Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Các biểu tượng truyền thống của chính trị Việt Nam

Các biểu tượng truyền thống của chính trị Việt Nam

viet nam revolution

NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CỦA HỌ

John T. McAlister, Jr./ Princeton University
& Paul Mus/ Yale University
Ngô Bắc dịch
Các Khái Niệm Truyền Thống Về Cộng Đồng Chính Trị
 Ngôi làng điển hình của Việt Nam được bao quanh trong vòng một lũy xanh dầy và các các cây có gai nhọn; các người dân làng quen sống đàng sau một loại bình phong bằng tre, hay có lẽ giống như sống bên trong một chiếc vòng kỳ diệu của một câu chuyện thần tiên.  Cung cấp cho các nhu cầu của họ từ những cánh đồng bao quanh, họ tự khép mình đàng sau sự bảo vệ chung của họ, cách xa các kẻ lạ, xa hơn nữa, ngay cả với nhà nước.  Thí dụ, khi xẩy đến các thuế khóa (ở đó, y như ở các nơi khác, là mối quan tâm chính yếu của nhà nước) họ vẫn đưa ra một mặt trận thống nhất.  Họ đóng thuế như một nhóm, và cộng đồng chịu trách nhiệm.  Các làng xã khống chế phong cảnh; chúng làm thành xương sống của đất nước.  Song mỗi làng bảo tồn một sự tự trị nội bộ, và chủ quyền tuyệt đối, với một nền kinh tế dựa trên sự tiêu thụ bản đia.  Trước khi người Âu Châu đến nơi, người Trung Hoa thực hiện những gì mà thương mại đòi hỏi.
       Nhà nước Việt Nam truyền thống được  quy ước hóa phù hợp với tư tưởng chính trị Khổng học; nó được thu mình đàng sau một bức tường có các đặc tính Trung Hoa.  Nó thì độc đoán, nhưng nó bảo vệ một khoảng cách nghi lễ giữa chính nó và thần dân của nó.  Cùng lúc, nó can thiệp một cách trực tiếp vào đời sống làng xã bằng việc quy định nông lịch và bằng việc áp đặt, xuyên qua các nghi lễ của nó, các thái độ và các tiêu chuẩn của cách cư xử trên cả nhóm và từng cá nhân.  Bằng quyền thanh tra của nó các sự vụ của làng, nhà nước đảm bảo sự đồng nhất với các mô hình được cung cấp bởi truyền thống Trung Hoa; sự điển chế các bộ luật của triều đại nhà Lê, trong thế kỷ thứ mười lăm, là một thí dụ nổi bật.
       Nhà nước Việt Nam truyền thống đã giữ các yêu cầu ngân sách của nó ở mức tối thiểu bằng việc cai quản xuyên qua các quyền hành chứng thực và trấn áp sau rốt, chứ không phải là quyền hành pháp.  Trách nhiệm cho sự thực hiện chi tiết vẫn nằm trong tay các làng xã.  Nhà nước là một kẻ phối hợp, không phải là người điều hành.  Mục tiêu của nó là để ngăn cản các cộng đồng nhỏ hơn không đi chệch hướng, và “các thượng thư: ministers” (từ ngữ này không có nghĩa Tây Phương của nó [tức các bộ trưởng, chú của người dịch]) chính yếu của nó là một loại chánh án tòa án cao cấp ngồi phán đoán các sự sai sót so với mô hình Khổng học.  Vì thế, nhà nước đã tuyển dụng nhân viên của nó cho mọi chức vụ trừ các chức vụ thấp nhất của nó từ giới văn nhân trí thức, những kẻ có học vấn bao gồm hoàn toàn về Khổng tử, các thư kinh cổ điển, và các nhà bình luận các kinh sách.
       Trung Hoa có cung cấp một sự mô tả loại hệ thống này trong một sưu tập phong phú các tác phẩm và các lời luận giải.  Xã hội là nội dung của văn chương của chính nó, và đó là điều nó kỳ vọng về chính nó.  Nói rằng sự giáo dục của các viên chức có tích chất văn chương cũng là nói rằng trong một vài ý nghĩa, nó có tinh  chất xã hội, nhưng nó không được định hướng đến tương lai, như các ngành học xã hội Tây phương .  Chắc chắn cũng có sự lưu tâm đến việc cải thiện hiện tại, nhưng lý tưởng nhắm đạt được nằm nơi quá khứ.  Bởi vì các điều xấu xa hiện tại phát sinh từ sự lãng quên mô hình Khổng học, cách chữa trị chúng không phải nằm nơi sự canh tân mà ở việc quay trở về lý tưởng.  Kiến thức như kỹ thuật xã hội là một chủ nghĩa thủ cựu thuần túy.
       Một thái độ như thế đã có các hậu quả rộng lớn.  Nó được lập ra cho một quốc gia tương đối ít tốn kém, không có nhu cầu áp đặt các sắc thuế đè bẹp lên trên các làng xã; nhưng sau cùng sự tiết kiệm của nó trở nên đắt giá, bởi, bằng vào việc chối bỏ ý tưởng về sự tiến bộ có tính chất xây dựng và bởi một sự định hướng công dân khác với chúng ta, hệ thống chính trị truyền thống tại Việt Nam trong thực tế thì mong manh trước sự chấn động của thế giới hiện đại.  Nhìn về phía trước không tương lai vốn không phải là một sự lập lại một quá khứ tốt đẹp hơn, nhà nước đã không thể ủy nhiệm bất kỳ thẩm quyền mới nào cho các công dân của nó.  Ngược lại, quốc gia Tây Phương thường xuyên tìm cách lôi kéo sự chú ý của người công dân, bởi nó kỳ vọng tìm thấy sự tiến bộ trong vài điều gì mới mẻ; chúng ta cần các định chế đại diện để bảo đảm cho các người tham dự và các người thọ thuế rằng giải pháp đạt được là một bước tiến về phía trước, điều tốt đẹp nhất có thể làm được.  Nhưng khi tất cả sự khôn ngoan, mọi giải pháp có được sẽ được tìm thấy, đã sẵn hiện hữu trong quá khứ, khi đó – nếu mọi việc trong nhà nước đều diễn tiến tốt đẹp ở các khía cạnh khác – “việc học kinh sách”  thì đủ để hướng dẫn viên quan lại tại một huyện.
       Trong các cộng đồng lãng xã nông thôn của Việt Nam, một bộ phận đại diện chắc chắn là hữu ích, nhưng mục đích của nó không phải là một sự bỏ phiếu bình đẳng.  Đúng hơn, nó biểu thị cấu trúc theo hệ cấp của xã hội.  Tuổi tác, các thành tố văn chương, và ở một mức độ nhỏ hơn, sự tích lũy của cải cung cấp căn bản của hệ cấp.  Các mối quan hệ gia đình cũng được kể đến; người đứng đầu một gia đình can thiệp và chịu trách nhiệm  cho các hậu duệ và thân nhân của ông ta.
       Về mặt lịch sử, mối nguy hiểm chính yếu cho một hệ thống như thế là một giới quý tộc ăn bám có thể tự thiết lập bằng việc sáp nhập các chức vụ chính trị và việc tích lũy các điền sản to lớn, với các công nhân thực sự rơi xuống mức độ các nông nô, như trong tất cả các nước nông nghiệp khác.  Nhưng điều này đã không có thể xảy ra tại Việt Nam bởi vì vị hoàng đế không bao giờ chuẩn cấp các bằng khoán vĩnh viễn.  Các tài sản thừa kế luôn luôn có tính chất nghi lễ và biểu trưng, ràng buộc với bàn thờ gia tộc.   Về các ngạch trật của guồng máy thư lại hành chính, hay quan chế, giống như nó được gọi bởi người Âu Châu, vốn tạo thành hệ cấp thực sự của xứ sở, chúng được mở ra cho sự thi đua của công chúng và chính vì thế có tinh chất khả dĩ tiếp cận, trên lý thuyết, với mọi người.  Các thành phố chỉ được phát triển rất ít và các đặc ưu quyền thương mại trong thực tế bị độc quyền hóa bởi người Trung Hoa, làm nản lòng sự tích lũy các sản nghiệp đô thị lớn lao, vốn rất dễ bị xâm hại trước sự trả thù và tịch thu bởi quyền lực trung ương một cách nào đó.
       Tại các làng xã, giống như các nơi khác, tập quán không tán dương sự sở hữu đất đai rộng lớn.  Đất đai bị chia cắt thành các mảnh, thường rất nhỏ, ít nhất tại các khu vực trồng lúa gạo, là trái tim của đất nước.  Tích lũy ngay dù một tài sản khiêm tốn đã là công việc của một đời người, và không một gia đình nào có thể ngự trị ở trên thượng tầng tại một trong những ngôi làng nhỏ trong một thời gian rất lâu.  Uy tín thì tốn kém; các nghĩa vụ của nó phục vụ như một thước san bằng kinh tế, bởi xã hội đo lường uy tín bằng việc chu toàn các nghĩa vụ đó.  Các buổi gặp mặt, các tiệc tùng và các khoản quyên tặng là các phương cách cho phần dân chúng còn lại trong cộng đồng chia sẻ sự giàu có của bất kỳ ai vươn tới sự nổi bật xã hội.  Một câu tục ngữ phổ thông từ Trung Hoa đã tóm tắt tình trạng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời`”. Đó là đặc tính của đời sống làng xã mà câu tục ngữ chỉ có ý nghĩa khi “không ai” được hiểu “không gia đình nào”; cá nhân chỉ là một hiện tượng nhất thời.
       Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau chúng ta biết những sản phẩm nào đã được xuất cảng từ Đông Dương trở lùi về thế kỷ thứ mười bẩy, khi bắt đầu có hoạt động mậu dịch đáng kể với Âu Châu.  Ít sản phẩm nào đến từ nông thôn Việt Nam.  Thay vào đó chúng đến từ các vùng cao nguyên của xứ sở với các cây sơn mài và cây dâu tằm của họ, hay từ các vùng núi đồi với rừng rậm, được cư trú bởi những sắc dân không phải Việt Nam, đặc biệt sắc dân Tày và Mường vùng núi, các kẻ sông giữa sắc dân Thái của Thái Lan và dân Việt Nam.  Để mang các sản phẩm này ra đến bờ biển và các thuyền buồm của mình, người Trung Hoa đã là các người trung gian.  Chính quyền giới hạn hoạt động của nó vào việc đánh các thuế quan.
       Tuy nhiên, nhà nước truyền thống đảm nhận một trong các chức năng chính yếu khác, ít nhất đã góp phần không kém cho thẩm quyền của nó như khía cạnh nghi lễ của nó đã làm, và một cách cụ thể hơn: chức năng quân sự.  Việt Nam đã không chỉ sinh ra tự nhiên; nó đã chỉ chiếm hữu lãnh thổ của nó với giá của các cuộc chiến tranh không ngừng.  Khi, vào năm 939, sau cùng nó đã tự giải phóng khỏi sự đô hộ của Trung Hoa trong hơn mười thế kỷ, nó thấy mình tham dự vào một cuộc chiến tranh sinh tử với láng giềng phía nam của nó, Vương Quốc Theo Ấn Độ Giáo của Chàm, khi đó chiếm cứ bờ biển hiện đại của Việt Nam từ bắc Đồng Hới cho tới phía nam Nha Trang).  Đã cần đến nhiều thế kỷ để mang sự chiếm đóng đến hồi kết cuộc; không lâu trước sự thất trận chung cuộc của nó trong năm 1470-71 (sau đó họ ít nhiều đã biến mất, ngoại trừ các khoảnh đất nhỏ bao quanh thị trấn duyên hải Phan Rang), họ vẫn còn phát động cuộc chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.
       Sự dũng mãnh mà với nó quân đội phòng thủ xứ sở có thể được phán đoán từ sự kiện rằng trong thế kỷ thứ mười ba, nó đã đánh bái quân xâm lăng Mông Cổ đáng gờm, các kẻ đã gây ra biết bao sự tàn phá tại Âu Châu.  Nó cũng tổ chức lãnh thổ sau lưng mặt trận của các sự tiến quân của nó.  Khi đi chinh phục đất đai nó đã thiết lập một mạng lưới các làng quân sự hay làng các cựu chiến binh, kế đó một thuộc địa trừng phạt tội phạm, đặc biệt thích hợp cho các kẻ lưu vong chính trị, và sau cùng một bức màn vững chắc của các làng tự do thuộc loại thông thường.  Đây là những gì đã xảy ra, thí dụ, tại miền nam Việt Nam (phần mà người dân Việt gọi là Nam Bộ và từng có thời được biết là “French Cochin-China: Nam Kỳ Thuộc Pháp”.) Công việc của quân đội đã là một tiến trình không thể đảo ngược, vượt quá các sự đảo ngược quân sự tạm thời.  Bởi điều này, người Chàm, các kẻ từng chiến thắng nhiều trận đánh, đã thua cuộc chiến và – hơn nữa –- đánh mất hòa bình.  Quân đội đã dẫn dắt các nông dân Việt Nam (vốn tự xưng mình là Việt Nam [?]) khai khẩn cho đến Vịnh Thái Lan, và ngày nay người Chàm tại An Nam và người Căm Bốt tại Nam Kỳ chỉ còn tồn tại trên sách vở và nơi nghệ thuật Ấn Độ đẹp đẽ của họ trong các bảo tàng viện.
       Ngoài các cuộc chiến tranh với nước ngoài này, vốn tạo thành căn bản của sự phát triển quốc gia, còn có các cuộc xung đột nội chiến chua chát giữa miền bắc và miền nam trong các thế kỷ thứ mười bẩy và mười tám.  Vào lúc đó, các lực lượ.ng quân sự dường như được bổ túc bởi một guồng máy cảnh sát đặc biệt được phát triển tại các thành phố chính.  Nhà nước có tính chất nghi lễ không rút lui hay là một kẻ chậm lụt trong các thời điểm đó.
       Các chuyên viên Âu Châu từng có một cơ hội để khảo sát các ngân sách của Việt Nam truyền thống đã sững sờ bởi sự khiêm nhường của chúng.  Ở tầm mức xa nhất khả dĩ, chính sách trung ương tản quyền quản trị dẫn đến việc các công trình công chánh được chấm định gần các làng xã,  xã sẽ  xây dựng chúng và hưởng lợi từ chúng.  Tư trên cao nhà nước phối hợp các công tác tập thể này hay quyết định rằng chúng phải được tiến hành, nhưng bản thân công trình là sản phẩm của sự tham gia địa phương.  Mỗi làng xây dựng và duy trì đoạn đê của chính nó, đào phần của nó cho một kinh đasò.  Mỗi làng lập ra một nhóm quân tuyển mộ của chính nó để cung cấp cho quân đội hoàng triều và tự lo liệu khoản tiếp liệu của mình.  Bởi vì các sắc thuế được đánh phần lớn bằng hiện vật, đã không có đủ tiền tệ lưu hành để xâm lấn vào sự tự trị của làng xã.
       Kiến trúc thượng tầng chính trị tại nhà nước Việt Nam truyền thống cũng đi theo một chính sách về trợ giúp xã hội.  Các quan lại có dự trữ gạo chống lại các tai họa chung, luôn luôn đe dọa trong một vùng đất nơi bờ biển bỏ ngỏ cho các trận bão và các đồng bằng ở châu thổ các con sông thường gặp hiểm nguy ngập lụt định kỳ, mặc dù các khoản dự trữ của họ về thực phẩm thì không đủ cho những năm tệ hại nhất.
Các Khái Niệm Truyền Thống Về Trách Nhiệm Cá Nhân
Trước thời thực dân, tập quán dân tộc đã định hình đời sống Việt Nam với hai mệnh lệnh về bổn phận: Bổn phận đầu tiên của một người là đối với cộng đồng địa phương, với gia đình và làng xã của mình, một tổng thể hòa hợp mà trong đó người đó đóng góp một nốt nhạc duy nhất.  Nhưng điều này không thôi vẫn chưa đủ; người ta cũng nhận được từ trên cao một tiêu chuẩn của tác phong, thái độ, và ngay cả ý định, tất cả được bao gồm trong các nghi lễ truyền thống.  Các nông dân được giáo huấn để tin tưởng rằng sự thành công của sức lao động và ngay cả sự sống còn của họ tùy thuộc vào các sự tôn trọng nghi lễ; trong cách này họ đã giành đoạt được sự ưu đãi của trời và bảo đảm sự hài hòa của họ với thiên nhiên.  Mệnh lệnh thứ nhì về bổn phận là như thế, được tôn trọng với sự chăm sóc đặc biệt bởi các người thích hợp.  Tất cả sự mê hoặc và uy tín của văn minh Trung Hoa đã bảo đảm tính chân thực của hai loại mệnh lệnh này về bổn phận, và sự tương hợp của chúng.
       Tính chất thâm sâu nhất của một tinh thần như thế nằm ở chỗ nó tự thấy mình cân đối với thế giới quan của chính nó.  Các tính chất tương đương của các khoa học tự nhiên của chúng ta rằng trong quan điểm đó, có đầy đủ các giá trị đạo đức và công dân.  Học thuật và chính trị Trung Hoa có mô tả một xã hội ‘hòa hợp với thiên nhiên”.  Mọi điều một người phải làm là một phần của một sự sắp xếp các sự việc rộng lớn hơn, giống như đối với các nhà thiên nhiên học của chúng ta, mọi cá nhân là một phần của một chủng và loại; mọi bổn phận, trong đầy đủ ý nghĩa của từ ngữ, thì tự nhiên.  Bất kỳ điều gì không liên thuộc, điều đó sẽ không tìm thấy vị trí đúng của nó – bất luận trong một quốc gia có chủ quyền, hay trong gia đình với gia trưởng của nó – là vượt quá bản tính tự nhiên.  Bất kể là gì, nó đã lánh xa “the way: con đường” (đạo) [“tạo”, tiếng Việt trong nguyên bản, viết sai chính tả, phải là đạo, chú của người dịch] trật tự và quy luật của các sự vật, và, né tránh đạo lý, chỉ là việc đánh bạc với vận mệnh.
       Chính vì thế, trộn lẫn với các định chế đã phát triển đầy đủ và thiên nhiên điều hòa bao quanh chúng là một tiềm lực vô tổ chức, u tối; hình ảnh của nó là đời sống của các người trồng lúa gạo, có công việc luôn luôn bị đe dọa bởi một sự quay trở về sự vô trật tự hoặc của xã hội hay khí tượng.  Cùng sự thông thái đã khởi hứng cho câu “Không phải thú vật cũng không phải thiên thần: neither beast nor angel” của Pascal và công thức xã hội thực tiễn của các tín đồ Ấn Độ Giáo (một sự cân bằng giữa đức hạnh, lợi ích, và đam mê) cũng tìm thấy sự phát biểu trong chủ nghĩa thực nghiệm (empiricism) Hoa-Việt.  Nó có dành một chỗ cho các hoạt động cá nhân hay xã hội bên lề của các hình thức đã kiện toàn và các nghi lễ của họ.  Nhưng các sự mạo hiểm như thế nằm bên ngoài lãnh vực các bổn phận của con người; chúng không tùy thuộc vào bất kỳ mối quan hệ “tự nhiến” nào; chúng bước vào một vùng đất chưa được khám phá.  Tiêu chuẩn duy nhất của chúng là sự thành công.
       Tất cả các điều này cho thấy lý do tại sao các sự tường thuật về phương cách mà người dân ứng xử tại Sàigòn ngày nay không nên được xem như một sự chỉ dẫn cho tính chất Việt Nam, mà như một dấu hiệu xã hội đánh dấu các thời đại.  Ngày nay, cuộc sống Việt Nam đã đoạn tutyệt với diễn trình lịch sử của nó.  Tác phong hiện tại sẽ nằm ngoài vấn đề dưới một chính quyền Khổng học ổn định trong đó một đạo lý hiện diện khắp nơi chi phối sự cư xử từ trên cùng xuống dưới cùng, xuyên qua tất cả các cấp bậc của các nhóm tự nhiên.  Nhưng ngay dù đôi lúc khi sự xáo trộn xảy ra trong quốc gia và chính quyền có thể dường như hòan toàn nằm bên ngoài, sự hỗn loạn trong sinh hoạt nhóm tước đoạt các con người thông thường không chỉ một sự chống đỡ cụ thể mà còn cả một bộ luật đạo lý.  Các nhóm ấn định quan điểm của cá nhân đã tan biến.  Đó là một thời kỳ gián đoạn của xã hội “tự nhiên”.  Cá nhân bị bỏ mặc với sáng kiến của mình; bất kỳ điều gì vẫn diễn tiến.  Song tất cả chờ đợi các dấu hiệu của một sự trở về trật tự bình thường.
       Cấu trúc của văn hóa cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam không thể nào được phục hồi.  Niềm tin rằng sự phục hồi của nó sẽ hữu dụng thì không đủ để mang nó trở lại.  Nó đã hữu hiệu trong cả nghìn năm bởi vì những kẻ tham dự trong đó tin tưởng rằng đó là chân thực.  Kiến thức không đối thủ cạnh tranh của người Trung Hoa và uy tín của các tác phẩm của họ bảo đảm sự thực của nó, ngay cả đối với những kẻ chỉ biết đến văn hóa Trung Hoa từ xa.  Các khoa học của chúng ta đã triệt hủy tất cả các điều đó, trên mặt các định chế cũng như trong các giá trị tuyệt đối.  Nhà nước có tính chất nghi lễ không có sự tương đương trong thời hiện đại.
       Căn bản khác của đạo lý truyền thống khó mà khá hơn: chế độ tự trị làng xã đã bị tàn phá khắp Việt Nam bởi nền kinh tế đương đại, dựa hoàn toàn trên sự trao đổi.  Bị rúng động từ bên trên, với sự đánh mất một quyền lực chủ tế hài hòa với thiên nhiên, tầng lớp cao nhất còn trụ lại, các định chế kinh tế và chính trị sụp đổ từ bên dưới, với sự biến mất của cấu trúc kinh tế cổ xưa.
Các Nguồn Cội Của Truyền Thống Chính Trị Việt Nam
Các vấn đề chính yếu của Việt Nam – chủ nghĩa cộng sản hay chính phủ công hòa, chương trình và tương lai các đảng phái chính trị, sự kháng cự có vũ trang hay sự hợp tác cho sự tái xây dựng xã hội, cải cách nông nghiệp và việc kỹ nghệ hóa – không thể được nhìn thấy một cách rõ ràng trừ khi chúng được nhìn từ quan điểm của cộng đồng làng xã.  Từ ngay bước khởi đầu lịch sử của nó, đời sống chân thực của đất nước đã là đời sống của các làng xã của nó.  Bất kể các biến cố của nhiều thế kỷ, điều này vẫn còn đúng trong bản chất.
       Tuy nhiên, các đại diện của nước Pháp có khuynh hướng suy nghĩ về Việt Nam trên bình diện các trung tâm đô thị.  Điều này thì tự nhiên bởi các thành phố này, như các khu vực của sự phát triển hiện đại, đã là các sự tạo lập của Pháp.  Nhưng quan điểm này đã có các hậu quả đáng kể khi nước Pháp tái chiếm đóng Việt Nam vào mùa thu năm 1945, sau khi sự đầu hàng của Nhật Bản đã kết thúc Thế Chiến II.  Một bộ phận đáng kể người Việt Nam bị đô thị hóa nhiều hơn ngày càng trở nên tiến bộ đã rút lui ra khỏi các thành phố và quay trở lại vùng nông thôn và các tập quán của tổ tiên mà họ mới từ bỏ hồi rất gần đó.  Họ an cư với một cuộc sống bằng rau cỏ nhưng dẻo dai tại các ngôi làng của họ giữa khung cảnh truyền thống của các thửa ruộng trồng lúa, thửa này liền với thửa kia chạy xa tít hết cả tầm mắt nhìn.  Sự thoái lui về vùng thôn quê là một sự phản đối chống lại sự tái chiếm đóng của Pháp.  Đó là một sự tìm kiếm một căn bản từ đó kháng cự sự phục hồi tư thế tiền chiến tranh xuyên qua một cuộc đấu tranh kéo dài.
       Một khi Hà Nội và các vùng phụ cận của nó đã được tái chiếm và giải tỏa phe Việt Minh hồi đầu năm 1947, một cuộc tấn công quân sự của Pháp đã được phóng ra trong mùa thu của năm đó đánh vào các căn cứ kháng chiến tại vùng núi đồi của Bắc Kỳ (Tonkin) (Miền bắc Việt Nam).  Chiến dịch này, được thi hành bởi lính nhảy dù, biệt kích đường sông, chứng tỏ một cách xác quyết rằng các lực lượng vũ trang Pháp đã có khả năng xâm nhập vào bất kỳ khu vực nào bị kiểm soát bởi đối thủ của họ.  Ngoại trừ các thời kỳ ngắn ngủi, yếu thế hơn tại một số vị trí nào đó – đôi khi bởi một sự thiếu hụt nhân lực, đôi khi bởi sự bố trí các binh sĩ hay bởi các kế hoạch bị thích nghi một cách tồi tê với các tình trạng địa phương – lợi thế này đã được duy trì.  Tuy nhiên, nó đã không mang lại giải pháp chính trị mà bộ tổng tham mưu Pháp đã tiên liệu trong năm 1947 như kết quả từ một chiến dịch của các vụ đột kích địa phương.  Ngay dù các hoạt động này được mở rộng, chúng đã không mang người Pháp đến gần hơn mục tiêu của họ về một sự bình định hữu hiệu các khu vực nông thôn.  Kế đó, điều được quyết định là thay thế Lực Lượng Viễn Chinh Pháp bằng một quân đội dân tộc Việt Nam, một lực lượng đã phải được thành lập từ con số không.  Điều đã được tin tưởng rằng một quân đội Việt Nam có thể mang lại sự bình định vẫn tiếp tục lẩn tránh người Pháp.  Nhưng điều này cũng không phải là phương thuốc trị bách bệnh.
       Mặc dù các lực lượng Pháp đã chứng tỏ khả năng đi đến bất kỳ nơi đâu tại Việt Nam, họ hiếm khi có thể ổn định hóa các sự chinh phục của họ, ngoại trừ tại một số khu vực đô thị nào đó.  Sự kiện này thì nghiêm trọng từ một quan điểm chính trị, không chỉ vì các lý do về “thể diện” mà còn bởi sự chiếm đóng của Pháp đã bộc lộ các người ủng hộ ở địa phương của họ, trong khi sự di tản sau đó phơi bày họ ra trước sự diệt trừ bởi Việt Minh.  Chuỗi các diễn biến này cho thấy rằng sự chiếm đóng của Pháp đã chỉ có bề mặt.  Bất kể sự kiểm soát của Pháp không thể phủ nhận được tại một số khu vực nào đó, phe Việt Minh đã có thể tự mình tái xâm nhập một cách bí mật.  Họ đã có thể đặt ra các mức thu tô trên mùa màng và thu các sắc thuế.  Nhà chức trách Pháp hoạt động ban ngày nhưng ban đêm thuộc về phía Việt Minh.  Tình trạng tệ hại không ngừng này trên mọi sự việc mà người Pháp nỗ lực để tái xây dựng, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, dần dần dẫn dắt họ đến một sự thay đổi quan trọng trong chính sách.  Trong suốt thời kỳ 1946-1947, người ta có thể theo dõi sự tái định hướng này hàng tháng trong các lời tuyên bố chính thức và trong các lời bình luận của báo chí ôn hòa của Pháp.  Nước Pháp đã không còn suy nghĩ về việc phục hồi một Đông Dương thuộc địa.  Đúng hơn điều cần thiết là phải “giải phóng” Việt Nam ra khỏi quyền chủ tể của Pháp và thiết lập một chính quyền phe dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại, để chống lại phe Việt Minh.
Quyền Lực Chính Trị Của Các Nông Dân Việt Nam
Điều gì mà các địch thủ rải rác của Pháp nắm trong tay chống lại họ đã gây ra một sự thay đổi trong chính sách của Pháp? Có điều gì tại Việt Nam của các cánh đồng lúa sẽ không bị khuất phục ngay dù nó bị cắt đứt khỏi mọi sự tập trung hóa hành chính và kỹ nghệ? Để trả lời các câu hỏi này người ta phải chơi một ván cờ.  Nó phải được sắp đặt trên một bàn cờ — một sự trình bày trong trường hợp đặc thù này là một sự mô tả thích hợp về mạng lưới chia thành các mảnh ruộng của các cánh đồng lúa ở vùng nông thôn.  Nằm tại chính nền tảng của xã hội Việt Nam, các cánh đồng lúa trong suốt dòng lịch sử đã cung cấp cho xã hội này một lý do để tồn tại.  Các cánh đồng đã mang lại căn bản cho một cấu trúc xã hội ổn định, một kỷ luật cho việc làm, và một tiết điệu cho các lễ lạc cộng đồng – tóm lại, một hợp đồng giữa bản thân xã hội, đất và trời.
       Trong khuôn khổ giới hạn này được thích nghi theo tâm tính của họ, người Việt Nam đã tìm thấy lối sinh sống, bất kể các sự thiếu thốn vật chất.  Người Pháp đã làm hết sức của họ để tôn trọng môi trường truyền thống này trong khi cùng lúc phơi bày nó trước các tư tưởng về một lối sống tốt đẹp hơn.  Mặc dù người Việt Nam có chấp nhận người Pháp tiến vào vùng nông thôn trong các cấu trúc truyền thống của họ, họ đã không thể thay đổi khuôn mẫu đời sống của họ theo chiều hướng của các tư tưởng Pháp.  Bởi vì các thành tố của nền văn minh Pháp và các quan điểm của nó về đời sống chính trị chính yếu có tính chất đô thị, chúng mang lại một ý tưởng rất mờ nhạt về sự cấu kết bên trong của một đời sống gắn chặt với đất đai.  Trải qua nhiều thời đại, cuộc sống này dường như không thay đổi.  Trong thực tế, nó tự lập lại từ thế hệ này đến thế hệ kia.  Các cuộc chinh phục của Trung Hoa vào Việt Nam, do đó ảnh hưởng về mặt xã hội và văn hóa, chỉ là các chuyện hàng thế kỷ mới xảy ra khi nhìn từ quan điểm chính trị.   
       Tại Việt Nam hàng triệu con người bám lấy mặt đất bằng phẳng và có thể tưới tiêu nước.  Ở đó tràn ngập các ngôi làng – 7000 ngôi làng trong chúng tại vùng Châu Thổ Sông Hồng không thôi, nơi hơn 7,000,000 cư dân chen chúc trên 15,000 cây số vuông.  Ngôi làng như một đơn vị là thành tố chủ yếu trong cảnh trí của con người.  Trong thực tế, nó câu thành cảnh trí đó và tạo lãnh thổ Việt Nam như hiện nay: một sự tái lập của các ngôi làng trải dài đến tận các biên giới của nó.  Bất kỳ hành động nào được thực hiện trong nội vi của xứ sở này vì thé sẽ hàm ý tái trang bị kinh tế, xã hội và chính trị của các sự an cư của các ngôi làng này.
       Sự hài hòa giữa người Việt Nam – giống dân đã bước vào lịch sử vào năm 208 Trước Công Nguyên [?] ở vùng nào đó quanh viền phía nam của Trung Hoa – với các điều kiện môi trường của họ được chứng minh sâu dậm đến nỗi không có chủng tộc nào có thể kháng cự lại sự tiến bước của họ, cũng như không có bất kỳ lực nào sau đó tìm cách kéo được họ ra khỏi vùng đất này.  Cuộc nam tiến lịch sử của người Việt Nam từ Châu Thổ Sông Hồng thuận tiện hơn bằng các chiến dịch quân sự.  Nhưng nó đã được củng cố bởi giới nông dân, các kẻ đã mở rộng mạng lưới các làng xã của họ và đã triệt hủy mọi dấu vết của Vương Quốc Chàm bị đánh bại, xứ nằm trên đường di chuyển xuống phía nam.  Trong thế kỷ thứ mười tám, một phần lớn của Nam Kỳ (Cochin-China) cũng đã được chiếm một cách tương tự từ dân Căm Bốt, các kẻ đã bị lùi ngày càng xa hơn về phía tây.  Nếu người Pháp không đến, phần còn lại của Căm Bốt sẽ là phần thưởng cho kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Thái Lan.  Chính vì thế lịch sử Việt Nam tuôn tràn xuống Đông Dương giống như một cơn lũ quét sạch các giống dân khác ở bất kỳ chỗ nào họ sống tại đồng bằng, trên đó có các cánh đồng lúa hay vùng đất thuận lợi cho sự phát triển các cánh đồng lúa.
       Một bằng chứng mạnh hơn và quyết đoán hơn về sự hài hòa giữa người Việt Nam với các vùng đắt bằng phẳng thích hợp cho việc trồng lúa là sự kiện rằng sự bành trướng của họ ngừng lại tại chân các ngọn đồi của các vùng cao nguyên.  Ngoại trừ một số tiền đồn quân sự hay chính trị nào đó, chẳng hạn như Cao Bằng tại biên giới Trung Hoa hay khoảnh đất Pleiku của cao nguyên trung phần, người Việt Nam không cư trú tại các cao nguyên đồi núi của Việt Nam.  Trong thời kỳ gần đây khi người Pháp trở nên liên hệ với lịch sử của họ, người Việt Nam – đã sẵn di chuyển từ Bắc Kỳ (Tonkin) hết con đường xuống Vịnh Xiêm La, một khoảng cách gần 1,200 dậm Anh – hầu như đã không thực hiện các sự xâm nhập vào lãnh thổ của cao nguyên trung phần, bản quán của dân miền núi: montagnards.  Các khu định cư của họ luôn luôn bị ép giữa các ngọn núi và biển trên một giải đất dài 600 dậm Anh và tại những nơi chỉ rộng có vài dậm.  Bị chặn vây tại phía tây bởi gờ của các đồi dốc che phủ bởi rừng rứ này với chứng bệnh sốt rét độc địa chết người, người Việt Nam dần dần đạt được sự quân bằng dân số tại các đồng bằng bằng cách canh tác lúa gạo được dẫn nước tưới tiêu.
       Tại phong cảnh mở rộng này được chấm họa với các làng xã, người Việt Nam đã phát triển cách sống của họ.  Theo tác giả Pierre Gourou 1 chính trên các đồng bằng đất thấp này mà người ta đã tìm thấy sự phát triển thích hợp nhất với các tình huống của thổ nhưỡng và khí hậu ở trình độ của một xã hội của các nghệ nhân tại một vùng nhiệt đới.  Kết quả, người ta có thể nhìn thấy rằng sự bành trướng của Việt Nam tượng trưng cho một sự liên tục lịch sử.  Mọi nơi mà lúa gạo có thể được canh tác với nước, những cộng đồng nông nghiệp Việt Nam này đã tràn ngập gần như một cách tự phát.  Mặc dù bị đánh về quân sự vài lần trong lịch sử bởi người Chàm, các kẻ nằm trên lối bành trướng về phía nam của họ, người Việt Nam đã không chỉ đánh bại các đối thủ này trong trường kỳ mà còn làm bật gốc rễ họ.  Phần nào giống như dân Hồi Giáo, mặc dù có lẽ với ít sự khoan dung về đạo lý hơn, người Việt Nam đã mang đến toàn bộ cuộc sống chứ không phải một nền kinh tế, tín ngưỡng, và hệ thống luật pháp riêng biệt.  Người Việt Nam đã cấu tạo đất nước theo hình ảnh riêng của chính họ.  Bất kỳ nơi đâu lối sống đó theo sau người Việt Nam đến định cư ở đó, và kinh nghiệm chứng tỏ rằng họ đã đến để ở lại đó.
       Một giả thuyết nổi tiếng của Pierre Gourou rằng tại một xứ sở nhiệt đới. sự canh tác lúa gạo tại các cánh đồng ngập nước là điều gì đó không thôi mang lại sự phát triển của một nền văn minh tiền tiến, trong khi cùng lúc hạn chế nó.  Sự bành trướng của Việt Nam tương ứng với quan điểm lịch sử này.  Song để giải thích sự thành công của nó trong cách đó, điều cần thiết là phải khảo sát một cách chặt chẽ cấu trúc xã hội của người Việt Nam, bởi vì người Chàm và người Căm Bốt cũng quen biết với phương pháp trồng lúa đó.  Trong thực tế, người Việt Nam sau khi họ chinh phục người Chàm đã không khôi phục tất cả các hệ thống dẫn nước tưới tiêu khéo léo của họ.  Về mặt lịch sử, dường như sự ưu việt thực hành của xã hội nông thôn Việt Nam có được là nhờ sự hài hòa của nó với hệ thống xã hội Trung Hoa.  Hơn nữa, nhược điểm của các đối thủ của người Việt Nam có thể quy kết cho sự đồng nhất của họ với các nguyên tắc và truyền thống xã hội của Ấn Độ.
Mô Hình Việt Nam Theo Hệ Thống Xã Hội Của Trung Hoa
Đâu là bản sắc của văn hóa Việt Nam?  Nó có vẻ đã vay mượn từ láng giềng phương bắc sức mạnh để chinh phục các đối thủ phương nam của nó.  Nhưng nó đã tiếp thu từ đâu sức mạnh để kháng cự mô hình mà nó đã rập khuôn theo và để vứt bỏ sự đô hộ chính trị sau nhiều thế kỷ bị khuất phục?  Ngay từ lúc khởi đầu của Việt Nam, câu trả lời then chốt cho các vấn đề lịch sự của nó xem ra sẽ được tìm thấy nơi tinh thần kháng cự đó.  Trong một cách nghịch lý, tinh thần này kết hợp các năng lực gây ngạc nhiên của sự đồng hóa với một tính dân tộc vô địch vốn là áo giáp chống lại các sự thất trận, phân hóa và chinh phục.  Sự kiện hơn một nghìn năm bị sáp nhập vào nước Trung Hoa, từ thế kỷ thứ nhì Trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ mười Sau Công Nguyên, còn lâu mới làm hao mòn tính bất khả đả bại đó, dường như thay vì thế lại đã tăng cường nó.
       Chính trong các quyển niên sử của Trung Hoa mà Việt Nam đã xuất hiện từ truyền thuyết và bước vào lịch sử.  Trong suốt các thế kỷ thứ nhất và thứ nhì Trước Công Ngutyên, nó xuất hiện như một tỉnh bị chinh phục.  Sự phân chia thành mảnh nhỏ đất đai, nguồn cội của văn minh địa phương, hiển nhiên đã được đảm trách bởi các người thực dân và các quan chức Trung Hoa.  Sau đó, nhà nước, xã hội chính thức, các luật lệ, quân đội, chữ viết, và các nghệ thuật dần dần được tạo lập theo kiểu cách Trung Hoa.  Khổng Tử được chấp nhận một cách phổ quát tại Việt Nam giống như tại Trung Hoa và các bàn thờ dành cho ông ta được nở rộ ngay tại các làng xã.  Nhưng cấu trúc căn bản, có liên hệ chặt chẽ với các cánh đồng lúa, thì khiêm tốn.  Không cần nói, Việt Nam chưa bao giờ là mô hình thu nhỏ của thế giới đó, Trung Hoa, nơi bản thân của nó.
       “Trong năm đầu tiên của thời t’iao-lu [?] (679 Sau Công Nguyên), một văn bản Trung Hoa được phiên dịch bởi một chuyên viên nổi tiếng về Việt Nam, Émile Garpardone, một học giả khó tính và đáng tin cậy, có viết:
Vua Kao tsung (Cao Tông?) của nhà Đường đã biến đổi vùng đó thành một phần đất bảo hộ tổng quát là An Nam.  Thực sự, những khu định cư thì quê mùa và thảm hại, các bức tường nhỏ và lều tranh mà người dân khác sẽ không bao giờ sống trong đó.  Rồi thì Lý Công Uẩn, dần dà bắt chước Trung Hoa, đã thiết lập các bộ chỉ huy và các quận huyện.  Song toàn thể xứ sở khó lớn hơn một tỉnh của Trung Hoa.  Một phủ hạng nhì bao gồm hơn mười làng một chút ít, một huyện chỉ có một hay hai làng.  Người Trung Hoa vừa mới đến xứ sở sẽ cười thầm việc này mỗi lúc [nhìn thấy nó].
       Các học giả Việt Nam truyền thống chấp nhận khái niệm  rằng tiến trình này đặc trưng cho cách thức theo đó xứ sở đã hấp thụ văn hóa Trung Hoa cổ điển.  Nhưng một thái độ như thế, nói sát nghĩa, sẽ là một sự thậm xưng.  Trong thực tế, một khi các khu rừng đầm lầy của Châu Thổ Sông Hồng được khai quang và khô đi, khi xứ sở được biến thể thành các cánh đồng lúa, và một chính quyền được thiết lập, điều xuất hiện không cách nào lại là một tỉnh mới của Trung Hoa, mà đúng hơn một quốc gia với một cảm nhận bất khuất về lý lịch riêng của chính nó.  Tại Quảng Đông, Quảng Tây, và Vân Nam, văn minh Trung Hoa đã tạo lập Trung Hoa bên ngoài các thành tố chủng tộc khác nhau.  Phía nam các tỉnh này, trong một khu vực dưới cùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, ngược lại, chính là nơi Việt Nam đã được tạo lập.  Trong hơn 2000 năm người Việt Nam đã thực hiện một cuộc kháng cự nội tâm trong một cuộc đấu tranh không cân đối chống lại văn hóa Trung Hoa.  Từ ngay lúc khởi đầy và từ những nơi thâm sâu của chính họ, họ đã phải chạy trốn khỏi chủ nghĩa câu nệ hình thức (formalism) chính thức vốn đã trở thành đặc tính của nền văn minh Trung Hoa.
Nền Tảng Làng Xã Của Xã Hội Việt Nam
Xem ra ngay từ lúc khởi đầu của sự tổ chức nông nghiệp của xứ sở, làng xã Việt Nam bởi chính tính chất thôn dã của nó, đã là một nơi nương náu bất khả xâm phạm cho dân tộc.  Điều đó không nói rằng mỗi làng có khả năng kháng cự một cách cá biệt.  Nhưng các ngôi làng này được tìm thấy ở mọi nơi.  Chúng không bị tập trung tại bất kỳ một địa điểm khiến cho đôi phương có thể chiếm giữ chúng như một kẻ nắm quyền kiểm soát thủ đô, lật đổ một triều đại, hay khuất phục một triều đình.  Người Trung Hoa đã sai lầm biết bao khi cười thầm các định chế tầm thường như thế, bởi các định chế này không bao giờ nhượng bộ họ.  Việt Nam trên mọi điều là một cách hiện hữu và sinh sống có cách biểu hiện và phương tiện để bành trướng là làng xã.  Sự phong phú của các làng xã và các hình thái đồng nhất của các cánh đồng lúa của nó đã mang lại định nghĩa về đất đai bất kỳ nơi nào mà nó đã chiếm lĩnh từ thiên nhiên hoang dại hay từ các dân tộc khác.  Đây là phối cảnh từ đó tinh chất bí mật và mờ ảo, mặc dù nhân bản, của dân tộc này có thể được nhìn thấy rõ nhất.
       Từ một cái nhìn khác từ trên cao, các khu định cư nông thôn này giữa các hàng rào cao mang lại ấn tượng là các cái rổ (hay thúng).  Bên trong người ta có thể nhìn thấy các mái nhà màu xám hay màu nâu giữa một mớ hỗn độn của các mảnh vườn nhỏ, các lối đi, và các ngõ cụt được sắp xếp như thể “răng lược: teeth of a comb”, dùng theo một thành ngữ địa phương gợi hình như tranh vẽ.  Nó là một không gian được chen chúc và phân chia ở cao độ.  Từ mặt đất, ngược lại, mọi sự thay đổi và không có gì trông giống như điều nó vừa được mô tả.  Không gian xã hội và các sự phân chia của nó đã biến mất đàng sau một loại phối cảnh thoáng nhìn qua không thể xâm nhập được.  Các hàng rào tre dựng thẳng đứng quanh làng giống như các tảng đá.  Các ngôi làng lướt đi, làng này sau làng kia trong phong cảnh khi khách qua đường đi theo các khúc uốn cong không thể tranh khỏi của con đê làm thành một lối đi.  Các khối vô danh này của hành rào bằng tre tạo thành một đường chân trời di động và liên tục luôn luôn bao quanh quang cảnh của các cánh đồng lúa và công việc đa đoan mà nó ám chỉ.  Từ đó chính con người tự mình vạch ra đường chân trời của riêng mình, đàng sau đó cuộc sống thực sự của người đó có thể được che dấu.  Sau khi đi hết dậm đường này đến dậm đường khác tại miền quê Việt Nam, người ta có cảm tưởng rằng mình vẫn đứng yên một chỗ.
Trong một xứ sở bị uốn nắn về mặt chính trị, khi đây là điều đã từng xảy ra trong suốt nhiều thế kỷ, bởi sự chinh phục, kháng cự, âm mưu, nổi dậy, và bất đồng, bất kỳ hoạt động bí mật nào đều phải chịu các quy định đặc biệt được đặt ra bởi môi trường cụ thể và xã hội đặc thù.  Nơi đây một lần nữa, chúng ta phải bước vào một thế giới khác, hãy để lại một bên những gì chúng ta biết đã hoàn thành trong thế giới riêng của mình.  Tại các đồng bằng trồng lúa dẫn nước tưới tiêu này có các nơi trú náu phi thiên nhiên thông thường mà người ta có thể lẩn trốn: không có rừng rú, không có đầm lầy hay truông bỏ hoang.  Nếu người ta muốn ẩn núp và biến mất, người đó chỉ có thể làm như thế đàng sau con người.  Hậu quả, kiểu biến dạng này là giải pháp duy nhất cho những người dân bản xứ trong vùng.  Nhưng với sự bảo tồn đó các khối dại chúng lại là một chỗ che chở hữu hiệu chống lại bất kỳ đôi phương nào có ngôn ngữ khác biệt, hay cụ thể hơn, có nước da khác biệt.
       Khi một người luồn lách giữa người dân của chính mình, làm sao anh ta lại có thể được khám phá thấy? Trong sự phân tích cuối cùng, chính các lãng xã có câu trả lời.  Hậu quả, họ luôn luôn cảnh giác và nghi ngờ mọi điều đến từ bên ngoài.  Họ giữ bất kỳ kẻ lạ nào ở một khoảng cách xa, ngay dù người đó có cùng chủng tộc.  Hay họ không đón chào bất kỳ khách qua đường nào cho đến khi họ biết chắc được lý lịch và các ý định của người đó – mặc dù họ không bao giờ quá nhanh nhẩu để tin tưởng điều gì.  Một người lạ không được vội vã lên tiếng giải thích.  Nếu sự thật được tái xác nhận, người đó phải để họ tự khám phá lấy nó.  Họ có các phương pháp của họ được thụ đắc bởi kinh nghiệm biến đổi qua nhiều thế kỷ.  Một người khách được chấp nhận cảm thấy y như ở nhà, và lòng hiếu khách mà người đó tìm thấy tại ngôi làng Việt Nam không phải là lời nói suông.  Nếu người khách hội đủ điều kiện để được chấp thuận về mặt các định  lệ và quy ước, người đó cũng sẽ được che chở bởi hàng rào.  Tác giả Pierre Gourou đã hiểu điều này từ kinh nghiệm cá nhân của ông.
       Các làng xã, khi đó, là những gì cấu thành Việt Nam, và chỉ xuyên qua chúng, người ta trong các thời điểm trọng yếu  mới học hỏi được để biết về xứ sở và tinhb thần dân tộc của nó.  Tác giả Pierre Gourou đã trình bày một cách sâu sắc các giá trị này, vốn mang tính chất nền tảng biết bao đối với xứ sở này:
Cùng lúc khi là một sự bảo vệ chống lại các mối nguy hiểm bên ngoài, hàng rào là một loại ranh giới thiêng liêng của cộng đồng làng xã, dấu hiệu của tính cá biệt và sự độc lập của nó.  Khi, vào những lúc bất đồng, một ngôi làng là một thành phần của sự khích động hay cung cấp chỗ tỵ nạn cho các kẻ nổi dậy, hình phạt đầu tiên giáng xuống nó là hình phạt buộc nó phải hạ hàng rào tre xuống.  Đây là một cú đánh nặng nề vào sự hãnh diện của nó, một dấu đóng của sự ô nhục.  Ngôi làng cảm thấy khó chịu như một con người bị lột quần áo và bắt diễn hành giữa một đám đông mặc quần áo đầy đủ.
       Hình ảnh này thích hợp một cách nổi bật.  Nó giúp chúng ta nắm được xã hội được cấu thành bởi các làng xã cạnh nhau được lập ra bởi chính chúng, giống như các con người thực sự, xuyên qua cộng đồng của các cảm nhận và quy ước của họ.  Trong thực tế, Việt Nam có được sự thành công xuyên suốt lịch sử của nó là nhờ sự cố kết và kinh dinh (enterprise) của các định chế này.  Chúng còn kháng cự lại Trung Hoa trong khi hấp thụ văn hóa của nước này.
       Ở đó chúng ta có khuôn khổ truyền thống.  Nhưng nó đã thích nghi với vở kịch đang diễn ra ngày nay như thế nào?
       Các nhà quan sát Tây Phương cũng thích đáng để quy kết một tinh thần bảo thủ đồng nhất cho các làng xã.  Điều này có khuynh hướng được làm bởi các làng xã cấu thành khối dân chúng bất động (tịnh).  Tinh thần truyền thống của các ngôi làng đã sẵn được tương phản với các khát vọng của “các nhà trí thức”, những người dân thành phố năng động, nóng nẩy, nhưng không quá đông đã được giáo dục xuyên qua các quan hệ của họ với người Pháp và theo các khuôn mẫu của Pháp.  Liệu sự trái ngược này, điều chắc chắn là có thực trong thập niên đầu tiên của thế kỷ này [thứ 20, chú của người dịch], có còn bất kỳ giá trị nào hay không?  Không.  Và một cái nhìn không thành kiến vào tình hình hồi đầu thập niên 1950 sẽ hậu thuẫn cho ý kiến này.  Bên kia chu vi phòng thủ của người Pháp, khu vực “chống đối” đã có tiếng tăm về sự phục tùng “cách mạng”.  Giờ đây khu vực này trong thực chất tạo thành một mạng lưới các làng xã đã ngả về phía kháng chiến vũ trang hay ít nhất trợ giúp vào việc nuôi ăn phe kháng chiến.  Người Pháp, mặt khác, thành công hơn trong việc kiểm soát các thành phố.  Các phần tử bảo thủ đã kết hợp với phía Pháp.
       Liệu chủ nghĩa tiến bộ đã thay đổi các kẻ đồng thuyền và liệu hai khía cạnh này của xứ sở đã đổi chiều hay chăng? Không, nhưng đã có một sự thay đổi ngữ nghĩa học (semantic).  Sự kiện của sự thay đổi nghĩa của từ ngữ này đã phải được thừa nhận khi người Pháp nhận thức sự tương phản chính trị giữa vùng nông thôn như bàn cờ với các thành phố rải rác khắp nơi.  Tình trạng thực tế không còn có thể được mô tả một cách thích đáng bằng các thuật ngữ chính trị trừu tượng, chẳng hạn như chủ nghĩa tiến bộ và chủ nghĩa bảo thủ, vốn có lẽ vẫn còn có giá trị vào lứa tuổi cha mẹ chúng ta.  Với tất cả sự công bằng, chúng ta hãy trước tiên gạt sang một bên công thức dễ dãi theo đó chúng ta sẽ đối đầu với một giới nông dân vô cảm.  Trong cái nhìn cổ xưa này, các nông dân chỉ quan tâm đến bát cơm hàng ngày của họ và bị khủng bố bởi một nhóm nhỏ các kẻ khích động.  Thực chất của các khó khăn hiện thời có lẽ đến từ sự sai lầm nguyên thủy trong sự giải thích đó.
       Sự kiện rằng nước Pháp phạm phải sai lầm này cho thấy rằng nó không nhạy cảm đối với sự tái phát dân tộc tính tại Việt Nam dưới thời chiếm đóng của Nhật Bản.  Sau khi có sự đầu hàng của Nhật Bản, giữa cuộc chiến tranh Pháp-Việt, Paul Mus đã đi bộ băng qua hơn một trăm dậm đường tại Bắc Kỳ, tiến vào khu chiến đấu và sau cùng xuyên qua các phòng tuyến để tìm Hồ Chí Minh.  Ở nơi đó ông đã nhìn thấy các con người đã tìm thấy một sự quân bằng.  Họ canh gác tại các tiền đồn chỉ cách Hà Nội sáu dậm, bởi khu vực chiếm đóng của Pháp bị giới hạn đến đó, và đang làm việc ở những nơi khác.  Kể từ đó cuộc kháng chiến này đã không bị đổ vỡ trong bất kỳ cung cách dài hạn nào bởi hành động chính trị hay các chiến dịch quân sự lập lại nhiều lần của Pháp hay Mỹ.
       Sự kháng cự này đã chứng thực cho sự cố kết dân tộc.  Cắt bớt và giảm xuống tới mạng lưới các làng xã của nó, Việt Nam được giữ vững một cách dễ dàng hơn so với các dân tộc khác.  Lý do cho sự bền bỉ này là cấu trúc lịch sử căn bản của nó.  Sự tự thoái lui được biểu thị bởi hiện tượng rằng mọi nơi người dân đã giật sập các ngôi nhà bằng gạch, đặc biệt các tòa nhà nhiều tầng ở các trung tâm đô thị, bề ngoài bởi vì chúng có thể được sử dụng như các lô cốt cho quân nhảy dù Pháp.  Cuộc kháng chiến dường như được cảm thấy thoải mái dưới một “túp lều tranh”.  Và chính tại đây mà nước Pháp, và giờ đây nước Mỹ, đã phải tìm ra nó và tìm cách hiểu nó, bất luận là bạn muốn tái chiếm hữu nó, tước vũ khí hay cố gắng chinh phục nó./-
*1. Pierre Gourou  là tác giả quyển Les paysans du delta Tonkinois: Étude de géographie humaine (Paris, 1936, phiên dịch bởi Richard R. Miller, The Peasants of the Tonkin Delta: A Study of Human Geography [New Haven: Human Relations Area Files, Inc. 1955], 2 tập; L’Utilisation du sol en Indochine Franҫaise (Paris, 1936); L’Asie (Paris, 1933); và The Tropical Lands (London, 1953).    
Thiên Mệnh: Chính Trị Như Được Nhìn Từ Làng Xã Việt Nam
Ẩn náu đàng sau các ao nước và hàng rào tre bất khả xuyên thủng, vươn thẳng lên, giống như các vách đá màu xanh lá cây và màu nâu có thực, giữa các cánh đồng lúa, những ngôi làng Việt Nam quen với việc tự quản, với một nền tự trị bắt rễ sâu xa được bảo đảm bởi các pháp chế.  Theo một ngạn ngữ cổ xưa của Việt Nam, “Phép Vua Thua Lệ Làng: the law of the Emperor yields to the custom of the village”.  Nhưng một sự bảo đảm chế độ tự trị làng xã có nhiều thực chất hơn câu tục ngữ này là sự thiếu vắng một sự đăng ký bắt buộc các vụ khai sinh và từ trần bởi một chính quyền trung ương của nhà nước truyền thống.  Khi cần thiết để ấn định các nghĩa vụ tập thể của mỗi làng trong việc nạp các tiền thuế, trưng tập dân công hay cung câp một toán binh sĩ cho quân đội quốc gia, nhà nước đã phải lệ thuộc vào các sổ sách đăng ký làng xã không đầy đủ.  Các sổ đăng bạ hộ tịch này rõ ràng không hoàn chỉnh, và mặc dù chúng được giả định sẽ được kiểu chính năm năm một lần, đối với nhà chức trách trung ương, chúng vẫn còn là một ngưồn tin tức có tính cách dối gạt về dân số trong làng.  Hậu quả, chúng đã là một sự kiềm chế hữu hiệu trên quyền lực của chính quyền trung ương đối với các công việc của làng xã.
       Một hội đồng thân hào, nhân sĩ cùng chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tập thể của ngôi làng.  Hội đồng được tuyển mộ từ một chế độ quả đầu (oligarchy) nhỏ bé của ngôi làng và liên kết với nó là các cố vấn từ giới học thức và các quan chức hồi hưu.  Một khi các nghĩa vụ tập thể được hoàn thành, hội đồng các kỳ mục không còn phải chịu trách nhiệm gì khác với chính quyền trung ương ngoại trừ các vấn đề hình sự.  Các chức năng của nó bao gồm việc tuyển chọn các viên chức làng xã cũng như giám sát hoạt động thường lệ của chính quyền làng xã.  Tổng quát, các quan hệ thế tục với nhà nước chưa bao giờ nhiều hơn công việc có tính cách thống kê, trong khi các sự đối đãi với người dân nằm dưới thẩm quyền quản hạt của nó, ngược lại, có tính cách cá nhân và trực tiếp.  Hội đồng biết rõ danh tính của mọi cư dân trong làng và theo dõi các công việc của họ, nhưng không bao giờ phổ biến các danh tính đó.  Vì thế, quyền lực của nhà nước chỉ vươn tới sự áp đặt một sắc thuế hay nghĩa vụ khác trên ngôi làng như một tổng thể; nó không đối phó với cá nhân, người dân [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], ngoại trừ khi các cáo buộc hình sự có liên can đến.  Và bất kể nhiều sự thay đổi trong các triều đại cai trị, nền tự trị này của làng xã vẫn được duy trì, không có bất kỳ sự thay đổi lớn lao nào, cho đến lúc khởi đầu thế kỷ thứ hai mươi.      
       Giờ đây đã trở thành chuyện bình thường để nói về một cuộc xung đột thường trực, mặc dù được che đậy, giữa hai thành tố cực đoan của chính trị Việt Nam truyền thống: một bên là Hoàng Đế, triều đình và hệ thống quan lại của chính quyền thư lại; mặt kia, các giới chức trách làng xã được củng cố về mặt tinh thần và ngay cả về mặt vật chất bên trong hàng rào của làng xã của họ.  Tuy nhiên, cứu xét kỹ càng hơn nữa, người ta có cảm tưởng về một sự phân công khéo léo.  Nhà nước – từ quan điểm quân sự, pháp lý, và tôn giáo – được tập trung hóa và có tính chất độc đoán.  Không làng xã nào có thể thách thức nó mà không có sự trừng phạt.  Nhưng bởi có sự phân phối các nhiệm vụ hành chính giữa nó và các làng xã, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, nhà nước bị xem nhẹ ký.  Mọi sự giao dịch và công việc có bản chất công cộng đã được tản quyền ở mức độ nhiều nhất và được đặt vào tay các giới chức trách cấp huyện và làng xã.  Cũng đã có sự tản quyền hóa về việc trả thù lao thực tế của các bộ phận hành chính, bởi họ được trả hầu hết bằng hiện vật – có nghĩa, bằng gạo – bởi chính các người dân làng.  Nhìn tổng thể, hệ thống này đưa đến việc nhà nước chỉ có một ngân sách bằng tiền tệ rất nhỏ.
       Đi ngược với truyền thống nhiều thế kỷ này, nước Pháp đã để mình bị dẫn dắt tiếp đó bởi hai chiều hướng đôi khi mâu thuẫn: một ước muốn để hiện đại hóa và phát huy sự đồng hóa văn hóa với Tây Phương, chính yếu do áp lực từ trong nước; và trên bình diện địa phương, một mức độ không tin tưởng nào đó trong giới bảo thủ Việt Nam về các hiệu quả của một sự tiến hóa dựng đứng hướng đến sự hiện đại.  Các chuyên viên thực dân đã có đầy các lập luận chống lại giới bảo thủ, nhưng tuy thế họ chọn lựa việc đặt sự tin cậy của họ nơi các định chế Việt Nam truyền thống.  Trong năm mươi năm vừa qua của sự cai trị của Pháp, khuynh hướng hiện đại hóa đã thắng trên tổng thể, nhưng khôngbpohải là không có một ít sự thất bại nghiêm trọng và một số điều đáng tiếc.  Chiều hướng này được biểu lộ trong ba loại hành vi:
1. Sự tạo lập một hệ thống thích đáng cho việc đăng ký các sự khai sinh và từ trần tại các làng xã.  Hành động này nhắm tới việc chỉnh đốn các danh sách thọ thuế.
2. Sự kiểm soát gia tăng trên hội đồng các thân hào nhân sĩ bởi các nhà hành chính Pháp liên quan đến việc sắp xếp ngân sách làng xã và thực thi ngân sách.
3. Một nỗ lực để thay thế cho sự kết nạp bằng việc bầu cử, như một phương thức để tuyển mộ hội đồng các nhân sĩ.
       Chủ định của các “cải cách” này là nhằm mang các định chế Việt Nam vào hàng ngũ sự tổ chức công xã của Pháp.  Hiển nhiên, các sự canh cải như thế nhất thiết sẽ gây ra các sự xáo trộn sâu xa trong sinh hoạt địa phương.
Thiên Mệnh và Khái Niệm Về Cách Mạng
 Cuộc cách mạng chính trị và xã hội này không chỉ được áp đặt từ trên xuống dưới mà còn các tiền lệ địa phương mang lại cho nó các gốc rễ thực sự tại vùng nông thôn.  Thí dụ, trong những thập niên cuối của thời kỳ thực dân, người Pháp đã khiến cho các làng xã tự xem mình là các kẻ chống đối với chế độ quân chủ truyền thống mà Pháp đứng ra “bảo hộ”.  Trong cách nhìn của địa phương về sự việc, các làng xã được gán cho là có một “lẽ chính đáng: virtue” – có nghĩa, một hệ thống xã hội và chính trị — đối kháng với chế độ quân chủ cầm quyền, và trong truyền thống Khổng học này, vốn vẫn còn đâm rễ sâu xa tại nông thôn, đã không có chỗ cho một sự thỏa hiệp.  Hoặc là đồng nhất chặt chẽ hay đối kháng.  Hơn nữa, bởi việc nhìn lịch sử như liên can đến một sự thay đổi hoàn toàn, truyền thống cũng bao hàm một khái niệm cách mạng có thể được gọi là có tinh chất vũ trụ (cosmic) hay theo thời khí (climatic); trong thực tế, điều đó được biểu lộ một cách bất biến trong sách vở Trung Hoa.  Theo các văn bản này, tại những thời điểm trọng yếu, các định chế, các học thuyết và các nhân sự nắm quyền thay đổi hoàn toàn, như một tổng thể thống nhất, giống như mùa này thay thế mùa kia.
Toàn bộ guồng máy trấn áp như nó đã có, được tổ chức tại Việt Nam nhân danh chế độ quân chủ truyền thống, nhưng trong thực tế được thực hành bởi các giới chức trách thực dân Pháp, đã chuẩn bị đầu óc của người dân cho chính các ý tưởng như thế.  Hậu quả, từ chính thời điểm năm 1945 mà các kẻ ủng hộ cho phe cách mạng đã thay đổi từ vị thế bất đồng thành một kẻ làm chủ tình hình, họ được ước định sẽ loại trừ mọi thành phần của hệ thống cũ; sự thỏa hiệp đã không được dự liệu.  Mặc dù học thuyết của phe Việt Minh đã không được hay biết về chi tiết, nó khó trở thành vấn đề, bởi học thuyết đã chỉ tạo ra một cảm tưởng tổng quát trên đầu óc người dân, các kẻ sau đó sẽ có lập trường theo hay chống nó.  Về mặt truyền thống, điều hoàn toàn đặc trưng của chính trị làng xã Việt Nam rằng tập đoàn đang lên và sắp đến đã tìm thấy một cách dễ dàng các kẻ đồng hành tách biệt khỏi bất kỳ các sự ưu đãi ý thức hệ nào, bởi môi trường khép kín của làng xã, trong đó các các sự xung đội tái diễn không ngừng và được che đậy, đã nhường lại các kẻ ủng hộ một chế độ mới từ trong số các đối thủ thông thường của các nhân sĩ.  Hơn nữa, các nhân sĩ thường bị rúng động bởi sự sụp đổ của trật tự cũ, và đối với quần chúng, họ đồng hành với trật tự mới nếu nó tồn tại.
Đàng sau sự dễ dàng để chấp nhận một chế độ mới như thế có thể được nhìn như sự khôn ngoan của một dân tộc đã học được xuyên qua kinh nghiệm rằng các sự thay đổi chính phủ trên hết có tính chất hình thức và không có thực chất.  Nhưng cùng với các sự cứu xét như thế về hình thức, vốn thật quan trọng tại vùng Đông Á, cũng có một số ý niệm đạo lý không thể bị xem nhẹ.  Mọi hệ thống đều có các khuyết điểm của nó và tất cả đều rơi vào sự lạm quyền; song một khuynh hướng tự nhiên của quần chúng đồng nhất với văn minh Trung Hoa là chịu đựng các sự lạm quyền trong các thời kỳ bình thường bởi không có khả năng để làm bất kỳ điều gì về chúng.  Bất kể ước ao một sự chấm dứt các sự lạm quyền, ước muốn ổn định nằm ở hàng đầu trong đầu óc của họ; hậu quả, họ đã đi tìm một hệ thống chính trị có khả năng chống đỡ bản thân, một điều kiện mà họ gọi là “lẽ chính đáng” của triều đại.
Nhưng động thái của cùng khối đại chúng rất dễ bảo đó trong thực tế lại là một cái gì khác biệt khi một cuộc cách mạng được tuyên cáo, và Tây Phương bao giờ cũng bị ngạc nhiên bởi nó.  Khoảng khắc một “lẽ chính đáng” (tại khối Tây người ta sẽ nói một hệ thống chính trị) có vẻ sắp tàn tạ và một lẽ chính đáng khác nhìn thấy sẵn sàng thay chỗ cho cái lẽ chính đáng cũ, các sự lạm dụng trước đây – vốn được chịu đựng cho đên khi đó – được nhìn trong một ánh sáng mới.  Khi đó, và chỉ khi đó, chúng mới phải được kiểu chính với sự trợ lực của một nguyên tắc mới.  Sự kiên nhẫn cực kỳ chính vì thế được thay thế bởi sự bất khả dung thứ.  Trước tiên, dân chúng dung chấp mọi điều.  Sau đó họ từ chối không chịu đựng bất kỳ điều gì.  Nói cách khác, những giá trị cũ không còn đáng giá gì nữa.
Đây là điều cho thấy làm sao tinh thần công dân của Đông Á Châu, vốn thường hay bị cáo giác là quá lỏng lẻo hơn tinh thần của Tây Phương về các sai lầm của các quyền lực sẽ có, về các đòi hỏi của họ, về các sự thâm lạm ngân quỹ, v.v…, đột nhiên trở nên không khoan nhượng.  Đây không phải là cơ hội chủ nghĩa, nhưng đúng hơn một nhịp điệu tri thức khác, một tiết điệu khác với nhịp điệu của Tây Phương.  Nó không có bất kỳ gì liên hệ với các duyên cớ chính trị.  Điều liên can ở đây là các giá trị đạo lý khả sánh với các giá trị cao nhất tại Tây Phương, nhưng chúng chỉ được thực hiện khi các tình huống rõ ràng thích hợp.  Động thái như thế phát sinh từ một sự khôn ngoan hàng nhiều thế kỷ dẫn dắt đến các phản ứng công dân không cách nào tương tự như các phản ứng của chúng ta.  Thay vì đồng hành với một nhịp bước ôn hòa nhưng liên tục và hữu hiệu một cách từ từ, đời sống đạo lý Han-Việt nhảy, một cách thất thường, từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác nhiều hơn đời sống tinh thần của Tây Phương.
Khi một cuộc khủng hoảng xảy đến, đầu óc của người dân đột nhiên trở nên mẫn cảm với các giá trị đạo lý và chú ý hơn đến các lỗi lầm đã phạm phải.  Họ phán đoán các sai lầm này nằm ở các gốc rễ của cách mạng, và, vì thế, động thái của các kẻ chủ động đã có một ảnh hưởng xác định trên các biến cố.  Điều không phải ngẫu nhiên mà vùng Đông Á Châu ưa thích sử dụng từ ngữ “lẽ chính đáng” cho điều mà khối Tây sẽ gọi là một “hệ thống”.  Cũng vậy, vùng Đông Á thì dễ dàng lui bước hơn khối Tây Phương trước sự vắng bóng các sự đổ vỡ tinh thần hàng ngày từ một chế độ đã thiết định.  Mặt khác, phản ứng thông thường của dân chúng, đặc biệt các đám đông, trước một sự thay đổi chế độ là tiến tới gần một kẻ chủ động và lựa chọn theo đó bằng việc lượng giá các lẽ chính đáng đối chọi hay các điều sẽ có vẻ như thế.  Liệu chúng ta đã điều tra đủ thâm sâu vào tinh thần khác thường này và am hiểu từ các chiều rất sâu thẩm của nông thôn Việt Nam ảnh hưởng mà nó có được và các yều cầu thực tiễn mà nó đưa ra hay chưa?  Một ít sự minh họa nữa sẽ giúp chúng ta tiến tới sự hiểu biết đó.
Các Biểu Tượng Truyền Thống Của Chính Trị Việt Nam
Ở các thời đại bình thường, có một giá trị tuyên truyền vững chắc nhưng hạn chế trong việc kêu gọi các dân làng làm nghề nông với các biểu tượng của sự nghèo đói được phô bày ra và một lối sống khổ hạnh.  Loại lý lẽ chính đáng này, mà tâm hồn bình dân so sánh với chu kỳ của thiêu đốt, sự sám hối, và sự tẩy uế, sau đó có thể thu gặt được các lời hứa hẹn của hệ thống khác phản ảnh sự phong phú.  Mặc dù các biểu tượng như thế có thể xem ra lạ lùng, chúng là các phương cách trực tiếp và quan trọng để truyền thông với một thế giới làng xã.  Với mọi người tại Việt Nam, và đặc biết đối với các tầng lớp cầm quyền và có tài sản, hình dáng của quyền lực có một bản chất biểu tượng.  Chữ Hán yuan [viên?, chỉ có ký âm nhưng không có chữ viết trong nguyên bản, người dịch ức đoán âm Hán-Việt là viên, chú của người dịch], có nghĩa là “tròn” và gợi lên sự tròn đầy của một vòng tròn, là một từ ngữ phân loại được dùng để chỉ các sự việc được kính trọng, đặc biệt thẩm quyền của các quan viên.  Ngược lại, trong thời cách mạng, các biểu tượng đối nghịch đã được sử dụng bởi các kẻ tranh giành quyền lực.  Hình ảnh như thế không phải là không có ý nghĩa chính trị tiềm ẩn.  Trong thực tế, đầu óc người dân  Đông Á được chứng tỏ đã được thẩm nhập quá sâu xa bởi nó đến nỗi không có hành động nào ở đó sẽ đi được rất xa nếu không lưu tâm đến nó.
Như một toan tính trong chiều hướng này, người Pháp trong sự tuyên truyền của họ đã sử dụng một hình ảnh liên tưởng và quá đơn giản, cắt giảm các sự xung đột xã hội với “cuộc đấu tranh của kẻ gầy với người béo mập:”.  Á Châu, với các phản đề chính trị của nó, thừa nhận một tính nhị nguyên (hay đối ngẫu) của cùng một loại nhưng là loại sâu xa hơn nhiều.  Trong sự thích ứng của Á Châu với các phần tử hiện đại của chính trị quốc tế, cần làm sáng tỏ các lối nhìn và nói truyền thống này.  Điều cũng quan trọng để nhận thức rằng sự giáo dục công dân và chính trị của người Việt Nam, mặc dù được cứu xét gần đây bởi các tiêu chuẩn Tây Phương, trong thực tế có một căn bản của một đên hai nghìn năm.  Điều này bao gồm một sự hiểu biết về các chủ đề xem ra trừu tượng có các hàm ý thực tiễn, sẽ rất sai lạc nếu xem nhẹ chúng.
       Ngay trong một dân tộc mà khoa địa lý phong thủy (geomancy) và chiêm tinh có ảnh hưởng lớn lao, tầm quan trọng của các biểu tượng địa dư sẽ không chỉ một mình giải thích cho một sự lựa chọn giữa hai hệ thống chính trị, hay giữa hai “lẽ chính đáng”.  Nhưng nội dung của các điều tin tưởng, các trực giác, và cảm thức mà chúng truyền đạt chứng tỏ sẽ có tầm quan trọng lớn nhất khi sự lựa chọn được thực hiện.  Nhiều xoáy lốc trong ý thức của người dân, vốn không thể giải mã đối với người Tây Phương,  — những kẻ khi đó nói về sự phản bội hay vô ơn – có thể được giải thích trong cách này.
       Những người khống chế chính trị tại các làng xã và nông thôn chưa bao giờ thiếu mất các tiềm lực tinh thần để theo dõi, theo một kiểu nông dân thông suốt, sự tiến hóa của một tình trạng chính trị.  Đời sống công hiện diện đàng sau bình phong của các hàng rao bằng tre và có một nhịp điệu riêng của nó.  Nó có thể được nhìn thấy từ điều được nói nằm bên trên cách thức và phạm vi những gì giới hạn sự thành công chính trị chứng tỏ đã được dự liệu.  Điều cũng có thể được nhìn thấy lý do tại sao người dân kỳ vọng mộ cách thuận ứng rằng một đảng nắm giữ quyền hành nhân danh một nguyên lý triệt để mới mẻ của nhà nước sẽ không tiến tới sự thỏa hiệp với bất kỳ điều gì hiện diện trước nó.  Các giá trị ấn định bị lật đổ và xóa sách; nhà nước thay đổi không chỉ trong dáng vẻ bề ngoài mà còn cả trong thực chất.
       Các cuộc cách mạng duy nhất mà sự thông thái chính trị Vệt Nam xem là đích thực là những cuộc cách mạng thi hành sự thay đổi hoàn toàn.  Bằng chứng chính yếu về quyền hạn của một phe phái nắm giữ quyền hành là một chương trình mang lại các giải pháp mới cho mọi sự việc, và tại vùng Đông Á, khái niệm này mãi mãi quen thuộc đối với người dân nông thôn đơn giản nhất.  Nhưng liệu ông ta có sửa soạn để nghe ngôn ngữ đương thời của cuộc cách mạng chính trị và xã hội đang được loan truyền trong chiều hướng cuả ông từ trung tâm của nó tại vùng đông bắc Âu Châu, nói rằng “ Ngay chính nền tảng của thế giới đang thay đổi …” hay không.  Để trả lời câu hỏi này, người ta phải nhớ lại rằng có một sự khác biệt quan trọng trong khái niệm của Á Châu về cách mạng; người Á Châu không tin tưởng rằng cuộc đấu tranh sẽ có một cứu cánh tối hậu.  Đầu óc Á Châu chỉ tin tưởng nơi các sự đột biến nằm trong các giới hạn chính xác chống lại một căn bản thường trực.
       Trong các năm 1945-46, các nhân sĩ kỳ mục làng xã Việt Nam phải gánh chịu các giá của một trong các sự đột biến này.  Mặc dù các biến cố thì bi thảm và khác biệt toàn bộ với diễn tiến thông thường của đời sống nông dân, họ bị thúc đẩy bởi một tinh thần rằng có tính chất cổ truyền trong một số khía cạnh nào đó.  Không có ngay cả việc suy nghĩ về sự phối hợp và tổ chức được thiết lập trong trường hợp này bởi một đảng cực đoan, Việt Minh và mạng lưới cách mạng trải rộng của nó, mỗi nông dân đã được chuẩn bị về mặt lịch sử để hiểu được khúc ngoặt đột ngột của các biến cố và để chấp nhận nó với một đáng có tính chất định mệnh.  Số phận ác nghiệt của các chức trách địa phương vốn là các kẻ chịu trách nhiêm cho hệ thống sắp bị lật đổ đã là bằng chứng cụ thể về những gì mà phe cách mạng đã trình bày như một “sự đổi mới của nhà nước”.
       Bởi vì tiềm năng của nó cho một sự thông thái như thế, thật là một lỗi lầm kỳ quặc để tin rằng người thường dân Việt Nam không quan tâm đến điều gì khác ngoài bát cơm của mình.  Dĩ nhiên, đó là một trong các sự bận tâm chính của anh ta.  Nhưng anh ta có các ý tưởng xác định về kẻ có thể đoan chắc với anh ta về bát cơm hay lấy nó ra khỏi anh ta, và các ý tưởng này tiếp nối lâu dài.  Trong nhiều thế kỷ, ngay tại những ngôi làng nghèo nhất, vẫn có một ít nhà trí thức địa phương phổ biến không ngừng ý thức dân tộc với các nguyên tắc của tư tưởng chính trị Trung Hoa.  Mặc dù tư tưởng này làm chưng hủng người Tây Phương trong các sự phát biểu và hình ảnh của nó, nó đã được thích ứng tốt đẹp với khu vực làng xã.  Vì thế, các biến cố lịch sử lớn lao không để người dân lãnh đạm, đặc biệt khi họ có liên can một cách trực tiếp và sẽ bị ảnh hưởng bởi chúng ngay dù tại các nơi thôn quê ẩn dật của họ.  Một bản năng không sai chạy bảo đảm cho họ rằng trong các thời điểm trọng yếu, phản ứng của chính họ là điều trong phương sách cuối cùng, xác định vận mệnh của dân tộc.  Họ đã học được nguyên tắc này từ các đệ tử của Khổng Tử và Mạnh Tử.  Dĩ nhiên, người dân [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] không xây dựng, nhưng người dân lựa chọn giữa các hệ thống và chính vì thế với sức mạnh tập thể quyết định giữa các “lẽ chính đáng” xảy ra xung đột trước mặt anh ta và về anh ta.  Tùy ở anh ta, xuyên qua sự lụa chọn đó để chuẩn nhận hệ thống, hay “lẽ chính đáng”, có nghĩa trong sự hòa hợp với vân mệnh; các người Tây Phương có một thành ngữ thích hợp cho sự lựa chọn này: thời khắc lịch sử.  Trong mắt nhìn của người Việt Nam, các thời khắc như thế được đánh dấu bởi lực bất khả kháng cự mà với nó các biến cố được xô đẩy tới.
Dấu Hiệu Của Một Cuộc Cách Mạng Đích Thực
Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân; Võ Nguyên Giáp (bìa trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ
Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân; Võ Nguyên Giáp (bìa trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ
Xuất hiện trước quần chúng, vị phán quan tối cao, với bất kỳ cơ may thành công nào như một sứ giả của vận mệnh, một đảng cách mạng phải phô bày cho họ mọi dấu hiệu của sứ mệnh của nó.  Trong trường hợp này, quân chúng kỳ vọng dấu hiệu của các dâu hiệu: sự dễ dàng và trôi chảy của sự thành công.  Đảng cách mạng phải thành công trong mọi việc một cách như thể kỳ diệu.  Các phương tiện quân sự và tài chính, trong ý kiến của quần chúng, nếu không phải là trong thực tế, là các sự cứu xét thứ yếu và ý muốn về sự thỏa thuận của chính họ đặt bản thân họ trong tay của đảng đã nhận được “mệnh trời: mandate of heaven”.  Dưới ánh sáng này, điều có lợi để cứu xét kịch bản gây kinh ngạc được đưa ra bởi sự xuất hiện của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội hồi Tháng Tám 1945, và ảnh hưởng nó phải có trên khối đại chúng Việt Nam.
       Sự đấu thầu giành quyền lực cách mạng đã xảy ra giữa một cơn lốc xoáy quét sạch mọi thứ — các lực lượng chiếm đóng Nhật Bản, mọi loại người ngoại quốc, và triều đại dân tộc.  Gần như không có một phát súng, các kẻ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật khi xưa đã trở thành trên khung cảnh quốc tế các nhà lãnh đạo của xứ sở và tự tuyên bố được gửi từ trên trời xuống trong cung cách cổ điển nhất của các truyền thống.  Sự thành công của họ không được nhìn như được trợ giúp bởi sự vắng bóng phản ứng từ các lực lượng chiếm đóng Nhật Bản.  Vì thé, trạng thái tinh thần, đúng như thế, của toàn thể Việt Nam không thể nào đã không được truyền tải sự choáng váng lớn lao suốt hết con đường đến tận các làng xã xa xôi nhất.  Mọi điều đều khả dĩ, trong thực tế, có tính chất tất yếu, tại vùng nông thôn vào giây phút mà quyết định của ông trời được biểu lộ trong một cách không thể bắt bẻ được như thế tại thủ đô.
       Trong các tình huống cách mạng này, điều hữu ích để suy tưởng về tầm quan trọng của kẻ đứng đầu đại diện cho đảng cách mạng.  Bởi vì mọi việc thì tương quan và mọi điều là dấu hiệu của sự lựa chọn của ông trời, không có năng lực chính trị nào tốt đẹp hơn việc phán đoán bởi tư cách của nhân vật qua những gì mà ông ta sẽ mang theo bên mình.  Truyền thống Trung Hoa đã mang ý nghĩa của tính toàn thể này đến một mức cực đoan rằng với sự xuất hiện của một triều đại mới đã có các sự thay đổi sâu rộng.  Các tâp quán, y phục, và một số chữ viết nào đó được điều chỉnh theo các đường nét cá nhân của vị tân Hoàng Đế.  Thí dụ, các số đo trên đường lộ vốn được đánh dấu bởi các cột cây số đã được tính toán lại bằng việc điều chỉnh đơn vị cubit [đơn vị đo chiều dài ngày xưa tại Âu Châu tương đương với 45cm72, chú của người dịch] bằng số đo thực sự của cẳng tay [forearm, từ khuỷu đến cổ tay, chú của người dịch] của vị Hoàng Đế.
       Mọi điều đều được cứu xét, báo chí quốc tế và dư luận thế giới đã không sai khi họ cố gắng lập lược đồ cho cuộc xung đột Việt Nam bằng việc đối chiếu hai nhân vật, mỗi người trong họ đại diện cho các nguyên tắc chính trị đối chọi.  Một mặt có một kẻ ngoài vòng pháp luật trước đây, Nguyễn the Patriot  (Nguyễn Ái Quốc) — – một tên khác của biệt hiệu ban đầu của Hồ Chí Minh [sic, nhiều học giả cho biết Nguyễn Ái Quốc là bút danh chung của một nhóm các nhân vật đấu tranh Việt Nam ở Pháp hồi đầu thế kỷ thứ 20, chứ không phải của riêng Hồ Chí Minh, chú của người dịch], chuyên chở cảm xúc thuận lợi nó có trong tiếng Việt – kẻ đã trở thành Chủ Tịch của một chính phủ.  Đối diện với ông ta là người đứng đầu triều đại nhà Nguyễn mang dấu tích xa xưa, Hoàng Đế Bảo Đại, kẻ đã được chỉ định bởi các tình hướng thắng thế làm đối tác khác duy nhất trong trận đấu vận mệnh này.  Nhưng nếu chúng ta trộn lẫn các ý tưởng Tây Phương với trận đấu mà các đấu thủ này đang tranh đua, ý nghĩa của nó sẽ bị mất đi.  Khuynh hướng Tây Phương là nhằm lượng giá từng một trong hai đấu thủ về mặt những gì mà người đó thực sự đại diện: các sự lượng định được thực hiện về sức mạnh và sự ủng hộ của người đó.  Con số các người ủng hộ liên hệ của người đó, có tuyên bố và không tuyên bố, được tính toán cùng với con số các kẻ biện hộ cho một chính sách chờ-xem (wait-and-see) ở mỗi bên.  Có lẽ các trí thức và các chính trị gia Việt Nam theo học trong truyền thống của Pháp bắt chước người Pháp trong việc đưa ra một sự tính toán như thế.  Chắc chắn rằng đó là lý do tại sao họ đã phạm vào cùng các sai lầm như người Pháp.
       Bản thân dân chúng không có vẻ có cùng một quan điểm như thế về sự việc.  Trong thực tế, chính sự ngu dốt của họ về các thành phần có thể tính toán và lý luận của họ không có sự chú ý về chúng đã thúc đẩy quá nhiều chuyên viên ‘thực dân” giỏi giang đến việc phủ nhận quần chúng ra khỏi bất kỳ hoạt động hay sự trưởng thành chính trị nào.  Nhưng trong sự phân tích cuối cùng, sự dè dặt của họ và các phản ứng theo bản năng của họ có lẽ quan trọng hơn các sự phê bình sẽ mang lại cho họ sự tán thưởng.  Thay vì so sánh tổng số sức mạnh bằng việc cộng số người và số vũ khí, vốn là các phần tử hoàn toàn cụ thể, nông dân Việt Nam, các kẻ vẫn còn ở lại trong phạm vi các ranh giới của chân trời truyền thống của mình sẽ có khuynh hướng tra vấn vận mệnh và sự thích nghi của con người với vận mệnh đó.  Anh ta thắc mắc liệu một nhà lãnh đạo như thế, một loại người hành động như thế, có phù hợp với điều gì đó không thể mô tả được, vốn không có tên gọi trong ngôn ngữ chúng ta nhưng trong tiếng Việt được gọi là Thiên mệnh [trong nguyên bản viết sai chính tả là Thiên mịnh, chú của người dịch].  Một sự phiên dịch không sát nghĩa của các từ ngữ này sẽ là “the will of heaven: ý trời” hay “the heavenly mandate: sự ủy nhiệm của trời”.
       Yếu tố thực sự trong các làn sóng ý kiến như thế là trong các thời điểm trọng yếu, người dân Việt Nam, giống như người Tây Phương, có niềm tin tưởng thâm sâu và gần như tôn giáo của việc mang trong chính bản thân họ tiếng nói của ông trời.  Tại khoảnh khắc đặc biệt đó, tiếng nói của ông trời là tiếng nói của họ.  Tại sao họ lại phải làm mọi nỗ lực để cộng thêm vào số người ủng hộ bên này hay bên kia hầu diễn đạt một ý kiến cá nhân?  Khi thời cơ đến, sự thống hợp sự ủng hộ của đại chúng sẽ mang lại một sự thành công dễ dàng cho phe đảng có sự lựa chọn của ông trời.  Sau khi biến cố xảy ra, sự thành công này chứng tỏ rằng sự lựa chọn của họ là một sự lựa chọn đúng.
      Không bao giờ quá dễ dàng để đùa nghịch với các lực tiềm tàng này của ý kiến, điều, khi chúng tự giải phóng tại Á Châu, thì không thể cưỡng lại được.  Nhưng làm sao có thể tránh việc bước vào lối đi sai lạc khi tự đưa mình chống lại các lực lượng này mà không biết gì về chúng? Người dân Việt Nam đã không lạc lối trong đám mây mù ngay dù chúng che giấu đường hướng của chúng với họ.  Sau hết, họ sẽ biết cách đếm số các tiểu đoàn và phán đoán các phần tử cụ thể của một tình trạng.  Trong thực tế, khuynh hướng tự nhiên của ho sẽ phóng đại các sự tính toán như thế, nhưng trong mắt nhìn của họ, các sự tính toán này không đủ  để cảm thấy thực sự được thuyết phục, họ trông chờ các biến cố thu tóm được một động năng mạnh mẽ phù hợp với các cảm giác nội tâm của họ và các sự kỳ vọng của họ; chỉ khi đó họ mới bị thuyết phục rằng lực lớn hơn mà họ đang trông chờ đã thực sự bước vào hành động.  Dĩ nhiên, lực đó được nối kết với các phần tử cụ thể của nó, nhưng các phần tử này chỉ hữu dụng đối với nó như một dấu hiệu của sự hiện diện của nó – như một phương tiện để đạt được mục đích của nó.
       Sự thông thái này của người Việt Nam, trong đó họ tự gắn vận mệnh mình với một kẻ thắng cuộc, là một sự khôn ngoan thực dụng thông thường đối với mọi người.  Nó không lan tràn nhưng được dịch chuyển, từ lục địa này sang lục địa khác, có trong mỗi lúc một thực chất nhân bản và các châm ngôn hành động thực tiễn có thể gây bối rối.  Sự trùng hợp của các công thức của nó chiếu rọi ánh sáng vào câu hỏi tổng thể về chính trị văn hóa lai tạp.  Tại phương Tây, thí dụ, người ta nói về “việc phô bày sức mạnh của chúng ta để né tránh việc sử dụng nó”.  Điều nguy hiểm duy nhất là sẽ tin tưởng rằng các lời lẽ này có cùng ý nghĩa tại Đông Nam Á như chúng có tại Phương Tây.  Thực sự, tại Đông Nam Á, chúng chuyên chở thực chất của truyền thống Trung Hoa và một triết lý tổng thể về thế giới, nhưng trong một sự chuyển dịch vị trí quan trọng.  Trong cách hiểu của họ, sức mạnh không bao giờ đúng, trái với cách ngôn của các kẻ vị kỷ Tây Phương.  Tuy nhiên, còn lâu nó mới bị phủ nhận hay lãng quên; sức mạnh thì được lo sợ, lẩn tránh, xa lánh, sử dụng, nhưng nó bị xem thường.  Phải đưa ra một dấu hiệu khác: một sự ra dấu cá biệt của việc sẽ không được sử dụng.  Khi đó nó trở thành không chỉ một sự kiện tích cực, xây dựng mà còn là một dấu hiệu.  Dấu hiệu duy nhất trên đó một chính quyền có thể thiết định bản thân trong công luận là dấu hiệu được thừa nhận như một chỉ dụ, một sự ủy nhiệm từ trời.  Trong truyền thống Hán-Việt, tính siêu việt thần thánh này được gọi là chính quyền với đôi tay giang ngang mở rộng, hay hai bàn tay giương cao mở rộng.  Ngược lại, ngay với bản thân hình ảnh, của một Faustrecht [tiếng Đức trong nguyên bản, có nghĩa luật rừng, chú của người dịch] Tây Phương nào đó, hay vũ lực áp đảo (mailed fist: nắm đấm).
       Để có thể hiểu được diễn tiến của cách mạng Việt Nam, các điềm báo hiệu lớn lao thì hiển hiện năm 1945 chưa bao giờ có thể được nhấn mạnh đúng mức.  Sự vươn nắm quyền lực mau chóng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đạt được bởi một nhóm nhỏ các kẻ đã lợi dụng các thái độ phổ biến này, các thái độ đã khoác cho phe nhóm này và các nỗ lực thực sự của nó một tính chính đáng vượt quá khu vực mà họ kiểm soát được về mặt quân sự.  Đừng quên rằng từ cái nhìn của người thường dân tại cánh đồng lúa, sự thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại năm 1945 là một biến cố biểu tượng quan trọng.  Điều này đặc biệt đúng khi ôntg tuyên bố rằng ông muốn đứng vào hàng ngũ khối dân chúng mới được cấu thành này như một cá nhân bình thường.  Đâu là một sự đột biến cho các người theo Khổng học suy ngẫm?  Thật dễ dàng ra sao cho họ để tưởng tượng rằng trong các biến cố này một sự biểu lộ quyền lực của một hệ thống mới, một “lẽ chính đáng” cách mạng được ủng hộ bởi một thế giới mới trong sự xung đột với trật tự cũ.  Đây là một “lẽ chính đáng” đã chín muồi trong sự chống đối và lưu vong để đơm hoa kết trái trong giờ khắc định mệnh này.
       Xin chắc rằng, những gì tiếp theo sau những ngày đầu tiên của cách mạng đã không hoàn toàn phù hợp với những gì mà sự khởi đầu sáng chói dường như hứa hẹn.  Phe Việt Minh đã không có khả năng để củng cố quyền lực khắp Việt Nam ngay dù chế độ quân chủ, về mặt lịch sử bị nối kết với nước Pháp như một chế độ được bảo hộ, đã nhượng bộ mà không có một sự đấu tranh nào với chính quyền cách mạng.  Trong việc tuân hành theo phe cách mạng, chế độ quân chủ đã tuyên bố công khai rằng sự liên minh của nó với nước Pháp đã là ngutyên do cho sự sụp đổ của nó, nhưng sự thoái vị này được nghĩ bởi người dân là một dâu hệu của quyết định từ ông trời, sẽ đưa đến việc nước Pháp bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.  Trong một ý nghĩa đặc biệt, đây là một dâu hiệu sai lạc dựa trên sự kiện rằng Phe Đồng Minh đã loại bỏ nước Pháp ra khỏi các hội đồng của họ, và không có sự tham dự của Pháp, điều đã quyết định bởi Phe Đồng Minyh rằng Đông Dương sẽ bị chiếm đóng bởi quân đội Trung Hoa [Dân Quốc] ở phía bắc vĩ tuyến thứ mười sáu và bởi các binh sĩ Anh Quốc ở phía nam.  Công tác của Phe Đồng Minh là tiếp nhận sự đầu hàng của các lực lượng Nhật Bản trên lãnh thổ, và đã không có ý nghĩ nào về việc sử dụng các lực lượng Pháp cho nhiệm vụ này.  Trên đất liền, trên biển cả, và trên không trung,  lá cờ Pháp xem ra đã biến mất.  Từ một quan điểm địa phương, người Anh và người Mỹ rõ ràng đã gạt bỏ nước Pháp ra khỏi bản đồ của Á Châu như một cường quốc thực dân./-    

Nguồn: John T. McAlister, Jr. và Paul MusThe Vietnamese and Their Revolution, New York, Evanston and London: Harper Torchbooks, Harper & Row, Publishers, 1970, các Chương 1: Viet Nam: A Nation Off Balance, các trang 29-43; Chương 2: The Sources of The Vietnamese Political Tradition, các trang 44-54; Chương 3: The Mandate of Heaven: Politics as Seen from the Vietnamese Village, các trang 55-69. 
Ngô Bắc dịch và phụ chú (14.10.2013 )
Trích đăng lại từ gio-o.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét