- Liên Hiệp Quốc : 9 triệu dân Syria cần được cứu trợ nhân đạo (RFI) - Ngày 16/12/2016, Liên Hiệp Quốc kêu gọi quốc tế đóng góp 6,5 tỷ đô la cứu trợ nhân đạo cho Syria.
- Renault liên kết với Đông Phong chinh phục thị trường xe hơi Trung Quốc (RFI) - Tại Trung Quốc, ngày 16/12/2013, hãng xe hơi Pháp Renault đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh với hãng xe Trung Quốc Đông Phong. Đây được cho là một mốc lịch sử cho nhà chế tạo xe hơi Pháp. Tới nay, Renault là hãng xe lớn của quốc tế duy nhất còn đứng ngoài thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới.
- Ý đồ của Trung Quốc khi thám hiểm mặt trăng (RFI) - Hôm qua, 15/12/2013, xe tự động thăm dò Thỏ Ngọc của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trên mặt trăng.
- Bà Michelle Bachelet trở lại làm tổng thống Chilê (RFI) - Với hơn 62 % số phiếu ủng hộ, bà Michelle Bachelet, một lần nữa đắc cử tổng thống Chilê trong cuộc bầu cử vòng hai ngày hôm qua (15/12/2013).
- Hoa Kỳ kêu gọi thành lập mặt trận chung đối phó với Kim Jong Un (RFI) - Sự kiện lãnh đạo số 2 của Bắc Triều Tiên bị hành quyết là << điềm xấu >> chứng tỏ Kim Jong Un là một kẻ độc ác và thiếu tự tin.
- Báo Mỹ: Tập Cận Bình ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bật đèn xanh điều tra tội tham nhũng của Chu Vĩnh Khang, một thời nắm trong tay bộ máy an ninh Trung Quốc.Báo Mỹ NewYork Times khẳng ...
- Đài Loan -Trung Quốc đàm phán trao đổi nhân viên tình báo bị bắt (RFI) - Thêm một dấu hiệu hòa hoãn giữa hai bờ eo biển Đài Loan : Theo tiết lộ của báo chí Đài Bắc, Trung Quốc yêu cầu Đài Loan trả tự do cho ...
- Thủ tướng Đức giữ lại bộ trưởng Tài chính trong chính phủ liên minh (RFI) - Tối hôm qua, thủ tướng Đức Angela Merkel đã công bố chi tiết thành phần các bộ trưởng của đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo ...
- ADIZ của Trung Quốc : Tokyo kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quan ngại quốc tế (RFI) - Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc hãy tỏ ra << thực tế >> và phải hiểu tại sao quyết định lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông gây ...
- Đối lập Thái Lan do dự giữa « cách mạng » và bầu cử (RFI) - Đảng Dân chủ, đảng đối lập chính ở Thái Lan hiện đang đứng trước một bài toán nan giải : Tiếp tục cuộc << cách mạng nhân dân >> hay chấp nhận bầu cử trước thời hạn.
- Báo chí Bắc Kinh : Tàu chiến Mỹ đe dọa an ninh Trung Quốc (RFI) - Sau sự cố trên Biển Đông hôm 5/12 , buộc tàu chiến của Mỹ phải chuyển hướng, tránh để xảy ra tai nạn với tàu của Trung Quốc, báo chí Bắc Kinh ...
- Việt Nam : Tuyên án tử hình 2 cựu quan chức tham nhũng tại Vinalines (RFI) - Sau hơn hai giờ luận án, chiều ngày 16/12/2013, Tòa án thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình hai bị cáo chính của ...
- Hai giả thuyết về vụ xử tử chú dượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên (RFI) - Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, thuộc trung tâm Asia Center và Carnegie-Tsingh Center tại Bắc Kinh phân tích trên đài RFI Pháp ngữ về vụ ...
- Trung Quốc : Xung đột tại Tân Cương, 14 người Hồi giáo và 2 công an tử vong (RFI) - Tại Tân Cương, Trung Quốc một cuộc đụng độ mới nổ ra ngày 15/12/2013 đã khiến 16 người chết trong đó có 2 côgn an.
- Ukraina : Đảng cầm quyền đòi cải tổ nội các (RFI) - Trước áp lực của đường phố, ngày 16/12/2013 đảng Các vùng đang cầm quyền tại Ukraina yêu cầu thủ tướng Azarov cải tổ sâu rộng nội các, thay thế 90 % ...
- Hoa Kỳ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải (RFI) - Hôm nay, 16/12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo, Hoa Kỳ sẽ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải trong bối cảnh căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Kerry cũng đã kêu gọi chính phủ Hà Nội tôn trọng nhân quyền và đẩy mạnh cải tổ chính tri và kinh tế.
- Tổng thống Afghanistan vận động sự hỗ trợ, đầu tư của Ấn Ðộ (VOA) - Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã kết thúc chuyến thăm 4 ngày tại Ấn Ðộ, trong đó ông khuyến khích New Delhi hỗ trợ đầu tư và quân sự cho nước ông
- Đảng cầm quyền Ukraina đòi cải tổ chính phủ (VOA) - Đảng đương cầm quyền tại Ukraina đòi cải tổ nội các triệt để, trong một dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo đang tìm cách xoa dịu những người biểu tình chống đối
- Cử tri Chile đưa cựu Tổng thống Bachelet trở lại nắm quyền (VOA) - Cử tri Chile đã trao cho cựu Tổng Thống Michelle Bachelet một nhiệm kỳ Tổng Thống 4 năm mới, với đa số phiếu áp đảo
- Pháp kêu gọi Châu Âu gia tăng hỗ trợ cho Cộng hòa Trung Phi (VOA) - Pháp đang kêu gọi các nước Âu Châu tăng cường hỗ trợ trong một cố gắng nhằm tái vãn an ninh trật tự tại Cộng hòa Trung Phi
- Bom nổ giết chết đội gỡ mìn Pakistan (VOA) - Cảnh sát tại vùng Tây-Bắc Pakistan cho hay một quả bom cài bên vệ đường đã giết chết 1 nhân viên gỡ mìn cấp cao và 2 thành viên trong toán của ông
- Nam Sudan ban hành lệnh giới nghiêm sau âm mưu đảo chánh (VOA) - Tổng Thống Nam Sudan cho biết quân đội đã phá vỡ một âm mưu đảo chánh tại thủ đô Juba do các binh sĩ trung thành với cựu Phó Tổng Thống Sudan thực hiện
- Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (VOA) - Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Việt Nam
- Úc rút toàn bộ lực lượng tác chiến ra khỏi Afghanistan (VOA) - Với 1,550 binh sĩ được triển khai tới Afghanistan, Australia là một trong các quốc gia đóng góp nhiều binh sĩ nhất trong số các nước không thuộc liên minh NATO
- Bạo động bùng phát tại Tân Cương, 16 người thiệt mạng (VOA) - 16 người đã thiệt mạng trong một vụ xung đột ở vùng Tân Cương thuộc miền viễn Tây Trung Quốc, quê hương của thiểu số người Hồi giáo Uighur
- Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy nhân quyền, an ninh hàng hải nhân chuyến thăm VN (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền và cung cấp tài trợ giúp bảo vệ biên giới lãnh hải trong chuyến công du Việt Nam
- Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam, tăng ngân sách cho an ninh hàng hải (VOA) - Ngoại trưởng Kerry đến Việt Nam vào thời điểm căng thẳng tăng cao với Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh đề ra lập trường quyết liệt về tranh chấp lãnh hải
- Bão sớm báo hiệu mùa đông khắc nghiệt đối với người tị nạn Syria (VOA) - Một hệ thống bão mùa đông đổ xuống nhiều nơi ở Trung Đông gây tác hại nặng nề cho người tị nạn Syria, và tình huống xấu nhất còn có thể sắp xảy ra
- Nhật 've vãn' các nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc (VOA) - Nhật Bản tìm cách tăng cường các mối quan hệ về chính trị, kinh tế và quốc phòng với các nước Đông Nam Á cùng có căng thẳng với Trung Quốc
- Mỹ viện trợ VN 17 triệu đôla để ứng phó với biến đổi khí hậu (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ ngày 15/12 loan báo Mỹ cung cấp 17 triệu đô la giúp Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu
- Hai án tử hình trong vụ Vinalines (BBC) - Phản ứng của dư luận sau khi ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản tại phiên xử Vinalines.
- Kerry sẽ nêu nhân quyền khi thăm VN? (BBC) - Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ sẽ tăng cường hỗ trợ an ninh hàng hải cho các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc.
- TQ thắt chặt an ninh tại Tân Cương (BBC) - Cảnh sát bắn chết 14 người trong khi hai cảnh sát thiệt mạng trong một vụ bạo loạn vào tối 15/12 tại Tân Cương.
- Gia đình họ Kim và những ẩn số (BBC) - Một quan chức Bắc Hàn nói rằng các chính sách kinh tế của họ ‘không thay đổi’ sau vụ hành quyết Chang Song-thaek.
- TQ: 'ASEAN nên tôn trọng nước thứ ba' (BBC) - Nhật và Asean tuyên bố cùng nhau đảm bảo tự do hàng không nhằm đáp trả vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc.
- Hoa Kỳ hỗ trợ VN về an ninh hàng hải (BBC) - Hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ về thăm lại chiến trường xưa ở Cà Mau.
- Chú Kim Jong-un bị hành quyết (BBC) - Bắc Hàn ra lệnh các doanh nghiệp của họ làm ăn ở Trung Quốc về nước, dấy lên lo sợ họ sẽ tiếp tục thanh trừng.
- Khởi tố Bầu Kiên và bắt thêm người (BBC) - Doanh nhân Nguyễn Đức Kiên bị truy tố 4 tội danh, trong đó có tội danh mang mức án cao nhất tới chung thân.
- 'Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ' (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ Kerry dạo trên sông nước Cà Mau trước khi ra Hà Nội để bàn về TPP, nhân quyền và Biển Đông.
- Nguyễn Bá Thanh đến phiên tòa Vinalines (BBC) - Luật sư của ông Dương Chí Dũng, người vừa bị tòa kết án tử hình, nói chưa có đủ bằng chứng để kết tội tham ô tài sản.
- Kerry sẽ nêu nhân quyền khi thăm VN? (BBC) - Trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông từng có chú chó gọi là VC.
- Đề nghị án tử hình với Dương Chí Dũng (BBC) - Luật sư Ngô Ngọc Thủy, một trong ba người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, nói về những diễn biến trong và đằng sau phiên xử.
- Đề nghị án tử hình với Dương Chí Dũng (BBC) - TS Lê Đăng Doanh bình luận động cơ và tính hợp lệ việc ông Nguyễn Bá Thanh tới dự phiên tòa xử ông Dương Chí Dũng và đồng phạm.
- Ý kiến: Tham nhũng vì người hay thể chế? (BBC) - Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc không đồng ý với quan điểm 'biện chứng' về tham nhũng của Giáo sư Nguyễn Phú Trọng.
- Đàm phán TPP Mỹ Việt 'còn vấn đề’ (BBC) - Nhìn vào góc độ 'chính trị' đằng sau việc Việt Nam đàm phán gia nhập Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
- Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam (BBC) - Cộng đồng làng phong Hòa Vân bất an trước cuộc sống mới ở khu ngoại ô thành phố Đà Nẵng.
- Ngoại trưởng Mỹ trở lại chiến trường xưa (BBC) - Phát biểu tại Cà Mau, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói ‘không nước nào có quyền tước bỏ nguồn sống của nước khác’ trên dòng Mekong.
- Bắc Hàn loan tin tử hình 'kẻ phản quốc' (BBC) - Cả vợ của Kim Jong-un là Ri Sol-ju và cô ông ta Kim Kyong-hui xuất hiện trở lại trên truyền thông Bắc Triều Tiên.
- VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền? (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trở lại sông Mekong sau khi lên tiếng nói Việt Nam cần chào đón thay đổi.
- Mỹ giúp Việt Nam tăng cường an ninh biển (BaoMoi) - Ngoại trưởng John Kerry cho biết Mỹ sẽ cung cấp cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, 32,5 triệu USD để tăng cường an ninh hàng hải, và khẳng định hòa bình ở khu vực này là ưu tiên hàng đầu của Washington.
- Kỳ lạ gắn tay vào chân (BaoMoi) - Các bác sĩ Trung Quốc đã ghép trở lại thành công bàn tay bị đứt lìa của bệnh nhân Xiao Wei sau một tháng "khâu" tạm nó vào mắt cá chân để bàn tay không bị hoại tử.
- Mỹ đề nghị giúp Việt Nam tuần tra biển Đông (BaoMoi) - John Kerry đã thông báo sẽ hỗ trợ các nước Đông Nam Á 32,5 triệu USD và hơn một nửa là dành cho Việt Nam để tăng cường an ninh biển, với lý do căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác tại biển Đông.
- Mỹ sẽ viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam mua 5 tàu tuần tra (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chiều ngày 16/12 khẳng định Washington sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD nhằm mua thêm 5 tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển để củng cố năng lực bảo vệ lãnh hải trên Biển Đông.
- Chuyến thăm vì tương lai hai nước (BaoMoi) - Đó là khẳng định của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại buổi họp báo ở Hà Nội sau những cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
- Trung Quốc “căng” với Mỹ trên biển Đông (BaoMoi) - Bắc Kinh muốn Washington biết rằng sẽ có những tình huống căng thẳng cao độ nếu muốn hoạt động ở Tây Thái Bình Dương
- Mỹ viện trợ 5 tàu tuần tra cao tốc cho Cảnh sát biển Việt Nam (BaoMoi) - Mỹ sẽ cung cấp khoản viện trợ 32,5 triệu USD hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường năng lực chấp pháp trên biển, trong đó Việt Nam nhận 18 triệu USD, bao gồm 5 tàu tuần tra cao tốc. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố tại Hà Nội ngày 16.12.2013.
- Tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (BaoMoi) - * Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ
- Ngoại trưởng John Kerry: Mỹ sẽ giúp VN mua tàu tuần tra cao tốc, đào tạo cảnh sát biển (BaoMoi) - Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 16.12 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố gói tài trợ 32,5 triệu USD để tăng cường năng lực phòng vệ trên biển của các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Mỹ cung cấp 5 tàu tuần tra cho cảnh sát biển VN (BaoMoi) - Mỹ đề xuất cung cấp 18 triệu USD khoản hỗ trợ mới để tăng cường khả năng cho các đơn vị tuần tra ven biển, bắt đầu với việc cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam.
- Lãnh đạo Đảng, Chính phủ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry (BaoMoi) - Chiều 16/12, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã đến chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp Bộ trưởng John Kerry tại tại trụ sở Chính phủ
- 99 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Trường Sa (BaoMoi) - (TNO) Trong năm 2013, có tổng cộng 99 tàu cá từ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc xuống đánh bắt trái phép ở ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Mỹ không công nhận vùng nhận diện phòng không trên biển của Trung Quốc (BaoMoi) - Cho rằng việc lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông của Trung Quốc là một “bước đi sai lầm”, ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng trong khu vực và tuyên bố: “Mỹ không công nhận vùng này. Tuyên bố của Trung Quốc không làm thay đổi cách Mỹ thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực”.
- Ngoại giao Việt Nam vẫn là điểm sáng (BaoMoi) - Nhân dịp Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 và Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 17, ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã trả lời Báo Thế giới & Việt Nam về những nét nổi bật của tình hình thế giới và ngoại giao Việt Nam kể từ năm 2011 đến nay.
- Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ (BaoMoi) - (TNO) Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khẳng định không một khu vực nào có thể ổn định, an toàn nếu thiếu vắng sự bảo vệ pháp luật trong lãnh hải. Đặc biệt sự ổn định ở biển Đông là sự quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ cũng như các nước trong khu vực. >> Chùm ảnh: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm chiến trường xưa
- Việt Nam đề nghị Mỹ giảm rào cản thương mại (BaoMoi) - (TBKTSG Online) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 16-12 đề nghị Mỹ linh hoạt trong đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
- Hoàn Cầu: Hải quân Mỹ ‘quấy rối’ tàu chiến Trung Quốc (BaoMoi) - Hãng AP dẫn tin từ Thời báo Hoàn Cầu hôm 16/12 nói tàu tên lửa USS Cowpens của lực lượng hải quân Mỹ đã "quấy rối" đội tàu Trung Quốc, trước khi một vụ va chạm nguy hiểm gần như xảy ra trên Biển Đông.
- Đồng hành cùng những người giữ biển (BaoMoi) - LTS - Trong những ngày cùng đoàn công tác của Bộ quốc phòng và các bộ, ngành Trung ương đi thăm quân, dân Trường Sa, chúng tôi được tiếp cận với nhiều lực lượng đang chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ gìn an ninh, chủ quyền biển, đảo. Báo Quân đội nhân dân Online giới thiệu bài “Đồng hành cùng những người giữ biển”, khắc họa vài nét công việc của họ.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Mỹ (BaoMoi) - VOV.VN-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ.
- Ngoại trưởng Mỹ sẽ thảo luận với Philippines về Biển Đông (BaoMoi) - (ĐSPL) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tìm cách "tạo điều kiện thuận lợi hơn" cho việc quân đội Mỹ ra vào Philippines "để đối phó với thiên tai và khủng hoảng".
- Nhật: Trung Quốc "phải chấp nhận thực tế" (BaoMoi) - (NLĐO) – Ngày 16-12, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc “thực tế” và “chấp nhận” rằng cộng đồng quốc tế quan ngại về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Cùng ngày, một trực thăng của Mỹ đã rơi gần thủ đô Tokyo của Nhật.
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ (BaoMoi) - VOV.VN-Hai bên đã trao đổi các biện pháp nhằm tiếp tục triển khai quan hệ Đối tác toàn diện trên các lĩnh vực trong thời gian tới.
- Mỹ đề nghị giúp Đông Nam Á tuần tra biển (BaoMoi) - PNO – Hoa Kỳ hôm 16/12 đã đề nghị cung cấp 32,5 triệu USD hỗ trợ các nước Đông Nam Á, trong đó hơn một nửa dành cho Việt Nam, để tăng cường an ninh hàng hải, một động thái diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về các tuyên bố tranh chấp chủ quyền tại biển Đông ngày càng tăng.
- Lý do tàu chiến Trung Quốc chặn đầu USS Cowpens của Mỹ (BaoMoi) - Washington đã lên tiếng sau vụ đối đầu giữa tàu chiến USS Cowpens của Mỹ và tàu của hải quân của Trung Quốc trên Biển Đông hôm 5/12 vừa qua. Trong khi giới chức Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức nào.
- Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ đối thoại thẳng thắn những vấn đề khác biệt (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn, xây dựng về những vấn đề trong quan niệm còn khác nhau, trong đó có vấn đề quyền con người.
- Báo Trung Quốc cáo buộc tàu chiến Mỹ đe dọa an ninh (BaoMoi) - ANTĐ - Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 16-12 cáo buộc tàu chiến Mỹ gây ra mối đe dọa sau khi Washington nói rằng Bắc Kinh đã có hành động khiêu khích.
- Hoàn cầu lên tiếng vụ tàu Mỹ-Trung suýt va nhau ở Biển Đông (BaoMoi) - Tờ Hoàn cầu số ra ngày 16/12 nói rằng chính tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Cowpens của Hải quân Mỹ đã "quấy rối" một đội tàu Trung Quốc trước khi nó gần như va vào một tàu chiến của Trung Quốc hồi đầu tháng này tại Biển Đông.
- Trưng bày tư liệu quý khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 15/12, tại Nhà Thông tin triển lãm 45 Tràng Tiền, UBND TP Hà Nội đã tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử".
- Mỹ tài trợ 32,5 triệu USD giúp Việt Nam mua tàu cảnh sát biển (BaoMoi) - Phát biểu tại cuộc họp báo chiều ngày 16/12 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, chính phủ Mỹ đã quyết định tài trợ 32,5 triệu USD để giúp Việt Nam nâng cao năng lực của các lực lượng bảo vệ pháp luật trên biển, mua tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển…
- Thuận lợi nhiều, thách thức không ít (BaoMoi) - Tăng cường hội nhập quốc tế mang lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ nói riêng. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn chia sẻ suy nghĩ của ông khi trả lời phỏng vấn báo TG&VN.
Việt Nam - TPP: Ai mua chính trị không?
Hy vọng cuối cùng về một kết quả “kết thúc đàm phán cuối năm
2013” đã tan chảy trong nỗi phiền muộn đông cứng của giới lãnh đạo kinh
tế Việt Nam. Lần cuối cùng trong năm nay, Hội nghị bộ trưởng các nước
tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
tại Singapore đã kết thúc ngày 10/12 mà không khởi sự được bất kỳ thỏa
thuận quan yếu nào đối với đất nước của sáu năm suy thoái kinh tế.
Ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam, đã không giấu nổi vẻ thất vọng khi trả lời phỏng vấn của báo giới trong nước: đàm phán trong lĩnh vực hàng hóa, lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng nhất, lại khá trì trệ.
Trước và sau vòng đàm phán thứ 19 tại xứ sở dầu mỏ Brunei vào tháng 8/2013, cũng ông Khánh đã không dưới hai lần thốt lên kỳ vọng về một không khí hạnh vận cho phái đoàn của ông. Rất tương xứng với tâm trạng sốt ruột của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở New York vào tháng 9/2013, bất cứ ai trong giới thuộc cấp điều hành kinh tế cũng đều thấm thía việc “công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh” vẫn là cửa ải đầu tiên mà những người đang cố gắng hoàn chỉnh chủ thuyết “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” phải vượt qua.
Bởi chỉ sau cửa ải khó khăn nhất về mặt quan niệm, giới chức chủ trì TPP như Mỹ và 4 quốc gia khác mới có thể xem xét về những nội dung bị xem là “trì trệ” trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước nội khối.
Cho dù luôn được báo giới đảng tuyên truyền “Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhất trong TPP”, nhưng điều tréo ngoe là sự thụ hưởng ấy vẫn rất mơ hồ, nếu chiếu theo một quy định không thể “linh hoạt” trong TPP là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải có xuất xứ từ các nước nội khối hiệp định này.
'Một điều kỳ lạ'
Ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam, đã không giấu nổi vẻ thất vọng khi trả lời phỏng vấn của báo giới trong nước: đàm phán trong lĩnh vực hàng hóa, lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng nhất, lại khá trì trệ.
Trước và sau vòng đàm phán thứ 19 tại xứ sở dầu mỏ Brunei vào tháng 8/2013, cũng ông Khánh đã không dưới hai lần thốt lên kỳ vọng về một không khí hạnh vận cho phái đoàn của ông. Rất tương xứng với tâm trạng sốt ruột của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở New York vào tháng 9/2013, bất cứ ai trong giới thuộc cấp điều hành kinh tế cũng đều thấm thía việc “công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh” vẫn là cửa ải đầu tiên mà những người đang cố gắng hoàn chỉnh chủ thuyết “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” phải vượt qua.
Bởi chỉ sau cửa ải khó khăn nhất về mặt quan niệm, giới chức chủ trì TPP như Mỹ và 4 quốc gia khác mới có thể xem xét về những nội dung bị xem là “trì trệ” trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước nội khối.
Cho dù luôn được báo giới đảng tuyên truyền “Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhất trong TPP”, nhưng điều tréo ngoe là sự thụ hưởng ấy vẫn rất mơ hồ, nếu chiếu theo một quy định không thể “linh hoạt” trong TPP là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải có xuất xứ từ các nước nội khối hiệp định này.
Rào cản kỹ thuật này là quá cao và đầy gai nhọn, bởi cho tới nay, khoảng 80-90% nguyên phụ liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của nển kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, và hơn thế là dường như không thể thoát khỏi vòng kềm tỏa từ ý chỉ của Bắc Kinh.
Cùng với việc Trung Quốc không phải là một thành viên của TPP, điều quá khó cho nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ được giải thích theo cách nhìn “trì trệ” của ông Trần Quốc Khánh, và càng khó hơn nhiều nếu Nhà nước Việt Nam bắt buộc phải chuyển đổi vùng nhập khẩu nguyên liệu nếu muốn hưởng một chút lợi lộc từ sáng kiến “xoay trục” sang phương Tây mới phát tiết trong gần một năm qua.
Đã qua hẳn cái thời đầy ưu ái nhưng không thể tận dụng được hai cơ chế Hiệp định song phương thương mại Việt - Mỹ và thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trong đúng một con giáp được coi là lãng mạn ấy, nền kinh tế Việt Nam đã chỉ duy nhất một lần được xem là “cất cánh” với tốc độ tăng tiến như vũ bão của hai thị trường đầu cơ bất động sản và chứng khoán. Thế nhưng sau đó, chính gia tốc đầu cơ đã giết chết mômen sinh lực cuối cùng của nền kinh tế này. Tất cả đều trở nên què quặt và cuối cùng phải nhờ vào một nguồn ngoại viện mới: TPP.
Khác rất nhiều với các báo cáo tô hồng “kinh tế đang ổn định” của giới chức chính phủ, TPP dĩ nhiên là một lối thoát, thậm chí là một lối mở tươi lành nhất mà chính thể một đảng ở Việt Nam có thể vận dụng để ít nhất cũng tạm làm yên lòng dân chúng, hạn chế được phần nào những phẫn uất của dân nghèo về sự tàn bạo của các nhóm lợi ích, và cách nào đó tạm thời kìm giữ những ý tưởng hoặc hành động cần phải thay đổi thể chế chính trị.
Thế nhưng điều kỳ lạ là dù vẫn ngầm xem TPP là một cái phao cứu sinh, trong suốt ba năm qua Hà Nội vẫn hầu như chẳng làm gì để bổ túc cho hồ sơ ứng cử viên TPP như cải cách kinh tế và giảm tính độc quyền của khối doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và tính hữu dụng cho cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan khác như môi trường, quyền lập hội lao động…
Ai mua chính trị?
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh thừa nhận VN cân nhắc quyết định về TPP 'từ góc độ chính trị'
Nguyên do sâu xa nào đã ngăn cản tiến trình Việt Nam gia nhập TPP và
làm cho sự vụ này bị “lỗi hẹn” - như cách mô tả đầy văn hoa của báo chí
Việt Nam - trong thời gian qua?
Sau một chuỗi thất vọng, cuối cùng trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam Trần Quốc Khánh đã lần đầu tiên buột ra một ẩn ức bấy lâu nay: “Việt Nam đã khẳng định với các nước tham gia đàm phán TPP là do xuất khẩu hàng hóa là quyền lợi quan trọng của Việt Nam, nên xuất khẩu đàm phán hàng hóa cần đạt được những tiến triển đủ lớn để Việt Nam có thể cân nhắc xem xét và đưa ra các quyết định trong các lĩnh vực đàm phán khác, kể cả quyết định mang tính chính trị”.
Lần đầu tiên, phạm trù “chính trị” được giới quan chức Việt Nam tiết lộ trong một ngữ cảnh gắn liền với TPP, cho dù trước đó giới hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ và quốc tế đã nói thẳng về một điều kiện song hành về chính trị - kinh tế đối với Hà Nội. Vào giữa năm 2013, một nghị sĩ của Cộng đồng châu Âu còn không úp mở là họ không những có thể ủng hộ mà còn có thể vận động cho Việt Nam tham gia vào TPP và cả Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, nhưng với điều kiện quốc gia này phải hành xử một cách thực chất đối với những cải thiện về quyền con người.
Nhưng sau hơn 4 tháng kể từ cuộc gặp Trương Tấn Sang - Barak Obama tại Washington, hồ sơ vi phạm nhân quyền Việt Nam trên bàn các tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn tiếp tục dày lên. Những báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá quốc tế và Tổ chức Nhân quyền quốc tế mô tả Nhà nước Việt Nam đã không có bất cứ tiến bộ gì trong thời gian qua. Thậm chí vào ngày nhân quyền quốc tế 10/12 năm nay, việc kỷ niệm của một số blogger còn bị khống chế, sách nhiễu công khai, và cụm từ “nền nhân quyền mắm tôm” cũng phát sinh từ thực tế chẳng mấy hoan hỉ ấy.
Trong lúc tạm gác lại chủ trương bắt bớ vì lý do mở cửa đối ngoại, hiện hữu đáng buồn là một bộ phận không nhỏ giới chức lãnh đạo và an ninh lại đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” đến một nền văn hóa đấm đá nhân quyền. Tất cả các nhân vật dân chủ và bất đồng, không phân biệt thành phần và tôn giáo giáo, nếu không được sự quan tâm đầy đủ của chính giới quốc tế đều có thể bị o ép và bị đối xử với đẳng cấp văn hóa vùng đáy, đặc biệt ngay tại thủ phủ của bản Tuyên ngôn độc lập và thành phố mang tên Bác Hồ.
'Con bài ngã giá'
Tình trạng luật sư công giáo Lê Quốc Quân - một trong những tiêu điểm mà giới hoạt động nhân quyền quốc tế đặc biệt chú tâm, cũng chẳng khá gì hơn. Sau vòng đàm phán từ 19 ở Brunei không mang lại một kết quả thuận lợi nào cho phía Việt Nam, điều được trưởng đoàn đàm phán Trần Quốc Khánh ẩn dụ là “quyết định mang tính chính trị” đã lộ diện bằng phán quyết ba chục tháng tù giam cho vị luật sư tranh đấu cho dân chủ. Rất tương đồng, người em trai của ông Quân cũng bị ghép vào tội trốn thuế và lãnh mức án sơ thẩm 28 tháng tù giam sau đó không lâu.
Thân phận và số phận của các nhân vật bất đồng chính trị khác trong trại giam cũng chẳng hề khả quan hơn Lê Quốc Quân. Giới dân chủ nhân quyền nói thẳng rằng đó là những con bài chính trị mà nhà nước muốn dùng để trao đổi, ngã giá một khi cần thiết.
Rõ là mọi chuyện chưa hề kết thúc, và cứ đà này thì còn lâu mới hết chuyện để nói.
Khác hẳn với các đợt thả tù chính trị liên tiếp ở Miến Điện và lòng chân thành đáng khen ngợi của Tổng thống Thein Sein, Hà Nội vẫn đang tự dìm mình trong một tâm thế cố chấp và tự kỷ. “Tài nguyên nhân quyền” - thứ tài sản còn sót lại trong một đất nước đã bị cạn kiệt gần như tất cả các nguồn tài nguyên, có vẻ trở nên sáng giá hơn bao giờ hết.
Muốn có tất cả nhưng lại chẳng muốn trả giá, hoặc nếu phải trả giá thì chỉ là một cái giá rất rẻ, không thể nói những nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự khôn ngoan trong các toan tính cá nhân được quyết định bởi chủ nghĩa tập thể của họ. Sự chùng kéo như thế càng khiến thời gian trôi qua một cách uổng phí, nền kinh tế càng có vô số cơ hội lao dốc, dân tình càng thán oán và ngày càng dày dạn các phản ứng xã hội liều lĩnh…, trong khi không có bất kỳ một cải thiện nào để cứu vãn quốc gia.
Sau một chuỗi thất vọng, cuối cùng trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam Trần Quốc Khánh đã lần đầu tiên buột ra một ẩn ức bấy lâu nay: “Việt Nam đã khẳng định với các nước tham gia đàm phán TPP là do xuất khẩu hàng hóa là quyền lợi quan trọng của Việt Nam, nên xuất khẩu đàm phán hàng hóa cần đạt được những tiến triển đủ lớn để Việt Nam có thể cân nhắc xem xét và đưa ra các quyết định trong các lĩnh vực đàm phán khác, kể cả quyết định mang tính chính trị”.
Lần đầu tiên, phạm trù “chính trị” được giới quan chức Việt Nam tiết lộ trong một ngữ cảnh gắn liền với TPP, cho dù trước đó giới hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ và quốc tế đã nói thẳng về một điều kiện song hành về chính trị - kinh tế đối với Hà Nội. Vào giữa năm 2013, một nghị sĩ của Cộng đồng châu Âu còn không úp mở là họ không những có thể ủng hộ mà còn có thể vận động cho Việt Nam tham gia vào TPP và cả Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, nhưng với điều kiện quốc gia này phải hành xử một cách thực chất đối với những cải thiện về quyền con người.
Nhưng sau hơn 4 tháng kể từ cuộc gặp Trương Tấn Sang - Barak Obama tại Washington, hồ sơ vi phạm nhân quyền Việt Nam trên bàn các tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn tiếp tục dày lên. Những báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá quốc tế và Tổ chức Nhân quyền quốc tế mô tả Nhà nước Việt Nam đã không có bất cứ tiến bộ gì trong thời gian qua. Thậm chí vào ngày nhân quyền quốc tế 10/12 năm nay, việc kỷ niệm của một số blogger còn bị khống chế, sách nhiễu công khai, và cụm từ “nền nhân quyền mắm tôm” cũng phát sinh từ thực tế chẳng mấy hoan hỉ ấy.
Trong lúc tạm gác lại chủ trương bắt bớ vì lý do mở cửa đối ngoại, hiện hữu đáng buồn là một bộ phận không nhỏ giới chức lãnh đạo và an ninh lại đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” đến một nền văn hóa đấm đá nhân quyền. Tất cả các nhân vật dân chủ và bất đồng, không phân biệt thành phần và tôn giáo giáo, nếu không được sự quan tâm đầy đủ của chính giới quốc tế đều có thể bị o ép và bị đối xử với đẳng cấp văn hóa vùng đáy, đặc biệt ngay tại thủ phủ của bản Tuyên ngôn độc lập và thành phố mang tên Bác Hồ.
'Con bài ngã giá'
Tình trạng luật sư công giáo Lê Quốc Quân - một trong những tiêu điểm mà giới hoạt động nhân quyền quốc tế đặc biệt chú tâm, cũng chẳng khá gì hơn. Sau vòng đàm phán từ 19 ở Brunei không mang lại một kết quả thuận lợi nào cho phía Việt Nam, điều được trưởng đoàn đàm phán Trần Quốc Khánh ẩn dụ là “quyết định mang tính chính trị” đã lộ diện bằng phán quyết ba chục tháng tù giam cho vị luật sư tranh đấu cho dân chủ. Rất tương đồng, người em trai của ông Quân cũng bị ghép vào tội trốn thuế và lãnh mức án sơ thẩm 28 tháng tù giam sau đó không lâu.
Thân phận và số phận của các nhân vật bất đồng chính trị khác trong trại giam cũng chẳng hề khả quan hơn Lê Quốc Quân. Giới dân chủ nhân quyền nói thẳng rằng đó là những con bài chính trị mà nhà nước muốn dùng để trao đổi, ngã giá một khi cần thiết.
Rõ là mọi chuyện chưa hề kết thúc, và cứ đà này thì còn lâu mới hết chuyện để nói.
Khác hẳn với các đợt thả tù chính trị liên tiếp ở Miến Điện và lòng chân thành đáng khen ngợi của Tổng thống Thein Sein, Hà Nội vẫn đang tự dìm mình trong một tâm thế cố chấp và tự kỷ. “Tài nguyên nhân quyền” - thứ tài sản còn sót lại trong một đất nước đã bị cạn kiệt gần như tất cả các nguồn tài nguyên, có vẻ trở nên sáng giá hơn bao giờ hết.
Muốn có tất cả nhưng lại chẳng muốn trả giá, hoặc nếu phải trả giá thì chỉ là một cái giá rất rẻ, không thể nói những nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự khôn ngoan trong các toan tính cá nhân được quyết định bởi chủ nghĩa tập thể của họ. Sự chùng kéo như thế càng khiến thời gian trôi qua một cách uổng phí, nền kinh tế càng có vô số cơ hội lao dốc, dân tình càng thán oán và ngày càng dày dạn các phản ứng xã hội liều lĩnh…, trong khi không có bất kỳ một cải thiện nào để cứu vãn quốc gia.
'Không thể có tên'
Việt Nam có thể tranh thủ ra sao chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lần này để thúc đẩy TPP?
Thời điểm cuối năm 2013 đã đến rất gần. Một cái tết Nguyên đán cũng đang tiến sát cận ranh chịu đựng của người dân và cả các ngân hàng Việt Nam - những kẻ đang phải đối mặt với nguy cơ tan rã. Nhưng ráng hồng đầu tiên của cầu vồng TPP vẫn chưa hề hiện ra.
Cho dù vẫn có lời hứa hẹn vòng đàm phán kế tiếp vào tháng Giêng năm 2014 có thể mang lại một kết quả khả quan nào đó, nhưng thực tế hiển nhiên là giờ đây Việt Nam không còn là ưu tiên số một trong con mắt người Mỹ, và trong danh sách đối tác kinh tế chủ lực của Nhà Trắng chắc chắn không thể có cái tên Hà Nội.
Cho dù Ngoại trưởng John Kerry luôn hứa hẹn “Nơi nào có quyền lợi chung thì nơi đó Mỹ và Việt Nam có thể hợp tác”, điều được xem là “thành tâm chính trị” của Hà Nội mới là lời hứa có giá trị nhất trong bối cảnh nhập nhoạng hiện thời.
Không mang tính thực chất trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào giữa tháng 12/2013, lần đáp từ thứ 14 của ngoại trưởng John Kerry chỉ có ý nghĩa như một sự tái tạo hình ảnh của Hoa Kỳ cùng ảnh hưởng văn hóa của nó trong lòng dân chúng xứ sở cựu thù.
Tất cả chỉ có thế.
Thời điểm cuối năm 2013 đã đến rất gần. Một cái tết Nguyên đán cũng đang tiến sát cận ranh chịu đựng của người dân và cả các ngân hàng Việt Nam - những kẻ đang phải đối mặt với nguy cơ tan rã. Nhưng ráng hồng đầu tiên của cầu vồng TPP vẫn chưa hề hiện ra.
Cho dù vẫn có lời hứa hẹn vòng đàm phán kế tiếp vào tháng Giêng năm 2014 có thể mang lại một kết quả khả quan nào đó, nhưng thực tế hiển nhiên là giờ đây Việt Nam không còn là ưu tiên số một trong con mắt người Mỹ, và trong danh sách đối tác kinh tế chủ lực của Nhà Trắng chắc chắn không thể có cái tên Hà Nội.
Cho dù Ngoại trưởng John Kerry luôn hứa hẹn “Nơi nào có quyền lợi chung thì nơi đó Mỹ và Việt Nam có thể hợp tác”, điều được xem là “thành tâm chính trị” của Hà Nội mới là lời hứa có giá trị nhất trong bối cảnh nhập nhoạng hiện thời.
Không mang tính thực chất trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào giữa tháng 12/2013, lần đáp từ thứ 14 của ngoại trưởng John Kerry chỉ có ý nghĩa như một sự tái tạo hình ảnh của Hoa Kỳ cùng ảnh hưởng văn hóa của nó trong lòng dân chúng xứ sở cựu thù.
Tất cả chỉ có thế.
(BBC)
Ông Dương Chí Dũng biết trước kết cục?
Bị cáo chính trong vụ án ‘tham ô tài sản’ và ‘cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng’ ở Tông Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang chờ Tòa sơ thẩm tuyên phạt chiều thứ Hai, có thể đã “biết trước hình phạt” đối với bản thân, theo ý kiến quan sát từ Việt Nam.Vì lý do này mà ông Dương Chí Dũng, nguyên Tổng giám đốc Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải, đã có thái độ ‘bình thản’ trước phiên Tòa, thậm chí đã “đọc cả thơ trước tòa” khi được ‘phát biểu lời cuối’, một diễn biến được cho là ‘không bình thường’, vẫn theo bình luận từ trong nước.
Hôm 15/12/2013, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC vụ xử ông Dương Chí Dũng và các ‘đồng phạm’ trong cùng vụ án chỉ có tính chất ‘trình diễn’.
Ông nói: “Tôi không biết là ông ấy có biết hay không, bởi vì ở đằng sau những vụ xử có tính chất trình diễn như thế này, khó ai biết được ở đằng sau nó là như thế nào,
“Cũng như là khi mà ông ấy bị khởi tố, người ta cũng đã cung cấp trước thông tin cho ông ấy, để cho ông ấy bỏ chạy.”
“Khi mà cái việc ấy, người ta tin vào công lý của tòa án và sự nhìn nhận của cơ quan xét xử sẽ đánh giá đúng thực tế người ta có phạm tội không, cho nên thái độ bình tĩnh, tôi cho đó là bình thường thôi”
Luật sư Ngô Ngọc Thủy
Ông nói: “Có thể bản án sẽ rất cao, nhưng giữa chừng, khi thụ án được một thời gian, thì có thể được giảm”.
Hôm Chủ Nhật, một trong ba luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của ông Dương Chí Dũng tại Tòa cho rằng thái độ ‘bình thản’ của thân chủ của ông là ‘bình thường’.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy nói:
“Ông Dũng là người trưởng thành, có học và ông hiểu được vấn đề của vụ án, cho nên tôi cho rằng chả lẽ cứ phải khóc lóc, cứ phải vật vã,
Ông Ngô Ngọc Thủy nói nhóm luật sư bào chữa tin rằng ông Dương Chí Dũng ‘không tham ô’.
“Khi mà cái việc ấy, người ta tin vào công lý của tòa án và sự nhìn nhận của cơ quan xét xử sẽ đánh giá đúng thực tế người ta có phạm tội không, cho nên thái độ bình tĩnh, tôi cho đó là bình thường thôi.”
‘Tin vào pháp luật’
Hôm 15/12, luật sư Thủy nói với BBC từ Hà Nội rằng vụ án có nhiều đối tượng là ‘người ngoại quốc’ và ‘các tình tiết ở nước ngoài’, nên cần ‘thu thập thêm chứng cứ’ phục vụ cả quá trình ‘buộc tội lẫn gỡ tội.’Từ chối đưa ra phán đoán về mức án mà tòa sẽ tuyên với thân chủ của mình, nhưng ông Thủy cho rằng thân chủ của ông đã ‘xác định được bản thân’ và ‘tin tưởng vào sự công minh’ của pháp luật, trong khi toàn nhóm luật sư bào chữa đã ‘thống nhất quan điểm’ rằng ông Dũng “không phạm tội tham ô.”
Ông Thủy nói ông và nhóm luật sư mà bên cạnh ông là các ông Trần Đình Triển, Trần Đại Thắng, đã ‘không gặp áp lực’ hoặc ‘bị lưu ý gì’ từ bất cứ ai, khi bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
‘Ông Dương Chí Dũng vì sao bình thản?’
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói ông Dương Chí Dũng ‘bình thản’ vì có thể đã biết trước kết cục bản án và sẽ được giảm hình phạt.
Nghemp3
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói ông Dương Chí Dũng ‘bình thản’ vì có thể đã biết trước kết cục bản án và sẽ được giảm hình phạt.
Nghemp3
Về tình tiết ông Dương Chí Dũng từ chối cung cấp danh tính người đã ‘báo tin’ rằng ông bị ‘khởi tố’, dẫn tới quyết định ông Dũng ‘bỏ trốn’ và bị truy nã, luật sư Thủy cho biết:
“Sự thực chi tiết này, chúng tôi không hỏi ông Dũng làm gì, vì đó là vấn đề cá nhân của ông ấy. Việc ông ấy bỏ trốn, rồi vì sao ông bỏ trốn, chúng tôi không quan tâm tới việc ấy, đó là việc cá nhân…”
Hôm thứ Bảy, báo chí Việt Nam đưa tin ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã hiện diện để theo dõi phiên toà tại phiên xử sơ thẩm ở Hà Nội.
Bình luận về thông tin này, Tiến sỹ Quang A cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh đã muốn qua đây ‘kiểm chứng’ và ‘lấy bằng chứng’ thêm trong môt bối cảnh công ‘khai hơn’ với sự có mặt của truyền thông về ‘một thông tin nào đó’ từ ‘các nghi can’ mà ‘có lẽ ông đã biết từ trước.’
Việc nhà lãnh đạo của Ban Nội chính xuất hiện ở phiên xử, dù ở ‘một phòng theo dõi riêng’ và chỉ trong ‘khoảng một giờ’ như truyền thông trong nước phản ánh đã ít nhiều thu hút sự quan tâm của giới quan sát.
Ảnh hưởng ‘Bá Thanh’?
Ông Nguyễn Bá Thanh đã tới dự phiên tòa trong một khu vực riêng trong một thời gian ngắn, theo báo Việt Nam
Cũng hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bình luận diễn biến này.
Ông nói: “Tôi không được biết bối cảnh và động cơ gì nhưng theo tôi ông Bá Thanh đến để biểu hiện sự quan tâm của Ban Nội chính Trung ương và cũng có thể của ban lãnh đạo Đảng đến phiên tòa này,
“Và nó chứng tỏ rằng phiên tòa này được sự chú ý cao độ của công luận và lãnh đạo Đảng, mà trong đó có Ban Nội chính Trung ương.”
Trả lời câu hỏi liệu sự hiện diện của ông Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, có gây ảnh hưởng gì tới tính khách quan và độc lập của tư pháp cũng như vụ xử ông Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác trong vụ án hay không, Tiến sỹ Doanh nói:
‘Vụ Dương Chí Dũng cần xác minh thêm’
Luật sư Ngô Ngọc Thủy, một trong ba người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, nói về những diễn biến trong và đằng sau phiên xử.
Nghemp3
Luật sư Ngô Ngọc Thủy, một trong ba người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, nói về những diễn biến trong và đằng sau phiên xử.
Nghemp3
“Như báo chí đưa tin, ông ấy đến xem xét rồi ông ấy lại lẳng lặng ra đi, chứ không phát biểu ý kiến gì cả, cái đó có thể đối với quốc tế là một điều không bình thường, nhưng đối với Việt Nam, việc ấy, cũng tương tự như nhiều sự việc khác, các lãnh đạo Đảng có thể đến được.”
Và trong khi cho rằng vụ án là một trong các nội dung được ban lãnh đạo Đảng Cộng sản đặt ‘trọng tâm’ chỉ đạo, xử lý, với định hướng để ngành tư pháp sẽ ‘không xử án treo’ với các vụ án liên quan ‘tham nhũng, chức vụ’, Tiến sỹ Doanh nhấn mạnh thêm về viêc Đảng còn chưa rõ ràng trong khi ‘chỉ đạo’ chính quyền:
“Đến nay không có quy định gì về việc sự lãnh đạo của Đảng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật như thế nào.”
‘Còn ai phải xử?’
“Đối với những đối tượng khác liên quan, nhất là ở phía quản lý của Nhà nước mà để xảy ra tình trạng này, tôi cũng thực sự mong qua xét xử lần này, Tòa đưa ra và có thể sau này tiếp tục xử lý đến những người đó nữa”
Bà Phạm Chi Lan
Điều này, theo ông, chỉ đạt được nếu Việt Nam có thể cải cách triệt để về chính trị và thể chế với người dân thực sự có thể ‘giám sát quyền lực’ và ‘bầu lên’ những người mà họ cho là có ‘năng lực thực sự’ điều hành đất nước vào các vị trí của bộ máy công quyền.
Về phần mình trong một cuộc trao đổi trước đó trong tuần này với BBC, bà Phạm Chi Lan, một cựu thành viên khác của Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bình luận về vụ xử với ông Dương Chí Dũng và những ai có liên quan.
Bà nói: “Tôi nghĩ rằng phải xử thật nghiêm minh với ông Dương Chí Dũng, cũng như với mấy người đã bị bắt cùng với ông ta ở Tổng công ty Vinalines, điều đó là chắc chắn rồi,
“Và lần này tôi tin là Nhà nước cũng sẽ xử nghiêm minh, bởi vì công luận cũng trông chờ lâu rồi và cũng đã nói đủ về trường hợp này,
“Nhưng mặt thứ hai, đối với những đối tượng khác liên quan, nhất là ở phía quản lý của Nhà nước mà để xảy ra tình trạng này,
“Thì tôi cũng thực sự mong qua xét xử lần này, Tòa đưa ra và có thể sau này tiếp tục xử lý đến những người đó nữa,” bà nêu quan điểm với BBC.
THEO BBC
Ai là “sân sau” của Dương Chí Dũng? ( Bản gốc)
Những ngày này, cả xã hội chăm chú theo dõi vụ xét xử tham ô tài sản và
cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng Công ty hàng
hải Việt Nam (Vinalines), do Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT cầm đầu,
cùng gần chục kẻ đồng phạm.
Vì sao “nhờn” với tội lỗi?
Đây là một trong 10 đại án tham nhũng đặc biệt, tiếp sau vụ Vina khủng 2012, được đem ra xét xử và hẳn làm đau đầu không ít kẻ.
Đặc biệt, vì tính chất táo tợn của những quan chức, những cán bộ kinh tế
đã ngang nhiên phạm tội, xoay quanh việc cố ý làm trái các quy định của
pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng, trong đó, Dương Chí
Dũng với vai trò chủ mưu. Ngoài ra, Dương Chí Dũng và một số kẻ trong đó
đã cùng nhau tham ô hơn 28 tỷ đồng (theo VietNamNet, ngày 13/12).
“Nhân vật trung tâm”, mà từ đó, kéo theo sự tha hóa của gần chục vị quan
chức, cán bộ Nhà nước- là ụ nổi 83 M- một hạng mục quan trọng thuộc Dự
án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam, do Nhật Bản
sản xuất năm 1965 có tuổi đời già cỗi 43 năm, bị hư hỏng nhiều không thể
hoạt động, giá gốc chỉ có 2,3 triệu USD, (tương đương 37 tỷ đồng VN- tỷ
giá năm 2008). Biết rõ chiếc ụ nổi hư hỏng, nhưng Dương Chí Dũng và các
đồng phạm vẫn tìm cách móc nối, mua chiếc ụ nổi này từ Nga về VN, qua
một công ty môi giới có tên AP (Singapore), với giá 09 triệu USD (tương
đương gần 190 tỷ đồng).
Từ 37 tỷ đồng đến 190 tỷ đồng là một khoảng cách của sự trượt dài trong
tội lỗi, sự tha hóa nhân cách và phẩm cách những con người mới đây còn
là công dân. Cái khoảng cách trượt dài mà hóa ra quá mong manh. Giữa cái
mong manh đó là lòng tham vô độ, sự bất nhẫn và ích kỷ chỉ biết lợi ích
riêng mình.
Người viết bài không bàn đến thái độ và những câu trả lời có chủ đạo
“không”- không biết, không tìm hiểu, không nghĩ mình sai, không nắm
được… của Dương Chí Dũng khi trả lời thẩm vấn trước tòa. Vì những chữ
không hay chữ có, rồi đây sẽ là những tình tiết cho tòa án, xã hội thấy
thái độ trung thực hay không trước sinh tử của chính Dương Chí Dũng, dù
đại diện VKSND t/p Hà Nội đã kiến nghị án tử hình.
Không bàn nỗi đau đớn của gia đình lớn của ông ta, một gia đình được coi
là “danh gia vọng tộc” ở đất Hải Phòng, phút chốc bao “tai họa” đổ ập
xuống, bởi lòng tham của ông ta đã đành, mà còn bởi ông ta đã kéo theo
cả ruột thịt vào tù tội bởi lòng thương mù quáng, lụy tình đến tội
nghiệp của họ.
Cũng không bàn đến lá thư kêu “oan” cho chồng do người vợ chính danh của
Dương Chí Dũng đứng tên, khi nhận rằng, số tiền 10 tỷ đồng Dương Chí
Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền của mình đưa. Khi công khai giấy trắng
mực đen, chấp nhận và đồng ý cho Dương Chí Dũng có đứa con trai riêng
với cô bồ, chỉ vì mình mới có 03 đứa con gái…
Hẳn khi làm một việc mang tính đạo nghĩa “vợ cứu chồng”, nỗi đau đớn của
người đàn bà ấy gấp bội- nỗi đau bị chồng phản bội mà vẫn phải ngậm bồ
hòn làm ngọt, vì tình chàng nghĩa thiếp, nó cay cực, xa xót làm sao.
Người viết chỉ muốn bàn đến thái độ, đến lương tâm “nhờn” với tội lỗi của Dương Chí Dũng cùng đồng phạm.
Vì sao làm thiệt hại đến hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước- thực chất là
tiền thuế của người dân, bỏ túi hàng chục tỷ đồng mà Dương Chí Dũng và
các đồng phạm không hề lo sợ, không hề ân hận, thậm chí cãi lấy được
trước tòa? Đến thời điểm này, theo tính toán của VKSND t/p HN, chiếc ụ
nổi đó làm tiêu tốn tới hơn 500 tỷ đồng. Hiện đang phải làm thủ tục bán
thanh lý để cắt lỗ, bởi mỗi năm riêng tiền thuê neo đậu ụ nổi 83M. đã
“ngốn” 01 tỷ đồng/ tháng, mỗi năm nó “ngốn” 12 tỷ đồng phí thuê điểm neo
đậu.
Bởi cái cung cách mua ụ nổi hư hỏng qua môi giới, tăng giá tiền, rút
chênh lệch “hoa hồng” chia nhau, chỉ là một trong nhiều chiêu trò đã
mang tính “hệ thống” về cách bòn rút tiền rất phổ biến của nhiều kẻ tham
nhũng lộ mặt và chưa bị phát hiện trong các tập đoàn kinh tế, DNNN. Nếu
không làm sao giải thích được, các quan chức, cán bộ DNNN lương vài
triệu mà của nổi, của chìm, mà ô tô, nhà lầu, chung cư cao cấp, mà vợ
bé, bồ nhí, con riêng…? Nhất là khi quản lý Nhà nước rất lỏng lẻo.
Thế nên Vinalines thực chất chỉ là đồng chí bị lộ giữa các đồng chí chưa
bị lộ mà thôi. Cho dù sắp tới, có thêm 09 đại án tham nhũng tiêu biểu-
09 đồng chí bị lộ nữa được đem ra xét xử, như lời một quan chức cao cấp
hứa hẹn với cử tri, thì đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trên
mặt nước.
Kẻ tham nhũng giờ đây “nhờn” với tội lỗi. Nếu không làm sao tham nhũng thành “quốc nạn” và VN đứng thứ hạng cao trong… môn này?
Còn tâm lý người dân từ lâu “nhờn” với chính tham nhũng. Cái chữ “nhờn” này đau xót lắm, vì nó chính là … cam chịu!
Ai là kẻ “đứng sau”?
Tại tòa án, trả lời của Dương Chí Dũng với Hội đồng xét xử khiến cho xã
hội hiện rất hồi hộp theo dõi, kịch tính cao độ. Đó là, việc Dương Chí
Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng tống đạt quyết định khởi tố, là
do có một cuộc điện thoại báo cho biết, từ một “người quen”.
Cho đến thời điểm này, “người quen” đó vẫn chưa được công khai danh
tính. Dù vậy, từ lâu, nhiều câu hỏi nghi vấn đã đặt ra: Ai là “sân sau”
của Dương Chí Dũng?
Vụ án Vinalines với Dương Chí Dũng và đồng phạm ngày hôm nay, sẽ tỏ tường, ai bước lên giàn “tế thần”, ai bóc lịch.
Điều lớn nhất, có thể nhìn thấy ở vụ án này những bài học và sự trả giá
cay đắng, bởi do những “sân sau”, sân trước” luôn dọn bãi cho một người
như Dương Chí Dũng- nói không ngoa- thuận lợi trở thành …kẻ tội phạm. Và
vì thế, trong cái án tử mà tòa tuyên mới đây, liệu Dương Chí Dũng có
phải duy nhất phải chịu trách nhiệm? Hay ông ta chỉ là kẻ “ký thỏa ước”
với những “cái sân”?
Trước hết, nếu đọc một số trích ngang lý lịch của Dương Chí Dũng, có thể
thấy con đường của một thanh niên trượt ĐH, đi xuất khẩu lao động ở
CHDC Đức, trở về khởi đầu làm việc tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải
Phòng, rất nhanh chóng thăng tiến. Sự thăng tiến nổi bật nhất là khi có
bằng tiến sĩ kinh tế, rồi lần lượt và cái ghế tạo ‘dấu ấn” nhất là Tổng
Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Dấu ấn đó là gì?
Khi lèo lái Vinawaco, Dương Chí Dũng đã đẩy công ty này liên tiếp rơi
vào tình trạng thua lỗ nặng. Hiện Vinawaco vẫn phải gánh hơn 130 tỷ đồng
tiền lãi mỗi năm trong khi lợi nhuận cao nhất 04 năm gần đây chỉ đạt
gần 30 tỷ đồng/năm.
Trong 06 năm lèo lái Vinalines, Dương Chí Dũng dính nhiều lùm xùm liên
quan tới tham ô, hối lộ. Công việc kinh doanh của Vinalines bị thua lỗ
nặng, số tiền nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Vậy nhưng ngay cả khi vụ việc Vinalines đổ bể, Bộ chủ quản GTVT vẫn
khẳng định làm đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền, trình tự về công tác
cán bộ. Cái trình tự…chết dân!
Còn mới đây, khi được triệu tập đến phiên tòa để làm rõ về trách nhiệm
trong việc quản lý cán bộ, quản lý doanh nghiệp để Vinalines “vung tiền”
mua ụ nổi, đại diện Bộ GTVT đã chối bỏ trách nhiệm quản lý Nhà nước, và
“đá bóng trách nhiệm” sang Chính phủ và Thanh tra CP. Khi bị Hội đồng
xét xử vặn tại sao Bộ GTVT vẫn có văn bản đồng ý để Vinalines mua ụ
nổi?. Trả lời: Vianlines hỏi thì chúng tôi trả lời họ thôi, việc phúc
đáp này cũng là bình thường.
Sao lại là bình thường, nếu đó là một câu trả lời rất vô trách nhiệm?
Thứ hai, nếu Vinalines là tập đoàn kinh tế, hoặc DN tư nhân liệu có xảy
ra như vậy không? Đây chính là “gót chân Asin” của các tập đoàn, DNNN,
sinh ra … thế mạnh- tham nhũng. Sự ưu đãi, yêu chiều các tập đoàn kinh
tế, DNNN vô tội vạ, thông qua chủ trương, chính sách cụ thể và để từ đó,
các tập đoàn kinh tế, DNNN được rót tiền đầu tư bằng các dự án kiểu như
dự án nhà máy sửa chữa tàu biển, chỉ là một trong nhiều dẫn chứng sinh
động.
“Sân sau” không phải chỉ là một con người cụ thể (nếu có) có đủ quyền
lực mạnh chi phối, mà còn chính là những chính sách ưu tiên bất hợp lý,
bất công so với các thành phần kinh tế khác. Chính vì thế, mà việc chống
tham nhũng trong xã hội từa tựa như chàng Don Quixote chống lại Cối xay
gió trong tác phẩm kinh điển hài hước và nổi tiếng của nhà văn Tây Ban
Nha Miguel de Cervantes Saavedra. Rút cục, ra sao, ai cũng rõ.
Mới đây, khi tiếp xúc với cử tri, người đứng đầu tổ chức Đảng đã có một
lời nói đầy niềm tin vào công cuộc chống tham nhũng khi nhắn nhủ: Bà con
hãy chờ xem?
Người dân hy vọng, nhưng người dân cũng có quyền hoài nghi. Bởi cái cách
tòa án xét xử nương nhẹ các vụ tham nhũng còn nhãn tiền: 09 vụ tham
nhũng, thì 08 vụ được xử án treo. Trong khi như ở tỉnh Lâm Đồng, vì hai
con vịt ăn cắp, 03 người nông dân bị xử tới 13 năm tù. Còn mới đây, vụ
“chiếm đoạt hơn 43 tỉ đồng của Cty cho thuê tài chính 2”, thì rút cục án
xử cao nhất là tù chung thân và bồi thường hơn 84 tỉ đồng! Người dân sẽ
không thể hiểu nổi cán cân công lý tại sao hay “thiên vị” những vụ…
tiền bạc?
Dương Chí Dũng và đồng phạm rồi đây sẽ phải chịu tội trước pháp luật.
Nhưng liệu cái cung cách tuyển dụng, đề bạt cán bộ, cung cách quản lý
Nhà nước kiểu đá bóng trách nhiệm của Bộ chủ quản, cái “sân sau” yêu
chiều vô lối các tập đoàn kinh tế, các DNNN trong đó có Vinalines, liệu
có “vô can”, trước tội lỗi của các bị cáo?
Gs. TSKH Đặng Hùng Võ, trong bài viết mới đây ngày 13/12 trên báo Thanh
niên đã bình luận: "Luật pháp bất vị thân" phải được coi như một trong
những nguyên lý cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền..
Nhưng người viết bài này thấy, có 03 thứ “bất vị”, mà luật pháp của một
nhà nước pháp quyền đúng nghĩa phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị
thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền.
Bất vị thân, để mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt sang hèn
Bất vị tiền để Thần Công lý không bị bịt mắt, để cán cân công lý luôn cân bằng, không thiên lệch giàu nghèo
Bất vị quyền để như một Bao công thời hiện đại, không vì sự chỉ đạo,
định vị của bất cứ ai, dù có chức quyền, mà làm thiên lệch bản án.
Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ bất vị đó không?
Kỳ Duyên
(Quê Choa)Ai mật báo để Dương Chí Dũng bỏ trốn?
TT - Tại phiên xét xử Dương Chí Dũng, tòa đã yêu cầu bị cáo này cho biết
ai đã mật báo tin sẽ bị khởi tố để bị cáo này bỏ trốn, nhưng Dương Chí
Dũng một mực không chịu nói.
Đó là câu hỏi chưa được trả lời trong phiên tòa xét xử đại án tham nhũng tại Vinalines.
Đó là câu hỏi chưa được trả lời trong phiên tòa xét xử đại án tham nhũng tại Vinalines.
* Ông Nguyễn Sĩ Cương (ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội):
Đông đảo cử tri đều quan tâm
"Đảng ta nêu rõ trong đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực thì “không có vùng cấm”. Với tinh thần đó, tôi đề nghị
các cơ quan chức năng làm rõ tình tiết dẫn đến việc ông Dương Chí Dũng
bỏ trốn. Trong vụ án xảy ra tại Vinalines có nhiều bị can, tại sao riêng
bị can Dương Chí Dũng lại được báo tin để bỏ trốn?"
Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung ương, nguyên trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ trung ương)
|
Cá nhân tôi và chắc là đông đảo cử tri đều quan tâm đến
một chi tiết hết sức quan trọng, đó là: ai mật báo cho ông Dương Chí
Dũng thông tin về việc bị khởi tố và tạm giam, để ông này bỏ trốn?
Tôi còn nhớ, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 14-6-2012 liên quan đến vấn đề ông Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi thi hành lệnh bắt tạm giam, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ, lọt thông tin hay không. Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật”.
Rõ ràng người ngoài thì không thể biết được các thông tin mật của vụ án, phải là người trong cuộc. Nếu làm rõ được câu hỏi này, tôi tin rằng sẽ góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy công quyền.
* Ông Vũ Quốc Hùng (nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương):
Không thể để trôi qua
Lâu nay không phải không có ý kiến băn khoăn trong chống tham nhũng ta nói nhiều nhưng làm chưa tương xứng, hay nói đúng hơn là làm không đáp ứng được yêu cầu. Gần đây, qua bước đầu xét xử một số đại án tham nhũng, trong đó có vụ án Vinalines với những bản án hết sức nghiêm minh, những ai quan tâm đến lĩnh vực này đều nhận thấy thật sự có bước chuyển động.
Hơn lúc nào hết, các cán bộ, đảng viên làm công tác tư pháp, công tác điều tra, kiểm sát... có liên quan đến những vụ án lớn đã, đang và sẽ được đưa ra xét xử phải chứng minh cho dư luận thấy sự công tâm, trí tuệ và khách quan của mình. Không chỉ là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mà còn không được để lọt tội phạm, gây băn khoăn trong dư luận. Chẳng hạn như trong vụ án Vinalines, cần làm rõ khởi nguồn việc Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng thi hành lệnh bắt, khám xét... Vai trò của em trai bị cáo là ông Dương Tự Trọng đến đâu và có hay không vai trò mật báo của ai nữa? Không thể để cho việc này trôi qua mà không được làm rõ.
*Luật sư Trương Xuân Tám (ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu):
Tôi còn nhớ, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 14-6-2012 liên quan đến vấn đề ông Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi thi hành lệnh bắt tạm giam, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ, lọt thông tin hay không. Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật”.
Rõ ràng người ngoài thì không thể biết được các thông tin mật của vụ án, phải là người trong cuộc. Nếu làm rõ được câu hỏi này, tôi tin rằng sẽ góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy công quyền.
* Ông Vũ Quốc Hùng (nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương):
Không thể để trôi qua
Lâu nay không phải không có ý kiến băn khoăn trong chống tham nhũng ta nói nhiều nhưng làm chưa tương xứng, hay nói đúng hơn là làm không đáp ứng được yêu cầu. Gần đây, qua bước đầu xét xử một số đại án tham nhũng, trong đó có vụ án Vinalines với những bản án hết sức nghiêm minh, những ai quan tâm đến lĩnh vực này đều nhận thấy thật sự có bước chuyển động.
Hơn lúc nào hết, các cán bộ, đảng viên làm công tác tư pháp, công tác điều tra, kiểm sát... có liên quan đến những vụ án lớn đã, đang và sẽ được đưa ra xét xử phải chứng minh cho dư luận thấy sự công tâm, trí tuệ và khách quan của mình. Không chỉ là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mà còn không được để lọt tội phạm, gây băn khoăn trong dư luận. Chẳng hạn như trong vụ án Vinalines, cần làm rõ khởi nguồn việc Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng thi hành lệnh bắt, khám xét... Vai trò của em trai bị cáo là ông Dương Tự Trọng đến đâu và có hay không vai trò mật báo của ai nữa? Không thể để cho việc này trôi qua mà không được làm rõ.
*Luật sư Trương Xuân Tám (ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu):
Tình tiết quan trọng cần làm rõ
"Tại phiên chất vấn ở Quốc hội chiều 14-6-2012,
tôi trực tiếp chuyển tới bộ trưởng Bộ Công an hai câu hỏi, trong đó có
câu hỏi về trách nhiệm việc để bị can Dương Chí Dũng trốn thoát. Là
người đã chất vấn, tôi rất quan tâm đến câu trả lời cho câu hỏi “ai báo”
của tòa, đồng thời chờ đợi rằng câu trả lời sẽ có trong phiên tòa xử vụ
những người tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài"
Ông Đỗ Mạnh Hùng (phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội)
|
Người mật báo cho Dũng là ai? Làm sao biết được thông
tin để báo tin cho bị cáo Dũng? Những vấn đề này rất cần phải được làm
sáng tỏ. Tuy tình tiết này không liên quan trực tiếp đến việc xác định
tội danh, sai phạm của Dương Chí Dũng tại Vinalines nhưng nó cũng nằm
trong chuỗi sự kiện diễn biến khách quan của vụ việc, cần phải làm rõ
mới giúp hội đồng xét xử đánh giá toàn diện, khách quan về vụ án.
Tại phiên tòa, hội đồng xét xử có hỏi đến việc này nhưng bị cáo Dũng từ chối khai báo mà nói đã khai tại cơ quan điều tra và không muốn khai tại phiên tòa này nữa. Theo điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự, nguyên tắc xét xử của tòa án là công khai. Tại sao có những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vụ án mà lại không công khai tại phiên tòa? Việc tòa dừng lại, không truy tiếp đối với Dương Chí Dũng về tình tiết này khiến những người dự tòa cảm thấy hụt hẫng vì bị ngắt khúc.
Xét về mặt chứng cứ, tình tiết có cuộc điện thoại báo tin cho Dương Chí Dũng biết rất quan trọng, cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ để xem xét xử lý. Đáng lẽ khi xét hỏi đến vấn đề này, hội đồng xét xử cần hỏi tiếp để xác định trách nhiệm của người mật báo cho Dương Chí Dũng, làm rõ luôn việc người này có bị xem xét trách nhiệm trong vụ án “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” (sắp tới sẽ xét xử) hay chưa? Nếu qua xét hỏi, thấy người gọi điện cho ông Dũng chưa được xem xét trong vụ án đó thì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hội đồng xét xử có thể kiến nghị cơ quan điều tra, viện kiểm sát làm rõ hoặc ra quyết định khởi tố vụ án.
* Ông Nguyễn Thanh Hà (Hội thẩm nhân dân phiên tòa xét xử đại án tham nhũng tại Vinalines):
Phiên tòa này không liên quan tới án bỏ trốn
Phiên tòa đã kết thúc phần xét hỏi, tranh luận. Các bị cáo, luật sư, người liên quan cũng như đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa không còn ý kiến gì. Về việc Dương Chí Dũng không khai tên người báo tin cho Dũng bỏ trốn, phiên tòa sắp tới đây sẽ làm rõ điều đó. Việc này liên quan đến vụ án xét xử những tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, điều đó buộc phải làm rõ. Còn phiên tòa này là án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản, không liên quan gì đến án bỏ trốn, nên bị cáo có khai hay không cũng không quan trọng.
* Kiểm sát viên Nguyễn Văn Chung (viện trưởng Viện KSND Q.3, TP.HCM):
Phải xem xét đầy đủ trong vụ án tiếp theo
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bị cáo có quyền khai hay không khai nhận hành vi của mình. Trường hợp bị cáo từ chối khai báo tại phiên tòa thì hội đồng xét xử có quyền căn cứ vào các chứng cứ và lời khai khác để xét xử. Những trường hợp cần thiết, nếu bị cáo không khai báo, tòa có quyền công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra.
Trong vụ án này, Dương Chí Dũng đang bị xét xử về tội tham ô, cố ý làm trái, việc làm rõ làm sao bị cáo biết thông tin bị khởi tố để bỏ trốn tuy có ý nghĩa làm rõ thêm các tình tiết của vụ án nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định tội phạm của Dương Chí Dũng. Theo tôi biết, việc Dương Chí Dũng bỏ trốn và những cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ bị cáo bỏ trốn đã được khởi tố điều tra để xem xét trong vụ án khác. Khi xử vụ án này tòa cần triệu tập Dương Chí Dũng, nếu lúc đó mà tòa không truy vấn, làm rõ để xem xét trách nhiệm của người điện thoại mật báo cho Dũng bỏ trốn thì mới bị xem là vi phạm tố tụng, bỏ qua dấu hiệu tội phạm.
V.V.THÀNH - C.MAI - T.LỤA thực hiện
Tại phiên tòa, hội đồng xét xử có hỏi đến việc này nhưng bị cáo Dũng từ chối khai báo mà nói đã khai tại cơ quan điều tra và không muốn khai tại phiên tòa này nữa. Theo điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự, nguyên tắc xét xử của tòa án là công khai. Tại sao có những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vụ án mà lại không công khai tại phiên tòa? Việc tòa dừng lại, không truy tiếp đối với Dương Chí Dũng về tình tiết này khiến những người dự tòa cảm thấy hụt hẫng vì bị ngắt khúc.
Xét về mặt chứng cứ, tình tiết có cuộc điện thoại báo tin cho Dương Chí Dũng biết rất quan trọng, cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ để xem xét xử lý. Đáng lẽ khi xét hỏi đến vấn đề này, hội đồng xét xử cần hỏi tiếp để xác định trách nhiệm của người mật báo cho Dương Chí Dũng, làm rõ luôn việc người này có bị xem xét trách nhiệm trong vụ án “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” (sắp tới sẽ xét xử) hay chưa? Nếu qua xét hỏi, thấy người gọi điện cho ông Dũng chưa được xem xét trong vụ án đó thì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hội đồng xét xử có thể kiến nghị cơ quan điều tra, viện kiểm sát làm rõ hoặc ra quyết định khởi tố vụ án.
* Ông Nguyễn Thanh Hà (Hội thẩm nhân dân phiên tòa xét xử đại án tham nhũng tại Vinalines):
Phiên tòa này không liên quan tới án bỏ trốn
Phiên tòa đã kết thúc phần xét hỏi, tranh luận. Các bị cáo, luật sư, người liên quan cũng như đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa không còn ý kiến gì. Về việc Dương Chí Dũng không khai tên người báo tin cho Dũng bỏ trốn, phiên tòa sắp tới đây sẽ làm rõ điều đó. Việc này liên quan đến vụ án xét xử những tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, điều đó buộc phải làm rõ. Còn phiên tòa này là án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản, không liên quan gì đến án bỏ trốn, nên bị cáo có khai hay không cũng không quan trọng.
* Kiểm sát viên Nguyễn Văn Chung (viện trưởng Viện KSND Q.3, TP.HCM):
Phải xem xét đầy đủ trong vụ án tiếp theo
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bị cáo có quyền khai hay không khai nhận hành vi của mình. Trường hợp bị cáo từ chối khai báo tại phiên tòa thì hội đồng xét xử có quyền căn cứ vào các chứng cứ và lời khai khác để xét xử. Những trường hợp cần thiết, nếu bị cáo không khai báo, tòa có quyền công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra.
Trong vụ án này, Dương Chí Dũng đang bị xét xử về tội tham ô, cố ý làm trái, việc làm rõ làm sao bị cáo biết thông tin bị khởi tố để bỏ trốn tuy có ý nghĩa làm rõ thêm các tình tiết của vụ án nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định tội phạm của Dương Chí Dũng. Theo tôi biết, việc Dương Chí Dũng bỏ trốn và những cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ bị cáo bỏ trốn đã được khởi tố điều tra để xem xét trong vụ án khác. Khi xử vụ án này tòa cần triệu tập Dương Chí Dũng, nếu lúc đó mà tòa không truy vấn, làm rõ để xem xét trách nhiệm của người điện thoại mật báo cho Dũng bỏ trốn thì mới bị xem là vi phạm tố tụng, bỏ qua dấu hiệu tội phạm.
V.V.THÀNH - C.MAI - T.LỤA thực hiện
Luật sư Đinh Văn Thảo (phó chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Đoàn luật sư TP.HCM)
|
Ông Nguyễn Bá Thanh theo dõi vụ Vinalines
Sáng 15-12, một lãnh đạo Ban Nội chính trung ương xác nhận với Tuổi Trẻ
việc ông Nguyễn Bá Thanh (phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo trung
ương về phòng chống tham nhũng, trưởng Ban Nội chính trung ương) có mặt
tại phiên tòa xét xử nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng cùng
các đồng phạm. “Có thể nói thêm, đây cũng là vụ án trọng điểm hàng đầu
trong tám vụ án trọng điểm, việc xử lý vụ án này được theo dõi, giám sát
chặt chẽ, bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật” - vị lãnh đạo
này nhấn mạnh.
Về việc xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên
tòa, vị lãnh đạo Ban Nội chính trung ương giải thích: “Với cương vị và
chức năng, nhiệm vụ là phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo trung ương
về phòng chống tham nhũng, trưởng Ban Nội chính trung ương thì đồng chí
Nguyễn Bá Thanh theo dõi chặt chẽ vụ án này và trực tiếp nghe phiên xét
xử công khai đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm”.
V.V.THÀNH
|
(Tuổi trẻ)
Việt Nam : Tuyên án tử hình 2 cựu quan chức tham nhũng tại Vinalines
Công an áp giải Dương Chí Dũng sau phiên tuyên án ngày 16/12/2013. (REUTERS/Doan Tan/VNTTX)
(RFI)
Sau hơn hai giờ luận án, chiều ngày 16/12/2013, Tòa án thành phố Hà Nội
đã tuyên án tử hình hai bị cáo chính của vụ án tham nhũng tại Tổng
công ty hàng hải Việt Nam Vinalines là Dương Chí Dũng, nguyên Cục
trưởng Cục hàng hải và Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines .
Ngoài ra, 8 bị cáo khác của vụ án bị tuyên phạt án tù từ 4 năm đến 22
năm.
Sau hơn một ngày nghị án, hôm nay Hội đồng xét xử đã dành cả buổi chiều để tiến hành tuyên án 10 bị cáo trong vụ " Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines".
Bản án được hội đồng xét xử trình bày trong hơn hai tiếng đồng hồ. Cho đến 17h30 tòa tuyên án : Bị cáo Dương Chí Dũng phạm tội « Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ». Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Tương tự với hai tội danh như trên ông Mai Văn Phúc bị cùng mức án tử hình.
Tòa cũng tuyên phạt các bị cáo còn lại của vụ án với mức án từ 4 đến 22 năm tù. Các bị cáo phải bồi thường hơn 300 tỷ đồng, trong đó Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng.
Trước đó Viện kiểm sát đã đề nghị mức án tử hình đối với hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc với vai trò chủ mưu. Theo mô tả của truyền thông trong nước, trước giờ bị tuyên án, bị cáo Dương Chí Dũng vẫn « bình thản », trong khi bị cáo Phúc tỏ ra « khá căng thẳng ».
Phiên tòa sơ thẩm bắt đầu từ ngày 12/12/2013, chỉ tập trung vào những hành vi tham nhũng liên quan đến vụ mua bán vòng vèo chiếc ụ nổi 83M cũ nát của công ty AP của Singapore, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng. Các bị cáo chủ chốt bị buộc tội tham ô vì đã ăn chia 1,66 triệu đô la Mỹ tiền gọi là « lại quả » của công ty AP.
Trong ba ngày xét xử, Dương Chí Dũng Mai Văn Phúc và những bị cáo chính khác của vụ án đều không nhận tội tham ô, phủ nhận khỏan tiền đã chia nhau 1,66 triệu đô la mà bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên tổng giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines đã khai nhận.
Theo hội đồng xét xử bị cáo Dũng và Phúc có vai trò ngang nhau trong việc tham ô, nhưng không thừa nhận hành vi vì thế cần phải áp dụng mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt.
Sau hơn một ngày nghị án, hôm nay Hội đồng xét xử đã dành cả buổi chiều để tiến hành tuyên án 10 bị cáo trong vụ " Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines".
Bản án được hội đồng xét xử trình bày trong hơn hai tiếng đồng hồ. Cho đến 17h30 tòa tuyên án : Bị cáo Dương Chí Dũng phạm tội « Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ». Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Tương tự với hai tội danh như trên ông Mai Văn Phúc bị cùng mức án tử hình.
Tòa cũng tuyên phạt các bị cáo còn lại của vụ án với mức án từ 4 đến 22 năm tù. Các bị cáo phải bồi thường hơn 300 tỷ đồng, trong đó Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng.
Trước đó Viện kiểm sát đã đề nghị mức án tử hình đối với hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc với vai trò chủ mưu. Theo mô tả của truyền thông trong nước, trước giờ bị tuyên án, bị cáo Dương Chí Dũng vẫn « bình thản », trong khi bị cáo Phúc tỏ ra « khá căng thẳng ».
Phiên tòa sơ thẩm bắt đầu từ ngày 12/12/2013, chỉ tập trung vào những hành vi tham nhũng liên quan đến vụ mua bán vòng vèo chiếc ụ nổi 83M cũ nát của công ty AP của Singapore, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng. Các bị cáo chủ chốt bị buộc tội tham ô vì đã ăn chia 1,66 triệu đô la Mỹ tiền gọi là « lại quả » của công ty AP.
Trong ba ngày xét xử, Dương Chí Dũng Mai Văn Phúc và những bị cáo chính khác của vụ án đều không nhận tội tham ô, phủ nhận khỏan tiền đã chia nhau 1,66 triệu đô la mà bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên tổng giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines đã khai nhận.
Theo hội đồng xét xử bị cáo Dũng và Phúc có vai trò ngang nhau trong việc tham ô, nhưng không thừa nhận hành vi vì thế cần phải áp dụng mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt.
Kết tội ông Dũng 'chưa đủ bằng chứng'
Luật sư của ông Dương Chí Dũng cho rằng chưa đủ bằng chứng kết tội tham ô tài sản
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hôm 16/12/2013 kết án ông Dương Chí
Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải,
và ông Mai Văn Phúc, nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên phó vụ
trưởng Vụ Vận tải, án tử hình về tội tham ô và tội cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trả lời BBC Việt Ngữ, luật sư của ông Dương Chí Dũng, Trần Đình Triển, cho biết ông và thân chủ của ông đã lường trước bản án này nhưng theo quy định của pháp luật thì ai cũng có quyền kháng án.
Ông nói ông tin rằng ông Dương Chí Dũng sẽ thực hiện việc kháng án.
Với tư cách là luật sư bào chữa, ông Triển cho biết chưa thực sự "tâm phục khẩu phục" với bản án và các bị cáo những như các luật sư "không đồng tình với quan điểm của cáo trạng và lời luận tội của Viện kiểm soát tại phiên tòa".
Theo ông chưa có đủ bằng chứng để kết luận hai ông Dũng và ông Phúc tội tham ô tài sản, mà có chăng chỉ là hối lộ và nhận hối lộ.
Vẫn theo luật sư Trần Đình Triển, ông tin rằng vụ việc thất thoát tiền tỷ này chỉ hoàn toàn do nội bộ Vinalines, chứ không có ai đứng đằng sau hay bên trên liên đới và tiền thất thoát do mua đồ cũ và quán lý thiếu đồng bộ chứ không phải là bỏ túi tham ô như tội danh.
(BBC)
Trả lời BBC Việt Ngữ, luật sư của ông Dương Chí Dũng, Trần Đình Triển, cho biết ông và thân chủ của ông đã lường trước bản án này nhưng theo quy định của pháp luật thì ai cũng có quyền kháng án.
Ông nói ông tin rằng ông Dương Chí Dũng sẽ thực hiện việc kháng án.
Với tư cách là luật sư bào chữa, ông Triển cho biết chưa thực sự "tâm phục khẩu phục" với bản án và các bị cáo những như các luật sư "không đồng tình với quan điểm của cáo trạng và lời luận tội của Viện kiểm soát tại phiên tòa".
Theo ông chưa có đủ bằng chứng để kết luận hai ông Dũng và ông Phúc tội tham ô tài sản, mà có chăng chỉ là hối lộ và nhận hối lộ.
Vẫn theo luật sư Trần Đình Triển, ông tin rằng vụ việc thất thoát tiền tỷ này chỉ hoàn toàn do nội bộ Vinalines, chứ không có ai đứng đằng sau hay bên trên liên đới và tiền thất thoát do mua đồ cũ và quán lý thiếu đồng bộ chứ không phải là bỏ túi tham ô như tội danh.
(BBC)
- An emphasis on stability (Washington Post) - The Chinese government wrapped up its annual Central Economic Work Conference and released afterwards a statement, which suggests an emphasis on stability.
- Putting best foot forward in Africa (Washington Post) - Chinese footwear maker Huajian Group plans to make Ethiopia the hub for the global footwear industry and create more than 100,000 jobs locally.
- Local govt debts get high-level attention (Washington Post) - China has identified "containing local government debt risk" as a major task for next year's economic policy, underscoring Beijing's growing concern.
- Slashing capacity 'prime task' for 2014 (Washington Post) - Tackling excess capacity will be one of the top tasks on China's economic agenda in 2014, as the issue becomes a major challenge to maintaining the pace and quality of economic growth.
- Apple sends in experts to probe employees' deaths (Washington Post) - Apple Inc said it has sent medical experts to one of its major contractors in China amid accusations that bad working conditions led to workers' deaths.
- Huawei eager to expand presence in Belarus (Washington Post) - China's Huawei, the leading global information and communications technology solutions provider, is considering to open its R&D center in Belarus.
- Antitrust office beefs up price fixing squad (Washington Post) - Economic planning agency aims to protect fair pricing for consumers
- Driving onward in a competitive race (Washington Post) - How company is achieving its vision of luxury Chinese cars
- LV boutique reborn in Beijing (Washington Post) - If you enter Louis Vuitton's new boutique in the Peninsula Hotel Beijing, the first thing that pops into sight is a shelf where various kinds of bags are place.
- Restoring a golden touch (Washington Post) - Two collections featuring a clover-leaf motif revive the painstaking procedure of gold beading, a technique originating in Mesopotamia.
- Subterranean homesick blues (Washington Post) - Wang Xiuqing had been living in an underground utility compartment for some 10 years before his living conditions became a news story that started a chain reaction.
- Take-out Christmas (Washington Post) - Not eager to brave the weather and fight the crowds? Stay home and enjoy a cozy Yuletide celebration with friends and family. Our food writers tell you where to go for the best goodies.
- Chinese are most industrious and overworked: poll (Washington Post) - China may be the most industrious nation in the world, according to a recent German survey.
- Horticultural extravaganza (Washington Post) - Qingdao, the coastal pearl of Shandong province, is back in the spotlight and ready to wow the world again as the host city of the 2014 International Horticultural Exposition, six years after successfully hosting the 2008 Olympic Sailing Regatta.
- Behind mystic masks (Washington Post) - Zhang Zixuan explores the ancient rites of Nuo Opera as the cultural tradition struggles to survive.
- Japan's 'checkbook diplomacy' could bounce: observers (Washington Post) - Japan's "checkbook diplomacy" could bounce, alhough it signed aid pacts in order to win support from ASEAN countries in its dispute with China.
- Yutu gets rolling on the moon (Washington Post) - China's first lunar rover and the lander took pictures of each other, marking the success of the country's Chang'e-3 lunar probe mission.
- Top leaders vow to steer steady path (Washington Post) - China will seek steady economic progress by making more reforms in all areas, top leaders said in a statement after a key work conference.
- Execution may hit Sino-DPRK projects in short term: Experts (Washington Post) - The execution of the uncle of Kim Jong-un may temporarily affect some co-op projects with China, but economic ties will remain stable, analysts say.
- Foreigners stay cool to insurance (Washington Post) - China's effort to cover foreign workers in its social security net has received a lukewarm response, with authorities conceding that only a small portion of expats have joined the system.
- Govt uses WeChat to streamline disclosures (Washington Post) - Media specialists said that WeChat is more like an administrative service tool and will not replace government micro blog accounts.
- 'Containing China' a Japanese strategy (Washington Post) - Draft of Tokyo's new defense program calls for more early warning and surveillance
- NTSB holds Asiana 214 hearing (Washington Post) - Pilot says he believed the auto systems were up and running when they weren't
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét