Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Tư hữu là cốt lõi của tự do & Luật đất đai mới sửa đổi vẫn chỉ để phục vụ lợi ích giai cấp cầm quyền

Tư hữu là cốt lõi của tự do

Phạm Nguyên Trường dịch
Ron Paul, là thành viên sáng lập và cố vấn nổi tiếng của Viện Mises, sẽ tổ chức sinh nhật thứ 78 trong tuần này. Đoạn văn dưới đây được lấy từ bài phát biểu tại Hạ viện vào năm 1999, trong đó Ron Paul chỉ rõ tại sao sở hữu tư nhân và quyền riêng tư là rất cực kì cần thiết nhằm bảo vệ quyền tự do dân sự. Đây cũng là một phần của Chương 10 tác phẩm Chính sách đối ngoại tự do (A Foreign Policy of Freedom) của Ron Paul.


Quyền riêng tư là cốt lõi của tự do. Không có nó thì các quyền cá nhân không thể tồn tại được. Quyền riêng tư và quyền sở hữu liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu cả hai quyền này đều được bảo vệ thì chẳng cần nói nhiều về những quyền tự do dân sự khác. Nếu nhà ở của một người, nếu nhà thờ hay doanh nghiệp của người đó là pháo đài của anh ta, và sự riêng tư của anh ta, thư từ và đồ đạc của anh ta được bảo vệ một các vững chắc, thì tất cả các quyền mà người ta mong muốn trong một xã hội tự do sẽ được bảo đảm. Bảo vệ một cách cẩn thận quyền riêng tư và quyền sở hữu tài sản cũng là bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí và tự do chính trị, cũng như nền kinh tế thị trường tự do và đồng tiền mạnh. Coi thường quyền riêng tư thì tất cả những quyền khác sẽ bị đe dọa ngay lập tức.
Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc tấn công có hệ thống và phổ biến vào quyền riêng tư của công dân Mỹ, một cuộc tấn công sẽ làm suy yếu các nguyên tắc về quyền sở hữu tài sản tư nhân. Hiểu rõ lý do vì sao cuộc tấn công vào quyền riêng tư lại đang mở rộng nhanh chóng và nhận thức đươc sự cần thiết đảo phải ngược xu hướng này là nhu cầu cấp bách, nếu muốn bảo vệ nước Cộng hòa của chúng ta.

Việc hoàng gia Anh không tôn trọng quyền riêng tư và tài sản của người dân thuộc địa ở Mỹ là một động lực mạnh mẽ cho cuộc Cách mạng Mỹ và dẫn đến Tu chính án IV, được diễn đạt một cách mạnh mẽ và rất rõ ràng. Trong đó nhấn mạnh rằng,việc khám xét và thu giữ đều bị cấm, trừ khi lệnh được ban hành với lí do chính đáng, được khẳng định bằng lời thề hay tuyên thệ, với các chi tiết về vị trí, người và đồ vật bị tịch thu. Điều này là khác xa với những vụ bắt giữ của chính phủ liên bang và việc tịch thu tài sản đang thường xuyên diễn ra hiện nay. Thư tín của chúng ta không còn được xem là tài sản cá nhân và bí mật thư tín đã được loại bỏ. Tài sản tư nhân bị các cơ quan chính phủ khám xét mà không cần lệnh của bất kì ai. Chính phủ đã thu những khoản tiền phạt khổng lồ khi dường như những đạo luật của liên bang đã bị vi phạm, còn người dân thì phải  chứng minh rằng mình vô tội, đấy là nói nếu họ muốn đưa tình trạng lạm dụng ra tòa và không bị phạt nặng.
Tám mươi ngàn cảnh sát vũ trung liên bang và cán bộ của các cơ quan thi hành pháp luật đang tuần tra đất nước và các cơ sở kinh doanh của chúng ta. Các nhóm tôn giáo bị nghi ngờ bị theo dõi và đôi khi bị giải tán không theo trình tự của pháp luật, với ít hoặc không có bằng chứng về những việc làm sai trái của họ. Khi FBI đã nhảy vào thì tòa án địa phương và trung ương chẳng còn mấy giá trị.  Ngày nay, chính phủ tịch thu một cách bất hợp pháp tài sản đã trở thành chuyện thường ngày, các nạn nhân phải chứng minh rằng mình vô tội thì mới lấy lại được tài sản. Họ thường thất bại vì chi phí quá cao và những rào cản pháp lý ngăn cản các nạn nhân.
Mặc dù cử tri trong những năm 1990 đã lên tiếng đòi hỏi một sự thay đổi định hướng và đòi một chính phủ nhỏ hơn, ít chỉ đạo hơn; nhưng những cuộc tấn công của Quốc hội, chính quyền, và tòa án vào quyền riêng tư ngày càng gia tăng. Người ta đã đưa ra kế hoạch thực hiện chứng minh thư trong toàn quốc, ngân hàng dữ liệu y tế toàn quốc, ngân hàng dữ liệu về các bác sĩ cá nhân, những ông bố không chịu trả tiền cấp dưỡng, và những chương trình theo dõi tất cả các giao dịch tài chính của chúng ta.
Số an sinh xã hội được lập ra như biện pháp nhận diện cho tất cả mọi người. Hiện nay số an sinh xã hội thường được sử dụng cho tất cả mọi thứ: giấy khai sinh, mua xe ô tô, gặp bác sĩ,  nhận việc, mở tài khoản ngân hàng, nhận bằng lái xe, mua hàng thường xuyên, và, tất nhiên là giấy chứng tử. Từ khi sinh ra đến khi chết, sự giám sát của chính phủ ngày càng phổ biến hơn và chặt chẽ hơn. Cuộc tấn công vào quyền riêng tư không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên hay một sự kiện không có lý do nào hết. Nó là kết quả của một triết lý biện minh cho nó và đòi hỏi nó. Chính phủ không dành hết sức mình cho việc bảo vệ tự do thì nhất định - do bản chất của nó – sẽ để cho quyền lợi quý giá này bị xói mòn. Một chính phủ được lập ra nhằm bảo vệ đời sống, bảo vệ tự do và tài sản phải bảo vệ quyền riêng tư của tất cả công dân; điều này không thể xảy ra trừ khi tài sản và thành quả lao động của một người, của mỗi công dân, được bảo vệ, không để cho những tên côn đồ trên đường phố cũng như những người trong cơ quan lập pháp của chúng ta tước đoạt.
 Những người ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ vào đời sống riêng tư của chúng ta thường sử dụng những sáo ngữ nhằm bảo vệ việc làm của họ. Luận cứ phổ biến nhất là nếu không có gì để che giấu, thì tại sao phải lo lắng? Thật là lố bịch. Trong nhà hay trong phòng ngủ của chúng tôi không có gì phải che giấu, nhưng điều đó không phải là lý do vì sao Anh Cả[i] lại được phép theo dõi chúng tôi bằng một camera giám sát.
Cũng có thể nói như thế về nhà thờ của chúng ta, về việc kinh doanh của chúng ta, và về tất cả những hành động hòa bình mà chúng ta có thể làm. Các hoạt động cá nhân của chúng ta là của riêng chúng ta, không phải là việc của bất kì người nào khác. Chúng ta có thể chẳng cần phải che giấu, nhưng, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể mất rất nhiều – đấy là quyền được ở một mình của chúng ta…
Bài đã đăng trên diendanxahoidansu
[i] Nhân vật chính trong tác phẩm 1984 của George Orwell – ND. 

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Luật đất đai mới sửa đổi vẫn chỉ để phục vụ lợi ích giai cấp cầm quyền

Nhà báo Trần Quang Thành
Sáng 29/11 vừa qua,trong phiên họp  bế mạc Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỷ lệ phiếu tán thành là 448 trong số 473 đại biểu tham gia, đạt gần 89,9%.
Điều 4 của luật mới quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này,”
Về vấn đề thu hồi đất, luật mới tiếp tục quy định nhà nước được phép thu hồi đất để “phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” trong các trường hợp:
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
- Thực hiện các dự án do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Trần Quang Thành về nội dung Luật đất đai mới được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Nội dung như sau :


Nhà báo Trần Quang Thành (TQT): Xin chào tiến sĩ Nguyễn Quang A!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A (NQA): Vâng, chào anh!
TQT: Thưa tiến sĩ, sau một ngày thông qua bản Hiến pháp gây nhiều tranh cãi, quốc hội Việt Nam lại tiếp tục bấm nút để mà thông qua luật mới của Luật đất đai, số phiếu lần này có ít hơn. Thưa ông, Luật đất đai sửa đổi so với luật đất đai cũ theo ông có điều gì khác và nó tiến bộ hơn hay là tụt lùi như là Hiến pháp?
NQA: Về Luật đất đai thì lẽ ra là quốc hội đã thông qua một thời gian trước cũng kha khá rồi nhưng mà vì lúc đó dư luận lên tiếng rất mạnh mẽ, về cái điều mà cho phép thu hồi đất, thu hồi đất cho các dự án kinh tế xã hội thì lúc đó quốc hội đã ngừng thông qua Luật đất đai, và mọi người lúc đó đãcảm thấy là có một cái mừng là quốc hội đã biết nghe dư luận cho nên việc dừng thông qua Luật đất đai khi đó. Và khi đó thì tôi có một cái cảnh báo là cũng có thể đấy là một cái nghe của người ta, cũng có thể là người ta đợi để cho thông qua cái Hiến pháp rồi sau người ta mới thông qua cái Luật đất đai.
Đúng là cái trường hợp thứ hai đã xảy ra là người ta thông qua Hiến pháp được một hôm, hôm sau trên cơ sở Hiến pháp mà chưa có hiệu lực ấy thì người ta thông qua một cái Luật đất đai mà có một cái điều thực sự là vi hiến so với hiến pháp hiện hành tức là hiến pháp năm 1992 và thực sự cái điều đó là điều không có lạ gì, bởi vì nó đã là một cái điều vi hiến ngay từ năm 1993 khi mà cái Luật đất đai ban đầu được đưa ra suốt cả một quá trình 10 năm tồn tại của Luật đất đai, thì cái điều cho phép nhà nước thu hồi đất để làm các dự án kinh tế xã hội ấy đã là một cái điều vi hiến suốt cả một chục năm. Và nó đã gây ra không biết bao nhiêu khiếu kiện khiếu nại, thậm chí có thể là thiệt hại đến sinh mạng của con người vì cái điều vi hiến đó. Thế thì cái Luật đất đai lần này nó đã được tức là cái… cũng có giữ nguyên cái điều đó, nhưng mà vì cái hiến pháp thông qua trước đó một ngày đã hợp hiến hóa những việc đó, nên là như thế có thể nói là nó tiến bộ trong nháy nháy hơn các cái Luật đai trước kia ở cái chỗ là cái điều vi hiến ấy đã được hợp hiến hóa. Đấy là việc chính còn tất cả về cơ bản, nó vẫn không có gì thay đổi, có một điểm nho nhỏ là thời hạn sử dụng đất trước kia là 20 năm thì bây giờ hình như là được đẩy lên là 50 năm thì phải, và người ta cũng nêu thêm một vài câu chữ để khẳng định rằng cái việc thu hồi đất này thì sẽ được chặt chẽ hơn, thế rồi công bằng hơn, minh bạch hơn. Và đấy là chỉ là một vài câu nói rằng vì lợi ích quốc gia được Quốc hội với lại Chính phủ, với lại Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, thì thực sự mà soi kỹ vào câu chữ như thế và cái việc thực hành thì nó cũng không khác gì cũ cả.
TQT: Thưa ông, Hiến pháp mà thực thi khi mà có hiệu lực, tức là khi được Chủ tịch nước ký lệnh công bố và cái thời hiệu bắt đầu có hiệu lực. Như vậy mà một bản Luật dưới Hiến pháp mà Hiến pháp đó chưa được thực thi, chưa có lệnh công bố bắt đầu thi hành thì cái Luật đi trước cái lệnh đó có phải trái với pháp luật không ông?
NQA: Cái đó thì chắc là phải hỏi các chuyên gia về Luật pháp thì họ sẽ trả lời rõ hơn tôi chỉ là người nêu cái vấn đề đấy ra, nhưng cũng có thể người ta lý giải rằng cái hiệu lực của cái Luật đất đai này, nó sẽ có hiệu lực sau khi Hiến pháp có hiệu lực một ngày chẳng hạn, hay một giờ hay một giây chẳng hạn thì lúc đó nó cũng là hợp hiến. (cười)
TQT: Đây có phải cái khôn lỏi mà ông muốn nói tới không, thưa ông?
NQA: Tôi nghĩ rằng cái đấy cũng có thể gọi là cái khôn lỏi chính của những người cầm quyền lúc này là cái khôn lỏi về cái đưa khái niệm tù mù “sử dụng toàn dân” vào.
TQT: Hiến pháp mới lại một lần nữa khẳng định về cái vai trò của giai cấp nông dân trong đất nước Việt Nam lại tôn trọng giai cấp công nhân và nông dân là liên minh rất là chặt chẽ, thế nhưng mà thực tế cái Luật đất đai này phải chăng là mang lại lợi ích thiết thực cho giai cấp nông dân, thưa ông?
NQA: Thực sự cái điều…, tôi chỉ nói về cái điều thu hồi đất ấy, là suốt từ năm 93 đến nay, thì thực sự là nó phục vụ cho một giai cấp mới, đấy là giai cấp… tư bản, đấy là giai cấp tư bản và thực sự những người cộng sản mà theo một lãnh tụ rất là lớn của Nam Tư cũ với tác phẩm “Giai cấp mới” của ông được viết (cười) từ giữa thế kỷ trước thì đúng là nó phục vụ cho giai cấp mới tức là giai cấp cầm quyền này, chứ hoàn toàn không phục vụ cho giai cấp lao động là những người nông dân hay là phục vụ cho giai cấp lao động là giai cấp công nhân. Rất đáng tiếc là như vậy, tức là người ta, ngôn ngữ của người cầm quyền này, giai cấp cầm quyền ở Việt Nam cũng như là của tất cả các nước Cộng sản trước kia đều là “nói một đằng làm một nẻo”. Người ta bảo là người ta đại diện cho giai cấp lao động, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, nhưng mà thực sự là người ta chỉ đại diện cho giai cấp chính của họ, mà làm tổn hại đến quyền lợi của các giai cấp lao động mà thôi. Và khi mà chưa được chính quyền, chưa cướp được chính quyền theo đúng lời của người ta thì người ta hô hào, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân… cùng với họ để lên nắm chính quyền, nhưng mà khi nắm được chính quyền thì họ để hai giai cấp lao động này ra ngồi rìa và thực sự họ là những người bị bóc lột thậm tệ nhất ngày nay.
QHPB
TQT: Hiến pháp 2013 là bước tụt lùi so với Hiến pháp năm 1992. Luật đất đai sử đổi năm 2013 so với Luật đất đai trước theo ông thì nó là một bước tiến hay nó cũng là một bước thụt lùi?
NQA: Tôi nghĩ rằng cái Luật đất đai lần này so với cái Luật đất đai trước thì không có thụt lùi cái gì cả, về cơ bản là nó cũng hệt như nhau, nhưng mà là một cái quy định chính của Luật đất đai cũ thì bây giờ vẫn giữ nguyên và bây giờ nó được hợp hiến hóa bằng cái Hiến pháp được thông qua một ngày trước đó.
TQT: Thưa ông, vấn đề nông dân, vấn đề đất đai nông nghiệp là vấn đề rất lớn của đất nước ta, ngày xưa thì chính ĐCS đã nêu cái khẩu hiệu là “người cầy có ruộng” và những nông dân đã đi theo họ và đã cướp chính quyền cho họ. Nhưng ngày nay chính quyền đã về tay họ thì người cầy lại mất ruộng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
NQA: Cái đấy là những điều mà tôi vừa mới nói lúc trước là những người cộng sản họ sử dụng một ngôn ngữ mà cái ngôn ngữ đấy không giống một chút gì với ngôn ngữ đời thường của người dân sử dụng cả, khi người ta nói, bây giờ người ta vẫn nói tức là …họ là đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong, nhưng mà thử hỏi là những anh em công nhân làm việc rất là vất vả, thậm chí bị ngược đãi thì họ đại diện được ở cái gì? Thậm chí đến các nghiệp đoàn độc lập của công nhân cũng không được thành lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Công đoàn hiện bây giờ thực sự là bảo vệ lợi ích của các ông chủ sử dụng lao động cũng tương tự với nông dân thì nông dân có thể là mất ruộng mà phục vụ cho các ông chủ đầu tư, tư nhân, quốc doanh hay là nước ngoài, và đấy thực sự là một cái sự vô cùng không nhất quán theo như lời nói và việc làm của họ.
TQT: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Xin chúc ông khỏe.
NQA: Vâng, chào anh!

Hậu Hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR

Thụy My
Sau khi Nhà nước Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà bình luận Phạm Chí Dũng dự báo về những đối sách có thể hình thành của Nhà nước đối với phong trào dân chủ.

Anh đề cập đến khả năng cải tạo điều kiện giam giữ, xu hướng hoạt động của các nhóm dân chủ ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo, “số phận” nghị định 72 và triển vọng thông thoáng hơn về Internet. Bên cạnh đó là sự hình thành xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ trong nước, cùng hy vọng hồi hương của người Việt hải ngoại.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, trong một bài nhận định vào giữa năm nay, anh có dự báo là đến cuối năm 2013 sẽ xuất hiện một, hai tổ chức dân sự nhóm họp công khai. Và có khả năng trong cuối năm nay và cả năm 2014 sẽ ít hoặc không diễn ra các vụ bắt giam và kết án các nhân vật bất đồng chính trị. Dự báo này có liên quan gì đến một số tuyên bố mới đây của những tổ chức dân sự như Diễn đàn xã hội dân sự, Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam và sự kiện Nhà nước Việt Nam lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?


Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
 
01/12/2013
by Thụy My
 
 
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Thật ra tôi đã chờ đợi thời điểm Nhà nước Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ tám tháng qua. Và tôi nghĩ rằng tháng 11/2013 là một mốc thời điểm có tính chuyển đổi khá quan trọng đối với hoạt động dân chủ ngoài đảng và cả xu thế phản biện, cải cách trong đảng ở Việt Nam.
Tôi cho rằng với giới blogger trong nước, họ không hẳn là bi quan về câu chuyện Nhà nước Việt Nam “bất ngờ” lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong cách nhìn của một số blogger, thách thức luôn gắn liền với cơ hội, và có khi cái rủi lại chứa đựng cái may. Cái may đó lại gắn liền với điều được xem là “vận hội mới” khi Nhà nước Việt Nam lọt vào Hội đồng Nhân quyền, tức cũng kéo theo sự ra đời và chuyển động của những tổ chức dân sự ôn hòa như Diễn đàn xã hội dân sự, Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam… và có thể thêm một số tổ chức dân sự khác trong vài quý tới.
Riêng với Mạng lưới blogger Việt Nam và tuyên bố tháng 11/2013, đây là lần thứ hai trong năm nay nhóm blogger này tìm cách thể hiện vai trò công khai của mình, sau tuyên bố phản đối điều luật 258 và được nhóm blogger trao cho một số cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế tại Hà Nội và cả ở nước ngoài.
Là nhóm có tính hành động nổi trội nhất trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam, có vẻ Mạng lưới blogger Việt Nam đang nhận thấy một cơ hội để đề cập sâu hơn chủ đề nhân quyền. Nhưng lần này, hành động dự kiến đáng chú ý nhất của họ là “xuống đường” để công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước chống tra tấn.
Một hành động dự kiến đáng quan tâm khác của Mạng lưới blogger Việt Nam là công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ, lái xe đạp vì nhân quyền. Sắp tới, họ cũng sẽ công khai và chính thức ra mắt Mạng lưới blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12, tức Ngày Quốc tế Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.
Tức là các blogger theo quan điểm “nhân quyền hành động” không muốn, và có lẽ cũng không còn mấy tâm trạng để còn ngồi trong nhà hoặc trong các quán cà phê bàn luận với nhau theo cung cách “chính trị salon” mà một số bậc dân chủ lão thành ưa thích hoặc bị ràng buộc.
Cũng có thể còn một lý do khác là nhóm blogger hành động đã nhận ra, sau chiến dịch tống giam ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay đã không có thêm một hành động bắt giam nào mới. Toàn bộ hành động của công an và chính quyền chỉ dường như mang mục đích “răn đe” và bằng biện pháp câu lưu hơn là cho “nhập kho”.
Thậm chí như nhiều người đã biết, chỉ nửa tháng sau cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nhà nước Việt Nam đã trả tự do tại tòa cho nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Hành động tương tự cũng được lặp lại với blogger Đinh Nhật Uy vào tháng 11/2013. Tức xu thế thả ra bắt đầu rõ hơn xu hướng bắt vào, và cũng bắt đầu có mối tương đồng với xu thế Nhà nước Việt Nam buộc phải điều chỉnh quan điểm và hành vi đối ngoại về chính trị.
RFI : Nhưng nhiều người hoạt động xã hội ở Việt Nam vẫn còn khá nặng tâm lý sợ hãi. Nếu tâm lý này được giải tỏa thì hiệu ứng kế tiếp sẽ thế nào?
Chúng ta sẽ thấy rằng một khi tâm lý sợ hãi được tháo dần thì giới hoạt động nhân quyền cũng bớt lo lắng, tính hành động sẽ được biểu hiện rõ hơn. Tôi cho rằng những người theo phương châm hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam đang bắt nhịp với thời cuộc và hoạt động một cách ôn hòa, tránh đối đầu, nhưng lại có hiệu quả và ngày càng có sức lan tỏa, thậm chí có tính thuyết phục với cả một bộ phận trí thức và đảng viên trong Đảng và chính quyền.
Con đường xã hội dân sự mà các nhóm trí thức lớn tuổi và nhóm blogger trẻ đang tiến hành sẽ có thể đạt kết quả ở chừng mực nào đấy. Chẳng hạn như nhóm họp công khai mà không bị đàn áp, thậm chí còn có thể tạo nên một diễn đàn và diễn thuyết ngoài đời thay cho hình thức diễn đàn trên mạng như trước đây. Những diễn đàn này sẽ dẫn đến việc đề cập ngày càng sâu hơn đến những vấn đề thiết thân với quyền lợi người dân như đất đai, quyền lợi người lao động và môi trường.
Và nếu nhóm blogger trẻ có thể đạt được một số kết quả nào đấy, điều đó sẽ tạo cảm hứng và kích thích những nhóm hoạt động dân chủ trung niên và lão thành. Tôi cũng nghĩ là nhóm “Kiến nghị 72” sẽ xúc tiến một hành động nào đó mang tính hành động, hơn là chỉ có những kiến nghị trên mạng như trước đây.
Ngoài ra cũng còn phải suy nghĩ về ý tưởng xây dựng “đảng Hồ Chí Minh”, hay một phong trào vận động nhằm trả tên nước về “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” như Hiến pháp năm 1946, đã và đang nằm trong nhận thức của một số đảng viên lão thành…
Từ đầu năm 2013 đến nay và đặc biệt sau sự kiện Nhà nước Việt Nam được chấp nhận tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khá nhiều tư tưởng và ý tưởng như vậy ở Việt Nam. Đặc biệt tại Hà Nội đang tiếp tục hình thành và hướng đến hành động xã hội, như một xu thế không thể cưỡng lại, bất chấp sự cấm cản theo thói quen từ phía chính quyền.
Nếu mọi chuyện diễn ra bình thường, xu thế như vậy sẽ phát triển thành các tổ chức hội đoàn độc lập ngày càng nhiều, từ đó sinh sôi những phong trào dân sự.
RFI : Nhưng những phong trào xã hội như thế vẫn có thể bị nhà nước xem là thách thức chính trị và thành viên của họ vẫn có thể bị bắt bớ?
Tất nhiên không thể loại trừ hoàn toàn việc Nhà nước không bắt ai.
Hiện nay, yếu tố xã hội học đặc thù nhất mà có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro cho những nhân vật hoạt động dân chủ, là tính số đông và tính quần chúng. Nhân vật càng hoạt động đơn lẻ thì càng dễ có khả năng bị “nhập kho”, và ngược lại, càng đông người và càng đoàn kết thì càng khó bị trấn áp. Vấn đề còn lại là nếu những hoạt động xã hội như nhóm Mạng lưới blogger Việt Nam chỉ khuôn hẹp bởi một số cá nhân mà không tạo được hiệu ứng lan tỏa rộng rãi hơn, không thu hút được nhiều hơn số người ủng hộ từ nhiều tầng lớp thì phong trào này khó lòng tồn tại được lâu dài, hoặc có tồn tại cũng chỉ trên danh nghĩa mà không mang tính thực chất.
Chỉ có điều, sẽ rất khó cho chính quyền và công an khi quyết định bắt giam một nhân vật nào đấy, dù chỉ là người ít tên tuổi và ít được giới nhân quyền và truyền thông quốc tế quan tâm. Bởi đơn giản là tính từ thời điểm Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bất cứ một động thái bắt bớ hoặc sách nhiễu nào đối với giới hoạt động dân chủ trong nước cũng đều có thể gây ra “thành tích” cho họ - về chuyện không tuân thủ các cam kết của họ trước Chủ tịch Đại hội đồng Hội đồng Liên Hiệp Quốc những quy định ngặt nghèo của Hội đồng Nhân quyền.
Cũng cần nói thêm rằng theo quy định của Hội đồng Nhân quyền, các thành viên trong hội đồng này không có quyền phủ quyết, và nhóm các quốc gia bị xem là vi phạm nhân quyền nhiều nhất như Trung Quốc, Việt Nam, Ảrập Xêút vẫn chỉ là nhóm thiểu số. Những quốc gia này luôn có thể bị loại ra khỏi Hội đồng Nhân quyền, nếu trong nhiệm kỳ thành viên bị xem là tiếp tục vi phạm và vi phạm một cách có hệ thống về quyền con người.
Vì thế tôi cho rằng chỉ trong những trường hợp đặc biệt và mang tính hãn hữu, Nhà nước Việt Nam mới tiến hành bắt giữ hoặc bắt giam những nhân vật bất đồng chính kiến bị xem là “quá khích” đến mức đe dọa trực tiếp đến quyền lực của Đảng và chính quyền.
Thay vào đó, nhà nước sẽ duy trì một số đối sách “kềm chế” hoặc “khống chế đối tượng”, đi từ “vận động thuyết phục” đến “cô lập” và “cách ly”, đặc biệt chú trọng biện pháp tác động kinh tế gia đình.
Và tất nhiên giới tuyên giáo đảng sẽ không bỏ qua vũ khí truyền thống của họ là “đấu tranh với các luận điệu sai trái và thù địch” thông qua phương tiện thông tin đại chúng là các báo đảng. Nhà nước Việt Nam luôn có nhiều biện pháp để đối phó với hoạt động dân chủ và nhân quyền, nhưng vũ khí ưu tiên nhất vẫn là “tuyên truyền định hướng” và “phản tuyên truyền”.
Còn trong ít nhất trong nửa đầu nhiệm kỳ Hội đồng Nhân quyền 2014 - 2016, hiện tượng bắt bớ có thể sẽ không phổ biến và không kéo dài. Và nhiều khả năng cũng không dẫn đến việc kết án nếu có nhân vật bất đồng chính kiến nào đó bị bắt giam.
Tình hình đó cũng có nghĩa là nhiều hội nhóm dân sự có thể hình thành và thậm chí hoạt động công khai mà không bị đàn áp hoặc bị bắt bớ.
RFI : Liệu Nhà nước Việt Nam sẽ tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới? Cơ sở nào để cho thấy thái độ khác thường ấy?
Dĩ nhiên sẽ buộc phải có sự cải thiện từ phía Nhà nước Việt Nam về mặt đối xử nhân quyền, nếu không phải là sự thay đổi não trạng thì ít nhất cũng là sự điều chỉnh hành vi trong ít nhất một số “sinh hoạt” nào đó.
Cơ sở cho sự thay đổi bắt buộc như thế vẫn là quy luật hạ tầng kinh tế quyết định thái độ chính trị.
Khách quan mà xét, nếu vào giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, hiện tượng bắt bớ xảy ra khá nhiều là do khi đó chưa mấy có khái niệm về nợ xấu quốc gia, nhóm lợi ích hay nhóm thân hữu, cũng chưa có những diễn tiến trực tiếp giữa hậu quả kinh tế và bất ổn xã hội như hiện thời. Tức nền kinh tế còn được coi là “ổn định” và thế đứng chính trị cũng chưa mấy nghiêng ngả.
Còn từ năm 2011 đến nay, tất cả đều suy thoái, tất cả đều lộ hình, trằn trọc và dã man. Chưa bao giờ trong lòng dân chúng, tâm lý kích nổ lại tích tụ và dễ kích phát như bây giờ. Sắc thái ấy rất dễ nhận ra trong không khí và dư luận người dân và cả giới công chức ở ngay Thủ đô. Tất cả những hệ lụy xã hội lại đang tích tụ để tạo nên những sang chấn xã hội, và rất có thể dẫn đến khủng hoảng xã hội vào một thời điểm nào đó. Mà ai cũng biết khủng hoảng xã hội rất thường sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị.
Theo kinh nghiệm ở những nước Bắc Phi, khi cuộc biểu tình chỉ giới hạn số người tham gia từ vài trăm đến vài ngàn, sự thay đổi trong não trạng chính quyền chỉ diễn ra cục bộ và rất “khiêm tốn”. Nhưng khi số người biểu tình lên đến hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu người, sự phẫn nộ của dân chúng có thể bắt cả một chính phủ phải từ chức hoặc bị lật đổ.
Tôi cho rằng những người lãnh đạo Việt Nam đã phần nào nhận ra cái thực tiễn đau đớn đang siết lấy đất nước và siết cả vào thân phận giới chính khách. Do đó họ buộc phải thay đổi. Thay đổi để ít nhất cứu vãn nền kinh tế đang trên bờ suy sụp. Thay đổi để giữ được quyền lực và cả tài sản cá nhân. Và thay đổi để ngăn chặn một làn sóng hồi tố từ phía dân chúng nếu thời cuộc biến động dữ dội.
Vậy thay đổi như thế nào? Có cảm giác như chưa bao giờ Nhà nước Việt Nam cần đến cộng đồng quốc tế và những “đối tác chiến lược toàn diện” như hiện thời. Có lẽ tâm thế ấy cũng phù hợp với một quy luật chính trị bất thành văn là khơi thông đối ngoại nhằm gỡ khó cho đối nội.
Trong tình thế hiện thời, ngân khố quốc gia đã có nhiều dấu hiệu cạn kiệt và tiền bạc phần lớn nằm trong túi các nhóm lợi ích, chỉ còn cách nhờ vào ngoại lực và ngoại viện thôi. Trung Quốc, Mỹ hay Nga đều được, miễn là “đối tác chiến lược toàn diện” và giúp cho Việt Nam tạm hồi sinh kinh tế và lấy lại phần nào cái gọi là “niềm tin dân chúng”.
Hậu quả nào sẽ xảy ra nếu quỹ lương hưu Việt Nam không phải “có khả năng vỡ vào năm 2030” mà có thể hết sạch chỉ sau ba, bốn năm tới? Chính thể cầm quyền sẽ đối phó như thế nào trước một làn sóng phản ứng dữ dội của giới hưu trí - như điều đã từng xảy ra ở nước Nga hậu Liên Xô vào những năm 90?
Đó là lý do vì sao tôi quan niệm rằng không khí đối nội và độ mở dân chủ trong nước dù chuyển biến khá chậm, nhưng vẫn phải tuân theo logic của diễn biến đối ngoại. Khác hẳn với giai đoạn 2009 - 2012 là thời gian mà làn sóng bắt giam và kết án các nhân vật bất đồng chính kiến dâng cao để vào cuối năm 2012, cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ đã bị phía Hoa Kỳ đình hoãn, năm 2013 lại là thời điểm mà cuộc đối thoại này được tái lập. Cùng lúc, diễn ra hàng loạt cuộc gặp gỡ song phương Việt - Trung, Việt - Mỹ, Việt - Pháp và Việt - Nga.
Cuối cùng, điều được xem là “thắng lợi ngoại giao” hay “thắng lợi chính trị” của Nhà nước Việt Nam còn được kết tủa bởi một cái ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013 với tỉ lệ phiếu thuận cao đến mức kinh ngạc: 96%!
RFI : Anh giải thích thế nào về tỷ lệ phiếu thuận cao đến mức bất thường đó? Phản ứng của báo chí trong nước ra sao?
Cần nói rõ hơn là không phải ngẫu nhiên mà có quá nhiều quốc gia bỏ phiếu thuận cho Nhà nước Việt Nam, trong khi trước đó hầu hết các nước Tây Âu thường quan ngại và chỉ trích thái độ thiếu tôn trọng nhân quyền của Việt Nam. Bởi theo một phân tích đáng chú ý trong giới quan sát thì trong thời gian gần đây Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có khuynh hướng không tạo ra sự đối đầu giữa nhóm nước tôn trọng nhân quyền và nhóm nước thiếu quan tâm quyền con người.
Thay vào đó, Hội đồng này tìm cách dung hợp giữa các quan điểm và tạo điều kiện hơn nữa cho tiếng nói đối thoại với nhau. Đó là một quan điểm “dân vận” hiện đại. Bởi nếu không đối thoại thì có thể tình hình sẽ ngày càng tệ hơn, ai giữ quan điểm người đó và vấn đề nhân quyền ở các nước Trung Quốc, Việt Nam sẽ không cải thiện gì hết.
Nhưng quan niệm như vậy của Liên Hiệp Quốc đã hầu như không được đề cập trên mặt báo đảng ở Việt Nam - là những tờ báo vẫn tuyên truyền một chiều và không bỏ lỡ cơ hội vừa qua để xem đó là một thành tích tuyệt vời của Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế quá đỗi hiển nhiên mà không một tờ báo đảng nào nêu ra là tại sao trong suốt hơn hai chục năm, từ thời điểm ban hành Hiến pháp vào năm 1992 đến nay, ba vấn đề liên quan mật thiết đến quyền lợi của nhân dân và cần được luật hóa theo điều 69 hiến pháp là Luật biểu tình, Luật lập hội và Luật trưng cầu dân ý đã không hề được triển khai. Mà như vậy thì điều được báo đảng và giới tuyên giáo xem là “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người” là thực chất hay giả dối?
Báo chí nói chung ở Việt Nam cũng đã rất nhiều lần, trong rất nhiều bài viết đề cập đến các quyền như thế của người dân. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa báo chí phi lề đảng, tức nhiều tờ báo quốc doanh nhưng không mấy mặn mà với các định hướng tuyên truền của Đảng, với một ít báo lề đảng.
Trong nhiều nội dung của bản Hiến pháp sửa đổi từ đầu năm 2013 đến kỳ họp Quốc hội thứ 6 lần thứ XIII, vẫn chủ yếu là các báo đảng như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đoàn Kết, Sài Gòn Giải Phóng và Đài truyền hình Việt Nam làm thế chủ công bảo vệ cho quan điểm bảo thủ Hiến pháp. Đến mức không muốn thay đổi bất kỳ một nội dung nào, kể cả thực trạng ngổn ngang và đau đớn về thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội mà đã gây ra một tầng lớp dân oan khiếu kiện tại khắp các địa phương.
Nhưng những tờ báo đảng, cộng với một số tờ báo “ăn theo” khác, chỉ vào khoảng vài ba chục tờ, chỉ chiếm vài ba phần trăm trong tổng số khoảng 1.000 tờ báo in và điện tử được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Ngay cả chuyện Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng chỉ được thông tin chủ yếu bởi báo đảng với dạng bài viết. Trong khi nhiều báo khác chỉ đăng hoặc phát tin ngắn gọn mà không bình luận, cho dù thành viên Hội đồng Nhân quyền là một nhiệm vụ quan trọng mà Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các báo “chủ động tuyên truyền”.
Khác nhiều với không khí tuyên truyền về khả năng Việt Nam gia nhập TPP, lần này rõ ràng đại đa số báo chí đều không hào hứng gì đối với việc Nhà nước Việt Nam đã “tôn trọng quyền con người” như thế nào, nếu không nói là ngược lại.
Điều đó cho thấy cái gì?
Nếu xem báo chí và công luận là mang tính đại diện cho dư luận người dân thì quan điểm bảo thủ hiện thời chỉ còn chiếm vài ba phần trăm, trong khi tuyệt đại đa số dư luận ở thế trung dung, không chấp nhận giả dối hoặc cấp tiến hơn hẳn.
Theo tôi biết, ở nhiều tờ báo nhà nước hiện nay, đa số phóng viên và cả cấp ban biên tập đều bức xúc và rất bất mãn về cái mà họ gọi là “vòng kim cô” siết chặt bởi Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban tuyên giáo, sở thông tin truyền thông tỉnh thành. Ở một số báo, chỉ có một nhóm rất nhỏ, bao gồm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo, là nhóm được coi là “kiên định” và là người của cấp trên ấn định để kiểm soát tư tưởng và nội dung của báo chí.
Và sự khác biệt giữa các quan điểm bảo thủ và cởi mở trong giới báo chí cũng có thể đang phổ biến ngay trong nội bộ đảng, tuy có khác hơn về mặt tỉ lệ. Vấn đề còn lại chỉ là một sự thay đổi lớn lao sẽ diễn ra vào lúc nào mà thôi, khi có những điều kiện tương tác chín muồi.
Nhưng ở Việt Nam, rất thường là khó có thể diễn ra những thay đổi tự thân nếu không có tác động ngoại biên. Tác động ngoại biên ấy, trong hoàn cảnh năm 2013 này và có thể trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào những ảnh hưởng chủ yếu từ Mỹ, Tây Âu và Trung Quốc.
RFI : Phải chăng tác động của phương Tây đã có ảnh hưởng điều chỉnh một số chính sách “đóng mạng” của Nhà nước Việt Nam như Nghị định 72 ?
Đó là một tác động có tính thuyết phục đối với tính “vô hiệu” của Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam về quản lý mạng xã hội. Trước khi Nghị định này được ban hành, đã có khá nhiều âu lo từ giới hoạt động truyền thông xã hội về những hàng rào vô hình được thiết lập để ngăn cản thông tin, và điều đó sẽ một lần nữa cho thấy “tự do báo chí” ở Việt Nam là như thế nào.
Nhưng từ đầu tháng 9/2013 đến nay, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nghị định 72 sẽ được triển khai “quyết liệt”. Vì sao lại như thế, trong khi hầu như toàn bộ công cụ thanh kiểm tra nằm trong tay các cơ quan nhà nước, và họ muốn hành xử lúc nào cũng được?
Nói thẳng ra là Nghị định 72, về bản chất, đã nhắm tới những mục tiêu hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, chỉ khuyến khích thông tin một chiều. Do vậy, nghị định này đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của cộng đồng hoạt động mạng và cả từ các tổ chức nhân quyền, báo chí quốc tế.
Trong bối cảnh phải thỏa hiệp với chính giới quốc tế để đổi lấy những điều kiện về kinh tế trong nước và cả quân sự tại biển Đông, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ không thể để nghị định 72 cản bước tiến trình tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương hay Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Và một khi Nghị định 72, vì nhiều lý do không được triển khai đúng với ý của những người soạn thảo ra nó, lại càng có cơ sở để cho rằng bầu không khí truyền thông xã hội ở Việt Nam trong vài năm tới sẽ rộng mở hơn, nhưng không phải do nhà nước “cấp phép”, mà sẽ phát triển một cách độc lập và tuân theo quy luật hội nhập quốc tế.
Thay vì dùng biện pháp “cưỡng chế” như Nghị định 72, nhiều khả năng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành giải pháp “kiểm soát mềm”, nghĩa là sử dụng đội ngũ dư luận viên để kiểm soát và thực hiện công tác phản tuyên truyền, tức phản bác lại “các luận điệu sai trái và phản động”. Cần lưu ý là ở Trung Quốc đã hình thành đội ngũ dư luận viên và kiểm soát viên lên đến hai triệu người bằng tiền đóng thuế của dân chúng.
Trong xu thế chung khó cưỡng lại về hội nhập quốc tế, cũng dễ thấy là một điều kiện mà phía Mỹ và các nước Tây Âu đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam về việc không được ngăn chặn việc phát sóng của các đài quốc tế, trong đó có các đài quốc tế Việt ngữ, sẽ dần được đáp ứng. Nếu như trước đây chỉ có đài BBC của Anh ít bị phá sóng, thì sau này cả đài RFI của Pháp, VOA và RFA của Hoa Kỳ cũng có thể được “ưu ái”. Khi đó, giới phân tích sẽ được biết con số 34 triệu người sử dụng Internet mà Việt Nam thường công bố thực chất là như thế nào, tức có bao nhiêu người trong đó có thể vượt tường lửa để tiếp cận với những thông tin thực chất về kinh tế, chính trị nội bộ, tự do tôn giáo, xã hội dân sự và cả tình hình giam giữ.
RFI : Về vấn đề này, việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền có làm thay đổi chút nào điều kiện giam giữ ?
Một người bạn có kể cho tôi nghe một câu chuyện lạ lùng. Vô tình anh được biết một tù nhân chính trị mà anh mới vào thăm đã được cán bộ quản giáo trang bị cả quạt điện trong phòng giam. Anh đã kinh ngạc về sự thay đổi đó.
Cho đến nay, vẫn không nhiều người biết rằng phần lớn các phòng giam trong nhà tù Việt Nam đều nóng bức, có nơi nóng kinh người, và cũng chẳng mấy người biết rằng việc có được một cái quạt điện trong phòng giam là một điều quá xa xỉ đối với người tù. Chính vì thế, hiện tượng quản giáo cho người tù quạt điện vào thời gian ngay trước khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc xét duyệt một cái ghế cho Nhà nước Việt Nam đã cho thấy ít nhất một tín hiệu vừa chống chế vừa thỏa hiệp.
Sự việc này cũng dễ làm người ta hình dung rằng Nhà nước Việt Nam đang liên tưởng đến điều gì, hoặc hậu quả nào từ một cuộc kiểm tra điều kiện giam giữ của các thanh sát viên do Hội đồng Nhân quyền cử đến Việt Nam vào năm 2014. Và cũng rất có thể, cái quạt điện sẽ bị lấy đi ngay sau khi thanh sát viên quốc tế mục kích buồng giam.
Trong khi đó, một thông báo của Hội nghị trung ương 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa cho biết quốc gia rất bảo thủ này đã quyết định xóa bỏ chế độ trại lao cải, tức những trại giam trong đó một số phạm nhân phải lao động khổ sai. Vấn đề là Trung Quốc lại cùng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với Việt Nam kỳ này, và khi Trung Quốc đã có một cải cách nhỏ như thế, Việt Nam sẽ thế nào?
Tôi cho rằng không còn cách nào khác, giới lãnh đạo và ngành công an Việt Nam sẽ phải có những bước cải thiện chế độ lao tù, không chỉ đối với chính trị phạm mà cả với tù thường phạm. Nếu cần thiết, họ có nhìn vào tấm gương Myanmar như một sự phản chiếu không đến nỗi tồi.
Mặt khác, những cái chết trong đồn công an sẽ nằm trong tâm điểm quốc tế. So với Trung Quốc, có vẻ tình trạng người dân “đột tử” trong đồn công an và các trại giam ở Việt Nam là nhiều hơn, có khi nhiều hơn hẳn. Tình hình đó dẫn đến việc sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Nhà nước Việt Nam cũng phải ký kết Công ước chống tra tấn. Sự việc này chỉ xảy ra 5 ngày trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Do đó chính vào lúc này, Nhà nước Việt Nam đang lo lắng về những câu chuyện làm càn của cán bộ công an tại các địa phương. Và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trùng thời điểm Hội đồng Nhân quyền nhóm họp vào tháng 11/2013, ở Việt Nam đã phát lộ vụ việc tù nhân Nguyễn Thanh Chấn bị án oan đến 10 năm. Đó là chưa kể đến tình trạng tạm giam không xét xử mà có trường hợp kéo dài đến 7 năm…
Bởi thế tôi cho rằng, ngành công an và chính quyền các địa phương sẽ có một số động tác điều chỉnh thái độ và cách hành xử của công an viên đối với dân trong thời gian tới. Nhất là nếu xã hội dân sự hình thành và thông tin dân sự được truyền ra quốc tế sẽ nói thay cho cả báo chí trong nước về những vụ bạo hành của công an đối với dân chúng.
RFI : Xã hội dân sự vẫn bi quan hay có thể lạc quan, nếu tính từ mốc thời điểm Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Tôi cho là khác hẳn với việc tham gia ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982 nhưng chẳng mấy quan tâm đến những nội dung của nó, giờ đây Nhà nước Việt Nam ở vào thế phải định kỳ “tự kiểm điểm” trước các cơ quan nhân quyền quốc tế. Vì nếu không, sẽ chẳng có sự cải thiện kinh tế và ngoại giao nào diễn ra.
Xã hội dân sự sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc cải thiện bất đắc dĩ ấy. Mà một trong những lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 8/2013 là tạo điều kiện sinh hoạt dân chủ hơn nữa cho người dân, được hiểu như một sự định hình ban đầu về xã hội dân sự.
Có một chi tiết đáng chú ý là sau chuyến làm việc với giới quan chức chính phủ Việt Nam vào đầu tháng 11/2013, Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby đã nói thẳng với báo giới quốc tế về một trong những mục đích ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ là xã hội dân sự ở Việt Nam, và Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ cho các nhóm dân sự ở đất nước này.
Một chi tiết đáng chú ý khác là ngược lại với những tuyên ngôn theo cách “xã hội dân sự là một thủ đoạn của diễn biến hòa bình” vào cuối năm 2012, báo đảng đã không hề công kích Scott Busby về chủ đề xã hội dân sự mà ông nêu ra. Trong khi đó, lại có thông tin từ Trung Quốc về việc người được tạp chí Forbes đánh giá là có quyền lực thứ ba trên thế giới là Tập Cận Bình đang có chủ trương ngầm cho hình thành xã hội dân sự tại Trung Hoa.
Mãi gần đây, tôi mới nhận ra một tín hiệu về khả năng là trong thời gian tới, Nhà nước Việt Nam sẽ “chủ động nghiên cứu về xã hội dân sự và vận dụng xã hội dân sự vào những điều kiện ở Việt Nam”. Nhưng tất nhiên, đó không phải và không thể là một mô hình xã hội dân sự giám sát độc lập của người dân, mà có thể là “xây dựng xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nếu khả năng này diễn ra, và tôi cho là sẽ diễn ra, tất nhiên Nhà nước Việt Nam sẽ không còn chủ trương quá siết chặt hoạt động của các nhóm dân sự, kể cả những phong trào dân sự đang manh nha tại Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành. Thay vào đó, chính quyền sẽ có thể làm lơ đối với loại tổ chức dân sự mang tôn chỉ thuần túy xã hội, văn hóa, mà chỉ tập trung khống chế những tổ chức dân sự bị nhà nước xem là “mang màu sắc chính trị” hoặc tổ chức dân sự trong các tôn giáo.
Nếu hoạt động dân sự khởi sắc hơn thì sẽ kéo theo sự hợp thức hóa và phát triển của loại hình tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước. Thật ra, vấn đề NGO trong nước đã được một số tổ chức hội đoàn nhà nước như Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và nhiều trí thức kiến nghị cho hình thành cách đây hàng chục năm. Song cũng như sự chậm trễ cố ý đối với việc ban hành các Luật biểu tình, Luật lập hội và Luật trưng cầu dân ý, cho đến nay Nhà nước Việt Nam mới chỉ chấp nhận một số tổ chức NGO nước ngoài với mục đích tiếp nhận viện trợ không hoàn lại, còn NGO trong nước vẫn chưa nhận được một khung pháp lý nào.
Liên quan đến NGO trong nước, nghiệp đoàn lao động lại là một trong những điều kiện then chốt mà Việt Nam phải đáp ứng nếu muốn tham gia vào TPP. Như tôi đã đề cập, sẽ rất khó để tự thân các vấn đề trong nước thay đổi, nếu không có tác động đủ ý nghĩa và đủ mạnh từ cộng đồng quốc tế. Vào lần này, đang có hy vọng rằng cùng với những tác động từ TPP và Hội đồng Nhân quyền, Nhà nước Việt Nam sẽ phải chính thức ban hành một khung pháp lý cho hoạt động NGO trong nước. Và khi đó, xã hội dân sự sẽ có thêm một thành phần chính thống mà không phải hoạt động thầm lặng như trước đây.
Nếu trong nhiệm kỳ Nhà nước Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 2014 đến năm 2016 mà Hoa Kỳ và các nước Tây Âu và Bắc Âu nhiệt tình hỗ trợ cho hoạt động dân sự ; chắc chắn vấn đề sự hình thành, vận động và đồng thuận của xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ có tính khả thi. Cũng là để chuẩn bị cho một giai đoạn mới và dân chủ hơn nhiều của đất nước này.
RFI : Các tổ chức tôn giáo cũng sẽ được chấp nhận nhiều hơn trong thời gian tới?
Không, không phải tất cả các tổ chức tôn giáo đều được chấp nhận. Thái độ buộc phải chấp nhận của nhà nước đối với tổ chức tôn giáo chỉ dựa trên những điều kiện là tổ chức tôn giáo đó phải có một lượng tín đồ đủ đông và sức ảnh hưởng đủ lớn, đồng thời phải có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Có một sự khác biệt khá lớn trong cách hành xử của nhà nước đối với các tôn giáo. Trong khi giới Phật giáo và cả người Công giáo được hành lễ khá thoáng và các tổ chức giáo lý và dân sự Công giáo cũng được hình thành và hoạt động dễ dàng hơn, thì với Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo thuần túy lại không phải như vậy.
Tương tự, theo một thỏa thuận giữa Vatican và nhà nước Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam có thể “xin lại” một số cơ sở nhà thờ, dòng tu đã cho nhà nước mượn từ thời 1975, nhưng các tôn giáo khác lại khó đạt được mong ước ấy. Đó là do trong mắt nhà nước, giới Công giáo luôn đủ mạnh và có ảnh hưởng đến quốc tế. Trong khi đó, giới tu sĩ Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo thuần túy và Cao Đài lại có vẻ chưa được các nhà nước và các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế quan tâm đầy đủ.
Hội đoàn từ thiện tôn giáo đương nhiên là một thành phần không thể thiếu trong xã hội dân sự. Nếu xã hội dân sự được hình thành và các hội đoàn tôn giáo có thể kết hợp với nhau và với các nhóm trí thức trong xã hội dân sự, đó có thể sẽ là một “liên minh” làm tăng tính hiệu quả của các phong trào dân sự, trong đó giúp ích không nhỏ cho điều kiện hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay đang có những tổ chức dân sự như thế, như Ủy ban công lý và hòa bình Công giáo, giáo phận Vinh ở Nghệ An, nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn.
Nhưng dĩ nhiên Nhà nước Việt Nam rất biết những yếu điểm của từng tổ chức tôn giáo và giữa các tổ chức tôn giáo với nhau. Họ cũng biết nếu không thể hiệp thông với nhau một cách chặt chẽ, các tôn giáo và các tổ chức dân sự thuộc tôn giáo sẽ không thể có được những quyền lợi theo nghĩa đầy đủ của khái niệm “tự do tôn giáo”. Và họ cũng biết làm thế nào để các tôn giáo không quá xích lại với nhau…
RFI : Từ năm 1975 cho tới nay là đã 38 năm qua rồi, nhiều người đã đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, nhưng hình như chưa từng được xích lại gần nhau theo đúng nghĩa. Liệu cơ chế Hội đồng Nhân quyền có mở ra hướng nào mới cho việc hồi hương của những người Việt bất đồng chính kiến?
Khả năng xã hội dân sự có thể được chấp nhận ít nhất về danh nghĩa trong thời gian tới cũng gợi mở cho một khả năng khác, là cơ chế hòa hợp và hòa giải dân tộc được tôn trọng một cách đầy đủ hơn. Nghĩa là bằng hành động chứ không phải chỉ với lời nói trong Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị cách đây hàng chục năm, về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều đó có nghĩa là dù không thực sự hăng hái với công việc này như thường quá háo hức thu hút kiều hối, Nhà nước Việt Nam sẽ cần làm một cử chỉ nào đó rộng rãi hơn đối với một số nhân vật bất đồng chính kiến ở hải ngoại. Theo tôi, nếu sớm thì vào năm 2014, trễ hơn vào năm 2015, nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, kể cả những người bị nhà nước Việt Nam coi là “chống cộng”, sẽ có cơ hội trở về quê hương đoàn tụ với người thân.
Cần nhắc lại là vào giữa năm 2011, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cho phép các nhân vật bất đồng mạnh mẽ nhất được trở về đất nước, để từ đó đến nay hầu như không xuất hiện cuộc biểu tình chống đối nào đối với ông hay các quan chức chính phủ Myanmar khi họ công du ngoài nước.
Nhìn chung, tôi cho là tình hình dân chủ Việt Nam sẽ được “nới” hơn trong từ một năm rưỡi đến hai năm tới, tương đương với một nửa đến hai phần ba nhiệm kỳ của Nhà nước Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Không khí phản biện và sự hình thành ban đầu của xã hội dân sự trong thời gian này sẽ khá êm ả.
Tuy nhiên, câu hỏi còn lại là không khí êm ả như thế sẽ kéo dài bao lâu sau đó? Tất nhiên đây là một ẩn số không dễ trả lời vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác.
Một trong những yếu tố đó là những bài học trong dĩ vãng. Tức vào năm 2006, sau khi được người Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC) và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), không khí bắt bớ ở Việt Nam cũng tạm lắng trong khoảng hai năm.
Nhưng đến năm 2009, được xem là thời điểm của đỉnh tạm phục hồi của nền kinh tế, một số nhân vật bất đồng chính kiến bắt đầu bị “nhập kho”. Các nhóm lợi ích kinh tế và thân hữu chính trị cũng tung hoành chưa từng thấy, xô quốc gia vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc chưa từng thấy…
Vì thế, ẩn số quan trọng nhất mà chúng ta cần giải đáp là liệu nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi trong vài ba năm tới hay không. Đáp án này sẽ quyết định tất cả cho tương lai chính trị ở Việt Nam.
Xét cho cùng, một cái ghế trong Hội đồng Nhân quyền chỉ mang tính hữu danh vô thực. Cánh cửa quan yếu hơn nhiều đối với Nhà nước Việt Nam là Hiệp định TPP và viện trợ quốc tế, chẳng hạn nguồn vốn ODA từ Nhật Bản. Khi đó mới có thể nói đến chuyện nền kinh tế Việt Nam còn cơ may nào để tồn tại hay sẽ là một sự sụp đổ không tránh khỏi, dẫn đến khủng hoảng xã hội và tất yếu là khủng hoảng chính trị.
Tất cả những bất ổn tiềm tàng như thế phải được xử lý trong vỏn vẹn ba, bốn năm tới, nghĩa là đến giai đoạn 2016-2017. Nếu không, khủng hoảng chính trị sẽ là chắc chắn !

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng trao đổi với RFI Việt ngữ những dự báo về không khí chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trung Quốc bất lực nhìn Nga giúp Việt Nam về quân sự

 
Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga (Ảnh : naval-technology.com)
Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga (Ảnh : naval-technology.com)
Trọng Nghĩa
Mátxcơva đang đẩy mạnh hợp tác quân sự với Hà Nội, dù dư biết rằng Việt Nam đang dựa vào vũ khí Nga để đề phòng các mưu toan lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Biểu hiện rõ nhất trong chiến lược được báo giới gọi là “xoay trục” của Nga là chuyến công du lần thứ ba của Tổng thống Putin đến Hà Nội hôm 12/11/2013, được cụ thể hóa bằng 17 hiệp định song phương được ký kết trong đó thành tố quân sự chiếm một vị trí quan trọng. Theo ghi nhận của giới phân tích, vì vẫn phải dựa vào Nga để hiện đại hóa nền quốc phòng của mình, Bắc Kinh đã phải miễn cưỡng chấp nhận thực tế đó.
Trong bài phân tích đăng trên tập san trên mạng The Diplomat ngày 26/11 vừa qua (xem toàn văn trong mục Chuyên mục trên mạng của RFI), Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã nhấn mạnh đến bước tiến mới trong quan hệ hợp tác quân sự Nga-Việt nhân chuyến công du chớp nhoáng vào trung tuần tháng 11 của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phân tích của chuyên gia Thayer nêu bật sự kiện là từ 5 năm nay, Việt Nam đã nỗ lực tăng cường kho vũ khí phòng thủ biển với sự trợ giúp tích cực của Nga, từ việc đặt mua một lúc 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo được hiện đại hóa, nhiều chiến hạm tối tân, cho đến các hợp đồng mua thêm chiến đấu cơ có năng lực săn tàu ngầm, đủ loại tên lửa chống hạm dùng trên phi cơ, trên tàu, và đặt trên đất liền dọc theo bờ biển…
Bài viết đã liệt kê một số phương tiện chính đã được Nga cung cấp cho Việt Nam từ năm 2008 đến nay :
« Từ năm 2008 đến năm 2012, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Gepard và 4 tàu tuần tra cao tốc lớp Svetlyak. Hải quân Việt Nam cũng mua 40 tên lửa Yakhont/SS-N-26 và 400 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran/SS-N-25.
Trong năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng mua 6 tàu ngầm quy ước tiên tiến lớp Dự án 636 Varshavyanka (Kilo).
Lực lượng phòng không không quân Việt Nam đã nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK, 100 tên lửa không-đối-không tầm ngắn R-73 (AA- 11 Archer ), 200 tên lửa địa-đối-không 9M311/SA -19 Grison, 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1, 4 dàn radar tìm kiếm và phòng không Kolchnya, 3 hệ thống định vị vô tuyến thụ động Vera. Việt Nam cũng đã nhận hai dàn tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion.
Ngày 27/07/2012, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp nhau tại thành phố nghỉ mát Sochi và thông qua một Tuyên bố chung, nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược toàn diện. Thương vụ bán vũ khí của Nga và các hợp đồng dịch vụ với Việt Nam hiện trở thành thành tố quan trọng nhất trong quan hệ song phương Việt Nga.
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2 và 2 hộ tống hạm lớp Gepard 3.9 được thiết kế đặc biệt cho việc chống tàu ngầm. Nga cũng được hợp đồng xây dựng một cơ sở bảo trì và sửa chữa tàu quân sự tại Vịnh Cam Ranh.
Ngay trước ngày ông Putin đến thăm Việt Nam vào tháng 11, Nga đã cho chở chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên về Việt Nam, và thông báo sẽ bàn giao vào tháng Giêng năm 2014 một trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm mà Nga đã xây dựng trong Vịnh Cam Ranh ».
Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Nga, RIA Novosti, trong năm 2014, Mátxcơva sẽ bàn giao thêm cho Hà Nội hai chiếc tàu ngầm Kilo khác.
Giáo sư Thayer, trong một bài phân tích khác đăng trên tập san The Diplomat ngày 08/08/2013, thì với sự trợ giúp tích cực của Nga, Việt Nam đang hình thành được một hạm đội tàu ngầm, tuy nhỏ, nhưng sẽ góp phần tăng cường khả năng răn đe đối với lực lượng hải quân hùng hậu hơn của Trung Quốc.
Theo ông Thayer, lực lượng tàu ngầm mới của Việt Nam, kết hợp với các phi đội chiến đấu cơ Su-30, sẽ tăng cường khả năng can thiệp nhanh của Việt Nam trên các vùng biển của mình tại Biển Đông, cũng như nâng cao năng lực răn đe của quân đội Việt Nam.
Đối với giới quan sát, động lực quan trọng nhất thúc đẩy Việt Nam cấp tốc tăng cường tiềm lực quân sự trên biển chính là các động thái càng lúc càng hung hăng quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt từ năm 2009 đến nay, nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Lợi dụng lực lượng tàu thuyền hùng hậu của mình, Trung Quốc không ngần ngại sách nhiễu, bắt bớ ngư dân Việt Nam, phá hoại, cản trở tàu thăm dò dầu khi của Việt Nam. Thậm chí Bắc Kinh còn bắt bí các tập đoàn dầu khí nước ngoài làm ăn với Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, sự giúp đỡ vũ khí của Nga cho Việt Nam lẽ dĩ nhiên không thoát khỏi tầm mắt của Trung Quốc, nhưng theo giáo sư Thayer, trước mắt, Bắc Kinh không thể gây áp lực trên Mátxcơva. Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, ông phân tích :
« Cho dù không thể hài lòng với các vụ Nga bán vũ khí cho Việt Nam, Trung Quốc không thể phản đối quá mạnh và gây nguy hiểm cho mối quan hệ công nghệ/vũ khí quân sự riêng của họ với Nga.
Hiện đang có nhiều giả thuyết suy đoán rằng Nga muốn dẫn đầu một « khối » độc lập để làm đối trọng với sự hiện diện của Hoa Kỳ (trong vùng châu Á-Thái Bình Dương).
Nói cách khác, Nga tìm kiếm sự hỗ trợ của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam cho một lập trường độc lập để cân bằng thế lực của Mỹ. Việt Nam không hoàn toàn thoải mái với điều này ».
Câu hỏi đặt ra là Chính quyền Nga của Tổng thống Putin có một « chính sách Biển Đông » hay không ? Và nếu có thì chính sách đó như thế nào ? Trên vấn đề này, Giáo sư Thayer tỏ ra rất hoài nghi :
« Căn cứ vào cảm nhận của tôi khi đến tham gia một cuộc hội thảo gần đây về Biển Đông tại Mátxcơva, tôi có thể nói là chính sách này của Nga rất mơ hồ.
Các học giả và quan chức từng có kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam trong quá khứ thì rất ủng hộ Việt Nam. Nhưng đối lập với những người đó, lại có những thành phần công nhận tầm quan trọng của Trung Quốc.
Nga có dấu hiệu không thúc đẩy một sự hiện diện hải quân hùng hậu tại vùng Biển Đông ».
Tuy nhiên, điều cần phải công nhận là chính quyền Putin trong thời gian qua vẫn công khai phớt lờ thái độ quan ngại của Trung Quốc khi tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quân sự với Việt Nam, nước đã trở thành một trong ba bạn hàng mua vũ khí quan trọng nhất của Mátxcơva.
Trong một bài phân tích đăng trên tập san The Diplomat ngày 19/09/2013, ông Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ - American Foreign Policy Council đã nêu bật thái độ cứng rắn trong hành động thực tế của Mátxcơva tại vùng Đông nam Á, nhằm chống lại đà bành trướng của Trung Quốc và đẩy mạnh quan hệ chính trị - quân sự với Việt Nam.
Tác giả bài phân tích trước tiên ghi nhận thái độ của Mátxcơva trước các yêu sách của Bắc Kinh trong lãnh vực khai thác dầu khí, liên tục đòi Nga phải huỷ bỏ việc thăm dò năng lượng trên Biển Đông. Trước các đòi hỏi đó, Nga không nói gì, nhưng vào năm 2012, họ bắn tin cho biết muốn quay lại căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh. Theo Stephen Blank, đây là một động thái có lẽ liên quan đến những dự án khai thác năng lượng Nga - Việt trên thềm lục địa Việt Nam, và đến mục tiêu không nói ra là giám sát Trung Quốc.
Về phần mình, Tập đoàn dầu Gazprom của Nga đã ký kết một hợp đồng nhằm thăm dò hai khu vực được giấy phép trên thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông. Trung Quốc đã hoài công lên tiếng đòi Nga rời khỏi khu vực. Không những thế, Nga còn tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc thăm dò đầu khi, mà biểu hiện rõ nhất là lãnh vực dầu khí và năng lượng đã chiếm 5 trong số 17 thỏa thuận được ký kết nhân chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Nga Putin vào tháng 11 vừa qua.
Ngoài địa hạt năng lượng, điều chắc chắn khiến Bắc Kinh quan ngại hơn cả là các thương vụ bán vũ khí và hợp tác quốc phòng giữa Nga với Việt Nam, trong đó có các cố gắng của Nga giúp Việt Nam thành lập hạm đội tầu ngầm, cũng như xây dựng căn cứ tàu ngầm tại Vịnh Cam Ranh. Căn cứ này rõ ràng là nơi xuất phát của các chiếc tàu sẽ được Việt Nam điều động để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Đông.
Hợp tác quốc phòng quân sự Nga Việt còn bao gồm nhiều lãnh vực khác, và hai nước đều xác định là sự hợp tác này không nhắm vào một quốc gia thứ ba nào. Thế nhưng, như nhận xét của chuyên gia Stephen Blank, quan hệ quốc phòng được tăng cường trở lại giữa Nga và Việt Nam rõ ràng là nhằm giới hạn các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trên biển Đông, điều cũng khiến Mátxcơva quan ngại.

Vũ khí : Trọng tâm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (P) trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Phủ Chủ tịch, Hà Nội, 12/11/2013
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (P) trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Phủ Chủ tịch, Hà Nội, 12/11/2013
REUTERS

Trọng Nghĩa
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dù không được quảng bá rầm rộ, việc tăng cường hợp tác quốc phòng Nga-Việt là trọng tâm chính của chuyến thăm, và hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận.

Trong bài phân tích đăng trên tạp san trên mạng The Diplomat ngày 26/11 mang tựa đề hóm hỉnh “Chú Gấu Nga đã trở lại Việt Nam” (The Bear is Back : Russia Returns to Vietnam), Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Châu Á đã nêu bật thành tố quốc phòng trong quan hệ đang trên đường phát triển thắm thiết trở lại giữa hai đồng minh cũ Việt Nam và Nga.
Được giáo sư Thayer cho phép, RFI xin giới thiệu toàn văn bài phân tích này :
Hôm 12/11/2013, Tổng thống Vladimir Putin đã thực hiện một chuyến thăm chớp nhoáng đến Hà Nội trong một ngày để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam đạt được vào năm ngoái. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ ba của ông Putin, và là lần thứ hai kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga.
Putin đã gặp ba lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Khi chuyến viếng thăm kết thúc hai bên thông báo đạt được 17 hiệp định song phương, bao gồm năm thỏa thuận trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Các thỏa thuận này phản ánh diện rộng của quan hệ hai nước, đã bắt đầu được phát triển trở lại 10 năm sau ngày Liên Xô sụp đổ.
Lực lượng vũ trang Việt Nam - phòng không không quân, hải quân, thiết giáp và pháo binh – đều lệ thuộc vào phụ tùng thời Xô Viết, và trang thiết bị rất cần được hiện đại hóa.
Từ năm 1993 đến năm 2000, Nga đã bán cho Việt Nam 12 chiến đấu cơ Su-27SK và Su-27UB Flanker, 2 hộ tống hạm tấn công trang bị tên lửa, 4 hệ thống radar và các thiết bị quân sự khác.
Vào tháng Ba năm 2001, Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam. Vào thời điểm đó, hai bên đã vạch ra 8 lĩnh vực hợp tác chính : Chính trị - ngoại giao, dầu khí, thủy điện và năng lượng hạt nhân, thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và du lịch, thiết bị quân sự, và công nghệ.
Điều 8 của Hiệp định Đối tác Chiến lược đã xác định rằng : « Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong việc cung ứng thiết bị quân sự để đáp ứng nhu cầu an ninh của Việt Nam và Nga mà không nhắm vào bất kỳ nước thứ ba nào ».
Từ năm 2001 đến năm 2008, quan hệ song phương đã bị tình trạng kém cỏi của nền kinh tế Nga hạn chế; do đó quan hệ đối tác chiến lược đã có nền tảng rất mỏng. Từ năm 2008, Nga đã khôi phục lại sự ổn định chính trị và kinh tế nhờ ngành dầu khí phát triển. Nga đã tìm cách khai thác các cơ hội kinh doanh tại nước đang phát triển nhanh là Việt Nam và các tuyến thông thương giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông Nga.
Vũ khí, đặc biệt trong lãnh vực phòng thủ biển được ưu tiên
Bán vũ khí cho Việt Nam đã sớm trở thành một thành tố quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt.
Từ năm 2008 đến năm 2012, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Gepard và 4 tàu tuần tra cao tốc lớp Svetlyak. Hải quân Việt Nam cũng mua 40 tên lửa Yakhont/SS-N-26 và 400 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran/SS-N-25.
Trong năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng mua 6 tàu ngầm quy ước tiên tiến lớp Dự án 636 Varshavyanka (Kilo).
Lực lượng phòng không không quân Việt Nam đã nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK, 100 tên lửa không-đối-không tầm ngắn R-73 (AA- 11 Archer ), 200 tên lửa địa-đối-không 9M311/SA -19 Grison, 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1, 4 dàn radar tìm kiếm và phòng không Kolchnya, 3 hệ thống định vị vô tuyến thụ động Vera. Việt Nam cũng đã nhận hai dàn tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion.
Ngày 27/07/2012, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp nhau tại thành phố nghỉ mát Sochi và thông qua một Tuyên bố chung, nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược toàn diện. Thương vụ bán vũ khí của Nga và các hợp đồng dịch vụ với Việt Nam hiện trở thành thành tố quan trọng nhất trong quan hệ song phương Việt Nga.
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2 và 2 hộ tống hạm lớp Gepard 3.9 được thiết kế đặc biệt cho việc chống tàu ngầm. Nga cũng được hợp đồng xây dựng một cơ sở bảo trì và sửa chữa tàu quân sự tại Vịnh Cam Ranh.
Ngay trước ngày ông Putin đến thăm Việt Nam vào tháng 11, Nga đã cho chở chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên về Việt Nam, và thông báo sẽ bàn giao vào tháng Giêng năm 2014 một trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm mà Nga đã xây dựng trong Vịnh Cam Ranh.
Hợp tác quốc phòng bao gồm cả việc chế tạo vũ khí Nga tại Việt Nam
Kết thúc chuyến thăm Việt Nam của ông Putin vào tháng 11/2013, một Tuyên bố chung được công bố, trong đó đề cập ngắn gọn đến việc hai bên đã đạt được một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, nhưng không cung cấp bất kỳ chi tiết nào.
Thông tin báo chí và các nguồn tin chính thức khác cho biết là Nga sẽ tham gia mạnh mẽ hơn vào việc giúp vận hành các loại vũ khí và thiết bị quân sự mà họ đã bán cho Việt Nam, và chuyển giao công nghệ quân sự cho phép hợp tác sản xuất. Chẳng hạn như có khả năng là Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình chống hạm Uran (SS-N- 25 Switchblade).
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 09/11/2013, ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Putin , Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã kêu gọi hai nước « nâng hợp tác quân sự lên tầm cao mới », để « tạo ra một bước đột phá mới » trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Ông Sang cũng đề xuất việc « liên doanh sản xuất, hợp tác trong nghiên cứu, trong việc thiết lập các trung tâm dịch vụ và bảo hành cũng như xuất khẩu sang nước thứ ba ».
Trong một tuyên bố đưa ra trước khi đến Hà Nội, Tổng thống Nga Putin đã ghi nhận rằng : « Hợp tác quân sự và kỹ thuật đã phát triển lên một quy mô hoàn toàn mới. Nó không còn giới hạn trong lãnh vực xuất khẩu vật tư, mà các bước đang được thực hiện để khởi động việc sản xuất có giấy phép các loại thiết bị quân sự tiên tiến với sự hỗ trợ của các công ty Nga tại Việt Nam ».
Mátxcơva muốn Hà Nội mở cửa Cam Ranh cho Hải quân Nga
Nga hiện đang thúc ép Việt Nam cho họ đặc quyền sử dụng các cơ sở sửa chữa, bảo trì tàu quân sự, và các cơ sở hậu cần được xây dựng tại Vịnh.
Trang thiết bị mà quân đội Việt Nam đã và sắp mua của Nga đã tạo ra một nhu cầu cấp bách trong việc bảo trì, sửa chữa và đào tạo một cách thích ứng, mà chỉ có các doanh nghiệp quốc phòng Nga mới có thể cung cấp. Ngoài ra, Nga đã đề nghị mở rộng các học viện quân sự của họ cho việc đào tạo nhân viên quân sự Việt Nam.
Liên quan đến việc Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm loại Kilo của Nga, Đô đốc Úc James Goldrick (đã nghỉ hưu) gần đây đã ghi nhận rằng : « Việt Nam đang cố gắng thực hiện rất nhanh chóng một điều mà trong thời gian gần đây không một lực lượng hải quân nào làm được, trên như một quy mô như vậy và từ một cơ sở hạn chế như vậy ». Ông kết luận : « Các con tàu mới có thể sẽ có một số lượng lớn người Nga trên tàu trong nhiều năm tới đây... Các chuyên gia Nga chắc chắn sẽ được cần đến trên bờ ».
Tóm lại, « Chú Gấu » đang trở lại Việt Nam. Trong những năm tới, các công ty Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc điều hành và bảo trì những hệ thống trang bị quân sự cao cấp, những thiết bị và vũ khí mà Việt Nam đã mua từ Nga. Các công ty quốc phòng Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc cùng sản xuất các loại tên lửa và vũ khí sẽ được trang bị cho các phương tiện không quân và hải quân mới. Và nhân viên quân sự cũng nhu các chuyên gia Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển hạm đội tàu ngầm của mình.
Các cơ sở quân sự của Nga tại Vịnh Cam Ranh cũng có thể được dự trù để tiếp tế và sửa chữa tàu hải quân Nga trên đường đi từ miền Viễn Đông Nga đến Vịnh Aden và ngược lại.
Như Tuyên bố chung ngày 14/11 đã tiết lộ, liên doanh dầu khí Nga-Việt sẽ tiếp tục công việc thăm dò và khai thác trên thềm lục địa của Việt Nam. Nga và Việt Nam do đó sẽ có chung lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét