Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ngày 03/12/2013 - Chu Vĩnh Khang bị bắt về tội tham nhũng

  • Thủ tướng Anh thăm Trung Quốc (RFI) - Thủ tướng Anh David Cameron cùng một phái đoàn doanh nhân hùng hậu đã đến Bắc Kinh vào hôm nay 02/12/2013 với mục tiêu phát huy ...
  • Vũ khí : Trọng tâm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt (RFI) - Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
  • Hậu Hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao? (RFI) - Sau khi Nhà nước Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà bình luận Phạm Chí Dũng dự báo về những đối sách có thể hình thành của Nhà nước đối với phong trào dân chủ.
  • Cuộc “cách mạng tĩnh mịch” của Giáo Hoàng Phanxicô (RFI) - Ngày 26/11/2013, Giáo Hoàng Phanxicô công bố bản Tông huấn “Niềm vui Phúc âm” (“Evangelii Gaudium”), gửi đến toàn thể tín đồ Công giáo trên thế giới. Giới quan sát ghi nhận đây là văn bản quan trọng nhất của Giáo Hoàng kể từ khi nhậm chức (tháng 3/2013).
  • Quyền thổi còi (VOA) - Có người ví việc gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ của Việt Nam như kẻ chuyên phóng lửa đốt rừng bỗng xin được kết nạp vào đội chữa lửa
  • Tướng Giáp hai lần thoát nạn (BBC) - Nhà hoạt động chính trị Nguyễn Kiến Giang, người từng bị tù nhiều năm trong vụ án Xét lại chống Đảng, qua đời ở tuổi 83.
  • 'Số đông chưa phải là chân lý' (BBC) - Một thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng CSVN lý giải về việc chính thể chưa thay đổi cơ bản đường lối trong Hiến pháp.
  • Chế ngự HIV (BBC) - Một phụ nữ sống chung với HIV 14 năm vẫn khoẻ mạnh nói 'tinh thần là then chốt' trong cuộc chiến với virus.
  • Trung Quốc tuyên bố có quyền thiết lập thêm ADIZ (BaoMoi) - Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh ngày 2/12 tuyên bố Trung Quốc có quyền chủ quyền thiết lập một vùng phòng không trên biển Hoa Đông và vùng tương tự trên khu vực tranh chấp khác.
  • Nhật, Ireland khẳng định tầm quan trọng của luật quốc tế (BaoMoi) - Theo Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ireland Enda Kenny ngày 2/12 đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc luật quốc tế, trong bối cảnh gia tăng quan ngại khi Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật-Hàn rắn ở vùng nóng, TQ lại xử nhũn (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Chính phủ Hàn Quốc đã hướng dẫn các hãng hàng không nước này không cần phải thông báo khi bay qua vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới trên biển Hoa Đông. Trước đó, Nhật cũng tuyên bố ngừng tuân theo yêu sách của Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc cũng tuyên bố không có ý định cản trở các chuyến bay thương mại.
  • Máy bay Đài Loan "dạo" 30 lần vào ADIZ Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) – Giới chức Đài Loan hôm 2-12 cho biết đã cho máy bay quân sự thực hiện khoảng 30 chuyến bay qua vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc mới thiết lập.
  • Mỹ điều 6 máy bay săn ngầm đến Nhật Bản (BaoMoi) - (NLĐO) – Washington đã triển khai chiếc máy bay tuần tra hiện đại P-8 Poseidon đầu tiên tới vùng biển Hoa Đông ngày 1-12 để tăng cường khả năng của Mỹ trong việc săn tàu ngầm và các tàu thuyền khác trên các vùng biển gần Trung Quốc.
  • Phó Tổng thống Mỹ công du qua "vùng không phận" của Trung Quốc (BaoMoi) - Hôm nay, tại Tokyo, Phó tổng thống Mỹ - Joe Biden sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài một tuần tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra hai tuần sau khi Trung Quốc thông báo thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) bao gồm cả không phận nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông.
  • Mỹ điều máy bay săn ngầm P-8 đầu tiên tới Nhật Bản (BaoMoi) - Theo Reuters, chiếc máy bay tuần tra P-8 Poseidon đầu tiên, vốn được coi là “sát thủ săn ngầm” của Hải quân Mỹ, đã được triển khai tại Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng vì đường “lưỡi bò trên không”.
  • Hội thảo về biển Đông tại Úc (BaoMoi) - Hội thảo về biển Đông với chủ đề: “Biển Đông và môi trường an ninh khu vực của Úc” diễn ra ngày 28.3 tại thủ đô Canberra, với sự tham dự của khoảng 50 học giả, chuyên gia luật, quân sự, an ninh, ngoại giao, nhà bình luận quốc tế...
  • Thế giới nghịch lý (số 48) (BaoMoi) - “Hành động đơn phương này là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông. Động thái leo thang sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực và tạo ra các nguy cơ xảy ra sự cố. Tự do di chuyển và có các hoạt động khác trên vùng trời và vùng biển quốc tế hợp pháp là điều thiết yếu đối với thịnh vượng, ổn định và an ninh ở Thái Bình Dương. Chúng tôi không ủng hộ những nỗ lực của bất cứ quốc gia nào áp dụng Vùng nhận dạng Phòng không với máy bay nước ngoài không có ý định đi vào không phận quốc gia của nước đó” - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ trích tuyên bố của Trung Quốc về việc đơn phương thiết lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông.
  • Nhật Bản khiếu nại "vùng phòng không" của Trung Quốc lên LHQ (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đề nghị Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thuộc LHQ xem xét việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông có gây nguy hiểm cho hàng không dân sự quốc tế trong khu vực hay không.
  • "Hoa Đông sớm muộn sẽ lặp lại vụ máy bay đâm nhau như ở Biển Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Vasily Kashin nhận định, không sớm thì muộn những hành động này sẽ dẫn đến sự cố không ai mong muốn, đó là lặp lại thảm kịch đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản ở Hoa Đông như vụ máy bay trinh sát EP-3 Mỹ đâm rơi chiến đấu cơ J-8 II Trung Quốc trên Biển Đông năm 2001.
  • “Vùng phòng không” của Trung Quốc chỉ là “đòn hỏa mù”? (BaoMoi) - Việc Trung Quốc thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” bao quanh cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản là một điều khá khó hiểu trong bối cảnh hiện nay. Tờ Japan Times của Nhật Bản đã có một bài phân tích về sự khó hiểu này của Bắc Kinh.
  • Trung Quốc không dễ lập vùng phòng không tại Biển Đông (BaoMoi) - Sau khi thông báo thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Trung Quốc còn tuyên bố sẵn sàng thiết lập vùng phòng không tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
  • Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ lập ADIZ trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Bộ Quốc phòng vùng lãnh thổ Đài Loan (MND) hôm 1/12 cho biết, không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông sau động thái tương tự của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông.
  • Một ngư dân Quảng Ngãi được đưa vào đảo Phú Lâm cấp cứu (BaoMoi) - TTO - Sáng 2-12, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Danang MRCC) cho biết, đến 2g 30 cùng ngày 1 ngư dân trên tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi là QNg 92046 đã được đưa về đến đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) an toàn và được Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Trung Quốc (China MRCC) cấp cứu.

Đoan Trang - Thế hệ tương lai của đất nước!

Nhân chuyện một nhóm sinh viên Học viện Ngân hàng bị xử lý kỷ luật vì can tội xếp hàng hình chữ SEX trong Hoàng Thành Thăng Long, và bạn Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1990), sinh viên xuất sắc của Học viện Hành chính Quốc gia, có bài viết đáp lễ “SEX chưa rõ nghĩa, các bạn cần FUCK...”, mình bỗng chạnh lòng nghĩ đến thân phận thanh niên – thế hệ tương lai của đất nước.

Đầu tiên, mời các bạn xem bức hình ở dưới, được chụp nhân dịp Thái tử Vương quốc Bỉ Phillippe đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3/2012. Đây là chú thích của phóng viên:

“Các sinh viên này, cùng khoảng hai chục sinh viên nữa ở phía trong, phải chấp nhận ăn mặc như thế này và đứng chịu rét hơn hai tiếng đồng hồ sáng nay để các quan chức của trường tiếp đón một đoàn khách nước ngoài. Tôi mặc áo phao dày cộm đứng cùng họ hàng chục phút trước khi mỗi đoàn khách đến.

Họ được lệnh phải vẫy cờ khi các đoàn khách đi vào, trở thành một thứ trang điểm cho sự đón tiếp trọng thị mà các thầy cô giáo của họ dành cho người nước ngoài, bất chấp việc này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của họ và hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt đoàn khách nước ngoài.

Hiện tượng này xuất hiện phổ biến tại hầu hết các trường học ở Việt Nam. Dễ thấy vị trí của người học ở đâu trong nền giáo dục”.



Ảnh: Trịnh Hữu Long

Lại nhớ hồi 2010 kỷ niệm 65 năm thành lập Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – cái nôi của trí thức khoa học xã hội cả nước, anh Trọng về thăm trường cũ.

Mình đang đứng chắp tay sau đít nhìn nhìn, đột nhiên có mấy trí thức từ đâu xông tới nắm cánh tay lôi đi: “Sinh viên lớp nào thế này, sao đứng đây?”. Mình cố gỡ tay các vị ra, đang giải thích, thì anh Trọng đã đi tới. Mọi người vội vã bỏ cả mình đấy, nhao hết về phía anh, ai nấy cười tươi thắm: “Ôi, anhhhhhh…”.

Mình đứng trơ ra, tức quá bèn nhắn tin trút giận vào đầu một sinh viên của trường – lúc đó hẳn cậu ta đang trùm chăn đọc sách ở nhà: “Trường mày ấy. VNU nhà mày ấy. Với khối chí thức như thế thì 65 năm nữa cũng không khá được chứ không phải 65 năm truyền thống mà đã xong đâu em ạ”. Sinh viên nhắn lại: “Sax... Ai bảo chị mon men ra đấy làm gì? Giảng viên mà có tư cách, có tài thì đã chả thèm ra đón anh Trọng”.

Tin nhắn “vơ đũa cả nắm” đó của mình xuất phát chủ yếu là từ sự bức xúc trước cách giới trí thức – ở đây là các loại ban giám hiệu, đoàn trường, một bộ phận giáo viên khả kính… – đối xử với sinh viên. Hôm đó đã là đầu đông, trời rét, mình vẫn nhớ cảnh trường huy động một đội hai, ba chục nữ sinh áo dài mỏng, má phấn môi son, guốc cao gót nhọn như kim, đứng hai bên hành lang gió lộng để đón anh Trọng. Em nào mỏi, bỏ guốc ra đứng chân không một tị, hoặc ngoáy ngó sang bên cạnh nói chuyện, lập tức thầy/cô ra nhắc nhở, yêu cầu phải đứng cho ngay ngắn.

Tới lúc anh Trọng đến thì “khối chí thức” đổ xô ra đón. Các thầy complet, các cô áo dài, ai nấy tươi tắn, hớn hở, lúp xa lúp xúp trong hai cái ống quần là lượt. Rồi tự động hình thành một vòng tròn bao quanh anh Trọng. Anh Trọng thân mật nhìn khắp lượt rồi buông một câu đùa theo mình là nhạt thếch, tuy nhiên anh không có lỗi: “Trường ta giờ cài cắm trí thức ở khắp nơi rồi, nhỉ?”. Mọi người cười phá lên, tiếng cười nồng nàn đấy nhưng giá bỏ thêm độ một tạ muối thì đỡ nhạt hơn một chút. Thôi thì cũng là giữ phép lịch sự với một sinh viên cũ của trường. Nhưng với các sinh viên hiện tại của trường thì lại không cần phải giữ gìn như thế. Gió lạnh đầu mùa thổi phần phật, họ vẫn cứ đứng đó, lênh khênh trên những đôi guốc nhọn, áo dài mỏng bay phấp phới, may có lớp son phấn che đi đôi môi và làn da tái mét vì lạnh, và họ xuýt xoa…

Rồi mọi người hối hả đưa anh Trọng vào phòng lớn, và mình cũng nhanh chân trà trộn vào. Chớp máy ảnh nháy liên hồi. Chẳng nghe được anh Trọng nói gì, chỉ thấy vỗ tay rộn ràng.

Một lát sau, trong phòng lớn, đã có tín hiệu chuẩn bị sâm banh. Lại thêm 8 nữ sinh áo dài nữa, mỗi nữ sinh nâng trên tay một chiếc khay, trên đặt chiếc ly, thướt tha đi vào. Em nào cũng nâng khay ngang thái dương (không biết các em có biết tích “cử án tề mi” bên Tàu không – nàng Mạnh Quang dâng cơm cho chồng mỗi bữa đều nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng ông xã). Guốc cao gót lại phải dâng khay nên các em đi lại cũng có phần khó khăn, nhưng vấn đề quan trọng ở đây đang là phải làm sao để không xảy ra thất thố gì trong giờ khắc này. Ban lãnh đạo chờ các nữ sinh đến, các thầy khui sâm banh, rót vào từng ly, rồi dâng cho Tổng Bí thư – nhưng mà chỉ là đưa ly cao ngang cổ thôi chứ chưa đến mức ngang mày. Ồn ào chúc tụng, cụng ly...

Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù, à, tức là số nữ sinh áo dài làm lễ tân đón khách bên ngoài vẫn đứng run cầm cập ngoài hành lang đầy gió.

Mình ý thức được thân phận phóng viên nên đã cố nép vào góc phòng, sợ lăng xăng nhỡ làm vướng chân hay va phải mấy em phục vụ sâm banh, bể ly của trường thì đền bỏ mẹ. Tuy thế cái chiều cao 1m45 vẫn bị phát hiện, một số giáo viên trong lực lượng vừa nãy gườm gườm, có một cô không nén được sự bức xúc đã tiến đến hỏi thẳng: “Em ở lớp nào? Tại sao vào đây?”. “Em xin lỗi, em không phải sinh viên, em ở bên báo”.

Báo à?”. Cô “hừ” một tiếng khe khẽ trong cổ rồi quay đi, không quên ném vào mặt mình một cái nhìn khó chịu. Không sao. Em biết thừa là vướng anh Trọng ở đây, còn lâu cô mới dám nắm cánh tay lôi em ra ngoài, nên em cũng nhìn lại với vẻ khó chịu không kém.

Nói chung thì chứng kiến từ đầu buổi đến giờ, mình biết là các thầy cô không thích thấy sinh viên (hoặc nói chung là cái bọn trẻ, nhâng nháo) lại có cái quyền đứng gần, “tiếp cận” Tổng Bí thư đâu. Nhiệm vụ của chúng nó rõ ràng thế này: Đứa nào ngoại hình đẹp và ưu tú về đạo đức cách mạng thì ra đón Tổng Bí thư, bọn còn lại (không nhất thiết xấu, nhưng bọn nó là số đông và rất có thể không ưu tú) thì cứ lên lớp bình thường – việc của chúng nó là học, còn việc gần gũi đón tiếp anh Trọng, đã có lãnh đạo nhà trường lo. Hội trường đâu, phòng ốc đâu mà cho hàng trăm sinh viên ra “giao lưu” với anh được, nhỡ ra chúng nó hỏi gì anh thì dở, dở lắm. Phải kiểm soát được hết. Không được phép để xảy ra sơ suất, thất thố nào trong một dịp như thế này – mấy khi anh Trọng về thăm trường. Quan trọng nhất là, tiếp một người sang như thế, cao như thế, phải là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường cơ, đâu đến thứ sinh viên…
 
Đoan Trang

Lộ diện chủ lô hàng chứa 600 bánh heroin trên máy bay

(Dân trí) - Cục Hải quan TPHCM đã thông tin với báo chí về vụ 600 bánh heroin lọt qua khâu kiểm tra của an ninh sân bay Tân Sơn Nhất. Theo đó, chủ lô hàng 12 chiếc loa có chứa 600 bánh heroin trên máy bay là công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân.
Lộ diện chủ nhân lô hàng chứa 600 bánh heroin?
Liên quan đến vụ lô hàng chứa 600 bánh ma túy lọt an ninh sân bay Tân Sơn Nhất bị nhà chức trách Đài Loan (Trung Quốc) bắt giữ vừa qua, sáng 2/12, tại buổi gặp gỡ báo, đài cuối năm, đại diện của Cục Hải quan TPHCM đã nói về trách nhiệm của đơn vị này để lô hàng 12 chiếc loa thùng chứa số ma túy "khủng" trên lọt qua sự kiểm soát của lực lượng làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Trả lời thắc mắc của phóng viên về lô hàng chứa 12 chiếc loa có chứa 600 bánh ma túy, ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM đã có những thông tin ban đầu.
Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí sáng nay (2/12)
Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí sáng nay (2/12)
Theo thông tin mà ông Thông cung cấp, đơn vị đứng tên xuất khẩu lô hàng 12 loa thùng được xác định có chứa 600 bánh ma túy bị bắt giữ ở Đài Loan là công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân, trụ sở tại TPHCM. Thời gian đăng ký xuất khẩu là 12h trưa 15/11, thời gian thông quan là 15h39 chiều cùng ngày và thời gian xuất khẩu là gần 0h rạng sáng 17/11 trên chuyến bay số hiệu CI5886 của hãng hàng không China Airlines.
“Hải quan ở sân bay Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình, hết trách nhiệm. Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Việc này Phó Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo điều tra. Khi nào có kết quả điều tra, khi đó xác định cá nhân, bộ phận nào sai thì chúng tôi sẽ cương quyết xử lý”, ông Thông khẳng định trước báo chí.
Ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM trả lời các câu hỏi của báo chí
Ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM trả lời các câu hỏi của báo chí

Chiều cùng ngày, PV Dân trí đã tìm đến trụ sở công ty TNHH giao nhận và vận tại Long Vân, đóng trên địa bàn TPHCM để tìm hiểu vụ việc. Theo quan sát của PV, công ty này vẫn đang hoạt động bình thường.
 
Tiếp PV, một nữ nhân viên tại công ty Long Vân cho biết, toàn bộ lãnh đạo công ty đã đi nước ngoài, không biết gì và cũng không thể thông tin về lô hàng có chứa ma túy bị bắt tại Đài Loan. PV xin đặt lịch làm việc với lãnh đạo công ty, nhưng nữ nhân viên nói rằng, không biết khi nào lãnh đạo công ty về nên cũng từ chối luôn.
Hải quan làm hết trách nhiệm?

Trở lại việc lô hàng chứa ma túy có thể trót lọt dễ dàng qua sân bay, ông Trần Mã Thông nói rằng “hệ thống thông quan điện tử rất thông thoáng, đặc biệt là với hàng xuất khẩu. Lô hàng đó được phân luồng xanh trên hệ thống, tức là doanh nghiệp mang tờ khai hải quan tới là cho thông quan ngay, chứ không thông qua thủ tục kiểm tra nào”. Đặt vấn đề vì sao lô hàng được phân luồng xanh? Ông Thông lý giải là do hải quan chỉ chủ yếu kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu thì tùy tính chất. Còn việc lô hàng 12 loa thùng có chứa ma túy khủng được phân luồng xanh trên hệ thống là do doanh nghiệp tự khai trên giấy tờ. Và luồng xanh đa số là ưu tiên cho hàng xuất khẩu.

Về trách nhiệm soi chiếu lô hàng? Việc máy soi chiếu bị hư? Ông Thông giải thích ngắn gọn “lô hàng được hải quan thông quan vì đi luồng xanh. An ninh sân bay sẽ soi chiếu lô hàng để đảm bảo an ninh hàng không. An ninh hàng không có trách nhiệm soi chiếu cuối cùng trước khi lô hàng lên tàu bay”.
Đình Thảo
 

Chu Vĩnh Khang bị bắt về tội tham nhũng

Chu Vĩnh Khang - Ảnh: Reuters
(TNO) Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị bắt vào hôm 1.12 vì tội tham nhũng, United Daily News, một trong ba tờ báo lớn nhất của Đài Loan, ngày 2.12 đưa tin. 

Trước đó, vào ngày 21.10, tờ South China Morning Post của Hồng Kông dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (vừa mới về hưu vào cuối năm ngoái).

Đứng đầu đơn vị đặc biệt này là ông Phó Chính Hoa, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh.

South China Morning Post dẫn nguồn tin từ cảnh sát và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) cho biết ông Phó sẽ báo cáo trực tiếp với ông Tập Cận Bình.

Ông Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, người tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Viện Dầu khí Bắc Kinh (nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc) vào năm 1966.

Ông lãnh đạo Công ty dầu khí quốc gia từ năm 1996 - 1998 rồi chuyển sang làm Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên đến năm 1999.

Sau đó, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên trong giai đoạn 1999 - 2002 rồi vào Bộ Chính trị và giữ chức Bộ trưởng Công an đến năm 2007.

Ông trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 - 2012.

Những tin tức đồn đoán về số phận của ông Chu đã rộ lên từ khi đồng minh thân cận là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai "ngã ngựa" hồi năm ngoái.
Thông tin điều tra ông Chu rộ lên trên internet sau khi 4 quản lý cấp cao của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi ông Chu từng lãnh đạo vào đầu thập niên 1990, bị liệt vào diện điều tra tham nhũng.
Theo South China Morning Post, cuộc điều tra sẽ tập trung vào thời gian ông Chu làm việc tại CNPC cũng như giai đoạn ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên (1999 - 2002).
Đặc biệt, giới chức sẽ tìm hiểu nghi vấn ông Chu và gia đình có hưởng lợi bất chính từ các thỏa thuận bất động sản khổng lồ liên quan đến con trai ông là Chu Bân và những người thân cận khác.
Theo tờ Kwong Wah Daily của Malaysia, ông Chu Bân bị cho là lợi dụng ảnh hưởng của cha để kiếm lợi thông qua các hợp đồng làm ăn lớn, mua và bán lại đất công, can thiệp vào các dự án dầu khí, hối lộ quan chức, thu tiền bảo kê…
Một số nguồn tin nói Chu Bân sở hữu nhiều tài sản ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô, Hồng  Kông cũng như ở nhiều nước như Pháp, Mỹ và Thụy Sĩ.
Ngoài ra, theo thư tín ngoại giao mật của Mỹ do Wikileaks tiết lộ hồi năm 2009, giới chức Washington tin rằng một nhóm cá nhân do ông Chu Vĩnh Khang và con trai ông dẫn đầu đã kiểm soát ngành dầu khí của Trung Quốc trong nhiều năm. Hiện nay chưa rõ ông Chu Bân đang ở đâu.
Bên cạnh đó, tờ Oriental Daily (Hồng Kông) chỉ ra rằng từ sau Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái, đã có nhiều quan chức, doanh nhân được cho là thân cận với Chu Vĩnh Khang bị bắt giữ về cáo buộc tham nhũng.
Nổi bật trong số này có doanh nhân Ngô Binh ở Tứ Xuyên, bị bắt khi đang lẩn trốn tại Bắc Kinh.
Ông Ngô được cho là chịu trách nhiệm trông coi tài sản gia đình ông Chu, ước tính lên tới hàng tỉ USD.
Ngoài ra, nhà chức trách đã mở điều tra nhằm vào cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành và Chủ tịch Hội Nhà văn Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, từng là thư ký của ông Chu Vĩnh Khang trong gần 20 năm.
Ngoài cáo buộc tham nhũng, ông Chu Vĩnh Khang có thể sẽ bị điều tra về lạm dụng chức quyền trong thời gian nắm Ủy ban Chính Pháp Trung Quốc từ 2007 - 2012.
Ủy ban Chính Pháp Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến an ninh - trật tự và luật pháp của Trung Quốc, có quyền giám sát hoạt động của mọi lực lượng thi hành luật, kể cả cảnh sát.
Theo South China Morning Post, trong giai đoạn 2007 - 2012, ông Chu được cho là không ngừng mở rộng quyền lực của ủy ban này, tìm cách thống nhất quản lý mọi cơ quan an ninh - công an và nắm trong tay ngân sách an ninh nội địa tới gần 111,7 tỉ USD.
Ông Chu cũng bị cho là đã sử dụng các biện pháp bất hợp lý để giữ trật tự xã hội và chỉ đạo phải cứng rắn giải quyết vụ bạo động ở Tân Cương năm 2009.
Đáng chú ý, người kế nhiệm ông Chu Vĩnh Khang nắm Ủy ban Chính Pháp hiện nay là ông Mạnh Kiến Trụ không có chân trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số nhà quan sát cho rằng đây là cách các lãnh đạo của nước này giới hạn quyền lực của ủy ban, tránh tình trạng “tung hoành” như thời ông Chu.
Bên cạnh đó, Chu Vĩnh Khang được cho là người bảo trợ và từng ra sức bảo vệ Bạc Hy Lai, vừa bị xét xử hồi đầu tuần về tội nhận hối lộ và lạm quyền. Khi ông Bạc vừa bị cách chức và bắt giữ giữa năm ngoái, đã có nhiều tố cáo và kêu gọi cách chức nhằm vào ông Chu, theo BBC.  
Đến nay, Trung Quốc vẫn không có phản ứng về các thông tin trên. Tuy nhiên, nếu cuộc điều tra thật sự được tiến hành, đây sẽ là sự kiện chấn động gấp nhiều lần so với vụ Bạc Hy Lai và là bằng chứng cho thấy quyết tâm chống tham nhũng, trong sạch hóa hàng ngũ lãnh đạo theo cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Văn Khoa
Hoàng Uy - Phúc Duy
(Thanh niên) 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải tôn trọng những ý kiến khác biệt

(TNO) Sáng 2.12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổ đại biểu số 1, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri quận 1 (TP.HCM) sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải tôn trọng các ý kiến khác biệt 1
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi bà con cử tri quận 1
Là cử tri đầu tiên đăng ký phát biểu, ông Lê Văn Minh cho biết có 3 vấn đề còn nhiều trăn trở, đó là bội chi ngân sách, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, chất vấn và trả lời chất vấn.
“Tỷ lệ bội chi Quốc hội đã thông qua rồi, giờ phải tăng cường giám sát như thế nào để mang lại hiệu quả? Tiết kiệm thì tiết kiệm như thế nào? Chống lãng phí thì chống ra sao?”, ông nói, và đề nghị: “Quốc hội cần phải thay đổi cách giám sát để tránh các hậu quả tiêu cực sau này; cần phải đi đến cùng các vấn đề một cách cụ thể”. 
“Cách điều hành cần phải kiên quyết hơn bởi có những chất vấn về vấn đề cũ, trong khi đó không thấy các vị Bộ trưởng sửa chữa những bất cập của ngành”, ông Minh đề nghị thêm, vì theo ông “có những trả lời rất tốt (Bộ trưởng trả lời chất vấn - PV) nhưng cử tri vẫn thấy không ngon lành”. 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải tôn trọng các ý kiến khác biệt 2
Cử tri quận 1 phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: Diệp Đức Minh

Cử tri Trần Quang Tuấn lo ngại về tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời đòi hỏi các vị đại biểu Quốc hội và Trung ương phải hành động quyết liệt, mạnh mẽ hơn “chứ không chỉ dừng lại ở mức chia sẻ, đồng cảm với bức xúc của người dân”.

“Chúng ta nói nhiều về đột phá nhưng không thấy người đột mà chỉ thấy người phá. Nói quyết liệt nhưng không thấy ai quyết cho nên mọi chuyện nó cứ liệt”, ông Tuấn nói thêm.

Nhiều ý kiến cử tri tiếp tục phản ánh chất lượng nền giáo dục còn nhiều bất cập, bệnh viện quá tải, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, môi trường ô nhiễm, chưa có văn hóa từ chức…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận các ý kiến phản ánh của cử tri; đồng thời cho biết sẽ chuyển tải đầy đủ đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương để xem xét, giải quyết, chấn chỉnh trong thời gian tới.

Liên quan đến ý kiến của cử tri về việc thông qua Hiến pháp mới nhưng tỷ lệ đồng thuận của đại biểu Quốc hội không đạt 100%, Chủ tịch nước cho rằng: “Chúng ta phải tập và phải tôn trọng những ý kiến khác nhau; cần phải biết lắng nghe, tranh luận để tìm tiếng nói chung, chứ trong hội trường ý kiến đồng thuận 100% nhưng bước ra cổng thì lại ý kiến khác, như vậy là nguy hiểm”.

Chủ tịch nước cho biết sẽ nghiên cứu cách tiếp xúc cử tri hay hơn, hiệu quả hơn nhằm đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của bà con cử tri “chứ thư từ mà kính chuyển miết thì cũng gay go”.

 Đình Phú
(Thanh niên)

Ông Bá Thanh: Cú đấm mở màn chống tham nhũng

Trong tháng này sẽ xét xử các “đại án" - “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng - Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh thông báo nhanh với cử tri quận Hải Châu, Đà Nẵng sáng nay.
Sáng nay (2/12), ông Nguyễn Bá Thanh cùng đoàn đại biểu TP Đà Nẵng tiếp xúc với cử tri quận Hải Châu sau kỳ họp QH.

Ông Thanh cho hay, ngay trung tuần tháng 12 này, các cơ quan tố tụng sẽ đưa ra xét xử các vụ “đại án” tham nhũng gây nhức nhối xã hội: vụ Dương Chí Dũng cùng đồng bọn và vụ Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên).

Nguyễn Bá Thanh, tham nhũng, Đà Nẵng, Dương Chí Dũng, bầu Kiên
Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh: Không để tham nhũng hoành hành
Hai vụ “đại án” tham nhũng này được đưa ra xét xử công khai, sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go và thách thức.
Ông Thanh khẳng định không chỉ “đại án” tham nhũng cỡ vụ Dương Chí Dũng cùng đồng bọn hay vụ bầu Kiên mà còn có 6 vụ án tham nhũng lớn trên toàn quốc đã được các cơ quan tố tụng hoàn tất điều tra và truy tố chờ ngày “đẹp trời” để đưa ra xét xử trong những ngày đến.
Những “đại án” tham nhũng đã được đưa ra xét xử vừa qua tại TAND TP.HCM gồm 2 vụ tại công ty Cho thuê tài chính II, thuộc Agribank và công ty Vifon. 
Việc đưa ra xét xử với bản án nghiêm khắc nhất dành cho các bị cáo trong 2 vụ án vừa qua là những “cú đấm” đầu tiên mở đầu cho việc tấn công triệt tiêu tệ tham nhũng gây nhức nhối hiện nay trong xã hội chúng ta - ông Bá Thanh nói.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri sốt ruột hỏi: Tại sao các vụ “đại án” tham nhũng chậm đưa ra xét xử?

Nguyễn Bá Thanh, tham nhũng, Đà Nẵng, Dương Chí Dũng, bầu Kiên
Các cử tri thắc mắc vì sao tội phạm tham nhũng chậm bị xử lý
Ông Bá Thanh chia sẻ: Việc xử lý các vụ án tham nhũng cực kỳ khó khăn, cần phải thận trọng. Quá trình điều tra, khởi tố cần phải chính xác đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai. Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có thời gian.

Một điều khó khăn khác vô cùng nhạy cảm, đó là đối tượng tham nhũng liên quan đến người có chức, có quyền. Thậm chí nhiều vụ còn có yếu tố nước ngoài nên quá trình điều tra xác minh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dù có khó khăn vẫn phải điều tra làm rõ và đưa ra xét xử nghiêm minh.

Cử tri cũng bày tỏ bức xúc về thực trạng tham nhũng, lãng phí đang ngày càng gia tăng. Những vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Ông Nguyễn Đức Học (87 tuổi) trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, kiến nghị Quốc hội nên xem xét ban hành luật chống bao che.

"Trong luật Phòng chống tham nhũng đã nghiêm cấm bao che cho đối tượng tham nhũng rồi. Vấn đề là chúng ta phải vừa chống, nhưng cũng phải vừa phòng", ông Thanh trao đổi.

Sắp tới, sau khi xử xong vụ bầu Kiên, Dương Chí Dũng, sẽ xử tiếp hàng loạt đại án tham nhũng khác. Đây là những “đại án” tham nhũng mà như lời ông Bá Thanh là những “cú đấm” quyết định mở màn cho công cuộc phòng chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng.

"Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết.

Tin, ảnh: Vũ Trung
 
(VNN) 
  • Testing time for China's tea growers (Washington Post) - What started 5,000 years ago with a haphazard gust of wind dropping foliage into the boiling pot of a wandering Chinese emperor has brewed into a cultural cornerstone worth billions in any currency.
  • Changing the rules of engagement in emerging market (Washington Post) - Emerging nations, particularly the BRICS nations, have through their growing engagements helped Africa chart a new course in geopolitical ties, particularly with the West, says Padraig Carmody, a well-known political geographer from Ireland.
  • General aviation 'set for takeoff' (Washington Post) - The general aviation industry in China is poised for a boom, but the money pouring into the sector may lead to a bubble, industry experts said.
  • PetroChina gets stake in Exxon Mobil field (Washington Post) - PetroChina Co Ltd has finalized an agreement with Exxon Mobil Corp to buy a 25 percent stake in Iraq's West Qurna 1 oilfield, PetroChina said on Thursday.
  • Cities issue new housing policies (Washington Post) - Local governments are issuing new property curbs as soaring housing markets put their 2013 price-rise targets ever further beyond reach.
  • Traditional TV facing challenge from the Web (Washington Post) - Within 28 minutes, 5,555 over-the-top TVs were sold out by LeTV, an online video portal in Beijing, on Nov 11. The TVs, which deliver video and audio over the Internet, cost 6,999 yuan ($1,140) each for 60-inch models and 1,999 yuan for 39-inch versions.
  • Clean energy fueling the future (Washington Post) - Natural gas and renewable energy are poised for boom times in China over the coming decades, and they'll be key factors in the development of the nation's economy, a global energy agency said on Wednesday.
  • Nation tipped to be largest oil importer (Washington Post) - China is expected to overtake US to become the world's largest oil importer in the 2020s as emerging economies will claim most of energy supplies.
  • Luxury looks to locals (Washington Post) - When launching e-commerce platforms in China, most big labels like Emporio Armani, Marni and Bally choose to work with foreign portals like Yoox Group, but French luxury house Lanvin recently announced it has hired Shangpin.com, a local luxury online retailer to create their flagship online store.
  • Italian leather house shifts focus (Washington Post) - When talking about leather goods from Italy, a young Chinese fashionista might namedrop Prada, Gucci or Bottega Veneta, but A. Testoni is less likely to rate a mention.
  • The birth of hope (Washington Post) - The giant panda is one of the most critically endangered species in the world. China Daily shares an exclusive set of photos, showing the cubs’ growth during the first 100 days.
  • Chinese rethink ink (Washington Post) - Tattoos' social insinuations are changing more rapidly, morphing from stigmatizing marks of deviance to acceptable expressions of individuality. Gan Tian looks at their transforming image.
  • Creative scoops (Washington Post) - This summer, Vivi Dolce started selling its homemade gelato and almost immediately attracted a base of loyal fans who not only bought the frozen treats but also helped publicize the fledgling business.
  • Dama dames: China's secret weapon (Washington Post) - Middle-class matrons do not make big money, but to a large extent they control the nation’s spending. Now, they are even influencing global financial markets.
  • Feeding Asia's art (Washington Post) - Experts see professional biennials as a way to elevate the continent's defining contemporary artists, Xu Jingxi reports from Guangzhou.
  • Holiday plans stir up complaints (Washington Post) - China's holiday office announced three vacation options, and in each option, the number of legal holidays would remain at 11 days.
  • Tea time (Washington Post) - Tea plays an important role in many cultures, from being part of religious ceremonies in Japan, to being a daily ritual for people in England. A new documentary explores how the drink affects the lives of millions of people. Sun Li reports in Xiamen, Fujian province.
  • Cameron to arrive with big delegation (Washington Post) - British PM arrives in Beijing Monday to kick off the highest-level bilateral exchange since a dispute over the Dalai Lama severely impacted relations last year.
  • Premier calls for better links (Washington Post) - Premier Li Keqiang called for improved connectivity among members of the Shanghai Cooperation Organization, to promote regional integration.
  • Liaoning arrives in Hainan for mission (Washington Post) - China's sole aircraft carrier anchored for the first time in the country's southernmost province of Hainan on Friday, in a move analysts said greatly enhances the Chinese navy's combat capability in the South China Sea.
  • Pacts to boost economic cooperation (Washington Post) - A series of agreements that aim to improve regional connectivity, economic ties and security co-op among SCO members are expected to be signed Friday.
  • Air zone 'not aimed at civilian flights' (Washington Post) - China's newly announced air defense identification zone does not target "normal" flights by international airliners, as Chinese fighter jets patrolled the zone.
  • China calm in face of US overflight (Washington Post) - China stressed on Wednesday its ability to "effectively manage and control" its newly declared air defense identification zone.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét