Báo động con buôn Trung Quốc phá kinh tế
SÀI GÒN (NV) .- Thu
mua vịt đẻ để làm thịt, thu mua sầu riêng để tẩm ướp hóa chất là những
hoạt động mới nhất của thương lái Trung Quốc tại Việt Nam và một số
chuyên gia gọi đó là phá hoại.
Hôm 8 tháng 12, Công an Cần Thơ quyết định phạt hai người Trung Quốc
mỗi người 10 triệu rồi trục xuất cả hai khỏi Việt Nam. Ông Long Guo
Liang, 45 tuổi và ông Feng Bing, 46 tuổi, từ Trung Quốc vào Việt Nam
bằng visa du lịch, rồi đứng ra tổ chức thu mua vịt đang đẻ để làm thịt.
Một viên chức Phòng Kinh tế quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ xác nhận với tờ Thanh Niên rằng, ở quận Ô môn có nhiều người Trung Quốc tìm tới để tổ chức thu mua vịt đang đẻ rồi làm thịt như ông Long và ông Feng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cần Thơ, nhận định, thu mua vịt đẻ với giá cao để làm thịt là điều bất thường. Thu mua ồ ạt như thế sẽ phá vỡ đàn gia cầm của Cần Thơ và làm ngành chăn nuôi kiệt quệ vì thiếu vịt giống.
Chuyện thương lái Trung Quốc thuê hai người Thái Lan đến huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, thu mua sầu riêng, tẩm ướp hóa chất rồi xuất cảng sang Indonesia cũng được xem như một kiểu phá hoại. Ông Lê Hữu Hải, Hiệu phó Đại học Tiền Giang, cho rằng, nếu nông dân thi nhau hái sầu riêng non đem bán cho các thương nhân nước ngoài nhúng hóa chất trước khi xuất cảng thì ấn tượng của khách nước ngoài về sầu riêng Việt Nam sẽ rất tệ bởi nhìn rất ngon nhưng ăn thì rất dở, đã vậy lại còn nhiễm hóa chất.
Sau dân chúng, báo giới, nay tới lượt các chuyên gia nông nghiệp và viên chức cảnh báo về tình trạng thương lái Trung Quốc phá hoại kinh tế. Người ta đem chuyện thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua ốc bươu vàng – loại sinh vật được xem là đại họa của nông nghiệp thiên dịch, khiến nông dân lén lút nuôi để bán như một bằng chứng.
Ngoài nhận định của viên Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cần Thơ về chuyện thu mua vịt đẻ với giá cao để làm thịt giống như phá vỡ đàn gia cầm và ngành chăn nuôi, một viên Phó Giám đốc của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Vĩnh Long, cảnh báo thêm là việc thu mua khoai lang, chuối, mận xanh đường,… với giá cao bất thường và số lượng nhiều bất thường cũng cần được xem xét thấu đáo.
Ông Vũ Anh Pháp, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, khuyến cáo: Nông dân đã học được nhiều bài khi làm ăn với thương lái Trung Quốc. lúc đầu thu mua ồ ạt với giá cao để mọi người thi nhau trồng, sau đó khi nông dân đã trồng đại trà thì ngưng mua, đẩy nông dân tới chỗ khánh kiệt. Ông Pháp nói thêm là thương lái Trung Quốc đang khuyến khích nông dân trồng các loại lúa chất lượng thấp cũng bằng việc trả giá cao. Điều này phá vỡ kế hoạch thúc đẩy sử dụng những giống lúa chất lượng cao để nâng mức độ tín nhiệm về gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong vài năm qua, một số chuyên gia kinh tế liên tục cảnh báo, việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua nông sản theo kiểu tiểu ngạch không những làm cho cả doanh giới lẫn nông dân Việt Nam thiệt thòi đủ đường mà còn thường xuyên bị thương lái Trung Quốc chèn ép nhưng không biết kêu ai và cũng chẳng có ai bảo vệ.
Càng ngày càng có nhiều cảnh báo về tình trạng kinh tế Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hồi tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Trân, một cựu đại biểu của Quốc hội Việt Nam, từng lên tiếng cảnh báo về sự lũng đoạn của thương lái Trung Quốc đối với Việt Nam.
Qua bài viết có tựa là “Một nhiệm vụ không thể trì hoãn”, đăng trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trân hệ thống các hoạt động, thủ đoạn và tác hại của việc để cho thương lái Trung Quốc tung hoành trên khắp Việt Nam.
Ông Trân lên án chiến lược “cột chặt” các doanh nghiệp Việt Nam vào mạng lưới thu mua của Trung Quốc để đẩy hoạt động xuất cảng hàng hóa sang Trung Quốc chỉ theo “con đường tiểu ngạch”, đã tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc dễ quịt nợ, dễ “lật kèo”.
Viên cựu đại biểu của Quốc hội Việt Nam nhận định, phải xem việc thương lái Trung Quốc tận thu mọi thứ là có thâm ý: tận diệt các loại thực vật, động vật qúy hiếm, thúc đẩy tiến trình phá rừng, làm đất sớm bạc màu, khiến quá trình rửa trôi đất đồi núi diễn ra nhanh hơn, phá hoại môi sinh, môi trường.
Không chỉ tác động để hủy diệt tự nhiên, những chiến dịch thu mua của thương lái Trung Quốc còn đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu nguyên liệu, mất uy tín vì không còn khả năng thực hiện đúng hợp đồng.
Ông Trân khẳng định, không ai nghĩ rằng, thương lái Trung Quốc chỉ là những cá nhân vào Việt Nam làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ thấy lợi trước mắt mà “bắt tay” với thương lái Trung Quốc.
Đặc biệt đáng trách là chế độ Hà Nội đã bỏ ngỏ vấn đề này. Ông Trân kêu gọi, phải xem chuyện giải quyết tình trạng thương lái Trung Quốc đang phá hoại kinh tế Việt Nam là “một nhiệm vụ không thể trì hoãn”. (G.Đ)
Một người Thái được
lái buôn Trung Quốc thuê tẩm ướp hóa chất vào sầu riêng mua ở Tiền Giang
đang giới thiệu cách kiểm tra chất lượng của sầu riêng. (Hình: Thanh
Niên)
|
Một viên chức Phòng Kinh tế quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ xác nhận với tờ Thanh Niên rằng, ở quận Ô môn có nhiều người Trung Quốc tìm tới để tổ chức thu mua vịt đang đẻ rồi làm thịt như ông Long và ông Feng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cần Thơ, nhận định, thu mua vịt đẻ với giá cao để làm thịt là điều bất thường. Thu mua ồ ạt như thế sẽ phá vỡ đàn gia cầm của Cần Thơ và làm ngành chăn nuôi kiệt quệ vì thiếu vịt giống.
Chuyện thương lái Trung Quốc thuê hai người Thái Lan đến huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, thu mua sầu riêng, tẩm ướp hóa chất rồi xuất cảng sang Indonesia cũng được xem như một kiểu phá hoại. Ông Lê Hữu Hải, Hiệu phó Đại học Tiền Giang, cho rằng, nếu nông dân thi nhau hái sầu riêng non đem bán cho các thương nhân nước ngoài nhúng hóa chất trước khi xuất cảng thì ấn tượng của khách nước ngoài về sầu riêng Việt Nam sẽ rất tệ bởi nhìn rất ngon nhưng ăn thì rất dở, đã vậy lại còn nhiễm hóa chất.
Sau dân chúng, báo giới, nay tới lượt các chuyên gia nông nghiệp và viên chức cảnh báo về tình trạng thương lái Trung Quốc phá hoại kinh tế. Người ta đem chuyện thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua ốc bươu vàng – loại sinh vật được xem là đại họa của nông nghiệp thiên dịch, khiến nông dân lén lút nuôi để bán như một bằng chứng.
Ngoài nhận định của viên Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cần Thơ về chuyện thu mua vịt đẻ với giá cao để làm thịt giống như phá vỡ đàn gia cầm và ngành chăn nuôi, một viên Phó Giám đốc của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Vĩnh Long, cảnh báo thêm là việc thu mua khoai lang, chuối, mận xanh đường,… với giá cao bất thường và số lượng nhiều bất thường cũng cần được xem xét thấu đáo.
Ông Vũ Anh Pháp, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, khuyến cáo: Nông dân đã học được nhiều bài khi làm ăn với thương lái Trung Quốc. lúc đầu thu mua ồ ạt với giá cao để mọi người thi nhau trồng, sau đó khi nông dân đã trồng đại trà thì ngưng mua, đẩy nông dân tới chỗ khánh kiệt. Ông Pháp nói thêm là thương lái Trung Quốc đang khuyến khích nông dân trồng các loại lúa chất lượng thấp cũng bằng việc trả giá cao. Điều này phá vỡ kế hoạch thúc đẩy sử dụng những giống lúa chất lượng cao để nâng mức độ tín nhiệm về gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong vài năm qua, một số chuyên gia kinh tế liên tục cảnh báo, việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua nông sản theo kiểu tiểu ngạch không những làm cho cả doanh giới lẫn nông dân Việt Nam thiệt thòi đủ đường mà còn thường xuyên bị thương lái Trung Quốc chèn ép nhưng không biết kêu ai và cũng chẳng có ai bảo vệ.
Càng ngày càng có nhiều cảnh báo về tình trạng kinh tế Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hồi tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Trân, một cựu đại biểu của Quốc hội Việt Nam, từng lên tiếng cảnh báo về sự lũng đoạn của thương lái Trung Quốc đối với Việt Nam.
Qua bài viết có tựa là “Một nhiệm vụ không thể trì hoãn”, đăng trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trân hệ thống các hoạt động, thủ đoạn và tác hại của việc để cho thương lái Trung Quốc tung hoành trên khắp Việt Nam.
Ông Trân lên án chiến lược “cột chặt” các doanh nghiệp Việt Nam vào mạng lưới thu mua của Trung Quốc để đẩy hoạt động xuất cảng hàng hóa sang Trung Quốc chỉ theo “con đường tiểu ngạch”, đã tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc dễ quịt nợ, dễ “lật kèo”.
Viên cựu đại biểu của Quốc hội Việt Nam nhận định, phải xem việc thương lái Trung Quốc tận thu mọi thứ là có thâm ý: tận diệt các loại thực vật, động vật qúy hiếm, thúc đẩy tiến trình phá rừng, làm đất sớm bạc màu, khiến quá trình rửa trôi đất đồi núi diễn ra nhanh hơn, phá hoại môi sinh, môi trường.
Không chỉ tác động để hủy diệt tự nhiên, những chiến dịch thu mua của thương lái Trung Quốc còn đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu nguyên liệu, mất uy tín vì không còn khả năng thực hiện đúng hợp đồng.
Ông Trân khẳng định, không ai nghĩ rằng, thương lái Trung Quốc chỉ là những cá nhân vào Việt Nam làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ thấy lợi trước mắt mà “bắt tay” với thương lái Trung Quốc.
Đặc biệt đáng trách là chế độ Hà Nội đã bỏ ngỏ vấn đề này. Ông Trân kêu gọi, phải xem chuyện giải quyết tình trạng thương lái Trung Quốc đang phá hoại kinh tế Việt Nam là “một nhiệm vụ không thể trì hoãn”. (G.Đ)
Từ Bao Lì Xì Đến Sợi Dây Thun, Cái Kẹp Tóc Đều Nhập Từ TQ
(12/15/2013) (Xem: 915)
SAIGON -- Hàng Trung Quốc nhập vào VN không chỉ là thiết bị máy móc mà còn cả
hàng tiêu dùng đơn giản như bao lì xì, dây thun, cục gôm... Hàng Trung Quốc giờ
đây đã phủ khắp các chợ, cửa hàng tạp hóa vùng ven, siêu thị, trung tâm thương
mại...
Theo một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, trong mười tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 30.37 tỉ USD, con số này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên hơn 19.6 tỉ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần.
Bài báo cho biết là người bán hàng luôn ưu ái hàng Trung Quốc hơn hàng trong nước vì hai ưu thế: mẫu mã và giá cả. Bà Lý Phụng Kiều, một đầu mối chuyên nhập khẩu và phân phối lại các loại bao lì xì cho những người bán sỉ ở khu vực Sài Gòn và một số tỉnh lân cận, cho biết bao lì xì Trung Quốc đã nhập khẩu về được khoảng một tháng trở lại đây, với khoảng 300 mẫu mã các loại nên hàng bán rất chạy, như hiện rất nhiều bạn hàng từ miền Tây đã đặt hàng bao lì xì cho dịp tết này.Toàn bộ đều được sản xuất tại Quảng Đông (Trung Quốc). Trong khi đó, hàng sản xuất trong nước chỉ lèo tèo vài mẫu, chưa kể giá cao hơn, còn hàng Trung Quốc gần như không đổi giá. Hồi năm 2006 giá bán trong khoảng 2,000-6,000 đồng/bịch sáu bao tùy loại, nay giá chỉ 3,000-3,500 đồng/bịch. Trong khi đó hàng Việt mắc gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Theo dữ liệu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về TP. Sài Gòn của cơ quan hải quan, giá nhập mặt hàng bao lì xì chỉ khoảng 19,000 đồng/kg, trong khi giá nhà nhập khẩu bỏ sỉ ra thị trường lên đến 360,000 đồng/kg. Chính sự chênh lệch quá lớn này đã hấp dẫn người kinh doanh hơn nguồn hàng sản xuất trong nước.
Không chỉ bao lì xì, cơ quan hải quan cho biết còn có cả dây thun, thiệp chúc mừng, dây ruybăng, băng keo dán, gôm tẩy học sinh, lược chải tóc, bánh kẹo... vốn là những mặt hàng hết sức thông thường, nhỏ nhặt cũng được nhập khẩu về VN. Đáng chú ý là trong số những mặt hàng đang bán ra trên thị trường với các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng thực tế nhập từ Trung Quốc. Cụ thể là loại bánh xốp mềm Mochi Sweets, người tiêu dùng nghĩ ngay đây là loại bánh nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế là bánh Mochi Sweets được nhập khẩu từ Trung Quốc và đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH DL Sweets.
Bài báo viết là từ lâu, hàng Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng ở các vùng ven. Như tại chợ Đông Thạnh (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn), vào các tiệm tạp hóa lớn, nhỏ chỉ thấy hàng Trung Quốc bày la liệt, từ đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng đến các loại đồ dùng học tập. Điển hình như bình sữa cho trẻ em bú, giá 14,000 – 19,000 đồng/bình tùy cỡ lớn/nhỏ và tất cả đều ghi “Made in China”. Theo một chủ tiệm, trước đây cũng có bán các loại bình VN nhưng phải ngưng vì giá thường từ vài chục tới cả trăm ngàn đồng, khó bán.
Hay ở một tiệm tạp hóa khác trên đường Đặng Thúc Vịnh (huyện Hóc Môn), bày la liệt các loại trang sức, phụ kiện làm đẹp như kẹp tóc, bông tai, sơn móng tay…, cũng ghi toàn chữ Trung Quốc. Chị Đỗ Thị Hiền, chủ tiệm, nội kẹp tóc thôi cũng có tới hàng chục mẫu để khách chọn, giá nào cũng có, từ 2,000 - 3,000 đồng cho tới 30,000 – 40,000 đồng/chiếc.
Không chỉ đổ bộ vào các tiệm tạp hóa vùng ven, vùng ngoại thành, tại các chợ ở khu vực nội thành Sài Gòn cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Bước chân vào lầu 1 chợ An Đông (Q.5), người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng khi những quầy sạp đã đóng chật ních hàng để chuẩn bị kinh doanh mùa tết và đa số là hàng Trung Quốc. Như mặt hàng trang sức, được giới thiệu là hàng nhập khẩu nhưng phần lớn đều ghi chữ Trung Quốc. Tại nhiều quầy giày dép, túi xách, hàng chục bịch nilông lớn đóng gói sẵn để xuất đi các tỉnh. Chị Bé Hai, tiểu thương, cho biết: “Mấy năm nay người ta chuộng hàng giá rẻ, nên đi miền Tây, miền Trung hàng Trung Quốc vẫn là số một, bán được lắm”.
Tại các chợ bán lẻ, thậm chí ở siêu thị, những mặt hàng đồ nhựa gia dụng, hàng làm bằng sắt, inox phục vụ nhà bếp... xuất xứ Trung Quốc rất phổ biến. Đồ bằng inox gồm các loại chậu rửa, ly làm đá, các loại khuôn, rổ inox, nồi nấu ăn..., Đồ bằng nhựa phổ biến là các loại chén, đĩa, ly, khay làm đá, chậu, ca múc nước...
Bài báo ghi nhận ý kiến của ông Michelle Nash-Hoff - chủ tịch Tập đoàn ElectroFab Sales của Mỹ, có vài nguyên nhân giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn nhiều nước.
Thứ nhất do sản xuất ở quy mô lớn của các tập đoàn Trung Quốc, giá thành nguyên liệu và sản phẩm ở đây có thể có mức thấp hơn các nơi khác. Theo International Business Times, nếu dựa vào số liệu kinh tế năm 2011, Trung Quốc sản xuất 320.4 triệu máy tính cá nhân (tương đương 90.6% sản lượng toàn thế giới), 109 triệu máy điều hòa (80% sản lượng toàn cầu), 320.4 triệu đèn tiêu thụ năng lượng thấp (80%), 1.1 tỉ điện thoại di động (70%), 12.6 tỉ đôi giày (63%), 1.8 tỉ tấn ximăng (60%), 1.8 tỉ tấn than (48%)...
Thứ hai, với lực lượng lao động đông và số hàng chục triệu dân nông thôn ra thành thị, Trung Quốc có giá lao động tương đối rẻ so với thị trường, đặc biệt khi nước này vẫn còn khoảng 1 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ. Ước tính bất cứ thời điểm nào Trung Quốc cũng có khoảng 100 triệu người đang thất nghiệp hoặc chỉ đang làm bán thời vụ.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc luôn duy trì chính sách tỉ giá đồng nhân dân tệ thấp (ước tính thấp hơn 30-40% so với giá trị thực), điều này khiến hàng hóa Trung Quốc luôn có lợi thế so với đối thủ. Cuối cùng, Trung Quốc có chiến lược “bán phá giá” (bán thấp hơn giá sản xuất) khi xuất khẩu đi các nước. Mục tiêu của chính sách này là để lấy thị trường hoặc triệt tiêu cạnh tranh khi vào một thị trường nhất định.
Theo một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, trong mười tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 30.37 tỉ USD, con số này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên hơn 19.6 tỉ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần.
Bài báo cho biết là người bán hàng luôn ưu ái hàng Trung Quốc hơn hàng trong nước vì hai ưu thế: mẫu mã và giá cả. Bà Lý Phụng Kiều, một đầu mối chuyên nhập khẩu và phân phối lại các loại bao lì xì cho những người bán sỉ ở khu vực Sài Gòn và một số tỉnh lân cận, cho biết bao lì xì Trung Quốc đã nhập khẩu về được khoảng một tháng trở lại đây, với khoảng 300 mẫu mã các loại nên hàng bán rất chạy, như hiện rất nhiều bạn hàng từ miền Tây đã đặt hàng bao lì xì cho dịp tết này.Toàn bộ đều được sản xuất tại Quảng Đông (Trung Quốc). Trong khi đó, hàng sản xuất trong nước chỉ lèo tèo vài mẫu, chưa kể giá cao hơn, còn hàng Trung Quốc gần như không đổi giá. Hồi năm 2006 giá bán trong khoảng 2,000-6,000 đồng/bịch sáu bao tùy loại, nay giá chỉ 3,000-3,500 đồng/bịch. Trong khi đó hàng Việt mắc gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Theo dữ liệu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về TP. Sài Gòn của cơ quan hải quan, giá nhập mặt hàng bao lì xì chỉ khoảng 19,000 đồng/kg, trong khi giá nhà nhập khẩu bỏ sỉ ra thị trường lên đến 360,000 đồng/kg. Chính sự chênh lệch quá lớn này đã hấp dẫn người kinh doanh hơn nguồn hàng sản xuất trong nước.
Không chỉ bao lì xì, cơ quan hải quan cho biết còn có cả dây thun, thiệp chúc mừng, dây ruybăng, băng keo dán, gôm tẩy học sinh, lược chải tóc, bánh kẹo... vốn là những mặt hàng hết sức thông thường, nhỏ nhặt cũng được nhập khẩu về VN. Đáng chú ý là trong số những mặt hàng đang bán ra trên thị trường với các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng thực tế nhập từ Trung Quốc. Cụ thể là loại bánh xốp mềm Mochi Sweets, người tiêu dùng nghĩ ngay đây là loại bánh nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế là bánh Mochi Sweets được nhập khẩu từ Trung Quốc và đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH DL Sweets.
Bao lì xì Trung Quốc bày bán tràn ngập tại nhiều cửa hàng trên đường Hải Thượng
Lãn Ông(Quận 5).
Bài báo viết là từ lâu, hàng Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng ở các vùng ven. Như tại chợ Đông Thạnh (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn), vào các tiệm tạp hóa lớn, nhỏ chỉ thấy hàng Trung Quốc bày la liệt, từ đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng đến các loại đồ dùng học tập. Điển hình như bình sữa cho trẻ em bú, giá 14,000 – 19,000 đồng/bình tùy cỡ lớn/nhỏ và tất cả đều ghi “Made in China”. Theo một chủ tiệm, trước đây cũng có bán các loại bình VN nhưng phải ngưng vì giá thường từ vài chục tới cả trăm ngàn đồng, khó bán.
Hay ở một tiệm tạp hóa khác trên đường Đặng Thúc Vịnh (huyện Hóc Môn), bày la liệt các loại trang sức, phụ kiện làm đẹp như kẹp tóc, bông tai, sơn móng tay…, cũng ghi toàn chữ Trung Quốc. Chị Đỗ Thị Hiền, chủ tiệm, nội kẹp tóc thôi cũng có tới hàng chục mẫu để khách chọn, giá nào cũng có, từ 2,000 - 3,000 đồng cho tới 30,000 – 40,000 đồng/chiếc.
Không chỉ đổ bộ vào các tiệm tạp hóa vùng ven, vùng ngoại thành, tại các chợ ở khu vực nội thành Sài Gòn cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Bước chân vào lầu 1 chợ An Đông (Q.5), người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng khi những quầy sạp đã đóng chật ních hàng để chuẩn bị kinh doanh mùa tết và đa số là hàng Trung Quốc. Như mặt hàng trang sức, được giới thiệu là hàng nhập khẩu nhưng phần lớn đều ghi chữ Trung Quốc. Tại nhiều quầy giày dép, túi xách, hàng chục bịch nilông lớn đóng gói sẵn để xuất đi các tỉnh. Chị Bé Hai, tiểu thương, cho biết: “Mấy năm nay người ta chuộng hàng giá rẻ, nên đi miền Tây, miền Trung hàng Trung Quốc vẫn là số một, bán được lắm”.
Tại các chợ bán lẻ, thậm chí ở siêu thị, những mặt hàng đồ nhựa gia dụng, hàng làm bằng sắt, inox phục vụ nhà bếp... xuất xứ Trung Quốc rất phổ biến. Đồ bằng inox gồm các loại chậu rửa, ly làm đá, các loại khuôn, rổ inox, nồi nấu ăn..., Đồ bằng nhựa phổ biến là các loại chén, đĩa, ly, khay làm đá, chậu, ca múc nước...
Bài báo ghi nhận ý kiến của ông Michelle Nash-Hoff - chủ tịch Tập đoàn ElectroFab Sales của Mỹ, có vài nguyên nhân giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn nhiều nước.
Thứ nhất do sản xuất ở quy mô lớn của các tập đoàn Trung Quốc, giá thành nguyên liệu và sản phẩm ở đây có thể có mức thấp hơn các nơi khác. Theo International Business Times, nếu dựa vào số liệu kinh tế năm 2011, Trung Quốc sản xuất 320.4 triệu máy tính cá nhân (tương đương 90.6% sản lượng toàn thế giới), 109 triệu máy điều hòa (80% sản lượng toàn cầu), 320.4 triệu đèn tiêu thụ năng lượng thấp (80%), 1.1 tỉ điện thoại di động (70%), 12.6 tỉ đôi giày (63%), 1.8 tỉ tấn ximăng (60%), 1.8 tỉ tấn than (48%)...
Thứ hai, với lực lượng lao động đông và số hàng chục triệu dân nông thôn ra thành thị, Trung Quốc có giá lao động tương đối rẻ so với thị trường, đặc biệt khi nước này vẫn còn khoảng 1 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ. Ước tính bất cứ thời điểm nào Trung Quốc cũng có khoảng 100 triệu người đang thất nghiệp hoặc chỉ đang làm bán thời vụ.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc luôn duy trì chính sách tỉ giá đồng nhân dân tệ thấp (ước tính thấp hơn 30-40% so với giá trị thực), điều này khiến hàng hóa Trung Quốc luôn có lợi thế so với đối thủ. Cuối cùng, Trung Quốc có chiến lược “bán phá giá” (bán thấp hơn giá sản xuất) khi xuất khẩu đi các nước. Mục tiêu của chính sách này là để lấy thị trường hoặc triệt tiêu cạnh tranh khi vào một thị trường nhất định.
Hơn 17 triệu người Việt kiếm không đủ sống
HÀ NỘI (NV) .- Hệ
thống tuyên truyền của nhà cầm quyền thường đưa ra các con số thống kê
khoe khoang thành tích “xóa đói giảm nghèo” nhưng thực tế, một tỉ lệ rất
lớn người Việt Nam kiếm không đủ sống.
Theo các tính toán thông kê của nhà cầm quyền trung ương, lợi tức trung bình đầu người ở Việt Nam năm 2013 lên tới $1,900 USD dù kinh tế èo uột và hàng chục ngàn công ty xí nghiệp lớn nhỏ dẹp tiệm.
Năm ngoái, báo chí khoe lợi tức trung bình đầu người ở Việt Nam đạt được khoảng 1,540 USD một năm. Năm 2015, người ta dự phóng lợi tức đầu người Việt Nam có thể vượt qua 2,000 USD.
Nhà nước hồ hởi ca ngợi là Việt Nam đã thoát ra khỏi cái danh hiệu nước nghèo từ năm 2010 nhưng trên thực tế không phải như vậy. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hiện còn khoảng 17 triệu người lao động ở Việt Nam kiếm được ít hơn 40,000 đồng/ngày hay 1.2 triệu đồng một tháng như cái chuẩn nghèo do nhà nước dùng làm ranh giới nghèo và không còn nghèo.
Số tiền 40 ngàn đồng (hay dưới 2 đô la Mỹ) chỉ tạm đủ cho người ta ăn hai bữa cơm bình dân, chưa kể những nhu cầu khác từ nhà ở đến quần áo, thuốc men, giải trí cùng nhiều thứ khác. Không những người kiếm không đủ sống nhiều như thế, ILO còn thấy có khoảng 23 triệu người lao động Việt Nam chỉ kiếm được tiền ở mức “cận nghèo”. Họ là những người rất dễ rơi xuống cái hố nghèo vì hoàn cảnh sống và việc làm lúc nào cũng rất chênh vênh.
Dân số Việt Nam hiện hơn 90 triệu người mà số người lao động kiếm quá ít tiền và “cận nghèo” lên tới 40 triệu người, chứng tỏ các con số thống kê trung bình to lớn về lời tức trung bình đầu người của Việt Nam che đậy cái gì đó không thật.
Suốt hai thập niên qua, các định chế tài trợ quốc tế, các chính phủ tây phương và kỹ nghệ hóa cao đã đổ các số tiền vô cùng lớn vào Việt Nam giúp đất nước này “xóa đói giảm nghèo”. Nhưng một số không nhỏ tiền viện trợ đã chui vào túi đám quan lại tham nhũng ở các cấp.
Năm 2012, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam phỏng định đạt được 136 tỉ USD. Chế độ Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay 5.5% trong khi giới chuyên viên quốc tế tin rằng mức tăng trưởng ở đây còn thấp hơn nhiều.
Ngân Hàng Thế Giới phỏng định Việt Nam tăng trưởng năm 2013 khoảng 5.3% trong khi ngân hàng ANZ phỏng định chỉ được 5.1%. Thấp hơn như vậy, tập đoàn quốc tế Ernst & Young còn dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay chỉ khoảng 5%.
Tình hình thất thu thuế nghiêm trọng vì hàng loạt công ty xí nghiệp theo nhau dẹp tiệm, nhà cầm quyền trung ương phải nâng mức thâm thủng ngân sách từ 4.8% lên tới 5.3% để đủ tiền chi dụng cho các chương trình dự án căn bản đã liệt kê ra từ năm ngoái.
Ước tính của phía nhà nước CSVN nói lợi tức đầu người Việt Nam năm 2013 khoảng 40.8 triệu đồng/năm hay 3.4 triệu đồng/tháng. Giới chuyên gia trong nước tỏ ý nghi ngờ các tính toán cũng như sự trung thực của các thống kê mà nhà cầm quyền đưa ra.
Đối chiếu cách ước tính của ILO, thấy nó có rất nhiều dấu hỏi cần giải đáp giữa thực tế đói nghèo của người dân và những con số đẹp đẽ của nhà cầm quyền. (TN)
|
Một người thu gom rác
trên đường phố Hà Nội. Tổ Chức lao Động Quốc Tế nói 17 triệu người Việt
Nam kiếm không đủ sống. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
|
Theo các tính toán thông kê của nhà cầm quyền trung ương, lợi tức trung bình đầu người ở Việt Nam năm 2013 lên tới $1,900 USD dù kinh tế èo uột và hàng chục ngàn công ty xí nghiệp lớn nhỏ dẹp tiệm.
Năm ngoái, báo chí khoe lợi tức trung bình đầu người ở Việt Nam đạt được khoảng 1,540 USD một năm. Năm 2015, người ta dự phóng lợi tức đầu người Việt Nam có thể vượt qua 2,000 USD.
Nhà nước hồ hởi ca ngợi là Việt Nam đã thoát ra khỏi cái danh hiệu nước nghèo từ năm 2010 nhưng trên thực tế không phải như vậy. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hiện còn khoảng 17 triệu người lao động ở Việt Nam kiếm được ít hơn 40,000 đồng/ngày hay 1.2 triệu đồng một tháng như cái chuẩn nghèo do nhà nước dùng làm ranh giới nghèo và không còn nghèo.
Số tiền 40 ngàn đồng (hay dưới 2 đô la Mỹ) chỉ tạm đủ cho người ta ăn hai bữa cơm bình dân, chưa kể những nhu cầu khác từ nhà ở đến quần áo, thuốc men, giải trí cùng nhiều thứ khác. Không những người kiếm không đủ sống nhiều như thế, ILO còn thấy có khoảng 23 triệu người lao động Việt Nam chỉ kiếm được tiền ở mức “cận nghèo”. Họ là những người rất dễ rơi xuống cái hố nghèo vì hoàn cảnh sống và việc làm lúc nào cũng rất chênh vênh.
Dân số Việt Nam hiện hơn 90 triệu người mà số người lao động kiếm quá ít tiền và “cận nghèo” lên tới 40 triệu người, chứng tỏ các con số thống kê trung bình to lớn về lời tức trung bình đầu người của Việt Nam che đậy cái gì đó không thật.
Suốt hai thập niên qua, các định chế tài trợ quốc tế, các chính phủ tây phương và kỹ nghệ hóa cao đã đổ các số tiền vô cùng lớn vào Việt Nam giúp đất nước này “xóa đói giảm nghèo”. Nhưng một số không nhỏ tiền viện trợ đã chui vào túi đám quan lại tham nhũng ở các cấp.
Năm 2012, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam phỏng định đạt được 136 tỉ USD. Chế độ Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay 5.5% trong khi giới chuyên viên quốc tế tin rằng mức tăng trưởng ở đây còn thấp hơn nhiều.
Ngân Hàng Thế Giới phỏng định Việt Nam tăng trưởng năm 2013 khoảng 5.3% trong khi ngân hàng ANZ phỏng định chỉ được 5.1%. Thấp hơn như vậy, tập đoàn quốc tế Ernst & Young còn dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay chỉ khoảng 5%.
Tình hình thất thu thuế nghiêm trọng vì hàng loạt công ty xí nghiệp theo nhau dẹp tiệm, nhà cầm quyền trung ương phải nâng mức thâm thủng ngân sách từ 4.8% lên tới 5.3% để đủ tiền chi dụng cho các chương trình dự án căn bản đã liệt kê ra từ năm ngoái.
Ước tính của phía nhà nước CSVN nói lợi tức đầu người Việt Nam năm 2013 khoảng 40.8 triệu đồng/năm hay 3.4 triệu đồng/tháng. Giới chuyên gia trong nước tỏ ý nghi ngờ các tính toán cũng như sự trung thực của các thống kê mà nhà cầm quyền đưa ra.
Đối chiếu cách ước tính của ILO, thấy nó có rất nhiều dấu hỏi cần giải đáp giữa thực tế đói nghèo của người dân và những con số đẹp đẽ của nhà cầm quyền. (TN)
nhà văn NHẬT TIẾN :"Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi - Kỳ 4
(tiếp theo)
****
thư ngỏ gởi văn nghệ sĩ
trong phong trào
văn
nghệ phản kháng tại quê nhà
(Trong “Trăm Hoa vẫn Nở Trên Quê Hương” –
Trang 795)
Thân gửi các anh chị:
Chúng tôi, một số anh chị em hằng thao thức đến vận mệnh đất nước, hội
họp nhau qua chương trình Hội Thoại Tự Do, nhằm mục đích nghiên cứu tìm hiểu
những vấn đề then chốt nóng bỏng của quê hương qua những chương sách vừa trình
bày ở trên, đã cố gắng giới thiệu với độc giả, nhất là độc giả ở hải ngoại, một
cao trào văn nghệ mà chúng tôi gọi là Cao trào Văn nghệ Phản kháng.
Một số nhận định của chúng tôi đã được nêu lên, một vài vị trong các anh
chị đã được đề cập đến, kèm theo những văn liệu mà chúng tôi coi là tiêu biểu.
Dĩ nhiên, cao trào văn nghệ phản kháng ở quê nhà không chỉ vỏn vẹn có thế.
Vốn tích lũy âm ỉ từ nhiều năm, có cơ hội bộc phát từ những năm cuối của
thập niên 80, đặc biệt là hai năm 1987, 1988, chỉ riêng với một số tài liệu
hiếm hoi mà chúng tôi tìm được, chúng tôi cũng đã nhìn thấy tính chất đa dạng
và phong phú của một dòng văn chương trung thực, nói lên được thực trạng đau
xót của quê hương và cuộc sống cay cực buồn tủi của đa số quần chúng.
Nếu quan niệm rằng tác phẩm nghệ thuật là thông điệp người sáng tạo gửi
đến cho người thưởng ngoạn, thì chúng tôi, ở cương vị những độc giả của các anh
chị, chúng tôi đã nhận được từ phía các anh chị rất nhiều thông điệp, có thể là
những băn khoăn về đời sống, những thôi thúc trách nhiệm của người cầm bút,
những ray rứt của lương tâm, những bàng hoàng vì ảo tưởng, có thể là những cay
đắng hay phẫn nộ về những kinh nghiệm sống các anh chị đã từng trải qua.
Nhưng ngoài những trăn trở đớn đau bàng bạc trên trang giấy, thước phim,
dòng nhạc, lời kịch… Chúng tôi còn nhận ra những ưu tư, những khát vọng, những
đòi hỏi, những tuyên ngôn đấu tranh cho quyền làm người, đấu tranh cho tự do
sáng tạo nhằm phục vụ cho những giá trị chân chính của con người và của dân
tộc. Đã đành những ràng buộc của đời sống không cho phép các anh chị được nói
hết khát vọng của mình, hoặc tác phẩm của các anh chị chưa được phép phổ biến
trọn vẹn và trung thực như các anh chị đã can đảm viết ra, nhưng chúng tôi cũng
hiểu được phần nào tâm nguyện của các anh chị. Đó là khát vọng được sống chân
thực trong một đất nước thực sự tự do, thực sự dân chủ, thực sự phồn vinh, khát
vọng chính đáng và đơn giản đó, trớ trêu thay, không phải lúc nào cũng được nhà
cầm quyền trân trọng lắng nghe. Nhiều văn nghệ sĩ trí thức chân chính trên thế
giới đã bị đàn áp, tù đầy vì tư tưởng nhân bản của mình. Sakharov ở Liên Sô đã
phải chịu đựng biết bao nhiêu lời phỉ báng xuyên tạc, biết bao nhiêu năm bị
quản thúc cô lập cuối cùng mới được công nhận là “lương tâm của thời đại, đất
nước”. Ngay trên quê hương chúng ta, nhóm Nhân văn Giai phẩm đã bị truy chụp
biết bao nhiêu tội chỉ vì muốn:
Yêu ai cứ bảo rằng yêu
Ghét ai cứ bảo rằng ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
(Thơ Phùng
Quán)
Đó là chưa kể đến trường hợp những văn nghệ sĩ chỉ vì muốn nói lên khát
vọng chân thực của mọi người mà hiện đang bị giam cầm như Nguyễn Chí Thiện,
Doãn Quốc Sỹ, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát.. v.v…
Các anh các chị có thể khác chúng tôi về quá khứ, đứng khác phía với
chúng tôi trong cuộc chiến tranh kéo dài đằng đẵng hơn ba mươi năm, nhưng qua
tác phẩm của các anh chị, chúng tôi mừng rỡ được thấy rằng dù ở đâu, lúc nào,
cũng có những văn nghệ sĩ trí thức can đảm nói lên tiếng nói của lương tâm,
không hổ thẹn với lòng tin cậy của quần chúng. Trước đây, chúng ta đã nhìn nhau
xa lạ. Chúng ta đã ngó nhau hận thù. Biến cố lịch sử tháng 4 năm 1975 tự nhiên
đẩy giạt chúng ta ra xa nhau thêm, khoảng cách giữa những kẻ chiến thắng và kẻ
chiến bại. Một bên lớn tiếng kết tội! Một bên nhẫn nhục chịu đựng. Hoặc nếu có
ai may mắn không phải trực diện với cảnh truy chụp tàn nhẫn đó thì cũng đành
nhắm mắt quay đi, chứ không có ý kiến gì khác về con đường đã vạch ra của bạo
lực. Để được yên thân, nhiều người trong chúng ta đã cam chịu nhận đóng những vai
trò hèn mọn của một vở kịch lớn đã diễn ra trên đất nước. Chúng ta đã nói những
điều không muốn nói. Chúng ta đã giấu kín một cách tủi hổ, những ý nghĩ, tình
cảm, tư tưởng chân thật.
Mười lăm năm ròng đã trôi qua kể từ cái mốc lịch sử tháng 4 năm l975. Thời
gian đã đủ dài để cho mọi xáo trộn bèo bọt của đời sống lắng xuống.
Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến chính trị
khác biệt như thế nào, thì qua lời viết của các anh chị, chúng tôi nhận thấy
chúng ta vẫn còn nhiều điểm tương đồng. Chúng ta đã cùng mang chung những nỗi
đớn đau khi nhìn thấy quê hương điêu tàn, đồng bào lầm than khổ cực. Chúng ta
đã có chung một niềm mơ ước về một tương lai đẹp đẽ của đất nước, ở đó giặc
dốt, giặc nghèo, giặc ngu muội bị đẩy lui và mỗi người Việt Nam có được một đời sống đáng sống.
Vì ở xa cách quê hương cả một đại dương, không có cơ hội hít thở trực
tiếp bầu không khí khắc nghiệt ở quê nhà, nên chúng tôi chỉ có thể chia xẻ
trong muôn một những nỗi nhọc nhằn, những cơn trăn trở thao thức, những khát
khao được hiện thành lời, được viết thành chữ của các anh chị. Chúng tôi ý thức
rất rõ rằng để làm được những việc đó, các anh các chị đã phải sẵn sàng trả giá
cho những sự thực cần phải viết ra. Chúng tôi hiểu rằng sự lên tiếng bằng cách
này hay cách khác của các anh thị, đều xuất phát từ những rung động tận cùng
của trái tim những con người đã kinh qua những cay đắng khổ nhục. Bằng ngòi bút
và lương tâm của mình, các anh chị đã cất lên tiếng nói của nhiều người, đã
cảnh cáo chế độ trước hố thẳm tăm tối mà dân tộc chúng ta sắp sa vào.
Được may mắn sống ở một nơi có quyền tự do phát biểu những gì mình nghĩ,
chúng tôi thông cảm những băn khoăn do dự và những nỗi đe dọa chờn vờn các anh
chị đã trải qua.
Chúng tôi không có quyền đòi hỏi gì ở các anh chị, vì biết rằng quyết
định im lặng hay lên tiếng là tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của các anh chị,
tùy thuộc vào lương tâm của chính mình hơn là chờ đợi những lời khen chê bên
ngoài. Chúng tôi cảm phục lòng can đảm của các anh chị và không mong ước gì hơn
là được thấy các anh chị càng ngày càng có nhiều người biểu đồng tình, để sự
thật được phục hồi, nhân phẩm được tôn trọng. Độc Lập, Tự Do không còn là cái
chiêu bài của quyền lực, và Hạnh Phúc là mơ ước gần gũi có thể với tới được của
mọi người Việt Nam
chúng ta.
Hải ngoại, ngày 14-7-1990
Nhóm Chủ Biên
*********
V .- Dư luận
về cuốn
Trăm Hoa Vẫn
Nở Trên Quê Hương
.
Cho tới tận bây giờ, tôi chưa hề được đọc một bài điểm sách nào nói về
nội dung cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, để nghe tác giả phân tích xem các
bài viết trong cuốn sách có những bài nào cần mổ xẻ, tranh luận.
Nhưng những thứ bài chửi bới rác rưởi thì nhiều vô số kể! Qua những trang
sách với Lời Mở Đầu và Lá Thư Kết Thúc ở trên, hẳn độc giả thấy những nhận
định, những chủ trương, đường lối, tâm tình của những người thực hiện cuốn sách
này đã quá rõ ràng, đã chứng tỏ không bao giờ có thể có chuyện chúng tôi là “lũ
văn nô, quỵ lụy in tác phẩm của các nhà văn trong nước để tuyên truyền cho Cộng
sản” mà nhiều kẻ cầm bút ở hải ngoại vốn chưa từng nhìn thấy cuốn sách, chưa
đọc qua một dòng nhưng vẫn nhắm mắt lăng mạ.
Ở trên tôi bất đắc dĩ phải dùng chữ “rác rưởi” bởi vì nhiều bài đã chứa
đựng những ngôn từ hạ cấp, với luận điệu
chụp mũ hàm hồ, toan tính vu oan giáng họa cho những người thực hiện cuốn sách,
và nhất là thủ đoạn cắt xén câu văn in trong sách để xuyên tạc nội dung tư
tưởng của đoạn văn hòng đánh lừa độc giả. Hành vi đê tiện này nếu không gọi là
rác rưởi thì không biết còn danh từ nào khác hơn nữa để diễn tả sự kiện theo
đúng bản chất của nó. Xin nêu một vài thí dụ cụ thể :
1) NGUYỄN THIẾU NHẪN lên án
cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương :
(trích - với những chỗ tô đậm để nhấn mạnh)
“Sự thật là những loạt sách này chỉ nhằm thực hiện kế hoạch kiều vận theo
chỉ thị của Đảng về “giao lưu văn hóa”, các văn nghệ sĩ này được phép chống
Đảng để xây dựng Đảng cho thêm vững mạnh chứ có phải phản kháng gì đâu. Mấy ông
văn nghệ sĩ lưu vong tỵ nạn chắc vì nhớ cái cũi sắt của “nền văn chương cũi
sắt” ở trong nước mà họ đã liều sống, liều chết để thoát ra, nên bèn ra báo Hợp
Lưu và xuất bản sách “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” (THVNTQH) đem về nước để dâng Đảng, lập công.
Nhật Tiến, nhà văn đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc thời Đệ Nhị Cộng Hoà
Miền Nam
viết trong sách này những lời như sau:
“Chúng tôi vẫn thao thức với vận
mệnh đất nước. Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến
chính trị khác nhau như thế nào, qua lời các anh chị, chúng tôi vẫn thấy chúng
ta còn nhiều điểm tương đồng”.
Để đáp lại những lời tha thiết xin xỏ để “hoà giải hòa hợp, xóa bỏ hận
thù” này của nhà văn Nhật Tiến, những đảng viên cầm bút của VC đã đáp ứng như
thế nào? Xin mời độc giả đọc bài trả lời cho những người thực hiện quyển
THVNTQH của tờ Quân Đội Nhân Dân xuất bản ngày 18 tháng 5 năm1991, như sau:
“Thật là lố bịch, những kẻ đã từng
làm bồi bút phục vụ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam trước đây, khi
nhân dân phá bỏ chế độ thực dân năm 1975, thì chạy trốn ra ngoài sống lưu vong,
tiếp tục phản bội lại lợi ích dân tộc. Họ đã tự nguyện nhận tiền, nhận vàng, đô
la của thế lực quốc tế, tự nguyện làm công cụ thực hiện mọi mưu đồ chính trị
đen tối cho chúng, nay lại tự nhận mình là bạn đồng hành đi tìm tự do, dân chủ
với những người cầm bút trong nước, những người đã từng vào sinh ra tử với sự
sống còn của dân tộc trong Kháng Chiến Chống Pháp, Chống Mỹ.”
Thật là đau đớn! Thật là chua chát cho
những kẻ bạc đầu, đen óc – như nhà
văn Nhật Tiến và những kẻ cùng-đi-một-đường với ông ta! Đã bị những
người cộng
sản cầm bút chê hôi mùi thực dân đế quốc lại còn đòi đi song hành chỉ vì
muốn
cướp công lao xương máu của họ, vì họ đã “vào sinh ra tử với sự sống còn
của
dân tộc.”-
(hết
trích)
NGUYỄN
THIẾU NHẪN
Nguồn :
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
Trả
lời của Nhật Tiến :
Đây là một bằng chứng bắt quả tang sự cắt xén lươn lẹo một đoạn văn rồi
tuôn ra luận điệu chụp mũ để xuyên tạc sự thật. Nguyễn Thiếu Nhẫn tưởng người
đọc không có tài liệu hay cơ hội đối chiếu nên vẫn theo thói quen giở thói bất
lương của mình. Trong đoạn văn Nguyễn Thiếu Nhẫn trích ở trên:
“Chúng tôi vẫn thao thức với vận
mệnh đất nước. Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến
chính trị khác nhau như thế nào, qua lời các anh chị, chúng tôi vẫn thấy chúng
ta còn nhiều điểm tương đồng”,
Anh ta đã cố ý cắt xén phần sau của toàn câu, mà nguyên văn đã in ở những trang trước về “lá thư ngỏ gởi văn nghệ sĩ trong phong trào văn nghệ phản kháng tại quê
nhà ”, xin nhắc lại như sau:
“ Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến chính
trị khác biệt như thế nào, thì qua lời viết của các anh chị, chúng tôi nhận
thấy chúng ta vẫn còn nhiều điểm tương đồng. Chúng ta đã cùng mang chung những
nỗi đớn đau khi nhìn thấy quê hương điêu tàn, đồng bào lầm than khổ cực. Chúng
ta đã có chung một niềm mơ ước về một tương lai đẹp đẽ của đất nước, ở đó giặc
dốt, giặc nghèo, giặc ngu muội bị đẩy lui và mỗi người Việt Nam có được một đời
sống đáng sống. ”
(xin coi lại phần gần cuối trang 41)
Nguyễn Thiếu Nhẫn trả lời ra sao với những độc giả của anh ta về cung
cách cầm bút thiếu lương thiện này khi thò tay cắt câu sau (phần in đậm dưới
đây) rồi dùng câu trước tác giả chưa nói hết ý, để làm luận chứng cho sự chửi
bới vô tội vạ của mình :
“Chúng ta đã cùng mang chung những
nỗi đớn đau khi nhìn thấy quê hương điêu tàn, đồng bào lầm than khổ cực. Chúng
ta đã có chung một niềm mơ ước về một tương lai đẹp đẽ của đất nước, ở đó giặc
dốt, giặc nghèo, giặc ngu muội bị đẩy lui và mỗi người Việt Nam có được một đời
sống đáng sống?”
Và các độc giả của Nguyễn Thiếu Nhẫn sẽ nghĩ sao khi bây giờ thấy rõ mình
đã bị anh ta nhồi nhét vào đầu những luận-cứ lươn lẹo, cắt xén, xuyên tạc để vu
cáo và nhất là nhân danh chính nghĩa “chống Cộng” cứ to mồm hô hoán chửi bới cả
một công trình tim óc của nhiều người !
Than ôi! Thị trường chữ nghĩa ở hải ngoại
trong bao nhiêu năm nay vẫn đầy rẫy những thứ rác rưởi này, hỏi nếu ai cũng cứ
im lặng mãi mãi thì những thứ lộn sòng
chữ nghĩa này còn quấy hôi bôi nhọ, làm nhục bộ mặt của những người Việt Quốc
Gia chân chính cho tới bao giờ ?
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét