'Cần không gian cho quan điểm đa nguyên'
Việt Nam cần có một không gian
cho "những quan điểm đa nguyên", trong đó có việc cho phép nhà xuất bản
tư nhân, và sử dụng nhiều loại sách giáo khoa trong trường học, theo một
chuyên gia của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Bà Farida Shaheed, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về các quyền văn hóa, lần đầu tiên có chuyến thăm Việt Nam trong tháng 11.
Sau chuyến thăm 12 ngày tới nhiều vùng nông thôn, miền núi và thành thị ở Việt nam, bà Farrida Shaheed đưa ra bản Kết luận và Kiến nghị sơ bộ, bày tỏ lo lắng về một số vấn đề như tự do sáng tạo, quyền văn hóa của con người (đặc biệt là các dân tộc thiểu số), và giáo dục lịch sử.
Bà Shaheed cũng gặp gỡ các nghệ sỹ và nhà quản lý văn hóa, nghiên cứu văn hóa và cho rằng Việt Nam “cần đảm bảo tự do hơn cho các biểu đạt nghệ thuật và sáng tạo, tuân theo tiêu chuẩn quốc tế”.
‘Quan ngại sâu sắc’
Đại diện của LHQ nói bà “quan ngại sâu sắc trước tình trạng một số nghệ sỹ bị tầm soát, sách nhiễu, hoặc bị giam giữ".
“Trong các cuộc thảo luận của tôi với chính quyền, tôi đã nêu ra những trường hợp bị kết tội theo điều 88 Bộ luật Hình sự do 'tiến hành tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.'”
Bà nhận xét: "Hiến pháp quy định những quyền cơ bản, nhưng thường rất khó có thể thụ hưởng những quyền này do rất nhiều quy định và sự thiếu rõ ràng, cụ thể trong quy định việc nào là chấp nhận được, việc nào là không."
Bà Farida Shaheed, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về các quyền văn hóa, lần đầu tiên có chuyến thăm Việt Nam trong tháng 11.
Sau chuyến thăm 12 ngày tới nhiều vùng nông thôn, miền núi và thành thị ở Việt nam, bà Farrida Shaheed đưa ra bản Kết luận và Kiến nghị sơ bộ, bày tỏ lo lắng về một số vấn đề như tự do sáng tạo, quyền văn hóa của con người (đặc biệt là các dân tộc thiểu số), và giáo dục lịch sử.
Bà Shaheed cũng gặp gỡ các nghệ sỹ và nhà quản lý văn hóa, nghiên cứu văn hóa và cho rằng Việt Nam “cần đảm bảo tự do hơn cho các biểu đạt nghệ thuật và sáng tạo, tuân theo tiêu chuẩn quốc tế”.
‘Quan ngại sâu sắc’
Đại diện của LHQ nói bà “quan ngại sâu sắc trước tình trạng một số nghệ sỹ bị tầm soát, sách nhiễu, hoặc bị giam giữ".
“Trong các cuộc thảo luận của tôi với chính quyền, tôi đã nêu ra những trường hợp bị kết tội theo điều 88 Bộ luật Hình sự do 'tiến hành tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.'”
Bà nhận xét: "Hiến pháp quy định những quyền cơ bản, nhưng thường rất khó có thể thụ hưởng những quyền này do rất nhiều quy định và sự thiếu rõ ràng, cụ thể trong quy định việc nào là chấp nhận được, việc nào là không."
"Hiến pháp quy định những quyền cơ bản, nhưng thường rất khó có thể thụ hưởng những quyền này do rất nhiều quy định và sự thiếu rõ ràng, cụ thể trong quy định việc nào là chấp nhận được, việc nào là không."
Ví dụ được đưa ra là việc người dân ở giáo phận Cồn Dầu, Đà Nẵng bị cưỡng chế di dời cho một dự án phát triển nhà tư nhân lớn.
“Nhìn chung hơn, tôi khuyến nghị Chính phủ đảm bảo việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho nghững cộng đồng có ước muốn giữ và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông nghiệp, vào rừng, chăn nuôi hay đánh cá.”
Vấn đề được nêu ‘đặc biệt quan ngại’ là mô hình du lịch văn hóa, khi người dân “được yêu cầu trình diễn chứ không phải thực sống đời sống văn hóa riêng của họ”.
Cụ thể, bà Shaheed nêu rằng người ta làm như vậy để hoặc lưu giữ mô phỏng một số khía cạnh trong văn hóa hoặc thay đổi một số khía cạnh trong văn hóa để làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Ví dụ điển hình là văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, nhưng việc biểu diễn theo yêu cầu của khách du lịch ở một số nơi “làm mất đi tầm quan trọng văn hóa ban đầu của sinh hoạt này”.
Cồng chiêng đối với nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Trung và Tây Nguyên được coi là loại nhạc cụ linh thiêng, quý giá và chỉ được dùng ở những dịp lễ đặc biệt.
Bà Shaheed khuyến nghị, chính phủ có trách nhiệm đảm bảo rằng du lịch không “vắn tắt hóa con người xuống thành một số hình thức thể hiện văn hóa của họ mà không thừa nhận tính nhân văn trong đó”.
Bộ sách lịch sử duy nhất
Vấn đề xuất bản cũng được đề cập tới trong báo cáo, rằng Việt Nam còn thiếu các nhà xuất bản tư nhân, điều này làm giảm hẳn những tiếng nói độc lập cần được chú ý tới.
“Một trong những vấn đề then chốt với Việt Nam ngày nay là có một không gian cho các cuộc tranh luận và biểu đạt những quan điểm đa nguyên.”
Bà lấy ví dụ minh họa là Việt Nam chỉ dùng duy
nhất một bộ sách dạy lịch sử, trong khi đây là môn học khuyến khích cho
cách tư duy phê phán, học bằng phân tích và tranh luận, so sánh đa chiều
“hơn là ấn trẻ em vào quan điểm đơn chiều”.
“Cơ chế chính trị và cấu trúc chính quyền hiện nay ở Việt Nam, cùng với rất nhiều các hội đoàn thể đang hoạt động chủ yếu như các phương tiện truyền đạt những quyết định của chính phủ, để lại không gian rất nhỏ bé cho xã hội dân sự tự biểu đạt mình, đặc biệt với những người làm công tác nghiên cứu hay các nghệ sỹ và những người khác có thể có tư duy phê phán đối với những chính sách của Chính phủ,” báo cáo viết.
Những sáng kiến của Việt Nam được bà Shaheed tích cực hoan nghênh là tài liệu hóa và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số; giáo dục song ngữ cho người H’Mong, Kh’Mer và J’rai và khuyến khích những dự án như thế cần được nghiên cứu và tham gia ra quyết định bởi các chuyên gia và cộng đồng dân cư liên quan.
Báo cáo viên về quyền văn hóa đặc biệt nhấn mạnh rằng, toàn bộ ý kiến bà đưa ra trong bản báo cáo sơ bộ đều là trung lập, do tư cách độc lập và vị trí danh dự, không phải với tư cách là một nhân viên của LHQ.
Báo cáo và khuyến nghị cụ thể sẽ được bà Farida Shaheed trình bày trước Hội đồng Nhân quyền vào tháng 03/2014 tại Geneva.
Hôm 12/11, Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của LHQ với kết quả 184/192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.
“Cơ chế chính trị và cấu trúc chính quyền hiện nay ở Việt Nam, cùng với rất nhiều các hội đoàn thể đang hoạt động chủ yếu như các phương tiện truyền đạt những quyết định của chính phủ, để lại không gian rất nhỏ bé cho xã hội dân sự tự biểu đạt mình, đặc biệt với những người làm công tác nghiên cứu hay các nghệ sỹ và những người khác có thể có tư duy phê phán đối với những chính sách của Chính phủ,” báo cáo viết.
Những sáng kiến của Việt Nam được bà Shaheed tích cực hoan nghênh là tài liệu hóa và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số; giáo dục song ngữ cho người H’Mong, Kh’Mer và J’rai và khuyến khích những dự án như thế cần được nghiên cứu và tham gia ra quyết định bởi các chuyên gia và cộng đồng dân cư liên quan.
Báo cáo viên về quyền văn hóa đặc biệt nhấn mạnh rằng, toàn bộ ý kiến bà đưa ra trong bản báo cáo sơ bộ đều là trung lập, do tư cách độc lập và vị trí danh dự, không phải với tư cách là một nhân viên của LHQ.
Báo cáo và khuyến nghị cụ thể sẽ được bà Farida Shaheed trình bày trước Hội đồng Nhân quyền vào tháng 03/2014 tại Geneva.
Hôm 12/11, Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của LHQ với kết quả 184/192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.
(BBC)
Bùi Tín - Quyền thổi còi
Chính quyền Việt Nam đã buộc phải công khai tuyên bố tự nguyện gia nhập
Hội đồng Nhân quyền của LHQ. Có người ví chuyện này như kẻ chuyên phóng
lửa đốt rừng bỗng xin được kết nạp vào đội chữa lửa.
Một cách ví chẳng có gì là ngoa ngoắt. Vì từ hiến pháp đến luật pháp,
luật lệ, từ lĩnh vực chính trị đến lĩnh vực tôn giáo, từ ngành báo chí
đến ngành tòa án, từ xét hỏi đến giam giữ của ngành công an… đâu đâu
đảng và nhà nước cũng chà đạp nhân quyền một cách có hệ thống, đầy rẫy,
lan rộng, nặng nề.
Vậy là từ nay chính quyền Việt Nam công khai hứa và long trọng cam kết
sẽ tôn trọng nghiêm chỉnh mọi giá trị nhân quyền theo những tiêu chuẩn
quốc tế của LHQ, còn tự mình xin kể lể ra thành 14 điều cụ thể về mọi
mặt.
Một anh học trò hạnh kiểm cực xấu, chuyên vô kỷ luật bỗng tự nguyện giữ
hạnh kiểm tốt để thành trò ngoan, xin tập thể giám sát xây dựng đạo đức
cho bản thân.
Mọi người hãy quan tâm giúp anh ta nên người tốt.
Từ nay một tình hình mới xuất hiện. Đó là nếu như chính quyền trong
nước, bất kỳ ở ngành nào, cấp nào vị phạm nhân quyền, mỗi người dân, mỗi
công dân đều có quyền và có nghĩa vụ nhắc nhở, tố cáo bằng mọi cách.
Đây là việc làm tích cực hợp pháp, hợp đạo đức xã hội văn minh, được LHQ
và thế giới dân chủ cùng phối hợp việc giám sát với dân ta.
Từ nay nói theo hình ảnh, chiếc còi được lên ngôi.
Từ nay người dân có quyền và có nghĩa vụ báo động, cảnh tỉnh, lưu ý, tố
cáo, lên án các hành vi của chính quyền các cấp khi họ vi phạm lời hứa
và cam kết về tôn trọng, bảo vệ nhân quyền. Nghĩa là mỗi công dân có
quyền và nghĩa vụ thổi còi.
Mỗi công dân yêu nước, trọng nhân quyền hãy giúp đảng CS một cách thiết
thực là sắm cho mình một chiếc còi tốt, có tiếng vang xa để thổi mỗi khi
đảng và nhà nước “lỡ quên” lời hứa danh dự và 14 điều cam kết quốc tế
về nhân quyền.
LHQ và nhân dân ta sẽ là trọng tài nghiêm cách giám sát nhân quyền ở nước ta.
Việc cần thổi còi ngay dịp này là khi Quốc hội vẫn bỏ phiếu tán thành
bản Hiến pháp 2013 viết theo cương lĩnh đảng CS. Các trí thức tiêu biểu,
mạng lưới blogger cùng đông đảo nhân dân cần huýt còi vang động khắp cả
nước, tố cáo mạnh mẽ đây là hiến pháp của đảng, do đảng, vì đảng, không
phải của dân, do dân, vì dân, một hiến pháp quay lưng với nhân quyền
khi khẳng định độc quyền đảng trị của đảng CS qua điều 4, khi vẫn lấy
kinh tế nhà nước do đảng CS nắm giữ làm chủ đạo cho nền kinh tế.
Hãy thổi còi vang động ngay trước các trụ sở đảng, chính phủ, quốc hội,
các bộ công an, lao động, tòa án, thanh tra chính phủ… căng biểu ngữ,
khẩu hiệu, hình ảnh của các cô Đỗ Thi Minh Hạnh, Mai Thị Dung đang rên
xiết ốm đau do bị tra tấn, bạc đãi trong nhà tù. Hãy thổi còi đòi tự do
ngay tức khắc cho gần 100 tù chính trị, từ Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Tạ
Phong Tần đến Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha…
Hãy đặc biệt thổi 5 hồi còi cho cô Minh Hạnh vì cô có đến 5 tiêu chuẩn
về nhân quyền để được bảo vệ ưu tiên: quyền một nữ sinh viên đang học
được học tiếp, quyền người tù phải được đối xử nhân đạo, quyền người ốm
phải được chăm sóc, quyền phụ nữ là giới dễ bị tổn thương, quyền người
bị án oan cần được hủy ngay. Ai nấy đều biết cái “tội“ duy nhất của cô
Minh Hạnh là lên tiếng bảo vệ chị em công nhân bị chủ nước ngoài bạc
đãi, đòi lập công đoàn tự do để bảo vệ công nhân. Vậy mà đảng CS dám tự
nhận là mang bản chất công nhân.
Cần chất vấn riêng các bà Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Thị
Kim Ngân, Nguyễn Thị Bình … về trách nhiệm đối với trường hợp cô sinh
viên Minh Hạnh bị tuyên án 7 năm tù giam, bị đánh đập, xúc phạm thân thể
trong tù, bị đày ra Bắc, là trường hợp nhà nước vi phạm đến 5 lần bản
cam kết của mình.
Vào ngày kỷ niệm Tuyên Ngôn Nhân quyền sắp tới (10/12/2013), nếu như
những Minh Hạnh, Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh
Huy Thức, Nguyễn Tiến Trung , Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân… không được tự
do sẽ là điều vi phạm cam kết rất nặng nề của đảng và nhà nước CS đối
với cả LHQ và nhân dân ta. Vì tất cả đều là chiến sỹ tiên phong về nhân
quyền.
Cùng với tiếng còi tố cáo vang dậy của nhân dân cả nước ta, LHQ và các
tổ chức nhân quyền quốc tế cũng sẽ dõng dạc thổi còi cảnh báo và tố cáo
những vi phạm cam kết. Để xem trong Hội đồng Nhân quyền cao quý ở New
York, đại diện chính quyền VN sẽ chống chế ra sao khi họ đã buộc phải
cam kết tôn trọng nhân quyền đúng theo những chuẩn mực quốc tế của LHQ,
nghĩa là họ phải từ bỏ một lần cuối thái độ ngụy biện về những giá trị
của tự do, dân chủ, nhân quyền riêng biệt, có tính đăc thù (!) của dân
tộc Việt Nam.
Bùi Tín(VOA)
Đỗ Như Ly - Một bài tập làm văn kém hay khúc dạo đầu lỗi nhịp
Hai ngày “ngọc thể bất an”,chẳng thiết leo lên trời để chống sự ngu,nay nhịp tim bình thường,đọc bài “Vi phạm các quy định pháp luật về lập hội sẽ bị sử lý nghiêm trước pháp luật”
(*) của NGÔ TRẦN (NT) đăng trên An ninh Thủ đô ngày 01-12-2013 do
Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự tải lên mạng,phải gõ ngay kẻo mạch máu đứt
phựt,không kịp ý kiến này nọ cũng bực .
Bây giờ đến nội dung. Đọc Tuyên Bố của Diễn Đàn Xã Hội tôi chẳng thấy
cảm giác “ngạo mạn” mà NT hai lần chụp cho 130 vị ra Tuyên Bố trong bài
viết của mình. Phải chăng tôi không “nhạy cảm” chính trị bằng NT? Mà
“ngạo mạn” cái nỗi gì nữa? Chẳng lẽ dân Việt mình còn ai không biết đến
Nhà văn Nguyên Ngọc,Giáo sư Hoàng Tụy,Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình
Đầu,Luật gia Lê Hiếu Đằng……..nữa hay sao để những người ra Tuyên bố còn
phải “ngạo mạn”? Có lẽ chỉ NT cần cảm giác “ngạo mạn” nên đã “nghi ngờ các học vị của các ông”.Đến
đây thì quá trớn rồi đó,NT ! Dám viết ra như vậy là không còn coi các
Thầy của thầy NT nữa rồi.Như thế là không hỗn láo với GS Huệ Chi,Chu
Hảo, Ts Hà Sĩ Phu….sao? NT phải biết mình là ai chứ.Nếu NT là bút hiệu
,hãy xưng danh hẳn hoi đi,còn là tên cha mẹ đặt cho thì hãy xứng đáng
với tên của 2 dòng họ lớn của dân Việt.
Lại loạn xì ngầu và đặc mùi An ninh: “Các ông sống trên đất nước Việt Nam mà các ông lại còn đòi tuân theo những văn bản cao hơn Hiến Pháp?”.Ô!
Té ra khi Hiến Pháp lạc hậu,cổ hủ,không đem lại “Quyền được sống,quyền
Tự do,quyền mưu cầu hạnh phúc” Quyền làm Người,Quyền Công Dân….. thì
người DÂN “đòi tuân theo những văn bản cao hơn Hiến pháp” là tội lỗi hay sao?Mặt khác ở nước CHXHCNVN này còn có văn bản “cao hơn Hiến pháp”
lẽ nào NT cũng không biết ?(Nếu NT là đảng viên ĐCSVN thì có thể bị kỷ
luật đó,còn không, hóa ra NT chưa thuộc bài đảng “giáo dục” rồi! Cho
nên hiểu theo cách nào,ý tứ câu trên chẳng có giá trị kilo nào,chẳng lẽ
NT cũng lại không nhận ra?
Cái lý mà NT đưa ra để buộc tội chỉ là “…đã làm đủ thủ tục hành
chính để xin phép hoạt động chưa?,Đã được cấp phép chưa?” .Chỉ vì :”Để
thành lập một hội,một đoàn thể,thậm chí một Câu lạc bộ….” cũng phải “xin phép”
theo Nghị định này nọ.Đúng! mọi hoạt động của các đoàn thể,hội…cần
đăng ký và có sự quản lý của Nhà nước;nhưng 38 năm sau khi đất nước
tròn một khối,nhất là những năm gần đây Nhà nước vẫn chưa ra được Luật
về Đoàn thể,Hội…?Phải chăng Nhà nước “câu giờ” việc này với mục đích
hạn chế, ngăn chặn Quyền Tự do Tư tưởng,Suy nghĩ của người dân? (Mà
ngăn sự suy nghĩ của dân thì chỉ là mất trí hoặc óc bùn nhão mà thôi).
Nếu không, lại vì trung thành,”kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê” nên ra
nông nỗi này, chứ gì nữa? Vì cái “thậm chí..” nên mai kia có người nào đó muốn lập một Câu lạc bộ tắm tiên,”thậm chí”
một Câu lạc bộ…..đi cầu xong dùng nước rửa chứ không dùng giấy……cũng
phải kính gửi “xin-cho”….Quá chậm có Luật “Lập Hội- Đoàn ,Đảng-Phái” sẽ
gây hệ lụy trước mắt là vậy!
Một lập luận quái đản khác là :”…đăc biệt là luật về quyền con người chỉ là văn bản định khung,còn chi tiết để thi hành luật sẽ được định ra tùy theo điều kiện,tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc.” Điều này không phải ý của NT rồi.NT chỉ viết theo ý của “các anh trên” chỉ đạo thôi! Ai,cơ quan nào đưa ra cái” khung”
này”? “Khung” ấy ra sao,tròn méo thế nào hay lại phải “mò mẫm” như xây
dựng XHCN? Cái này nhiều quan chức gọi là “đăc thù” đây!Liệu vì cái “khung”
này nên dân Việt nhất định chỉ được thở bằng 2 lỗ mũi khi nghẹt
mũi,chỉ được ăn cơm bằng đũa,chỉ được đi xe bò xe ngựa,không được đi
máy bay,chỉ vì “đặc thù”nên chỉ được mặc khăn đóng áo the? Phải búi tó
củ hành để giữ “đặc thù” trong “khung”?……ÔI cái “khung”. Nói trắng ra
là khuôn để….khổ, cho xong!Đỡ lập lờ,nhập nhằng cho rồi!
Theo thói quen của một nửa cầm bút–một nửa an ninh, NT kết tội 6 lần “chống” và “…và phải bị nghiêm trị” cho Diễn Đàn XHDS,để cuối cùng là:”….tùy
theo tính chất,mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật,xử lý vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật….”.Đó không phải là tiếng kèn chuyển sang chương mới của một
bản “xô….nát tan” ư? Chỉ có điều, điệu kèn này nó lỡ cao độ, lỗi nhịp
rồi! Thời đại Đác-Uyn sinh ra Tuyên ngôn của Mác,còn thời đại Kỹ Thuật
Số sẽ chôn vùi cái chủ nghĩa Mác-Lê mà người ta cứ cố nhào nặn và người
CSVN cố tôn thờ nó hơn những giá trị bản thân dân Việt có bằng bao máu
xương xây dựng,vun bồi!Rõ là lời nói của quan tòa rồi nhé! 130 vị
chuẩn bị chịu “kỷ luật”,chuẩn bị sức khỏe để đi “làm việc” khi có “Giấy mời”,chuẩn bị tiền đóng “vi phạm hành chính” và chuẩn bị những thứ công an cho phép để đi ..”gỡ lịch” ! “nghiêm trị”
chứ chẳng đùa dai án treo hay “không kỷ luật” như quan nọ quan kia hay
“đồng chí X” đâu nhé! Chắc 130 vị đang run rẩy,nhất là có người đã
nếm cơm lon của nhà tù CS như Hà Sĩ Phu….Chẳng hiểu ai sợ ai đây???
130 vị run hay không ,tôi chỉ đoán mò,còn bản thân cũng chuẩn bị để
được “tuyên truyền,giáo dục” đây.Chỉ có điều mong hãy CÔNG KHAI,ĐÀNG
HOÀNG MẶT ĐỐI MẶT,TỬ TẾ CHÚT TÌNH NGƯỜI (để hơn con vật) chứ đừng dùng
mọi biện pháp như đụng xe.”Thậm chí” dùng cả “các tay anh chị”
thì phó thường dân tôi chắc chắn sẽ sang bên kia thế giới cho các vị
chỉ đạo NT đỡ ngứa mắt.NT đừng giận tôi mà tăng thêm tội nhé.Khúc dạo
đầu dẫu sao cũng đã cất lên rồi cho là nó lỗi nhịp!!!
Sài gòn 02-12-2013
Đỗ Như Ly(Diễn đàn XHDS)
Đỗ Như Ly(Diễn đàn XHDS)
Ông Bá Thanh: "Xé rào" mà lợi cho dân thì vẫn làm
Chiều nay (2/12), ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính
Trung ương đã có cuộc tiếp xúc cử tri tại quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Nhiều luật vẫn ở trên mây
Mở đầu cho buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Quảng Hảo bày tỏ sự quan ngại vì luật pháp ở nước ta rất nhiều nhưng thực tế vẫn chưa nghiêm. “Chính vì chưa nghiêm nên mới có chuyện một giám đốc công ty công ích ở TP.HCM ăn lương đến hơn 200 triệu/tháng. Thế mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng không biết và chỉ đến khi báo chí phanh phui thì mới vào cuộc xử lý”, ông Hảo đưa ra dẫn chứng.
Nhiều luật vẫn ở trên mây
Mở đầu cho buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Quảng Hảo bày tỏ sự quan ngại vì luật pháp ở nước ta rất nhiều nhưng thực tế vẫn chưa nghiêm. “Chính vì chưa nghiêm nên mới có chuyện một giám đốc công ty công ích ở TP.HCM ăn lương đến hơn 200 triệu/tháng. Thế mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng không biết và chỉ đến khi báo chí phanh phui thì mới vào cuộc xử lý”, ông Hảo đưa ra dẫn chứng.
Trả lời câu hỏi này của cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh thẳng thắn thừa
nhận: Đúng là ở nước ta, luật nhiều vô kể, nhưng nhiều luật vẫn ở trên
mây, chưa đi vào cuộc sống. Khi xảy ra sai phạm, việc áp dụng luật cũng
chưa nghiêm. Ông Thanh đưa ra câu chuyện mà theo ông nó đang diễn ra
hằng ngày trên cả nước: “Ông đi ra đường, có vi phạm luật giao thông,
nhưng nếu là công chức thì cảnh sát giao thông vẩy, vẩy cho đi ngay. Nếu
ông là người thân của quan chức thì y như rằng sẽ rút điện thoại gọi
cho người nhà (là quan chức) để nhờ can thiệp. Nhưng nếu ông là người
dân thì 'mời anh ký vào biên bản nộp phạt'. Chuyện này tôi khẳng định là
có và nó cũng chỉ có duy nhất ở Việt Nam”, ông Bá Thanh kể.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri về việc quản lý hàng giả, hàng nhái, ví dụ như mũ bảo hiểm dỏm, ông Thanh nói luôn: "Người dân làm sao biết mũ giả, mũ thật. Ông làm chuyên môn, được học hành tử tế mà còn không phát hiện được đâu là mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm thật, thì làm sao người dân phân biệt được. Thế mà, ra đường thấy mấy ông nông dân đội chiếc mũ bảo hiểm giả là 'mời bác ký vào biên bản nộp phạt giúp em'.
Ông Bá Thanh cho biết, về vấn đề này, Đà Nẵng đã mời một công ty chuyên sản xuất mũ bảo hiểm về sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng để bán cho người dân với giá rẻ. "Yêu cầu đội mũ bảo hiểm nhưng để mũ bảo hiểm giả bán tràn lan trên thị trường, người dân thấy đẹp thì mua đội. Chặn người dân lại để phạt đội mũ bảo hiểm dỏm thì không giống ai, không được. Việc kiểm tra, xử phạt đối với các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm giả trên toàn quốc làm không nghiêm, lâu lâu ra quân một đợt, làm một cách hời hợt", ông Thanh nói.
Việc gì có lợi cho dân, khó mấy cũng phải làm
Ông Nguyễn Bá Thanh kể rằng, thời còn làm Chủ tịch UBND TP rồi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông hay bị “soi” ở mỗi kỳ họp Quốc hội. Ví dụ như chuyện Đà Nẵng tịch thu phương tiện khi bắt quả tang đua xe cũng bị cho là "xé rào" vì luật không cho phép.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri về việc quản lý hàng giả, hàng nhái, ví dụ như mũ bảo hiểm dỏm, ông Thanh nói luôn: "Người dân làm sao biết mũ giả, mũ thật. Ông làm chuyên môn, được học hành tử tế mà còn không phát hiện được đâu là mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm thật, thì làm sao người dân phân biệt được. Thế mà, ra đường thấy mấy ông nông dân đội chiếc mũ bảo hiểm giả là 'mời bác ký vào biên bản nộp phạt giúp em'.
Ông Bá Thanh cho biết, về vấn đề này, Đà Nẵng đã mời một công ty chuyên sản xuất mũ bảo hiểm về sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng để bán cho người dân với giá rẻ. "Yêu cầu đội mũ bảo hiểm nhưng để mũ bảo hiểm giả bán tràn lan trên thị trường, người dân thấy đẹp thì mua đội. Chặn người dân lại để phạt đội mũ bảo hiểm dỏm thì không giống ai, không được. Việc kiểm tra, xử phạt đối với các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm giả trên toàn quốc làm không nghiêm, lâu lâu ra quân một đợt, làm một cách hời hợt", ông Thanh nói.
Việc gì có lợi cho dân, khó mấy cũng phải làm
Ông Nguyễn Bá Thanh kể rằng, thời còn làm Chủ tịch UBND TP rồi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông hay bị “soi” ở mỗi kỳ họp Quốc hội. Ví dụ như chuyện Đà Nẵng tịch thu phương tiện khi bắt quả tang đua xe cũng bị cho là "xé rào" vì luật không cho phép.
Ông Nguyễn Bá Thanh: Đà Nẵng thường bị coi là "xé rào" nhưng những việc làm đó đều có lợi cho dân
Ông Thanh kể: "Cách đây chừng hơn 10 năm, Đà Nẵng đưa ra “luật” tịch
thu tất cả các phương tiện đua xe trái phép để bán, sung công quỹ, lấy
tiền xây nhà cho người nghèo. Quy định này ra đời, trên các tuyến đường
Đà Nẵng không còn cảnh mấy 'quái xế', mặt đỏ phừng phừng phóng như tên
bay. Hạn chế được rất nhiều vụ tai nạn giao thông. Nhưng khi tôi ra họp
Quốc hội, có vị đại biểu nói rằng: Ông căn cứ vào đâu mà tịch thu phương
tiện đua xe như thế. Tôi hỏi luôn lại một câu: 'Thế tôi hỏi ông, luật
nào cho ông đua xe trái phép như thế? Vị đại biểu này không nói gì. Tôi
nói tiếp, nếu tôi còn làm lãnh đạo ở Đà Nẵng, tôi còn làm tiếp, làm mạnh
hơn nữa".
Trong buổi tiếp xúc cử tri, ông Bá Thanh nhắc lại những cái chết đau lòng của người dân Đà Nẵng mà nguyên nhân là do ăn cá Nóc. Ông nói: "Mấy năm trước, năm nào cũng có đến hơn 10 người chết vì ăn cá nóc. Luật không cấm người dân ăn cá nóc, nhưng cán bộ Đà Nẵng rất đau lòng khi chứng kiến cảnh bố mất con, vợ mất chồng… chỉ vì ăn cá nóc. Nên cách tốt nhất để người dân không chết thảm như vậy thì cấm luôn việc bán và ăn cá nóc. Quy định này chỉ áp dụng ở Đà Nẵng thôi. Vậy nếu có 'xé rào' hay bị 'soi' nhưng mình là cán bộ, là công bộc của dân, do dân bầu lên thì những việc có lợi cho dân, dù khó mấy cũng phải làm bằng được", ông Thanh nhấn mạnh.
Đ. Nguyên
Trong buổi tiếp xúc cử tri, ông Bá Thanh nhắc lại những cái chết đau lòng của người dân Đà Nẵng mà nguyên nhân là do ăn cá Nóc. Ông nói: "Mấy năm trước, năm nào cũng có đến hơn 10 người chết vì ăn cá nóc. Luật không cấm người dân ăn cá nóc, nhưng cán bộ Đà Nẵng rất đau lòng khi chứng kiến cảnh bố mất con, vợ mất chồng… chỉ vì ăn cá nóc. Nên cách tốt nhất để người dân không chết thảm như vậy thì cấm luôn việc bán và ăn cá nóc. Quy định này chỉ áp dụng ở Đà Nẵng thôi. Vậy nếu có 'xé rào' hay bị 'soi' nhưng mình là cán bộ, là công bộc của dân, do dân bầu lên thì những việc có lợi cho dân, dù khó mấy cũng phải làm bằng được", ông Thanh nhấn mạnh.
Đ. Nguyên
(Khám phá)
Họp Quốc hội tốn bao nhiêu tiền dân?
Kỳ họp 6 Quốc hội khóa XIII kéo dài 40 ngày
Đang có tranh cãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở
Việt Nam về chi phí cho các kỳ họp Quốc hội, vốn lấy từ
tiền thuế của dân.
Báo Dân Trí dẫn lời đại biểu Trần Quốc Tuấn từ tỉnh Trà Vinh cho biết ông có được nghe một chuyên gia cung cấp thông tin rằng, "nếu mỗi một phút chúng ta ngồi tại hội trường này thì nhà nước phải bỏ ra khoảng 2 triệu đồng, bình quân mỗi một kỳ họp như thế một ngày chúng ta mất khoảng 1 tỷ đồng”.
Đại biểu Tuấn cho rằng "1 tỷ đồng không phải là lớn nếu các đại biểu Quốc hội ngồi thảo luận và đi đến quyết định, giải quyết các vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, mang lại lợi ích cho quốc gia. Nhưng 1 tỷ đồng cho một ngày họp nó sẽ rất lớn nếu Quốc hội không làm được những việc đó".
Quốc hội Việt Nam khóa XIII vừa có kỳ họp thứ 6 kéo dài 40 ngày.
Trong kỳ họp này, các đại biểu đã thông qua 8 dự án luật và xem xét 10 dự án luật khác. Quốc hội cũng đã thông qua Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai sửa đổi, mà có luồng dư luận cho rằng không khác nhiều so với trước.
Con số 1 tỷ đồng/một ngày họp ngay lập tức gây nhiều tranh cãi.
Hơn 1 tỷ?
Một số đại biểu Quốc hội lên tiếng yêu cầu giảm thời gian họp, tiết kiệm chi phí. Theo họ, riêng tiền khách sạn, ăn ở, chi phí vé máy bay, đi lại khác... cũng đã khá tốn kém cho ngân sách.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bác bỏ con số 1 tỷ. Theo ông Phúc, Quốc hội họp tại Hội trường Bộ Quốc phòng là địa điểm được cho mượn, không tính chi phí, kể cả phục vụ của đội ngũ an ninh, hậu cần…
"Theo đó, vấn đề cần phải lo chỉ là chi phí ăn ở, đi lại cho đại biểu về họp như tiền khách sạn, xe đưa đón…"
Ông Phúc được dẫn lời khẳng định: "Không có cơ sở nói Quốc hội họp một ngày tốn 1 tỷ đồng." Tuy nhiên, ông không đưa ra con số nào khác.
Ông chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng giải thích về độ dài kỷ lục của kỳ họp thứ 6, cho đó là vì có chủ đề nhân sự.
"“Làm nhân sự phải chặt chẽ, cẩn trọng, đúng quy trình. Ví dụ, chỉ một đề xuất xin tăng số lượng Phó Thủ tướng trong Chính phủ cũng cần một ngày cho đại biểu thảo luận, không thể làm kiểu… gộp."
"Vì vậy, dù đại biểu mong muốn, UB Thường vụ cũng tìm hướng giảm thời lượng họp nhưng không được.”
(BBC)
Báo Dân Trí dẫn lời đại biểu Trần Quốc Tuấn từ tỉnh Trà Vinh cho biết ông có được nghe một chuyên gia cung cấp thông tin rằng, "nếu mỗi một phút chúng ta ngồi tại hội trường này thì nhà nước phải bỏ ra khoảng 2 triệu đồng, bình quân mỗi một kỳ họp như thế một ngày chúng ta mất khoảng 1 tỷ đồng”.
Đại biểu Tuấn cho rằng "1 tỷ đồng không phải là lớn nếu các đại biểu Quốc hội ngồi thảo luận và đi đến quyết định, giải quyết các vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, mang lại lợi ích cho quốc gia. Nhưng 1 tỷ đồng cho một ngày họp nó sẽ rất lớn nếu Quốc hội không làm được những việc đó".
Quốc hội Việt Nam khóa XIII vừa có kỳ họp thứ 6 kéo dài 40 ngày.
Trong kỳ họp này, các đại biểu đã thông qua 8 dự án luật và xem xét 10 dự án luật khác. Quốc hội cũng đã thông qua Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai sửa đổi, mà có luồng dư luận cho rằng không khác nhiều so với trước.
Con số 1 tỷ đồng/một ngày họp ngay lập tức gây nhiều tranh cãi.
Hơn 1 tỷ?
Một số đại biểu Quốc hội lên tiếng yêu cầu giảm thời gian họp, tiết kiệm chi phí. Theo họ, riêng tiền khách sạn, ăn ở, chi phí vé máy bay, đi lại khác... cũng đã khá tốn kém cho ngân sách.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bác bỏ con số 1 tỷ. Theo ông Phúc, Quốc hội họp tại Hội trường Bộ Quốc phòng là địa điểm được cho mượn, không tính chi phí, kể cả phục vụ của đội ngũ an ninh, hậu cần…
"Theo đó, vấn đề cần phải lo chỉ là chi phí ăn ở, đi lại cho đại biểu về họp như tiền khách sạn, xe đưa đón…"
Ông Phúc được dẫn lời khẳng định: "Không có cơ sở nói Quốc hội họp một ngày tốn 1 tỷ đồng." Tuy nhiên, ông không đưa ra con số nào khác.
Ông chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng giải thích về độ dài kỷ lục của kỳ họp thứ 6, cho đó là vì có chủ đề nhân sự.
"“Làm nhân sự phải chặt chẽ, cẩn trọng, đúng quy trình. Ví dụ, chỉ một đề xuất xin tăng số lượng Phó Thủ tướng trong Chính phủ cũng cần một ngày cho đại biểu thảo luận, không thể làm kiểu… gộp."
"Vì vậy, dù đại biểu mong muốn, UB Thường vụ cũng tìm hướng giảm thời lượng họp nhưng không được.”
(BBC)
Gần 55.000 doanh nghiệp giải thể trong 11 tháng
Theo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, trong 11 tháng năm 2013 đã có gần 55.000 doanh nghiệp đóng cửa,
ngừng hoạt động, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2012. Số lượng doanh nghiệp
thành lập mới tăng 9,5%, nhưng lại giảm 15,4% về số vốn đăng ký.
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, số lượng doanh nghiệp giải thể lớn cho
thấy tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, sức cầu của thị trường thấp.
Trong khi đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động từ đầu năm 2013 đến
nay mới đạt hơn 12.700 đơn vị.
Số lượng các doanh nghiệp thành lập
mới, tính chung 11 tháng có hơn 71.000 doanh nghiệp, với tổng vốn gần
360.000 tỷ đồng, tăng 9,5% về lượng nhưng vẫn giảm 15,4% về vốn so với
cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam 11 tháng năm 2013 ước đạt 121,12 tỷ
USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu từ các thị
trường Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU chiếm hơn 80% tổng
kim ngạch.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng
cũng ước đạt 121 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó
xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước
đạt 74,6 tỷ USD, tăng 28,5% và chiếm 61,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Duyên Duyên
(Một thế giới)
Vụ ‘lọt lưới’ 600 bánh heroin: Tại sao Cục Hải quan TP.HCM chưa kỷ luật ai?
(TNO) Trong vụ 600 bánh heroin
'lọt lưới' sân bay Tân Sơn Nhất qua Đài Loan, đến thời điểm này lãnh
đạo Cục Hải quan TP.HCM khẳng định chưa thể khiển trách, kỷ luật được ai
liên quan.
Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hương (trái) tại cuộc họp với báo đài sáng 2.12 - Ảnh: Trung Hiếu |
Chỉ rút kinh nghiệm
Phân trần với báo giới vào sáng 2.12, ông Trần Mã Thông - Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cho biết theo quy định của hải quan thì lô hàng chứa 600 bánh heroin trên thuộc “luồng xanh” (hàng không nằm trong danh mục cấm, nguy hại và doanh nghiệp xuất nhập lô hàng đó không nợ đọng thuế, thực hiện nghĩa vụ tài chính - PV) khi phân luồng trên hệ thống.
Theo ông Thông, hiện nay khâu thủ tục hải quan rất thông thoáng. Trước đây, khâu tiếp nhận, xử lý, kiểm tra hàng hóa đều do nhân viên của hải quan trực tiếp làm. Tuy nhiên hiện nay, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp, việc tiếp nhận hồ sơ đều do hệ thống (máy móc - PV) xử lý.
Phân trần với báo giới vào sáng 2.12, ông Trần Mã Thông - Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cho biết theo quy định của hải quan thì lô hàng chứa 600 bánh heroin trên thuộc “luồng xanh” (hàng không nằm trong danh mục cấm, nguy hại và doanh nghiệp xuất nhập lô hàng đó không nợ đọng thuế, thực hiện nghĩa vụ tài chính - PV) khi phân luồng trên hệ thống.
Theo ông Thông, hiện nay khâu thủ tục hải quan rất thông thoáng. Trước đây, khâu tiếp nhận, xử lý, kiểm tra hàng hóa đều do nhân viên của hải quan trực tiếp làm. Tuy nhiên hiện nay, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp, việc tiếp nhận hồ sơ đều do hệ thống (máy móc - PV) xử lý.
Một vụ vận chuyển ma túy bị Cục Hải quan TP.HCM bắt giữ - Ảnh: Cục Hải quan TP.HCM |
Với lô hàng chứa 600 bánh heroin trên, căn cứ vào các tiêu chí đề ra,
máy phân “luồng xanh”. Theo quy định hiện hành, đối với “luồng xanh”,
hàng hóa thông quan ngay.
“Hàng hóa thuộc luồng xanh rất đơn giản, không chịu bất cứ quy trình nào của hải quan. Và trong quá trình làm thủ tục, phía hải quan cũng không có thông tin gì về các lô hàng đã thông quan”, ông Thông nói.
Từ đây ông Thông lý giải về việc tại sao phía an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã kỷ luật bốn cán bộ, nhân viên nhưng Hải quan TP.HCM lại chưa xử lý, kỷ luật ai: “Cái chỗ này, đối với chu trình của hải quan, sau khi phân ra luồng xanh để đưa vào kho trước khi xuất, an ninh sân bay phải soi chiếu. Với tinh thần đó, an ninh thấy rằng việc để lọt là trách nhiệm của họ nên đã đình chỉ các cá nhân này”.
“Hàng hóa thuộc luồng xanh rất đơn giản, không chịu bất cứ quy trình nào của hải quan. Và trong quá trình làm thủ tục, phía hải quan cũng không có thông tin gì về các lô hàng đã thông quan”, ông Thông nói.
Từ đây ông Thông lý giải về việc tại sao phía an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã kỷ luật bốn cán bộ, nhân viên nhưng Hải quan TP.HCM lại chưa xử lý, kỷ luật ai: “Cái chỗ này, đối với chu trình của hải quan, sau khi phân ra luồng xanh để đưa vào kho trước khi xuất, an ninh sân bay phải soi chiếu. Với tinh thần đó, an ninh thấy rằng việc để lọt là trách nhiệm của họ nên đã đình chỉ các cá nhân này”.
Cục Hải quan TP.HCM cũng công khai một số thông tin về lô
hàng chứa heroin. Theo đó, tờ khai hải quan của lô hàng có số 12595,
loại hình xuất kinh doanh. Tên công ty xuất khẩu ghi trên tờ khai là
Công ty TNHH giao nhận vận tải Long Vân. Thời điểm lô hàng đăng ký vào lúc 12 giờ ngày 15.11.2013, thời gian thông quan vào lúc 15 giờ 39 phút ngày 15.11.2013. Thời gian xuất lô hàng là 22 giờ 55 phút ngày 16.11.2013, trên chuyến bay CI 5886 của hãng China Airlines, tuyến đường TP.HCM đi Đài Loan. |
Ông Thông nói tiếp: “Với an ninh là như vậy. Còn đối với hải quan, chúng
tôi xem xét thủ tục hải quan (lô hàng chứa ma túy - PV) không có gì
sai phạm. Do đó việc xử lý kỷ luật hiện nay chúng tôi mới chỉ rút kinh
nghiệm”.
Hải quan TP.HCM cho biết các động thái tiếp theo sẽ chờ kết luận cụ thể của cơ quan điều tra.
Thế giới đang nhìn cách xử lý của hải quan VN
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng - Việt kiều Bỉ - cho hay ở châu Âu vẫn có khả năng xảy ra các vụ lớn như vậy. Nhưng sau khi xảy ra và bị phát hiện, nhà chức trách xử lý rất nghiêm khắc.
“Cần phải hiểu rằng đối với một vụ lớn như thế, cả thế giới, nhất là các nước làm ăn với ta đang nhìn vào cách xử lý của ngành hải quan Việt Nam. Không thể nói một vụ vận chuyển ma túy lớn như thế mà chỉ họp rút kinh nghiệm được”, ông Hưng nói.
Một chuyên gia kinh tế (đề nghị giấu tên) cho hay với số lượng vận chuyển lên tới 230 kg ma túy, là vụ buôn lậu ma túy lớn nhất qua đường hàng không trong 20 năm thì việc xử lý “rút kinh nghiệm” là quá nhẹ.
Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên Online, một lãnh đạo Trung tâm An ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất cho biết an ninh sân bay có trách nhiệm kiểm tra về an toàn chuyến bay như lô hàng đó có chứa chất nổ, vũ khí, chất độc hại… mà thôi.
“Tuy nhiên vì liên đới trách nhiệm nên an ninh hàng không vẫn đình chỉ 4 cán bộ, nhân viên liên quan đến kíp trực hôm đó và phối hợp với cơ quan công an điều tra”, ông này nói.
Hải quan TP.HCM cho biết các động thái tiếp theo sẽ chờ kết luận cụ thể của cơ quan điều tra.
Thế giới đang nhìn cách xử lý của hải quan VN
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng - Việt kiều Bỉ - cho hay ở châu Âu vẫn có khả năng xảy ra các vụ lớn như vậy. Nhưng sau khi xảy ra và bị phát hiện, nhà chức trách xử lý rất nghiêm khắc.
“Cần phải hiểu rằng đối với một vụ lớn như thế, cả thế giới, nhất là các nước làm ăn với ta đang nhìn vào cách xử lý của ngành hải quan Việt Nam. Không thể nói một vụ vận chuyển ma túy lớn như thế mà chỉ họp rút kinh nghiệm được”, ông Hưng nói.
Một chuyên gia kinh tế (đề nghị giấu tên) cho hay với số lượng vận chuyển lên tới 230 kg ma túy, là vụ buôn lậu ma túy lớn nhất qua đường hàng không trong 20 năm thì việc xử lý “rút kinh nghiệm” là quá nhẹ.
Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên Online, một lãnh đạo Trung tâm An ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất cho biết an ninh sân bay có trách nhiệm kiểm tra về an toàn chuyến bay như lô hàng đó có chứa chất nổ, vũ khí, chất độc hại… mà thôi.
“Tuy nhiên vì liên đới trách nhiệm nên an ninh hàng không vẫn đình chỉ 4 cán bộ, nhân viên liên quan đến kíp trực hôm đó và phối hợp với cơ quan công an điều tra”, ông này nói.
Được hải quan trong và ngoài nước đến học hỏi Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cho hay thủ tục thông quan điện tử đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng bị nhiều doanh nghiệp lợi dụng làm ăn bậy bạ, bất chính. Bà Hương cho hay để ra sự cố 600 bánh heroin “lọt lưới” một phần do Cục Hải quan TP.HCM đang phải gánh một khối lượng công việc đồ sộ trong ngành hải quan. “Nói để các đồng chí hiểu và thông cảm. Trong khi nhân sự Hải quan TP.HCM chiếm 1/5 nhân sự ngành hải quan cả nước nhưng phải gánh vác ½ khối lượng công việc trong ngành”, bà Hương nói. Người đứng đầu Cục Hải quan TP.HCM cũng cho hay nhiều năm qua hải quan TP.HCM luôn là đơn vị dẫn đầu, vững mạnh và được nhiều đơn vị hải quan trong và ngoài nước đến tìm hiểu, học hỏi. |
Trung Hiếu
Thủ tướng Thái Lan bác bỏ yêu sách buộc từ chức
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trong cuộc họp báo tại trụ sở chính phủ, Bangkok, 28/11/2013 (REUTERS)
Tú Anh (RFI)
Phe chống chính phủ Thái Lan tiếp tục gây sức ép. Một lần nữa, người
biểu tình tập trung lực lượng bao vây tấn công vào trụ sở chính phủ và
bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia. Hôm nay 02/12/21013, vào lúc đối lập kêu
gọi tổng đình công, Thủ tướng Yingluck Shinawatra bác bỏ tối hậu thư
của đối lập đòi bà phải trao quyền trong vòng 48 giờ.
Hôm nay, trong thông điệp truyền hình vào sau các vụ biểu tình bạo động hôm Chủ nhật, Thủ tướng tuyên bố không trao quyền cho cái mà lãnh đạo đối lập Suthep Thaugsuban gọi là « Hội đồng nhân dân », nhưng không do dân bầu lên.
Tuy tuyên bố không từ chức, nhưng Thủ tướng Yingluck để hé cánh cửa đàm phán : « Sẵn sàng làm hài lòng nhân dân, vãn hồi ổn định, nhưng phải tuân thủ theo Hiến pháp ».
Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus phân tích :
« Cựu dân biểu Suthep Thaugsuban kỳ hạn cho chính phủ hai ngày để chuẩn bị từ chức và trao quyền cho cơ quan mà ông gọi là « Hội đồng Nhân dân ». Theo yêu sách của Suthep Thaugsuban thì « Hội đồng Nhân dân » sẽ tiến hành thủ tục xây dựng một chế độ dân chủ vững chắc hơn rồi sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Đề nghị này vừa mù mờ vừa không thực tế, vì lãnh đạo đối lập và phe biểu tình chống chính phủ bị mất thế thượng phong. Tuần trước, họ tuyên bố sẽ chiếm đóng trụ sở chính phủ và bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia vào ngày chủ nhật hôm qua, nhưng cuối cùng phe biểu tình bị cảnh sát dã chiến đẩy lui.
Chính phủ của bà Yingluck tỏ ra cứng rắn, bác bỏ tối hậu thư của ông Suthep Thaugsuban và ra lệnh truy nã lãnh đạo đối lập vì hành vi « nổi loạn chống Nhà nước », một tội danh có thể bị án tử hình.
Sau cuộc gặp gỡ tay đôi Yingluck-Suthep vào ngày hôm qua 01/12 và bị thất bại, rất khó có thể tiên liệu một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng này nhất là phe biểu tình vẫn còn rất đông.
Hôm nay, họ lại huy động lực lượng kéo đến tấn công trụ sở chính phủ và cảnh sát quốc gia, gây ra những vụ xung đột mới với cảnh sát ».
Hôm nay, trong thông điệp truyền hình vào sau các vụ biểu tình bạo động hôm Chủ nhật, Thủ tướng tuyên bố không trao quyền cho cái mà lãnh đạo đối lập Suthep Thaugsuban gọi là « Hội đồng nhân dân », nhưng không do dân bầu lên.
Tuy tuyên bố không từ chức, nhưng Thủ tướng Yingluck để hé cánh cửa đàm phán : « Sẵn sàng làm hài lòng nhân dân, vãn hồi ổn định, nhưng phải tuân thủ theo Hiến pháp ».
Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus phân tích :
« Cựu dân biểu Suthep Thaugsuban kỳ hạn cho chính phủ hai ngày để chuẩn bị từ chức và trao quyền cho cơ quan mà ông gọi là « Hội đồng Nhân dân ». Theo yêu sách của Suthep Thaugsuban thì « Hội đồng Nhân dân » sẽ tiến hành thủ tục xây dựng một chế độ dân chủ vững chắc hơn rồi sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Đề nghị này vừa mù mờ vừa không thực tế, vì lãnh đạo đối lập và phe biểu tình chống chính phủ bị mất thế thượng phong. Tuần trước, họ tuyên bố sẽ chiếm đóng trụ sở chính phủ và bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia vào ngày chủ nhật hôm qua, nhưng cuối cùng phe biểu tình bị cảnh sát dã chiến đẩy lui.
Chính phủ của bà Yingluck tỏ ra cứng rắn, bác bỏ tối hậu thư của ông Suthep Thaugsuban và ra lệnh truy nã lãnh đạo đối lập vì hành vi « nổi loạn chống Nhà nước », một tội danh có thể bị án tử hình.
Sau cuộc gặp gỡ tay đôi Yingluck-Suthep vào ngày hôm qua 01/12 và bị thất bại, rất khó có thể tiên liệu một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng này nhất là phe biểu tình vẫn còn rất đông.
Hôm nay, họ lại huy động lực lượng kéo đến tấn công trụ sở chính phủ và cảnh sát quốc gia, gây ra những vụ xung đột mới với cảnh sát ».
Ukraina : Người biểu tình tiếp tục bao vây các trụ sở chính quyền
Người biểu tình lập hàng rào tại quảng trường Độc Lập, Kieve, Ukraine, 02/12/2013 (REUTERS)
Anh Vũ (RFI)
Hàng nghìn người Ukraina biểu tình bám trụ tại trung tâm Kiev cả đêm
qua, sáng hôm nay, 02/12/2013, tiếp tục phong tỏa trụ sở của chính phủ.
Lãnh đạo đối lập đã kêu gọi chiếm các khu phố tập trung cơ quan chính
quyền trong thủ đô cho đến khi chính phủ hiện nay và Tổng thống
Ianoukovitch từ chức. Từ tối qua, người biểu tình đã tràn vào tòa thị
chính và một số công sở khác ở Kiev.
Từ Kiev, thông tín viên Sébastien Gobert cho biết phản ứng của chính quyền trước làn sóng biểu tình ngày càng trở nên dữ dội :
Cho đến giờ, chưa có phản ứng chính thức nào của chính quyền từ khi tòa thị chính thủ đô bị chiếm giữ. Chỉ duy nhất có một bình luận có vẻ quanh co, đó là các cán bộ của thành phố đã đề nghị các nhân viên của tòa thị chính nghỉ việc hôm nay, vì cho rằng tình hình này có thể còn kéo dài. Với nhiều người biểu tình, sự im lặng của chính quyền là đáng lo ngại và không khí tương đối căng thẳng. Có tin đồn Tổng thống Ianoukovitch đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp hôm qua trong dinh thự của ông ở phía bắc Kiev. Chưa có thông tin gì thêm từ phía chính quyền, nhưng đã có nhiều kịch bản được đưa ra, trong đó có việc chính phủ sẽ cho thiết lập tình trạng khẩn cấp. Điều này có nghĩa là quân đội sẽ được điều động.
Phần lớn người biểu tình cho biết họ sẽ ở lại đến cùng cho dù không phải tất cả trong họ đầu tin cậy vào các lãnh đạo đối lập. Cho đến lúc này, lãnh đạo đối lập vẫn không tổ chức, định hướng rõ ràng cho phong trào chống chính phủ. Trong số các lãnh đạo đó, nổi lên võ sĩ quyền anh Vitali Klitschko, một gương mặt được nhiều người biết đến và đang được coi như là một người thực sự tập hợp được phong trào.
Ông đã chính thức ra ứng cử Tổng thống năm 2015. Nhưng nếu như cho mục tiêu năm 2015, ông Vitali đã có những ý tưởng khá rõ ràng về những việc sẽ làm với đất nước thì trong lúc này ông lại tỏ ra rất cẩn trọng.
Từ Kiev, thông tín viên Sébastien Gobert cho biết phản ứng của chính quyền trước làn sóng biểu tình ngày càng trở nên dữ dội :
Cho đến giờ, chưa có phản ứng chính thức nào của chính quyền từ khi tòa thị chính thủ đô bị chiếm giữ. Chỉ duy nhất có một bình luận có vẻ quanh co, đó là các cán bộ của thành phố đã đề nghị các nhân viên của tòa thị chính nghỉ việc hôm nay, vì cho rằng tình hình này có thể còn kéo dài. Với nhiều người biểu tình, sự im lặng của chính quyền là đáng lo ngại và không khí tương đối căng thẳng. Có tin đồn Tổng thống Ianoukovitch đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp hôm qua trong dinh thự của ông ở phía bắc Kiev. Chưa có thông tin gì thêm từ phía chính quyền, nhưng đã có nhiều kịch bản được đưa ra, trong đó có việc chính phủ sẽ cho thiết lập tình trạng khẩn cấp. Điều này có nghĩa là quân đội sẽ được điều động.
Phần lớn người biểu tình cho biết họ sẽ ở lại đến cùng cho dù không phải tất cả trong họ đầu tin cậy vào các lãnh đạo đối lập. Cho đến lúc này, lãnh đạo đối lập vẫn không tổ chức, định hướng rõ ràng cho phong trào chống chính phủ. Trong số các lãnh đạo đó, nổi lên võ sĩ quyền anh Vitali Klitschko, một gương mặt được nhiều người biết đến và đang được coi như là một người thực sự tập hợp được phong trào.
Ông đã chính thức ra ứng cử Tổng thống năm 2015. Nhưng nếu như cho mục tiêu năm 2015, ông Vitali đã có những ý tưởng khá rõ ràng về những việc sẽ làm với đất nước thì trong lúc này ông lại tỏ ra rất cẩn trọng.
Vùng phòng không Trung Quốc có thể gây bất hòa giữa Mỹ với Nhật
Bản đồ vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập (ảnh internet)
Thanh Phương (RFI)
Ngày 29/11 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị gián tiếp yêu cầu
các hãng hàng không của Mỹ phải tuân thủ các quy định của vùng phòng
không mà Trung Quốc vừa thiết lập trên biển Hoa Đông. Chỉ thị nói trên
đã gây quan ngại cho Nhật Bản. Tokyo đang tự hỏi là họ có còn được
Washington yểm trợ hết mình trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh hiện nay hay
không.
Cho tới nay, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều có lập trường cứng rắn trước việc Trung Quốc, vào ngày 23 /11, tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả các đảo hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền. Đặc biệt, Nhật đã rất hoan nghênh việc Washington ngày 26/11 vừa qua đã đưa hai chiếc oanh tạc cơ B-52 đến vùng phòng không này.
Trong chỉ thị ngày 29/11, Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu các hãng hàng không của nước này tuân thủ yêu cầu về việc thông báo trước kế hoạch bay khi qua các vùng phòng không của các nước ngoài. Tuy chỉ thị nói trên không nêu cụ thể vùng phòng không nào, nhưng đối với dư luận ở Tokyo, Washington như vậy là đã gián tiếp yêu cầu các hãng hàng không Mỹ tuân thủ quy định về vùng phòng không của Trung Quốc. Nếu đúng như thế thì rõ ràng là Washington đặt ưu tiên cho sự an toàn của phi cơ dân dụng của Hoa Kỳ bay qua vùng phòng không của Trung Quốc và điều này có nghĩa là giữa Nhật và Mỹ có thể sẽ có bất đồng trong cách thức đối phó với Bắc Kinh.
Sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng phòng không ngày 23/11, các hãng hàng không của Nhật đã thông báo trước kế hoạch bay cho Bắc Kinh, nhưng sau đó chính phủ Tokyo đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngưng tuân thủ các quy định của vùng phòng không Trung Quốc, bởi vì Nhật Bản không công nhận vùng này.
Thật ra trong chỉ thị ngày 29/11, Bộ ngoại giao Mỹ đã nhấn mạnh rằng, việc yêu cầu các hãng hàng không dân dụng tuân thủ quy định của các vùng phòng không của nước ngoài không có nghĩa là Washington công nhận vùng phòng không của Trung Quốc.
Thế nhưng, chỉ thị của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với các phi cơ dân dụng trái ngược chính sách hiện nay của Bộ Quốc phòng Mỹ trong việc điều động các chiến đấu cơ xâm nhập vùng phòng không của Trung Quốc. Hôm qua, Lầu Năm Góc đã tuyên bố là không quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các phi vụ nói trên, cho dù Trung Quốc đã điều động chiến đấu cơ để giám sát các chiến đấu cơ của Mỹ và Nhật.
Trong khi Trung Quốc khen ngợi chỉ thị nói trên của Bộ Ngoại giao Mỹ, thì theo nhật báo Asahi Shimbun số ra ngày 01/12/2013, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Nhật đã bày tỏ mối quan ngại. Vấn đề này chắc chắn sẽ là trọng tâm của các cuộc hội đàm giữa Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo ngày mai.
Cho tới nay, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều có lập trường cứng rắn trước việc Trung Quốc, vào ngày 23 /11, tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả các đảo hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền. Đặc biệt, Nhật đã rất hoan nghênh việc Washington ngày 26/11 vừa qua đã đưa hai chiếc oanh tạc cơ B-52 đến vùng phòng không này.
Trong chỉ thị ngày 29/11, Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu các hãng hàng không của nước này tuân thủ yêu cầu về việc thông báo trước kế hoạch bay khi qua các vùng phòng không của các nước ngoài. Tuy chỉ thị nói trên không nêu cụ thể vùng phòng không nào, nhưng đối với dư luận ở Tokyo, Washington như vậy là đã gián tiếp yêu cầu các hãng hàng không Mỹ tuân thủ quy định về vùng phòng không của Trung Quốc. Nếu đúng như thế thì rõ ràng là Washington đặt ưu tiên cho sự an toàn của phi cơ dân dụng của Hoa Kỳ bay qua vùng phòng không của Trung Quốc và điều này có nghĩa là giữa Nhật và Mỹ có thể sẽ có bất đồng trong cách thức đối phó với Bắc Kinh.
Sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng phòng không ngày 23/11, các hãng hàng không của Nhật đã thông báo trước kế hoạch bay cho Bắc Kinh, nhưng sau đó chính phủ Tokyo đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngưng tuân thủ các quy định của vùng phòng không Trung Quốc, bởi vì Nhật Bản không công nhận vùng này.
Thật ra trong chỉ thị ngày 29/11, Bộ ngoại giao Mỹ đã nhấn mạnh rằng, việc yêu cầu các hãng hàng không dân dụng tuân thủ quy định của các vùng phòng không của nước ngoài không có nghĩa là Washington công nhận vùng phòng không của Trung Quốc.
Thế nhưng, chỉ thị của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với các phi cơ dân dụng trái ngược chính sách hiện nay của Bộ Quốc phòng Mỹ trong việc điều động các chiến đấu cơ xâm nhập vùng phòng không của Trung Quốc. Hôm qua, Lầu Năm Góc đã tuyên bố là không quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các phi vụ nói trên, cho dù Trung Quốc đã điều động chiến đấu cơ để giám sát các chiến đấu cơ của Mỹ và Nhật.
Trong khi Trung Quốc khen ngợi chỉ thị nói trên của Bộ Ngoại giao Mỹ, thì theo nhật báo Asahi Shimbun số ra ngày 01/12/2013, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Nhật đã bày tỏ mối quan ngại. Vấn đề này chắc chắn sẽ là trọng tâm của các cuộc hội đàm giữa Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo ngày mai.
Chuyện chưa kể về ngôi trường đặc biệt ở Hà Nội
(ĐSPL) - Không
chỉ dạy toán, dạy giao tiếp, học sinh ở đây còn được học từ cách mặc
quần áo, đánh răng đến cả việc nhận biết bộ phận của cây hay các loại
hoa quả. Đây chính là một trường học rất đặc biệt của những học sinh đặc
biệt.
Niềm vui bên những khó khăn
Phúc
Tuệ là trung tâm dạy trẻ em khuyết tật chủ yếu là các em bị tự kỷ, chậm
khôn... Trong khuôn viên nhỏ hẹp, trung tâm có gần 100 trẻ em đang học
tập đủ mọi lứa tuổi.
Một buổi sáng
chúng tôi có mặt ở đây và được chứng kiến những tình cảm chân thành của
cô trò nơi đây. Khi có cô giáo đến các em học sinh chạy ùa ra cổng đón
trong sự vui mừng và gọi to tên cô. Đó là những tình cảm rất đỗi ngộ
nghĩnh và đáng yêu của trẻ thơ.
Tình cảm cô trò thắm thiết
Dạy
những trẻ em có nhận thức bình thường đã có những khó khăn, vất vả,
nhưng ở đây các cô giáo lại phải dạy những em nhận thức kém và cả chưa
nhận thức được thì còn vất vả và khó khăn hơn gấp nhiều lần. Mặc dù
nhiều khó khăn nhưng các cô vẫn luôn hết lòng, tận tụy dạy dỗ các em.
“Tôi
làm giáo viên được hơn 30 năm rồi, sắp đến tuổi nghỉ hưu tôi về đây
dạy. Các em học sinh ở đây đều rất thật lòng, tôi mong muốn giúp đỡ các
em đỡ cô đơn trong cuộc sống”, cô Giang Thị Nhiên tâm sự.
Cô
Nhiên chia sẻ thêm các em ở đây mỗi đứa mỗi tính, những đứa lớn rất cục
tính, nên nó hay làm theo bản năng, không nhận thức được hành vi của
mình.
Mặc dù có những khó khăn nhưng
các cô giáo ở đây đều rất yêu thương các em, luôn hết lòng dạy dỗ, giúp
các em hòa nhập với bạn bè và có cách cư xử đúng đắn với người lớn.
Các
em học sinh ở đây hay có những hành động bộc phát rất ngộ nghĩnh. Nên
luôn đem lại cho các cô cảm giác vui vẻ, thoải mái, xua tan những mệt
mỏi đời thường. Ở đây có rất nhiều các cô giáo trẻ nhưng họ đã gắn bó
với trung tâm đến hơn chục năm. Ở họ luôn cháy bỏng tâm huyết yêu nghề,
yêu trẻ.
Phương pháp giáo dục đặc biệt
Những
học sinh ở đây đều là trẻ khuyết tật, nhưng lại chia ra nhiều biểu hiện
khác nhau. Trẻ em chậm khôn thì có cách giáo dục riêng, còn trẻ em tự
kỷ lại phải có phương pháp dạy dỗ khác.
Các cô giáo ở đây cũng phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn giáo dục đặc biệt để có nhiều phương pháp, kỹ năng.
Như
trong chương trình của môn toán, mỗi đối tượng lại phải sử dụng các
phương thức khác nhau. Thường các cô tập trung dạy mô hình để cho học
sinh dễ hiểu và tiếp thu được.
Các mô hình dạy học cho các em
Còn đối với trẻ tự kỷ thì lại phải tập trung vào khả năng giao tiếp trước để các em sớm hòa nhập được với cuộc sống cùng bạn bè.
Không chỉ dạy toán, dạy giao tiếp, học sinh ở đây còn được học từ cách mặc quần áo, đánh răng đến cả việc nhận biết bộ phận của cây hay các loại hoa quả. Đây chính là một trường học rất đặc biệt của những học sinh đặc biệt.
Với những học sinh đặc biệt như vậy, các cô giáo ở đây cũng phải rất cố gắng. Họ thường xuyên trau dồi và thay đổi phương pháp dạy để tạo được kết quả tốt cho các em. Giám đốc trung tâm Bà Vũ Thị Minh Hương cũng có nhiều khen ngợi, đánh giá các tiết học, lớp học tốt.
Những kết quả của cô và trò trung tâm cũng đã được Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố đánh giá tốt và đưa lên Trung ương để khen tặng.
Hải Duyên
Hà tĩnh: Cho trẻ em uống vitamin A bằng... hạt đậu giống!
Chuyện khó tin này xảy ra vào sáng 1-12 tại hội quán thôn 10 xã Cẩm
Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Cộng tác viên dân số thôn đã phát
cho mỗi bé một hạt đậu nói đó là... vitamin A ngoại.
Cụ thể, trước khi xảy ra vụ việc, trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi của thôn
được thông báo sẽ uống vitamin A. Và, khoảng 7g30 ngày 1-12, hàng chục
hộ gia đình đã đưa các trẻ em đến hội quán thôn 10 để uống vitamin A.
Sau khi ổn định tổ chức, cộng tác viên dân số thôn này là ông Võ Văn
Hùng, lấy từ một bao nilông phát cho mỗi bé một viên trông như hạt đậu.
Trẻ nào không đến được thì ông đưa cha mẹ mang về nhà cho các cháu uống.
Một số cha mẹ các cháu thấy viên thuốc này trông giống hạt đậu chứ không
giống viên thuốc vitamin A liền thắc mắc thì được ông Hùng trấn an:
“Đây là thuốc ngoại, rất cứng, nếu cháu nào không uống được thì cha mẹ
hãy nhai nhỏ cho các cháu uống”.
Đến khoảng 8g30 cùng ngày, sau khi nhiều người dân thắc mắc không dám
cho con uống viên vitamin A hạt đậu đã gọi điện thoại cho chính quyền
địa phương và Trạm y tế đến kiểm tra. Sau khi kiểm tra và phát hiện ra
ông Võ Văn Hùng phát nhầm hạt đậu nên chính quyền yêu cầu tạm dừng việc
uống vitamin A.
Không giấu được lo lắng, chị Nguyễn Thị Điểm (sinh 1982) cho rằng lẽ ra
tại các điểm uống vitamin như thế này cần có nhân viên y tế hướng dẫn
cẩn thận. Còn tại đây, Trạm xá xã đã phát vitamin A trước cho các cộng
tác viên dân số và cho cha mẹ các cháu tự mang uống hay về nhà uống mà
không một lời hướng dẫn.
Tiếp xúc với chúng tôi vào trưa 2-12, chị Nguyễn Thị Thảo (sinh 1980)
trú tại thôn 10 bức xúc cho biết: "Ngày 1-12, tôi nghe loa thông báo đến
hội quán thôn để cho trẻ em uống vitamin A nên đã đưa con Lê Viết Thành
gần 2 tuổi. Tại đây, tôi nhận được 1 viên thuốc rất giống hạt đậu liền
cho con uống ngay. Tuy nhiên, viên thuốc quá cứng nên cháu nhai được
khoảng một nữa viên và nuốt với nước lọc. Sau đó tôi đưa con về nhà.
Khoảng 30 phút sau tôi nhận được thông tin là con mình bị cho uống nhầm
hạt đậu chức không phải vitamin A".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Xuân Định - Chủ tịch UBND xã Cẩm Trung
xác nhận thông tin trên. Theo ông Định, sở dĩ có sự nhầm lẫn này là do
ông Hùng khi mang số vitamin A về nhà để cạnh túi đựng đậu giống nên
sáng sớm đã cầm nhầm.
Hiện UBND xã Cẩm Trung đang yêu cầu Trạm trưởng Trạm xá Cẩm Trung và cá nhân ông Võ Văn Hùng làm tường trình sự việc để xử lý.
(Tuổi trẻ) Phan Thị Thanh Nhàn - Nhà thơ Lê Bá Dương
Tôi chưa hề được quen biết hoặc gặp nhà thơ Lê Bá Dương bao giờ, chỉ biết về anh qua bạn bè và thông tin trên báo chí,
nhưng tôi đã rất cảm mến và quí trọng anh.
LBD sinh năm 1953 ở Nghệ An, tham gia cuộc chiến chống Mỹ cứu nước từ
rất sớm và đã đạt các danh hiệu"Dũng sỹ diệt cơ giới", "Dũng sỹ diệt máy
bay".Anh đã mang 14 vết thương trên người và đã để lại một ngón tay ở
chiến trường. Anh tham gia cuộc chiến dữ dội ở Quảng Trị và đã tự tay
vuốt mắt cho bao đồng đội đã hy sinh. Sau chiến thắng, ngay năm 1976,
anh đã trở lại Quảng Trị,lặng lẽ thăm đồng đội đã mất bằng cách ngắt hoa
dại dọc đường ,tết thành vòng lần lượt thả xuống các dòng sông Hiếu,
sông Ô Lâu, sông Thạch Hãn.
Và trong nỗi nhớ thương bạn bè đã hy sinh,
anh viết ngay 4 câu thơ xúc động:
ĐÒ XUÔI THẠCH HÃN XIN CHÈO NHẸ
ĐÁY SÔNG CÒN ĐÓ BẠN TÔI NẰM
CÓ TUỔI HAI MƯƠI THÀNH SÓNG NƯỚC
VỖ YÊN BỜ BÃI MÃI NGÀN NĂM.
LÊ BÁ DƯƠNG
Bài thơ này đã được trân trọng khắc vào bia đá ở Thành cổ Quảng Trị,
nhưng không rõ ai đã xóa tên anh dưới bài thơ? Nay Viện BTLS lại mở cuộc
tạo đàm về những điều là sự thật hiển nhiên và rất yêu quí này . Hy
vọng các bậc cầm cân nảy mực sẽ có kết luận thỏa đáng. Tôi nghĩ, tất cả
không chỉ làm sáng danh Lê Bá Dương mà còn làm các trang sử về chiến
tranh của dân tộc ta thêm đẹp. Chúng ta đều rồi sẽ chết, chỉ những gì
đẹp sẽ còn sống mãi.
PTTN rất xin lỗi vì chưa tìm được ảnh hồi LBD là dũng sỹ.
Mong được
thông cảm.
Hiện nay LBD là phóng viên báo Văn Hóa ở Nha Trang.
Phan Thị Thanh Nhàn
(FB. Phan Thị Thanh Nhàn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét