- Tiêm kích Đài Loan đã bay 30 lần qua vùng phòng không Trung Quốc (TN). - Không quân Đài Loan bay tự do trong vùng phòng không Trung Quốc? (PT). - Hai chiến đấu cơ Đài Loan đã bay qua ADIZ 30 lần, TQ không nói gì (GDVN). - “Hoa Đông sớm muộn sẽ lặp lại vụ máy bay đâm nhau như ở Biển Đông” (GDVN). - Bí ẩn đằng sau căng thẳng Mỹ-Trung về ADIZ (DT).
- Mỹ đưa sát thủ săn ngầm tới Nhật Bản đối chọi “Vùng phòng không” (Infonet).- Thủ tướng Nhật Bản khẳng định hợp tác với Mỹ đối phó với Trung Quốc (ANTĐ). - Trung Quốc lập ADIZ để chuẩn bị không kích căn cứ Mỹ? (Soha). - Mỹ điều máy bay săn tàu ngầm sang Nhật Bản (VOV).
- Hàn Quốc triệu tập hội nghị an ninh về ADIZ (Tin tức). - Hàn Quốc sắp hoàn tất thiết lập Vùng phòng không mới (VOV).
- Chính phủ nói về “tính đúng đắn” của mở rộng Hà Nội (VnEco). - Lo “tranh tối tranh sáng” khi lập quận Từ Liêm (VnEco).
- Ngày 12/12 sẽ xét xử vụ án Dương Chí Dũng (VOV). - Sắp xử hai ‘đại án’ tham nhũng Dương Chí Dũng và bầu Kiên (TP).
- Hà Nội: Buông lỏng quản lý, đất công bị chiếm dụng (Giadinh.net).
- Quỹ bảo trì sắp cạn, phí đường bộ lại tăng (ĐV). - Áp dụng mức phí đường bộ mới từ đầu năm 2014 (DT).
- “Máy tính tự động phân luồng xanh” cho qua 600 bánh heroin (TT). - Vụ để “lọt” 600 bánh heroin qua Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Hải quan TPHCM khẳng định đã “làm đúng quy trình” (Tầm nhìn). - Lộ diện chủ lô hàng 229kg ma túy ‘lọt lưới’ (VNN). - 230 kg ma túy lọt qua Tân Sân Nhất “đúng quy trình” (KT). - Xung quanh vụ 600 bánh heroin chui lọt “lỗ kim” (PT).
- Thủ tướng Thái Lan bác yêu cầu từ chức, đụng độ tiếp diễn (DT). - Bà Yingluck bác bỏ yêu cầu “vi hiến” của người biểu tình (TTXVN). - Thủ tướng Thái Lan tuyên bố sẵn sàng từ chức vì đất nước (VOV). -
Thủ tướng Thái Lan sẵn sàng từ chức vì hòa bình (Tin tức). - Thái Lan sẽ có ‘Chính phủ nhân dân’? (TP).
Thủ tướng Thái Lan sẵn sàng từ chức vì hòa bình (Tin tức). - Thái Lan sẽ có ‘Chính phủ nhân dân’? (TP).
Nhân quyền không tự nhiên mà có -Trần Gia Phụng (Danlambao) —-Hiến pháp sửa đổi: Trò hề kệch cỡm -(DLB)
Tiền và máu! -(Huy Phương – Nguoiviet) - “Ưu điểm” của chế độ CHXHCN hôm nay: Cái gì cũng có thể bán và không có gì không mua được!
Thông qua HP: Khi Tổng Bí thư “xào nấu” lòng dân -(Kami -RFA) -Dù
đã biết việc Sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ là một trò hề, với mục đích
nhằm một lần nữa hợp thức hóa cương lĩnh của đảng CSVN, dưới cái vỏ bọc
một bản Hiến pháp mới, với thời gian hai năm rưỡi chuẩn bị, kha khá tiền
bạc và đã có sự tham gia đóng góp ý kiến sâu rộng đông đảo của dân
chúng. Nhưng tôi cũng không khỏi ngậm ngùi và tiếc, khi được tin bản
Hiến pháp Sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 28.11.2013.
Một nghị định phản nhân quyền – (Lê diễn Đức -RFA) - Nghị
định 174/2013/NĐ-CP áp dụng từ ngày 15/01/2014 là sự tiếp diễn của quy
trình sản xuất này. Theo đó, các hành vi hành vi tuyên truyền chống phá
nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động, nói xấu nhà nước trên
mạng xã hội bị phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.
Thế hệ tương lai của đất nước! -(Đoan Trang) -Nhân
chuyện một nhóm sinh viên Học viện Ngân hàng bị xử lý kỷ luật vì can
tội xếp hàng hình chữ SEX trong Hoàng Thành Thăng Long, và bạn Nguyễn
Anh Tuấn (sinh năm 1990), sinh viên xuất sắc của Học viện Hành chính
Quốc gia, có bài viết đáp lễ “SEX chưa rõ nghĩa, các bạn cần FUCK…”, mình bỗng chạnh lòng nghĩ đến thân phận thanh niên – thế hệ tương lai của đất nước.
Hồ Trường An – Nguyễn Chí Thiện vối tập truyện Hỏa Lò (Tiếp theo và hết ) – (DĐTK) >>>Hồ Trường An – Nguyễn Chí Thiện với tập truyện Hỏa Lò
Các biểu tượng truyền thống của chính trị Việt Nam -(Gió O / NCLS) - John T. McAlister, Jr./ Princeton University & Paul Mus/ Yale University -Ngô Bắc dịch
Nước Mỹ thời lập quốc (NCLS) —-Cách mạng văn hóa là tội của ai? (NCLS) —-Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành (NCLS)
Jonathan Adelman – Tại sao Mĩ vẫn là siêu cường không ai có thể thách thức nổi? -(Phạm nguyên Trường dịch)
William H. Overholt – Những cuộc cải cách mới ở Trung Quốc: Lí thuyết và thực tiễn-(Phạm nguyên Trường dịch)
Robert Nozick – Vì sao các nhà trí thức phản đối chủ nghĩa tư bản?-(Phạm nguyên Trường dịch)
Gabe Collins – Những giới hạn của nhà nước giám sát Trung Quốc -(Phạm nguyên Trường dịch)
Nói thật về chủ nghĩa cộng sản-(Phạm nguyên Trường dịch) -Nguồn: Pateikt patiesību par komunismu -Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/sngbaltia/20131030/214334805.html
Jacqueline Newmyer Deal – Lần theo kế hoạch lâu dài của Trung Quốc -(National Interest, tháng 9-10 năm 2013)-(Phạm nguyên Trường dịch)
Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam-(Phạm nguyên Trường dịch) -Nguồn: http://www.economist.com/news/asia/21588143-will-american-led-trade-deal-aid-vietnamese-reformers-blowing-trade-winds
Tư hữu là cốt lõi của tự do-(Phạm nguyên Trường dịch) -http://mises.org/daily/6512/Private-Property-Is-the-Essence-of-Liberty
Cộng Hòa: Dẫn Giải -(Học viện công dân)
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Luật đất đai mới sửa đổi vẫn chỉ để phục vụ lợi ích giai cấp cầm quyền (XHDS)
Bàn về sự lãnh đạo của Đảng – Nguyễn kiến Giang – (Talawas /XHDS)
Quyền thổi còi -(Bùi Tín -VOA) - Có
người ví việc gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ của Việt Nam như kẻ
chuyên phóng lửa đốt rừng bỗng xin được kết nạp vào đội chữa lửa
Đóng tuồng vụng để tồn tại -(Nguyễn hưng Quốc -VOA) - Hình ảnh chính xác nhất để mô tả cả cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp 2013, theo tôi, là hình ảnh của một vở tuồng vụng
Tàu ngầm Trường Sa thiếu linh kiện, chậm tiến độ hạ thủy (ĐV) —Thêm thông tin Trung Quốc có thể lập ADIZ tại Biển Đông (ĐV)
Cộng đồng Việt Nam góp gần $1 triệu cho nạn nhân bão Haiyan -(NV) —-Nhà nước Việt Nam ‘giúp’ Trung Quốc hại lúa gạo dân Việt (NV)
Thứ trưởng Ngoại giao: Hoa hậu nhầm tên nước là sỉ nhục (ĐV) —-Ông Nguyễn Bá Thanh: Ngày 12/12 sẽ xử Dương Chí Dũng(ĐV) —Ông Bá Thanh: Cú đấm mở màn chống tham nhũng (GDVN) —-Ông Nguyễn Bá Thanh: “Sẽ có người kiện ông thủy điện ra tòa!” -(Infonet)
Chủ tịch nước nói về việc luân chuyển ông Nguyễn Thiện Nhân(ĐV) —Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Hiến pháp sửa đổi (Tintuc) —Thủ tướng tiếp Trưởng đại diện Ủy ban thương mại Hoa Kỳ (Tintuc) —Có khả năng hoàn thành thu ngân sách năm 2013 (Tintuc)Khi công chức lương 500 USD, đi xe siêu sang (Dân trí) —Nghỉ Tết Giáp Ngọ từ 28 tháng Chạp để dân có thời gian mua sắm (DV)
Vụ chôn thuốc trừ sâu ở Thanh Hóa: Tội ác rành rành, sao không xử lý? (LĐ) —–“Những công trình gian dối đây – thưa Bộ trưởng”: Đường nát ngay khi mới sử dụng (LĐ)
Chúng ta mà muốn… (LĐ) -Ở ta, thành lệ, khi bàn việc gì dính dáng đến tiêu cực thì người bàn luôn coi mình là “người ngoài cuộc”, vô can. Gần năm trăm vị đại biểu Quốc hội quên rằng, có hơn một phần ba của con số ấy là chuyên trách, tức là ăn lương của Nhà nước theo ngạch bậc “nhỉnh” hơn cả những chức vị tương đương của bên hành pháp.
Những tiến bộ đi cùng hiến pháp – TS. Nguyễn sỹ Dũng -(LĐ) -….Điều cần ghi nhận thứ hai là tranh luận xã hội về các vấn đề của hiến pháp, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất đã diễn ra cởi mở chưa từng thấy từ trước đến nay. Những ý kiến khác nhau trong một xã hội có hạ tầng cơ sở (kinh tế) đã gồm rất nhiều thành phần là điều không chỉ hoàn toàn dễ hiểu, mà còn hoàn toàn lành mạnh. Tuy nhiên, nhận thức về một sự tất yếu như vậy nhiều khi khó đạt một cách dễ dàng…..
Khổ sở tái định cư: Mất kế sinh nhai (NLĐ) -Nhà cửa hơn hẳn nơi ở cũ nhưng người dân tái định cư phải từ bỏ nghề buôn bán nhỏ, lao động tay chân quen thuộc trong khi việc làm tại nơi ở mới không phải dễ tìm nên thu nhập bấp bênh —Lo mất việc ở ngân hàng (NLĐ)
Ông Nguyễn Kiến Giang qua đời (BBC) -Nhà hoạt động chính trị Nguyễn Kiến Giang, người từng bị tù nhiều năm trong vụ án Xét lại chống Đảng những năm 1960, vừa qua đời ở tuổi 83.
Ông Nguyễn Kiến Giang bị tù 6 năm trong vụ án Xét lại Chống Đảng===>>>
Nguyễn Kiến Giang là người yêu nước’ (BBC /nghe) - Nhà
bất đồng chính kiến Nguyễn Minh Cần, người cùng học với ông
Kiến Giang tại trường Đảng cao cấp tại Nga, nhưng quyết định ở
lại trong khi ông Nguyễn Kiến Giang bị gọi về và bị bắt, kể
lại câu chuyện.
‘Cần không gian cho quan điểm đa nguyên’ (BBC) - Chuyên
gia của Liên Hiệp Quốc khuyến nghị Việt Nam tăng cường tự do cho hoạt
động nghệ thuật và học thuật. –Bà Farida Shaheed, Báo cáo viên đặc biệt
của LHQ về các quyền văn hóa, lần đầu tiên có chuyến thăm Việt Nam
trong tháng 11. —-Báo cáo viên LHQ kêu gọi tự do ngôn luận ở Việt Nam (RFI)
Hậu Hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao? -(RFI) – PV Phạm chí Dũng.
Vũ khí : Trọng tâm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt (RFI) –Trung Quốc bất lực nhìn Nga giúp Việt Nam về quân sự (RFI)Nạn phá rừng trồng cao su (RFA) — Bạn nghĩ gì -(RFA) – Ý kiến về QH và HP.
- Giá vàng giảm, sức mua vẫn được duy trì (NLĐ). - Đầu tư vàng năm 2014 sẽ lỗ nặng (DNSG). - Vàng “nội” đua giảm cùng thế giới (KTĐT).
- Khối ngoại bán ròng 1,8 triệu cổ phiếu HAG (ĐTCK). - VN-Index đạt 508,53 điểm (SGGP).
- Đầu tư BĐS: “Nội” dần nhường đất cho “ngoại”? (CafeLand). - Những sự kiện “nóng” của thị trường BĐS tháng 11 (PT). - “Le lói” cửa sống cho bất động sản cao cấp (VnM). - Đà Nẵng: Khánh thành nhà ở xã hội đầu tiên của gói 30.000 tỉ (PT).
- Nợ vay lớn, Petro Vietnam khai thác mạnh dầu thô (ĐV). - Ở Đông Á, trữ lượng dầu của Việt Nam “chỉ thua Trung Quốc” (DT).
- Tăng giá gas: Hàng cũ bán giá mới (VOV).
- Kinh tế khó khăn, siêu thị vẫn tăng mạnh hàng Tết (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Diễn viên từng vào vai “Xuân Tóc đỏ” qua đời (DT). - ‘Cuộc đời diễn viên đóng vai Xuân Tóc đỏ có rất nhiều nỗi buồn’ (TP).
- U23 Việt Nam lại rơi rụng trụ cột trước SEA Games? (VOV). - Cầu lông Việt Nam tại SEA Games 27: Chờ “vàng” của Tiến Minh (DV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Sai sót trong sách tham khảo: “Sạn” làm vẩn đục tâm hồn trẻ (Giadinh.net).
- ĐHQG Hà Nội thí điểm tuyển sinh kiểu mới (Infonet).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Quặn lòng những vụ đắm tàu (TP). - Vụ chìm tàu ở Quỳnh Lưu (Nghệ An): Nghẹn đắng nỗi đau nơi làng quê nghèo (ĐSPL). - Cứu ngư dân gặp nạn trên biển, một người mất tích (GDVN).
- Vỉa hè HN: Ban ngày tập kết rác, ban đêm bán hàng ăn (Infonet).
- Đắk Nông: Voi rừng xộc thẳng vào làng phá nhà cửa (Infonet).
- Thực hư bộ lư đồng cổ giá 300 tỉ (ĐSPL). - Khốn khổ vì tin đồn bộ lư giá 300 tỉ đồng (NLĐ).
- Công chức, viên chức nghỉ Tết Giáp Ngọ 9 ngày (TTXVN). - Người dân đồng tình đề xuất nghỉ Tết sớm (VNN).
Cục
Hải quan TP.HCM họp báo vụ 600 bánh heroin lọt qua cửa sân bay
(MTG) >>>600 bánh heroin đã đi vào… luồng xanh! —-229 kg heroin lọt lưới: Giải thích của Hải quan hài hước? (KT) —Tất cả đều ‘đúng quy trình’, 229kg heroin vẫn sang Đài Loan (ĐV) —Lộ diện chủ lô hàng chứa 600 bánh heroin trên máy bay (DT) —-Đồng hồ tây có bao giờ sai (LĐ)Để lọt 229 ký heroin: Hải quan TP HCM khẳng định vô can (NLĐ) -Ông Trần Mã Thông, Cục phó Cục Hải quan TPHCM, khẳng định cán bộ hải quan đã làm đúng quy trình đối với hàng xuất khẩu khi trả lời về vụ việc để lọt vụ vận chuyển 600 bánh heroin (229 kg) từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi Đài Loan.
Một bác sĩ bị tố lừa cả tình lẫn tiền Trung Quốc rao bán cô dâu Việt với giá 6.000 USD (SM) —-Quyết đấu trong cuộc nhậu, một người bị đâm thấu tim (ĐV) —-Nghi vợ ngoại tình, chồng dùng tuốcnơvít đoạt mạng “tình địch” (DV) —Thiếu nữ 16 tuổi cùng bạn trai giết, cướp lái xe ôm (DV) —Nghi án con gái đầu độc cha mẹ ruột vì tranh chấp đất đai (DV)
Vừa bước ra khỏi trường, nam sinh bị đâm hai nhát (DV) —“Dân đi bão” trộm xe ngay cơ quan… công an (NLĐ) —Đi cướp mộ bị kẹt dưới lòng đất (NLĐ)
Trung Quốc hối thúc Nhật lập tức chấm dứt mượn cớ thổi phồng gây ra cọ xát (CRI) —Mỹ đưa máy bay tuần tra tối tân tới Nhật Bản (Tintuc) —-Hung hăng ở ADIZ: TQ già đời.. còn nghịch dại? (KT)
Bất ngờ Thủ tướng Thái xinh đẹp sẵn sàng từ chức (ĐV) —Thủ tướng Thái Lan ‘không từ chức’ (BBC) —-Thủ tướng Thái Lan bác bỏ yêu sách buộc từ chức (RFI) — Làn sóng biểu tình làm rung chuyển thủ đô Thái Lan (RFA) — Thủ tướng Thái không chấp thuận các yêu sách của phe đối lập (VOA)===>>>
Trung Quốc bắt ‘hổ’ Chu Vĩnh Khang (ĐV) —Hai chiến đấu cơ Đài Loan đã bay qua ADIZ 30 lần, TQ không nói gì (GDVN) —Thủ tướng Nhật: Mỹ không nói các hãng hàng không “báo cáo” Trung Quốc (GDVN)
Phi cơ Đài Loan bay 30 lần vào không phận TQ ấn định (RFA) —-Không quân Đài Loan bay vào vùng phòng không Trung Quốc -(RFI) —Vùng
phòng không Trung Quốc có thể gây bất hòa giữa Mỹ với Nhật-(RFI) —Mỹ
đưa máy bay săn tàu ngầm đến Nhật (RFA) —-Nhật – Mỹ bàn về vùng phòng
không của TQ (RFA)
Anh và Trung Quốc mở rộng quan hệ ngoại giao (RFA) — Thủ tướng Anh thăm Trung Quốc (RFI) —-Trung Quốc phóng phi thuyền thám hiểm mặt trăng-(RFI)
Phó TT Mỹ công du Châu Á giữa lúc căng thẳng gia tăng với TQ (VOA) —-Ðại sứ Mỹ ở Philippines vận động cho thỏa thuận luân chuyển quân đội (VOA)
Ukraina : Người biểu tình tiếp tục bao vây các trụ sở chính quyền (RFI) —-Đụng độ xảy ra trong biểu tình ở Kiev (BBC) —Người biểu tình Ukraina chặn lối vào trụ sở chính phủ (VOA)
2137. TƯƠNG LAI CỦA INTERNET SAU VỤ BÊ BỐI GIÁN ĐIỆP TOÀN CẦU CỦA MỸ
Thứ Tư, ngày 27/11/2013
TTXVN (Pretoria 22/11)
Theo mạng “Tin Toàn cầu” ngày 17/11, tiết lộ gần đây của Edward Snowden về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) nghe trộm điện thoại các nguyên thủ quốc gia và thu thập thông tin cá nhân của người dân châu Âu rõ ràng gây tác động nghiêm trọng trên cả mức độ bê bối ngoại giao đơn thuần.
Điều này đã được chứng tỏ tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tổ chức vào ngày 24-25/10/2013 vừa qua. Mức độ phẫn nộ của các nước châu Âu thể hiện khá rõ ràng. Thay vì thảo luận những vấn đề kinh tế đang nóng bỏng, hầu như toàn bộ thời gian diễn ra hội nghị dành để lên án Mỹ và đồng minh nghe trộm điện thoại của Thủ tướng Đức A.Merkel, Tổng thống Pháp F.Hollande và nhiều nguyên thủ châu Âu khác. Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị khẳng định rõ: hành động trên không được phép tiếp diễn. Một số nguyên thủ thậm chí còn đề xuất Mỹ cần phải ký Hiệp ước đặc biệt “chống hoạt động gián điệp” với các nước châu Âu. Theo đó, Washington phải cam kết không tiến hành hoạt động không mấy thân thiện như trên đối với đồng minh châu Âu. Đức đã biến lời nói thành hành động khi một phái đoàn đặc biệt của Chính phủ Đức đến Mỹ với nhiệm vụ đạt được một quyết định về vấn đề này. Tuy nhiên, theo tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, mặc dù cuộc gặp giữa đại diện hai nước đã diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 30/10/2013 nhưng họ không đi đến được một quyết định chung. Theo tin tức của giới truyền thông, Mỹ tiếp tục chống lại việc ký kết “Hiệp ước chống gián điệp”.
Chúng ta có thể dự đoán rằng cuộc thảo luận giữa Đức và Mỹ về chủ đề này sẽ chẳng đi đến đâu. Không đơn thuần chỉ là việc Mỹ sợ ký vào một văn bản mà sau đó sẽ phải tuân thủ, mà tất cả đều hiểu rằng văn bản này cùng lắm vẫn chỉ là “tuyên bố về ý định”. Đơn giản là Nhà Trắng hiểu rõ tại sao không nên ký bất cứ văn bản nào sẽ hạn chế tham vọng của Chính phủ Mỹ, hơn nữa lại là với các đối tác mà Mỹ không coi là đồng minh của mình. Washington hẳn chưa quên quan điểm của Berlin trong cuộc xâm lược của Mỹ đối với Iraq.
Và tại sao Washington lại phải tự bó tay bó chân chính mình trong lĩnh vực mà Mỹ đã tạo ra lợi thế độc quyền? Cấu trúc liên kết rộng rãi của Internet (world wide web), một mạng lưới xương sống quan trọng, hiện đang liên kết với Mỹ và 75% lưu lượng thông tin đi qua Mỹ. Nếu bổ sung thêm đường truyền Internet do Anh kiểm soát thì con số lưu lượng trên sẽ lên đến 95%. Và vì vậy, Mỹ không có ý định từ bỏ lợi thế mà họ đã bảo vệ cho chính mình trong 20-30 năm qua. Phần lớn hoạt động kiểm soát Internet được thực hiện (trực tiếp hay gián tiếp) bởi các công ty của Mỹ có quan hệ mật thiết với chính phủ như ICANN, IANA, ISOC… và một số công ty khác có sự kiềm soát lưu lượng đường truyền quốc, tế hạn chế hơn. Hơn nữa, để quyền kiểm soát Internet nằm trong tay các công ty trên là mục tiêu chiến lược dài hạn của Mỹ. Điều này đã quá rõ ràng. Nỗ lực của một số nước buộc ICANN chuyển giao quyền lực của mình cho Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) hay bất kỳ tổ chức nào khác nằm dưới sự bảo trợ của Liên họp quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của từ chính giới Mỹ, ví dụ như K. Alexander, Giám đốc NSA và Bộ Tư lệnh không gian mạng Mỹ.
ICANN dường như đang tích cực tìm kiếm giải pháp “thỏa hiệp” nhưng trên thực tế, Mỹ vẫn nắm quyền kiểm soát Internet. Một ví dụ cho thấy Mỹ đang cố gắng nói theo cách của họ khi né tránh vấn đề là cuộc thảo luận về mô hình đa cổ đông. Theo đó, Mỹ đồng ý rằng mô hình quản lý Internet cần phải được thực hiện dân chủ, đồng thời đề xuất thành lập một tổ họp quản lý trên cơ sở ICANN bao gồm đại diện của các công ty máy tính nêu trên, các đại diện doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và một số cá nhân. Rõ ràng một mô hình như vậy ít nhất sẽ không thể kiểm soát được hoạt động của mạng Internet trên cấp độ quốc tế thực sự. Khó có thể tin được rằng ICANN muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ như lãnh đạo công ty này F.Chehadé đã tuyên bố vào cuối tháng 10 vừa qua.
Hội nghị ITU tổ chức tại Dubai vào tháng 12/2012 đã nói về vấn đề này. Tại thời điểm đó, Nga và Trung Quốc đặt vấn đề chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực Internet vào chương trình nghị sự đã gây ra sự phản đối quyết liệt của Mỹ và các nước, đồng thời đe dọa làm gián đoạn hội nghị này. Cũng tại thời điểm đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết cam kết “thúc đẩy tự do Internet trên toàn cầu thoát khói sự kiểm soát của chính phủ”. Tại Dubai, quan điểm của Mỹ được các nước EU, trong đó có Đức, nhiệt liệt ủng hộ.
Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy quan điểm của các nước châu Âu có thể sẽ phải điều chỉnh đáng kể. Mikko Hypponen, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong tập đoàn chống virus máy tính F-Secure đã tuyên bố ràng theo quan điểm của ông “Internet đã trở thành thuộc địa của Mỹ. Chúng ta đang trở về thời đại chủ nghĩa thực dân; chúng ta nên nghĩ về việc người Mỹ như những ông chủ của chúng ta. Đây là một tình huống bất bình đẳng. Tất cả các tập đoàn cung cấp dịch vụ chủ yểu đều nằm tại Mỹ”.
Và châu Âu đang bắt đầu thực hiện những bước đi nhất định để chấm dứt uy thế tối cao của Mỹ. Vào ngày Hội nghị thượng đỉnh EU khai mạc, với sự ủng hộ của Brazil và một số nước Mỹ Latinh, Đức đã yêu cầu Liên hợp quốc làm cho Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị phù hợp với thực tế hoạt động của mạng Internet. Ngày 11/11, một nghị quyết đã được đệ trình lên ủy ban thứ ba Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét. Nghị quyết này kêu gọi tất cả các nước “xem xét trình tự, thực tế và luật pháp liên quan đến việc giám sát thông tin liên lạc, hoạt động xâm nhập và thu thập dữ liệu cá nhân”.
Ngày 23/10 vừa qua, Nghị viện châu Âu thông qua một nghị quyết với đa số phiếu ủng hộ bãi bỏ Hiệp ước về chuyển giao thông tin ngân hàng và hệ thống giao dịch quốc tế (SWIFT) có thể tạo điều kiện cho Mỹ tiếp cận ngân hàng dừ liệu của châu Âu. Thậm chí còn thú vị hơn là các sáng kiến gần đây của Đức trong việc tăng cường bảo vệ an ninh dữ liệu cá nhân của công dân Đức. Philipp Blank, đại diện chính của Deutsche Telekom, đã thể hiện mối lo ngại về ý tưởng thực hiện dự án “định tuyến quốc gia” có thể ngăn chặn lưu lượng truy cập Internet thông qua các điểm mạng nằm ngoài đất nước. “Ý tưởng trên nghĩa là dữ liệu từ người gửi của Đức đến người nhận ở Đức sẽ không được gửi thông qua một nước khác (điều hoàn toàn trái với thực tiễn phổ biến hiện nay)”. Đây là một dự án tốn kém nhưng Đức sẵn sàng gánh chịu chi phí đó. Dường như châu Âu sẽ sớm nhớ lại rằng “chủ quyền kỹ thuật số” là một vấn đề phức tạp, không thể đơn giản chỉ giao nhiệm vụ cho một ai đó (như châu Âu đã từng làm với an ninh quân sự bằng cách ủy quyền cho NATO và do đó trên thực tế là ủy quyền cho chính Mỹ). Điều này hoàn toàn khác xa từ ý tưởng đến kinh nghiệm thực tiễn của’Trung Quốc mà sau đó ngày càng được học tập sâu rộng trên toàn thế giới.
Ngày nay, toàn bộ hệ thống quản lý mạng Internet được xây dựng trên sự thống trị về công nghệ của Mỹ, làm suy yếu phần lớn nỗ lực của các nước nhằm bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia trong lĩnh vực không gian mạng. Sự thống trị toàn bộ của các công ty công nghệ thông tin Mỹ như Google, Facebook hay Microsoft, đều tích cực họp tác với NSA và các cơ quan tình báo Mỹ khác, khiến cho “chủ quyền kỹ thuật số” thậm chí trở nên ảo tưởng hơn. Nhiều khả năng, Liên minh châu Âu sẽ xem xét lại toàn bộ quan niệm của mình về việc xây dựng xã hội thông tin châu Âu, mà rõ ràng là không đáp ứng được các yêu cầu an ninh hiện đại. Mô hình mới sẽ như thế nào hiện vẫn chưa rõ ràng nhưng dường như nó sẽ báo trước một sự khởi đầu phù hợp cho chủ nghĩa tự do cực đoan, vốn đã tự làm mình mất uy tín trong điều kiện an ninh mạng toàn diện mà Mỹ đã bắt đầu thực hiện chống lại toàn bộ thế giới./.
2138. Thương nhớ Nguyễn Kiến Giang
HỌC GIẢ NGUYỄN KIẾN GIANG
Nguyễn Thanh GiangCó lẽ Nguyễn Kiến Giang là một trong những người đầu tiên nêu yêu cầu bỏ điều 4 của Hiến pháp CHXHCNVN. Trong bài phát biểu tại Hội thảo do Câu lạc bộ Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 20 tháng 2 năm 1990 và sau đó đăng trên tạp chí Khoa học và Tổ quốc dưới tiêu đề “ Bàn về sự lãnh đạo của Đảng ” ông đã nêu mấy kiến nghị ;
- “ Xóa bỏ điều 4 trong hiến pháp qui định về mặt pháp lý vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, để cho các tổ chức Đảng và đảng viên không thể dựa vào ưu thế pháp lý của mình trong sự lãnh đạo, và sự lãnh đạo của Đảng chỉ dựa vào phương pháp thuyết phục. Tất cả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng không mang tính chất bắt buộc đối với các công dân về mặt pháp lý ( trừ những trường hợp đã biến thành luật );
- Đảng không độc chiếm các cơ quan dân cử, các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội; chỉ dành một tỉ lệ không quá 50% thành phần các cơ quan này cho đảng viên, như vậy sẽ tập hợp được những người ngoài Đảng ưu tú vào công việc quản lý đất nước;
- Ban lãnh đạo các cấp, kể cả trung ương, tiến hành những cuộc đối thoại bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau với những người tiêu biểu cho các xu hướng khác nhau trong xã hội, cả với những người có ý kiến ngược với ý kiến của Đảng, không định kiến, không trù dập;
- Tiến hành những cuộc tranh luận công khai trên báo chí về các vấn đề quốc kế dân sinh, không hạn chế tự do tư tưởng, chỉ với điều kiện không trái với hiến pháp và luật pháp được xây dựng thật sự dân chủ;
- Các cơ quan thuộc bộ máy Đảng không được trực tiếp chỉ huy điều hành những cơ quan, những tổ chức không thuộc hệ thống tổ chức của Đảng (cụ thể: ban tuyên huấn không trực tiếp chỉ huy báo chí, ban tổ chức không được trực tiếp quyết định công việc nhân sự…).
- Cuối cùng, giải quyết tất cả những vụ án oan về tư tưởng và chính trị trước đây, sòng phẳng với những sai lầm của Đảng trong quá khứ; thật sự khôi phục đầy đủ các quyền công dân cho người bị oan ức; thực hiện hòa hợp dân tộc một cách chân thành ”.
Kết quả của việc đăng kiến nghị này là tạp chí Khoa học và Tổ quốc bị đình bản và tổng biên tập Phạm Quế Dương suýt bị khởi tố.
Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22-1-1931 tại một làng quê Quảng Bình bên con sông Kiến Giang. Ông tham gia Mặt trận Việt Minh rất sớm và năm 1945 đã trở thành đảng viên Cộng sản khi mới 14 tuổi. Năm 1947 ông được cử vào huyện ủy rồi được điều lên công tác ỏ tỉnh ủy Quảng Bình ( 1945-1955 ). Năm 1956 ông được chuyển về công tác tại Hà Nội và đã từng được đề bạt làm Phó giám đốc nhà xuất bản Sự Thật. Năm 1962 ông được cử đi học trường Đảng cao cấp tại Liên Xô. Khi Trung ương Đảng ra Nghị quyết 9 chống chủ nghĩa Xét lại thì tất cả anh em trong khóa học của ông đều bị gọi về nước. Từ 1964-1967 ông bị đưa đi « công tác thực tế » tại Quảng Bình và Thái Bình; sau đó bị tống giam cho đến 1973. Ra khỏi tù, ông vẫn bị đưa đi quản chế tại Thanh Ba, Vĩnh Phú cho đến năm 1976. Ông tâm sự: “ Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì nữa cơ. Nghe người ta bảo là tôi phản động, tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế từ giam ở xà lim mấy năm, và mấy năm quản chế, khoảng gần 10 năm. Khi tôi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân thì tôi cũng không biết là tôi có tội gì. Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa ”.
Từ tháng 9-1976 được về với gia đình tại Hà Nội sống như một người ngoài lề xã hội, ông ngồi dịch và viết sách báo dưới nhiều bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên, Lê Minh Tuệ…
Sách đã viết gồm có:
– Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám ( 1959 )
– Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám ( 1961 )
– Việt Nam – Khủng hoảng và lối ra
– Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang ( 1993 )
Cùng viết với Nguyễn Khắc Viện có:
– Liên Xô 70 năm trên đường khai phá (1987)
– Cách mạng 1789 và chúng ta (1989)
Những bài viết của Nguyễn Kiến Giang trong thập niên 90 đã đăng rải rác trên báo chí trong ngoài nước hoặc tán phát chuyền tay được Talawas gom thành một tập hợp mang tên “ Suy tư 90 ”. Trong tập hợp này có nhiều bài giá trị như:
– Đi tìm cách tiếp cận bản tính gốc người Việt.
– Một cuộc chiến chống lại “ phi lý tính ”
– Nên đặt vấn đề Nho giáo như thế nào ?
– Khủng hoảng và lối ra
– Thử dò tìm một cách tiếp cận mới đối với thế giới hiện đại
– Một quan niệm về hiện đại hóa ở Việt Nam
– Đời sống tâm linh và ý thức tôn giáo
– Từ Duy tân đến Đổi mới
– Nhìn nhận thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay
– Công bằng xã hội và kinh tế
– Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam
- 1 -
Bàn về nguồn gốc bản sắc văn hóa Việt
Nam ngoài các học giả thường quy nạp vào nền văn minh trồng trọt và
trồng lúa nước để phân biệt với nền văn minh chăn nuôi, du mục; có người
nhấn mạnh tới tính chất sửa vặt ( bricolage ) của văn hóa Việt Nam,
Nguyễn Kiến Giang thì chứng minh rằng: “ văn hóa Việt Nam là một “hệ
thống mở ” trong hàng nghìn năm tồn tại của tộc người Việt. Nó là một hệ
thống có nhiều cơ tầng có liên quan tới những “đợt” tiếp xúc với những
nền văn hóa bên ngoài (cũng tương tự như tiếng Việt gồm nhiều cơ tầng
khác nhau mà các nhà ngôn ngữ học đã tìm thấy). Với những cơ tầng hình
thành nối tiếp nhau trong lịch sử như vậy, rõ ràng người Việt chúng ta
đã tiếp nhận (như một “cái phễu” ngày càng rộng miệng) rất nhiều nguồn
văn hóa khác nhau trong lịch sử (Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành, Pháp,
Nhật Bản, Liên Xô, Mỹ…). …Nhưng vẫn có một cái gì đó làm cho văn hóa của
chúng ta trở thành của chính chúng ta mà không trộn lẫn với bất cứ một
thứ văn hóa nào khác. Cái gì đó, theo tôi nghĩ, có lẽ là một ” bộ lọc “.
” Bộ lọc ” này gồm ba yếu tố là ứng xử, ngôn ngữ và tâm thức, ba yếu tố
này quyện chặt với nhau đến mức không thể tách riêng từng yếu tố, nói
cho đúng, “tuy ba mà một” (cũng có thể gọi là “tam vị nhất thể”
(trinité) như ở một số tôn giáo, nhưng ở đây không có “ba ngôi” theo thứ
bậc, mà là cùng tồn tại và hòa vào nhau) ” ( 1 )Ông có ý “ chê ”: “ Óc khái quát chưa bao giờ là mặt mạnh của người Việt cả. Những đỉnh cao trí tuệ và tâm linh, in đậm sức sáng tạo và tính độc đáo, gần như rất hiếm hoi, có lẽ chỉ trừ lĩnh vực y học và đánh giặc, hai lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sống chết của con người. Năng lực tư duy của người Việt quá kém cỏi chăng? Tôi không muốn nghĩ như vậy, vì trong lịch sử, thời nào cũng có những trang tài giỏi mà năng lực tư duy không kém ai. Nhưng chính họ cũng không đẩy được những kết quả tư duy của mình lên thành học thuyết, thành hệ thống có tính phổ quát, mà nói chung, chỉ dừng lại ở trình độ ” vận dụng ” như ta nói hiện nay, dù là “vận dụng sáng tạo” hay ” vận dụng tuyệt vời ” đi nữa ” ( 1 ). Ông giải thích điều này là do : “Chưa kịp xây dựng những hệ thống tư tưởng riêng của mình, thì người Việt đã có sẵn những câu giải đáp về đời sống tâm linh và hiện hữu của con người nằm sẵn trong những tôn giáo và triết thuyết của hai nền văn minh khổng lồ ấy. Từ Trung Quốc truyền sang (có kèm theo những đạo quân xâm lược hay không) nhiều học thuyết khác nhau, chủ yếu là Khổng giáo và Đạo giáo. Phật giáo thì từ Ấn Độ truyền sang bằng những con đường khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, với sức thuyết phục của nó là chính. … ảnh hưởng của những tư tưởng Trung Quốc và Ấn Độ giống như hai bóng cây khổng lồ trùm phủ lên mảnh đất nước ta ngày xưa, khiến cho mọi thứ “cây tư tưởng” của người Việt bị “cớm nắng”. Tình trạng này đưa tới một hệ quả nặng nề: dựa dẫm vào những tư tưởng bên ngoài, và như vậy trong gần hai nghìn năm. Sức sáng tạo tư tưởng bị còi cọc: lối suy nghĩ giáo điều, sao chép và học thuộc lòng sách vở nước ngoài trở thành một tâm thức quá quen thuộc, như một thứ thuộc tính khó dứt bỏ ” ( 1 ). Ông bình luận: “ người Việt ngày xưa lấy Khổng giáo làm hệ tư tưởng chính thống, tạo ra tâm thức phục tùng chính thống gần như vô điều kiện. …Tâm thức này có mặt tốt: những lúc đất nước đứng trước nguy cơ lớn đối với sự tồn tại của nó, một ” hệ tư tưởng chính thống ” là cần thiết để có thể tập hợp tất cả những sức mạnh của dân tộc thành một sức mạnh thống nhất có sức chiến đấu cao. Nhưng chính tâm thức này đã cản trở không ít những sức mạnh sáng tạo về tư tưởng. Mọi sáng tạo tư tưởng ít nhiều đều không ăn khớp, thậm chí ngược lại với ” hệ tư tưởng chính thống “. Nếu duy trì hệ tư tưởng chính thống như cái gì duy nhất đúng, thì xin dùng lại hình ảnh trên đây, sẽ tạo ra một thứ bóng cây trùm phủ lên tất cả và mọi tư tưởng sáng tạo chắc chắn bị “cớm”. Phải chăng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khi phải tìm kiếm những con đường, những phương pháp để hiện đại hóa, sự thống nhất về tư tưởng là cần thiết, nhưng chỉ nên thống nhất ở những mục tiêu, còn về những con đường, những phương pháp thì nên để cho sức sáng tạo được phát triển một cách tự do, dù có những cái không theo chính thống ” ( 1 ).
- 2 -
Một tuần lễ sau ngày chiếc máy bay của
bọn khủng bố đâm sập hai tòa nhà chọc trời của Trung tâm thương mại thế
giới ở New York, cũng như cộng đồng nhân loại, Nguyễn Kiến Giang thảng
thốt kêu lên : “ Loài người chưa tận thế, tôi tin như vậy, nhưng sẽ sống
với những thời khắc, thời điểm, thời đại không dễ gì minh định được.
Bằng những bước dò dẫm và khủng khiếp này, loài người – một sinh vật có
lý trí duy nhất được biết cho đến nay – đang đi vào một cuộc tự sát
chăng? Những vũ khí hạt nhân đã có và đang có trong tay một số quốc gia
trước đây và hiện nay, dù sao cũng không gây ra những cảm giác hãi hùng
như những vũ khí thông thường trong tay một nhóm người cảm tử bước vào
cái chết một cách không phải dửng dưng mà với một đam mê lớn nhất trong
đời họ: lên thiên đàng ” ( 2 ). Ông bầy tỏ: “Tiêu diệt chủ nghĩa khủng
bố là mệnh lệnh cấp bách của nền văn minh loài người ” ( 2 ), “ tôi hoàn
toàn ủng hộ mọi hành động không chỉ của Mỹ mà của bất cứ lực lượng nào
trừ diệt được những tay thủ lĩnh khủng bố nguy hiểm như kiểu Bin Laden.
Ðó là những ổ ung thư trên cơ thể cộng đồng loài người, mà để nó lan
rộng, di căn thì cơ thể này không thể tồn tại bình thường được ” ( 2 )Tuy nhiên, nhận thức rằng chủ nghĩa khủng bố là sự kết hợp của 3 yếu tố: cuồng tín tôn giáo + vũ khí hiện đại + tổ chức toàn cầu, cho nên ông khẳng định không thể có cuộc tấn công trả đũa ồ ạt nào có thể diệt trừ sạch sanh chủ nghĩa khủng bố.
Ông đi tìm nguyên nhân sâu xa của chủ nghĩa khủng bố và … từ nỗi xót đau hơn cả nỗi xót đau trước cái tang gần chục ngàn người chết, ông lên án: “ Phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng không làm bất cứ một điều gì cần thiết để lấp sự ngăn cách giữa hai thế giới cả. Họ vẫn tiếp tục đường lối đào sâu hố ngăn cách khi từ chối những trách nhiệm của mình đối với sự nghèo khổ và lạc hậu ở nhiều nước Á, Phi và Mỹ Latin ” ( 2 ). Bằng cái tâm nhân ái và cái tầm thấu đáo của mình, ông đặt vấn đề: “ chữ tâm phải đóng vai trò chủ yếu trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Đó là “ một sự thanh toán lịch sử ” công bằng, với những sự bù đắp cần thiết cho con cháu những người bị bán làm nô lệ trong thời kỳ “ tích lũy tư bản nguyên thủy”. Đó là thái độ công bằng, không thiên vị trong cuộc xung đột giữa Israel và người Palestin. Đó là sự giúp đỡ tận tình của Hoa Kỳ và Phương Tây cho những người nghèo khổ và lạc hậu để họ cùng với Phương Tây bước vào nền văn minh của loài người ” ( 2 ).
Cho nên, để giải quyết thảm họa chủ nghĩa khủng bố, thay vì chỉ quan tâm lập mặt trận thế giới chống khủng bố, học giả Nguyễn Kiến Giang kêu gọi: “ Còn cần phải lập Liên minh thế giới chống nghèo khổ và lạc hậu nữa ! ” ( 2 ).
- 3 -
Đầu thập ký 90, trước hiện tượng xuất
hiện những “ con rồng ”, “ con hổ ” Châu Á như Nhật Bản, Nam Triều Tiên,
Đài Loan, Singapore, các học giả Đại Hán khởi xướng cuộc bàn luận về
tác dụng to lớn của Nho giáo đối với những thành công đáng kinh ngạc đó.
Và, tuồng như có sự chỉ đạo, một số khoa học chính trị gia Việt Nam đã
tích cực phụ họa. Thậm chí trong bài “ Nho giáo đã thành vấn đề thế nào
với nước Việt Nam hiện nay ? ” đăng trên báo Văn hóa và Đời sống thành
phố Hồ Chí Minh số tháng 11 năm 1992, tác giả Trần Đình Hượu còn nêu một
định đề lớn: “ Phải chăng cũng có thể nghĩ đến một con đường phương
Đông để hiện đại hóa ? Và như vậy thì nhiều hay ít – và có lẽ nhiều hơn
ít – con đường đó sẽ có quan hệ với Nho giáo ”. Điều trớ trêu là, trong khi vào đầu thế kỷ 20, chống lại thuyết của nhà xã hội học Đức Max Weber gắn công sinh thành chủ nghĩa tư bản Tây Âu với đạo Tin Lành, Marx quy bước tiến lịch sử này vào mối quan hệ chặt chẽ với các quá trình kinh tế thì các nhà nghiên cứu Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam ngày nay lại bỏ Marx để theo hướng Max Weber.
Trước “ sự cố ” này, Nguyễn Kiến Giang đã đi tiên phong phát động cuộc đấu tranh tư tưởng-văn hóa qua vấn đề đang được nêu ra. Ông viết: “ phải chăng các nước Ðông Á đã thành công trong sự nghiệp hiện đại hóa nhờ có Nho giáo (hay Khổng giáo, để nói thật chính xác)? Tôi nghi ngờ về điểm này. Công cuộc hiện đai hóa ở Nhật Bản, chẳng hạn, bắt đầu từ thời “Minh Trị Duy Tân” (mà một học giả Nhật còn gọi là “Cách mạng Minh Trị”). Ý tưởng Duy Tân ấy và toàn bộ những biện pháp để thực hiện ý tưởng ấy đều không bắt nguồn từ Nho giáo như vốn có. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà duy tân ở Ðông Á vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đều coi Nho giáo là vật cản cần phải vượt qua để hiện đại hóa đất nước ” ( 3 ). Và ông đã kết luận bài viết của mình như sau: “ Riêng tôi, tôi không tin lắm vào tác dụng có ý nghĩa quyết định của Nho giáo đối với tiến trình hiện đại hóa ở nước ta. Và càng không tin rằng Nho giáo có thể trở thành một “hệ tư tưởng” của con đường phát triển xã hội Việt Nam. Tôi không hề phủ nhận những giá trị tích cực, vững bền nào đó do truyền thống Nho giáo để lại trong tâm thức và văn hóa người Việt. Nhưng nói rằng Nho giáo có thể là cơ sở của con đường phát triển xã hội Việt Nam hiện nay thì tôi xin được phép không đồng ý. Vì điều đó không những không thích hợp với những điều kiện xã hội – lịch sử và cả những điều kiện trí tuệ của dân tộc ta hôm nay, mà còn có thể nguy hiểm nữa ” ( 3 ).
Tuy nhiên, tôi ngỡ ngàng khi đọc những dòng này của Nguyễn Kiến Giang: “ Hiện đại hóa là một biến đổi xã hội tận gốc, xét về mặt nội dung của nó. Nhưng đây không phải là một sự nghiệp phá hoại mà là một sự nghiệp xây dựng. Vì thế nó đòi hỏi một sự ổn định xã hội, một trật tự xã hội chặt chẽ và nghiêm khắc. Không một sự nghiệp hiện đại hóa nào thành công trong bối cảnh hỗn loạn xã hội cả. Chính vì thế, khi Nho giáo cung cấp được một hệ giá trị lấy kỷ cương và phục tùng làm gốc, thì điều đó đáp ứng được một trong những yêu cầu cơ bản của hiện đại hóa ” ( 3 ).
Phải chăng gốc của kỷ cương đạo Nho là “ tam cương, ngũ thường ”; là “ tam tòng, tứ đức ” ?
Ngày nay, không chỉ phụ nữ mà bất cứ ai cũng không thể chấp nhận được cái thứ kỷ cương tam tòng đối với phụ nữ ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ).
Tam cương thì lại càng kinh dị hơn: quân xử thần tử, thần bất tử bất trung (vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung); phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha khiến con chết, con không chết không hiếu), phu xướng phụ tùy (chồng nói ra, vợ phải theo).
Một gia đình mà chỉ có con phải nhất nhất nghe cha thì gia đình đó vô phúc ( con hơn cha là nhà có phúc ). Một đất nước mà nhân dân bị buộc phải “ tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng” thì không thể nào khai thác triệt để trí tuệ của quần chúng, không thể ngóc đầu lên cho bằng người được, không thể tiến kịp trào lưu nhân loại được.
T. Jefferson chí lý hơn Khổng Tử khi ông nói: “ Chống lại bạo chúa là vâng lời Thượng Đế ”. ( Nghĩ rằng: Thượng Đế là hiện thân của bác ái, công lý, chân lý … )
Không ai phải nhất nhất nghe theo, tuyệt đối phục tùng ai cả. Xã hội sẽ thực sự ổn định khi mọi người đều tuân thủ luật pháp, hiến pháp và tôn trọng đạo lý.
- 4 -
Tôi cũng nhận thức về tôn giáo như
Nguyễn Kiến Giang: “ Tôi đã và vẫn không phải là tín đồ một tôn
giáo nào ( trong lý lịch, ở mục “ theo tôn giáo nào ”, tôi luôn
luôn ghi chữ “ không ” ), nhưng tôi tin vào cái thiêng liêng, tôi tin
con người có đời sống tâm linh, có ý thức tôn giáo hiểu theo
nghĩa hướng tới cái tuyệt đối, cái vô hạn, cái toàn năng và
cái siêu việt. Không theo tôn giáo nào, nhưng lại có ý thức tôn
giáo” ( 4 ).Cũng như Nguyễn Kién Giang, không là tín đồ nhưng tôi thờ phụng ( chỉ bằng tâm tưởng ) cả Phật, cả Chúa. Tôi quý mến những tín đồ chân chính. Tôi cho rằng không thể để tôn giáo thiếu vắng trong đời sống xã hội.
Vậy mà, trên cơ sở coi tôn giáo hình thành từ sự bất lực của con người trước thiên nhiên và xã hội mà dốt nát và nghèo khổ vừa là nguyên nhân vừa là kết quả, Engels cho tôn giáo là “ sự phản ảnh hoang đường những hoàn cảnh bên ngoài thống trị con người, dưới hình thức những sức mạnh siêu nhiên ”. Từ điển triết học Liên Xô ( 1983 ) định nghĩa tôn giáo là “ một hiện tượng bị qui định về mặt xã hội và, do đó là một hiện tượng lịch sử nhất thời ”. Theo cách nhìn này, trong một thời kỳ lịch sử rất dài, con người chưa biết tới tôn giáo, vì tôn giáo chỉ xuất hiện ở một trình độ phát triển nhất định của xã hội nguyên thủy. Đến xã hội có giai cấp, sự tồn tại của tôn giáo còn gắn thêm với sự bất lực của con người trước những quá trình phát triển tự phát của xã hội trong sự bóc lột lẫn nhau và trong tình cảnh thiếu thốn. Tôn giáo, do đó, là phương tiện giải thoát bằng ảo ảnh của người nghèo khổ. Mác nói tôn giáo là “ tiếng thở dài của người bị áp bức ”. Chủ nghĩa cộng sản cho rằng xóa bỏ chế độ người bóc lột người sẽ chấm dứt nạn nghèo khổ của quần chúng nhân dân, từ đấy cũng đồng thời là sự kết thúc của tôn giáo.
Với những người theo chủ nghĩa duy vật, dù xem xét về mặt nhận thức luận hay về mặt xã hội học, tôn giáo chỉ là một hiện tượng nhất thời, tạm thời và nằm ở bên ngoài con người. Nó thuộc về quá khứ mà không thuộc về tương lai của con người. Nó kìm hãm sự phát triển của xã hội, mà không phải là một nhu cầu của con người. Nó đáng bị lên án, bài xích và phải bị xóa bỏ càng sớm càng tốt. Lênin từng nói: “ Chúng ta phải đấu tranh chống tôn giáo. Đó là toàn bộ chủ nghĩa duy vật và, do đó, của chủ nghĩa Mác. Nhưng chủ nghĩa Mác không phải là chủ nghĩa duy vật dừng lại ở a b c. Chủ nghĩa Mác đi xa hơn. Nó nói rằng: cần phải biết đấu tranh chống tôn giáo, và để làm điều đó, cần phải giải thích một cách duy vật về nguồn gốc của lòng tin và của tôn giáo ở quần chúng ”.
Nguyễn Kiến Giang nghiêng về mặt bản thể luận khi xem xét vấn đề tôn giáo, và, như một số nhà nghiên cứu, ông coi cái cốt lõi của tôn giáo là lòng tin vào một cái gì siêu nhiên. Ông cho rằng: “ trong đời sống con người, không phải cái gì lý trí cũng có thể nhận biết. Cái thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí. Vì một khi đã nhận biết được một đối tượng thiêng liêng bằng lý trí ( bằng khám phá và kiểm nghiệm khoa học ), thì nó không còn là thiêng liêng nữa. Cũng có thể nói như vậy về chân, mỹ, thiện. Người ta bao giờ cũng hướng tới những cái đó, nhưng không bao giờ có thể đạt tới ở mức cuối cùng. Tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, làm cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn ( hướng thượng ), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh ” ( 4 ); “ Cái thiêng liêng gắn với sự thăng hoa, với sự tự vươn lên của con người tới cái tuyệt đối, cái vô cùng, cái toàn năng, cái hoàn thiện. Những cái đó là có thể nhận thức được, tất nhiên không phải bằng lý trí, bằng khoa học, mà bằng sự cảm nhận tính toàn bộ (holisme) của vũ trụ. Chẳng hạn trong Phật giáo, con người bằng trực giác có thể “ ngộ ” cái “ chân như ”, cái “ chân tâm ” với tư cách bản thể của sự vật, mặc dầu không coi đó là cái thần bí. Trong Phật giáo, có cái thiêng liêng nhưng không có cái thần bí ” ( 4 ).
Không phải chỉ những kẻ nghèo khổ, dốt nát mới tìm đến tôn giáo, nhiều nhà khoa học vĩ đại từng là những tín đồ ngoan đạo. Mọi khám phá khoa học chỉ được thực hiện trong một phạm vi nhất định mà sự chiếm lĩnh tôn giáo là không hạn chế, nó đem lại cho con người khả năng cảm nhận vũ trụ nói chung, cùng với nguyên ủy và cứu cánh của vũ trụ ( dù với sự sáng thế và tận thế của Kitô giáo hay với trạng thái “vô thủy vô chung” của Phật giáo…).
Đức Phật nói rằng thế giới là “ sắc sắc không không ”, có mà không, không mà có. Cái triết thuyết “ vô minh ” ấy chỉ có thể hiểu được khi vật lý lượng tử ra đời. Vật lý lượng tử chỉ ra rằng những hạt – sóng ánh sáng có “ ý thức ”. Những hạt tưởng là vật chất ấy chỉ là kết quả của sự vận động giữa các trường, mà trường lại là một phạm trù phi vật chất.
Cho nên tôi rất nể phục Nguyễn Kiến Giang khi ông đưa ra được định nghĩa này: “ tôn giáo là sự chiếm lĩnh thế giới chung quanh một cách vô hạn, toàn bộ, thông qua cái thiêng liêng được đối tượng hóa hay một đối tượng được thiêng liêng hóa làm môi giới ”. Đó là một sự chiếm lĩnh đặc biệt, khác với mọi sự chiếm lĩnh khác.
- 5 -
Bàn về sự điều tiết giữa công bằng xã
hội và phát triển kinh tế là rơi vào một lĩnh vực hắc búa. Đòi hỏi kinh
tế phát triển nhanh nhưng vẫn phải bảo đảm công bằng xã hội tuyệt đối
là một bài toán không giải được, vì cho đến nay, hai mặt này dường
như mâu thuẫn nhau đến mức khó điều hòa. Đặt công bằng xã hội
lên trên hết và coi đó là mục tiêu trực tiếp phải được thực
hiện dưới dạng gần như tuyệt đối, thì khó có thể bảo đảm
hiệu quả kinh tế (như “chủ nghĩa xã hội hiện thực” cho thấy ).
Ngược lại, đặt hiệu quả kinh tế lên cao, coi đó là thước đo duy
nhất của sự phát triển kinh tế, thì lại không tránh khỏi
những bất công xã hội ( như “chủ nghĩa tư bản tự do” cho thấy
). Có điều là giữa hai cách giải quyết, cách giải quyết thứ
hai thực tế đã đem lại những kết quả khách quan có lợi hơn cho xã
hội nói chung và cả cho những người lao động. Nguyễn Kiến Giang đưa
ra hình ảnh “ Một bên chúng ta có một chiếc bánh đem chia thành
những phần gần đều nhau cho mọi người, dần dà chiếc bánh ấy
cứ nhỏ dần, nhỏ dần. Cho tới lúc gần như không còn gì để chia
nữa, và nếu trong hoàn cảnh đó lại có những kẻ đòi phần hơn
thì những người khác mất phần. Một bên khác, chúng ta có một
chiếc bánh chia không đều nhau, kẻ được miếng to, người được
miếng bé, nhưng do chiếc bánh to dần lên nên kẻ được miếng bánh
bé chẳng những không mất phần mà còn có thể được khá hơn
một chút. Rốt cuộc, chẳng có công bằng xã hội, chỉ có các cách
chia khác nhau và mỗi bên bất công gần giống nhau ” ( 5 )Chủ nghĩa Mác do quan niệm duy vật của mình, coi sản xuất vật chất là nền tảng của tất cả các mặt đời sống xã hội, coi kinh tế là cơ sở hạ tằng của xã hội, vì thế, khi bàn tới công bằng xã hội, trước hết và gần như, chỉ bàn về công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế. Từ đây, coi việc xóa bỏ chế độ tư hữu làm điều kiện tiên quyết để giải quyết công bằng xã hội.
Để gỡ nút một phần cho kinh tế phát triển, đồng thời cho công bằng xã hội, chủ nghĩa xã hội-dân chủ chủ trương: Việc xóa bỏ chế độ tư hữu không thể làm ngay một lúc, đó phải là một quá trình lâu dài, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đi xa hơn, Nguyễn Kiến Giang cho rằng: “ Không thể đạt tới công bằng xã hội bằng sự triệt tiêu cá nhân và những lợi ích cá nhân ” ( 5 ). Ông ủng hộ quan điểm của John Rawls – tác giả cuốn “ Một lý luận về sự công bằng ”- chủ trương: một xã hội công bằng là một xã hội xác định được những giới hạn và những bối cảnh cho các cá nhân nỗ lực hoạt động, đồng thời đem lại cho họ một nền tảng quyền hạn, một cơ hội có hiệu quả nhất.
Cho rằng nếu chỉ dừng lại ở văn minh công nghiệp thì xã hội loài người sẽ còn bế tắc khi muốn giải quyết vấn đề công bằng xã hội, Nguyễn Kiến Giang kỳ vọng vào nền văn minh hậu công nghiệp mà ở đây nền sản xuất dựa chủ yếu vào tri thúc, vào trí tuệ cá nhân chứ không phải vào sức mạnh của những phương tiện vật chất nằm trong tay các lực lượng xã hội. Ông giải thích: “ Xét về mặt công bằng xã hội, ít ra tri thức có hai thuộc tính phù hợp với việc giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, tri thức bao giờ cũng nằm ở cá nhân ( dù đó là “ trí tuệ tập thể ” đi nữa, thì cũng do các cá nhân mang nó ), cá nhân và năng lực của cá nhân là điểm xuất phát để tính những giải pháp kinh tế tối ưu. Thứ hai, tri thức mang bản chất dân chủ, không phải và không thể là độc quyền của bất cứ ai, và như A. Toffler, nó “ mang thuộc tính thật sự cách mạng ở chỗ là những người yếu kém nhất và những người nghèo khổ nhất cũng có thể chiếm lĩnh nó ” ” ( 5 ).
Dẫu sao, như một tiếng thở dài nhân ái, Nguyễn Kiến Giang vẫn phải thừa nhận: “Nói cho cùng, công bằng xã hội là một cái đích không bao giờ đạt tới một cách tuyệt đối cả. Cả trong tương lai xa vời, sẽ không bao giờ loài người có thể xoa tay và dõng dạc tuyên bố: “ Đã có công bằng xã hội rồi! ”. Nhưng cũng giống như sự vận động của tri thức và nhận thức trên đường đi tới nhưng chân lý không bao giờ đạt tới, công bằng xã hội chỉ có thể vận động theo hướng ngày càng ít bất công hơn mà thôi. Nghĩa là, công bằng xã hội, với tư cách một lý tưởng xã hội, vẫn cứ là một ảo tưởng, nhưng là một ảo tưởng cần thiết ” ( 5 )
- 6 -
Khi bàn về quá trình tìm đường đánh
đuổi ngoại xâm tạo cơ hội chấn hưng đất nước Nguyễn Kiến Giang đã từng
đánh giá rất cao các chí sỹ Duy Tân: “Tôi xin nói thật rằng: nếu ngày
nay, giới trí thức chúng ta ( lớp “kẻ sĩ” hiện đại ) có được tầm trí tuệ
và khí phách ngang với những sĩ phu Duy Tân, thì đã là điều đáng mừng
lắm rồi ” ( 6 ). Ông viết: “ Ngày nay chúng ta đã có tiền đề độc lập dân
tộc và đang nói tới “ văn minh ” trong bối cảnh một nền văn minh khác,
nhưng hệ vấn đề “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh ” là
sự phục hồi và sự tiếp tục của hệ vấn đề đã đặt ra đầu thế kỷ, từ thời
Duy Tân. Một sự trùng lập đáng ngạc nhiên: Ngày nay từ “ đổi mới ” được
dùng như tên gọi một sự nghiệp lịch sử của toàn thể dân tộc nhằm
“ hiện đại hóa ” đất nước cũng là từ “ duy tân ” ở đầu thế kỷ,
chỉ khác nhau ở một từ là thuần Việt còn từ kia là Hán Việt ” ( 6 ).Tiếp nối Duy Tân, ngoài những người lúc đầu chống Cộng sản quyết liệt như Huỳnh Thúc Kháng, một số thanh niên yêu nước cấp tiến ngả sang sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản ở những mức độ khác nhau, đồng thời, vẫn truyền bá những tư tưởng của cách mạng Pháp 1789 ( tiêu biểu là Nguyễn An Ninh ). Một số khác lựa chọn con đường trung gian không chống cộng cũng không theo cộng sản, đặt cách mạng quốc gia lên trên “ cách mạng thế giới ” ( tức cách mạng giai cấp ) như Việt Nam Quốc Dân Đảng. Số còn lại từng bước hướng vào chủ nghĩa cộng sản như Hồ Tùng Mậu, Trần Hữu Độ, Trần Huy Liệu ….
Trả lời câu hỏi “ Ai du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam ? ”, Nguyễn Kiến Giang viết: “ Đúng là Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam ( không có ai trở thành đảng viên Đảng cộng sản từ 1920 như Nguyễn Ái Quốc cả, nếu tính tuổi đảng thì Nguyễn Ái Quốc hơn tuổi đảng của lớp cộng sản đầu tiên khoảng trên dưới 10 năm ), và cũng đúng là Nguyễn Ái Quốc là người viết về chủ nghĩa cộng sản sớm nhất trên sách báo cách mạng Việt Nam ( lúc đầu là trên Le Paria, trong cuốn Le procès de la colonisation francaise, sau đó là trên tờ Thanh niên và trong cuốn Đường Cách Mệnh ). Nhưng không phải chỉ có Nguyễn Ái Quốc làm công việc giới thiệu chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam trong những năm 20. Xin nêu lên vài tên tuổi đã đóng góp vào công việc này: Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Đào Duy Anh… Chúng ta biết Phan văn Trường là người từng cộng tác với Nguyễn Ái Quốc và Phan Chu Trinh để khởi thảo ra Bản yêu sách Tám điều do Nguyễn Ái Quốc mang tới Hội nghị Versailles năm 1919 ” ( 6 ).
Nguyễn Kiến Giang còn quả quyết: “ Một số người cộng sản ngày nay nói một cách khẳng định rằng: “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam ”. Đúng thế chăng? Tôi xin phép được nghi ngờ. Có lẽ không có gì rõ hơn sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám. Hồi đó, nhân dân lựa chọn cái gì? Lựa chọn độc lập, tự do, hạnh phúc, lựa chọn Nhà nước cộng hòa dân chủ, lựa chọn Việt Minh như một mặt trận thống nhất dân tộc thật sự với những thành viên khác nhau của nó, lựa chọn những người có đức có tài lãnh đạo quốc dân. Lựa chọn bằng những cuộc khởi nghĩa tháng tám đầy khí thế. Lựa chọn bằng tham gia Giải phóng quân, Vệ quốc đoàn, Nam tiến… Lựa chọn bằng Tổng tuyển cử (6-1-1946) một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do, có sự tham gia của nhiều tổ chức và cá nhân thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Lựa chọn bằng Hiến pháp thật sự dân chủ tháng 11-1946 do Quốc hội đầu tiên thông qua. Sự lựa chọn của người dân là như vậy. Còn sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là sự lựa chọn của những người cộng sản, một bộ phận ( dù là cách mạng nhất đi nữa thì cũng là một bộ phận ) mà không phải của nhân dân nói chung, của toàn dân ” ( 6 ).
Ông thừa nhận: “Tất cả những người lựa chọn chủ nghĩa cộng sản đều nung nấu tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Việc lựa chọn chủ nghĩa này trong phần lớn các trường hợp là do nhìn thấy nó đem lại những sức mạnh mới từ trong nước và trên thế giới có thể giúp giải phóng dân tộc một cách có hiệu quả hơn. Nói cách mạng vô sản nhưng chủ nghĩa yêu nước vẫn là một nền tảng tư tưởng của tất cả những người cộng sản ”. ( 6 )
Nhưng đến nay, ông cho rằng: “ Cuộc sống đã chứng minh khá đầy đủ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã thuộc về quá khứ ( một quá khứ thật oanh liệt, đầy những hào hùng và những bi kịch ), mà không thuộc về hiện tại, lại càng không thuộc về tương lai. Ở một mức độ nào đó, “ số phận ” của nó cũng giống như “số phận” của Nho giáo ngày xưa ”. ( 6 ).
Nguyễn Kiến Giang không phủ định sạch trơn, không phỉ báng chủ nghĩa Mác. Ông tâm sự trong bài trả lời phỏng vấn BBC ngày 1 tháng 2 năm 2004: “ Trước đây tôi để chủ nghĩa Mác Lênin lên đầu và coi là giá trị lớn nhất, giá trị cao nhất của tư tưởng loài người và tôi bị cái vòng kim cô của chủ nghĩa Mác Lênin xiết chặt đầu tôi lại. Bây giờ tôi làm một việc khác, tức là tôi đặt bàn thờ chủ nghĩa Mác Lênin sang một bên, chứ không đặt lên đầu tôi nữa, tức là ngang với những nhà tư tưởng lớn của loài người như Rousseau, Robespierre, Montesquieu v.v. Tôi coi mỗi nhà tư tưởng đều có đóng góp của mình vào trong tiến triển của tư tưởng loài người cả ”.
Trở thành đảng viên Cộng sản ở tuổi 15, từng đảm lãnh trách nhiệm phó giám đốc một cơ quan chuyên xuất bản sách Mác- Lênin, Nguyễn Kiến Giang đã từng vật vã quằn quại: “ khi tôi viết xong để mình từ giã chủ nghĩa xã hội khoa học thì gần như không ăn. Uống thì có nhưng gần như không ăn, vì nó mệt quá… Bởi vì đây là một niềm tin, một cái gì đó rất thiêng liêng, mà tự mình phải lột bỏ đi. Cái đó là một sự đau đớn ghê gớm ” .
*
Viết xong bài này, tôi gọi điện thoại
định đến xin ý kiến Nguyễn Kiến Giang nhưng người nhà bảo ông đã vào Sài
Gòn tránh rét và dưỡng bệnh.Cách đây hơn một năm, tiễn tôi ra cửa, ông nắm tay rất lâu và như nén xúc động, dặn dò: “ Thanh Giang ơi, còn sống thì hãy còn gặp nhau nhé ! ”. Thế mà, bẵng đi cho đến hôm nay.
Ôi cái tuổi già ! ( Ông đã bát tuần, còn tôi, không chỉ ngoại thất thập mà đến nỗi đã ở giữa thất -bát thập ). Dẫu có là Bá Nha – Tử Kỳ chúng tôi cũng không thể năng đến với nhau để cùng tấu khúc tương cầu. Nhưng sao, tuồng như cả hai vẫn cứ còn vấn vít mãi cái “ Thế sự du du nại lão hà ” này ? Chỉ mong sao, rồi tất cả sẽ không còn phải “ ẩm hận đa ”.
Hà Nội, sắp sang Canh Dần
Nguyễn Thanh Giang, Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay, Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội. Điện thoại: ( 04 ) 35 534 370
Ghi chú :
( 1 ) – Đi tìm cách tiếp cận bản tính gốc người Việt ( viết tháng 4 năm 2000 ).
( 2 ) Một cuộc chiến chống lại “ phi lý tính ” ( 18 tháng 9 năm 2001 )
( 3 ) Nên đặt vấn đề Nho giáo như thế nảo ? ( 1993 )
( 4 ) Dời sống tâm linh và ý thức tôn giáo ( tháng 5 năm 1993 )
( 5 ) Công bằng xã hội và kinh tế ( tháng 12 năm 1992 )
( 6 ) Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam ( tháng 1 năm 1995 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét