quân Việt Nam (TP).
- Đoàn công tác VOV thăm quân, dân trên đảo Trường Sa Lớn (VOV).
- Vũ khí : Trọng tâm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt (RFI).
- Con tàu Trung Quốc không thể ra khơi (DLB).

- Biển Đông chính là lý do khiến Trung Quốc mua Su-35 (ĐS&PL).
- Không quân Đài Loan bay vào vùng phòng không Trung Quốc (RFI).
- Vùng phòng không Trung Quốc có thể gây bất hòa giữa Mỹ với Nhật (RFI).
- Mỹ điều máy bay trước, nói chuyện sau (NLĐ).   – Video: Nhật Bản giữ nguyên quan điểm về vùng nhận diện phòng không (VTV).   – Trung Quốc chỉ trích Nhật không thuân thủ khi bay vào ADIZ (VOV).  – Trung Quốc tuyên bố có quyền thiết lập thêm ADIZ (Tin tức).  – Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản chấm dứt ‘thổi phồng’ về ADIZ.
- Phó TT Mỹ công du Châu Á giữa lúc căng thẳng gia tăng với TQ (VOA).
- Ðại sứ Mỹ ở Philippines vận động cho thỏa thuận luân chuyển quân đội (VOA).


- Chúc mừng sinh nhật tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (Phương Bích).
- Việt Nam hủy vụ án ‘khủng bố’ của nhà hoạt động Đinh Nguyên Kha (VOA).
- Chuyên gia LHQ kêu gọi VN mở rộng quyền tự do tư tưởng cho người dân (VOA).   – ‘Cần không gian cho quan điểm đa nguyên’ (BBC). “Cơ chế chính trị và cấu trúc chính quyền hiện nay ở Việt Nam, cùng với rất nhiều các hội đoàn thể đang hoạt động chủ yếu như các phương tiện truyền đạt những quyết định của chính phủ, để lại không gian rất nhỏ bé cho xã hội dân sự tự biểu đạt mình, đặc biệt với những người làm công tác nghiên cứu hay các nghệ sỹ và những người khác có thể có tư duy phê phán đối với những chính sách của Chính phủ”.
- Đỗ Như Ly: MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN KÉM HAY MỘT KHÚC DẠO ĐẦU LỖI NHỊP (DĐXHDS).  - Cần xử lý nghiêm khắc Ngô Trần – báo An ninh Thủ đô (DĐCTM/DĐXHDS), hai bài viết đáp trả bài viết trên An ninh Thủ đô:  Vi phạm các quy định pháp luật về lập hội sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.
- Video: Những Con Sóng (TTYN).
- Hình ảnh dân oan biểu tình hàng ngày tại Ngô Thì Nhậm – trụ sở tiếp dân nhà nước (Xuân Việt Nam).
- Dân đen lý sự (ĐCV).
- Phạm Chí Dũng: Hậu Hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao? (RFI/DĐXHDS). – Lê Diễn Đức: Một nghị định phản nhân quyền (Blog RFA). - Bùi Tín: Quyền thổi còi (Blog VOA). “…người dân có quyền và có nghĩa vụ báo động, cảnh tỉnh, lưu ý, tố cáo, lên án các hành vi của chính quyền các cấp khi họ vi phạm lời hứa và cam kết về tôn trọng, bảo vệ nhân quyền. Nghĩa là mỗi công dân có quyền và nghĩa vụ thổi còi”. – Nhân quyền không tự nhiên mà có (DLB).
- Cố GS Trần Quốc Vượng: Nước ta không cần chữ “Đấu”, mà cần chữ “Hòa”: HÒA BÌNH, HÒA HỢP, HÒA THUẬN, HÒA GIẢI (Nguyễn Hồng Kiên/DL).
- Dân 90 triệu ai người lớn ? (Bùi Văn Bồng).
- Những hình ảnh (đẹp) về giáo dục miền Nam trước 1975 (VNN/DĐXHDS). – Thế hệ tương lai của đất nước! (Đoan Trang).
- Dưới chế độ độc tài (RFA).
- Hiến pháp 2013: Bình mới rượu cũ (RFA). - Báo Đảng bảo vệ Hiến pháp sửa đổi (BBC). - Video: Lễ ký chứng thực Hiến pháp (Sửa đổi) (VTV). - Nguyễn Hưng Quốc: Đóng tuồng vụng để tồn tại (Blog VOA). – Hiến pháp sửa đổi: Trò hề kệch cỡm (DLB). – Việt Hoàng: Hiến Pháp 2013, một văn bản vô giá trị (Thông luận). - Hiến pháp Ba Đình (DVCO). - Một thành quả to lớn về chính trị và pháp lý (CAND). – ĐẢNG THẮNG – DÂN THUA? (Nguyễn Tường Thụy).
- Họp Quốc hội tốn bao nhiêu tiền dân? (BBC). – CÁC ÔNG TIÊU TIỀN CỦA DÂN THÌ PHẢI CÔNG KHAI CHO DÂN BIẾT (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Luật đất đai mới sửa đổi vẫn chỉ để phục vụ lợi ích giai cấp cầm quyền (DĐXHDS).
- HE HÉ…. (Nguyễn Quang Vinh).
- Tiền và máu! (Người Việt).
- Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam đang đi ‘đúng quy trình’ (DLB).
- CHẲNG CÓ Ý NGHĨA GÌ (Nguyễn Quang Vinh).
- TRƯ CUỒNG (Phần 5)  (Thùy Linh).
Cử tri Hoàn Kiếm thông báo tới ông Trọng bà ban bí thư (Xuân Việt Nam). - CT Trương Tấn Sang:  Sự úp mở chứa chấp ung nhọt tham nhũng’ (VNN).  – Chống tham nhũng: Không để “lình bình” (NLĐ).  – Kê khai và tham nhũng. – Sắp xử ‘đại án’ Vinalines và Bầu Kiên (BBC).
- “Lỗ tò vò” và trụ sở lâu đài (TT).
- Tân Bộ trưởng VP Chính phủ “cầu cứu” người tiền nhiệm (LĐ).
2- Thủ tướng: Phải quản chặt thủy điện (VNN).   – Ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Thủy điện gây thiệt hại là phải đền bù’ (VTC).
<- Nạn phá rừng trồng cao su (RFA).
- Bắt tạm giam nguyên Chánh án huyện nhận tiền chạy án (VOV).
- 80% cán bộ chuyên môn Việt Nam thiếu kỹ năng (GTVT).
- Ma ám – Phim lừa ngoại cảm bịp choảng nhau?! (Chu Mộng Long).
- VN đình chỉ 4 cán bộ an ninh để lọt 229kg heroin từ Tân Sơn Nhất (VOA).  – Vụ ‘lọt lưới’ 600 bánh heroin: Tại sao Cục Hải quan TP.HCM chưa kỷ luật ai? (TN).  – Đồng hồ tây có bao giờ sai (LĐ). “…khi “đúng quy trình”, là không kỷ luật ai cả, là không ai chịu trách nhiệm cả. Và chính vì lẽ đó, câu chuyện tai ương lại tiếp tục xảy ra, để lại được giải thích đúng quy trình”. – LẠI ĐÚNG QUY TRÌNH! (Sơn Thi Thư). – Điều nhục nhã lớn nhất trong vụ này là chiến công thuộc về anh Đài (FB Lọ Lem/Phước béo).
-  Ở Fukushima không còn có đậu mọc lên trời nữa (Phan Ba).
- Một vài suy nghĩ về học thuyết Mác-Lênin (Boxitvn).
- ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ HẬU STALIN – Kỳ 4 (Bùi Văn Bồng).
- Chu Vĩnh Khang “bị bắt” (NLĐ).  – Trung Quốc kỷ luật 20.000 quan chức quan liêu (TN).
- Đại án tham nhũng tràn lan (NLĐ).
- Canada bắt người làm ‘gián điệp cho TQ’ (BBC).  – Trung Quốc bác bỏ cáo buộc có gián điệp là kỹ sư Canada (TTXVN).

- Khai mạc kỳ họp lần thứ 8 HĐND TP Hà Nội: Lo ngại nhiều tuyến đường đắt nhất hành tinh (TP).
- 50 NĂM SAU VỤ ÁM SÁT HAI TỔNG THỐNG KENNEDY VÀ NGÔ ĐÌNH DIỆM: John F. Kennedy và lá bài Việt Nam (Kỳ 2) (PT).
KINH TẾ
- Khu Vực FDI Của Nền Kinh Tế (Alan Phan).
- Nợ xấu không hề mất đi (PLTP).
- Bức tranh chung của nền kinh tế bắt đầu khởi sắc (HQ).
- Việt Nam đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô (TN).
- Khó bán DNNN (TBKTSG).
- Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng (TBKTSG).
- Petrolimex lãi lớn dù liên tục than lỗ (BBC).
- Khắc phục hậu quả bão lũ: NHNN miễn, giảm lãi và khoanh nợ trên 200 tỉ đồng (PT).
2- Giá vàng lại rơi thẳng đứng (TT).  – Lướt sóng kiếm tiền khi vàng xuống giá (ĐT).  – Kinh doanh vàng miếng không còn như buôn rau (TBNH).
- Bộ Công Thương nói về giá gas tăng “sốc” (TQ).  – “Giá gas tăng mạnh, ai cũng bức xúc” (VnEco).  – Video: Tăng giá Gas: Chưa sòng phẳng với người tiêu dùng (VTV).  – Giảm thuế để bình ổn giá gas (NLĐ).
- Chưa quyết định việc nhập đường từ Lào (TBKTSG).  – Ngành mía đường đã đến lúc phải thay đổi.  – Vụ NK đường thô: Bộ Công Thương ủng hộ bên nào? (HQ).
- Phận “đứng đường” của hồng giòn Đà Lạt (TBKTSG). =>
- Nhật Bản không bỏ rơi nông dân trồng lúa (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Video: Quảng Ninh lập hồ sơ đề nghị quần thể Di sản văn hóa Yên Tử là Di sản thế giới (VTV).
- Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh? Đôi điều cần bàn lại! (BS).
- Sử Việt thời thổ tả – Phần III (Da màu).
- Y PHỤC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM (Sơn Trung).
- Thị trường văn nghệ cũng có… lợi ích nhóm? (PBVH).
- VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THIẾU TÁC PHẨM HAY: Phải có thiên thời – địa lợi – nhân hòa (NLĐ). – XUNG QUANH CÂU CHUYỆN TÁC PHẨM ĐỈNH CAO (Nguyễn Duy Xuân).
- KỶ NIỆM VỚI ÔNG HUY VINH (Trần Mỹ Giống).
- MỘT LẴNG HOA DÂNG CỤ PHAN THANH GIẢN (Ngô Minh).
- THƠ TIỄN NHÀ NGHIÊN CỨU VŨ NGỌC LIỄN (Nguyễn Trọng Tạo).
- TÌNH YÊU HOA THIÊN SỨ (Tương tri). – rặng biển (Da màu). – Viết cho em một sáng mùa đông.
- Cơn mưa tình yêu (Tương tri). – NỤ TẦM THANH 2013 (Hoàng Hải Thủy). – Ông Ngoại Hà Đông. – Hồ Trường An – Nguyễn Chí Thiện vối tập truyện Hỏa Lò (DĐTK).
- Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN ( KỲ 16 ) (Nhật Tuấn).
- NOBEL VÀ THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT (Nguyễn Tường Thụy).
2- Tin dữ & lành (Inrasara).
<- Phim “Bông sen vàng” chật vật ra rạp (NLĐ).
- Những vai diễn đáng nhớ của nghệ sĩ Tuấn Dương (Kênh 14).
- Vĩnh biệt Lê Xuân, cựu phóng viên BBC (BBC).
- Cụ bà 84 tuổi hăng say chơi nhạc “ta” bằng đàn “Tây“ (LĐ).
- Bộ Công an điều tra vụ cháy đền thờ Lê Lai (TN).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đào tạo giáo viên – khâu then chốt đổi mới giáo dục (ĐBND).
2- Song Chi: Dạy trẻ em như thế này sao? (Người Việt). =>
- Kiến nghị đóng cửa nhiều trường đại học (NLĐ).  – “Đói” thí sinh nên làm liều.
- Video: Thầy giáo khuyết tật dạy 700 học sinh đỗ đại học (VTV).
- Có hết lạm thu? (ANTĐ).
- Kỷ luật hiệu trưởng, hiệu phó làm khống học bạ (TP).
- ĐỖ HỒNG NGỌC và những câu hỏi về Thiền (Lê Thiếu Nhơn).
- Các phương pháp dự đoán sự kiện (Zetamu).
- Trung Quốc phóng phi thuyền thám hiểm mặt trăng (RFI). – Trung Quốc phóng xe thám hiểm lên Mặt trăng (VOA).  – TQ phóng Thỏ Ngọc lên Mặt Trăng (BBC).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chúng ta phải làm gì cho ngư dân ? (Kinhtebien). – Cứu người giữa sóng dữ, một ngư dân mất tích (TT).
- Cho trẻ em uống vitamin A bằng… hạt đậu giống! (TT).
- Giáo xứ Thánh Linh tổ chức khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người nghèo (DCCT).
- Cái mũ đang úp lên nền Văn hóa, thuần phong mĩ tục… (Thành).
- Khổ sở tái định cư: Mất kế sinh nhai (NLĐ).
- Dịch vụ mang thai hộ: Ra nước ngoài thuê người đẻ (NLĐ).
- Chính thức “chốt” phương án nghỉ Tết Nguyên Đán sớm (TTXVN).
2- Lư đồng đồn hàng chục tỷ hoá ra chỉ vài trăm nghìn đồng (ANTĐ).   – Bộ lư được trả giá 300 tỉ đồng: Sợ bị cướp vì tin đồn nhảm (NLĐ).
<- Khó xử ghe “cát tặc” (NLĐ).
- Voi rừng “quậy” dân suốt 3 tháng (Đắc Nông): Vẫn chưa tìm ra cách “gỡ” (LĐ).  – Dùng voi nhà xua đuổi nếu voi rừng vẫn phá hại (NLĐ).
- Chuyện của người sống sót ở Tacloban (VOV).
- Báo động ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Trung Quốc (TTXVN).
- 4 người chết vì tai nạn tàu hỏa ở NY (BBC).
- 7 người chết trong vụ cháy xưởng may của người TQ ở Ý (VOA).  – Video: Italia: Cháy xưởng may, 7 người thiệt mạng (VTV).

QUỐC TẾ 
- Có bằng chứng Tổng thống Syria phạm tội ác chiến tranh (TTXVN).  – Syria: Gần 2.000 lính đào ngũ ra đầu hàng chính quyền (Tin tức).  – Càng đánh, Assad càng được lòng dân? (VnM).
- Các nhà lập pháp Mỹ muốn tăng biện pháp trừng phạt Iran (VOA).
- Giáo hoàng và Thủ tướng Israel đối thoại về hòa bình Trung Đông (TTXVN).
2- Ủy ban Ai Cập chấp thuận bản dự thảo Hiến pháp (VOA).
- Người biểu tình Ukraina chặn lối vào trụ sở chính phủ (VOA).  – Đụng độ xảy ra trong biểu tình ở Kiev (BBC).  – Khó nghĩ! (NLĐ).  – Video: Ukraine tăng cường trật tự tại Thủ đô (VTV). – Bùi Chí Vinh: Cuộc xuống đường lịch sử của nhà vô địch quyền anh siêu hạng Klistchko (DL). – Ukraina : Người biểu tình tiếp tục bao vây các trụ sở chính quyền (RFI). =>
- Thủ tướng Thái không chấp thuận các yêu sách của phe đối lập (VOA). - Thủ tướng Thái Lan bác bỏ yêu sách buộc từ chức (RFI). – Thủ tướng Thái Lan ‘không từ chức’ (BBC).  – Thách thức cho bà Yingluck Shinawatra.  – Hình ảnh đụng độ ở Bangkok.  – Đụng độ trước văn phòng thủ tướng Thái.  – Thái Lan phát lệnh bắt thủ lĩnh biểu tình vì tội ‘nổi loạn’ (Tin tức).  – Thủ tướng Yingluck: “Tôi sẵn sàng từ chức nếu đó là yêu cầu hợp Hiến” (ANTĐ).  – Video: Thái Lan: Thủ tướng bác bỏ yêu cầu từ chức của phe biểu tình (VTV).  – Biểu tình tác động đến nền kinh tế Thái Lan.  – 34 quốc gia và khu vực cảnh báo về du lịch tới Thái (TTXVN).
- Các nghị sỹ Somalia đã bỏ phiếu cách chức Thủ tướng (TTXVN).  – Thủ tướng Somalia bị bãi miễn chức vụ (VOV).
- Đức Giáo Hoàng kêu gọi cầu nguyện nhân Ngày Thế giới Phòng chống AIDS (VOA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 02/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 02/12/2013;  + 360 độ Thể thao – 02/12/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 02/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 02/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 02/12/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 02/12/2013;  + Tin quốc tế 17h – 02/12/2013;  + Thế giới trong ngày – 02/12/2013;  + Thời sự 12h – 02/12/2013;  + Thời sự 19h – 02/12/2013.

- Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh? Đôi điều cần bàn lại!

Nguyễn Thế Duyên
Hà nội, 23—03 –2011
Nếu những dòng tiêu đề này mà viết ra cách đây năm mươi năm thì có lẽ tôi đã có vinh hạnh đuợc làm quen với Trần Dần, Lê Đạt trong nhà tù rồi. Cũng thật may và thật tiếc cho tôi là hồi ấy tôi còn quá nhỏ nên đã không có đuợc cái vinh hạnh ấy. Thời kì mông muội của tư duy và tri thức đã qua rồi. Dân trí đã đuợc nâng lên đến cái mức mà những điều ngày xưa chúng ta tin thì bây giờ chẳng còn ai tin nữa. Có những điều ngày xưa chúng ta tôn thờ thì ngày nay ai cũng cho đó là một điều ngớ ngẩn. Một trong những điều đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? Một cuộc tranh cãi suốt cả một thời kì dài và nó chỉ kết thúc khi ông Truờng Chinh đưa ra bản cương lĩnh về văn hóa và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước. Không còn tranh cãi nữa, tất nhiên rồi, nhưng không phải vì thế mà nó mất đi. Câu hỏi đó vẫn âm ỉ trong những người làm nghệ thuật và rồi ở đâu đó, vào một lúc nào đó nó lại bật ra và nó lại làm khổ những người cầm bút.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Đã làm cho tác giả của nó khốn nạn đến cuối đời. Cho đến bây giờ thì bài thơ Tây tiến của Quang Dũng chẳng ai dám bảo là không hay mà cái hay của nó chính lại nằm trong cái chất trí thức tạch tạch sè, cái mà người ta dùng nó để ấn Quang Dũng xuống bùn. Thật là lạ, cái người phê phán bài thơ lại chính là Tố Hữu, một người từng được những tên “Đĩ văn” tung hô là Nguyễn Du của thời đại. Tôi chẳng dám tin. Tôi! Một thằng cha căng chú kiết chưa bao giờ có nổi một bài thơ đăng báo, lại có một trình độ cảm thụ thơ hơn Tố Hữu, một đại thi hào đất Việt. Tôi cũng biết, một bài thơ có thể là hay với người này nhưng vẫn là không hay với người khác. Nghệ thuật, bản thân nó đã là một cái gì đó hữu hình mà vô hình khó nắm bắt và càng không thể có một thước đo thống nhất cho tất cả mọi người. Nếu nói như vậy chẳng lẽ lại có thể nói rằng: Ông Nguyễn Thế Duyên, người viết bài này, một thằng cha vô danh tiểu tốt chưa hề có một bài đăng báo, cũng tài như ông Tố Hữu một Nguyễn Du của thời đại được ư? Không thể đúng đuợc bởi còn có một thước đo khác, thuốc đo này rất hữu hình đó là số lượng độc giả yêu thích văn thơ của bạn. Nếu dùng thước đo này thì chắc chắn tôi là một con số không to đùng còn Tố Hữu hơn tôi đến vô cùng lần . Tôi thấy hay chẳng lẽ Tố Hữu không thấy hay? Không ! Tôi chắc rằng Tố Hữu cũng thấy hay lắm. Nhưng khi ông dùng cái thước đo “ Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” để đo bài thơ này thì bài thơ này đáng bị vứt vào sọt rác và tác giả của nó đáng bị dìm xuống bùn đen. Vậy đấy! Khi dùng cái thước “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”, cái thước này đã giết chết cả một thế hệ vàng của thi ca việt nam, đó chính là thế hệ những nhà thơ mới. Khi người ta bắt các thi nhân phải viết theo thước đo này thì hầu hết các thi nhân đều chết, Chỉ còn mỗi Chế Lan Viên còn sống, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Thâm Tâm chẳng một ai viết đuợc một bài thơ nào nên hồn. Họ đã chết bởi một thứ gọi là thước đo cũng được mà gọi là chiếc roi cũng đúng “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Đấy là về thơ. Còn về văn xuôi cũng chẳng hơn gì. Hoài Thanh! Chết. Nguyễn Tuân! Chết. Kim Lân! Chết…. Cả một thế hệ nhà văn thời thơ mới chẳng ai viết đuợc cái gì cho ra hồn. Tôi có một lần ngồi nói chuyện với giáo sư Hoàng Như Mai, Giáo sư văn học, ông có kể cho tôi nghe một giai thoại có thật nghe mà cười ra nước mắt. Ông Hoàng Như Mai kể khi cụ Nguyễn Tuân còn sống cụ bảo với mọi người là khi cụ chết đi nhớ đốt cho cụ (Đốt hình nhân vàng mã) một thằng phê bình văn học.Cụ bảo:
-Xuống dưới ấy mới có thể nói thật với nhau đuợc
Cả một thế hệ tài năng của nền thơ mới chết trong lúc tài năng của họ đang chín nó là một thiệt thòi cho nền văn học nuớc nhà nhưng tổn thất còn hơn thế nữa là cả một cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp của chúng ta gần như vắng bóng trong văn học. Cuộc kháng chiến chin năm ấy có lễ chỉ còn mỗi ông Tố Hữu nhưng một nhà thơ dù có tài đến bao nhiêu thì cũng không thể khắc họa lại đuợc đầy đủ một cuộc kháng chiến của cả một dân tộc. Mà ông Tố Hữu có thực tài không thì còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Hậu quả của cái nghệ thuật vị nhân sinh ấy nó còn kéo dài suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nền văn học trong thời kì chống Mỹ cứu nuớc có khá hơn thời kì chống Pháp. Đất nuớc đã có đủ thời gian để tạo nên một thế hệ nhà văn, nhà thơ mới để khắc họa lại những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc như Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật v.v… Nhưng! Vâng, lại có một chữ nhưng nữa. Cái “Nghệ thuật vị nhân sinh” đã trở thành một cái khuôn đúc, đúc ra những người lính giống hệt nhau trong tất cả các tác phẩm văn học thời kì này. Người lính của Nguyễn Trung Thành cũng giống người lính của Anh Đức, cũng giống người lính của Nguyễn Minh Châu, tất cả đều căm thù giặc, bỏ tình riêng, lao lên họng đại liên cứ như đang lao vào một bữa tiệc. Họ chỉ là những hình nhân biết cử động vì họ được đúc bằng cùng một cai khuôn “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Hãy nhìn lại thời kì hiện thực phê phán, cái anh nông dân Chí Phèo của Nam Cao khác hẳn với anh nông dân Pha của Ngô Tất Tố. Cô thôn nữ Mịch của Vũ Trọng Phụng khác hẳn với cô thôn nữ Dậu trong Tắt đèn. Họ không đuợc tạo ra từ cùng một cái khuôn nên khuôn mặt của họ lung linh sống động hằn sâu vào tâm trí người đọc và tên của họ làm người đọc nhớ. Còn văn học xã hội chủ nghĩa của chúng ta các khuôn mặt đều từa tựa giống nhau nên tên của họ chẳng để lại trong tâm trí người đọc. Không hiểu có ai nhớ nổi tên nhân vật trong “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi hay tên một ai trong tác phẩm đồ sộ “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu? Tôi thì tôi chả nhớ.
Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng cái bản sắc cá nhân của người cầm bút là vô cùng quan trọng. Nó làm cho văn học phong phú, đa chiều mà bản sắc cá nhân ấy thì phải nói rằng nó chỉ có thể có được khi nó “Vị nghệ thuật” Mà thôi. Khi bắt Quang Dũng phải viết về người lính tri thức cũng giống như Hoàng Trung Thông viết về người lính nông dân thì Quang Dũng sẽ chết và thực sự Quang Dũng đã chết.
Không có gì ngớ ngẩn hơn khi đặt ra câu hỏi “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay là nghệ thuật vị nhân sinh” bởi vì bản thân nghệ thuật sinh ra là do nhu cầu của cuộc sống con người. Tức là nó đã “Vị nhân sinh” rồi đấy. Hội họa bắt đầu từ những hình vẽ trên những vách đá mà người tiền sử muốn nói lại với những người khác điều họ đã bắt gặp. Văn chuơng bắt đầu từ những thủ tục cúng tế của người thời xưa, một nhu cầu về mặt tâm linh của con người. Nghệ thuật bắt nguồn từ “Vị nhân sinh” và khi nó thông qua cái “Vị nghệ thuât” tức là nó đã vì con người ở mức độ cao hơn.
Khi nghệ thuật “Vị nhân sinh” mà không thông qua con đuờng “Vị nghệ thuật” thì nó không còn là nghệ thuật nữa mà nó trở thành một sản phẩm tuyên truyền. Ta hãy đọc lại một bài thơ của cụ Hồ chí minh
Hòn đá to,
hòn đã nặng
Một người nhấc
nhấc không đặng
Hòn đá nặng,
hòn đã bền
Một người nhấc,
Nhấc không lên
Tôi không cho rằng đây là bài thơ dù người viết là Cụ Hồ Chí Minh. Và tôi nghĩ chính Cụ Hồ cũng ý thức đuợc điều đó và chắc là Cụ cũng khổ tâm lắm khi phải viết như vậy cho những người nông dân thất học. Một người viết nên những áng thơ như Nhật kí trong tù mà phải viết những vần như vậy thì còn gì khổ hơn. Nhưng Cụ đã hy sinh. Lúc này Cụ không còn là thi nhân nữa mà Cụ là một nhà cách mạng. Những bài thơ chúc tết sau này của Cụ cũng như vậy.
Văn học có chức năng tuyên truyền nhưng dứt khoát nó phải thông qua con đuờng “Vị nghệ thuật” Thì nó mới trở thành một tác phẩm nghệ thuật nếu không nó chỉ là một sản phẩm tuyên truyền. Hình như Ban tư tưởng văn hóa trung ương không biết đuợc điều này .
Nghệ thuật vị nghệ thuật chính là nghệ thuật vị nhân sinh đuợc đưa lên một đỉnh cao mới. Ở đỉnh cao này, nghệ thuật không những thỏa mãn đuợc nhu cầu thưởng thức văn hóa của con người mà hơn thế nữa nó còn có tác dụng bồi bổ và thanh lọc tâm hồn của con người và đấy chính là cái “Vị nhân sinh” của cái “Vị nghệ thuật”. Khi dân trí đuợc nâng lên thì người đọc chẳng thể nuốt trôi những tác phẩm chỉ “Vị nhân sinh” Một cách thô thiển.
Đáng lẽ phải hòa cái “Vị nhân sinh” vào trong cái “Vị nghệ thuât” thì người ta lại tách riêng hai cái ra khỏi nhau và đặt một câu hỏi hết sức ngu ngốc “Vị nghệ thuật hay là vị nhân sinh?” và chính cái câu hỏi ngu ngốc này đã đã làm nền văn học nước nhà chìm đắm.
Tiếc thay cho xương máu của hàng triệu con người đất Việt đổ xuống trong hai cuộc kháng chiến đã không lưu lại đuợc cho vài trăm năm sau một áng thơ văn nào như “Bạch đằng giang phú” hay “Đại cáo bình Ngô” trong khi hai cuộc kháng chiến ấy còn hào hùng gấp mấy trăm lần cuộc kháng chiến chống quân Minh hay quân Nguyên của cha ông chúng ta ngày trước.
Ờ mà lạ nhỉ! Trong lúc người ta cứ hỏi “Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh” thì tôi lại muốn hỏi “Vị cái gì?” vì hiện nay có rất nhiều tác phẩm như “Sợi xích” hay “Gào” hay một số tập thơ mà đọc đi đọc lại tôi vẫn không thấy nó vị cái gì có chăng thì nó chỉ vị những bản năng thấp hèn của con người đang đuợc in và bày bán tràn lan trong hiệu sách.
Khổ thân cho những người thích đọc và thích viết như tôi quá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét