NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN
Bài đọc liên quan:
+ Bài toán nan giải cho kinh tế Trung Hoa
+ Likonomics tiến thoái lưỡng nan
+ Trung Hoa không chốn dung thân
+ Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động?
Đầu năm nay tôi có viết 2 bài về tình hình ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Trung Hoa và Bắc Hàn, trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh về ngoại giao bóng rổ. Bài thứ nhất vào tháng 3/2013: Bày binh bố trận, và bài thứ hai vào tháng 4/2013 là bài Liệu có chiến tranh trên bán đảo liên Triều?
+ Bài toán nan giải cho kinh tế Trung Hoa
+ Likonomics tiến thoái lưỡng nan
+ Trung Hoa không chốn dung thân
+ Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động?
Đầu năm nay tôi có viết 2 bài về tình hình ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Trung Hoa và Bắc Hàn, trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh về ngoại giao bóng rổ. Bài thứ nhất vào tháng 3/2013: Bày binh bố trận, và bài thứ hai vào tháng 4/2013 là bài Liệu có chiến tranh trên bán đảo liên Triều?
Không biết mọi người có còn nhớ tháng 8/2011 ông phó TT Biden sang thăm
Trung Hoa bằng Ngoại giao bóng rổ ở Bắc Kinh mà, lúc ấy ông Hồ Cẩm Đào
còn tại vị, và vận động viên Trung Hoa đánh vận động viên của Georgetown University mà
không rõ vì sao, nhưng chắc chắn các lãnh đạo cao cấp 2 nước Mỹ Trung
hiểu được nguyên nhân tại sao có vụ ẩu đả này, mọi người còn nhớ không?
Sau khi Kim Chính Ân lên ngôi thì vận động viên bóng rổ về vườn Dennis
Rodman được Kim Chính Ân mời sang thăm 2 lần, trong đó có một lần dự sinh nhật của Kim Chính Ân không?
Xưa khi cuộc nội chiến Việt Nam đến hồi cuối, trước khi Nixon sang gặp
Mao cuối năm 1972, thì các vận động viên Hoa Kỳ và Trung Hoa gặp nhau
bằng ngoại giao bóng bàn vào
tháng 4/1971. Sau ngoại giao bóng bàn Hoa Kỳ xóa cấm vận Trung Hoa. Sau
nữa là Nixon gặp Mao ký kết Thông Cáo Thượng Hải bàn giao Đông Dương
cho Trung Hoa cai quản, để Mẽo lấy Trung Hoa tiêu diệt Liên Xô. 18 năm
sau, năm 1990, Liên Xô và Đông Âu tan rã. Gấu Nga như mãnh thú trúng tên
cho đến nay vẫn chưa hồi phục sức mạnh ngày nào.
Ngoại giao bóng bàn là giao banh qua lại để thắng đối phương, nên cú
giao bóng Đông Dương cho Trung Hoa và trả bóng Liên Xô và Đông Âu của
Trung Hoa cho Hoa Kỳ là một trận bóng bàn của thế kỷ XX long trời lở
đất. Nó cứu vớt hơn nửa tỷ nhân loại thoát ách gông cùm cộng sản ngay
tại cái nôi của cộng sản được sinh ra.
5 trong 7 đại trưởng lão của Kim Chính Nhật - bố của Kim Chính ân -
những người đã giúp Kim Chính Ân vững vàng trên ngai vàng lại bị Kim
Chính Ân hạ bệ, và kể cả tử hình. Trong hình: bên phải từ số 1-8: Kim
Jong-un, Jang Song-taek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim
Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk (Ảnh: AP)
Lần này ở Bắc Hàn, những biến đổi chính trị về mặt nhân sự mà, có đến 5 trong 7 người trong những vị bô lão
chính đi cạnh quan tài ông Kim Chính Nhật - cha của Kim Chính Ân - bị
hạ bệ, trong đó có dượng rễ đầy uy quyền của Kim Chính Ân bị xử tử. Hơn
thế nữa, tất cả các công ty khai khoán của Trung Hoa bị Kim Chính Ân
đuổi về nước sau chỉ 8 tháng nắm quyền. Nó làm cho ông ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Hoa phải hỏi ý kiến ông Lavarov của Nga
về tình hình Bắc Hàn, là điều hiếm thấy xưa nay. Vì Bắc Hàn là phênh
giậu, cũng là nơi nhận viện trợ của Trung Hoa kể từ 1953 đến nay từ giọt
xăng đến hột gạo. Thế giới muốn biết tình hình Bắc Hàn đều phải hỏi
Trung Hoa, nhưng lần này lại khác.
Giả thiết rằng, Kim Chính Nam anh cả Kim Chính Ân đang ở Hongkong Trung Hoa được Jang Song Thaek và Trung Hoa sắp xếp để lật đổ Kim Chính Ân, để về chấp chính Bắc Hàn, là một giả thiết đáng tin cậy. Đó là lý do để Kim Chính Ân giết dượng rễ của mình. Vì sau khi Jang Song Thaek bị tử hình, thì con trai của Kim Chính Nam đang học ở Đại học Paris phải bỏ trốn. Có phải vì thế mà, Kim Chính Ân mới đoạn tuyệt với Trung Hoa?
Giả thiết rằng, Kim Chính Nam anh cả Kim Chính Ân đang ở Hongkong Trung Hoa được Jang Song Thaek và Trung Hoa sắp xếp để lật đổ Kim Chính Ân, để về chấp chính Bắc Hàn, là một giả thiết đáng tin cậy. Đó là lý do để Kim Chính Ân giết dượng rễ của mình. Vì sau khi Jang Song Thaek bị tử hình, thì con trai của Kim Chính Nam đang học ở Đại học Paris phải bỏ trốn. Có phải vì thế mà, Kim Chính Ân mới đoạn tuyệt với Trung Hoa?
Cách đây 2 hôm, tôi viết bài: Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động?
Hôm nay tôi hồi cứu lại ngoại giao bóng rổ của Hoa Kỳ, Trung Hoa và Bắc
Hàn, khi mà sau khi bắt dượng rễ của mình 2 ngày thì Kim Chính Ân thả cựu quân nhân Hoa Kỳ trong thời chiến tranh liên Triều bị bắt hồi tháng 10/2013 - ông Merrill Newman.
Trong cách chơi bóng rổ, hai đối thủ ghi điểm bằng cách bỏ banh và rổ
kiểu úp sọt. Nó như một hành động mà Hoa Kỳ muốn nhắn gửi với Trung Hoa
rằng, kỳ này tao hạ mày bằng cách úp sọt thông qua chư hầu của mày là
Bắc Hàn. Thông điệp này có thể cho thấy Bắc Hàn sẽ được hưởng ân sủng
bằng sự trao đổi như ngày xưa Trung Hoa được ân sủng của Hoa Kỳ, để hôm
nay trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là đối thủ đáng sợ nhất
của Hoa Kỳ ở vị trí cầm đầu thế giới trong tương lai.
Từ 2004 cho đến nay, cuộc chiến tranh tiền tệ, hàng hóa và cả quyền lực
mền lẫn quyền lực cứng giữa 2 phe tả hữu mà, đứng đầu là Nga Trung với
Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây diễn ra rất quyết liệt.
Hàng giá rẻ của Trung Hoa đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, và thu hút tất cả các nhà tư bản đa quốc gia đổ xô đến Trung Hoa để kiếm lợi nhuận. Các nhà đại tư bản Hoa Kỳ và phương Tây ngày càng giàu nhờ nhân công rẻ mạt của Trung Hoa bao nhiêu thì, chính phủ của họ lại nghèo đi bấy nhiêu, để nước Mỹ phải ngưng hoạt động, và các thành viên EU trên bờ vực phá sản.
Trung Hoa đã thành công khi biến đất nước mình thành công xưởng của toàn cầu. Kinh tế Trung Hoa đã tăng trưởng thần kỳ với 30 năm liên tục, mỗi năm 10% tăng trưởng để đồi lại ô nhiễm môi trường và bất công xã hội. Trung Hoa cướp việc làm của thế giới còn lại của Hoa Kỳ và phương Tây. Nạn thất nghiệp của các quốc gia này tăng nhanh.
Hậu quả của những quốc gia có tỷ lệ dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, như Hoa Kỳ và phương Tây là, khủng hoảng kinh tế do nhập khẩu, do không có công ăn việc làm. Cái gì đến đã đến là khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ 2008, kéo theo đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Liên minh châu Âu điêu đứng, Ý, tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp trên bờ vực phá sản. Đây lại là nguyên nhân để Trung Hoa suy yếu. Một vòng xoắn suy thoái kinh tế toàn cầu đang quay.
Hoa Kỳ và phương Tây giật mình, tháng Mười năm 2010, Hoa Kỳ sử dụng sáng kiến của 4 nước thành viên Singapore, Brunei, Chile và New Zealand đã ký kết với nhau vào tháng 6/2005 để đưa ra chiến lược châu Á Thái Bình Dương - TransPacific Partnership - TPP. Tháng Bảy năm 2013, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu bàn thảo chiến lược xuyên Đại Tây Dương - TransAtlantic Partnership - TAP. Hai gọng kiềm bắt đầu siết chặt, những thông tin hàng Trung Hoa độc hại được tung ra, cả thế giới tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Hoa. Nhưng cốt lõi vẫn là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu khủng hoảng kinh tế, nên thị trường xuất khẩu của Trung Hoa giảm mạnh.
Ngoài ra, chính sách đầu tư, ưu đãi thuế và trẻ hóa lao động của Hoa Kỳ cho sau 2018 - khi mà thế hệ Baby Boomers sẽ về hưu - đang lôi kéo các nhà đại tư bản Hoa Kỳ quay về lại bản quốc. Chương trình thắt lưng buộc bụng của Châu Âu cũng làm giảm sản lượng công nghiệp của Trung Hoa. Trung Hoa đang cải tổ để đối phó những nước cờ bao vây của Hoa Kỳ và phương Tây bằng Hội nghị Trung ương lần 3 của nhiệm kỳ Tập - Lý: Tăng tiêu thụ nội địa, giảm nợ xấu, ngưng cung cấp tín dụng cho đầu tư công ở các chính phủ địa phương, với cái gọi là Likonomics trong lưỡng đầu thọ địch, trong bất ổn nội bộ cộng sản Trung Hoa, bất ổn sắc tộc và bất bình đẳng giàu nghèo, giai cấp đến tột đỉnh như hiện nay.
Hãy thử tiên đóan tương lai gần, Kim Chính Ân chịu ngồi vào đàm phán để giải giáp vũ khí hạt nhân để đổi lấy xóa cấm vận, mở cửa, để được các nhà đầu tư nước ngoài vào đưa Bắc Hàn ra khỏi sự lệ thuộc kinh tế với Trung Hoa. Vì mới gần đây, sau khi đổi các công ty khai khoán Trung Hoa ra khỏi Bắc hàn, Kim Chính Ân đã ký hợp đồng 25 năm với Tập đoàn Korea National Resources Trading Corporation của Hàn Quốc về việc thành lập một liên doanh Pacific Century Rare Earth Mineral Limited để khai thác mỏ đất hiếm "Jeonju" là một động thái có thiện chí không chối cãi.
Hãy tiên đoán tương lai gần, lương công nhân ở Trung Hoa tăng cao. Trung Hoa không còn là mãnh đất màu mỡ để các nhà đại tư bản đổ xô và kiếm lợi nhuận.
Hãy tiên đoán tương lai gần, phênh giậu của Trung Hoa không còn nữa, ngoại trừ nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang hình bóng Trung Hoa ở phía Nam.
Đó cũng là lúc thấp thoáng bóng dáng của 2 cuộc ngoại giao bóng rổ bắt nđầu chuyển động như Thông cáo Thương Hải 1972, như Hiệp định Paris 1973, như làn sóng cộng sản khắp toàn cầu vào giữa cuối thập niên 1970s, và sau đó là cộng sản sụp đổ ngay trên quê hương sinh ra nó. Liệu thời gian để có ngày ấy là bao lâu? Khi Liên Xô mất 18 năm để sụp đổ, thì Trung Hoa sẽ mất bao lâu để tan rã như cuối đời nhà Thanh? Tất cả đều bắt đầu từ Bắc Hàn, một quốc gia bí hiểm, nghèo khổ có những chính sách ngoại giao bất thường, nhưng đủ làm cho các cường quốc phải âu lo. Và liệu sinh mạng của Kim Chính Ân có được bảo toàn cho đến lúc đó?
BÀN CHUYỆN MIẾNG ĂN
Bài đọc liên quan:
Nhìn trong bản công khai của Tổ chức Minh bạch Thế giới - Transparancy
International - công bố danh sách 177 quốc gia thành viên của Liên Hiệp
Quốc về thứ hạng tham nhũng của
năm 2013, cho ta thấy không có bất cứ quốc gia nào mà không có tham
nhũng, mà chỉ khác nhau về ít nhiều, thứ hạng cao hay thấp. Đứng đầu ít
tham nhũng nhất thế giới là Đan Mạch. Ba quốc gia xếp chót đồng hạng thứ
175 tham nhũng nhất toàn cầu là: A Phú Hãn, Bắc Hàn và Somali. Cuba cao
nhất trong các nước do đảng cộng sản cầm quyền ở vị trí 63; Trung Hoa
80; Việt Nam 116, Lào 140, và Cambodia 160.
Như tôi đã viết hơn 3 năm trước, về mặt triết học, tư hữu và quyền lực
là bản chất của mọi loài, nhưng với loài người thì 2 tính đặc thù này
lại được đấu tranh giành giật khốc liệt nhất. Có nhiều chủ thuyết chính
trị xã hội được những nhân vật tai tiếng đưa ra để các chính khách đi
theo cách mỵ dân của mình mà kiếm ăn cho bản thân họ. Nhưng dù loại thể
chế chính trị nào thì cũng chỉ chung quy ở 2 hình thái chế độ chính trị tản quyền và tập quyền.
Ở các quốc gia đa nguyên và tản quyền về chính trị, thì tình trạng tham
nhũng và tranh giành quyền lực chủ yếu bằng tài năng trí tuệ, nó được
thông qua sức mạnh dân sự dưới một nền hiến pháp và pháp luật nghiêm
minh, nên giảm thiểu. Còn ở các quốc gia có nền chính trị đơn nguyên, tập quyền kiểu phong kiến
như thể chế cộng sản ngày nay, thì việc tranh giành quyền lực kiểu
hoang dã, ngồi lên trên cả hiến pháp và pháp luật bằng nghị quyết của
đảng cầm quyền, và nghị định của chính phủ, để được tham nhũng, và tham
nhũng đã trở thành một đặt thù của xã hội đơn nguyên tập quyền mà lãnh
đạo chính trị nhất quyết không từ bỏ.
Điểm lại lịch sử, hễ mỗi lần chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở các nước đơn
nguyên tập quyền, phong kiến kiểu mới, do các đảng cộng sản ở các quốc
gia còn đảng cộng sản cầm quyền, đều có tình trạng tranh giành quyền
lực. Hậu quả của việc này là, nhiều lãnh đạo cao cấp, các đàn em của
lãnh đạo cao cấp - hay còn gọi là sân sau của các lãnh đạo cao cấp đang
tranh giành quyền lực - rớt đài. Kẻ thì bị dựa cột như ông Jang Song Thaek
dượng rễ của chủ tịch Kim Jong Un ở Bắc Hàn. Kẻ thì bị mất hết quyền
lực, bị quản thúc quản chế cho đến chết như Triệu Tử Dương, Hồ Diệu Bang
thời Đặng; hay bị hành hạ cho đến chết như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài
thời Mao; và kể cả tội tù chung thân đang treo trên đầu của Bạc Hy Lai ở
Trung Hoa thời nay của ông Tập Cận Bình, không sao kể hết.
Ở Việt Nam cũng không khá hơn. Thời chiến tranh 2 miền Nam Bắc, có lẽ
cái chết cái sống trong bom đạn đã làm người ta quên đi quyền được sống
đúng nghĩa, nên tư hữu và quyền lực ít bị ảnh hưởng đến nhân cách con
người. Từ 30/4/1975 đến nay, 2 đặc thù này của loài người đã trổi dậy và
việc thanh trừng băng nhóm chính trị trong đảng cộng sản cầm quyền ở
Việt Nam nhiều đến nỗi không kể ra hết. Mười vụ đại án tham nhũng
hiện đang làm nhức nhối dư luận, lương tâm và nhân cách của những người
lương thiện ở Việt Nam. Khi đấu nhau không hạ được ai như trong hội
nghị trung ương đảng cộng sản lần thứ VI vừa qua, thì họ quay ra thỏa
hiệp để tiếp tục thay đổi hiến pháp với kiểu mỵ dân là, chỉ thay đổi câu
chữ, mà không thay đổi bản chất kinh tế chính trị trong hiến pháp, để
tiếp tục ăn chia như lần sửa đổi hiến pháp thứ 5 của kỳ họp quốc hội thứ 6 khóa XIII vừa qua kéo dài nhất lịch sử. Cá ròng ròng đem ra làm vật tế thần cho cá lóc mẹ sau khi đã thỏa hiệp với nhau.
Nhưng trên hết, nguyên nhân của tham nhũng nặng nề đang hoành hành các
quốc gia có hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền đó chính là mô hình
chính trị tạo điều kiện bao che cho quan tham, và sân sau thực hiện
những hành vi xấu của loài người, nhưng các chính trị gia của các quốc
gia này - Trung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam, ... - không chịu thay đổi nó,
cũng chỉ vì tư hữu và quyền lực. Họ nắm lấy súng đúng nghĩa triết lý của
Mao - Họng súng đẻ ra chính quyền. Họ nắm lấy nhà tù theo kiểu triết lý
của quyền lực trong tay ta, thì hiến pháp và pháp luật cũng trong tay
ta. Không một người dân nào thực thi được sức mạnh dân sự để họ - những
chính trị gia - biết nghĩ vì quốc gia dân tộc.
Với chế độ chính trị như vậy, các quốc gia có đảng cộng sản cầm quyền sẽ
bảo vệ cho tham nhũng hoành hành, mà không thể giảm thiểu được. Việc hô
hào chống tham nhũng chỉ là nói suông, và lừa dối dân chúng. Nó giúp
cho tầng lớp quan lại triều đình tha hóa chạy bằng cấp giả, mua chức
quyền, và có tư duy nhiệm kỳ. Cho nên khi muốn được ngồi vào chiếc ghế
công quyền đều phái chung chi. Sau khi an vị, buộc lòng quan chức phải
gở vốn đầu tư cho chức vị tương xứng. Ngay cả những "thầy tu" Phật giáo mà cũng chạy bằng cấp để
len lỏi vào cửa tu hành không biết để làm gì, trong xã hội hiện nay
thì, không còn gì để nói cho nền văn hóa nước nhà. Làm sao chống được
tham nhũng? Vì thế xã hội Việt Nam ngày nay đã đến cực điểm xấu nhất cả
về mọi mặt, nếu không thay đổi chế độ chính trị để kiểm soát đảng cầm
quyền. Nhưng hiến pháp 2013 không làm được điều này cũng chỉ vì miếng
ăn.
Hậu quả cũng chỉ vì miếng ăn mà, kinh tế suy sụp, chính trị bất an, và
văn hóa dân tộc suy đồi đến nỗi mà trong thời bình, dù ra đường dù đêm
hay ngày, người dân đều nơm nớp lo sợ mình có thể bị tai bay vạ gió vì
cảnh cướp của giết người, hay ai đó nổi khùng chỉ vì một cái lườm nhau, va quẹt xe đi đến giết nhau rất phi lý.
Mẫu số chung của các triều đại phong kiến tập quyền kiểu mới do cộng sản
tạo ra là, cứ mỗi lần thay ngôi đổi chủ đám chóp bu là mỗi lần có những
chính trị gia chóp bu hoặc đại gia sân sau ăn chia với các chóp bu đi nghỉ mát hoặc toi mạng. Tất cả cũng chỉ vì câu ca dao mà ông bà mình bảo: "Miếng ăn là miếng tồi tàn/Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu".
Cũng chỉ gì miếng ăn bắt nguồn từ bản chất đặc thù của mọi loài là tư
hữu và quyền lực mà nhiều quốc gia đang ngụp lặn trong hố đen của sự
nhục nhã, và vô liêm, vô sĩ, vô thủy, vô chung tệ hại hơn cả súc vật,
trong danh dự và nhân cách của việc làm Người.
ĐẠI ÁN, ĐẠI CỤC VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ
* BÙI VĂN BỒNG
1- Đại án và đại cục
Trong một tháng qua, những vụ được gọi là “đại án” đã đưa ra xét xử với mức tuyên án khá là mạnh tay. Chỉ riêng hai vụ: ALCII
và VINASHIN đã có 4 bị cáo tuyên phạt tử hình. Trước vụ Vinashin, chiều 15-11,
Hội đồng xét xử đã công bố bản án, tuyên phạt hai bị cáo Vũ Quốc Hảo (nguyên
Tổng giám đốc ALCII) và Đặng Văn Hai (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty
Quang Vinh) mức án tử hình. Bị cáo Hảo khai để che đậy tình trạng kinh doanh
kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu, bị cáo cùng một số cán bộ lãnh đạo công ty đã bàn
bạc, thống nhất với một số đối tác quen biết như Đặng Văn Hai, Lê Văn Phong,
Phạm Minh Tuấn...ký 9 hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán trái quy định
gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 373 tỷ đồng.
Tiếp
đến, chiều 16/12, HĐXX đã tiến hành luận tội và tuyên phạt bị cáo Dương Chí
Dũng và Mai Văn Phúc tử hình trong vụ án nghiêm trọng xảy ra tại Vinashin-Vinalines. ..
Về vụ tham ô tiền của trẻ tật nguyền ở Hà Giang: Ông
Lý Quang Thái, giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Giang đã
gửi công văn cho Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị không khởi
tố vụ án hình sự Phạm Ngọc Thành và hai nhân viên ở Trung tân cứu trợ trẻ
em khuyết tật, mà chuyển hồ sơ về Sở lao động thương binh và xã hội
cho ông ta xừ lý theo thẩm quyền. Cái lý do ông Thái đưa ra
là: “Hà Giang còn nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật, cần được hỗ trợ. Nếu cơ
quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức cá nhân sẽ biết chuyện, không
hỗ trợ nữa!”. Và quan trọng hơn là : “ Để góp phần ổn định chính trị tại
địa phương”. Xem ra ông Lý Quang Thái gửi công văn cho Cơ quan điều tra
chì lấy lệ, chứ thực ra sự việc đã được giải quyết đâu vào đấy rồi. Bởi trong
công văn đã viết: “ Vì đại cục, vì cái to lớn hơn nên hai ngành Kiểm sát và Công an đã
họp và thống nhất không khởi tố vụ án...”.
Hai chữ “ĐẠI CỤC” gần đây được nhiều vị lãnh đạo các
câp nói đến. Hai từ này lạ hoắc với người Việt Nam. Ngườu ta chỉ thấy hai từ ‘rất
Tàu’ này có trong các Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc mấy năm gần đây. Mới
nhất là tại Tuyên bố chung ngày 21 tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang với Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập
Cận Bình: … “chỉ đạo và thúc đẩy giải
quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan
hệ hai nước”.
Thế mà, ông Giám dôc Sở LĐ-TB-XH Hà Giang lại vin vào
hai chữ vì “đại cục’, vì “ổn định chính trị” làm căn do đề nghị không khơiir tó
vụ hình hsuwj Tham ô tiền của trẻ jguyeets tật(!?).
Vậy, thử hỏi ông Lý Quang Thái: “Đại
cục là gì? Thế nào là ổn định chính trị”?”.
Lúc này, trong dư luận xã hội, câu hỏi đó đang được
đặt ra khá phổ biển coi đây là vẫn đề cấp bách. Ở tất cả các nước, các dân tộc
trên thế giới, bất cứ một thể chế xã hội nào cũng mang màu sắc chính trị riêng,
hoặc khu biệt. Điều hiển nhiên, không ổn định chính trị thì không một xã hội
náo có thể tồn tại và phát triển.
Trong các kỳ Đại hội Đảng vẫn có những đánh giá như
một thành tích, đầy tự hào, rất mỹ mãn về “giữ vững ổng định chính trị”. Nhưng,
cần xem xét, phân tích rõ: “Thực chất của ổn định chính trị là gì?”.
Trong chế độ chính trị do Đảng cầm quyền, ổn định
chính trị được đánh gía là khả năng lãnh đạo, uy tín của Đảng đối với quần
chúng, khả năng tập hợp để phát huy sức mạnh nội lực từ trong quần chúng, sức
mạnh của cả hệ thống chính trị gắn chặt với sức mạnh toàn dân, của cả dân tộc;
thể hiện bằng hiệu quả, chất lượng kinh tế-xã hội phát triển mạnh, uy tín trên
trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đó chính là thực thi nền dân chủ xã hội, tôn
trọng dân quyền, kết hợp chặt chẽ kỷ cương phép nước với phát triển lành mạnh
xã hội dân sự. Dân chủ tư sản, dân chủ chuyên chế, hay dân chủ XHCN cũng đều đi
đến kết cục là sự hài lòng, tin tưởng của người dân đối với chế độ chính trị,
thể chế quản lý, điều hành xã hội.
Cần phải có quan điểm nhất quán là đứng ở góc độ nhìn
thẳng vào sự thật, Đảng ta có thật sự là đảng vững mạnh hay không? Đảng có tập
hợp, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc hay không? Người dân có hài lòng với
đảng lãnh đạo hay không? Đảng ta đã đúc kết: “Thực tiễn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chu rnghĩa Mác”.
Nhưng miệng hô hào trung thành tuyệt đối với những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thực tế hành động thì xa rời thực
tiễn, nặng về lý luận giáo điều, nhất là không học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh
được gì, mặc du đã cả chục năm tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian tổ chức đủ
loại hình “học tập, làm theo”!.
Không thể né tránh một thực tế là Đảng ta ngày càng
đánh mất vị thế, vai trò lãnh đạo, uy tín bị xói mòn, mất dần và đứng trước
nguy cơ tồn vong của một chính đảng cầm quyền, kèm theo đó là nguy cơ tồn vong
của chế độ. Đảng không còn được cái danh tiếng “đạo đức, văn minh”, tóm lại:
Mất thiêng rồi!
Chỉ nhìn từ hơn 20 năm qua, 5 nhiệm kỳ Đại hội Đảng,
vấn đề uy tín lãnh đạo của Đảng, vấn đề ổn định chính trị đã được nêu ra, thấy
hết thực chất, thực trạng, nhìn rõ
mạnh-yếu ở chỗ nào, nhưng dù hô hào mạnh mà khắc phục lại quá yếu kém, uy tín
lãnh đạo mất dần. Nhiều mặt cho thấy
ngày càng bị xuống cấp. Vai trò lãnh đạo của Đảng mờ nhạt dần, sức chiến đấu
kém, đội ngũ đảng viên đông đảo, nhưng không mạnh. Gọi là “phai nhạt lý tưởng”,
nhưng thực chất là không có lý tưởng. Sự hào nhoáng, tô vẽ vẫn gia tăng, nhưng
thực chất bên trong ngày càng biểu hiện sự mục ruỗng, kém, nát. Thực tế đó
không nên có ai đó cố tình ngụy lý, phủ nhận, tiếp tục “tự hào cái không có”.
Hãy bình tĩnh đọc lại những câu chữ được dùng trong
Văn kiện Đại hội VII của Đảng, tháng 6-1991: “Nhiều đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, một bộ phận đã tha hoá, tham
nhũng, xa dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng. Nội dung và phương
thức lãnh đạo của Đảng đổi mới còn chậm, cơ cấu tổ chức còn nhiều bất hợp lý,
bộ máy vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả.
Phương hướng
tới cần chú trọng thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ
trong xã hội một cách đúng hướng, vừa phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện quyền
công dân, vừa bảo đảm sự ổn định về chính trị”. Tuy nhiên, trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng vẫn
không quên đánh giá: “Mặc dù những khó
khăn trở ngại còn nhiều, nhưng những thành tựu đổi mới đã xác nhận khả năng tự
đổi mới của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam”. Phải chăng đó cũng là
thói quen tự khen, chủ quan, vỗ ngực, tự huyễn hoặc, từ PR cho chính mình?
Từ tháng 6 -1991 đến nay, cái cụm từ “ổn
định chính trị” liên tục được nhắc tới, nhấn mạnh, và có vẻ rất tự hào,
coi là thành tích: “Giữ vững ổn định chính trị”. Nhưng, cần phân định rõ, đánh
gía một cách nghiêm túc: “Thực chất ổn định chính trị” là gì? Chỉ cần gõ vào
mục tìm kiếm trên trang Google, trong 0,20 giây đã hiện lên trên 11.600.000 kết
quả của 4 từ: “Ổn định chính trị”.
Thực tế cần khẳng định rằng ít nhất đã hơn 20 năm qua,
thực chất xã hội ta chưa có ổn định chính trị, nền chính trị-xã hội đặt trong
những hoàn cảnh bấp bênh.
Đã xưng lên cái danh "Nhà nước pháp
quyền" thì việc thực thi pháp luật phải chính xác, nghiêm minh, công
bằng, không khỏa lấp, không che đậy, giấu giếm; không thể "quan xử theo
lễ, dân xử theo hình".
“Một đảng mà che giấu khuyết điểm là một đảng hỏng” (HCM). Đâu phải che đậy sai lầm, khuyết điểm, tung hô khen ngợi lên tận mấy xanh, lấy tiếng tốt cho đảng là giữ uy tín, là “ổn định chính trị”. Kinh tế-xã hội ra sao, chất lượng dân sinh dân chủ thế nào? Niềm tin của dân với đảng lãnh đạo còn bao nhiêu? Công khai, minh bạch hóa các hiện trạng xã hội như the snaof? ...Đó là thước đo ổn định chính trị. Tóm lại: Lòng dân có yên hay hông? Muốn đạt được mục đích ỏn định chính trị trước hết phải thực sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ và dám nhìn thẳng vào sự thật.
“Một đảng mà che giấu khuyết điểm là một đảng hỏng” (HCM). Đâu phải che đậy sai lầm, khuyết điểm, tung hô khen ngợi lên tận mấy xanh, lấy tiếng tốt cho đảng là giữ uy tín, là “ổn định chính trị”. Kinh tế-xã hội ra sao, chất lượng dân sinh dân chủ thế nào? Niềm tin của dân với đảng lãnh đạo còn bao nhiêu? Công khai, minh bạch hóa các hiện trạng xã hội như the snaof? ...Đó là thước đo ổn định chính trị. Tóm lại: Lòng dân có yên hay hông? Muốn đạt được mục đích ỏn định chính trị trước hết phải thực sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ và dám nhìn thẳng vào sự thật.
Sự mất ổn định chính trị, tiềm ẩn nguy cơ tồn vong của
Đảng và chế độ có 6 biểu hiện cơ bản như sau:
- Nội
bộ Đảng chưa thống nhất cao, bằng mặt không bằng lòng, có những biểu hiện tranh
quyền, đoạt lợi, thiếu đoàn kết, xuất hiện các nhóm khác nhau về quyền lợi,
quyền hành.
-
Mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.
-
Vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và trắng trợn, kỷ cương phép nước không
nghiêm.
-
Khoảng cách giữa lãnh đạo với người dân ngày càng bị roãng xa, thiếu hẳn sự gắn
kết cần thiết, phát sinh mâu thuẫn.
-
Phân hóa giàu-nghèo theo kiểu chia ra tầng lớp, giai cấp ngày càng rõ nét, mất
dần đoàn kết cộng đồng, bất công phát sinh ngày càng nguy hại.
- Pháp
luật Nhà nước, nguyên tắc điều lệ Đảng bị xem nhẹ. Khiếu nại, tố cáo, mít tinh,
biểu tình gia tăng.
2- Những việc cần làm:
- Năng cao sức mạnh đoàn kết trong
Đảng, đề phòng trong cuộc chống suy thoái, chống tham nhũng lại nảy sinh ra đấu
trận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tự phân rã nội bộ. Tăng cường và phát huy
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
-
Đảng phải mạnh
dạn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực chất mạnh-yếu, nhất là trong đội
ngũ lãnh đạo có chức có quyền.
-
Cần xác định
chính xác “thế lực thù địch” của cách mạng, của nhân dân là kẻ nào?
-
Coi trọng dân chủ
và nhân quyền
-
Nhìn rõ nguy cơ
“tự diễn biến” do suy thoái, biến chất, tham nhũng ngay trong nội bộ đảng cầm
quyền
-
Kiên quyết đấu
tranh không khoan nhượng, dứt khoát đưa pháp luật, nguyên tắc điều lệ vào việc
xử lý kỷ luật nội bộ đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo,
đảng viên không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản. thoái hóa, biến chất.
- Không nên dùng quyền đảng, quyền của
chính quyền, huy động công an, quân đội “chuyên chính với nhân dân”, mất cảnh
giác với thù trong-giặc ngoài; không được làm mất quyền dân chủ, hoặc mù quáng
đi ngăn chặn những hoạt động dân chủ của xã hội.
Cũng về nội dung này, trong bài “Đất nước Miến Điện và dân chủ”, nhà bình luận Trần Bình Nam đã
nói: “Cái luận thuyết: “ổn định chính trị là môi trường cần thiết cho sự phát
triển kinh tế” cũng có cái giá trị thực tế của nó. Nhưng thường các chế độ độc
tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là
ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một
chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và
với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định
chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận “ổn định
chính trị để phát triển kinh tế” là ngụy biện.
Nhìn rõ thực trạng đánh giá đúng
tình hình, có giải pháp thích hợp và kiên quyết, thì mới giữ vững được ổn định
chính trị trong tình hình hiện nay, thoát khỏi được những nguy cơ mất nước, mất
dân.
BVBĐến các cường quốc cũng phải 'nịnh' Trung Quốc?
Tâm lý phù Trung hiện tại chỉ là nhất thời, cho đến khi nào Trung Quốc còn giữ vững được tốc độ phát triển kinh tế hiện tại. Chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Anh David Cameron hồi đầu tháng
này trở thành tâm điểm của báo giới, khi nguyên thủ của một trong 8 nước
cường quốc thế giới tỏ ra khá "nịnh" Bắc Kinh.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc "khinh thường" nước Anh ra mặt khi tuyên bố: "Anh chỉ là một đất nước già nua, dành cho du lịch và học tập". Tờ báo này thậm chí còn kêu gọi chính quyền của Thủ tướng Cameron nên chấp nhận thực tế rằng trong mắt người Trung Quốc, Anh không phải là một cường quốc.
Giải thích lại, ông Cameron nói rằng lợi ích kinh tế là điều nước Anh mong muốn nhất, và người Anh cần Trung Quốc như một đối tác thương mại quan trọng hàng đầu. Phải chăng đó là một chỉ dấu cho thấy "tâm lý phù Trung" đã lan tỏa từ các nước nhỏ, cho đến các trung cường?
Từ các nước nhỏ đến trung cường, và đại cường
Năm 2010, Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Kinh tế phát triển nhanh cho phép Trung Quốc mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đồng thời tự nghiên cứu và trang bị các loại vũ khí mới cho quân đội. Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) từng bị xem là "hổ giấy", ngày nay là một đội quân khổng lồ với trang bị hiện đại.
"Trỗi dậy hòa bình", khái niệm mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hay nhắc đến mỗi khi nói về sự vươn lên của Trung Quốc, không làm Mỹ yên tâm. Washington thấy rõ tham vọng của Bắc Kinh khi sử dụng sức mạnh đồng tiền làm "mồi nhử" các nước nhỏ tiến gần lại mình, rồi tiến hành thu lợi từ tài nguyên và khoáng sản. Trong khi Trung Quốc "khát dầu", "khát tài nguyên" thì các nước nhỏ kém phát triển lại "khát tiền" cho các chương trình nhân sinh và phát triển kinh tế.
Điển hình là các nước châu Phi, "lòng hào phóng" của Trung Quốc khiến các quốc gia này mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Năm 2000, Trung Quốc cùng các quốc gia châu Phi thiết lập Diễn đàn hợp tác kinh tế Trung - Phi (FOCAC). Khi đó, giá trị thương mại song phương chỉ đạt 10 tỉ USD, đến năm 2011 đã tăng lên 166 tỉ USD, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.
Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư ào ạt đổ vào Lục địa Đen cộng với luồng di cư của công nhân Trung Quốc, biến các quốc gia này trở thành lãnh thổ đặc biệt không tuyên bố của Trung Quốc. Trong khi các quốc gia phương Tây chỉ trích và xem đây là một hình thức thực dân kiểu mới, Trung Quốc luôn lên tiếng biện hộ rằng kinh tế mới là trọng tâm trong mối quan hệ. Viện trợ, cho vay không điều kiện và lãi suất thấp, hay thậm chí xóa nợ, một mặt giúp các nước châu Phi phát triển cơ sở hạ tầng, mặt khác sinh lợi cho Trung Quốc.
Tại châu Á, Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Pakistan, đồng minh cực kì quan trọng của Mỹ. Trung Quốc đã khéo léo đào sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và Pakistan đồng thời tung tiền của "lôi kéo" nước này về phía mình. Ngoài đầu tư kinh tế, Trung Quốc còn hợp tác và bán vũ khí cho Pakistan dựa vào ưu thế giá rẻ.
Nắm được Pakistan, Trung Quốc sẽ đồng thời kiềm chân được cả Ấn Độ và Mỹ, có thời gian rảnh tay thực hiện kế hoạch "vươn ra đại dương". Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif, trong chuyến thăm Bắc Kinh đã hết lời ca ngợi mối quan hệ "ngọt hơn mật" giữa Bắc Kinh và Islamabad.
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc "ve vãn" Campuchia bằng các hợp đồng phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và viện trợ quân sự. Trong suốt 20 năm, Trung Quốc luôn là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với tổng giá trị hơn 9 tỉ USD. Khoản tiền này không lớn, nhưng đối với một đất nước như Campuchia, đó là một con số khổng lồ.
Nhờ vào số tiền này, Trung Quốc gây áp lực chính trị lên Campuchia nhằm tạo được lợi thế trong quan hệ với các nước ASEAN. Năm 2012, lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị ASEAN do Campuchia chủ trì đã kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung do bất đồng giữa các bên về vấn đề biển Đông.
Chuyến thăm của Thủ tướng Anh được đánh giá là động thái xoa dịu và hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc sau vụ việc ông Cameron đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma hồi năm 2012. Nước Anh đang vừa muốn giữ mối quan hệ tốt với Washington, vừa muốn tiến lại gần hơn với Bắc Kinh, để đổi lấy các lợi ích về kinh tế. Rõ ràng, các chính sách của nước Anh hướng tới Châu Á - Thái Bình Dương đang bị "bóp méo" bởi lợi ích kinh tế.
Ảnh hưởng không bền vững
Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế, dù Trung Quốc có mạnh về kinh tế, có nhiều tiền đến đâu thì vẫn chưa thế giành được tình cảm và sự tin tưởng của các nước. Ngược lại, nước Mỹ, gã khổng lồ đang hụt hơi vì khủng hoảng tài chính, lại được các quốc gia khác tin tưởng hơn nhiều, chí ít là các nước đồng minh.
Anh vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ, là bộ đôi trong các chiến dịch quân sự và bảo đảm an ninh lớn trên thế giới. Pakistan, dù nhận được các khoản viện trợ to lớn từ Trung Quốc, trong đó có vũ khí, nhưng vẫn không thế tách rời Mỹ. Vũ khí Mỹ vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng quân đội Pakistan, và cuộc chiến chống khủng bố tại đây vẫn cần sự trợ giúp từ Washington.
Các nước châu Phi cũng đang càng ngày càng tỏ ra thận trọng hơn trước các bước đi của Trung Quốc tại khu vực. Cần công nhận một thực tế, nếu các nước nghèo hơn đứng giữa đề nghị thiết lập căn cứ quân sự của Mỹ và Trung Quốc, Mỹ sẽ ở "kèo trên".
Vậy câu hỏi dành cho các nước nhỏ là kinh tế sẽ quyết định an ninh hay ngược lại? Đây là một câu hỏi khó, nhất là với giới hoạch định chính sách đối ngoại.
Hiện tượng phù thịnh của các nước yếu đối với nước mạnh hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu, với cơ hội nhận được nhiều lợi ích về mặt kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, phù thịnh về kinh tế chưa chắc dẫn tới sự phụ thuộc và đi theo về mặt an ninh và chính trị. Trường hợp của Pakistan hay một số nước châu Phi là ví dụ điển hình.
Cái cách mà người Trung Quốc gầy dựng ảnh hưởng kinh tế tại các nước thế giới thứ ba là hoàn toàn không bền vững, và năng lực quân sự của Trung Quốc cũng là không đủ để thiết lập ảnh hưởng quân sự toàn cầu và lâu dài như Mỹ.
Tâm lý phù Trung hiện tại chỉ là nhất thời, cho đến khi nào Trung Quốc còn giữ vững được tốc độ phát triển kinh tế hiện tại. Về an ninh và chính trị, Mỹ vẫn là cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Thuận Phương - Hàng Duy Linh
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc "khinh thường" nước Anh ra mặt khi tuyên bố: "Anh chỉ là một đất nước già nua, dành cho du lịch và học tập". Tờ báo này thậm chí còn kêu gọi chính quyền của Thủ tướng Cameron nên chấp nhận thực tế rằng trong mắt người Trung Quốc, Anh không phải là một cường quốc.
Giải thích lại, ông Cameron nói rằng lợi ích kinh tế là điều nước Anh mong muốn nhất, và người Anh cần Trung Quốc như một đối tác thương mại quan trọng hàng đầu. Phải chăng đó là một chỉ dấu cho thấy "tâm lý phù Trung" đã lan tỏa từ các nước nhỏ, cho đến các trung cường?
Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Getty Images |
Năm 2010, Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Kinh tế phát triển nhanh cho phép Trung Quốc mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đồng thời tự nghiên cứu và trang bị các loại vũ khí mới cho quân đội. Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) từng bị xem là "hổ giấy", ngày nay là một đội quân khổng lồ với trang bị hiện đại.
"Trỗi dậy hòa bình", khái niệm mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hay nhắc đến mỗi khi nói về sự vươn lên của Trung Quốc, không làm Mỹ yên tâm. Washington thấy rõ tham vọng của Bắc Kinh khi sử dụng sức mạnh đồng tiền làm "mồi nhử" các nước nhỏ tiến gần lại mình, rồi tiến hành thu lợi từ tài nguyên và khoáng sản. Trong khi Trung Quốc "khát dầu", "khát tài nguyên" thì các nước nhỏ kém phát triển lại "khát tiền" cho các chương trình nhân sinh và phát triển kinh tế.
Điển hình là các nước châu Phi, "lòng hào phóng" của Trung Quốc khiến các quốc gia này mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Năm 2000, Trung Quốc cùng các quốc gia châu Phi thiết lập Diễn đàn hợp tác kinh tế Trung - Phi (FOCAC). Khi đó, giá trị thương mại song phương chỉ đạt 10 tỉ USD, đến năm 2011 đã tăng lên 166 tỉ USD, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.
Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư ào ạt đổ vào Lục địa Đen cộng với luồng di cư của công nhân Trung Quốc, biến các quốc gia này trở thành lãnh thổ đặc biệt không tuyên bố của Trung Quốc. Trong khi các quốc gia phương Tây chỉ trích và xem đây là một hình thức thực dân kiểu mới, Trung Quốc luôn lên tiếng biện hộ rằng kinh tế mới là trọng tâm trong mối quan hệ. Viện trợ, cho vay không điều kiện và lãi suất thấp, hay thậm chí xóa nợ, một mặt giúp các nước châu Phi phát triển cơ sở hạ tầng, mặt khác sinh lợi cho Trung Quốc.
Tại châu Á, Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Pakistan, đồng minh cực kì quan trọng của Mỹ. Trung Quốc đã khéo léo đào sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và Pakistan đồng thời tung tiền của "lôi kéo" nước này về phía mình. Ngoài đầu tư kinh tế, Trung Quốc còn hợp tác và bán vũ khí cho Pakistan dựa vào ưu thế giá rẻ.
Nắm được Pakistan, Trung Quốc sẽ đồng thời kiềm chân được cả Ấn Độ và Mỹ, có thời gian rảnh tay thực hiện kế hoạch "vươn ra đại dương". Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif, trong chuyến thăm Bắc Kinh đã hết lời ca ngợi mối quan hệ "ngọt hơn mật" giữa Bắc Kinh và Islamabad.
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc "ve vãn" Campuchia bằng các hợp đồng phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và viện trợ quân sự. Trong suốt 20 năm, Trung Quốc luôn là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với tổng giá trị hơn 9 tỉ USD. Khoản tiền này không lớn, nhưng đối với một đất nước như Campuchia, đó là một con số khổng lồ.
Nhờ vào số tiền này, Trung Quốc gây áp lực chính trị lên Campuchia nhằm tạo được lợi thế trong quan hệ với các nước ASEAN. Năm 2012, lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị ASEAN do Campuchia chủ trì đã kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung do bất đồng giữa các bên về vấn đề biển Đông.
Chuyến thăm của Thủ tướng Anh được đánh giá là động thái xoa dịu và hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc sau vụ việc ông Cameron đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma hồi năm 2012. Nước Anh đang vừa muốn giữ mối quan hệ tốt với Washington, vừa muốn tiến lại gần hơn với Bắc Kinh, để đổi lấy các lợi ích về kinh tế. Rõ ràng, các chính sách của nước Anh hướng tới Châu Á - Thái Bình Dương đang bị "bóp méo" bởi lợi ích kinh tế.
Ảnh hưởng không bền vững
Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế, dù Trung Quốc có mạnh về kinh tế, có nhiều tiền đến đâu thì vẫn chưa thế giành được tình cảm và sự tin tưởng của các nước. Ngược lại, nước Mỹ, gã khổng lồ đang hụt hơi vì khủng hoảng tài chính, lại được các quốc gia khác tin tưởng hơn nhiều, chí ít là các nước đồng minh.
Anh vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ, là bộ đôi trong các chiến dịch quân sự và bảo đảm an ninh lớn trên thế giới. Pakistan, dù nhận được các khoản viện trợ to lớn từ Trung Quốc, trong đó có vũ khí, nhưng vẫn không thế tách rời Mỹ. Vũ khí Mỹ vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng quân đội Pakistan, và cuộc chiến chống khủng bố tại đây vẫn cần sự trợ giúp từ Washington.
Các nước châu Phi cũng đang càng ngày càng tỏ ra thận trọng hơn trước các bước đi của Trung Quốc tại khu vực. Cần công nhận một thực tế, nếu các nước nghèo hơn đứng giữa đề nghị thiết lập căn cứ quân sự của Mỹ và Trung Quốc, Mỹ sẽ ở "kèo trên".
Vậy câu hỏi dành cho các nước nhỏ là kinh tế sẽ quyết định an ninh hay ngược lại? Đây là một câu hỏi khó, nhất là với giới hoạch định chính sách đối ngoại.
Hiện tượng phù thịnh của các nước yếu đối với nước mạnh hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu, với cơ hội nhận được nhiều lợi ích về mặt kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, phù thịnh về kinh tế chưa chắc dẫn tới sự phụ thuộc và đi theo về mặt an ninh và chính trị. Trường hợp của Pakistan hay một số nước châu Phi là ví dụ điển hình.
Cái cách mà người Trung Quốc gầy dựng ảnh hưởng kinh tế tại các nước thế giới thứ ba là hoàn toàn không bền vững, và năng lực quân sự của Trung Quốc cũng là không đủ để thiết lập ảnh hưởng quân sự toàn cầu và lâu dài như Mỹ.
Tâm lý phù Trung hiện tại chỉ là nhất thời, cho đến khi nào Trung Quốc còn giữ vững được tốc độ phát triển kinh tế hiện tại. Về an ninh và chính trị, Mỹ vẫn là cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Thuận Phương - Hàng Duy Linh
Dương Chí Dũng: TIỀN ĂN CẮP ĐẮP CHO BỒ
Từ anh công nhân đến ông cục trưởng
Là người anh cả trong một gia đình danh giá, nhưng từ
chuyện bồ bịch dẫn đến phạm tội, Dương Chí Dũng không chỉ làm tiêu tan sự
nghiệp bản thân và của các em mình mà còn khiến nhiều người phải rơi vào vòng
tù tội, trả giá cho hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân mình.
Nhân vật chính của vụ án không ai khác ngoài vị cựu
Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch HĐTV Vinalines Dương Chí Dũng. Đây là một
kết cục buồn cho câu chuyện về một gia đình danh giá ở đất cảng Hải Phòng.
Dù sự việc xảy ra từ nhiều năm trước, nhưng câu chuyện
về món nợ khổng lồ Vinalines đến nay vẫn nóng từ trong nghị trường Quốc hội ra
ngoài xã hội. Bởi hậu quả mà Vinalines để lại cho nền kinh tế đất nước là quá
nặng nề với món nợ lên tới hàng ngàn tỉ đồng và có nguy cơ dẫn đến phá sản một
doanh nghiệp vận tải biển lớn của đất nước. Một trong những nguyên nhân đẩy con
tàu Vinalines chìm sâu trong nợ nần đó chính là “thuyền trưởng” Dương Chí Dũng
đã tìm cách đục khoét con tàu đó để làm của riêng.
Khi ông Dương Chí Dũng còn đương chức, người ta chỉ
biết ông được sinh ra trong một gia đình danh giá, là con trai cả nguyên Giám
đốc Công an Hải phòng Dương Khắc Thụ, các anh em đều là những người thành đạt
trong ngành công an. Thế nhưng ít ai biết được rằng con đường quan lộ của Dương
Chí Dũng không phẳng lì, không hẳn là đi lên bằng chính năng lực của mình, mà
cũng phần nào dựa vào sự kính nể của người khác đối với ông Dương Khắc Thụ.
Bằng chứng là sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Dũng
không vào được đại học. Vào thời điểm những năm cuối thập niên 80 đầu 90 của
thế kỷ trước, khi nền kinh tế đất nước còn muôn vàn khó khăn thì việc kiếm được
một suất đi lao động xuất khẩu ở những nước Đông Âu có thể được coi là một cơ
hội đổi đời, một cơ hội mang giàu sang, phú quý về cho cả gia đình, dòng họ.
Không tiến thân được bằng con đường học hành, Dương Chí Dũng đã chọn con đường
đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức.
Nhưng thật không may cho ông là mới chân ướt chân ráo
sang CHDC Đức không bao lâu thì bức tường Berlin sụp đổ. Một làn sóng di cư ồ ạt từ
Đông Đức sang Tây Đức, công xưởng, nhà máy phía Đông Đức bị đình trệ, đóng cửa
vì không theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật của Tây Đức, người lao động từ các
nước đến Đông Đức làm thuê bắt đầu rơi vào tình trạng thất nghiệp và bị kỳ thị,
buộc phải trở về nước.
Ông Dương Chí Dũng cũng nằm trong nhóm những người
phải trở về. Sau khi trở về nước, Dương Chí Dũng xin được vào làm tại văn phòng
Công đoàn Cảng Hải phòng. Đầu năm 1994, ông về làm cán bộ tại Tổng Công ty Xây
dựng đường thủy (lúc đó là Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét), cũng trong năm này
ông được đưa về Công ty nạo vét sông 1 làm Phó Giám đốc.
Biết rằng dù có sự trợ giúp tốt đến mấy đến từ gia
đình, dòng họ, nhưng không thể tiến thân trong sự nghiệp khi chỉ có trong tay
tấm bằng tốt nghiệp PTTH, do đó trong thời gian này ông Dương Chí Dũng đã đi
học lớp tại chức tại ĐH Hàng Hải và sau đó làm luôn luận văn Thạc sỹ, rồi Tiến
sỹ kinh doanh thương mại. Từ những tấm bằng này, ông đã được bổ nhiệm làm Giám
đốc Cty nạo vét sông 1 rồi sau đó là Tổng Giám đốc TCty Xây dựng đường thủy
(Vinawaco).
Những tưởng với học hàm tiến sỹ kinh tế, Dương Chí
Dũng phải đủ tài năng để lãnh đạo Cty làm ăn phát đạt nhưng trong thời gian ông
làm TGĐ Vinawaco, Cty này liên tục rơi vào thua lỗ nặng nề, đơn thư kiện cáo
khắp nơi. Đến tận thời điểm này, hậu quả của món nợ từ thời ông Dương Chí Dũng
để lại cho Vinawaco vẫn là một gánh nặng khổng lồ khiến doanh nghiệp này nhiều
lần phải đề nghị Bộ GTVT khoanh lại chờ xử lý.
Lẽ ra với món nợ như vậy, tiến sỹ kinh tế Dương Chí
Dũng phải ở lại để tìm cách tháo gỡ, giải quyết hậu quả cho Vinawaco. Nhưng vị
tiến sỹ kinh tế này đã “tháo chạy” khỏi Vinawaco theo cách leo lên một vị trí
cao hơn, quyền lực hơn và lẽ đương nhiên là có quyền quyết định số tiền của nhà
nước nhiều hơn, đó là làm TGĐ rồi Chủ tịch HĐTV Vinalines, bỏ mặc cho người kế
nhiệm giải quyết hậu quả tại Vinawaco.
Khi câu chuyện tham ô, tham nhũng, cố ý làm trái của
ông Dương Chí Dũng xảy ra ở Vinalines khiến doanh nghiệp này liên tục thua lỗ,
gánh món nợ cả ngàn tỉ đồng bắt đầu vỡ lở, một lần nữa ông Dương Chí Dũng lại
áp dụng kịch bản đúng như khi còn làm TGĐ Vinawaco – tìm cách leo lên vị trí
cao hơn nhằm thoát thân.
Và đúng như vậy, ông tiến sỹ Dương Chí Dũng đã được Bộ
GTVT bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Thế nhưng lần này, ông Dũng đã không
thoát, bị cơ quan điều tra lần ra những sai phạm và ra quyết định bắt giam để
điều tra.
Sụp đổ cả
một gia đình danh giá
Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã làm rõ những
hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả
nghiêm trọng và tham ô tài sản của Dương Chí Dũng tại Vinalines bao gồm: Cố ý
làm trái các quy định của nhà nước trong việc phê duyệt đầu tư xây dựng nhà máy
sửa chữa tàu biển phía Nam với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng; cố ý làm trái
và tham ô trong việc mua ụ nổi N83 gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 400
tỷ đồng.
Trong thương vụ này, ông Dương Chí Dũng đã chỉ đạo các
đồng phạm nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD chia nhau. Sau
khi phát hiện hành vi tham ô, cơ quan điều tra đã lần theo số tiền để xem Dương
Chí Dũng sử dụng vào mục đích gì.
Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng sử dụng
một phần số tiền tham ô để mua tặng cô “bồ nhí” có tên Ph.T.T - người đã có con
riêng với Dương Chí Dũng - 2 căn hộ chung cư: Một căn tại tầng 29 tháp B, tòa
nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà
Nội.
Câu chuyện về cô người tình Ph.T.T cũng là một dấu mốc
gây nên bước ngoặt của cuộc đời Dương Chí Dũng. Cô gái này sinh năm 1982, quê ở
huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó
khăn. Chính vì thế Ph.T.T chỉ học đến lớp 10 thì phải bỏ học giữa chừng và được
một người họ hàng đón ra Hà Nội làm giúp việc gia đình.
Sau khi ra Hà Nội, quen với cuộc sống đô thị, Ph.T.T
đã bắt đầu thấy chán cảnh làm người giúp việc nên đã bỏ gia đình người thân,
xin ra ngoài thuê nhà ở riêng và đi làm tiếp viên cho một số nhà hàng ăn uống.
Trong một lần đi nhậu, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T và yêu cầu Ph.T.T tiếp
rượu.
Thấy cô gái nói chuyện có duyên, Dương Chí Dũng đã
phải lòng và sau đó hai người đến với nhau. Ph.T.T đã sinh cho Dương Chí Dũng
một đứa con trai. Có lẽ vì sự ràng buộc đó nên Dương Chí Dũng đã tìm mọi cách
cung phụng cho cô bồ nhí không công ăn việc làm và đứa con trai ngoài giá thú
của mình.
Dương Chí Dũng đã đưa tiền để Ph.T.T mua, đứng tên 2
căn hộ cao cấp. Điều ấy cho thấy cô gái này được Dương Chí Dũng cưng chiều đến
mức nào và có lẽ chính vì động lực kiếm tiền nuôi cô bồ này nên ông Dũng đã rơi
vào con đường phạm tội.
Việc Dương Chí Dũng phạm tội đã kéo theo sự sụp đổ của
gia đình họ Dương vốn khá danh giá ở Hải Phòng. Khi biết anh trai mình phạm tội
và chắc chắn sẽ bị bắt giam, em trai Dương Chí Dũng là đại tá Dương Tự Trọng
lúc đó đang là Phó cục trưởng Cục cảnh sát QLHC, nguyên Phó GĐ CA TP Hải Phòng,
đã tổ chức các đệ tử trong đó có cả những người vốn là thuộc hạ dưới quyền tổ
chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài.
Cũng phải nói rằng, trước khi xảy ra vụ việc với Dương
Chí Dũng, ông Dương Tự Trọng được đánh giá là một cán bộ công an có năng lực và
có thể đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành công an. Nếu như không
xảy ra vụ án tham ô, cố ý làm trái ở Vinalines mà thủ phạm là ông Dương Chí
Dũng thì tương lai của ông Dương Tự Trọng sẽ rất sáng lạn.
Vụ việc vỡ lở, ông Dương Tự Trọng và các tay chân thân
tín bị bắt giam về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Không dừng
ở đó, những việc làm của Dương Chí Dũng cũng làm liên lụy đến Đại tá Nguyễn
Bình Kiên, Phó GĐ CA Hải Phòng, đồng thời cũng là em rể của Dương Chí Dũng,
khiến ông này cũng bị khai trừ Đảng, cách chức và về hưu sớm.
Lộ nhân vật
nữ mới trong vụ Dương Chí Dũng
Có tới 5 người chia chác số tiền 1,666 triệu USD trong
vụ mua ụ nổi 83M, trong đó có 1 người phụ nữ tên Trần Thị Hải Hà mà trước đó
báo chí hầu như chưa nhắc đến.
Trong vụ mua ụ nổi 83M, để tư túi được 1,666 triệu
USD, các bị can lập hợp đồng khống đầu tư dự án "ma" để có cớ chuyển
tiền về Việt Nam, chấp nhận "biếu" đối tác ngoại gần gấp 3 lần số đó.
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam (Vinalines), các bị cáo nguyên là lãnh đạo Vinalines đã bị truy tố ra
trước pháp luật vì hành vi tham ô trong việc mua ụ nổi 83M.
Ụ nổi 83M do Công ty Nakhodaka (Liên bang Nga) sở hữu,
được Nhật Bản sản xuất từ năm 1969, đã quá tuổi được nhập khẩu tàu biển theo
quy định của Việt Nam, hỏng hóc và han rỉ. Tuy nhiên, ông Dũng vẫn chỉ đạo cấp
dưới phải làm thế nào để nhập khẩu được và phải nhập từ Công ty AP (Singapore), mà
không được nhập trực tiếp từ Công ty Nakhodaka. Công ty AP chỉ là nhà môi giới.
Giữa Công ty AP và ông Dũng đã thỏa thuận ăn chia, lại quả 20%.
Sau đó, Công ty AP ký hợp đồng mua ụ nổi này từ Công
ty Nakhodaka với giá 2,3 triệu USD rồi bán lại cho Vinalines với giá 9 triệu
USD. Hợp đồng mua bán thể hiện điều khoản ăn chia số tiền bán ụ nổi, Công ty
Global Success (công ty môi giới của Liên bang Nga) được hưởng 4,334 triệu USD
và một bên thứ 3 do Global Success chỉ định được hưởng số tiền 1,666 triệu USD.
Sau đó số tiền này được chuyển về tài khoản Công ty Phú Hà.
Vì sao Công ty Phú Hà lại được nhận 1,666 triệu USD?
Thực chất, để thực hiện được việc chuyển tiền lại quả về Việt Nam, Công ty AP
và Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines
đã bàn bạc và thống nhất lập một pháp nhân mới (Công ty Phú Hà) để nhận tiền.
Đồng thời, lập khống hợp đồng liên doanh đầu tư điểm thông quan nội địa ICD và
Công ty AP góp vốn 1,666 triệu USD. Có được hợp đồng này, số tiền 1,666 triệu
USD mới chuyển được về Việt Nam.
Sau khi tài khoản của Công ty Phú Hà nhận được số tiền
1,666 tỷ USD, bà Trần Thị Hải Hà, em gái Trần Hải Sơn đã chuyển toàn bộ 28,1 tỷ
đồng cho anh trai. Ông Trần Hải Sơn đã đưa cho ông Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng
(đưa 2 lần), ông Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng (đưa 3 lần), đưa cho Trần Hữu Triều,
Tổng giám đốc Vinalines 340 triệu đồng, còn lại Sơn sử dụng chi tiêu cá nhân và
cho bà Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng.
Như vậy, với hành vi trên, Dương Chí Dũng và đồng sự
đã lấy 6,7 triệu USD (tương đương 113 tỷ đồng) của Nhà nước biếu cho nước ngoài
để được lại quả 1,666 triệu USD (tương đương 28,1 tỷ đồng).
(Theo Kiến thức.net)
Tiên sư triết học
Võ Miêu
Cách nay khá lâu rồi, khi ông Đào Đình Bình
buộc lòng phải rời khỏi ghế bộ trưởng Bộ giao thông vận tải có phát biểu một
câu khá chí lí, rằng thì là bất kì ai lên làm bộ trưởng cũng sẽ mắc phải khuyết
điểm như tôi, không thể khác được. Ông ta đổ lỗi hết cho hệ thống chính trị, cơ
chế chính sách của Nhà nước, mà không hề nhận trách nhiệm gì về mình. Đến những
thế hệ kế nhiệm ông Bình sau này cũng thế, vẫn theo vết xe đổ của người đi
trước và tội lỗi thì ngày càng trầm trọng hơn mà chẳng ai bị truy cứu trách
nhiệm.
Bây giờ lại có người đề xuất ý kiến phải tìm ra kẻ đứng đằng sau chỉ đạo
Dương Chí Dũng, cụ thể là ông Vũ Mão, người đã đọc bản điếu văn trong đám tang
trung tướng Trần Độ khiến nhiều người căm phẫn, tạo vết nhơ trong lịch sử. Có
thể từ kinh nghiệm bản thân mà ông Vũ Mão nói ra điều tâm huyết ấy. Nên nhớ
rằng, việc chống tham nhũng ở nước ta luôn luôn có rất nhiều vùng cấm, để bảo
vệ chế độ, bảo vệ cán bộ.
Chả thế mà có một ông to bự trong bộ máy lập pháp đã
nói một câu xanh rờn rằng cứ đem chặt chém, thì bầu làm sao cho kịp, lấy đâu ra
cán bộ làm việc. Nội hàm câu nói này khẳng định một điều cán bộ của đảng quá
nhiều người phạm tội lỗi, đem “chặt chém” là không thể được. Rồi lại có ông bảo
rằng trước đây là một con sâu, bây giờ là một bầy sâu tham nhũng. Chả ông nào
nói sai cả.
Mới đây, ngài tổng bí thư đảng còn có một phát ngôn cực hay, cực
chí lí, thể hiện sự uyên bác của một bậc trí giả đại trí, đại nhân, đại dũng : “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối
lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. (theo báo Tiền Phong)
Thế là quá rõ. Đến con nít cũng phải hiểu câu này, rằng thì
là tại đất Phật còn có chuyện hối lộ, tham nhũng thì ở cái nước Việt Nam XHCN
này, tham nhũng chả là cái đinh gì! Bình tĩnh, sáng suốt, tỉnh táo, có cái nhìn
“khoa học và biện chứng” có nghĩa là… ĐỪNG CÓ LẤY GẬY CHỐNG TRỜI! Đó là thông
điệp chủ đạo toát ra từ câu này. Ô hô, một phát biểu tuyệt hay, không thể chê
vào đâu được, hay đến thế là cùng, tiên sư bố… triết học! Lời phát biểu này
vang xa bốn cõi, làm nức lòng các quan cả tham lẫn chưa tham!
Lại nói về vụ Dương Chí Dũng.
Hãy yên tâm đi! Không ai dám động đến chân lông những kẻ đứng đằng sau giật
giây hắn đâu. Mọi việc hiện đang rất đúng “quy trình” đấy. Đơn giản thôi, không
có tam quyền phân lập thì người Được Tham Nhũng đứng ra xử tội kẻ Bị Tham
Nhũng! Ô hô!
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
PHEN NÀY THÌ “CUNG” GÃY?
* MINH DIỆN
Chưa có vụ kiện tụng nào được quan tâm giải quyết
rốt ráo như vụ Huỳnh Uy Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại
Nam
tố cáo Lê Thanh Cung, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương .
Ngày 21-10-2013, ông Dũng gửi đơn tố cáo ông
Cung dùng “lệ” thay luật, ngâm hồ sơ, kéo dài
phê duyệt bản đồ quy hoạch 1/500 Khu công nghiệp Sóng Thần 3, khiến công ty ông không
xây được nhà ở trên diện tích
61,4 héc ta trong khi đã thu tiền “gióp vốn” cùa công nhân viên.
Chưa đầy nửa
tháng sau, Văn phòng chính phủ đã có văn bản số 9329/VPCP-VI, gửi Thanh tra
chính phủ, Bộ xây dựng, Bộ tài nguyên và môi trường, “ yêu cầu thực hiện ý kiến
chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc , kiểm tra làm rõ nội dung đơn tố
cáo của ông Huỳnh Uy Dũng , đề xuất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp
luật, báo cáo Thủ tướng kết quả trong tháng 12 -2013”. Ngay sau đó, các cơ quan
ngôn luận vào cuộc, hàng trăm bài báo giấy, báo hình, báo mạng đồng loạt lên tiếng , đài truyền hình trung
ương VTVI tổ chức hẳn một cuộc tọa đàm bảo vệ Huỳnh Uy Dũng.
Nhìn sự nhiệt tình thái quá như vậy cảm thấy đắng lòng khi nghĩ đến những người nghèo đi khiếu nại, tố cáo. Ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, suốt 10 năm trời gõ hết cửa trên cửa dưới kêu oan mà các cửa cứ im ỉm đóng! Cụ Nguyễn Xuân Ngữ , một cựu chiến binh, một cán bộ hưu trí và là con liệt sỹ, ở Quận 9, viết hàng chục lá đơn gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Thủ tướng tố cáo Lê Hoàng Quân , chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tham nhũng, ức hiếp nhân dân, vẫn chưa được ai xem xét giải quyết. Ông Nguyễn Trường Chinh ở Hải An, Hải Phòng, 5 năm qua, nhiều lần cắn ngón tay lấy máu viết đơn kêu oan cho đứa con tử tù. Bà mẹ Việt Nam anh hùng hơn trăm tuổi Đồng Thị Minh, biệt danh “ Bà mẹ Đức Phổ” ở Quảng Ngãi, hơn mười năm lặn lội tìm công lý, giờ cận kề cái chết vẫn chưa giải được nỗi oan tan cửa nát nhà...
Nhìn sự nhiệt tình thái quá như vậy cảm thấy đắng lòng khi nghĩ đến những người nghèo đi khiếu nại, tố cáo. Ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, suốt 10 năm trời gõ hết cửa trên cửa dưới kêu oan mà các cửa cứ im ỉm đóng! Cụ Nguyễn Xuân Ngữ , một cựu chiến binh, một cán bộ hưu trí và là con liệt sỹ, ở Quận 9, viết hàng chục lá đơn gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Thủ tướng tố cáo Lê Hoàng Quân , chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tham nhũng, ức hiếp nhân dân, vẫn chưa được ai xem xét giải quyết. Ông Nguyễn Trường Chinh ở Hải An, Hải Phòng, 5 năm qua, nhiều lần cắn ngón tay lấy máu viết đơn kêu oan cho đứa con tử tù. Bà mẹ Việt Nam anh hùng hơn trăm tuổi Đồng Thị Minh, biệt danh “ Bà mẹ Đức Phổ” ở Quảng Ngãi, hơn mười năm lặn lội tìm công lý, giờ cận kề cái chết vẫn chưa giải được nỗi oan tan cửa nát nhà...
Ôi, nhiều lắm ! Hàng
ngàn dân oan mòn mỏi
chờ đợi hết ngày này qua ngày khác ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng , Hà
Nội, hoặc đường Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh chung số phận ấy.
Tôi bỗng nhớ đến những truyện trong “Tấn trò đời”
của Honere’ de Balzac và “Cái răng con chó nhà tư bản” cùa Nguyễn Công Hoan. Thì ra ở
đâu, thời nào , người giàu bao giờ cũng gần
công lý gấp vạn lần người nghèo!
Đại gia Huỳnh Uy Dũng
sau khi
công bố cho cà thế giới biết việc chuyền giao toàn bộ tài sản ngàn
tỉ cho quý tử vừa tròn một tuổi, liền đâm đơn kiện Lê
Thanh Cung, và chỉ cần khoảnh khắc là kéo được cả các cơ quan công
quyền lẫn công luận
vào cuộc . Nhất hô bá ứng dễ như trở bàn tay! Bên cạnh Huỳnh Uy Dũng
, vợ ông, bà Nguyễn Phương Hằng cũng chả kém. Vụ bà Hằng kiện người
chồng cũ là Trần Văn Thìn đã được cơ quan An ninh điều tra Bộ công an
và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệt tình giúp đỡ .
Đến
nay, bà Hằng đã “ hạ nốc ao ” người chồng
cũ, ông Dũng cũng đang sắp cho chủ tịch Bình Dương “ đo ván”.
Huỳnh Uy Dũng tố cáo Lê Thanh
Cung dùng “lệ” thay “luật” bóp chết doanh nghiệp. Ông nói
: “ Tôi là một doanh nghiệp 30 năm có năng lực tài chính và hiểu biết pháp luật”
nhưng “ đã chịu sự sắp đặt của một số
người của tỉnh nhiều năm nay , may mà
tôi còn sống sót sau nhiều mưu đồ thôn tính tài sản của tôi”. Ông
Dũng cho biết : “ Tôi đã làm hết tất cà tuồi thanh xuân để có một Đại Nam Văn Hiến cống hiến cho đời. Và
tài sản tôi đã di chúc cho con trai tôi để làm việc thiện, tôi chẳng có gì để
còn và để mất”.
Vì vậy
Huỳnh Uy Dũng nghiễm nhiên trở thành một người vô sản vùng lên tranh đấu. Ông nói :
“ Tôi thay mặt cho các doanh nghiệp đã bị phá sản, chưa phá sản, sắp phá
sản bởi cái “lệ” có hệ thống ngầm! Cái lệ
ở Bình dương nói riêng cà nước nói chung. Cái lệ được ban hành trên cà luật cùa Quốc hội!”
Cái lệ ấy kinh khủng đến mức, như ông Dũng khẳng định : “ Tôi dám chắc , giỏi như
Bill Gate ở Mỹ qua Việt Nam
cũng chết ví cái lệ đó”...(Nguồn Dân Việt, VTC New, Lao Động)
Huỳnh
Phi Dũng chưa cho biết cái “ lệ” đó thế
nào , hệ thống ngầm ra sao, và ai ban
hành nó trên cả luật của Quốc hội? (Chắc
chắn các cơ quan điểu tra phải làm rõ,
vì đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, ảnh hưởng đến cả hệ thống chính trị
và chính sách của đảng nhà nước)
Về phần mình, Lê Thanh Cung đã “phản pháo” Huỳnh Uy Dũng quyết liệt.
Ông Cung cho rằng, Huỳnh Uy Dũng đã phân lô bán nền ở khu công
nghiệp Sóng Thần 3, thu 410 tỷ đồng là sai quy định, vì “ Theo luật không cho phép xây dựng khu dân cư
trong khu công nghiệp. Dưới luật có hai nghị định khẳng định vấn đề này là Nghi
định số 36 và Nghị định số 29 . Bộ trưởng
và Thủ tướng cũng không ký được!” Ông Cung nói : “ Ông Dũng làm không đúng cho nên
tôi có quyền từ chối. Ông Dũng là một doanh nghiệp bình thường lại đề nghị một
vị chủ tịch tỉnh làm trái pháp luật thì làm sao nổi ?” Vị chủ tịch tỉnh này thẳng thừng nói với báo
giới : “ Ông Dũng nó bậy, tự bịa đặt, và lừa đảo!” ( Nguồn báo Lao
Động)
Người ta nói cháy nhà mới ra mà chuột quả
không sai. Từ khi Bình Dương “trải thảm đỏ đón các nhà đẩu tư” tỉnh này nổi như cồn về tăng trưởng kinh tế và ổn định
chính trị. Không ngờ bên trong cái tấm thảm hoa hoét
ấy lại nhiều gai góc, rận rệp ...
Huỳnh Uy Dũng,
từng chủ tịch Hội doanh nghiệp Bình Dương, Đại biểu Quốc hội, một “Doanh
nhân có tâm, có tầm” hóa ra chỉ là một tay “ nói bậy bạ, tự bịa đặt, lừa đảo”.
Thì đây, lời đương kim chủ tịch Lê Thanh
Cung : “ Ông Dũng sống được là nhờ xương máu của tỉnh Bình Dương. Nhờ đảng bộ,
chính quyến tỉnh Bình Dương ông Dũng mới có tài sản như ngày nay, chứ ông Dũng
tài ba gì?”
Báo VnExprees, Tuổi trẻ, Tiền
Phong, vạch ra rằng “ Hàng trăm tỷ đồng
của nhà nước rơi vào tay Huỳnh Phi Dũng” và “Gia đình Huỳnh Phi Dũng có khu
công nghiệp riêng”. Cái ghế đại biểu Quốc
Hội cùa Huỳnh Phi Dũng cũng bị Lê Thanh Cung nói huỵch toẹt ra : “ Là đại biểu Quốc hội nhưng bị người ta gạt
ra rồi! Chỉ hơn một nhiệm kỳ là người ta
cho ra, không còn nữa!”
Trái lại, đương kim
chủ tịch tỉnh này cũng chả hay ho gì . Báo Dân Việt, Lao Động ,
Vietnamnet ... đã
phanh phui đồn điền cao su trăm mẫu , trị
giá hơn trăm tỷ, và biệt thự khủng của Lê
Thanh Cung. Nhiều tờ báo mạng bật mí về nhóm lợi ích của ông
này với đủ ngón tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, ăn chơi sa đọa. Trên
trang Maithanhhai. blogsapot, kể lại chuyện Lê Thanh Cung đi “Công tác
Trường
sa” như
sau : “ Suốt ngày nhậu nhẹt. Toàn rượu ngon mồi thửa mang từ Bình Dương
, chất đầy trong xe ca 40 chỗ. Các ca sỹ
, diễn viên , nhạc công trong Đoàn ca nhạc của tỉnh , chả kể sáng chiều,
vác loa ra hành lang tập luyện hát múa oang
oang, như bắt người nghe phải nhảy” . Nhưng sau mấy ngày ăn chơi nhày
nhót ở đất liền
như vậy, cái “Đoàn công tác Trường Sa” do phó bí thư , chủ tịch Bình
Dương dẫn đầu ấy
không ra Trường Sa thăm chiến sỹ, mà bỏ
về khi đã có lịch ra đảo. Mai Thanh Hải
viết : “ Từ lãnh đạo Quân chủng đến Vùng, thi nhau thuyết phục : Có
lịch phê duyệt từ
chính phủ xuống Bộ , Quân chủng rồi, anh đợi một, hai ngày nữa, thời
tiết tốt xuất phát!
Nhưng chủ tịch vẫn ngúng nguẩy : Hông! Tôi phài zìa để mấy
ngày nữa đi Nhựt Bổn!”
Ôi nhân cách một ông chủ tịch tỉnh!
Bà Nguyễn Phương Hằng đã tặng 362 ha cao su,
trị giá 170 tỷ ở Bình Phước , vừa đòi lại từ người chồng cũ, cho cán bộ chiến sỹ Trường Sa. Việc làm ấy được
một số tờ báo tôn vinh là “Nghĩa cử cao cả!”
Cái “ Nghĩa cử cao cả” ấy là một
đòn giáng mạnh vào “Chuyến đảo ngũ” khỏi Trường Sa của Lê Thanh Cung , và phen
này thì “ cung” ...gãy!
Điều tôi
muốn nói thêm là, giá như những ông Nguyễn Thanh Chấn, Nguyễn Trường
Chinh, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Ngữ , Mẹ Việt Nam Anh hùng Đồng Thị Minh và
hàng ngàn dân oan được các cơ quan công quyền và công luận quan tâm như đối với
Huỳnh Uy Dũng,thâm chí chỉ cần bằng một phần trăm thôi, thì xã hội ta đã bớt đi rất nhiều sự bức xúc.
M D
Lại quả và tham nhũng
(PetroTimes) - Lại quả suy cho cùng chính là sự cộng tác, phối hợp làm ăn của nhóm lợi ích.
Năng lượng Mới số 283
Lại quả - một thủ tục trong lễ ăn hỏi (lễ đính hôn) là một nghi thức
trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông
báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ khi giai đoạn quan trọng trong
quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai và
chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được
nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sẽ gả con gái cho
nhà trai và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng
chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ và xóm làng.
Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn
dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý
mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Trong một chừng
mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: xin đóng góp
một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên,
điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ
dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới. Nhà gái nhận lễ rồi đặt
một phần lên bàn thờ gia tiên.
Xét xử vụ đại án tham nhũng Dương Chí Dũng ở Vinalines
Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái lại quả (chuyển
lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người
thân.
Gốc gác nguyên do lại quả chỉ có vậy, thế mà bây giờ lại quả bị biến
tướng thành cách thức tham nhũng chắc ăn của các nhóm lợi ích.
Vụ bà Đinh Thị Tâm, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vật liệu và đầu
tư M-Vidifi đòi đối tác chia phần hậu hĩnh trong hợp đồng cung cấp vật
liệu thi công một số hạng mục thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng là một ví dụ về lại quả. Con đường làm chưa xong mà đã có người sa
vòng lao lý.
Theo một phần nội dung của bản cáo trạng, trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao, Đinh Thị Tâm đã lợi dụng chức Phó chủ tịch HĐQT Công
ty M-VIDIFI, Trưởng BQLDA, đồng thời là cổ đông đại diện chủ sở hữu
phần vốn góp 38,89% vào Công ty M-VIDIFI khi tham gia việc chọn, đàm
phán với đơn vị cung cấp vật tư cho công trình và thương thảo các điều
khoản trong hợp đồng mua, bán vật liệu để thi công đường cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng.
Mặc dù Đinh Thị Tâm biết Công ty M-VIDIFI được quyền ký hợp đồng mua
vật liệu, với giá thấp hoặc bằng giá vật liệu đã được HĐQT Tổng Công ty
VIDIFI phê duyệt, nhưng trước khi đàm phán hợp đồng với Công ty CPTM và
Vận tải Hồng Phúc, Tâm biết Mai Công Toàn (Giám đốc Công ty CPTM và Vận
tải Hồng Phúc) đã chào giá thấp hơn giá hợp đồng, nhưng Tâm không báo
cáo HĐQT, Giám đốc và các thành viên góp vốn khác biết để giảm thiệt hại
cho Công ty M-VIDIFI mà đã cùng Toàn thỏa thuận, thống nhất nâng giá
vật tư như đã nêu trên. Tâm được ông Toàn cho biết, sẽ trích lại cho
Công ty M-VIDIFI 53.000 đồng/m3 cát vàng; 10.000 đồng/m3 cát đen hạt thô; 5.000 đồng/m3 cát đen lấp nền; 42.000 đồng/m3
đất đắp bao. Sau đó, Tâm đồng ý ủng hộ chủ trương ký kết thực hiện hợp
đồng với công ty này. Tâm đã nhận từ ông Mai Công Toàn 3,5 tỉ đồng. Ngày
17/12/2011, khi Mai Công Toàn đưa 768 triệu đồng cho Tâm thì bị cơ quan
Cảnh sát điều tra - Bộ Công an bắt quả tang. Vụ lại quả này gây thiệt
hại cho Công ty M-VIDIFI số tiền 4,268 tỉ đồng. Đầu tháng 7/2013, TAND
TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Đinh Thị Tâm 4 năm
tù.
Trong vụ “đại án” tham nhũng của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục
Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines vừa xét xử ngày 12/12, tội danh
“lại quả” đã hiện hình rõ nét khi Dũng và đồng phạm tham ô tiền tỉ.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, mặc dù chưa được Chính phủ phê duyệt
và Bộ Giao thông Vận tải chưa bổ sung dự án nhà máy sửa chữa tàu biển
phía nam, nhưng HĐQT Vinalines vẫn ra nghị quyết giao cho Tổng giám đốc
Mai Văn Phúc triển khai xây dựng. Ngày 3/5/2007, ông Phúc ký quyết định
thành lập ban quản lý dự án do Trần Hữu Chiều làm Trưởng ban, Sơn làm
Phó trưởng ban.
Theo quy định, dự án có vốn đầu tư trên 1.000 tỉ đồng thuộc thẩm quyền
của Chính phủ nhưng ông Dũng vẫn ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu
tư dự án nhà máy với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỉ đồng, trong đó có hạng
mục lắp đặt một ụ nổi sức nâng 15.500 đến 27.000 tấn.
Quá trình tổ chức chào hàng cạnh tranh, lựa chọn nhà thầu cung cấp ụ
nổi, Vinalines không thông báo mời thầu nhưng có 2 công ty gửi thư chào
bán. Cụ thể, Công ty AP chào bán ụ nổi Dock No 83M sản xuất năm 1965 tại
Nhật Bản.
Vinalines khảo sát đều biết Công ty AP chỉ là công ty môi giới. Ụ nổi
đã bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng
phân cấp từ năm 2006. Công ty Nakhodka đưa ra giá để đàm phán dưới 5
triệu USD.
Khi nghe đoàn khảo sát báo cáo lại, Tổng giám đốc Phúc chỉ đạo: “Thôi
thì các ông cứ về hoàn thiện báo cáo bằng văn bản để mua được ụ nổi 83M
này qua Công ty AP”. Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng cũng chỉ đạo tương tự.
Cuối cùng, một bản báo cáo khảo sát tình trạng kỹ thuật của ụ nổi 83M
được lập ra nhưng bỏ qua chi tiết hỏng hóc, không hoạt động được để nhằm
mục đích mua được ụ nổi theo tinh thần của ông Dũng và ông Phúc. Từ
17/3/2008 đến 13/6/2008, Vinalines đã chuyển đủ 9 triệu USD cho AP để
mua ụ nổi.
Khi thông quan tại cảng Vân Phong (Khánh Hòa), kiểm tra thực tế thấy ụ
nổi đã hư hỏng, cũ nát, nhiều thiết bị không hoạt động được, ụ bốc mùi
hôi thối... không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng một số cán bộ hải quan
không ghi vào biên bản mà ghi theo kê khai của Vinalines.
Cơ quan giám định xác định, việc ông Dũng và 9 đồng phạm cố ý làm trái
trong việc lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam,
thanh toán mua ụ nổi đã khiến Nhà nước phải chi hơn 525 tỉ đồng. Sau khi
trừ đi các chi phí hợp lý, tổng tiền gây thiệt hại được xác định là
trên 366 tỉ đồng. Theo cáo trạng, tiền thuê vận chuyển ụ nổi cũ nát 43
năm tuổi về Việt Nam bằng tàu nâng nặng nhiều hơn gấp đôi chi phí mua.
Cũng theo Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội, từ thương vụ mua ụ nổi trên,
các bị cáo Dũng, Phúc, Sơn, Chiều đã tham ô hơn 28 tỉ đồng là tiền “lại
quả” từ Công ty AP.
Sau khi Công ty AP chuyển tiền, Sơn đã nhờ em gái rút số tiền 28 tỉ
đồng, sau đó Sơn đã đưa cho Dương Chí Dũng 10 tỉ đồng tiền lại quả. Tại
tòa, bị cáo Sơn cũng đã khai nhận đưa cho Mai Văn Phúc 10 tỉ đồng, được
chia làm 3 lần. Bị cáo khai khi Phúc nhận tiền có nói cảm ơn em.
Kết cục được báo trước dành cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc đã bị đề nghị án tử hình.
Chỉ kể ra hai vụ lại quả tiền tỉ để thấy rằng, lại quả suy cho cùng
chính là sự cộng tác, phối hợp làm ăn của nhóm lợi ích. Nếu không có
việc nâng giá vật tư, sản phẩm sẽ không có lại quả 4,2 tỉ đồng. Để có
tiền lại quả 28 tỉ đồng, Dương Chí Dũng và đồng bọn chấp nhận mua ụ nổi
83M sắt vụn gây thiệt hại cho ngân sách 339 tỉ đồng.
Thế là lại quả từ một mỹ tục trở thành hành vi tội phạm của tham nhũng.
Bảo Dân
Những quy định “oái oăm” năm 2013
GiadinhNet - Hơn 3 vạn văn bản quy phạm pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương được đánh giá là… trái luật trong hội nghị của Bộ Tư pháp hôm 30/11 tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND.
|
Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng đã từng khiến dư luận “sôi sùng sục”. Ảnh: Việt Nguyễn.
|
Thực trạng này có thể thấy rõ qua nhiều nghị định,
thông tư (dự thảo hoặc chính thức) với các quy định “phá sản” khi thực
thi hoặc thiếu khả thi trong năm 2013 mà Báo GĐ&XH bình chọn dưới
đây.
Yên tâm đội… mũ rởm
Cũng trong lĩnh vực giao thông, Thông tư liên tịch số
06 giữa các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, GTVT ký
ngày 28/2 đã khiến dư luận một phen xôn xao với quy định cho phép các
lực lượng chức năng xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi
tham gia giao thông. Như vậy, quy định này đương nhiên “bắt” người dân
phải có trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ đủ để nhận biết thật – giả
khi mua mũ bảo hiểm, nghĩa là làm thay một phần việc của… quản lý thị
trường.
Tuy nhiên, trước sức “nóng” của công luận và các
chuyên gia, Bộ Tư pháp sau đó đã lên tiếng khẳng định, Thông tư 06 phải
tạm dừng và chưa thể có hiệu lực từ ngày 15/4 như dự kiến vì căn cứ xử
phạt người đội mũ bảo hiểm rởm là thiếu thuyết phục. Bởi hiện nay việc
quản lý nhà nước từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, bán mũ bảo hiểm
chưa tốt. Trong khi đó, nhiều loại mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm,
mũ giả, mũ không đúng tiêu chuẩn... người dân rất khó phát hiện, phân
biệt, thậm chí là rất khó đối với cả lực lượng cảnh sát giao thông.
Quán cóc ngập khói thuốc
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ
15/8 với nội dung đáng chú ý là sẽ khó mà tìm được một hàng quán vỉa hè
nào ở các tỉnh, thành đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thuốc lá mà loại
quán cóc này lại là “đặc trưng văn hóa” khó thay đổi nhất của Việt Nam.
Cụ thể, người bán lẻ thuốc lá phải: Thương nhân có đăng ký ngành nghề
kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; có địa điểm kinh doanh cố định, địa
chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy
định; diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ
3m2 trở lên; có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh
nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; phù hợp với quy hoạch hệ thống mạng
lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như
vậy, quy định tưởng chừng rất hữu ích, tốt đẹp cho sức khỏe con người đã
không thể được hiện thực hóa.
Đô la vẫn là quà tặng
Ngân hàng Nhà nước cũng hâm nóng dư luận với dự thảo
Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Điểm nổi bật
của dự thảo này phải kể đến quy định dự kiến cấm cá nhân cho - tặng
ngoại tệ lẫn nhau và cấm người nước ngoài gửi tiết kiệm ngoại tệ tại
Việt Nam. Nhưng, sau một tuần lấy ý kiến và nhận quá nhiều ý kiến phản
đối, ngày 6/11, Ngân hàng Nhà nước lại thừa nhận quyền cho, tặng ngoại
tệ tiền mặt của các cá nhân. Dù ban soạn thảo cho rằng mục đích chính
của việc cấm cho tặng là nhằm chống đôla hoá, hạn chế các tiêu cực phát
sinh, song cũng thừa nhận có nhiều ý kiến lo ngại tác động xấu tới thu
hút kiều hối và hạn chế quyền chính đáng của người dân.
Quyền được nhìn lần cuối
Một quy định khá kỳ quặc nữa trong Nghị định 105 về
tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà Bộ VH,TT&DL chủ trì
soạn thảo là “linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia
đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” với lập luận “để
tránh việc nhìn vào thi thể đã để mấy ngày, tránh ảnh hưởng đến môi
trường, sức khỏe người dự tang lễ”. Một việc làm rất riêng tư, truyền
thống và thiêng liêng liên quan đến quyền được nhìn mặt lần cuối người
đã khuất, lại được đưa vào khuôn khổ pháp luật khiến Nghị định này bị
dư luận phản đối trước khi bị các cơ quan chức năng khác kiến nghị hủy
bỏ quy định trên.
Việt Nguyễn
Đừng để truyền thông 'lề trái' giễu 'lề phải'
"Việt Nam vẫn ở trong tình trạng có
cơ quan quản lý nhà nước đứng ra để công nhận kết quả của các cơ sở giáo
dục, tôi nghĩ là không đúng. Tôi nghĩ là đã đến lúc nên xác định phạm
vi quản lý nhà nước nên xác định dừng ở đâu" - Ông Nguyễn Sỹ Cương nêu
quan điểm.
LTS: Trong những ngày cuối năm 2013, Tuần Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến cùng các khách mời để tìm ra những điểm hạn chế, các thách thức đang tồn tại và đề xuất giải pháp, hướng đi cho năm tới 2014.
Tham gia buổi tọa đàm có ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội; ôngLê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) vàông Nguyễn Trần Bạt, Luật sư, chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Công ty tư vấn InvestConsult Group.
Tiếp theo phần 1 và phần 2 chúng tôi xin giới thiệu phần 3 cuộc tọa đàm.
Nhân dân phải biết rõ Đảng muốn gì
Nhà báo Hoàng Hường: Như ở các phần trước chúng ta đã trao đổi, xin mời các vị khách tiếp tục đề xuất các việc cần làm ngay cho năm 2014?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Cũng giống với việc chúng ta phổ biến chủ trương và chính sách của Đảng và phổ biến những giá trị phổ quát của nhân loại là hai mục tiêu hết sức quan trọng của hệ thống truyền thông.
Có thế thì trí tuệ của nhân dân mới cân bằng. Nhân dân biết rõ Đảng đang nghĩ gì, muốn gì và có thể làm gì, để không đưa ra các đề nghị vượt quá khả năng của Đảng và Nhà nước bởi nhiều khi người dân không biết chỗ nào là giới hạn khả năng quản lý của Nhà nước. Cả ý muốn của Đảng cũng là một đối tượng nhân dân cần phải được tham khảo, phổ biến nó phải phổ biến rành mạch, nghiêm túc, đúng đắn.
Hiện nay hệ thống truyền thông chính thống đã nhường chỗ cho một hệ thống truyền thông khác không chính thống phổ biến và thậm chí chế giễu chủ trương và chính sách của Đảng, đấy là một lỗi khổng lồ.
Hệ thống truyền thông chính thống cần phải phổ biến những phổ quát. Ví dụ, quyền con người là một là phổ quát, bảo vệ bí mật cá nhân là một phổ quát, chính là làm cho trí tuệ của nhân dân nảy nở, mới có thể phán xét hay hưởng ứng một cách có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng.
Ông Lê Quang Bình:
Tôi rất đồng ý với ông Nguyễn Trần Bạt ở chỗ truyền thông của chúng ta
phải rất cân bằng và thực tế. Nếu không truyền thông chính thống sẽ bị
đe dọa bởi truyền thông phi chính thống ở trên mạng, khi Internet trở
thành phổ biến thì càng ngày càng có thêm quyền lực.
Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh là những chủ trương, chính sách làm thế nào để cho hấp dẫn với người dân, ngoài nội dung thì cách thức để phát triển những chính sách rất quan trọng.
Tôi
thấy rằng Việt Nam ngày càng muốn đẩy mạnh sự tham gia của người dân
trong quá trình xây dựng chính sách, nhưng dường như nó vẫn đang còn
thiếu một cái gì đó cho những chương trình rất cụ thể. Ví dụ mình hay
nói là vì kỹ thuật quá nên nếu có tham vấn thì người dân cũng không biết
như chương trình liên quan đến thuỷ điện.
Những hành động để minh bạch hóa những chương trình chính sách sẽ làm cho người dân tin vào những chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước hơn rất nhiều. Khi người ta có thông tin đúng, thông tin đầy đủ thì khi tiếp nhận những luồng thông tin khác, có thể trái chiều và khác biệt người ta vẫn vững tin về những thông tin mình biết.
Ông Nguyễn Sỹ Cương: Đây là một câu hỏi rất lớn. Hiến pháp cũng như các luật nói chung, trong đó có Luật đất đai chỉ đưa ra những nguyên tắc chung là chính. Còn để đi được vào cuộc sống thì phải được thể chế hóa ra ở các văn bản luật và dưới luật.
Ví dụ như vấn đề quyền con người phải được thể chế hóa theo rất nhiều luật, trong cả hệ thống pháp luật. Quyền con người phải thể hiện ở trong những quy định cụ thể, chứ ở trong Hiến pháp chỉ quy định nguyên tắc chung.
Trong thời gian sắp tới việc quan trọng là Quốc hội phải giám sát các cơ quan chức năng triển khai xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với các chế định mới trong Hiến pháp. Chừng nào hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ thì Hiến pháp mới thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống.
Xin nói một chút về công việc về hội và tổ chức phi chính phủ. Thực ra vai trò của các tổ chức phi chính phủ không thể phủ nhận, đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho công tác quản lý nhà nước rất tốt.
Ở nước mình vai trò của hội chưa đạt được do nhiều nguyên nhân. Còn việc xây dựng luật về hội như anh Bình kiến nghị thực tế đã đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH đến mấy khóa rồi, nhưng cuối cùng cứ làm một hồi rồi lại không thông qua được. Tôi cũng chia sẻ là xây dựng luật về hội là cực kỳ khó.
"Vừa yêu nhau vừa cảnh giác"
Nhà báo Hoàng Hường: Độc giả Nguyễn Lan Anh vừa gửi đến Tuần Việt Nam câu hỏi: những ngày cuối năm này, chúng ta náo nức về kết quả PISA. Nhưng trong năm hàng nghìn học sinh - sinh viên chen nhau đi ăn mấy miếng sushi, và rất nhiều người dân tham gia hôi bia trong một vụ tai nạn làm cho hình ảnh người dân Việt Nam rất xấu xí.
Câu hỏi là học sinh chúng ta giỏi để làm gì ở mấy cuộc thi nào đấy, nhưng về những vấn đề dân trí, văn minh cơ bản lại có vấn để? Chuyện gì đang xảy ra ở đây?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta chớ ảo tưởng có thể giải quyết triệt để bất kể vấn đề gì, nhưng phải giải quyết vấn đề về sự chênh lệch giữa học và làm, giữa học để thi thật giỏi với việc trở thành một người công dân có thể sống và tồn tại được. Tôi nghĩ đấy là một trong những vấn đề căn bản nhất của khái niệm gọi là cải cách giáo dục.
Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo, các cơ quan chuyên trách về mặt giáo dục cần phải chuẩn bị để đối phó đối với những mâu thuẫn xảy ra giữa một số tiêu chuẩn của thể chế chính trị với cải cách giáo dục trong quá trình triển khai nghị quyết trung ương VIII.
Tôi lấy ví dụ chương trình của chúng ta về chính trị quá nặng, quan niệm về thế giới cũng vẫn còn bảo thủ, tư duy thù địch vẫn tồn tại.
Nhiệm vụ của con người là yêu nhau, còn nhiệm vụ của người Việt Nam là vừa yêu nhau vừa cảnh giác. Khi chúng ta cảnh giác thì chúng ta giảm bớt nồng độ của tình yêu, và do đó tình yêu ít hiệu quả. Phân tích cảnh giác và tình yêu cái gì đem lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế và phát triển con người Việt Nam nhiều hơn là nhiệm vụ của phân tích chính trị.
Tôi không khẳng định cái gì đúng mà tôi đề nghị phân tích lợi ích mà con người có được trong quá trình cân đối giữa tình yêu và sự cảnh giác.
Nhà báo Hoàng Hường: Ông Cương nghĩ thế nào về sự cân đối giữa "tình yêu và sự cảnh giác"mà ông Nguyễn Trần Bạt đưa ra?
Ông Nguyễn Sỹ Cương: Tôi nghĩ ông Nguyễn Trần Bạt đã đưa ra một cách so sánh khá hài hước. Liên quan đến vấn đề giáo dục thì tôi nhìn ở một góc độ hơi khác, nhất là câu hỏi của độc giả nói về chuyện tại sao chỉ số PISA của Việt Nam thì rất cao mà trong thực tế VN đã đạt được rất nhiều thành tựu nhưng trong xã hội thì vẫn xảy ra những hiện tượng hôi của hay như việc khác nữa làm cho hình ảnh xã hội trở nên rất xấu xí.
Hai cái đó rất khác nhau, bởi vì trong một đất nước có số lượng dân số lớn như Việt Nam, trong số 90 triệu dân thì số đạt được thành tựu cao trong khoa học và giáo dục vẫn là số ít.
Lý giải cho việc hôi của hay những sự kiện mang tính số đông, thể hiện văn hóa không cao có lẽ do giáo dục đỉnh cao mới chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định mà thôi, ngay giáo dục ở thành phố và giáo dục ở nông thôn đã khác nhau chứ với vùng sâu, vùng xa thì khác hẳn nhau, khác nhau xa nhiều lắm.
Theo tôi biết chủ trương về đổi mới giáo dục để được Hội nghị trung ương VIII là một cuộc rất vất vả, phải trình ra đến hai hội nghị TW, Hội nghị TW VII chưa thông qua được, cuối cùng là phải chỉnh sửa, xem xét lại và điều chỉnh mới được thông qua tại Hội nghị trung ương VIII. Điều đó thể hiện sư quan tâm của Đảng đối với giáo dục.
Ở Việt Nam vẫn ở trong tình trạng có cơ quan quản lý nhà nước đứng ra để công nhận kết quả của các cơ sở giáo dục, tôi nghĩ là không đúng. Ví dụ như chuyện cấp bằng thì hàng trăm năm nay ở các nước khác việc cấp bằng đó là do cơ sở đào tạo cấp. Nhưng ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước đứng ra cấp, từ bằng phổ thông đến bằng đại học, trên đại học. Tôi nghĩ là đã đến lúc nên xác định phạm vi quản lý nhà nước nên xác định dừng ở đâu.
(Còn nữa)
Tuần Việt Nam - Clip: Bạt Tuấn
LTS: Trong những ngày cuối năm 2013, Tuần Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến cùng các khách mời để tìm ra những điểm hạn chế, các thách thức đang tồn tại và đề xuất giải pháp, hướng đi cho năm tới 2014.
Tham gia buổi tọa đàm có ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội; ôngLê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) vàông Nguyễn Trần Bạt, Luật sư, chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Công ty tư vấn InvestConsult Group.
Tiếp theo phần 1 và phần 2 chúng tôi xin giới thiệu phần 3 cuộc tọa đàm.
Nhân dân phải biết rõ Đảng muốn gì
Nhà báo Hoàng Hường: Như ở các phần trước chúng ta đã trao đổi, xin mời các vị khách tiếp tục đề xuất các việc cần làm ngay cho năm 2014?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Cũng giống với việc chúng ta phổ biến chủ trương và chính sách của Đảng và phổ biến những giá trị phổ quát của nhân loại là hai mục tiêu hết sức quan trọng của hệ thống truyền thông.
Có thế thì trí tuệ của nhân dân mới cân bằng. Nhân dân biết rõ Đảng đang nghĩ gì, muốn gì và có thể làm gì, để không đưa ra các đề nghị vượt quá khả năng của Đảng và Nhà nước bởi nhiều khi người dân không biết chỗ nào là giới hạn khả năng quản lý của Nhà nước. Cả ý muốn của Đảng cũng là một đối tượng nhân dân cần phải được tham khảo, phổ biến nó phải phổ biến rành mạch, nghiêm túc, đúng đắn.
Hiện nay hệ thống truyền thông chính thống đã nhường chỗ cho một hệ thống truyền thông khác không chính thống phổ biến và thậm chí chế giễu chủ trương và chính sách của Đảng, đấy là một lỗi khổng lồ.
Hệ thống truyền thông chính thống cần phải phổ biến những phổ quát. Ví dụ, quyền con người là một là phổ quát, bảo vệ bí mật cá nhân là một phổ quát, chính là làm cho trí tuệ của nhân dân nảy nở, mới có thể phán xét hay hưởng ứng một cách có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng.
Ông Nguyễn Trần Bạt. Ảnh Lê Anh Dũng |
Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh là những chủ trương, chính sách làm thế nào để cho hấp dẫn với người dân, ngoài nội dung thì cách thức để phát triển những chính sách rất quan trọng.
Ông Lê Quang Bình. Ảnh Lê Anh Dũng |
Những hành động để minh bạch hóa những chương trình chính sách sẽ làm cho người dân tin vào những chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước hơn rất nhiều. Khi người ta có thông tin đúng, thông tin đầy đủ thì khi tiếp nhận những luồng thông tin khác, có thể trái chiều và khác biệt người ta vẫn vững tin về những thông tin mình biết.
Ông Nguyễn Sỹ Cương: Đây là một câu hỏi rất lớn. Hiến pháp cũng như các luật nói chung, trong đó có Luật đất đai chỉ đưa ra những nguyên tắc chung là chính. Còn để đi được vào cuộc sống thì phải được thể chế hóa ra ở các văn bản luật và dưới luật.
Ví dụ như vấn đề quyền con người phải được thể chế hóa theo rất nhiều luật, trong cả hệ thống pháp luật. Quyền con người phải thể hiện ở trong những quy định cụ thể, chứ ở trong Hiến pháp chỉ quy định nguyên tắc chung.
Trong thời gian sắp tới việc quan trọng là Quốc hội phải giám sát các cơ quan chức năng triển khai xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với các chế định mới trong Hiến pháp. Chừng nào hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ thì Hiến pháp mới thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống.
Xin nói một chút về công việc về hội và tổ chức phi chính phủ. Thực ra vai trò của các tổ chức phi chính phủ không thể phủ nhận, đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho công tác quản lý nhà nước rất tốt.
Ở nước mình vai trò của hội chưa đạt được do nhiều nguyên nhân. Còn việc xây dựng luật về hội như anh Bình kiến nghị thực tế đã đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH đến mấy khóa rồi, nhưng cuối cùng cứ làm một hồi rồi lại không thông qua được. Tôi cũng chia sẻ là xây dựng luật về hội là cực kỳ khó.
Ông Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh Lê Anh Dũng |
Nhà báo Hoàng Hường: Độc giả Nguyễn Lan Anh vừa gửi đến Tuần Việt Nam câu hỏi: những ngày cuối năm này, chúng ta náo nức về kết quả PISA. Nhưng trong năm hàng nghìn học sinh - sinh viên chen nhau đi ăn mấy miếng sushi, và rất nhiều người dân tham gia hôi bia trong một vụ tai nạn làm cho hình ảnh người dân Việt Nam rất xấu xí.
Câu hỏi là học sinh chúng ta giỏi để làm gì ở mấy cuộc thi nào đấy, nhưng về những vấn đề dân trí, văn minh cơ bản lại có vấn để? Chuyện gì đang xảy ra ở đây?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta chớ ảo tưởng có thể giải quyết triệt để bất kể vấn đề gì, nhưng phải giải quyết vấn đề về sự chênh lệch giữa học và làm, giữa học để thi thật giỏi với việc trở thành một người công dân có thể sống và tồn tại được. Tôi nghĩ đấy là một trong những vấn đề căn bản nhất của khái niệm gọi là cải cách giáo dục.
Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo, các cơ quan chuyên trách về mặt giáo dục cần phải chuẩn bị để đối phó đối với những mâu thuẫn xảy ra giữa một số tiêu chuẩn của thể chế chính trị với cải cách giáo dục trong quá trình triển khai nghị quyết trung ương VIII.
Tôi lấy ví dụ chương trình của chúng ta về chính trị quá nặng, quan niệm về thế giới cũng vẫn còn bảo thủ, tư duy thù địch vẫn tồn tại.
Nhiệm vụ của con người là yêu nhau, còn nhiệm vụ của người Việt Nam là vừa yêu nhau vừa cảnh giác. Khi chúng ta cảnh giác thì chúng ta giảm bớt nồng độ của tình yêu, và do đó tình yêu ít hiệu quả. Phân tích cảnh giác và tình yêu cái gì đem lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế và phát triển con người Việt Nam nhiều hơn là nhiệm vụ của phân tích chính trị.
Tôi không khẳng định cái gì đúng mà tôi đề nghị phân tích lợi ích mà con người có được trong quá trình cân đối giữa tình yêu và sự cảnh giác.
Nhà báo Hoàng Hường: Ông Cương nghĩ thế nào về sự cân đối giữa "tình yêu và sự cảnh giác"mà ông Nguyễn Trần Bạt đưa ra?
Ông Nguyễn Sỹ Cương: Tôi nghĩ ông Nguyễn Trần Bạt đã đưa ra một cách so sánh khá hài hước. Liên quan đến vấn đề giáo dục thì tôi nhìn ở một góc độ hơi khác, nhất là câu hỏi của độc giả nói về chuyện tại sao chỉ số PISA của Việt Nam thì rất cao mà trong thực tế VN đã đạt được rất nhiều thành tựu nhưng trong xã hội thì vẫn xảy ra những hiện tượng hôi của hay như việc khác nữa làm cho hình ảnh xã hội trở nên rất xấu xí.
Hai cái đó rất khác nhau, bởi vì trong một đất nước có số lượng dân số lớn như Việt Nam, trong số 90 triệu dân thì số đạt được thành tựu cao trong khoa học và giáo dục vẫn là số ít.
Lý giải cho việc hôi của hay những sự kiện mang tính số đông, thể hiện văn hóa không cao có lẽ do giáo dục đỉnh cao mới chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định mà thôi, ngay giáo dục ở thành phố và giáo dục ở nông thôn đã khác nhau chứ với vùng sâu, vùng xa thì khác hẳn nhau, khác nhau xa nhiều lắm.
Theo tôi biết chủ trương về đổi mới giáo dục để được Hội nghị trung ương VIII là một cuộc rất vất vả, phải trình ra đến hai hội nghị TW, Hội nghị TW VII chưa thông qua được, cuối cùng là phải chỉnh sửa, xem xét lại và điều chỉnh mới được thông qua tại Hội nghị trung ương VIII. Điều đó thể hiện sư quan tâm của Đảng đối với giáo dục.
Ở Việt Nam vẫn ở trong tình trạng có cơ quan quản lý nhà nước đứng ra để công nhận kết quả của các cơ sở giáo dục, tôi nghĩ là không đúng. Ví dụ như chuyện cấp bằng thì hàng trăm năm nay ở các nước khác việc cấp bằng đó là do cơ sở đào tạo cấp. Nhưng ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước đứng ra cấp, từ bằng phổ thông đến bằng đại học, trên đại học. Tôi nghĩ là đã đến lúc nên xác định phạm vi quản lý nhà nước nên xác định dừng ở đâu.
(Còn nữa)
Tuần Việt Nam - Clip: Bạt Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét